6/1/09

Phạm Quang Ngọc : Nhạc tiền chiến vẫn âm vang...

Nhạc Tiền Chiến vẫn còn hơi thở. Vẫn dìu dặt, âm vang vào cõi nhớ. Vẫn ve vuốt, nồng nàn, hiện thực qua từng môi hôn:

Ngồi bên em dưới trăng mơ màng
Lòng ngây ngất nhịp mấy cung đàn
Kề làn môi hương tình thơm ngát
Đôi lòng mơ ước ngày vui không tàn
Nhìn say sưa ánh trăng thanh bình
Kề bên má nàng nối tơ tình
Làn hương thu như còn lưu luyến
Duyên tình ngây ngất gần bên người tiên

Nhạc Tiền Chiến không buồn sao? Buồn lắm. Cái buồn của nỗi cô đơn khủng khiếp, nghe mưa thu rơi rơi mà lòng não nề, trầm mình vào cõi thiên thu:

.........
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời, chân buông mau
Dương thế bao la sầu
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
Mây ngỏ trời xanh
Chắc gì vui, mưa còn rơi, bao kiếp sầu ta nguôi...
(Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong)

Tôi nghĩ về nhạc Tiền Chiến mà lòng đã mây vương, suối giục oanh thề. Trải bao thăng trầm của lịch sử, dù chủ nghĩa có đòi "phanh thây quân thù" hay dọc lấp sông Bến Hải để "dựng một mùa hoa" trên đất quân Bắc, nhạc Tiền Chiến vẫn như cái đuôi con long kỳ vỹ cuốn hút trời mây. Vẫn như phép nhiệm mầu cho người yêu người dù có hẹn nhau vào cõi chết.

Nhạc Tiền Chiến là những lời tình tự thắm hồn Dân tộc. Có lãng mạn cũng là thứ tình tao nhã của đôi tay búp măng nàng quấn quýt trong tay chàng tháp bút. Của ánh trăng thề xuyên qua rặng tre kết thành những vô hình chung nhung nhớ. Nó không là thứ kết bằng mật đắng.Chà sát hình hài bằng móng vuốt thương đau, rồi nhảy cỡn quên mau, quên lãng.

Đi sâu vào nét nhạc Tiền Chiến, ta đã thấy gì? Ôi, đó là những tuyệt chiêu, thần kỳ còn lưu lại hậu thế, chẳng bao giờ phai nhòa và tắt tiếng. Đó là mạch suối tương vào lòng biển nhớ. Giọt lệ nhòa thành ánh lân tinh trong bụi cỏ về đêm. Nó còn là nỗi chắt chiu cho đời nay thương đến ngàn sau. Nét nhạc Tiền Chiến chảy dài như biển cả mênh mông. Trùng trùng điệp điệp đều quy về một mối: giòng âm thanh cho những nét lãng mạn khởi đầu tiếp tiếp những bến bờ văn nghệ không bao giờ đắp mô rẽ lối.

Còn nhớ những năm nào vào cuối thập niên 1930, cái gọi là âm nhạc cải cách sặc mùi Phu-Lang-Sa đã được các nam nữ sinh viên, học sinh... đua nhau hát ỏm tỏi. Ở ngay giữa lòng Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Trên sân khấu nhà hát Tây (Hà Nội). Âm vang khắp các bến cảng (Hải Phòng) Đến nay tuy trên 70 năm, nhạc Tiền Chiến vẫn chảy xuôi theo lòng người . Hương thời gian có phai, sông núi có chuyển mình, nhưng tiếng nhạc vẫn vận hành thành tiếng ru ời bao quanh chiếc nôi đời ngỡ như không bao giờ nhàm chán.

Nhạc sĩ Tô Vũ đã có những nhận định sắc bén về nhạc Tiền Chiến rõ ét như sau:

"Theo tôi, âm nhạc cải cách mở đầu với dòng âm nhạc lãng mạn. Tôi tạm gọi đó là tình ca về cái tôi" bàng bạc qua các tác phẩm của Dương Thiệu Tước, Dzoãn Mẫn, Văn Chung...

Đó là "tiếng lòng" ngân lên từ những chuyện tình riêng của họ. Hoặc mượn chuyện người khác để bày tỏ chuyện mình, tạm gọi là "tình ca người tạ.." (tài liệu theo bài viết của Nguyễn Tycal)

Khu vườn nhạc Tiền Chiến đủ trăm hồng, ngàn tía. Bạn thích Suối Mơ, Bến Xuân, Trương Chị.. ư! Đã có Văn Cao với nét bóng bẩy, tài hoa, đài các. Bạn thích hơi thu của bầu trời ảm đạm, mây mù? Đã có Đặng Thế Phong yểu tử với vài nét nhạc chín suối, mịt mờ: Giọt Mưa Thu, Đêm Thu..

Bạn thích chất hương đồng, cỏ nội, màu da giám nắng của cô gái quê ử Hoàng Quý sẽ dẫn đường, chỉ lối để bạn vểnh tai nghe ngóng, trố mắt nhìn theo sân tà áo của Cô Láng Giềng trong bóng Chiều Quệ Bạn thích rượt theo cuộc tình, nhưng tình ngoảnh mặt làm ngợ Nàng như Lá đổ Muôn Chiều. Chàng thôi đành cầm đàn tự vỗ về bằng nét nhạc Đoàn Chuẩn:

Thu đi cho lá vàng bay
Lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai người em nhỏ bé
Ngồi trong thuyền hoa, tình duyên đành dứt
....
Lá đổ muôn chiều, ôi lá úa
Phải chăng là nước mắt người đ7ỉ
Em ơi, đừng dối lòng
Dù sao chăng nữa không nhớ tình đôi ta
.....
Cuộc tình rượt bắt đó chỉ còn là:
Lá thu còn lại đôi ba cánh
Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi...
(Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn và Từ Linh)

Ôi nghĩ cho cùng, tình yêu như vậy quả bẽ bàng làm sao!!! Nhạc Tiền Chiến là ở vào thời điểm chia đôi hai miền Nam Bắc qua hiệp định Genèvẹ Chế độ miền Bắc (với hầu hết các tên tuổi gạo cội đều kẹt lại vì vương vấn quê hương không thê dứt tình ra đi) đã tro tàn bay theo gió những giòng nhạc mang cái "ta" tiểu tư sản sướt mướt, khiến các tác giả cưu mang ra nó cũng đành bóp bụng dấu nỗi oan khiên trong lòng.

Trái lại, nhạc Tiền Chiến bay bổng, lượn lờ khắp bầu trời miền Nam tự dọ Các danh ca đua nhau hát đã đành, con nhà lính cũng nổi máu giang hồ, tình bốc lên mặt, mà rằng:

Mối tình ta dở dang vì ai?
Ước nguyện như thế, nhưng chóng phai
Duyên tình hờ hững sống đời buồn khổ
Hết rồi ngày vui trong niềm ân ái
Ôi thời hạnh phúc đã trôi qua
Nhưng lòng ta vẫn luôn mơ xa
Mơ người yê quý nhớ lại tình cũ
Đ6ẻ cùng ta vang khúc tương phùng...
(Mơ khúc tương phùng của Lam Minh)

Những tên tuổi sáng chói, dù còn kẹt lại miền Bắc, giới yêu nhạc miền Nam vẫn chiêm ngưỡng, tôn lên hàng sư phụ: Văn Cao, Dzoãn Mẫn, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ...

Trong những năm ở thập niên 60 và 70 (chỉ tính đến ngày chế độ miền Nam sụp đổ), cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc đã tạo nên thảm cảnh

Giờ đây xương máu, xác phơi đầy đồng
Giờ đây máu hồng, ai đã trả xong
(Nợ Xương Máu của Phạm Duy)

Các nhạc sĩ gốc lính hay dân sự đều cho lính uống ngà ngà say bằng thứ tình "anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than ạ.a'..à... à..." Người ta gọi đó là thứ nhạc-lính-không-chết-con-giáp nào. Thứ nhạc này được mọi từng lớp dân chúng - dĩ nhiên cả những người khoác áo lính - truyền tụng không ngơi miệng. Đôi lúc rào rào như máy nước công cộng. Có lúc ngất ngây con tàu đi khi đêm về.

Các ca sĩ chuyên trị lại nhạc kể trên đều có một đời sống ấm no, sung túc. Trong khi lính chiến đến ngoài mặt trận thứ thiệt được vỗ âm bằng thứ tình "một chăm phần chăm em ơi" với cái chết ám ảnh không rời bỏ. Ngoài cái gọi là nhạc thương mại như thứ nước chảy rào rào ngoài máy nước làm chối tai người nghe, tác hại nhất vẫn là thứ nhạc phản chiến của những ông nhạc sĩ trốn lính, thích đu đưa vũng buồn trong căn gác đìu hiu gió chớm. Điển hình và rõ nét phải kể đến Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập....

Cũng may còn có sự đối chọi của nét nhạc mang tính khai phá, dấn thân mà phong trào Du Ca là một điểm son nổi bật trong dòng thác hỗn loạn, tưởng đâu nhạc Tiền Chiến đã bị chìm lỉm trong quên lãng. Nhưng tiếc thay, on chim đầu đàn Nguyễn Đức Quang, dù có gân cổ "xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương", vẫn chỉ là hồi trống thu không báo hiệu một hoàng hôn nắng tắt. Trong hai thập niên kể trên, âm nhạc miền Nam nói chung, đã có một bước tiến nhảy vọt. Chúng ta không thể không nhắc đến nét nhạc mang âm hưởng Tiền Chiến của những tài danh tuy còn trẻ mà tài năng đã chín muồi. Nét nhạc đài các, kiêu sa của Ngô Thụy Miên. Những tình khúc mang âm hưởng ấm áp nồng nàn, tha thiết như những lời tình trìu mến của Ngô Thụy Miên. Cái lãng đãng, sắt se trong thứ tình yêu tan vỡ, chia lìa của Ngô Thụy Miên.... Còn nhiều các tài danh đang lên trong giai đoạn khởi sắc của nét nhạc được gọi là hậu-tình-chiến cũng đi vào lòng người bằng thứ âm thanh ấm áp, vỗ về. Nổi bật là Y Vân và Lam Phương.

Cho dù có đau thương chia lìa, cho dù có yêu lính bằng thứ tình bôi-dầu-cù-là, cho dù có khánh tận cả thứ tình sông sâu, biển cả... Nét nhạc Tiền Chiến không la đà, mai một một, mà vẫn vươn cao, vượt thời gian và không gian bát ngát. Nhạc Tiền Chiến phải chăng là tiếng hót của loài họa mi lảnh lót trong khu vườn trăm hoa, ngàn tía?

Vâng, quả thật nhạc Tiền Chiến đi sâu trong lòng tôi như kiếp tơ tằm không bao giờ dứt ra được. Xin bạn hãy cùng tôi tịnh tâm, lắng nghe tiếng nhạc Tiền Chiến như giòng mật ngọt chắt chiu một đời....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét