Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)
có được nói đến như là đất Trung Quốc
trong Thanh Sử Cảo
và Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ không?
Hồ Bạch Thảo
Ðọc những lời tranh cãi về chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc thường đưa những chứng cớ vu vơ về lịch sử, qua những tài liệu không đáng tin cậy. Lý do là bởi trong thời gian dài gần cả ngàn năm, bờ biển Trung Quốc thường bị khống chế bởi Nhật Bản [Nụy] hoặc các nước Tây phương, triều đình nước này lo phòng thủ cũng đủ mệt rồi, không rảnh để nhòm ngó và thực hiện chủ quyền tại các hải đảo ngoài biển. Bởi vậy không có bằng cớ xác đáng trong chính sử Trung Quốc là nước này đã xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, và thời gian qua để biện minh cho thế đứng của mình trong tranh chấp, Trung Quốc bèn đem những lời đạo thính nhi đồ thuyết 道 聽 而 塗 説 [Khổng Tử, Luận Ngữ] (lời vu vơ thiếu căn cứ ngoài đường) để làm bằng chứng cho chủ quyền của mình ở phần đất họ chưa bao giờ làm chủ. Trung Quốc thường dùng các bản tường trình hoặc du ký của người Trung Quốc, và những bản đồ vẽ thế giới quanh họ thường có tên là thiên hạ toàn đồ, tất nhiên những bản đồ có vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chứng minh là hai vùng này thuộc Trung Quốc. Điều này chẳng khác gì nói Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan, v.v. cũng là đất Trung Quốc. Chống lại luận điệu này, cần lấy gậy ông đập lưng ông, tôi đã dựa vào chính sử Trung Quốc để xem xét bằng cứ. Theo cách làm việc này, qua bài Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh,[1] tôi đã cố gắng tìm kiếm các địa danh Tây Sa, Nam Sa trong Minh Sử nhưng không thấy và nhận ra rằng ngay tại thời đó hải đảo lớn Ðài loan vẫn chưa nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Bài này tiếp tục dò xuống đời Thanh, là thời gần với thời hiện đại nhất, phản ánh rõ địa lý mà sử và bản đồ Trung Quốc coi là vùng đất thuộc cương vực Trung Quốc, tất nhiên là không bao gồm các quốc gia độc lập khác mà thường phải cống nộp lấy lệ Trung Quốc để tránh Trung Quốc mượn cớ gây chiến. Cần lưu ý là các bản đồ khác mang tên đại loại như “thiên hạ toàn đồ” hay các tên tương tự là bản đồ thế giới hoặc bản đồ bao gồm cả Trung Quốc và các nước chung quanh được Trung Quốc coi là chư hầu hay bản đồ ghi lại các chuyến du hành. Những bản đồ này không thể coi là bản đồ Trung Quốc (coi Richard J. Smith, “Mapping China's World: Cultural Cartography in Late Imperial Times”)[2] nhưng đã được một số học giả dùng để chứng minh là Tây Sa và Nam Sa đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc.[3]
Bài viết thực hiện qua việc đọc bộ chính sử viết về thời này nhan đề là Thanh Sử Cảo để tham khảo. Người xưa có truyền thống chờ đậy nắp hòm rồi mới định luận “cái quan định luận”, nên tại Trung Quốc Tống Sử được soạn vào đời Nguyên, Nguyên Sử soạn vào triều Minh, Minh Sử soạn vào triều Thanh, rồi đến Thanh Sử được soạn vào thời Dân Quốc. Vào thời đầu Dân quốc năm 1914 cho lập Quốc Sử Quán, cử Triệu Nhĩ Tốn làm Quán trưởng, bắt đầu biên soạn Thanh Sử. Trải qua hàng chục năm mới hoàn thành, đây là bộ sử đồ sộ gồm 536 quyển, tài liệu rất phong phú, nên các học giả mệnh danh là 1 trong 25 bộ sử của Trung Quốc (Nhị thập Ngũ Sử), riêng phần địa lý gồm 28 quyển. Phải nói địa lý hành chánh trong bộ sử này chép khá kỹ, mỗi tỉnh chia rõ ràng từng phủ, huyện; về khoảng cách và phương hướng tính từ huyện, châu đến phủ, hoặc từ phủ lỵ đến tỉnh lỵ. Qua sự tìm hiểu 28 quyển địa lý trong bộ sử, tịnh không thấy địa danh các quần đảo có tên là Tây Sa, Nam Sa.
Tham khảo thêm, chúng tôi đã sử dụng Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ của Thư Viện Quốc Gia Úc (National Library of Australia)[4] để minh xác thêm Thanh Sử Cảo.
I. Đại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ
Trước tiên nói về Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, Toàn Ðồ gồm 21 phần, xin liệt kê như sau:
- Phần 1 (part 1): Ðại Thanh nhất thống toàn đồ (Bản đồ toàn thể nước Ðại Thanh).
- Phần 2 (part 2): Ðịa Cầu chính điện toàn đồ ( Bản đồ mặt chính của quả Ðịa Cầu)
- Phần 3 (part 3): Ðịa Cầu bối diện toàn đồ (Bản đồ mặt sau của quả Ðịa Cầu).
- Phần 4 (part 4): Thịnh kinh toàn đồ (Bản đồ kinh sư phồn thịnh).
- Phần 5 (part 5): Trực Lệ toàn đồ (Bản đồ tỉnh Trực Lệ)
- Phần 6 (part 6): Sơn Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Sơn Tây)
- Phần 7 (part 7): Sơn Ðông toàn đồ (Bản đồ tỉnh Sơn Ðông)
- Phần 8 (part 8): Giang Nam toàn đồ (Bản đồ vùng Giang Nam).
- Phần 9 (part 9): Chiết Giang toàn đồ (Bản đồ tỉnh Chiết Giang)
- Phần 10 (part 10): Giang Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Giang Tây).
- Phần 11 (part 11): Phúc Kiến toàn đồ (Bản đồ tỉnh Phúc Kiến).
- Phần 12 (part 12): Quảng Ðông toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quảng Ðông)
- Phần 13 (part 13): Quảng Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quảng Tây)
- Phần 14 (part 14): Hà Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hà Nam).
_Phần 15 (part 15): Hồ Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hồ Nam).
- Phần 16 (part 16): Hồ Bắc toàn đồ (Bản đồ tỉnh Hồ Bắc).
- Phần 17 (part 17): Tứ Xuyên toàn đồ (Bản đồ tỉnh Tứ Xuyên).
- Phần 18 (part 18): Vân Nam toàn đồ (Bản đồ tỉnh Vân Nam).
- Phần 19 (part 19): Quí Châu toàn đồ (Bản đồ tỉnh Quí Châu).
- Phần 20 (part 20): Thiểm Tây toàn đồ (Bản đồ tỉnh Thiểm Tây)
- Phần 21 (part 21): Cam Túc toàn đồ (Bản đồ tỉnh Cam Túc)
Bản đồ không ngày tháng biên soạn và được Thư việc Quốc gia Úc đánh giá là xuất bản vào khoảng 1800- 1899, nhưng qua phần 2 [part 2] và 3 [part 3] thể hiện trái đất là một khối cầu, có phân biệt hai địa cực Bắc, Nam; chứng tỏ nhà biên soạn từng tham khảo môn địa lý phương Tây. Ðiều này chỉ có thể xảy ra dưới thời Quang Tự [1875- 1908] hoặc sau đó, lúc này phong trào cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nhiệt liệt cổ động nghiên cứu học thuật phương Tây, Trung Quốc mới được truyền bá kiến thức này.
Riêng với mục đích rà soát cái gọi là Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa] trong bản đồ; hãy tìm hiểu kỹ phần 1 [part 1] Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ, và phần 12 [part 12] Quảng Ðông Toàn Ðồ; xét về vị trí địa lý các đảo nêu trên nếu có, chỉ có thể thấy trên 2 bản đồ này:
1. Phần 1 (part 1) Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ:
Ðây là bản đồ tổng quát nước Trung Hoa thời nhà Thanh, tính từ bắc chí nam ngoài biển có các đảo như sau:
- Phượng Mã đảo: phía nam nước Triều Tiên.
- Ðại Lưu Cầu, Tiểu Lưu Cầu: phía đông tỉnh Chiết Giang.
- Ðài Loan: phía đông tỉnh Phúc Kiến.
- Quỳnh Châu, Nhai Châu: tức phủ Quỳnh Châu và châu Nhai thuộc đảo Hải Nam nằm phía nam lục địa tỉnh Quảng Ðông.
2. Phần 12 (part 12) Quảng Ðông Toàn Ðồ:
Dò tiếp phía nam lục địa Quảng Ðông thấy đảo Hải Nam và vài đảo kế cận xung quanh, ngoài ra phía nam Hải Nam không còn đảo nào khác.
II. Thanh Sử Cảo
Ðiều thú vị là hầu hết địa danh nêu trên bản đồ đều được đề cập trong Thanh Sử Cảo.[5] Nội dung hai công trình gắn bó với nhau, nên có thể cho rằng công trình sau đã tham khảo với công trình trước. Ðể làm sáng tỏ điều này, xin lược dịch lại đoạn địa lý chí chép về đảo Hải Nam trong Thanh Sử Cảo, gặp địa danh có trên Quảng Ðông Toàn Ðồ thì đánh số để tiện bề tham khảo. Theo Thanh Sử Cảo tỉnh Quảng Ðông được chia thành 6 đạo, đảo Hải Nam nằm trong đạo Quỳnh Nhai, đạo này gồm phủ Quỳnh Châu và châu Nhai, mục địa lý chí chép như sau:[6]
A. Phủ Quỳnh Châu 瓊州 [1]: Trụ sở đạo Quỳnh Nhai nằm trong phủ, cách tỉnh lỵ Quảng Châu 1.810 lý [1lý khoảng 0.5 km] về phía đông bắc; lãnh 1 châu, 7 huyện. Phủ và châu Nhai nằm trong đảo Hải Nam, ở giửa có núi Ngũ Chỉ 五 指山[2] phân cách; phía nam núi thuộc châu Nhai, bắc núi thuộc phủ Quỳnh Châu. Trong núi có giống dân Sinh Lê, ngoài núi có dân Thục Lê cùng các châu huyện. Tại núi các động thâm hiểm, dân Lê thường ra vào gây loạn.
Năm Quang Tự thứ 15 [1889], Tổng đốc Trương Chi Ðồng bắt đầu cho cắt núi Ngũ Chỉ bằng 12 con đường, gồm: 3 đường phía đông, 3 đường phía tây, 1 đường phía nam, 1 đường phía bắc, 1 đường đông nam, 1 đường đông bắc, 1 đường tây nam, 1 đường tây bắc; nơi hoang dã âm u mở thành đất bằng, mọi người đều cho là tiện. Vào năm Hàm Phong thứ 8 [1858], nước Anh mở thương ước đặt thương cảng Quỳnh Châu. [Phủ Quỳnh Châu gồm]:
- Huyện Quỳnh Sơn 瓊山[3]: phủ thành đặt trong huyện, phía nam có núi Quỳnh Sơn nên lấy tên đặt. Phía bắc là bờ biển; sông Bạch Thạch còn gọi là Kiến Giang từ huyện Trừng Mại nơi bờ biển phía tây bắc vòng sang phía đông, chảy vào huyện Ðịnh An, đến đây gọi là sông Nam Ðộ, vòng phía bắc gọi là Bắc Sa Hà, chuyển sang phía tây bắc đến cửa Bạch Sa ra biển. Viên Huyện thừa đóng tại thành tại cửa biển, có Tuần ty tại Thủy Vỉ, công trường muối tại Cảm Ân.
- Huyện Trừng Mại 澄邁[4]: phía tây phủ 60 lý, phía nam có núi Mại, phía bắc giáp biển, sông Kiến Giang tại phía tây nam, lại có sông Tân An từ huyện Lâm Cao chảy vào theo phía đông nam qua Lê Mẫu 黎母 [5] hợp với khe Tân Ðiền rồi chảy vào huyện Quỳnh Sơn. Lại có sông Trừng phát nguyên từ núi Ðộc Chu tại phía đông nam huyện, chảy theo hướng tây bắc đến phía tây huyện lỵ, hợp với sông Cửu Khúc, rồi theo phía tây đến cảng Ðông Thủy thì ra biển. Sông Sảo Dương, phía trên nguồn gọi là khe Nam Cổn, chảy qua phía bắc huyện hợp với sông Sa Ðịa qua Cù Lãnh đến cảng Cù, rồi ra biển.
- Huyện Ðịnh An 定安[6]: [nay thuộc huyện Ðịnh An] nằm về phía nam phủ lỵ cách 80 lý; phía tây nam là núi Ngũ Chỉ còn có tên là núi Lê Mẫu chạy triền miên sang phía đông thành núi Quang Loa, lại tiếp sang đông thành núi Nam Lư, khe Viễn phát xuất tại phía nam núi. Phía bắc huyện, sông Kiến Giang tại Quỳnh Sơn đổ vào hướng đông hợp vói khe Viễn qua đông bắc huyện lỵ, các khe Ðàm Giám, Tiên Khách nhập vào theo hướng đông bắc vào huyện Quỳnh Sơn, được gọi là sông Nam Ðộ. Phía tây nam huyện có sông Vạn Toàn ra khỏi động Nam Bàng hướng phía đông vào huyện Lạc Hội. Huyện có tuần ty Thái Bình.
- Huyện Văn Xương 文昌[7]: [nay là Văn Xương thị] vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 60 lý. Phía bắc có núi Ngọc Dương, phía nam núi Tử Bối, đông bắc là biển. Trên biển có núi Phù Sơn, dưới núi là Phân Dương châu 分 洋 洲 [8]. Phía nam có khe Văn Xương phát nguyên từ núi Bạch Ngọc phía tây huyện, rồi hướng phía đông nhập các khe Bạch Thạch, Bạch Mang, lượn sang phía đông có khe Bình Xương từ phía tây bắc đổ vào, rồi chảy phía nam đến cảng Thanh Lan thì ra biển. Phía nam huyện, khe Bạch Diên chảy ra khỏi núi Bát Giác, hướng đông nam đến cảng Trường Kỳ rồi ra biển. Lại phía bắc Tam Giang tức khe La Hán phát nguyên từ núi Bảo Hổ hướng tây bắc đến cảng Phố Tiền rồi ra biển. Huyện có hai ty tuần kiểm Phố Tiền và Thanh Lam và công trường muối Lạc Hội.
- Huyện Hội Ðồng 會同[9]: vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 290 lý; phía đông huyện có nhiều núi kỳ dị và bờ bể. Phía tây có khe Long Giác phát nguyên từ núi Tây Nhai hướng đông nam tới chợ Tích Gia nên được gọi là khe Tích Gia, rồi khe Lê Bồn từ phía tây hợp vào, chảy xuống nam được gọi là khe Ngũ Loan, rồi vào huyện Lạc Hội.
- Huyện Lạc Hội 樂會[10]: vị trí phía đông nam phủ lỵ cách 330 lý; phía đông có núi Bạch Thạch, tây nam có núi Tung Hoành, phía đông giáp biển. Phía tây, sông Vạn Toàn từ huyện Ðịnh An chảy vào hướng đông rồi đổi hướng bắc hợp với sông Thái Bình tiếp tục chảy hướng đông nam hợp với sông Ngũ Loan qua núi Long Ma chia dòng bao quanh huyện lỵ, rồi hợp lại hướng đông qua núi Liên Hoa, lượn đông nam qua cảng Bác Long rồi ra biển. Sông Lưu Mã phát nguyên từ núi Long Nham tại phía tây nam huyện, chảy sang đông vào huyện Vạn, lại quẹo hướng đông bắc để trở về địa giới của huyện, được gọi là sông Gia Liêm, chảy về đông bắc gọi là sông Cửu Khúc, khe Liên Ðường nhập vào, rồi theo hướng đông bắc hợp với sông Vạn Toàn ra biển.
- Huyện Lâm Cao 臨高[11]: [nay tại huyện Lâm Cao] nằm về phía tây nam phủ lỵ cách 180 lý; phía nam có núi Na Bồn, phía tây núi Tỷ Gia, phía bắc giáp biển. Sông lớn Kiến Giang do Ðam Châu chảy vào từ phía nam, hướng bắc đến núi Yêu Bối ra phía tây trước cửa huyện rồi uốn lượn theo hướng đông bắc đến thôn Văn Lan hợp với sông Thấu Than, lại còn được gọi là sông Nghênh Ân, hướng bắc đến cảng Bác Phố rồi ra biển; một nhánh ngòi thuộc sông này hướng đông bắc qua núi Bạch Lãnh vào huyện Trừng Mại. Huyện có tuần ty Hòa Xả, công trường muối Ðảo Mã.
- Ðam Châu 儋州[12]: [Hiện nay tại phía tây bắc Ðam Châu thị] nằm về phía tây nam phủ lỵ cách 300 lý; phía bắc có núi Ðam Nhĩ, còn gọi là núi Tùng Lâm, hoặc Ðằng Sơn; tây bắc giáp biển, ngoài biển có núi Sư Tử 獅子山 [13]. Trong châu có sông Kiến Giang, còn gọi là sông Lê Mẫu hướng tây nam qua núi Long Ðầu, chia làm hai: nhánh phía đông gọi là Ðại Giang, hướng đông bắc vào huyện Lâm Cao; nhánh phía tây gọi là sông Bắc Môn hoặc sông Luân hướng tây bắc, đến phía đông bắc châu uốn sang phía tây tạo thành cảng Tân Anh, rồi sôngXương Giang từ phía đông nam gộp vào để chảy ra biển. Phía đông bắc châu có sông Dung Kiều, phía tây nam có sông Sa Cấu đều hướng tây bắc ra biển. Châu có tuần ty Bạc Sa, tyTrấn Nam, công trường muối Lan Hinh.
B. Nhai Châu 崖州 [14] trước kia thuộc phủ Quỳnh Châu, đến năm Quang Tự 31 [1905] trực lệ vào đạo Quỳnh Nhai, cách tỉnh lỵ Quảng châu phía đông bắc 2680 lý; [trị sở Nhai Châu tại Tam Á thị hiện nay] chiều rộng 242 lý, dọc 175 lý, lãnh 4 huyện. Phía đông Nhai Châu có núi Hồi Phong, tây nam núi Trừng Ðảo, đông nam giáp biển. Phía đông bắc sông An Viễn từ huyện Lăng Thủy chảy vào, hướng tây nam đến núi Lang Dõng chia làm hai: một nhánh chảy phía tây, đến thôn Chí Ðại rồi ra biển, một nhánh hướng tây bắc gọi là sông Bảo Dạng qua phía bắc châu lỵ, uốn theo hướng bắc đến cảng Bảo Bình rồi ra biển. Phía bắc châu có sông Lạc An hướng tây nam qua núi Ða Cảng, chuyển theo hướng tây bắc vào huyện Cảm Ân. Phía đông có sông Ða Ngân còn gọi là sông Lâm Xuyên phát nguyên từ Lê Ðộng, hướng đông hợp với sông Tam Á, rồi hướng đông nam đến cảng Du Lâm để ra biển. Châu có 2 ty tuần kiểm: Lạc An và Vĩnh Ninh; công trường muối Lâm Xuyên. Châu cai quản 4 huyện gồm:
- Huyện Cảm Ân 感恩[15]: [nay thuộc phía nam Ðông Phương thị] nằm về phía tây bắc châu lỵ Nhai Châu cách 195 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía đông có núi Ðại Nhã, phía đông bắc núi Cửu Long, phía tây giáp biển; phía đông có Long Giang phát nguyên từ núi Lê Mẫu hướng tây nam còn gọi là sông Cảm Ân, chảy sang phía tây đến phía bắc huyện lỵ thành cảng Cảm Ân rồi ra biển, nhánh chính hướng tây bắc qua chợ Bắc Lê làm thành cảng Bắc Lê rồi hướng tây nam ra biển. Sông Lạc An hướng tây bắc ra khỏi châu, vào huyện Xương Hóa.
- Xương Hóa 昌化[16]: [nay thuộc huyện Xương Giang Lê tộc tự trị], nằm về phía tây bắc châu lỵ cách 360 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía đông bắc có núi Tuấn Linh, phía đông nam núi Cửu Phong, tây bắc giáp biển; phía nam Xương Giang tức sông Lạc An từ huyện Cảm Ân chảy vào qua phía đông nam huyện lỵ thì chia làm hai: hướng tây nam gọi là sông Nam Nhai, hướng bắc gọi là Bắc Giang, cả hai đều chảy ra biển. Lại có sông An Hài phát nguyên từ Ca Báng Lãnh phía đông bắc, hướng tây nam đến châu Ðam thì ra biển.
- Lăng Thủy 陵水[17]: [nay thuộc huyên Lăng Thủy Lê tộc tự trị], nằm về phía đông bắc châu lỵ cách 210 lý, xưa thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bắt đầu thuộc Nhai Châu. Phía tây có núi Ðộc Tú, phía nam núi Ða Vân, đông nam giáp biển, tại biển có đảo Gia Nhiếp, đảo Song Nữ; phía tây bắc có Ðại Hà phát nguyên từ núi Thất Chỉ chảy hướng đông qua núi Bác Cổ, lượn phía nam làm thành cảng Ðồng Khê rồi hướng đông ra biển. Lại phía nam có sông Thanh Thủy Ðường Thủy phát nguyên từ thôn Lang Nha phía tây bắc, chảy hướng nam đến phía tây huyện lỵ được gọi là sông Bút Giá Sơn hợp với Ðại Hà tạo thành cảng Táo Tử, lượn phía tây nam đến cảng Tân Thôn thì ra biển; huyện có Tuần ty Bảo Ðình.
- Huyện Vạn 萬縣[18]: [nay là Vạn Ninh thị] nằm về phía đông bắc châu lỵ cách 370 lý, xưa là châu Vạn thuộc phủ Quỳnh Châu, năm Quang Tự thứ 31 [1905] bị giáng thành huyện, lệ thuộc vào Nhai Châu. Phía đông huyện có núi Ðông Sơn, phía bắc núi Lục Liên, đông nam giáp biển, trên biển có núi Ðộc Châu, dưới là Ðộc Châu Dương; phía tây bắc có Long Cổn Hà phát nguyên từ động Tung Hoành, lượn xuống phía nam rồi ra phía đông hợp với Lưu Mã Hà, hướng đông bắc vào huyện Lạc Hội, lượn theo hướng đông nam trở lại phía bắc huyện, riêng phía đông có khe Liên Ðường, uốn sang phía bắc vào huyện Lạc Hội hợp với sông Vạn Toàn, nhánh chính hướng đông nam qua núi Liên Chi rồi ra biển. Lại có sông Ðô Phong phát nguyên từ động Tung Hoành, chảy theo hướng đông nam rồi chia làm 4 nhánh: cảng Hòa Lạc, Cảng Bắc, khe Thạch Cẩu, sông Kim Tiên, đến phía đông bắc huyện lỵ rồi ra biển. Phía nam Dương Dung Hà phát nguyên từ núi Giá Cô phía tây bắc, hướng đông nam đến thôn Sấu Ðiền thì chia dòng hợp với Thạch Qui Hà lại theo hướng đông nam ra biển. Huyện có Tuần ty Long Cổn, công trường muối Tân An.
Dưới đây xin lấy ra phần đảo Hải Nam trong Quảng Ðông Toàn Ðồ để chú thích, các địa danh được đánh số ở trên như sau:
Ðến thời Trung Hoa Dân Quốc, đảo Hải Nam được đặt tên là đạo Quỳnh Nhai, tức gộp tên cũ của phủ Quỳnh Châu và châu Nhai . Ðạo Quỳnh Nhai trực thuộc tỉnh Quảng Ðông, được chia làm 13 huyện, tên huyện tương tự như thời nhà Thanh trước kia, gồm: 1.Quỳnh Sơn, 2.Trừng Mại, 3.Ðịnh An, 4.Văn Xương, 5.Quỳnh Ðông (đời Thanh là Hội Ðồng), 6.Lạc Hội, 7.Ðam huyện (đời Thanh gọi là Ðam Châu), 8. Lâm Cao, 9. Vạn Ninh (đời Thanh là huyện Vạn), 10. Xương Giang (đời Thanh là Xương Hóa), 11. Lăng Thủy, 12. Cảm Ân, 13.Nhai huyện (năm 1920, Nhai Châu đổi thành Nhai huyện).
Trong giai đoạn đầu Dân Quốc, chính phủ Trung Hoa Quốc Gia chưa đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; mãi đến thập niên năm 1930 nhận thức được tiềm lực kinh tế tại biển đông, mới bắt đầu lên tíếng. Sau đại chiến lần thứ 2, nhân Nhật Bản đầu hàng đồng minh, chính phủ này cho mang quân chiếm một vài đảo trong 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tiếp thu đảo Hải Nam vào tháng 5 năm 1950, thành lập Hải Nam Quân Dân Ủy Viên Hội. Tháng 3 năm 1955 cải xưng là Quảng Ðông Tỉnh Hải Nam Hành Chính Công Thự, sau cách mệnh văn hóa bạo phát vào năm 1966 đình chỉ chức quyền của Công Thự, năm 1968 thiết lập Hải Nam Ðịa Khu Cách Mệnh Ủy Viên Hội.
Tháng 10 năm 1984, thành lập Hải Nam Hành Chính Khu Nhân Dân Chính Phủ. Hải Nam Hành Chính Khu quản hạt Hải Nam Lê tộc, Miêu tộc tự Trị Châu, cùng 9 huyện: 1. Quỳnh Xương, 2.Văn Sơn, 3.Lâm Cao, 4.Trừng Mại, 5.Quỳnh Hải, 6.Ðồn Xương,7. Ðam huyện, 8.Vạn Ninh, 9.Ðịnh An; ngoài ra lại đặt các đảo Tây Sa [Hoàng Sa], Trung Sa (1), Nam Sa [Trường Sa] vào cái gọi là biện lý sự. Như vậy sau khi chiếm được một vài hải đảo do Trung Hoa Dân Quốc bỏ lại sau cuộc rút lui ra Ðài Loan, năm 1974 lại xâm lăng một số đảo do Việt Nam Cộng Hòa làm chủ; đây là lần đầu tiên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chính thức bị đặt vào lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 1988, thiết lập tỉnh Hải Nam. Ðến năm 2008, toàn tỉnh được chia như sau:
- 2 địa cấp thị: Hải Khẩu thị, Tam Á thị.
- 4 thị hạt khu: Quỳnh Sơn khu, Long Hoa khu, Tú Anh khu, Mỹ Lan khu.
- 6 huyện cấp thị: Văn Xương thị, Quỳnh Hải thị, Vạn Ninh thị, Ðam Châu thị, Ðông Phương thị, Ngũ Chỉ Sơn thị.
- 4 huyện: Ðịnh An huyện, Ðồn Xương huyện, Trừng Mại huyện, Lâm Cao huyện.
- 6 tự trị huyện: Quỳnh Trung Miêu tộc Lê tộc tự trị huyện, Bảo Ðình Miêu tộc Lê tộc tự trị huyện, Bạch Sa Lê tộc tự trị huyện, Xương Giang Lê tộc tự trị huyện, Lạc Ðông Lê tộc tự trị huyện, Lăng Thủy Lê tộc tự trị huyện.
- Khai phát khu: Dương Phố kinh tế khai phát khu.
- Biện sự xứ: Tây Sa [Hoàng Sa] quần đảo, Nam Sa [Trường Sa] quần đảo, Trung Sa quần đảo ( Cấp huyện, Biện công địa điểm tại đảo Vĩnh Hưng.)
III. Kết luận
Bài viết này cho thấy tài liệu chính thức của Trung Quốc về thời nhà Thanh (1644- 1911) như Thanh Sử Cảo và bản đồ soạn và in thời đó như Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ đã không coi Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa] là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ có thể không phải là bản đồ chính thức nhưng đã được thu thập, ghi chú và lưu giữ ở Hội Thừa Sai Luân Đôn và Thư Viện Quốc Gia Úc. Đây là tài liệu đáng tin cậy vì khi được soạn thảo dưới một triều đại mà vua chúa có quyền sinh sát với những người làm sai thì người soạn bản đồ đó không thể tự ý loại bỏ một phần đất trong lãnh thổ Trung Quốc. Thêm nữa, hai tài liệu này hoàn toàn không mâu thuẫn nhau. Nó cũng phù hợp với Minh Sử mà tác giả đã viết trong một bài khác. Ngoài ra kết luận ở đây cũng phù hợp với bản đồ nhà Thanh dưới đây mà Đại học Cambridge ở Anh đã in ra vào năm 1910.
Nguồn: Cambridge University press on http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps- ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty- 1644- 1911/_Ancient_Maps__Asia_- _Chinese_Empire_1910- S_op_800x611.jpg
Chú thích
[1] http://www.diendan.org/phe- binh- nghien- cuu/lanh- hai- trung- quoc- duoi- thoi- nha- minh/?searchterm=h%E1%BB%93%20b%E1%BA%A1ch%20th%E1%BA%A3o
[2] Richard J. Smith, “Mapping China's World: Cultural Cartography in Late Imperial Times, http://www.kunstpedia.com/articles/532/1/Mapping- Chinas- World- - Cultural- Cartography- in- Late- Imperial- Times/Page1.html
[3] Coi Teh- Kuang Chang, China's claim of sovereignty over Spratly and Paracel Islands: A historical and legal perspective. Case Western Reserve Journal of International Law; Summer 91, Vol. 23 Issue 3
[4] http://www.nla.gov.au/apps/cdview?pi=nla.map- lms639- s1- v. Bản đồ này được ông Vũ Quang Việt, một nhà nghiên cứu có uy tín, giới thiệu. Mạng Thư viện Quốc gia Úc ghi chú là xuất bản khoảng năm 1800- 1899, thuộc sưu tầm đặc biệt (special collection) của Hội Thừa Sai London (London Missionary). Nó có số ký hiệu call number: MAP LMS 639, và amicus number:15577982.
[5] Source: http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF or http://www.b111.net/lishi/kesm- qingsg/072.htm
[6] http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF 瓊州府:繁,疲,難。瓊崖道治所。東北距省治千八百一十里。廣一百五十二里,袤二百一十里。北極高二十度一分。京師偏西六度五分。領州一,縣七。府及崖州在南海中,曰海南島,中有五指山,綿亙數邑。山南隸崖州,山北隸府。環山中生黎,其外熟黎,又外各州縣。山峒深阻,黎、岐出沒為患,光緒十五年,總督張之洞始開五指山道為大路十二:東路三,西路三,南路、北路、東南路、東北路、西南路、西北路各一。奧區荒徼,闢為坦途,人以為便。瓊州,商埠,咸豐八年英天津條約訂開。有瓊海關。瓊山繁。倚。南:瓊山,縣以是名。北濱海。海西南白石河即建江,自澄邁入,北屈而東,入定安。又北入縣東南,為南渡江,又北為北沙河,屈西北至白沙門入海。縣丞駐海口所城。有水尾巡司。感恩鹽場。澄邁簡。府西六十里。邁山在南。北濱海。西南:建江,一名新安江,自臨高入,東南過黎母嶺,右納新田溪,入於瓊山。又澄江出東南獨珠嶺,西北流,至縣治西,合九曲水,又西為東水港,入海。稍陽水上源為南滾泉,北合沙地水,過石矍嶺為石矍港,入海。有澄邁巡司。定安簡。府南八十里。西南有五指山,一名黎母山,綿亙而東,為光螺嶺。又東為南閭嶺,南遠溪出焉。北:建江自瓊山入,東合南遠溪,過縣治東北,潭覽溪、仙客溪北流入焉,東北入於瓊山為南渡江。西南有萬全河,出喃嘮峒,東南流,入樂會。有太平巡司。文昌難。府東南百六十里。北:玉陽。南:紫貝山。東北濱海。海中有浮山,其下曰分洲洋。南:文昌溪,出縣西白玉嶺,東南流,右納白石溪、白芒溪,屈東,平昌溪自西北來注之。又南為清瀾港,入海。又南,白延溪,出八角山,東南為長岐港,入海。又北,三江水,即羅漢溪,出抱虎嶺,西北流,為鋪前港,入海。有鋪前、青藍二巡司。有樂會鹽場。會同簡。府東南二百九十里。東:多異嶺,濱海。西:龍角溪,源出西崖嶺,東南至嘉積市為嘉積溪,黎盆溪西流合焉。又東南為五灣溪水,入樂會。樂會簡。府東南三百三十里。西:白石嶺。西南:縱橫嶺。東濱海。西:萬全河自定安入,迤東流,屈而北,會太平水。又東南,會五灣水,逕龍磨山,分流環縣治,復合,又東過蓮花峰,屈東南為博鼇港,入海。又流馬河,源出西南龍巖嶺,東南入萬縣,與龍滾河合。又東北復入縣境,為嘉濂河。又東北為九曲河,納蓮塘溪。又東北會萬全河入海。臨高疲。府西南百八十里。南:那盆嶺。西:毗耶山。北濱海。南:大江即建江,自儋州入,北至腰背嶺,西別出為縣前江,屈東北流,至文瀾村,為文瀾水。透灘水北流合焉,亦謂之迎恩水也。又北為博鋪港,入海。其正渠,東北過白石嶺入澄邁,有和捨巡司。馬裊鹽場。儋州要。府西南三百里。儋耳山在北,一名松林山,又名籐山。西北濱海。獅子山在海中。東南建江,亦曰黎母江,西北過龍頭嶺,歧為二:東出曰大江,東北入臨高;西出曰北門江,一名倫江,西北流,至州治東北,屈而西,為新英港,新昌江自東南來注之,又西南入海。東北有榕橋江,西南有沙溝江,皆西北流入海。有薄沙巡司。鎮南司,廢。鹽場曰蘭馨。
崖州直隸州:沖,繁。隸瓊崖道。崖州舊隸瓊州府。光緒三十一年,升為直隸州。東北距省治二千六百八十里。廣二百四十二里,袤一百七十五里。北極高十八度二十七分。京師偏西七度三十六分。領縣四。東:回風嶺。西南:澄島山,一名澄崖山。東南濱海。東北:安遠水自陵水入,西南流,至郎勇嶺,歧為二:一西南至大村入海;一西北流為抱漾水,過州治北,屈南為保平港,入港。北:樂安河,西南過多港嶺,屈西北入感恩。東:多銀水,一名臨川水,出黎峒,東南與三亞水合,又東南為榆林港,入海。有樂安、永寧二巡司。鹽場曰臨川。感恩難。州西北百九十五里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。東:大雅山。東北:九龍山。西濱海。東南:龍江,出小黎母山,西南流,別出為感恩水,迤西至縣治北為縣門港,入海。其正渠西北過北黎市為北黎港,又西南入海。樂安河出州,西北流,入昌化。昌化簡。州西北三百六十里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。東北:峻靈山。東南:九峰山。西北濱海。南:昌江即樂安河,自感恩入,至縣治東南,歧為二,西南出曰南崖江,北出曰北江,皆入海。又安海江出東北歌謗嶺,西北至儋州入海。陵水難。州東北二百一十里。舊隸瓊州府。光緒三十一年來屬。西:獨秀山。南:多雲嶺。東南濱海。有加攝嶼、雙女嶼,在海中。西北:大河水,出七指嶺,東南過博吉嶺,屈南為桐棲港,又東入海。又南,青水塘水出西北狼牙村,東南流,至縣治西,別出為筆架山水,與大河水合,瀦為灶仔港。屈西南,至新村港口入海。有寶停巡司。萬沖,繁。州東北三百七十里。萬州舊隸瓊州府,光緒三十一年降為縣,來屬。東:東山。北:六連嶺。東南濱海。海中有獨洲山,其下曰獨洲洋。西北:龍滾河,出縱橫峒,南屈而東,與流馬河合,又東北入樂會,屈東南復入縣北。東別出為蓮塘溪,屈北至樂會,合萬全河。其正渠,東南過連岐嶺入海。又都封水亦出縱橫峒,東南流,歧為四派:曰和樂港,曰港北港,曰石狗澗,曰金仙河,至縣治東北入海。又南,踢容河,出西北鷓鴣山,東南至瘦田村分流,與石龜河合,又東南流入海。有龍滾巡司。鹽場一,曰新安。
Source : © Thời Đại Mới
20- 3- 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét