Lê Xuân Quang
Trong câu đố dân gian Việt Nam, có một lọai khác tuy cũng là ''câu đố'' nhưng chỉ dành cho những người có học. Người ra đề kiến thức uyên thâm, hay chữ. Mục đích là dùng kiến thức của mình trấn áp đối tượng, dồn ép đối tượng tới thất bại nhằm đạt được mục đích nào đó. Loại này trong văn học dân gian truyền tụng rất nhiều. Xin đưa một vài thí dụ.
Vẫn chuyện cụ Mạc Đĩnh Chi
Theo truyền thuyết, cụ Mạc được vua ta cử đi Sứ sang Tàu. Bước chân tới cửa khẩu biên giới hoặc cổng thành kinh đô của họ, cụ đã liên tục bị đám quan quân nước sở tại gây khó dễ bằng cách ra câu đối hòng dồn cụ phải bó tay, chịu nhục. Nhưng tất cả âm mưu đó đều bị cụ đánh bại bởi tài trí thông minh tuyệt đỉnh, cách ứng xử nhanh trí, bằng những câu đối hay, chuẩn xác đầy kiêu hãnh khiến đám người kia tuy tức giận mà không làm gì được Sứ thần của nước ''Man dí' - (cách gọi những nước ngoài biên giơi Trung Nguyên của người Trung Hoa cổ). Vả lại riêng đôi với Sứ thần nước Nam Việt lại ''xấu như quỷ'' luôn thắng trước các cuộc thử tài - khiến sự ghét bỏ đói với cụ Mạc Đĩnh Chi cư ngày càng tăng. Lần này những bộ óc siêu việt của Trung Nguyên quyết tâm tìm cách hạ gục trả mối hận. Vẫn võ cũ - ''ăn miếng trả miếng'' - sau khi đoàn ngoại giao của Nam Việt được bố trí nghỉ ngơi ở quán khách, người đại diện cho nhà vua Tàu đến đưa cho cụ Mạc một vế đối nói rằng nếu đối chỉnh mới được vào trình quốc thự Nội dung vế ra như sau: Ly, Mỵ, Võng, Lượng - Tứ tiểu quỷ.
Đây là vế ra đề rất khó, ác hiểm. 4 chữ đầu đều là tên 4 Quẻ trong Kinh Dịch. 3 chữ tiếp theo lột tả bản chất của 4 chữ đầu, tạo ra một tập hợp Hán từ vừa mang ý nghiã cấu trúc của từ vựng tượng hình, vừa mang ý nghĩa của từ rất ''Nôm'' - Các người xấu như Quỷ. Điều quan trọng: Làm thế nào để đối được câu này hoàn chỉnh cả về ý lẫn về lời. Nhất là làm sao hạ gục, xóa bỏ ý nghĩa của tập hợp từ ''Tứ Tiểu Quỷ''. Kinh Dịch là tác phẩm triết học, khoa học cổ đại nhất của Trung Hoa mà chỉ có rất ít những người Trung Hoa học giỏi, học rộng, đọc, hiểu. Kinh Dịch lại viết bằng Hán tự - tiếng nói, ngôn ngữ của chính họ. Dưới mắt họ, viên Sứ thần của nươc "Man di Xấu như Qủy, tài học làm sao bì được với những bộ óc kiệt xuất của Trung Nguyên. Chẳng ngờ, nhận đề xong, cụ Mạc không suy nghĩ, đọc ngay vế đôi': Cầm, Sắt, Tỳ, Bà - Bát đại vương! Cầm, Sắt, Tỳ, Bà cũng là 4 quẻ trong Kinh dịch. Trong 4 từ này, ở mỗi từ đều có 2 chữ Vương. Vế đối hoàn chỉnh đến lạ lùng. Bát Đại Vương đối với Tứ Tiểu Quỷ. Nhưng còn tuyệt diệu ở chỗ:
Người ra là chủ, khinh miệt khách ở hình hài, trí tuệ đến hợm hĩnh, chủ quan tự đặt mình, núp mình trong ''Tứ Tiểu Qủy'' - hòng áp đảo đối thủ. Còn khách thì kiêu hãnh cũng tự nhận, đặt mình vào 8 chữ Vương. Bát Đại Vương (8 ông vua lớn) - chứ không phải là 4 quỷ nhỏ. Trước 8 ông vua lớn tất nhiên 4 con qủy nhỏ sẽ bị chém đầu. Quan viên nước chủ nhà ra đón đều giật mình kinh ngạc, bái phục vội mở rộng cửa mới danh sỹ Mạc Đĩnh Chi vằo trình quốc thự
Một chuyện khác cũng nằm trong khuôn khổ ra câu đối. Tục truyền: Trạng Quỳnh có tiếng là hay ''Nỡm'' (diễu cợt) thiên hạ. Kể cả diễu Chúa Trịnh. Tuy nhiên nhiều làn thua bà Đoàn Thị Điểm. Một lần bà Điểm tắm. Trạng Quỳnh đứng bên ngoài trêu trọc ''đòi vào tắm cùng''. Bà Đoàn Thị Điểm biết tính Qùynh, không chấp nhặt nhưng nói: - Nếu đối được câu này thì sẽ mở cửa cho vào - đoạn bà đọc: Da Trắng vỗ Bì Bạch. Quỳnh nghe xong cố vắt óc mà không thể tìm được từ để đưa ra vế đối đành lẳng lặng bỏ đị Đây là vế ra thật độc đáo. Cả câu chỉ có 5 chữ. Đã có 1 động từ (vỗ). Còn 4 từ lặp lại nhau trên ý nghĩa của hai thứ ngôn ngữ Hán - Nôm. Da - nghĩa là da người.
Trắng là mầu Trắng. Người đàn bà đang tắm thì phải phơi bầy da thịt trắng ngần để... tắm. Bì tiếng Hán cũng là Dạ Bạch tiếng Hán nghĩa là Trắng. Dịch nghĩa thì vế ra là Da Trắng vỗ... Da Trắng! Trong thực tế khi dùng bàn tay vỗ vào... da cũng phát tiếng bạch... bạch. Còn khi người ngâm trong nước dùng tay vỗ vào dạ.. sẽ phát ra tiếng bì ... bõm. Vị Trạng có tiếng là hay ''Nỡm'' thiên hạ gặp phải người đàn bà ''Khắc tinh'' ra vế đề quá hóc đành chào thuạ Đến nay đã mấỳ trăm năm trôi qua câu đối của bà Đoàn Thị Điểm cũng chưa có ai đối được hoàn chỉnh.
Một loại ''Đố'' khác cũng không kém phần tinh tế, trí tuệ đó là ra đề cho người làm thơ ứng khẩu. Nếu ứng khẩu được bài thơ hay sẽ được khen, thưởng. Không được sẽ bị phạt. Thể thức này đòi hỏi người nhận đề phải có kiến thức văn chương mới có thể đáp ứng được yêu cầu của người ra đề. Lấy 2 thí dụ sinh động để dẫn chứng:
Tục truyền Vua Lý Công Uẩn do người mẹ không chồng sinh ra . Dưới thời xa xưa, người phụ nữ không chồng mà chửa là một trọng tội sẽ bị hình phạt thảm khốc. Sinh xong, đang đêm người mẹ trẻ bọc con trong mớ dẻ rách mang đến cổng chùa Giặn (Đình Bảng ngày nay) vứt. Ngay lúc đó vị sư trụ trì của chùa nằm mộng thấy một vị Bồ Tát đến bảo: Các người hãy chuẩn bị sáng mai đón quý nhân. Nhà sư tỉnh dậy thấy trời vừa hừng đông, sai mấy chú tiểu ra mở cổng. Họ thấy tiếng trẻ khóc vội bồng lấy đưa vào trình thầy. Sư Trụ trì thấy đưa bé trai liền lấy họ Lý của mình đặt cho bé rồi giao cho các sư nữ (bà Vãi) chăm nuôi. Lý Công Uẩn lớn lên dưới mái chùa Giặn và sự chăm sóc của thầy cộ Đến 10 tuổi cậu bé Lý vẫn không chịu chăm học chỉ ham chơi, phá phách khiến sư Trụ Trì phiền lòng luôn trách phạt..
Một đêm kia Thượng tọa Trụ trì thấy rất nhiều tượng phật khăn gói quả Mướp, tay nải đến gặp ông, chào từ biệt. Trụ trì hốt hoảng hỏi, các vị tượng buồn rầu nói: Thiên tử ăn hết đồ cúng tế, chúng tôi đói quá đành đi đến các chùa khác. Tỉnh lại nhà sư đi kiểm tra: quả thật trên những bệ thờ trống trơn. Ông cho rằng bọn trộm đã đột nhập, đành ra lệnh cho các sư tiểu trong chùa thay phiên nhau canh giữ đêm ngày. Tệ nạn mất đồ thờ cúng chấm dứt. Tuy nhiên nhiều vị sư nghi việc này do Lý Công Uẩn gây ra, nhưng không dám bầy tỏ với sư phụ Trụ Trì. Các ông tượng trong chùa cũng không đến tìm gặp Trụ Trì cáo biệt nữa.
Mấy hôm sau sự Trụ Trì lại mơ thấy hai vị hộ pháp của chùa khăn gói đến gặp mình, mặt buồn rầu, nói: Chúng tôi bái biệt ngài, sáng mai sẽ đi .
- Tại sao cac vị lại đi ?
- Thiên Tử (Con Trời - Vua) đầy chúng tôi xa 3000 dặm. Nhà sư toát mồi hôi hột vụt tỉnh, nghĩ: Hai vị hộ pháp trấn giữ trước cửa để đánh đuổi bọn quỷ. Giờ các vị đi, ai sẽ làm việc này - Vội gọi các công sự và đệ tử cùng ra xem thực hư ra sao. Mọi người đến trước hai ông hộ pháp một ông mặt đỏ, một ông mặt xanh. Hình hài của hai vị vẫn bình thường nhưng đằng sau lưng mỗi vị có một giòng chữ :
Đồ tam thiên lý (đày xa 3000 dặm). Những sư ông, sư bác hiểu ra vội xum vào lau giòng chữ nhưng không thể lau sạch. Một vị nghĩ ngay tới Lý Công Uẩn bảo - Để thằng Uẩn lau xem sao. Lý Công Uẩn được điệu đến. Cậu bé chỉ đưa tay phẩy nhẹ, giòng chữ kia tan ngay. Sư trụ trì giận lắm ra lệnh cho đệ tử bắt Lý đưa lên gác tam quan trước cổng chùa giam nhằm trừng phạt răn đẹ Đêm đó vào giữa tuần trăng, tiết trời se lạnh, nhà sư không yên tâm lò dò lên kiểm trạ Đến nơi thấy Lý Công Uẩn rét, nằm co quắp chân tay để giữ hơi ấm. Trông thật tội nghiệp. Động lòng thầy hỏi: Con đã biết lỗi chưa. Bây giờ con làm được bài thơ tự vịnh mình đang đêm nằm co, nếu hay, thầy cho xuống. Lý Công Uẩn suy nghĩ đoạn đọc :
Trời làm màn chiếu, đất làm chiên (Chăn)
Nhật, Nguyệt cùng ta một giấc yên.
Đang đêm chẳng dám giang, chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng.
Sư trụ trì thức tỉnh bởi bài thơ ứng khẩu của cậu bé mươi tuổi : Nằm co vì rét mà dám tự ví ''giang tay, duỗi chân sợ sơn hà xã tắc ngiêng ngả'' - Đó là khẩu khí của con trời (vua). Xâu chuỗi lại các sự kiện từ lúc cậu bé mới đến chùa... lời của các tượng phật... ông liên tưởng tới cơ trời... vội quyết định tập trung dậy dỗ Lý Công Uẩn... Hơn 10 năm sau Lý Công Uẩn đã dựng nghiệp lớn rồi lên ngôi lấy vương hiệu là Lý Thái Tổ, dời Kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đông Quan (Thăng Long - Hà Nội ngày nay). Một triều đại mà đạo Phật thịnh trị kéo dài được 8 đời hơn 100 năm.
Một thí dụ khác: Trạng Nguyên Lương Hữu Khánh lúc còn hàn vi, đi học nhưng nghèo khó. Một lần đi đò cùng các nhà sư, thấy vị sư trẻ mang một tay nải nặng đầy Oản, Chuối - theo gót nhà sư già. Khánh đói xin ăn. Nhà sư già không chọ Khánh nài nỉ: Học trò nghèo, ăn xin cửa Phật cớ sao lại từ chối. Nhà sư kia bảo: Nếu thực là học trò thì hãy làm một bài thơ Nhà sư và học trò nghèo cùng đi đò. Đò tới bến mà làm xong, thơ hay thì có bao nhiêu oản, chuối ta tặng cả. Lương Hữu Khánh đọc luôn:
Một hòm kinh sử níp kim cương
Ngươi, Tớ cùng sang một chuyến dương
Trong hội cồ đàm - Ngươi thoả thích
Trên ngôi đài các -Tớ nghênh ngang.
Truyện xưa, Ngươi vẫn căm Hàn Dũ(*)
Sử cũ Tớ còn giận Thuỷ Hoàng
Chốc nữa lên bờ ta tạm biệt
Ngươi thì lên Phật, Tớ lên Sang!
Hết bài thơ Đường luật cũng là lúc đò cập bến. Cảm phục tài học của Lương Hữu Khánh, nhà sư giữ lời hứa đưa cả tay nải oản, chuối cho người học trò nghèo -Trạng Nguyên Lương Hữu Khánh sau này.
Berlin, Giáp Thân 1/2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét