Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm Chủ nhật, 17/2/2013, Bấm Tướng Vĩnh cho rằng nhà nước "lẽ ra" phải đứng ra tưởng niệm các "đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh" nhưng ngược lại đã "không hề đoái hoài" trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh với người Pháp và người Mỹ. Vị cựu Đại sứ cũng bình luận về sự kiện của đa số báo chí, truyền thông chính thức trong nước tỏ ra "im lặng" và cho rằng nhiều tờ báo Việt Nam có thể đã chịu sức ép từ sự "chỉ đạo" của các cơ quan lãnh đạo báo chí, truyền thông, với các tổng biên tập báo "sợ bị mất ghế" nếu đề cập sự kiện.
Tướng Vĩnh cũng bình luận về việc sách giáo khoa ở nhà trường phổ thông Việt Nam được cho là không phản ánh và đề cập cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản trong chương trình giáo dục, cũng như nhận xét về việc phải chăng chính quyền Việt Nam quan ngại Trung Quốc "mếch lòng" và "trừng phạt" nếu nhắc lại cuộc xung đột 34 năm về trước.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, vị tướng năm nay 98 tuổi tường thuật việc ông và một đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng bị lực lượng an ninh ngăn cản khi định dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm Chủ Nhật.
"Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của TQ"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Họ nói lý do này khác, rồi gọi điện thoại đi ở đâu không biết. Lúc họ nói vào cửa trước, lúc họ bảo vào cửa sau. Có lúc họ bảo vào 4 người thì được, 5 người không được. Loanh quanh, cuối cùng họ cấm không cho chúng tôi vào. Thì chúng tôi mấy người thương sót đồng bào và chiến sỹ hy sinh đó, chúng tôi đứng ở ngoài vái vái, rồi đi về thôi.
Chúng tôi rất tiếc, không hiểu tại làm sao đối với các liệt sỹ và đòng bào hy sinh mà người ta cấm chúng tôi không được viếng là thế nào. Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Đến bây giờ, ngày đó, chúng tôi tỏ lòng thương sót đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh, chúng tôi đến viếng một cách hòa bình, chúng tôi không làm gì cả, chúng tôi không hiểu vì sao lại cấm chúng tôi, không được vào viếng. Tôi không hiểu cấp trên nào mà lại vô cảm đến như thế.
'Sợ TQ mếch lòng?'
BBC: Thưa ông, hay có ai đó lo ngại những cuộc tưởng niệm như vậy có thể làm "kích động tính dân tộc chủ nghĩa" và làm cho Trung Quốc mếch lòng, rồi có thể dẫn tới trừng phạt họ?BBC: Tại sao ở Việt Nam vẫn có những cuộc kỷ niệm Điện Biên Phủ, hay Điện Biên Phủ trên không, và gần đây là sự kiện Tết Mậu Thân 1968, trong khi Việt Nam vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Pháp hay Mỹ, mà sự kiện 17/2/1979 chính quyền lại im lặng và không có chủ trương kỷ niệm?
Tướng Vĩnh: Tôi cho việc ấy là một việc rất không bình thường. Nhưng muốn hỏi tại sao thì đề nghị các vị hỏi các nhà cầm quyền mới được.
BBC: Việc sách vở giáo khoa ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay có vẻ 'vắng bóng đề cập' cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979, việc ấy nếu có, thì có đúng không?
"Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
BBC: Khi cuộc chiến 1979 diễn ra và trong suốt thời gian hơn 10 năm, nhiều báo đài ở Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc Trung Quốc xâm lược VN trong giai đoạn đó, nhưng hôm 17/2 năm nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam im lặng, ông nghĩ thế nào?
Tướng Vĩnh: Khó nhận xét lắm, đó là chuyện rất khó hiểu. Còn các báo chí mà họ không dám đưa tin chắc đã bị các cơ quan phụ trách về tuyên truyền, truyền thông cấm đoán họ thế nào đó. Cho nên họ không dám làm.
Nếu họ làm, họ sẽ mất chức tổng biên tập, cho nên họ sợ, họ không dám làm. Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 13 năm từ năm 1974-1987. Những năm gần đây, ông thường xuyên phát biểu, gửi thư, góp ý công khai về nhiều vấn đề chính sách, chiến lược tới chính quyền, trong đó ông lên tiếng kiến nghị về các vụ việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, thay đổi Hiến pháp sao cho dân chủ và tự do thực sự v.v...