15/11/13

Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: vui hay buồn?


15/11/2013


Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: vui hay buồn?


Phạm Minh Hoàng


Hãy cứ hình dung một tên Chánh tổng trọc phú nhờ chạy chọt với đủ mặt quan trên vừa được cái hàm cửu phẩm, mặt tươi hơn hớn, đi khắp tỉnh nhà bông dua me xừ các cụ, ra mặt mình cũng là dân chơi có chút vốn liếng về “dân quyền dân sinh” đây. Trong khi đó thì “đồng dân thượng hạ” trong những thôn ấp mà hắn là chủ thu tô đang đói rã họng vì bị vắt kiệt sức, bị bịt mồm bịt miệng không cho kêu van, và ngày ngày bị mấy tên dân phòng hàng tổng vác gậy đến từng nhà đe nẹt, lôi hàng chục người ra đình làng gông lại đánh cho nát đít, để đòi lại ruộng và đất ở cho con cái dâu rể hắn chia lô bán chác với giá cắt cổ, mà một đám doanh nhân ở đâu trên tỉnh lâu nay đang phất lên với những mánh mung bất chính sẵn sàng kéo về thầu tất.
Và mỗi khi ngài Tổng từ trên trên tổng cắp ô vác ba toong đến làng, hễ nghe thằng dân nào mở miệng nói lên hai chữ "dân quyền" thì ngài vác ngay ba toong chỉ vào mặt kẻ lớn lối ấy mà nói: "Quân thoái hóa! Dân quyền là dành để mua vui cho các quan chức hàng tỉnh, chứ đâu phải cho chúng bay! Ông thì... thì... lôi cổ ra cho bàn dân "đấu" cho một mẻ để cho mà biết cái "dân quyền" của dân An Nam là như thế nào bây giờ" (Trích Việc làng tân truyện).
Bauxite Việt Nam


Ngày 12/11/2013 vừa qua, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên Hiệp Quốc (LHQ) với một tỷ lệ rất cao. Thực tình mà nói, căn cứ vào cơ cấu của HĐNQ cũng như các ứng viên cho kỳ này, giới đấu tranh trong và ngoài nước không lấy làm ngạc nhiên lắm, nhưng dù gì đi chăng nữa đây cũng là một “tin không vui” cho chúng ta, những người yêu chuộng và tôn trọng những giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, sau những xúc động ban đầu, chúng ta hãy bình tâm xem xét mọi khía cạnh của vấn đề - nhưng từ nhãn quan của 184 nước đã bỏ phiếu cho VN để thấy rằng họ không hoàn toàn “bị lừa bịp” và cũng để thấy rằng con đường chúng ta đang lựa chọn cho dù còn nhiều chông gai nhưng vẫn có những cơ hội, những hy vọng nhất định.
Vài nét về các định chế nhân quyền LHQ
Ít được nhắc đến như HĐBA, nhưng Hội đồng Kinh tế xã hội (viết tắt là ECOSOC) là một cơ cấu cực kỳ quan trọng của LHQ. ECOSOC có nhiệm vụ về các vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội toàn cầu. Năm 1946, ECOSOC đã thành lập Ủy ban Nhân quyền (UBNQ) có nhiệm vụ kiểm soát việc tôn trọng các điều khoản đã ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ.
UBNQ gồm 53 thành viên chia thành: châu Âu: 15, châu Phi: 15: châu Mỹ: 11, châu Á: 12. UBNQ nhóm họp hàng năm vào tháng 3, khóa họp kéo dài 6 tuần tại trụ sở ở Genève. Trong khóa họp này, ngoài 3000 đại diện các nước thành viên còn có sự hiện diện của 200 tổ chức phi chính phủ. Đây là điểm hết sức quan trọng, vì qua đó UBNQ muốn lắng nghe tiếng nói khác với các tiếng nói "chính thống".
Khác với HĐBA, các quyết nghị của UBNQ không mang tính ràng buộc nhưng vị thế của UBNQ quan trọng ở chỗ là nó liên quan đến một vấn đề vồ cùng nhạy cảm với tất cả các quốc gia, cho dù đó là thành viên hay không của HĐBA, cho dù đó là một cường quốc hay một nước kém phát triển, cho dù đó là một quốc gia trong thời chiến hay thời bình. Đó là vấn đề nhân quyền. Mà nhân quyền (đối tượng của UBNQ) khác chiến tranh (đối tượng của HĐBA) ở chỗ đó là những khái niệm trừu tượng hơn, do con người đặt ra và diễn giải tùy tiện. Chính vì thế nên UBNQ thường xuyên là diễn đàn cực kỳ căng thẳng.
Một trong những phiên họp gay go nhất đã xảy ra vào năm 2001 tại Durban (Nam Phi). Chủ đề của phiên họp là bàn về nạn kỳ thị. Tuy nhiên kỳ thị ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng chứ không đơn thuần là kỳ thị về màu da, về chủng tộc và hơn nữa, vì mang tên là UBNQ nên chắc chắn nội dung cũng sẽ đi đến hoặc xoay quanh vấn đề nhân quyền. Chính vì hiểu theo nghĩa rộng ấy nên phạm vi ảnh hưởng của nó lan tỏa khắp năm châu và đặc biệt là như vấn đề Tây Tạng và Pháp Luân Công.
Ngay trước ngày khai mạc, "đánh hơi" thấy mũi dùi hướng vào mình, Trung Quốc đã tích cực "đi đêm", vận động hành lang để một mặt triệt tiêu tất cả các hướng tấn công đến từ các hiệp hội như Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), đồng thời xúi giục các nước Phi châu cũng nằm trong danh sách bị cáo, các nước Ả Rập nhằm làm "chìm xuồng" vấn đề Tây Tạng. Hội nghị Durban được khai mạc trong một không khí cực kỳ căng thẳng. Mặc dù chủ đề của hội nghị đặt trọng tâm vào vấn đề kỳ thị, và mở rộng sang các quyền con người, nhưng các nước trong khối Ả Rập đã biến diễn đàn thành một tòa án kết tội Israel. Nhiều quan sát viên, và kể cả bà Mary Robinson cũng chán nản, bất lực trước tình trạng bát nháo và thô bạo của một số quốc gia Ả Rập và Phi Châu.
Nhiều ngày sau, với sự kiên trì và mềm mỏng của ban chủ tọa cũng như của Liên hiệp Âu châu, Hội nghị cũng dần tiến đến việc thông qua một số nội dung quan trọng. Đến lúc này Trung Quốc tung ra một đòn mới: kết hợp với các nước như Burundi, Cuba, Indonesia, Nigeria, Qatar, Myanmar, Sudan, Việt Nam thành một khối được các quan sát viên gọi là "like-minded", tạm dịch là "cùng hội cùng thuyền" hay nói toạc ra là "một băng đảng" vì các nước trên đang nằm trên danh sách đen của UBNQ. Nhóm này chiếm một trọng lượng đáng kể nên thao túng hoàn toàn hội nghị, đồng thời dựa trên một nguyên tắc là không được xâm hại đến chủ quyền quốc gia nhằm triệt tiêu mọi mũi dùi nhắm vào họ. Và cuối cùng Durban đã không đạt được mục tiêu ban đầu của mình.
Sau thất bại này, bà Mary Robinson từ chức. Đúng ra là bà ta đã thấy sự vô hiệu quả của UBNQ trước sự thao túng của một số quốc gia thành viên, nhưng bà Robinson cố gằng thuyết phục những nước còn lại đưa ra một văn bản đánh dấu cho Hội nghị Durban.
Sự thao túng của nhóm các nước "băng đảng" lên đến đỉnh điểm khi họ đi đêm để loại Mỹ ra khỏi UBNQ trong nhiệm kỳ 2002 và bầu chủ tịch mới là... Libye của Gaddafi. Xướng ngôn viên của đài truyền hình A2 của Pháp trong bản tin 20 giờ đã thốt lên:"Xin quý thính giả nghe rõ, đây không phải là một trò đùa, nhưng Libye vừa được bầu vào ghế chủ tịch UBNQ LHQ...".
Hội đồng Nhân quyền và cuộc họp 12/11/2013
Được đưa ra từ năm 2006 để thay thế UBNQ làm việc kém hiệu quả, tuy nhiên HĐNQ vẫn duy trì cơ cấu cũ là phân phối số ghế thành viên theo vùng địa dư. Tổng cộng có 5 vùng lãnh thổ chia nhau 47 ghế. Riêng vùng châu Á Thái Bình Dương có 23 ghế. Nhiệm kỳ là 3 năm nhưng hàng năm sẽ bầu lại 1/3 để đảm bảo tính thời sự. Năm 2013 châu Á sẽ bầu lại 4 thành viên. Các ứng viên sẽ được bầu từ Đại Hội đồng LHQ bao gồm 192 nước.
Ngay từ khi các nước nộp đơn ứng viên, nhiều tiếng nói đã nổi lên khi biết đó chính là những nước vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Trong vùng Á châu là Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Việt Nam. Bà Peggy Hicks của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã than thở "Với sự hiện diện của Nga, Trung Quốc, Ả Rập, Saudi, những người bảo vệ nhân quyền sẽ có nhiều việc phải làm cho năm tới". Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cải thiện nhân quyền của Việt Nam trong thời gian tới sau khi Hà Nội có được ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bà Julie Gromellon, đại diện Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) nói: “Việt Nam đã không chứng tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi”. Còn Ông Robertson thuộc Human Rights Watch (HRW) nói:"Chúng tôi hết sức quan ngại khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc".
Những diễn biến sau đó chứng tỏ lời thẩm định của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) là có lý: lần lượt Iran được bầu vào Hội đồng về Nữ quyền (CSW), Syrie được bầu vào Hội Đồng Nữ quyền của UNESCO và Ả Rập Saudi được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ. Đến cận ngày bầu cử mọi việc đã rõ mười. Trong vùng châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 4 ứng viên cho… 4 ghế. Sau khi kết quả được công bố, Tổng giám đốc của UN Watch (UNW), một tổ chức phi chính phủ đấu tranh trong lãnh vực nhân quyền đã phải thốt lên: “Đây là một ngày đen tối cho nhân quyền, những kẻ đúng ra phải đứng trước vành móng ngựa thì nay lại chễm chệ trên ghế quan tòa (…) Danh sách ô nhục này gồm Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Cuba, Algerie, Tchad và Việt Nam”.
Nhưng NGO và những người đấu tranh cho nhân quyền quả đã không sai khi cho rằng“ngày hôm nay, nhiều nước gia nhập nó không phải vì họ có thành tích tốt về nhân quyền nhưng lại là những nước vi phạm nhiều nhất. Họ vào chỉ để với mục đích biện hộ cho những thành tích bất hảo của họ”. Và kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 12/11 đã xác định một điều rằng “Một nước được bầu vào HĐNQ không có nghĩa là họ thực sự tôn trọng nhân quyền”. Thiết nghĩ đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho những khoe khoang của Hà Nội rằng “đã thành công trong việc tạo được một uy tín lớn trên diễn đàn quốc tế. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm và ủng hộ của các quốc gia trên thế giới dành cho Việt Nam”.
Tuy nhiên, một thắc mắc không thể không đặt ra là tại sao những “tên đồ tể của nhân quyền” này lại được Đại Hội Đồng LHQ thông qua với một số phiếu cao như vậy? VN được bầu với tỉ lệ 184/192 (vì bầu kín nên không biết 8 nước phản đối hay bỏ phiếu trắng là ai). Ai cũng rõ là các nước trong “danh sách ô nhục” này đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để “đi đêm” trước ngày bỏ phiếu nhưng không lẽ Trung Quốc và Nga lại có thể thao túng và mua chuộc cả thế giới? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta phải lui về thời điểm 12 năm trước, khi hội nghị Durban kết thúc.
Phú quý sinh lễ nghĩa.
Việc Libye được bầu vào chức chủ tịch UBNQ hoặc các nước như Trung Quốc, Bahrein, Cuba, Zimbabwe, Sudan và Việt Nam được bầu làm thành viên của UBNQ vào năm 2001 bỗng nhiên tạo cho cộng đồng thế giới tiếp cận với một suy nghĩ mới, một phương cách hoạt động mới. Một mặt họ tìm cách khai tử UBNQ và đến năm 2006 cho ra đời Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với những mục đích hữu hiệu hóa chức năng của định chế này. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ điều chỉnh nguyên tắc hoạt động. Kể từ giờ họ tránh tình trạng đối nghịch giữa các thành viên và tìm cách “lôi kéo” các nước “băng đảng” tham gia sâu vào HĐNQ vì theo họ, các nước vi phạm nhân quyền luôn luôn phải chứng tỏ mình không hề vi phạm nhân quyền (bằng cách này hay bằng cách khác) tham gia vào các diễn đàn kiểu HĐNQ để thao túng; nhưng việc này lại tạo ra nhiều phản ứng tích cực khác:
- Trước tiên, với tư cách là thành viên, họ khó có quyền từ chối các thanh tra nhân quyền trên lãnh thổ của họ như đã từng làm trong quá khứ, đây là trường hợp của Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Algerie và Việt Nam (cũng lại những khuôn mặt cũ !). 18 chuyên gia của HĐNQ sẽ hoạt động độc lập, khách quan và không chịu bất kỳ sức ép của bất kỳ cơ quan hoặc của chính phủ nào. Một cái khác giữa UBNQ và HĐNQ là định kỳ các thành viên phải tường trình về tình trạng nhân quyền trong nước của mình.
- Sau nữa, với tư cách là thành viên HĐNQ, khi ban hành hoặc kiểm soát các nước khác họ cũng phải ít nhiều e ngại lời chỉ trích của các nước này. Điều này có khả thi hay không cũng chưa ai biết được vì chẳng ai có thể tiên đoán hoặc đo lường phản ứng của các nhóm “băng đảng”. Nhưng khi quyết định dùng “biện pháp mềm” có lẽ cộng đồng thế giới cũng đã nhìn thấy từ các ảnh hưởng tích cực khi thu nhận Trung Quốc, Nga, Việt Nam và các nước độc tài vào Tổ chức Thương mại Thế giới khiến cho các nước này suốt ngày phải “đuổi theo chỉ tiêu tăng trưởng”, đồng nghĩa với việc xa rời cái ý thức hệ độc tài và lỗi thời.
- Tuy nhiên điều quan trọng là cơ cấu HĐNQ không có quyền phủ quyết và nếu nhìn vào thành phần 47 nước thành viên thì các nước trong nhóm “băng đảng” vẫn chiếm thiểu số. Bà Peggy Hicks, HRW cũng bày tỏ lạc quan "với việc không có quyền phủ quyết, chúng ta sẽ đạt được nhiều tiến bộ cụ thể”.
Với những ràng buộc này, liệu HĐNQ có thành công hơn UBNQ trong sứ mạng của mình? Liệu định chế này, với những biện pháp “dỗ ngọt” này có thành công trong việc cải thiện được tình trạng đối nghịch hoặc “cải tà quy chánh” được những nước trong“danh sách ô nhục”? Con đường còn lắm gian truân nhưng có lẽ nó tuỳ thuộc vào nạn nhân chứ không vào các người cầm quyền.
Và cũng chính vì lẽ đó, việc Việt Nam đưvvà những cơ hội mới, đó là chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cả thế giới thấy khát vọng chính đáng của mình đang bị một chế độ và là thành viên của HĐNQ đàn áp. Những động thái của nhà cầm quyền VN sẽ bị săm soi kỹ hơn và kể từ đây "nhất cử nhất động" của họ cũng được thế giới chú ý kỹ hơn. Phản ứng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ như HRW, Phóng viên Không biên giới (RSF), UNW, Freedom House, FIDH… về việc các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng như Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Việt Nam, Cuba, Venezuela… cũng đang “hứa hẹn” cho các nước “băng đảng” một tương lai khá “bận rộn”.
Ước mong rằng đảng CSVN nhìn ra được mặt tốt của vấn đề, biết xem đó là một cơ hội chứng tỏ mình thực sự là một quốc gia tiến bộ, vĩnh viễn rời bỏ cái băng đảng chuyên quậy phá ngày xưa, hội nhập thực sự và toàn diện vào cộng đồng thế giới văn minh. Từ bỏ thái độ cao ngạo độc tôn của mình để lắng nghe nguyện vọng của toàn dân.
Đây sẽ là cách tốt đẹp và hữu hiệu nhất để xây dựng một nước Việt Nam thật sự tự do, dân chủ.

Sài Gòn, 14/11/2013
P.M.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


Source : Bauxite Việt Nam

VN vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?

VN vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?


Cập nhật: 11:32 GMT - thứ sáu, 15 tháng 11, 2013
Hội đồng nhân quyền LHQ
14 quốc gia trở thành tân thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ năm nay
Trong mấy ngày qua, dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm – và cũng phản ứng rất khác nhau – về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) của Liên hiệp quốc. Trong khi Chính phủ và quan chức Việt Nam rất tự hào về sự kiện ấy, nhiều tổ chức và cá nhân đấu tranh cho nhân quyền lại thất vọng.
Giới lãnh đạo Việt Nam có lý do để vui mừng vì đây là lần đầu tiên kể từ khi Hội đồng nhân quyền được thành lập vào năm 2006, Việt Nam giành được một ghế trong tổ chức này và với một số phiếu tương đối cao (184 trên 192 phiếu bầu).
Với những ai hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt những người đã vận động để Việt Nam không được bầu vào Hội đồng trong thời gian qua, chuyện họ thất vọng cũng là điều dễ hiểu vì với một kết quả như vậy, có thể cộng đồng quốc tế sẽ ít quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Nhưng giới chức Việt Nam có nên hoàn toàn tự hào, hãnh diện – và giới đấu tranh cho nhân quyền có nên hoàn toàn thật vọng, bất ngờ – về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc (LHQ)?
Nếu nhìn lại cơ cấu, thành viên, hoạt động và kết quả của cơ quan này ít hay nhiều chắc ai cũng có thể nhận ra rằng Việt Nam được bầu làm thành viên của một tổ chức quốc tế như vậy không phải là một điều gì đó thật đáng hãnh diện hay quá thất vọng hoặc quá bất ngờ.

Để tránh chỉ trích?

"Vì đây là một tổ chức nhân quyền của LHQ, nhiều quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc được bầu vào đây như là một cách để che dấu những yếu kém của mình"
Nhân quyền là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên hiệp quốc ngay từ khi tổ chức này được hình thành vào năm 1945 và cơ quan đặc trách việc cổ vũ, bảo vệ nhân quyền của LHQ là Ủy ban nhân quyền (UBNQ) – tiền thân của HĐNQ.
Được thành lập năm 1946, Ủy ban nhân quyền đã đạt được không ít thành tựu rất lớn trong thời gian đầu, trong đó có việc giúp soạn thảo Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền – một tuyên ngôn được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1948 và vẫn được coi là một trong những tuyên ngôn về nhân quyền quan trọng, có giá trị và ý nghĩa nhất ngày hôm nay.
Nhưng rồi vào những thập niên sau đó, đặc biệt là kể từ những năm 1990 và đầu 2000, tổ chức này không còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, quảng bá nhân quyền và uy tín của nó cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Thay vì là một cơ quan hoạt động cho nhân quyền, nó lại trở thành diễn đàn để các nước vi phạm các quyền căn bản của con người che đậy hồ sơ nhân quyền kém cỏi của mình.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó là tổ chức này có quá nhiều thành viên. Khi thành lập, nó chỉ có 18 nước, trong đó đa số là các nước dân chủ. Nhưng vì muốn có tính đại diện cao, UBNQ đã mở rộng theo thời gian và tới năm 1992 có đến 53 thành viên. Vì vậy, nhiều quốc gia có cơ hội được bầu vào Ủy ban này, trong đó có những nước được bầu dù vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống.
Và vì đây là một tổ chức nhân quyền của LHQ, nhiều quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc được bầu vào đây như là một cách để che dấu những yếu kém của mình.
Trong bài viết có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: Repeating Past’ Mistakes’ được The Heritage Foundation đăng năm 2006, Brett D. Schaefer nhận định rằng những quốc gia có hồ sơ nhân quyền không mấy tốt đẹp đã tranh cử vào UBNQ nhằm để ngăn cản những chỉ trích, nhòm ngó của dư luận về tình trạng nhân quyền của mình.
Trong số những quốc gia mà tác giả này cho rằng có hồ sơ nhân quyền đáng ngờ và thành công tìm được ghế trong UBNQ vào các năm trước đó có Trung Quốc, Cuba và Việt Nam. Thậm chí năm 2003, Libya – một quốc gia có chế độ độc tài dưới thời Đại tá Gaddafi – còn được bầu làm chủ tịch Ủy ban.
Cựu Tổng thư ký LHQ
Cựu Tổng thư ký LQH Kofi Annan từng chỉ ra yếu kém của Hội đồng Nhân quyền
Tương tự, trong ‘Sins of Commission? Understanding Membership Patterns on the United Nations Human Rights Commission’, được đăng trên tạp chí Political Research Quarterly năm 2008, Martin S. Edwards lập luận rằng các quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc vào Ủy ban nhân quyền như là một hành động tự vệ, giúp mình tránh bị dòm ngó hay bị chỉ trích.
Tác giả này thậm chí cho rằng những nước có hồ sơ nhân quyền kém lại có cơ hội được bầu vào Ủy ban nhân quyền hơn những quốc gia tôn trọng nhân quyền.

'Đề xuất giải tán'

Có thể đúng như vậy vì vào năm 2001, Mỹ – một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập LHQ và Ủy ban nhân quyền nói riêng – đã không được bầu vào Ủy ban nhân quyền.
Một bài xã luận của tờ New York Times ngày 26/02/2006 cũng đã gọi Ủy ban nhân quyền là ‘một nỗi nhục của Liên hiệp quốc’.
Không chỉ giới học giả, quan sát mà ngay cả Tổng thư ký LHQ lúc ấy là Kofi Annan cũng đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém và giới hạn của Ủy ban nhân quyền LHQ.
Trong một báo cáo có tựa đề In Larger Freedom vào tháng Ba năm 2005, ông Annan đã khẳng đình rằng: ‘Các nước tìm cách trở thành thành viên của Ủy ban không phải để củng cố nhân quyền mà để bảo vệ mình khỏi bị chỉ trích hay nhằm chỉ trích nước khác’. Theo ông, điều đó không chỉ dẫn đến sự mất uy tín của UBNQ mà còn làm mất thanh danh của toàn hệ thống LHQ.
Vì vậy, ông Annan đã đề xuất giải tán Ủy ban nhân quyền và thành lập một Hội đồng nhân quyền mới. Đề nghị của ông được chấp thuận và trong nhiều tháng sau đó Đại hội đồng LHQ đã thảo luận về cơ cấu, mục đích của Hội đồng nhân quyền và bỏ phiếu thông qua việc thành lập Hội đồng này vào ngày 15/03/2006.
"Theo ông Annan, các quy định và điều kiện để trở thành thành viên của Hội phải khó, nghiêm và mạnh hơn. Chẳng hạn để giành một ghế trong Hội đồng nước ứng viên phải có hồ sơ nhân quyền tương đối tốt và phải nhận được 2/3 số phiếu của các nước thành viên LHQ"
Khi đề xuất giải tán UBNQ và thành lập HĐNQ, Tổng thư ký LHQ muốn có một tổ chức nhỏ hơn về số lượng thành viên nhưng có hiệu quả hơn để theo dõi tình trạng nhân quyền của tất cả các nước thành viên của LHQ.
Vì vậy, theo ông Annan, các quy định và điều kiện để trở thành thành viên của Hội phải khó, nghiêm và mạnh hơn. Chẳng hạn để giành một ghế trong Hội đồng nước ứng viên phải có hồ sơ nhân quyền tương đối tốt và phải nhận được 2/3 số phiếu của các nước thành viên LHQ.
Nhưng những đề nghị đó đã không được đa số các nước thành viên của LHQ chấp thuận. Cụ thể, ngoại trừ việc đại diện theo khu vực địa lý, không có một tiêu chuẩn cụ thể hay nghiêm ngặt nào để xem xét một quốc gia có đủ điều kiện để được bầu vào Hội đồng. Hơn nữa, cũng chỉ cần nhận được số phiếu quá bán tại Đại hội đồng LHQ, một quốc gia ứng viên sẽ được bầu vào HĐNQ.
Và quan trọng hơn, với 47 thành viên, HĐNQ cũng giảm không đáng kể về số lượng so với UBNQ cũ. Đây là một giới hạn lớn của Hội đồng vì với con số thành viên nhiều như vậy, cũng giống như trước đây, những nước không tôn trọng nhân quyền vẫn có cơ hội giành được ghế trong Hội đồng.
Chẳng hạn, nếu Hội đồng chỉ có khoảng 20 thành viên và mỗi nhóm, khu vực hay châu lục chỉ có ba hoặc bốn đại diện, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh cao và chỉ những nước có hồ sơ nhân quyền tốt mới có hy vọng tìm được một chỗ trong HĐNQ.
Nhưng với số lượng 47 thành viên và châu Á có đến 13 đại diện sớm hay muộn, những quốc gia được cho là có hồ sơ nhân quyền đáng nghi như Trung Quốc hay Việt Nam sẽ được bầu vào Hội đồng. Do đó, chuyện Việt Nam trở thành thành viên của HĐNQ năm nay cũng không có gì đáng ngạc nhiên hay đáng tự hào hoặc đáng thất vọng.

'Thất bại của Hội đồng'

Vì cũng không có những thay đổi căn bản, triệt để so với Ủy ban nhân quyền, theo giới quan sát, bình luận Hội đồng nhân quyền đã không đạt được thành quả đáng kể nào trong việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới dù đây là hai nhiệm vụ chính của tổ chức này.
Cảnh sát ở Việt Nam
Giới vận động nhân quyền tỏ ra quan ngại về tình hình đàn áp nhân quyền gần đây của VN
Trong bài viết có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: A Disastrous First Year’, cũng được đăng trên trang web của The Heritage Foundation năm 2007, Brett D. Schaefer đã chỉ ra những yếu kém, thiếu hiệu quả của Hội đồng này trong năm đầu hoạt động.
Cụ thể trong năm 2007, HĐNQ đã có 12 nghị quyết về tình trạng nhân quyền tại chỉ hai quốc gia là Israel và Sudan, với việc có đến chín cái lên án Israel và ba nghị quyết chỉ trích nhẹ Sudan, và không thông qua một nghị quyết, tuyên bố nào lên án những vi phạm nhân quyền tại 19 trong số 20 nước được tổ chức Freedom House liệt kê là những quốc gia có tình trạng nhân quyền ‘tệ nhất trong các nước tệ nhất’ năm đó.
Cũng trong bài viết ấy, Brett D. Schaefer nhấn mạnh rằng giống như trước đây, các quốc gia không tôn trọng nhân quyền tranh cử vào Hội đồng nhân quyền chủ yếu nhằm để tránh bị chỉ trích về tình trạng nhân quyền của mình hơn là để cổ võ nhân quyền.
Phản ứng của một vài quan chức Việt Nam và Trung Quốc sau khi hai nước này được bầu vào Hội đồng ít hay nhiều minh chứng nhận định ấy.
Thay vì coi đây là một cơ hội để học hỏi thêm và giúp gia tăng nhân quyền tại nước mình cũng như trên thế giới, một quan chức Việt Nam đã nói với việc trở thành thành viên của Hội đồng, Việt Nam giờ có thể chứng minh cho thế giới thấy rõ quyền con người ở Việt Nam và hơn nữa việc được vào HĐNQ là ‘đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo’ Việt Nam.
"Vì những nước thành viên coi trọng việc bảo vệ ‘thành tích’ nhân quyền của mình, chuyện Hội đồng nhân quyền không giúp gì nhiều trong việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới cũng là điều dễ hiểu"
Vì những nước thành viên coi trọng việc bảo vệ ‘thành tích’ nhân quyền của mình, chuyện Hội đồng nhân quyền không giúp gì nhiều trong việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới cũng là điều dễ hiểu.
Một cuốn sách mới xuất bản năm nay (2013) của Rosa Freedman có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: A Critique and Early Assessment’, đã kết luận rằng HĐNQ đã thất bại trong việc quảng bá và bảo vệ nhân quyền trên thế giới vì tổ chức này phớt lờ – hoặc bị ngăn ngừa xem xét – những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nhiều nước.
Cũng theo tác giả này, vì có quá nhiều thành viên, các thành viên lại được bầu theo nhóm và hơn nữa đó là một tổ chức liên chính phủ, rất khó để Hội đồng nhân quyền thực sự thực hiện nhiệm vụ cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu của mình.
Đó cũng là lý do tại sao một bài viết mới đây, hôm 12/11/2013, với tựa đề ‘Human and religious rights at the UN: Theatre of the absurd’, trên tờ The Economist, nhận định rằng để một tổ chức thực sự hoạt động một cách minh bạch, đáng tin cậy cho nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, tổ chức ấy cần phải độc lập với tất cả các chính phủ và như vậy cũng độc lập với những chính phủ vi phạm nhân quyền.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và và văn phong của tác giả, hiện là nghiên cứu viên tại Viện Chính sách Toàn cầu ở Anh.

Source  : BBC

14/11/13

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Cải Cách Củ Mật


Thursday, November 14, 2013

Cải Cách Củ Mật


Nguyễn-Xuân Nghĩa- Việt Báo Ngày 131114

Bắc Kinh Phù Phép Mà Chưa Có Phép Lạ

 * Khách sạn JingXi tại Bắc Kinh, nơi họp Hội nghị Trung ương kỳ ba *



Các kinh tế gia khó là thiền sư để như Bạch Ẩn Huệ Hạc của dòng Lâm Tế mà nghe được "tiếng vỗ của một bàn tay". Lý do đơn giản là vì họ có hai tay....

Chúng ta có thể suy luận như vậy khi nhớ lại những lời - thậm chí nhiều pho sách – ca tụng phép lạ kinh tế Trung Quốc với những dự đoán kinh người về thời điểm "vượt Mỹ". Sau khi có sản lượng vượt Đức rồi vượt Nhật, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ để dẫn đầu thế giới vào năm 2016, hay 2020, 2025, 2030, v.v.... Tất cả đều chỉ là dự đoán thôi. Vì kinh tế học cũng có hơi hướm khoa học, các kinh tế gia hiểu rằng mọi tiên đoán đều có thể trật.

Thầy bói mà đoán trật thì bể tráp hay mất khách, giới kinh tế biết vậy nên khi đoán mò là họ khéo nhấc bàn tay kia.

"Một đàng" thì Trung Quốc có những động lực tất yếu để đưa mức tăng trưởng thần kỳ qua mặt Hoa Kỳ vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nhưng - bàn tay kia được giương lên cho thêm phần hùng biện - nhưng "đàng kia" thì cũng còn lý này hay lẽ nọ để có chuyện lỡ hẹn! Trong mọi cuốn sách ngợi ca Trung Quốc, họ đều yểm bên dưới dòng chữ li ti trong phần cước chú một vài lý luận về "đàng kia" – on the other hand....

Tức là đúng sai gì thì họ vẫn có lý.

Chúng ta nhớ lại điều ấy vì từ hai chục năm nay, sau khi kinh tế Nhật Bản sa sút rồi suy trầm, đã có cả một kỹ nghệ ca tụng kinh tế Trung Quốc với nhiều dự đoán tưng bừng.

Các doanh nghiệp đầu tư vào xứ này đã huy động cả truyền thông lẫn giới nghiên cứu để cổ võ cho việc làm ăn với Hoa lục. Họ dùng lý luận kinh tế đưa ra những luận chứng khoa học về một kỷ nguyên hay một Thế kỷ mới của Trung Quốc. Các tay cò mồi quốc tế lẫn chính khách có sự nghiệp gắn liền với việc buôn bán đó cũng chen vai xác nhận.

Rồi họ sẵn sàng tìm ra cái lý giảm khinh để biện bạch cho những điều bất toàn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Hoa.

Tham nhũng ư? Chế độ nào mà chẳng có tham nhũng? Môi sinh bị hủy diệt ư? Các nước nghèo và mới nổi thảy đều phải qua giai đoạn ấy, nhưng khi đã giàu có hơn thì họ sẽ cải tiến. Bất công xã hội ư? Làm sao bằng tình trạng quá đáng của các nước tư bản với 1% dân số đã ăn trùm 99% còn lại! Độc tài ư? Các chế độ kinh tế Á Châu đều phải như vậy, khi kinh tế phát triển rồi thì giới trung lưu sẽ đẩy mạnh những đổi thay về chính trị. Huống hồ, trước những biến động liên tục của các nước tư bản Tây phương từ dăm bảy năm nay, mọi người đều thấy ưu điểm của chế độ tư bản nhà nước và vai trò trọng yếu của chính quyền để điều tiết và vận dụng thị trường....

Kết luận, vạn tuế kinh tế thần kỳ!

Cho đến năm nay thì bỗng dưng nhạc lắng mây chìm và đà tăng trưởng thần kỳ chỉ là vang bóng.

Thành thử, như nhiều nước đi trước, Trung Quốc cũng sẽ phải chuyển hướng. Lãnh đạo Bắc Kinh đã nói đến nhu cầu cải cách họ gọi là lịch sử và sinh tử. Sau khi thế hệ thứ năm lên ngôi từ Đại hội 18 vào năm ngoái, Hội nghị Trung ương kỳ ba sẽ đưa ra kế hoạch cải cách thần kỳ này.

Tuần qua, Hội nghị đó đã kết thúc.

Hội nghị quy tụ 373 Ủy viên Trung ương đảng và Dự khuyết kéo nhau vào nơi củ mật nhất của thủ đô Bắc Kinh để họp bốn ngày liền. Nơi củ mật là Khách sạn Kinh Tây do Quân đội quản lý và bảo vệ như một pháo đài. Dân chúng Bắc Kinh bị bóp họng đã nhân dịp chơi chữ mà gọi chốn linh thiêng đó là "Kinh Hí" (cũng phiên âm là Jingxi), có nghĩa là tuồng hát ở kinh đô! Truyền thông uyên bác thì gọi là Beijing Opera.

Có máu Ba Giai thì ta gọi ký kịch đó là "Cải cách Củ mật", xin ai đừng nghĩ bậy như Tú Xuất sang "Kủ kải", vì chữ "củ" cũng có nghĩa là rối beng. Rối ren trong bí mật!


***


Bộ Chính trị Khoá 18 đã mất gần một năm để thu thập ý nguyện của ngần ấy phe phái, vây cánh và cơ sở quyền lực kinh tế lẫn chính trị và soạn ra một thực đơn 18 món. Có đủ sơn hào hải vị, thất tình lục dục lẫn bát trân bát bửu. Phe nào cũng thấy những đòi hỏi chính đáng của quần chúng nhân dân lao động bên dưới được thể hiện rõ ràng trong một mớ chữ đầy mâu thuẫn.

Rốt cuộc thì vẫn là kinh tế thị trường mà theo định hướng xã hội chủ nghĩa (xin nói về chữ nghĩa để đừng dịch sai, "xã hội chủ nghĩa" là phạm trù tư tưởng, khác với "chủ nghĩa xã hội" là trạng thái xã hội). Vẫn là xã hội chủ nghĩa nhưng với màu sắc Trung Quốc ("Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa"), tức là nét lưỡng thể phi cầm phi thú của "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa".

Nhưng vẫn nằm trong Chủ nghĩa Mác-Lênin, được cải tiến bằng "Tư tưởng Mao Trạch Đông", hoàn thiện bằng "Lý thuyết Đặng Tiểu Bình" và "Phương hướng Giang Trạch Dân", là dùng lực đẩy của thuyết "tam biểu": đảng là đại biểu của các phương tiện sản xuất tiên tiến, của nền văn hóa kỹ thuật tiên tiến và của quyền lợi chính đảng của đại đa số quần chúng nhân dân...

Sau khi dựng lên tấm bình phong kiên cố và phải đạo như vậy rồi, Hội nghị mới thông báo một thực đơn toàn những món ăn chơi.

Các nhà bình luận quốc tế đều soi kính hiển vi và phát giác bước ngoặt vĩ đại là nỗ lực "thâm hóa cải cách" – cho sâu hơn – để quy luật thị trường giữ vai trò "quyết định" thay vì "cơ bản" như trước đây. Thế là vui rồi!

Chứ nội dung bên dưới khẩu hiệu huy hoàng này vẫn là chuyện củ mật.

Làm sao vận dụng quy luật thị trường mà tránh được dao động quá đáng và nạn bong bóng đầu cơ đang nổi lên từ các đại gia trong đảng? Làm sao san bằng bất công xã hội và khác biệt quá lớn giữa đô thị với nông thôn, giữa vùng duyên hải lý tài nhộn nhịp với các tỉnh bị khóa bên trong? Làm sao thị trường có thể vận hành khi mà một lực lượng lao động rất lớn, đến vài trăm triệu "dân công" trong tổng số 900 triệu người, vẫn chưa có hộ khẩu?

Vì sao Hội nghị không nhắc đến con quái vật nằm giữa đại sảnh là chế độ hộ khẩu?

Dưới ánh sáng tù mù đó, ta mới chú ý đến việc Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị lập ra một "Quốc gia An toàn Ủy trung hội", một Hội đồng An ninh Quốc gia, để tập trung các phần vụ ngoại giao, an ninh, tình báo, quân sự và trật tự công cộng trước đây vẫn phân tán ở nhiều nơi.

Trong hệ thống tổ chức của đảng, Ban Chính Pháp Trung ương là bộ phận có trách nhiệm giữ gìn trật tự công cộng bên trong (qua Bộ Công An) và công tác tình báo phản gián với bên ngoài (qua Bộ Quốc An). Với nạn Bạc Hy Lai cùng kẻ đỡ đầu là Trưởng ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang, sau Đại hội 18, người lên cầm đầu cái ban bệ ghê gớm này (Mạnh Kiến Trụ) không ở trong Thường vụ Bộ Chính trị nữa. Và Tập Cận Bình cần dưới tay một cơ chế phối hợp trực tiếp hơn. Mục tiêu không nhắm vào an ninh đối ngoại mà để kiểm soát tình hình bên trong.

Đấy mới là một cản trở của cải cách và có thể giải thích vì sao chưa có thay đổi gì lớn trong chế độ hộ khẩu như nhiều người đã đề nghị hoặc trông đợi. Nếu không giải tỏa chính sách hộ khẩu thì làm sao giải quyết bài toán an sinh xã hội, nâng cao sức tiêu thụ của thị trường nội địa làm lực đẩy thay thế cho đầu tư của khu vực công?

Một con voi trắng lù lù trong đại sảnh của khách sạn Kinh Tây cũng thơ thới bước ra. Đó là kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Người ta chỉ được biết tư nhân sẽ có thêm quyền hạn đầu tư – châm tiền cấp cứu – xí nghiệp quốc doanh, nhưng vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn được duy trì. Chế độ tư bản nhà nước và đám tòng vong là tham ô, lãng phí và bóc lột, vẫn tiếp tục tung hoành, dưới một núi nợ vĩ đại của hệ thống tín dụng cũng của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Cũng vậy, việc cải cách chính sách tín dụng và hệ thống ngân hàng hay cải cách thuế vụ để tránh nạn địa phương cướp đất của dân làm nguồn thu ngân sách, những yêu cầu đó vẫn là mờ mồ nhân ảnh. Chưa nói gì đến chuyện phòng the cũng củ mật không kém: nới lỏng chế độ kiểm soát sinh đẻ và chấm dứt chính sách mỗi hộ một con để trong vài thế hệ nữa sẽ tạo ra sự chuyển dịch dân số tốt đẹp hơn tình trạng chưa giàu đã già như hiện nay.

Còn nhiều lắm....


***


Chúng ta đều có thể hiểu rằng sau một hội nghị có tầm chiến lược như vậy, lãnh đạo Bắc Kinh phải mất nhiều năm khai triển, thuyết phục, hoặc bẻ tay đấu đá rồi mới có kế hoạch và chương trình áp dụng. Vì vậy, không ai chờ đợi một nghị quyết hoàn chỉnh để trên dưới sẽ răm rắp thi hành. Mặc dù như vậy, việc lãnh đạo xứ này phải dung hòa nhiều quan điểm trái ngược và nói ra những ước nguyện đầy mâu thuẫn có thể cho thấy một sự thật khác: Đảng chưa nhất trí!

Chỉ vì bên dưới vẫn còn quá nhiều thế lực cưỡng chống và muốn duy trì hiện trạng để bảo vệ quyền lợi riêng.

Hiện tượng đó thì tự cổ chí kim nơi nào cũng có. Nhưng nếu có thông tin minh bạch trong một thể chế dân chủ được gạn lọc qua bầu cử tự do thì ít ra những người trong cuộc vẫn còn tiếng nói. Trung Quốc tiên tiến thì chưa đi tới chốn đó. Vì vậy, giấc mộng Trung Hoa và đà tăng trưởng thần kỳ vẫn là mộng mị.

Hỏi các kinh tế gia lạc quan năm xưa thì họ giơ cả hai tay lên trời!

Source : Viet Bao / Dainamax Tribune 

The White House : Remarks by the President on the Economy in Cleveland, OH



The White House
Office of the Press Secretary

Remarks by the President on the Economy in Cleveland, OH

ArcelorMittal Cleveland Steel Factory
Cleveland, Ohio 
3:38 P.M. EST
THE PRESIDENT:  Hello, Ohio!  (Applause.)  It is good to be back in Cleveland.  The last time I was here was about a year ago, in the final days of the campaign.  I know how much you miss hearing how I approve this message every night on your TV.  (Laughter.)  I will say it is nice to be here when the only real battle for Ohio is the Browns-Bengals game this Sunday.  (Applause.)  He’s got the Browns shirt right here, Browns cap.  (Laughter.) 
I want to thank Scotty for that terrific introduction.  Give him a big round of applause.  (Applause.)  He is a natural.  I want to thank your CEO, Lakshmi Mittal, for investing in America and the Cleveland area.  We appreciate him.  (Applause.)  And I want to thank all of you for having me here today.
Along with me, there are a couple of people I just want to acknowledge.  First of all, America’s Secretary of Energy, Ernie Moniz, is here.  Right there.  (Applause.)  And Congresswoman Marcy Kaptur is here.  Give Marcy a big round of applause.  (Applause.)  Fighting for working people every day.
And earlier this afternoon I had a chance to see your mayor, Frank Jackson; your county executive, Ed FitzGerald.  And even though they’re not here, I want to thank them for the great work they’re doing on behalf of working people throughout the region.  (Applause.) 
And then, finally, I want to thank Mark and Gary for showing me one of the biggest steel plants in America.  And they told me that folks are proud to have been making steel right here for a century -- 100 years -- right here.  (Applause.)  And they explained that, today, the steel you make in Cleveland is some of the strongest you’ll find anywhere in the world.  It’s one of the most productive plants in the world.  Best workers in the world.  (Applause.)  
And what’s remarkable is, when you think about it, go back to where this plant was just a few years ago.  The economy was in free fall, auto industry on the brink of collapse.  And that meant demand for steel had dried up.  The blast furnaces went quiet.  About 1,200 steelworkers punched out for what might have been the last time.  And that all came at the end of a decade when the middle class was already working harder and harder just to get by, and nearly one in three American manufacturing jobs had vanished -- a lot of them going overseas.  And that could have devastated this community for good.
But we rolled up our sleeves, we made some tough choices.  We rescued and retooled the American auto industry; it saved more than a million jobs.  We bet on American ingenuity and American workers.  (Applause.)  And assembly lines started humming again, and automakers started to make cars again.  And just a few months after this plant shut down, your plant manager got the call:  Fire those furnaces back up, get those workers back on the job.  And over the last four years, you’ve made yourselves one of the most productive steel mills not just in America, but in the world.  In the world.  (Applause.) 
So you retooled to make the stronger steel that goes into newer, better American cars and trucks.  You created new partnerships with schools and community colleges to make sure that folks who work here have the high-tech skills they need for the high-tech jobs -- because I was looking around this factory, and there’s a whole bunch of computer stuff going on.
One of your engineers -- and I want to make sure I get Margaret’s name right here -- Margaret Krolikowski.  Did I get that right, Margaret?  (Applause.)  Where’s Margaret?  Where is she?  There is she is, back there.  So I’m going to quote you -- I’m going to quote you.  Here’s what Margaret said:  “When we came back, we wanted to make sure we were in a position where we never shut down again.”  Never shut down again.  And that means making sure that workers here are constantly upgrading their skills and investments being made in the state-of-the-art technology.
And it was interesting, when I was meeting a number of the folks who were giving me the tour -- folks who have been here 30 years, 40 years -- but obviously the plant has changed, and so during that period they’ve had to upgrade their skills.  And that’s what’s happened.  And the story of this plant is the story of America over the last five years.  We haven’t just been recovering from a crisis.  What we’ve been trying to do is rebuild a new foundation for growth and prosperity to protect ourselves from future crises.  And because of the grit and resilience and optimism of the American people, we’re seeing comeback stories like yours all across America. 
Over the last 44 months, our businesses have created 7.8 million new jobs.  Last month, another 200,000 Americans went back to work.  (Applause.)  And a lot of those jobs are in manufacturing.  So now we’ve got more work to do to get those engines of the economy churning even faster.  But because we’ve been willing to do some hard things, not just kick the can down the road, factories are reopening their doors, businesses are hiring new workers, companies that were shipping jobs overseas, they’re starting to talk about bringing those jobs back to America.  We’re starting to see that. 
And let me give you an example, because we were talking about this -- Mr. Mittal and others were talking about what’s different now.  Take a look at what we’ve done with American energy.  For years, folks have talked about reducing our dependence on foreign oil -- but we didn’t really do it.  And we were just importing more and more oil, sending more and more money overseas.  Gas prices keep on going up and up and up.  We finally decided we were going to do something about it.
So we invested in new American technologies to reverse our addiction to foreign oil, double wind power, double solar power, produce more oil, produce more natural gas, and do it all in a way that is actually bringing down some of our pollution, making our entire economy more energy-efficient.  Today, we generate more renewable energy than ever.  We produce more natural gas than anybody in the world.  Just yesterday, we learned that for the first time since 1995, the United States of America produces more of our own oil here at home than we buy from other countries.  First time since 1995.  (Applause.)  And that’s a big deal.  That’s what America has done these past five years.
And that is a huge competitive advantage for us.  Part of the reason companies now want to move -- we were just talking about it -- this plant, if it’s located in Germany, energy costs are double, maybe triple; same in Japan.  So this gives us a big edge.  But this is also important:  We reached the milestone not just because we’re producing more energy, but also we’re wasting less energy.  And this plant is a good example of it.  We set new fuel standards that double the distance our cars and trucks go on a gallon of gas by the middle of the next decade.  That saves the average driver, everybody here, more than $8,000 at the pump over the life of a new car.  You like that?  (Applause.)  We launched initiatives to put people to work upgrading our homes, and our businesses, and our factories so we’re wasting less energy.  All that saves businesses money on their energy bills.  Your plant is one of the hundreds to answer that call.  And if you’re saving money on energy costs, that means you can invest in equipment, invest in workers, hire more people, produce more products.
And here’s another thing:  Between more clean energy, less wasted energy, the carbon pollution that’s helping to warm the planet, that actually starts going down.  And that’s good news for anybody who cares about leaving a planet to our kids that is as beautiful as the one we got from our parents and our grandparents.  (Applause.)  So it’s a win-win.  Our economy keeps growing, creating new jobs, which means that strengthening our energy security and increasing energy efficiency doesn’t have to be a choice between the environment and the economy -- we can do both.
So we’ve tackled the way we use energy.  That’s making America more competitive in order to attract good jobs.  We’ve also tackled our deficits.  A lot of people have been concerned about deficits.  Since I took office, we cut them in half.  That makes America more attractive when it comes to business investment decisions. 
And we’ve tackled a broken health care system.  Obviously, we’re not done yet.  (Applause.)  Obviously, we’re not done yet.  But over the last three years, health care costs have grown at the slowest pace on record.  And this is a great place to work thanks to a great steelworkers union and cooperation between management and labor.  (Applause.)  But just keep in mind that if businesses’ health care costs are growing at about one-third the rate that they were a decade ago, that makes America a more affordable place to do business, and it also means that the investors here, if they’re putting less money into health care costs, they can put more money in terms of hiring more workers and making sure that they’re getting good pay.
So that’s what all these tough decisions are about:  Reversing the forces that have hurt the middle class for a long, long time, and building an economy where anybody, if you work hard, you can get ahead.  That’s what plants like this have always been about.  It’s not that it’s easy work.  But it means if you work hard, you’ve got a chance to buy a home, you’ve got a chance to retire, you’ve got a chance to send your kids to school, you have a chance to maybe take a little vacation once in a while.  That’s what people strive for.  And that’s what will make the 21st century an American century, just like the last century was. 
But I didn’t run for President to go back to where we were.  I want us to go forward.  I want us to go towards the future.  (Applause.)  I want us to get us to where we need to be.  I want to solve problems, not just put them off.  I want to solve problems.  And we’ve got to do more to create more good, middle-class jobs like the ones folks have here. 
That means we’ve got to do everything we can to prepare our children and our workers for the competition that they’re going to face.  We should be doing everything we can to help put some sort of advanced education within reach for more young people.  Not everybody has got to go to a four-year college, but just looking at the equipment around here, you’ve got to have a little bit of advanced training.  It may come through a community college or it may come through a technical school, but we’ve got to make sure you can get that education, your kids can get that education without going broke -- without going broke, without going into debt.  (Applause.)  So we’re working on that.
Another thing we should be working on:  Fixing a broken immigration system.  (Applause.)  When you think about this whole region, a lot of folks forget, but almost everybody who worked in that plant 100 years ago came from someplace else.  And so we’ve got now a new generation of hopeful, striving immigrants; we’ve got to make sure that they come legally and that we do what we need to secure our borders, but we’ve also got to make sure that we’re providing them opportunity just like your parents, grandparents, great-grandparents received when they arrived at this plant.  And that’s important.  (Applause.)  And, by the way, it will help our economy grow because then they’re paying taxes and helping to invest and build here in America. 
We should do everything we can to revitalize American manufacturing.  Manufacturing is -- that’s the hub of our economy.  When our manufacturing base is strong, the entire economy is strong.  A lot of service jobs depend on servicing manufacturing jobs.  And, typically, manufacturing jobs pay a little bit better.  So that’s been a path, a ticket to the middle class.  So when we make steel and cars, make them here in America, that helps.  Like I said, the work may be hard but it gives you enough money to buy a home and raise a kid, retire and send your kids to school. 
And those kinds of jobs also tell us something else.  It’s not just how much you get in your paycheck, it’s also a sense of, “I’m making something and I’m helping to build this country.”  It helps establish a sense of -- that we’re invested in this country.  (Applause.)  It tells us what we’re worth as a community.  One of your coworkers, Mike Longa -- where’s Mike? 
AUDIENCE MEMBER:  Back here.
THE PRESIDENT:  Is he back here?  That’s Mike right there.  Mike grew up here.  His mom and dad worked at this plant.  This plant helped put Mike and four brothers and/or sisters through college.  And once this plant started growing again, Mike got his chance to be a steelworker here, and provide for his own two young kids.  So it’s a generational thing, and I want to keep that going.
In my State of the Union address, I talked about how we created America’s first manufacturing innovation institute right here in Ohio.  Marcy Kaptur has been a big proponent of this, because she knows how important manufacturing is.  I want to create more of them -- places where businesses are working with universities and they’re partnering to figure out what are the new manufacturing techniques that keep us at the cutting edge so that China or Germany don’t get ahead of us in terms of the equipment that’s being invested.  We want to be at the cutting edge, so what we’re producing is always the best steel, it’s always the best cars.  But that requires research and investment. 
And your Senator, Sherrod Brown, helped us to create that first manufacturing hub in Youngstown.  And he’s now leading a bipartisan effort -- (applause) -- he’s now leading a bipartisan effort with Senator Blunt of Missouri to move more of these manufacturing innovation hubs all across the country.  And Congress should pass Sherrod’s bill.  We should be doing everything we can to guarantee the next revolution in manufacturing happens right here in Cuyahoga, happens right here in Ohio, happens right here in America.  (Applause.) 
And let me make one last point.  We have to do everything we can to make sure every American has access to quality, affordable health care, period.  (Applause.)  You may have read we had some problems last month with websites.  I'm not happy about that.  And then I had a press conference today and I said, you know what, we fumbled the ball in terms of the rollout. 
But we always knew this was going to be hard.  There's a reason why folks had tried to do it for 100 years and hadn't done it.  And it's complicated.  There are a lot of players involved.  The status quo is entrenched.  And so, yes, there’s no question the rollout on the Affordable Care Act was much tougher than we expected.  But I want everybody here to understand, I am going to see this through.  (Applause.)  I want millions of Americans to make sure that they're not going broke when they get sick and they can go to a doctor when their kids get sick.  And we're not apologizing for that.  We are going to get this done.  (Applause.)
So we're going to get the website working the way it’s supposed to.  The plans are already out there that are affordable and people can get tax credits.  We're going to help folks whose old plans have been canceled by the insurers -- many of them weren't very good -- and we're going to make sure that they can get newer, better options. 
But we're not going to go back to the old system, because the old system was broken.  And every year, thousands of Americans would get dropped from coverage or denied their medical history or exposed to financial ruin.  You guys are lucky that you work at a company with a strong union that gives you good health benefits.  (Applause.)  But you know friends and family members who don't have it, and you know what it's like when they get sick.  You know how scary it is for them when they get sick.  Or some of them have health insurance -- they think they do -- and they get sick, and suddenly the insurance company says, oh, I'm sorry, you owe $50,000.  That's not covered.  Or they jack up your premium so you can't afford it because you had some sort of preexisting condition.  That happens every day.
So we're not going to let that happen.  We’re not going to let folks who pay their premiums on time get jerked around.  And we're not going to walk away from the 40 million Americans without health insurance.  (Applause.)  We are not going to gut this law.  We will fix what needs to be fixed, but we're going to make the Affordable Care Act work.  And those who say they're opposed to it and can't offer a solution, we'll push back.  (Applause.)  
I got to give your Governor a little bit of credit.  John Kasich, along with a lot of state legislators who are here today, they expanded Medicaid under the Affordable Care Act.  And think about that.  Just that one step means as many as 275,000 Ohioans are going to have health insurance.  And it doesn't depend on a website.  That's already happening because of the Affordable Care Act.  (Applause.)
And I think it's fair to say that the Governor didn't do it because he just loves me so much.  (Laughter.)  We don't agree on much, but he saw, well, this makes sense -- why wouldn't we do this?  Why wouldn't we make sure that hundreds of thousands of people right here in Ohio have some security?  It was the right thing to do.  And, by the way, if every Republican governor did what Kasich did here rather than play politics about it, you'd have another 5.4 million Americans who could get access to health care next year, regardless of what happens with the website.  That's their decision not to do it.  And it's the wrong decision.  They've got to go ahead and sign folks up. 
So the bottom line is sometimes we just have to set aside the politics and focus on what's good for people.  What's good to grow our middle class?  What's going to help keep plans like this growing?  What's going to make sure we're putting more people back to work?  What's going to really make a difference in terms of our kids getting a great education? 
And, look, we've done it before.  That's the good news.  The good news is that America is -- look, we make mistakes.  We have our differences.  Our politics get screwed up sometimes.  Websites don't work sometimes.  (Laughter.)  But we just keep going.  We didn't become the greatest nation on Earth by accident.  We did it because we did what it took to make sure our families could succeed, make sure our businesses could succeed, make sure our communities could succeed.  And if you don't believe me, listen to one of your coworkers.
So Sherrod Brown, earlier this year, brought a special guest along with him to the State of the Union address -- one of your coworkers, Cookie Hall.  Where's Cookie?  Is Cookie here?
AUDIENCE MEMBER:  No, she's back at the hall.
THE PRESIDENT:  She's back at the hall working.  (Laughter.)  Well, let me say something nice about her behind her back.  (Laughter.)  So Cookie said, one of -- let me make sure I can find this.  She said -- that night she said, "If I get a chance to meet President Obama, I’ll tell him my greatest pride is in our 2012 production record at Cleveland Works.  We’re the most productive steelworkers in the world.”  (Applause.)  More than a ton of steel produced for every single one of the workers at this plant.  That's pretty good.  That's pretty good.  (Applause.) 
So all of you are an example of what we do when we put our minds to it.  This plant was closed for a while.  We go through hard times.  And a lot of our friends are still going through hard times.  But when we work at it, we know we can get to a better place, and we can restore some security to a middle class that was forged in plants just like this one, and keep giving ladders of opportunity for folks who were willing to work hard to get into the middle class.  That's what I'm about.  That's what this plant is about.  I'm proud to be with you. 
And as long as I have the honor of being your President, I'm going to be waking up every single day thinking about how I can keep on helping folks like the ones who work in this plant.  (Applause.)  
God bless you.  Thank you.  God bless you, and God bless the United States of America.  Thank you. 
                                      END                 4:02 P.M. EST
Source : The White House 

NÓI VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY

NÓI VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY

Tháng 11 15, 2013
Tưởng Năng Tiến
Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết mới:Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ trước. Coi:
Trở về nhà trên xe của Bộ Công an sau 18 tiếng “làm việc” cùng cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao Tuyên bố 258… Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T cục A67 nhắc nhẹ: “Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”
Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi, không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm nên dè chừng…??! Có một câu chuyện vui thế này: “Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…”
Tôi thực lòng không dám giở trò láu cá, mới (giả lả) khen Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
- Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội?  Phải chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng nào, lũ khốn nạn nào chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ  nói năng lạng quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá hà!
Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng Đảng (chớ còn ai vô đó nữa) luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn Đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính những đảng viên của Đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người; Đảng nóimột xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; Đảng nói “Đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì Đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân; Đảng nói “học thuyết Mác-Lênin và xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?
Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần cả chục năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Tù là phải. Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà còn chạm tới Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:
Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ lòng trong đó có câu mẫu “Nó ở tù” để dạy ghép vần có nguyên âm u:“Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác”.
Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên.Đêm giữa ban ngày)
Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:
Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà rất nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin ông Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18×24 ông Hồ Chí Minh tặng bà với dòng chữ “Thân ái tặng thím Huỳnh” trước ngày ông lên đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của gia bảo.
Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn trực tiếp điều khiển công việc đất nước.
Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của Chủ tịch nước... Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh.
Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:
Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.
Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến.(Võ Phiến. Bắt trẻ đồng xanhTuyển tập Võ Phiến)
Sự “táng tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra khi nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người mà  “Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại loại này – theo nhà vănPhạm Đình Trọng:
Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người tù cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù cộng sản.
Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác-xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn Thất Tần, 32 năm (1946 – 1977), để lại trong nhà tù cộng sản.
Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm 1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?
Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh… chớ? Lòng nhân ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc Việt Nam cũng biết là ngụy tạo!
Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí của mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh… đang nằm sống dở chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”?
Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần trở thành truyền thống (cho cả Đảng) và kéo dài cho mãi đến hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: “Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”
Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư bản) ở Việt Nam đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần, 33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần … với những tội danh hoàn toàn bịa đặt!
Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam, xin đọc qua vài đoạn trong bài viết mới nhất (“Có hay không việc Trần Huỳnh Duy Thức bị tra tấn?”) của ông Trần Văn Huỳnh, sau  chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:
…  tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến…
Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất thường diễn ra đối với Thức. Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo cho gia đình?  
Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con mình được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh thần rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha già này không thể chịu đựng nổi.
Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà sự minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải tin vào điều gì nữa.
Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do cho Thức.
Tháng 11/2013
Trần Văn Huỳnh

© 2013 Tưởng Năng Tiến & pro&contra
Source : pro&contra