25/10/13

Alan Phan - ĐI TÌM NGUỒN CỘI




Alan Phan

22/10/2013

Đêm qua, tôi vẫn còn mơ màng giữa tỉnh và thức vì chưa quen với múi giờ mới của xứ Mỹ vừa quay lại. Bỗng giật mình vì comment của một bạn đọc,” Người mà không biết nguồn cội của mình thì không phải là con người.” Tôi khá quen với những tuyên bố quá khích của đủ loại nhân vật, đen đỏ tím vàng; nhưng vẫn sốc với những suy nghĩ…ngoài hành tinh của “một bộ phận không nhỏ”. Trước đó, anh bạn doanh nhân Nguyễn Văn Đực còn cả quyết là ngay cả ông già Alan vẫn muốn “rụng về cội” huống gì các bạn khác.


Tôi không biết sự nhắc nhở liên tục các khúc ruột ngàn dặm về “nguồn cội” này có liên quan gì đến số lượng kiều hối gần 12 tỷ USD năm nay? Nhưng nếu có một cụm từ bị lợi dụng thường xuyên trong lịch sử, đó là “tổ quốc, đất nước, dân tộc, quê hương…và nhẹ nhàng hơn, “nguồn cội”.

Tôi còn nhớ những ngày đầu tị nạn của 1975, nghèo khổ chạy khắp nơi tìm một chiếc xe cũ cho gia đình. Qua lời giới thiệu của TV, rồi bạn bè, chúng tôi chạy lên tận Rose Bowl ở Pasadena, dự buổi đấu giá xe dành cho dân nghèo. Tay chủ xị áo quần hình Cờ Hoa bảnh bao, văn chương hoa mỹ, bắt mọi người phải làm lễ chào cờ, rồi ca bài America the Beautiful, do cô con gái xinh đẹp dẫn dạo (không biết có là con gái thực không?).  Sau đó là những màn thủ thuật bịp bợm với giá cả còn cao hơn cả giá các xe ở Beverly Hills. Ngay cả dân nghèo tứ xứ cũng bị vài anh chị Mỹ trắng giàu có tìm cách móc túi. Từ đó, hễ làm ăn buôn bán mà dính vào …”tổ quốc” thì tôi chỉ ôm quần mà chạy.
Ngay cả triết thuyết “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản cũng không ngăn Mao Trạch Đông mô tả cuộc cách mạng của mình là mang bản chất cốt lõi của dân tộc Trung Quốc. Vào thời Trung Cổ, dân du mục của Âu Châu (gypsies) bị các giáo sĩ Thiên Chúa thiêu sống vì họ không có “nguồn cội” (thuộc dòng giõi của quỷ). Gần đây hơn, cả triệu dân Do Thái cũng bị Đức Quốc Xã cho vào lò nướng vì nguồn cội …hơi khác người.

Khi dính đến quyền lợi hay quyền lực, cách dễ nhất để tranh đoạt chiến thắng là chụp một chiếc mũ to tướng lên đầu đối thủ, danh từ sử dụng càng to càng khó hiểu, càng hiệu lực. Dân thì chỉ khôn hơn lợn có vài bậc, nên rất nhất trí với các quan. Điều quan trọng là phải luôn coi phe nhóm mình là biểu tượng duy nhất của “tổ quốc, đất nước, dân tộc…gì đó, không ai có quyền bàn ra tán vào, ngay cả khi vài thủ hạ cao cấp có…hộ chiếu và tổ tiên …người Hán.

Nhưng khi ngồi chém gió với một số các “bộ phận không nhỏ” này, chính tôi cũng không yên ổn lắm với câu chuyện về nguồn cội của mình hay mọi người.

Nếu suy nguồn cội của tất cả loài người từ nguyên thuỷ, chúng ta đều bắt đầu bằng vài nguyên tử atom lạc lõng đâu ngoài vũ trụ. Cách đây trăm ngàn năm, thì nhân loại chỉ là một nhúm nhỏ cư dân tụ tập ngoài thềm lục địa Phi Châu, có chung tù trưởng, thầy pháp, công an và dân đen. Cách đây 10 ngàn năm, khi các bộ lạc đông đúc hơn và phải rời Phi Châu đi về Âu Á kiếm ăn, thì phần lớn gia đình di cư bên nhau để sống còn. Một giả thuyết là có khi ông tổ nội của Tưởng Giới Thạch có thể là tình nhân của ông tổ nội Đặng Tiểu Bình? (một học giả vừa xác định là hôn nhân đồng tính phát sinh từ 12 ngàn năm trước).

Cách đây 5 ngàn năm thì nguồn cội của dân tộc Việt là các khu dân cư dọc theo bờ sông Dương Tử; rồi trôi dạt về châu thổ sông Hồng. Dĩ nhiên, tôi không là một sử gia, nên rất mù mờ về lai lịch, nguồn cội của mọi người; nhưng tôi tin là nếu nhìn tất cả dưới lăng kính lâu dài của lịch sử; thì tất cả dân Việt, dân Tàu, dân Hàn, dân Ấn, dân Pháp…đều đã từng ăn mằm với nhau rất thắm thiết.

Rồi bây giờ, vì những biến động của lịch sử hình thành từ các xung đột quyền lợi, chúng ta phải phân loại nguồn cội và đối nhau như kẻ thù? Ngay cả khi ta cùng một tổ tiên, nhưng nếu có vài lãnh tụ nhanh tay cướp “bằng khoán” của đất nước, dân tộc…thì phần dân số còn lại phải nghe theo lệnh ban phát từ…nghị quyết của một thiểu số???

Chúng ta được “lệnh” là phải yêu tổ quốc qua bệ thờ của các lãnh tụ đã “hy sinh” cho hạnh phúc người dân. Cũng OK đi, dù cái chữ hạnh phúc này rất khó nuốt. Tuy nhiên, theo nhà thơ tư tưởng đỉnh cao Tố Hữu thì “thương cha thương một, thương ông (Stalin) thương mười”. Do đó, mỗi năm, cu Tèo nhà tôi có phải lên Google tìm bản đồ mộ của ngài Stalin để qua Nga khóc cho cái nguồn cội “vịt què” của mình? Hay là vì bác Chế Lan Viên có dặn là “bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì thị Hĩm nên xin visa chạy lên Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh để khóc thương cho một người cha chung của dân tộc?

Suy ngẫm thêm về các dân tộc khác, tôi thấy cũng có nhiều quan điểm và hành xử tương phản nhau. Dân Do Thái lang thang khắp thế giới cả ngàn năm, chịu nhiều bạc đãi, mà không quan tâm lắm về nguồn cội của mình. Cho đến Thế Chiến 2 khi bị Đức Quốc Xã giết hại trong sự kiện gọi là Holocaust. Sau chiến tranh, họ về Palestine dựng nên quốc gia Israel và dân Do Thái khắp thế giới dồn tiền bạc và sức mạnh chính trị với lời thề là “never again” (không bao giờ sẽ có một holocaust thứ hai).

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những người Mỹ gốc Do Thái, chúng ta có thể thấy rõ là họ không ưa dân Israeli lắm. Sau bức màn PR, họ nghĩ cư dân của Israel là những anh chị không có văn hóa, ngạo mạn, tham lam và ích kỷ. Nhưng họ vẫn lobby mạnh cho mọi viện trợ quân sự, kinh tế cho Israel vì đây là “nguồn cội” (vả lại tiền của Âu Mỹ là tiền thuế chung của dân, một nguồn OPM lý tưởng).

Trong khi đó, nếu hỏi một gười gốc Ireland hay Poland ở Mỹ, tôi chắc chắn là họ sẽ hãnh diện tuyên bố họ là dân Mỹ, dù không dấu giếm gì gốc Irish hay Polish của họ. Nguồn cội không bao giờ là một đề tài.

Còn nếu “nguồn cội” là giải giang sơn gấm vóc, tiền rừng bạc biển mà tiền nhân đã dầy công vun đắp thì không gì quý hơn là dựng tượng các công thần đã hết sức phá rừng mấy chục năm nay, trồng cao su, xây thủy điện, bán gỗ nguyên sinh…đem cho con cháu chúng ta vài trận lụt kinh hoàng mỗi năm…để học kinh nghiệm. Còn các em trẻ đang vui đùa dưới dòng sông Thị Vải, thân thể đã được công ty bột ngọt Vedan tiêm không biết bao nhiêu là liều vắc xin ung thư miễn phí? Yêu nguồn cội đến thế thì thôi.

Trên hết, trí tuệ của vài ba thế hệ Việt đã được khai phá tận tình với nền giáo dục ưu việt mà chỉ Cu Ba hay Triều Tiên mới bắt kịp. Đây là điểm sáng ngàn đời của chúng ta, xây dựng vững bền một bức tường dân trí kiên định không đời nào địch có thể xuyên thấu.

Còn nếu theo suy ngẫm của tôi, quê hương nguồn cội…là những ký ức tuyệt vời của những ngày mới lớn, khi tâm hồn còn tinh khôi áo mới, thì cái đẹp chân thiện trong tâm linh đó làm sao mà mất được để cần ai phải bảo vệ hay tôi phải đóng thuế? Cái trí tuệ mà tôi đã tự do vun đắp qua đủ mọi sách vở và trải nghiệm có cần ai phải làm “giáo trình” theo lề trái, lề phải? Những món ăn nuôi lớn khôn tôi là những món nợ chịu ơn từ chục ngàn người khắp thế giới, đâu phải chỉ vài lon bo bo viện trợ từ mẫu quốc?

Nói thế, nhưng tại sao trong những đêm chờ sáng cho quê hương, lòng ông già xa xứ vẫn bùi ngùi khi nhìn thấy bức hình bà mẹ Việt còng lưng quảy gánh dưới mưa? Vẫn đau buốt khi nghĩ về những đạo quân bán vé số khắp nước sau vài thế kỷ của “hạnh phúc”? Vẫn thuơng xót cho những đám trẻ không thể có tương lai trong một nền giáo dục què quặt? Nguồn cội còn đồng nghĩa với một tiếng thở dài?

Alan Phan

Source  :GOC NHIN ALAN

 ( http://www.gocnhinalan.com )

24/10/13

TẢN MẠN VỀ KHỔNG TỬ VÀ VIỆN KHỔNG TỬ SẮP MỞ Ở VIỆT NAM

 Phùng Hoài Ngọc
 Suốt gần ngàn năm qua trong nhiều hoàn cảnh bị cai trị trực tiếp mà người Việt học Khổng tử vẫn không bị Hán hoá, bây giờ có cần phải lo lắng một cái Viện Khổng tử chăng?
 Ngày xưa người Việt học Hán ngữ và Khổng tử vì không thể không học. Tuy nhiên thời ấy các cụ nhất định phiên âm Hán ngữ ra âm Hán-Việt để xài, quyết không học nguyên vẹn tiếng Hoa, nhằm giữ vững tự chủ tự lập, tránh khỏi bị đồng hoá. Khi thấy chữ Hán không đủ phục vụ nhu cầu cần thiết, các cụ soạn ra chữ Nôm để ghi âm nốt một phần tiếng Việt cho đủ dùng.
 Tìm hiểu vai trò của Khổng tử ở Trung Quốc và Việt Nam, tưởng chúng ta cũng nên điểm qua vài nét về Khổng học.
 Khổng tử  sống vào cuối thời Xuân thu (sinh 551 trước CN, mất 479 tr CN) .
Thời Xuân thu (770 – 455 tr.CN) xã hội Trung Hoa đang bước vào giai đoạn sơ kỳ phong kiến. Thể chế xã hội chia hai bậc cai trị chính thức: hoàng đế và chư hầu . Hoàng đế nhà Chu ngày càng tỏ ra không đủ sức cai quản lãnh thổ ngày càng rộng lớn với cả trăm nước chư hầu (chư 诸: các, số nhiều). Đã vậy còn nảy sinh một bậc chen giữa không chính danh là “vương”, có lúc lên tới 14 vị (nguyên là , nhưng còn dùng chữ bá 伯 không chính thức kèm với vương, bá tức là “bác”, anh của cha, nhưng giữ quyền cao hơn cha, tức là lạm quyền.  Vậy người dân mới bực mình dùng chữ “bá/bác” với ý mỉa mai, bực bội trong các từ bá đạo, bá quyền, bá chiếm…Bá vương lấn lướt tung hoành bất chấp hoàng đế. Dân chúng chịu một cổ ba tròng. Đây là giai đoạn loạn lạc, đời sống bất an do các chư hầu đua nhau “tranh bá đồ vương”, họ vơ vét của cải thuế khoá, tuyển lính để chứng tỏ lực lượng mình hùng hậu, nhằm tham dự các đại hội chư hầu bầu chọn “bá vương”. Nếu đạt được tước “vương” thì sẽ tiếp tục lôi kéo chư hầu và bá vương khác, nhắm cái đích cuối cùng là tranh “đế”. Trong hoàn cảnh như vậy, kẻ sĩ hay võ sĩ thấy cần phải chọn đúng minh chúa mà theo (làm chính trị thời ấy như đánh bạc). Đất nước bất an thì lòng người cũng ly tán, lối sống bừa bãi, tệ nạn xã hội phát triển, chả biết đâu là chuẩn mực văn minh…
 Trong bối cảnh ấy, nhiều trí thức học giả thấy cần phát huy vai trò của mình để vãn hồi trật tự, sao cho giữ được cuộc sống thanh bình an lạc ngày xưa. Lão Tử đưa ra học thuyết “Đạo đức kinh” (kinh: đường dọc vạch ra làm chuẩn) không ngoài mục đích trên… Kế đến nhà giáo Khổng tử xuất hiện. Tuy làm quan cho vua Lỗ, tham mưu cho một ông vua, Khổng tử lại không được nhà vua tin cậy nên ông thấy cần phải biên soạn bài giảng mở lớp dạy học, phổ biến tư tưởng cho mọi người. Ông lại chọn một số môn đệ cùng đi qua nhiều nước chư hầu khác thuyết giảng. Nói chung tư tưởng của ông chỉ được các vua hầu khen chứ không sử dụng…Khổng tử nêu gương các minh chúa tiền nhân từ giai đoạn đầu nhà Chu trở về trước (đến các vua truyền thuyết Nghiêu -Thuấn- Vũ) làm điểm xuất phát cho học thuyết. Hạt nhân của Khổng học là chữ “Lễ”, từ đó học thuyết được phát triển khá phong phú, toàn diện.
 Trước khi soạn bài giảng, ông sưu tầm tài liệu và biên soạn thành sách. Do khiêm tốn ông đều nói rằng “cổ nhân dạy”, thực ra đó là tư duy của chính ông, chiêm nghiệm của chính mình về thời cuộc. Điều đặc biệt là cách hành xử của ông trong cuộc sống thường nhật, ông giảng bài làm sao thì thực hành đúng như vậy.
 Bộ sách Khổng tử gồm: Ngũ kinh có 5 sách: Kinh Lễ, Kinh Thượng thư, Kinh Xuân thu, Kinh thi và Kinh Dịch. Tứ thư có 4 sách: Đại học, Trung dung, Luận ngữ (bài giảng của ông và có phần học trò phát triển) và Mạnh tử thư là trước tác của Mạnh tử (385–303 tr.CN, Mạnh tử ra đời sau Khổng tử gần một trăm năm) tập trung vào đối tượng vua chúa để khuyên răn, được coi là phát triển sâu sắc tư tưởng của Khổng tử. Do đó đời sau gọi đầy đủ là học thuyết Khổng-Mạnh, nhưng nếu gọi vắn tắt là “Khổng học” cũng không sai mấy và được chấp nhận. .. Đến thời nhà Hán (203 tr.CN– 220)  sau khi thống nhất giang sơn, họ Lưu chủ yếu đã xoá bỏ hai cấp “bá vương” và “chư hầu” để xây dựng chế độ phong kiến quân chủ tập trung (quy trọn vào chữ “đế”), họ bắt đầu vận dụng học thuyết Khổng tử làm nền tảng giáo dục, từ đó kéo dài suốt gần hai ngàn năm, tạm tính đến 1911.
 Sách Khổng tử ngày nay chỉ thấy có ba cuốn còn ít nhiều giá trị là Luận ngữ,  Kinh thi và Kinh Dịch. Người Việt đã từng biên dịch phát hành nhiều lần, nhà nho hiện đại Viêt Nam có đủ khả năng truyền bá những gì cần thiết về Khổng học cho các lớp hậu sinh.
 Ngày nay, các nước mở tung cửa tri thức cho con người lựa chọn. Chúng ta có cần phải lo lắng một cái Viện nhỏ đặt trong một cái trường đại học không thuộc hàng đầu ở Hà Nội không ? Người ta chỉ ngạc nhiên vì sao phải cần hai Thủ tướng mới ký kết được một cái văn bản nho nhỏ ấy đặt trong “Tuyên bố chung” ? Thay vì chỉ cần hai Bộ giáo dục hay Bộ văn hoá, thậm chỉ hai trường đại học ký kết với nhau cũng được. Còn một điều lạ nữa: viện Khổng tử không dám tự nhiên tồn tại độc lập ngoài mặt tiền, mà chịu nép mình vào trong khuôn viên một trường đại học cỡ trung bình ở Hà Nội (Đại học Hà Nội nguyên là trường Cao đẳng SP Hà Nội mới nâng cấp). Có lẽ họ còn e dè, nghe ngóng tình hình và thái độ  phản ứng mặn hay nhạt của dân Hà Nội, dân Việt Nam chăng ?
 Khổng học đã lặn sâu vào nền văn hoá Việt với nhiều mức độ, trên nhiều lớp người khác nhau. Nhiều lần tôi ngẫu nhiên tiếp xúc mấy cụ già không biết chữ, nói chuyện đời, các cụ bật ra những câu văn Khổng tử khiến tôi giật mình. Sau đoán rằng các cụ “học Luận ngữ” qua một số tích chèo, tuồng đồ và cải lương hay qua chuyện trò khi nhâm nhi rượu trà với các cụ đồ nho làng…
 Bàn về vai trò của một học thuyết trong lịch sử.
 Sáng lập và chủ trương một học thuyết là nhu cầu khát vọng của nhà trí thức. Khi họ viết ra, hầu như chỉ muốn giãi bày với thiên hạ, họ không hình dung được về sau thiên hạ sẽ sử dụng ra sao. Việc sử dụng học thuyết trong một chế độ cai trị bạo ngược vô pháp vô thiên lại là việc khác. Một chế độ độc tài toàn trị  trong lịch sử loài người từ thời xưa đến nay vẫn ưa dùng một học thuyết (nào đó) để làm bình phong, làm ngọn cờ.. Thành ngữ thời phong kiến nói “Ngoại nho nội pháp” (ngoài miệng nói nho giáo trọng chữ Nhân, thực tế coi trọng dùng Pháp gia tức hình phạt. Bao nhiêu chế độ độc tài đều dùng hai lực lượng tay trái- tay phải này: Ban tuyên truyền mị dân rao giảng học thuyết (có biên tập, cắt xén) và “Công cụ vũ lực đàn áp khủng bố” mỗi khi mị dân bất thành (mị: làm cho si mê vì nịnh khéo, làm cho ngủ say).
 Tô đã từng đọc thấy một số bài báo của một số ít người, thậm chí của một số học giả nho học có tiếng ở Việt Nam, phê phán Nho học rất nặng nề. Rằng Nho giáo kìm hãm đất nước Trung Quốc và Việt Nam vào vòng lạc hậu lâu dài, rằng Khổng học trở thành công cụ cho giai cấp phong kiến thống trị đè nén áp bức nhân dân. v.v… Tôi nghĩ, nhà thống trị họ muốn làm gì thì làm, quen thói bá đạo bá quyền, họ chỉ cần học thuyết để mị dân thôi. Họ hiểu đúng đắn hay sai lạc học thuyết ấy cũng chẳng sao.  Họ vận dụng hay xếp xó cũng không sao. Họ cũng lập ra Viện, Khoa triết học này nọ nghiên cứu học thuyết ông A, ông B hoặc  ghép bừa bãi hai ông thành học thuyết A-B nhưng chẳng thực hành được gì đáng kể nếu chưa nói là đã thực hành sai be bét. Khi thấy học thuyết A-B mất giá thì họ đẻ ra Tư tưởng C, họ ghép lung tung cho có như một bức bình phong nham nhở, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng bi quan than thở rằng “chính trị”ở xứ ta là một “món lẩu thập cẩm” quả không sai.
 Chúng ta biết rằng đến thế kỷ 18, phương Tây mới trỗi dậy, vượt qua mặt phương Đông nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật và tư tưởng cộng hoà, và tất nhiên không thể thiếu vai trò các nhà lập thuyết. Như vậy, trước đó phương Đông chúng ta có cái khoa học xã hội – nhân văn nào hay hơn Khổng học đâu? Lỗi là ở các giai cấp thống trị phương Đông không mở mang giao thương với phương Tây sớm hơn, chứ đâu phải lỗi tại Khổng tử khiến cho chế độ phong kiến TQ trì kéo 2000 năm, Việt Nam non 1000 năm !
 Văn Miếu- Quốc tử giám nghìn năm trầm mặc ở giữa thủ đô Thăng Long- Hà Nội, dân chúng và trí thức chẳng hề phàn nàn (họ chỉ phàn nàn cái bức tượng một ông Tây đứng giơ tay chỉ trỏ ở một vườn hoa gần bờ Hồ Hoàn Kiếm vài chục năm qua mà đặt thơ lục bát giễu nhại chơi). Người Việt Nam, kể cả nhà nước ngày nay vẫn tự hào về Văn Miếu- Quốc tử giám, coi đó như biểu tượng văn hoá nghìn năm của mình, cái cổng vào là Khuê văn các (bên trong cổng chính) được chọn là biểu tượng logo Hà Nội, hễ có khách quốc tế thì thế nào cũng dẫn họ đến đó chiêm ngưỡng. Tôi chưa biết một quan điểm nào phê phán quần thể kiến trúc đó.
 Liên hệ đến Karl Marx, dù ông là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản (theo cách nhìn của những người cộng sản), nhưng nước Anh tư bản thâm niên cổ thụ vẫn tôn trọng ông trong công viên nghĩa trang Highgate với mộ phần cả gia đỉnh và tượng đài Marx trang nghiêm ở đó. Có thể, người ta coi ông là nhà phản biện vĩ đại không tự nguyện, vô hình trung giúp chủ nghiã tư bản tự cải thiện mình. Có thể, người ta gạn đục khơi trong, chọn ra được những trước tác triết học của Marx có ích cho tư duy nhân loại. Họ chỉ không cần kỷ niệm cái giải pháp thất bại thảm hại đầy hệ luỵ của ông là “dùng bạo lực chuyên chính vô sản lật đổ chủ nghĩa tư bản” mà thôi.
 Viện Khổng tử, vì thế chỉ là cây cầu truyền bá ngôn ngữ, văn hoá nói chung, đại thể như một “Trung tâm văn hoá Trung Hoa”. Giả sử không có Viện đó thì hiện nay ở nước ta vẫn lai rai nghiên cứu học tập ngôn ngữ và văn hoá TQ (trong đó có Khổng học), tuỳ theo đa dạng nhu cầu của nhân dân và nhà nước…
 Một người bạn đồng nghiệp góp bàn chí lý rằng: Người ta không sợ ông Khổng, hay cái Viện Khổng tử, mà người ta sợ cái kẻ (cả phía TQ lẫn phía VN) đang muốn lợi dụng Khổng giáo cho mục đích riêng họ. Và Khổng giáo cùng Viện Khổng tử bị lên án là vì (vô tình)  trở thành công cụ cho những kẻ này. Đạo Khổng có những nội dung bất cập, đồng thời có nhiều điểm hay, nhưng chắc chắn nó chưa đầy đủ. Trong khi người dân VN còn đang rất thiếu hiểu biết về tự do, dân chủ, pháp quyền (những khái niệm xa lạ với Khổng giáo) mà nhà nước không những đã không tạo điều kiện để làm tăng sự hiểu biết của người dân về những vấn đề trên, lại đi lo vun đắp cái tinh thần Khổng giáo, là điều mà truyền thống VN cũng đã thấm nhuần lắm rồi, lại xuất phát từ chủ trương của một anh thực dân (mới nổi lên) là TQ, thì việc ấy chẳng phải cũng đáng lo lắm sao ?
Do đó tôi nghĩ rằng chẳng cần phải lo ngại Viện Khổng tử sắp mở ở Việt Nam nhưng chúng ta vẫn thường xuyên nâng cao cảnh giác.
 Mời đọc tham khảo (trích bài viết của tác giả Huỳnh Văn Út trên Trần Nhương blog):
 “Viện Khổng Tử thuộc Trường Đại học McMaster University Canada bị đóng cửa từ tháng 7/2013 sau năm năm hoạt động. Học viện này bị chỉ trích là được chỉ đạo bởi Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Canada để làm công tác tình báo nhằm chi phối và gây ảnh hưởng tới các quan chức bản xứ. Người Anh cho rằng sự tồn tại của Viện Khổng Tử ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE- London School of  Economics and Political Science) là một điều kỳ quặc vì Khổng Tử vốn trọng Nho học và xem khinh buôn bán. Tờ China Daily đưa ra một thống kê cho rằng có 64 Viện Khổng Tử đang hoạt động trong các trường đại học ở Mỹ (Cũng tờ báo này lại mâu thuẩn khi đưa ra một thống kê rằng có 81 Viện Khổng Tử ở Mỹ). Năm 2012 có 51 trong số 600 giảng viên người Trung Quốc làm việc trong các Viện này buộc phải về nước vì vi phạm luật di trú của Mỹ”.
 Thế đấy, Viện Khổng tử sắp mở, hàng ngàn lao động TQ bất hợp pháp đang tồn tại trên đất VN, phim Tàu bá chiếm hầu hết đài truyền hình trung ương và địa phương suốt ngày đêm, cái nào cũng đáng ngại và cảnh giác.
 GNLT.PHN
Source  : Blog GNLT

The White House - Remarks by the President on Immigration Reform

 
  1. The White House
Office of the Press Secretary
East Room 10:47 A.M. EDT


THE PRESIDENT:  Thank you very much.  Please have a seat, everybody.  Good morning, and welcome to the White House.  Today I’m here with leaders from business, from labor, from faith communities who are united around one goal -- finishing the job of fixing a broken immigration system.
This is not just an idea whose time has come; this is an idea whose time has been around for years now.  Leaders like all of you have worked together with Republicans and Democrats in this town in good faith for years to try to get this done.  And this is the moment when we should be able to finally get the job done.
Now, it’s no secret that the American people haven’t seen much out of Washington that they like these days.  The shutdown and the threat of the first default in more than 200 years inflicted real pain on our businesses and on families across the country.  And it was a completely unnecessary, self-inflicted wound with real costs to real people, and it can never happen again.
Even with the shutdown over, and the threat of default eliminated, Democrats and Republicans still have some really big disagreements -- there are some just fundamentally different views about how we should move forward on certain issues.  On the other hand, as I said the day after the shutdown ended, that's no reason that we shouldn’t be able to work together on the things that we do agree on.
We should be able to work together on a responsible budget that invests in the things that we need to grow our economy and create jobs even while we maintain fiscal discipline.  We should be able to pass a farm bill that helps rural communities grow and protects vulnerable Americans in hard times.

And we should pass immigration reform.  (Applause.)  We should pass immigration reform.  It’s good for our economy.  It’s good for our national security.  It’s good for our people.  And we should do it this year.
Everybody knows that our current immigration system is broken.  Across the political spectrum, people understand that.  We’ve known it for years.  It’s not smart to invite some of the brightest minds from around the world to study here and then not let them start businesses here -- we send them back to their home countries to start businesses and create jobs and invent new products someplace else.
It’s not fair to businesses and middle-class families who play by the rules when we allow companies that are trying to undercut the rules work in the shadow economy, to hire folks at lower wages or no benefits, no overtime, so that somehow they get a competitive edge from breaking the rules.  That doesn’t make sense.
It doesn’t make sense to have 11 million people who are in this country illegally without any incentive or any way for them to come out of the shadows, get right with the law, meet their responsibilities and permit their families then to move ahead.  It’s not smart.  It’s not fair.  It doesn’t make sense.  We have kicked this particular can down the road for too long.
Now, the good news is, this year the Senate has already passed an immigration reform bill by a wide, bipartisan majority that addressed all of these issues.  It’s a bill that would continue to strengthen our borders.  It would level the playing field by holding unscrupulous employers accountable if they knowingly hire undocumented workers.
It would modernize our legal immigration system, so that even as we train American workers for the jobs of the future, we’re also attracting highly-skilled entrepreneurs from beyond our borders to join with us to create jobs here in the United States.
It would make sure that everybody plays by the same rules by providing a pathway to earned citizenship for those who are here illegally -- one that includes passing a background check, learning English, paying taxes, paying a penalty, getting in line behind everyone who is trying to come here the right way.
So it had all the component parts.  It didn't have everything that I wanted; it didn't have everything that anybody wanted; but it addressed the core challenges of how we create a immigration system that is fair, that’s just, that is true to our traditions as a nation of laws and a nation of immigrants.  And that's passed the Senate by a bipartisan majority.  (Applause.)
So here's what we also know -- that the bill would grow the economy and shrink our deficits.  Independent economists have shown that if the Senate bill became law, over the next two decades our economy would grow by $1.4 trillion more than it would if we don't pass the law.  It would reduce our deficits by nearly a trillion dollars.
So this isn’t just the right thing to do; it’s the smart thing to do.  Securing our borders; modernizing our legal immigration system; providing a pathway to earned, legalized citizenship; growing our economy; strengthening our middle class; reducing our deficits -- that’s what common-sense immigration reform will do.
Now, obviously, just because something is smart and fair, and good for the economy and fiscally responsible and supported by business and labor -- (laughter) -- and the evangelical community and many Democrats and many Republicans, that does not mean that it will actually get done.  (Laughter.)  This is Washington, after all.
So everything tends to be viewed through a political prism and everybody has been looking at the politics of this.  And I know that there are some folks in this town who are primed to think, “Well, if Obama is for it, then I’m against it.”  But I’d remind everybody that my Republican predecessor was also for it when he proposed reforms like this almost a decade ago, and I joined with 23 Senate Republicans back then to support that reform.  I’d remind you that this reform won more than a dozen Republican votes in the Senate in June.
I’m not running for office again.  I just believe this is the right thing to do.  (Applause.)  I just believe this is the right thing to do.  And I also believe that good policy is good politics in this instance.  And if folks are really that consumed with the politics of fixing our broken immigration system, they should take a closer look at the polls because the American people support this.  It’s not something they reject -- they support it.  Everybody wins here if we work together to get this done.  In fact, if there’s a good reason not to pass this common-sense reform, I haven’t heard it.
So anyone still standing in the way of this bipartisan reform should at least have to explain why.  A clear majority of the American people think it’s the right thing to do.
Now, how do we move forward?  Democratic leaders have introduced a bill in the House that is similar to the bipartisan Senate bill.  So now it’s up to Republicans in the House to decide whether reform becomes a reality or not.
I do know -- and this is good news -- that many of them agree that we need to fix our broken immigration system across these areas that we’ve just discussed.  And what I’ve said to them, and I’ll repeat today, is if House Republicans have new and different, additional ideas for how we should move forward, then we want to hear them.  I’ll be listening.  I know that Democrats and Republicans in the Senate, those who voted for immigration reform already, are eager to hear those additional ideas.  But what we can’t do is just sweep the problem under the rug one more time, leave it for somebody else to solve sometime in the future.
Rather than create problems, let’s prove to the American people that Washington can actually solve some problems.  This reform comes as close to anything we’ve got to a law that will benefit everybody now and far into the future.  So let’s see if we can get this done.  And let’s see if we can get it done this year.  (Applause.)
We’ve got the time to do it.  Republicans in the House, including the Speaker, have said we should act.  So let’s not wait.  It doesn’t get easier to just put it off.  Let’s do it now.  Let’s not delay.  Let’s get this done, and let’s do it in a bipartisan fashion.
To those of you who are here today, I want to just say one last thing and that is -- thank you.  I want to thank you for your persistence.  I want to thank you for your activism.  I want to thank you for your passion and your heart when it comes to this issue.  And I want to tell you, you’ve got to keep it up.  Keep putting the pressure on all of us to get this done.  There are going to be moments -- and there are always moments like this in big efforts at reform -- where you meet resistance, and the press will declare something dead, it’s not going to happen, but that can be overcome.
And I have to say, Joe, as I look out at this room, these don’t look like people who are easily deterred.  (Laughter.)
THE VICE PRESIDENT:  I don’t think so.
THE PRESIDENT:  They don’t look like folks who are going to give up.  (Applause.)  You look fired up to make the next push.  And whether you’re a Republican or a Democrat or an independent, I want you to keep working, and I’m going to be right next to you, to make sure we get immigration reform done.  It is time.  Let’s go get it done.
Thank you very much, everybody.  (Applause.)

END

10:59 A.M. EDT

WWW.WHITEHOUSE.ORG

Quy Luật của Thịnh Vượng và Khủng Hoảng

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, Ngày 131023
Diễn Đàn Kinh Tế RFA 
Đồng tiến là thịnh vượng, trưng thu là khủng hoảng
000_Hkg8602379-305.jpg
* Kỳ họp Quốc hội hôm 20/05/2013 tại Hà Nội. AFP* 
 
Khi Quốc hội Việt Nam bắt đầu một kỳ họp được coi là quan trọng về cải tổ chính sách thì đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị một kỳ họp còn chiến lược hơn về cải cách. Đặt trong bối cảnh chung của những nan đề khó giải, đâu là cái hướng cải cách của hai nền kinh tế này? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thẩm quyền vẫn thuộc về đảng

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông trong cả một tháng sắp tới kể từ Thứ Hai, Quốc hội khóa 13 của Việt Nam có kỳ họp thứ sáu để thảo luận và quyết định về nhiều bước cải tổ chính sách trong bối cảnh kinh tế gặp tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ 13 năm nay. Cùng lúc đó, theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông cũng biết lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa đang chuẩn bị một kỳ họp chiến lược của Ban chấp hành Trung ương vào tháng tới. Vì vậy, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về việc họp hành và cải cách của hai nền kinh tế này. Xin ông trình bày cho thính giả của chúng ta nắm rõ bối cảnh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Về nghị trình thì quả là lần này Quốc hội Việt Nam có một kỳ họp đầy trọng lượng so với những kỳ trước vì phải thông qua việc cải tổ bản Hiến pháp hay Luật Đất đai, thảo luận về tái cơ cấu kinh tế, hay về những chỉ tiêu trong năm, v.v... Tuy nhiên, dù không nói về khả năng tổ chức để các đại biểu có thể nắm vững hồ sơ và nêu ra những vấn đề thật và đáng quan ngại, thì cơ chế Quốc hội này vẫn không có thẩm quyền đưa ra những thay đổi cần thiết cho nền kinh tế và cả tương lai đất nước. Thẩm quyền ấy vẫn thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam.
Cơ chế Quốc hội này vẫn không có thẩm quyền đưa ra những thay đổi cần thiết cho nền kinh tế và cả tương lai đất nước. Thẩm quyền ấy vẫn thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam. Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Trong ý đó thì lãnh đạo đảng nên chú ý đến kỳ họp Tháng 11 của đảng Cộng sản Trung Hoa. Lý do là Ban chấp hành Trung ương khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có Hội nghị kỳ ba để đưa ra những thay đổi cũng quan trọng như Hội nghị kỳ ba khóa 13 vào cuối năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình quyết định chuyển hướng qua khẩu hiệu "cải cách và khai phóng". Việc cải cách đó mở ra 30 năm tăng trưởng kể từ 1979 và cũng phần nào là mẫu mực mà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp thu sau khi đổi mới thật từ năm 1991. Bây giờ, mẫu mực Trung Quốc đã thành lỗi thời khiến lãnh đạo tại Bắc Kinh muốn đổi thì Hà Nội cần tìm hiểu để kịp thời cải sửa ngay từ căn bản.
Vũ Hoàng: Có phải ông đánh giá Hội nghị kỳ ba tới đây của đảng Cộng sản Trung Quốc là một bước ngoặt mà đảng Cộng sản Việt Nam nên chú ý?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là Hà Nội nên chú ý và sớm chuyển hướng, vì việc ấy tương đối còn dễ hơn những gì mà lãnh đạo Bắc Kinh phải giải quyết. Muốn như vậy, mình ta nên mở rộng tầm nhìn về những quy luật có thể đem lại thịnh vượng thì sẽ hiểu ra vì sao mà Trung Quốc phải đổi để thoát cơn khủng hoảng. Nói cách khác, nếu nhìn thấy vết xe đổ của xứ láng giềng này thì ta có thể tránh được tai họa cho quốc gia và dân tộc.
Vũ Hoàng: Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu về yêu cầu chuyển hướng của Trung Quốc trong khuôn khổ của những quy luật có thể đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia. Xin ông bắt đầu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được tóm lược như thế này.
- Sau 30 năm áp dụng chiến lược ráo riết đầu tư để đạt mức tăng trưởng cao bằng mọi giá, lãnh đạo Trung Quốc đã thấy cái giá phải trả là quá nặng nên muốn cải cách. Nhưng giữa lúc đó thì vụ Tổng suy trầm toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 nên họ vẫn cứ nhấn tới theo hướng cũ và gặp nhiều khó khăn hơn. Sau Đại hội 18 vào năm ngoái, thế hệ lãnh đạo mới đã rà soát tình hình và cố chuyển hướng trong những điều kiện còn nan giải và bất ổn hơn. Hội nghị kỳ ba vào tháng tới sẽ cân nhắc chuyện này. Đó là về bối cảnh chính trị của họ.

- Về thực chất kinh tế, chiến lược của Trung Quốc là vắt sức dân qua chính sách đè nén, thậm chí bóc lột tài chính, để huy động tiết kiệm của dân chúng đưa vào đầu tư sản xuất. Bóc lột tài chính vì trả lãi suất và tỷ giá ngoại hối thấp, lương ít và còn hạn chế quyền sinh sống và cư trú của người dân qua chính sách hộ khẩu để thu vét phương tiện quá rẻ cho sản xuất. Vì sự lệch lạc về phí tổn, nôm na là giá cả ở đầu vào thấp, sản phẩm dư thừa ở đầu ra được ào ạt xuất khẩu với giá bèo làm thế giới khâm phục, nhưng lại tích lũy nhiều thất quân bình nguy hiểm. 
- Thứ nhất là phương tiện quá rẻ trưng thu của người dân đánh sụt mức tiêu thụ của thị trường nội địa. Thứ hai là chúng lại trút vào khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu năng nên chỉ làm giàu cho thiểu số có chức có quyền và gây bất công xã hội. Thứ ba là tình trạng kém hiệu năng gây lãng phí, dẫn đến nạn đi vay quá sức, sản xuất thừa và bong bóng đầu cơ. Lồng trong ngần ấy nhược điểm là các vấn đề xã hội mà trung ương không kiểm soát nổi, như nạn ô nhiễm môi sinh và tình trạng đô thị hóa và công nghiệp hóa trong hỗn loạn. Bây giờ thì đà tăng trưởng ấy đã sụt.
- Kết cuộc thì dù tự xưng là "xã hội chủ nghĩa", chiến lược của Trung Quốc vẫn tập trung tiền tài và quyền lực cho một thiểu số nên đi ngược quy luật của sự thịnh vượng.

 

Phát triển đồng tiến

 

Vũ Hoàng: Ông vừa tóm lược một số vấn đề mà chính Việt Nam cũng đang gặp và muốn cải sửa, như khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu năng, gánh nợ xấu của ngân hàng, tình trạng bất công xã hội và ô nhiễm môi trường sinh sống trong đà tăng trưởng đang giảm sút. Nhưng khi ông nói đến "quy luật của sự thịnh vượng" thì đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tất cả các nước đi sau, có nền kinh tế gọi là "đang phát triển" - như Trung Quốc, Việt Nam hay cả trăm xứ khác - đều có thể học từ các nước công nghiệp hóa những kiến năng về công nghệ hay tổ chức sản xuất để thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Trong hạ bán thế kỷ 20, các nước này đều đã trước sau nâng cao mức sống của người dân so với quá khứ phải nói là chậm tiến và nghèo khổ. Nhưng dù có lợi thế đi sau nên học được nhiều điều gần như miễn phí từ các nước đi trước, không phải xứ nào cũng trở thành quốc gia thịnh vượng, cụ thể là có lợi tức bình quân một đầu người ở khoảng ba vạn Mỹ kim một năm. Có lẽ thế giới chỉ có ba trường hợp thành công là Đài Loan, Nam Hàn và xứ Chile tại Mỹ châu La tinh.
Vũ Hoàng: Thưa ông vì sao như vậy?

Cụ thể là trong đà tăng trưởng kinh tế, mọi thành phần đều góp sức và hưởng lợi tức một cách đồng đều. Nhờ vậy mà mọi người đều gắng sức nên kinh tế và xã hội mới phát triển một cách bền vững. Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lý do không phải là địa dư hay nguồn tài nguyên dồi dào dưới lòng đất, vì thật ra ba nước kể trên đều có bất lợi và không giàu tài nguyên mà chỉ trong mấy chục năm đã lọt vào hạng giàu có. Lý do là họ biết áp dụng quy luật của thịnh vượng mà tôi xin gọi là "phát triển đồng tiến". Cụ thể là trong đà tăng trưởng kinh tế, mọi thành phần đều góp sức và hưởng lợi tức một cách đồng đều. Nhờ vậy mà mọi người đều gắng sức nên kinh tế và xã hội mới phát triển một cách bền vững.
Vũ Hoàng: Ông vừa trình bày một khái niệm hay phạm trù mà nhiều thính giả của chúng ta có thể thấy là trừu tượng vì vậy xin ông giải thích thêm cho rõ ràng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta để ý thấy là Đài Loan, Nam Hàn và Chile đã từng có chế độ độc tài của phe thủ cựu cánh hữu. Họ không nêu ra khẩu hiệu lý tưởng gọi là xã hội chủ nghĩa của cánh tả, nhưng đã tự ý cải cách về chính trị để áp dụng một chế độ dân chủ. Việc cải tổ đó khiến cho thiểu số ở trên không còn khả năng trưng thu hay đè nén hay bóc lột đa số ở dưới.
- Chẳng những vậy, chế độ chính trị của họ còn xây dựng các định chế cần thiết cho phát triển, như quyền tự do kinh tế, quyền sở hữu của tư nhân, như hệ thống luật lệ minh bạch với quyền tư pháp độc lập, hay quyền đàn hặc phê bình lãnh đạo. Nôm na là tư nhân có quyền mà nhà nước phải tôn trọng và phải bảo vệ vì tay chân nhà nước chỉ là công cụ nhất thời của người dân.
- Đa số quốc gia kia lại chẳng được như vậy vì thiểu số ở trên áp dụng chiến lược trưng thu và cưỡng bách nên sau giai đoạn cất cánh tăng trưởng có vẻ ngoạn mục là họ đụng trần và không nâng được lợi tức người dân quá mức trung bình. Họ rơi vào tình trạng gọi là "cái bẫy của lợi tức trung bình" mà không thoát ra được. Trung Quốc đang lọt vào cái bẫy đó, Việt Nam cũng vậy.
- Trong một thế giới toàn cầu hóa với thông tin mở rộng, khi lãnh đạo lại đưa người dân vào bẫy vì "chiến lược trưng thu" thay vì "chiến lược đồng tiến" thì khủng hoảng rất dễ xảy ra như chúng ta đã thấy tại nhiều quốc gia.
Vũ Hoàng: Sau khi đặt vấn đề như vậy rồi thì ông liên hệ thế nào đến những yêu cầu cải cách mà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đang muốn tiến hành?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin nêu ra những ví dụ cụ thể đang làm giới lãnh đạo hai xứ này đau đầu và muốn sửa từ lâu nhưng cứ dậm chân tại chỗ.
- Thứ nhất, vì sao khu vực kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo? Đấy là hệ quả của chiến lược trưng thu vì vơ vét tài nguyên quốc dân dồn cho tập đoàn kinh tế nhà nước, thậm chí cho các chính quyền địa phương như tại Trung Quốc. Tài nguyên đó là tiết kiệm, tín dụng và đất đai. Chiến lược ấy bất công và bất ổn vì làm giàu cho thiểu số và gây thất quân bình vĩ mô.
- Thứ hai, vì sao các dự án đầu tư và tín dụng của khu vực công lại gây bội chi ngân sách và chất lên một núi nợ xấu sẽ đổ lên đầu cả nước? Vì chiến lược trưng thu đã ép sức tiết kiệm của dân và tạo ra nguồn tiền quá rẻ cho các tập đoàn nhà nước và tay chân tự tiện sử dụng vì lợi ích riêng. Cũng do chiến lược này ta mới thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước đi vay bừa phứa mà khỏi cần nghĩ đến cách trả nợ.
- Thứ ba, vì sao một tài nguyên chung của cả nước là đất đai lại do một thiểu số quyết định đằng sau khẩu hiệu hay điều luật là "do nhà nước thống nhất quản lý"? Vì chiến lược trưng thu đã đoạt quyền tư hữu một phương tiện sản xuất quan trọng là đất đai để tay chân của đảng và nhà nước có thể lũng đoạn, hay thậm chí đánh bạc, trong các dự án kinh tế kém hiệu năng của họ. Được thì họ lấy mà thua thì dân chịu.
- Căn bản nhất vì cũng là lý do giải thích những bất công và phi lý ấy là vai trò độc quyền của đảng và công cụ của đảng là nhà nước và tay chân của đảng là các đại gia thân tộc. Họ trở thành thiểu số tư bản đỏ, nhân danh xã hội chủ nghĩa mà xây dựng chế độ tư bản nhà nước trên đầu cả nước và cản trở mọi nỗ lực cải cách. Khi kinh tế phát đạt thì họ đánh bạc làm giàu trên thị trường cổ phiếu và địa ốc, khi kinh tế suy trầm thì họ tẩu tán tài sản và tư doanh theo nhau phá sản.
Vũ Hoàng: Như vậy thì ông cho rằng Việt Nam nên cải cách từ đâu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ đến một quy luật chung là nhiều chế độ thành hình nhờ khẩu hiệu đấu tranh cho công bằng xã hội mà sau đó lại tạo ra bất công và làm kinh tế không phát triển được. Việt Nam cũng bị tệ nạn phổ biến này và còn gặp một tai họa khác là chế độ đã xưng danh là đấu tranh cho độc lập với xương máu của người dân mà đang mất độc lập với Trung Quốc.
- Về chuyện trước mắt thì việc Quốc hội họp hành là "có còn hơn không", nhưng vấn đề rốt ráo không nằm ở đó, như người ta có thể thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vấn đề là hệ thống chính trị và vai trò của đảng độc quyền.
- Thật ra, bên cạnh một Trung Quốc đang xoay trở để chuyển hướng mà vẫn cố bảo vệ chế độ toàn trị của đảng thì Việt Nam có cơ hội vượt thoát nếu dám cải cách mạnh dạn hơn và sớm sủa hơn. Cải cách từ hệ thống chính trị ở trên cho dân chủ hơn xuống chiến lược kinh tế ở dưới cho dân chúng được tự do hơn. Việc cải cách đó mới thực sự dẫn tới phát triển và đưa Việt Nam ra khỏi vòng ngoại thuộc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
 
Source  : Diễn Đàn Kinh Tế RFA   / Dainamax Tribune
_

22/10/13

VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìn


Cập nhật: 10:26 GMT - thứ ba, 22 tháng 10, 2013
Một chuyên gia người Việt trò chuyện với BBC về quá trình phát triển của Việt Nam trong ba thập niên qua.
Ông Vũ Minh Khương, tiến sỹ đại học Harvard và hiện là giảng viên Đại học Quốc gia Singapore, cũng giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đạt được những thành tựu như Trung Quốc dù hai mô hình kinh tế khá giống nhau, giải thích mối liên hệ giữa xã hội dân chủ và nền kinh tế, đồng thời chỉ ra đâu là hướng đi cho Việt Nam trong tương lai giữa bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Chậm tiến vì chiến thắng

BBC: Vài thập kỷ sau 'Khai phóng', Trung Quốc đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và đang leo lên vị trí ngày càng cao trên chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng là quốc gia đã trải qua một quá trình tương tự dưới tên gọi 'Đổi Mới'. Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của Việt Nam so với Trung Quốc trong ba thập kỷ qua?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu cuộc cải cách khi mà tình thế phát triển kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa không thành công. Cho nên tính tiếp nhận một cuộc cải cách mới là rất cao trong dân chúng.
Thế nhưng đặc điểm cải cách của hai nước có những khác biệt nhất định.
Ở Trung Quốc họ có một tầm nhìn xa, muốn có một chương trình hiện đại hóa toàn diện để Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại vào trước năm 2050.
Việt Nam thì cải cách trên tình thế bí bách, bị Liên Xô cắt viện trợ và buộc phải tìm con đường đổi mới, cho nên cải cách mang tính chất thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại.
Hơn nữa, Trung Quốc thì trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa và xây dựng xã hội chủ nghĩa trước đó thì chưa để lại một thành quả gì mang tính thuyết phục trong việc nâng cao tính chính danh của đảng mình, cho nên họ buộc phải tạo nên một thành quả kinh tế kỳ vĩ.
Việt Nam thì có những chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nên có thể ỷ lại thắng lợi của những cuộc chiến tranh này để duy trì sự chính danh của mình, cho nên nhiều khi trong cải cách không triệt để, mà chỉ cốt đủ ăn đủ sống. Điều này tạo ra những khiếm khuyết rất căn bản cho cải cách sâu rộng ở Việt Nam.
Vì các đặc điểm đó, cho nên lãnh đạo Việt Nam chưa đủ tầm để xác định một chiến lược kỳ vĩ, chẳng hạn như đưa Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của mình vào năm 2045 mà thường nặng về những xoay sở để đủ tồn tại, bởi lẽ cái chính danh của quá khứ cũng tạm đủ cho họ tồn tại trong một số thập kỷ tới.

Lợi thế của lạc hậu

BBC: Người Nhật phải mất hơn 40 năm mới có được vị trí hiện tại trên chuỗi giá trị toàn cầu. Nam Hàn mất 30 năm, trong khi Trung Quốc chỉ tốn hơn 20 năm. Theo ông yếu tố nào dẫn đến điều này, và nó có ý nghĩa thế nào với Việt Nam?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Đặc điểm của các nước đi sau đó là phát triển kinh tế rất thuận lợi. Đây gọi là lợi thế của sự lạc hậu.
Khi mình khai thác lợi thế lạc hậu này bằng cách hội nhập nhanh chóng với thế giới, tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật của thế giới để chuyển hóa vào nước mình, cộng với đầu tư nước ngoài thì có thể rút ngắn được khoảng cách phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên vẫn rất phải coi trọng tiếp nhận kỹ thuật và tri thức công nghệ, chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận vốn đầu tư.
Trung Quốc họ hơn mình ở cái đó. Họ rất chú trọng vấn đề nhập khẩu kỹ thuật .Nếu tính về tỷ lệ nhập khẩu kỹ thuật trên GDP thì Trung Quốc đã vượt Mỹ trong thập kỷ vừa rồi.
Còn Việt Nam hầu như không có số liệu, không coi trọng vấn đề này và chỉ loay hoay thu hút đầu tư nước ngoài ở bất kể dạng gì, thiếu một tầm chiến lược xa.
Cho nên ở Việt Nam, có những thành quả trong phát triển kinh tế rất đáng trân trọng, nhưng để có một tầm trỗi dậy của một dân tộc thì chưa có.

Dân chủ và kinh tế

Cùng một mô hình, nhưng sự khác nhau về tầm nhìn đã giúp Trung Quốc vượt trội so với Việt Nam?
BBC: Trở lại với câu chuyện thành công của Trung Quốc, khi Triệu Tử Dương tiến hành cải cách kinh tế, ông tin rằng cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách về chính trị. Ông có đồng tình với góc nhìn của Triệu Tử Dương hay không? Và theo ông, một nền dân chủ tác động tới nền kinh tế như thế nào?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Tôi nghĩ Triệu Tử Dương có những ý rất đúng. Nhưng tôi vẫn khâm phục Đặng Tiểu Bình bởi tầm nhìn của ông. Bởi vì ưu tiên chiến lược là phải biến Trung Quốc thành một cường quốc, các ý tưởng cụ thể thì có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên cải cách kinh tế phải luôn đi đôi với cải cách xã hội và cải cách chính trị thì mới đảm bảo cho kinh tế phát triển lâu dài, còn những bước đi cụ thể của từng nước thì cái đó là do từng nước quyết định.
Nhưng tôi nghĩ dân chủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển. Nước Nhật từ thời cải cách Minh Trị đã nhận ra vấn đề đó. Người dân phải có tiếng nói quyết định trong tất cả những vấn đề trọng đại của đất nước. Có như vậy họ mới gắn bó với công cuộc phát triển, có như vậy đất nước mới thu hút được nhân tài, có như vậy đất nước mới trỗi dậy được.
Thiếu dân chủ giống như một đền thờ thiếu ánh sáng, sẽ có nhiều chuột bọ lúc nhúc trong đó, không thể nào có một sức hút lớn cho một dân tộc, mà nhất là dân tộc có truyền thống văn hiến lâu dài như Việt Nam ta.
BBC: Nhân nói về dân chủ, ông đã sống và làm vệc ở đây nhiều năm. Singapore là một nền kinh tế thành công, quốc gia với GDP bình quân trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Nhưng mặt khác, Singapore cũng bị chỉ trích là không có tự do báo chí, không có tự do biểu tình. Một số ý kiến gọi Singapore là "nền dân chủ kiểu phương Đông". Ông có bình luận gì về khái niệm "nền dân chủ kiểu phương Đông" này, và ông có cho rằng đây là mô hình mà Việt Nam muốn áp dụng trong tương lai không?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Tôi đã sống ở Singapore hơn sáu năm. Từng ngày tôi đều cố gắng ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm và học hỏi.
Singapore không phải là hoàn hảo, nhưng có rất nhiều điều cho Việt Nam học tập.
Cái dân chủ tự do ở trong xã hội châu Á này thì phải hiểu rằng là tạo cho con người cái tự do phát huy cao nất năng lực của mình. Cái dân chủ nghĩa là nếu người ta mong muốn làm việc gì đó cho đất nước của mình thì họ hoàn toàn có quyền lập hội, lập tổ chức, thậm chí trở thành đảng đối lập hoặc tham gia vào chính đảng cầm quyền.
Cái hay trong xã hội dân chủ ở đây, là đảng cầm quyền - Đảng Hành động Nhân dân (PAP), rất lo bị mất ghế trong Quốc hội, cho nên luôn luôn tìm kiếm tài năng để thu nhập vào đảng của mình. Nếu để đảng đối lập giành được người đó thì họ phải có người giỏi hơn để có thể thắng cử được. Cho nên trọng dụng nhân tài, chiến lược phát triển và tranh thủ lòng dân là ý thức rất cao trong từng quan chức chính phủ ở Singapore, cho từng cán bộ đảng PAP ở đây.
Yếu tố dân chủ mà theo định nghĩa đó, thì tôi thấy rất mạnh mẽ ở Singapore này. Và cái đó, tôi mong từng ngày sẽ được người Việt Nam ta nghiên cứu, áp dụng. Đó sẽ là khởi đầu cho dân tộc Việt Nam trỗi dậy trong tình thế khó khăn và thách thức hiện nay.

Con đường tương lai

Tiến sỹ Vũ Minh Khương cho rằng Việt Nam vẫn còn thua Trung Quốc rất xa về tầm nhìn
BBC: Hai khó khăn chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là khu vực ngân hàng và khối doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, chính phủ đang phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa khu vực ngân hàng, thậm chí có thể phải giảm bớt sở hữu tại các ngân hàng thương mại để thu hút vốn ngoại. Đây có phải là xu hướng cho thấy trong tương lai, chính phủ sẽ phải giảm đáng kể sự kiểm soát đối với nền kinh tế? Điều này có ý nghĩa gì cho tương lai Việt Nam?
Tôi nhìn lại các điểm hạn chế trong phát triển của Việt Nam thì tôi thấy có ba điểm phải chú ý, hơn là mình nhìn vào một vài vấn đề kỹ thuật mang tính chất ngắn hạn hoặc là rất cụ thể như doanh nghiệp nhà nước hoặc là hệ thống ngân hàng.
Tôi nhìn thấy những vấn đề rất lớn, rất nổi trội mà Việt Nam thua kém rất xa so với Trung Quốc và với nhiều nước khác.
Thứ nhất là không có một chiến lược phát triển dài hạn để nhìn thấy đâu là sức mạnh của dân tộc mình, đâu là cơ hội và thách thức trên thế giới, đâu là mục tiêu mà chúng ta sẽ đi tới trong vòng vài thập kỷ nữa. Tất cả đều không rõ.
Thứ hai là năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, trong việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, trong việc liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân.
Những đặc điểm đó làm đất nước mình ngày càng tụt lùi.
Khi năng lực học hỏi được nâng lên, khi chiến lược phát triển kinh tế được hoạch định sắc bén và triệt để thì đất nước sẽ trỗi dậy. Khi đó những bài toán cụ thể như cải cách ngân hàng ra sao, cải cách doanh nghiệp nhà nước thế nào, hoặc thậm chí những vấn đề rất đơn giản như chống lại chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài, thì mình đều có những tổ công tác đánh giá trên cái nhìn toàn cầu là tại sao lại như vậy? Ta có thể biến khó khăn thành cơ hội như thế nào ở đất nước mình?
Những điều này tôi nghĩ chúng ta phải nghiên cứu thấu đáo, trên tầm nhìn chiến lược, với năng lực học hỏi rất cao, mà cái cốt lõi là phải thu hút được nhân tài ở khắp nơi.
Tôi rất cảm kích trong đợt lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy đây là một cuộc biểu dương lực lượng của vũ khí chiến lược Việt Nam, đó là tinh thần dân tộc người Việt Nam rất lớn. Đây chỉ là sự thể hiện một phần, một cuộc diễu binh lớn, một sự thể hiện để chứng mình rằng nếu chúng ta không xứng đáng với khát vọng lớn của dân tộc, chúng ta sẽ thất bại.
Đó là cái giá rất đắt, khi nhiều thế hệ phải hy sinh mà không được đền đáp. Đó là điều chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ.
Source  : BBC

20/10/13

Phan Huy Đường - Hai nhân tài Việt Nam ở thế kỷ 20


Phan Huy Đường



Trần Văn Giàu từng nhận xét : "Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp."1
Bản thân Trần Văn Giàu cũng có thể sánh vai sát cánh với hai người ấy. Những năm 1940, khi thời cuộc nghiêng ngả, một mình, Trần Văn Giàu phân tích tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và tình hình Nam Bộ, vạch ra đường lối đấu tranh, xây dựng lực lượng, lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng vùng lên cướp chính quyền. Leclerc, một danh tướng Pháp, theo quân Anh đổ bộ vào Nam Bộ, đành phải đối diện với một thực trạng hoàn toàn mới trong thời đại thực dân : đây là đất nước đã có chủ.
Tài năng ấy, so với chuyện cướp chính quyền tại Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Mình, tám lạng nửa cân.
Nếu Trần Văn Giàu không bị Đảng Cộng Sản Ziao Chỉ trù dập  nếu ông phát huy được tài năng của mình trong suốt chặng đường lịch sử dẫn tới ngày Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, tên tuổi của ông sánh vai sát cánh với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thật xứng đáng.

*

Trong lịch sử thế kỷ 20, trên thế giới, không thiếu chính trị gia lỗi lạc, tướng tài. Ai có được hào quang của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong lòng người tứ xứ ? Vì sao ?
Trong lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh là người đầu tiên được hàng chục quốc gia tự nguyện thụ quốc tang.
Võ Nguyên Giáp chết, thế giới nhắc tên tuổi và sự nghiệp.
Trận Điện Biên Phủ, so với những trận trong chiến tranh thế giới 1 và 2, không lớn lắm2. Nhưng nó ghim vào ký ức của người đời.
Khỏi nói tới cuộc đụng đầu với quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam và oanh tạc miền Bắc : chưa dân tộc nào đã phải chịu đựng và dám kháng cự suốt bấy nhiêu năm một hoả lực như thế mà không gục, lại chiến thắng !
Người đời không quên. Vì sao ?
Vì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã giúp nhân loại tiến lên nửa bước : mở đường khai tử chủ nghĩa thực dân cũ (1945) và mới (1975) đã từng thống trị nhân loại hàng trăm năm. Ý nghĩa và giá trị đặc thù của hai con người này ở đó.
Ngày nay, bộ mặt thế giới mang dấu ấn của họ. Chủ nghĩa thực dân đã vĩnh viễn chìm vào quá khứ. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới chưa chết hẳn, vẫn hoành hành ở Châu Phi và vài nơi khác. Nhưng khả năng tồn tại của nó ngày càng bấp bênh.
Điều trên không có nghĩa là sẽ không xuất hiện một thứ chủ nghĩa khác cho phép một quốc gia khống chế một quốc gia và một dân tộc khác. Cứ coi chính sách bành trướng Đại Hán đối với các nước lân cận và nhiều nước Châu Phi, thậm chí Châu Âu thì thấy. Nhưng nó không thể thực hiện ý đồ của nó theo kiểu thực dân cũ và mới nói trên.
Trong lịch sử nhân loại, chính trị gia lỗi lạc, tướng tài, không hiếm. Đọc lịch sử Trung Quốc, Hy Lạp, La mã, Châu Âu hay Mỹ, thiếu gì ?
Nhưng chính trị gia và tướng tài có khả năng mở đường cho nhân loại bước từ thời đại này qua thời đại khác, có thể đếm trên đầu ngón tay.
Trong đó, ở thế kỷ 20, có hai người Việt.
Họ đã mở đường cho nhân loại tiến lên… nửa bước : độc lập. Bước tiếp, cũng là hoài bão và mục tiêu cuối cùng của họ, tự do và hạnh phúc, họ không thực hiện được. Hai mục tiêu họ đeo đuổi đòi hỏi hai loại tài năng khác nhau, có khi trái ngược nhau. Xin miễn bàn. Quá dài và, hiện nay, không đủ khả năng.
Hai mục đích "độc lập" (trong nghĩa muôn đời) và "tự do, hạnh phúc" (trong nghĩa hiện đại) gắn liền với nhau, dường như tự nhiên, ai cũng hiểu được. Chẳng tự nhiên tí nào. Sự kiện chúng chỉ cùng xuất hiện trong ước mơ của cả loài người ở thế kỷ 19-20 thôi, là tính đặc thù của một thời đại. Thời đại nào ? Thời đại có đủ nhân tố cho phép con người có và bắt đầu thực hiện 2 ước mơ ấy.

*

Lịch sử thực nó vậy : không bao giờ đơn giản dễ hiểu như khi ta cấu một mẩu, nhốt vào vài khái niệm hình thức để suy luận, giải thích, ca ngợi, chửi bới, uýnh nhau, e tutti quanti, cho tới ngày tận thế vẫn… hạ hồi phân giải.
Ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời điểm nào, lịch sử "thực" trong đầu ta đều do sự đan chéo của nhiều thời đại mà hình thành. Vì con người, kẻ làm nên lịch sử (Marx), là một con vật văn hoá lạ lùng, có ký ức của muôn đời kết tinh ờ mình, có khả năng phủ định chính mình nên có khả năng tưởng tượng tương lai. Có khả năng làm mình, hôm nay.
Ở thế kỷ 20, tại Việt Nam, lịch sử thực do thời đại phong kiến, thực dân, thực dân kiểu mới và thời đại dân tộc chủ nghĩa đan chéo nhau mà hình thành.
Chủ nghĩa phong kiến Ziao Chỉ, mặt tốt cũng như mặt xấu, còn đang tồn tại trong đầu óc, tình cảm của con người, chi phối hành động của nó, là nhân tố nội tại hình thành xã hội Việt Nam thời ấy. Ngay thời nay, nó vẫn là một nhân tố cấu tạo người Việt. Cứ coi quan lại của chính quyền đua nhau tham nhũng, vét của dân xây Nhà Thờ Tổ thì thấy.
Thực dân, cũ và mới, với những ý thức hệ và hành động của nó, đương nhiên là nhân tố ngoại tại.
Chống lại chủ nghĩa thực dân cũ và mới : chủ nghĩa dân tộc.
Nhưng, bao trùm tất cả, là thời đại tư bản : nó thống trị cả thế giới, những hình thái tồn tại hay tiêu vong của các thời đại trên đều bị nó trực tiếp chi phối. Nó thống trị nhân loại không chỉ về mặt kinh tế : nó là phương thức sản xuất tiến bộ nhất ; luôn cả về mặt văn hoá. Ở đây cần phải ghi rõ : không thể đồng nhất văn hoá tư sản của Tây Âu với chủ nghĩa tư bản. Văn hoá tư sản không do những nhà tư bản ngày đêm đeo duổi lợi nhuận mà hình thành và phát triển, mà do tài năng và tấm lòng của nhiều nhà văn hoá, nghệ thuật và khoa học tạo ra. Hầu hết những người ấy không là nhà tư bản ! Nhưng, đích thực, giai cấp tư bản ở Tây Âu đã dựa vào văn hoá đó để làm cách mạng, nắm chính quyền, xây dựng và củng cố chế độ tư bản, chinh phục thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ trong thời đại tư bản, lý tưởng tự do và bình đẳng trong nghĩa hiện đại mới có thể hình thành và càng ngày càng biến thành ước mơ của cả nhân loại : phương thức sản xuất tư bản đòi hỏi người lao động tự do và trao đổi bình đẳng.
Chỉ trong thời đại tư bản, khoa học mới phát triển nhanh chưa từng thấy : phương thức sản xuất tư bản không ngừng đòi hỏi phát triển và ứng dụng khoa học vào sản xuất, tổ chức, kinh doanh và… chinh chiến.
Chỉ trong thời đại tư bản, lý tưởng hoà bình mới trở thành khát khao phổ biến lớn nhất của nhân loại : những chiến tranh khốc liệt nó gây ra trong thế kỷ 20 đâu phải chuyện đùa chữ nghĩa.
Cả ba điều trên Marx, người hiểu sâu sắc nhất phương thức sản xuất tư bản, đã giải thích rõ ràng. Xin miễn lải nhải thêm.

*

Ngày nay thế nào ?
1/ Dưới hình thái này nọ, hầu hết nhân loại đã bước vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã trở thành cường quốc tư bản thứ 2, với một chế độ chính trị toàn trị và một ý thức hệ… hè hè.
Ziao Chỉ Quận đã biến thành tư bản rừng, phi luật lệ, phi văn hoá, phi khoa học, nhưng đích thực tư bản, tuy ở cấp vặt. E tutti quanti.
2/ Chủ nghĩa dân tộc vẫn cực thịnh, nhưng bất lực về mặt kinh tế, cứ coi kết quả của những cuộc vùng dậy ở các nước Ả Rập vừa qua thì thấy. Không có con đường nào khác ngoài con đường tư bản.
3/ Chủ nghĩa tư bản không còn "đối thủ". Những anh tư bản gộc, Tây Tàu Anh Mỹ Nga Nhật Đức Brazil Ấn Độ, e tutti quanti, cạnh tranh lẫn nhau, khi cần thì bắt tay nhau. Cần nữa thì đánh nhau, tốt nhất một cách gián tiếp.
4/ Hơn 20 năm qua, nó phát huy ngày càng triệt để và khôn khéo lôgích vận động đặc thù của nó, mau chóng dồn cả nhân loại vào hai thị trường vốn là nôi sinh nở, phát triển và bành trướng của nó : thị trường sức lao động và thị trường hàng hoá. Hàng hoá Tây Âu sản xuất với sức lao động rẻ ở Trung Quốc đã khiến các anh tư bản Tây Âu kiếm lời nhảy vọt. Anh tư bản và nhà nước Trung Quốc dĩ nhiên hưởng lây không ít. Bàn dân Trung Quốc lại có công ăn việc làm, dù tồi tệ còn hơn chết đói. Hàng hoá của anh tư bản Trung Quốc tràn ngập thị trường Tây Âu cũng làm giàu anh tư bản chuyên xuất nhập cảng và phân phối hàng hoá ở Tây Âu, cứ vào Supermarket PhuLăngXa thì thấy. Song song, nạn thất nghiệp và lao động bấp bênh cũng lan tràn trong xã hội Tây Âu, không sao cưỡng được. Hiện tượng này sẽ kéo dài dài. Cho rằng "Giờ thì Trung Quốc đã chạm điểm Lewis – nói thẳng ra, Trung Quốc đã cạn nguồn lao động thặng dư nông thôn"...3 thì sức lao động rẻ tiền của nó ở thành thị, từ lao động thủ công tới lao động tri thức, vẫn cho phép nó giữ vai trò nó chiếm được trong nền kinh tế tư bản toàn cầu hoá 20 năm qua. Thế thôi. Tóm lại, tuy có cạnh tranh, các anh "tư bản toàn cầu" có chung quyền lợi. Ở PhuLăngXa đã có nhiều hãng tư bản không nhỏ, tên Tây, chủ Tàu. Từ bán nước hoa (Marionnaud) đến… sản xuất xúc xích (Cochonou) ! Mấy ngày qua, đọc báo PhuLăngXa nghe tin có một anh tư bản Tàu đang thương lượng mua 30% cổ phiếu của hãng sản xuất ôtô để trở thành ông chủ chính của hãng Peugeot…
5/ Tóm lại, thời đại này là thời đại cực thịnh của chủ nghĩa tư bản. Không thích, không muốn, cũng thế thôi.
Trong hình thái tư bản toàn cầu hoá, quyền lợi của các anh tư bản gộc không còn gắn bó với quyền lợi của các quốc gia nữa. Quyền lực kinh tế và chính trị của họ cũng đã vượt lên trên quyền lực Nhà Nước ở nhiều quốc gia. Cứ coi chủ quyền của các nước trong Liên Minh Châu Âu càng ngày càng bị gặm mòn thì thấy. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản toàn cấu hoá và chủ nghĩa dân tộc sẽ càng ngày càng tăng, không thể khác được.

*

Trăng tròn, trăng phải khuyết.
Ngày nay, khát khao hoà bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc vẫn là một lý tưởng, không chỉ của những dân tộc lệ thuộc, thua kém, nghèo nàn. Ngay cả với bàn dân PhuLăngXa cũng thế, chí it đối với một số không nhỏ người càng ngày càng đông. Những khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị, niềm tin và ý thức hệ liên miên từ 30 năm qua cũng cho thấy.
a/ Hoà bình. Sau hai thế chiến, bàn dân PhuLăngXa đã được hưởng gần 70 năm hoà bình. Chẳng mấy ai ham chiến tranh. Nhưng chính phủ Pháp vẫn cứ phải – và muốn – tham chiến đây đó, tuy nho nhỏ thôi.
b/ Tự do. Ở đâu tự do hơn ở xứ PhuLăngXa này ? Nhưng là tự do của kẻ lệ thuộc, bắt buộc phải bán sức lao động mới có quyền sống, và phải bán trong hoàn cảnh bình đẳng theo pháp luật này : tôi nắm hết phương tiện sản xuất, kinh doanh, e tutti quanti ; anh hai bàn tay trắng, không lấy đâu ra bữa ăn cho ngày mai ; anh muốn làm việc cho tôi với giá này không ? Anh cứ tự do chọn lựa. Trên cơ sở ấy, có một ông chủ đã từng hứa hẹn với người làm thuê : tôi đảm bảo công ăn việc làm của anh với điều kiện anh xách vợ con qua Roumanie, lao động ăn lương trong điều kiện xã hội và thị trường lao động ở Roumanie… Tùy cách đếm, khoảng 10-15% bàn dân PhuLăng ở tuổi lao động đang thụ hưởng hình thái của tự do kiểu ấy : tự do thất nghiệp, tự do sống bám vào trợ cấp xã hội ngày càng eo hẹp, rất nhục đối với đa số, hay tự do… ăn mày, ăn cắp, cướp giựt… hoặc tự do tự tử.
c/ Dân chủ. Niềm tin này của bàn dân PhuLăngXa đã và đang suy thoái trầm trong : một người một lá phiếu ! Nhưng bầu cho Tả (Đảng Xã Hội) hay Hữu (Đảng UMP), cũng thế thôi : 30 năm qua, lời mỵ dân thì khác nhau, nhưng khi nắm chính quyền, chính sách như nhau với những hậu quả y hệt. Dân chủ giữa những con người bất lực.
d/ Hạnh phúc. Phức tạp lắm. Nhưng chỉ cần ăn no, mặc ấm, có mái nhà che mưa nắng gió tuyết, con cái được học hành, quá đủ rồi. Thế mà cũng vẫn là giấc mơ dường như bất khả thi với nhiều người, trong thời đại nhân loại thừa khả năng nuôi chính mình và, từ từ, cùng khá lên.
Những giấc mơ của nhân loại hôm nay do chủ nghĩa tư bản khơi ra. Chính nó cũng đã tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện chúng ở một mức tối thiểu nào đó. Và chính nó đang ngăn cản chúng trở thành hiện thực đối đại đa số. Món đó gọi là mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản.
Một hình thái xã hội không bao giờ biến mất trước khi phát triển hết tất cả lực lượng sản xuất mà nó có khả năng chứa đựng. Không bao giờ những quan hệ sản xuất mới, cao cấp hơn, thay thế nó trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ sản xuất mới ấy đã nhú mầm ngay trong lòng xã hội cũ. Chính vì thế nhân loại chẳng bao giờ đặt ra những vấn đề ngoài những vấn đề mà nó có khả năng giải quyết, vì, xét cho kỹ, bản thân vấn đề chỉ xuất hiện khi những điều kiện vật chất để giải quyết nó đã có, hay, chí ít, đang hình thành.4
Marx, Phê phán kinh tế chính trị học.
Diễn nôm : phương thức sản xuất tư bản chưa phát triển hết khả năng của nó, chớ mơ tới một phương thức sản xuất nào hơn. Nhưng chính nó sẽ tạo ra những điều kiện vật chất loại trừ nó, thay thế nó bằng một phương thức sản xuất tốt đẹp hơn. Lúc đó, người đời mới bắt đầu đặt vấn đề về nó. Vì những điều kiện vật chất để giải quyết vấn đề, nếu chưa hiện thực đầy đủ thì cũng đang trong quá trình hình thành.
Bốn lý tưởng trên đã trở thành khát khao của một phần đông nhân loại. Tại sao mọi người chưa được hưởng ? That is the question. Vấn đề ở đó.
Phải chăng, hôm nay, những điều kiện vật chất để giải quyết những vấn đề này đã có hay đang nhú mầm, cho phép nhân loại bước qua một thời đại mới ?
Bước đó đòi hỏi nhiều tri thức, trí tuệ, sáng tạo, của cơ man người. Toàn là vấn đề kiến thức và văn hoá.
Trên bước đường đó, sẽ có tên một người Việt không ?
Tôi mong : có. Dân ta đã khổ, đã nhục quá rồi.

P.H.Đ.

2013-10-15



2  Phía quân đội Pháp : chết = 2 293, tù binh = 11 721
http://fr.wikipedia.org/wiki/Bataille_de_Di%C3%AAn_Bi%C3%AAn_Phu#Organisation_du_camp_retranch.C3.A9
3  Phát triển Kinh tế Trung Quốc đụng tường? Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008.
** phđ :
Cụm từ "nguồn lao động thặng dư nông thôn" vô nghĩa. Trong lịch sử môn kinh tế học lý thuyết, khái niểm thặng dư, plus-value, do Marx tạo ra (Tư Bản Luận), gắn liền với những khái niệm giá trị của hàng hoá, giá trị của sức lao động, giá trị thặng dư, giá trị siêu thặng dư. Định nghĩa mácxít của nó là : giá trị thặng dư = giá trị của hàng hoá - giá trị của sức lao động tạo ra hàng hoá. Nó là nguồn gốc của những hình thái kinh tế – chính trị như : lợi nhuận (của tư bản sản xuất, profit), tiền lời (của tư bản tài chính, intérêt) hay thuế (của nhà nước, impôts et taxe). Tuy là một khái niệm mácxít, dưới một tên chẳng khác gì về nội dung, valeur-ajoutée, nó đã được một công chức tài ba của PhuLăngXa vận dụng và chủ trương thành lập thuế TVA (Taxe sur la Valeur-Ajoutée). Chính trị gia PhuLăngXa chốp ý liền. Cả Châu Âu và thế giới mau chóng bắt chước. Ngày nay, TVA là thuế lớn nhất nuôi dưỡng Nhà nước PhuLăngXa.
Có thể ông Krugman đặc biệt yêu chữ nghĩa, "khái niệm", dù rỗng tuyếc, nên dùng từ "sâu sắc" để nói một ý tầm thường. Câu trên của ông, có thế có nghĩa trong ngôn ngữ thô thiển của tục dân : ở nông thôn Trung Quốc không còn người đang chết đói, muốn mua sức lao động của họ với giá nào cũng được. Cũng có thể. Nhưng điều này thì chắc chắn : ở những thành thị Trung Quốc, từ lao động thủ công tới lao động tri thức bậc cao, có đầy người tài năng ngang hàng với người Mỹ nhưng sẵn sàng bán sức lao động của mình cho hãng Mỹ rẻ hơn mười lần người Mỹ. Thế thôi. LôGích vận động của phương thức sản xuất tư bản sẽ dẫn ông chủ tư bản Mỹ đi tới quyết định nào ? Khỏi cần bàn.
4  "Une formation sociale ne disparaît jamais avant que soient développées toutes les forces productives qu'elle est assez large pour contenir, jamais des rapports de production nouveaux et supérieurs ne s'y substituent avant que les conditions d'existence matérielles de ces rapports soient écloses dans le sein même de la vieille société. C'est pourquoi l'humanité ne se pose jamais que des problèmes qu'elle peut résoudre, car, à y regarder de plus près, il se trouvera toujours, que le problème lui-même ne surgit que là où les conditions matérielles pour le résoudre existent déjà ou du moins sont en voie de devenir."
http://www.marxists.org/francais/marx/works/1859/01/km18590100b.htm

source : diendan forum
Các thao t