25/11/13

Sự tín nhiệm chính trị


VOA      Blog
 / Nguyễn Hưng Quốc

Sự tín nhiệm chính trị

Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.
Trong sinh hoạt chính trị ở các nước dân chủ, điều quan trọng nhất là sự tín nhiệm (trust). Sự tín nhiệm trở thành một thứ bảo chứng cho quyền lực: Quyền lực chỉ tồn tại và kéo dài nếu sự tín nhiệm vẫn còn cao. Mất tín nhiệm cũng đồng nghĩa với việc mất quyền lực (muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp).

Đó là lý do tại sao trên báo chí Tây phương, người ta thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ hoặc người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ. Gần đây, nhân danh sự tín nhiệm, ở Mỹ, nhiều người phê phán thái độ lưỡng lự và bất nhất của Tổng thống Barack Obama đối với việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria; nhiều người khác phê phán thái độ cứng rắn của đảng Cộng hòa trong các yêu sách về ngân sách khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong vòng 16 ngày. Ở Úc, cũng vậy. Sau cuộc bầu cử vào đầu tháng 9 vừa qua, nhiều bình luận gia chính trị cũng thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm để nhắc nhở chính phủ phải thực hiện các lời hứa của họ.

Ở Việt Nam, giới lãnh đạo cũng thường đề cập đến chuyện tín nhiệm. Ông Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi hội thảo, kêu gọi mọi người hãy tin vào chủ nghĩa xã hội; ông Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc tế tại Singapore, kêu gọi lòng tin chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới; ông Trương Tấn Sang, trong các buổi gặp gỡ cử tri, kêu gọi mọi người hãy tin ông trong sạch và quyết tâm chống tham nhũng, nếu không làm được đó, ông sẽ từ chức, và nếu từ chức, ông sẽ trả dinh thự lại cho chính phủ để về sống trong căn nhà nhỏ bé của mình. Và cả ba đều, ở những thời điểm và khung cảnh khác nhau, kêu gọi mọi người hãy tin… đảng.

Trong cuốn Trust Me: Australians and their politicians mới xuất bản vào giữa năm nay, Tiến sĩ Jackie Dickenson, hiện dạy Chính trị học tại trường Đại học Melbourne, cho sự tín nhiệm chính trị không thể được hình thành bằng những lời nói suông hay những lời hứa hẹn hão. Nó chỉ có thể được xây dựng trên bốn nền tảng chính: năng lực (competence), sự công khai (openness), sự lương thiện (honesty) và sự khả tín (reliability).

Năng lực được đo lường ở việc đối phó với những vấn đề và những thách thức cụ thể mà cả nước phải đương đầu, từ lãnh vực quốc phòng đến các lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao, giáo dục, v.v...

Sự công khai thể hiện ở tính chất minh bạch trong chính sách cũng như trong quản lý, ở việc cho phép tự do báo chí cũng như tự do ngôn luận.

Sự lương thiện thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, không có chuyện nói một đàng làm một nẻo.

Tính chất khả tín bao gồm nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở việc chính phủ thực hiện các lời hứa mà còn ở chỗ dân chúng có thể tiên đoán được các chính sách của chính phủ dựa trên những nguyên tắc, cương lĩnh và niềm tin mà giới lãnh đạo đã đưa ra. Ở Mỹ, với Tổng thống George W. Bush trước đây, người ta có thể chê nhiều điểm (như nói dở, có tầm nhìn chiến lược nhưng không có khả năng hay sở thích đi sâu vào chi tiết, do đó, thường đơn giản hóa vấn đề), nhưng có một điểm phần lớn đều khen: người ta biết ông nghĩ gì và muốn gì, từ đó, biết cả các chiều hướng chiến lược mà nước Mỹ sẽ theo đuổi. Ở Úc, cũng vậy, đánh giá sự thành công của John Howard, vị Thủ tướng thứ 25 (từ 1996 đến 2007) và là vị Thủ tướng cầm quyền lâu thứ hai trong lịch sử nước Úc (chỉ sau Sir Robert Menzies, vị Thủ tướng thứ 12, cầm quyền tổng cộng 18 năm), nhiều nhà bình luận cho: Không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với John Howard, nhưng bao giờ người ta cũng biết rõ là ông nghĩ gì và muốn gì: Người ta xem đó là tính chất khả tín.

Áp dụng bốn tiêu chuẩn ấy vào Việt Nam, chúng ta thấy thế nào?

Hai tiêu chuẩn giữa, sự công khai và lương thiện có lẽ không cần phải bàn: Hầu như ai cũng thấy. Dân chúng lại càng thấy rõ. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” của ông Nguyễn Văn Thiệu trước kia càng ngày càng được nhiều người tán thành và nhắc nhở. Sau này, dân chúng thêm vào câu nói đã thành “danh ngôn” ấy một chuyện cười khá ý vị, đại khái:

“Cả thế giới đều sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Còn người Nhật lại sợ người Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Thế còn Trung Quốc sợ ai? Câu trả lời: Trung Quốc sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.”

Không biết Trung Quốc có sợ Việt Nam vì chuyện đó hay không, nhưng chắc chắn là dân chúng Việt Nam sợ. Sợ và khinh. Khinh nên mới có một chuyện cười như thế.

Với tiêu chuẩn thứ tư, trong giới lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam, thành thực mà nói, người ta biết Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì và muốn gì: Ông vẫn tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội và muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Với Nguyễn Tấn Dũng, người ta có thể biết, biết rõ những tham vọng cá nhân của ông, nhưng lại không ai có thể biết được ông nghĩ gì và muốn gì về tương lai của đất nước. Với Trương Tấn Sang, cũng vậy: Ông chỉ nói về những chuyện nhỏ, như chuyện chống tham nhũng và tranh giành quyền lực, nhưng một mô hình xã hội không tham nhũng mà ông mơ ước như thế nào, người ta tuyệt đối không biết.

Tất cả những cái biết và không biết ở trên đều chỉ có công dụng bào mòn sự tín nhiệm, nếu có, của dân chúng đối với giới cầm quyền.

Nhưng tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự tín nhiệm chính là tiêu chuẩn thứ nhất: năng lực. Đối với Nguyễn Phú Trọng, câu trả lời của dân chúng đã rõ qua cái hỗn danh mà người miền Bắc đã đặt cho ông: “Trọng Lú”. Với Nguyễn Tấn Dũng, câu trả lời cũng tương đối rõ qua việc người ta hay nhắc nhở đến gốc gác y tá của ông. Thật ra, một lãnh tụ giỏi có thể xuất thân từ nhiều nghề nghiệp khác nhau, kể cả những nghề lao động bình thường nhất. Nhưng việc dân chúng cứ nhắc đi nhắc lại cái gốc y tá ấy chứng tỏ một điều: người ta coi thường ông. Vậy thôi. Trương Tấn Sang may mắn hơn, ít bị dân chúng dè bĩu về chuyện năng lực. Nhưng điều đó không chứng tỏ là ông giỏi. Có thể lý do chính là vì chức Chủ tịch nước của ông chỉ là một hư vị.

Tuy nhiên, gạt qua một bên chuyện cá nhân. Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ trong mọi phương diện. Nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Nhìn ra biển đảo: bế tắc. Nhìn vào thị trường: bế tắc. Nhìn ra đường với cảnh ùn tắc triền miên và mức độ tai nạn giao thông khủng khiếp: bế tắc. Nhìn vào các bệnh viện và trường học, ở đâu cũng thấy suy đồi về đạo đức: bế tắc. Những bế tắc ấy là bằng chứng rõ nhất của sự bất lực từ hàng ngũ lãnh đạo.

Trước cả bốn tiêu chuẩn ấy, bạn có nghĩ là bạn nên tiếp tục tín nhiệm nhà cầm quyền hay không?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Source : VOA

Làn gió lành

Blog / Bùi Tín


Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar.Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar.


Thế là Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã làm xong một chuyến đi xa đến tận trung tâm nước Cộng hòa Liên bang Đức, tại đó anh hoàn thành một tác phẩm dài 33 kỳ.

Anh có cách viết nhanh nhạy, vài ngày ra một bài, theo kiểu kể chuyện, dễ hiểu, sinh động, chân thực. Anh sớm tạo cho mình một bút pháp riêng. Trong Đi V Chí D (Chuyện lạ nước Vệ) anh áp dụng lối viết độc đáo, phỏng theo cách viết xưa của tiểu thuyết lịch sử tràng giang đại hải nhiều chương mục bên Trung Hoa, như Thy H, Tam Quc Chí, Đông Chu Lit Quc… với những nhân vật được khắc họa qua những tính cách đặc sắc riêng, nhưng lại chỉ để nói về tình hình hiện tại, con người hiện tại, xã hội hiện tại của nước Việt ta.

Cái hay, cái hấp dẫn, thú vị của văn tài Người Buôn Gió là ở đó.

Đọc Người Buôn Gió, thoạt đầu cứ nghĩ là chuyện cổ xưa, ở nước nào xa xôi lạ lẫm, những nhân vật ở tận đâu đâu tưởng tượng ra, để rồi bỗng thấy đích thị là chuyện nước non ta lúc này.

Nhưng cái hay hơn nhiều, hấp dẫn hơn nhiều là thái độ dấn thân của Bùi Thanh Hiếu cho cuộc đấu tranh giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quê hương, giành lại tự do cho toàn xã hội, nêu cao chí khí yêu nước, thương dân thật lòng, thể hiện trong mỗi bài của anh. Anh bị theo dõi, hành hung, dọa nạt, quấy rối, vào tù, dụ dỗ, mua chuộc… đủ kiểu nhưng vẫn theo con đường đã chọn, không chút băn khoăn nao núng. Anh hiểu từ đáy lòng nghĩa vụ của một công dân trẻ thời đất nước lâm nguy, không thể thoái thác trách nhiệm trước đồng bào và lịch sử, dù phải hy sinh cá nhân và gia đình trên nhiều mặt.

Người Buôn Gió vừa hoàn thành loạt bài T Ngõ Pht Lc Đến Weimar (in liên tiếp trên mạng Đàn Chim Vit và một số mạng khác), viết trong thời gian anh được mời sang CH LB Đức để nghỉ ngơi và sáng tác, theo lời mời của thị trưởng Weimar, một thành phố xinh đẹp đặc sắc về chính trị, văn hóa, nơi có nhà lưu niệm của các danh nhân văn hóa Goethe, Schiller…

Anh về nước với tập sáng tác 33 bài viết nóng hổi, kể lại quá trình hoạt động của anh, ghi lại một cách chân thật và cực kỳ sống động cuộc đọ sức giữa chính quyền độc đảng, độc đoán, độc ác, bộ máy CA an ninh, với anh, với các anh chị em cùng anh đứng dậy đòi quyền làm người.

Qua sáng tác này, đông đảo bạn đọc trong nước và nước ngoài có thể hình dung rõ thêm cuộc đấu tranh gay go quyết liệt của anh chị em dấn thân cho dân chủ tự do và nhân quyền. Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm cần thiết cho cuộc đấu tranh trực diện với bộ máy đàn áp vẫn diễn ra hàng ngày.

Có thể nói bạn Bùi Thanh Hiếu đã làm một việc rất có ích, ôn nhớ lại, ngẫm nghĩ, gần như tổng kết cả một thời kỳ đấu tranh đang trên đà mở rộng, lan tỏa nhanh, vững chắc. Điều này giải thích vì sao anh chị em ta ngày càng sung sức, lạc quan, gắn bó keo sơn với nhau, qua hình ảnh náo nức chào đón Đinh Nhật Uy ngay trước tòa án, hay cảnh tuổi trẻ VN tự tin, đàng hoàng ra vào các sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài ở Hà Nội để bàn bạc với bạn bè quốc tế về cuộc đấu tranh, cũng như rủ nhau lên đường xuất ngoại công khai sang Bangkok, Manila để phối hợp đấu tranh với các bạn nước ngoài và học tập về dân chủ. Đây là sự chia sẻ tâm huyết của Bùi Thanh Hiếu với bạn bè xa gần, với tuổi trẻ thân thiết nước ta, một món quà cuối năm, quà Tết dương lịch và Tết âm lịch rất quý, thiết thực, lại đúng lúc vì phong trào đang có cơ hội đột biến theo cấp số nhân.

Các cán bộ an ninh, công an các cấp, từ bộ trưởng, thứ trưởng CA, hơn 300 viên tướng CA, cùng cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp, và ngàn vạn nhân viên công an hãy chăm chú đọc tác phẩm này để hiểu rõ trách nhiệm của mình, để chớ lầm lẫn bạn, thù, ta, để hãy là bạn tốt của dân, không phải là tai họa của xã hội. Bởi những nhân vật chính ở phía chính quyền CS, độc đảng, mang nhãn hiệu Mác Lê, được đặc tả trong tác phẩm mới này hầu hết là sỹ quan an ninh Công an các cấp, ở bộ CA, CA tỉnh, thành, huyện, quận, xã, ở các trại giam trong Nam ngoài Bắc, phần lớn là kẻ hung dữ, độc ác và gian dối, hống hách.

Xin mời các ông tướng tá, sỹ quan CA hãy đọc cho kỹ, để từ nay bảo nhau không được gọi dân bằng thằng nọ con kia, gọi người cao tuổi là thằng già, con mẹ, không được văng tục, chửi bới, đạp giày vào mặt dân, bịt mồm linh mục, sỗ sàng mất dạy với nữ công dân như họ từng làm với Phương Uyên, Minh Hạnh, đánh đập tàn bạo hàng trăm hàng ngàn dân oan, làm chết hàng loạt công dân ngay trong trụ sở công an. Có đến hằng ngàn vụ trọng án, nhưng các bộ trưởng, thứ trưởng CA vẫn câng câng khinh dân ra mặt, vì nhà nước, chính phủ không ai dám đụng đến họ. Trong khi ở CH LB Đức chỉ 1 công dân bị chết mờ ám trong tù là bộ trưởng công an phải đích thân tường trình vụ việc trước quốc hội và trước báo chí tự do. Tính mạng công dân trên thế giới phải có giá trị ngang nhau, không thể nơi khác ta là người, ở ta như súc vật.

Có thể nói món quà quý mang từ Weimar về Bùi Thanh Hiếu cũng có thiện ý tặng cho đội ngũ toàn ngành công an, từ trên xuống dưới, trong đó vẫn có một vài người quý hiểm ngầm ủng hộ và đồng cảm với anh. Mong các người ấy biết giật mình khi thấy lại mình trong sách, để biết hổ thẹn với lương tâm, với gia đình, người thân, bạn bè, láng giềng…

Cám ơn Bùi Thanh Hiếu đã tận dụng một cuộc xuất ngoại bổ ích và lý thú. Cảm ơn ông thị trưởng Weimar đã có một sáng kiến quý hóa mang tình quốc tế đậm đà.

Làn gió khỏe khoắn của thời đại đã đưa Người Buôn Gió từ Đông Nam Á sang tận trung tâm châu Âu, để anh lại mang trở về một làn gió mát Lành.

Một chuyến “buôn” hữu nghị có lãi to cho phong trào dân chủ và nhân quyền, cho bà con dân oan thân thiết, cho toàn dân ta đang khát khao đến cháy họng các quyền sống tự do thật sự, khao khát một hiến pháp dân chủ thứ thiệt, lần này quyết tiễn đưa vào nghĩa địa học thuyết giáo điều Mác - Lênin, vĩnh viễn chôn vùi quyền sở hữu toàn dân phi lý.

Đáng mừng nhiều hơn nữa là tác phẩm mới của Bùi Thanh Hiếu, được dịch ra các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa… sẽ có thể là chứng từ có giá trị văn học và pháp lý cao gửi đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc , đến Cao Ủy Nhân quyền, đến Hội đồng Nhân quyền LHQ ( Việt Nam mới được vào) cũng như với cơ quan quốc tế chống tra tấn và chống xét xử bất công. Thế giới đang cần những chứng từ sinh động, chân thực, không che dấu cũng không tô vẽ thêm, người thật việc thật, thời gian địa điểm rõ ràng minh bạch, trong đó giá trị tâm lý, tư tưởng, chính trị, văn học, thẩm mỹ, xã hội, pháp lý gắn liền nhau.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Source : VOA

24/11/13

BÁC GÌ?/ BÁC HỒ/ HỒ GÌ?/ HỒ AO...


CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2013

BÁC GÌ?/ BÁC HỒ/ HỒ GÌ?/ HỒ AO...



Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời gọi là đồng dao như thế.
Quái đản làm sao đây lại là ấn phẩm của NXB Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).
Cuốn sách được mang tên: SÁCH ĐỒNG DAO CHO TRẺ CON.

Những kẻ biên soạn sách này, với cái kiểu đồng dao bệnh hoạn,vô văn hóa, vô học, tiêm thuốc độc vào trẻ thơ là ai? Và ai đã đồng lõa?
Trích một đoạn trong lời người phản ánh trên Lao Động:
Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu: Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời: Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi: Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”.

Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...
___________

Và đây nữa: Thỏ nhảy xuống bóp dái Hổ
 Hà Nội của chúng ta đúng là một con chó chõ mõm về hướng Bắc


Source  : Tễu Blog

Kinh tế Việt Nam và nguồn tư bản chết


NOVEMBER 24, 2013

Với quyền sở hữu – quyền sử dụng đất được hiến định như hiện nay, không những chúng ta tự nguyện thu nhỏ và làm hẹp nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế mà quan trọng hơn là tự tách biệt nguồn tư bản này với những nền kinh tế và thị trường vốn quốc tế.

Tác giả: Lê Trọng Nhi – Người Đô Thị (22/11/2013)
Tư bản chết và tư bản sống. Cái cản trở và cái thúc đẩy. Rất rõ ràng và rất thật. Việt Nam chọn gì? Tôi tin rằng đa số đang và sẽ chọn tư bản sống và cái thúc đẩy.


Đói vốn tư bản kinh niên

“Suốt năm năm qua, tôi và hàng trăm đồng nghiệp từ sáu quốc gia khác nhau đã gấp sách, mở to mắt, đi đến các ngóc ngách đường phố và các vùng thôn quê của bốn lục địa để đếm xem các khu vực nghèo nhất của xã hội đã dành dụm được bao nhiêu. Số lượng là khổng lồ. Nhưng hầu hết là tư bản chết!”

Kinh tế gia Hernando De Soto, người Peru, đã viết như trên trong chương mở đầu cuốn sách “Sự bí ẩn của Tư bản- Mystery of The Capital” của ông đã xuất bản năm 2000. Cuối mùa thu năm 2000, tôi tiếp cận nội dung “Sự bí ẩn của tư bản” và câu chuyện “tư bản chết” với không ít ngỡ ngàng nhưng cũng đã giúp tôi thêm vài cách nhìn khác, tỏ tường hơn về nguồn và những khoản “tư bản chết” trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Tôi chuyển tựa sách này cho một người khả kính tại Hà Nội, ông đã dịch sang phiên bản tiếng Việt vào năm 2003.

Tư bản chết- tư bản mà De Soto đề cập đó là vốn- tức tiền- bị chết chứ không phải cái chết của những con người tư bản (capitalist) hoặc hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản (Capitalism). Vấn đề và những câu hỏi nhức nhối cốt lõi mà De Soto muốn làm rõ là tại sao trong xã hội Peru của ông cũng như trong xã hội của các nền kinh tế khác bị đói vốn tư bản kinh niên, luôn phải cầu cạnh những khoản viện trợ ODA từ các nền kinh tế giàu có để phát triển.

Trong khi, chính ngay trong những nền kinh tế này đang sẵn có nhiều khoản tư bản lớn hơn nhiều lần các khoản viện trợ ODA và đầu tư nước ngoài cộng lại, nhưng đó lại là tư bản chết và bị chết.

Tư bản chết- đó là vì tính hợp pháp của quyền sở hữu đất đai và tài sản trên đất đai không được hệ thống pháp lý- chính trị của nền kinh tế đó ghi nhận và công nhận. Không được ghi nhận và công nhận hợp pháp thì khó có thể quy chuyển thành tư bản một cách nhanh chóng để đầu tư- tái đầu tư tạo ra những giá trị thặng dư khác. Tư bản chết của De Soto là thế.

Có tư bản nhưng không là tư bản- là tư bản nhưng không hẳn có giá trị tư bản, đó là vấn nạn, là nghịch lý và là bi kịch. De Soto đã dùng hình ảnh “cái chuông thủy tinh – Bell Jar” của sử gia người Pháp, Fernand Braudel để nói các nguồn vốn tư bản bị tách ra, bị giam hãm trong đó và được dành riêng cho một thiểu số người trong nền kinh tế. De Soto muốn góp phần lý giải và giải quyết những nghịch lý và bi kịch của “tư bản chết” trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây nhưng thất bại ở mọi nơi? De Soto lấy câu hỏi nóng bỏng và gai góc này làm cơ sở cho công trình nghiên cứu của mình. Ông đã chỉ ra được những yếu tố, lập luận, chứng cứ khoa học mà qua đó đã có tác động, ảnh hưởng đến cách nhận thức và những thay đổi về vốn tư bản và tư bản chết trong các nền kinh tế chậm phát triển cũng như giao thời.

Theo tiêu chí nghiên cứu của De Soto thì Việt Nam là một trong những xã hội- nền kinh tế chứa đựng nhiều nguồn và khoản tư bản chết- có tư bản nhưng không hẳn là tư bản- là tư bản nhưng không hẳn có giá trị tư bản. Nói một cách khác, nền kinh tế và xã hội Việt Nam hiện nay vẫn loay hoay với “Sự bí ẩn của tư bản” và chần chừ thoát ly với “tư bản chết”.


Kinh tế Việt Nam và tư bản chết

Tư bản chết trong nền kinh tế Việt Nam là gì, đang bị giam hãm và ẩn ở đâu? Hoặc hỏi theo cách của De Soto: Cái chuông thủy tinh đang giam hãm nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế Việt Nam là gì và đang ở đâu?

Ngày 5.1.2013, trong buổi thảo luận tại Quốc hội về việc sửa đổi Hiến pháp, đại biểu, luật sư Trương Trọng Nghĩa đã đề cập đến luật Đất đai. Đây là vấn đề nóng bỏng và hệ trọng có liên hệ mật thiết với “sự bí ẩn của tư bản” và “tư bản chết”. Ông cho rằng đó một trong ba nội dung lớn của “giải pháp của mọi giải pháp” và nội hàm ba nội dung này có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến phát triển kinh tế-xã hội.

Cái thúc đẩy hoặc cái cản trở sự phát triển (kinh tế-xã hội) dân tộc được ông Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh đó, chính là “cái chuông thủy tinh” đang chứa đựng (giam hãm) quyền sở hữu đất đai mà Hiến pháp hiện nay chưa tách bạch và chưa công nhận. Quyền sở hữu đất đai chính là nguồn vốn tư bản lớn và sẵn có trong nền kinh tế nhưng chưa và không được thể hiện đầy đủ và hợp pháp – hợp lý theo vận hành của các nền kinh tế thị trường – tiền tệ.

Nói một cách khác, với quyền sở hữu – quyền sử dụng đất được hiến định như hiện nay, không những chúng ta tự nguyện thu nhỏ và làm hẹp nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế mà quan trọng hơn là tự tách biệt nguồn tư bản này với những nền kinh tế và thị trường vốn quốc tế. Đây là hàng rào ngăn cách, cánh cửa đóng, sự kiềm hãm sức bật và là “cái cản trở” mà ông Trương Trọng Nghĩa đã kiến nghị Quốc hội xem xét và thay đổi.


Tư bản sống- kinh tế thật và sống

Một trong những kết luận của De Soto về “sự bí ẩn của tư bản” và “tư bản chết” là nhiều nền kinh tế đang tự giam hãm và bóp nghẹt nguồn tư bản sống của chính mình. Tư bản sống đã trở thành tư bản chết.

Không thể có sự phát triển kinh tế thật và kinh tế sống với tư bản chết. Tư bản sống của De Soto cũng phải được nhìn và hiểu ở nghĩa rộng nhất: tư bản sống không chỉ thuần túy chỉ là vốn tư bản mà còn là vốn tri thức – vốn xã hội.

“Sự bí ẩn của tư bản” đã được nhiều kinh tế gia thế hệ trước và sau De Soto giải mã và là mẫu số chung lớn trong tất cả nền kinh tế thị trường – tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam đang bị nhùng nhằn với nhiều khó khăn và nhất thiết phải có những sự thay đổi lớn.

Source : GOC NHIN ALAN

23/11/13

THƯ CON C. GỬI CON NGƯỜI

THƯ GIÃN CƯỚI TUẦN: THƯ CON C. GỬI CON NGƯỜI


Kính gửi Con Người.


Chẳng cần bóng gió mà cũng chẳng cần trịnh trọng, tui tự giới thiệu tui là Con C., là một bộ phận hữu cơ gắn liền với Con Người các vị cả về mặt tinh thần lẫn thể xác và cũng là giống “Con” cùng với phần “Con” trong Con Người của các vị.
Tui phải viết thư này trong tâm trạng cực kỳ bức xúc vì những phát ngôn “bôi tro, trét trấu” của các vị đụng chạm đến lòng tự trọng của họ nhà tui.
Trước hết tui phải nhắc lại rằng, tính chất quan trọng của Con Cặc, là họ nhà tui, đối với đời sống Con Người của các vị là điều không thể chối cãi.
Xét một cách biện chứng, chính Con Cặc mới là ông tổ, ông nội, ông cha của các Người. Nếu không có bọn tui các Người đừng hòng mà có mặt trên thế gian này. Nói xin lỗi, các vị cho chúng tôi là hạ đẳng, là gắn liền với cái bẩn thỉu của nhục dục (bọn tui khinh!) nhưng không có bọn tui, tình yêu của các đôi “nam thanh, nữ tú” không sớm thì chày cũng vỗ cánh bay xa! Lúc đó đừng hòng nói đến sự ra đời của các vị. Nói rứa để các vị hình dung tiếp là bọn tui đã mang lại cho các vị niềm hạnh phúc, sung sướng đến ngọt ngào thế nào trong đời sống tình yêu của các vị.

Họ nhà tui đã một thời được Con Người các vị xem là Linh Vật thờ cúng rất chi là hoành tráng, Đó là thời huy hoàng nhứt trong lịch sử họ Con Cặc bọn tui (Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?). Nói có sách mách có chứng, các vị cứ lên tận đền Mỹ Sơn, Quảng Nam nơi đó các vị có thể sờ tận tay, day tận mặt tượng họ nhà chúng tui vẫn uy nghi trên đó và vẫn được gọi một cách trân trọng như danh tính từng khắc tên trong bảo tàng lịch sử Con Người các vị: Tượng Linga!
Vậy mà!
Tui không hiểu các vị hơn tui cái điều chi! Tại răng mỗi khi có cái chi nhớp nhúa nhứt, bẩn thỉu nhứt lại đem ra so sánh với họ nhà tui!
Này nhé! Bọn tui chỉ biết âm thầm làm giúp nhiệm vụ cao cả (lẫn thiêng liêng) để cho quý vị được sống, được tồn tại, Chúng tui không than phiền một tiếng. Chúng tui có ngôn ngữ riêng, cảm xúc riêng, vẫn biết sướng khổ, đau buồn. Ngôn ngữ của chúng tui chỉ có “cái” của nửa thế giới Con Người tức là cái chỗ các vị được sinh ra để đăng ký làm Người í! là có thể đã, đang và sẽ cảm nhận một cách sâu sắc nhất! Nói tóm lại chúng tui không biết nói như Con Người. Vậy mà thằng Người mô, con Người mô phát ngôn bậy bạ không xứng đáng của thành viên trong cộng đồng xã hội các vị, các vị lại rống lên là thằng í, con í nói như Con Cặc!
Rứa thì…. nghĩa là răng hử?
Bọn tui không cần học hành nên không là bác sĩ, Bọn tui chưa từng chữa người nhưng cũng chưa từng làm cái trò bỉ ổi đưa tay dao, tay kéo làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông! Bọn tui khinh luôn cả cái quân dểu giả nhân bản xét nghiệm máu của các Người để trục lợi cho bản thân. Vậy mà tại răng các vị lại đem mấy thằng đó ra chửi: Đồ bác sĩ như Con Cặc!
Nghĩa là, là…. răng hử? Răng mà dám xúc phạm đến nhân cách Con Cặc tui rứa hử?
Bọn tui nào biết xây cầu, đập cống. Nhắc lại: Việc đó là của các vị, các vị phải biết đưa công trình cho thằng mô, con mô có đạo đức chứ? Tại răng bọn í lại cấu kết với nhau (mà các vị gọi là nhóm lợi ích) nuốt sắt, nuốt xi măng nuốt tàn bạo không con nhân tính. Bọn hắn có xứng đáng làm Con Người của các vị hay không? Vậy tại răng lại hô cho thiệt bự: Tụi xây dựng nớ làm như con Cặc. Oan không chớ!
Tui nói thiệt nghe! Vừa rồi cái vụ Bắc Giang, ông Chấn bị oan đó! Các Người quy cho ông Chấn cái tội hiếp dâm bé gái 5 tuổi, tui nghe mà giận không chịu được!
10 năm tù oan của ông Chấn là do ai? Đừng Quy tội cho Con Cặc tui là thủ phạm trực tiếp tham gia nghe! Mà là do sự ngu dốt của Con Người các vị hết đó! Nhớp bẩn, táng tận lương tâm hết chỗ nói! Tui nhắc lại nghe cho rõ nè! Việc điều tra là của ngành công an các vị, bọn tui biết chi? tại răng cũng đem chúng tui ra: Tụi hắn điều tra như Con Cặc!
Dân Miền Trung dầm mình trong lũ, các vị đâu biết rằng chúng tui là những nạn nhân trực tiếp. Các vị cứ hình dung đi! Nếu đem cả cái đầu các vị nhúng trong nước lũ các vị có chịu nỗi 2 phút hay không? Rứa mà hàng trăm, hằng ngàn Con Cặc chúng tui phải dầm mình trong nước suốt kỳ lũ, hiếm hoi lắm mới được tròi lên mặt nước để được hít thở. Rứa đó! Lỗi ni các vị cứ ầm lên nào nhà thiên tai, nào là nhân tai. Chung quy nhà trôi, người chết, cái lỗi to nhứt các vị quy về cho mấy thằng thủy điện. Các vị cứ nghêu ngao do quy trình xả lũ của tụi hắn như Con Cặc! Xin lỗi các vị nghe! Con Cặc chúng tôi có hình thù hẳn hoi. Khi cương thành to, lúc nhu về nhỏ. Còn cái quy trình xả lũ hắn như thế nào? Các vị, có vị nào có dám quả quyết là hắn có hình thù giống Con Cặc họ nhà tui?
Nói tóm lại, càng nói càng tức, tức lắm! Các Người cứ cho mình là đạo mạo, là đạo đức này nọ nhưng xét cho cùng các Người mới là đám dơ bẩn, mất nhân tính ở cấp thượng lưu! Chúng tôi cực lực phản đối những so sánh bẩn thỉu, mà thực chất hoàn toàn bịa đặt, vu khống cho họ hàng nhà chúng tui!
Các vị hãy cứ nhìn lại mình đi! Ngẫm lại mình đi! Các vị đã tốt lành chi đó mà răng dám đem cái đồi bại, bẩn thỉu nhứt trong đời sống, trong cách ăn, nếp ở của mình ra so sánh với đạo đức ngời ngời của Con Cặc nhà tui!
Với lá thư này tui thay mặt cho Họ hàng nhà Con Cặc yêu cầu các vị chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện những nhạo báng, vu khống một cách bỉ ổi liên quan đến danh dự chúng tui.
Không phải là tui dạy khôn các vị đâu! Nhưng các vị nên chọn chính các vị để so đo với cái chi xấu xa, bỉ ổi của các vị là đúng hơn mà cũng chẳng ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ nhà khác. Ví dụ như hãy dũng cảm mà hét lên: Đồ ăn nói như Con Người! Đồ mất dạy như Con Người! Đồ vô đạo đức như Con Người!
Hãy mạnh dạn lên các vị! Người Tàu có câu rất hay tui nhắc cho các vị nhớ: Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu. Dịch sang nghĩa hằng ngày của các vị là: Ngậm máu phun người, dơ miệng mình trước.
Nói rứa để các Người biết bụng dạ Con Cặc bọn tui!
Kính thư.
Con Cặc
BLOG VÕ NHẬT THỦ

Source : Blog Huynh Ngoc Chenh

Thầy của Khổng Tử



(Trích Luận ngữ Tân thư)
Phạm Lưu Vũ
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…
Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay… nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:
“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?”.
Lão kia trả lời:
“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi”.
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:
“Tại sao cụ phải học cách nói thật?”.
Lão kia trả lời:
“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng, nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng”.
Tử Thâm nghe ra bèn bảo:
“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi”.
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:
“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.
Tử Thâm trả lời:
“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ”.
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:
“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi”.
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:
“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy”.
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:
“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”.
Ông kia trả lời:
“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được”.
Tử Thượng hỏi tiếp:
“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”.
Ông kia trả lời:
“Ta học để bịt mõm thiên hạ”.
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:
“Thế nào là bịt mõm thiên hạ?”.
Ông kia trả lời:
“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh… đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa”.
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:
“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi”.
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:
“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng… Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng”.
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi:
“Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?”.
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại:
“Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?”.
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời:
“Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người”.
Người ấy hỏi tiếp:
“Thế đã làm người được chưa?”.
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn:
“Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp”.
Người ấy bảo:
“Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt”.
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp:
“Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?”.
Người ấy trả lời:
“Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò… có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi”.
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo:
“Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư”.
Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy”.
P. L. V.