7/1/14

Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?

BBC

Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với TQ?

Cập nhật: 17:25 GMT - thứ hai, 6 tháng 1, 2014


Tưởng niệm chiến tranh biên giới
Lễ tưởng niệm hồi 2007 ở phía TQ, bên có 26 nghìn quân bị giết năm 1979
Việt Nam vẫn sẽ tổ chức tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc nhưng "không nên khoét sâu và sách động các sự kiện làm ảnh hưởng quan hệ hai bên", theo một sử gia từ Việt Nam.
Cũng về hai đợt kỷ niệm một ý kiến khác từ Paris cho rằng mọi việc còn tùy vào sức nặng của phe phái trong nội bộ giới cầm quyền ở Việt Nam.

Hôm 06/1/2013, Giáo sư sử học Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thuộc Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, nói với BBC sẽ có các cuộc tưởng niệm.
Vào thời điểm này, Việt Nam vẫn tiếp tục quan tâm đến điều một số giới gọi là 'đe dọa' an ninh từ Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình chưa thay đổi gì đáng kể về chính sách ở Biển Đông và khu vực.
"Bất luận sự kiến ấy diễn ra có lợi hay bất lợi cho ai, nhưng nó là sự kiện lịch sử, mà nhất là nó lại động chạm tới những cái theo tôi nghĩ là những tình cảm thiêng liêng, có tính chất dân tộc, thì đối với người Việt Nam, những năm được coi là chẵn, thì không thể bỏ qua"
GS Vũ Minh Giang
"Tôi nghĩ rằng chắc là phải có. Là bởi vì ít ra trong giới sử học của chúng tôi luôn có quan điểm là bất luận sự kiến ấy diễn ra có lợi hay bất lợi cho ai, nhưng nó là sự kiện lịch sử, mà nhất là nó lại động chạm tới những cái theo tôi nghĩ là những tình cảm thiêng liêng, có tính chất dân tộc, thì đối với người Việt Nam, những năm được coi là chẵn, thì không thể bỏ qua."
Theo ông Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức đánh dấu sự kiện cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 17/2/1979, để theo ông 'ít ra coi sự kiện ấy là một sự thật lịch sử mà không thể bỏ qua.'
Tuy nhiên, trong lúc khẳng định 'sự thực lịch sử' này trong quan hệ Việt - Trung, nhà sử học chỉ gọi tên sự kiện là một cuộc "tấn công" chứ không phải "chiến tranh xâm lược" như cách thức báo chí Việt Nam đã nói trong nhiều năm.
Ông nói:
"Sự thực lịch sử là ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc đã tấn công Việt Nam và quân và dân Việt Nam đã phải đứng lên để chống lại cuộc tấn công bằng quân sự ấy và coi đó là một lần đứng lên để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia."

'Bắc cầu ngăn cách'


Coi các sự kiện xung đột đất đai, biển đảo Trung - Việt trong thập niên 1970 là một 'hố ngăn cách', 'một vết hằn' trong quan hệ song phương, Giáo sư Vũ Minh Giang để xuất phương thức xử lý vấn đề theo một cách mà ông gọi là 'khoa học' và 'đúng đắn'.
Ông nói:
"Với tư cách của người làm khoa học, đấy được coi là một cái hố ngăn cách, một vết hằn trong lịch sử quan hệ Trung Quốc và Việt Nam,
"Xử lý một hố ngăn cách, một vết hằn như thế nào, cần phải có một thái độ tôi nghĩ là đúng mực và khoa học. Đúng mực là phải có những cái để nhìn nhận nó là sự thực lịch sử, nói một cách khác là không được lấp cái hố đó đi, cái hố đó đang có, thì không được lấp đi, vì lấp đi sẽ là che dấu lịch sử, và cái đó là không đúng,
"Thế nhưng ngược lại cũng không nên khoét rộng nó ra, tức là lại là xuyên tạc lịch sử, để mà gây hận thù rồi tạo ra những hiềm khích mới, thì theo tôi cũng là không nên."
Theo nhà sử học này cần phải áp dụng một biện pháp mà ông gọi là 'bắc cầu' để xử lý hố ngăn cách.
Cuộc chiến biên giới Việt - Trung
Cuộc chiến biên giới Việt - Trung còn lại không nhiều hình ảnh
Ông nói:
"Dù sao Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai nước giáp liền nhau thì xử lý hố ngăn cách đó là một sự thực lịch sử không lấy gì làm tốt đẹp mà nó cũng có những cái để lại, những ảnh hưởng không tốt trong quan hệ hai nước, thì... có lẽ chính phủ hai nước nên xử sự theo hướng bắc cầu qua hố ngăn cách ấy,
"Tức là cái hố như thế nào, thì nó đúng như thế, hay nói theo ngôn ngữ khoa học là tôn trọng sự thật lịch sử, không khoét rộng, không lấp đi, để rồi về mặt quan hệ thực tế, không bị cái đó trở lực, nhưng mà cũng không được quên nó."
Nhà sử học cũng nói về trận Hải chiến Hoàng Sa 17/1/1974:
"Không được lấp cái hố đó đi, cái hố đó đang có, thì không được lấp đi, vì lấp đi sẽ là che dấu lịch sử, và cái đó là không đúng. Thế nhưng ngược lại cũng không nên khoét rộng nó ra, tức là lại là xuyên tạc lịch sử, để mà gây hận thù rồi tạo ra những hiềm khích mới, thì theo tôi cũng là không nên"
GS Vũ Minh Giang
"Việc năm 1974, quân Trung Quốc cưỡng chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa cũng là một sự kiện lịch sử, cũng là một sự thật lịch sử... Ở thời điểm năm 1974, rõ ràng là các lực lượng đồn trú ở trên các đảo đó đang thực thi chủ quyền là Quân lực của Việt Nam Cộng Hòa.
"Và quân Trung Quốc đã cưỡng chiếm các đảo đó từ tay của các binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa. Việc đó cũng là một sự thực lịch sử. Thế còn kỷ niệm đến mức độ nào, đến đâu, tôi cho đó cũng tùy thuộc vào thời tiết chính trị."
"Nói trong câu chuyện lịch sử, tôn trọng nó với lại việc kỷ niệm nó đến mức độ nào lại phụ thuộc rất nhiều những cái liên quan đến những vấn đề mà ta quen gọi là chính trị."
Khi được hỏi liệu nhân dịp 40 năm sự kiện trận Hải chiến Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam hiện nay có nên công nhận và tôn vinh các binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh khi bảo vệ quần đảo trước cuộc tấn chiếm của hải quân Trung Quốc hay không, Giáo sư Vũ Minh Giang nêu quan điểm:
"Những người đã chiến đấu và bảo vệ cái đó thì theo tôi nghĩ, nhìn từ góc độ dân tộc, ở thời điểm ấy, ở sự kiện ấy, họ là những người, có những người đã hy sinh vì cương thổ của đất nước Việt Nam, thì những người ấy rất đáng trân trọng."

'Nên công nhận liệt sỹ?'

Ông Ngụy Văn Thà
Ông Ngụy Văn Thà là một trong nhiều sỹ quan, binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng ở Hoàng Sa 01/1974.
Tuy nhiên ông Giang cho rằng chính quyền Việt Nam sẽ gặp trở ngại về mặt 'chính sách' nếu thừa nhận và sử dụng danh hiệu "liệt sỹ" với những binh sỹ của chính quyền Sài Gòn đã hy sinh tại Hoàng Sa trong cuộc hải chiến.
Nhà sử học nói: "Thế còn có những danh hiệu gì hay vân vân, tôi nghĩ đó là câu chuyện có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác chẳng hạn như là cái chính sách, chính sách lại liên quan tới câu chuyện khác, còn trong con mắt của những người tôn trọng khách quan lịch sử, thì tôi cho rằng những người ấy rất đáng trân trọng,
"Những người đã hy sinh tính mạng của mình để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, theo tôi rất đáng trân trọng."
Cũng hôm 6/1/2014, Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh, từng giảng về Đông Dương tại Khoa Lịch sử và Ngôn ngữ của Trường Ecoles Pratiques des Hautes Etudes ở Paris nói với BBC về khả năng Việt Nam nên tổ chức kỷ niệm các trận chiến năm 1974 và 1979.
"Việt Nam khó có thể né tránh cũng đồng thời nên kỷ niệm các sự kiện 40 năm Hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh Biên giới phía Bắc với Trung Quốc, nhưng họ sẽ phải cân nhắc làm sao để vừa tránh gây mếch lòng, gây căng thẳng với Trung Quốc mà lại đáp ứng được nhu cầu về kỷ niệm các sự kiện của người dân trong nước"
Giáo sư Nguyễn Thế Anh
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng việc tổ chức hay không, hoặc theo quy mô nào là tùy thuộc vào cán cân nghiêng về bên nào trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản và chính quyền bên Việt Nam.
"Vừa rồi họ đã tổ chức trọng thể các lễ kỷ niệm cuộc chiến tranh ở Biên giới Tây Nam và đặc biệt là cuộc can thiệp của quân đội Việt Nam vào Campuchia, lật đổ chính quyền Khmer Đỏ diệt chủng của Pol Pot, hai lãnh đạo Campuchia là Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đã qua Việt Nam bày tỏ tri ân.
"Việc này cho thấy Việt Nam khó có thể né tránh cũng đồng thời nên kỷ niệm các sự kiện 40 năm Hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh Biên giới phía Bắc với Trung Quốc, nhưng họ sẽ phải cân nhắc làm sao để vừa tránh gây mếch lòng, gây căng thẳng với Trung Quốc mà lại đáp ứng được nhu cầu về kỷ niệm các sự kiện của người dân trong nước..."
"Riêng về việc có nên phong những người đã hy sinh ở Hoàng Sa là liệt sỹ hay không, tôi nghĩ là nên, vì họ thực sự đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, và nhiều báo Việt Nam, như báo Thanh Niên vừa qua cũng đã nhắc tới công khai hơn về sự hy sinh của họ," cựu Giáo sư Nguyễn Thế Anh nói với BBC từ Pháp.

Source : BBC

Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ


Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ

Cập nhật: 06:31 GMT - thứ ba, 7 tháng 1, 2014

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài viết khá dài với 3.995 chữ mà trong đó ông đã lập lại 20 lần cụm từ “dân chủ”, 12 lần “Đảng” và 6 lần “xã hội chủ nghĩa”.

Nội dung chính tựu trung vào 3 lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội mà theo ông Dũng “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta” cần tập trung “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...”
Bài viết này cũng được coi là “lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra đánh giá về năm cũ và nêu những hoạch định cho năm mới đúng ngày đầu năm, giống như các nhà lãnh đạo khác trên thế giới vẫn thường làm.”
Ông Dũng còn “đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014... Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Nói chung, chương trình của ông Thủ tướng rất lớn, vĩ đại và rất quyết liệt, chẳng hạn như ông khảng khái lên tiếng cổ võ cho “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” và cho đây là động lực để phát triển.
Tuy nhiên không biết ông có thực hiện được không vì mới đây, hôm 28/11, cũng chính ông và các đồng chí cộng sản của ông vừa ấn nút thông qua bản Hiến pháp 2013 mà nội dung dường như khác với những gì ông viết hôm 1/1/2014.

Diễn giải về dân chủ

Nhưng có lẽ vì ông sợ người đọc không hiểu khái niệm “Dân chủ” mà ông đang diễn giải nên ông viết thêm rằng “Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người".
"Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.”
"Chẳng lẽ với 4.000 năm văn hiến, Việt Nam không có một tư tưởng lớn nào sao? Chẳng lẽ tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” không dân chủ sao mà chỉ nói “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”"
Và ông cũng không quên nhắc một câu kinh điển có giá trị như một câu “thần chú” làm bùa hộ mạng ở nước CHXHCN Việt Nam: “Dân chủ (cũng) là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”
Khái niệm “Dân chủ” mà ông Dũng chuyển đến chúng ta trong thông điệp đầu năm 2014 là “Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng (CSVN)”. Cái dân chủ này thì đâu có xa lạ gì với người dân Việt Nam vì từ lúc khai sinh nước VNDCCH cho đến nay, cả hai miền Nam Bắc, đồng bào ta đã phải trải qua biết bao kinh nghiệm đau thương mà không bút mực có thể tả hết được.
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đã gần 70 năm nay rồi cớ chi nay ông Thủ tướng lại kêu gọi “phát huy mạnh mẽ dân chủ” rồi còn đòi “đổi mới thể chế” nữa. Chẳng lẽ nước ta không có dân chủ?
Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chẳng từng tuyên bố “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân chủ cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” sao?
Nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước mình là một chân lý hiển nhiên của thời đại. Cho nên Nhân dân Việt Nam có toàn quyền quyết định vận mạng của chính mình và của đất nước. Trong thực tế, có ông/bà chủ nào muốn mình bị/được “lãnh đạo” không?

Lãnh đạo bằng bạo lực?

ĐCSVN đã cướp chính quyền và áp đặt lên Nhân dân Việt Nam một ý thức hệ ngoại lai, phi nhân và tàn bạo.
Đảng đã dùng bạo lực cưỡng bức Nhân dân theo tư tưởng “dân chủ phục tùng Đảng” điển hình qua hình thức “Đảng cử, dân bầu”. Sự lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện bằng bạo lực. Uy quyền của Đảng là họng súng. Đảng cường quyền tước đoạt quyền con người và quyền công dân của Nhân dân.
Dân chủ của Đảng, nếu không là tư tưởng của Mao-Mác-Lê hay Hồ Chí Minh thì là phản động, là “thế lực thù địch”.
Chẳng lẽ với 4.000 năm văn hiến, Việt Nam không có một tư tưởng lớn nào sao? Chẳng lẽ tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” không dân chủ sao mà chỉ nói “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”
Đã đến lúc cần phải nói không với cái xấu, tội lỗi, cái ác. Chúng ta không thể ngồi yên làm ngơ để ngài Thủ tướng và các đồng chí cộng sản của ngài muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết.
Các ngài đã vẽ một cái “thiên đường XHCN tưởng tượng” mà chính các ngài cũng không biết nó là cái gì thì cớ gì các ngài cứ muốn áp đặt nó mãi lên đầu của Nhân dân.
Chúng ta cần phải nói rõ rằng Nhân dân Việt Nam không cần cái “thiên đường” đó. Cái mà Nhân dân cần là cái quyền làm người thật sự như đã được công bố trong Hiến chương Quốc Tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký và là thành viên.
Chúng ta cũng cần dứt khoát rằng chúng ta không cần cái “dân chủ ưu việt XHCN” của ngài Thủ tướng và nếu Đảng của ngài Thủ tướng có muốn “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” đó thì các ngài cứ nắm nhưng đừng dùng họng súng và bạo lực để ép buộc Nhân dân phải theo.
Đơn giản Nhân dân Việt Nam không muốn lên “thiên đường xã hội chủ nghĩa”.
Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một luật sư sống tại Canada.

Source : BBC

6/1/14

Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa


Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa


(TNO) 'Tôi từng đề nghị vinh danh những ai hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân tôi sẽ mãi mãi dõi theo Hoàng Sa’, tiến sĩ Nguyễn Nhã.


 Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Ảnh: Trung Hiếu
Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Ảnh: Trung Hiếu
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho rằng nhân dịp 40 năm trận Hải chiến Hoàng Sa, việc vinh danh những con người đã từng ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa là cần thiết, để từ đó đoàn kết dân tộc nhằm đòi lại chủ quyền vùng đảo thiêng liêng này.
“Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng”, ông Nhã khẳng định.
‘Khóc khi nhắc đến Hoàng Sa’
Sắp tới là dịp 40 năm xảy ra trận Hải chiến Hoàng Sa. Suốt cuộc đời nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa, ông nhìn nhận như thế nào về trận hải chiến này?
Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng
Tiến sĩ Nguyễn Nhã
Trận chiến xảy ra vào ngày 19.1.1974, lúc đó tôi đang là chủ biên Tập san Sử Địa. Khi đó tôi đã quyết định ra số đặc khảo nghiên cứu về sự thật chủ quyền ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó, tôi ý thức việc Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là sai trái. Một năm sau trận chiến Hoàng Sa, tôi cùng với một số tổ chức khác trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.
Mới đây khi sang Úc, nói chuyện ở Đại học Melbourne, tôi thấy ban tổ chức chiếu phim tư liệu của Đài truyền hình Đồng Nai về Hải chiến Hoàng Sa. Điều này khiến tôi và những người có mặt ở đó rất xúc động. Có người đã ôm chầm lấy tôi mà khóc.
Với những gì đang diễn ra, tôi cho rằng đây là điềm lành cho Việt Nam. Khi tôi nói chuyện tại thư viện ở San Jose ở Mỹ, tôi nói rằng người Việt Nam cần phải bừng tỉnh.
Nhớ có lần ông Phó tổng lãnh sự Mỹ mời tôi và một số chuyên gia đến nói chuyện. Ông có hỏi tôi về sự kiện Hoàng Sa năm 1974. Với góc độ người làm lịch sử, đi tìm kiếm sự thực, tôi trả lời bắt đầu từ năm 1909, chính quyền Quảng Đông cho rằng quần đảo Hoàng Sa là đất vô chủ rồi tranh chấp. Đến năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là Phú Lâm, rồi đến sự kiện ngày 19.1.1974. Tôi cho rằng trong sự kiện này có một phần trách nhiệm của người Mỹ. 
Từ năm 1974 đến nay, tôi là người đi tìm sự thật lịch sử của biến cố này. Sự thực lịch sử đã rõ như vậy rồi nhưng không phải ai cũng biết. Mới đây tôi có ghé vào mấy đại học ở Úc, mới thấy rằng các tài liệu của Việt Nam liên quan Hoàng Sa ít quá, mà hầu như là tài liệu của Trung Quốc.
Nếu nhà nước chính thức công nhận sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ kết nối được tinh thần dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam dù có chính kiến khác nhau nhưng tựu trung đều có tinh thần yêu nước
Như tôi từng nói Hoàng Sa, Trường Sa như chất men yêu nước. Tôi có khởi xướng chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ 21. Tức là mỗi người muốn giữ Trường Sa và lấy lại Hoàng Sa thì phải có cho mình một kế hoạch nhỏ, xây dựng năng lực quốc cường. Chỉ khi nào Việt Nam trở nên hùng cường mới không sợ và phụ thuộc đến ai.
Cần phải chú trọng đến vấn đề giáo dục. Một người Nhật bạn của tôi cho biết ông rất ngưỡng mộ Việt Nam. Ông đã có nhiều lần đặt chân đến Việt Nam. Nhưng hiện nay khi đến Việt Nam ông cảm thấy thất vọng vì thấy giới trẻ, thanh niên Việt Nam cứ chăm chăm kiếm tiền mà không biết giá trị văn hóa của đất nước mình có thể sinh ra nhiều tiền.
Ông từng nói chuyện về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ở nhiều nước. Vậy thế giới đánh giá ra sao về trận chiến Hoàng Sa?
Tôi có dịp trao đổi với một số học giả ở Harvard (Mỹ) và mới đây là các học giả của Đại học New South Wales (Úc). Ông Carl Thayer có nói người ta chỉ quan tâm tới biển Đông thôi chứ không quan tâm tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Nhưng theo luật quốc tế, nhất là luật biển thì đường lưỡi bò Trung Quốc đã đăng ký, tuyên bố sẽ không được chấp nhận.
Trong một buổi nói chuyện của tôi ở Sydney mới đây, nhiều người có nói tuy ông Carl Thayer nói vấn đề chủ quyền, lịch sử không giải quyết được vấn đề biển Đông (chỉ có luật biển mới giải quyết được - PV) nhưng đó chính là cơ sở để sự thật lịch sử, chủ quyền thuộc về ai.
Khi tòa án giải quyết tranh chấp về chủ quyền, cả hai bên phải đồng ý ra tòa mới được nhưng từ thời Pháp thuộc đến nay Trung Quốc không bao giờ đồng ý ra tòa về vấn đề Hoàng Sa.
 Người dân đón tiếp các chiến sĩ trở về sau trận hải chiến Hoàng Sa
Người dân đón tiếp các quân nhân trở về sau trận Hải chiến Hoàng Sa
Tôi có đọc được luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne do một người Đài Loan viết rằng Trung Quốc không bao giờ chấp nhận ra tòa giải quyết tranh chấp chủ quyền về vấn đề Hoàng Sa vì họ có cơ sở gì đâu. Thậm chí có sự kiện xảy ra năm 1894 - 1895, Trung Quốc tuyên bố Paracel (quần đảo Hoàng Sa) không thuộc chủ quyền của họ mà. Họ đã nói rõ như thế rồi.
Cho nên Hoàng Sa nếu giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền qua pháp lý sẽ không đi đến đâu cả. Nhưng nếu mình làm tốt vấn đề này để cho thế giới thấy rõ ràng sự thật và lẽ phải đang thuộc về ai.
Còn giải quyết vấn đề biển Đông cần phải dựa vào luật biển. Bởi luật biển cho phép đơn phương đưa ra tòa chứ không cần hai bên phải đồng ý. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng nếu giới trẻ Việt Nam ai cũng biết chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa sẽ tạo ra thời cơ cho đất nước. Nếu giới trẻ nhận thức được Hoàng Sa của Việt Nam thì họ sẽ sẵn sàng xây dựng đất nước hùng cường.
Hãnh diện vì được bảo vệ Hoàng Sa
Có ý kiến cho rằng nhà nước phải thay đổi cách nhìn nhận, thậm chí cần vinh danh những người Việt Nam đã ngã xuống trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, từ đó kết nối toàn dân tộc đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Từ khi có tranh chấp vấn đề Hoàng Sa vào đầu thế kỷ 20, tức là năm 1909, quốc tế quy định một nước có chủ quyền với một vùng đất là phải có tính chiếm hữu mang tính nhà nước và hòa bình liên tục ở trên vùng đất đó. Phía Việt Nam có rất nhiều bằng chứng về sự chiếm hữu thật sự và hòa bình ở quần đảo Hoàng Sa rồi. Nhưng Trung Quốc cố tình không hiểu về tính liên tục. Ví dụ như họ cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 ủng hộ tuyên bố 12 hải lý Trung Quốc chẳng hạn.
Tuy nhiên, Hiệp định Genève quy định rất rõ. Sau năm 1954, lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 thuộc về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trước đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau đó là chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Mà khi các chính quyền đó có trách nhiệm quản lý thì họ có trách nhiệm bảo vệ. Do đó khi bị xâm lược, chiếm đóng mà chính quyền đó phản đối dù không giành lại được nhưng đã thể hiện ý chí kiên quyết tại thời điểm đó rồi.
Tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng cho thấy sự liên tục về vấn đề thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Có thể nói việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để tranh chấp quần đảo Hoàng Sa đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Điều này không thể chấp nhận được.
Tôi đã nói chuyện về Hoàng Sa rất nhiều nơi trong đó có cả hội nghị ở Hội Kỹ thuật biển TP.HCM do chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm tổ chức. Ông Lâm có nói sau khi chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc có về Hải Nam tổ chức liên hoan chào mừng chiến thắng. Họ có mời đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang ở đó tham dự  nhưng đoàn Việt Nam từ chối. Nghe được câu chuyện này thực sự tôi rất xúc động. Người Việt Nam có thể khác nhau về yếu tố chính trị, ngoại giao nhưng tấm lòng yêu nước luôn nồng nàn.
Một năm sau thời điểm Hoàng Sa bị mất, tôi có tổ chức triển lãm minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Khi tôi phát biểu xong, nhiều người đã xúc động ôm nhau khóc. Điều này cho thấy dù ở Nam hay Bắc, là người dân hay là trong quân đội, chính quyền thì tinh thần yêu nước đều giống nhau. Mình cần phải nhìn ra sự thật đó.
Đã bao giờ ông tiếp xúc hay trò chuyện với những sỹ quan hay người lính của nước Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974 hay chưa? Tâm tư của họ về trận chiến đó như thế nào?
Ở trong nước tôi gặp anh Lữ Công Bảy - thượng sĩ giám lộ trên tàu HQ4, người vẽ bản đồ hải hành trong trận chiến Hoàng Sa - nhiều lần và anh có kể về trận chiến đó. Khi tôi sang California (Mỹ), tôi có gặp anh Vũ Hữu San - hạm trưởng tàu HQ-4. Anh San vừa là người tham gia trực tiếp trận chiến và sau này anh cũng viết rất nhiều sách kể về trận chiến này.
Khi kể về trận chiến, hai người này rất hãnh diện khi được tham gia trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. Họ bảo không có gì hối tiếc về những quyết định táo bạo mà họ đưa ra trong trận chiến đó.
Có một chi tiết mà tôi nghĩ rất thú vị. Đó là phi công Nguyễn Thành Trung từng kể với tôi rằng anh là một trong những người đăng ký trong trận chiến quyết tử để chiếm lại Hoàng Sa bằng không quân nhưng sau đó bị hủy bỏ vì không được Mỹ ủng hộ.
Cần xây dựng nội lực
Trở lại vấn đề vinh danh những người Việt Nam ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 để đoàn kết dân tộc đòi lại chủ quyền quần đảo này, theo ông nhà nước mình đã làm tốt điều này hay chưa?
Nếu làm được cái này thì quá tốt. Làm được cái này có hai tác dụng. Đầu tiên là tính pháp lý quốc tế. Dấu ấn của chính quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được quốc tế công nhận từ trước và thời Pháp thuộc cho đến trước 1954. Sau năm 1954, các chính quyền của Việt Nam cũng luôn khẳng định chủ quyền và đấu tranh, hoạt động ở Hoàng Sa. Sự liên tục về dấu ấn chủ quyền của chính quyền Việt Nam ở Hoàng Sa là một thực tế không thể chối cãi.
Tác dụng thứ hai thì dù gì chăng nữa muốn lấy lại Hoàng Sa, Việt Nam phải xây dựng nội lực. Hiện nay Việt Nam có khoảng 4 triệu người sống ở nước ngoài, hơn nửa số đó là người trẻ, lại rất tài giỏi. Tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ ở nước ngoài, tất nhiên cũng có người này người kia nhưng phần đông đều yêu nước.
Nếu nhà nước chính thức công nhận sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ kết nối được tinh thần dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam dù có chính kiến khác nhau nhưng tựu trung đều có tinh thần yêu nước. Chính kiến chỉ là nhất thời, lúc thế này lúc thế kia còn tình yêu Đất nước, Tổ quốc, Quê hương mình mới là mãi mãi.
Tôi đã từng đề nghị cần phải vinh danh những ai hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân tôi sẽ mãi mãi dõi theo Hoàng Sa. Hoàng Sa là một yết hầu, hệ trọng rất lớn đối với Việt Nam. Hoàng Sa giống như chất men khơi lên lòng yêu nước.
 Một số chiến sĩ tham gia hải chiến Hoàng Sa bị thương được trực thăng tải thương về Sài Gòn
Một số binh sĩ tham gia hải chiến Hoàng Sa bị thương được trực thăng chở về Sài Gòn
 Các chiến sĩ Quân lực VNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng ở Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ trái phép, sau đó được trao trả cho VNCH
Các quân nhân VNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng ở Hoàng Sa
bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ trái phép, sau đó được trao trả 
 Nữ sinh Sài Gòn đón các chiến sĩ Hoàng Sa trở về
Nữ sinh Sài Gòn đón các quân nhân Hoàng Sa trở về (*)
Liệu chúng ta có đòi lại được chủ quyền Hoàng Sa hay không?
Lịch sử cho thấy đã có lúc chúng ta bị ngàn năm bắc thuộc nhưng rồi cũng đã giành được quyền tự chủ đó thôi. Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng. Cái gì cũng có thời cơ và anh phải biết nắm bắt thời cơ đó.
Nhân dịp 40 năm hải chiến Hoàng Sa, nếu nhà nước mình thừa nhận một chính quyền đã từng thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của mình theo tôi sẽ rất tuyệt vời. Rồi từ đó người Việt Nam sẽ cùng ngồi lại với nhau xây dựng nội lực cho đất nước.
 Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa với các bạn trẻ tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa với các bạn trẻ tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng

Tiến sĩ Nguyễn Nhã sinh ngày 14.3.1939 tại Ninh Bình. Năm 1966, ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Năm 1975, ông xuất bản Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa & Trường Sa  và tổ chức triển lãm trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đến năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM).
Hiện nay ông là Trưởng Đề án Bếp Việt (tiền thân là Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam) và Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù & hát thơ Lạc Việt.


Trung Hiếu
Source : THANH NIEN ONLINE

Suy nghĩ đầu năm


07/01/2014


Suy nghĩ đầu năm


Bauxite Việt Nam


Cũng như nhà giáo Phạm Toàn, anh chị em BVN cũng có linh cảm người thứ hai không bấm nút thông qua Hiến pháp 2013 chính là TT Nguyễn Tấn Dũng. Cũng chẳng có gì là khó đoán. Các bạn hãy nhớ lại trước ngày thông qua Hiến pháp chừng mươi lăm hôm, ông Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu trước Quốc hội, đại ý rằng chúng ta nên trở lại với Hiến pháp 1946; hoặc trong lời phát biểu nhân ra mắt “ngày pháp luật” đầu tiên của Việt Nam (9-11 hàng năm) ông cũng nói: “Hiến pháp năm 1946 thấm đẫm tư tưởng dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng các giá trị quyền con người, quyền công dân, đã trở thành tiền đề pháp lý đặc biệt quan trọng cho việc thiết lập một chính quyền dân chủ, mạnh mẽ và sáng suốt” (xem đây). Từ lời nói đến hành động, việc không bấm nút trong phiên họp cuối cùng là một hệ quả hết sức logic nếu ta dự đoán người thứ hai không bấm nút đó là Nguyễn Tấn Dũng. Nhìn vào “mặt mũi” các vị đại biểu Quốc hội khóa này chúng ta càng không sợ nhầm lẫn khi dám nói rằng chỉ có ông Thủ tướng mới có gan làm cái điều... ngang với ông Dương Trung Quốc ngoài đảng đã làm (nên nhớ đến nay Quốc hội chỉ có một ông Dương Trung Quốc và một người khuyết danh bỏ phiếu trắng, chứ Quốc hội thời cụ Hồ từ 1946 và suốt trong kháng chiến chống Pháp thì vẫn có nhiều vị trí thức tài giỏi không là đảng viên mà góp ý rất thẳng thắn và có thừa tính phản biện nghiêm minh).
Vậy mà, tuy có được mời đích danh tham gia cuộc họp của báo Tuổi trẻ vào sáng ngày 4-1-2014 tại nhà hàng Marina Hà Nội để tọa đàm về thông điệp đầu năm của Thủ tướng (xem đây), ngẫm nghĩ kỹ, chúng tôi vẫn quyết định đóng vai khiếm diện. Vì sao? Không phải BVN không quan tâm đến những “ý mới” được “tung ra” trong bản thông điệp đang làm xôn xao dư luận trên báo chí và các mạng truyền thông. Rất quan tâm là khác. Song chúng tôi bỗng nhớ lại những lời trao đổi giữa nhà giáo Phạm Toàn và GS Nguyễn Huệ Chi cũng đúng vào ngày đầu năm 2013, về nhiều việc, trong đó có việc chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp. Cho đến cuối năm, khi Quốc hội thông qua với 99,9% số người tán thành bản Hiến pháp ấy – có lẽ đã tốn không biết bao nhiêu tỷ đồng cho cả một phong trào góp ý sửa đổi câu chữ suốt một năm, trong khi hàng triệu người trên khắp cả nước (nông thôn, thành thị, vùng sâu vùng xa), lâm cảnh cơ hàn hoặc chịu oan ức, đánh đập, tù đày, bị cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa, và xã hội rối động những chuyện giết, cướp... còn nặng nề hơn trước khi góp ý gấp nhiều lần – đọc lại những điều mà hai người khởi xướng trang mạng BVN nói với nhau trong ngày tết dương lịch tròn một năm trước, cứ thấy sao mà trúng phóc. Xin trích một đoạn:
Huệ Chi – Một câu hỏi cuối cùng: sắp tới Quốc hội mời góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 ý anh là thế nào?
Phạm Toàn – Nói thật, tụi mình không có thì giờ để bận tâm vào những việc... vừa trọng đại vừa biết trước kết quả ấy. Mình thì Cánh Buồm, ông thì các vị vua hiền triết và nghệ sĩ thời Lý - Trần. Đánh cuộc với ông, góp ý chán chê rồi nhỡ toàn dân muốn thay đổi điều 4, các ngài có dám theo dân không nào? Thùng phiếu nước ta cần xức nước hoa!
Huệ Chi – Trầm ngâm khá lâu Có lẽ... thế mà đúng. Lao vào chuyên môn mà làm một đôi việc cho có ích. Những ngày này nhìn đây nhìn đó thấy nhiều chuyện cứ rối tinh. Chính sách, ngân hàng, bất động sản... bão giá, thất nghiệp, giết chóc, bạo hành... Quan trọng nữa là cái cách con người cư xử với nhau, cái tình người hình như đã trống rỗng. Có nơi đâu mà hễ bước ra đường là có thể bị cướp dùng dao cứa cổ hoặc đâm ngay một nhát vào lưng để giật túi, giật điện thoại di động, mà xung quanh đành chịu? Chính con dâu của tôi cũng mới là nạn nhân cách đây chưa đến hai tuần – may mà nó chưa bị đâm, chỉ mới ngã sấp xuống và vì có đội mũ bảo hiểm nên đầu đập xuống hè mà chưa việc gì... Điều ám ảnh số đông bây giờ có dễ chưa phải là chọn được những câu những từ ưng ý về quyền con người, quyền công dân gì đó để thay cho một văn bản đã cũ. Những thứ ấy đối với dân mình e còn xa xỉ quá, mà lại... có vẻ như làm văn, nói như các cụ xưa là không phải cái học thực nghiệp. Chẳng biết có tác động gì đến thực tiễn hay không? Tôi nghiệm ra, trong thực tế hình như có nhiều khái niệm, giờ đây sau bao nhiêu thăng trầm, đã mất hẳn nghĩa gốc hoặc hoàn toàn biến nghĩa... Thôi thì con cắn rơm cắn cỏ lạy các quan... ban đêm xin các quan hãy có lòng nghĩ đến chúng con một chút, bớt đi chừng một phần năm những kẻ nuôi ăn để đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, giao cho đám ấy đi xua cướp giùm chúng con. Chứ các quan nói trên tivi, tuyên bố này kia trên báo thì lúc nào cũng hay, ai nghe chả hả lòng hả dạ, khốn nỗi cướp nó bao giờ cũng tránh các quan. Thuở sinh tiền, GS Đinh Gia Khánh có nói với tôi, trước 1945 đêm đêm sinh viên Hà Nội ở “Việt Nam học xá” đã gần ngoại ô rồi mà đi dạo phố suốt đêm có hề hấn gì đâu... Ao ước của người Việt đại chúng xưa nay vốn thật là giản dị, vậy mà xem chừng trong lịch sử lại rất, rất ít khi đạt được: một đất nước thật sự thanh bình, ai đâu yên đấy không bị hạch sách quấy nhiễu, người dân có thể thở, có thể làm ăn, và có cái ăn để còn sống thủy chung tình nghĩa, đừng trở thành trơ lỳ như gỗ đá... Thế thôi. Nói xa xôi quá đâm thành những chàng lãng tử...” (Xem đây).
Có thể nói, một hiện tượng gần như đã thành luật tục của xã hội Việt Nam, là nói ít khi đi đôi với làm. Nói mạnh về dân chủ thì có dễ đã được nghe sướng tai từ lâu lắm. Tính thật cụ thể e rằng đây là những gì quyến rũ bậc nhất, từng văng vẳng hơn 60 năm qua xét trên lĩnh vực... ngôn từ – xin nghe lại hàng loạt phát ngôn từ ông Hồ Chí Minh giữa những năm 40 thế kỷ trước đến bà PCT Doan rất gần đây. Thế nhưng cái “mạnh” đó lại chưa bao giờ hiện hình trong thực tế đời sống, trừ một thời gian không dài lắm toàn dân sống trong không khí hồ hởi tưởng rằng sẽ có dân chủ ngay sau 1945.
Ông Thủ tướng trong góp ý sửa đổi và bấm nút Hiến pháp ở cuộc họp Quốc hội có vẻ như đã thống nhất được giữa hai điều rất ít thống nhất kia – nói và làm – trong tư cách một “Ông Dân” (theo cách dùng của nhà thơ Tú Mỡ), quả xứng đáng ghi điểm. Còn như ông Thủ tướng với tư cách người đứng đầu cơ quan hành pháp của Việt Nam thì lời tuyên bố đầu năm cũng đã gây được ấn tượng khá mạnh. Đó là việc mà bất kỳ người đứng đầu cơ quan hành pháp một nước văn minh nào vẫn thường xuyên thực hiện, như một thông lệ hàng năm. Việt Nam lần đầu mới có, âu cũng là một bước tiến đáng mừng. Tuy nhiên..., tuy nhiên... (lặp đi lặp lại hai chữ “tuy nhiên” có nghĩa là đang uốn lưỡi bảy lần), đối với các nước có cơ chế dân chủ rõ ràng thì thông điệp đầu năm chính là một lời cam kết giữa cơ quan hành pháp với nhân dân, để nhân dân dựa vào đấy mà đối chiếu với việc làm của Chính phủ trong suốt cả năm hoặc cả một nhiệm kỳ, kiểm tra xem việc nào Chính phủ không làm được, để còn bỏ phiếu tín nhiệm, cao hơn nữa truất phế Chính phủ giữa chừng, thay thế bằng một Chính phủ năng nổ hơn. Ở phương diện thứ hai này mà cân nhắc những lời vàng của ông Nguyễn Tấn Dũng, xem chừng lại không dễ chút nào.
Một năm qua, biết bao sự cố đã xảy ra trên đất nước làm người dân nản lòng kinh khủng. Tham nhũng lãng phí dường như đâu cũng có và có với những con số “hùng hồn”, mà phát hiện và trừng trị chỉ mới là “muối bỏ bể”. Kinh tế tụt hậu trong nguy cơ nằm trên bờ vực phá sản. Ngân hàng nơm nớp đổ vỡ; các doanh nghiệp nhà nước chưa xí nghiệp nào xoay xở giảm thiểu đáng kể được những món nợ xấu khổng lồ đang lặc lè trên cổ ngoài biện pháp độc nhất là leo thang giá cả (EVN, Petrolimex...), hoặc chấp nhận thua lỗ lụn bại phải xin nhà nước ưu đãi mọi thứ (Công ty khai thác Bauxite); doanh nghiệp tư nhân giải thể hàng loạt; nông dân ngậm đắng nuốt cay bỏ ruộng; môi trường sinh thái bị vô số những cơn lũ thủy điện triệt phá... Trong khi giá cả thị trường vào sát những ngày này đột ngột tăng vọt lên. Ấy vậy mà những lời tuyên bố của các vị có trách nhiệm trong bộ máy công quyền nghe vẫn cứ xanh rờn: tình hình kinh tế vĩ mô năm 2013 đã “ổn định”, “lạm phát được kiểm soát”. Liệu các vị có chịu đi khảo sát dân tình để hiểu rõ dân chúng cả nước đang sống trong tình cảnh phập phù như thế nào không? Và có chịu lắng nghe những lời nói thẳng của những người như TS Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan... hay không?
Cũng một năm qua biết bao những đàn áp khốc liệt đối với dân oan, với người dân bị cưỡng bức cùng đường phải kéo nhau đi đòi công lý, với những thanh niên, học sinh, sinh viên ý thức được con đường tất yếu dân chủ hóa đất nước, chỉ muốn truyền đạt cho nhau những hiểu biết cơ bản về quyền làm người và làm dân trong một nước độc lập, về chống Trung Quốc âm mưu thôn tính lãnh hải, về nội dung bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc... Họ đã phải chịu đủ thứ bạo hành như xua đuổi, đánh đập gây nên thương tích rùng rợn trên cơ thể, phía chống họ dùng đến cả đầu gấu để trấn áp, bắt những ai cứng cỏi vào tù, thậm chí ngay trong ngày Việt Nam nhận được chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc mà ở Sài Gòn các bạn trẻ phân phát bản Tuyên ngôn nhân quyền LHQ còn được “ăn mắm tôm” của đội quân chức năng nhà nước. Và cho đến sát trước khi bản thông điệp của ông Thủ tướng ban bố, hiện tượng kéo người bị nghi vấn vào đồn để thẩm vấn rồi chỉ mấy tiếng sau thì tuyên bố họ đã tử vong vì “bất ngờ bị bệnh nặng” hoặc “tự vẫn” trong đó có cả một học sinh lớp 9, vẫn cứ diễn ra.
Xin được hỏi, bản thông điệp vừa loan tải trên các mạng truyền thông trong ngày đầu năm đã dựa trên nền tảng nhận thức sâu chín nào của những người đứng đầu đất nước? Là một chuyển đổi nhận thức tự giác do nhìn rõ thực tế sát sườn “không đổi thay thì chết” từ thực tế yếu kém đồng bộ ở cả hai phương diện kinh tế  xã hội nói trên? Hay chủ yếu chỉ là do áp lực của thế giới bên ngoài, của những cơ quan quyền lực như Liên hiệp quốc, của Hội đồng Nhân quyền nhiều nước trên thế giới lúc nào cũng sục sôi những lời phản đối về tình trạng mất nhân quyền của Việt Nam? Xa hơn chút nữa, của cái yêu cầu sống chết phải “vẽ lại bộ mặt” để có chiếc vé vào cửa một tổ chức như TPP? Và trong nội bộ của chính trường Việt Nam thì biết đâu lại là do “sắc thái mới của cuộc đấu tranh đa dạng và phức tạp” mang tính thời đoạn trước mắt và cả sự phóng chiếu nhằm vào nhiệm kỳ sắp tới? Khó nghĩ quá!
Nhưng trên lý thuyết, nếu đã thực sự là một hiện tượng có ý nghĩa chuyển đổi, thì trước sau đó phải là kết quả của một tiến trình sâu xa bắt rễ không phải chỉ trong nhận thức mà quan trọng còn là trong hoạt động thực tiễn của chủ thể nhận thức, như những thể nghiệm, rút kinh nghiệm dần dần. Có một biểu hiện nào của sự thể nghiệm đổi mới của chính cơ quan công quyền lâu nay về cả hai phương diện: cải cách kinh tế đáp ứng quyền lợi người dân lẫn nới lỏng dân chủ cho dân? Chưa hề thấy. Hay phải chăng việc ban bố Nghị định 72 cho phép phạt nặng những bloggers có ý kiến phê phán đối với người đứng đầu đất nước trong những việc làm sai trái nào đó, và việc đề ra điều luật cho phép công an được dùng súng bắn vào dân khi người dân tỏ ý bất phục tùng và phản kháng... đã đến đúng thời điểm có hiệu lực, chính là nền tảng hiện thực của những “phát ngôn hào sảng” trong thông điệp về “phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, về “đổi mới thể chế”... của người đứng đầu Chính phủ trong ngày đầu năm, bởi lẽ cơ quan quyền lực khi được tự do dùng súng đối đầu với dân thì đã có đủ “thế mạnh” để ăn nói rất đàng hoàng: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. Vâng, pháp luật cho người cầm quyền thế là quá đủ, còn cần phải thêm gì nữa? Còn người dân thì hỏi có cái gì pháp luật không cấm, đến phân phát Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc cũng đã là “phạm luật” rồi! Chừng như bấy nhiêu chỗ dựa vẫn chưa coi là khả dĩ, người đứng đầu Chính phủ còn chốt thêm một câu: “Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc”. Được quyền bắn vào đầu dân rồi lại còn hạn chế quyền tự do của dân nhằm “bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” và đủ thứ thuần phong mỹ tục khác. Tự do ấy liệu có còn một mẩu nào hay đã triệt tiêu bằng hết? Thật đúng là lập luận một cách đầy “cẩn tắc”.
Ông Thủ tướng đã từng ra nghiêm lệnh phải xét lại vụ án đập phá nhà anh Đoàn Văn Vươn. Thì kết quả, anh em anh Đoàn Văn Vươn phải “nhập kho” 5 năm, còn kẻ gây tội ác, ông Caca mà từ khuôn mặt đến cách nói năng rõ ra phong cách con người XHCN, được thăng lên cấp tướng.
Ông Thủ tướng đã từng mạnh mẽ đề xuất Luật biểu tình trước Quốc hội. Thì kết quả là hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải đều bị đàn áp khốc liệt, những cuộc tập hợp vì nhân quyền và dân quyền bị hành hung.
Lần này nữa, ông Thủ tướng mạnh mẽ nói đến dân chủ, đến tam quyền phân lập... Không biết kết quả là những ai sẽ theo chân các bạn Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần, nhẹ hơn chút nữa là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào?
Mong rằng những điều chúng tôi gợi ý như một cách nêu nghịch lý để rộng đường cầm cân nảy mực cho nhà cầm quyền, sẽ được thực tế hành pháp trong năm 2014 cực lực bác bỏ. Mong lắm thay!

BVN


Source : Bauxite VN

NHỊP CẦU HOÀNG SA


THỨ BA, NGÀY 07 THÁNG 1 NĂM 2014

NHỊP CẦU HOÀNG SA

Huy Đức

Sau 40 năm, trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa (diễn ra ngày 19-1-1974) đã được viết lại đầy đủ và sống động trên báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, bên cạnh việc làm cần thiết là ghi lại những tấm gương giữ nước quả cảm, chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.

Đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm nay trước anh linh của những thế hệ cha anh "vệ quốc vong thân".

Chắc chắn, ở đâu trên Tổ quốc này cũng còn rất nhiều những sự hy sinh cần được nhìn nhận, những số phận cần được chia sẻ. Mỗi người Việt Nam sẽ chọn cho mình một cách riêng để bày tỏ nghĩa cử của mình. Chúng tôi chọn Hoàng Sa như một nhịp cầu để nối những nghĩa cử ấy và mong trên nhịp cầu này sẽ bắt đầu những bước đi chung của người Việt Nam từ muôn phương.

Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ có địa chỉ liên lạc gia đình của ba người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa: Bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà, nhũ danh Huỳnh Thị Sinh sinh 1948, cư ngụ tại Sài Gòn; Bà quả phụ Nguyễn Thành Trí, nhũ danh Ngô Thị Kim Thanh sinh năm 1946, cư ngụ tại Sài Gòn; Ông Vương Lăng, em ruột tử sĩ Vương Thương, cư ngụ tại Huế.

Chúng tôi cũng liên lạc được với một số cựu binh tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974: Trung úy Phạm Ngọc Roa, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đức Trọng, Lâm Đồng; Trung sĩ Vũ Văn Chu, tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận 06, Sài Gòn (từ năm2011, ông Chu bị tai biến liệt nửa người, cuộc sống hiện đang chật vật); ÔngLữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận Thủ Đức, Sài Gòn; Thượngsĩ nhất Trần Dục, tàu HQ 4, cư ngụ tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế; Ông Trần VănHà, thợ máy trên tàu HQ 10, cư ngụ tại Giá Rai, Bạc Liêu; Trung sĩ điện tử Đỗ Văn Thọ, tàu HQ 4, cư ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn; Trung úy Nguyễn Đình Long, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đà Lạt; Trung úy Ngô Thế Long, cư ngụ tại Cam Lâm, Khánh Hòa; Trung sĩ cơ khí Vũ Đình Thung, tàu HQ-4, cư ngụ tại Tuy Phong, Bình Thuận.

Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm thân nhân những người đã bỏ mình ở Hoàng Sa, những người đã tham chiến ở Hoàng Sa, đặc biệt là những người đang cần sự giúp đỡ.

Chúng tôi - gồm: Kỹ sư Đỗ Thái Bình, chi hội trưởng Hoàng Sa - Trường Sa, Hội Kinh tế Biển Việt Nam; cựu binh Lữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, tham chiến trận hải chiến Hoàng Sa 1974; nhà báo Huy Đức; nhà báo Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập Tuổi Trẻ; nhà báo Thế Thanh, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM - cùng đứng ra vận động sự đóng góp của người Việt Nam đang sinh sống ở khắp nơi cho chương trình "Nhịp Cầu Hoàng Sa".

Những khoản đóng góp này sẽ được dùng để góp phần giúp bà quả phụ NgụyVăn Thà mua một căn hộ chung cư; giúp thân nhân và những cựu binh Hoàng Sa đang thực sự khó khăn.

Kính mong những người Việt Nam đang sinh sống ở trong và ngoài nước, những người đang trăn trở cho một Việt Nam thống nhất lòng người, cùng với chúng tôi tham gia nhịp cầu này, nhịp cầu Hoàng Sa.

Tiền Việt Nam và ngoại tệ, ghi là góp cho chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, xin gửi về: ĐỗThanh Triều - số TK : 1000343796 (ngân hàng Citibank Việt Nam - 115 Nguyễn Huệ, tầng trệt tòa nhà Sunwah, Quận 1, TP.HCM) - Swift code: CITYVNVX


Source : Blog Huynh Ngoc Chenh 

Nhật Bản : Phục hưng để đối phó với Trung Quốc

Trang chủ


Nhật Bản : Phục hưng để đối phó với Trung Quốc

Lục quân Nhật Bản trong cuộc duyệt binh thường niên tại Asaka, ngày 27/10/2013.
Lục quân Nhật Bản trong cuộc duyệt binh thường niên tại Asaka, ngày 27/10/2013.
REUTERS/Issei Kato/Files

Thụy My
« Làm thế nào nước Nhật có thể phục sinh trước Trung Quốc ? » Đó là tựa đề bài phân tích của nhật báo kinh tế Les Echos, mở đầu cho loạt bài sáu kỳ về tình hình sắp tới của sáu quốc gia lớn. Theo tác giả bài báo, song song với những cải cách trong nội bộ và kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế, Tokyo tái triển khai chiến lược gây ảnh hưởng và xích lại gần nhiều quốc gia trong khu vực, nhằm gầy dựng một liên minh chống Bắc Kinh.

Tờ báo nhắc lại bài diễn văn hôm 22/02/2013 bằng tiếng Anh tại Washington, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tóm tắt cơ sở của chủ thuyết chính trị của mình chỉ trong vài từ. Lãnh tụ phe bảo thủ nhấn mạnh : « Nhật Bản đang và sẽ không bao giờ là một quốc gia hạng hai ».
Từ khi quay lại nắm quyền cách đây đúng một năm, ông Abe nỗ lực thiết lập tuần tự những công cụ kinh tế và định chế nhằm củng cố vị trí cường quốc của nước mình, vốn rất khó chịu trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt được rảnh tay hành động vì từ nay cho đến năm 2016 không có cuộc bầu cử nào quan trọng, ông Shinzo Abe có thể thoải mái triển khai những chiến lược của mình, ít nhất là trong thời gian đầu, mà không phải lo lắng đến dư luận.
Trong mười hai tháng đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Shinzo Abe trước hết tập trung cho dự án làm hồi sinh kinh tế trong nước, được mệnh danh là « Abenomics ». Ông tin rằng muốn duy trì vai trò hàng đầu của nước Nhật trong khu vực, trước hết cần ra khỏi tình trạng giảm phát và có được tỉ lệ tăng trưởng ổn định.
Nay thì ông Abe muốn bước sang giai đoạn mới, đó là chú trọng đến vấn đề an ninh, mà ông muốn tiếng nói của Nhật có được sức nặng trực tiếp. Nhật Bản phải đảm bảo được vấn đề quốc phòng của mình, đồng thời có thể hỗ trợ quân sự cho các đồng minh khi cần, nhất là đồng minh Hoa Kỳ. Đây là một hồ sơ ít tìm được đồng thuận hơn, và luôn bị người láng giềng Trung Quốc cảnh giác. Bắc Kinh luôn tin rằng bất cứ sáng kiến nào của Tokyo đều nhằm chống lại mình.
Quan điểm mới này trước hết được tiến hành trong nội bộ. Vào giữa tháng 12, chính quyền Nhật vốn suốt một thập kỷ qua vẫn ngần ngại chi cho quốc phòng, nay loan báo sẽ dành 170 tỉ euro cho lãnh vực quân sự trong năm năm tới, tăng 2,6%. Hết sức lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh luôn đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, Tokyo chủ yếu muốn tăng cường năng lực giám sát trên không và trên biển, đồng thời cải thiện các phương tiện can thiệp tại những hòn đảo xa xôi.
Nhưng ngân sách Nhật đang phải đối phó với món nợ công tương đương 250% tổng sản phẩm nội địa, không cho phép duy trì nhịp độ chạy đua vũ trang với Trung Quốc. Theo ước tính của phương Tây, Bắc Kinh trong 12 tháng đã chi ra số tiền mà Tokyo có thể xài trong 5 năm.
Gặp khó khăn về tài chính, ông Shinzo Abe đành trông cậy vào việc cải cách hệ thống quốc phòng. Ông hy vọng tăng cường bộ chỉ huy Lực lượng phòng vệ Nhật Bản – tên chính thức của quân đội Nhật – qua việc thành lập các đơn vị mới. Ông thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia theo mô hình của Mỹ. Một đạo luật mới về bảo vệ bí mật nhà nước cũng sẽ được áp dụng, dự kiến trừng phạt nặng các viên chức tiết lộ thông tin. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện trao đổi thông tin với tình báo Mỹ, cho đến nay vẫn nghi ngại về sự thẩm lậu tin tức từ các bộ của Nhật, không muốn trao đổi những thông tin quân sự nhạy cảm.
Trong những tháng tới, chính quyền phải đề nghị diễn dịch theo một cách mới bản Hiến pháp chối bỏ chiến tranh có từ năm 1946, để có quyền « tự vệ tập thể », nhằm hỗ trợ cho một đồng minh bị nước khác tấn công. Tokyo cũng muốn xem xét lại việc cấm xuất khẩu vũ khí. Những sáng kiến này giúp cho Nhật củng cố liên minh quân sự với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện cũng đang quan ngại trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Đó là vì song song với những cải cách trong nước, Tokyo còn triển khai chiến lược gây ảnh hưởng qua việc xích lại gần nhiều nước trong khu vực, vạch nên một vòng vây chống Trung Quốc. Trước ông Shinzo Abe, chưa hề có một Thủ tướng Nhật nào liên tục công du tất cả các quốc gia ASEAN, và hứa hẹn sẽ đến thăm Canberra, New Delhi. Ông triển khai quan niệm « chuỗi kim cương an ninh » bao gồm Nhật Bản, Úc, Ân Độ và bang Hawai của Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải trên các vùng biển lân cận. Không chỉ mặt điểm danh Trung Quốc, ông lưu ý là các quốc gia tham gia « chuỗi kim cương » này cũng tôn trọng những giá trị dân chủ và nhân quyền.
Không muốn bị coi là một nhân tố gây bất ổn trong khu vực, ông Shinzo Abe cho đến nay vẫn kích hoạt chính sách « phục hưng » này một cách chừng mực. Nhưng theo Les Echos, chuyến viếng thăm đền Yasukuni cách đây mười ngày đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc bất bình, và có thể mở đầu cho những bài diễn văn dân tộc chủ nghĩa hơn của Tokyo.
Khủng hoảng chính trị đe dọa kinh tế Thái Lan
Cũng về châu Á, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bangkok nhận định « Tại Thái Lan, khủng hoảng chính trị đe dọa nền kinh tế ». Đồng bath, đồng tiền quốc gia Thái đã xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Đến thứ Năm 2/1 tuần trước, đồng bath đã bị mất đi 5% giá trị, với 45 bath đổi được 1 euro. Thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) đóng cửa hôm thứ Sáu 3/1 với 1.224 điểm, thấp nhất kể từ một năm qua. Dự báo tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, vốn đã gặp khó khăn vào cuối năm 2013 do kinh tế Trung Quốc chậm lại, chỉ khoảng 4%, so với tỉ lệ 6,5% của năm 2012.
Loan báo của thủ lãnh đối lập Suthep Thaugsuban sẽ phong tỏa thủ đô Bangkok hôm 13/1 tới cũng làm giới kinh doanh e sợ. Pichai Nariphthanpan, một trong những người có trách nhiệm của đảng cầm quyền Pheu Thai cảnh báo hành động này nếu xảy ra sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vốn đã xuống thấp. Dẫn số liệu của Bangkok Post, ông Pichai cho biết các nhà đầu tư ngoại quốc vào tháng 12/2013 đã bán ra khoảng 200 tỉ bath cổ phiếu (4,5 tỉ euro). Theo ông, khủng hoảng chính trị đã làm nền kinh tế Thái thiệt hại 70 tỉ bath.
Phó chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Thái Lan Tanit Sorat cảnh báo phe đối lập, nếu thủ đô bị phong tỏa, các hoạt động ngân hàng, thương mại và du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty du lịch và các khách sạn đang rất lo ngại : cho dù các bãi biển vẫn đông người vào đầu năm 2014, những người buôn bán ở Bangkok than thở doanh số bán cho khách du lịch đã giảm sút.
Bạo lực tại Cam Bốt gây lo ngại
Còn tại Cam Bốt, trong bài « Chính quyền muốn chế ngự đối lập », nhật báo Libération chú ý đến việc Phnom Penh phản ứng thô bạo trước phong trào phản kháng, cấm biểu tình. Tương tự, nhật báo La Croix trong bài viết mang tựa đề « Đối lập bị đàn áp tại Cam Bốt » cũng nhắc lại các sự kiện cảnh sát bắn vào công nhân biểu tình làm ba người thiệt mạng, cũng như việc cấm đoán xuống đường.
La Croix cho biết các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo bạo lực đối với thường dân hiện ở mức độ tệ hại nhất từ 15 năm qua. Libération ghi nhận, vào thời điểm « Xứ sở nụ cười » chuẩn bị kỷ niệm 35 năm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào ngày mai, chính quyền do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu từ năm 1985 đến nay đang phải đối phó với phong trào phản kháng chưa từng thấy. Việc huy động lực lượng an ninh một cách quy mô ninh chứng tỏ chính quyền đang run sợ.
Cho dù đã thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bọn Khmer Đỏ, người dân Cam Bốt và các tổ chức phi chính phủ tố cáo sự độc đoán, nạn tham nhũng, thao túng các cơ cấu chính phủ và phương tiện truyền thông. Liên đoàn nhân quyền Cam Bốt hôm thứ Bảy tuần trước bày tỏ sự lo ngại trước thông cáo của Bộ Quốc phòng sẽ « bảo vệ bằng mọi giá kết quả bầu cử hồi tháng Bảy và chính phủ do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo ».
Xu hướng độc đoán của chính phủ Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc tình hình cũng không yên ả. Bài phân tích của Le Monde lưu ý, sau 23 ngày đình công, phong trào công nhân công ty Korail đã bị thẳng tay đàn áp. Một sinh viên đã nêu ra sự kiện này trong daejabo – tương tự đại tự báo, áp-phích viết tay được các nhà đối lập sử dụng trong thập niên 80 dưới chế độ Mao-ít, cũng như hoạt động của chính quyền từ khi nữ Tổng thống bảo thủ Park Geun Hye lên cầm quyền.
Tâm trạng bất mãn phổ biến cho đến nỗi hôm mùng 1 tháng Giêng vừa qua, một người đàn ông đã tự thiêu, kêu gọi bà Park từ chức. Sự hiện diện đông đảo của của cảnh sát trên đường phố Seoul cũng như của các nhân viên tình báo NIS trong các cuộc tranh luận công khai, là các dấu hiệu cho thấy xu hướng độc đoán của chính quyền ngày càng trỗi dậy.
Từ một năm qua, NIS đã bị lên án là hành động vì lợi ích của bà Park Geun Hye. Hàng ngàn tin Twitter đã được các nhân viên tung ra lúc sắp bầu cử tổng thống nhằm gây mất uy tín cho địch thủ Moon Jae In của bà. Một người ngoại quốc thông thạo tình hình Hàn Quốc nhận xét : « Tại bất cứ nền dân chủ nào khác, kiểu làm như thế nhất định gây ra xì-căng-đan ».
Tại Hàn Quốc, các cuộc biểu tình bị theo dõi chặt chẽ và đối lập ít có tiếng nói. Tuy giám đốc NIS đã từ chức và bà Park bác bỏ mọi liên can, nhưng theo nhà chính trị học Moon Chung In của đại học Yonsei thì : « Cơ quan tình báo đã đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị, và là lực lượng ủng hộ lớn nhất của bà Park Geun Hye ». Do vậy tạp chí chuyên về điều tra SisaIN của Hàn Quốc đã chọn NIS là « Nhân vật chính trị trong năm ».
Hai dân biểu đảng Dân chủ đối lập bị đe dọa bãi nhiệm vì đả kích dữ dội Tổng thống, đảng PPU có nguy cơ giải thể. Những nhân vật thân cận của bà Park cũng không thể làm người ta an tâm : Chánh văn phòng Tổng thống Kim Ki Choon từng làm việc với cha của bà là nhà độc tài Park Chung Hee, còn giám đốc NIS hiện tại là Nam Jae Joon là cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Ung thư : Bệnh nhân sống lâu hơn khi được nhân viên y tế cảm thông
Trên lãnh vực y tế, phụ trang báo Le Figaro nhấn mạnh sự cảm thông của y bác sĩ đối với bệnh nhân ung thư rất cần thiết. Một công trình nghiên cứu năm 2010 đã chứng minh rằng tình cảm của đội ngũ y tế làm tăng cơ hội sống sót cho những người bị bệnh ung thư phổi đã di căn.
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được một ê-kíp y tế tận tâm hỗ trợ ngay từ khi được thông báo bị ung thư, có được chất lượng sống tốt hơn, ít bị trầm cảm hơn và sống được thêm ba tháng so với những bệnh nhân khác chỉ được điều trị về mặt kỹ thuật mà không quan tâm đến tâm tư tình cảm người bệnh.
Kinh tế Pháp và can thiệp quân sự châu Phi : Hai chủ đề chính đầu năm
Trong những ngày đầu năm, báo chí Pháp dành mọi chú ý cho thời sự trong nước, trước hết là quan hệ giữa chính quyền và Hiệp hội giới chủ.Le Figaro đặt câu hỏi : « Liệu ông François Hollande có thể thay đổi chính sách ? » và nhận xét, khác với những lời hứa tranh cử, Tổng thống Pháp một khi đã khẳng định khuynh hướng cải cách, cần phải cụ thể hóa « hiệp ước trách nhiệm » đề ra cho các doanh nghiệp.
Le Monde kể ra : « Thuế, thâm hụt ngân sách, tính cạnh tranh », đó là những vấn đề mà Medef, tổ chức của giới chủ Pháp muốn « tính sổ » với ông François Hollande. Cụ thể hơn, nhật báo kinh tế Les Echos dành hẳn ba trang báo khổ lớn cho 12 hồ sơ mà ông Hollande phải giải quyết : « Thuế, công nghiệp, chính sách xã hội ». Tờ báo nhận xét, quý I năm 2014 mang tính quyết định đối với sự khả tín của người đứng đầu nước Pháp. Còn L’Humanité thì khai thác một khía cạnh khác. Nhật báo cộng sản chạy tựa « Chúng tôi, những người học việc dưới gót giày của Medef », trích lời chứng của một sinh viên tại trung tâm đào tạo thuộc nhánh công nghiệp và luyện kim của Hiệp hội giới chủ Pháp, thuật lại rằng ở đây người ta dạy rằng phải vâng lời các ông chủ.
Trên lãnh vực quân sự, nhật báo công giáo La Croix cho biết « Tại Trung Phi, phải bắt tay vào làm tất cả mọi việc ». Theo tờ báo, sự can thiệp của quân đội Pháp từ một tháng qua nhằm ngăn chận các vụ thảm sát quy mô ở Bangui không thể giúp ổn định một đất nước kiệt quệ đang bị xâu xé. Còn tờ báo cánh tả Libération chạy tựa : « Sự can thiệp của Pháp : Những ngờ vực của châu Phi ». Mặc cho tính khẩn cấp về mặt nhân đạo, vẫn có những tiếng nói tại châu lục này đặt câu hỏi về vai trò của Paris tại Trung Phi và Mali.

RFI