29/1/14
The White House - Message to Congress on Jan 29,2014
The White House
Office of the Press Secretary
For Immediate Release
January 29, 2014
Message to Congress -- Transmitting the Third Amendment to the Agreement for Co-operation Between the United States of America and the International Atomic Energy Agency
TO THE CONGRESS OF THE UNITED STATES:
I am pleased to transmit to the Congress, pursuant to sections 123 b. and 123 d. of the Atomic Energy Act of 1954, as amended (42 U.S.C. 2153(b), (d)) (the "Act"), the text of a proposed Third Amendment to the Agreement for Co-operation Between the United States of America and the International Atomic Energy Agency (IAEA) (the "Amendment"). I am also pleased to transmit my written approval, authorization, and determination concerning the Amendment, and an unclassified Nuclear Proliferation Assessment Statement (NPAS) concerning the Amendment. (In accordance with section 123 of the Act, as amended by title XII of the Foreign Affairs Reform and Restructuring Act of 1998 (Public Law 105-277), a classified annex to the NPAS, prepared by the Secretary of State in consultation with the Director of National Intelligence, summarizing relevant classified information, will be submitted to the Congress separately.) The joint memorandum submitted to me by the Secretaries of State and Energy and a letter from the Chairman of the Nuclear Regulatory Commission stating the views of the Commission are also enclosed. An addendum to the NPAS pursuant to section 102A of the National Security Act of 1947 (50 U.S.C. 403-1), as amended, is being submitted separately by the Director of National Intelligence.
The proposed Amendment has been negotiated in accordance with the Act and other applicable law. In my judgment, it meets all applicable statutory requirements and will advance the nonproliferation and other foreign policy interests of the United States.
Pursuant to the proposed Amendment, the Agreement for Co-operation Between the United States of America and the International Atomic Energy Agency, signed at Vienna May 11, 1959, as amended and extended February 12, 1974, and January 14, 1980 (the "Agreement"), would continue to provide a comprehensive framework for peaceful nuclear cooperation with the IAEA and facilitate our mutual objectives related to nonproliferation and the peaceful uses of nuclear energy. The primary purposes of the Agreement are to enable exports from the United States of nuclear material and equipment to IAEA Member States for research reactors and, in certain cases, for power reactors, and to enable transfers from the United States of small samples of nuclear material to the IAEA for safeguards and research purposes.
Under the proposed Amendment, the term of the Agreement will be extended an additional 40 years for a total term of 95 years.
The Agreement permits the transfer of material, equipment (including reactors), and facilities for nuclear research and nuclear power production. It does not permit transfers of
Restricted Data, sensitive nuclear facilities, or major critical components of such facilities, or, unless specifically provided for in a supply agreement or an amendment thereto, transfers of sensitive nuclear technology. In the event of termination of the Agreement, key nonproliferation conditions and controls continue with respect to material, equipment, and facilities subject to the Agreement.
A more detailed discussion of the IAEA's nuclear nonproliferation and peaceful uses activities is provided in the NPAS and in a classified annex to the NPAS submitted to you separately.
I have considered the views and recommendations of the interested agencies in reviewing the proposed Amendment to the Agreement and have determined that its performance will promote, and will not constitute an unreasonable risk to, the common defense and security. Accordingly, I have approved the Amendment and authorized its execution and urge that the Congress give it favorable consideration.
This transmission shall constitute a submittal for purposes of both sections 123 b. and 123 d. of the Act. My Administration is prepared to begin immediately the consultations with the Senate Foreign Relations Committee and the House Foreign Affairs Committee as provided in section 123 b. Upon completion of the 30 days of continuous session review provided for in section 123 b., the 60 days of continuous session review provided for in section 123 d. shall commence.
BARACK OBAMA
www.whitehouse.gov
27/1/14
Nghịch Lý Tả Hữu Của Nước Mỹ
Tuesday, January 28, 2014
Nghịch Lý Tả Hữu Của Nước Mỹ
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 140127
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Ngồi Nghe Diễn Văn Về Tình Hình Liên Bang
* Nước Mỹ xanh đỏ trong cuộc bầu cử tổng thống 2012 *
Theo thông lệ đầu năm, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ trình bày với quốc dân bài diễn văn về Tình hình Liên bang, thuật ngữ của truyền thông thường gọi tắt là SOTU, State of the Union.
Ngày xưa, đây chỉ là một văn kiện được chính thức gửi cho Quốc hội. Ngày nay, đích thân Tổng thống vào đại sảnh của Hạ viện đọc bài diễn văn trước sự hiện diện của (trên nguyên tắc) toàn thể các dân biểu nghị sĩ, các thẩm phán của Tối cao Pháp viện, đại diện ngoại giao đoàn và nhân viên nội các, v.v.... Chi tiết ít ai biết là trong khoảng thời gian trọng đại này, nhiều nhân vật của Hành Pháp lẫn Lập Pháp lại kín đáo lánh mặt, để nếu có gì xảy ra tối hôm đó thì vẫn còn người lãnh đạo nước Mỹ....
Trong cả giờ đồng hồ, ông (hay bà) dùng thuật hùng biện để trình bày cho quốc dân một tổng kết về tình hình đất nước và đường nét chính của những gì sẽ thực hiện trong năm, trước sự vỗ tay hưởng ứng của phe mình. Và sự im lặng lễ phép của phe đối lập. Cũng theo thông lệ, một phần nội dung của bài diễn văn đọc vào chín giờ tối Thứ Ba 28 Tháng Giêng đã được tiết lộ trước để báo chí hâm nóng dư luận. Ngay sau đó, một nhân vật của đảng đối lập cũng đọc bài diễn văn trả lời cho truyền thông loan tải.
Nhìn từ bên ngoài, người viết sẽ không nói về nội dung bài diễn văn có thể lại rơi vào lãng quên mà nhìn vào vị trí của hai đảng trong cuộc, Dân Chủ và Cộng Hoà.
Và thấy ra vài nghịch lý....
***
Theo lẽ thường xuất phát từ Âu Châu, trong cuộc Cách mạng Pháp vào năm 1789 đảng viên bảo thủ thì ngồi bên phải. Theo quy ước Tây thời xưa đấy là vị trí danh giá hơn của thành phần quý tộc và tăng lữ. Biểu tượng của họ thường là màu xanh dương. Họ được gọi là "hữu khuynh". Còn đảng viên thiên tả ngồi ở bên trái của chủ tọa đoàn, họ chọn màu đỏ, màu biểu tượng của cách mạng.
Trước đó, Hạ viện Anh được bố trí như đại sảnh của một thánh đường, với hai khối dân biểu ngồi đối diện ở hai phía tả hữu. Có thể lấy ý từ Thánh Kinh (Ecclesiastes 10:2) với châm ngôn "trái tim của người khôn ngoan nằm về bên phải, trái tim kẻ khờ dại thì ở bên trái (A wise man’s heart is at his right hand, but a fool’s heart at his left), các nhân vật trong Nội các của Hoàng đế chọn cánh phải của Chủ tịch Hạ viện. Phe đối lập muốn thay đổi nguyên trạng thì hậm hực ngồi bên cánh trái và phất cờ đỏ tìm sự đổi thay họ gọi là tiến bộ. Vì vậy, một đảng thiên tả như Xã Hội hay Lao Động thì được gọi là "cấp tiến" – progressiste.
Tới Hoa Kỳ thì dường như mọi chuyện lại đảo điên lộn ngược!
Trong Quốc hội Mỹ, đảng Dân Chủ ngồi bên phải và báo chí gọi các tiểu bang thiên tả vẫn bầu cho đảng Dân Chủ là "tiểu bang Xanh". Còn đảng Cộng Hoà có khuynh hướng bảo thủ hơn thì ngồi bên trái và tiểu bang theo Cộng Hoà thì được báo chí gọi là "tiểu bang Đỏ". Tập quán trái ngược này khiến ta nghĩ đến một tấm gương.
Nó phản chiếu quan niệm về cách mạng từ khi đảng Cộng Hoà ra đời, đúng 160 năm trước, vào năm 1854! Được gọi là Grand Old Party (GOP), đảng này không là chính đảng kỳ cựu nhất. Ngôi vị thâm niên đó thuộc về đảng Dân Chủ.
Ra đời năm 1828, đảng Dân Chủ là đảng bảo thủ, trong Quốc hội thì ngồi bên phải, chủ trương bảo vệ nguyên trạng, quyền lợi của địa chủ ở miền Nam. Thoát thai từ đảng Dân Chủ Cộng Hoà do Thomas Jefferson và James Madison thành lập từ 1791-1793, đảng Dân Chủ là đảng phái lâu đời nhất thế giới, có tư tưởng mà đời sau – đời nay – gọi là phản động vì muốn duy trì chế độ nô lệ và đặc quyền của nông gia miền Nam.
Do những người tích cực chống lại chế độ nô lệ và đòi hỏi tự do với khẩu hiệu "free labor, free land, free men", đảng Cộng Hoà là biểu tượng của giải phóng và tiến bộ. Abraham Lincoln là người tiến hành cuộc cách mạng đó, với cái giá phải trả là trận Nội chiến.
Nhưng sau khi chế độ nô lệ được bãi bỏ từ cuộc Nội chiến, nhiều người da trắng vẫn coi dân da đen là sinh vật hạ đẳng và đòi giết vô tội vạ, bằng dây treo cổ hay dàn hỏa. Do sáng kiến của một số người trong đảng Dân Chủ, tổ chức Klu Klux Klan đầu tiên được thành lập năm 1865 tại Tennessee cho mục tiêu đen tối ấy. Phe Cộng Hoà bèn vận động việc cho phép người da đen được có súng để tự vệ, đấy mới là nguyên ủy của quyền có súng, được ghi trong Tu chính án số hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ!
Cho nên, chuyện Xanh Đỏ, thủ cựu hay tiến bộ, ngồi bên phải hay bên trái, có những nguyên nhân rất hợp lý của lịch sử Hoa Kỳ.
Nhìn từ bên ngoài, và sâu xa hơn về quá khứ thì từ năm 1860 khi Abraham Lincoln là Tổng thống Cộng Hoà đầu tiên, đảng Cộng Hoà làm cuộc cách mạng tại Hoa Kỳ trong bảy chục năm liền. Cho tới cuộc Tổng khủng hoảng năm 1929-1930 và sự xuất hiện của lý luận xã hội, hay thiên tả, từ Franklin D. Roosevelt. Nửa thế kỷ sau, đến lượt Ronald Reagan làm một cuộc cách mạng khác vào năm 1980 để đảo ngược trào lưu bao cấp của nước Mỹ.
Ngày nay, Barack Obama cũng có tham vọng cách mạng như Reagan, để cải tạo xã hội Hoa Kỳ. Nhưng cách mạng một cách bảo thủ, như ông đã thúc giục Quốc hội Mỹ từ Tháng Chín năm 2009: "xây dựng những gì công hiệu, sửa sai những gì thiếu xót, hơn là lập ra một hệ thống hoàn toàn mới".
***
Thế rồi ngày nay, dù vẫn giữ vị trí cũ trong sảnh đường với màu cờ sắc áo nguyên thủy, hai chính đảng lớn của Hoa Kỳ đã gần như đổi căn cước với nhau.
Được hậu thuẫn của truyền thông, đa số là thiên tả, đảng Dân Chủ tự xưng là tiến bộ hay cấp tiến và muốn xây dựng hình thái xã hội chủ nghĩa có màu sắc Âu Châu. Còn đảng Cộng Hoà thì đòi bảo vệ quyền tự do và kỷ cương xã hội, và chỉ cải thiện những gì có thể cải thiện chứ không muốn xóa bài làm lại. Ngoài đặc tính ấy, những lý luận phổ biến ngày nay, như đảng Dân Chủ là đảng của dân nghèo và da màu, hoặc Cộng Hoà là đảng của nhà giàu da trắng, hay dân Mỹ ruộng, là phần minh diễn của truyền thông.
Riêng trong lãnh vực này, đảng Cộng Hoà có một nhược điểm cực lớn là... không biết nói.
Lãnh tụ của đảng là những người ngậm hột thị. Đã chẳng giải trình chủ trương đường lối cho rõ ràng mạch lạc mà cũng không biết phản pháo nhiều đòn xuyên tạc của đảng Dân Chủ, kể cả và nhất là nguyên nhân đích thực của sự dị biệt giàu nghèo đang là đề tài thời sự.
Nhiều nước bên ngoài thì hài lòng với sự thể đó vì muốn Hoa Kỳ tiếp tục xoay vào vòng lẩn quẩn....
__________________________________
Chuyện chỉ có tại nước Mỹ
Một tay ma cô dẫn gái tại Oregon đã nộp đơn kiện hãng giày Nike vì không cảnh báo khách hàng rằng loại giày Air Jordan của Nike là sản phẩm có thể gây nguy hiểm. Nhân vật Sirgiorgiro Clardy quả là có gây nguy hiểm cho một khách làng chơi và lãnh án tù 100 năm. Gây nguy hiểm vì chàng Clardy đã dùng đế giày đạp nát mặt nạn nhân và bị công tố viên buộc tội là sử dụng một "võ khí nguy hiểm". Theo lời bị cáo, đáng lẽ hãng Nike phải dán nhãn cho biết là đôi giày vĩ đại này có thể gây nguy hại tới mức đó. Và án tù đã khiến chàng bị khổ về tâm thần. Nhờ vụ kiện, nhiều thanh niên trai trẻ đã đi Air Jordan như ông Táo đi hia ngày Tết.
Source : dainamax tribune
Rùa cướp kiếm vua và Vietinbank cướp tiền dân
THỨ BA, NGÀY 28 THÁNG 1 NĂM 2014
Rùa cướp kiếm vua và Vietinbank cướp tiền dân
HIỆU MINH
Như tin VNN đã đưa, với hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như bị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân. Bên cạnh đó, xét thấy Vietinbank hoàn toàn không hay biết quá trình Huyền Như lừa đảo nên tòa tuyên án Vietinbank không phải bồi thường.
Đương nhiên, những ai có tiền gửi trong Vietinbank sẽ điên đầu vì mất trắng do tòa Kangaroo xứ Việt phán bừa. Từ nay, có lẽ ít dần số người tin vào Ngân hàng Quốc doanh. Cái địa chỉ 108 Trần Hưng Đạo nên đưa vào danh sách các tòa nhà chuyên khủng bố khách hàng. Dẫu vậy, vào trang web của Vietinbank vẫn có dòng chữ chạy rất đẹp “Nâng giá trị cuộc sống” đập toẹt vào mặt người đọc. S
Thôi thì các bạn đọc tin sau trên Dân Trí cho đỡ bực, dù tin đó đã cũ mèm. Đó là việc dân mạng xã hội phẫn nộ và “ném đá” khi một tờ lịch có gắn thương hiệu SHB và được cho là lịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tặng khách hàng có in sai về truyền thuyền hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi hồ Gươm của Hà Nội.
Nội dung cụ thể của tờ lịch nhằm Tết dương lịch mùng 1/1/2014 được in như sau: “Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm”.
Đoạn thông tin giải thích về truyền thuyết thể hiện: “Một lần Vua dạo chơi bằng thuyền trên mặt hồ, bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác. Nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm và lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm”.
Đó là một cách hiểu của một trong những Ngân hàng xứ Việt thấy gì ăn được là “cướp và cướp”. Kiếm vàng của vua Lê Lợi mà còn bị Rùa cướp nói chi mấy đồng tiền do dân tự gửi vào Ngân hàng như Vietinbank.
Nếu có một tờ lịch 1-1-2014 của Vietinbank tặng khách hàng nhân dịp năm mới như SHB đã làm thì nên viết lại như sau về trụ sở của mình “Một lần nhà dân xứ Việt dạo chơi trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), bắt gặp một sinh vật lạ từ hành tinh khác là Vietinbank đứng ra mời mọc vào nhà bank để gửi tiền. Nhà dân Việt liền lấy cái ví xua xua, ý đuổi Vietinbank, tránh ra cho dân tôi dạo chơi. Nhưng Vietinbank bất ngờ đớp luôn cái ví và lặn mất vào trong ngôi nhà 108 Trần Hưng Đạo. Từ đó, ngôi nhà này được đặt tên là ngôi nhà cướp tiền.”
HM. 27-01-2014
Theo Hiệu Minh Blog
26/1/14
Hẹn một mùa xuân
Hẹn một mùa xuân
Trần Hồ Dũng
Hẹn nhé , một ngày tôi trở lại
Quê hương ngày ấy chắc yên vui
Mẹ không buồn nữa vì cơn bấc
Em má hồng tươi đón gió xuân
Ngọn lửa hồng thơm hương nếp mới
Anh em về lại với nhau , ngồi
Giọt máu đào xưa , giờ thắm lại
"Núi sông là của các con chung
Không ai ngăn được lòng thương nước
Dân Việt ngàn năm ...vẫn Lạc Hồng "
( Mẹ nói : Anh em bây thật lạ
Cuối đời, bạc tóc, biết thương nhau ! )
Tranhodung. Những mùa Xuân tha hương . USA 2010-2014.
Niềm tin
Niềm tin
Tháng 1 26, 2014
Nguyễn Minh Thành
Đọc bài: “Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn” của tiến sĩ Giáp Văn Dương, tôi thấy hứng thú viết bài này, với ý muốn nương theo và bàn sâu hơn vào đề tài niềm tin mà tiến sĩ nói đến. Hi vọng cùng nhau góp phần giúp khơi dậy một chút niềm tin trong chúng ta hôm nay.
Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.
Vậy: Niềm tin là gì?
Thực ra hầu như ai cũng biết niềm tin là gì, nhưng động tác đặt ra câu hỏi làm cho ta có thêm không gian cho một vấn đề, mà cuộc sống vốn vội vã của chúng ta đều thiếu chỗ cho hầu hết mọi điều.
“Niềm tin” là từ mà loài người chúng ta dùng cho nhau, nhưng nếu quan sát các vật vô tri trong qui luật vật lí, các vật có thể ở bên nhau khá lâu, hay có khả năng gắn kết với nhau đều phải đạt một số điều kiện tương đồng nào đó, thì đó cũng là niềm tin của chúng. Ví dụ các viên gạch đều có những mặt phẳng là điều kiện để dễ bề xây nên bức tường, hay hai cái móc đều cong quặp tương ứng, để móc vào nhau cho việc lôi kéo hay níu giữ. Một cái cây đứng vững chãi trên mặt đất, là vì bộ rễ mềm mại của nó vươn sâu vào lòng đất, cùng lòng đất có thể mềm đủ, để cho phép nó chui sâu, và rễ cây ôm lòng đất hay lòng đất ôm rễ cây cũng là một dạng tin cậy vậy.
Niềm tin không xảy ra khi có một sự đe doạ bị xâm hại nào đó từ phía đối tác.
Niềm tin biểu hiện ra bề ngoài là sự cam kết, nhưng hun đúc ở bên trong không nhìn thấy là sự thật. Vì thế, đơn giản là: ở đâu có sự thật, ở đó có niềm tin và ngược lại. Hay cũng có thể nói: sự thành thật là năng lượng cho niềm tin.
Lão Tử nói trong Đạo đức kinh về lòng tin cậy như sau:
“Kẻ nào biết quí thân vì thiên hạ, Nên giao phó thiên hạ cho họ.
Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ, Nên gửi gắm thiên hạ cho họ.”
(Quí dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả kí thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả thác thiên hạ.)
Đây là trích từ bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần mà tôi tìm được trên internet. Thật tiếc là tôi không tìm thấy bản dịch tiếng Việt nào nói lên được vẻ đẹp cao siêu và kì diệu của câu này cũng như hầu hết pho kinh, thế nên ít người hiểu và cảm thụ được. Bây giờ pho Đạo đức kinhcũng kể như pho kinh chết.
Chữ “vi” ở đây nghĩa rất rộng, không chỉ nghĩa là vì, mà còn là: ở trong. Nghĩa là: Ai biết quí, cùng tôn trọng thân mình và biết mình trong vòng tay trời đất và vì trời đất (chữ “Thiên hạ” cũng thường bị hiểu hạn hẹp là quốc gia, đất nước, mà thực ra phải là: trời đất) thì trời đất mới có thể chui vào trong nó. Ai biết yêu thương thân mình trong trời đất, vì trời đất, thì người đó mới có thể thả mình tan biến, hay hoà tan trong trời đất, vũ trụ.
Sự quí trọng và yêu thương mới là yếu tố cần thiết để con người đạt đến thông minh, hiểu biết, và cũng là sự thành thật. Nhưng Lão Tử nói quí và yêu bản thân mình, điều này nghe có vẻ ích kỉ tiêu cực, song không phải thế.
Vì: quí yêu bản thân trong Trời Đất. Chính đây là điểm khó hiểu của lời kinh. Nếu một người ý thức được mình ở trong trời đất (mặc dù ai cũng đều ở trong trời đất mà nhiều người không hề biết!), liền xảy ra một niềm tin cậy lớn, tin cậy nơi sự sống. Nó thấy mình bắt rễ sâu trong nguồn mạch sự sống và có bản lãnh cùng vinh dự vươn cao đến tận cùng của sự tồn tại. Lúc ấy nó trở nên siêu việt trong tình yêu, không chỉ đơn thuần tình yêu vợ chồng, bạn bè, người thân, bố mẹ, con cái… Lúc này người ấy mới biết tình yêu thực sự, chỉ có tình yêu thực sự này mới là phép màu, làm người ấy đủ can đảm tan biến vào vũ trụ cũng như là chủ cả vũ trụ. Đó là mục đích tận cùng của loài người.
Ai biết quí yêu bản thân mình, người đó mới biết quí yêu tha nhân hay ngoại cảnh. Còn người chưa biết yêu quí được chính mình mà nói yêu người khác, chắc chắn không thể được, và đó cũng chính là bộ mặt đạo đức giả hay chủ nghĩa giáo điều, mà ngày nay chúng ta thấy nhan nhản trên mặt đất, cho dù họ mang danh tôn giáo hay dân chủ hay nhân dân hay cộng sản…
Lão Tử dùng hai vế đối, trên là kí, dưới là thác để nói lên sự đón nhận và phó thác. Đón nhận và phó thác chính là nguyên lí của niềm tin. Và niềm tin trong câu kinh trên của Lão Tử là niềm tin lớn nhất trong toàn bộ mọi niềm tin. Đó là: con người có thể ôm lấy cả vũ trụ và con người cũng hoàn toàn ở trong tay vũ trụ mà không còn có thể đi đâu khác được nữa. Hay đơn giản hơn là: Vũ trụ giao mình cho nó và nó giao mình cho vũ trụ. Đó là một bảo đảm mà không có sự bảo đảm nào lớn hơn được.
Và đến đây ta thấy điều kiện cho lòng tin là sự bảo đảm. Ít nhiều thì ở các nước tiến bộ, người ta đã hiểu và thực hiện điều này, chứ không chộp giật và phản trắc như trong xã hội Việt Nam hôm nay. Ít nhiều ở các nước ấy người ta đã nghĩ ra mô hình các quỹ tín thác (trust) hay các hãng bảo hiểm hay nhà băng… Cho dù các mô hình đó chỉ là mô phỏng na ná thô sơ theo qui luật về sự tin cậy thường hằng trong vũ trụ. Nhưng dầu vậy cũng thật đáng khen.
Tới đây chúng ta tạm có công thức: muốn có lòng tin cần có bảo đảm, mà muốn có bảo đảm cần có thành thật.
Thành thật là khởi sự và nền móng cho công trình sự sống mà con người thật vinh dự biết bao tham dự.
Để có lòng thành thật là chỗ khó nhất trên quá trình tiến hoá của nhân loại. Và Việt Nam hiện nay đang ở chính giữa của điểm kẹt này. Nơi nào không thông, ùn tắc nhiều quá thì sự cộng hưởng đau khổ sẽ tạo nên thù nghịch và chiến tranh. Muốn cho thông thì phương thuốc là: mỗi người phải hướng vào trong chính mình.
Đã luôn không thiếu những tâm hồn nhiệt huyết muốn thay đổi thế giới bằng các phong trào rầm rộ có sức lôi cuốn đông đảo, Song trên thế giới đến ngày nay dường như sự xấu càng gia tăng và bất hạnh của loài người là không kể xiết. Bởi vì đó là những phong trào chỉ lo bên ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thế giới bề ngoài theo cách nào đó, nhưng giải pháp cho sự đau khổ của con người chỉ có thể bắt đầu từ bên trong.
Và tôi đồng ý với tiến sĩ Giáp Văn Dương khi ông nói: “Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn”.
Vâng, theo tôi, không thể thay đổi người khác nếu mình không hơn người ta. Nhưng tôi không thích dùng từ thay đổi vì rất dễ bị hiểu lầm và lạm dụng, mà tôi thích dùng từ ảnh hưởng.
Và chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là: càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực.
Cách thực tập để quay về bên trong thì rất đơn giản mà lại rất khó. Đơn giản là vì chỉ cần bắt đầu từ thật thà. Khó là vì nếu tôi bắt đầu thật thà mà người khác thì không, khiến tôi bị thiệt. Ta hãy bỏ qua phần đơn giản mà xem xét phần khó. Tuy khó đấy nhưng không phải là không có cách. Đó là hãy chậm rãi và thực tập thật thà từng cái nhỏ. Nếu có bị thiệt thì cũng thiệt nhỏ thôi. Đương nhiên là cần chút kiên nhẫn vì ta hay muốn mau chóng. Sự đau khổ vì mất niềm tin mà dối trá gây nên cho chúng ta đến như ngày nay cũng là vì dối trá rất kiên nhẫn. Chúng từng tí, từng tí len lỏi vào tâm hồn vốn trong trắng của nhân loại cả muôn ngàn năm rồi. Vậy để cho công bằng thì ta cũng phải kiên nhẫn ít ra như thế, thậm chí tốt hơn nếu có thể kiên nhẫn hơn. Rồi khi bén lửa, chúng bừng cháy và ta sẽ hân hoan.
Để cho cảm thấy đỡ khó, tôi nói đến cái lợi của sự thật thà mà chính tôi trải qua. Trước đây tôi đã từng dối trá và rất dối trá. Lòng tôi vì thế cũng rối tung lên và tôi đau khổ. Cái dối trá lần trước nhỏ thì cái lần sau phải to hơn và suy nghĩ phải chạy nhanh hơn và đương nhiên là mệt mỏi hơn. Khi mệt mỏi thì làm sao làm việc hiệu quả tốt được, nên mọi chuyện trở nên xấu xí. Cho tới khi tôi không thể chịu nổi và phải thoát ra. Tôi đã đầu hàng và quay lại tập thật thà. Quả thật, nay một chút, mai một tí, mỗi lần thật thà là mỗi lần nhẹ hơn, sung sướng hơn. Mỗi lần thành thật nho nhỏ, là mỗi lần một niềm tin nhỏ nhỏ thắp lên.
Tôi hiểu kinh nghiệm kiểu như thế này ít nhiều ai cũng trải qua.
Và tôi cũng hiểu còn rất nhiều người biết thế nhưng nghĩ: mình, thấy sống như hiện tại vẫn còn được nên cứ từ từ rồi hãy thay đổi.
Tôi cũng từng chứng kiến những người đã qua đời mà chưa kịp thay đổi.
Còn hiện nay tôi cũng chứng kiến nhiều bạn bè tôi, nhiều người thân trong gia đình tôi sống trong dối trá, mà tôi chưa đủ mạnh để ảnh hưởng họ chuyển sang thành thật.
Kì lạ lắm, khi ta đang trong tình trạng dối trá, giống như con gà con sắp nở trong vỏ trứng. Khi ấy ai bảo ta rằng ngay bên ngoài vỏ, cách 0,1 mm thôi là cả một sự lớn rộng bao la, ta không tin, làm sao tin nổi trong vỏ trứng kín mít thế này! Ấy thế mà khi gà mẹ mổ cho một cái vỡ vỏ trứng, thế là một thế giới hoàn toàn trái ngược với không gian trong vỏ trứng ùa vào. Gà con dù bé nhỏ, nhưng nó cũng đủ mạnh để đạp thoát ra ngoài vỏ trứng.
Sự thật ở bên ngoài vỏ trứng, vậy làm sao chúng ta có thể bị thiệt thòi khi từ bỏ dối trá. Sự từ bỏ dối trá đáng giá cho ta cả đất trời. Hãy đón nhận sự bảo đảm ấy.
Muốn có sự thành thật với người khác, thì ta phải thành thật với chính mình trước. Điều này hầu như ai cũng nghe nhiều và “biết rồi khổ lắm nói mãi”, song quả thực để bắt tay thực hiện thì không dễ.
Ta thường trải qua một giai đoạn ngần ngại và hoài nghi. Có một sự đổ vỡ lớn mà ta lơ mơ cảm thấy khiến ta ngần ngại. Có một cảm giác mất mát mơ hồ khiến ta băn khoăn: liệu khi chuyển sang thành thật, tôi sẽ được bù lại gì trước những mất mát? Thực ra chúng ta chưa hề cho mình cơ hội xem xét những thứ đổ vỡ mất mát đó là những gì. Thực sự chúng chỉ là rác và đồ giả lộn xộn chồng đống trong tâm hồn chúng ta. Cũng từ đống rác đó mà buồn bực sinh ra, phiền não sinh ra, thù hận sinh ra…
Chỉ cần chúng ta hãy đặt câu hỏi: Có ai hạnh phúc vì dối trá không? Và chúng ta xem xét câu trả lời một cách nghiêm túc trên mọi khía cạnh. Câu trả lời đúng nhất là rất ngắn gọn một từ: “Không”. Chừng nào mà ta còn chưa cảm nhận và thấu hiểu điều đơn giản: dối là ảo, là bất hạnh; thật là thật, là hạnh phúc, thì dù có làm gì ta cũng chỉ là đang giãy giụa chứ chưa ngả mình trong vòng tay sự sống.
Thành thật ư? Đầu tiên là tôi cảm thấy không thích khi coi mình là người giả dối. Tôi thậm chí sẽ rất ghét nếu ai đó coi tôi là giả dối. Và như thế một hàng rào do cái tôi giả dối sẽ dựng nên, hàng rào đó được xây đắp bởi kĩ thuật của chính sự dối trá càng lúc càng tinh vi. Khiến cho không biết bao nhiêu người không biết chính mình là người giả dối. Không những chỉ cá nhân, mà còn cả những tập thể cũng không hề biết họ đang bảo vệ và vun bồi cho sự giả dối tinh vi đang choán ngợp, ngự trị trong cộng đồng và xã hội.
Sự giả dối tinh vi thường nguỵ trang khéo léo trong các nhãn hiệu của tôn giáo hay đạo đức hay tình yêu.
Lấy ví dụ: Tình yêu nước chính là một thứ tình yêu giả, thế mà nó gây ra biết bao đau khổ cho nhân loại từ xưa đến giờ. Trong tự nhiên không hề có cái gọi là lòng yêu nước. Đó hoàn toàn là sản phẩm nhân tạo. Chúng chỉ tồn tại trong sự mê muội của tâm trí loài người chứ không liên quan gì đến tình yêu của sự sống tự nhiên. Và đến ngày nay trái đất chịu bao vết hằn ngang dọc vì biên giới quốc gia. Con người bị thít chặt trong mớ dây hận thù, tham lam, sợ hãi và chia rẽ.
Hay một ví dụ khác: Cô gái chửa hoang hoàn toàn đẹp và đạo đức trước thiên nhiên và trời đất. Nhưng cô ấy sẽ bị biết bao đau khổ trước mặt người đời!
Thêm một ví dụ khác nữa: Chỉ có một Thượng đế duy nhất (nếu có), thế mà bao nhiêu tôn giáo mặc dù công nhận như thế, song lại tranh giành nhau độc chiếm, thậm chí đổ không biết bao nhiêu là máu xương!
Tôi chỉ nêu ra ba ví dụ trong biết bao trường hợp không đếm xuể mệnh danh là đạo đức mà con người phải gánh vác được trao cho bởi chính con người. Kẻ tạo ra chúng là sự dối trá và cách mà chúng được tạo thành cùng được nuôi dưỡng là do chiều hướng sống ra bên ngoài. Ta hãy cẩn trọng phân biệt thế nào là đạo đức tự nhiên và thế nào là đạo đức nhân tạo.
Quay vào bên trong hay ngoảnh đầu là bờ là lời năn nỉ của sự thật và cũng chỉ có cách đó là duy nhất cứu rỗi.
Người ta nói mất niềm tin là mất tất cả, tôi thì cho là chưa mất tất cả. Chúng ta luôn luôn còn sự khởi đầu mới ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Và đó cũng là một đảm bảo nữa của sự sống, đó là: chúng ta luôn có thể bắt đầu từ ngay bây giờ và ở đây. Đó chính là nhiệm màu.
Đà Lạt tháng Một năm 2014
Source : pro&contra
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)