23/5/10

HỒ BẠCH THẢO : Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)............

Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)
có được nói đến như là đất Trung Quốc
trong Thanh Sử Cảo
và Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ không?



Hồ Bạch Thảo



Ðọc những lời tranh cãi về chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc thường đưa những chứng cớ vu vơ về lịch sử, qua những tài liệu không đáng tin cậy. Lý do là bởi trong thời gian dài gần cả ngàn năm, bờ biển Trung Quốc thường bị khống chế bởi Nhật Bản [Nụy] hoặc các nước Tây phương, triều đình nước này lo phòng thủ cũng đủ mệt rồi, không rảnh để nhòm ngó và thực hiện chủ quyền tại các hải đảo ngoài biển. Bởi vậy không có bằng cớ xác đáng trong chính sử Trung Quốc là nước này đã xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, và thời gian qua để biện minh cho thế đứng của mình trong tranh chấp, Trung Quốc bèn đem những lời đạo thính nhi đồ thuyết 道 聽 而 塗 説 [Khổng Tử, Luận Ngữ] (lời vu vơ thiếu căn cứ ngoài đường) để làm bằng chứng cho chủ quyền của mình ở phần đất họ chưa bao giờ làm chủ. Trung Quốc thường dùng các bản tường trình hoặc du ký của người Trung Quốc, và những bản đồ vẽ thế giới quanh họ thường có tên là thiên hạ toàn đồ, tất nhiên những bản đồ có vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chứng minh là hai vùng này thuộc Trung Quốc. Điều này chẳng khác gì nói Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan, v.v. cũng là đất Trung Quốc. Chống lại luận điệu này, cần lấy gậy ông đập lưng ông, tôi đã dựa vào chính sử Trung Quốc để xem xét bằng cứ. Theo cách làm việc này, qua bài Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh,[1] tôi đã cố gắng tìm kiếm các địa danh Tây Sa, Nam Sa trong Minh Sử nhưng không thấy và nhận ra rằng ngay tại thời đó hải đảo lớn Ðài loan vẫn chưa nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

Bài này tiếp tục dò xuống đời Thanh, là thời gần với thời hiện đại nhất, phản ánh rõ địa lý mà sử và bản đồ Trung Quốc coi là vùng đất thuộc cương vực Trung Quốc, tất nhiên là không bao gồm các quốc gia độc lập khác mà thường phải cống nộp lấy lệ Trung Quốc để tránh Trung Quốc mượn cớ gây chiến. Cần lưu ý là các bản đồ khác mang tên đại loại như “thiên hạ toàn đồ” hay các tên tương tự là bản đồ thế giới hoặc bản đồ bao gồm cả Trung Quốc và các nước chung quanh được Trung Quốc coi là chư hầu hay bản đồ ghi lại các chuyến du hành. Những bản đồ này không thể coi là bản đồ Trung Quốc (coi Richard J. Smith, “Mapping China's World: Cultural Cartography in Late Imperial Times”)[2] nhưng đã được một số học giả dùng để chứng minh là Tây Sa và Nam Sa đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc.[3]

Bài viết thực hiện qua việc đọc bộ chính sử viết về thời này nhan đề là Thanh Sử Cảo để tham khảo. Người xưa có truyền thống chờ đậy nắp hòm rồi mới định luận “cái quan định luận”, nên tại Trung Quốc Tống Sử được soạn vào đời Nguyên, Nguyên Sử soạn vào triều Minh, Minh Sử soạn vào triều Thanh, rồi đến Thanh Sử được soạn vào thời Dân Quốc. Vào thời đầu Dân quốc năm 1914 cho lập Quốc Sử Quán, cử Triệu Nhĩ Tốn làm Quán trưởng, bắt đầu biên soạn Thanh Sử. Trải qua hàng chục năm mới hoàn thành, đây là bộ sử đồ sộ gồm 536 quyển, tài liệu rất phong phú, nên các học giả mệnh danh là 1 trong 25 bộ sử của Trung Quốc (Nhị thập Ngũ Sử), riêng phần địa lý gồm 28 quyển. Phải nói địa lý hành chánh trong bộ sử này chép khá kỹ, mỗi tỉnh chia rõ ràng từng phủ, huyện; về khoảng cách và phương hướng tính từ huyện, châu đến phủ, hoặc từ phủ lỵ đến tỉnh lỵ. Qua sự tìm hiểu 28 quyển địa lý trong bộ sử, tịnh không thấy địa danh các quần đảo có tên là Tây Sa, Nam Sa.

Tham khảo thêm, chúng tôi đã sử dụng Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ của Thư Viện Quốc Gia Úc (National Library of Australia)[4] để minh xác thêm Thanh Sử Cảo.

I. Đại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ

Trước tiên nói về Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, Toàn Ðồ gồm 21 phần, xin liệt kê như sau:

- Phần 1 (part 1): Ðại Thanh nhất thống toàn đồ (Bản đồ toàn thể nước Ðại Thanh).

- Phần 2 (part 2): Ðịa Cầu chính điện toàn đồ ( Bản đồ mặt chính của quả Ðịa Cầu)

- Phần 3 (part 3): Ðịa Cầu bối diện toàn đồ (Bản đồ mặt sau của quả Ðịa Cầu).

- Phần 4 (part 4): Thịnh kinh toàn đồ (Bản đồ kinh sư phồn thịnh).

- Phần 5 (part 5): Trực Lệ toàn đồ (Bản đồ tỉnh Trực Lệ)

- Phần 6 (part 6): Sơn Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Sơn Tây)

- Phần 7 (part 7): Sơn Ðông toàn đồ (Bản đồ tỉnh Sơn Ðông)

- Phần 8 (part 8): Giang Nam toàn đồ (Bản đồ vùng Giang Nam).

- Phần 9 (part 9): Chiết Giang toàn đồ (Bản đồ tỉnh Chiết Giang)

- Phần 10 (part 10): Giang Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Giang Tây).

- Phần 11 (part 11): Phúc Kiến toàn đồ (Bản đồ tỉnh Phúc Kiến).

- Phần 12 (part 12): Quảng Ðông toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quảng Ðông)

- Phần 13 (part 13): Quảng Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quảng Tây)

- Phần 14 (part 14): Hà Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hà Nam).

_Phần 15 (part 15): Hồ Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hồ Nam).

- Phần 16 (part 16): Hồ Bắc toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hồ Bắc).

- Phần 17 (part 17): Tứ Xuyên toàn đồ (Bản đồ tỉnh Tứ Xuyên).

- Phần 18 (part 18): Vân Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Vân Nam).

- Phần 19 (part 19): Quí Châu toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quí Châu).

- Phần 20 (part 20): Thiểm Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Thiểm Tây)

- Phần 21 (part 21): Cam Túc toàn đồ (Bản đồ tỉnh Cam Túc)

Bản đồ không ngày tháng biên soạn và được Thư việc Quốc gia Úc đánh giá là xuất bản vào khoảng 1800- 1899, nhưng qua phần 2 [part 2] và 3 [part 3] thể hiện trái đất là một khối cầu, có phân biệt hai địa cực Bắc, Nam; chứng tỏ nhà biên soạn từng tham khảo môn địa lý phương Tây. Ðiều này chỉ có thể xảy ra dưới thời Quang Tự [1875- 1908] hoặc sau đó, lúc này phong trào cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nhiệt liệt cổ động nghiên cứu học thuật phương Tây, Trung Quốc mới được truyền bá kiến thức này.

Riêng với mục đích rà soát cái gọi là Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa] trong bản đồ; hãy tìm hiểu kỹ phần 1 [part 1] Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ, và phần 12 [part 12] Quảng Ðông Toàn Ðồ; xét về vị trí địa lý các đảo nêu trên nếu có, chỉ có thể thấy trên 2 bản đồ này:



1. Phần 1 (part 1) Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ:

Ðây là bản đồ tổng quát nước Trung Hoa thời nhà Thanh, tính từ bắc chí nam ngoài biển có các đảo như sau:

- Phượng Mã đảo: phía nam nước Triều Tiên.

- Ðại Lưu Cầu, Tiểu Lưu Cầu: phía đông tỉnh Chiết Giang.

- Ðài Loan: phía đông tỉnh Phúc Kiến.

- Quỳnh Châu, Nhai Châu: tức phủ Quỳnh Châu và châu Nhai thuộc đảo Hải Nam nằm phía nam lục địa tỉnh Quảng Ðông.





2. Phần 12 (part 12) Quảng Ðông Toàn Ðồ:





Dò tiếp phía nam lục địa Quảng Ðông thấy đảo Hải Nam và vài đảo kế cận xung quanh, ngoài ra phía nam Hải Nam không còn đảo nào khác.



II. Thanh Sử Cảo



Ðiều thú vị là hầu hết địa danh nêu trên bản đồ đều được đề cập trong Thanh Sử Cảo.[5] Nội dung hai công trình gắn bó với nhau, nên có thể cho rằng công trình sau đã tham khảo với công trình trước. Ðể làm sáng tỏ điều này, xin lược dịch lại đoạn địa lý chí chép về đảo Hải Nam trong Thanh Sử Cảo, gặp địa danh có trên Quảng Ðông Toàn Ðồ thì đánh số để tiện bề tham khảo. Theo Thanh Sử Cảo tỉnh Quảng Ðông được chia thành 6 đạo, đảo Hải Nam nằm trong đạo Quỳnh Nhai, đạo này gồm phủ Quỳnh Châu và châu Nhai, mục địa lý chí chép như sau:[6]

A. Phủ Quỳnh Châu 瓊州 [1]: Trụ sở đạo Quỳnh Nhai nằm trong phủ, cách tỉnh lỵ Quảng Châu 1.810 lý [1lý khoảng 0.5 km] về phía đông bắc; lãnh 1 châu, 7 huyện. Phủ và châu Nhai nằm trong đảo Hải Nam, ở giửa có núi Ngũ Chỉ 五 指山[2] phân cách; phía nam núi thuộc châu Nhai, bắc núi thuộc phủ Quỳnh Châu. Trong núi có giống dân Sinh Lê, ngoài núi có dân Thục Lê cùng các châu huyện. Tại núi các động thâm hiểm, dân Lê thường ra vào gây loạn.

Năm Quang Tự thứ 15 [1889], Tổng đốc Trương Chi Ðồng bắt đầu cho cắt núi Ngũ Chỉ bằng 12 con đường, gồm: 3 đường phía đông, 3 đường phía tây, 1 đường phía nam, 1 đường phía bắc, 1 đường đông nam, 1 đường đông bắc, 1 đường tây nam, 1 đường tây bắc; nơi hoang dã âm u mở thành đất bằng, mọi người đều cho là tiện. Vào năm Hàm Phong thứ 8 [1858], nước Anh mở thương ước đặt thương cảng Quỳnh Châu. [Phủ Quỳnh Châu gồm]:

- Huyện Quỳnh Sơn 瓊山[3]: phủ thành đặt trong huyện, phía nam có núi Quỳnh Sơn nên lấy tên đặt. Phía bắc là bờ biển; sông Bạch Thạch còn gọi là Kiến Giang từ huyện Trừng Mại nơi bờ biển phía tây bắc vòng sang phía đông, chảy vào huyện Ðịnh An, đến đây gọi là sông Nam Ðộ, vòng phía bắc gọi là Bắc Sa Hà, chuyển sang phía tây bắc đến cửa Bạch Sa ra biển. Viên Huyện thừa đóng tại thành tại cửa biển, có Tuần ty tại Thủy Vỉ, công trường muối tại Cảm Ân.

- Huyện Trừng Mại 澄邁[4]: phía tây phủ 60 lý, phía nam có núi Mại, phía bắc giáp biển, sông Kiến Giang tại phía tây nam, lại có sông Tân An từ huyện Lâm Cao chảy vào theo phía đông nam qua Lê Mẫu 黎母 [5] hợp với khe Tân Ðiền rồi chảy vào huyện Quỳnh Sơn. Lại có sông Trừng phát nguyên từ núi Ðộc Chu tại phía đông nam huyện, chảy theo hướng tây bắc đến phía tây huyện lỵ, hợp với sông Cửu Khúc, rồi theo phía tây đến cảng Ðông Thủy thì ra biển. Sông Sảo Dương, phía trên nguồn gọi là khe Nam Cổn, chảy qua phía bắc huyện hợp với sông Sa Ðịa qua Cù Lãnh đến cảng Cù, rồi ra biển.

- Huyện Ðịnh An 定安[6]: [nay thuộc huyện Ðịnh An] nằm về phía nam phủ lỵ cách 80 lý; phía tây nam là núi Ngũ Chỉ còn có tên là núi Lê Mẫu chạy triền miên sang phía đông thành núi Quang Loa, lại tiếp sang đông thành núi Nam Lư, khe Viễn phát xuất tại phía nam núi. Phía bắc huyện, sông Kiến Giang tại Quỳnh Sơn đổ vào hướng đông hợp vói khe Viễn qua đông bắc huyện lỵ, các khe Ðàm Giám, Tiên Khách nhập vào theo hướng đông bắc vào huyện Quỳnh Sơn, được gọi là sông Nam Ðộ. Phía tây nam huyện có sông Vạn Toàn ra khỏi động Nam Bàng hướng phía đông vào huyện Lạc Hội. Huyện có tuần ty Thái Bình.

- Huyện Văn Xương 文昌[7]: [nay là Văn Xương thị] vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 60 lý. Phía bắc có núi Ngọc Dương, phía nam núi Tử Bối, đông bắc là biển. Trên biển có núi Phù Sơn, dưới núi là Phân Dương châu 分 洋 洲 [8]. Phía nam có khe Văn Xương phát nguyên từ núi Bạch Ngọc phía tây huyện, rồi hướng phía đông nhập các khe Bạch Thạch, Bạch Mang, lượn sang phía đông có khe Bình Xương từ phía tây bắc đổ vào, rồi chảy phía nam đến cảng Thanh Lan thì ra biển. Phía nam huyện, khe Bạch Diên chảy ra khỏi núi Bát Giác, hướng đông nam đến cảng Trường Kỳ rồi ra biển. Lại phía bắc Tam Giang tức khe La Hán phát nguyên từ núi Bảo Hổ hướng tây bắc đến cảng Phố Tiền rồi ra biển. Huyện có hai ty tuần kiểm Phố Tiền và Thanh Lam và công trường muối Lạc Hội.

- Huyện Hội Ðồng 會同[9]: vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 290 lý; phía đông huyện có nhiều núi kỳ dị và bờ bể. Phía tây có khe Long Giác phát nguyên từ núi Tây Nhai hướng đông nam tới chợ Tích Gia nên được gọi là khe Tích Gia, rồi khe Lê Bồn từ phía tây hợp vào, chảy xuống nam được gọi là khe Ngũ Loan, rồi vào huyện Lạc Hội.

- Huyện Lạc Hội 樂會[10]: vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 330 lý; phía đông có núi Bạch Thạch, tây nam có núi Tung Hoành, phía đông giáp biển. Phía tây, sông Vạn Toàn từ huyện Ðịnh An chảy vào hướng đông rồi đổi hướng bắc hợp với sông Thái Bình tiếp tục chảy hướng đông nam hợp với sông Ngũ Loan qua núi Long Ma chia dòng bao quanh huyện lỵ, rồi hợp lại hướng đông qua núi Liên Hoa, lượn đông nam qua cảng Bác Long rồi ra biển. Sông Lưu Mã phát nguyên từ núi Long Nham tại phía tây nam huyện, chảy sang đông vào huyện Vạn, lại quẹo hướng đông bắc để trở về địa giới của huyện, được gọi là sông Gia Liêm, chảy về đông bắc gọi là sông Cửu Khúc, khe Liên Ðường nhập vào, rồi theo hướng đông bắc hợp với sông Vạn Toàn ra biển.

- Huyện Lâm Cao 臨高[11]: [nay tại huyện Lâm Cao] nằm về phía tây nam phủ lỵ cách 180 lý; phía nam có núi Na Bồn, phía tây núi Tỷ Gia, phía bắc giáp biển. Sông lớn Kiến Giang do Ðam Châu chảy vào từ phía nam, hướng bắc đến núi Yêu Bối ra phía tây trước cửa huyện rồi uốn lượn theo hướng đông bắc đến thôn Văn Lan hợp với sông Thấu Than, lại còn được gọi là sông Nghênh Ân, hướng bắc đến cảng Bác Phố rồi ra biển; một nhánh ngòi thuộc sông này hướng đông bắc qua núi Bạch Lãnh vào huyện Trừng Mại. Huyện có tuần ty Hòa Xả, công trường muối Ðảo Mã.

- Ðam Châu 儋州[12]: [Hiện nay tại phía tây bắc Ðam Châu thị] nằm về phía tây nam phủ lỵ cách 300 lý; phía bắc có núi Ðam Nhĩ, còn gọi là núi Tùng Lâm, hoặc Ðằng Sơn; tây bắc giáp biển, ngoài biển có núi Sư Tử 獅子山 [13]. Trong châu có sông Kiến Giang, còn gọi là sông Lê Mẫu hướng tây nam qua núi Long Ðầu, chia làm hai: nhánh phía đông gọi là Ðại Giang, hướng đông bắc vào huyện Lâm Cao; nhánh phía tây gọi là sông Bắc Môn hoặc sông Luân hướng tây bắc, đến phía đông bắc châu uốn sang phía tây tạo thành cảng Tân Anh, rồi sôngXương Giang từ phía đông nam gộp vào để chảy ra biển. Phía đông bắc châu có sông Dung Kiều, phía tây nam có sông Sa Cấu đều hướng tây bắc ra biển. Châu có tuần ty Bạc Sa, tyTrấn Nam, công trường muối Lan Hinh.

B. Nhai Châu 崖州 [14] trước kia thuộc phủ Quỳnh Châu, đến năm Quang Tự 31 [1905] trực lệ vào đạo Quỳnh Nhai, cách tỉnh lỵ Quảng châu phía đông bắc 2680 lý; [trị sở Nhai Châu tại Tam Á thị hiện nay] chiều rộng 242 lý, dọc 175 lý, lãnh 4 huyện. Phía đông Nhai Châu có núi Hồi Phong, tây nam núi Trừng Ðảo, đông nam giáp biển. Phía đông bắc sông An Viễn từ huyện Lăng Thủy chảy vào, hướng tây nam đến núi Lang Dõng chia làm hai: một nhánh chảy phía tây, đến thôn Chí Ðại rồi ra biển, một nhánh hướng tây bắc gọi là sông Bảo Dạng qua phía bắc châu lỵ, uốn theo hướng bắc đến cảng Bảo Bình rồi ra biển. Phía bắc châu có sông Lạc An hướng tây nam qua núi Ða Cảng, chuyển theo hướng tây bắc vào huyện Cảm Ân. Phía đông có sông Ða Ngân còn gọi là sông Lâm Xuyên phát nguyên từ Lê Ðộng, hướng đông hợp với sông Tam Á, rồi hướng đông nam đến cảng Du Lâm để ra biển. Châu có 2 ty tuần kiểm: Lạc An và Vĩnh Ninh; công trường muối Lâm Xuyên. Châu cai quản 4 huyện gồm:

- Huyện Cảm Ân 感恩[15]: [nay thuộc phía nam Ðông Phương thị] nằm về phía tây bắc châu lỵ Nhai Châu cách 195 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía đông có núi Ðại Nhã, phía đông bắc núi Cửu Long, phía tây giáp biển; phía đông có Long Giang phát nguyên từ núi Lê Mẫu hướng tây nam còn gọi là sông Cảm Ân, chảy sang phía tây đến phía bắc huyện lỵ thành cảng Cảm Ân rồi ra biển, nhánh chính hướng tây bắc qua chợ Bắc Lê làm thành cảng Bắc Lê rồi hướng tây nam ra biển. Sông Lạc An hướng tây bắc ra khỏi châu, vào huyện Xương Hóa.

- Xương Hóa 昌化[16]: [nay thuộc huyện Xương Giang Lê tộc tự trị], nằm về phía tây bắc châu lỵ cách 360 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía đông bắc có núi Tuấn Linh, phía đông nam núi Cửu Phong, tây bắc giáp biển; phía nam Xương Giang tức sông Lạc An từ huyện Cảm Ân chảy vào qua phía đông nam huyện lỵ thì chia làm hai: hướng tây nam gọi là sông Nam Nhai, hướng bắc gọi là Bắc Giang, cả hai đều chảy ra biển. Lại có sông An Hài phát nguyên từ Ca Báng Lãnh phía đông bắc, hướng tây nam đến châu Ðam thì ra biển.

- Lăng Thủy 陵水[17]: [nay thuộc huyên Lăng Thủy Lê tộc tự trị], nằm về phía đông bắc châu lỵ cách 210 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía tây có núi Ðộc Tú, phía nam núi Ða Vân, đông nam giáp biển, tại biển có đảo Gia Nhiếp, đảo Song Nữ; phía tây bắc có Ðại Hà phát nguyên từ núi Thất Chỉ chảy hướng đông qua núi Bác Cổ, lượn phía nam làm thành cảng Ðồng Khê rồi hướng đông ra biển. Lại phía nam có sông Thanh Thủy Ðường Thủy phát nguyên từ thôn Lang Nha phía tây bắc, chảy hướng nam đến phía tây huyện lỵ được gọi là sông Bút Giá Sơn hợp với Ðại Hà tạo thành cảng Táo Tử, lượn phía tây nam đến cảng Tân Thôn thì ra biển; huyện có Tuần ty Bảo Ðình.

- Huyện Vạn 萬縣[18]: [nay là Vạn Ninh thị] nằm về phía đông bắc châu lỵ cách 370 lý, xưa là châu Vạn thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bị giáng thành huyện, lệ thuộc vào Nhai Châu. Phía đông huyện có núi Ðông Sơn, phía bắc núi Lục Liên, đông nam giáp biển, trên biển có núi Ðộc Châu, dưới là Ðộc Châu Dương; phía tây bắc có Long Cổn Hà phát nguyên từ động Tung Hoành, lượn xuống phía nam rồi ra phía đông hợp với Lưu Mã Hà, hướng đông bắc vào huyện Lạc Hội, lượn theo hướng đông nam trở lại phía bắc huyện, riêng phía đông có khe Liên Ðường, uốn sang phía bắc vào huyện Lạc Hội hợp với sông Vạn Toàn, nhánh chính hướng đông nam qua núi Liên Chi rồi ra biển. Lại có sông Ðô Phong phát nguyên từ động Tung Hoành, chảy theo hướng đông nam rồi chia làm 4 nhánh: cảng Hòa Lạc, Cảng Bắc, khe Thạch Cẩu, sông Kim Tiên, đến phía đông bắc huyện lỵ rồi ra biển. Phía nam Dương Dung Hà phát nguyên từ núi Giá Cô phía tây bắc, hướng đông nam đến thôn Sấu Ðiền thì chia dòng hợp với Thạch Qui Hà lại theo hướng đông nam ra biển. Huyện có Tuần ty Long Cổn, công trường muối Tân An.

Dưới đây xin lấy ra phần đảo Hải Nam trong Quảng Ðông Toàn Ðồ để chú thích, các địa danh được đánh số ở trên như sau:







Ðến thời Trung Hoa Dân Quốc, đảo Hải Nam được đặt tên là đạo Quỳnh Nhai, tức gộp tên cũ của phủ Quỳnh Châu và châu Nhai . Ðạo Quỳnh Nhai trực thuộc tỉnh Quảng Ðông, được chia làm 13 huyện, tên huyện tương tự như thời nhà Thanh trước kia, gồm: 1.Quỳnh Sơn, 2.Trừng Mại, 3.Ðịnh An, 4.Văn Xương, 5.Quỳnh Ðông (đời Thanh là Hội Ðồng), 6.Lạc Hội, 7.Ðam huyện (đời Thanh gọi là Ðam Châu), 8. Lâm Cao, 9. Vạn Ninh (đời Thanh là huyện Vạn), 10. Xương Giang (đời Thanh là Xương Hóa), 11. Lăng Thủy, 12. Cảm Ân, 13.Nhai huyện (năm 1920, Nhai Châu đổi thành Nhai huyện).

Trong giai đoạn đầu Dân Quốc, chính phủ Trung Hoa Quốc Gia chưa đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; mãi đến thập niên năm 1930 nhận thức được tiềm lực kinh tế tại biển đông, mới bắt đầu lên tíếng. Sau đại chiến lần thứ 2, nhân Nhật Bản đầu hàng đồng minh, chính phủ này cho mang quân chiếm một vài đảo trong 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tiếp thu đảo Hải Nam vào tháng 5 năm 1950, thành lập Hải Nam Quân Dân Ủy Viên Hội. Tháng 3 năm 1955 cải xưng là Quảng Ðông Tỉnh Hải Nam Hành Chính Công Thự, sau cách mệnh văn hóa bạo phát vào năm 1966 đình chỉ chức quyền của Công Thự, năm 1968 thiết lập Hải Nam Ðịa Khu Cách Mệnh Ủy Viên Hội.

Tháng 10 năm 1984, thành lập Hải Nam Hành Chính Khu Nhân Dân Chính Phủ. Hải Nam Hành Chính Khu quản hạt Hải Nam Lê tộc, Miêu tộc tự Trị Châu, cùng 9 huyện: 1. Quỳnh Xương, 2.Văn Sơn, 3.Lâm Cao, 4.Trừng Mại, 5.Quỳnh Hải, 6.Ðồn Xương,7. Ðam huyện, 8.Vạn Ninh, 9.Ðịnh An; ngoài ra lại đặt các đảo Tây Sa [Hoàng Sa], Trung Sa (1), Nam Sa [Trường Sa] vào cái gọi là biện lý sự. Như vậy sau khi chiếm được một vài hải đảo do Trung Hoa Dân Quốc bỏ lại sau cuộc rút lui ra Ðài Loan, năm 1974 lại xâm lăng một số đảo do Việt Nam Cộng Hòa làm chủ; đây là lần đầu tiên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chính thức bị đặt vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1988, thiết lập tỉnh Hải Nam. Ðến năm 2008, toàn tỉnh được chia như sau:

- 2 địa cấp thị: Hải Khẩu thị, Tam Á thị.

- 4 thị hạt khu: Quỳnh Sơn khu, Long Hoa khu, Tú Anh khu, Mỹ Lan khu.

- 6 huyện cấp thị: Văn Xương thị, Quỳnh Hải thị, Vạn Ninh thị, Ðam Châu thị, Ðông Phương thị, Ngũ Chỉ Sơn thị.

- 4 huyện: Ðịnh An huyện, Ðồn Xương huyện, Trừng Mại huyện, Lâm Cao huyện.

- 6 tự trị huyện: Quỳnh Trung Miêu tộc Lê tộc tự trị huyện, Bảo Ðình Miêu tộc Lê tộc tự trị huyện, Bạch Sa Lê tộc tự trị huyện, Xương Giang Lê tộc tự trị huyện, Lạc Ðông Lê tộc tự trị huyện, Lăng Thủy Lê tộc tự trị huyện.

- Khai phát khu: Dương Phố kinh tế khai phát khu.

- Biện sự xứ: Tây Sa [Hoàng Sa] quần đảo, Nam Sa [Trường Sa] quần đảo, Trung Sa quần đảo ( Cấp huyện, Biện công địa điểm tại đảo Vĩnh Hưng.)



III. Kết luận



Bài viết này cho thấy tài liệu chính thức của Trung Quốc về thời nhà Thanh (1644- 1911) như Thanh Sử Cảo và bản đồ soạn và in thời đó như Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ đã không coi Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa] là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ có thể không phải là bản đồ chính thức nhưng đã được thu thập, ghi chú và lưu giữ ở Hội Thừa Sai Luân Đôn và Thư Viện Quốc Gia Úc. Đây là tài liệu đáng tin cậy vì khi được soạn thảo dưới một triều đại mà vua chúa có quyền sinh sát với những người làm sai thì người soạn bản đồ đó không thể tự ý loại bỏ một phần đất trong lãnh thổ Trung Quốc. Thêm nữa, hai tài liệu này hoàn toàn không mâu thuẫn nhau. Nó cũng phù hợp với Minh Sử mà tác giả đã viết trong một bài khác. Ngoài ra kết luận ở đây cũng phù hợp với bản đồ nhà Thanh dưới đây mà Đại học Cambridge ở Anh đã in ra vào năm 1910.





Nguồn: Cambridge University press on http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps- ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty- 1644- 1911/_Ancient_Maps__Asia_- _Chinese_Empire_1910- S_op_800x611.jpg



Chú thích


[1] http://www.diendan.org/phe- binh- nghien- cuu/lanh- hai- trung- quoc- duoi- thoi- nha- minh/?searchterm=h%E1%BB%93%20b%E1%BA%A1ch%20th%E1%BA%A3o

[2] Richard J. Smith, “Mapping China's World: Cultural Cartography in Late Imperial Times, http://www.kunstpedia.com/articles/532/1/Mapping- Chinas- World- - Cultural- Cartography- in- Late- Imperial- Times/Page1.html

[3] Coi Teh- Kuang Chang, China's claim of sovereignty over Spratly and Paracel Islands: A historical and legal perspective. Case Western Reserve Journal of International Law; Summer 91, Vol. 23 Issue 3

[4] http://www.nla.gov.au/apps/cdview?pi=nla.map- lms639- s1- v. Bản đồ này được ông Vũ Quang Việt, một nhà nghiên cứu có uy tín, giới thiệu. Mạng Thư viện Quốc gia Úc ghi chú là xuất bản khoảng năm 1800- 1899, thuộc sưu tầm đặc biệt (special collection) của Hội Thừa Sai London (London Missionary). Nó có số ký hiệu call number: MAP LMS 639, và amicus number:15577982.

[5] Source: http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF or http://www.b111.net/lishi/kesm- qingsg/072.htm

[6]  http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF 瓊州府:繁,疲,難。瓊崖道治所。東北距省治千八百一十里。廣一百五十二里,袤二百一十里。北極高二十度一分。京師偏西六度五分。領州一,縣七。府及崖州在南海中,曰海南島,中有五指山,綿亙數邑。山南隸崖州,山北隸府。環山中生黎,其外熟黎,又外各州縣。山峒深阻,黎、岐出沒為患,光緒十五年,總督張之洞始開五指山道為大路十二:東路三,西路三,南路、北路、東南路、東北路、西南路、西北路各一。奧區荒徼,闢為坦途,人以為便。瓊州,商埠,咸豐八年英天津條約訂開。有瓊海關。瓊山繁。倚。南:瓊山,縣以是名。北濱海。海西南白石河即建江,自澄邁入,北屈而東,入定安。又北入縣東南,為南渡江,又北為北沙河,屈西北至白沙門入海。縣丞駐海口所城。有水尾巡司。感恩鹽場。澄邁簡。府西六十里。邁山在南。北濱海。西南:建江,一名新安江,自臨高入,東南過黎母嶺,右納新田溪,入於瓊山。又澄江出東南獨珠嶺,西北流,至縣治西,合九曲水,又西為東水港,入海。稍陽水上源為南滾泉,北合沙地水,過石矍嶺為石矍港,入海。有澄邁巡司。定安簡。府南八十里。西南有五指山,一名黎母山,綿亙而東,為光螺嶺。又東為南閭嶺,南遠溪出焉。北:建江自瓊山入,東合南遠溪,過縣治東北,潭覽溪、仙客溪北流入焉,東北入於瓊山為南渡江。西南有萬全河,出喃嘮峒,東南流,入樂會。有太平巡司。文昌難。府東南百六十里。北:玉陽。南:紫貝山。東北濱海。海中有浮山,其下曰分洲洋。南:文昌溪,出縣西白玉嶺,東南流,右納白石溪、白芒溪,屈東,平昌溪自西北來注之。又南為清瀾港,入海。又南,白延溪,出八角山,東南為長岐港,入海。又北,三江水,即羅漢溪,出抱虎嶺,西北流,為鋪前港,入海。有鋪前、青藍二巡司。有樂會鹽場。會同簡。府東南二百九十里。東:多異嶺,濱海。西:龍角溪,源出西崖嶺,東南至嘉積市為嘉積溪,黎盆溪西流合焉。又東南為五灣溪水,入樂會。樂會簡。府東南三百三十里。西:白石嶺。西南:縱橫嶺。東濱海。西:萬全河自定安入,迤東流,屈而北,會太平水。又東南,會五灣水,逕龍磨山,分流環縣治,復合,又東過蓮花峰,屈東南為博鼇港,入海。又流馬河,源出西南龍巖嶺,東南入萬縣,與龍滾河合。又東北復入縣境,為嘉濂河。又東北為九曲河,納蓮塘溪。又東北會萬全河入海。臨高疲。府西南百八十里。南:那盆嶺。西:毗耶山。北濱海。南:大江即建江,自儋州入,北至腰背嶺,西別出為縣前江,屈東北流,至文瀾村,為文瀾水。透灘水北流合焉,亦謂之迎恩水也。又北為博鋪港,入海。其正渠,東北過白石嶺入澄邁,有和捨巡司。馬裊鹽場。儋州要。府西南三百里。儋耳山在北,一名松林山,又名籐山。西北濱海。獅子山在海中。東南建江,亦曰黎母江,西北過龍頭嶺,歧為二:東出曰大江,東北入臨高;西出曰北門江,一名倫江,西北流,至州治東北,屈而西,為新英港,新昌江自東南來注之,又西南入海。東北有榕橋江,西南有沙溝江,皆西北流入海。有薄沙巡司。鎮南司,廢。鹽場曰蘭馨。

  崖州直隸州:沖,繁。隸瓊崖道。崖州舊隸瓊州府。光緒三十一年,升為直隸州。東北距省治二千六百八十里。廣二百四十二里,袤一百七十五里。北極高十八度二十七分。京師偏西七度三十六分。領縣四。東:回風嶺。西南:澄島山,一名澄崖山。東南濱海。東北:安遠水自陵水入,西南流,至郎勇嶺,歧為二:一西南至大村入海;一西北流為抱漾水,過州治北,屈南為保平港,入港。北:樂安河,西南過多港嶺,屈西北入感恩。東:多銀水,一名臨川水,出黎峒,東南與三亞水合,又東南為榆林港,入海。有樂安、永寧二巡司。鹽場曰臨川。感恩難。州西北百九十五里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。東:大雅山。東北:九龍山。西濱海。東南:龍江,出小黎母山,西南流,別出為感恩水,迤西至縣治北為縣門港,入海。其正渠西北過北黎市為北黎港,又西南入海。樂安河出州,西北流,入昌化。昌化簡。州西北三百六十里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。東北:峻靈山。東南:九峰山。西北濱海。南:昌江即樂安河,自感恩入,至縣治東南,歧為二,西南出曰南崖江,北出曰北江,皆入海。又安海江出東北歌謗嶺,西北至儋州入海。陵水難。州東北二百一十里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。西:獨秀山。南:多雲嶺。東南濱海。有加攝嶼、雙女嶼,在海中。西北:大河水,出七指嶺,東南過博吉嶺,屈南為桐棲港,又東入海。又南,青水塘水出西北狼牙村,東南流,至縣治西,別出為筆架山水,與大河水合,瀦為灶仔港。屈西南,至新村港口入海。有寶停巡司。萬沖,繁。州東北三百七十里。萬州舊隸瓊州府,光緒三十一年降為縣,來屬。東:東山。北:六連嶺。東南濱海。海中有獨洲山,其下曰獨洲洋。西北:龍滾河,出縱橫峒,南屈而東,與流馬河合,又東北入樂會,屈東南復入縣北。東別出為蓮塘溪,屈北至樂會,合萬全河。其正渠,東南過連岐嶺入海。又都封水亦出縱橫峒,東南流,歧為四派:曰和樂港,曰港北港,曰石狗澗,曰金仙河,至縣治東北入海。又南,踢容河,出西北鷓鴣山,東南至瘦田村分流,與石龜河合,又東南流入海。有龍滾巡司。鹽場一,曰新安。

Source : © Thời Đại Mới


20- 3- 2010

20/5/10

Phan Huy Đường : Thái độ khoa học trong kiếp nhân văn

Thái độ khoa học trong kiếp nhân văn
-----
Phan Huy Đường

Abstract



L'attitude scientifique dans la condition humaine

Les découvertes de la physique contemporaine nous aident à éliminer de notre pensée maints préjugés coriaces de la philosophie et de la culture. Néanmoins, le savoir des physiciens se limite aux relations quantitatives entre les êtres matériels à l'intérieur du monde matériel dont l'homme fait partie. Mais l'homme est aussi un être tri-dimensionnel, l'unité mouvante de la matière, de la vie et de la culture. Aussi, s'il faut faire confiance au savoir des physiciens dans leur domaine de compétence, il vaut mieux conserver un peu de philosophie, voire de poésie dans nos relations globales avec le monde, avec Autrui. Dans ces relations, il existe à travers le temps des "évidences" incontournables qui ne relèvent pas de la science. Elles s'expriment spontanément dans les langages que nous utilisons pour penser le monde. S'il convient de purger notre langage de tous ses concepts douteux, nous ne devons en aucun cas le réduire et l'enfermer intellectuellement dans les carcans de l'infiniment grand et de l'infiniment petit de la physique contemporaine. Car nous existons, vivons, pensons, agissons, voire nous aimons dans un monde aux échelles humaines, au-delà duquel il n'y a ni pensée ni science.



Tóm lược



Thái độ khoa học trong kiếp nhân văn

Những phát minh của vật lý hiện đại giúp chúng ta loại bỏ khỏi tư duy nhiều thành kiến dai dẳng của triết học và văn hoá. Tuy vậy, kiến thức của các nhà vật lý giới hạn trong những quan hệ về lượng giữa những vật thể trong vật giới mà chúng ta là một bộ phận. Nhưng con người còn là một thực thể ba-chiều-kích, thể thống nhất động của vật giới, sinh giới và văn hoá. Vì thế, nếu ta nên tin những nhà vật lý trong lĩnh vực kiến thức của họ, ta vẫn nên duy trì chút triết lý, thậm chí chút thơ trong quan hệ tổng hợp của ta với thế giới, với Tha nhân. Trong những quan hệ ấy, qua thời gian, có những điều "hiển nhiên" không thể vòng tránh được nhưng không tuỳ thuộc khoa học. Những điều ấy được bày tỏ một cách hồn nhiên ngay trong những ngôn ngữ mà ta dùng để tư duy thế giới. Nếu ta nên tẩy sạch tất cả những khái niệm khả nghi ra khỏi ngôn ngữ của chúng ta, ta đừng bao giờ, vì bất cứ lý do nào, trong lý trí, dồn nén và nhốt ngôn ngữ ấy trong những gông cùm của thế giới vĩ mô và vi mô của vật lý đương đại. Vì ta tồn tại, sống, tư duy, thậm chí yêu, trong một thế giới ở tầm người. Ngoài nó, chẳng có cả tư duy lẫn khoa học.



(…) ý nghĩa và giá trị của vật lý ở chỗ nó giúp chúng ta khám phá ra những sai lầm của triết học bằng cách cho chúng ta thấy rằng "một số khẳng định có tham vọng có giá trị triết thực ra chẳng có giá trị gì cả".

(…) Vật lý phá tan một số thành kiến trong tư duy triết và trong tư duy thông thường, nhưng không tự khẳng định như một triết lý. Nó chỉ sáng tạo ra những cách nói chéo để tạm thời điều trị sự thiếu hụt và bất lực của những khái niệm truyền thống, nhưng nó không đặt ra những khái niệm đương nhiên[i]. Nó khiêu khích triết học, buộc triết học phải nghĩ ra những khái niệm có giá trị trong bối cảnh của chính nó.[ii]

Merleau-Ponty



Vì, đúng thế, trong nghĩa nào đó, "khoa học không suy nghĩ" – chính điều ấy là bí quyết giải thích sự hữu hiệu của nó. Khoa học cố gắng rất lớn để khỏi phải suy nghĩ, bằng cách tạo ra những máy biểu tượng hình thức lỗi lạc để chúng gánh vác những khó khăn và mệt nhọc của tư duy, y như máy móc trong nhà và trong công nghiệp thay thế và kéo dài khả năng giới hạn của thân xác chúng ta.[iii]

J-M Lévy-Leblond



Chúng ta phải biết, chúng ta sẽ biết.

(Wir müssen wissen, wir werden wissen.)



David Hilbert



Tuyên ngôn bất hủ này của Hilbert đã được khắc trên bia mộ ông ở Göttingen.

Thú thực, do căn bệnh cố hữu của người dịch văn chương, bệnh suy diễn, tôi có khuynh hướng dịch thành : "Chúng ta phải hiểu, chúng ta sẽ hiểu." Tôi không dám. Nhất là trong kỷ yếu kỷ niệm ngày sinh nhật của Max Planck.



Với nhà toán học cỡ David Hilbert, biết chung chung qua ngôn từ thường ngày, qua những ý chung, chẳng thể coi là kiến thức khoa học. Với nhiều nhà khoa học, ta chỉ thực sự "biết" những gì ta đã "hiểu". Nghĩa là : chứng minh được rằng điều ấy đúng hay sai, thế thôi[iv]. Chí ít cũng phải khẳng định một cách không phủ nhận được, ở mức độ chính xác nào đó, rằng nó đúng trong một hoàn cảnh cụ thể, rõ ràng, kiểm soát được. Những thứ còn lại, ta biết vậy vậy, thế thôi, chẳng thể nhắm mắt tin càn được.



Trong tiếng Pháp, động từ "biết" có hai nghĩa : biết chung chung, đại khái rằng[v]… và hiểu biết khoa học. Người Pháp còn danh từ hoá quan hệ hiểu biết, biến nó thành khái niệm hình thức : le Savoir, "Kiến Thức" hay "Tri Thức". Đương nhiên, "Kiến Thức" hay "Tri Thức" vẫn mang trong mình hai bộ mặt trên của quan hệ hiểu biết. Nhưng dưới dạng danh từ, khái niệm, nó có vẻ nói đến một cái gì tự nó có thực. Viết chữ hoa khiến nó long trọng, trang nghiêm, đáng tin cậy như một Sự Thật… có tầm cỡ, "có giá trị triết".



Niềm tin nhập nhằng ấy đã từng và vẫn đang lan tràn vào triết học, văn học, thậm chí thơ văn. Nó đã khiến nhiều triết gia, nhà tư tưởng, nhà lý luận văn học đam mê đeo đuổi Sự Thật và thường nghĩ rằng tư tưởng, ý tưởng, kiến thức của chính mình biểu hiện Sự Thật. Đã từng có không ít nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận văn học, triết gia, tự khoác cho mình nhiệm vụ tìm kiếm và nói lên Sự Thật, nhất là Sự Thật Khách Quan, Sự Thật Khoa Học, Sự Thật Lịch Sử, Sự Thật Của Con Người, v.v. Khi họ có trong tay ít nhiều quyền lực, có người không chỉ nói thôi, còn thẳng thừng dạy dỗ, giáo dục, cải tạo, hướng dẫn, kể cả bằng cưỡng ép đủ kiểu, người đời đi theo Chân Lý. Điều ấy đã gây những tai hoạ kinh hoàng nào trong thế kỷ 20, ai cũng biết. Điều ấy đang gây những tai hoạ kinh hoàng nào hôm nay, cứ nhìn tình hình điên loạn đẫm máu của thế giới thì thấy.



Thí dụ niềm tin xưa vào Sự Thật của Lịch Sử dựa trên kiến thức Khoa Học về những Quy Luật Khách Quan của Lịch Sử.



Hay niềm tin "Hiện Đại" vào những Quy Luật của Kinh Tế Thị Trường Toàn Cầu Hoá, được chứng minh bằng vô vàn phương trình toán rất siêu[vi], nhưng chưa bao giờ tiên đoán được những khủng hoảng vừa qua và sắp tới của kinh tế thị trường, chẳng bao giờ đếm xỉa tới thân phận của hàng chục hay trăm triệu người đời cả… Và, quan trọng hơn, chưa bao giờ vạch được cho người đời một hướng đi hữu hiệu tới một thế giới nhân bản hơn ngay trong đời họ.[vii]

Trong lĩnh vực thơ văn, có thể tiếu lâm hơn, nhờ thế cũng ít tốn xương máu hơn, nghệ thuật thôi mà, ghê gớm đến mấy vẫn thua xa hai quả bom nguyên tử giội xuống Hiroshima và Nagasaki.



Cách đây không lâu đến nỗi, tôi đưa một nhà thơ Việt Nam tới Grenoble nói chuyện. Chàng nổi tiếng đã từng đổi mới thơ Việt Nam và đã phải trả giá nặng hàng chục năm. Chàng nổi tiếng có kiến thức sâu rộng về văn học, triết học Tây Âu. Chàng sử dụng sành tiếng Pháp tới mức đã tự dịch thơ của mình qua tiếng Pháp, nói chuyện với độc giả bằng tiếng Pháp, thao thao bất tuyệt về Nguyên lý bất định[viii] của Heisenberg trong thơ, quan điểm về thơ và triết lý của chàng. Tôi sững sờ. Có thể vì tôi zốt, không hiểu gì cả về nguyên lý rắc rối này. Lúc giải lao, tôi kéo chàng ra ban công, bỏ nhỏ : ông ơi, nói vừa vừa thôi, đây là thành phố đại học, nôi khoa học hạng nhì của Tây đó ; đám làm vật lý ở đây trình bày nguyên lý này bằng phương trình cho phép chúng nó tính toán và tiên đoán rất chính xác kết quả hành động của chúng nó vào vật chất, thế thì còn bất định gì nữa ! Nếu tự do của con người dựa vào sự bất định vật lý kiểu ông thì chúng nó chẳng có đứa nào tự do cả, nói chuyện với chúng nó làm gì : dù chưa được giải Nobel vật lý, điều gì chúng nó chưa tính toán được, chúng nó chưa tin là đúng, chưa tin là có thực. Chúng nó đã tính toán được, chẳng còn gì bất định cả. Tự do của chúng nó khác tự do của người đời ở đó. Chàng mỉm cười, nhìn tôi tội nghiệp. Và chàng tiếp tục thao thao bất tuyệt về tính bất định của đủ thứ linh tinh, nhất là của chữ nghĩa, nhất là chữ nghĩa của chàng, nhất là trong thơ và tư tưởng của chàng. Tôi vốn dị ứng với thơ. Hôm ấy, tôi càng dị ứng với thơ hơn bao giờ hết. Thế mà tôi vẫn, khi tội nghiệp chính mình, yêu… thơ, trong mọi hình thái. Khổ thật…



Điều tôi thích nhất khi tôi cặm cụi, âm u đọc các nhà khoa học bàn ngang tầm người về kiến thức và niềm tin của họ trong lĩnh vực sở trường của họ, là họ cũng có lúc khắc khoải như ai. Tôi dốt khoa học. Tôi chia sẻ nỗi khắc khoải làm người có ý thức khoa học của nhà khoa học cũng như tôi chia sẻ – hão tới mức nào, tôi không biết, người đời sẽ dạy tôi thêm, đều đều, than ôi – khắc khoải làm người của nhà văn. Bất cứ ai biết khắc khoải làm người kiểu này kiểu nọ, tôi đều yêu mến, dù chưa đồng ý tôi vẫn có thể đồng tình. Xin bạn đừng hỏi tôi : anh làm người như thế nào ? Tôi không trả lời được. Hiện nay, tôi chỉ biết hành văn thôi. Nếu đó cũng là một cách làm người mà người đời chấp nhận được, tôi mãn nguyện.



Trong Wikipedia, tất nhiên không thể coi như nguồn tham khảo có giá trị khoa học, tôi thấy một điều về Max Planck, không biết đúng sai thế nào, nhưng là đề tài đáng suy ngẫm.



Ban đầu, Planck khước từ mô hình nguyên tử về khí của Maxwell và Boltzmann. Đối với ông, thuyết nguyên tử sẽ có ngày sụp đổ trước giả thuyết cho rằng vật chất liên tục (continu). Ông thuận theo thuyết nguyên tử từ những năm 1890 khi nó đã trở thành hiển nhiên.



Năm 1899, ông tạo ra những hằng lượng của Planck (h) và của Boltzmann (k), đồng thời với khái niệm quanta [...] Planck khó chịu khi phải công nhận sự đúng đắn của giả thuyết của chính mình vì nó khiến cho vật chất trở thành "gián đoạn" (discontinu).[ix]



Ra thế. Nhà bác học được giải Nobel vật lý nhờ một khái niệm mình phát minh ra, khái niệm cho phép giải đáp một vấn đề nan giải trong thời đại của mình, mở đường cho cả một thời đại mới của vật lý, lại không hài lòng với kiến thức mình khẳng định được vì nó "phủ nhận" niềm tin cố hữu của mình, cũng là niềm tin phổ biến từ lâu của nhiều người đời. Và, rất lâu, chính ông chỉ tin nó là một « cái mẹo toán » thôi.



"Gián đoạn" – "Liên tục", cặp phạm trù tương phản kinh điển trong tư duy triết, như bao cặp phạm trù tương phản khác đã từng ám ảnh tôi biết bao năm trời ! Phải viết xong quyển Penser librement tôi mới tạm yên, cảm tưởng rằng mình đã tìm được một cách tiếp cận và suy luận tạm chấp nhận được về những "mâu thuẫn" kiểu ấy. Riêng về vấn đề này, "vật chất gián đoạn hay liên tục ?", tôi đại khái an ủi mình như sau. Điều ta gọi là "vật chất", "thế giới vật chất", "vũ trụ", "là" một tổng thể động, một hệ thống quan hệ năng động giữa tất cả những gì ta có thể tiếp cận được bằng giác quan của ta hay máy móc ta sáng tạo để quan sát và biểu hiện chúng dưới dạng giác quan của ta tiếp cận được, dù chỉ là một chuỗi… số ! Trong tổng thể động ấy, có chính chúng ta. Nhưng chính ta lại là một tổng thể hơi khác những vật thể khác trong vũ trụ ở điểm này : ta là thể thống nhất năng động của vật giới, sinh giới và văn hoá. Ở phẩm chất cuối cùng này, ta vừa là chính ta vừa là toàn bộ những người đã sáng tạo những ngôn ngữ ta dùng để tư duy, kể cả ngôn ngữ toán và… tiếng Việt, thậm chí tiếng Ziao Chỉ, vì lý do đơn giản này : ít nhất 99,99% ngôn từ và, qua đó, những ý tưởng, trong đầu ta đều do tha nhân mang lại cho ta. Phải thế ta mới có thể "hiểu" được vật chất[x]. Phải thế ta mới có thể suy diễn ra khả năng có thực của nhiều vật thể hay sự kiện ta chưa hề "thấy" bao giờ. Phải thế mới có thể có một điều gì gọi là sự thật khoa học vì ngoài quan hệ tổng hợp của chúng ta với thế-giới[xi], thế giới vật chất tự nó không có Sự thật, không có Khoa học[xii]. Điều có thực, liên tục, "vĩnh cửu" là những quan hệ – trong đó có ta – mà ta biết hay chưa biết : trong vũ trụ không có gì biệt lập, không có gì tự hiện thực từ hư vô – kể cả ta. Tất cả đều là hậu quả của một quá trình vận động. Trong vật giới chỉ có một loại quan hệ thôi : quan hệ về lượng, và quan hệ ấy có không-thời gian tính[xiii]. Tất cả những hình thái "cụ thể" của vật chất đều có thể quy về vài hình thái cơ bản chung. Chính vì thế ta có thể nêu chúng trong một phương trình toán[xiv] ! Trong vận động liên miên bất tận của những quan hệ ấy, có lúc có trạng thái tương đối "cân bằng" cho phép những vật thể "cụ thể" hình thành và tồn tại một cách tương đối "ổn định" đối với nhãn quan trực tiếp hay gián tiếp của ta. Có lúc những quan hệ ấy đột ngột tạo sự trao đổi năng lượng giữa hai vật thể khiến cả hai có thể biến dạng đối với nhãn quan trực tiếp hay gián tiếp của ta. Theo kiến thức của chúng ta hôm nay, nhờ Planck, lượng năng lượng có thể trao đổi được giữa những vật thể không thể nhỏ hơn h. Thế thôi. "Vật chất liên tục", "vật chất gián đoạn" chỉ là cách phát ngôn hàm hồ, thiếu chính xác của triết gia, người đời thường và, dường như, của nhiều nhà vật lý không phải loại xoàng ! "Sự liên tục", "Sự gián đoạn" còn hão hơn nữa.



Thế mà ta cứ cần đến chúng khi ta tư duy. Đâu phải vô cớ. Đôi khi ta nghiệm sinh một cách hiển nhiên, chắc chắn, không gì phủ nhận được[xv], kể cả vật lý hiện đại, rằng đời ta y như một chuỗi gián đoạn vô lý, vô tình, đau điếng.



Nhờ thế mà có… Thơ :

"Tình chỉ đẹp những khi còn [ô hô ai tai !!!] dang dở"…

Nó mà hết liên tục dang dở, nó biến quách đi cho ta đỡ khổ, chứ nó lại đột ngột gián đoạn, chỉ vì một "quantum" ngộ nhận, đau đứt người đó, người ơi. Ừ mà đứt được, còn đỡ đỡ, chứ nó cứ dai dẳng liên tục hành hạ mình thì chết người ta… Thật vậy. Vì sao ? Vì ta tồn tại, sống, suy nghĩ, hành-động, thậm chí yêu yêu, trong thế giới trung mô. Thế giới ấy mà không gián đoạn, không thể có thân xác của chính ta. Thế giới ấy mà không liên tục, không có gì có thể hiểu được, kể cả em yêu, kể cả chính ta. Nhưng bảo nó "là" cả hai, ta… điên đầu : zậy mà hổng phải zậy ! Ở đó, vật giới có sự liên tục – gián đoạn đặc thù (của) nó. Sinh giới và thế giới tinh thần cũng vậy, và cũng chẳng dễ hiểu tí nào. Trong khi chờ đợi có người tạo ra những khái niệm, phương pháp suy luận và ngôn ngữ thích ứng, giúp ta hiểu cả ba món liên tục – gián đoạn này và quan hệ giữa chúng ở ngay ta, đành sống sao để đừng gây đau khổ cho người khác và nếu không tránh được thì nên ít ít thôi. Vì thế, đời nay, tôn giáo (hiền từ), triết lý (tỉnh táo), thơ văn (đậm nhân tình) vẫn cần thiết cho cuộc nhân sinh.



Trong cõi nhân gian bé tí này, tu Tiên tu Phật mãi, hình như cũng có ngày đắc đạo. Nhưng dường như chưa ai đắc đạo nhờ tu Toán. Chẳng ai sống mãi với phương trình được. Còn phải ăn, phải yêu nữa chứ ! Không thì sống sao được, nói chi là suy nghĩ ? Lúc đó, bắt buộc phải trở lại đời thường, sống với ngôn ngữ thường ngày của người đời. Những nhà vật lý cũng thế thôi. Nhưng họ sử dụng ngôn ngữ thường ngày thận trọng biết bao !



Bohr đã từng nói với Heisenberg[xvi] : "thực ra tôi nghĩ rằng mấy bức hình nguyên tử [như một hạt nhân với một vài électrons giao động chung quanh] chỉ là một cách mô tả kinh điển thuận tiện nhất, thế thôi." [PHĐ nhấn mạnh]



Ôi, những gì ta tận mắt thấy trong kính hiển vi điện tử có thể không có thực hay sao ? Ừ, vậy đó ! Chính Bohr đã nói vậy mà.



Einstein lại nói với Heisenberg : « Về nguyên tắc thì thật là sai lầm nếu xây dựng một lý thuyết chỉ dựa trên những đại lượng quan sát được. Chính lý thuyết quyết định về cái mà người ta có thể quan sát được.[xvii] » "Chủ quan", "duy tâm" đến thế là cùng ! Và Einstein định nghĩa hành động quan sát như sau : « Quan sát nghĩa là thiết lập một quan hệ giữa một hiện tượng và sự thực hiện hiện tượng đó [qua hành động] của ta.[xviii] »



Heisenberg lại cho rằng tên "principe d'incertitude" không phù hợp với phát minh của ông.



J-M Lévy-Leblond thẳng thừng :

Dựa vào một phát biểu đúng trong khung cảnh đặc thù và giới hạn của một lý thuyết vật lý – lượng tử, trong trường hợp này – để ngoại suy trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác về bản chất, là chuyện nguy hiểm và thường thường có tính chất lạm dụng. Sự lạm dụng ấy gần như sự gian lận khi, như trong trường hợp này, bản thân sự phát biểu ban đầu[xix] đã quá đỗi nhập nhằng. Đúng vậy, chúng ta dứt khoát phải dẹp cách gọi thông thường "bất định" đối với những gì mà cho tới đây chúng tôi gọi là, bằng một từ cố ý mập mờ, sự "lờ mờ" của những đại lượng vật lý như vị trí và tốc độ.[xx]



Chính Einstein đã công nhận rằng từ "tương đối", do chính ông phổ biến, không chính xác tí nào[xxi]. Có thể còn ngược lại : nếu[xxii] những lượng ta đo đếm được đều "tương đối" đối với một hệ quy chiếu, có những hệ quy chiếu tương đương (classes d'équivalence) trong đó người ta vẫn có thể, từ lượng được đó đếm trong hệ quy chiếu này mà suy tính ra lượng sẽ đo đếm được trong hệ quy chiếu khác. Điều đó khả thi vì trong vũ trụ có một hằng lượng… tuyệt đối và bất biến trong mọi hệ quy chiếu ! Đó là tốc độ của ánh sáng. Nền tảng của lý thuyết "tương đối" là một niềm tin… tuyệt đối ! Dường như gần đây, niềm tin tuyệt đối ấy đã bắt đầu… tương đối !



Thế mà chúng ta cứ bừa bãi "tương đối" với nhau. Trong tranh luận thường ngày, chắc bạn đã từng nghiệm sinh điều này : khi người đối thoại với bạn tuyến bố "mọi chuyện cũng tương đối thôi" thì chẳng còn gì đáng nói với nhau nữa. Điều đó thể hiện niềm tin tuyệt đối này : con người không thể hiểu nhau bằng ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Thế thì nó có thể hiểu nhau bằng cái quái gì ? Cái tát, giọng ngọt, ve vuốt, hôn ? Thế thì nói chuyện với nhau, triết lý, hành văn, làm gì cho mệt xác ? Chán thật…



Hiện nay, chỉ trong khoa học người ta mới biết tranh luận với nhau cho tới lúc (tạm thời) ngã ngũ : có hai hằng lượng "đúng" là hằng lượng của Planck và tốc độ của ánh sáng. Chấm… chưa hết ! Nhưng tạm thời dùng được cho vô số việc bổ ích trong khoa học và đời thường. Ngã ngũ rồi, người "thắng" người "thua" đều hả dạ, quý trọng nhau : họ đã được cho không nhau những điều đáng cho, đáng nhận.



Than ôi, ở đời dường như chẳng có hằng lượng nào giúp người ta được cho không nhau chút tình, giúp người ta biết yêu nhau. Thôi thì tạm dùng một "hằng lượng" đặc thù, cũ kỹ, mơ hồ, kì dị, làm điểm tựa chung cho tất cả các nền văn minh, bất kể chúng khác nhau thế nào trong không gian và qua thời gian : tình người. Không có nó, chẳng thể có bất cứ nền văn minh nào. "Hằng lượng" đó tự nó bất biến, tuyệt đối không thua gì hằng lượng của Planck hay tốc độ của ánh sáng : nó không thuộc loại quan hệ về lượng, không đo đếm được với bất cứ đơn vị đo lường nào của vật lý kinh điển cũng như vật lý lượng tử và tương đối. Bạn mà lỡ được em yêu "tương đối" yêu, dĩ nhiên nhiều hơn một quantum, bạn hiểu liền, chẳng cần đến phương trình toán cao siêu nào cả. Bạn mà đột ngột bị em yêu "tuyệt đối" yêu, vì một quantum gì đó mà chính bạn cũng không ngờ tới, bạn cũng hiểu liền, sướng mê tơi, chẳng thèm biết tới gì khác.



Những nhà khoa học vật lý[xxiii] cẩn trọng như thế đối với ngôn ngữ thường ngày của chính họ. Vậy, chúng ta, những người sống nhờ chữ nghĩa[xxiv] hay/và vì chữ nghĩa[xxv], chúng ta nên ứng xử thế nào với chữ nghĩa của chính chúng ta ? Nhất là khi chúng ta thò bút viết những cụm từ như "Sự thật", "Khoa học", "Sự thật khoa học", "Sự thật khách quan", "Quy luật", "Tương đối", "Tuyệt đối", "Liên tục", "Gián đoạn", "Bất định", et tutti quanti, và, tiếu lâm hơn : "phải" ![xxvi]

Có lẽ, chí ít, ta nên học hai thái độ này của các nhà khoa học.



1/ Trong quan hệ của ta với vật giới, ta nên tin kiến thức khoa học của họ hơn tin ý chí của chính mình. Đào non và lấp biển (thứ thiệt) mà chỉ có quyết chí thôi, chẳng bao giờ làm nên cả. Nhưng có chút khoa học và có đủ phương tiện kỹ thuật thì làm được. Có thêm tí tiền nữa, càng đỡ mệt – nếu biết tiêu cho đáng, nhưng điều ấy đòi hỏi kiến thức khoa học ! Tuy vậy, trước khi làm, nên tham khảo ý kiến của những nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường. Vật chất là một và liên tục qua sự gián đoạn mà !



2/ Trong tất cả quan hệ khác của ta với người đời, nên biết sợ, biết khắc khoải trước khi khẳng định bất cứ điều gì, quyền gì. Cơn hả hê đắc chí kéo dài hôm nay (liên tục) có thể đột ngột (gián đoạn) biến thành cơn giãy giụa nhục nhằn của ngày mai. Triết lý duy vật biện chứng kinh điển gọi món này là : lượng biến thành chất. Lượng đó đã lớn hơn h của Planck thì điều ấy khả thi. Than ôi, trong thế giới trung mô, mọi hành động của ta, kể cả đọc diễn văn hay viết bài này thôi, đều huy động một lượng năng lượng lớn hơn h.



Dù sao, sợ đến mấy, cũng phải hành động. Không làm gì cũng là hành động rồi mà, người đời đâu tha cho ta điều ấy ! "Trong khi con tôi giãy chết, van lơn cầu cứu, anh chị nỡ lòng ngoảnh mặt đi à ?" Vậy, cứ hành động một cách có ý thức, nhất là ý thức khoa học khi nó cần thiết, nhưng nên hành động một cách thận trọng, nhất là khi… viết văn, trong bất cứ lĩnh vực nào, dưới bất cứ thể loại nào.



Đã hành động vào thế giới chung của loài người, ắt phải quan hệ với người khác.

Đối với nhà khoa học chân chính, ta nên quý trọng kiến thức và yêu mến sự trung thực của họ đối với ta và người đời. Họ sẽ không lừa ai, nói dóc với ai về quan hệ giữa vật thể với vật thể, giữa người với vật giới. Sự thật khoa học nghĩa là thế… thôi. Nó vô cùng quý báu vì đã có biết bao nhà khoa học đích thực, thậm chí đã được giải Nobel, đã từng lừa người đời, nói dóc với người đời vì đủ thứ lý do. Chưa kể những người rất thật thà khẳng định đủ thứ chuyện không tuỳ thuộc kiến thức khoa học hiện có của họ ngay trong lĩnh vực kiến thức của họ. Trong trường hợp ấy, đừng vội bốc đồng. Tinh thần khoa học cũng là vậy.



Đối với nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận văn học, triết gia, et tutti quanti, thì… ngược lại ! Yêu thơ văn, suy luận của họ vì nó đáp ứng nhu cầu làm người hiện nay của ta, cứ thoải mái… yêu. Và nên yêu… hết mình ! Khi tự mình thấy… đáng yêu. Chẳng chết đâu và, bình thường, chẳng hại ai cả. Có khi còn thích thú nữa. Nhưng đừng chờ đợi ở họ bất cứ sự thật khoa học nào cả. Do đó, yêu thì cứ yêu, nhưng đừng vội tin, nhất là khi phải hành động.



Đối với đa số chính khách đời nay, chẳng nên tin, yêu điều gì cả ngoài điều này : chính sách anh đang chủ trương và hành động thiết thực của anh để thực hiện nó phù hợp với nhân cách của tôi, đồng bào tôi, người đời lương thiện hay không ? Thế thôi. Nếu phù hợp, tôi sẽ cùng anh hết mình đấu tranh cho nó. Nếu không, you profit, I don't work for[xxvii].



Xin chấm dứt bài này bằng câu chuyện dịu dàng êm ả zui zui. Hiện tượng này hình như phổ biến : vợ chồng thích cãi nhau kịch liệt trong lúc… lái xe. Một người lái, một người "chỉ đạo". Sao lái nhanh thế, chậm thế ? Sao lại rẽ mà không đi thẳng ? Không thấy bảng chỉ đường ấy à ? Rẽ vào đây, đây này, đây này… Dĩ nhiên, người lái xe liền rẽ vào đường… khác. Nó mà nhìn ngón tay chỉ đường của người chỉ đạo, nó có thể gây tai nạn giao thông ngay, bỏ mạng hay giết người liền ! Hai người không chỉ có hệ quy chiếu "tương đương". Ngồi cạnh nhau và di chuyển trong không gian với cùng tốc độ mà người ta cảm nhận không gian và thời gian khác nhau đến thế ! Vì sao ? Vì hành động trong nhân giới, tuy phải có kích thước vật chất mới có thực, rất khác quan hệ giữa sự vật với sự vật trong khoa học vật lý. Vậy, trong khi chưa có kiến thức hoặc thời giờ để quy tất cả về một hệ quy chiếu tuyệt đối, ta nên chấp nhận rằng, khi hành động, mỗi người là một hệ quy chiếu cá biệt, không thể phủ nhận được và, bình thường, cũng đáng tin, có lúc còn đáng yêu yêu nữa, cứ để nó lái xe như nó thấy phải lái, miễn sao đừng đâm chết ai hay/và giết chính mình là được được rồi.



Trong hành động thường ngày, ta nên tập nhìn đời theo hệ quy chiếu của người khác. Sự gián đoạn ấy với chính mình cần thiết cho sự liên tục sống ôn hoà với nhau trong kiếp nhân sinh. Biết đâu ta sẽ nói chuyện được với nhau "tới cùng" và "hiểu nhau"… hơn, một tí ? Biết tạm quên mình một tí (nhưng đừng bao giờ quên luôn nhe, kinh hoàng lắm đấy), biết nhìn đời một khắc trong hoàn cảnh và theo thế nhìn của tha nhân, là một nền tảng cơ bản của tình người, của văn hoá. Đó là niềm tin tuyệt đối ngớ ngẩn, dại dột của tôi.



Trong kiếp nhân sinh, mỗi người là một hệ quy chiếu đặc thù, "biệt lập". Ngoài… ngôn ngữ vốn là chất người chung nhưng vẫn có âm hưởng thậm chí ý nghĩa dị biệt trong từng người ! Vì dù chúng ta nên người trong "cùng hoàn cảnh", chẳng ai nên người y hệt ai cả, nhất là ở thời loạn ly, chinh chiến, di cư, di tản, di dân, ở thời khủng hoảng xã hội, niềm tin, văn hoá. Thế mà ta vẫn có thể "hiểu nhau", tin nhau. Chí ít, lâu lâu, cũng có thể yêu nhau tí ti. Giải thích điều này thế nào đây ? Có thể sẽ không bao giờ giải thích được một cách khoa học. Nhưng vẫn có thể nói cho nhau… nghe được được. Tôi tin vậy nhưng không chứng minh được. Dù sao tôi đã biết : đam mê quá đà, dễ bị lợi dụng ; quá ham "có lý", có thể đánh mất tình người ở mình như chơi ; hiểu nhau, dù chỉ một tí, dù chỉ một khắc, dù tương đối thôi, mãi mãi là khát vọng của con của người.

Thôi thì đành triết lý và… hành-văn !



2008-08-31



[i] "concepts de droit" có nghĩa : tự nó có quyền được coi như là khái niệm. Ôi, từ khi có ai đó (Kant ? Rồi Deleuze) tuyên bố rằng : triết lý là lao động sáng tạo khái niệm, triết gia cứ tưởng "khái niệm" là cái gì ghê gớm lắm tuy xét cho cùng nó cũng chỉ là một ngôn từ thôi, và mọi ngôn từ đều là khái niệm : "cái bàn", chẳng khác gì "hạt nguyên tử", đương nhiên là một khái niệm, nó có thể là gì khác ? Khái niệm, xét cho cùng, là quan hệ giữa người với người được vật thể hoá bằng một âm thanh hay một ký hiệu. Ngoài quan hệ ấy, trong vũ trụ làm gì có gì gọi là khái niệm ?



Theo tôi : triết lý là suy luận để cải tạo những khái niệm sai, mơ hồ hoặc quá thô sơ, giảm bớt thành kiến cổ lỗ sĩ trong quan hệ giữa người với người, mở đường cho một nhân giới cởi mở, đúng đắn và, nếu có thể, trìu mến hơn. Thế thôi. Trong triết có những vấn đề mà hiện nay khoa học chưa thể với tới được, chưa kể tới những vấn đề mà khoa học không thể với tới được, nhưng vẫn là môi trường sống có nhân cách, môi trường làm người của ta hôm nay.

[ii] PHĐ dịch nghĩa, không dịch văn, những câu :



«( ...) le sens de la physique est de nous faire faire des "découvertes philosophiques négatives[*]" en montrant que "certaines affirmations qui prétendent à une validité philosophique n'en ont pas en vérité".

(...) La physique détruit certains préjugés de la pen­sée philosophique et de la pensée non philosophique, sans pour autant être une philosophie. Elle se borne à inventer des biais pour pallier la carence des concepts traditionnels, mais elle ne pose pas de concepts de droit. Elle provoque la philosophie, la pousse à penser des concepts valables dans la situa­tion qui est la sienne. » [MP]

[*] Merleau-Ponty emprunte cette expression (et la citation qui suit) aux physiciens London et Bauer [Ln&B].



Aux contraires, Jean-Marc Lévy-Leblond, NRF essais, Éditions Gallimard, 1996, trang 15-16.

Nói toạc móng heo thì thế này : triết gia truyền thống thường suy luận với nhiều khái niệm tưởng chừng là những sự thật vĩnh cửu rất siêu nhưng thực tế thì chẳng có giá trị gì cả. Thí dụ như khái niệm không gian và thời gian của Kant hay quan hệ giữa hai khái niệm ấy của Hegel. Bọn vật lý chúng em xin thưa với các đại gia : trong lĩnh vực hành động cụ thể của chúng em ngày nay, các khái niệm ấy sai bét ! Vậy các đại gia ráng tìm ra khái niệm mới phù hợp với hoàn cảnh hành động này vì nó có thực, chứng minh và thể nghiệm được, và nó thực sự đã tác động vào đời sống hàng ngày của người đời.



Điều này "đúng / sai" như thế nào, trong bối cảnh nào, với giới hạn nào, ta không bàn ở đây. Chỉ cần biết nó có thực và chính đáng, không thể làm ngơ được.

[iii] Car, il est vrai, en un certain sens, que "la science ne pense pas" – c'est même le secret de son efficacité. La science fait un effort considérable pour ne pas penser, en mettant au point de remarquables machines symboliques et formelles qui prennent en charge les difficultés et les fatigues de la pensée, tout comme nos machines domestiques et industrielles viennent relayer et prolonger nos capacités physiques limitées.



Aux contraires, J-C Lévy-Leblond, Gallimard, 1996, trang 16.

Lévy-Leblond là giáo sư vật lý và… triết lý khoa học (épistémologie). Đụng tới khoa học, tôi thích đọc tác phẩm của các nhà khoa học đích thực : họ không chỉ có kiến thức vững vàng và chính xác về khoa học, có người còn có văn hoá đầy mình, đặc biệt trong lĩnh vực triết lý khoa học từ cổ tới kim. Ý của Lévy-Leblond thế này. Những kiến thức khoa học đã được khẳng định rồi thì ta có thể thoải mái dùng – trong bối cảnh mà chúng có giá trị – những phương trình toán biểu hiện chúng, không cần kiểm soát lại, càng không cần tính toán lại từng bước từ đầu, mất công tốn sức một cách vô bổ, cứ việc đưa cho máy tính gánh vác hộ. Còn phát huy kiến thức khoa học lại là chuyện khác, chẳng dễ tí nào, có khi suy nghĩ nát óc vẫn không nhích lên được nửa bước.



Dường như đối với kiến thức triết học thì… ngược lại. Trong triết học, không có khái niệm nào có thể nhắm mắt tin được, luôn luôn phải đặt lại vấn đề ngay từ ban đầu. Phải chăng vì thế có những ý tưởng cổ lỗ sĩ hàng nghìn năm mà hôm nay vẫn chưa chịu chết ? Phải chăng vì thế, ở đời, triết gia thì hằng hà sa số, nhưng triết lý mở ra một thời đại tư duy mới thì cực hiếm.



[iv] Chứng minh rằng một điều gì đó… sai, quan trọng không thua gì chứng minh được rằng nó… đúng. Chứng minh rằng một điều gì đó nằm ngoài khả năng chứng minh đúng/sai của hệ lý luận mình đang vận dụng thì càng tuyệt !



[v] Mon père ne savait pas tout, mais il savait un peu de tout. Cha tôi không biết mọi chuyện nhưng cũng biết một tí về mọi chuyện. Một giá trị văn hoá phổ thông, culture générale, của Pháp hồi đầu thế kỷ 20, trước hai cuộc tàn sát khổng lồ mỹ mãn mà nền văn hoá ấy cho tới nay vẫn không hiểu nổi. Theo trí nhớ tồi tệ của tôi. Của nhà văn nào, tôi không nhớ nữa.



[vi] đối với kinh tế gia và người đời thường, nhưng đối với toán gia thực thụ thì…



[vii] Không hoàn toàn "đúng" – nếu ta chỉ muốn thấy kết quả cuối cùng của từng giai đoạn phát triển kinh tế ở một số nước như Trung Quốc hôm nay chẳng hạn. Nhưng nhìn toàn bộ quá trình phát triển ấy thì kinh hoàng : tàn nhẫn không thua gì thời tích lũy vốn tư bản ban đầu tại các nước tư bản ở Tây Âu và thuộc địa cũ và mới của họ. Cần gì toán học hiện đại để bắt chước tư bản Tây Âu ở thế kỷ 19 và thành công như họ đã từng thành công ? Ai không tin, cứ đi hỏi 350 triệu "lao công" Tàu hiện nay thì biết. Chẳng khác phu đồn điền cao xu ở Việt Nam thời thực dân bao nhiêu.



[viii] Principe d'incertitude hay Principe d'indétermination.



[ix] "Planck rejette, dans un premier temps, le modèle atomiste des gaz de Maxwell et Boltzmann. Pour lui, la théorie atomique s’effondrera à terme en faveur de l’hypothèse de la matière continue. Il se rallie devant l'évidence à l'atomisme à partir des années 1890."

En 1899, il introduit les constantes de Planck (h) et de Boltzmann (k) en même temps que la notion des quanta [...] Planck a du mal à accepter sa propre hypothèse, rendant la matière « discontinue ».



[x] Tất nhiên, "hiểu" là một quá trình bất tận. Marx và Engels đã vạch rõ từ lâu.

Xin "trích" theo trí nhớ tồi tệ của tôi, ý bất hủ này : La contradiction entre le caractère limité de nos connaissances et notre capacité infinie à connaître se résout dans le développement infini du Savoir. Mâu thuẫn giữa tính giới hạn của kiến thức của chúng ta và khả năng hiểu vô tận của chúng ta tự giải quyết qua sự phát triển vô tận của Kiến Thức. Với ngôn ngữ triết của thế kỷ 19 tại Châu Âu, hành văn biện chứng đến thế là cùng !

Dĩ nhiên, "bất tận" trong nhân giới. Bản thân nhân giới bất tận hay không, phải điên điên mới dám khẳng định (PHĐ).

[xi] Quan hệ chung của chúng ta với vật giới và với nhau trong tư cách người.



[xii] Xem lập luận chi tiết trong Penser librement hay Tư duy tự do.



[xiii] Đây là nguyên lý nền tảng của triết lý duy vật biện chứng của Marx và Engels : Thoạt tiên có vật chất năng động (matière en mouvement). Vật chất đã tự nó năng động thì tự nó cũng là không-thời gian. Khi ta đọc hai triết gia này xuyên qua những khái niệm "không gian", "thời gian", "hiện tượng" và "vận động" của Kant, ta hiểu ai khác, không hiểu họ vì họ không chỉ phủ định Kant thôi mà còn phủ định luôn cả Hegel nữa. Trên cơ sở ấy, họ cho rằng điều duy nhất đáng tìm hiểu là : những quy luật chung nhất của sự vận động, từ hình thái thô sơ nhất, hình thái vật thể, tới hình thái phức tạp nhất : tư duy. Và vay mượn, một cách khá gượng gạo, ba quy luật của phép biện chứng của Hegel. Tôi đã phân tích vài thí dụ cụ thể trong Tư Duy Tự Do.

[xiv] Một phương trình vật lý là một quan hệ về lượng giữa những vật thể, một sự bằng nhau, hơn kém nhau, một sự đồng nhất về bản chất mặc dù những hình thái cụ thể khác biệt qua đó ta cảm nhận chúng. E=Mc2 có nghĩa : không có sự khác biệt về bản chất giữa những cái ta gọi là khối lượng hay năng lượng "của" một "vật thể".



[xv] évidence kiểu Descartes.



[xvi] « A vrai dire, je pense que ces dessins d'atomes sont ce qu'il y a de mieux comme images classiques, mais rien de plus. »

Werner Heisenberg, La grande Unification, Seuil, 1991, tr. 85



[xvii] Einstein, Nguyễn Xuân Xanh, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh – 2007, trang 260.

Tôi đã "giải thích" ý "quái gở" này trong hai quyển sách đã nêu.

[xviii] Il raisonnait ainsi : "Obser­ver signifie établir une relation entre un phénomène et notre réalisation du phénomène."



Werner Heisenberg, La grande Unification, Seuil, 1991, tr. 89.

[xix] tên do chính những nhà khoa học đã dùng để nêu danh lý thuyết ấy cho người đời thường. PHĐ.



[xx] Il est toujours risqué, et le plus souvent abusif, d'extrapoler un énoncé valide dans le cadre spécifique et restreint d'une théorie physique – quantique en l'occurence – à des situations d'une nature toute différente. L'abus confine à l'escroquerie quand, comme ici, l'énoncé initial est lui-même plus que douteux. C'est qu'en effet on doit absolument révoquer l'appellation commune d' "incertitude" appliquée à ce que nous avons jusqu'ici dénommé, d'un mot volontairement vague, le "flou" des grandeurs physiques de position et de vitesse.



Aux contraires, J-M Lévy Leblond, Gallimard, trang 190.

Cà khịa chữ nghĩa với ông này thì mệt lắm đấy. Ít ai sử dụng tiếng Pháp một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác và chặt chẽ như ông trong tác phẩm này. Nhưng đọc sách của ông thì mê tơi. Trong quyển sách này, những trang 184-188 duyệt sơ qua những lạm dụng "nguyên lý bất định" của các triết gia, lý thuyết gia trong khoa học nhân văn, nhà lý luận văn học, nghệ sĩ và… chính khách (Valéry Giscard d'Estaing, cựu tổng thống Pháp, cựu học sinh trường Polytechnique).



[xxi] Aux contraires, J-M Lévy Leblond, Gallimard, trang 130.

Những nhà vật lý đời nay thích gọi nó bằng "nguyên lý bất biến (không-thời-gian)", "principe d'invariance (spatio-temporel)" ! Thế thì còn "tương đối" nỗi gì ?



[xxii] Nói một cách khơi khơi, không chính xác theo chuẩn khoa học.



[xxiii] một lĩnh vực "nhỏ" thôi của con người trong kiếp nhân sinh, tuy nó đã chi phối hàng ngày toàn bộ cuộc sống của chính ta, cũng như điện nước và cơ giới cách đây không lâu. Quen dùng rồi thì chẳng còn thấy ghê gớm nữa. Không có nghĩa là những nhà lãnh đạo các quốc gia, nhất là còn đang chậm tiến, có quyền coi thường chuyện phát huy kiến thức khoa học và trí tuệ nói chung của dân chúng để, dựa vào nó, phát triển nhanh và lâu bền mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực này, chậm một ly, tụt hậu nghìn dặm. May thay, trong lĩnh vực này, có thể "đốt giai đoạn" được. Cứ coi Nam Hàn thì thấy. Lévy-Leblond cũng có lý : để tiếp thu và sử dụng kiến thức khoa học, chỉ cần học và tin thôi, không cần phải suy nghĩ hung cho lắm ; để phát minh khoa học thì… không đơn giản như thế !



[xxiv] trí thức đủ ngành nghề và chính khách.



[xxv] nhà thơ, nhà văn, triết gia et tutti quanti.



[xxvi] Ôi, chỉ trong bài này thôi, tôi đã dùng từ "phải" 31 lần ! Bốn lần đáng nghi ngờ nhất lại thể hiện niềm tin của chính tôi. Chán thật…



[xxvii] You come, you profit, we all prosper By Hu Xiao (China Daily) Updated: 2005-05-17 06:52

http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-05/17/content_442834.htm

Nguyễn Bính và Tỉnh Giấc Chiêm Bao

Nguyễn Bính và Tỉnh Giấc Chiêm Bao
-----
Nguyễn Ước

1. CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN BÍNH



Nguyễn Bính là bút danh của Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 (khoảng cuối mùa xuân đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đông Đội (nay là xã Cộng H òa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.



Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn c ủa cải vật chất. Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai con gái.


Tuổi thơ cơ khổ



Sau khi mẹ mất, bà cả Giần, chị ruột của mẹ và là người giàu có, đem ba cháu về cưu mang và cho tiếp tục việc học. Lần này, thầy dạy học chính là anh ruột của mẹ (mà anh em Nguyễn Bính thường gọi là bác), tên là Bùi Trình Khiêm. Cụ Khiêm nổi tiếng hay chữ khắp vùng nhưng thi cử không đỗ. Cụ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục rồi vào Nam Kỳ định làm báo nhưng bị thực dân Pháp bắt giải về quản thúc ở quê nhà cho tới năm 1945; cụ cũng là thầy học của Trần Huy Liệu. Thời kỳ này Nguyễn Bính bắt đầu tấp tểnh làm thơ và dịch thơ, có bài được bác Khiêm khen hay, nên được nuông chiều. Cùng với việc học chữ nho, Nguyễn Bính vào lớp sơ học trường huyện. Từ năm 1931, ở làng Thiện Vịnh, Nguyễn Bính nổi tiếng thần đồng; được giải nhất trong một cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Cậu là người gà thơ cho bên nam đối đáp với bên nữ, cuối cùng, bên nam thắng, dù kẻ gà thơ cho bên nữ là một cụ già 70 tuổi.


Từ quê ra tỉnh



Khoảng năm 1932, Trúc Đường thi đổ thành chung, vào Hà Đông dạy ở tư thục. Ông mang Nguyễn Bính đi theo, đưa em vào học tiểu học và dạy thêm tiếng Pháp cho em. Ông cũng thường đem em đi khắp các vùng quê để giữ cho mạch thơ của em đưọc chân chất. Đời sống anh em đạm bạc vì lương tháng giáo viên không được bao nhiêu, cá tính của Nguyễn Bính lại vô lo, lham làm thơ hơn chăm học.



Không chịu nổi cánh sống túng thiếu của hai anh em, Nguyễn Bính nghe lời một người bạn học ở thôn Vân rủ lên mạn ngược, vùng Thái Nguyên, dạy học kiếm sống. Nhưng rồi cũng chẳng đủ ăn mà tính nết lại bất định, thích sống rày đây mai đó, Nguyễn Bính lại về Hà Nội, có khi đi bán báo ở phố Hàng Bồ.



Tên Nguyễn Bính bắt đầu xuất hiện và được ngưòi đọc chú ý với bài thơ Cô hái mơ, trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm ở Hà Nội vào năm 1936, nhưng tới khi bài thơ Lỡ bước sang ngang đăng cũng trên tờ báo ấy ông mới thật sự nổi tiếng. Năm 1937, ông được Tự Lực Văn Đoàn trao giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi.



Giữa thời buổi thơ mới đang thịnh hành với những lời cổ vũ “theo mới, hoàn toàn theo mới” và những bài thơ chịu ảnh hưởng đậm đà về thể thơ, lối diễn tả lẫn cách đặt câu theo văn phạm Pháp của một số nhà thơ mới, tiếng thơ Nguyễn Bính nổi bật với lời thơ mộc mạc, cảm xúc đơn sơ và thấm thía, thể thơ phần nhiều là lục bát, lấy cảm hứng và hình ảnh từ những sinh hoạt ở nông thôn, những câu hò điệu hát ca dao dân dã, đồng thời chuyên chở được cái ý nhị của dân tộc và tâm tình của cả một thế hệ thanh niên nam nữ buổi giao thời. Các yếu tố ấy tạo cho Nguyễn Bính một chỗ đứng độc đáo trong lòng độc giả và trên thi đàn. Chỉ trong ba năm (1940-1942), ông in liên tiếp 7 tập thơ, trong đó nhan đề của tập Lỡ bước sang ngang (1940) đã gắn trọn đời với tên tuổi của ông.



Nhưng theo Nguyễn Bính, tập thơ đầu tay của ông là Bướm, viết về những cảm xúc và những hoạt cảnh săn bắt bướm lúc ông sống lang thang ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng. Tập thơ trong đó ông tự nhận tiền kiếp của mình là một loài bướm ấy không bao giờ xuất bản; những bài thơ của nó được ông đưa xen kẽ vào các thi phẩm khác.



Trong giai đoạn này, hầu như mỗi tập thơ của Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ cảm hứng tình yêu của ông dành cho một người nữ. Tập Tâm hồn tôi gồm những bài trộm nhớ thầm yêu cô Oanh sông Nhuệ. Hương cố nhân là tình yêu của ông dành cho Anh Thơ, tác giả tập thơ Bức tranh quê. Với Nguyễn thị Tuyên, em gái của Nguyễn Đình Lạp thì ông hoàn thành Người con gái ở lầu hoa. Và còn nhiều hình bóng khác như cô Phùng, đặc biệt với một đào nương tên Dung, sanh cho ông một đứa con mà ông ghi lại trong bài Oan nghiệt viết ở Huế năm 1941.



Nguyễn Bính theo như nhà văn Tô Hoài kể: “Con người anh trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như ‘ông từ vào đền’, như người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như người lướt mướt từ đồng sâu mặn lên, dẫu cho anh đương mũ áo chửng chạc trên đường phố. Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công việc làm ăn vất vả sương nắng.”



Nhưng con người thơ ấy vốn giàu đam mê hơn nghị lực, nhiều mơ mộng hơn thực tế lại sống giữa chốn Hà thành phồn hoa với những cuộc vui hát ả đào thâu đêm và bên bàn đèn thuốc phiện suốt sáng. Tô Hoài kể đi đâu Nguyễn Bính cũng cầm trên tay một hộp sắt tây để lâu lâu lại “ngồi lên, vuốt ve, sắp xếp lại các thứ trong ấy. Đấy là bản thảo những bài thơ của anh và những bức thư tình, một hộp thư tình. Tờ trắng, tờ xanh, vết tay mồ hôi đã về vệt cả. Bao nhiêu thư của một mối tình, của những mối tình của anh, anh xếp chật cái hộp. Có điều chắc chắn đấy là những cái thư cũ, những người ta ở những đâu đâu ấy đã ‘cho rơi’ anh rồi. Chỉ còn lại những lá thư trong hộp. Cơ chừng, mỗi lúc canh tàn rượu tỉnh, lại lôi những của oan trái giời ơi ấy trong cái hộp gối ra.”



Loanh quanh ở Hà thành và là người thơ thèm sống tới tận cùng nhưng không bao giờ nắm bắt được những giá trị trần thế thực dụng, Nguyễn Bính tiêu pha ngày tháng và những khoản nhuận bút thất thường trong những cuộc vui phóng túng, những chuyến giang hồ vặt với các thi hữu, khi Bắc Ninh, khi Hải Phòng. Túi khi rỗng khi vơi mà tay tiêu pha thì vung lên quá trán. Khi làm thơ, ông trân trọng từng câu kỹ lưỡng từng chữ bao nhiêu thì trong cuộc đời, ông sống buông thả bấy nhiêu. Lối sống đó hình như không chỉ của riêng ông mà còn chung cho hầu hết một thế hệ văn thi sĩ tiền chiến ở Hà Nội. Những con người trẻ tuổi tài hoa, bồng bềnh với một tâm thức lãng mạn trong hoàn cảnh bế tắc về sinh kế, mịt mù về chính trị với sự bắt đầu có mặt của người Nhật trên một đất nước đã mất từ lâu vào tay người Pháp.



Lưu lạc phương nam

Phải tìm một lối thoát cho đời mình và cho thơ mình. Sau những ngày lang thang ở mạn ngược và những chuyến giang hồ vặt, Nguyễn Bính tìm đường xuôi nam. Có lẽ chuyến đi Sàigòn đầu tiên của ông diễn ra năm “chàng trai còn trẻ mới hai mươi” mà ông đã ghi lại trong bài thơ “Lá thư về bắc”, gửi người anh họ là nhà văn Bùi Hạnh Cẩn – con trai cụ Bùi Trình Khiêm — được in lại trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).

Tới năm 1941, ông lại đi Huế với nhà văn Vũ Trọng Can. Gặp nhà thơ Tế Hanh ở Huế, cả ba trình diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân ở Hội trường Acceuil, Dòng Chúa Cứu Thế. Ðã không có mặt hoàng đế Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương và Khâm sứ Pháp như dự kiến, buổi diễn còn bị thất thu về tài chính, và Nguyễn Bính nằm lại cố đô, thấm thía với mưa dầm xứ Huế. Cơn phấn chấn ngày ra đi nay lụi dần và giọng điệu thơ Nguyễn Bính đã bắt đầu chua cay, khinh bạc.

Sau khi về lại Hà Nội, ông cùng Vũ Trọng Can lại làm một chuyến “hành phương nam” khác, lần này có thêm Tô Hoài. Chuyến thứ ba, có lẽ là chuyến sau cùng. Diễn thuyết, viết báo, rồi lang thang ở Sàigòn một thời gian, ba người bạn chia tay người mỗi ngả. Nguyễn Bính về miền tây.

Khoảng năm 1943, ông ở trọ tại khách sạn nghèo Tân Hưng, Mỹ Tho. Tại đó ông gặp một thanh ni ên về sau là nhà-thơ-ca-dao-cung-đình Bảo Ðịnh Giang, người mà thuở đó ông gọi là có “mắt xanh”, đã tiếp đãi ông tận tình. Qua Bảo Ðịnh Giang, ông làm quen và được sự giúp đỡ bởi những người yêu mến thi tài Nguyễn Bính như Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, đặc biệt Bác sĩ Dương tấn Tươi, từng giúp ông 700 đồng, trong khi tiền ăn cơm tháng thuở đó chỉ tốn 3-4 đồng. Năm 1944, Nguyễn Bính được giải nhất truyện ngắn của tạp chí Thanh Niên Ðông Pháp, với tựa đề “Không đất cắm dùi.”

Từ Mỹ Tho, ông xuống Cần Thơ, ở lại nhà của Ðoàn Trọng Khang. Từ Cần Thơ ông qua Rạch Giá, bụi đời ngủ nóp ở đình thờ Nguyễn Trung Trực. Tại đó, ông quen với nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, về sau là tác giả tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” và là soạn giả cải lương nổi tiếng. Kiên Giang nhờ gia đình giúp đỡ, thuê một cái lều của ông chủ sân banh Rạch Giá, rộng đủ chứa một cái nóp nằm ngủ mà ông mô tả là “Ở nhà hẹp mà hồn trùm vũ trụ!” Có lẽ vào thời gian này, bị mật thám để ý vì những bài thơ dán đầy vách lều, Nguyễn Bính bèn đổi tên thành Nguyễn Bính Thuyết.

Ðầu mùa hạ năm 1944, Nguyễn Bính chia tay với Kiên Giang. Ông vào tiệm Công Yên ở Rạch giá hút suốt một đêm rồi đi Hà Tiên, sống những ngày rất đằm thắm với hai văn thi hữu mà ông xem như anh chị của mình, là Ðông Hồ và Mộng Tuyết. Ðất Hà Tiên giúp Nguyễn Bính làm được nhiều thơ, say sưa bộ truyện Tam Quốc Chí, mộng mơ lãng đãng với thiếu nữ tên Ngọc, cháu của Ðông Hồ, và nhất là khiến ông xa được nàng tiên nâu một thời gian. nhưng rồi những tiếp đãi ân cần đó cũng chẳng giữ chân ông được lâu. May mắn là trong khoảng thời gian này ông kịp sáng tác được truyện thơ Tỳ Bà Truyện, theo thể lục bát, dài 1550 câu, mô phỏng vở tuồng nam hí Tỳ Bà Ký của Cao Minh thời cuối Nguyên đầu Minh của Trung Hoa (thế kỷ 14).

Từ bỏ những ngày tháng mà Mộng Tuyết kể lại là “rất yêu đời, lành mạnh, vui vẻ, sống cuộc đời mẩu mực” ở Hà Tiên, Nguyễn Bính lại về Sàigòn, dù chủ nhân “năn nỉ mãi Bính cũng không ở lại”. Thế là lại lao vào cuộc sống phiêu bạt “bất thường vô định của nhà thơ trác táng đến [có thể] vong khước hình hài” (Mộng Tuyết), Nguyễn Bính khi trọ vùng Chợï Cũ, khi ở Xóm Dừa hay khu Nancy, làm thơ đăng báo và lui tới với các văn nhân thi sĩ thành đô. Thơ ông lại càng thấm đẫm chua cay và chất ngất khinh bạc. Có lúc, ông viết tùy bút dưới bút hiệu Kiều Mộc.

Tham gia kháng chiến

Từ những ngày chưa kết thúc Thế Chiến Hai, Nguyễn Bính đã được móc nối bởi một cán bộ Việt Minh trí thức vận, đồng hương với ông. Tiếng hát Tổng Khởi nghĩa Mùa thu vang lên khắp đất nước rồi tiếp đó là tiếng súng của cuộc kháng chiến trường kỳ, từ chợ Rạch Giá, Nguyễn Bính vào bưng biền tham gia đánh giặc. Thơ ông lúc này chuyển hướng, gần như vè, và được ông sử dụng như một thứ vũ khí động viên nhân dân vùng lên đuổi Pháp.

Tại Rạch Giá, ông lập hội Văn hóa Cứu quốc, và làm Phó chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh. Nhà văn Sơn Nam có nhiều dịp gặp ông, kể lại là các công văn ông phê thường kèm theo một bài thơ dưới ký tên Nguyễn Bính. Sau một nhiệm kỳ Phó chủ tịch, Nguyễn Bính chuyển lên công tác ở Ban văn nghệ Khu 8 tại Ðồng Tháp Mười, làm việc chung với Bảo Ðịnh Giang và nhà văn Ðoàn Giỏi...

Sau vài năm, Nguyễn Bính không sống đời bưng biền nữa nhưng vẫn làm thơ kháng chiến và ở lại vùng giải phóng, dù chính quyền Nguyễn Văn Thinh treo giải thưởng ai đem Nguyễn Bính về thành hoặc tự ý nhà thơ về thành sẽ được thưởng 1.000 đồng bạc Ðông Dương, một số tiền rất lớn vào thời đó. Trong giai đoạn này, ông có một người vợ miền nam, mỹ danh là Hồng Châu, ở bên bờ con kinh xáng Chắc Băng-Thái Bình, cách thị xã Vĩnh Long khoảng ba bốn cây số, trên đường đi Cần Thơ. Bà sanh cho ông một con gái tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Ông còn có một đứa con gái khác tên là Hương Mai. Sau năm 1975, Hồng Cầu có thời làm Tổng biên tập Nhà Xuất Bản Vĩnh Long, nay hình như đã nghỉ hưu.

Lại về đất bắc

Năm 1954, theo qui định của Hiệp định Genève tạm thời chia đôi đất nước trong chỉ hai năm, trong đoàn quân tập kết ra Bắc có Nguyễn Bính. Ông để lại người vợ và hai con ở trong nam.

Nhà thơ tái ngộ đất bắc sau mười ba năm xa cách, với bối rối ngỡ ngàng. Người thân mừng rỡ gặp lại nhà thơ vì từng nghe đồn ông đã chết mấy năm trước. Ðời sống xã hội thay đổi không như mình mộng tưởng, ông ghi lại các cảm xúc đó trong bài thơ “Tỉnh giấc chiêm bao”, mà cho đến nay vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tuyển tập thơ Nguyễn Bính.



Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm Hoa. Báo ra được mấy số thì đình bản vì không có đủ tiền tư túc mua giấy để in báo, trong khi các báo văn nghệ chính thức của nhà nước thì được mua giấy bao cấp. Và theo quan điểm của chính quyền thời đó thì Nguyễn Bính “đã cho đăng trên tờ báo này một số bài viết (trong đó có vài bài của anh) còn mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng.”

Từ sau Trăm Hoa và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cho tới năm 1964, tác phẩm của Nguyễn Bính hầu hết được viết ra theo đúng đường lối chính trị và định hướng văn học dành cho văn nghệ sĩ sống dưới chế độù. Tuy thế, bên cạnh những bài thơ, những truyện thơ và mấy vở chèo phải đạo ấy, ông còn có một chuỗi thơ đặc sắc, bày tỏ lòng tha thiết thương nhớ người vợ trong nam và mấy bài thơ nói về những oan khuất, tàn tệ trong cuộc cải cách ruộng đất.

Lụy tình vẫn đeo đuổi người thơ không dứt. Nguyễn Bính ăn ở với nữ thư ký tờ Trăm Hoa, cóù một đứa con trai đặt tên là Hiền. Mẹ nó đi lấy chồng giao con lại; đi đâu cha con cũng quấn quít nhau. Bỗng dưng trong một cơn say, ông lỡ đem con cho một người qua đường, tại ngả sáu Bà Triệu, Hà Nội. Về nhà, quá nửa đêm, tỉnh rượu, mới nhớ ra chuyện, ông hốt hoảng đi tìm khắp nơi nhưng không bao giờ gặp lại người chẳng quen biết ấy.

Tới năm 1958, Nguyễn Bính túng thế ph ải quay về cư trú ở Nam Ðịnh, làm việc tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Ðịnh, d ưới sự kềm cặp của “nhà văn” Chu Tấn và quan chức địa phương. Nhà văn Ngọc Giao kể là “(.)Nguyễn Bính cảm thấy mệt mỏi, yếu đau(.) Anh sống với gia đình, coi như an phận. Chị Bính là người hiền hậu, nết na. Chị hằng ngày ra chợ Rồng, thu nhặt từng xu từng hào với mẹt bày quả chanh quả ớt. Chị tháo mồ hôi, phai tàn tuổi trẻ, làm sao cho hằng ngày có đủ rượu, đồ nhắm, bồi dưỡng cho ông chồng thơ.”

Ðể lại mùa xuân

Vào những ngày cuối năm Ất Tỵ, cảnh nhà Nguyễn Bính trống trơn trong khi xuân về rộn rịp đất trời; nhà thơ lửng thửng rời đất Vị Hoàng, đi tới một thôn xóm ven đô. Theo lời nhà văn Chu Tấn kể thì: “Nguyễn Bính có một chương trình khác. Cái máu giang hồ vặt lại nổi lên. Anh muốn tạo ra một mùa xuân tha hương nữa. Tha hương đây không phải là nơi cách trở ngàn dặm, mà là một làng ở ngay huyện Lý Nhân, ở đây có một anh bạn yêu thơ, nhà làm thuốc đông y. Hai vợ chồng ngõ ý mời từ lâu. Nguyễn Bính chọn ngày giáp Tết. Anh xắn cao quần, xông pha đường bùn đất, lặn lội tới chơi. Chủ nhà cảm động đến rơi nước mắt. Cái tết “tha hương” này hẳn là ấm cúng. Ngờ đâu...”

Nguyễn Bính cùng chủ khách lãng đãng nhắm rượi dưới gốc mai, đào. Cứ thế, sáng hôm sau (20.1.1966), đúng sáng ba mươi Tết Bính Ngọ — ông thức dậy ra cầu ao rửa mình. Một cơn gió bấc thổi đến. “Nguyễn Bính, thấy trời đất xoay tròn, anh chỉ kịp kêu một tiếng rồi cả thân mình đổ xấp xuống, mặt úp vào bùn nước, máu mủi rỉ ra. Anh vừa mổ dạ dày tháng trước. Có lẽ anh chết vì bục dạ dày” (Ngọc Giao). Năm ấy Nguyễn Bính 48 tuổi.

Ngôi mộ và nhà tưởng niệm

Thời điểm Nguyễn Bính từ giã cuộc đời, theo nhà văn Trần Lê Văn trong một bài tưởng niệm bạn hiền, thì ứng với bốn câu thơ ông để lại cho đời trong bài Nhạc Xuân, được viết vào 27 năm trước, trong tập Hương Cố Nhân:

Năm mới tháng giêng mồng một tết,
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

và:

Giờ đây chín vạn bông trời nở,
Riêng có tình ta khép lại thôi.

Ngay sau khi Nguyễn Bính qua đời, người ta an táng ông ở nghĩa trang Nam Ðịnh như những người dân bình thường. Ba năm sau, ông được cải táng vào nghĩa địa Tam Ðiệp, cũng như những người dân bình thường khác.

Nhưng rồi thời thế thay đổi. Năm 1986, mở đầu “vận hội đổi mới”. Thơ Nguyễn Bính nhờ thế được tái bản khá đầy đủ, xào đi nấu lại trong nhiều tuyển tập, bán sạch gần cả trăm ngàn cuốn và các nhà phê bình đua nhau ca ngợi ông không tiếc lời. Chợt nhớ ra Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn của dân tộc, người ta đưa hài cốt ông về chôn ở cồn đất rìa làng Thiện Vịnh, nằm cạnh ngôi mộ của ông nội ông, vì ngôi nhà cũ của cha mẹ ông bao lâu nay đã thuộc về người khác.

Cuối cùng, chính quyền phải đổi cho người chủ mới ấy một mảnh đất khác để ở, và thêm lần nữa, vào năm 1990, hài cốt Nguyễn Bính được dời, nay an nghỉ ở chính nơi ông cất tiếng khóc chào đời.
Theo nhà báo Vũ Hậu Luật kể thì: “Kể từ khi hắt hơi thở cuối cùng đến nay [1990] đã đằng đẵng hai mươi nhăm năm trời, trải qua bốn chặng giang hồ, thi sĩ mới có một nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Mộ xây giữa khu đất rộng bốn sào, nằm chính giữa làng Thiện Vịnh. Xung quanh rợp bóng tre, xoan, ruối và lô nhô vài ba đống rơm. Ngôi mộ đơn sơ hình chữ nhật, có đắp nổi hình ngọn bút với dòng chữ: ‘PHẦN MỘ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH 1948-1966’. Hoa mười giờ nở đỏ dưới chân mộ chí. Người ta dự định xây dựng tại khu đất này, bên cạnh mộ, nhà lưu niệm trưng bày các di vật và tác phẩm của Nguyễn Bính.”

2.TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN BÍNH

Không kể hàng chục tập thơ tuyển, lớn có nhỏ có, in gần đây từ nam chí bắc, do bởi nhu cầu thưởng ngoạn hoặc thương mại, về mặït chính thức, các tác phẩm của Nguyễn Bính gồm có:

Trước Tháng Tám 1945:
- Lỡ bước sang ngang (1940)
- Tâm hồn tôi (1940)
- Hương cố nhân (1941)
- Một nghìn cửa sổ (1941)
- Người con gái ở lầu hoa (1942)
- Mười hai bến nước (1942)
- Mây Tần (1942)
- Bóng giai nhân (kịch thơ – 1942)
- Tìø bà Truyện (truyện thơ – 1944)

Sau Tháng Tám 1945:
- Ông lão mài gươm (1947)
- Ðồng Tháp Mười (1955)
- Trả ta về (1955)
- Gửi người vợ miền Nam (1955)
- Trông bóng cờ bay (truyện thơ – 1957)
- Nước giếng thơi (tập thơ chọn – 1957)
- Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958)
- Tình nghĩa đôi ta (1960)
- Ðêm sao sáng (1962)
- Cô Son (chèo – 1961)
- Người lái đò sông Vỵ (chèo – 1964)



3. TỈNH GIẤC CHIÊM BAO

Chín năm đốt đuốc soi rừng,
Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân.
Cửa xưa mành trúc còn ngăn,
Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào.
Làng xa bản nhỏ đèo cao,
Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng.
Anh về luyến núi, thương rừng,
Nhớ em đêm sáng một vùng Thủ đô.

Bồi hồi chuyện cũ năm xưa,
Gặp nhau lần cuối... trang thư lệ nhòa.
Thư rằng: “Thôi nhé đôi ta,
Tình sao không phụ mà ra phụ tình.
Duyên nhau đã dựng Trường đình,
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu...”
Trăng khuya súng núi gươm đèo
Anh đi, thư vẫn nằm đeo bên mình.
Lửa sàn nét chữ chênh chênh,
Nếp thư đến rách chưa lành vết thương.
Ðằm đằm hoa sữa lên hương,
Chân anh đương bước giữa đường cái đây.
Nẻo hồ, song cửa, lá bay,
Sáng chưng bóng dáng bao ngày yêu xưa.
Trăm năm đã lỡ hẹn hò,
Cây đa bến cũ con đò còn không?
Tình cờ gặp giữa phố đông,
Em đi ríu rít tay chồng tay con.
Nét cười âu yếm môi son,
Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai...
Chín năm bão tối mưa ngày,
Nước non để có hôm nay sáng trời.
Em đi hạnh phúc hồng tươi,
Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao!
Sắc hương muôn nẻo tuôn trào,
Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình.
Anh về viết lại thơ anh,
Ðể cho bến mát cây xanh đôi bờ.
Cho sông cho núi tự giờ,
Chẳng còn lỡ chuyện con đò sang ngang.
Lứa đôi những bức thư vàng,
Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi.
Chim hồng chim nhạn em ơi,
Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau.

(Báo Trăm Hoa, Hà Nội, số 9.12. 1956)

18/5/10

Philip Jenkins – Khi Chúa gặp Phật

Philip Jenkins – Khi Chúa gặp Phật

17/05/2010

Trần Ngọc Cư dịch

Một sự kiện ngoạn mục đã diễn ra khi các nhà truyền đạo của hai tôn giáo lớn gặp nhau cách nay hơn 1000 năm: họ tỏ ra hoà hợp với nhau.

Đức Phật có phải là quỉ sứ không?

Mặc dù ít ai trong hàng ngũ tín đồ Ki-Tô-giáo dòng chính (mainline Christians) sẽ đặt vấn đề bằng ngôn ngữ đối đầu như vậy, nhưng bất cứ tôn giáo nào cho rằng mình là con đường duy nhất để đi đến chân lý đều gặp phải nhiều khó khăn trong việc hoà giải vũ trụ quan của mình với đức tin của các tôn giáo lớn khác. Hầu hết mọi giáo hội Ki-Tô-giáo đều cho rằng chỉ có một mình Chúa Giê-Su là Con Đường, là Chân Lý, là Sự Sống, và nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo còn thấy có bổn phận rao giảng thông điệp này cho những người ngoại đạo (unbelievers) trên toàn thế giới. Nhưng điều này lại tạo ra một xung đột cơ bản với tín đồ của những nhân vật tôn giáo nổi tiếng như Ngài Mohammed hay Đức Phật. Dựa vào một cách giải thích Thánh Kinh khá nghiêm khắc, một số tín đồ Ki-Tô-giáo coi những đức tin kình địch này không những là sai lầm, mà lại còn là những cạm bẫy do các thế lực ma quỉ cố tình giăng bủa.

Thái độ bất dung đối với các tôn giáo khác — thực sự tin rằng người ngoại đạo sẽ vào địa ngục – tự nó có lẽ đã đủ xấu xa, nhưng thái độ này ngày càng mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong thế giới hiện thực. Khi thương mại và công nghệ làm cho địa cầu bé lại, nhờ vậy các tôn giáo dễ dàng tiếp cận nhau hơn bao giờ cả, thái độ bất dung nói trên có thể mang lại những hậu quả đẫm máu: hãy nhìn kỹ những vụ tấn công kiểu ngày-tận-thế (apocalyptic) tại Mumbai. Trong một thế giới như thế, việc giáo dục tín đồ thuộc nhiều đức tin khác nhau biết nhìn nhận giá trị của nhau, biết sống hoà bình bên cạnh nhau, không còn là một vấn đề phong cách mà đã trở thành một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của nhân loại.

Trong 30 năm qua, Giáo hội Công giáo La mã đã đối phó nhiều cuộc tranh luận liên tục về tính đơn nhất và ưu việt của Đức Ki-Tô (Christ’s uniqueness), đồng thời trừng phạt những nhà tư tưởng nào dám có những nỗ lực táo bạo chấp nhận các tôn giáo lớn khác trên thế giới. Trong khi cuộc đối thoại giữa Ki-Tô-giáo với Hồi giáo từng thu hút rất nhiều tít lớn báo chí, thì chính những va chạm với Ấn Độ giáo và nhất là Phật giáo đã khuấy động nhiều tranh cãi nhất trong hàng ngũ giáo hội. Các nhà thần học Sri Lanka Aloysius Pieris và Tissa Balasuriya đã có nhiều cuộc tranh biện với các nhà phê bình của Toà thánh Vatican, và, gần đây, cuộc tranh biện đã lan tới Mỹ. Năm ngoái, Toà thánh Vatican ra lệnh mở một cuộc điều tra nhắm vào Peter Phan thuộc Đại học Georgetown, một nhà thần học Dòng Tên mà tội lỗi chính của ông, dưới mắt Toà thánh, là đã coi Phật giáo của quê hương Việt Nam của ông là một con đường song hành đi đến sự cứu rỗi/giải thoát (a parallel path to salvation). Nhưng, tuân theo ý kiến của Giáo hoàng Benedict XVI, giáo hội nhất quyết không chịu từ bỏ tín lý cơ bản về vai trò ưu việt của Đức Ki-Tô. Trong một thư ngỏ, được phổ biến rộng rãi, gửi nhà chính trị Italia Marcello Pera, Giáo hoàng Benedict tuyên bố rằng “một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo theo đúng nghĩa của từ ngữ này là không thể nào có được”. Ngài nói, bằng mọi cách, chúng ta phải duy trì những cuộc đối thoại với các nền văn hoá khác, nhưng không phải trong một cách thế nhìn nhận các tôn giáo khác có giá trị bình đẳng với Ki-Tô giáo. Mặc dù Toà thánh Vatican đương nhiên không coi Đức Phật là ma quỉ, nhưng Toà thánh lại lo sợ viễn tượng của một tổng hợp tôn giáo (syncretism), một sự pha loãng chân lý Ki-Tô-giáo do một sự trộn lẫn xấu xa (unholy mixture) với các đức tin khác.

Rõ ràng là, quan điểm này đã đặt Benedict vào một truyền thống Ki-Tô-giáo vững chãi vốn phát triển tại Châu Âu từ thời đế quốc La Mã. Nhưng lịch sử Ki-Tô-giáo còn có một truyền thống cổ đại khác nữa, đi theo một con đường riêng biệt đối với giáo hội La Mã. Truyền thống Châu Âu không phải là phiên bản duy nhất của đức tin Ki-Tô-giáo, cũng không phải là kẻ kế thừa duy nhất của giáo hội cổ đại. Qua hơn 1000 năm, nhiều chi nhánh hoàn toàn riêng biệt của giáo hội thời cổ đã thiết lập những cộng đồng thịnh vượng tại nhiều nơi ở Châu Á, và nội dân số của họ, những giáo hội này có thể sánh với giáo hội Châu Âu vào thời đó. Những cộng đoàn Ki-Tô-giáo này không phát xuất từ La Mã, nhưng nảy sinh trực tiếp từ phong trào Giê-su đầu tiên tại thành cổ Palestine. Họ đã phát triển qua Ấn Độ, Trung Á, và Trung Quốc, không ngần ngại chia sẻ với – và học hỏi từ – các tôn giáo lớn khác của Phương Đông.

Mức độ hoà hợp mà những tín đồ Ki-Tô-giáo này sẵn sàng chấp nhận được gợi lại trong một biểu tượng tôn giáo đáng ngạc nhiên; biểu tượng này xuất hiện trên những di tích và các chạm trổ trên đá tại nam Ấn Độ và dọc theo duyên hải Trung Quốc vào đầu thời Trung Cổ. Chúng ta dễ dàng thấy rằng biểu tượng này mô tả một cây thánh giá, nhưng chỉ trong thoáng chốc chúng ta lại nhận ra rằng cái đế của hình vẽ – tức cái gốc từ đó cây thánh giá mọc lên – là một hoa sen, biểu tượng cho sự giác ngộ của Phật giáo.

Ngày nay, hầu hết các giáo hội dòng chính (mainstream churches) sẽ lên án một sự pha trộn như vậy là phản bội đức tin Ki-Tô-giáo, một trường hợp điển hình về sự hỗn loạn của chủ nghĩa đa văn hóa. Nhưng những tín đồ Ki-Tô-giáo đầu tiên tại Châu Á không hề bận tâm về sự tổng hợp tôn giáo (syncretism) — họ tự gọi mình là Nasraye hoặc Nazarene, theo danh xưng của những tín đồ đầu tiên của Giê-su. Họ hoà đồng thoải mái với một tôn giáo lớn khác có phép tu hành bí nhiệm vào thời đó, và hơn thế nữa, họ tin rằng cả hoa sen lẫn thánh giá đều chuyên chở những thông điệp giống nhau về giác ngộ và sự cứu rỗi. Nếu những người Nazarene này có thể tìm thấy ý nghĩa trong biểu tượng hoa sen-thánh giá, thì tại sao những người Công giáo ngày nay, hay những kẻ kế thừa đức tin mà Giê-Su rao giảng lại không thể? Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo đang miễn cưỡng chấp nhận sự kiện là, nhiều giả định cơ bản của họ cần phải được xét lại triệt để khi đức tin của họ trở thành một tôn giáo toàn cầu ngày nay. Nhưng ngay cả những vị lãnh đạo giáo hội hiện đại, những vị thấy được sự phát triển nhanh chóng của giáo hội ở miền nam thế giới, đều có khuynh hướng coi những giá trị và truyền thống châu Âu như chuẩn mực không thể thiếu, trong các vấn đề nghi lễ và thần học cũng như âm nhạc và kiến trúc.

Nhưng thực tế vẫn là, Ki-Tô giáo từ những ngày đầu đã là một đức tin liên lục địa (intercontinental faith), được thiết định vững vàng tại Châu Á và Châu Phi cũng như bản thân Châu Âu. Khi chúng ta nới rộng tầm nhìn đối với Ki-Tô giáo, một tôn giáo vào khoảng năm 800 đã trải dài từ Ireland đến Triều Tiên, chúng ta sẽ nhận thấy nhiều phương cách khác nhau theo đó tín đồ Ki-Tô giáo đã tương tác với tín đồ các tôn giáo khác, trong những cuộc tiếp xúc làm thay đổi cả đôi bên. Trong điều kiện tốt nhất, những cuộc gặp gỡ này cho phép các truyền thống văn hoá không những trao đổi tư duy mà lại còn đan quyện nhau (intertwine) trong những cách thế làm phong phú lẫn nhau, đấy là một chương sách đáng kính nể của lịch sử Ki-Tô-giáo mà các giáo hội phương Tây hoàn toàn quên lãng.

Muốn hiểu được câu chuyện lịch sử này, chúng ta cần tái phối trí những tấm bản đồ đã có sẵn trong óc mình. Khi chúng ta nghĩ đến sự phát triển của Ki-Tô giáo, chúng ta nghĩ đến Châu Âu trước tiên. Chúng ta vẽ ra trong trí hình ảnh một phong trào bắt đầu từ Palestine và Syria và phát triển về phía tây để đi vào Hy Lạp và Ý rồi dần dần lan lên lên các miền Bắc Âu. Châu Âu vẫn còn là trung tâm của Giáo hội Công giáo, dĩ nhiên, nhưng nơi này cũng là nơi sinh ra các giáo phái Tin Lành, tức những giáo phái đã ly khai Giáo hội La Mã. Đối với hầu hết chúng ta, thậm chí khi nói đến “Giáo hội phương Đông” cũng là nói đến một nhóm người châu Âu khác mà thôi, nghĩa là nói đến khối tín đồ Chính thống giáo (the Orthodox believers), khối tín đồ phát xuất từ miền đông Châu Âu. Nhà tư tưởng Công giáo Anh Hilaire Belloc có lần tuyên bố rằng “Châu Âu là Đức tin Ki-Tô giáo; và Đức tin Ki-Tô giáo cũng là Châu Âu”.

Nhưng trong những thế kỷ đầu một số tín đồ Ki-Tô-giáo đã bành trướng theo hướng đông để đi vào Châu Á và theo hướng nam để đi vào Châu Phi, tạo nên những giáo hội khác biệt với giáo hội La Mã và những giáo hội này đã tồn tại khoảng 1.200 năm đầu tiên của lịch sử Ki-Tô-giáo. Chắc chắn không phải là những giáo phái ngoài lề (fringe sects), những giáo hội bị quên lãng này có gốc rễ nằm sâu trong những truyền thống lâu đời nhất của giáo hội tông đồ [có nguồn gốc từ một trong mười hai tông đồ của Giê-Su]. Suốt chiều dài lịch sử của những giáo hội này, người Nazarenes đã dùng ngôn ngữ Syriac, một ngôn ngữ gần với tiếng Aramaic của Giê-Su, và họ đi theo Yeshua chứ không phải Giê-Su [1]. Không một giáo hội nào – kể cả Ki-Tô-giáo La Mã lẫn Chính giáo phương Đông có thể tuyên bố mình được kế thừa từ phong trào sớm nhất của Giê-su trực tiếp hơn những giáo hội [của người Nazarenes] này.

Thành công đáng ngạc nhiên nhất của những cộng đoàn Ki-Tô-giáo phương đông này là Giáo hội Phương Đông, thường được gọi là Giáo hội theo truyền thống Nestorius (the Nestorian church)[2]. Trong khi các giáo hội phương Tây bành trướng ảnh hưởng trong khuôn khổ Đế quốc La Mã, những giáo hội nói tiếng Syriac thành lập nhiều cộng đồng tại vương quốc Ba Tư rộng lớn, một vương quốc ngự trị từ Syria đến tận Pakistan và biên giới Trung Quốc. Từ các căn cứ của họ trong vùng Mesopotamia – tức Iraq ngày nay – những tín đồ Ki-Tô-giáo theo truyền thống Nestorius (Nestorian Christians) thực hiện các nỗ lực truyền giáo rộng lớn dọc theo Con đường Tơ lụa xuyên qua miền Trung Á. Vào thế kỷ 8, Giáo hội Phương Đông đã có một cơ cấu rộng lớn khắp hầu hết Trung Á, Trung Quốc, và nam Ấn Độ. Giáo hội này có cả giới tăng lữ bề trên (senior clergy) – những vị tổng giám mục – tại Samarkand và Bokhara, tại Herat thuộc Afghanistan. Thậm chí một vị giám mục có nhiệm sở ngay tại Tràng An, kinh đô của Trung Quốc – quốc gia này thời bấy giờ là siêu cường lớn nhất thế giới.

Khi những người Ki-Tô-giáo theo truyền thống Nestorius bành trướng ảnh hưởng xuyên qua Trung Á vào thế kỷ 6 và 7, họ gặp phải các nhà hoằng pháp và các bậc thánh tăng của một tôn giáo cũng đang bành trướng vững vàng không kém, đó là Phật giáo Đại thừa (Mahayana Buddhism). Các tín đồ Phật giáo thời đó cũng muốn truyền cho thế gian một con đường cứu độ, nên đã phát động những cuộc hoằng pháp quan trọng từ các tu viện và chùa chiền Ấn Độ. Trong thế giới đa dạng này, các tu viện Phật giáo và Ki-Tô-giáo rất có thể đã đứng cạnh nhau như những láng giềng và đôi khi còn hợp tác với nhau. Một số sử gia tin rằng những nhà truyền giáo theo truyền thống Nestorius đã ảnh hưởng lên cách tu tập của môn phái Phật giáo đang phát triển tại Tây Tạng thời đó. Các nhà tu của hai tôn giáo đã đối thoại với nhau.

Trên bước đường rao giảng đức tin, các nhà truyền giáo Ki-Tô đương nhiên sử dụng các hình thức văn hóa vốn đã quen thuộc với người châu Á. Họ kể tích truyện qua những câu kệ (sutras), một dạng thơ được nổi tiếng nhờ sự vận dụng của các nhà sư Phật giáo. Một tuyển tập gồm các câu kệ của Giê-Su (Jesus Sutras) được tìm thấy trong các thạch thất ở Đôn Hoàng (Dunhuang), thuộc miền tây bắc Trung Quốc [3]. Một số bài viết của các nhà tu thuộc giáo phái Nestorius (Nestorian writings) đã dựa vào tư tưởng Phật giáo khá nặng, khi họ dịch các lời cầu nguyện và các nghi lễ sang một thứ ngôn ngữ mà độc giả châu Á có thể hiểu được. Trong một số kinh sách, cụm từ Ki-Tô-giáo “các thiên thần, tổng lãnh thiên thần và các chủ tầng trời” được dịch thành ngôn ngữ của chư phật và chư thiên (buddhas and devas) [4].

Đặc biệt có một sự tích nói nên sự cộng tác đáng kinh ngạc giữa hai tôn giáo. Vào năm 782, nhà sư Ấn Độ Prajna (Bát Nhã) đến Tràng An, mang theo cả kho tàng kinh điển Phật giáo. Chỉ đáng tiếc là các kinh điển này được viết bằng tiếng Ấn Độ. Brajna đã hỏi ý kiến vị giám mục địa phương, Adam, người đã dịch nhiều phần trong Kinh Thánh ra tiếng Trung Hoa. Các học giả Phật giáo và Ki-Tô-giáo tại đây đã cộng tác với nhau trong một không khí thân hữu qua một số năm để dịch bảy tạng kinh Phật dày cộm. Chắc Adam làm việc này vì tính tò mò tri thức cũng như vì thiện tâm của tín đồ Ki-Tô-giáo nói chung. Chúng ta có thể phỏng đoán về những đàm đạo giữa họ, chẳng hạn bằng những trao đổi như sau: Ngài thật sự quan tâm về cứu khổ hơn là sám hối tội lỗi chăng? Và các giáo sĩ của ngài cũng thiền định như các nhà sư của chúng tôi, phải không?

Những nỗ lực này mang lại thành quả vượt quá biên giới Trung Quốc. Cư dân Tràng An vào thời điểm này gồm có một số nhà sư Nhật Bản, những người sẽ mang chính những bản dịch này về quê hương của họ. Tại Nhật Bản, những tác phẩm này lại trở thành những kinh điển đặt nền móng cho những trường phái Phật giáo quan trọng của thời Trung Cổ tại xứ này. Tất cả những phong trào nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản sau này, kể cả Zen, đều có nguồn gốc từ một trong những trường phái cổ đại này và, nhiên hậu – một cách lạ thường – có thể truy nguyên đến công đức của một giám mục Ki-Tô-giáo.

Vào thế kỷ 12, những giáo hội thịnh hành tại Trung Quốc và miền nam Ấn Độ đều sử dụng biểu tượng thánh giá-hoa sen. Hoa sen là loài hoa tuyệt đẹp mọc lên từ bùn lầy. Còn biểu tượng nào tốt đẹp hơn để tượng trưng cho sự vươn dậy của linh hồn từ thế giới vật chất, cho sự chiến thắng của sự giác ngộ đối với vô minh, dục vọng, và tham luyến? Suốt 2000 năm nay, các nghệ sĩ Phật giáo luôn sử dụng biểu tượng hoa sen để chuyên chở những thông điệp này trong vô số tranh ảnh và tác phẩm điêu khắc. Trong khi đó, cây thánh giá Ki-Tô-giáo dạy một bài học tương ứng, về chiến thắng của Thiên Chúa đối với tội lỗi và bất công, về sự yếu đuối của thế gian. Một nơi nào đó tại Á Châu, các tín đồ bị quên lãng của Yeshua đã táo bạo quyết định tổng hợp hai biểu tượng này, một nỗ lực cho đến ngày nay còn khiến chúng ta phải suy niệm về sự song hành một bên là sự giải thoát (liberation) và bên kia là sự cứu rỗi (redemption) mà mỗi đức tin đã cống hiến cho loài người.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Ki-Tô giáo là một tôn giáo mang bản sắc châu Á ngang hàng với Phật giáo. Các giáo hội Ki-Tô-giáo châu Á tồn tại hơn một thiên niên kỷ. Mãi cho đến thế kỷ 10, nghĩa là vào khoảng nửa đoạn đường lịch sử Ki-Tô-giáo, số tín đồ của tôn giáo này tại Châu Âu mới vượt quá số tín đồ tại Châu Á.

Cuối cùng, những đợt xâm lăng của quân Mông Cổ tràn qua Trung Á và Trung Đông kể từ thập niên 1220 đã xoá sạch các cộng đồng Ki-Tô-giáo châu Á. Cũng từ cuối thế kỷ 13, thế giới lại đi vào một kỷ nguyên khủng khiếp do tình trạng thay đổi khí hậu, giá lạnh toàn cầu, một hiện tượng đã cắt giảm các nguồn lương thực một cách nghiêm trọng, gây ra nạn đói khắp nơi. Sự suy sụp các hệ thống trao đổi hàng hóa và thương mại đã làm tê liệt các thành phố, khiến thế giới trở nên nghèo nàn và yếu kém hơn trước. Chủ nghĩa dân tộc thiếu khoan dung đã xóa sạch các cộng đồng Ki-Tô-giáo tại Trung Quốc, trong khi một phong trào Hồi giáo hiếu chiến nổi lên tàn phá các nhà thờ tại Trung Á.

Nhưng một sự ý thức về thiên lịch sử Ki-Tô-giáo có chiều sâu này sẽ góp phần tích cực cho việc tìm hiểu tương lai của tôn giáo này, cũng như quá khứ của nó. Qua nhiều thế kỷ lâu dài, người Ki-Tô-giáo châu Á đã giữ quan hệ thân thiết với các đức tin khác, những đức tin mà họ không coi là những đối thủ nguy hiểm, nhưng là những bạn đồng hành trên con đường đi tới giác ngộ. Thế giới quan của họ cực kỳ khác biệt với các chuẩn mực đức lý phát triển tại Châu Âu.

Một ví dụ điển hình là, chúng ta quá quen với ý niệm Ki-Tô giáo giữ vai trò quốc giáo tại các quốc gia hùng mạnh, những quốc gia gần như luôn luôn tìm cách áp đặt một chính thống giáo đặc biệt nào đó trên thần dân của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào quá trình lịch sử của Châu Phi và Châu Á, chúng ta sẽ thấy rằng hằng triệu tín đồ Ki-Tô-giáo thường trải nghiệm sự hiện diện của mình như các khối dân thiểu số hay thậm chí đa số tại những quốc gia bị khống chế bởi một tôn giáo khác. Để được lòng người bản địa, các giáo hội Ki-Tô-giáo hàng đầu tại Á-Phi không còn lựa chọn nào khác hơn là khuôn nắn thông điệp Ki-Tô-giáo theo những truyền thống trí thức phi-châu Âu (non-European intellectual traditions). Các triết gia Ki-Tô-giáo [phương Đông] đã từng trình bày thông điệp của mình trong các phạm trù Phật, Lão, Khổng; vì vậy không có lý do gì họ không thể làm lại điều này trong thế giới hiện đại. Khi các học giả ngày nay như Peter Phan cố gắng đặt Ki-Tô giáo trong bối cảnh châu Á và Phật giáo, họ chỉ kế tục một nhiệm vụ đã được đặt ra chí ít cách nay 1.500 năm.

Thật vậy, có lẽ chúng ta đang nhìn một lịch sử bị đảo ngược, chúc đầu xuống đất. Hi vọng một ngày nào đó, các sử gia tương lai sẽ nghiên cứu lại lịch sử vài trăm năm qua của Ki-Tô giáo, mà sự khống chế chủ yếu là Âu-Mỹ, và sẽ coi đó chỉ là một giai đoạn bất thường (unnatural interlude) trong một lịch sử lâu dài gấp bội, bao gồm một quá trình trao đổi thành công giữa các tôn giáo lớn của nhân loại.

Xin xem qua câu chuyện sau đây, do Timothy, một trưởng lão thuộc giáo hội Nestorius (the Nestorian church), kể lại. Khoảng năm 800, Timothy tham dự một cuộc tranh luận nổi tiếng với nhà vua Hồi giáo tại thành Baghdad, một cuộc tranh luận được đánh dấu bằng sự biết điều và phép lịch sự của cả đôi bên. Đại để Timothy đã nói, hãy tưởng tượng tất cả chúng ta đang ở trong một căn nhà tối tăm vào ban đêm và có kẻ ném một viên ngọc quí vào một đống đá tầm thường. Mọi người tranh nhau tìm viên ngọc, và có người nghĩ rằng họ đã tìm ra viên ngọc ấy, nhưng nào ai dám chắc về điều này mãi cho đến khi có ánh sáng ban ngày.

Trong một cách thế tương tự, ông nói, viên ngọc đức tin và trí tuệ đích thực này đã rơi vào đêm đen trong một thế giới tạm bợ; nhưng mỗi tôn giáo lại tin tưởng rằng mình là kẻ duy nhất đã phát hiện viên ngọc quí đó. Tuy nhiên tất cả những gì mà Timothy có thể nói – và tất cả những gì mà vị vua Hồi có thể trả lời – chung qui cũng chỉ là: một số tôn giáo cho rằng mình đã có đủ chứng lý để chứng minh rằng mình đang thủ đắc viên ngọc đích thực, nhưng chân lý tối hậu vẫn là một ẩn số trong cõi nhân gian này.

Trực tiếp tìm hiểu những tôn giáo khác sẽ giúp người tín đồ có được một trình độ tinh tế rất quí báu, một đức tính đặt cơ sở trên lòng khiêm cung. Chúng ta có khả năng làm nhiều điều tệ hại hơn nếu không học hỏi từ một thời đại mà đôi khi chúng gọi là Thời tăm tối (the Dark Ages).

Philip Jenkins là giáo sư khoa nhân văn thuộc chương trình Edwin Erle Sparks tại Penn State University. Ông là tác giả cuốn “Phần lịch sử thất lạc của Ki-Tô giáo: Thời hoàng kim một nghìn năm của Giáo hội Trung Đông, Châu Phi, Châu Á – và giáo hội này đã chết như thế nào”, xuất bản năm 2008.

Nguồn: “When Jesus met Buddha”, The Boston Globe, 14 tháng Mười Hai, 2008.

Chú thích:

[1] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Yeshua là tên gốc của Giê-su trong ngôn ngữ Hebrew hay Aramaic – ND.
[2] Nestorius (386-451) là tổng giám mục của Constantinople từ năm 428 đến năm 431. Ông sáng lập một học thuyết về sau mang tên ông, đó là Nestorianism, nhấn mạnh sự tách biệt hai bản thể của Đức Ki-Tô, một của người và một của Thiên Chúa. Giáo lý của Nestorius, bao gồm việc bác bỏ danh xưng “Mẹ của Chúa” từ lâu vẫn dùng để gọi Đức Đồng trinh Maria, đã đưa ông đến tình trạng xung khắc với các lãnh đạo giáo hội đương thời. Vì vậy ông bị kết án là kẻ dị giáo và bị cách chức tổng giám mục của giáo xứ. Một số đồ đệ trung thành của Nestorius đã ly khai với giáo hội và qua nhiều thập niên sau đó đã di cư sang Ba Tư. Từ đó chủ nghĩa Nesorius (Nestorianism) trở thành lập trường chính thức của Giáo hội phương Đông (the Church of the East) - ND – Theo Wikipedia.
[3] Đôn Hoàng là một cứ điểm trên “Đường Tơ Lụa”, con đường giao lưu mậu dịch và văn hóa với Ba Tư và Trung Á. Ngày nay thị xã Đôn Hoàng trực thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc – ND.
[4] Devas: Đây là những chúng sinh sống trên các cõi trời, hạnh phúc hơn cõi người, nhưng sau khi chết vẫn còn tái sinh trong vòng “sinh, lão, bệnh, tử” – ND.

Bản tiếng Việt © 2010 Trần Ngọc Cư
2010 talawas