25/11/13

Lịch sử không phải để lên bàn thờ

TS Giáp Văn Dương

  
TS Giáp Văn Dương
 Lịch sử không phải để lên bàn thờ, cũng không để hắt hủi hoặc trốn tránh, mà để thảo luận và  dưới nhiều góc nhìn khác nhau của hậu thế. Đó cũng là cách tôn trọng nhất đối với lịch sử, với di sản của thế hệ trước để lại.

 Bài học lớn nhất từ lịch sử chắc hẳn là bài học làm người văn minh. Chỉ có như thế, những khổ đau đã xảy ra trong lịch mới không lặp lại và không trở thành vô nghĩa.


Lịch sử và diễn giải luôn là chủ đề tranh luận của học thuật và đời sống. Phân định được lịch sử và diễn giải, chúng ta sẽ tránh mắc kẹt vào những diễn giải cụ thể để làm che mờ sự thật và ý nghĩa của lịch sử, và qua đó, bao dung được với những diễn giải khác nhau, trong sự bình đẳng và tương kính.
Còn không, chúng ta mãi chìm đắm trong những vết thương và mất mát đã xảy ra. Lịch sử trong trường hợp này trở thành gánh nặng, là căn cớ của những chứng bệnh xã hội, thay vì là trường học hay nguồn cội.

Theo cách của riêng mình, mỗi người mang trên mình gánh nặng của quá khứ, cả vinh quang lẫn khổ đau.

Đây là điều không tránh khỏi, và cũng không nên tránh, vì chính việc này tạo ra sự gắn kết của cả dân tộc, khi họ chia sẻ chung một quá khứ. Vậy nên, ứng xử với quá khứ như thế nào là câu chuyện của cả dân  tộc, chứ không phải là câu chuyện của một cá nhân.

Trăm năm trên cõi đời này, mỗi cá nhân đều vô cùng bé nhỏ. Nhưng nếu có thêm sự tiếp sức từ quá khứ, thì họ trở nên giàu có và mạnh mẽ biết nhường nào. Theo cách nhìn đó, một dân tộc không có lịch sử là  một dân tộc nghèo. Một cá nhân không tiếp nhận được sức mạnh của lịch sử dân tộc mình là một sự thất  bại.

Vì thế, chúng ta cần lịch sử và hiểu lịch sử. Chúng ta cần một sự tiếp nối để có thêm sức mạnh và để bớt cô độc trên cõi đời này.

Nhưng lịch sử không ngọt ngào. Những trang vui tươi trong lịch sử rất ít. Phần còn lại chủ yếu là khổ đau, thù hận, máu và nước mắt.

Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng 2250 năm trở lại đây nếu tính từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, thời gian Việt Nam ở trong tình trạng chiến tranh hoặc phụ thuộc chiếm gần gấp đôi thời gian hòa bình. Đó là những khoảng thời gian đau đớn đầy máu và nước mắt. 

Vậy làm sao phải tiếp nhận một di sản đầy máu và nước mắt đó?

Việc này không dễ dàng chút nào. Tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người có một lựa chọn. 

Nhưng tựu chung có mấy cách phổ biến như sau:

• Quên nó đi, coi như không có, và nếu cần thì rũ bỏ
• Tự hào về nó, coi đó là vinh quang, cần tuyên truyền rộng rãi
• Thù ghét nó, coi đó là nguồn gốc của khổ đau, cần phê phán kịch liệt

Dù lựa chọn thế nào đi chăng nữa thì những khổ đau và thương tổn đã xảy ra là có thật, còn lựa chọn và diễn giải chỉ là chủ quan và thiên kiến của cá nhân hay một nhóm người. 

Trên thực tế, lịch sử thường gắn liền với chiến tranh. Mà đã là chiến tranh thì bao giờ cũng gắn liền với  thắng và bại. Phe thắng thì thường coi đó là niềm tự hào và chính nghĩa. Còn phe bại thì coi đó là sự cay  đắng hoặc bất công của lịch sử. Người dân thường thì mất mát quá nhiều, hoặc không muốn nói đến, hoặc  ngả nghiêng theo tuyên truyền dòng chính, hoặc chẳng quan tâm vì họ phải lo toan chuyện cơm áo gạo tiền.

Khi cuộc chiến kết thúc, di sản lớn nhất mà nó để lại không hẳn là những tổn thất vật chất, mà là các diễn  giải, hoặc khổ đau hoặc tự mãn, được lồng ghép với nhiều ý đồ khác nhau của người diễn giải, tạo ra những vòng xoáy vô tận.

Kết quả của các diễn giải thiên kiến, dù mang trên mình những chiếc áo mỹ miều của lòng yêu nước hay bản sắc quốc gia, cũng làm những đổ vỡ trong lịch sử, máu và nước mắt, sẽ theo những vòng xoáy này tàn phá lòng người, tàn phá thế hệ hiện tại. Qua cách đó, cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc  chiến chỉ chuyển sang một dạng khác, duy trì dưới một mầm mống khác có thể bùng phát bất cứ lúc nào. 

Những cái giá quá đắt mà thế hệ đi trước phải trả đã không mang lại điều gì cho các thế hệ sau. Cũng  không có bài học nào của lịch sử được rút ra.

Muốn thoát ra khỏi vòng xoáy thì chỉ có hai cách: đứng ngoài vòng xoáy hoặc đứng cao hơn vòng xoáy.

Đứng ngoài vòng xoáy có ưu điểm của nó là sự đơn giản. Đó là cách dễ nhất, nhưng không giải quyết  được gốc rễ của vấn đề. Vì khi chọn cách đứng ngoài, anh tuy tránh được những khổ đau, nhưng cũng đánh mất cơ hội tiếp nhận sức mạnh mà lịch sử mang lại.

Vậy chỉ còn cách đứng trên vòng xoáy, để vượt thoát và phá vỡ nó để tập hợp và hướng sức mạnh của  lịch sử vào những việc có ích cho cuộc sống hiện tại, hoặc chí ít cũng là để hạn chế sự tàn phá của nó đối  với hiện tại. Chỉ có như thế mới có thể có được một hiện tại yên bình. Chỉ có như thế một cuộc chiến mới có thể kết thúc.

Lịch sử dĩ nhiên không phải để làm cảnh hoặc để trang hoàng cho oách. Lịch sử là trường học. Lịch sử cũng là bãi chiến trường. Ngay cả khi các cuộc chiến đã qua đi, thì lịch sử vẫn là nơi các diễn giải tranh đấu với nhau để tìm ra sự thật.

Như vậy, lịch sử không phải để lên bàn thờ, cũng không để hắt hủi hoặc trốn tránh, mà để thảo luận và  dưới nhiều góc nhìn khác nhau của hậu thế. Đó cũng là cách tôn trọng nhất đối với lịch sử, với di sản của thế hệ trước để lại.

Chiếc cốc nhìn từ hai góc nhìn khác nhau

Cùng là một vật thể: chiếc cốc, nhìn từ bên cạnh là hình nón cụt, nhìn thẳng vào lòng cốc là hình tròn. Từ  hai góc nhìn khác nhau đã có hai hình dạng khác hẳn nhau. Ai đúng, ai sai?
dạy Sử, yêu nước, chính sử, dã sử

Câu trả lời tất nhiên là không có ai đúng, mà cũng chẳng ai sai. Cả hai đều đúng, và cả hai đều sai. Đúng,  theo góc nhìn của mình, nhưng sai do diễn giải của mình về cái cốc là phiến diện.

Với trường hợp cái cốc, chúng ta chấp nhận việc thấy cái cốc là hình nón hay hình tròn tùy theo góc nhìn là điều hiển nhiên. Nhưng với các sự kiện lịch sử, chúng ta lại thường không chấp nhận điều đó, và có xu  hướng cho rằng chỉ có một diễn giải đúng. Diễn giải đó thường được coi là chính thống, được sự hỗ trợ  của hệ thống, đặc biệt là truyền thông và giáo dục, nên được cho là chân lý, lấn át mọi diễn giải khác. 

Các sự thật này đều bình đẳng với nhau theo cách riêng của chúng. Nhưng sự thật đúng nhất là sự tổ hợp  của các sự thật cá nhân này. Không có cách nào tránh khỏi điều này, vì nếu không, sẽ rơi vào phiến diện  và tranh cãi triền miên, như câu chuyện về cái cốc hình nón hay hình tròn đã nói.

Bởi thế, cần phải chấp nhận một sự thật rằng, mọi diễn giải đều bình đẳng như nhau, miễn sao chúng được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử. Chính các bằng chứng này là yếu tố quyết định diễn giải nào có  nghĩa, và diễn giải nào là ngụy biện.

Đối lập là bổ trợ

Sự phát triển của khoa học, đặc biệt là vật lý học, đã cho thấy sự vật có thể mang những đặc tính hoàn  toàn trái ngược nhau, như lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng chẳng hạn. Chính vì thế, Niels Bohr, một  trong những nhà vật lý học vĩ đại của thế kỷ 20, đã phải thốt lên rằng: Đối lập là bổ trợ. Điều này có  nghĩa, những diễn giải đối lập nhau không phải là để triệt tiêu nhau, mà bổ trợ nhau trong việc hình thành  một nhận thức đúng của chúng ta về sự vật, tức càng giúp chúng ta tiến gần sự thật. Các góc nhìn càng  phong phú thì cơ hội tiếp cận sự thật càng nhiều. 

Quan niệm “đối lập là bổ trợ” này chính là nội dung của một nguyên lý quan trọng: nguyên lý bổ sung trong nhận thức luận, và ngày càng được thừa nhận rộng rãi, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nhờ nó mà  sự phán xét với các quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trở nên bớt khắt khe hơn. 

Với các hiện tượng khoa học khách quan, có thể đo đạc và lặp lại được, việc thừa nhận những diễn giải  trái ngược nhau đã được coi là thiết yếu để hiểu rõ sự thật, thì với cá hiện tượng lịch sử luôn gắn liền  với con người, nặng tính chủ quan và không lặp lại, thì việc chấp nhận các diễn giải khác nhau, hoặc trái  ngược nhau, cần phải được coi là bình thường và cần thiết để tiến gần sự thật.

Khi đó, sự tiếp nhận các quan điểm khác nhau, những diễn giải trái ngược nhau trở nên bình thường. Con  người trở nên bao dung hơn. Sự bao dung đó có mục đích trước hết là để làm sáng tỏ sự thật, sau đó mới  là giúp cho cuộc sống được đa dạng, an toàn.

Không lẽ những sai lầm của lịch sử cứ lặp đi lặp lại, mà một trong những nguyên nhân của việc này là  những bài học lịch sử đã không được rút ra. Vì sự thật lịch sử đã bị che đậy bởi những diễn giải một  chiều

Bao dung hơn nữa

Với Việt Nam, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến liên miên, và nhiều vết thương vẫn còn gỉ máu, thì  sự bao dung trong việc diễn giải lịch sử còn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì chỉ có cách đó, chúng ta  mới có thể chấp nhận được các diễn giải khác nhau về cùng một sự kiện. Và cũng chỉ có cách đó, sự thật  của lịch sử mới được làm sáng tỏ phần nào.

Sự bao dung này cần phải được coi là một tất yếu của nhận thức, vì nhận thức, chứ không phải sự ban  phát hoặc thỏa hiệp giữa bất cứ phe phái nào. Mục đích cao nhất của nó là tiếp cận sự thật lịch sử thông  qua các diễn giải khác nhau, dưới những góc nhìn và quan niệm khác nhau. Còn các hệ quả khác, như bồi  đắp sự chín chắn trong nhận thức, loại bỏ thù hận, hòa hợp hòa giải… sẽ tự đến một cách tự nhiên. 

Chỉ khi nào tiếp cận được gần sự thật, thì con người ta mới rút ra được những bài học có ích cho mình.   Nếu không, những sai lầm của lịch sử sẽ có nguy cơ lặp lại bất cứ khi nào. Dư chấn của những đổ vỡ và  chia cắt trong quá khứ sẽ không được giải tỏa mà tiếp tục phá hoại cuộc sống hiện tại qua những vòng  xoáy của định kiến và diễn giải phiến diện. 

Khi đó, những cái giá quá đắt mà thế hệ trước đã trả trong quá khứ: máu và nước mắt, hàng chục năm tụt  hậu, chia cắt và đổ vỡ, hàng triệu gia đình mất mát chia ly… sẽ chỉ mang lại những vòng xoáy cãi vã và  cuồng nộ trong lòng người, những điều vô nghĩa đối với cuộc sống hiện tại này. 

Bởi lẽ đó, khi đánh giá bất cứ sự kiện nào, chúng ta cần tự nhắc nhở phải bao dung. Với các sự kiện lịch  sử, lại càng phải bao dung hơn. Với người Việt Nam, lại càng phải bao dung hơn nữa.

Không phải các lý thuyết về xã hội, cũng không phải các chiến dịch tuyên truyền, mà chính sự bao dung  mới là câu thần chú của mọi sự hòa hợp, là nước cam lồ rửa sạch vết đâu, là chìa khóa để mở ra sự phát  triển.

Mầm thiện sẽ mở ra với người bao dung, còn mầm ác sẽ nảy nở trong lòng kẻ định kiến. Bao dung hay  định kiến, đó là lựa chọn là của chúng ta, không ai thay thế được.

Source : Vnn /Blog Que Choa

Bài Kinh Tế Vỡ Lòng Từ Trung Quốc


Tuesday, November 26, 2013


Bài Kinh Tế Vỡ Lòng Từ Trung Quốc



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 131125
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Thương Phẩm, Thương Nhân và Khi Trung Quốc Bị Thương

 * Đống xương vô định sắp cao bằng đầu * 

Khi dân chúng Hoa Kỳ chuẩn bị Lễ Tạ Ơn vào cuối Tháng 11, giới kinh tế chuẩn bị tổng kết tình hình kinh tế của năm sắp hết và dự đoán viễn ảnh cho năm tới. Bài viết này cũng không ra khỏi thông lệ. Nhưng theo truyền thống của người viết, sẽ lại nói ngược!

Cách nay năm năm, Tháng 11 năm 2008, các thị trường chứng khoán trên thế giới theo nhau đổ dốc sau vụ khủng hoảng tài chính tại Mỹ vào Tháng Chín. Khi ấy, Nữ hoàng Anh Elizabeth II tới khánh thành một công thự mới của trường London School of Economics nổi tiếng toàn cầu. Dự lễ khai mạc, bà ngồi nghe các giáo sư đọc diễn văn đầy chất khoa bảng uyên bác. Đến lượt mình, nhân vật cẩn trọng và khiêm tốn ấy làm đúng bổn phận, rồi chỉ nhẹ nhàng nêu câu hỏi: "Vì sao chẳng ai đoán ra chuyện này vậy?" Trong cử tọa của trường LSE, và sau này, chưa ai có thể trả lời câu hỏi thường thức của một bà già trầu văn minh!

Người viết kể lại như vậy là để xin giao hẹn trước là... có thể đoán trật.

Chuyện ấy cũng khiến ta chú ý đến sự kiện là thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đang lên tới đỉnh kỷ lục. Vậy mà kinh tế chưa hồi phục, nhiều tiểu doanh nghiệp vẫn xanh xám mặt mày, giới trẻ bị thất nghiệp và dân nghèo phải lãnh trợ cấp cũng lên tới kỷ lục khác. Người viết kể lại như vậy cũng để giao hẹn trước là sẽ còn phải giải thích dài dòng... cho đến Tết!

Bây giờ, xin nói đến chuyện xa mà gần. Xa là chuyện thương phẩm, gần là hiệu ứng của kinh tế Trung Quốc, gần với Việt Nam.

Giới kinh doanh gọi chung các loại hàng cồng kềnh mua bán toàn cầu là "thương phẩm", dịch từ commodities. Người Hà Nội đi vào kinh tế thị trường, mà theo "định hướng xã hội chủ nghĩa", thì vẫn dùng chữ lạc hậu từ khi còn đánh vần kinh tế chính trị học Mác-Lênin là "hàng hóa". Giải thích cho dễ hiểu, thương phẩm là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, gồm xăng, dầu, kim loại, ngũ cốc, lương thực, v.v.... Giá cả loại hàng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt kinh tế của mọi quốc gia và lợi tức của mọi người, mà việc giao dịch mua bán lại quá phức tạp nên ít ai để ý. Một thí dụ gần gũi là giá vàng thì xin để kỳ khác.

Vì khó dự đoán được chiều hướng giá cả của thương phẩm, người ta nhìn vào quá khứ và nghiệm thấy giá thương phẩm có tăng giảm theo chu kỳ kéo dài vài chục năm. Tức là những gì tưởng đúng trong năm mười năm qua có thể lại trật trong vài năm tới, nên mới đực mặt khi bị Nữ hoàng vặn hỏi.

Thị trường thương phẩm toàn cầu đang dứt một chu kỳ và đi vào khúc quanh. Một lý do chính là hiệu ứng Trung Quốc. Hãy nghĩ đến quặng sắt – và các dự án bốc bậy mà ăn ở Tây Nguyên nước ta – như một thí dụ.

Khi Trung Quốc đi vào cải cách để công nghiệp hóa và đô thị hóa một xứ sở bát ngát lạc hậu thì nhu cầu về thương phẩm như sắt, thép, xi măng và đủ loại vật liệu đã gia tăng. Họ cần xây cầu xây nhà, làm đường, nuôi heo nuôi gà lấy thịt nuôi người nay đã ra khỏi trạng thái vặt mũi bỏ mồm. Số cầu gia tăng đột ngột từ vài chục năm nay đã đẩy giá lên trời. Các nước cung cấp và doanh nghiệp phân phối hay trao đổi thương phẩm đã kiếm lời lớn và còn dự đoán là hơn một tỷ người nay đang đứng dậy thì thị trường thương phẩm sẽ chỉ lên chứ không xuống.

Nếu người dân Trung Quốc cũng đi vào thời kỳ mua nhà rồi mua xe thì đà gia tăng ấy là tất yếu.

Người ta bước vào thị trường thương phẩm với sự lạc quan của kẻ đầu cơ, trước sự cổ võ của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc. Quả nhiên là họ lời lớn khi lãnh đạo Bắc Kinh, từ trung ương đến địa phương, cũng lao vào đầu cơ và phóng tay xây dựng.

Trừ giới kinh tế bị mang tiếng là hay đoán trật, ít ai chú ý đến sự kiện là Trung Quốc chọn chiến lược lấy đầu tư làm đầu máy tăng trưởng. Với dân số kỷ lục là một tỷ 300 triệu người và mức đầu tư kỷ lục là phân nửa Tổng sản lượng GDP, kinh tế Trung Quốc có vóc dáng vĩ đại của lực sĩ đô vật được uống sâm và hù dọa cả thế giới.

Hai thí dụ rất gọn. Về quặng sắt, Trung Quốc ngốn mất 55% sản lượng thế giới và nhập vào đến 65% tổng số xuất cảng của thiên hạ. Về đậu nành hay các hạt làm ra dầu, Trung Quốc ăn hết 30% sản lượng toàn cầu và mua vào 65% số xuất cảng của các nước. Nói chung, từ năng lượng đến lương thực, tay lực sĩ này là đại gia mua đủ loại thương phẩm của cả thế giới nên được các thương nhân ca tụng ngất trời.

Nhưng chàng lực sĩ vai u thịt bắp với đôi tay vĩ đại như anh lính thủy Popeye trong truyện hoạt họa lại đứng trên đôi chân bằng ống sậy.

Nền kinh tế của kẻ uống sâm để đạp xe lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên dân chúng đạp xe, còn uống sâm là thẩm quyền của đảng, nhà nước và tay chân thân tộc. Chuyện bất công ấy không được thương nhân chú ý. Nhưng giới đầu tư chứng khoán thì biết tổng số nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới 134% Tổng sản lượng, so với gần 80% của một xứ tư bản giẫy chết là Hoa Kỳ.

Nói đến nợ nần, tổng số tín dụng của Trung Quốc lên tới mức báo động là gấp đôi tổng sản lượng, bên trong là sự kỳ ảo của thống kê kiểu Bắc Kinh: thực số của loại nợ xấu là một bí mật mà chính lãnh đạo cũng chẳng biết. Loại nghiệp vụ cho vay ngoại ngạch, ngoài khu vực ngân hàng và không sổ sách nên có đầy rủi ro là một nhược điểm khác. Một trái bom nổ chậm.

Còn thành tích đầu tư sản xuất làm thế giới trầm trồ là một hiện tượng đầy màu sắc Trung Hoa: huyền ảo như thành phố ma hay thương xá không người. Một khối tồn kho ế ẩm được bút ghi là sản lượng mà nằm chất đống giữa thiên nhiên. Trong khối tồn kho, có cả triệu tấn thương phẩm.

Vì vậy, giá thương phẩm tăng vọt từ 20 năm nay - mạnh nhất là trong 10 năm qua nhờ sức hút của Trung Quốc -  đã lên tới đỉnh. Khi đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc từ hai số bắt đầu giảm, và còn giảm, thì giá cả thương phẩm sẽ sụt. Y như lúc lên là tăng vọt thiếu sơ sở, khi sụt, giá sẽ sụt rất nhanh. Kinh tế Trung Quốc bị thương, nhiều thương nhân sẽ chết trước. Chuyện ấy đang bắt đầu....

Bài kinh tế vỡ lòng là quy luật cung cầu có chi phối giá cả. Về thương phẩm, số cung là khả năng đào đất, để trồng trọt hay khai thác hầm mỏ. Thời khoảng quyết định là từ vài năm đến chục năm. Số cầu có thể tùy vào sức hút của một xứ rất lớn như Trung Quốc, hay sức đẩy của các thương nhân buôn bán, trong mục tiêu đầu cơ để kiếm lời.

Một bài kinh tế vỡ lòng khác là con người ta là sinh vật biết suy tính, nhờ vậy mà cải tiến khả năng giải quyết bài toán kinh tế căn bản là sự khan hiếm. Từ cả ngàn năm nay, một tạ gạo hay một tấn quặng thì chẳng có gì thay đổi, trừ một việc là có giá thành rẻ hơn. Từ chuyện ngàn năm suy ra tương lai trước mắt, ai cũng có thể thấy rằng giá thương phẩm sẽ giảm.

Nhưng con người ta vốn dĩ lạc quan, một bài học kinh tế khác. Cho nên, khi thấy giá tăng vì chênh lệch cung cầu trong nhất thời - chiến tranh chẳng hạn - hoặc vì sự xuất hiện của một đại gia mới nổi, người ta lạc quan tin rằng chiều hướng ấy sẽ tiếp tục.

Kết luận ngược: người ta tin vào sức bật vĩ đại của Trung Quốc như đã tin vào trứng cút!

Sự tín nhiệm chính trị


VOA      Blog
 / Nguyễn Hưng Quốc

Sự tín nhiệm chính trị

Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.
Trong sinh hoạt chính trị ở các nước dân chủ, điều quan trọng nhất là sự tín nhiệm (trust). Sự tín nhiệm trở thành một thứ bảo chứng cho quyền lực: Quyền lực chỉ tồn tại và kéo dài nếu sự tín nhiệm vẫn còn cao. Mất tín nhiệm cũng đồng nghĩa với việc mất quyền lực (muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp).

Đó là lý do tại sao trên báo chí Tây phương, người ta thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ hoặc người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ. Gần đây, nhân danh sự tín nhiệm, ở Mỹ, nhiều người phê phán thái độ lưỡng lự và bất nhất của Tổng thống Barack Obama đối với việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria; nhiều người khác phê phán thái độ cứng rắn của đảng Cộng hòa trong các yêu sách về ngân sách khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong vòng 16 ngày. Ở Úc, cũng vậy. Sau cuộc bầu cử vào đầu tháng 9 vừa qua, nhiều bình luận gia chính trị cũng thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm để nhắc nhở chính phủ phải thực hiện các lời hứa của họ.

Ở Việt Nam, giới lãnh đạo cũng thường đề cập đến chuyện tín nhiệm. Ông Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi hội thảo, kêu gọi mọi người hãy tin vào chủ nghĩa xã hội; ông Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc tế tại Singapore, kêu gọi lòng tin chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới; ông Trương Tấn Sang, trong các buổi gặp gỡ cử tri, kêu gọi mọi người hãy tin ông trong sạch và quyết tâm chống tham nhũng, nếu không làm được đó, ông sẽ từ chức, và nếu từ chức, ông sẽ trả dinh thự lại cho chính phủ để về sống trong căn nhà nhỏ bé của mình. Và cả ba đều, ở những thời điểm và khung cảnh khác nhau, kêu gọi mọi người hãy tin… đảng.

Trong cuốn Trust Me: Australians and their politicians mới xuất bản vào giữa năm nay, Tiến sĩ Jackie Dickenson, hiện dạy Chính trị học tại trường Đại học Melbourne, cho sự tín nhiệm chính trị không thể được hình thành bằng những lời nói suông hay những lời hứa hẹn hão. Nó chỉ có thể được xây dựng trên bốn nền tảng chính: năng lực (competence), sự công khai (openness), sự lương thiện (honesty) và sự khả tín (reliability).

Năng lực được đo lường ở việc đối phó với những vấn đề và những thách thức cụ thể mà cả nước phải đương đầu, từ lãnh vực quốc phòng đến các lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao, giáo dục, v.v...

Sự công khai thể hiện ở tính chất minh bạch trong chính sách cũng như trong quản lý, ở việc cho phép tự do báo chí cũng như tự do ngôn luận.

Sự lương thiện thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, không có chuyện nói một đàng làm một nẻo.

Tính chất khả tín bao gồm nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở việc chính phủ thực hiện các lời hứa mà còn ở chỗ dân chúng có thể tiên đoán được các chính sách của chính phủ dựa trên những nguyên tắc, cương lĩnh và niềm tin mà giới lãnh đạo đã đưa ra. Ở Mỹ, với Tổng thống George W. Bush trước đây, người ta có thể chê nhiều điểm (như nói dở, có tầm nhìn chiến lược nhưng không có khả năng hay sở thích đi sâu vào chi tiết, do đó, thường đơn giản hóa vấn đề), nhưng có một điểm phần lớn đều khen: người ta biết ông nghĩ gì và muốn gì, từ đó, biết cả các chiều hướng chiến lược mà nước Mỹ sẽ theo đuổi. Ở Úc, cũng vậy, đánh giá sự thành công của John Howard, vị Thủ tướng thứ 25 (từ 1996 đến 2007) và là vị Thủ tướng cầm quyền lâu thứ hai trong lịch sử nước Úc (chỉ sau Sir Robert Menzies, vị Thủ tướng thứ 12, cầm quyền tổng cộng 18 năm), nhiều nhà bình luận cho: Không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với John Howard, nhưng bao giờ người ta cũng biết rõ là ông nghĩ gì và muốn gì: Người ta xem đó là tính chất khả tín.

Áp dụng bốn tiêu chuẩn ấy vào Việt Nam, chúng ta thấy thế nào?

Hai tiêu chuẩn giữa, sự công khai và lương thiện có lẽ không cần phải bàn: Hầu như ai cũng thấy. Dân chúng lại càng thấy rõ. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” của ông Nguyễn Văn Thiệu trước kia càng ngày càng được nhiều người tán thành và nhắc nhở. Sau này, dân chúng thêm vào câu nói đã thành “danh ngôn” ấy một chuyện cười khá ý vị, đại khái:

“Cả thế giới đều sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Còn người Nhật lại sợ người Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Thế còn Trung Quốc sợ ai? Câu trả lời: Trung Quốc sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.”

Không biết Trung Quốc có sợ Việt Nam vì chuyện đó hay không, nhưng chắc chắn là dân chúng Việt Nam sợ. Sợ và khinh. Khinh nên mới có một chuyện cười như thế.

Với tiêu chuẩn thứ tư, trong giới lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam, thành thực mà nói, người ta biết Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì và muốn gì: Ông vẫn tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội và muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Với Nguyễn Tấn Dũng, người ta có thể biết, biết rõ những tham vọng cá nhân của ông, nhưng lại không ai có thể biết được ông nghĩ gì và muốn gì về tương lai của đất nước. Với Trương Tấn Sang, cũng vậy: Ông chỉ nói về những chuyện nhỏ, như chuyện chống tham nhũng và tranh giành quyền lực, nhưng một mô hình xã hội không tham nhũng mà ông mơ ước như thế nào, người ta tuyệt đối không biết.

Tất cả những cái biết và không biết ở trên đều chỉ có công dụng bào mòn sự tín nhiệm, nếu có, của dân chúng đối với giới cầm quyền.

Nhưng tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự tín nhiệm chính là tiêu chuẩn thứ nhất: năng lực. Đối với Nguyễn Phú Trọng, câu trả lời của dân chúng đã rõ qua cái hỗn danh mà người miền Bắc đã đặt cho ông: “Trọng Lú”. Với Nguyễn Tấn Dũng, câu trả lời cũng tương đối rõ qua việc người ta hay nhắc nhở đến gốc gác y tá của ông. Thật ra, một lãnh tụ giỏi có thể xuất thân từ nhiều nghề nghiệp khác nhau, kể cả những nghề lao động bình thường nhất. Nhưng việc dân chúng cứ nhắc đi nhắc lại cái gốc y tá ấy chứng tỏ một điều: người ta coi thường ông. Vậy thôi. Trương Tấn Sang may mắn hơn, ít bị dân chúng dè bĩu về chuyện năng lực. Nhưng điều đó không chứng tỏ là ông giỏi. Có thể lý do chính là vì chức Chủ tịch nước của ông chỉ là một hư vị.

Tuy nhiên, gạt qua một bên chuyện cá nhân. Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ trong mọi phương diện. Nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Nhìn ra biển đảo: bế tắc. Nhìn vào thị trường: bế tắc. Nhìn ra đường với cảnh ùn tắc triền miên và mức độ tai nạn giao thông khủng khiếp: bế tắc. Nhìn vào các bệnh viện và trường học, ở đâu cũng thấy suy đồi về đạo đức: bế tắc. Những bế tắc ấy là bằng chứng rõ nhất của sự bất lực từ hàng ngũ lãnh đạo.

Trước cả bốn tiêu chuẩn ấy, bạn có nghĩ là bạn nên tiếp tục tín nhiệm nhà cầm quyền hay không?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Source : VOA

Làn gió lành

Blog / Bùi Tín


Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar.Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar.


Thế là Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã làm xong một chuyến đi xa đến tận trung tâm nước Cộng hòa Liên bang Đức, tại đó anh hoàn thành một tác phẩm dài 33 kỳ.

Anh có cách viết nhanh nhạy, vài ngày ra một bài, theo kiểu kể chuyện, dễ hiểu, sinh động, chân thực. Anh sớm tạo cho mình một bút pháp riêng. Trong Đi V Chí D (Chuyện lạ nước Vệ) anh áp dụng lối viết độc đáo, phỏng theo cách viết xưa của tiểu thuyết lịch sử tràng giang đại hải nhiều chương mục bên Trung Hoa, như Thy H, Tam Quc Chí, Đông Chu Lit Quc… với những nhân vật được khắc họa qua những tính cách đặc sắc riêng, nhưng lại chỉ để nói về tình hình hiện tại, con người hiện tại, xã hội hiện tại của nước Việt ta.

Cái hay, cái hấp dẫn, thú vị của văn tài Người Buôn Gió là ở đó.

Đọc Người Buôn Gió, thoạt đầu cứ nghĩ là chuyện cổ xưa, ở nước nào xa xôi lạ lẫm, những nhân vật ở tận đâu đâu tưởng tượng ra, để rồi bỗng thấy đích thị là chuyện nước non ta lúc này.

Nhưng cái hay hơn nhiều, hấp dẫn hơn nhiều là thái độ dấn thân của Bùi Thanh Hiếu cho cuộc đấu tranh giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quê hương, giành lại tự do cho toàn xã hội, nêu cao chí khí yêu nước, thương dân thật lòng, thể hiện trong mỗi bài của anh. Anh bị theo dõi, hành hung, dọa nạt, quấy rối, vào tù, dụ dỗ, mua chuộc… đủ kiểu nhưng vẫn theo con đường đã chọn, không chút băn khoăn nao núng. Anh hiểu từ đáy lòng nghĩa vụ của một công dân trẻ thời đất nước lâm nguy, không thể thoái thác trách nhiệm trước đồng bào và lịch sử, dù phải hy sinh cá nhân và gia đình trên nhiều mặt.

Người Buôn Gió vừa hoàn thành loạt bài T Ngõ Pht Lc Đến Weimar (in liên tiếp trên mạng Đàn Chim Vit và một số mạng khác), viết trong thời gian anh được mời sang CH LB Đức để nghỉ ngơi và sáng tác, theo lời mời của thị trưởng Weimar, một thành phố xinh đẹp đặc sắc về chính trị, văn hóa, nơi có nhà lưu niệm của các danh nhân văn hóa Goethe, Schiller…

Anh về nước với tập sáng tác 33 bài viết nóng hổi, kể lại quá trình hoạt động của anh, ghi lại một cách chân thật và cực kỳ sống động cuộc đọ sức giữa chính quyền độc đảng, độc đoán, độc ác, bộ máy CA an ninh, với anh, với các anh chị em cùng anh đứng dậy đòi quyền làm người.

Qua sáng tác này, đông đảo bạn đọc trong nước và nước ngoài có thể hình dung rõ thêm cuộc đấu tranh gay go quyết liệt của anh chị em dấn thân cho dân chủ tự do và nhân quyền. Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm cần thiết cho cuộc đấu tranh trực diện với bộ máy đàn áp vẫn diễn ra hàng ngày.

Có thể nói bạn Bùi Thanh Hiếu đã làm một việc rất có ích, ôn nhớ lại, ngẫm nghĩ, gần như tổng kết cả một thời kỳ đấu tranh đang trên đà mở rộng, lan tỏa nhanh, vững chắc. Điều này giải thích vì sao anh chị em ta ngày càng sung sức, lạc quan, gắn bó keo sơn với nhau, qua hình ảnh náo nức chào đón Đinh Nhật Uy ngay trước tòa án, hay cảnh tuổi trẻ VN tự tin, đàng hoàng ra vào các sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài ở Hà Nội để bàn bạc với bạn bè quốc tế về cuộc đấu tranh, cũng như rủ nhau lên đường xuất ngoại công khai sang Bangkok, Manila để phối hợp đấu tranh với các bạn nước ngoài và học tập về dân chủ. Đây là sự chia sẻ tâm huyết của Bùi Thanh Hiếu với bạn bè xa gần, với tuổi trẻ thân thiết nước ta, một món quà cuối năm, quà Tết dương lịch và Tết âm lịch rất quý, thiết thực, lại đúng lúc vì phong trào đang có cơ hội đột biến theo cấp số nhân.

Các cán bộ an ninh, công an các cấp, từ bộ trưởng, thứ trưởng CA, hơn 300 viên tướng CA, cùng cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp, và ngàn vạn nhân viên công an hãy chăm chú đọc tác phẩm này để hiểu rõ trách nhiệm của mình, để chớ lầm lẫn bạn, thù, ta, để hãy là bạn tốt của dân, không phải là tai họa của xã hội. Bởi những nhân vật chính ở phía chính quyền CS, độc đảng, mang nhãn hiệu Mác Lê, được đặc tả trong tác phẩm mới này hầu hết là sỹ quan an ninh Công an các cấp, ở bộ CA, CA tỉnh, thành, huyện, quận, xã, ở các trại giam trong Nam ngoài Bắc, phần lớn là kẻ hung dữ, độc ác và gian dối, hống hách.

Xin mời các ông tướng tá, sỹ quan CA hãy đọc cho kỹ, để từ nay bảo nhau không được gọi dân bằng thằng nọ con kia, gọi người cao tuổi là thằng già, con mẹ, không được văng tục, chửi bới, đạp giày vào mặt dân, bịt mồm linh mục, sỗ sàng mất dạy với nữ công dân như họ từng làm với Phương Uyên, Minh Hạnh, đánh đập tàn bạo hàng trăm hàng ngàn dân oan, làm chết hàng loạt công dân ngay trong trụ sở công an. Có đến hằng ngàn vụ trọng án, nhưng các bộ trưởng, thứ trưởng CA vẫn câng câng khinh dân ra mặt, vì nhà nước, chính phủ không ai dám đụng đến họ. Trong khi ở CH LB Đức chỉ 1 công dân bị chết mờ ám trong tù là bộ trưởng công an phải đích thân tường trình vụ việc trước quốc hội và trước báo chí tự do. Tính mạng công dân trên thế giới phải có giá trị ngang nhau, không thể nơi khác ta là người, ở ta như súc vật.

Có thể nói món quà quý mang từ Weimar về Bùi Thanh Hiếu cũng có thiện ý tặng cho đội ngũ toàn ngành công an, từ trên xuống dưới, trong đó vẫn có một vài người quý hiểm ngầm ủng hộ và đồng cảm với anh. Mong các người ấy biết giật mình khi thấy lại mình trong sách, để biết hổ thẹn với lương tâm, với gia đình, người thân, bạn bè, láng giềng…

Cám ơn Bùi Thanh Hiếu đã tận dụng một cuộc xuất ngoại bổ ích và lý thú. Cảm ơn ông thị trưởng Weimar đã có một sáng kiến quý hóa mang tình quốc tế đậm đà.

Làn gió khỏe khoắn của thời đại đã đưa Người Buôn Gió từ Đông Nam Á sang tận trung tâm châu Âu, để anh lại mang trở về một làn gió mát Lành.

Một chuyến “buôn” hữu nghị có lãi to cho phong trào dân chủ và nhân quyền, cho bà con dân oan thân thiết, cho toàn dân ta đang khát khao đến cháy họng các quyền sống tự do thật sự, khao khát một hiến pháp dân chủ thứ thiệt, lần này quyết tiễn đưa vào nghĩa địa học thuyết giáo điều Mác - Lênin, vĩnh viễn chôn vùi quyền sở hữu toàn dân phi lý.

Đáng mừng nhiều hơn nữa là tác phẩm mới của Bùi Thanh Hiếu, được dịch ra các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa… sẽ có thể là chứng từ có giá trị văn học và pháp lý cao gửi đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc , đến Cao Ủy Nhân quyền, đến Hội đồng Nhân quyền LHQ ( Việt Nam mới được vào) cũng như với cơ quan quốc tế chống tra tấn và chống xét xử bất công. Thế giới đang cần những chứng từ sinh động, chân thực, không che dấu cũng không tô vẽ thêm, người thật việc thật, thời gian địa điểm rõ ràng minh bạch, trong đó giá trị tâm lý, tư tưởng, chính trị, văn học, thẩm mỹ, xã hội, pháp lý gắn liền nhau.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Source : VOA

24/11/13

BÁC GÌ?/ BÁC HỒ/ HỒ GÌ?/ HỒ AO...


CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2013

BÁC GÌ?/ BÁC HỒ/ HỒ GÌ?/ HỒ AO...



Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời gọi là đồng dao như thế.
Quái đản làm sao đây lại là ấn phẩm của NXB Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).
Cuốn sách được mang tên: SÁCH ĐỒNG DAO CHO TRẺ CON.

Những kẻ biên soạn sách này, với cái kiểu đồng dao bệnh hoạn,vô văn hóa, vô học, tiêm thuốc độc vào trẻ thơ là ai? Và ai đã đồng lõa?
Trích một đoạn trong lời người phản ánh trên Lao Động:
Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu: Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời: Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi: Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”.

Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...
___________

Và đây nữa: Thỏ nhảy xuống bóp dái Hổ
 Hà Nội của chúng ta đúng là một con chó chõ mõm về hướng Bắc


Source  : Tễu Blog

Kinh tế Việt Nam và nguồn tư bản chết


NOVEMBER 24, 2013

Với quyền sở hữu – quyền sử dụng đất được hiến định như hiện nay, không những chúng ta tự nguyện thu nhỏ và làm hẹp nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế mà quan trọng hơn là tự tách biệt nguồn tư bản này với những nền kinh tế và thị trường vốn quốc tế.

Tác giả: Lê Trọng Nhi – Người Đô Thị (22/11/2013)
Tư bản chết và tư bản sống. Cái cản trở và cái thúc đẩy. Rất rõ ràng và rất thật. Việt Nam chọn gì? Tôi tin rằng đa số đang và sẽ chọn tư bản sống và cái thúc đẩy.


Đói vốn tư bản kinh niên

“Suốt năm năm qua, tôi và hàng trăm đồng nghiệp từ sáu quốc gia khác nhau đã gấp sách, mở to mắt, đi đến các ngóc ngách đường phố và các vùng thôn quê của bốn lục địa để đếm xem các khu vực nghèo nhất của xã hội đã dành dụm được bao nhiêu. Số lượng là khổng lồ. Nhưng hầu hết là tư bản chết!”

Kinh tế gia Hernando De Soto, người Peru, đã viết như trên trong chương mở đầu cuốn sách “Sự bí ẩn của Tư bản- Mystery of The Capital” của ông đã xuất bản năm 2000. Cuối mùa thu năm 2000, tôi tiếp cận nội dung “Sự bí ẩn của tư bản” và câu chuyện “tư bản chết” với không ít ngỡ ngàng nhưng cũng đã giúp tôi thêm vài cách nhìn khác, tỏ tường hơn về nguồn và những khoản “tư bản chết” trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Tôi chuyển tựa sách này cho một người khả kính tại Hà Nội, ông đã dịch sang phiên bản tiếng Việt vào năm 2003.

Tư bản chết- tư bản mà De Soto đề cập đó là vốn- tức tiền- bị chết chứ không phải cái chết của những con người tư bản (capitalist) hoặc hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản (Capitalism). Vấn đề và những câu hỏi nhức nhối cốt lõi mà De Soto muốn làm rõ là tại sao trong xã hội Peru của ông cũng như trong xã hội của các nền kinh tế khác bị đói vốn tư bản kinh niên, luôn phải cầu cạnh những khoản viện trợ ODA từ các nền kinh tế giàu có để phát triển.

Trong khi, chính ngay trong những nền kinh tế này đang sẵn có nhiều khoản tư bản lớn hơn nhiều lần các khoản viện trợ ODA và đầu tư nước ngoài cộng lại, nhưng đó lại là tư bản chết và bị chết.

Tư bản chết- đó là vì tính hợp pháp của quyền sở hữu đất đai và tài sản trên đất đai không được hệ thống pháp lý- chính trị của nền kinh tế đó ghi nhận và công nhận. Không được ghi nhận và công nhận hợp pháp thì khó có thể quy chuyển thành tư bản một cách nhanh chóng để đầu tư- tái đầu tư tạo ra những giá trị thặng dư khác. Tư bản chết của De Soto là thế.

Có tư bản nhưng không là tư bản- là tư bản nhưng không hẳn có giá trị tư bản, đó là vấn nạn, là nghịch lý và là bi kịch. De Soto đã dùng hình ảnh “cái chuông thủy tinh – Bell Jar” của sử gia người Pháp, Fernand Braudel để nói các nguồn vốn tư bản bị tách ra, bị giam hãm trong đó và được dành riêng cho một thiểu số người trong nền kinh tế. De Soto muốn góp phần lý giải và giải quyết những nghịch lý và bi kịch của “tư bản chết” trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây nhưng thất bại ở mọi nơi? De Soto lấy câu hỏi nóng bỏng và gai góc này làm cơ sở cho công trình nghiên cứu của mình. Ông đã chỉ ra được những yếu tố, lập luận, chứng cứ khoa học mà qua đó đã có tác động, ảnh hưởng đến cách nhận thức và những thay đổi về vốn tư bản và tư bản chết trong các nền kinh tế chậm phát triển cũng như giao thời.

Theo tiêu chí nghiên cứu của De Soto thì Việt Nam là một trong những xã hội- nền kinh tế chứa đựng nhiều nguồn và khoản tư bản chết- có tư bản nhưng không hẳn là tư bản- là tư bản nhưng không hẳn có giá trị tư bản. Nói một cách khác, nền kinh tế và xã hội Việt Nam hiện nay vẫn loay hoay với “Sự bí ẩn của tư bản” và chần chừ thoát ly với “tư bản chết”.


Kinh tế Việt Nam và tư bản chết

Tư bản chết trong nền kinh tế Việt Nam là gì, đang bị giam hãm và ẩn ở đâu? Hoặc hỏi theo cách của De Soto: Cái chuông thủy tinh đang giam hãm nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế Việt Nam là gì và đang ở đâu?

Ngày 5.1.2013, trong buổi thảo luận tại Quốc hội về việc sửa đổi Hiến pháp, đại biểu, luật sư Trương Trọng Nghĩa đã đề cập đến luật Đất đai. Đây là vấn đề nóng bỏng và hệ trọng có liên hệ mật thiết với “sự bí ẩn của tư bản” và “tư bản chết”. Ông cho rằng đó một trong ba nội dung lớn của “giải pháp của mọi giải pháp” và nội hàm ba nội dung này có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến phát triển kinh tế-xã hội.

Cái thúc đẩy hoặc cái cản trở sự phát triển (kinh tế-xã hội) dân tộc được ông Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh đó, chính là “cái chuông thủy tinh” đang chứa đựng (giam hãm) quyền sở hữu đất đai mà Hiến pháp hiện nay chưa tách bạch và chưa công nhận. Quyền sở hữu đất đai chính là nguồn vốn tư bản lớn và sẵn có trong nền kinh tế nhưng chưa và không được thể hiện đầy đủ và hợp pháp – hợp lý theo vận hành của các nền kinh tế thị trường – tiền tệ.

Nói một cách khác, với quyền sở hữu – quyền sử dụng đất được hiến định như hiện nay, không những chúng ta tự nguyện thu nhỏ và làm hẹp nguồn tư bản sẵn có trong nền kinh tế mà quan trọng hơn là tự tách biệt nguồn tư bản này với những nền kinh tế và thị trường vốn quốc tế. Đây là hàng rào ngăn cách, cánh cửa đóng, sự kiềm hãm sức bật và là “cái cản trở” mà ông Trương Trọng Nghĩa đã kiến nghị Quốc hội xem xét và thay đổi.


Tư bản sống- kinh tế thật và sống

Một trong những kết luận của De Soto về “sự bí ẩn của tư bản” và “tư bản chết” là nhiều nền kinh tế đang tự giam hãm và bóp nghẹt nguồn tư bản sống của chính mình. Tư bản sống đã trở thành tư bản chết.

Không thể có sự phát triển kinh tế thật và kinh tế sống với tư bản chết. Tư bản sống của De Soto cũng phải được nhìn và hiểu ở nghĩa rộng nhất: tư bản sống không chỉ thuần túy chỉ là vốn tư bản mà còn là vốn tri thức – vốn xã hội.

“Sự bí ẩn của tư bản” đã được nhiều kinh tế gia thế hệ trước và sau De Soto giải mã và là mẫu số chung lớn trong tất cả nền kinh tế thị trường – tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam đang bị nhùng nhằn với nhiều khó khăn và nhất thiết phải có những sự thay đổi lớn.

Source : GOC NHIN ALAN