12/12/08

Gia Cát Lượng (Khổng Minh) - 諸葛

Gia Cát Lượng (Khổng Minh) - 諸葛亮

Thơ Gia Cát Lượng

tiểu sử tác giả
Gia Cát Lượng 諸葛亮 (181-234) tự Khổng Minh 孔明, người Dương Đô, Lang Gia (nay là huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), từng làm thừa tướng cho Lưu Bị đời Tam quốc, là nhà chính trị, quân sự, phát minh, đồng thời cũng là tản văn gia trứ danh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một đại biểu cho lòng trung thành và của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Thời trẻ ông còn có ngoại hiệu là Ngoạ Long 臥龍, hoặc Phục Long 伏龍.

Tác phẩm của ông có: Long Trung đối 隆中對, Xuất sư biểu 出師表, Giới tử thư 誡子書, GIới ngoại sanh thư 誡外甥書, Tướng uyển 將苑 (còn gọi là Tâm thư 心書), và các bộ binh thư Tiện nghi thập lục sách 便宜十六策, Binh yếu 兵要, Tâm chiến 心戰, Binh pháp nhị thập tứ thiên 兵法二十四篇.

1. Lương Phủ ngâm 2. Thương thiên như viên cái 3. Vô đề


Lương Phủ ngâm

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong, thời kỳ: Tam Quốc
梁父吟


Lương Phủ ngâm


Bài hát Lương Phủ (Người dịch: Nham Doanh Doanh @www.maihoatrang.com)

步出齊城門,
遙望蕩陰里。
里中有三墳,
累累正相似。
問是誰家冢,
田疆古冶子。
力能排南山,
文能絕地理。
...


Bộ xuất Tề thành môn,
Dao vọng đãng âm lý.
Lý trung hữu tam phần,
Luỹ luỹ chính tương tự.
Vấn thị thuỳ gia trủng,
Điền Cương, Cổ Dã Tử.
Lực năng bài Nam sơn,
Văn năng tuyệt địa lý.
...


Ra khỏi cửa thành Tề đi bộ
Dõi nhìn làng lấp ló xa mờ
Giữa làng trơ trọi ba mồ
Giống nhau tưởng đã đắp gò chồng lên
Hỏi: nằm đó tuổi tên ai nhỉ ?
Điền, Cổ, Cương, đích thị ba ngài
Núi Nam lật đổ, hùng tài
Văn chương âu cũng chuyển xoay đất trời
...

Hiện dịch nghĩa
Đi bộ ra ngoài cổng thành nước Tề,
Từ xa nhìn về một ngôi làng mơ ảo nơi xa xa.
Ở trong làng có ba ngôi mộ,
Giống nhau tựa như xếp chồng lên nhau.
Hỏi là mộ của ai vậy ?
(Trả lời) Là mộ của những người Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử (và Công Tôn Tiếp).
Tài võ của họ có thể lật đổ núi Nam,
Tài văn của họ có thể xoay chuyển đất trời.
...

Lương Phủ ngâm 梁父吟, còn viết là 梁甫吟. Lương Phủ là một ngọn núi nhỏ ở chân núi Thái Sơn. Bài thơ này thực là của Gia Cát Lượng hay là một bài ca dao đời Hán, đến nay khó còn điều kiện khảo chứng.

Thời Xuân Thu, Án Bình Trọng 晏平仲 phò Tề Cảnh Công, làm đến chức tướng quốc, là một người tài nhưng hơi hẹp lượng. Nước Tề thời đó có ba dũng sĩ là Điền Khai Cương 田開疆, Cổ Dã Tử 古冶子 và Công Tôn Tiếp 公孫接. Án Tử đưa ra hai trái đào và nói với ba người là ai có công thì hãy lấy mà ăn. Công Tôn Tiếp nói: "Ta là người chỉ một quyền đánh chết lợn rừng, hổ, xứng đáng ăn đào". Điền Khai Cương nói: "Ta đã từng dùng phục binh đuổi địch, công lao đó cũng xứng đáng ăn đào". Cổ Dã Tử nói: "Ta theo vua đến sông Hoàng Hà, có con rùa lớn xuất hiện bắt mất ngựa của vua, ta giết rùa, một tay kéo đuôi ngựa mang về cho vua, con rùa đó chính là Hà Bá thần sông Hoàng Hà". Hai người Công Tôn Tiếp, Điền Khai Cương thấy công mình không bằng Cổ Dã Tử mà lại đòi ăn đào nên tự thẹn với lòng tự vẫn mà chết. Cổ Dã Tử thấy hai người kia đã chết mà mình vẫn sống thì là bất nhân, sỉ nhục người ta đề lấy danh tiếng là bất nghĩa, nên cũng tự vẫn chết theo.

( Nguồn: http://diendan.maihoatran....com/viewtopic.php?t=2518)
.




Thương thiên như viên cái
蒼天如圓蓋


Thương thiên như viên cái


Trời xanh như tấm lọng tròn (Người dịch: (Không rõ))

蒼天如圓蓋,
陸地如棋局。
世人黑白分,
往來爭榮祿。
貧者自安安,
富者自樂樂。
南陽有隱土,
高眠臥不足。


Thương thiên như viên cái,
Lục địa như kỳ cục.
Thế nhân hắc bạch phân,
Vãng lai tranh vinh lộc.
Bần giả tự an an,
Phú giả tự lạc lạc.
Nam Dương hữu ẩn thổ,
Cao miên ngoạ bất túc.


Trời tròn như lọng che,
Đất xoay như cuộc cờ,
Tuồng đời đen trắng lẫn,
Tranh nhau vinh với nhục.
Kẻ vinh mặt vênh váo,
Người nhục thân chen chúc,
Người ẩn sĩ Nam Dương,
Nằm ngủ không nháy mắt.

Bài thơ này được La Quán Trung chép trong "Tam quốc diễn nghĩa" là của Gia Cát Lượng, khi ba anh em Lưu Bị cùng đoàn tuỳ tùng vừa tới trước gò Ngoạ Long, thấy xa xa có mấy người đang cày ruộng bên suờn núi, miệng hát nghêu ngao.




Vô đề







無題


Vô đề


Không đề (Người dịch: Tú Sót)

大夢誰先覺,
平生我自知。
草堂春睡足,
窗外日遲遲。


Đại mộng thuỳ tiên giác,
Bình sinh ngã tự tri.
Thảo đường xuân thuỵ túc,
Song ngoại nhật trì trì.


Mộng dài ai sớm tỉnh
Đời ta ta biết ta
Yên giấc xuân am cỏ
Cửa sổ bóng câu qua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét