8/12/08

Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập Tự 青心 才 人 詩 集 序

Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập Tự
青心 才 人 詩 集 序
---
Kim sử duyên đề tặng phiến,
今使 緣 締 贈 扇,
Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang;
遼陽 不 歸 叔 父 之 喪;
biến khởi mại ty,
變起 賣 絲,
Lôi châu tức biện oan dân chi án;
雷州 即 辦 寃 民 之 案;
tắc sắt cầm hảo hợp,
則瑟 琴 好 合,
cốt nhục đoàn viên;
骨肉 團 圓;
bích ngọc trường lưu,
碧玉 長 留,
tử thoa bất đoạn;
紫釵 不 斷;
yên hoa thương khách,
烟花 商 客,
hà lai mãi tiếu chi kim;
何來 買 笑 之 金;
thanh giáo ngoại thần,
聲教 外 臣,
chung trở quy hàng chi giáp;
終阻 歸 降 之 甲;
Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh,
何以 表 閨 人 之 孝 行,
kiến hiệp nữ chi cơ quyền;
見俠 女 之 機 權;
Nãi tri: sự phi khúc tắc bất kỳ,
乃知: 事 非 曲 則 不 奇,
ngộ dũ truân nhi nãi hiển.
遇愈 屯 而 乃 顯.
Khanh chân đạt giả,
卿真 達 者,
tu tri thương hạo chi liên tài;
須知 蒼 昊 之 憐 才;

ngã diệc vân nhiên,
我亦 云 然,
mạc oán hồng nhan chi vô phận.
莫怨 紅 顏 之 無 分.
Độc thị: vị thông môi chuớc,
獨是: 未 通 媒 妁,
tiên đính tư minh,
先訂 私 盟,
nhất trụy phồn hoa,
一墜 繁 花,
tiện thành kết tập.
便成 結 習.
Hoặc giả vị thủy đãng vân lưu chi thái;
或者 謂 水 蕩 雲 流 之 態;
luân nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong.
淪而 為 枝 迎 葉 送 之 風.
Bất tri hồng hạnh xuất tường,
不知 : 紅 杏 出 墻,
vị phó hương tâm ư phấn điệp;
未付 香 心 於 粉 蝶;
Sương phong ẩm hận,
霜鋒 飲 恨,
khủng diên họa sự ư trì ngư.
恐延 禍 事 於 池 魚.
Lệ kính lý chi băng sương,
勵鏡 裏 之 冰 心(?),
độ sầu biên chi tuế nguyệt.
度愁 邊 之 歲 月.
Vô hà chi bích,
無瑕 之 壁,
giá khả trọng ư liên thành;
價可 重 於 連 城;
dĩ thệ chi ba,
已逝 之 波,
mộng do hồi ư cựu phố.
夢猶 回 於 舊 浦.
Thí bình tình nhi trước luận,
試平 情 而 著 論,

nghi lược tích nhi nguyên tâm.
宜略 迹 而 原 心.
Hựu huống: thập thủ tân thi,
又況: 十 首 新 詩,
quán nhập đoạn trường chi tập;
冠入 斷 腸 之 集;
tứ huyền cung oán,
四絃 宮 怨,
phổ thành bạc mệnh chi âm.
譜成 薄 命 之 音.
Giác thê lương kỳ não nhân,
覺棲 涼 其 惱 人,
phục phinh đình nhi cố ảnh.
復娉 婷 而 顧 影.
Hoa ưng thâu diễm,
花應 輸 艷,
liễu dục tăng kiều.
柳欲 憎 嬌.
Tham bắc bộ chi phong tao,
參北 部 之 風 騷,
tiếu đề diệc vận;
笑啼 亦 韻;
thiện nam triều chi phấn đại,
擅南 朝 之 粉 黛,
nùng đạm tương nghi.
濃淡 相 宜.
Cố nghi chư lão chung tình,
固宜 諸 老 鍾 情,
biến danh tính ư quần biên tụ giác;
遍名 姓 於 裙 邊 袖 角;
toại sử thiên thu ký sự,
遂使 千 秋 記 事,
thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.
採風 流 於 剩 粉 殘 脂.
Ta hồ! Tiểu trích phong trần,
嗟乎! 小 謫 風 塵,
kỷ tao ma nghiệt!
幾遭 魔 孽.
Tình thiên hạo diểu,
情天 浩 渺,
hận hải thương mang.
恨海 滄 茫.
Tùy phong chi nhứ hà y;
隨風 之 絮 何 依;
Trụy khổn chi hoa vô lại!.
墜悃(?) 之 花 無 賴.
Can khanh thậm sự,
干卿 甚 事,
thế cổ thiên sầu.
替古 偏 愁.
Nhiên nhi, thính nguyệt dạ chi tỳ bà,
然而, 聽 月 夜 之 琵 琶,
thanh sam dị thấp;
青杉(?) 易 濕;
xướng cách giang chi ngọc thụ,
唱隔 江 之 玉 樹,
bạch mấn thiêm hoa.
白鬢 添 花.
Do lai danh sĩ giai nhân,
由來 名 士 佳 人,
túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp;
夙世 有 花 嚴 之 劫;
Hưu quái thanh sơn hoàng thổ,
休怪 青 山 黃 土,
thiên cổ đồng luân lạc chi bi.
千古 同 淪 落 之 悲.
Bộc bản đa tình,
僕本 多 情,
cảm thâm đồng điệu.
感深 同 調.
Vị ngộ không hoa ư sắc giới,
未悟 空 花 於 色 界,
thiên liên ảo mộng ư xuân trường.
偏憐 幻 夢 於 春 場.
Kim ốc A Kiều,
金屋 阿 嬌,
mạn trước bán không chi tưởng;
漫著 半 空 之 想;
mỹ nhân phương thảo,
美人 芳 草,
bằng chiêu cách đại chi hồn.
憑招 隔 代 之 魂.
Ngẫu hững bút dĩ trừu tư,
偶興 筆 以 抽 思,
toại trục hồi nhi tưởng vịnh.
遂逐 回 而 想 詠.
Ngôn chi trường dã,
言之 長 也,
tạ đương khách song thính vũ chi đàm;
藉當 客 窗 聽 雨 之 談;
linh chi lai hề,
靈之 來 兮,
hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ .
或在 洛 浦 淩 波 之 夜.

Chu Mạnh Trinh (1862-1905)
( Việt Nam Văn học giảng bình của Phạm Văn Diêu, nxb Tân Việt, 1961 )
Tác giả : Chu Mạnh Trinh, tự Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, người Hưng Yên, sinh năm 1862. Ông thi đỗ tú tài, sau đó đỗ giải nguyên kỳ thi hội, cuối cùng đỗ đệ tam tiến sĩ thời Thành Thái, làm tới Án sát sứ tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên. Tiếc thay một đời danh sĩ tài hoa thực là ngắn ngủi, ông mất khi tròn 43 tuổi.

***

Tựa Thúy Kiều - Chu Mạnh Trinh
Diễn Nôm : Tchya & Đàm Quang Thiện
Kim sử: Duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất qui thúc phụ chi tang; biến khởi mãi ty, Lôi Châu tức biên oan dân chi án; tác sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên, bích ngọc trường lưu tử thoa bất đoạn. Yên hoa thương khách hà lai mái tiếu chi kim; thanh giáo ngoại thần chung trở qui hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền. Nay ví thử: duyên ưa trao quạt, Liêu Dương chẳng vì tang chú trở về; biến tại bán tơ, Lôi Châu giá được dân oan minh án; thì chắc đẹp duyên đôi lứa, đoàn tụ cả nhà, ngọc bích còn nguyên, thoa vàng chẳng gẫy. Mà đâu có thể làng chơi son phấn, đem vàng mua được nụ cười; lại chẳng bao giờ, ngoài cõi anh hùng, cổi giáp quay đầu chịu phục. Thì sao: tỏ rõ phòng khuê mà hiếu hạnh, thấy được gái nghĩa hiệp lại cơ quyền.
Nãi tri: sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển. Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài, ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị: vị thông môi chước, tiện đính tư minh, nhất truỵ phiền hoa, tiên thành kết tập. Thế mới biết không rắc rối việc chẳng phi thường, có gian truân danh càng rạng rỡ. Nàng đà hiểu đó, Trời xanh thương khách tài hoa; ta nói vậy thôi, má đỏ oán chi phận bạc. Chỉ vì: chưa thông môi lái, đã nặng thề bồi, lỡ bước phồn hoa, quen đường gió bụi.
Hoặc giả vị thuỷ đãng vân lưu chi thái, luận nhi vi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri: hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm ư phấn điệp; sương phong ẩm hận, khủng diên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi bằng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Hoặc có người nói, sở dĩ lá đưa cành đón, chỉ vì nước chảy mây trôi. Ai biết đâu hạnh thắm vượt tường, chưa gửi nhuỵ thơm cho bướm; dao oan nuốt hận, chỉ lo vạ cháy theo thành ven cõi sầu ngày tháng phôi pha; trong lòng kính tuyết sương gắng gỏi. Ngọc không hoen ố, giá cao kỳ xiết mấy thành liền; sóng đã trôi xuôi, hồn lẩn quất về phố cũ.
Thí bình nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm. Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mênh chi âm. Giác thê lương kỳ não nhân, phục dỉnh đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao, tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại, nùng đạm tương nghi. Như bình tình mà phán đoán, nên xét lại tự căn nguyên. Huống chi: nhất giải đoạn trường, thơ mới mười bài tuyệt tác; bốn giây bạc mệnh Hồ một khúc lâm ly. Bi ai những não lòng người; tha thuớt còn ngờ bóng cũ. Hoa ưng khoe thắm, liễu muốn thêm tươi. Đất Bắc thấm mùi lịch sự, cười khóc nên thơ; trời Nam rạng vẻ phấn son, thắm phai đượm nét.
Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính ư quần biên tụ giác; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi. Ta hồ, tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y, truỵ khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi, thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Cho nên bao người cũ say đời tình chung, đem tính danh ghi góc áo xiêm; ngàn thu sau tiếc chuyện phong lưu, viết sử sách vớt hương thừa phấn cũ. Than ôi! gió bụi một phen, nổi chìm mấy độ. Trời tình bát ngát, bể hận mênh mang, sợi tơ mành gió cuốn lênh đênh, đoá hoa rụng quê người trôi dạt...Xét đến nàng cũng hay mua việc, chuyện ngàn thu còn áo não làm chi? Chẳng qua: đêm trăng nghe khúc Tỳ Bà, áo xanh đẫm lệ; cách bến hát câu ngọc thụ, tóc trắng thêm sương.
Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hưu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thâm đồng điệu. Vị ngộ không hoa ư sắc giới, thiên liên ảo mộng ư xuân trường. Kim ốc a kiều, mạn truớc bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hứng bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ. Xưa nay danh sĩ giai nhân, hoa nghiêm vẫn một đời gian khổ; xót lẽ đất vàng núi biếc, luân lạc cùng muôn thuở đau thương. Tớ vốn nhiều tình, cảm ai cùng điệu. Cõi sắc hoa không chửa tỉnh; trường xuân mộng ảo còn say. Phương thảo gọi hồn, mường tượng người xưa phảng phất; nhà vàng xây mộng, mơ màng bóng ngọc thuớt tha. Chuyện cũ bâng khuâng, sẵn bút đề thơ ngẫu hứng; người xưa tưởng nhớ, chia hồi ngâm vịnh tiêu tao. Nói chẳng hết lời, ngoài cửa mưa thu rả rích; hồn thiêng chăng lẽ, đêm trường Lạc Phố chơi vơi...
Diễn Nôm : Tchya & Đàm Quang Thiện

Bản dịch : Lãng Nhân
Nay ví thử: duyên ưa trao quạt, Liêu Dương chẳng vì tang chú trở về; biến tại bán tơ, Lôi Châu giá được dân oan minh án; thì chắc đẹp duyên đôi lứa, đoàn tụ cả nhà, ngọc bích còn nguyên, thoa vàng chẳng gẫy. Mà đâu có thể làng chơi son phấn, đem vàng mua được nụ cười; lại chẳng bao giờ, ngoài cõi anh hùng, cổi giáp quay đầu chịu phục. Thì sao: tỏ rõ phòng khuê mà hiếu hạnh, thấy được gái nghĩa hiệp lại cơ quyền. Ví thử : Gắn bó tự ngày trao quạt, tang Liêu Dương đừng lỡ hẹn duyên hài, đặt bày do gã bán tơ, án Lôi quận giải ngay niềm oan khuất. Ắt là : Sắt cầm êm ả, cốt nhục sum vầy. Ngọc biếc vẫn lành thoa vàng không gãy. Lả lơi hoa rượu, khách làng chơi đâu được dịp mua cười; ngang dọc biên thùy, tay cung kiếm há thua cơ bó giáp ?. Thì sao thấy được : Chốn khuê các đã đủ điều hiếu hạnh; bạn quần thoa mà biết lẽ kinh quyền !
Thế mới biết không rắc rối việc chẳng phi thường, có gian truân danh càng rạng rỡ. Nàng đà hiểu đó, Trời xanh thương khách tài hoa; ta nói vậy thôi, má đỏ oán chi phận bạc. Chỉ vì: chưa thông môi lái, đã nặng thề bồi, lỡ bước phồn hoa, quen đường gió bụi. Mới hay : Việc đời khuất khúc, chuyện mới ly kỳ; cảnh ngộ éo le, nết càng tỏ rõ. Nàng đà thừa hiểu; từ xưa trẻ tạo vẫn lân tài; ta lại nhủ cùng; đâu phải má hồng đều tủi phận. Chỉ vì : Chưa mối manh đã vội thề bồi; mắc trăng gió mới thành hư hỏng.
Hoặc có người nói, sở dĩ lá đưa cành đón, chỉ vì nước chảy mau trôi. Ai biết đâu hạnh thắm vượt tường, chưa gửi nhuỵ thơm cho bướm; dao oan nuốt hận, chỉ lo vạ cháy theo thành ven cõi sầu ngày tháng phôi pha; trong lòng kính tuyết sương gắng gỏi. Ngọc không hoen ố, giá cao kỳ xiết mấy thành liền; sóng đã trôi xuôi, hồn lẩn quất về phố cũ. Hoặc lại bảo : nước chảy mây bay quen mất nết; hóa cho nên : lá đưa cành đón dễ hư thân. Nào biết đâu : Nhị vẫn phong hương, chẳng để bướm ong thông được lối; dao toan cắt hận, nhưng e ao cá cháy theo thành. Mài mảnh gương soi rõ tấm băng trinh; ôm nỗi khổ gắng qua ngày tủi nhục. Ngọc không mãi bợn, há thua đâu giá trọng liên thành; nước dẫu trôi xuôi, vẫn nhớ đến mối tình cựu phố.
Như bình tình mà phán đoán, nên xét lại tự căn nguyên. Huống chi: nhất giải đoạn trường, thơ mới mười bài tuyệt tác; bốn giây bạc mệnh Hồ một khúc lâm ly. Bi ai những não lòng người; tha thuớt còn ngờ bóng cũ. Hoa ưng khoe thắm, liễu muốn thêm tươi. Đất Bắc thấm mùi lịch sự, cười khóc nên thơ; trời Nam rạng vẻ phấn son, thắm phai đượm nét. Ví muốn bàn cho thấu đáo; - cũng nên xét đến tâm tình. Huống chi : Bốn dây gió thảm mưa sầu, phả thiên bạc mệnh, mười vận hoa thêu gấm dệt, chiếm giải Đoạn trường.
Những nghe đã xót xa lòng, tưởng đến càng mê mẫn bóng. Hoa đành thua vẻ; liễu muốn ghen mầu. Hội phong tao đất Bắc nên trang, khóc cười phải điệu. Nét son phấn miền Nam đáng bậc, đậm nhạt ưa nhìn.
Cho nên bao người cũ say đời tình chung, đem tính danh ghi góc áo ven xiêm; ngàn thu sau tiếc chuyện phong lưu, viết sử sách vớt hương thừa phấn cũ. Than ôi! gió bụi một phen, nổi chìm mấy độ. Trời tình bát ngát, bể hận mênh mang, sợi tơ mành gió cuốn lênh đênh, đoá hoa rụng quê người trôi dạt...Xét đến nàng cũng hay mua việc, chuyện ngàn thu còn áo não làm chi? Chẳng qua: đêm trăng nghe khúc Tỳ Bà, áo xanh đẫm lệ; cách bến hát câu ngọc thụ, tóc trắng thêm sương. Vậy nên những khách tài hoa, chẳng ngại đề tên họ bên chéo quần tay áo; lại khiến ngàn năm ghi chép, không nề nhặt phong lưu nơi phấn sót hương thừa. Than ôi ! Mới lọt vào một kiếp phong trần; đã vương lấy bao phen oan nghiệt. Trời tình u uất, biển hận vơi đầy. Sợi tơ mành phó mặc gió bay, cánh hoa rụng, sá gì bàn lội. Từ trước đã dư người hoài cảm, sao nay còn hận nỗi thương tâm ? Ấy cũng vì : Tiếng tỳ bà nghe lắng đêm trăng, áo xanh dễ đầm giọt lệ; khúc ngọc thụ vẳng qua mặt sóng, tóc bạc thêm đượm màu sương ...
Xưa nay danh sĩ giai nhân, hoa nghiên vẫn một đời gian khổ; xót lẽ đất vàng núi biếc, luân lạc cùng muôn thuở đau thương. Tớ vốn nhiều tình, cảm ai cùng điệu. Cõi sắc hoa không chửa tỉnh; trường xuân mộng ảo còn say. Phương thảo gọi hồn, mường tượng người xưa phảng phất; nhà vàng xây mộng, mơ màng bóng ngọc thuớt tha.

Chuyện cũ bâng khuâng, sẵn bút đề thơ ngẫu hứng; người xưa tưởng nhớ, chia hồi ngâm vịnh tiêu tao. Nói chẳng hết lời, ngoài cửa mưa thu rả rích; hồn thiêng chăng lẽ, đêm trường Lạc Phố chơi vơi...

( Bản dịch Tchya Đái Đức Tuấn & Đàm Quang Thiện )


Cho hay danh sĩ giai nhân, nợ sau trước cũng âu người một hội; Dẫu ở non xa nước lạ, kiếp sông hồ khôn thoát hận ngàn thu. Ta vốn đa tình; - luống thương đồng điệu. Cõi Sắc hoa Không chưa giác ngộ; đài xuân giấc bướm vẫn mơ màng. Cỏ Mỹ nhân một bó u hoài, hồn thơm có thấu ? Tòa Kim ốc những hằng vọng tưởng, vóc ngọc còn đâu ?

Sẵn bút hoa tả mối sầu tư, đem truyện cũ chia hồi tưởng vịnh :
Giãi mãi mà ân tình chưa dứt, giọt
mưa đêm còn thánh thót bên khách song; thiêng chăng thì hiển hiện cho xem, bóng người đẹp chùng nhởn nhơ nơi Lạc phố ...

( Bản dịch Lãng Nhân )

***


Gửi Anh TchyA
20-8-53

Nghe Anh trở lại chốn Kinh kỳ
Lấy bút làm guơm, rạch thị phi
Mây nuớc bao la còn nhớ hẹn
Cỏ cây sơ sác ngẫm càng bi
Nửa đầu sương tuyết ngô hoàn ngã
Một mái non sông khách thị thuỳ
Sóng rộn dòng Hương thuyền mấy lá
Vẳng nghe tiếng dáo, tiếng ngâm thi...

Lãng Nhân

Tựa Thuý Kiều : Bản dịch Đoàn Tư Thuật

Giả sử ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay; quan lại công bằng, án Viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng, thì đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười, mà chắc biên thuỳ một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp. Thì sao còn tỏ được là người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa, tay đàn bà mà lại có cơ quyền. Thế mới biết, người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn.

Con tạo hoá vốn thương yêu tài sắc, nàng đà biết thế hay chưa? Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già, ta cũng khuyên lời phải chẳng. Chỉ vì một tội, mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi.

Cũng có người bảo: Tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường, chưa để con ong qua tới; cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại e thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương, mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì; nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn ngơ ngẩn.

Bàn cho thật phải, tình cũng nên thương. Lại xem như bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc, trúc tơ phong nhã, hồ cầm một chương; câu thần vẳng vọng tiêu tao, bóng ngọc tưởng chiều não nuột, hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu, trăm năm cũ còn ghi tên tuổi hão, người chép sách tiếc vì tài sắc, ngàn thu sau nhặt lấy phấn hương thừa.

Than ôi, một bước phong trần, mấy phen chìm nổi... trời tình mờ mịt, bể hận mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch. Ai dư nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa tình luống những sầu chung, hạt lệ Tầm Dương chan chứa; lòng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ não nề.

Cho hay, danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau lòng. Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu. Cái kiếp không hoa lẩm cẩm, con hồn xuân mộng bâng khuâng. Đã toan đúc sẵn nhà vàng, chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo, hú vía thuyền quyên.

Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi, đem sự tích tóm làm một tựa. Bây giờ kể còn dài chưa hết, hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu. Hỡi ơi, hồn đà có biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố.

( Compiled by Tran Ho Dung )

Phạm Quý Thích (1760–1825) - Đoạn trường tân thanh đề từ

Phạm Quý Thích (1760–1825)
Đoạn trường tân thanh đề từ


Phạm Quý Thích tự là Dữ Đạo, hiệu Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, tác giả các tập thơ chữ Hán như Thảo Đường Thi Tập, Lập Trai Văn Tập, Nam Hành Tập...

Phạm Quý Thích quê ở huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương); sau ngụ cư phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, Thăng Long (Hà Nội). Tháng 10 năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) đỗ Tiến sĩ nhả Lê, sau đó được bổ Hiệu thảo Viện Hàn lâm kiêm chức Giám sát Ngự sử đạo Kinh Bắc, làm quan giữ chức Thiêm Sai Tri Công Phiên,…. Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm đốc học, được ít lâu thì xin từ chức. Gia Long năm thứ 10, ông được triệu vào kinh giữ chức sử quan, sau ông cáo bệnh về ẩn cư, dạy học ở quê nhà. Phạm Quý Thích từng làm quan với nhà Lê, nhà Nguyễn, nhưng bỏ trốn, không cộng tác với nhà Tây Sơn.

Những đóng góp về giáo dục, văn học được coi là thành công lớn nhất trong cuộc đời ông, đặc biệt về mảng thơ chữ Hán. Tương truyền ông là người đầu tiên đem Truyện Kiều ra giảng dạy học trò, có nhuận sắc lại chút ít tác phẩm của Nguyễn Du, đổi tên Ðoạn trường tân thanh thành Kim Vân Kiều tân truyện và đem khắc ván in ở phố Hàng Gai, Hà Nội.

Sau đây xin giới thiệu bài thơ chữ Hán "Đoạn trường tân thanh đề từ" (hoặc “Thính Đoạn trường tân thanh hữu cảm”) và bản dịch Nôm của chính Phạm Quý Thích trong “Hoa đường nam hành thi tập” gồm 307 bài thơ vịnh cảnh vào kinh đô Huế, tặng bạn bè, thuật, hoài, mừng, viếng...
斷 腸 新 聲 題 辭

佳 人 不 是 到 錢 塘

半 世 煙 花 債 未 償

玉 面 豈 應 埋 水 國

冰 心 自 可 對 金 郎

斷 腸 夢 裏 根 緣 了

薄 命 琴 終 怨 恨 長

一 片 才 情 千 古 累

新 聲 到 底 為 誰 傷

范 貴 適

Phiên âm Hán-Việt:

Đoạn trường tân thanh đề từ

Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường

Bán thế yên hoa trái vị thường

Ngọc diện khởi ưng mai Thuỷ quốc

Băng tâm tự khả đối Kim Lang

Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu

Bạc mệnh cầm chung oán hận trường

Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ

Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương

Phạm Quý Thích

Dịch nghĩa:

Đề cuốn Đoạn trường tân thanh

Người đẹp (mà) không đi đến sông Tiền Đường,

(Thì) nửa đời lầu xanh vẫn chưa trả xong nợ.

Mặt ngọc của nàng đâu cần phải chìm xuống thủy cung,

Tâm trong sáng của nàng xứng đáng gặp chàng Kim lắm.

Giấc mộng đoạn trường nay đã biết rõ nguồn cơn,

Khúc đàn Bạc mệnh dứt rồi nỗi hận còn vương.

Vì một mảnh tài tình mà ngàn năm còn lụy,

Tác phẩm Tân Thanh này vì ai mà thương cảm đau lòng.

Tác giả tự dịch thơ:

Đề cuốn Đoạn trường tân thanh

Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan

Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan

Lòng còn tơ vướng chàng Kim Trọng

Vẻ ngọc chưa phai chốn thuỷ quan

Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp

Một dây Bạc mệnh dứt cầm loan

Cho hay những kẻ tài tình lắm

Trời bắt làm gương để thế gian.


Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình. Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy. Thế là lại có kẻ thương tiếc tài tình, xem thấy việc, trông thấy người, thì còn nhìn thế nào được mà không thở than rền rĩ.

Nghĩa là bậc thánh mới quên được tình, bậc ngu không hiểu tới tình. Tình chung chú vào đâu, chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm người đã ít tình, tất là không có tài, chỉ nửa loà nửa sáng, sống chết trong vòng áo mũ, trong cuộc no say, dù có gặp cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi sáng, trăng tỏ ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ, như cá chim vậy.

Còn đến bậc tuyệt thế tài tình, mặt ngọc vẻ hoa, lòng gấm miệng vóc, ngâm thơ liễu nhứ, nổi tiếng đài gương, vịnh phú ngô đồng, khoe tài án bút, nếu một bậc quán tuyệt thiên thu như thế lại gặp được bậc chân chính tài nhân, kết duyên tác hợp, khi thơ ngâm hoa nở, khi đàn gảy trăng lên, nguồn ái ân trọn nghĩa trăm năm, truyện phong lưu chép thành một lục, người đương vào cảnh ấy đã không gặp phải nỗi khảm kha bất bình, thì người truyền lại việc ấy còn phải đặt ra truyện Đoạn trường tân thanh làm gì?

Chỉ vì dịp may dễ lỡ, việc tốt thường sai, tiếng hoàn lặng ngắt, còn trơ bóng trúc lung lay; mặt ngọc vắng tênh, chỉ thấy hoa đào hớn hở. Có tài mà không gặp được tài, có tình mà không hả được tình; tài tình đã tuyệt thế, gặp toàn bước khảm kha, há không phải là con Tạo đang tay ách người quá lắm ru? Ấy chính là truyện Đoạn trường tân thanh vì đấy mà làm ra vậy.

Truyện Thuý Kiều chép ở trong lục Phong tình, ta không bàn làm gì. Lục Phong tình cũng đã cũ rồi. Tố Như tử xem truyện, thấy việc lạ, lại thương tiếc đến những nỗi trắc trở của kẻ có tài, bèn đem dịch ra quốc âm, đề là Đoạn trường tân thanh, thành ra cái lục Phong tình vẫn là cái lục cũ, mà cái tiếng Đoạn trường lại là cái tiếng mới vậy.

Trong một tập thì chung lấy bốn chữ "Tạo vật đố tài" tóm cả một đời Thuý Kiều: khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi nỉ non tiếng nguyệt, khách dưới đèn đắm khúc tiêu tao; khi duyên ưa kim cải, non bể thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi. Vui, buồn, tan, hợp, mười mấy năm trời trong cuốn văn tả như hệt, không khác gì một bức tranh vậy.

Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong, mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột, thế thì gọi tên là Đoạn trường tân thanh cũng phải.

Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy". Bèn vui mà viết bài tựa này.

Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một: người đời xưa thương người đời trước, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thực là một cái thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời này vậy.

Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, tuy lời văn quê kệch, không đủ sánh với bức giao thiên, song đủ tỏ cái nợ sầu của hai chữ đa tình, tuy khác đời mà chung một dạ. May được nối ở sau cuốn Tân thanh của Tố Như tử, cùng làm một khúc Đoạn trường để than khóc người xưa.

Tháng hai, niên hiệu Minh Mạng, viết ở Thán hoa hiên đất Hạc giang.

Tiên phong Mộng liên đường chủ nhân (tức Phạm Quý Thích)

Tổng vịnh truyện Kiều - Chu Mạnh Trinh

Tổng vịnh truyện Kiều

Chu Mạnh Trinh

Giả sử ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay; quan lại công bằng, án Viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng, thì đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười, mà chắc biên thuỳ một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp. Thì sao còn tỏ được là người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa, tay đàn bà mà lại có cơ quyền. Thế mới biết, người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn.

Con tạo hoá vốn thương yêu tài sắc, nàng đà biết thế hay chưa? Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già, ta cũng khuyên lời phải chẳng. Chỉ vì một tội, mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi.

Cũng có người bảo: Tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường, chưa để con ong qua tới; cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại e thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương, mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì; nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn ngơ ngẩn.

Bàn cho thật phải, tình cũng nên thương. Lại xem như bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc, trúc tơ phong nhã, hồ cầm một chương; câu thần vẳng vọng tiêu tao, bóng ngọc tưởng chiều não nuột, hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu, trăm năm cũ còn ghi tên tuổi hão, người chép sách tiếc vì tài sắc, ngàn thu sau nhặt lấy phấn hương thừa.

Than ôi, một bước phong trần, mấy phen chìm nổi... trời tình mờ mịt, bể hận mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch. Ai dư nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa tình luống những sầu chung, hạt lệ Tầm Dương chan chứa; lòng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ não nề.

Cho hay, danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau lòng. Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu. Cái kiếp không hoa lẩm cẩm, con hồn xuân mộng bâng khuâng. Đã toan đúc sẵn nhà vàng, chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo, hú vía thuyền quyên.

Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi, đem sự tích tóm làm một tựa. Bây giờ kể còn dài chưa hết, hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu. Hỡi ơi, hồn đà có biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố.

Đoàn Tư Thuật dịch.
Bản Hán ngữ trong Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên có in:

[www.viethoc.com]

Tỳ bà hành - 琵琶行 ( Bạch Cư Dị )

Tỳ bà hành - 琵琶行

Thơ » Trung Quốc » Bạch Cư Dị » Tỳ bà hành


Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị - 白居易, Trung Quốc)

Thể thơ: Thất ngôn cổ phong, thời kỳ: Trung Đường
琵琶行


Tỳ bà hành


Tỳ bà hành (Người dịch: Phan Huy Vịnh)

潯陽江頭夜送客,
楓葉荻花秋瑟瑟。
主人下馬客在船,
舉酒欲飲無管弦。
醉不成歡慘將別,
別時茫茫江浸月。
忽聞水上琵琶聲,
主人忘歸客不發。
尋聲暗問彈者誰,
琵琶聲停欲語遲。
移船相近邀相見,
添酒回燈重開宴。
千呼萬喚始出來,
猶抱琵琶半遮面。
轉軸撥弦三兩聲,
未成曲調先有情。
弦弦掩抑聲聲思,
似訴生平不得志。
低眉信手續續彈,
說盡心中無限事。
輕攏慢撚抹復挑,
初為霓裳後六么。
大弦嘈嘈如急雨,
小弦切切如私語。
嘈嘈切切錯雜彈,
大珠小珠落玉盤。
閒關鶯語花底滑,
幽咽流景水下灘。
水泉冷澀弦凝絕,
凝絕不通聲漸歇。
別有幽愁暗恨生,
此時無聲勝有聲。
銀瓶乍破水漿迸,
鐵騎突出刀鎗鳴。
曲終收撥當心畫,
四弦一聲如裂帛。
東船西舫悄無言,
惟見江心秋月白。
沈吟放撥插弦中,
整頓衣裳起斂容。
自言本是京城女,
家在蝦蟆陵下住。
十三學得琵琶成,
名屬教坊第一部。
曲罷常教善才服,
妝成每被秋娘妒。
五陵年少爭纏頭,
一曲紅綃不知數。
鈿頭銀篦擊節碎,
血色羅裙翻酒污。
今年歡笑復明年,
秋月春風等閒度。
弟走從軍阿姨死,
暮去朝來顏色故。
門前冷落車馬稀,
老大嫁作商人婦。
商人重利輕別離,
前月浮梁買茶去。
去來江口守空船,
繞船明月江水寒。
夜深忽夢少年事,
夢啼妝淚紅闌干。
我聞琵琶已歎息,
又聞此語重唧唧。
同是天涯淪落人,
相逢何必曾相識。
我從去年辭帝京,
謫居臥病潯陽城。
潯陽地僻無音樂,
終歲不聞絲竹聲。
往近湓城地底濕,
黃蘆苦竹繞宅生。
其間日暮聞何物,
杜鵑啼血猿哀鳴。
春江花朝秋月夜,
往往取酒還獨傾。
豈無山歌與村笛,
嘔啞嘲晰難為聽。
今夜聞君琵琶語,
如聽仙樂耳暫明。
莫辭更坐彈一曲,
為君翻作琵琶行。
感我此言良久立,
卻坐促弦弦轉急。
淒淒不似向前聲,
滿座重聞皆掩泣。
座中泣下誰最多,
江州司馬青衫濕。


Tầm Dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân hạ mã khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Tuý bất thành hoan thảm tương biệt
Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt
Hốt văn thuỷ thượng tỳ bà thanh
Chủ nhân vong quy khách bất phát
Tầm thanh âm vấn đàn giả thuỳ
Tỳ bà thanh đình dục ngữ trì
Di thuyền tương cận yêu tương kiến
Thiêm tửu hồi đăng trùng khai yến
Thiên hô vạn hoán thuỷ xuất lai
Do bão tỳ bà bán già diện
Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh
Vị thành khúc điệu tiên hữu tình
Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ
Tự tố bình sinh bất đắc chí
Đê mi tín thủ tực tực đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự
Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu
Sơ vi Nghê thường hậu Lục yêu
Đại huyền tào tào như cấp vũ
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
Tào tào thiết thiết thác tạp đàn
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn
Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt
U yết tuyền lưu thuỷ hạ than
Thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt
Ngưng tuyệt bất thông thanh tiệm yết
Biệt hữu u sầu ám hận sinh
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
Ngân bình sạ phá thuỷ tương bính
Thiết kỵ đột xuất đao thương minh
Khúc chung thu bát đương tâm hoạch
Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch
Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn
Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch
Trầm ngâm phóng bát sáp huyền trung
Chỉnh đốn y thường khởi liễm dung
Tự ngôn bản thị kinh thành nữ
Gia tại Hà Mô lăng hạ trú
Thập tam học đắc tỳ bà thành
Danh thuộc giáo phường đệ nhất bộ
Khúc bãi tàng giao thiện tài phục
Trang thành mỗi bị Thu Nương đố
Ngũ Lăng niên thiếu thanh triền đầu
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số
Điễn đầu ngân tì kích tiết toái
Huyết sắc la quần phiên tửu ố
Kim niên hoan tiếu phục minh niên
Thu nguyệt xuân phong đẳng nhàn độ
Đệ tẩu tòng quân a di tử
Mộ khứ triêu lai nhan sắc cố
Môn tiền lãnh lạc xa mã hy
Lão đại giá tác thương nhân phụ
Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ
Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn
Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự
Mộng đề trang lệ hồng lan can
Ngã văn tỳ bà dĩ thán tức
Hựu văn thử ngữ trùng tức tức
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
Tương phùng hà tất tằng tương thức
Ngã tòng khứ niên từ đế kinh
Trích cư ngoạ bệnh Tầm Dương thành
Tầm Dương địa tích vô âm nhạc
Chung tuế bất văn ty trúc thanh
Trú cận Bồn giang địa thế thấp
Hoàng lô khổ trúc nhiễu trạch sinh
Kỳ gian đán mộ văn hà vật
Đỗ quyên đề huyết viên ai minh
Xuân giang hoa triêu thu nguyệt dạ
Vãng vãng thủ tửu hoàn độc khuynh
Khởi vô sơn ca dữ thôn địch
Âu á triều triết nan vi thính
Kim dạ văn quân tỳ bà ngữ
Như thính tiên nhạc nhĩ tạm minh
Mạc từ cánh toạ đàn nhất khúc
Vị quân phiên tác Tỳ bà hành
Cảm ngã thử ngôn lương cửu lập
Khước toạ xúc huyền huyền chuyển cấp
Thê thê bất tự hướng tiền thanh
Mãn toạ trùng văn giai yểm khấp
Toạ trung khấp hạ thuỳ tối đa
Giang Châu tư mã thanh sam thấp.


Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti
Say những luống ngại chi chia rẽ
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong
Đàn ai nghe vẳng bên sông
Chủ khuây khoả lại khách dùng dằng xuôi
Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá
Dừng dây tơ nấn ná làm thinh
Dời thuyền ghé lại thăm tình
Chong đèn thêm rượu còn dành tiệc vui
Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
Mày chau tay gảy khúc sầu
Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu
Dây to dường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao
Cung đàn trọn khúc thanh tao
Tiếng buông xé lụa lụa vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
Ngậm ngùi đàn bát xếp xong
Áo xiêm khép nép hầu mong giải lời
Rằng xưa vốn là người kẻ chợ
Cồn Hà Mô trước ở lân la
Học đàn từ thuở mười ba
Giáo phường đệ nhất chỉ đà chép tên
Gã thiện tài so phen từng khúc
Ả Thu Nương ghen lúc điểm tô
Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua
Biết bao thê thảm chuốc mua tiếng đàn
Vành lược bạc gãy tan dịp gõ
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi
Năm năm lần lữa vui cười
Mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu
Buồn em trảy lại lo dì thác
Sầu hôm mai đổi khác hình dong
Cửa ngoài xe ngựa vắng không
Thân già mới kết duyên cùng khách thương
Khách trọng lợi khinh đường ly khách
Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi
Thuyền không đậu bến mặc ai
Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng
Đêm khuya sực nhớ vòng tuổi trẻ
Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoen
Nghe đàn ta đã chạnh buồn
Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời
Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Từ xa kinh khuyết bấy lâu
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích
Tai chẳng nghe đàn địch cả năm
Sông Bồn gần chốn cát lầm
Lau vàng trúc võ âm thầm quanh hiên
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối
Cuốc kêu sầu vượn hót véo von
Hoa xuân nở nguyệt thu tròn
Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng
Há chẳng có ca rừng địch nội
Giọng líu lo buồn nỗi khó nghe
Tỳ bà nghe dạo canh khuya
Dường như tiên nhạc gần kề bên tai
Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca
Đứng lâu dường cảm lời ca
Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây
Nghe não nuột khác tay đàn trước
Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh



dịch nghĩa

Ban đêm đưa tiễn khách ở đầu sông Tầm Dương
Gió thu thổi vào lá phong, hoa lau hiu hắt
Chủ nhân xuống ngựa, khách trong thuyền
Nâng chén rượu muốn uông (mà) không có đàn sáo
Say mà không vui vẻ gì (vì) biệt ly sầu thảm
Lúc chia tay lòng mang mang, sông đượm bóng trăng
Chợt nghe có tiếng tỳ bà trên mặt nước
Chủ nhân quyên về, khách cũng không khởi hành
Tìm theo tiếng để hỏi người đàn là ai
Tiếng tỳ bà im bặt, muốn nói mà còn (ngại ngùng) trì hoãn
Bèn dời thuyền lại xin được gặp mặt
Rót thêm rượu, khêu đèn lên, trùng tân tiệc rượu
Gọi đến ngàn lần vạn lần mới bước ra
Tay ôm tỳ bà che khuất nửa gương mặt
Vặn trục gảy dây hai ba tiếng (để thử)
Chưa có khúc điệu gì mà nghe đã hữu tình
Dây nào cũng nghẹn ngào, tiếng nào cũng có ý
Bày tỏ nỗi bất đắc chí trong cuộc đời
Hạ thấp lông mày cứ gảy cứ gảy mãi
Giãi bày hết tâm sự vô cùng hạn
Nhẹ nắn, chậm vuốt, rồi lại gảy tiếp
Thoạt đầu là khúc Nghê thường, sau đó là khúc Lục yêu
Dây lớn ào ào như mưa rào
Dây nhỏ nỉ non như tỉ tê chuyện riêng
(Rồi tiếp đến) tiếng rào rào lẫn tiếng nỉ non
(Nghe như) hạt châu lớn hạt châu nhỏ rắc vào trong mân ngọc
(Nghe như) tiếng chim oanh giọng (líu lo) qua lại trong hoa
Nhịp suối ngập ngừng, nước chãy xuống bãi
Suối nước bỗng lạnh đông, dây đàn ngưng bặt
Tiếng đàn ngưng bặt, không thuận, bấy giờ bỗng yên lặng
Tự có mối sầu u uất riêng, nỗi hận âm thầm phát sinh
Lúc này không có âm thanh mà nghe con hay hơn có
(Bỗng dưng nghe như) tiếng nước bắn tung ra khỏi thành bình bạc vị phá vỡ
(Nghe như) đoàn quân thiết kỵ ào ào đến, đao thương sáng ngời
Nàng dạo tay vào giữa bốn dây (và) chấm dứt ca khúc
Bốn dây vang lên một âm thanh như lụa xé
Thuyền mảng đông tây lặng im, không một tiếng nói
Chỉ thấy vầng trăng thu rọi sáng giữa sông
Nàng trầm ngâm gỡ phím, cài vào giữa các dây đàn
Sửa gọn xiêm áo lại, đứng dậy chỉnh vẻ mặt
Tâm sự rằng, nàng nguyên là con gái chốn kinh thành
Nhà ở lăng Hà Mô
Mười ba tuổi học được ngón đàn tỳ bà
Tên thuộc bộ thứ nhất của giáo phường
Mỗi gảy hết khúc đàn, từng khiến các nhà dạy đàn phục
Mỗi trang điểm xong là đến nàng Thu Nương cũng đố kỵ
Những chàng trai trẻ ở Ngũ Lăng tranh nhau tặng biếu
Một bài ca, thưởng không biết bao là tấm lụa đào
Vành lược bạc, cành trâm vàng đánh nhịp vỡ tan
Quần lụa màu huyết dụ để rượu đổ ra hoen ố
Năm này vui cười, năm sau cũng như vậy
Trăng thu gió xuân, trải một đời nhàn hạ
Em trai đi lính, rồi dì chết
Chiều qua, sớm lại, nhan sắc cũng lão đi
Trước cổng dần vắng tanh, thưa thớt đi ngựa xe
Cũng có tuổi rồi mới làm vợ người lái buôn
Người lái buôn chỉ tham lợi, coi thường biệt ly
Tháng trước đi Phù Lương mua trà
Từ đó đến giờ ở đầu sông một mình với con thuyền không
Quanh thuyền trăng sáng, nước sông lạnh lẽo
Đến khuya bỗng mộng thấy lại thời trẻ trung
Trong mộng thấy khóc nhoè má hồng phấn son
Tôi nghe tiếng tỳ bà đã thán tức
Giờ nghe thêm những lời tâm sự lại càng bùi ngùi
Cùng là kẻ luân lạc ở chốn chân trời
Gặp gỡ nhau đây hà tất đã từng quen biết
Năm ngoái tôi từ biệt kinh vua
Bị biếm đến thành Tầm Dương cho đến nay nằm bệnh
Tầm Dương xứ hẻo lánh không có âm nhạc
Cả năm chưa nghe được tiếng đàn sáo
Tôi ở gần sông Bồn, chỗ thấp và ẩm ướt
Lau vàng, trúc võ mọc quanh nhà
Ở nơi đây sáng chiều nghe được những gì
Có tiếng quốc khóc ra máu và tiếng vượn hú bi ai
Mùa xuân sáng hoa nở, mùa thu ban đêm có ánh trăng
Tôi thường thường đem rượu ra uống một mình
Có phải không có sơn ca thôn địch đâu
Khốn nỗi líu lo, líu liết, thật khó nghe
Đêm nay nghe được tiếng tỳ bà của nàng
Như nghe được tiếng nhạc tiên, tai tạm nghe rõ ràng
Xin ngồi lại đàn một khúc
Tôi sẽ vì nàng làm bài Tỳ Bà hành
Cảm động vì lời tôi nói, nàng đứng một lúc lâu
Rồi ngồi xuống gảy đàn, tiếng bỗng chuyển thành cấp xúc
Buồn thảm không giống như tiếng đàn vừa rồi
Hết những người trong tiệc nghe lại đều che mặt khóc
Trong những người ấy ai là người khóc nhiều nhất
Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanh

Ở phía bắc huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
Vũ y khúc.
Ca khúc.
Phía nam thành Trường An, nổi tiếng vì có nhiều ca nữ.
Cơ quan huấn luyện ca nữ đời Đường.
Tên gọi nhạc sư đời Đường.
Có lẽ chỉ nàng Đỗ Thu Nương 杜秋娘, một kỹ nữ nổi tiếng đương thời, tác giả của bài Kim lỹ y.
Ở phía bắc thành Trường An, nơi có nhiều nhà quý tộc ở.
Tiền và vật tặng ca nữ.
Tên huyện ở tỉnh Giang Tây.
Tức Tầm Dương giang.
Nay là huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
Chức quan giúp việc cho thứ sử một châu.
Lời tựa
元和十年,予左遷九江郡司馬。明年秋,送客湓浦口,聞船中夜彈琵琶者,聽其音,錚錚然有京都聲;問其人,本長安倡女,嘗學琵琶於穆曹二善才。年長色衰,委身為賈人婦。遂命酒,使快彈數曲,曲罷憫然。自敘少小時歡樂事,今漂淪憔悴,轉徙於江湖間。予出官二年恬然自安,感斯人言,是夕,始覺有遷謫意,因為長句歌以贈之,凡六百一十六言,命曰琵琶行。

Nguyên Hoà thập niên, dư tả thiên Cửu Giang quận Tư mã. Minh niên thu, tống khách Bồn phố khẩu, văn thuyền trung dạ đàn tỳ bà giả, thính kỳ âm, tranh tranh nhiên hữu kinh đô thanh; vấn kỳ nhân, bản Trường An xướng nữ, thường học tỳ bà ư Mục, Tào nhị thiện tài. Niên trưởng sắc suy, uỷ thân vi cổ nhân phụ. Toại mệnh tửu, sử khoái đàn sổ khúc, khúc bãi mẫn nhiên. Tự tự thiếu tiểu thời hoan lạc sự, kim phiêu luân tiều tuỵ, chuyển tỷ ư giang hồ gian. Dư xuất quan nhị niên điềm nhiên tự an, cảm tư nhân ngôn, thị tịch, thuỷ giác hữu thiên trích ý, nhân vi trường cú ca dĩ tặng chi, phàm lục bách nhất thập lục ngôn, mệnh viết Tỳ bà hành.

Năm Nguyên Hoà thứ 10, ta về giữ chức Tư Mã ở quận Cửu Giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe trong tiến đàn thánh thót, âm vang điệu nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn bà trả lời rằng "Tôi vốn là con hát, quê ở Trường An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn (thường theo thuyền buôn đi đây đi đó)". Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Đàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc giang hồ khổ nhọc. Ta về đây làm quan đã được hai năm thanh thản yên ổn. Hôm nay nghe nàng nầy nói chuyện, cảm thương cho số phận lưu đầy! Bèn làm một bài thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 lời, gọi là Tỳ bà hành.

Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế

TRỞ LẠI VỚI PHONG KIỀU DẠ BẠC
Hải Đà - Vương Ngọc Long

(Chân thành cám-ơn TS Phạm-Vũ-Thịnh,Sydney, Australia và nhà báo Hà-Chính-Trực, Georgia, USA đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu cũng như cung cấp nhiều dữ kiện và tài liệu cho bài sưu-khảo này )

Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế là một trong những bài thơ Đường lừng danh như những bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, bài Giang Hán của Đỗ Phủ...
Học giả Trần Trọng San, trong bài bạt " Tôi bước vào cảnh giới Đường Thi từ bến Phong Kiều qua lầu Hoàng Hạc" đã tâm sự rằng "Phong Kiều Dạ Bạc và Hoàng Hạc Lâu là hai bài đã in trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất trong số những bài thơ Đường mà gia-nghiêm dùng dạy tôi học chữ Hán trong lúc ấu thời ..." (TTS)

Trong Nguyệt-San Y-Tế số tháng 8-2001 , một tác giả có đặt vấn đề với chữ "Phong-Kiều" và "Sầu Miên" :

1-hai chữ Giang phong không phải là Sông với Cây Phong ( erable) mà tên của hai cây cầu.

2-còn hai chữ "sầu miên" thì không phải là Buồn và Ngủ mà là tên của một hòn núivà tác giả đã đặt nghi vấn "hóa ra các Cụ Thâm Nho nhà mình đều dịch sai nghĩa Giang phong ngư hỏa đối sầu miên ?" và còn e ngại rằng " dẫu sao thì các học giả Trung Quốc mà đọc được chữ Việt sẽ cười thầm các cụ thâm nho nhà mình"( nguyên văn)

Do lời kêu gọi góp ý của tác giả, chúng tôi xin mạn phép có vài ý kiến làm sáng tỏ phần nào vấn đề " Giang Phong và Sầu Miên nghĩa là gì ?"

ĐÔI GIÒNG VỀ THI-SĨ TRƯƠNG-KẾ

Thi-sĩ Trương Kế tự Ý-Tôn, thuộc thời Trung-Đường (cùng thời với Thôi-Hộ, Mạnh Giao, Vương Kiến, Hàn Dũ ...) người Trương Châu, tỉnh Hồ Bắc. Năm 754, Ông thi đỗ tiến-sĩ , và được đề-cử làm Diêm thiết phán quan trong quân mạc phủ, trông coi về việc mua bán muối và sắt. Sau đó vào đời Đường Đại Tông, Trương Kế được vào triều làm chức Tư bộ viên ngoại lang , rồi sau đó về Hồng Châu trông coi việc tài-phú và mất tại tỉnh này . Suốt đời công việc chủ yếu của Ông là mua bán, thương mại . Nhưng Ông cũng là người đa tình, đa cảm, đa sầu, những lúc đi ngao du sơn thủy, ngắm cảnh thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình, và trong những giây phút ngẫu hứng Ông làm thơ. Phong Kiều Dạ Bạc là một bài thơ nổi tiếng của Thi sĩ Trương Kế và đã gây ra nhiều cuộc bàn cãi văn chương nghệ thuật và địa danh lịch sử .

NGUYÊN VĂN BÀI THƠ và NGUYÊN TÁC CHỮ HÁN

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền .


Dịch nghĩa:

CẦU PHONG, ĐÊM NEO THUYỀN

Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời
Cây phong bến sông, ánh đèn chài, trước giấc ngủ buồn
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn Sơn
Nửa đêm tiếng chuông vọng đến thuyền khách .

Dịch thơ:

1-Tiếng quạ kêu sương bóng nguyệt mờ
Cầu phong đốm lửa giấc sầu mơ
Hàn Sơn khuất bãi Cô Tô vắng
Đêm điểm hồi chuông khách sững sờ ...

2-Nguyệt tà, quạ lảnh lót kêu sương
Ánh lửa cầu phong vỗ mộng thường
Bến vắng Cô Tô thuyền lẻ bóng
Hàn Sơn rền rĩ khách nghe chuông

3-Trăng lặn, sương đầy, tiếng quạ kêu
Bến phong, ánh lửa, giấc đìu hiu
Cô Tô quạnh quẽ thuyền neo bến
Chuông đổ Hàn Sơn vẳng tiếng đều

4-Quạ kêu, trăng lặn, sương đầy
Bến phong, lửa đóm, sầu say giấc hồ
Hàn Sơn khuất bến Cô Tô
Nửa đêm thuyền khách thẫn thờ nghe chuông ..

Hải Đà

BÀN VỀ ĐỊA DANH CỦA CHÙA HÀN SƠN

Chùa Hàn-Sơn (Hàn-Sơn-Tự) ở thị trấn Cầu Phong (Phong Kiều) , phía tây ngoài tỉnh Tô Châu. Chùa được xây vào triều-đại nhà Lương (502-557), thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc. Vào thời Đường (618-907) , một vị sư nổi tiếng có tên là Hàn-Sơn (Hanshan) đã đến trụ trì và sửa sang lại ngôi chùa này và sau đó chùa được đặt tên là Hàn-sơn-Tự. Đây là 1 trong 10 ngôi chùa lừng danh của Trung Quốc. Bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" (Đêm Neo Thuyền ở Cầu Phong, A Night Mooring by Maple Bridge) của Trương Kế rất là phổ thông và được quần chúng ưa chuộng. Bài thơ có nói về tiếng chuông chùa thường được đánh vang lên nửa đêm, làm Hàn-Sơn-Tự thành một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Chùa bị phá hủy bởi thời gian, thiên nhiên và chiến tranh, nhưng cũng đã được trùng tu nhiều lần qua nhiều thời-đại. Ngôi chùa nằm trên một khu vực rộng khoảng 45 mẫu đất , được chia làm nhiều khu vực gồm có chánh điện, một bờ tường hình vòng cung có nhiều tranh họa, một tháp chuông được gọi là Tháp Phong Kiều, được coi là di-tích quan-trọng nhất của Chùa Hàn. Cái chuông đồng được nói đến trong bài thơ của Trương Kế thật sự đã bị thất lạc từ lâu, và cái chuông hiện giờ đang trưng lãm được đúc vào triều đại nhà Thanh vào năm 1906. Khi chuông được đánh lên, những âm thanh vang vọng rền rĩ dội vào tường , xen lẫn với những tiếng tụng kinh gõ mõ của các nhà sư đã đem lại cho người nghe những cảm giác nghiêm trang, cung kính , tâm hồn chơi vơi vào tận cõi hư vô. Theo truyền thuyết tôn-giáo ở Trung-Quốc , mỗi năm người trần tục phải chịu đựng 108 nỗi ưu phiền, khổ lụy (vexations) , và khi nghe một hồi chuông vọng lên có thể gột rửa đi được một nỗi ưu phiền trần ai . Hàn Sơn Tự trở thành một danh lam thắng cảnh của thế-giới , cứ mỗi dịp Tết, ngay đêm giao-thừa sắp sửa bước qua ngưỡng cửa năm mới, các du-khách Phật Tử thường hay ghé thăm chùa nầy để nghe chuông chùa được dánh đến 108 lần, và các thiện nam tín nữ kính dâng lòng thành cầu nguyện cho sự may mắn và hạnh phúc trên đời. Tục lệ nầy đã bắt đầu từ năm 1979 . Hiện giờ trong ngôi chùa có một vuông đá khắc trạm trổ bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" của Trương Kế.

ĐÔI LỜI DIỄN GIẢI

Như đã biết, Phong Kiều Dạ Bạc là một trong những bài thơ Đường nổi tiếng của Trung-Quốc và chính vì nhờ bài thơ nầy đã được dịch ra nhiều thứ tiếng mà chùa Hàn Sơn đã trở nên một danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều du-khách ngoại quốc đến viếng thăm hằng năm.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao một bài thơ "tả cảnh thiên nhiên" với những cảnh sắc bình thường như cây cầu , bến nước, hàng phong, trăng tà, sương đầy trời, tiếng quạ kêu, khách thuyền thơ v.v... mà lại nổi tiếng và được lưu-truyền vượt thời gian và không gian ? Cái khung-cảnh "thiên nhiên" trong bài thơ này không lãnh đạm, vô tình , mà là một cảnh sắc trữ tình sống động, trầm lặng tịch liêu, bàng bạc cái tâm bao la của thiên nhiên vạn vật, làm người nhìn phải xao xuyến, đăm chiêu, rồi đắm chìm trong nỗi sầu nhớ triền miên, trong cái buồn bát ngát hư không, quay cuồng với muôn vàn nỗi nhớ thương : nhớ quê, nhớ nhà, nhớ gia-đình. Con người với một tâm thức lãng mạn, chỉ còn là một sinh-vật bé nhỏ , hữu hạn, cảm thấy cô đơn và lạc lõng , và bị bao trùm phong tỏa trong cái vũ trụ vô chung vô thủy, chìm ngập trong cái vô tận của màn đêm, cái bát ngát mênh mang của sương khói vô hình, không bến bờ. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng thi-sĩ Trương Kế, trong một đêm trăng mùa thu, neo thuyền tại bến nước Phong Kiều, lặng thầm nhìn trời đất chung quanh ... Một đêm cô liêu quạnh quẽ chỉ người và cảnh vật gợi cảm, gợi tình ... nhìn lên màn trời đen là hình ảnh của một một mảnh trăng vàng vọt đang từ từ lặn vào cõi vô cùng, và mờ mờ gần xa là một màn sương khói dầy dặt quanh thuyền mà Ông tưởng chừng hàng hàng lớp lớp sương mờ ảo hư vô đó đang tỏa dâng đầy ắp khung trời. Những làn sương khói hư ảo đó đã đem lại cảm giác liêu trai lành lạnh thấm dần vào cơ thể, cảm xúc và tâm hồn của nhà thơ. Khung cảnh đêm huyền ảo, mông lung, tịch mịch , và tiếng quạ kêu lanh lảnh như chọc thủng màn đêm cô quạnh ... Ở gần đó là cây cầu cong bắc ngang sông, chia cách kẻ bên này, người bên kia, và những lá phong đỏ ối, phơ phất trong gió, và chiếc thuyền nan neo trên sóng nước bập bềnh đã gợi lại nỗi nhớ nhà da diết , đem lại niềm sầu cảm vô biên ... Lá phong chuyển màu đỏ ối, như trong một câu thơ Kiều " Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" , và cũng như một chiếc lá ngô đồng rơi xuống , cơn gió heo may tha thướt... là những báo hiệu cho một mùa thu đã trở về trên bến sông đất khách quê người ... "Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu " (Một chiếc lá ngô đồng rơi xuống, cả thiên hạ biết mùa thu đã trở về ...). Cái độc đáo của Trương Kế là làm cho những cảnh vật hiện hữu trở nên linh động và có hồn ... Bên cạnh những cái "tịnh" im lặng quạnh quẽ : trăng tàn, sương đầy, cây phong bên bến nước, chiếc thuyền neo lại, ngôi chùa vắng vẻ ... là những cái "động" làm bàng hoàng thảng thốt khách thơ: tiếng quạ kêu não nùng tha thiết, ánh lửa chài leo lắt, bập bùng đem lại cho người khách tha-phương một nỗi nhớ khôn nguôi, một xúc cảm lâng lâng vơi đầy . Và trong cái tĩnh lặng của màn đêm đầy sương đó , bỗng đâu rền rĩ, văng vẳng đong đưa từng hồi chuông hư vô, vọng đến thuyền chài và khách thơ nửa đêm, đã gây được sự cảm nhận tri-ngộ trong tâm hồn của người thơ khiến cho cảm xúc dâng đầy, bay bổng chơi vơi ..Trong cảnh trí buồn bã đó .... ai mà chẳng chùng lòng ....

Những cụm từ đơn lẻ và tĩnh lặng:"trăng lặn" (nguyệt lạc), "quạ kêu" (ô đề), "sương đầy trời" (sương mãn thiên), đã cho ta hình tượng được cái thời-gian xảy ra: khi trời vẫn còn đêm trước khi chạng vạng tranh tối tranh sáng ... một thời gian của buồn bã trầm thống để tạo ra sự "sầu miên". Và cái không gian của tĩnh vật: hàng cây phong bên bến sông (giang phong) , ngọn lửa chài trên thuyền (ngư hỏa) , ngoại thành Cô tô, chùa Hàn San . Trong cái thời gian và không gian huyền ảo , cô tịch đó đã văng vẳng tiếng chuông: sự độc đáo của bài thơ là đưa cái âm thanh huyền hão này vào.
Trong 2 câu thơ đầu: " Nguyệt lạc / ô đề / sương mãn thiên /Giang phong / ngư hỏa / đối sầu miên / có 5 biểu tượng cụ thể là những cảnh trí rời rạc nhưng đã liên kết lại thành một biểu tượng duy nhất để dẫn dắt đến cái biểu tượng thứ 6 mơ hồ và trừu tượng đó là sự "sầu miên" của người nhìn cảnh .

Thêm vào đó là cảnh một chiếc thuyền lẻ loi, neo lại dưới chân cầu trước sự vật sầu thảm trong cõi vũ trụ mênh mông vô thường, và âm thanh của tiếng chuông chùa ngân vang . Cái đặc trưng của tác giả khixúc cảm thành thơ là không tự đưa cái "ngã" , cái "tôi" của mình để nhận xét sự việc chủ quan , mà chỉ xem mình như một "tha nhân", một người khách thơ trên thuyền để cái tâm tự tri-ngộ với cảnh sắc thiên nhiên một cách khách quan hơn .

BÀN VỀ ÂM THANH TRONG BÀI THƠ

Theo một truyền thuyết kể lại , trong một đêm trăng ở bến Phong Kiều, có một chiếc thuyền dạo mát đậu lơ lửng trên sông, trong đó có một nhà Sư và đệ tử trụ trì tại Chùa Hàn Sơn . Nhà Sư ngẫu hứng ngâm nga 2 câu thơ:

"Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung"
(Mồng ba mồng bốn trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời)

Chú tiểu thấy hay quá mới làm tiếp hai câu sau :|

"Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không"
(Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không)

Khi về chùa đã nửa đêm rồi, Nhà Sư đánh chuông lên để xin cảm tạ Đức Phật về sự hoàn thành bài thơ tứ tuyệt kể trên . Tiếng chuông này đã vọng đến bến sông mà gần đó có chiếc thuyền của Trương Kế, gợi ý nên câu cuối của bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc" Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"(trích trang http://www.geocities.com/SoHo/Study/1080/index.html)
Như vậy "âm thanh" của tiếng chuông chùa nửa đêm chính là nét đặc thù, biệt điệu của bài thơ nầy .

Các tác giả Trung-Hoa Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân trong sách nói về"Nghệ Thuật Ngôn Ngữ Thơ Đường" (do Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi dịch) có bàn luận về đặc trưng của âm thanh trong nghệ-thuật thơ Đường. Thính giác được cảm nhận thông thường từ những biểu hiện do nhạc khí hoặc vật thể tạo ra tiếng, những sinh vật phát ra tiếng chẳng hạn như "nhân ngữ" (người nói) , "mã tiêu" (ngựa hí) , "điểu minh" (chim hót) . "Thanh" là biểu tượng của thính giác : chung thanh (tiếng chuông), tuyền thanh (tiếng suối), thủy thanh (tiếng nước) , lãng thanh (tiếng sóng) , trạo thanh (tiếng chèo) v.v...).

Bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" đã nổi tiếng là nhờ tác-giả đã đưa tiếng chuông chùa vào câu cuối, đã gây ra sự bàn cải sôi nỗi, về thời gian và không gian . Hai danh từ ghép "Chung + Thanh" đã làm cho cái biểu tượng "thính giác" của sự nghe được tăng cao và gây một ấn tượng sâu đậm hơn . Chính cái âm-thanh của tiếng chuông rền rĩ này đã làm lay động được màn cô liêu tịch mịch, để diễn tả được nỗi lòng "sầu miên" của khách thuyền (tha nhân) mà cũng chính là người thơ . Từ những nhận thức về sự vật, phong cảnh chung quanh, của một thế giới ngoại cảnh khách quan, từ đó để dẫn dắt đến và khuấy động tư-duy và nhận thức của người thơ để đưa đến cái cảm giác vô hình trừu tượng , tình và cảnh đã gắn bó với nhau một cách mật thiết và hài hòa, qua kỹ thuật điêu luyện xử dụng ngôn ngữ thơ chắt lọc, lựa chọn và cô động trong một bài thơ chỉ có 4 câu và 28 chữ, nhưng đã nói lên được cái nghệ thuật sống động, cái tâm hồn thư thái, quan niệm nhân sinh, tư duy phóng khoáng, đa dạng và phong phú, làm cho người đọc cảm thấy một sự đồng tâm, đồng điệu kết giao giữa tình và cảnh. Cái âm thanh huyền diệu của tiếng chuông chùa trong bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc chẳng khác cái âm thanh của chiếc sáo gió vi vút mấy tầng không trong một câu thơ bất hủ của Đỗ Phủ :
"Lạc nhật lâu đài nhất địch phong" (chiều tàn, mặt trời khuất, trên lâu đài, có tiếng sáo gió vút lên cao )....

VÀI CẢM NGHĨ VỀ CÁCH DỊCH THƠ ĐƯỜNG

Chúng tôi xin trích dẫn vài dòng trong bài tham-luận "DỊCH LÀ ĐỐI THOẠI" của Nhà thơ và dịch giả Khương-Hữu-Dụng " Cám dỗ thứ nhất rủ rê ta quá nệ vào "nghĩa" . Thơ không phải có "nghĩa" mà còn có "chữ" , mà "chữ" trong câu thơ đều có giấy chứng minh riêng do nhà thơ cấp . Chính diện mạo riêng cũng như bố cục riêng của chữ tạo thành sức sống trường kỳ của câu thơ . Chỉ tập trung vào "nghĩa" mà quên "chữ" sẽ cho ta một bản dịch tưởng là đúng cực kỳ , nhưng mà sai ghê gớm vì người dịch đã vô tình mắc trọng tội giết chết bài thơ để cung cấp cho ta một cái "xác", giống thì giống thật, nhưng không có "hồn" ..."(KHD).
Mặt khác, một học giả Trung-Hoa cho rằng việc dịch thơ cần phải dưạ trên ba yếu tố căn bản và thiết yếu là " Tín , Đạt, Nhã".

"Tín" là đòi hỏi phải trung-thành với nguyên-bản của bài thơ, cần nghiền ngẫm chu-đáo kỹ lưởng, tìm hiểu lai lịch gốc tích, ý nghĩa của từng từ ngữ, cũng như điển tích của từ ngữ thơ , để cảm nhận nét hay vẻ đẹp của bài thơ gốc .

"Đạt" là đòi hỏi chính xác và thành đạt như bài thơ gốc, đúng như tư duy và cảm nghĩ, ý tưởng của tác giả bài thơ .

"Nhã" nghĩa là trang-nhã, đẹp và hay, đọc bài thơ dịch cần có âm điệu, đọc lên gây sự rung cảm sâu xa cho người đọc .

Nhưng nếu theo đúng khuôn mẫu, phép tắc của ba yếu tố "Tín, Đạt, Nhã" thì e rằng việc dịch thơ sẽ khó khăn vô cùng ....Cho nên dịch thơ đôi khi cũng cần sự phóng khoáng, cởi mở và không phải gò bó theo đúng khuôn phép, tuy nhiên tránh việc làm lệch lạc "ý" của bài thơ gốc , nghĩa là phải lựa chọn chữ để đem được cái "ý tưởng" , "tâm hồn" và "thần sắc'' vào bài thơ dịch, để độc giả khi đọc bài thơ đó tự-nhiên có cảm tưởng biết ngay cái nguồn gốc của bài thơ dịch là từ đâu ... Chứ không thể thêm thắt bừa bãi để biến thành "dịch" là "phản" thì thật là bất công và vô tâm đối với tác-giả bài thơ gốc . Theo thiển ý của chúng tôi , các địa-danh (danh từ riêng của tên, họ, địa điểm ....) nên giữ đúng nguyên văn, như thành Cô Tô, chùa Hàn Sơn, hoặc nếu cần để bài dịch đúng âm điệu và thi-pháp thì có thể nói một cách khái quát như "thành" hoặc "bến" (Cô Tô) , hay chùa (Hàn Sơn). Chứ một địa-danh như Chùa Hàn Sơn mà dịch là "Núi Lạnh" (Cold Mountain) thì không hiểu rằng có "phản bội" ngôn-từ nguyên-bản hay
không ?

Thơ không phải là ngôn ngữ của "khoa học" (một cộng với một là hai ) mà thơ là nguồn tinh-khôi của cảm nhận và ý tưởng hòa đồng, và từ sự vật cụ thể để dẫn dắt đến cái trừu tượng bao la khó diễn tả, không thể sờ, mó, ngửi ... mà chỉ cảm nhận bằng tâm hồn và cảm xúc . Thơ là một ngôn ngữ của trực quan , có sức truyền cảm mãnh liệt . Sở dĩ chúng tôi xin nêu ra vài quan-điểm về sự dịch thơ để tìm một giải đáp có thể chấp nhận trong việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa những từ ngữ "sầu miên" và "phong kiều"

"SẦU MIÊN" CÓ PHẢI TÊN CỦA NGỌN NÚI HAY KHÔNG ?

Trong Nguyệt San Y Tế số tháng 8-2001, tác giả bài viết đã đặt nghi vấn : "Hay là chỉ tại vì chữ Nho không có lối viết hoa khác với lối viết thường để phân biệt danh từ thường (nom commun) với danh từ tên (nom propre) nên các cụ Thâm Nho nhà mình đã hiểu lầm? "( nguyên văn)

Để hiểu rõ "sầu miên" không phải là danh từ riêng, không phải là tên của một ngọn núi, tưởng chừng cũng nên nhắc lại sơ lược diễn tiến cấu tạo chữ Hán.
Hán tự có nguồn gốc lâu đời như lịch sử Trung Hoa. Khởi thủy người ta phỏng vẽ lại hình tượng các vật để làm chữ, gọi là đơn tự. Lấy ví dụ hình ô vuông là chữ khẩu (cái miệng ).

Khi nền văn hóa tiến triễn, nhu cầu chữ viết gia tăng, những chữ mới được thiết lập thêm bằng nhiều cách như vẽ thêm nét hay ghép những chữ đã có với nhau, để có nhiều đơn tự mới. Lấy ví dụ như chữ khẩu nói trên, nếu thêm chữ thập, tức là dấu cọng, vào ở giữa để chia ô vuông ra làm bốn phần, thì hóa ra chữ điền có nghĩa là thửa ruộng hoặc là ghép 3 chữ khẩu gần nhau thì ra chữ phẩïm nghĩa là giá tri, tốt xấu.

Sựï thêm thắt sáng tạo này đươc hệ thống thành từng bộ. Các bộ chữ này được đặt tên như Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa, vân vân... để tiện cho việc thiết lập và tra khảo.

Văn minh tiếp tục tiến lên, nhiều đơn tự được kết lại thành từ ngữ hay chữ kép, nhằm đáp ứng nhu cầu diễn đạt ý tưởng của con người. Khác loài thú, homo sapiens có khối chất xám biết suy tư , biết cái thú vị của Cầm, Kỳ, Thi, Họa...
Chữ Hán qua tiến trình sáng tạo như vậy trở thành một ngôn ngữ lớn, có đầy đủ các từ chung (commun), từ riêng (propre), từ đơn , từ kép . Chỉ có điều là chữ Hán không phân biệt chữ hoa chữ thường như lối viết của chữ Việt hay Anh, Pháp ngữ, mà người ta thường phải dùng lối viết hoa để phân biệt một danh từ riêng.

Nhưng đừng vội kết tội cho cái sự kiện đó là nguyên nhân gây ra việc dùng chữ Hán bị hiểu lầm ý nghĩa giữa danh từ riêng hay chung bởi hai lẽ:

Lẽ thứ nhất : Hán văn có nhiều đơn từ đồng âm nhưng dị nghĩa vàdị tự, nghĩa là có nét chữ viết hoàn toàn khác biệt và dĩ nhiên khác nghĩa. Lấy ví dụ như chữ HÀN có nghĩa là lạnh, đây là một từ chung, khác với chữ HÀN là Triều Tiên, và đây là một danh từ riêng, không thể lầm lẫn qua nét viết. (Hán Việt tự điển, NVK, quyển thượng, trang 353).

Lẽ thứ hai: Như đã nói Hán văn có từ ngữ , chữ kép, để định rõ trường hợp một danh từ riêng. Hãy lấy ngay ví dụ chữ hàn , tựï nó là đơn tự, chỉ có nghiã chung, nhưng khi Thi Sĩ Trương-Kế gieo vần thơ, Ông đã kết hợp với chữ sơn và chữ tự, thì Hàn Sơn Tự biến thành danh từ riêng, chỉ tên của một ngôi chùa.

Qua nhận xét về cách viết của Hán tự và căn cứ vào các nguyên bản chữ Hán của bài thơ, cùng tra cứu nhiều tựï điển chữ Hán, chúng tôi, một lần nữa, không ngần ngại đồng ý với các dịch giả Đông Tây Kim Cổ rằng "sầu miên" trong bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc không phải là danh từ riêng, không chỉ tên của một ngọn núi, trừ khi Thi Sĩ họ Trương tái thế, cầm bút mực gieo lại vần thơ làm sao cho có thêm chữ "sơn" hay "san" đi kèm , thì sầu miên sơn hay sầu miên san, lúc ấy mới đúng là một danh từ riêng chỉ tên một hòn núi.

Tưởng cũng nên nói thêm về chữ SẦU ở đây, đã được tra xét trong sách vở, không có một đơn tự nào đồng âm dị nghĩa hay dị tự với nó. Dẫu rằng Sầu mang ý nghĩa trừu tượng , nhưng qua quá trình thành lập chữ, người xưa cũng đã sáng kiến gài vào đó chữ Tâm có hình vẽ và ý nghĩa thực tế của một quả tim với bộ đồ lòng quen thuộc trong lục phủ ngũ tạng của con người . Thì ra, từ gốc rễ , chữ nghĩa cũng cần có sự giao lưu để diễn đạt ý và để có thể nói rằng thực tế và trừu tượng là hai yếu tố như hình với bóng bất khả phân ly, trừ khi vạn vật đắm chìm trong u tối.
( Trích Sưu Khảo của Vương-Huệ trong http:// phanchautrinhdanang.com )

Và trong thơ văn cho rằng cái cụ thể bắt buộc phải đối với cụ thể, nghe chừng như nghịch nhĩ ...

Bài viết của tác giả (NSYT 8-01) có đề-cập đến một đoạn nhận xét của Mai-Nguyệt trong bài Đi tìm Di Tích Lịch Sử Bách Việt Qua Thi Ca Kim Cổ Hoa Việt của học giả Hương Giang TVK rằng : 2 chữ Sầu Miên là tên hòn núi lớn đối diện với bến Phong Kiều, là cầu bắc ngang sông có trồng nhiều cây phong, tức là hai cảnh trí cụ thể vật chất mới đối diện (opposite) với nhau được, chớ một vật cụ thể không thể đối diện với sự ngủ buồn vô hình dung (và sự dẫn chứng bằng ... một bức tranh màu...)

Thiết tưởng một vật cụ-thể đối diện với một cụ thể chỉ là một dẫn chứng có tính-chất khoa-học vật thể khô khan, chứ không phải là một dẫn chứng và diễn giải áp dụng cho ngôn ngữ Thơ nữa . Còn đâu là "tức cảnh sinh tình" ...." Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ....." . Chúng ta hãy tưởng tượng ở một bến sông, với mùa thu có gió heo may, một chiếc thuyền lơ lửng bên một cây cầu với những cành cây phong khẳng khiu, lá đỏ rụng buồn xơ xác, một đốm lửa chài chập chờn leo lắt ... thì chắc chắn không cần phải có một tâm hồn thi-nhân mới cảm thấy bâng khuâng xao xuyến để mà "sầu miên " được hay sao ? Và nếu hòn núi đó không có cái tên "Sầu Miên" và có một cái tên khác sáng chói hơn, rực rỡ hơn ....chẳng hạn như ngọn núi có tên "bồng tiên" (bồng lai tiên cảnh ,một nơi chốn, cỏ cây xanh tươi tốt, đàn ca vui vẻ) hoặc có cái tên thật bi đát như "trường miên" (ngủ luôn = chết) v.v.." thì hỏi thử nhà thơ Trương Kế có đem tên hòn núi đó vào thơ hay không ???

Nếu chúng ta lạc lõng vào thế giới Thơ, thì có lẽ không ai bắt buộc "cụ thể" không được đi đôi với "trừu tượng", chúng ta thử đọc 4 câu thơ thể loại mới sau :

"Đối diện đêm là núi sầu bất tận
Chỗ tim tôi, máu chảy ngược khơi nguồn
Nơi yên vắng chốn đi về ẩn mật
Tình lênh đênh trên sóng nhớ, biển cuồng "

Những chữ "núi , sóng , biển " là những chữ "cụ thể" nhưng đã đem lại cho người đọc tưởng tượng và hình dung được những cái "trừu tượng" như "sầu" chất ngất như "núi", nỗi "nhớ" vời vợi như sóng cao và cái "cuồng" nhiệt mênh mang, bập bềnh, và triền miên như biển rộng .

Cũng như trong một bài Đường-thi Y CHÂU CA của Vương-Duy có 4 câu:

"Thanh phong minh nguyệt khổ tương tư
Đãng tử tùng nhung thập tải dư
Chinh nhân khứ nhật ân cần chúc
Quy nhạn lai thì số phụ thư "

"Trăng thanh, gió mát, muôn trùng nhớ
Chinh chiến mười thu vắng bóng chàng
Một thuở người đi còn nhắn lại
Nhạn về xin gửi cánh thư sang"
Hải Đà phỏng dịch

Những hình ảnh cụ thể như Trăng (thấy được) , Gió (cảm nhận được) đã đưa đến một sự "trừu tượng" là "khổ tương tư" (nhớ nhau da diết) . Một đêm trăng giữa trời đêm mênh mông bát ngát và cơn gió hiu hiu thổi làm chạnh lòng tê tái người thiếu phụ nhớ chồng đi lính đồn xa một cách tha thiết và trữ tình, trong một trạng thái "tương tư ", nếu cụ thể đối với cụ thể, thì chẳng lẽ phải đem ra một giả-thuyết là có trăng thanh, gió mát, trên một con sông có tên là "Tương Tư " ? Những hình ảnh trong bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc : chiếc cầu quạnh quẽ với hàng cây phong cô liêu, lập lòe ánh lửa chài , mà chẳng mang lại sự sầu cảm nhập vào cõi mơ của người "đối" diện với những cảnh vật buồn não nuột và hiu hắt này hay sao ?
Theo Hán-Việt Tự-Điển của Đào-Duy-Anh Chữ "Đối" có nhiều nghĩa như :đáp laiï, ứng với (cùng với) , thành đôi (cặp đôi), bằng ngang nhau, hợp với, xoay về ...Từ ngữ Hán rất phong phú và đa dạng trong việc giải thích cái nghĩa, cần phải dựa vào nguyên văn cả bài thơ, ví dụ có những thành ngữ hán-việt như : "Đối hoa huy lệ" = trước cành hoa mà gạt nước mắt ( đa sầu đa cảm vì nhìn cánh hoa), "Đối thiên phát thệ" = đối với trời nói lên lời thề (người có niềm đau riêng)....
Trong bài thơ "Nguyệt Hạ Độc Chước" (Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình) của Lý-Bạch , có 4 câu như :

Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi du minh nguyệt
Đối ảnh thành tam thân ....

Giữa hoa một bầu rượu
Khề khà chỉ mình ta
Nâng ly mời trăng tỏ
Với bóng nữa thành ba
(Chữ "đối" có nghĩa là "cùng, với" , giữa 2 cái cụ thể là "ta, trăng" cùng với cái trừu tượng là "bóng")

Dẫn chứng ngọn núi "Sầu Miên" bằng bức tranh ....cũng chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người họa sĩ mà thôi vì "Tranh chỉ là ... Thơ không lời ". Thành Cô Tô trong câu thơ thứ 3 cũng chính là một dãy núi rồi . Trong 4 câu thơ ngắn ngủi và nổi tiếng này nếu Trương Kế đem hết vào 4 địa-danh cụ thể đối chọi với nhau thì đâu còn cái cảm xúc chân thành của "hồn" thơ nữa !
Cũng bàn về sự vật cụ có thể dẫn dắt đến cái trừu tượng là sự tưởng tượng , chúng ta hãy thưởng ngoạn hai câu thơ của Đỗ Phủ như trăng lồng nước, như bóng trong gương sau đây , thực mà hư, hư mà thực:

"Hương vụ vân hoàn thấp
Thanh huy ngọc tí hàn"
(Sương thơm mây thẫm ướt
Ánh xanh ngọc lạnh lẽo"

Mới đọc ta chúng ta chỉ nghĩ đây là những hình ảnh cụ thể, đâu có gì thâm thúy và sâu sắc, nhưng thật ra nhà thơ Đỗ Phủ đã dùng hình ảnh cụ thể chỉ để nêu lên cái hình ảnh "trừu tượng" khác ẩn hiện trong trí tưởng tượng của ông mà thôi là hình ảnh "mây" là "tóc mây" , hình ảnh "ngọc" là "tay ngọc" của hiền-thê Ông trong một đêm nhìn trăng nhớ chồng đi xa .

Từ những sự thể nhỏ bé ở trong cái không gian bao la của vũ trụ ( bầu trời đầy sương xem như cõi vô tận), nhờ có một tâm hồn thơ, một tinh thần ung dung tự tại, thi-nhân mới có thể cảm nhận và chiêm nghiệm và từ đó đưa đến và hình thành những câu thơ vi diệu và độc đáo , chi phối mãnh liệt tâm hồn người đọc, và dẫn dắt người đọc thơ đi "dạo" chơi giữa cái lâng lâng vô cùng ... mà không hề hay biết ...
"Thiên địa vô cùng cực, nhân mệnh nhược triêu sương (Tống Ưng Thị của Tào Thực )
(Đất trời vô cùng tận, kiếp người tựa sương mai)

Một đặc trưng khác của thơ Đường là "thiên, địa, nhân" nối kết và liên hợp và con người chỉ muốn hòa nhập, gắn bó mật thiết vào không gian và thời gian diễn tả trong bài thơ mà chúng tôi đã đề cập ở trên .
Nếu cụ thể phải đối với cụ thể thì làm sao nẩy sinh ra những câu thơ rất là trừu tượng và mơ hồ từ những cảnh trước mặt như :

"Tôn lý ngộ phong vũ
Song tiền động ba đào"
(Trong chén rượu gặp gió mưa
Trước cửa sổ động sóng dữ)

hoặc những ẩn dụ hay ám chỉ mơ hồ:
"Thuyền tại hải thượng canh vân"
(Thuyền cày trên biển cả)
Đi vào cõi thơ là những bước chân hụt hẫng chênh vênh giữa tịnh và động, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa xác thực và mơ hồ......

"GIANG PHONG" CÓ PHẢI LÀ TÊN CỦA HAI CÂY CẦU ?

Cũng trong bài viết của tác giả trong NS Y-Tế 8-2001, có đề cập đến một đoạn văn của Thi Sĩ Tiểu Quỳnh : "theo lời thuật lại của các tăng-lão của chùa này thì hai chữ "giang phong" trong câu "Giang Phong ngư hỏa đối sầu miên ", chữ Giang chỉ Giang-Thôn-Kiều và chữ Phong chỉ Phong-Kiều là hai cầu ở phía Đông và Tây , nay vẫn còn, bắt qua con kinh trước chùa, cách xa nhau lối 100 thước, đều là cầu vồng cao, dưới cầu có một hang để ghe thuyền qua lại " (tác giả dẫn chứng bài "Đàm Cổ Luận Kim Hàn-Sơn-Tự" viết trong tạp chí Trung-Hoa Kiến-Thiết số 6-1983) .

Theo một tài liệu khác, dưới đề mục Những Sự Kiện và Giai-Thoại Cũ đã bàn về sự kiện là có hai cây cầu ở Giang Phong (Maple River) đối diện với chùa Hàn-San. Ở phía Bắc là Cầu Phong = Phong Kiều (Maple bridge) và phía Nam là Cầu Làng = Thôn Kiều. Sự khác biệt giữa hai chữ phong (maple) và thôn (village) đã đưa đến sự diễn-giải khác nhau về bài thơ nầy . Nhiều ý-kiến khác nhau , nhưng đến nay cũng chưa có một kết luận cụ-thể nào cả. Hơn nữa, tác giả Wang Zhi-fang trong một cuốn sách luận bàn về Thơ có trích lời của tác-giả Yang-Xiu : Thành phố cổ Giang Tô (SuZhou), nơi có ngôi chùa Hàn-San, trong thuyền tôi nghe tiếng chuông chùa như trong bài thơ đường của Trương Kế . Như vậy có người bàn rằng có sự khác biệt về nơi chốn (không gian) là ở gần thành Cô To â(by the city) hay ngoại thành Cô Tô (outside the city) . Nhiều sự giải thích khác nhau, nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc đã được quần chúng chập nhận là đúng như bản ghi ở trên ."
(Past Events and Anecdotes - Various Versions of The Poem "Night Anchorage at Maple Bridge: The fact is that there are two bridges over the Maple River opposite to Han Shan Temple. The northern one is Maple Bridge and the southern one Village Bridge. The difference between "maple" and "village" would produce different interpretation of the poem. As opinions vary, no unanimous conclusion can be drawn thus still. Furthermore, Wang Zhi-fang quoted in his "On Poetry" what was said by O Yang-xiu "There is ‘By the ancient suzhou city lies Han Shan Temple, At midnight I hear in my boat its bell’ composed by a Tang poet." Then there is also difference between "by the city" or "outside the city". Various versions as there have been, anyway, they still make no influence upon the generally accepted one at present.)
(trích dẫn :http://www.sz.js.cn/english/culture/custom/past/past15.htm)


Lẽ đó, theo những tài liệu và dữ kiện mô tả dẫn thượng, về địa lý địa danh, thi sĩ Tiểu Quỳnh đã dẫn chứng rằng có hai cây cầu ở gần chùa Hàn Sơn là rất đúng, và thật ra tên của hai cây cầu nầy là "Phong Kiều" và"Thôn Kiều"; nhưng mặt khác, chữ"Giang Phong" theo cái nghĩa trong bài Phong Kiều Dạ Bạc mà các học-giả nhà Nho Việt Nam gọi là "dòng sông có cây phong " (bến phong) rất là chính xác đúng ý đúng nghĩa, duy chỉ còn vấn đề mà người ta thường bàn cải là tác-giả Trương Kế khi cảm tác bài thơ nầy là nằm trên thuyền ở bến "Phong Kiều" hay " Thôn Kiều" mà thôi (không có cầu nào gọi là "Giang Thôn Kiều" ). Nhưng dù ở cầu nào chăng nữa thì cái gợi cảm của bài thơ không phải là địa-danh của cây cầu mà chính là những hàng cây phong lá đỏ úa báo hiệu một mùa thu chuyển mùa (thời-gian của bài thơ) và tiếng chuông chùa ngân vang nửa đêm. Cái người ta bàn cãi là bàn cãi về đề tựa của bài thơ là "Phong Kiều Dạ Bạc" hay "Thôn Kiều Dạ Bạc" mà theo quần chúng cũng như các nhà nghiên cứu văn-học-sử Trung Quốc thì họ vẫn chấp nhận cái nơi chốn không gian đúng của bài thơ nầy là ở bến Phong Kiều mà thôi. Sỡ dĩ có sự tranh cãi vì chữ Phong (cây phong có tên khoa-học Liquidambar formosana ) .... và chữ Thôn (làng) trong chữ Hán nét viết gần giống nhau, chữ khắc trên đá do sự xoi mòn của thời gian nên bộ chữ bên phải hơi bị mờ nên mới có sự "tam sao thất bổn" gây ra ngộ nhận nầy ....
(Another difference is between "maple" and "village". When inscribing the poem "Night Anchorage At Maple Bridge", Yu Yue wrote in its postscript, "Originally, there was the poem of ‘Night Anchorage At Maple Bridge’ written by Wen Dai-zhao. While so long as it was, the characters have become dim. In 1906, the minister Zhong Cheng had several pillars built in the temple and entrusted me to make the inscription." At the back of the slabstone there is also an appendix---the poem ‘Night Anchorage At Maple Bridge’ of Zhang Ji in Tang dynasty has been enjoying great popularity. )

Thêm MỘT BÀI THƠ nói về Chùa Phong Kiều

Vào đời Tống, có thi-sĩ Tôn-Định khi đi ngang qua bến Phong Kiều này cũng cảm hứng làm một bài thơ cũng với nội dung tương tự như thế :

QUÁ PHONG KIỀU TỰ

Bạch thủ trùng lai nhật mộng trung
Thanh sơn bất cải cựu thời dung
Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự
Ỷ trẩm do văn bán dạ trung
(Tôn Định - Đời Tống)

GHÉ QUA CHÙA PHONG KIỀU

Tay trắng hoàn tay giấc mộng suông
Cảnh xưa sắc núi mãi xanh cùng
Quạ kêu, trăng lặn, bên chùa vắng
Tựa gối, đêm nằm, vẳng tiếng chuông
(Hải Đà phỏng dịch)


BẢN DỊCH ANH NGỮ CỦA VĂN-THI-SĨ TRUNG HOA TRÊN LIÊN MẠNG

1- NIGHT MOORING AT MAPLE BRIDGE
The moon descends, and crows cry in the frost-filled sky.
I gaze at the riverside maples and fisherman's light in melancholy sleeplessness,
Then, outside the town of Suzhou, the night bell of Han Shan Temple,
Reaches as far as my boat.
(http://www.apec2001fm.gov.cn/suzhou/e-suzhou/suzhou.htm)

2- ANCHORING AT NIGHT BY THE FENGQIAO BRIDGE
The moon sets and crows crow in a frosty sky,
the fisherman dozes off by his fishing light at the Feng Bridge;
the bell in Hanshan Temple on the outskirts of Suzhou chimes,
and arrives the passenger boat at midnight
(http://www.shanghai-rr.com/e-shrr/surround%20areas/main-3.htm)

3- A NIGHT'S MOORING AT THE MAPLE LEAF TREE
Moon sets, crows cry and frost fills all the sky;
By maples and boat lights, I sleepless lie.
Outside Suzhou Hanshan Temple is in sight;
Its ringing bells reach my boat at midnight.
(http://www.chinapage.org/poet.html)

4- OVERNIGHT STAY AT FENG QIAO
The moon goes down and in frost-filled air rings crow's cry,
Sleepless, in the shadow of riverside maples, I stare at the fisherman's lantern.
Away from the town of Suzhou stands Han Shan Temple,
The chime of its mid-night bell reaches as far as my boat."
(http://202.84.17.73/english/temple12.htm -Xinhua News Services)

5 MOORING FOR THE NIGHT AT FENGQIAO BRIDGE
The moon goes down, crows cry under a frosty sky,
Dimly lit fishing boats' neath maples sadly lie.
Beyond the Suzhou walls the Temple of Cold Hill
Rings bells, which reach my boat, breaking the midnight still.
(http://www.chinatour1.com/Jiangsu.htm -Jiangsu)

6- NIGHT-MOOR AT MAPLE BRIDGE
Moon set, crows caw, frost fills the sky
River maples, fishing fires, drowsing in sorrow
Outside Gusu City, the Cold Mountain Temple
At the midnight bell, arrives the visitor's boat
(Zhang Ji)

7- A NIGHT-MOORING NEAR MAPLE BRIDGE
While I watch the moon go down, a crow caws through the frost;
Under the shadows of maple-trees a fisherman moves with his torch;
And I hear, from beyond Suzhou, from the temple on Cold Mountain,
Ringing for me, here in my boat, the midnight bell.
(Witter Bynner)

Ngoài 1 bản dịch của tác-giả người Mỹ (bản dịch số 7), các bản dịch khác kể trên (6 bản) đều của các văn-thi-sĩ Trung Quốc, người bản xứ và chắc chắn là thông-hiểu ngọn ngành gốc tích ngôn ngữ của họ, giới thiệu phong cảnh du-lịch của ngôi Chùa Hàn Sơn (Cold Mountain = Núi Lạnh ?) này, chúng tôi không thấy có một bản dịch nào đã đề cập và giải thích "hai cây cầu" hoặc một ngọn núi có tên là "Sầu Miên" như trong bài "Giang Phong và Sầu Miên" đã đăng trên NSYT 8-01.

Có một ghi chú cần phải nhắc đến là trong China The Beautiful : Readers' Discussions, Comments & Inquiries - Subject : A Night-Mooring Near Maple Bridge, thi-sĩ Julian Yiu không đồng-ý với câu số hai của bài dịch 3 Under the shadows of maple-trees a fisherman moves with his torch, có nêu ra một giả thuyết chưa được chứng minh là có ngọn núi tên là "Sầu Miên" Và trong trường hợp nầy có thể dịch là The Maples leaves are red as fire; I sleep facing the Sau Min mountain. Nhưng chính thi-sĩ Julian Yiu đã đề-nghị và thích câu dịch này hơn The Maples leaves are red as fire; I sleep with loads of sadness. (I prefer this interpretation as it is more poetic - Julian Yiu) . Ngọn núi có tên là Sầu Miên chỉ là một giả thuyết tưởng tượng, không nghiêm chỉnh và lịch sử và địa-lý Trung-Hoa không ghi chú tên ngọn núi này ngoài tên ngọn núi Hàn Sơn ( được dịch là Cold Mountain ?), là nơi danh-lam thắng cảnh đã thu-hút rất nhiều du-khách ngọai quốc đến thăm viếng hàng năm .


NHỮNG BÀI THƠ DỊCH VIỆT NGỮ CỦA CÁC THI-SĨ MUÔN PHƯƠNG

Bản dịch Tản Đà :
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Bản dịch Trần Trọng Kim :
Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài cây bãi đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn

Bản dịch Ngô-Tất-Tố:
Quạ kêu sương tỏa trăng lui
Đèn chài cây bến đối người nằm khô
Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bên đò canh khuya

Bản dịch Phạm-Vũ Thịnh - (Sydney 16/11/1996)
Đêm Neo Bến Phong Kiều
Trăng tà quạ rúc trời đầy sương
Cây im lửa đóm người nằm suông
Cô Tô bến lặng đêm già nửa
Chùa cổ Hàn Sơn vẳng tiếng chuông

Trăng tà quạ rúc trời sương
Cây im lửa đóm nằm suông hững hờ
Nửa đêm neo bến Cô Tô
Hàn Sơn vẳng tiếng chuông chùa buồn tênh

Bản dịch Vương Uyên
Bài 1:
Trăng khuất quạ kêu trời phủ sương
Lửa chài bến nước cõi sầu vương
Cô Tô đêm vắng thuyền ai đậu
Tĩnh lặng Hàn San vọng tiếng chuông
Bài 2:
Trăng tàn sương phủ quạ kêu
Lửa chài, bến nước, dệt thêu mộng sầu
Cô Tô tĩnh mịch đêm thâu
Hàn San chuông điểm thuyền câu lặng tờ

Bản dịch Ngọc Ẩn - (Tokyo 2001)
Quạ kêu, trăng lặn, sương mù
Đêm nằm không ngủ, cây ru lửa chài
Cô Tô đậu chiếc thuyền ai
Nửa đêm vọng tiếng chuông dài Hàn Sơn

Bản dịch Bùi Khánh Đản:
Trăng lặn sương mờ nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn sơn tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền

Bản dịch Trần Trọng San :
Quạ kêu trăng lẩn sương trời
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn Sơn đến thuyền sông Phong Kiều

Bản dịch Nguyễn Thế Nữu:
Quạ kêu, trăng lặn, trời đầy sương
Phong bến, lửa chài, sầu mộng vương
Chùa ngoại thành Tô, trên núi Lạnh
Nửa đêm thuyền khách nằm nghe chuông

Bản dịch Đinh-Vũ-Ngọc :
BAN ĐÊM ĐẬU THUYỀN Ở BẾN PHONG KIỀU
Quạ kêu, Sương phủ, Trăng thâu
Lửa chài, Cây bến lặng sầu trong mơ
Cô Tô, Chùa vắng khuya mờ
Tiếng chuông tìm viếng khách thơ trong thuyền

Bản dịch Ngô-Văn-Phú:
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
Quạ kêu, trăng xế ngang đầu
Lửa chài cây bến gối sầu ngủ mơ
Thuyền ai ngoài bến Cô Tô
Nửa đêm lạnh tiếng chuông chùa Hàn san ....

Bản dịch Lê-Nguyễn-Lưu:
Sương mờ, quạ giục ánh trăng phai
Cây bến sầu mơ ngọn lửa chài
Ngoài ngõ Cô Tô chùa núi Lạnh
Nửa đêm chuông vọng tới thuyền ai

Bản dịch Ái Cầm:
THUYỀN ĐẬU BẾN PHONG KIỀU
Quạ kêu trăng khuyết trên cành sương
Đốm lửa hắt hiu giữa đêm trường
Cô Tô thuyền đỗ sầu in bóng
Hàn Sơn Chùa vọng tiếng chuông ngân

Trăng khuyết trên cành sương quạ kêu
Lửa chài sông quạnh bến cô liêu
Cô Tô thuyền đậu trong đêm vắng
Chuông Hàn Sơn động sóng đìu hiu

Bản dịch Nguyễn Khuê:
Trăng lặn quạ kêu trời phủ sương
Lửa chài cây bến giấc sầu vương
Chùa Hàn ngoài ải Cô Tô vắng
Thuyền khách đêm khuya vẳng tiếng chuông

Bản dịch KD:
Trời sương, trăng lặn, quạ kêu luôn
Ngủ đối cầu phong lửa cá buồn
Thuyền đậu thành Tô chùa núi Lạnh
Nửa đêm chuông nện tiếng boong boong

Bản dịch Nguyễn Hà:
Tiếng nhạn kêu sương, nguyệt cuối trời
Bờ phong sầu hắt lửa thôn chài
Hàn sơn chuông vẳng Cô tô lại
Khuya khoắt lay thuyền động giấc ai

Bản dịch Nguyễn Hùng Lân:
Trăng tà quạ gọi sương lên
Bờ cây chài lửa đôi bên giấc sầu
Chùa Hàn San giữa đêm thâu
Tiếng chuông thành ngoại đưa vào thuyền nhân


KẾT LUẬN:

Bằng những dữ kiện và tài liệu mô tả dẫn thượng mà cụ thể nhất là những bài thơ dịch qua Anh-ngữ của các thi-dịch-giả Trung Quốc đối chiếu với những bài dịch Việt-ngữ của các thi-dịch-giả Việt Nam, chúng ta hiểu được phần nào ý nghĩa của hai chữ Giang Phong và Sầu Miên trong bài Đường thi Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế .
Nhừng nghi vấn:
-hai chữ "Giang phong" không phải là Sông với Cây Phong ( erable) mà tên của hai cây cầu.
-hai chữ "sầu miên" thì không phài là Buồn và Ngủ mà là tên của một hòn núi
đã dựa trên một giả thuyết tưởng tượng được mô tả như thiếu nghiêm chỉnh , không những trái với căn bản Hán tự, lịch sử địa lý Trung hoa mà còn ngược lại với đặc trưng Thiên Địa Nhân cũng như cái Tịnh, cái Động của Đường thi trong tinh thần thơ không phải là ngôn ngữ của "khoa học" (một cộng với một là hai ) mà thơ là nguồn tinh-khôi của cảm nhận và ý tưởng hòa đồng...

Các học giả của Trung Quốc mà đọc được chữ Việt chắc chắn phải thán phục các nho gia Việt Nam chúng ta đã hiểu rành mạch xuất xứ và ý nghĩa của bài Phong Kiều Dạ Bạc nên đã tài tình và dịch đúng nghĩa đúng ý như những văn-thi-sĩ bản xứ Trung Hoa đã dịch bài thơ này ra Anh-ngữ .

Hải Đà ( tháng 8 năm 2001)

Source : Thư viện Hoa Sen

Abraham Lincoln : The Gettysburg Address

Abraham Lincoln
The Gettysburg Address

Four score and seven years ago our fathers brought forth, upon this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived, and so dedicated, can long endure. We are met here on a great battlefield of that war. We have come to dedicate a portion of it as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But in a larger sense we can not dedicate - we can not consecrate - we can not hallow this ground. The brave men, living and dead, who struggled, here, have consecrated it far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember, what we say here, but can never forget what they did here.

It is for us, the living, rather to be dedicated here to the unfinished work which they have, thus far, so nobly carried on. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us - that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they here gave the last full measure of devotion - that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain; that this nation shall have a new birth of freedom; and that this government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.


Sources:
Library of Congress
Federal Citizens