Thanh Tâm Tuyền
Liên Đêm Mặt trời tìm thấy
Mai
1.
Hồn thảo mộc giấc ngủ
Nằm mơ những ngôi sao mặt trăng
lá đan mắt ngõ
hôn vào môi vào má vào răng
những lời thơ rất cũ
gõ cửa trái tim nàng
2.
Mùa hè lên tiếng cười trong bàn tay nước suối
mùa tóc mun
đẹp những khu rừng không bóng cây
3.
Em hoàng hôn trút áo
ngực gọi đêm về
vì còn đồi đá sỏi
cần lửa hôn gót chân
hành động tàn nhẫn
sao vỡ trên môi
Cỏ
Em bao giờ là thiên nhiên
anh cúi đầu xuống ngực
dòng mưa sắc lá
đau môi
Cỏ của hoa và hoa của cỏ
những ngón tay những gót chân những nụ cười
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín
cho thơm đường hôm nay đến sớm mai
hôn từ những ngày dài tội lỗi
chưa quên
Gai trắng con ngươi mở mù loà
hơi đất nằm trong tóc
thèm muốn mỗi hàm răng
từng móng vuốt
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
sống sót
Cỏ ơi cỏ kết thành lời
dàn nhạc huy hoàng
cô đơn
Giấc vụng về
tia nhọn sáng
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
những ngực thương nhau
không áo
vì cỏ dại rối bời
Chúng ta ôm thời gian trong suốt
chẳng phân vân
như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ
như lá cây thầm ngã phủ vai trần
như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng
Nguyên
Hãy quên hết trí nhớ. Em sẽ gặp lại thời
ấu thơ hay vĩnh viễn hay hãi hùng. Em sẽ
nhìn người mình yêu là mặt cô đơn sau lúc
chết, bóng trăng trên phông cảnh, tinh cầu
bay thất lạc.
Hồn anh nghiêng xuống dưới chân em sầu.
Hãy tưởng tới vô vàn vi thể di động trong
không gian. Và nụ cười như sóng truyền,
mặt biển đón đưa lời nói vẻn vẹn là tiếng
kêu lưu luyến.
Thử về sâu lòng địa ngục.
Hãy đặt hết lên môi những lãnh đạm gầy
còm trong trí tuệ. Ám ảnh hiện hình là
chiếc hôn đầy như nước nguyên. Nhiệt tình
đóng băng không sợ hãi mùa xuân. Em
nhìn ra anh đó.
Có bao nhiêu quá khứ, có bao nhiêu tương
lai chưa bằng phút này.
Hãy nhìn anh rất lâu, thật lâu. Cho tia mắt
gỡ dần những hình bóng u hoài phủ trên
xác ướp. Thời gian quay tròn quanh nó rồi
tan vỡ. Khởi đầu bằng thời khắc của chúng
ta.
Từ chối
Mang cơn dông trong một hồn đầy, những
nhớ thương cùng dĩ vãng. Chiều thu bay
cố nhớ thành phố tươi cười, vườn cây
trái mương tràn sông, hoa điên cỏ dại.
Còn muốn sống như nguồn nước đổ, sao
em trả lời bằng bệnh viện mắt kín mưa
đêm?
Người ta muốn thay đổi. Từ một giọt đất
nồng lên nhựa cây lên mật hoa. Từ một
quãng tối tăm thành con chim trên ngực
áo, ở đấy tiếng đập tim và hơi thở quyến
luyến cho đẹp những hình ảnh ôm ấp đắm
say mái tóc. Cuộc đời là một đứa trẻ con
bị hắt hủi sẽ lớn lên và người ta cần
thay đổi.
Trong cánh tay ôm của người tình lạnh lùng
bí mật như đêm khuya, em ngã vào để biết
mình nhảy qua hai bờ vực không.
Một thi sĩ nào đã nhủ: khi đặt một bàn tay
vào lòng một bàn tay thì hai bàn tay đã hoá
thành đôi chim sẻ. (nhưng đừng là những
bàn tay lạnh giá. Ôi, nỗi chết)
Giữa sống và mình, giữa chết và mình không
ngăn cách đừng tìm kiếm. Ði vào đám đông,
ngủ cô đơn trên giường bệnh hay sẽ nằm
mãi mãi ngoài nghĩa địa vẫn chẳng có gì
khác lạ.
Ðứa trẻ bị hắt hủi đòi được dong chơi
hè phố cùng người thân hay nằm giữa
cánh đồng đêm sao mùa hè mà ngó.
Chân lí ngây thơ là đứa trẻ đặt trái tim
lên bàn tay ngửa và muốn mọi người bắt chước.
Hơi thở sẽ chuyển dời kẻ tình địch lạnh
lùng bí mật như đêm khuya lẩn lút ngoài
bãi trống – định luật tự nhiên êm như
một hơi thở ấm đầu tiên trở lại.
Bài thơ của tháng Giêng
Con đường chưa ai tới
Màu hoa nào chưa ai trao nhau
Những nghĩa chữ còn hoang
Câu thề thốt lạ thường
Nơi không gian còn tiết trinh
Lửa ấm cho lời nói
Những đêm sao ở mắt nhìn
Bắt đầu từ trao tặng
Bắt đầu từ một lần hò hẹn
Cách nắm tay nghẹn ngào
Ngón tay âm thầm trò chuyện
Những bước chân thỏ rừng
Chạy trên cỏ sắc
Sợi tóc đen như một chuỗi cười
Trên chúm môi lá biếc
Những chòm hôn vội vàng
Làm những vì sao đổi ngôi
Anh muốn làm mới tình yêu
Thuở nhớ nhung chất ngất
Tưởng khoảng đường liên hành tinh
Giữa phố đông đón đợi
Những ước mơ hiền đi cùng mọi người
Trong vòng tay ôm xiết
Ý nghĩa những ước mơ
Những ảnh hình nghĩ chết
Anh phải làm mới tình yêu
Như sửa sang nhà cửa
Như xây dựng thành phố
Như vun bón ruộng vườn
Như nhìn vào vũ trụ
Khi thế giới vừa dựng
Sẽ mời mọc tình nhân
Khi mặt trời vừa thức
Ðòi gặp mùa xuân
Cho làn mi lá ngủ
Cho khoé mắt biển sâu
Cho đồi hoa bát ngát
Bài thơ tình đã bỏ
Ngôn ngữ thiên nhiên của mọi tình duyên là một
Phải làm mới tình yêu
Coi chúng ta là những người thứ nhứt
Trên trái đất này biết yêu nhau
Ðể những cặp tình nhân khác bắt chước
Ðể con cái sau này không khổ đau.
Nói về dĩ vãng
Hỡi Liên những Liên và Liên
Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa
kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng
hôn bàng hoàng màu khói nhạt. Hôm nay
quê hương từ bỏ, anh đau đớn làm đứa
con hoang đầu xó chợ.
Hỡi Liên những Liên và Liên
Dù một chút, đau thương, từ chối, tổ quốc
ta chạy dài trên địa ngục, xoè mở hai bàn
tay anh khóc đó – những ngón tay gầy
trơ xương chọn. Con đường đi buổi chiều
hấp hối, ôi buổi chiều sương mù.
Hỡi Liên những Liên và Liên
Anh muốn nghe một bài hát buồn – lời
anh không thành điệu – muốn nghe một
bản hát buồn. Thí dụ. Trưa nắng giữa
ngã năm ngã sáu có chợ có ga, đường tàu
mải miết. Bóng tối lặng thinh em hát lên
làm sao mà chịu đựng, hoa lá chia sầu. Một
góc bàn anh hôn mầu gỗ trống.
Hỡi Liên những Liên và Liên
Chẳng là anh ngông cuồng kiếm tìm tổ quốc vậy em biết không. Mà tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho hết. Chẳng là anh chót yêu em vậy em biết không? Mà khi yêu nhau, trong những đêm sao hằng hà, làm thế nào để quên được nhau.
Hỡi Liên những Liên và Liên
Chiều trên phi trường
Chiều trên phi trường anh bỗng nhớ em, nhớ
chuyến đi xa ước hẹn. Ðây mùa xuân không
đến, những đám cỏ hèn bên diện tích xi măng
khô, bánh thép lăn nhanh thành chấn động cuồng
điên, sự đổ vỡ của vô vàn ảo vọng, thuyền
không gian chở người đến mùa đông tuyết giá
đang già, anh ngồi lặng nhìn anh ở lại.
Bầu trời nắng như mầu bơ vơ, nắng nhiệt đới
xoè bàn tay run rẩy.
Tiếng động cơ xô anh vào bẫy, trên cát lầy lún
mãi, tuổi thiếu niên chạy về nhảy múa trên tóc
anh và gọi. Mày đã trồng những mặc cảm sum
suê trên thân đơn, những rễ chùm ác nghiệt
luồn tới não tuỷ mày, biết không một loài cây
ăn thịt. Mày đã đội vòng gai nhọn trên đầu,
máu tuôn, gai tẩm độc làm rữa dần vô thức.
Thôi mày hãy ôm khối lửa đỏ, định mệnh mày
cừu địch, những hân hoan ngu tối cùng tự do khốn nạn.
Một lần anh hỏi em: nếu anh cho em một điều
ước duy nhất trong một đời, em phải chọn?
Trong hộp đêm vừa đủ gió lùa giả tháng mười
ở quê hương đã mất, có tiếng hát sâu dầy
như quá khứ, giữa chúng ta, những người tình
đã hắt hủi anh, những người tình em liệng vào
quên lãng, anh dẫn em đi những vòng quanh
quẩn ngoài hiện tại để em nhìn vào mộng, em
đáp: em xin được đi xa.
Ðiều chẳng khi nào anh tưởng đến. Như tình
yêu buổi ngây thơ em vẫn còn hối tiếc.
Anh biết trả lời sao? Bởi anh thường tự phụ
hồn anh dài bằng vô cực năm ánh sáng cho dù
mãn kiếp anh chẳng thể nào vượt hết. Bởi anh
thường hổ thẹn khi nghĩ tổ quốc của riêng anh,
người mẹ thất lạc anh tìm kiếm, sẽ không
nhìn được mặt anh.
Ngày qua ngày, rồi em từ biệt, mang theo tình
yêu còn sống sót của hai đứa, tấm chăn đơn
của kẻ nghèo ngày đông tận, anh trần truồng,
dòng suối cạn từ nguồn không hay biển khơi
vẫn vồ vập.
Anh đưa tiễn em, gửi theo những giấc mộng
giấu kín hết đời, em lên đường và anh chỉ còn
chân tay tẻ nhạt vô duyên như xứ sở tang
thương vì bom đạn.
Chiều trên phi trường anh bỗng nhớ em, nhớ
chuyến đi xa hẹn ước.
Không bao giờ nữa.
Một chỗ trên ô tô buýt
Tặng Nguyễn
Buổi chiều vào chật khoang xe. Ðèn thắp lên.
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang xa dòng sông không bờ
Sau một ngày làm việc em mơ về khói ấm khuôn mặt riêng
Tôi nghĩ về cuộc đời thầm thầm hàng ngày
Trên những thành ô tô buýt người ta xô chạm vô tình
Tôi bám chặt cửa xe xin một chân đứng
Nhớ đến chúng bạn: một người bên Xóm Cỏ một người ngoài Phú Thọ
Muốn gặp nhau mang cảm tình qua hai chặng đường len giữa đám ồn ào
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành
Không tìm thấy bến không đỗ lại
Vai áo đã ướt đầy
Tóc em rét mướt
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trên tay
Xe còn chạy mưa hoài dòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe
Nhưng chúng ta không kiếm được một lời nào mà nói
Bài hát buồn
Tặng Ngọc-Dũng
Anh cần đốt điếu thuốc ấy
Vì có nụ cười sau làn khói
Với mầu mắt em hoàng hôn màu áo em
Trong buổi chiều miền đồi núi
Ðiếu thuốc như một lời
Trao gửi chưa thành nghĩa
Như tên em hay tên loài hoa nào biết được
Anh sợ những ngôn ngữ bơ vơ
Khóm rừng quên dưới thung lũng
Bầy cỏ hoang ven đường
Mọc lên trong hồn anh dại dột
Sau những chiều động bão
Những ngày kín sương mù
Nhưng điếu thuốc bỗng trở niềm hắt hủi
Khói tím buồn
Vì chiều theo chân em sang bên kia đồi
Nụ cười mang theo
Không rớt vì sao trên nền trời
Lẫn sau hàng thân cây cô đơn như mình anh
Mầu áo nhoà tan
Còn tưởng ấy mầu mắt lưu luyến
Em có biết sau lúc em từ biệt
Ðiếu thuốc cháy trên môi như người bạn chết
Hơi nóng khô nhành củi gãy tàn
Em có biết em cúi nhìn vào trang sách
Những chữ hoa tưởng tượng bắt đầu
Nguồn nước dữ cuốn trôi vùi hận sầu đen tối
Chôn xuống đáy biển sâu
Rồi anh bước trên những chiều dốc lạnh
Con đường duỗi dài cánh tay người chết đuối
Cầu cứu thành phố bỏ trốn đâu
Căn nhà nào của em
Lưng đồi đầu rừng cuối đường mòn
Bên những chùm lửa ấm
Em có thấy hư vô đắp dưới mền tóc dầy
Anh để mặc cỏ hoa ẩn náu vào mắt anh
Cả thiên nhiên thở lên man mọi
Với hết tự do còn ở ngón tay ngón chân tóc
Với hết hồn thơ nghiến chặt giữa răng giữa xương tuỷ
Như loài rễ cây độc
Anh chọn tình yêu không
Ðiên như đá
Bao giờ
Tặng Doãn Quốc Sỹ
Dù sao mai phòng triển lãm sẽ đóng cửa
(Rồi mở thêm lần nữa
Ðể làm gì)
Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng những ống khói tàu mệt lả
Ai xui rằng mùa măng chưa tới
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt
Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu
Muốn làm người học trò mười bảy tuổi
Ðạp xe trên đường đồng
Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây
Sẽ thăm những bà con thân thuộc
Một người em hay một bà dì
Trời sẫm
Như mắt
Như ngõ hoang hồn này
Hôm nay
Nghe lời hát quen quen
Người đàn bà ấy mang tên
Lời từ biệt
Trên một sân ga vắng
Tiếng kèn trầm của một chuyến ô-tô-ray
Ðầy dĩ vãng
Nếu đã đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng hay sang Bắc Ninh
Nếu đã đi từ Saigon xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Dầu Một
Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một mình
Như kẻ say rót rượu lấy mà uống
Cho vui thêm cuộc hành trình
(Ðúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi)
Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc.
Dạ khúc
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hi vọng
Nên anh dìu em đi xa
Ði đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Ði đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Ðể anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hanoi
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn hát mãi than van
Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
như bàn ghế không bầy
Thôi em hãy đứng dậy
người bán hàng đã ngủ sau quầy
anh đưa em đi trốn
những giày vò ngày mai
Sầu khúc
1.
Ðêm về khuya tình đã vắng như màn trời
Này em đan cho anh những ảo tưởng
Với ngây thơ nào em còn sót
Ngày chưa lên gió cuồng trong hắt hủi
Bạn bè chia tay ném bỏ lại cô đơn
Một mình anh mang nặng
Con đường quen anh bước vào con mắt ráo hoảnh
Và chua cay rơi lá rụng trên hè
Vùng biển đen dâng chùm anh tịch mịch
Nỗi đêm im bập bềnh hòn đảo nổi
Bỗng trôi đi bàng hoàng
Hãy trói lại bằng tóc xoã như hồn em ngơ ngác
Cây mải miết không thưa rời lưu luyến
Ðừng vội ném chuỗi cười xuống huyệt lạnh
Trên môi anh cúi nhìn dấu tích mối sầu
2.
Anh chìa hai bàn tay khô héo
Nỗi tự do buồn phiền
Hai bàn tay những con đường cỏ cháy
Mùa hè thiêu đốt cả cô đơn
Em giữ lấy
Anh còn đâu ngoài nỗi chết ôm ghì
Trong bóng đen trơ trụi nơi vàm sông
Anh tìm kiếm
Tuổi ấu thơ hòn cù lao xa khuất
Và tình yêu như đám lau buồn
Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm
Ở sau lưng ở trước mặt
Anh thả người trôi nổi
Toàn thân anh rũ liệt
Những loài rắn rết đỉa nhờm
Nâng niu như đồng loại
Anh vẫy hai bàn tay chới với
Gửi lại niềm trong trắng sót thừa
Tặng phẩm đớn hèn
Anh từ biệt
3.
Người con gái tóc dài
Ðêm lạnh trên đầu núi
Trời sao chừng lãng quên
Câu chuyện tình ngắn ngủi
Khúc romancero
Chàng gi-tan máu nóng
Nostalgic Blues
Chàng mọi đen lạnh lùng
Khúc xuân tình kĩ nữ
Là chiều nơi mắt em
Là chiều nơi nghĩa địa
Sầu nhỏ chôn chuyện tình
Ðây là một bài ca
Kể rằng nàng đã chết
Ðây là một bài ca
Kể rằng nàng đã sống
Cuộc đời như vết chém
Máu chảy xối từng hồi
Máu chảy mãi rồi ngừng
Thành lời than ri rỉ
Nàng hấp hối và chết
Như một bài ca thương
Khi đêm chạy trở lui
Người nào thổi harmonica
Tôi đến bằng mọi cách
Tiếng kèn khóc oà
Mưa bẩn sân ga
Toa tầu hạng ba
Chuyến xe hàng ốm yếu
Thổ mộ con ngựa già
Ðường mòn đưa đến huyệt
Ðứa trẻ con thổi harmonica
Trong hoàng hôn tóc rối
Tiếng kèn khóc oà
Từ biệt nàng tôi hỏi
Em đã chết rồi chăng?
Trong quan tài nàng đáp
Ôi đất lạnh mưa băng
Tôi tìm thần chết hỏi
Nàng được tự do chăng?
Thần chết câm và điếc
Tôi nắm tóc bắt gật đầu
Và trở về dương thế
4.
Ðêm nào em không ngủ
Cái chết vuốt ve môi em bằng những móng tay buốt sắc
Bầu trời sắp tan vào nước mắt
Bởi anh mang nhốt lời yêu đương trong đáy mùa đông
Và giấu ngọn lửa âm thầm huỷ thiêu kí ức
Em biết không? Em biết không?
Anh chối từ một nửa thế giới
Thế giới sương mù trong trí nhớ
Muốn chạm vào đỉnh nào bén nhọn của thân em
Anh đụng tới loài côn trùng kinh hoàng đang thở
Em biết không? Em biết không?
Trong ngục tù giam giữ những than van
Người ta kêu một mình
Thành tiếng động dửng dưng đống sắt rỉ hoen rơi đổ
Não óc anh hàng chấn song nguyền rủa
Em biết không? Em biết không?
Khi em đi qua những đường phố giẫm nát những giấc mộng theo đòi
Hi vọng dội lên trong mọi hồi trống rỗng
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều
Khóc thờ ơ ngoài không trung
Em biết không? Em biết không?
Anh đốt dần xác thịt như cành mọn
Giữa chiều mùa đông ở đây trong cốt tuỷ
Tuyệt vọng trần truồng
Anh mong em ngủ yên thần chết kiên nhẫn chờ trọn kiếp
Em biết không? Em biết không?
5.
Hắn bước ra giữa sân khấu dìu theo một
bóng hình tưởng tượng. Không, một bóng
hình trong suốt. Hắn gục đầu vào vai người
ấy mà khóc, không nước mắt, chỉ thấy hai
luồng khói đục thở ra theo lỗ mũi mờ mịt
cả gian phòng làm sặc sụa khán giả. Nhiều
người cay chảy nước mắt nguyền rủa trò đùa
vô ý thức. Mặt hắn bôi vôi trắng như tường
môi hồng như trẻ con. Hắn nhăn nhó: tôi
làm sao khóc được, lệ buồn có thể nhỏ,
như da mặt làm bằng vữa, tôi làm sao
khóc được trên khuôn mặt bất động này. Nói
xong hắn nhảy chân sáo, quấn cẳng vào nhau
mà không ngã xuống sàn trêu chọc khán giả.
Một người la: trò hề mày nhạt lắm, mày
phải ngã lộn mèo như con vật nào thảm hại
nhất cho tao cười với chứ. Hắn ngơ ngẩn,
đứng im hai tay buông thõng, người ta cười,
hắn không hiểu, người ta cười. Hốt nhiên
người hắn bay lên lơ lửng và bơi trong
không khí, hắn ném bỏ hết quần áo bốc mãi
lên trần rồi biến mất.
Hắn lại chạy ra giữa sân khấu. Lần này hắn
đứng về phía bóng hình trong suốt, đó là
một người đàn bà, gục đầu vào vai tên hề bây
giờ thành tưởng tượng. Ðó là một người
đàn bà thật đẹp. Người đàn bà khóc, tên hề
đang đóng trò, khóc nức nở. Họ đang chia
tay nhau, không thể nhìn thấy hai người
cùng một lúc, họ ngăn cách nhau bởi chỉ có
một người, người độc nhất là tên hề. Người
đàn bà thở than ấy tên hề than thở. Ðồ
ngu dốt khốn nạn, đồ kiêu căng hợm hĩnh.
Tên hề trở về vị trí của hắn, giơ tay xô mạnh
người đàn bà đẹp đã hoá ra trong suốt. Hắn
ra dấu với khán giả người đàn bà đã ngã,
đang quỳ mọp níu chân hắn, hắn lấy chân đá
hất, mặt ngửng lên lấy dáng thiểu não của
đại đế Napoléon trong trận chiến Waterloo.
Người đẹp đang lết lại gần như con sên hèn
yếu, hắn cầm lên tay và liệng vào buồng. Một
con chim bay ra, con dị điểu dữ tợn đáp
xuống vai hắn, thân hắn nghiêng ngả như
một pho tượng mất đế. Hắn rút trong người
lấy khẩu súng và bắn ngược lên vai, khẩu
súng phun nước ướt hết hai gò má. Con dị
điểu bay lên, móng sắt lột tước y phục của
tên hề, mỏ mổ lấy mặt nạ. Tên hề hiện
nguyên hình là Napoléon, Napoléon mắm
môi đang khóc.
Mày chỉ là tên hề buồn, tên hề buồn nhất
thế giới chẳng làm ai cười nổi.
6.
Như rừng cây trụi lá
Thở bằng cành khô
Cơn mộng hiền lành trở nên điên dại
Gỡ những lần tóc cháy
Nhìn vào mắt nhau
Con mắt thâm quầng như vết cắn
Trưa một màu Minh Châu
Trời hẹp hòi khôn kể
Phiêu lưu mãi là một nhà tù
Dãy tường câm chuyển động
Trên một triền vực sâu
Vũng nhỏ giữa bàn tay khô héo
Mang dấu tích tình yêu
Là những niềm bối rối
Chút hương trong miệng đắng
Như Minh Châu còn đây.
7.
Anh trở thành giấc mộng
Ðường cỏ hoang em trở về
Ðáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau
Cuộc biệt li nơi hư không
Con mắt nào ngó thấy
Mỗi lời như ngọn lửa
Ðốt những kỉ niệm tội lỗi
Anh bỏ trống hết cuộc đời
Những buổi chiều ban mai
Những nhớ nhung bầu trời
Những vuốt ve trên bàn tay
Âu yếm trên da mặt
Không gian trong tay ôm
Thời gian trong máu chảy
Anh bỏ trống hết mọi người
Những người đẹp như hi vọng
Những người thân như quê hương
Những kẻ thù một kiếp
Những bạn bè không rời
Em đã chết đã chết
Trong im lặng hết thảy
Hằng hà nỗi trống không
Của đỉnh cùng tuyệt vọng
Ôi đêm nay đêm nay đêm nay
Lăn lộn cùng gai góc
Trong hốc đá tối tăm
Ðớn đau ghì lấy em
Anh chỉ là giấc mộng
Một mình em vẫn biết
Chúng ta đã yêu nhau
Rồi anh sẽ ném trả
Hết nước mắt hết giọng cười
Hết phách hồn trí tuệ
Cho rừng sâu lịch sử loài người
Ðến gặp em chốn ấy
Trời mưa dông bao nhiêu ngày
Con đường băng thái dương
Khoảng chúng ta cách biệt.
Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Liên Đêm Mặt trời tìm thấy, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn 1964. Tác giả giữ bản quyền.
15/6/11
Thanh Tâm Tuyền - Tôi không còn cô độc (2 )
Thanh Tâm Tuyền
Tôi không còn cô độc
(tt)
Liên những bài thơ tình thời chia cách
I.
Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn-Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới
mà lòng sầu héo là trọng tội
anh cố gắng viết những lời thơ thật tự nhiên
như câu chuyện buổi còn gặp gỡ
như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ
anh gọi thầm một mình
trong giấc mơ phủ làn tóc biếc
anh biết anh gọi thầm một mình
LIÊN
II.
Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố
với những con đường anh đi qua một lần
để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng
(lần trở về anh ngồi xuống ghế dài
nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)
một phố bình dân có chợ và những quán ăn
giản dị như trang nhật kí của anh
ngày bắt đầu yêu em
III.
Trời trắng cánh tay mặc áo ngắn
những cuốn sách nhỏ truyền tay
được viết cho những người ngày mai
cuộc đời tối tăm đòi ánh sáng
anh nâng niu cuốn sách nói đến cách mạng
nói đến người tâm hồn trái tim tự do
nói đến anh và em
hoàn toàn cởi mở
IV.
Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
thành phố đau từ mỗi cột đèn
mỗi bực thềm cửa đóng
em đi không nón không áo choàng
mưa tầm tã
những cửa sổ đêm muốn hé ra
nổi loạn
và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm
và rực rỡ nhớ thương
V.
Nét cong môi hồng mắt tình cờ
ngực hoa yếu đuối
những miền không gian được gọi qua
tình yêu không thẹn thùng
đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh từ ngõ Hội vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
tà áo bàn tay hương trẻ con
hoàng hôn tỉnh
kim khí khua trong bước trở về nhà cửa
sự vắng mặt không thể lâu hơn nữa
thù nghịch tan vào hơi thở
trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm
tình yêu mầu nhiệm hoàn thành
vĩnh viễn
VI.
Anh xin em ngọn tóc cỏ cái hôn tím
mắt chợt xẩm chiều
bởi trôi qua những miền tâm sự viếng thăm
có thể em chết trước khi anh kịp về
mùa lạnh gian phòng cũ
không ai khép cửa sổ
cúi xuống viền mi những bóng tối bên ngoài
có thể rồi anh sẽ yêu người đàn bà thứ hai
anh không chối
nhưng mãi mãi em còn là đất dĩ vãng
mà rễ tình cảm đòi bén gần
và những viên gạch những lối xưa
còn chiêm bao gót em mềm âu yếm
em ơi tình yêu thường đến vào buổi chiều
khoe cánh tay quyến rũ
nhưng không là buổi chiều
đúng hơn là buổi sáng rừng tâm hồn ta
vậy sao em lại ngủ
ngủ trong lòng mộ trong nghĩa địa thân thể anh
với áo cỏ may châm da thịt
anh đã đến từ biệt lùa mái tóc vào những ngón tay
những giọt lệ sương lấp lánh
anh hứa trở về không đối diện với thù
dòng sông chỉ còn tiếng sóng vỗ
cười tung lồng ngực chứa chan
thành phố đứng cao làm hiệu
rằng anh còn trở về
rằng anh còn người yêu
nàng công chúa ngủ trong rừng không giận hờn
LIÊN
Vĩ tuyến
Nói thầm với nhau
bằng bàn tay
người nằm đường ngăn trên trán đau
nói thầm với nhau
bằng vuốt ve
người nằm đường ngăn tim rách nát
nói thầm với nhau
bằng giận dữ
người nằm đường ngăn chém thịt da
nói thầm với nhau
bằng thân thể
nói thầm với nhau
bằng yêu thương
nói thầm với nhau
thật đằm thắm
cuộc đời nhược tiểu cuộc đời nhược tiểu
nói thầm với nhau
dù vĩ tuyến
Lệ đá xanh
Tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Kêu gọi
Bài thơ chưa thành mở ngỏ
người nào đọc trộm rồi
hôm qua là bóng tối
hôm nay là ngày mai
tôi ngồi trên bãi biển
trời thì xanh
mây bông bênh
sóng dữ cũng thành hiền
thuyền căng buồm lại bến
cá ngon chật khoang
anh bạn chài trần ngực
tôi vẽ chữ Tự-do
mọi người cười ào ạt
tôi ngừng xe giữa lối
ném lời hát lên đầu
em bé trên đồi hoa
rỡn xong về vườn nhà
ông bà em thường kể
chúng nó lôi người hành hình giữa chợ
cướp hết đồng cỏ riêng
thân trâu ngựa kéo cày
ở đây còn ai không tự-do
Tôi gặp người trại chủ Ðông-Âu
được biếu ổ bánh mì
vàng bắp tay thân mật
màu rượu đỏ tấm lòng
ngày trước suối không đủ nước chảy vào làng
vựa thóc trống hoang
tôi gửi ông hình ảnh Tự-do về các bạn
qua đêm ngủ giữa lúa đầy
tôi còn ghé Bình-Nhưỡng
thăm sức khoẻ Cao-li
chúng nó nằm dưới nền nhà vừa dựng
trên cao tôi nhòm Hà nội
những nét Tự-do lồ lộ mặt đường
ấy chữ những người thân yêu tù tội
kêu gọi chúng tôi
làm lại nhà tranh thoáng ngang biệt thự
người giầu thân thiết kẻ nghèo
chia nhau từng tấm áo
tôi khắc Tự-do vào mỗi tâm hồn
hôm qua là bóng tối
hôm nay là ngày mai
bài thơ chưa thành mở ngỏ
người nào đọc trộm rồi
hãy mời anh viết nối
Người yêu
Chúng tôi chạy trên mùa xuân
ngoài căn phòng riêng
dù cửa sổ
chúng tôi chạy trên mùa xuân
cỏ sương quyến rũ
người yêu nắm cánh tay
không cần những con đường
có thể một lối mòn đã khuất
có thể những đồng hoa đỏ ngút đầu
có thể là bờ ruộng đất non
để chúng tôi nhường nhau chút bước
người yêu nắm cánh tay
chúng tôi chạy trên mùa xuân
mặt trời luôn luôn nhảy nhót tươi cười
con chim nhỏ hót tặng chúng tôi
rằng sao quên chim lâu thế
người yêu khoe hàm răng
ở đâu hình như tiếng bể
ngọt hiền măng sữa
em ơi sao chưa dừng lại
chúng ta vào châu thành
anh thong thả lên thư viện
mở những cuốn sách mùa xuân bay qua nét trắng
người yêu nắm cánh tay
cười tiếng suối
băng qua những cuộc đời ào ào thành phố
cửa nhà rộng choang choang
hai người bạn tình rõi chúng ta trên mắt gác
sao chưa dừng lại em ơi
trong kia làng mở hội
em vào vườn trèo lên cây bưởi
mời mọi người dự đám cưới đôi ta
mùa xuân làm bà mối
người yêu nắm cánh tay
hình ảnh ngoài trời ngỡ vỡ con ngươi
chúng tôi chạy trên mùa xuân
Người ta chỉ yêu khi tự do
không bao giờ chúng tôi dừng lại
chúng tôi chẳng yêu một mình
người yêu nắm cánh tay
bao nhiêu rừng núi không thoả sức
phải bơi qua đại dương
nối liền lục địa
mùa xuân cầm nhịp
tất cả tim hát
Người ta chỉ yêu khi tự do
Từ bao giờ
Tặng Ngọc Dũng
Ðêm không là đêm trên một đường. Người nào đứng lên cho bóng mình to gấp tiếng nói.
Tiếng nói gọi về phiá trước, bước sóng dài. Người sẽ gói vào lòng tay.
Không chờ sự dao động. Trán bình yên.
Gửi những hơi thở đã đốt lửa trái tim vào những gì sắp xuất hiện. Phải không em? Không có trơ trọi bởi vì sự vật nằm triền miên cùng nhau. Chẳng lẽ anh mãi phải là anh và em mãi phải là em thì đau khổ.
Tôi hỏi: từ bao giờ anh thôi là anh để là em?
Mùa châu ngọc cũng không biết
Từ bao giờ
Tôi không còn cô độc
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
những người đến đây
mỗi bàn tay nằm một lòng tay
trái tim hồi hộp
chúng tôi cúi chào
ngày họp mặt
mùa xuân bình minh vừng trán
mùa xuân tinh con ngươi
mùa xuân mềm mái tóc làn môi
móng tay bóng như lộc mới
chúng tôi cúi chào
hằng năm họp mặt về mùa xuân
mùa hè là của biển khơi
mùa thu rủ nhau lên rừng
mùa đông về khép cửa
ngồi bên bếp lửa
sửa soạn tâm hồn
cho ngày gặp gỡ
suốt mùa xuân
mọi người thành thi sĩ
Một giọng
Thi sĩ ôi thi sĩ
ai cười tôi chịu lỗi
một phút là thi sĩ
đủ sáng tâm hồn đầy cuộc đời
được làm thi sĩ suốt mùa xuân
tôi quỳ gối ngắm bầu trời
ân huệ lớn lao cho chúng ta
Hợp xướng
Mọi người thành thi sĩ
cuộc đời hôm nay bao nhiêu lần thơ
Thi sĩ vào
Thi sĩ
Không giận hờn tủi nhục áp bức
mặt ai đều đứng thẳng
thở cùng nhịp ngọt người yêu
người có thể đặt trái tim mình ra ngoài
hay trong trái tim một người
nào ai cấm đoán
Hợp xướng
Người từ phương nào đến
được mời hay tình cờ
Thi sĩ
Hãy ngắm tôi như thế
hôm qua tôi còn ngủ sau ngọn đồi
cách một dòng sông
ngoài nghĩa địa
hôm qua mùa đông tôi cô đơn
khi mọi người khép cửa đốt lửa sưởi tâm hồn
dù chẳng được mời
tôi trở dậy
hội xuân nào chật hẹp
hồn tôi không vướng víu bao nhiêu
Một giọng
Hỡi người ngoài nghĩa địa
tôi thay mặt đón mời
hội xuân luôn ngỏ cửa
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
người đến trái tim ngửa bàn tay
Thi sĩ
Hãy ngắm tôi như thế
cởi cho tôi cô đơn
hoàng hôn sẽ không vào thớ đất
mắt nhìn bõ thương yêu
Một giọng
Không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
Hợp xướng
Không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
không bao giờ quên
không bao giờ quên
Một em gái
Tiến đến trước mặt thi sĩ
Hỡi thi sĩ
tôi đã nhận ra người
bài thơ ở trong lời êm ấy
bài thơ ở sâu hút mắt này
tôi đã nhận ra người
hỡi thi sĩ
hôm nào người đã viết
hãy gọi tôi là thi sĩ
hỡi người được sống ngày mai
Hợp xướng
Ôi chao thi sĩ
chúng tôi được sống ngày mai
đồng chúc mừng thi sĩ
Một giọng
Người hãy nói thành lời
thơ người tôi thuộc cả
các bạn đọc lên đi
câu tự do âu yếm
Tiếng ồn ào đọc thơ của mọi người, em gái
ra ngoài và trở vào tay cầm vòng hoa
Em gái
Hội xuân kính tặng vòng hoa
người nói thành lời
chúng tôi uống sữa
Quay vào trong
giữ cho hơi thở nhịp nhàng
thi sĩ bắt đầu lên tiếng
Một giọng
Thi sĩ bắt đầu lên tiếng
Thi sĩ
Cảm ơn mọi người
cảm ơn hội xuân rộng lớn
những người dự hôm nay
tôi thấy những cặp mắt ngước
những búp tay hồng bâng khuâng
mầu áo trưng vui
tôi còn nhìn thấy đi vào
ở cuối dãy
một người hôm qua
mùa đông đậu lại trên mái tóc
trên chân run
Ông già vào
Người chưa ngủ ngoài nghĩa địa
độc nhất hôm nay
bằng những con đường
bờ cỏ song song
cây cao ngất
bằng những con đường mềm mềm nhẹ nhàng
qua đồng cỏ xanh
đường nhiều hoa và nhà cửa
người đến đây
những ngày hôm nào
hầm hố mìn chông
(đồ vật giết người)
những ngày hôm nào
không đủ lối băng ngang
những ngày hôm nào
mắt đỏ đau thương
những ngày hôm nào
môi tím nhục nhằn
những ngày hôm nào
mặt toác giận hờn
Hợp xướng
Những ngày hôm nào
những ngày hôm nào
Thi sĩ
Những ngày đã sống trói tay
những ngày đã sống tù đầy
lòng tôi điên cuồng
mồm tôi khấn nguyện
tự do tự do tự do tự do tự do
em gái cười riễu cợt
chữ tự do không nghĩa
mỗi người đã chính một tự do
hãy tưởng tượng
những ngày băng ngục
đêm dài vô kể
tôi chẳng dám chạm tay người yêu
khi ấy chúng tôi là hai xác cứng
tôi đau quằn quại từng mảnh thịt
phải có tự do chỉ có tự do
không chúng tôi thành súc vật
người mất nơi trú ẩn
lang thang như bầy cừu
được lùa nhốt trong chuồng lớn
rào gai sắc chết người
người bị móc con ngươi trái tim tinh thần
ném vào thú dữ
cấu xé nhau
Hợp xướng
Ôi ghê tởm
ôi hãi hùng
cuộc đời hôm qua
hàng triệu hàng triệu linh hồn gục ngã
Một giọng
Tôi quỳ ngắm bầu trời
đó quả là sự thực
như màn xanh thắm kia sao
Em gái
Tôi đã đọc thơ người
đau từng nhát chém
tôi mãi còn hối hận
vết nhớp của người qua
Ông già
Quá khứ quá khứ
hãy ném về hôm qua
giận hờn tủi nhục áp bức đoạ đầy
không còn ám ảnh
tôi vào dự hội vui
kêu lớn rằng: tự do
Hợp xướng
Tự do tự do
tự do tình biển cả
yêu chẳng xuể cuộc đời
Thi sĩ
Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ
Hợp xướng
Chúng tôi được sống ngày mai
và gọi người trìu mến
hỡi thi sĩ chúng tôi
Thi sĩ
Tôi ngủ ngoài nghĩa địa một mình
quanh tôi là người khác
chúng tôi cùng cô độc
người yêu tôi chết mãi phương xa
bởi vì đất đai chia năm xẻ bảy
bởi vì tâm hồn vỡ vụn thuỷ tinh
tôi không biết mộ nàng
người yêu tôi chưa bao giờ ngỏ
nói làm sao khi chưa tự do
hôm nay tôi dự hội
hôm nay dùng mắt nhìn
hôm nay dùng lời dịu
cô độc phút tan tành
tôi không còn cô độc
Ông già
Tôi không còn cô độc
Hợp xướng
Tôi không còn cô độc
Em gái
Không ai còn cô độc
nối kết bằng âm thanh
nối kết bằng ánh sáng
nối kết bằng tự do
bằng cườm tay mắt nhìn
bằng tim đập hơi thở
không ai còn cô độc
Hợp xướng
Không ai còn cô độc
không ai còn cô độc
Người yêu vào
Người yêu
Tôi đi vào hội xuân
thân thể còn nô lệ
thế kỉ vui hớn hở
hãy thương thế kỉ qua
bằng tự do tất cả
giải thoát tôi
tôi không những cô độc
còn nhục nhằn bẩn thỉu xác xơ
Thi sĩ
Ôi người yêu thuở cũ
tôi không chờ em bao giờ
Người yêu
Hội xuân lan thành bước
tôi chết ở ven rừng
cùm xích đeo tay
mắt điếc tai câm giác quan lạnh cứng
Thi sĩ
Em về đây rồi
ngực toang hơi thở rưng rưng
hôm nay tự do anh phải nói
hãy yêu tôi hỡi người yêu mấy kiếp
Người yêu
Hãy yêu tôi hỡi người yêu mấy kiếp
tiếng chân nào ròn ngõ hồn vắng lạ
nắng bay về đó
màu vàng đuổi màu đen
kẻ thù ăn năn khóc nức
Ông già
Chúng cũng cô đơn không kém
chết trần truồng
chúng ta đã thương mà liệm vải
Người yêu
Có phải anh đi về chân trời
theo đường biển
ôi tâm hồn em thoắt sáng
mùa xuân vây quanh
ấm bao nhiêu những người thân thuộc
tình yêu cười ở giữa
Thi sĩ
Tôi ca hát muôn đời
tưởng không còn họp mặt
hỡi những người mùa xuân
Người yêu
Em thành người yêu
không cô độc
cho em nắm tay
đo âu yếm
còn bao giờ còn bao giờ xa cách nữa không
Thi sĩ
Tôi không còn cô độc
Em gái
Mọi người dự hội xuân
không ai còn cô độc
Hợp xướng
Không ai còn cô độc
Ông già
Tôi có thể ra ngủ ngoài nghĩa địa
thế kỉ lớn hoàn toàn
Ông già ngã xuống
Hợp xướng
Không bao giờ quên ngủ ngoài
nghĩa địa
Thi sĩ
Hãy hát lên em
rằng đời không cô độc
rằng đời mãi mãi tự do
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
những người đến đây
mỗi bàn tay nằm một lòng tay
trái tim hồi hộp
chúng tôi cúi chào
ngày họp mặt
đầy đủ những người chết cô đơn
đau cô độc
thi sĩ và người yêu
hoa đào bay trên không trung
chim chóc viền mọi con đường
không bao giờ chúng tôi quên người ngủ ngoài địa
mộ thi sĩ người yêu sẽ cạnh nhau
Một giọng
Hỡi người thi sĩ đau cô độc
tôi khắc tặng người tấm bia
Ở đây ngủ một người muôn đời
thi sĩ
Hợp xướng
Ở đây ngủ một người muôn đời
thi sĩ
Mục lục
Ở đây tôi là vị hoàng đế
Phục sinh
Mặt trời
Ðịnh nghĩa một bài thơ hay
Ôi anh em cộng hoà
Trưởng thành
Phiên khúc 20
Bằng hữu
Bến tàu
Mắt biếc
Tình yêu giữa đám đông
Kiến trúc
Hoa
Tình cờ
Tù binh
Bài thơ chữ số
Thành phố
Hình ảnh
Của em
Một bài thơ
Gửi Quách Thoại
Của Duy Thanh
Chim
Mưa ngủ
Nhịp ba
Liên Những bài thơ tình thời chia cách
Vĩ tuyến
Lệ đá xanh
Kêu gọi
Người yêu
Từ bao giờ
Tôi không còn cô độc
Nguồn: Tôi không còn cô độc, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Việt xuất bản. Ngọc Dũng và Jacques Halpern vẽ bìa. Duy Thanh minh hoạ và Mặc Đỗ trình bày. Bìa trước hoạ phẩm của Ngọc Dũng. Bìa sau hoạ phẩm của J. Halpern. Thanh Tâm Tuyền nhìn bởi Duy Thanh. Ngoài những cuốn thường còn in thêm 13 bản quý không bán đề Đỗ Thạch Liên – Mai Thảo - Nguyễn Sỹ Tế - Doãn Quốc Sỹ - Trần Thanh Hiệp – Quách Thoại - Trọng Lang - Ngọc Dũng – Duy Thanh – Hà Việt Phương - Trần Lê Nguyễn - Mặc Đỗ - Đạm Minh – và 100 bản đánh số từ I đến C dành riêng cho các bạn yêu thơ. Tất cả những bản này đều có một phụ bản đặc biệt độc nhất của Duy Thanh và chữ kí tác giả. Bản quyền là của tác giả. In tại nhà in HỢP LỰC (Việt Nam) xong ngày 15-10-1956, giấy phép số 1160/TXB (3-9-1956).
Tôi không còn cô độc
(tt)
Liên những bài thơ tình thời chia cách
I.
Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn-Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới
mà lòng sầu héo là trọng tội
anh cố gắng viết những lời thơ thật tự nhiên
như câu chuyện buổi còn gặp gỡ
như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ
anh gọi thầm một mình
trong giấc mơ phủ làn tóc biếc
anh biết anh gọi thầm một mình
LIÊN
II.
Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố
với những con đường anh đi qua một lần
để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng
(lần trở về anh ngồi xuống ghế dài
nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)
một phố bình dân có chợ và những quán ăn
giản dị như trang nhật kí của anh
ngày bắt đầu yêu em
III.
Trời trắng cánh tay mặc áo ngắn
những cuốn sách nhỏ truyền tay
được viết cho những người ngày mai
cuộc đời tối tăm đòi ánh sáng
anh nâng niu cuốn sách nói đến cách mạng
nói đến người tâm hồn trái tim tự do
nói đến anh và em
hoàn toàn cởi mở
IV.
Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
thành phố đau từ mỗi cột đèn
mỗi bực thềm cửa đóng
em đi không nón không áo choàng
mưa tầm tã
những cửa sổ đêm muốn hé ra
nổi loạn
và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm
và rực rỡ nhớ thương
V.
Nét cong môi hồng mắt tình cờ
ngực hoa yếu đuối
những miền không gian được gọi qua
tình yêu không thẹn thùng
đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh từ ngõ Hội vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
tà áo bàn tay hương trẻ con
hoàng hôn tỉnh
kim khí khua trong bước trở về nhà cửa
sự vắng mặt không thể lâu hơn nữa
thù nghịch tan vào hơi thở
trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm
tình yêu mầu nhiệm hoàn thành
vĩnh viễn
VI.
Anh xin em ngọn tóc cỏ cái hôn tím
mắt chợt xẩm chiều
bởi trôi qua những miền tâm sự viếng thăm
có thể em chết trước khi anh kịp về
mùa lạnh gian phòng cũ
không ai khép cửa sổ
cúi xuống viền mi những bóng tối bên ngoài
có thể rồi anh sẽ yêu người đàn bà thứ hai
anh không chối
nhưng mãi mãi em còn là đất dĩ vãng
mà rễ tình cảm đòi bén gần
và những viên gạch những lối xưa
còn chiêm bao gót em mềm âu yếm
em ơi tình yêu thường đến vào buổi chiều
khoe cánh tay quyến rũ
nhưng không là buổi chiều
đúng hơn là buổi sáng rừng tâm hồn ta
vậy sao em lại ngủ
ngủ trong lòng mộ trong nghĩa địa thân thể anh
với áo cỏ may châm da thịt
anh đã đến từ biệt lùa mái tóc vào những ngón tay
những giọt lệ sương lấp lánh
anh hứa trở về không đối diện với thù
dòng sông chỉ còn tiếng sóng vỗ
cười tung lồng ngực chứa chan
thành phố đứng cao làm hiệu
rằng anh còn trở về
rằng anh còn người yêu
nàng công chúa ngủ trong rừng không giận hờn
LIÊN
Vĩ tuyến
Nói thầm với nhau
bằng bàn tay
người nằm đường ngăn trên trán đau
nói thầm với nhau
bằng vuốt ve
người nằm đường ngăn tim rách nát
nói thầm với nhau
bằng giận dữ
người nằm đường ngăn chém thịt da
nói thầm với nhau
bằng thân thể
nói thầm với nhau
bằng yêu thương
nói thầm với nhau
thật đằm thắm
cuộc đời nhược tiểu cuộc đời nhược tiểu
nói thầm với nhau
dù vĩ tuyến
Lệ đá xanh
Tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Kêu gọi
Bài thơ chưa thành mở ngỏ
người nào đọc trộm rồi
hôm qua là bóng tối
hôm nay là ngày mai
tôi ngồi trên bãi biển
trời thì xanh
mây bông bênh
sóng dữ cũng thành hiền
thuyền căng buồm lại bến
cá ngon chật khoang
anh bạn chài trần ngực
tôi vẽ chữ Tự-do
mọi người cười ào ạt
tôi ngừng xe giữa lối
ném lời hát lên đầu
em bé trên đồi hoa
rỡn xong về vườn nhà
ông bà em thường kể
chúng nó lôi người hành hình giữa chợ
cướp hết đồng cỏ riêng
thân trâu ngựa kéo cày
ở đây còn ai không tự-do
Tôi gặp người trại chủ Ðông-Âu
được biếu ổ bánh mì
vàng bắp tay thân mật
màu rượu đỏ tấm lòng
ngày trước suối không đủ nước chảy vào làng
vựa thóc trống hoang
tôi gửi ông hình ảnh Tự-do về các bạn
qua đêm ngủ giữa lúa đầy
tôi còn ghé Bình-Nhưỡng
thăm sức khoẻ Cao-li
chúng nó nằm dưới nền nhà vừa dựng
trên cao tôi nhòm Hà nội
những nét Tự-do lồ lộ mặt đường
ấy chữ những người thân yêu tù tội
kêu gọi chúng tôi
làm lại nhà tranh thoáng ngang biệt thự
người giầu thân thiết kẻ nghèo
chia nhau từng tấm áo
tôi khắc Tự-do vào mỗi tâm hồn
hôm qua là bóng tối
hôm nay là ngày mai
bài thơ chưa thành mở ngỏ
người nào đọc trộm rồi
hãy mời anh viết nối
Người yêu
Chúng tôi chạy trên mùa xuân
ngoài căn phòng riêng
dù cửa sổ
chúng tôi chạy trên mùa xuân
cỏ sương quyến rũ
người yêu nắm cánh tay
không cần những con đường
có thể một lối mòn đã khuất
có thể những đồng hoa đỏ ngút đầu
có thể là bờ ruộng đất non
để chúng tôi nhường nhau chút bước
người yêu nắm cánh tay
chúng tôi chạy trên mùa xuân
mặt trời luôn luôn nhảy nhót tươi cười
con chim nhỏ hót tặng chúng tôi
rằng sao quên chim lâu thế
người yêu khoe hàm răng
ở đâu hình như tiếng bể
ngọt hiền măng sữa
em ơi sao chưa dừng lại
chúng ta vào châu thành
anh thong thả lên thư viện
mở những cuốn sách mùa xuân bay qua nét trắng
người yêu nắm cánh tay
cười tiếng suối
băng qua những cuộc đời ào ào thành phố
cửa nhà rộng choang choang
hai người bạn tình rõi chúng ta trên mắt gác
sao chưa dừng lại em ơi
trong kia làng mở hội
em vào vườn trèo lên cây bưởi
mời mọi người dự đám cưới đôi ta
mùa xuân làm bà mối
người yêu nắm cánh tay
hình ảnh ngoài trời ngỡ vỡ con ngươi
chúng tôi chạy trên mùa xuân
Người ta chỉ yêu khi tự do
không bao giờ chúng tôi dừng lại
chúng tôi chẳng yêu một mình
người yêu nắm cánh tay
bao nhiêu rừng núi không thoả sức
phải bơi qua đại dương
nối liền lục địa
mùa xuân cầm nhịp
tất cả tim hát
Người ta chỉ yêu khi tự do
Từ bao giờ
Tặng Ngọc Dũng
Ðêm không là đêm trên một đường. Người nào đứng lên cho bóng mình to gấp tiếng nói.
Tiếng nói gọi về phiá trước, bước sóng dài. Người sẽ gói vào lòng tay.
Không chờ sự dao động. Trán bình yên.
Gửi những hơi thở đã đốt lửa trái tim vào những gì sắp xuất hiện. Phải không em? Không có trơ trọi bởi vì sự vật nằm triền miên cùng nhau. Chẳng lẽ anh mãi phải là anh và em mãi phải là em thì đau khổ.
Tôi hỏi: từ bao giờ anh thôi là anh để là em?
Mùa châu ngọc cũng không biết
Từ bao giờ
Tôi không còn cô độc
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
những người đến đây
mỗi bàn tay nằm một lòng tay
trái tim hồi hộp
chúng tôi cúi chào
ngày họp mặt
mùa xuân bình minh vừng trán
mùa xuân tinh con ngươi
mùa xuân mềm mái tóc làn môi
móng tay bóng như lộc mới
chúng tôi cúi chào
hằng năm họp mặt về mùa xuân
mùa hè là của biển khơi
mùa thu rủ nhau lên rừng
mùa đông về khép cửa
ngồi bên bếp lửa
sửa soạn tâm hồn
cho ngày gặp gỡ
suốt mùa xuân
mọi người thành thi sĩ
Một giọng
Thi sĩ ôi thi sĩ
ai cười tôi chịu lỗi
một phút là thi sĩ
đủ sáng tâm hồn đầy cuộc đời
được làm thi sĩ suốt mùa xuân
tôi quỳ gối ngắm bầu trời
ân huệ lớn lao cho chúng ta
Hợp xướng
Mọi người thành thi sĩ
cuộc đời hôm nay bao nhiêu lần thơ
Thi sĩ vào
Thi sĩ
Không giận hờn tủi nhục áp bức
mặt ai đều đứng thẳng
thở cùng nhịp ngọt người yêu
người có thể đặt trái tim mình ra ngoài
hay trong trái tim một người
nào ai cấm đoán
Hợp xướng
Người từ phương nào đến
được mời hay tình cờ
Thi sĩ
Hãy ngắm tôi như thế
hôm qua tôi còn ngủ sau ngọn đồi
cách một dòng sông
ngoài nghĩa địa
hôm qua mùa đông tôi cô đơn
khi mọi người khép cửa đốt lửa sưởi tâm hồn
dù chẳng được mời
tôi trở dậy
hội xuân nào chật hẹp
hồn tôi không vướng víu bao nhiêu
Một giọng
Hỡi người ngoài nghĩa địa
tôi thay mặt đón mời
hội xuân luôn ngỏ cửa
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
người đến trái tim ngửa bàn tay
Thi sĩ
Hãy ngắm tôi như thế
cởi cho tôi cô đơn
hoàng hôn sẽ không vào thớ đất
mắt nhìn bõ thương yêu
Một giọng
Không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
Hợp xướng
Không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
không bao giờ quên người ngủ ngoài nghĩa địa
không bao giờ quên
không bao giờ quên
Một em gái
Tiến đến trước mặt thi sĩ
Hỡi thi sĩ
tôi đã nhận ra người
bài thơ ở trong lời êm ấy
bài thơ ở sâu hút mắt này
tôi đã nhận ra người
hỡi thi sĩ
hôm nào người đã viết
hãy gọi tôi là thi sĩ
hỡi người được sống ngày mai
Hợp xướng
Ôi chao thi sĩ
chúng tôi được sống ngày mai
đồng chúc mừng thi sĩ
Một giọng
Người hãy nói thành lời
thơ người tôi thuộc cả
các bạn đọc lên đi
câu tự do âu yếm
Tiếng ồn ào đọc thơ của mọi người, em gái
ra ngoài và trở vào tay cầm vòng hoa
Em gái
Hội xuân kính tặng vòng hoa
người nói thành lời
chúng tôi uống sữa
Quay vào trong
giữ cho hơi thở nhịp nhàng
thi sĩ bắt đầu lên tiếng
Một giọng
Thi sĩ bắt đầu lên tiếng
Thi sĩ
Cảm ơn mọi người
cảm ơn hội xuân rộng lớn
những người dự hôm nay
tôi thấy những cặp mắt ngước
những búp tay hồng bâng khuâng
mầu áo trưng vui
tôi còn nhìn thấy đi vào
ở cuối dãy
một người hôm qua
mùa đông đậu lại trên mái tóc
trên chân run
Ông già vào
Người chưa ngủ ngoài nghĩa địa
độc nhất hôm nay
bằng những con đường
bờ cỏ song song
cây cao ngất
bằng những con đường mềm mềm nhẹ nhàng
qua đồng cỏ xanh
đường nhiều hoa và nhà cửa
người đến đây
những ngày hôm nào
hầm hố mìn chông
(đồ vật giết người)
những ngày hôm nào
không đủ lối băng ngang
những ngày hôm nào
mắt đỏ đau thương
những ngày hôm nào
môi tím nhục nhằn
những ngày hôm nào
mặt toác giận hờn
Hợp xướng
Những ngày hôm nào
những ngày hôm nào
Thi sĩ
Những ngày đã sống trói tay
những ngày đã sống tù đầy
lòng tôi điên cuồng
mồm tôi khấn nguyện
tự do tự do tự do tự do tự do
em gái cười riễu cợt
chữ tự do không nghĩa
mỗi người đã chính một tự do
hãy tưởng tượng
những ngày băng ngục
đêm dài vô kể
tôi chẳng dám chạm tay người yêu
khi ấy chúng tôi là hai xác cứng
tôi đau quằn quại từng mảnh thịt
phải có tự do chỉ có tự do
không chúng tôi thành súc vật
người mất nơi trú ẩn
lang thang như bầy cừu
được lùa nhốt trong chuồng lớn
rào gai sắc chết người
người bị móc con ngươi trái tim tinh thần
ném vào thú dữ
cấu xé nhau
Hợp xướng
Ôi ghê tởm
ôi hãi hùng
cuộc đời hôm qua
hàng triệu hàng triệu linh hồn gục ngã
Một giọng
Tôi quỳ ngắm bầu trời
đó quả là sự thực
như màn xanh thắm kia sao
Em gái
Tôi đã đọc thơ người
đau từng nhát chém
tôi mãi còn hối hận
vết nhớp của người qua
Ông già
Quá khứ quá khứ
hãy ném về hôm qua
giận hờn tủi nhục áp bức đoạ đầy
không còn ám ảnh
tôi vào dự hội vui
kêu lớn rằng: tự do
Hợp xướng
Tự do tự do
tự do tình biển cả
yêu chẳng xuể cuộc đời
Thi sĩ
Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ
Hợp xướng
Chúng tôi được sống ngày mai
và gọi người trìu mến
hỡi thi sĩ chúng tôi
Thi sĩ
Tôi ngủ ngoài nghĩa địa một mình
quanh tôi là người khác
chúng tôi cùng cô độc
người yêu tôi chết mãi phương xa
bởi vì đất đai chia năm xẻ bảy
bởi vì tâm hồn vỡ vụn thuỷ tinh
tôi không biết mộ nàng
người yêu tôi chưa bao giờ ngỏ
nói làm sao khi chưa tự do
hôm nay tôi dự hội
hôm nay dùng mắt nhìn
hôm nay dùng lời dịu
cô độc phút tan tành
tôi không còn cô độc
Ông già
Tôi không còn cô độc
Hợp xướng
Tôi không còn cô độc
Em gái
Không ai còn cô độc
nối kết bằng âm thanh
nối kết bằng ánh sáng
nối kết bằng tự do
bằng cườm tay mắt nhìn
bằng tim đập hơi thở
không ai còn cô độc
Hợp xướng
Không ai còn cô độc
không ai còn cô độc
Người yêu vào
Người yêu
Tôi đi vào hội xuân
thân thể còn nô lệ
thế kỉ vui hớn hở
hãy thương thế kỉ qua
bằng tự do tất cả
giải thoát tôi
tôi không những cô độc
còn nhục nhằn bẩn thỉu xác xơ
Thi sĩ
Ôi người yêu thuở cũ
tôi không chờ em bao giờ
Người yêu
Hội xuân lan thành bước
tôi chết ở ven rừng
cùm xích đeo tay
mắt điếc tai câm giác quan lạnh cứng
Thi sĩ
Em về đây rồi
ngực toang hơi thở rưng rưng
hôm nay tự do anh phải nói
hãy yêu tôi hỡi người yêu mấy kiếp
Người yêu
Hãy yêu tôi hỡi người yêu mấy kiếp
tiếng chân nào ròn ngõ hồn vắng lạ
nắng bay về đó
màu vàng đuổi màu đen
kẻ thù ăn năn khóc nức
Ông già
Chúng cũng cô đơn không kém
chết trần truồng
chúng ta đã thương mà liệm vải
Người yêu
Có phải anh đi về chân trời
theo đường biển
ôi tâm hồn em thoắt sáng
mùa xuân vây quanh
ấm bao nhiêu những người thân thuộc
tình yêu cười ở giữa
Thi sĩ
Tôi ca hát muôn đời
tưởng không còn họp mặt
hỡi những người mùa xuân
Người yêu
Em thành người yêu
không cô độc
cho em nắm tay
đo âu yếm
còn bao giờ còn bao giờ xa cách nữa không
Thi sĩ
Tôi không còn cô độc
Em gái
Mọi người dự hội xuân
không ai còn cô độc
Hợp xướng
Không ai còn cô độc
Ông già
Tôi có thể ra ngủ ngoài nghĩa địa
thế kỉ lớn hoàn toàn
Ông già ngã xuống
Hợp xướng
Không bao giờ quên ngủ ngoài
nghĩa địa
Thi sĩ
Hãy hát lên em
rằng đời không cô độc
rằng đời mãi mãi tự do
Hợp xướng
Chúng tôi cúi chào
những người đến đây
mỗi bàn tay nằm một lòng tay
trái tim hồi hộp
chúng tôi cúi chào
ngày họp mặt
đầy đủ những người chết cô đơn
đau cô độc
thi sĩ và người yêu
hoa đào bay trên không trung
chim chóc viền mọi con đường
không bao giờ chúng tôi quên người ngủ ngoài địa
mộ thi sĩ người yêu sẽ cạnh nhau
Một giọng
Hỡi người thi sĩ đau cô độc
tôi khắc tặng người tấm bia
Ở đây ngủ một người muôn đời
thi sĩ
Hợp xướng
Ở đây ngủ một người muôn đời
thi sĩ
Mục lục
Ở đây tôi là vị hoàng đế
Phục sinh
Mặt trời
Ðịnh nghĩa một bài thơ hay
Ôi anh em cộng hoà
Trưởng thành
Phiên khúc 20
Bằng hữu
Bến tàu
Mắt biếc
Tình yêu giữa đám đông
Kiến trúc
Hoa
Tình cờ
Tù binh
Bài thơ chữ số
Thành phố
Hình ảnh
Của em
Một bài thơ
Gửi Quách Thoại
Của Duy Thanh
Chim
Mưa ngủ
Nhịp ba
Liên Những bài thơ tình thời chia cách
Vĩ tuyến
Lệ đá xanh
Kêu gọi
Người yêu
Từ bao giờ
Tôi không còn cô độc
Nguồn: Tôi không còn cô độc, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Việt xuất bản. Ngọc Dũng và Jacques Halpern vẽ bìa. Duy Thanh minh hoạ và Mặc Đỗ trình bày. Bìa trước hoạ phẩm của Ngọc Dũng. Bìa sau hoạ phẩm của J. Halpern. Thanh Tâm Tuyền nhìn bởi Duy Thanh. Ngoài những cuốn thường còn in thêm 13 bản quý không bán đề Đỗ Thạch Liên – Mai Thảo - Nguyễn Sỹ Tế - Doãn Quốc Sỹ - Trần Thanh Hiệp – Quách Thoại - Trọng Lang - Ngọc Dũng – Duy Thanh – Hà Việt Phương - Trần Lê Nguyễn - Mặc Đỗ - Đạm Minh – và 100 bản đánh số từ I đến C dành riêng cho các bạn yêu thơ. Tất cả những bản này đều có một phụ bản đặc biệt độc nhất của Duy Thanh và chữ kí tác giả. Bản quyền là của tác giả. In tại nhà in HỢP LỰC (Việt Nam) xong ngày 15-10-1956, giấy phép số 1160/TXB (3-9-1956).
Thanh Tâm Tuyền - Tôi không còn cô độc (1 )
Thanh Tâm Tuyền
Tôi không còn cô độc
Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi.
người hoàn toàn tự do.
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ.
người hoàn toàn tự do.
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
Phục sinh
Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh
từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh
tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỉ chờ đợi
tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật
Mặt trời
ngó đầu ra ngoài thở hơi mưa
cảm giác ngủ một vùng yên tĩnh
bao giờ ánh sáng cũng nhói thẳng con ngươi
tâm hồn rực rỡ bàn tay vẫy
tôi trở lại cùng những người thân yêu
không giam tâm hồn trong nhà ngục tâm hồn
thế giới nói thêm lời hoa cỏ thiên nhiên
câu chuyện mặt trời hoang đường như đôi mắt tình nhân
tôi hôn
bỗng tin lần mi khép
Định nghĩa một bài thơ hay
hơn một loài quạ đen khủng khiếp
cánh màn trắng ngón tay lo âu vuốt mắt
hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
một cuộc đời tròn như hạt cốm
mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình
cần thêm vào tam đoạn luận
người là phải chết
mày là một người vậy mày phải chết
một yết thị
các con hãy ngủ tim những người thân yêu
cuộc hành trình thiêng liêng đi mãi bằng dòng máu
hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau rốt kết luận một lời
anh hãy từ biệt mọi người cho đẹp bằng tác phẩm của anh
một câu thơ hay tự nhiên như lời nói
bài thơ hay là cái chết cuối cùng
giã từ cái giường cái bàn cái ghế
một người hai người và ba người
một người hai người và ba người
Ôi anh em Cộng Hoà
Các anh Cộng Hoà đã chiến đấu cho Tây Ban Nha
xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca
một Breton tình điên còn nức nở
mà Hi vọng Malraux còn thổn thức
và mãi Ernest còn tiếc thương
Andalousie đói quên khiêu vũ
Việt Nam ốm yếu quên ca dao
chẳng bao giờ
chẳng bao giờ
các anh quên kỉ niệm buồn của thế kỉ
chắc các anh chưa đọc bài thơ nào
đời nhược tiểu
chúng tôi đến sau hai mươi năm
cuộc chiến kéo dài qua chúng tôi ở đây
thêm sự phản trắc nặng nề
cộng sản
André Pablo Federico Don
thầm kín đau giấu mãi lồng ngực
những điều kiện hôm qua đòi vẫn biệt tăm
chúng tôi gánh chịu biết rằng không phải riêng mình
lẽ các anh thừa để hưởng chia cùng kẻ đi chinh phục
nhất định các anh còn đứng phía chúng tôi
anh sẽ đọc thấy trong một đêm không ngủ ở
Madrid Bruxelles Genève Paris hay Venézuela
hay từ Chili hoang dã Bắc phi tối tăm
bởi vì tôi tin các anh không bỏ rơi cách mạng
bởi vì tôi tin các anh còn đau tim
André Pablo Federico Don
chúng tôi nhúng ngòi vào máu
những giới thuyết thoát ra ngoài địa hạt siêu hình
thế nào là dân tộc thế nào là cách mạng
sẽ gửi đến anh những bài thơ
dưới trời sao tím đợi bình minh
ôi anh em cộng hoà.
Trưởng thành
Anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Khái-Hưng
mỗi lần hoàng hôn tôi bước cùng đám đông
lòng khẩn cầu cách mạng
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm
mỗi lần hoàng hôn tôi chạm mặt từng người
có phải chúng ta đang sửa soạn
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng
cộng-sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu
mỗi lần hoàng hôn chúng tôi tìm gặp nhau
những người văn nghệ yếu đuối
mê cách mạng năng lực tựa thiên thần
tôi còn Trọng Lang ba lần cộng-sản giết hụt
tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hànội khi về
tôi còn Duy Thanh màu mai nghẹt thở
tôi còn Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già
một ông cụ già bất mãn và khó tính
tôi còn Quốc Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối
của những chuyện thần tiên
tôi còn Sỹ Tế bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh
ngày mai qua bao nhiêu hình ảnh
mỗi lần hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng
Phiên khúc 20
Tặng những người đã ngã cho Phiên Khúc 20
Ta vừa hai mươi tuổi
nhân loại cũng hai mươi
ôi nhân loại hai mươi
thóc gặt dư ăn
bột xay thừa nặn bánh
ta kêu lên hờn căm
khi quá thể chúng cắt tình ruột thịt
hỡi mẹ hiền nhìn mẹ rưng rưng
yêu chẳng được yêu khóc không dám khóc
hôm nay ta xông ra ngoài phố
ngày 20
nắm tay tròn cáu giận
má phừng lửa yêu thương
môi bỏng niềm tủi cực
đêm qua ai thét giữa đêm dài
tỉnh dậy ôi nao nức
ấy là tiếng hét trong hồn ta
ngã xuống ngã xuống
những kẻ dâng linh hồn cho giặc
những kẻ tối tăm quên cốt nhục
những kẻ bán đứt quê hương
ngã xuống ngã xuống
chân giậm chật đường
kéo về khắp ngả
phá cho tan hoang
nổ tung căm phẫn
chưa biết chị là ai
đau như đạn xuyên giữa ngực mình
chị trúng thương rồi chị trúng thương rồi
đây chúng tôi
hò reo mà ghê khiếp
địch ríu không chạy kịp
ta thoi vào mặt ngã sóng soài
ngã xuống ngã xuống
những người làm bẩn tuổi hai mươi
ta đi hôm nay ngày hai mươi
rồi hẹn rằng chưa đủ
mắt nhìn suốt ngày mai
chân đạp tung áp bức
thóc gặt về người phải dư ăn
bột mịn màng thừa bánh để dành
hỡi người khốn khổ
ở đây Ðông Âu hay Bắc Phi
hãy đổ ra ngoài phố
đến lượt phiên khúc hai mươi
không phải câm mà không biết nói
máu đỏ tươi cho ánh ngói cười
nóc nhà thương và mái học đường
tường trắng sáng là màu tự do
khung cửa lớn và gương loang loáng
chúng tôi giành lại đất nước thân yêu
các anh giành lại đất nước thân yêu
những lời ấp ủ ngàn xưa
ta hát lên to lớn
con cháu ngày sau còn nghe rõ
mà nhớ
đất ta là của ta
đừng ai hòng cắt xẻ
chúng ta thương yêu nhau
cùng là con một mẹ
chiếm lại trọn đất đai
xoá sạch oán thù
nhường nhau là hết nói
ôi hai mươi
nhân loại trẻ như hoa búp
con về dựng lại cửa nhà
trẻ con đi học trên đường rộng
chữ đầu tiên em học là gì
thưa yêu
các em ơi anh đương tuổi hai mươi
em rồi cũng thở tuổi hai mươi
tuổi hai mươi đời vui phơi phới
anh sẽ xin trao tận tay các em
đất nước nguyên lành tình sông núi
cả lòng người thơm hương dạ hội
trọn ngày mai ngày mai ngày mai
không hết mùa hai mươi bay nhẩy
khi em cất lời ca rún rẩy
anh ngủ giấc dài rất thơ ngây
Bằng hữu
Và như thế hiện lên ánh sáng
và như thế hiện lên khí trời
chúng chém vào giữa trán chúng bắn vào giữa ngực
khi tuổi anh chưa tròn ba mươi
khi môi anh còn khoe nụ cười
khi tay anh níu tuyệt vọng cuộc đời
đó là giữa trưa hay đêm khuya
hình ảnh tự do đổ vỡ
hình ảnh tự do trưởng thành
chúng hành hình công khai man rợ
bằng hữu gục quỵ đau đớn vô ngần
các con ơi cha anh chết đều chưa đầy ba mươi
bởi vì các con không bao giờ muốn thế
bởi vì bằng hữu tình khăng khít nào hơn
phá mọi cửa ngục tù
đoạt khí giới
không cho chúng giết người đương ban ngày
không cho chúng giết người ban đêm
không cho chúng huỷ những cuộc sống thiêng liêng
chúng tôi vẫn chối từ nhìn mặt trời
các con ơi cha anh chết đều chưa đầy ba mươi
Bến tàu
Chập chùng bờ hàng hoá
người thuỷ thủ già
xuống bến tàu
sớm mai
biển tím thổi gió mặn vào sông
thành sắt đỏ hoen
thuyền đi giữa dòng không cột buồm
người nào ra khơi hôm nay
người thuỷ thủ già
ôm chặt đứa em trai
hắn vừa xuống trên chuyến tàu đổ bến
cùng ba nghìn bạn hữu
vượt trùng dương không phiêu lưu
rưng rưng bắp tay hải cảng
say bát rượu cuối cùng
người thuỷ thủ già làm bạn ba nghìn lẻ một
Mắt biếc
Mắt biếc mắt biếc
tròn như vòng chân trời thăm thẳm
ngó vào lạc lối
khi mùa thu gọi dậy tình viễn khơi
anh định phiêu lưu chưa kịp
phá toang từng ống máu thớ tim
những tự-do giải-phóng
những thống-nhất quê hương
những yên lành độc-lập
còn chần chừ gì
giật mìn ngay những vùng trời riêng rẽ
ta chui xuống hố cá nhân
ôm ngày mai vào lồng ngực
tình yêu làm giáp sắt
ta rút về chiến khu
pháo đài dựng lên tua tủa niềm tin
nguyện chiếm lại đại lộ bờ cây tâm sự
những gian hàng cửa kính
bày khắp cả những khối tròn thuỷ tinh
mắt biếc mắt biếc
anh không phải người anh giải phóng
thị trấn tiêu điều
đại lộ bờ cây hoang lạnh
những cửa hàng kín bưng
anh không nhìn thấy chân trời
thành trì oán hờn đứng lên ngang dọc
anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương
giam hoà bình trong trại tập trung địa ngục
công trình huỷ diệt kiên cố nghênh ngang
rồi đường phố rẫy đầy vách tường gạch ngói
lối cụt gài bẫy quanh mình
một chút ánh sáng một chút chân trời
cho những người tù nô đày đoạ
đây người anh giải phóng
rùng rùng trảy quân vượt mùa thu cừu địch
chuyển nắng thành mưa
thổi gió heo may thành dông bão
tôi xin làm tên lính nhỏ tiên phong
cầm cờ và ca hát
ta trở về yêu đương múa đầu mũi súng
tôi hát toang toang
nở tung tầm phóng mắt
những tia nhìn đổ ra đại dương
những công trình điêu ngoa ngã quỵ
vôi vữa tự tách rời
chẳng may tôi gục dọc đường dài
xin đừng quan trọng
lực lượng ta không hề suy suyển
tôi thiếp trong niềm vui phấp phới lên cờ
hi vọng mang hoa phủ mặt
tôi nằm lại một mình nghe bước chân dũng mãnh
cứ ngân tiếp lời ca đã khởi
tôi là người mười năm
chết giờ này cũng thoả
mười năm ôi những người mười năm
những Cửu long hờn dỗi
những nhục nhằn Trường sơn
Bà rá Côn lôn
Sơn la Lao bảo
phá những ngục hầm hũ nút
tám mươi năm biến mất
sao còn xích cùm nô lệ sau mười năm
ôi đau khổ những người mười năm
suốt đời chiến đấu
xin chịu lỗi cùng người đến sau
tôi là người mười năm
được chết trên đường hi vọng bay hoa
thăm thẳm
mùa thu gọi dậy tình viễn khơi
mắt biếc mắt biếc
mắt biếc
Tình yêu giữa đám đông
Tà áo màu kết hoa mở hội
hôm qua với hôm nay cầm tay
trảy ngả công trường trùng điệp
đẹp những bình minh mai mốt
hi vọng xếp hàng giăng giăng
mắt ai cười sao vỡ
anh đi trong đoàn thể
chênh vai bạn đường ngất ngây
bặm môi nắm tay
chào đón chào đón cuộc đời sáng loá
mắt ai cười sao vỡ
đèn trăng rung sóng xô
tóc em mạnh gió rừng
bước vững băng băng
phất bay màu áo chói
anh yêu rồi em ơi
anh đi trong đoàn thể
em ngược nẻo nghiêng nghiêng
thác vui oà rộn rã
anh yêu rồi em ơi
đẹp những bình minh mai mốt
chào đón chào đón cuộc đời sáng loá
Kiến trúc
Bằng đường nét nhịp nhàng
cửa sổ xuôi mi mắt đẹp
ngõ hẻm sáng trưng
nhạc khúc dạo mở đầu
bay bay hàng lửa điện
đường mơ rộng mười lần
xe khiêu vũ
bóng người đổ ven tường
bâng khuâng âu yếm
giữa hồ nổ pháo bông
rực tia dài quyến luyến
bờ hè sao chứa nổi
hân hoan
kiến trúc tâm hồn
ít nhất một ngày thành phố.
Hoa
Tại sao em thích gọi tên hoa
nào ngày mai của chúng ta buông từng cánh
xuống vai trần
viền cỏ
bồng tóc nâu
em sẽ gọi tên anh
mùa hoa hôm nay
nhưng thời gian đã ngã vào lòng vô định
chút sữa huệ ấm đời thiếu tiếng chim
cánh hồng ngọt không gian tàn phá
những thời gian không rời nhau mang đến bao nhiêu mưa
dạy em yêu phía sau cửa sổ
thiếp điên trong chuỗi dài giấc ngủ
rất vui
hoa nào không mang tên
chỉ là nét rối bời trên bức hoạ
màu sắc nhoà
anh đã vẽ vào em
vào giấc mơ chập chờn lên tiếng hát
những cánh hoa cười rũ
xếp hàng tên chúng ta
Tình cờ
Hai người yêu nhau rất tình cờ
như trên cùng một toa xe lửa
tàu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
nhìn về đốm lửa yếu thành phố trên sông
thành phố trẻ thơ tiêu điều ru dưới những bầu trời xấu
của lòng tin phủ tro
hãy yêu nhau rất tình cờ
như mặt trăng may mắn thoát ra ngoài vòm mây
chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ
với một ngọn đèn đêm
một người giữ ga già mặt đồng hồ kim không chuyển động
và rừng khuya không tiếng vang
tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau
khi chúng ta cùng nghẹn ngào
quá khứ chết đi không một lời than tiếc
hôm nay thiếp dưới lần chăn gai
và ngày mai ngày mai bơ vơ như đứa trẻ trong cơn oanh tạc
tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau
Tù binh
600 người phóng thích
một thành phố đợi chờ
những linh hồn ngong ngóng
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản
chúng con làm tù nhân
toa chở súc vật
bít bưng tức thở
bánh nghiến đường rầy
Sibérie tuyết trắng
rào gai tập trung
mẹ bưng tấm hình úa cũ trước ngực
dò xét từng nét đau khuôn mặt
em ôm tấm hình úa cũ trước ngực
nhẩm cầu kinh theo nhịp trái tim
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản
chúng con làm tù nhân
bước về khua dạn dầy thế hệ
các anh nhìn cúi đầu
khóc lén
hai hàng rào quá khứ đăm đăm
600 người phóng thích
giữa cuộc đời nghẹn ngào
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản.
chúng ta làm tù nhân.
Bài thơ chữ số
Tặng Mai-Thảo
Bát ti: 14-7
89
mùa thu tháng 8
19-45
phẫn nộ bừng bừng nắm tay khăng khít
19-12-46
con số những người đã chết hiện thành
nhục nhã 20-7-54
và 17
như kia 38
khắc sâu tâm khảm
những dãy số vô nghĩa đến đớn đau
80
13
17-6-30
2.000.000
còn những lượng không sao nói được
vỡ Bát ti
trang tự do tuyên ngôn quyền người hớn hở
tung xích cùm
tổ quốc thân yêu cười vui lạ
trả bằng hơi thở trái tim
nhận mình làm số không
người mến thương thành vô lượng
đất nước đẹp bao la
hãy nhớ 10 năm
đừng lầm lỡ 45
tin từ bây giờ 55 hi vọng
mất hôm nay 36
Hànội kinh hoàng
lực lượng ngày mai dấy lên
ghi tình yêu không chữ số
Thành phố
Mưa giờ giới nghiêm tăm tối
trên hè đường hắt hủi
xưởng máy rầm rầm nghiến nát
nước mắt thợ quánh dầu
Vác-xô-vi Bá linh
Bình nhưỡng Buy đa bét
Mốt cu Pra gơ Bắc kinh
cửa nhà nào lỏng then
nghe chừng bước đêm nặng nhọc
bếp sưởi củi tàn
áo manh tơi tả
giận lên cho ấm ngực gầy
mưa giờ giới nghiêm tăm tối
trên hè đường hắt hủi
Hà nội Hà nội
Hình ảnh
Mỗi bài thơ khi viết tôi đều nghĩ đến một người
có thể là Liên là Ðĩnh
có thể là Hiệp là Ðồng
chưa bao giờ tôi viết bài thơ nào trống trơn
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
cửa sổ mở ánh sáng bình minh
ngoại ô nhà ngói đường xe điện
sân ga đường dan díu chân trời
bến tàu phu khuân vác ống khói
hải cảng tàu biển chân vịt quay
ban mai buổi chiều vội vã đêm
cầy máy ruộng cao sông lớn hiền
để cho ngực ai huy hoàng rực rỡ
âm thanh nhảy đều răng cẩm thạch
bầy tóc cánh đồng
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
cuộc đời thèm khát không thôi
nếu chúng trói giật cánh khuỷu
súng lên đạn chĩa nòng sâu ngắm trái tim
còn đủ thời gian tôi nhìn mây một lần
rồi nhìn ngón chân tròn như mầm vừa nhú
sẽ còn không biết bao nhiêu người tiếp thay
tôi nghĩ đến người yêu chưa hề thổ lộ
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
bài thơ này tôi viết trong giấc mơ
của một người con gái tên Liên
tôi mơ rằng em mơ
tôi chết và em khóc giọt lệ pha lê
nhưng ngày giải phóng tôi trở về anh hùng
riêng Liên
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
Của em
Tặng Mặc Ðỗ
Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỉ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình
trái tim ngọn lửa xanh
áo mùa đông
ngón tay út ngây thơ nền vải
buổi chiều
quá lạnh những hàng chấn song
đã yêu nhau muôn vàn mái nhà
những người vô tội chối từ khí giới
chấp hai lòng tay lò sưởi
không nỡ làm rối mi mắt khép
gửi một tiếng cười và mùa thu
và một lá thư học trò
Một bài thơ
Người tài xế mặc áo đen
chiếc xe hàng vắng
mưa xứ nắng buồn dậy muộn
tình nhân thở dĩ vãng vuốt ve
không đa đa siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca dao sang tự do
Gửi Quách Thoại
Mặt trời mọc!
Mặt trời mọc!
Rưng rưng mùa hoa gạo
Q-T
Mây đục đậu lên bờ cửa sổ
người nằm ôm chăn mỏng nhớ đời
bệnh viện thành công viên khuất nẻo
người ngủ một mình đợi chúng tôi
trời cao trời cao xin xanh biếc
hơi thở rất tròn quanh vành môi
không trách chúng tôi nhiều quên lãng
cửa ngoài chưa thoả vút tiếng cười
còn thương những kẻ đau rỏ máu
những chuyện hôm qua chuyện núi đồi
mai kia thân thể hoang từng mảnh
nằm đây rồi cũng rõi mây trời
Thoại ơi Thoại ơi không biết khóc
những dòng nước mắt ướp mặn môi
không chết trần truồng không thể được
chúng tôi đập vỡ những hình hài
cuộc sống phải thừa như không khí
cuộc sống phải thừa như sớm mai
đường hanh bệnh viện dòn tiếng bước
chúng tôi vào giữa lúc Thoại ngồi
xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
chúng ta đã thắng giữa cuộc đờI
Của Duy Thanh
Những rừng gió kể chuyện bể khơi
trời của mây của mùa thu
những chuyến đi xa không hành lí
hành trình tới Paris
suốt đời người
không muốn nhớ tiếng thì thào thăm hỏi
móng tay níu chặt hơi sương khói
ai thổi cơm chiều hay thiêu huỷ tâm tình
hồn tôi đứng thành tượng
mình trần
không bắp thịt
trận bão cơn điên xô ngã
ấy mùa đông
và một phiến đá xanh
Chim
Tặng Nguyễn sỹ Tế
Ðêm giao thừa thế kỉ mưa rơi sao
mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi
bàn tay mây mắt trăng môi nhiệt đới
chiến tranh còn những khoảng đất hoang
cửa sổ đập lên cao cánh chim én mùa xuân
ôm vào lòng bãi cỏ vườn hoa bầy sao rụng
ai hỏi anh ngoài hàng giậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
những bước đi văn nghệ chim sẻ
mùa ngói nâu dựng vực mắt nâu
tôi ru chim ngủ trong cổ họng
mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm
tim kinh ngạc
đời tạo câu cười thiên nhiên mai
hi vọng đứng ra ngoài ô ngục ngực bâng khuâng
lần gặp gỡ thứ nhất
rồi kỉ niệm kim khí thuỷ tinh hành hạ
đau xé trời đêm không sao bánh máy quay vũ khí
tôi chối từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc
dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
về quá khứ
chim bay vào trận mưa sao
Mưa ngủ
Tặng Trần thanh Hiệp
Tôi đứng nhìn mưa bên sông, mưa nửa dòng nước. Ôi nếu được ngủ dưới mái tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu mùa ấm phổi hơn một hơi thuốc lá.
Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em chân đất. Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện xe buýt ánh đèn ngã tư. Tôi can đảm như thế. Con đường vào làng men chân đê hoa cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những người sắp gặp. Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không vướng víu anh thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một.
Mưa bên kia sông mưa nửa dòng nước
ta thương cô mình như bước nhớ chân
hoa dù tàn muôn vạn nghìn lần
lòng ta vẫn chỉ một lần thương yêu
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao nhẹ những nhát cuốc đầu xới lần áo mỏng ruộng đồng.
Những chuyến đi xa theo mưa về ngủ mái dạ. Ðêm hiền lành, có lẽ từ một cửa bể bến sông quán rượu. Những người bạn hứng mưa vào lòng tay, giọt mưa đẹp như mắt ngủ, rất xa không hề cách. Tôi sẽ đưa em về ngủ bên sông, tâm hồn là cánh đồng chưa khai phá. Tôi sẽ mời anh về nghe mưa trên vừng trán vô tư, giác quan mở những ngõ lạ xuống linh hồn. Chúng ta ngủ ngoài mưa như mơ ngủ.
Một ngày tôi theo anh ra thành thị để chọn một mầu hoa dã thú một hơi thở tự do.
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao,
Ðêm hôm qua mưa luồn mái dạ
mưa ngủ cùng những kẻ cô đơn
bao nhiêu xa cách không sợ bằng giận hờn
đừng giận anh em hỡi mưa trời còn thương anh
Nhịp ba
Tặng Doãn-Quốc-Sỹ
Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhẩy đập
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
anh về ngã xuống vườn nhà
cây liền kết trái
hoa rụng tơi tơi ủ xác
anh chạy nhịp hai qua cách trở
mắt bừng
thống nhất tự do
ngoài xa thành phố
bánh xe lăn nhịp ba
áo mầu xanh hớn hở
nhát búa gõ
lòng máy quay
cửa nhà thi nhau lớn
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
sông bồi phù sa
ruộng lúa trổ hoa
núi cao uốn cây rừng
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
đất nước ào ào vỗ nhịp
triều biển chập chùng
Hà-nội Huế Sài gòn
ôm nhau nức nở
có người cầm súng bắn vào đầu
đạn nổ nhịp ba
không chết
anh ngồi nhỏm dậy
khoẻ mạnh lạ thường
bước ai thánh thót
nhịp ba
tình yêu
tự do
mãi mãi
tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do
mãi mãi anh ơi
Nguồn: Tôi không còn cô độc, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Việt xuất bản. . In tại nhà in HỢP LỰC (Việt Nam) xong ngày 15-10-1956, giấy phép số 1160/TXB (3-9-1956).
Tôi không còn cô độc
Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi.
người hoàn toàn tự do.
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ.
người hoàn toàn tự do.
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
Phục sinh
Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh
từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh
tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỉ chờ đợi
tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật
Mặt trời
ngó đầu ra ngoài thở hơi mưa
cảm giác ngủ một vùng yên tĩnh
bao giờ ánh sáng cũng nhói thẳng con ngươi
tâm hồn rực rỡ bàn tay vẫy
tôi trở lại cùng những người thân yêu
không giam tâm hồn trong nhà ngục tâm hồn
thế giới nói thêm lời hoa cỏ thiên nhiên
câu chuyện mặt trời hoang đường như đôi mắt tình nhân
tôi hôn
bỗng tin lần mi khép
Định nghĩa một bài thơ hay
hơn một loài quạ đen khủng khiếp
cánh màn trắng ngón tay lo âu vuốt mắt
hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
một cuộc đời tròn như hạt cốm
mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình
cần thêm vào tam đoạn luận
người là phải chết
mày là một người vậy mày phải chết
một yết thị
các con hãy ngủ tim những người thân yêu
cuộc hành trình thiêng liêng đi mãi bằng dòng máu
hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau rốt kết luận một lời
anh hãy từ biệt mọi người cho đẹp bằng tác phẩm của anh
một câu thơ hay tự nhiên như lời nói
bài thơ hay là cái chết cuối cùng
giã từ cái giường cái bàn cái ghế
một người hai người và ba người
một người hai người và ba người
Ôi anh em Cộng Hoà
Các anh Cộng Hoà đã chiến đấu cho Tây Ban Nha
xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca
một Breton tình điên còn nức nở
mà Hi vọng Malraux còn thổn thức
và mãi Ernest còn tiếc thương
Andalousie đói quên khiêu vũ
Việt Nam ốm yếu quên ca dao
chẳng bao giờ
chẳng bao giờ
các anh quên kỉ niệm buồn của thế kỉ
chắc các anh chưa đọc bài thơ nào
đời nhược tiểu
chúng tôi đến sau hai mươi năm
cuộc chiến kéo dài qua chúng tôi ở đây
thêm sự phản trắc nặng nề
cộng sản
André Pablo Federico Don
thầm kín đau giấu mãi lồng ngực
những điều kiện hôm qua đòi vẫn biệt tăm
chúng tôi gánh chịu biết rằng không phải riêng mình
lẽ các anh thừa để hưởng chia cùng kẻ đi chinh phục
nhất định các anh còn đứng phía chúng tôi
anh sẽ đọc thấy trong một đêm không ngủ ở
Madrid Bruxelles Genève Paris hay Venézuela
hay từ Chili hoang dã Bắc phi tối tăm
bởi vì tôi tin các anh không bỏ rơi cách mạng
bởi vì tôi tin các anh còn đau tim
André Pablo Federico Don
chúng tôi nhúng ngòi vào máu
những giới thuyết thoát ra ngoài địa hạt siêu hình
thế nào là dân tộc thế nào là cách mạng
sẽ gửi đến anh những bài thơ
dưới trời sao tím đợi bình minh
ôi anh em cộng hoà.
Trưởng thành
Anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Khái-Hưng
mỗi lần hoàng hôn tôi bước cùng đám đông
lòng khẩn cầu cách mạng
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm
mỗi lần hoàng hôn tôi chạm mặt từng người
có phải chúng ta đang sửa soạn
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng
cộng-sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu
mỗi lần hoàng hôn chúng tôi tìm gặp nhau
những người văn nghệ yếu đuối
mê cách mạng năng lực tựa thiên thần
tôi còn Trọng Lang ba lần cộng-sản giết hụt
tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hànội khi về
tôi còn Duy Thanh màu mai nghẹt thở
tôi còn Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già
một ông cụ già bất mãn và khó tính
tôi còn Quốc Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối
của những chuyện thần tiên
tôi còn Sỹ Tế bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh
ngày mai qua bao nhiêu hình ảnh
mỗi lần hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng
Phiên khúc 20
Tặng những người đã ngã cho Phiên Khúc 20
Ta vừa hai mươi tuổi
nhân loại cũng hai mươi
ôi nhân loại hai mươi
thóc gặt dư ăn
bột xay thừa nặn bánh
ta kêu lên hờn căm
khi quá thể chúng cắt tình ruột thịt
hỡi mẹ hiền nhìn mẹ rưng rưng
yêu chẳng được yêu khóc không dám khóc
hôm nay ta xông ra ngoài phố
ngày 20
nắm tay tròn cáu giận
má phừng lửa yêu thương
môi bỏng niềm tủi cực
đêm qua ai thét giữa đêm dài
tỉnh dậy ôi nao nức
ấy là tiếng hét trong hồn ta
ngã xuống ngã xuống
những kẻ dâng linh hồn cho giặc
những kẻ tối tăm quên cốt nhục
những kẻ bán đứt quê hương
ngã xuống ngã xuống
chân giậm chật đường
kéo về khắp ngả
phá cho tan hoang
nổ tung căm phẫn
chưa biết chị là ai
đau như đạn xuyên giữa ngực mình
chị trúng thương rồi chị trúng thương rồi
đây chúng tôi
hò reo mà ghê khiếp
địch ríu không chạy kịp
ta thoi vào mặt ngã sóng soài
ngã xuống ngã xuống
những người làm bẩn tuổi hai mươi
ta đi hôm nay ngày hai mươi
rồi hẹn rằng chưa đủ
mắt nhìn suốt ngày mai
chân đạp tung áp bức
thóc gặt về người phải dư ăn
bột mịn màng thừa bánh để dành
hỡi người khốn khổ
ở đây Ðông Âu hay Bắc Phi
hãy đổ ra ngoài phố
đến lượt phiên khúc hai mươi
không phải câm mà không biết nói
máu đỏ tươi cho ánh ngói cười
nóc nhà thương và mái học đường
tường trắng sáng là màu tự do
khung cửa lớn và gương loang loáng
chúng tôi giành lại đất nước thân yêu
các anh giành lại đất nước thân yêu
những lời ấp ủ ngàn xưa
ta hát lên to lớn
con cháu ngày sau còn nghe rõ
mà nhớ
đất ta là của ta
đừng ai hòng cắt xẻ
chúng ta thương yêu nhau
cùng là con một mẹ
chiếm lại trọn đất đai
xoá sạch oán thù
nhường nhau là hết nói
ôi hai mươi
nhân loại trẻ như hoa búp
con về dựng lại cửa nhà
trẻ con đi học trên đường rộng
chữ đầu tiên em học là gì
thưa yêu
các em ơi anh đương tuổi hai mươi
em rồi cũng thở tuổi hai mươi
tuổi hai mươi đời vui phơi phới
anh sẽ xin trao tận tay các em
đất nước nguyên lành tình sông núi
cả lòng người thơm hương dạ hội
trọn ngày mai ngày mai ngày mai
không hết mùa hai mươi bay nhẩy
khi em cất lời ca rún rẩy
anh ngủ giấc dài rất thơ ngây
Bằng hữu
Và như thế hiện lên ánh sáng
và như thế hiện lên khí trời
chúng chém vào giữa trán chúng bắn vào giữa ngực
khi tuổi anh chưa tròn ba mươi
khi môi anh còn khoe nụ cười
khi tay anh níu tuyệt vọng cuộc đời
đó là giữa trưa hay đêm khuya
hình ảnh tự do đổ vỡ
hình ảnh tự do trưởng thành
chúng hành hình công khai man rợ
bằng hữu gục quỵ đau đớn vô ngần
các con ơi cha anh chết đều chưa đầy ba mươi
bởi vì các con không bao giờ muốn thế
bởi vì bằng hữu tình khăng khít nào hơn
phá mọi cửa ngục tù
đoạt khí giới
không cho chúng giết người đương ban ngày
không cho chúng giết người ban đêm
không cho chúng huỷ những cuộc sống thiêng liêng
chúng tôi vẫn chối từ nhìn mặt trời
các con ơi cha anh chết đều chưa đầy ba mươi
Bến tàu
Chập chùng bờ hàng hoá
người thuỷ thủ già
xuống bến tàu
sớm mai
biển tím thổi gió mặn vào sông
thành sắt đỏ hoen
thuyền đi giữa dòng không cột buồm
người nào ra khơi hôm nay
người thuỷ thủ già
ôm chặt đứa em trai
hắn vừa xuống trên chuyến tàu đổ bến
cùng ba nghìn bạn hữu
vượt trùng dương không phiêu lưu
rưng rưng bắp tay hải cảng
say bát rượu cuối cùng
người thuỷ thủ già làm bạn ba nghìn lẻ một
Mắt biếc
Mắt biếc mắt biếc
tròn như vòng chân trời thăm thẳm
ngó vào lạc lối
khi mùa thu gọi dậy tình viễn khơi
anh định phiêu lưu chưa kịp
phá toang từng ống máu thớ tim
những tự-do giải-phóng
những thống-nhất quê hương
những yên lành độc-lập
còn chần chừ gì
giật mìn ngay những vùng trời riêng rẽ
ta chui xuống hố cá nhân
ôm ngày mai vào lồng ngực
tình yêu làm giáp sắt
ta rút về chiến khu
pháo đài dựng lên tua tủa niềm tin
nguyện chiếm lại đại lộ bờ cây tâm sự
những gian hàng cửa kính
bày khắp cả những khối tròn thuỷ tinh
mắt biếc mắt biếc
anh không phải người anh giải phóng
thị trấn tiêu điều
đại lộ bờ cây hoang lạnh
những cửa hàng kín bưng
anh không nhìn thấy chân trời
thành trì oán hờn đứng lên ngang dọc
anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương
giam hoà bình trong trại tập trung địa ngục
công trình huỷ diệt kiên cố nghênh ngang
rồi đường phố rẫy đầy vách tường gạch ngói
lối cụt gài bẫy quanh mình
một chút ánh sáng một chút chân trời
cho những người tù nô đày đoạ
đây người anh giải phóng
rùng rùng trảy quân vượt mùa thu cừu địch
chuyển nắng thành mưa
thổi gió heo may thành dông bão
tôi xin làm tên lính nhỏ tiên phong
cầm cờ và ca hát
ta trở về yêu đương múa đầu mũi súng
tôi hát toang toang
nở tung tầm phóng mắt
những tia nhìn đổ ra đại dương
những công trình điêu ngoa ngã quỵ
vôi vữa tự tách rời
chẳng may tôi gục dọc đường dài
xin đừng quan trọng
lực lượng ta không hề suy suyển
tôi thiếp trong niềm vui phấp phới lên cờ
hi vọng mang hoa phủ mặt
tôi nằm lại một mình nghe bước chân dũng mãnh
cứ ngân tiếp lời ca đã khởi
tôi là người mười năm
chết giờ này cũng thoả
mười năm ôi những người mười năm
những Cửu long hờn dỗi
những nhục nhằn Trường sơn
Bà rá Côn lôn
Sơn la Lao bảo
phá những ngục hầm hũ nút
tám mươi năm biến mất
sao còn xích cùm nô lệ sau mười năm
ôi đau khổ những người mười năm
suốt đời chiến đấu
xin chịu lỗi cùng người đến sau
tôi là người mười năm
được chết trên đường hi vọng bay hoa
thăm thẳm
mùa thu gọi dậy tình viễn khơi
mắt biếc mắt biếc
mắt biếc
Tình yêu giữa đám đông
Tà áo màu kết hoa mở hội
hôm qua với hôm nay cầm tay
trảy ngả công trường trùng điệp
đẹp những bình minh mai mốt
hi vọng xếp hàng giăng giăng
mắt ai cười sao vỡ
anh đi trong đoàn thể
chênh vai bạn đường ngất ngây
bặm môi nắm tay
chào đón chào đón cuộc đời sáng loá
mắt ai cười sao vỡ
đèn trăng rung sóng xô
tóc em mạnh gió rừng
bước vững băng băng
phất bay màu áo chói
anh yêu rồi em ơi
anh đi trong đoàn thể
em ngược nẻo nghiêng nghiêng
thác vui oà rộn rã
anh yêu rồi em ơi
đẹp những bình minh mai mốt
chào đón chào đón cuộc đời sáng loá
Kiến trúc
Bằng đường nét nhịp nhàng
cửa sổ xuôi mi mắt đẹp
ngõ hẻm sáng trưng
nhạc khúc dạo mở đầu
bay bay hàng lửa điện
đường mơ rộng mười lần
xe khiêu vũ
bóng người đổ ven tường
bâng khuâng âu yếm
giữa hồ nổ pháo bông
rực tia dài quyến luyến
bờ hè sao chứa nổi
hân hoan
kiến trúc tâm hồn
ít nhất một ngày thành phố.
Hoa
Tại sao em thích gọi tên hoa
nào ngày mai của chúng ta buông từng cánh
xuống vai trần
viền cỏ
bồng tóc nâu
em sẽ gọi tên anh
mùa hoa hôm nay
nhưng thời gian đã ngã vào lòng vô định
chút sữa huệ ấm đời thiếu tiếng chim
cánh hồng ngọt không gian tàn phá
những thời gian không rời nhau mang đến bao nhiêu mưa
dạy em yêu phía sau cửa sổ
thiếp điên trong chuỗi dài giấc ngủ
rất vui
hoa nào không mang tên
chỉ là nét rối bời trên bức hoạ
màu sắc nhoà
anh đã vẽ vào em
vào giấc mơ chập chờn lên tiếng hát
những cánh hoa cười rũ
xếp hàng tên chúng ta
Tình cờ
Hai người yêu nhau rất tình cờ
như trên cùng một toa xe lửa
tàu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
nhìn về đốm lửa yếu thành phố trên sông
thành phố trẻ thơ tiêu điều ru dưới những bầu trời xấu
của lòng tin phủ tro
hãy yêu nhau rất tình cờ
như mặt trăng may mắn thoát ra ngoài vòm mây
chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ
với một ngọn đèn đêm
một người giữ ga già mặt đồng hồ kim không chuyển động
và rừng khuya không tiếng vang
tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau
khi chúng ta cùng nghẹn ngào
quá khứ chết đi không một lời than tiếc
hôm nay thiếp dưới lần chăn gai
và ngày mai ngày mai bơ vơ như đứa trẻ trong cơn oanh tạc
tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau
Tù binh
600 người phóng thích
một thành phố đợi chờ
những linh hồn ngong ngóng
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản
chúng con làm tù nhân
toa chở súc vật
bít bưng tức thở
bánh nghiến đường rầy
Sibérie tuyết trắng
rào gai tập trung
mẹ bưng tấm hình úa cũ trước ngực
dò xét từng nét đau khuôn mặt
em ôm tấm hình úa cũ trước ngực
nhẩm cầu kinh theo nhịp trái tim
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản
chúng con làm tù nhân
bước về khua dạn dầy thế hệ
các anh nhìn cúi đầu
khóc lén
hai hàng rào quá khứ đăm đăm
600 người phóng thích
giữa cuộc đời nghẹn ngào
chúng nó làm phát-xít
chúng nó làm cộng-sản.
chúng ta làm tù nhân.
Bài thơ chữ số
Tặng Mai-Thảo
Bát ti: 14-7
89
mùa thu tháng 8
19-45
phẫn nộ bừng bừng nắm tay khăng khít
19-12-46
con số những người đã chết hiện thành
nhục nhã 20-7-54
và 17
như kia 38
khắc sâu tâm khảm
những dãy số vô nghĩa đến đớn đau
80
13
17-6-30
2.000.000
còn những lượng không sao nói được
vỡ Bát ti
trang tự do tuyên ngôn quyền người hớn hở
tung xích cùm
tổ quốc thân yêu cười vui lạ
trả bằng hơi thở trái tim
nhận mình làm số không
người mến thương thành vô lượng
đất nước đẹp bao la
hãy nhớ 10 năm
đừng lầm lỡ 45
tin từ bây giờ 55 hi vọng
mất hôm nay 36
Hànội kinh hoàng
lực lượng ngày mai dấy lên
ghi tình yêu không chữ số
Thành phố
Mưa giờ giới nghiêm tăm tối
trên hè đường hắt hủi
xưởng máy rầm rầm nghiến nát
nước mắt thợ quánh dầu
Vác-xô-vi Bá linh
Bình nhưỡng Buy đa bét
Mốt cu Pra gơ Bắc kinh
cửa nhà nào lỏng then
nghe chừng bước đêm nặng nhọc
bếp sưởi củi tàn
áo manh tơi tả
giận lên cho ấm ngực gầy
mưa giờ giới nghiêm tăm tối
trên hè đường hắt hủi
Hà nội Hà nội
Hình ảnh
Mỗi bài thơ khi viết tôi đều nghĩ đến một người
có thể là Liên là Ðĩnh
có thể là Hiệp là Ðồng
chưa bao giờ tôi viết bài thơ nào trống trơn
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
cửa sổ mở ánh sáng bình minh
ngoại ô nhà ngói đường xe điện
sân ga đường dan díu chân trời
bến tàu phu khuân vác ống khói
hải cảng tàu biển chân vịt quay
ban mai buổi chiều vội vã đêm
cầy máy ruộng cao sông lớn hiền
để cho ngực ai huy hoàng rực rỡ
âm thanh nhảy đều răng cẩm thạch
bầy tóc cánh đồng
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
cuộc đời thèm khát không thôi
nếu chúng trói giật cánh khuỷu
súng lên đạn chĩa nòng sâu ngắm trái tim
còn đủ thời gian tôi nhìn mây một lần
rồi nhìn ngón chân tròn như mầm vừa nhú
sẽ còn không biết bao nhiêu người tiếp thay
tôi nghĩ đến người yêu chưa hề thổ lộ
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
bài thơ này tôi viết trong giấc mơ
của một người con gái tên Liên
tôi mơ rằng em mơ
tôi chết và em khóc giọt lệ pha lê
nhưng ngày giải phóng tôi trở về anh hùng
riêng Liên
tôi sống thường trực bằng hình ảnh
Của em
Tặng Mặc Ðỗ
Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỉ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình
trái tim ngọn lửa xanh
áo mùa đông
ngón tay út ngây thơ nền vải
buổi chiều
quá lạnh những hàng chấn song
đã yêu nhau muôn vàn mái nhà
những người vô tội chối từ khí giới
chấp hai lòng tay lò sưởi
không nỡ làm rối mi mắt khép
gửi một tiếng cười và mùa thu
và một lá thư học trò
Một bài thơ
Người tài xế mặc áo đen
chiếc xe hàng vắng
mưa xứ nắng buồn dậy muộn
tình nhân thở dĩ vãng vuốt ve
không đa đa siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca dao sang tự do
Gửi Quách Thoại
Mặt trời mọc!
Mặt trời mọc!
Rưng rưng mùa hoa gạo
Q-T
Mây đục đậu lên bờ cửa sổ
người nằm ôm chăn mỏng nhớ đời
bệnh viện thành công viên khuất nẻo
người ngủ một mình đợi chúng tôi
trời cao trời cao xin xanh biếc
hơi thở rất tròn quanh vành môi
không trách chúng tôi nhiều quên lãng
cửa ngoài chưa thoả vút tiếng cười
còn thương những kẻ đau rỏ máu
những chuyện hôm qua chuyện núi đồi
mai kia thân thể hoang từng mảnh
nằm đây rồi cũng rõi mây trời
Thoại ơi Thoại ơi không biết khóc
những dòng nước mắt ướp mặn môi
không chết trần truồng không thể được
chúng tôi đập vỡ những hình hài
cuộc sống phải thừa như không khí
cuộc sống phải thừa như sớm mai
đường hanh bệnh viện dòn tiếng bước
chúng tôi vào giữa lúc Thoại ngồi
xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
chúng ta đã thắng giữa cuộc đờI
Của Duy Thanh
Những rừng gió kể chuyện bể khơi
trời của mây của mùa thu
những chuyến đi xa không hành lí
hành trình tới Paris
suốt đời người
không muốn nhớ tiếng thì thào thăm hỏi
móng tay níu chặt hơi sương khói
ai thổi cơm chiều hay thiêu huỷ tâm tình
hồn tôi đứng thành tượng
mình trần
không bắp thịt
trận bão cơn điên xô ngã
ấy mùa đông
và một phiến đá xanh
Chim
Tặng Nguyễn sỹ Tế
Ðêm giao thừa thế kỉ mưa rơi sao
mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi
bàn tay mây mắt trăng môi nhiệt đới
chiến tranh còn những khoảng đất hoang
cửa sổ đập lên cao cánh chim én mùa xuân
ôm vào lòng bãi cỏ vườn hoa bầy sao rụng
ai hỏi anh ngoài hàng giậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
những bước đi văn nghệ chim sẻ
mùa ngói nâu dựng vực mắt nâu
tôi ru chim ngủ trong cổ họng
mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm
tim kinh ngạc
đời tạo câu cười thiên nhiên mai
hi vọng đứng ra ngoài ô ngục ngực bâng khuâng
lần gặp gỡ thứ nhất
rồi kỉ niệm kim khí thuỷ tinh hành hạ
đau xé trời đêm không sao bánh máy quay vũ khí
tôi chối từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc
dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
về quá khứ
chim bay vào trận mưa sao
Mưa ngủ
Tặng Trần thanh Hiệp
Tôi đứng nhìn mưa bên sông, mưa nửa dòng nước. Ôi nếu được ngủ dưới mái tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu mùa ấm phổi hơn một hơi thuốc lá.
Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em chân đất. Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện xe buýt ánh đèn ngã tư. Tôi can đảm như thế. Con đường vào làng men chân đê hoa cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những người sắp gặp. Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không vướng víu anh thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một.
Mưa bên kia sông mưa nửa dòng nước
ta thương cô mình như bước nhớ chân
hoa dù tàn muôn vạn nghìn lần
lòng ta vẫn chỉ một lần thương yêu
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao nhẹ những nhát cuốc đầu xới lần áo mỏng ruộng đồng.
Những chuyến đi xa theo mưa về ngủ mái dạ. Ðêm hiền lành, có lẽ từ một cửa bể bến sông quán rượu. Những người bạn hứng mưa vào lòng tay, giọt mưa đẹp như mắt ngủ, rất xa không hề cách. Tôi sẽ đưa em về ngủ bên sông, tâm hồn là cánh đồng chưa khai phá. Tôi sẽ mời anh về nghe mưa trên vừng trán vô tư, giác quan mở những ngõ lạ xuống linh hồn. Chúng ta ngủ ngoài mưa như mơ ngủ.
Một ngày tôi theo anh ra thành thị để chọn một mầu hoa dã thú một hơi thở tự do.
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao,
Ðêm hôm qua mưa luồn mái dạ
mưa ngủ cùng những kẻ cô đơn
bao nhiêu xa cách không sợ bằng giận hờn
đừng giận anh em hỡi mưa trời còn thương anh
Nhịp ba
Tặng Doãn-Quốc-Sỹ
Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhẩy đập
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
anh về ngã xuống vườn nhà
cây liền kết trái
hoa rụng tơi tơi ủ xác
anh chạy nhịp hai qua cách trở
mắt bừng
thống nhất tự do
ngoài xa thành phố
bánh xe lăn nhịp ba
áo mầu xanh hớn hở
nhát búa gõ
lòng máy quay
cửa nhà thi nhau lớn
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
sông bồi phù sa
ruộng lúa trổ hoa
núi cao uốn cây rừng
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
đất nước ào ào vỗ nhịp
triều biển chập chùng
Hà-nội Huế Sài gòn
ôm nhau nức nở
có người cầm súng bắn vào đầu
đạn nổ nhịp ba
không chết
anh ngồi nhỏm dậy
khoẻ mạnh lạ thường
bước ai thánh thót
nhịp ba
tình yêu
tự do
mãi mãi
tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do
mãi mãi anh ơi
Nguồn: Tôi không còn cô độc, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Việt xuất bản. . In tại nhà in HỢP LỰC (Việt Nam) xong ngày 15-10-1956, giấy phép số 1160/TXB (3-9-1956).
Thanh Tâm Tuyền - Bếp lửa (4)
Thanh Tâm Tuyền
Bếp lửa
tiểu thuyết
7.
Những ngày làm việc đều đều tiếp nhau. Nhiên không còn ở lại trường nữa, anh phải đổi về Nam Định. Hôm chia tay tôi tiễn Nhiên ra bến xe. Rồi tôi thui thủi trong gian phòng cách biệt những giờ trống. Phòng bên – Nhiên ở trước – không có người, khoá cửa. Buổi tối vẫn bóng đen nặng nề, với cái sân sỏi, cột cờ khẳng khiu, nóc nhà thờ lạnh lẽo với những đợt bách kích pháo rung chuyển xa xa gần gần và ngọn điện đỏ như đầu que diêm chưa tắt. Không ai còn nhớ đến tôi vì không ai gửi cho tôi chữ nào, Francoise, Bình, Hoà, hay những học trò tôi không còn nhớ. Ngày nghỉ tôi xuống Đáp Cầu thăm tin tức Hạnh. Ngọn núi bắt đầu thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội. Những con đường cỏ hoang không dọn. Gạch ngói còn nằm im. Quán hàng của chị Nùi đông khách thêm vì sự chuyển vận binh sĩ không ngừng qua vùng này. Bát bún riêu nóng là món quà thường lệ của tôi.
Long đã xin được một chân hương sư. Lớp học chữ dưới ngôi đình cũ chỉ còn mái. Bàn ghế quyên tặng làm bằng đủ mọi thứ: có thể là cánh tủ, cánh phản, câu đối… Những đứa trẻ nhỏ cũng nô đùa tự nhiên nhưng không đủ át cái không khí vây quanh. Trời cao, cỏ rậm và bãi tha ma, những ngôi nhà lẩn lút. Buổi sáng chết lặng đi với những tiếng động tưởng như không có chút nào liên lạc với nhau. Tiếng búa gõ trên gỗ, tiếng máy nổ, tiếng phi cơ, trẻ con cười đùa và tiếng bước của thời tiết, trên lá cỏ, và trên nóc nhà.
Ở Hà Nội, Thanh về với Nga, Thanh không hát nữa. Từ ngày ấy tôi chưa về Hà Nội lần nào mà cũng không muốn về. Một ngày nhận được thư của Ngọc:
"Tâm,
Mày hãy tỏ ra mày tự do. Bằng cách nào? Từ cái chức giáo sư quèn ấy đi. Nếu không kiếm được công việc làm nào khác thì xuống đây tao nuôi. Tao cho mày tự do. Mày sẽ sống như cuộc đời của tao đây này. Rồi mày sẽ hiểu tại sao tao lại nghĩ vậy. Tao đã ăn một cái Tết khá đầy đủ với chúng mày. Cám ơn, cái Tết cuối cùng đấy vì tao sắp đi rồi. Chuyến này thành sự thực. Mày hãy xuống mau sống nốt với tao những ngày ở xứ này. Mai kia tao còn nhớ mãi mãi.
Dù con sâu con mọt có nằm giữa tim giữa óc hay giữa… ông cũng đếch cần. Ông cần mày, cần ngay để ông đi. Truyền lệnh! Ngọc.”
Tôi nằm rất lâu trong bóng tối. Hình như tôi sốt. Cho đến khi cha Tân vào phòng. Ông nói:
“Thầy không bật đèn lên?”
Tôi ngồi lên xin lỗi và làm theo lời ông. Ông ngồi xuống vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi cất lá thư của Ngọc, khoác thêm áo đến ngồi đối diện với ông. Vẫn những tiếng nổ thường lệ làm nền cho buổi tối. Ông Tân hỏi:
“Hình như thầy không được khoẻ?”
Tôi vẽ một nụ cười.
“Bị sốt xoàng thôi, cám ơn cha.”
Một lát cha Tân vẫn chưa nói thêm. Tôi bỗng nói:
“Tôi muốn xin phép cha nghỉ độ nửa tháng.”
“Thày có thể nghỉ dài hạn cũng được.”
À đó là lý do ông đến thăm tôi buổi tối hôm nay trong giờ cầu nguyện của ông. Tôi ngạc nhiên một chút rồi dửng dưng ngay.
“Vâng thế cũng được.”
Tôi ngồi lại trong buồng nghe tiếng sột soạt của bộ quần áo tu sĩ xa dần ngoài hành lang. Tôi thấy nhẹ nhõm. Tôi không hỏi vì cớ gì ông muốn tôi nghỉ việc cũng như ông đã quên không nói cho tôi biết. Lối làm việc cẩu thả của tôi chăng? Những tư tưởng tôi đã nói trong giờ học đáng lẽ không nên nói chăng? Tôi cũng chẳng buồn quan tâm. Tôi nhẹ nhõm vô cùng và ngủ một giấc thật say.
Tôi thức dậy sớm khi trời chưa sáng, thu xếp hành lý. Ông già gác đã thức dậy thấy ánh đèn, lên phòng tôi, ngạc nhiên:
“Thầy sửa soạn đi đâu sớm?”
Tôi hơi buồn vì giọng nói và sự có mặt của ông già. Ông vẫn khoác tấm áo dạ tôi trông thấy ngày mới đến trường này. Tôi đáp:
“Tôi nghỉ việc rồi.”
Ông già không hỏi gì thêm lẳng lặng giúp tôi một tay. Tôi nói:
“Từ hôm nay ông không lấy báo cho tôi nữa nhé.”
Tôi đi trong sự vắng lặng hoàn toàn của buổi mai chưa một ai trở dậy. Vẫn ông già xách giúp tôi cái va ly đi sau như ngày mới đến. Trời nắng đục, gác chuông cao và lạnh. Tôi giẫm trên những viên đá sỏi.
Ông già gác đặt va ly xuống mở khóa cổng. Tôi bảo ông:
“Ông nói với cha Tân và cả trường tôi xin lỗi gửi lời từ biệt vì đi sớm quá. Đi thế này cho mát.”
Và tôi bắt tay, bàn tay răn reo khô khan:
“Chào ông.”
Tiếng cửa sắt đóng sau lưng tôi và phố còn ngủ với những căn nhà yếu ớt của nó. Bến xe đã ầm tiếng nói cười. Tôi vào quán ăn điểm tâm và nhớ cuộc gặp gỡ với Hạnh. Mưa thoang thoáng.
Người phu xe nói:
“Đi giờ này là cảm tử nhất.”
Xe ra đầu tỉnh trời đã sáng hẳn, tiếng ồn ào ở phía sau rồi. Một vài học sinh đi ngang xe cúi đầu chào tôi.
Xuống bến xe ở Hà Nội nắng mới bắt đầu lên. Tôi nghĩ đến ông Chính và tôi nghĩ phải về nhà.
Nhà khoá trái cửa. Tôi hỏi thăm người ở chung. Ông Chính bệnh nặng đêm qua, sáng này phải đưa sớm xuống nhà thương Bạch Mai. Tôi gửi hành lý và thuê xe xuống Bạch Mai.
Ông Chính đã chết.
Tôi đến không kịp nhìn ông lúc hấp hối. Người ta đã mang ông xuống nhà xác. Ông bị bệnh màng óc. Từ trên gác cao lạnh lùng nhạt nắng, tôi đi xuống theo những con đường ngang đến nhà xác. Những tiếng động ở đâu, còn tôi tiến dần đến vào sự im lặng. Tôi nghe thấy một tràng cười rũ rượi. Khu điên gần đấy. Những cây cao ngó xuống.
Thịnh ngồi gác ủ rũ trên đầu ông Chính và Đại đứng cạnh. Thấy tôi vào Thịnh khóc nức nở. Tôi giở tấm khăn phủ mặt ông Chính và nước mắt tuôn tràn. Mặt ông đó còn tất cả sự đau đớn hành hạ trên nếp răn. Tôi cúi đầu rất lâu để mặc cho nước mắt chảy. Tôi ghi hình ảnh người cha ghẻ lần cuối. Người thân cuối.
Sao Thịnh lại không khóc nữa và tiếng chim sẻ ríu rít ngoài kia? Rồi tiếng ai tấm tức. Đó là một thiếu phụ trẻ ngồi bên một cái xác cuối phòng. Chắc là chồng nàng.
Tôi bảo với Thịnh:
"Chúng tôi đi ra ngoài."
Con đường rợp. Đại húng hắng ho. Thịnh sụt sịt. Tôi chỉ còn một ý nghĩ: Ông Chính chết, chết đột ngột quá.
“Sao anh ít về nhà?”
Câu trối trăng của ông với tôi đó chăng? Về nhà ư? Còn ít ngày nữa là đến giỗ mẹ. Tôi thắp hương chỗ nào. Mộ mẹ tôi nằm tận vùng quê ngoại mà chiến tranh đã vây lấp.
Uống xong bát nước nóng - Thịnh bảo cho khỏi cảm – tôi từ biệt hai người.
Tôi đến với Thanh.
Thanh va Nga bỏ công việc ra tiếp. Tôi muốn tiếng máy may cứ nhịp đều. Tôi bảo Thanh:
“Ông Chính mất rồi, sáng nay.”
Thanh nhắc lại:
“Ông Chính mất rồi.”
Tôi thấy Nga kín đáo đưa khăn tay chấm cuối mắt. À, giữa Thanh và ông Chính có liên lạc gì. Cứ nói ngay với tôi nữa.
“Sao anh ít về nhà?”
Nga bảo:
“Chúng mình có thể về được đấy Thanh ạ.”
Ngoài đường vẫn còn đôi người nhàn rỗi đi dạo nốt mùa xuân muộn sót.
Tôi theo hai người cho đến khi gặp một bà cụ già ngồi ở đầu phản: mẹ của Nga. Tôi cúi chào.
Đám ma của ông Chính đưa về nghĩa trang Quảng Thiện. Có mặt Bảo, Thanh, Nga những học trò của ông Chính, vắng mặt Đại. Một vài người bạn của ông Chính tôi chưa gặp bao giờ thì thầm ngơ ngác. Nghĩa trang đẹp trên khu đồi nhiều cây cao. Tôi ném viên đất thứ nhất lên nắp quan tài, Thịnh lăn lộn trên cỏ như một con chó điên, tóc tai rũ rượi, tay chân cào cấu. Người ta đã mang đặt những vòng hoa lên nắm đất. Thịnh vẫn úp mặt xuống cỏ. Không có Đại. Tôi chẳng quan tâm. Thanh và Nga đỡ Thịnh dậy. Và Thịnh cũng im bặt. Chúng tôi đi về.
Buổi tối về nhà. Căn nhà vắng vẻ không hương khói. Thịnh ngồi co ro trong một góc phản, tôi hỏi:
"Chị không lập bàn thờ thầy?"
Tôi không được tự nhiên khi nói tiếng thầy. Không còn liên lạc gì nữa. Quá khứ rồi.
"Tôi không ở đây" – Thịnh bình thản trả lời. "Tôi với anh không có bổn phận gì với nhau. Tôi đợi để trả nhà anh."
"Nhà tôi." Tôi muốn cười lớn. Nhưng tôi cho Thịnh nghĩ phải. Tôi lại hỏi:
"Anh Đại đâu không thấy về?"
"Anh ấy đi rồi. Anh ấy được liên lạc từ tuần trước nhưng nán lại vì thầy chết. Anh đi hôm qua."
"Còn chị?"
"Tôi đã nhận được chân vú em đi xa." Tôi quay ra mặt đường. Tôi đã nhận thấy bụng Thịnh mang thai. Đến lượt Thịnh hỏi tôi:
"Còn anh?"
"Tôi thất nghiệp, tôi cũng không còn gì để ở đây nữa. Chị có thể bán hết đồ đạc trong nhà này giữ làm vốn, tôi không cần bằng chị."
Chúng tôi im lặng. Ở giữa chúng tôi không còn gì ngoài người đã chết. Tôi nhớ đến buổi tối trước hôm sang Bắc Ninh tôi đã nói chuyện với ông Chính. Ở giữa chúng tôi cũng có một người chết. Cuốn Crime et châtiment lật ngửa ở đầu giường. Tôi muốn kêu lớn: nó là thằng hèn, có nó ở đây tôi đập vào mặt nó.
Tôi bỏ Thịnh với gian nhà và xuống Bảo.
Vợ Bảo dọn giường cho chúng tôi. Đứa con Bảo khóc và mẹ nó ru. Nửa đêm chúng tôi thức giấc, tôi nói:
"Mai tôi xuống Phòng với Ngọc."
Bảo không trả lời.
Bảo đưa tôi ra xe xuống Phòng. Chúng tôi đi xe điện xuống bờ và đi chân lên bến xe. Tay tôi vẫn xách chiếc va ly nhỏ ngày sang Bắc Ninh đựng chừng ấy thứ quần áo và vật dụng. Bảo hỏi:
"Anh xuống chơi hay ở hẳn dưới với Ngọc?"
Tôi đáp:
"Chưa biết."
Ngồi trên xe đợi chạy, tôi có ý định bỏ dở cuộc đi. Tôi không biết xuống Ngọc xong tôi sẽ làm gì hoặc đi đâu. Xe đến Hải Phòng đã quá trưa, tôi ghé quán ăn cơm trước khi tìm địa chỉ Ngọc.
Đến nơi tôi bước lên căn gác trong ngõ Cô Ba Chìa, ọp ẹp trống trơn trơ một cái bàn mộc và một manh chiếu.
Ngọc đã đi theo một chiếc tàu biển được hai hôm. Người đàn bà thổi cơm cho Ngọc trao tôi mảnh giấy Ngọc viết lại và nói:
"Ông ấy đi gấp quá. Ông dặn nếu ông xuống ông có thể ở đây vài hôm rồi hãy về."
Thư của Ngọc:
"Tâm ơi,
Thế là tao đi rồi. Không hiểu sao tao cứ đinh ninh mày sẽ xuống gặp tao. Nghĩ rằng mặt mày sẽ ngơ ngác như chú chim chích trong rừng sao tao khoái làm vậy.
Còi tàu đã rúc, khói tàu đã nhả, sóng biển đã vỗ và hồn đây căng buồm.
Còn bao giờ tôi trở lại mảnh đất này không?
Không biết, mặc.
Tao đi không mang theo hành lý chỉ có hình ảnh mẹ, các em và chúng mày.
Thế là quá nặng cho một người. Mày sẽ về từ biệt hộ tao với vợ chồng Bảo.
Ờ tao đi không phải chia ly mà chính chúng mày chia ly hộ tao mới sướng chứ. Tao đã dặn bà chủ nhà trong trường hợp mày xuống bà sẽ trao bức thư này, cho mày tá túc vài hôm tuỳ ý mày. Cứ yên chí ở chơi coi như tao vắng nhà ít bữa."
Tôi không biết nên bắt đầu như thế nào buổi chiều này.
Ra khỏi nơi Ngọc ở, tôi đứng trước một khúc phố rộng nhưng xơ xác chạy tới phía nhà ga hiu quạnh. Bên kia đường vài gian nhà đang xây dở.
Tôi đi mãi trong phố đông người và rẽ vào một rạp chiếu bóng. Tôi dẫn một đứa bé lem luốc ở cửa rạp vào. Tôi trở ra khi buổi chiều lặng lẽ xuống. Những người đi làm về. Tôi gặp những toán lao động trai gái. Tôi cứ cảm tưởng Ngọc lẫn đâu trong ấy và trêu cợt tôi.
Dần dần tôi đến khu nhà Tây vắng vẻ. Tôi mong gặp một người quen.
Ngồi bên kè đá tôi nhìn mặt nước rộng, nước cuộn chảy. Những chiếc thuyền và những thân tàu.
Một người ngoại quốc biễu diễn trượt nước trên dòng sông. Sau lưng tôi người ta đi hứng gió. Một vài đôi tình nhân, một vài cặp vợ chồng, một chiếc xe nôi của con Tây.
Chiều xuống thấp mãi gần mặt nước. Tiếng còi tàu um um.
Tôi đứng lên, đèn đã thắp. Cây cao tối như trong vườn nhà thương.
Tôi về trải chiếu trên căn góc ọp ẹp Ngọc đã ở. Hắn đi thật rồi, như ông Chính chết như Đại đã đi. Không muỗi nhưng hơi lạnh về giữa đêm. Tôi mê gặp Hạnh và tỉnh giấc. Tôi không nhớ mình đang nằm ở đâu, mình đến đây làm gì. Chưa bao giờ tôi cảm nỗi tuyệt vọng ghê gớm đến như thế. Tôi có thể tự tử được. Nhưng tôi tự nhủ: Cũng thế thôi, phải, cũng thế thôi.
*
"Thanh,
Không ngờ Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi lúc anh vẫn ân hận rằng không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh ra. Người ta gặp nhau ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một phương trời nào khác gì nhau.
Một hôm tình cờ anh nghe đài phát thanh nhà và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy?Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu Thanh đã chẳng quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh nhiều.
Thanh lại sống một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga đã thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh cũng có người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng nói thế hay sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khoẻ, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh lấy tên anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều liên lạc với quê hương.
Chúng ta là những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận ra điều ấy. Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không một sự gì ràng buộc ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc thật thà từ trước, ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng nhau bám chặt quê hương nếu không chúng ta sẽ mất trong sự quên lãng.
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm."
Viết xong tại Thủ Dầu Một vào tháng 10-1956
Bạt
Mấy ghi nhận về Bếp lửa
Nhà văn thường là kẻ bất công với chính mình: bất công với những gì hắn đã viết ra. Hắn thường nhìn lại tác phẩm của hắn với con mắt nghi ngờ, không toại nguyện. Càng nghi ngờ, không toại nguyện khi đó là tác phẩm đầu tay mà ngày nào, khi “chưa phải là nhà văn”, hắn đã hoàn tất với tất cả sự say mê cuồng nhiệt, tình cảm mà mai đây, khi đã là nhà văn rồi, không dễ dầu gì hắn tìm lại được. Với hắn dường như tác phẩm thật sự là tác phẩm hắn đang viết, sẽ viết, đang hoàn tất, sẽ không hoàn tất bao giờ. Trong khi cuốn sách đầu tiên, đối với hắn, chỉ là những bước chân dọ dẫm, những âm vang ngơ ngác của một thời: thời mới lớn. Dường như tác phẩm đầu tay của một nhà văn luôn luôn gắn bó vào chính cái thời mới lớn của nhà văn đó. Nó đánh dấu một thời mới lớn, nó chính là cái thời ngu ngơ bất trắc đó. Cho nên trong chủ quan của nhà văn, nó là cái gì nhất thiết phải được vượt qua, một cách nào đó, phải được chối bỏ. Nó không còn là một khởi điểm. Nói là một bước lỗi lầm mà nhà văn muốn quên đi như một nỗi thất bại. Trường hợp Philippe Sollers mới đây khi lên tiếng phủ nhận và loại bỏ tác phẩm đầu tay [1] ra khỏi toàn bộ tác phẩm của mình là một trường hợp điển hình. Tác phẩm đầu tay càng sớm trở thành cổ điển, nó càng là lý do để tác giả nó hoài nghi và phủ nhận chính nó. Phải chăng đó là ý thức khốn khổ của nhà văn khi bắt đầu nhận thức rằng mình “chỉ là một nhà văn”, bắt đầu có một cái nhìn thấu suốt qua căn phần và định mệnh “nhà văn” của mình. Phảỉ chăng nơi đây, nhà văn cũng không khác gì nhà triết học, nói theo một bực thầy hiện đại, chính là kẻ ”đời đời khởi nghiệp”. Viết, một cách nào đó, là viết chống lại những gì mình đã viết, nhất là chống lại những tình cảm sôi nổi ngày nào thể hiện qua những trang sách đầu tiên. Viết, một cách nào đó, là viết chống lại tác phẩm đầu tay của mình, một khi “sự kiêu hãnh của tuổi nhỏ (đã) nhường chỗ cho sự bình tĩnh ý thức”, một khi nguời ta “bắt đầu cầm bút thực sự”.
Mấy ý nghĩa tự phát và chủ quan trên đây đã đến với tôi sau khi đọc lại Bếp lửa và sau khi đọc lại bài tựa do chính tác giả viết lên đầu tác phẩm đầu tay của mình trong lần xuất bản thứ hai (Sáng Tạo, 1965). Tám năm sau lần xuất bản thứ nhất (1957-1965), Thanh Tâm Tuyền đã có dịp nhìn lại tác phẩm đầu tay của mình như một kẻ đứng ngoài kinh nghiệm của chính mình, nhìn vào lại nó bằng một cái nhìn chân thật đến tàn ác, nếu cần. Tác giả muốn nói gì với chúng ta qua lời thú thật đó? Một cuốn sách chưa thành hình, một tác phẩm dở dang hay đúng hơn là một kinh nghiệm đã hoàn tất? Cuốn sách của một người mới lớn liệu có thoát ngoài kinh nghiệm của chính tâm hồn mới lớn đó? “Lúc hắn viết cuốn sách này, hắn chưa phải là một nhà văn, không muốn là một nhà văn. Hắn chưa biết mình muốn gì vì hắn muốn tất cả”. Tất cả ở đây phải chăng là toàn thể cái kinh nghiệm sống mà hắn muốn thể hiện lên những trang sách thứ nhất đó? Cuốn sách đầu tiên, đó chưa là kinh nghiệm của tác phẩm mà là tác phẩm của một kinh nghiệm. Cho nên khi nhìn lại cuốn sách đầu tay của mình, để trở lại với một ý nghĩa ở trên, tôi nghĩ nhà văn có thể phủ nhận nó như một kinh nghiệm, một kinh nghiệm khốc liệt mà chính hắn đã trải qua, một kinh nghiệm đã làm biến đổi tâm hồn hắn, đã dìu hắn đến ngồi vào bàn, viết dòng chữ dầu tiên, “Tôi tìm Thanh ở chỗ làm việc của nàng…”, dòng chữ đầu tiên hay chính là lời nói đã tìm được cơ hội thốt lên và chính hắn cũng đã tan biến vào lời nói đó.
Có lẽ không phải tình cờ khi phần đông các tác phẩm tiểu thuyết đầu tay đều viết ngôi thứ nhất. Hãy nói một cách đơn giản hơn: nó là lời nói của một con người, một kinh nghiệm. Con người đó đã từng sống thật trước khi biến thành nhân vật tiểu thuyết và tác giả không là kẻ sáng tạo nên nhân vật tiểu thuyết của mình: hắn chính là nhân vật tiểu thuyết đó (Narcisse chết: hắn là kẻ không biết dùng chữ, đáng tiếc!)
Tác phẩm hay là một sự nối tiếp của một kinh nghiệm sống, một thảm kịch sống. Phải chăng chính trong ý nghĩa đó, Bếp lửa nhất thiết là một cuốn sách, nói theo tác giả, của một người “chưa phải là một nhà văn”. Viết Bếp lửa, điều này cũng có nghĩa là sống (một lần nữa) cái thảm kịch của chính nó đồng thời mời gọi người đọc tham dự không phải vào một thế giới phù phép, giả ảo của chữ nghĩa mà vào thế giới còn nồng nàn hơi thở của sự sống. Nếu nhận rằng có một hố sâu ngăn cách giữa văn chương và thực tại, giữa chữ và nghĩa, thì ở đây, sự vinh quang của Bếp lửa chính là ở chỗ nó chưa rơi vào sự sa đoạ của tác phẩm, nó là cuốn sách còn là cuốn sách hiểu trong ý nghĩa đơn sơ nhất của danh từ, cuốn sách của một người "Chưa phải là một nhà văn, chưa muốn là một nhà văn". Bởi nhà văn cần thiết là một con người sa đoạ, hắn hy sinh thực tại cho mộng tưởng, hắn hy sinh thế giới cho hình ảnh, hắn hy sinh sự sống cho chữ nghĩa, vân vân… Hãy nghe Thanh Tâm Tuyền nói: “Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót”. Kẻ sống sót với “sự thật” của những người chết “truyền lưu” cho hắn. Nói khác đi, sự thật chính là sứ mạng của nhà văn.
Nếu Bếp lửa thể hiện một sự thật, một kinh nghiệm thì thất bại chính là tên gọi của sự thật, của kinh nghiệm đó. Trong một bài viết của Thanh Tâm Tuyền, tôi có đi tới một nhận xét: “Đọc Thanh Tâm Tuyền tức là một cách nào đó tham dự vào cuộc phiêu lưu trắc trở của một kiến thức lạc loài và bất hạnh". [2]
Nhân vật Bếp lửa chính là một trường hợp điển hình của ý thức khốn khổ đó. Một ý thức khốn khổ hay một ý thức trong cuộc hành trình vô vọng giữa hư vô và đổ vỡ. Một ý thức mà giấc mộng “biến cải thế giới”, “thay đổi cuộc đời”, “tự do và lựa chọn”… chỉ còn là một nỗi “đam mê và vô ích” giữa những thế lực mù quáng của định mệnh của lịch sử không ngừng lấn áp ở mọi phía. Một ý thức, trong cô đơn và bất lực, bị kết án phải “đi một mình suốt đời” giữa bốn bề hỗn độn, tối tăm. Cuốn sách mở ra một cuộc hành trình, hành trình vào cõi đêm thâu. Trên từng câu văn ngắn, trên từng chữ nghĩa cô đơn, người đọc không đọc mà lắng nghe, lắng nghe cái âm vang lạc loài của những bước chân cô đơn, quờ quạng. Thảm kịch Bếp lửa là thảm kịch của con người như một ý thức bị vây khổn. Nó bị kẹt vì nó là một ý thức. Nó khốn khổ vì nó là một ý thức. Ý thức, đó chính là một căn bệnh khốc liệt nhất, là “con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não”, là cái chết ngày một lớn lên, là sa mạc ngày một rộng mở. Hay là định nghĩa của con người như một ý thức, một ý thức như một nỗi khốn khổ. “Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như vậy. Không trốn được đâu, trừ phi mày trốn được lòng mày”. Đi đâu? Đó là câu hỏi khốc liệt từng phút từng giây đốt cháy tâm tư con người giữa sa mạc quạnh hiu bát ngát. Đi đâu rồi cũng vẫn thế, ý thức đời đời vẫn là nỗi bất lực đớn đau, ý thức sau cùng chỉ còn là những tiếng ngọ nguậy của bầy cua trong giỏ, nó vô vọng bẻ gẫy và vượt qua những giới hạn của mình, tìm đến những chân trời kỳ diệu của ước muốn và mộng tưởng. Nhân vật Bếp lửa không ngừng loay hoay, tìm kiếm, lặn hụp, phá phách trong một thế giới đầy ắp những cái ngẫu nhiên, không thường tồn, không tất yếu, một thế giới rạn nứt, vô phương hàn gắn. Một thế giới về chiều. “Về đâu bây giờ?” Trong cái thế giới âm u, xám ngắt câu hỏi thốt lên, âm thầm nhưng man rợ làm sao, bởi đó còn là câu hỏi, bởi đó là tiếng thét gọi của một ý thức đang lâm vào đường cùng, bởi đáp lại nó, chỉ có niềm im lặng hư vô và bóng tối điệp trùng. Và cuộc hành trình vẫn tiếp tục, còn mãi mãi tiếp tục với nhân vật Bếp lửa, cuộc hành trình không hứa hẹn về đâu: “Tôi không nhớ mình đang ở đâu, mình đến đây làm gì. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nỗi tuyệt vọng ghê gớm đên như thế. Tôi có thể tự tử được. Nhưng tôi tự nhủ: cũng thế thôi”. Hoạ may, cuộc hành trình kia rồi sẽ đưa người ta tới cái chết, như một thất bại sau cùng, như một đoạn đường sau chót của một chuyến phiêu lưu.
Liệu còn có cách kết thúc nào khác cho một câu chuyện như thế? Cái chết xuất hiện như một người tình đúng hẹn. Cái chết không kết thúc nhưng hoàn tất, như người ta hoàn tất một tác phẩm, một công trình có ý nghĩa, một ý nghĩa. ”Tôi có thể tự tử được”. Tưởng tượng nhân vật Bếp lửa đã thốt lên câu đó với tất cả sung sướng cuả tâm hồn. Tưởng tượng đó cũng là câu văn hồn nhiên trong sáng nhất của Bếp Lửa. Bởi thảm kịch ý thức đã đạt tới độ cao của nó: ”Chưa bao giờ tôi cảm thấy nỗi tuyệt vọng ghê gớm đến như thế”: Cái chết như một cách giải quyết sau cùng. Thất bại sau cùng là chiến thắng đầu tiên của ý thức khốn khổ.
Nhưng tại sao nhân vật Bếp lửa đã không chấp nhận cái chết lựa chọn và tự do đó? Tôi nghĩ rằng hơn ai hết hắn thừa hiểu rằng cái chết thể hiện sự tự do tuyệt đối của con người như một khả năng lựa chọn, đồng thời chính nó cũng phủ nhận con người như một khả năng lựa chọn, đồng thời cũng chính nó huỷ diệt khả năng lựa chọn đó. “Cũng thế thôi”. Cái chết không thay đổi được gì. Hơn thế nữa, cái chết ở đây còn là sự thất bại của chính sự thất bại.
Trong viễn tưởng đó, ta có thể nói Bếp lửa là hành trình của một ý thức khốn khổ còn Là ý thức khốn khổ, là kinh nghiệm của một sự thất bại. Chấp nhận con người như một nỗi thất bại, phải chăng đó cũng là cách chấp nhận chính đời sống này. Cái chết là khởi điểm của Bếp lửa nhưng không là cùng đích của nó. Đúng hơn nó là sự hình thành của một thái độ. Phải chăng đó cũng là một giá trị cao cả của Bếp lửa?
Huỳnh Phan Anh
[1]Une Curieuse Solitude
[2]Đi tìm tác phẩm văn chương, Đồng Tháp xuất bản, trang 174
Nguồn: Thanh Tâm Tuyền. Bếp lửa. Tiểu thuyết. Ấn bản chung quyết, kèm Tựa lần in thứ hai (1965), Tựa lần in thứ tư (1973) và Bạt của Huỳnh Phan Anh.
Bếp lửa
tiểu thuyết
7.
Những ngày làm việc đều đều tiếp nhau. Nhiên không còn ở lại trường nữa, anh phải đổi về Nam Định. Hôm chia tay tôi tiễn Nhiên ra bến xe. Rồi tôi thui thủi trong gian phòng cách biệt những giờ trống. Phòng bên – Nhiên ở trước – không có người, khoá cửa. Buổi tối vẫn bóng đen nặng nề, với cái sân sỏi, cột cờ khẳng khiu, nóc nhà thờ lạnh lẽo với những đợt bách kích pháo rung chuyển xa xa gần gần và ngọn điện đỏ như đầu que diêm chưa tắt. Không ai còn nhớ đến tôi vì không ai gửi cho tôi chữ nào, Francoise, Bình, Hoà, hay những học trò tôi không còn nhớ. Ngày nghỉ tôi xuống Đáp Cầu thăm tin tức Hạnh. Ngọn núi bắt đầu thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội. Những con đường cỏ hoang không dọn. Gạch ngói còn nằm im. Quán hàng của chị Nùi đông khách thêm vì sự chuyển vận binh sĩ không ngừng qua vùng này. Bát bún riêu nóng là món quà thường lệ của tôi.
Long đã xin được một chân hương sư. Lớp học chữ dưới ngôi đình cũ chỉ còn mái. Bàn ghế quyên tặng làm bằng đủ mọi thứ: có thể là cánh tủ, cánh phản, câu đối… Những đứa trẻ nhỏ cũng nô đùa tự nhiên nhưng không đủ át cái không khí vây quanh. Trời cao, cỏ rậm và bãi tha ma, những ngôi nhà lẩn lút. Buổi sáng chết lặng đi với những tiếng động tưởng như không có chút nào liên lạc với nhau. Tiếng búa gõ trên gỗ, tiếng máy nổ, tiếng phi cơ, trẻ con cười đùa và tiếng bước của thời tiết, trên lá cỏ, và trên nóc nhà.
Ở Hà Nội, Thanh về với Nga, Thanh không hát nữa. Từ ngày ấy tôi chưa về Hà Nội lần nào mà cũng không muốn về. Một ngày nhận được thư của Ngọc:
"Tâm,
Mày hãy tỏ ra mày tự do. Bằng cách nào? Từ cái chức giáo sư quèn ấy đi. Nếu không kiếm được công việc làm nào khác thì xuống đây tao nuôi. Tao cho mày tự do. Mày sẽ sống như cuộc đời của tao đây này. Rồi mày sẽ hiểu tại sao tao lại nghĩ vậy. Tao đã ăn một cái Tết khá đầy đủ với chúng mày. Cám ơn, cái Tết cuối cùng đấy vì tao sắp đi rồi. Chuyến này thành sự thực. Mày hãy xuống mau sống nốt với tao những ngày ở xứ này. Mai kia tao còn nhớ mãi mãi.
Dù con sâu con mọt có nằm giữa tim giữa óc hay giữa… ông cũng đếch cần. Ông cần mày, cần ngay để ông đi. Truyền lệnh! Ngọc.”
Tôi nằm rất lâu trong bóng tối. Hình như tôi sốt. Cho đến khi cha Tân vào phòng. Ông nói:
“Thầy không bật đèn lên?”
Tôi ngồi lên xin lỗi và làm theo lời ông. Ông ngồi xuống vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi cất lá thư của Ngọc, khoác thêm áo đến ngồi đối diện với ông. Vẫn những tiếng nổ thường lệ làm nền cho buổi tối. Ông Tân hỏi:
“Hình như thầy không được khoẻ?”
Tôi vẽ một nụ cười.
“Bị sốt xoàng thôi, cám ơn cha.”
Một lát cha Tân vẫn chưa nói thêm. Tôi bỗng nói:
“Tôi muốn xin phép cha nghỉ độ nửa tháng.”
“Thày có thể nghỉ dài hạn cũng được.”
À đó là lý do ông đến thăm tôi buổi tối hôm nay trong giờ cầu nguyện của ông. Tôi ngạc nhiên một chút rồi dửng dưng ngay.
“Vâng thế cũng được.”
Tôi ngồi lại trong buồng nghe tiếng sột soạt của bộ quần áo tu sĩ xa dần ngoài hành lang. Tôi thấy nhẹ nhõm. Tôi không hỏi vì cớ gì ông muốn tôi nghỉ việc cũng như ông đã quên không nói cho tôi biết. Lối làm việc cẩu thả của tôi chăng? Những tư tưởng tôi đã nói trong giờ học đáng lẽ không nên nói chăng? Tôi cũng chẳng buồn quan tâm. Tôi nhẹ nhõm vô cùng và ngủ một giấc thật say.
Tôi thức dậy sớm khi trời chưa sáng, thu xếp hành lý. Ông già gác đã thức dậy thấy ánh đèn, lên phòng tôi, ngạc nhiên:
“Thầy sửa soạn đi đâu sớm?”
Tôi hơi buồn vì giọng nói và sự có mặt của ông già. Ông vẫn khoác tấm áo dạ tôi trông thấy ngày mới đến trường này. Tôi đáp:
“Tôi nghỉ việc rồi.”
Ông già không hỏi gì thêm lẳng lặng giúp tôi một tay. Tôi nói:
“Từ hôm nay ông không lấy báo cho tôi nữa nhé.”
Tôi đi trong sự vắng lặng hoàn toàn của buổi mai chưa một ai trở dậy. Vẫn ông già xách giúp tôi cái va ly đi sau như ngày mới đến. Trời nắng đục, gác chuông cao và lạnh. Tôi giẫm trên những viên đá sỏi.
Ông già gác đặt va ly xuống mở khóa cổng. Tôi bảo ông:
“Ông nói với cha Tân và cả trường tôi xin lỗi gửi lời từ biệt vì đi sớm quá. Đi thế này cho mát.”
Và tôi bắt tay, bàn tay răn reo khô khan:
“Chào ông.”
Tiếng cửa sắt đóng sau lưng tôi và phố còn ngủ với những căn nhà yếu ớt của nó. Bến xe đã ầm tiếng nói cười. Tôi vào quán ăn điểm tâm và nhớ cuộc gặp gỡ với Hạnh. Mưa thoang thoáng.
Người phu xe nói:
“Đi giờ này là cảm tử nhất.”
Xe ra đầu tỉnh trời đã sáng hẳn, tiếng ồn ào ở phía sau rồi. Một vài học sinh đi ngang xe cúi đầu chào tôi.
Xuống bến xe ở Hà Nội nắng mới bắt đầu lên. Tôi nghĩ đến ông Chính và tôi nghĩ phải về nhà.
Nhà khoá trái cửa. Tôi hỏi thăm người ở chung. Ông Chính bệnh nặng đêm qua, sáng này phải đưa sớm xuống nhà thương Bạch Mai. Tôi gửi hành lý và thuê xe xuống Bạch Mai.
Ông Chính đã chết.
Tôi đến không kịp nhìn ông lúc hấp hối. Người ta đã mang ông xuống nhà xác. Ông bị bệnh màng óc. Từ trên gác cao lạnh lùng nhạt nắng, tôi đi xuống theo những con đường ngang đến nhà xác. Những tiếng động ở đâu, còn tôi tiến dần đến vào sự im lặng. Tôi nghe thấy một tràng cười rũ rượi. Khu điên gần đấy. Những cây cao ngó xuống.
Thịnh ngồi gác ủ rũ trên đầu ông Chính và Đại đứng cạnh. Thấy tôi vào Thịnh khóc nức nở. Tôi giở tấm khăn phủ mặt ông Chính và nước mắt tuôn tràn. Mặt ông đó còn tất cả sự đau đớn hành hạ trên nếp răn. Tôi cúi đầu rất lâu để mặc cho nước mắt chảy. Tôi ghi hình ảnh người cha ghẻ lần cuối. Người thân cuối.
Sao Thịnh lại không khóc nữa và tiếng chim sẻ ríu rít ngoài kia? Rồi tiếng ai tấm tức. Đó là một thiếu phụ trẻ ngồi bên một cái xác cuối phòng. Chắc là chồng nàng.
Tôi bảo với Thịnh:
"Chúng tôi đi ra ngoài."
Con đường rợp. Đại húng hắng ho. Thịnh sụt sịt. Tôi chỉ còn một ý nghĩ: Ông Chính chết, chết đột ngột quá.
“Sao anh ít về nhà?”
Câu trối trăng của ông với tôi đó chăng? Về nhà ư? Còn ít ngày nữa là đến giỗ mẹ. Tôi thắp hương chỗ nào. Mộ mẹ tôi nằm tận vùng quê ngoại mà chiến tranh đã vây lấp.
Uống xong bát nước nóng - Thịnh bảo cho khỏi cảm – tôi từ biệt hai người.
Tôi đến với Thanh.
Thanh va Nga bỏ công việc ra tiếp. Tôi muốn tiếng máy may cứ nhịp đều. Tôi bảo Thanh:
“Ông Chính mất rồi, sáng nay.”
Thanh nhắc lại:
“Ông Chính mất rồi.”
Tôi thấy Nga kín đáo đưa khăn tay chấm cuối mắt. À, giữa Thanh và ông Chính có liên lạc gì. Cứ nói ngay với tôi nữa.
“Sao anh ít về nhà?”
Nga bảo:
“Chúng mình có thể về được đấy Thanh ạ.”
Ngoài đường vẫn còn đôi người nhàn rỗi đi dạo nốt mùa xuân muộn sót.
Tôi theo hai người cho đến khi gặp một bà cụ già ngồi ở đầu phản: mẹ của Nga. Tôi cúi chào.
Đám ma của ông Chính đưa về nghĩa trang Quảng Thiện. Có mặt Bảo, Thanh, Nga những học trò của ông Chính, vắng mặt Đại. Một vài người bạn của ông Chính tôi chưa gặp bao giờ thì thầm ngơ ngác. Nghĩa trang đẹp trên khu đồi nhiều cây cao. Tôi ném viên đất thứ nhất lên nắp quan tài, Thịnh lăn lộn trên cỏ như một con chó điên, tóc tai rũ rượi, tay chân cào cấu. Người ta đã mang đặt những vòng hoa lên nắm đất. Thịnh vẫn úp mặt xuống cỏ. Không có Đại. Tôi chẳng quan tâm. Thanh và Nga đỡ Thịnh dậy. Và Thịnh cũng im bặt. Chúng tôi đi về.
Buổi tối về nhà. Căn nhà vắng vẻ không hương khói. Thịnh ngồi co ro trong một góc phản, tôi hỏi:
"Chị không lập bàn thờ thầy?"
Tôi không được tự nhiên khi nói tiếng thầy. Không còn liên lạc gì nữa. Quá khứ rồi.
"Tôi không ở đây" – Thịnh bình thản trả lời. "Tôi với anh không có bổn phận gì với nhau. Tôi đợi để trả nhà anh."
"Nhà tôi." Tôi muốn cười lớn. Nhưng tôi cho Thịnh nghĩ phải. Tôi lại hỏi:
"Anh Đại đâu không thấy về?"
"Anh ấy đi rồi. Anh ấy được liên lạc từ tuần trước nhưng nán lại vì thầy chết. Anh đi hôm qua."
"Còn chị?"
"Tôi đã nhận được chân vú em đi xa." Tôi quay ra mặt đường. Tôi đã nhận thấy bụng Thịnh mang thai. Đến lượt Thịnh hỏi tôi:
"Còn anh?"
"Tôi thất nghiệp, tôi cũng không còn gì để ở đây nữa. Chị có thể bán hết đồ đạc trong nhà này giữ làm vốn, tôi không cần bằng chị."
Chúng tôi im lặng. Ở giữa chúng tôi không còn gì ngoài người đã chết. Tôi nhớ đến buổi tối trước hôm sang Bắc Ninh tôi đã nói chuyện với ông Chính. Ở giữa chúng tôi cũng có một người chết. Cuốn Crime et châtiment lật ngửa ở đầu giường. Tôi muốn kêu lớn: nó là thằng hèn, có nó ở đây tôi đập vào mặt nó.
Tôi bỏ Thịnh với gian nhà và xuống Bảo.
Vợ Bảo dọn giường cho chúng tôi. Đứa con Bảo khóc và mẹ nó ru. Nửa đêm chúng tôi thức giấc, tôi nói:
"Mai tôi xuống Phòng với Ngọc."
Bảo không trả lời.
Bảo đưa tôi ra xe xuống Phòng. Chúng tôi đi xe điện xuống bờ và đi chân lên bến xe. Tay tôi vẫn xách chiếc va ly nhỏ ngày sang Bắc Ninh đựng chừng ấy thứ quần áo và vật dụng. Bảo hỏi:
"Anh xuống chơi hay ở hẳn dưới với Ngọc?"
Tôi đáp:
"Chưa biết."
Ngồi trên xe đợi chạy, tôi có ý định bỏ dở cuộc đi. Tôi không biết xuống Ngọc xong tôi sẽ làm gì hoặc đi đâu. Xe đến Hải Phòng đã quá trưa, tôi ghé quán ăn cơm trước khi tìm địa chỉ Ngọc.
Đến nơi tôi bước lên căn gác trong ngõ Cô Ba Chìa, ọp ẹp trống trơn trơ một cái bàn mộc và một manh chiếu.
Ngọc đã đi theo một chiếc tàu biển được hai hôm. Người đàn bà thổi cơm cho Ngọc trao tôi mảnh giấy Ngọc viết lại và nói:
"Ông ấy đi gấp quá. Ông dặn nếu ông xuống ông có thể ở đây vài hôm rồi hãy về."
Thư của Ngọc:
"Tâm ơi,
Thế là tao đi rồi. Không hiểu sao tao cứ đinh ninh mày sẽ xuống gặp tao. Nghĩ rằng mặt mày sẽ ngơ ngác như chú chim chích trong rừng sao tao khoái làm vậy.
Còi tàu đã rúc, khói tàu đã nhả, sóng biển đã vỗ và hồn đây căng buồm.
Còn bao giờ tôi trở lại mảnh đất này không?
Không biết, mặc.
Tao đi không mang theo hành lý chỉ có hình ảnh mẹ, các em và chúng mày.
Thế là quá nặng cho một người. Mày sẽ về từ biệt hộ tao với vợ chồng Bảo.
Ờ tao đi không phải chia ly mà chính chúng mày chia ly hộ tao mới sướng chứ. Tao đã dặn bà chủ nhà trong trường hợp mày xuống bà sẽ trao bức thư này, cho mày tá túc vài hôm tuỳ ý mày. Cứ yên chí ở chơi coi như tao vắng nhà ít bữa."
Tôi không biết nên bắt đầu như thế nào buổi chiều này.
Ra khỏi nơi Ngọc ở, tôi đứng trước một khúc phố rộng nhưng xơ xác chạy tới phía nhà ga hiu quạnh. Bên kia đường vài gian nhà đang xây dở.
Tôi đi mãi trong phố đông người và rẽ vào một rạp chiếu bóng. Tôi dẫn một đứa bé lem luốc ở cửa rạp vào. Tôi trở ra khi buổi chiều lặng lẽ xuống. Những người đi làm về. Tôi gặp những toán lao động trai gái. Tôi cứ cảm tưởng Ngọc lẫn đâu trong ấy và trêu cợt tôi.
Dần dần tôi đến khu nhà Tây vắng vẻ. Tôi mong gặp một người quen.
Ngồi bên kè đá tôi nhìn mặt nước rộng, nước cuộn chảy. Những chiếc thuyền và những thân tàu.
Một người ngoại quốc biễu diễn trượt nước trên dòng sông. Sau lưng tôi người ta đi hứng gió. Một vài đôi tình nhân, một vài cặp vợ chồng, một chiếc xe nôi của con Tây.
Chiều xuống thấp mãi gần mặt nước. Tiếng còi tàu um um.
Tôi đứng lên, đèn đã thắp. Cây cao tối như trong vườn nhà thương.
Tôi về trải chiếu trên căn góc ọp ẹp Ngọc đã ở. Hắn đi thật rồi, như ông Chính chết như Đại đã đi. Không muỗi nhưng hơi lạnh về giữa đêm. Tôi mê gặp Hạnh và tỉnh giấc. Tôi không nhớ mình đang nằm ở đâu, mình đến đây làm gì. Chưa bao giờ tôi cảm nỗi tuyệt vọng ghê gớm đến như thế. Tôi có thể tự tử được. Nhưng tôi tự nhủ: Cũng thế thôi, phải, cũng thế thôi.
*
"Thanh,
Không ngờ Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi lúc anh vẫn ân hận rằng không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh ra. Người ta gặp nhau ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một phương trời nào khác gì nhau.
Một hôm tình cờ anh nghe đài phát thanh nhà và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy?Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu Thanh đã chẳng quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh nhiều.
Thanh lại sống một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga đã thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh cũng có người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng nói thế hay sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khoẻ, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh lấy tên anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều liên lạc với quê hương.
Chúng ta là những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận ra điều ấy. Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không một sự gì ràng buộc ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc thật thà từ trước, ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng nhau bám chặt quê hương nếu không chúng ta sẽ mất trong sự quên lãng.
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm."
Viết xong tại Thủ Dầu Một vào tháng 10-1956
Bạt
Mấy ghi nhận về Bếp lửa
Nhà văn thường là kẻ bất công với chính mình: bất công với những gì hắn đã viết ra. Hắn thường nhìn lại tác phẩm của hắn với con mắt nghi ngờ, không toại nguyện. Càng nghi ngờ, không toại nguyện khi đó là tác phẩm đầu tay mà ngày nào, khi “chưa phải là nhà văn”, hắn đã hoàn tất với tất cả sự say mê cuồng nhiệt, tình cảm mà mai đây, khi đã là nhà văn rồi, không dễ dầu gì hắn tìm lại được. Với hắn dường như tác phẩm thật sự là tác phẩm hắn đang viết, sẽ viết, đang hoàn tất, sẽ không hoàn tất bao giờ. Trong khi cuốn sách đầu tiên, đối với hắn, chỉ là những bước chân dọ dẫm, những âm vang ngơ ngác của một thời: thời mới lớn. Dường như tác phẩm đầu tay của một nhà văn luôn luôn gắn bó vào chính cái thời mới lớn của nhà văn đó. Nó đánh dấu một thời mới lớn, nó chính là cái thời ngu ngơ bất trắc đó. Cho nên trong chủ quan của nhà văn, nó là cái gì nhất thiết phải được vượt qua, một cách nào đó, phải được chối bỏ. Nó không còn là một khởi điểm. Nói là một bước lỗi lầm mà nhà văn muốn quên đi như một nỗi thất bại. Trường hợp Philippe Sollers mới đây khi lên tiếng phủ nhận và loại bỏ tác phẩm đầu tay [1] ra khỏi toàn bộ tác phẩm của mình là một trường hợp điển hình. Tác phẩm đầu tay càng sớm trở thành cổ điển, nó càng là lý do để tác giả nó hoài nghi và phủ nhận chính nó. Phải chăng đó là ý thức khốn khổ của nhà văn khi bắt đầu nhận thức rằng mình “chỉ là một nhà văn”, bắt đầu có một cái nhìn thấu suốt qua căn phần và định mệnh “nhà văn” của mình. Phảỉ chăng nơi đây, nhà văn cũng không khác gì nhà triết học, nói theo một bực thầy hiện đại, chính là kẻ ”đời đời khởi nghiệp”. Viết, một cách nào đó, là viết chống lại những gì mình đã viết, nhất là chống lại những tình cảm sôi nổi ngày nào thể hiện qua những trang sách đầu tiên. Viết, một cách nào đó, là viết chống lại tác phẩm đầu tay của mình, một khi “sự kiêu hãnh của tuổi nhỏ (đã) nhường chỗ cho sự bình tĩnh ý thức”, một khi nguời ta “bắt đầu cầm bút thực sự”.
Mấy ý nghĩa tự phát và chủ quan trên đây đã đến với tôi sau khi đọc lại Bếp lửa và sau khi đọc lại bài tựa do chính tác giả viết lên đầu tác phẩm đầu tay của mình trong lần xuất bản thứ hai (Sáng Tạo, 1965). Tám năm sau lần xuất bản thứ nhất (1957-1965), Thanh Tâm Tuyền đã có dịp nhìn lại tác phẩm đầu tay của mình như một kẻ đứng ngoài kinh nghiệm của chính mình, nhìn vào lại nó bằng một cái nhìn chân thật đến tàn ác, nếu cần. Tác giả muốn nói gì với chúng ta qua lời thú thật đó? Một cuốn sách chưa thành hình, một tác phẩm dở dang hay đúng hơn là một kinh nghiệm đã hoàn tất? Cuốn sách của một người mới lớn liệu có thoát ngoài kinh nghiệm của chính tâm hồn mới lớn đó? “Lúc hắn viết cuốn sách này, hắn chưa phải là một nhà văn, không muốn là một nhà văn. Hắn chưa biết mình muốn gì vì hắn muốn tất cả”. Tất cả ở đây phải chăng là toàn thể cái kinh nghiệm sống mà hắn muốn thể hiện lên những trang sách thứ nhất đó? Cuốn sách đầu tiên, đó chưa là kinh nghiệm của tác phẩm mà là tác phẩm của một kinh nghiệm. Cho nên khi nhìn lại cuốn sách đầu tay của mình, để trở lại với một ý nghĩa ở trên, tôi nghĩ nhà văn có thể phủ nhận nó như một kinh nghiệm, một kinh nghiệm khốc liệt mà chính hắn đã trải qua, một kinh nghiệm đã làm biến đổi tâm hồn hắn, đã dìu hắn đến ngồi vào bàn, viết dòng chữ dầu tiên, “Tôi tìm Thanh ở chỗ làm việc của nàng…”, dòng chữ đầu tiên hay chính là lời nói đã tìm được cơ hội thốt lên và chính hắn cũng đã tan biến vào lời nói đó.
Có lẽ không phải tình cờ khi phần đông các tác phẩm tiểu thuyết đầu tay đều viết ngôi thứ nhất. Hãy nói một cách đơn giản hơn: nó là lời nói của một con người, một kinh nghiệm. Con người đó đã từng sống thật trước khi biến thành nhân vật tiểu thuyết và tác giả không là kẻ sáng tạo nên nhân vật tiểu thuyết của mình: hắn chính là nhân vật tiểu thuyết đó (Narcisse chết: hắn là kẻ không biết dùng chữ, đáng tiếc!)
Tác phẩm hay là một sự nối tiếp của một kinh nghiệm sống, một thảm kịch sống. Phải chăng chính trong ý nghĩa đó, Bếp lửa nhất thiết là một cuốn sách, nói theo tác giả, của một người “chưa phải là một nhà văn”. Viết Bếp lửa, điều này cũng có nghĩa là sống (một lần nữa) cái thảm kịch của chính nó đồng thời mời gọi người đọc tham dự không phải vào một thế giới phù phép, giả ảo của chữ nghĩa mà vào thế giới còn nồng nàn hơi thở của sự sống. Nếu nhận rằng có một hố sâu ngăn cách giữa văn chương và thực tại, giữa chữ và nghĩa, thì ở đây, sự vinh quang của Bếp lửa chính là ở chỗ nó chưa rơi vào sự sa đoạ của tác phẩm, nó là cuốn sách còn là cuốn sách hiểu trong ý nghĩa đơn sơ nhất của danh từ, cuốn sách của một người "Chưa phải là một nhà văn, chưa muốn là một nhà văn". Bởi nhà văn cần thiết là một con người sa đoạ, hắn hy sinh thực tại cho mộng tưởng, hắn hy sinh thế giới cho hình ảnh, hắn hy sinh sự sống cho chữ nghĩa, vân vân… Hãy nghe Thanh Tâm Tuyền nói: “Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót”. Kẻ sống sót với “sự thật” của những người chết “truyền lưu” cho hắn. Nói khác đi, sự thật chính là sứ mạng của nhà văn.
Nếu Bếp lửa thể hiện một sự thật, một kinh nghiệm thì thất bại chính là tên gọi của sự thật, của kinh nghiệm đó. Trong một bài viết của Thanh Tâm Tuyền, tôi có đi tới một nhận xét: “Đọc Thanh Tâm Tuyền tức là một cách nào đó tham dự vào cuộc phiêu lưu trắc trở của một kiến thức lạc loài và bất hạnh". [2]
Nhân vật Bếp lửa chính là một trường hợp điển hình của ý thức khốn khổ đó. Một ý thức khốn khổ hay một ý thức trong cuộc hành trình vô vọng giữa hư vô và đổ vỡ. Một ý thức mà giấc mộng “biến cải thế giới”, “thay đổi cuộc đời”, “tự do và lựa chọn”… chỉ còn là một nỗi “đam mê và vô ích” giữa những thế lực mù quáng của định mệnh của lịch sử không ngừng lấn áp ở mọi phía. Một ý thức, trong cô đơn và bất lực, bị kết án phải “đi một mình suốt đời” giữa bốn bề hỗn độn, tối tăm. Cuốn sách mở ra một cuộc hành trình, hành trình vào cõi đêm thâu. Trên từng câu văn ngắn, trên từng chữ nghĩa cô đơn, người đọc không đọc mà lắng nghe, lắng nghe cái âm vang lạc loài của những bước chân cô đơn, quờ quạng. Thảm kịch Bếp lửa là thảm kịch của con người như một ý thức bị vây khổn. Nó bị kẹt vì nó là một ý thức. Nó khốn khổ vì nó là một ý thức. Ý thức, đó chính là một căn bệnh khốc liệt nhất, là “con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não”, là cái chết ngày một lớn lên, là sa mạc ngày một rộng mở. Hay là định nghĩa của con người như một ý thức, một ý thức như một nỗi khốn khổ. “Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như vậy. Không trốn được đâu, trừ phi mày trốn được lòng mày”. Đi đâu? Đó là câu hỏi khốc liệt từng phút từng giây đốt cháy tâm tư con người giữa sa mạc quạnh hiu bát ngát. Đi đâu rồi cũng vẫn thế, ý thức đời đời vẫn là nỗi bất lực đớn đau, ý thức sau cùng chỉ còn là những tiếng ngọ nguậy của bầy cua trong giỏ, nó vô vọng bẻ gẫy và vượt qua những giới hạn của mình, tìm đến những chân trời kỳ diệu của ước muốn và mộng tưởng. Nhân vật Bếp lửa không ngừng loay hoay, tìm kiếm, lặn hụp, phá phách trong một thế giới đầy ắp những cái ngẫu nhiên, không thường tồn, không tất yếu, một thế giới rạn nứt, vô phương hàn gắn. Một thế giới về chiều. “Về đâu bây giờ?” Trong cái thế giới âm u, xám ngắt câu hỏi thốt lên, âm thầm nhưng man rợ làm sao, bởi đó còn là câu hỏi, bởi đó là tiếng thét gọi của một ý thức đang lâm vào đường cùng, bởi đáp lại nó, chỉ có niềm im lặng hư vô và bóng tối điệp trùng. Và cuộc hành trình vẫn tiếp tục, còn mãi mãi tiếp tục với nhân vật Bếp lửa, cuộc hành trình không hứa hẹn về đâu: “Tôi không nhớ mình đang ở đâu, mình đến đây làm gì. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nỗi tuyệt vọng ghê gớm đên như thế. Tôi có thể tự tử được. Nhưng tôi tự nhủ: cũng thế thôi”. Hoạ may, cuộc hành trình kia rồi sẽ đưa người ta tới cái chết, như một thất bại sau cùng, như một đoạn đường sau chót của một chuyến phiêu lưu.
Liệu còn có cách kết thúc nào khác cho một câu chuyện như thế? Cái chết xuất hiện như một người tình đúng hẹn. Cái chết không kết thúc nhưng hoàn tất, như người ta hoàn tất một tác phẩm, một công trình có ý nghĩa, một ý nghĩa. ”Tôi có thể tự tử được”. Tưởng tượng nhân vật Bếp lửa đã thốt lên câu đó với tất cả sung sướng cuả tâm hồn. Tưởng tượng đó cũng là câu văn hồn nhiên trong sáng nhất của Bếp Lửa. Bởi thảm kịch ý thức đã đạt tới độ cao của nó: ”Chưa bao giờ tôi cảm thấy nỗi tuyệt vọng ghê gớm đến như thế”: Cái chết như một cách giải quyết sau cùng. Thất bại sau cùng là chiến thắng đầu tiên của ý thức khốn khổ.
Nhưng tại sao nhân vật Bếp lửa đã không chấp nhận cái chết lựa chọn và tự do đó? Tôi nghĩ rằng hơn ai hết hắn thừa hiểu rằng cái chết thể hiện sự tự do tuyệt đối của con người như một khả năng lựa chọn, đồng thời chính nó cũng phủ nhận con người như một khả năng lựa chọn, đồng thời cũng chính nó huỷ diệt khả năng lựa chọn đó. “Cũng thế thôi”. Cái chết không thay đổi được gì. Hơn thế nữa, cái chết ở đây còn là sự thất bại của chính sự thất bại.
Trong viễn tưởng đó, ta có thể nói Bếp lửa là hành trình của một ý thức khốn khổ còn Là ý thức khốn khổ, là kinh nghiệm của một sự thất bại. Chấp nhận con người như một nỗi thất bại, phải chăng đó cũng là cách chấp nhận chính đời sống này. Cái chết là khởi điểm của Bếp lửa nhưng không là cùng đích của nó. Đúng hơn nó là sự hình thành của một thái độ. Phải chăng đó cũng là một giá trị cao cả của Bếp lửa?
Huỳnh Phan Anh
[1]Une Curieuse Solitude
[2]Đi tìm tác phẩm văn chương, Đồng Tháp xuất bản, trang 174
Nguồn: Thanh Tâm Tuyền. Bếp lửa. Tiểu thuyết. Ấn bản chung quyết, kèm Tựa lần in thứ hai (1965), Tựa lần in thứ tư (1973) và Bạt của Huỳnh Phan Anh.
Thanh Tâm Tuyền - Bếp lửa (3)
Thanh Tâm Tuyền
Bếp lửa
tiểu thuyết
4.
Ông Chính vắng nhà như thường lệ. Đại đọc sách bên cốc nước nóng, vẫn Crime et châtiment. Giá sách bày ra sự lục lọi, điều ấy tôi không ưa. Đại đứng lên nói:
“Cậu đã về.”
Tôi hỏi một câu:
“Ông Chính không có nhà?”
Tôi cởi áo khoác ngoài xoa tay cho ấm và uống một cốc nước. Tôi hỏi:
“Tại sao nhà lại có nước nóng giờ này?”
Đại mỉm cười:
“Cô Thịnh, con ông Chính mới về.”
Tôi ngạc nhiên bước lại xếp giá sách. Đại tiếp:
“Bây giờ cô ấy trông nom cơm nước.”
Tôi nhìn lại hai căn buồng nhỏ khít nhau, với hai cửa sổ, hai bộ phản và một cái đi-văng làm bằng những cái thùng. Cái mắc áo tỏ sự ngăn nắp của bàn tay đàn bà, tôi mang treo áo khoác lên đấy.
Một người đàn bà dưới bếp lên – đó là Thịnh - chị có tất cả nét của người đã sống nhiều năm ở vùng kháng chiến. Chị chưa đến ba mươi, quấn tóc và răng đen, mặc một cái áo cánh trắng và một cái áo len xanh màu mực.
Tôi nói:
“Chào chị.”
Đại thân mật:
“Đây là anh Tâm vửa ở Bắc Ninh về.”
Thịnh cười dễ dàng, tay cầm giá đi lại phía thùng dùng làm đi-văng mở lấy gạo. Chị nói:
“Vừa may anh về tôi mới lấy gạo. Anh đi đường có nguy hiểm không?”
Tôi im lặng không trả lời. Tôi muốn chị gọi tôi bằng chú hay cậu.
Khi Thịnh xuống bếp, tôi hỏi Đại:
“Cô Thanh cần gặp tôi?”
Đại gấp cuốn sách và gật đầu. Rồi Đại nói:
“Tôi đã gặp cô Thanh. Cô ấy có bề ngoài hiền và ngoan” - Đại ngừng một phút nhìn ra ngoài, tôi không trả lời. “Cô ấy có thể là người tốt, rất tốt. Nhưng tại sao cô lại chọn nghề hát? Anh có nghe biết điều gì không?” – Tôi vẫn không trả lời. “Cô bị nhiều điều tiếng, người ta đồn cô không đứng đắn.”
Tôi tháo bỏ cái ca-vát cho đỡ vướng cổ, tai tôi nóng bừng. Tôi rót một cốc nước và muốn bỏ ra phố, xong tôi nói:
“Tôi cảm ơn cậu đã cho biết điều đó” – Tôi ngừng lại đến một phút. “Nhưng tôi không hiểu cậu có những ý nghĩ gì về Thanh. Làm thế nào ở giữa một xã hội hư hỏng như thế này, bị tước đoạt hết khí giới, bị ném vào vũng bùn? Cậu thử nghĩ nếu tôi và cậu cũng là con gái, chúng ta sẽ làm gì?”
Tôi biết tôi sắp chảy nước mắt, tôi thường như thế mỗi khi bị xúc phạm.
Đại im, tôi nói tiếp:
“Cậu sẽ bảo tôi cậu bỏ ra ngoài ấy. Bỏ ra ngoài cũng là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình. Tôi không muốn nghe, không muốn nghe một lời nào. Lẽ ra cậu đừng nói với tôi mới phải.”
Đại giận lắm, hắn lắp bắp:
“Không, tôi định…”
Tôi lấy cái áo choàng trên mắc xuống và ra phố. Tôi lang thang đến chiều tối mới đến nhà Thanh. Minh đang thổi cơm bằng bếp cồn ngay trong buồng. Cái cặp tóc của Minh làm tôi dịu hẳn. Sau lưng tôi là gian phòng tối ngăn bằng những miếng vải, ngoài nữa là một cửa hàng da có tiếng máy may chạy. Minh quay lai reo mừng:
“Ô kìa anh Tâm. Lâu lắm anh mới gặp anh.”
Minh treo cho tôi cái áo vào thành ghế và bắt tôi uống nước cho ấm người và bảo:
“Anh đi dạy học xa phải không? Sao anh ít về Hà Nội thế? Hôm nay anh phải ở đây ăn cơm với em và chị Thanh…”
Tôi ngắt lời:
“Cô không để tôi hỏi cô điều gì cả?”
Minh đứng ngay ngắn:
“Xin tuân lệnh.”
Tôi vỗ vai Minh chỉ xuống ghế nói:
“Minh ngồi xuống. Chị Thanh không có nhà?”
“Thưa anh không?”
“Chị đi đâu?”
“Chị em hát ở đài.”
“Cô học hành có tấn tới không?”
“Rất tấn tới nhưng vẫn dốt món anh dạy.”
Minh đứng lên mở nắp soong, khói bồng lên ấm áp. Ghế cơm xong, Minh nói:
“Anh có nghe chị Thanh hát không?”
Minh mở máy thu thanh và với giọng nhỏ nhẻ:
“Chị Thanh hát hay nhưng em lại không thích nghe. Anh biết tại sao không?” – Tôi gật đầu. “Em muốn thôi học và chị ấy thôi hát, nhưng chị không bằng lòng.”
Làn sóng điện rõ dần và Thanh đang hát bài Trở về mái nhà xưa. Minh ngồi xuống, tôi đốt thuốc lá. Minh bỗng hỏi:
“Anh Đại là bạn thân của anh?”
Tôi đáp:
“Phải. Thì sao?”
Minh nói rất rõ ràng:
“Em không ưa anh ấy. em không ưa cái bộ mặt nghiêm trọng, cái cử chỉ làm cao thượng, cái giọng nói làm người trên… Anh ấy hay đến đây nói chuyện với chị Thanh, rủ em với chị Thanh đi phố nhưng em không thích đi cùng với anh ấy” – Minh tắt máy thu thanh. “Có phải thế không anh?”
Tôi im lặng hít một hơi dài thuốc lá rồi bảo:
“Em xem cơm coi chừng khê thì đen anh lắm.”
Tám giờ kém mười lăm Thanh về. Nàng phủi những giọt mưa trên vai áo và nói:
“Thiêng thật, đang hát mà em cảm ngay là ở nhà có khách. Em rẽ vào Hàng Mành mua chả cốm đây nhé.”
Minh dọn cơm bảo chị:
“Ban nãy em có mở cho anh Tâm nghe chị hát.”
Không khí gia đình ấm cúng suốt bữa cơm. Thanh đặt cái bếp cồn cạnh chỗ ngồi của nàng đun nước sôi pha cà phê. Tôi hỏi:
“Nhà ai uống cà phê mà có?”
Thanh đáp:
“Không, ăn cơm xong Minh sẽ đi mua cà phê chứ. Anh đỡ phải ra ngoài mưa lạnh.”
Tôi nhìn vào mắt Thanh. Chúng tôi nhắc đến những người thân đã khuất. Đã từ lâu chúng tôi mới họp mặt nhau. Minh ra phố mua cà phê. Thanh pha ấm nước sôi vào bình trà và đặt ấm nước thứ hai lên bếp đợi cà phê, tôi đốt điếu thuốc lá thứ ba.
Thanh nói sau khi bơm cho ngọn lửa đều:
“Có phải anh khuyên em nên nhận lời không?”
Tôi gõ tàn thuốc không trả lời cũng không biểu lộ cử chỉ nào khác. Mãi thấy Thanh không nói gì tôi mới hỏi:
“Sao?”
Thanh không ngước nói rất khẽ:
“Từ hôm đấy không thấy cô Nghĩa nhắc lại chuyện nữa. Chu có đến đây gặp em một lần.”
Thanh trầm ngâm. Thanh tìm cuốn len đan dở và xỏ lại những múi tuột. Nàng bắt đầu làm việc, tôi nói:
“Ngay hôm cô hỏi ý kiến tôi đã cảm giác là chuyện ấy khó thành, hôm nay tôi có thể nói thẳng như thế.”
Thanh ngừng mũi kim ngẩng lên hỏi:
“Tại sao vậy anh?”
“Tại vì… Tôi khó nói quá.”
“Em không xứng đáng chứ gì?” Thanh nói thẳng giọng chắc nịch. Tôi thấy tròng mắt nàng rưng rưng.
“Không, không phải thế. Tôi cho rằng những người như Chu không có quyền phán đoán chúng ta. Chu có dám sống như cô bao giờ đâu để mà dám phán đoán cô. Những người như thế…”
“Nhưng đôi khi… đôi khi chính mình cũng nhận thấy rằng…”
“Mình nhận thấy, phải. Mình là tội phạm và chỉ mình đủ tư cách là quan tòa xét xử mà thôi. Ngoài ra không ai được quyền cả, kẻ nào đã dám sống cái thân phận một người con gái không được che chở - mà phải che chở cho người khác – trong một hoàn cảnh xã hội như thế này. Những đứa con gái là lượt tưởng là đoan chính kia đáng lẽ cô có quyền khinh vào mặt họ, nhưng không, đừng để ý đến họ, coi như họ không có mặt giữa chúng ta… giữa cái xã hội đáng tởm này…”
Thanh ngồi lặng người, đầu cúi xuống.
Tôi châm một điếu thuốc khác.
Trấn tĩnh xong, Thanh hỏi:
“Còn Đại?”
Tôi im khá lâu:
"Hắn định bỏ ra ngoài."
Minh mua cà phê về, tự tay Thanh pha cho tôi. Tôi uống cà phê và nói chuyện với Minh. Thanh làm việc và lắng nghe. Mười giờ tôi từ giã hai chị em Thanh.
Tôi không về nhà mà thuê xe xuống nhà Bảo dưới Hàng Bột, gần Ô chợ Dừa.
Chiếc xích lô nhịp nhàng ra ngoại ô.
Đường vắng và bóng. Mọi căn nhà đã ngủ, trừ dãy nhà điếm quét vôi hồng mắc đèn đỏ chăng dây thép gai trên đầu tường. Những bóng người ra vào ở đây lẩn lút câm nín.
Xe dừng bên đuờng tàu điện. Tôi bước qua đường sắt vào ngõ. Nhà Bảo cũng không còn tiếng nói, ánh dèn dần hiu hắt trên bàn.
Tôi gõ cửa và nghe tiếng vợ Bảo.
“Ai đấy?”
Tôi chậm rãi trả lời:
“Tôi.”
Trong khi người đàn bà lệt xệt guốc trên nền đất ra phía cửa.
“Anh Tâm đi khuya thế?”
Tôi mang cả luồng gió vào gian nhà. Bảo đã vặn to ngọn đèn ở trên bàn. Tôi nói với Bảo:
“Hôm nay tôi xuống ngủ với anh.”
Bảo tươi cười hỏi:
“Anh mới về?”
Vợ Bảo thu xếp những hộp gỗ đựng hàng cho gọn cái phản lớn làm nơi ngủ của tôi và Bảo. Gia đình Bảo bán những thứ hàng vặt vãnh cần dùng cho mọi người trong xóm: gạo, nước mắm, củi, xà phòng… Chị Bảo giăng màn xong nói với chồng:
“Anh mời anh Tâm nằm nghỉ không mệt.”
Chị trở về chỗ nằm cũ. Chúng tôi vào màn.
Tôi thao thức rất lâu và cựa mình luôn
Gió trên mái nhà và sau nhà. Gần đấy một con chó thỉnh thoảng lại tru lên những tiếng kinh hãi. Chuột rúc trong có nhà. Có lẽ vợ Bảo đã ngủ yên, ôm con trong lòng, thằng bé chép miệng luôn.
Bảo chợt quay sang phía tôi hỏi:
“Tâm vẫn còn thức đấy hả?”
Tôi nói nhỏ:
“Làm sao?”
Bảo thì thầm:
“Thằng Ngọc xuống Hải Phòng rồi. Nó vừa viết thư cho tôi.”
“Thế à? Lâu lắm tôi không được gặp nó, dễ thường đến gần một năm.”
“Nó làm gì anh có biết không ? Phu khuân vác bến Sáu Kho.”
“Phu khuân vác?”
Nó viết thư cho tôi toàn khói nhà máy, khói tàu biển, thợ thuyền, bữa cơm đầu chợ. Nó chờ đợi một chuyến đi xa, đi không trở về cái đất nước nhục nhã này, đi tìm cái chết nơi hải cảng trong quán rượu xa lạ, chết một mình bên chai rượu… Nó lãng mạn quá sức.’
Bảo nói đều đều vừa đủ nghe.
“Lãng mạn.” Tôi lặp lại.
“Nó không đủ điều kiên nhẫn khiến cho mình thêm rúng động. Còn phải sống như thế này đến bao giờ? Bao nhiêu năm nữa? Nó làm cho tôi sợ cái chuỗi ngày thường của tôi, có phải mình đang kiên nhẫn chịu đựng hay mình đang chết đi? Hay đã chết rồi? Nếu thật chết rồi thì cái hành động nổi loạn vô ý thức của nó có nghĩa hơn cái cuộc đời bên cái hàng tạp hoá và vợ con này của tôi. Tâm, cậu nghĩ xem nó kiên nhẫn hay mình đã chết rồi?”
Tôi không trả lời, gác một chân ra ngoài chăn. Bảo đã dự trong phong trào Ngũ Xã. Anh bị hư một chân, khi trải qua nhà tù Pháp và Việt Minh.
“Tâm, cậu nghĩ xem mình đang cố gìn giữ những hơi thở cách mạng hay mình đang thở hắt ra còn cố lấy vòng hoa cách mạng che mặt?”
Vợ Bảo trở mình ở bên giường. Con chó đâu đây lại tru lên từng hồi dữ tợn hơn. Lát sau tôi bảo:
"Nếu anh viết thư cho Ngọc, anh bảo nó liên lạc với tôi cho tôi được biết tin tức nó."
5.
Về Bắc Ninh tôi bị cảm khản tiếng mất một tuần phải nghỉ làm việc. Những buổi sáng mủa đông buồn rầu thêm. Tôi nằm lỳ trên giường không buồn trở dậy. Những tiếng ồn ào từ trong lớp học giờ làm việc, ngoài sân giờ ra chơi, bay lên qua một khoảng xa cách lắm, tôi đợi từng bước chân ngoài hành lang.
Mỗi bữa cơm ông già gác mang lại phòng cho tôi một bát cháo nóng - buổi trưa kèm theo một tờ báo hằng ngày. Tôi lười, thoái thác không xuống phòng ăn. Tôi đọc báo, nhìn cuộc đời bình thản qua như những cuộn mây xám thường ngoài cửa sổ buổi chiều. Và tôi ngủ những giấc ngủ đầy hơi thở nóng và mồ hôi cùng trống ngực.
Linh mục Tân đến thăm tôi hàng ngày khoảng 4 giờ chiều và ở phòng tôi chừng mười lăm phút. Nhiên săn sóc tôi vào buổi tối khi những tiếng chuông khoá lễ chiểu đã im. Nhiên thường ngồi nói chuyện. Anh kể về gia đình, về thời thơ ấu, và ơn trên đã kêu gọi anh để dâng mình cho Chúa, bằng giọng bình thản như đọc một đoạn sách thánh kinh. Bà nội anh muốn có một người con dâng mình cho Chúa, nhưng cha anh lại là con một. Tiếp theo Nhiên là đứa cháu độc nhất. Đứa cháu độc nhất ấy nghe ở linh hồn mình từ nhỏ âm vang lời kêu gọi của Thiên chúa và Nhiên mong rằng sẽ làm thoả mãn khát vọng của những người sinh thành. Trong những lúc ấy tôi nhó lên ngọn điện yếu mỏng chập chờn như muốn tắt.
Đại không sang, những thư từ của tôi được cho vào phong bì lớn dán kín gởi sang trường. Tôi nhận được thư của Francoise trách tôi lười viết, nàng hỏi tôi có nhận được thư của nàng không. Nàng cho biết hiện công tác vận động những gia đình có con em chiến đấu ở Đông Dương để làm kiến nghị yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở đây. Đồng thời cùng với một nhóm bạn hữu thanh niên nàng đã gặp Sartre, chất vấn về vấn đề cộng sản và cách mạng. Nàng bảo nàng hơi đen và gầy hơn nhưng cũng cao hơn. Nàng vừa kỷ niệm sinh nhật thứ mười chín của nàng.
"Pauvre Francoise!"
Hoà tả những trận mưa ở đồn điền dài ba trang giấy mỏng. Và Ngọc:
"Mày ơi!"
"Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày cũng đáng đủ lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý với nhau. Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người…. để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng. Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại xỏ cương trèo lên lưng.
Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn cố gắng giả tin.
Bằng chứng là chúng mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ cái be nước mắm, mày bỏ trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm đến với Chúa đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn ngang đức Chúa. Làm dấu thánh giá và quỳ xuống."
Tôi quên lá thư của Ngọc. Ngọc mở ở bàn đêm đầu giường. Buổi chiều tôi ngủ chập chờn, khi mở mắt Nhiên ngồi cạnh và đã bật đèn. Nhiên hỏi:
"Anh không ăn cháo? Để tôi bổ cam anh xơi."
Tôi ngồi dậy nói:
"Cám ơn anh, tôi có thể làm lấy được."
Tôi bổ cam ở bàn, nhìn ra cửa sổ, gió khoan khoái một chút.
Nhiên hỏi:
"Anh cho là có Thượng Đế hay không?"
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
"Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.’’
Tôi không nghĩ đến nó.
Nhiên lại hỏi:
"Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có công bằng, có tự do, có bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
"Có chứ tại sao không?"
"Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật?"
"Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất cả là Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thoả hiệp được với nhau như bình đẳng và tự do, những đạt đến sự hoà hiệp chính là tìm về Thượng Đế rồi còn gì?"
Tôi bước vài bước đắn đo:
"Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Thượng Đế cần một hình ảnh tinh khiết. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác."
"Thượng Đế sẽ giải quyết những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về đến Người."
"Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jesus hay Phật tổ thì chính ở người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấm thảm kịch riêng tư của loài người và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…"
Những buổi tiếp theo, Nhiên thưa sang thăm tôi – tôi nằm nghe tiếng động ngoài hành lang và lòng mình.
Tôi trả lời Ngọc:
"Ngọc,
Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não, mày nhớ không? Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu, trừ khi mày trốn được lòng mày.
Nhưng thôi tao vẫn cầu chúc cho mày đi đi cho thoả dồn nén, để ngó thấy ở bất cứ một góc địa cầu nào những điều ghê tởm không muốn ngó, rồi mày sẽ trở lại. Tất nhiên chán chường hơn nữa, nhưng từ chỗ chán chường cuối cùng ấy tao còn mày hay mất mày vĩnh viễn.
Ngọc ơi! Mày còn nhảy xuống biển ngủ ở dưới ấy không? Con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não.
Trước khi đi hãy thư cho bạn mày: Tâm."
Lễ Chúa Giáng sinh đến gần với những ngày rét cóng hơn. Nhà trường vắng ngắt, những giáo sư ngoài như tôi đã về Hà Nội cả. Mặt sân cứng ướt hiu quạnh trơ trọi không cây cối, tôi bước trên sạn vụn theo một cửa ngách sang nhà thờ. Màu đá xám cao và lạnh lẽo thêm.
Những chiếc đèn màu hình ngôi sao, những dây hoa giấy sặc sỡ buồn cười.
Vòm nhà thờ sâu, ánh sáng mờ ảo.
Tôi đi bên những hàng ghế mộc, đến máng cỏ Chúa hài đồng. Tôi đứng cách xa ngắm những hình tượng được xếp đặt khéo léo. Vài người đàn bà nhà quê mình như ở chợ rẽ vào, quỳ gối kính cẩn.
Rồi tôi xuống Đáp Cầu cho đến hết buổi sáng.
Tôi vẫn chưa biết nên về Hà Nội hay nên giam mình một tuần lễ nữa trong chuỗi ngày rét mướt ở tỉnh lỵ. Con đường dốc, những sườn núi trơ đất và đá đỏ, gió và hơi nước quyến lấy nhau ở không trung làm thành khói đặc nặng nề, không một tiếng động ngoài một tiếng nổ của động cơ. Chiếc xe hàng đã đổ hết khách ở Bắc Ninh chỉ còn lại vài người. thị xã tiêu điều với những nhà méo lệch. Quán chợ lụp xụp nhớp nháp; chợ còn lại dẫy tường trắng loang lổ vết tích cũ.
Bữa cơm ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm. Mâm bằng gỗ.
Tôi trở về Bắc Ninh gần ba giờ chiều.
Tôi ngồi trong một quán nước ở bến xe trong sự náo nhiệt ấm áp của những người xuôi ngược và những người làm xe. Ở đây có những bát nước chè tươi nóng, điếu thuốc lào. Trời mưa bay. Bỗng tôi trông thấy Hạnh, nàng mặc tấm áo dài thâm đi ở ngoài. Nàng chào tôi và ghé vào quán.
Tôi hỏi:
“Cô đi Hà Nội?”
“Vâng”, Hạnh đáp.
Tôi mời nàng uống nước và chúng tôi uống những bát nước chè tươi xanh nóng rộp lưỡi. Hạnh hỏi tôi:
“Anh cũng về Hà Nội?”
Tôi chưa biết trả lời thế nào Hạnh đã tiếp:
“Nếu tiện anh đi xe của em cùng về.”
Nàng nói tự nhiên còn tôi lúng túng. Hạnh lại nói:
“Chỉ sợ anh đi xe chở hàng thôi.”
Hạnh đưa tôi ra xe, chiếc xe cam nhông chuyên chở hàng hoá. Sau xe trống, ngoài một thùng đựng ét xăng của nhà binh bỏ không và mấy tấm bao tải.
Tôi và Hạnh ngồi phía trên cùng người tài xế và người phụ xe ở đằng sau. Xe ra khỏi thị xã cùng với hạt mưa dầy hơn. Người tài xế đứng tuổi hai bàn tay khô khan gân guốc chụp trên đầu chiếc mũ cát két dạ. Anh phụ xe trẻ tuổi nói qua lỗ hổng lên với bác tài một câu gì. Hạnh ngồi sát vào tôi và tôi nhận hơi ấm của nàng.
Nhìn thấy ở ngực Hạnh đeo hình thánh giá, tôi hỏi:
“Em theo đạo?”
Hạnh gật đầu trả lời:
“Khi còn ở hậu phương, bây giờ thì thôi rồi.”
Một lát sau xe chạy đều tốc lực, màu trắng phủ những cánh đồng hai bên đường. Tôi hỏi Hạnh:
“Em còn nhớ anh xưa hay không?”
Hạnh ngước nhìn tôi rồi trả lời:
“Em nhớ những ngày nghỉ học anh thường hay đi theo em. Hồi ấy nhà em ở hai nơi, Thị Cầu và Đáp Cầu. Đi về em phải qua nhà anh. Em mặc áo trắng và cặp tóc và em đã được nghe anh nói là em đẹp nhất Thị Cầu.”
Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Hạnh để vào lòng tay tôi từ lúc nào, rất cảm động.
Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và anh đã làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một đàn ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó ăn cắp trứng ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn bàn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây thơ táo bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phía tôi. Hạnh hỏi lại tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ và học nghề chữa ô tô.”
Đến Hà Nội, mưa to lớn hơn. Chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau.
Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở khách sạn.
6.
Tết đã qua. Mùa xuân kéo dài với những trận mưa phùn làm bẩn hè phố. Tôi không đặt chân về nhà nữa. Ngọc và tôi ăn Tết cùng gia đình Bảo.
Chiều mùng một, tôi lên đón hai chị em Thanh đi chơi. Thanh bày bàn thờ trên cái xích đông làm giá sách trước bàn học của Minh. Thanh bảo tôi lễ tổ tiên. Tôi chắp hai tay và lòng bâng khuâng. Mùng ba Ngọc trở xuống Hải Phòng. Chúng tôi uống rượu trước khi chia tay. Và Bảo đặt cái bánh chưng lên bàn và bảo với Ngọc:
“Anh ăn bánh chưng đi, biết đâu chẳng là miếng cuối cùng trước khi đi.”
“Vâng biết trước thế nào được”, Ngọc trả lời.
Ngoài ngõ những đứa bé nghèo nàn đang đánh đáo. Chúng tôi không đưa tiễn nhau. Mùng chín tôi trở sang Bắc Ninh. Cái Tết đi qua có lẽ đã quá vui khiến để lại cho thị trấn này vẻ trơ trẽn. Mưa bay ngoài cửa sổ và sự chuyển vận của chiến tranh mỗi lúc thêm hấp tấp.
Đại vẫn chưa bỏ ra hậu phương. Trước khi về trường tôi có ghé nhà thăm và chúc Tết ông Chính. Tình cờ tôi được biết Đại dan díu với Thịnh. Trong suốt mấy tháng tôi không nhận được một hàng chữ nào của bạn bè. Tôi cùng về Hà Nội với Hạnh vài lần. Những ngày ấy tôi dành riêng cho mình Hạnh. Gần nhau, tôi nhận thấy chiến tranh, tổng quát là sự khủng bố tinh thần – đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương.
Sau mỗi lần như thế, khi lấy lại bình thường. Hạnh ngượng ngùng. Một lần nằm cạnh tôi, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng và hỏi:
“Anh có khinh em không?”
Lúc ấy tôi đau đớn tất cả thân thể. Trời chạng vạng với mưa bụi căm căm. Tôi thở dài trả lời:
“Em đừng hỏi và đừng bắt anh phải trả lời.”
Ở Đáp Cầu người ta phong phanh biết sự đi lại giữa Hạnh và tôi.
Một buổi sáng rét tháng ba tôi lặn lội xuống thăm Long. Tôi được ăn một bát bún riêu bỏng môi vì cay và nóng của chị Mùi và được chị cho biết tin là Hạnh không trở về nữa. Chị Mùi nói:
“Cô ấy ra ngoài đến nửa tháng nay không thấy về.”
Tôi hỏi chị:
“Có tin tức gì không chị?”
“Có lẽ bị giữ lại. Người ta nghi cô ấy…”
Long đi Hà Nội vắng. Vợ Long đang có mang. Tôi nghĩ không ở lại ăn cơm, trên đường về tôi nghĩ nhiều đến Hạnh. Nghĩ đến sự đam mê của Hạnh, tôi bồn chồn cả người. Tôi tin rằng chẳng có bao giờ gặp lại người con gái ấy nữa. Lễ Phục sinh tôi thăm Thanh gặp lúc nàng ốm nghỉ nằm nhà. Minh đi học vắng. Thanh gượng dậy tiếp tôi. Tôi khuyên nàng nằm nghỉ và tôi kê ghế ngồi cạnh giường. Sau khi hỏi thăm sức khoẻ của Thanh tôi ngồi im và không biết nói chuyện gì. Tôi nhìn Thanh và mi mắt nàng hơi khép xuống nặng nặng. Nàng thở một cách đắn đo. Tôi đứng dậy để đốt thuốc lá, Thanh bảo:
"Anh cứ tự nhiên, em không sợ thuốc lá đâu."
Tôi ngồi xuống và thở khói nhè nhẹ. Thanh bỗng nói với tôi:
"Anh rót cho em xin cốc nước."
Tôi sửng sốt vì sự quá đáng của Thanh. Chưa bao giờ Thanh dám làm thế với tôi cả. Mặt tôi hơi sầm suống. Thanh lại nói tiếp như van lơn:
"Anh cho em xin cốc nước…"
Thanh định nói thêm điều gì lại thôi. Tôi miễn cưỡng làm theo lời Thanh. Uống xong nước, Thanh nói:
"Em có câu chuyện muốn nói với anh."
Thanh cố ý giừng lại. Tôi hít một hơi thuốc lá dài và thở khói um khiến Thanh phải sặc.
Nàng quay mặt đi bảo:
"Anh thổi khói vào mặt em."
Tôi thở nhẹ và khói tan dần. Mắt Thanh ướt ngấn nước và da mặt nàng hồng lên mệt nhọc. Thanh kéo chăn chấm nước mắt nói rất nhỏ:
"Anh Tâm, anh xem Minh đã có thể lấy chồng được chưa?"
Tôi ngạc nhiên không hiểu.
"Có người hỏi cưới Minh mà em phân vân quá."
Tôi gõ tàn thuốc lá đánh nhịp chân, hỏi:
"Minh năm nay bao nhiêu tuổi?"
"Mười tám."
Chúng tôi cùng im lặng, tôi thì nhìn khói thuốc. Tôi lại hỏi:
"Còn cô?"
"Hai mươi ba. Già rồi còn gì?”
“Ai bảo cô già?”
Thanh không trả lời và hình như mơ mộng điều gì. Một lát, Thanh hỏi:
“Anh biết người thế nào hỏi Minh không?”
“Ai?”
“Chu.”
Giọng nói của Thanh cố gắng bình thản và mắt Thanh mọng cộm lên. Tôi nhắc: Chu. Tôi cố gắng nói tự nhiên:
“Cô định sao? Đã hỏi ý kiến Minh chưa?”
“Em bằng lòng.”
Nghĩ hồi lâu, tôi trả lời buông xuống:
“Cũng được.”
Đám cưới Minh giản dị và mau chóng.
Chưa đầy một tháng sau câu chuyện giữa tôi và Thanh, Minh nghỉ học ở nhà. Trầu cau được chia cho vài chỗ quen biết thân.
Theo ý của Chu, hai bên nhà trai gái mở chung một tiệc khách sạn Phú Gia.
Khách khứa cũng không nhiều. Tôi phụ với Thanh thu xếp công việc vì nàng vẫn chưa được khoẻ hẳn. Bữa ăn vào buổi tối gồm chưa đến ba mươi người.
Mươi người họ hàng thân quyến của Chu, mươi người bạn cùng sở Chu; bên này có mặt cô Nghĩa, ông Chính, Bảo, Nga – cô thợ cả của Thanh – hai ba người bạn thợ của Thanh, mấy cô phù dâu và bạn bè của Minh.
Lâu không gặp tôi, cô Nghĩa nói đùa:
“Bao giờ thì anh lập gia đình?”
Thanh cũng đứng đấy cười trả lời thay:
“Dì không biết anh ấy lập gia đình rồi hay sao?”
Cô Nghĩa tưởng thật.
Chu đến. Lần thứ nhì tôi gặp lại Chu trong mấy năm về Hà Nội. Chu nói:
“Minh đang ngồi khóc ở nhà.”
Tôi bảo:
“Cô gái nào chẳng vậy” - rồi tôi kéo Chu ra ngoài.
“Tôi cần nói chuyện với anh một lát.”
Nhưng khi ra ngoài, gió hơi lạnh, nhìn sang hồ nước im lặng và thấp thoáng phản chiếu ánh đèn, tôi không biết tôi muốn nói gì với Chu.
Ông Chính gặp tôi hỏi:
“Sao anh ít về nhà?”
Tôi cho là ông quá tàn nhẫn khi đặt câu hỏi. Mà có lẽ ông đã quỵ luỵ chăng?
Tôi ấp úng. Tôi bắt tay Đại hững hờ.
Thanh giới thiệu tôi với Nga. Tôi nói:
“Chúng tôi đã gặp nhau một lần.”
Nga cúi đầu nhận. Thanh quên buổi tôi lại đón Thanh ở cửa hàng để lấy cái khăn quàng cho Đại. Đại quàng cái khăn ấy.
Nga hỏi câu mở đầu khiến tôi ngạc nhiên vô cùng:
“Ông viết văn?”
Tôi bị lúng túng và trả lời:
“Thưa cô, không. Tôi chưa bao giờ” - ngừng một giây nhỏ - “À! thời trước thì có. Cô nghĩ tuổi trẻ người nào đã chẳng từng viết đôi ba dòng. Làm một vài câu thơ. Bây giờ thì tôi chưa hề nghĩ đến.”
Nga nhìn ý tứ:
“Thế mà tôi vẫn đinh ninh ông viết văn.”
Tôi thấy được không khí thân mật và bạo dạn nói:
“Nếu thế có lẽ chính cô viết văn.”
Nga đáp thẳng thắn:
“Vâng tôi bắt đầu.”
Bảo bước vào với tất cả vẻ cũ kỹ ngô nghê ngày thường của anh: bộ quần áo kaki kiểu nhà binh. Tôi bảo với Nga khi Bảo còn ở đầu phòng:
“Cô có thể nói chuyện văn chương với ông bạn tôi.”
Đại cũng đi về phía chúng tôi. Tôi khó chịu về sự góp mặt của những người không ưa nhau, Bảo và Đại.
Bữa ăn chưa xong thì Đại kiếu từ ra về dù Thanh cố mời giữ. Thanh tiễn Đại ra ngoài.
Tiệc tan vào khoảng hơn mười giờ đêm. Tôi và Bảo đưa Thanh và Nga về nhà. Thanh giữ Nga về ngủ chung. Chúng tôi qua đường phố hiu quạnh. Mọi vật ấm lạnh se se, cây cối, vỉa hè, mặt nhà. Thanh và Nga đi sát nhau. Tôi và Bảo cách xa, Thanh nói:
“Có lẽ anh Đại không bằng lòng điều gì. Em đã xin lỗi với anh ấy mãi.”
Tôi muốn kêu lên: Hắn là một thằng hèn. Tôi biết hắn về tình tự với Thịnh. Bảo vẫn trầm ngâm.
Thanh nói, tiếng nói vang trên chòm cây xôn xao:
“Hôm nay không có chị Nga ngủ một mình đến khóc mất” – Không ai trả lời, chỉ những tiếng bước bâng quơ. “Con gái nào chẳng vậy phải không anh Tâm?”
Nga lên tiếng:
“Chị đã hứa về ở với tôi cơ mà.”
Tôi tiếp lời:
“Phải đấy cô về ở với cô Nga. Hai người một mình ở với nhau cho vui.”
“Không, còn mẹ tôi nữa.”
Tôi rùng mình gần như đứng lại vì lạnh.
Có lẽ lạnh, không phải vì câu nói bâng quơ ấy? Sắp sửa đến ngày giỗ mẹ.
Thanh hát nhỏ, rất nhỏ trong cổ họng, điệu quen thuộc, tôi đã nghe. Trở về mái nhà xưa.
Bảo bỗng nói với Thanh:
“Từ ngày cô hát trên đài chưa bao giờ tôi được nghe cô cả.”
“Thế thì không bao giờ anh được nghe nữa cả bởi vì tôi đã giải nghệ.”
Nga: “Giải nghệ?”
Thanh: “Chứ sao!”
Tôi đợi đến một ngã tư mới nói:
“Không, cô nên hát.”
Thanh nhại:
“Không, cô nên giải nghệ.”
Từ đấy không ai nói một lời.
Thanh cứ hát nhỏ như cho mọi người nghe lần cuối. Hàng phố bé lại trong đêm khuya và lùi xa như tiếng hát.
Khi cánh cửa đã đóng sau lưng Thanh và Nga, tôi tôi còn nghe thấy tiếng hát ấy ở trên tay tôi. Trở về mái nhà.
Xưa.
Còn lại hai người đàn ông đi chân về ngoại ô.
Bếp lửa
tiểu thuyết
4.
Ông Chính vắng nhà như thường lệ. Đại đọc sách bên cốc nước nóng, vẫn Crime et châtiment. Giá sách bày ra sự lục lọi, điều ấy tôi không ưa. Đại đứng lên nói:
“Cậu đã về.”
Tôi hỏi một câu:
“Ông Chính không có nhà?”
Tôi cởi áo khoác ngoài xoa tay cho ấm và uống một cốc nước. Tôi hỏi:
“Tại sao nhà lại có nước nóng giờ này?”
Đại mỉm cười:
“Cô Thịnh, con ông Chính mới về.”
Tôi ngạc nhiên bước lại xếp giá sách. Đại tiếp:
“Bây giờ cô ấy trông nom cơm nước.”
Tôi nhìn lại hai căn buồng nhỏ khít nhau, với hai cửa sổ, hai bộ phản và một cái đi-văng làm bằng những cái thùng. Cái mắc áo tỏ sự ngăn nắp của bàn tay đàn bà, tôi mang treo áo khoác lên đấy.
Một người đàn bà dưới bếp lên – đó là Thịnh - chị có tất cả nét của người đã sống nhiều năm ở vùng kháng chiến. Chị chưa đến ba mươi, quấn tóc và răng đen, mặc một cái áo cánh trắng và một cái áo len xanh màu mực.
Tôi nói:
“Chào chị.”
Đại thân mật:
“Đây là anh Tâm vửa ở Bắc Ninh về.”
Thịnh cười dễ dàng, tay cầm giá đi lại phía thùng dùng làm đi-văng mở lấy gạo. Chị nói:
“Vừa may anh về tôi mới lấy gạo. Anh đi đường có nguy hiểm không?”
Tôi im lặng không trả lời. Tôi muốn chị gọi tôi bằng chú hay cậu.
Khi Thịnh xuống bếp, tôi hỏi Đại:
“Cô Thanh cần gặp tôi?”
Đại gấp cuốn sách và gật đầu. Rồi Đại nói:
“Tôi đã gặp cô Thanh. Cô ấy có bề ngoài hiền và ngoan” - Đại ngừng một phút nhìn ra ngoài, tôi không trả lời. “Cô ấy có thể là người tốt, rất tốt. Nhưng tại sao cô lại chọn nghề hát? Anh có nghe biết điều gì không?” – Tôi vẫn không trả lời. “Cô bị nhiều điều tiếng, người ta đồn cô không đứng đắn.”
Tôi tháo bỏ cái ca-vát cho đỡ vướng cổ, tai tôi nóng bừng. Tôi rót một cốc nước và muốn bỏ ra phố, xong tôi nói:
“Tôi cảm ơn cậu đã cho biết điều đó” – Tôi ngừng lại đến một phút. “Nhưng tôi không hiểu cậu có những ý nghĩ gì về Thanh. Làm thế nào ở giữa một xã hội hư hỏng như thế này, bị tước đoạt hết khí giới, bị ném vào vũng bùn? Cậu thử nghĩ nếu tôi và cậu cũng là con gái, chúng ta sẽ làm gì?”
Tôi biết tôi sắp chảy nước mắt, tôi thường như thế mỗi khi bị xúc phạm.
Đại im, tôi nói tiếp:
“Cậu sẽ bảo tôi cậu bỏ ra ngoài ấy. Bỏ ra ngoài cũng là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình. Tôi không muốn nghe, không muốn nghe một lời nào. Lẽ ra cậu đừng nói với tôi mới phải.”
Đại giận lắm, hắn lắp bắp:
“Không, tôi định…”
Tôi lấy cái áo choàng trên mắc xuống và ra phố. Tôi lang thang đến chiều tối mới đến nhà Thanh. Minh đang thổi cơm bằng bếp cồn ngay trong buồng. Cái cặp tóc của Minh làm tôi dịu hẳn. Sau lưng tôi là gian phòng tối ngăn bằng những miếng vải, ngoài nữa là một cửa hàng da có tiếng máy may chạy. Minh quay lai reo mừng:
“Ô kìa anh Tâm. Lâu lắm anh mới gặp anh.”
Minh treo cho tôi cái áo vào thành ghế và bắt tôi uống nước cho ấm người và bảo:
“Anh đi dạy học xa phải không? Sao anh ít về Hà Nội thế? Hôm nay anh phải ở đây ăn cơm với em và chị Thanh…”
Tôi ngắt lời:
“Cô không để tôi hỏi cô điều gì cả?”
Minh đứng ngay ngắn:
“Xin tuân lệnh.”
Tôi vỗ vai Minh chỉ xuống ghế nói:
“Minh ngồi xuống. Chị Thanh không có nhà?”
“Thưa anh không?”
“Chị đi đâu?”
“Chị em hát ở đài.”
“Cô học hành có tấn tới không?”
“Rất tấn tới nhưng vẫn dốt món anh dạy.”
Minh đứng lên mở nắp soong, khói bồng lên ấm áp. Ghế cơm xong, Minh nói:
“Anh có nghe chị Thanh hát không?”
Minh mở máy thu thanh và với giọng nhỏ nhẻ:
“Chị Thanh hát hay nhưng em lại không thích nghe. Anh biết tại sao không?” – Tôi gật đầu. “Em muốn thôi học và chị ấy thôi hát, nhưng chị không bằng lòng.”
Làn sóng điện rõ dần và Thanh đang hát bài Trở về mái nhà xưa. Minh ngồi xuống, tôi đốt thuốc lá. Minh bỗng hỏi:
“Anh Đại là bạn thân của anh?”
Tôi đáp:
“Phải. Thì sao?”
Minh nói rất rõ ràng:
“Em không ưa anh ấy. em không ưa cái bộ mặt nghiêm trọng, cái cử chỉ làm cao thượng, cái giọng nói làm người trên… Anh ấy hay đến đây nói chuyện với chị Thanh, rủ em với chị Thanh đi phố nhưng em không thích đi cùng với anh ấy” – Minh tắt máy thu thanh. “Có phải thế không anh?”
Tôi im lặng hít một hơi dài thuốc lá rồi bảo:
“Em xem cơm coi chừng khê thì đen anh lắm.”
Tám giờ kém mười lăm Thanh về. Nàng phủi những giọt mưa trên vai áo và nói:
“Thiêng thật, đang hát mà em cảm ngay là ở nhà có khách. Em rẽ vào Hàng Mành mua chả cốm đây nhé.”
Minh dọn cơm bảo chị:
“Ban nãy em có mở cho anh Tâm nghe chị hát.”
Không khí gia đình ấm cúng suốt bữa cơm. Thanh đặt cái bếp cồn cạnh chỗ ngồi của nàng đun nước sôi pha cà phê. Tôi hỏi:
“Nhà ai uống cà phê mà có?”
Thanh đáp:
“Không, ăn cơm xong Minh sẽ đi mua cà phê chứ. Anh đỡ phải ra ngoài mưa lạnh.”
Tôi nhìn vào mắt Thanh. Chúng tôi nhắc đến những người thân đã khuất. Đã từ lâu chúng tôi mới họp mặt nhau. Minh ra phố mua cà phê. Thanh pha ấm nước sôi vào bình trà và đặt ấm nước thứ hai lên bếp đợi cà phê, tôi đốt điếu thuốc lá thứ ba.
Thanh nói sau khi bơm cho ngọn lửa đều:
“Có phải anh khuyên em nên nhận lời không?”
Tôi gõ tàn thuốc không trả lời cũng không biểu lộ cử chỉ nào khác. Mãi thấy Thanh không nói gì tôi mới hỏi:
“Sao?”
Thanh không ngước nói rất khẽ:
“Từ hôm đấy không thấy cô Nghĩa nhắc lại chuyện nữa. Chu có đến đây gặp em một lần.”
Thanh trầm ngâm. Thanh tìm cuốn len đan dở và xỏ lại những múi tuột. Nàng bắt đầu làm việc, tôi nói:
“Ngay hôm cô hỏi ý kiến tôi đã cảm giác là chuyện ấy khó thành, hôm nay tôi có thể nói thẳng như thế.”
Thanh ngừng mũi kim ngẩng lên hỏi:
“Tại sao vậy anh?”
“Tại vì… Tôi khó nói quá.”
“Em không xứng đáng chứ gì?” Thanh nói thẳng giọng chắc nịch. Tôi thấy tròng mắt nàng rưng rưng.
“Không, không phải thế. Tôi cho rằng những người như Chu không có quyền phán đoán chúng ta. Chu có dám sống như cô bao giờ đâu để mà dám phán đoán cô. Những người như thế…”
“Nhưng đôi khi… đôi khi chính mình cũng nhận thấy rằng…”
“Mình nhận thấy, phải. Mình là tội phạm và chỉ mình đủ tư cách là quan tòa xét xử mà thôi. Ngoài ra không ai được quyền cả, kẻ nào đã dám sống cái thân phận một người con gái không được che chở - mà phải che chở cho người khác – trong một hoàn cảnh xã hội như thế này. Những đứa con gái là lượt tưởng là đoan chính kia đáng lẽ cô có quyền khinh vào mặt họ, nhưng không, đừng để ý đến họ, coi như họ không có mặt giữa chúng ta… giữa cái xã hội đáng tởm này…”
Thanh ngồi lặng người, đầu cúi xuống.
Tôi châm một điếu thuốc khác.
Trấn tĩnh xong, Thanh hỏi:
“Còn Đại?”
Tôi im khá lâu:
"Hắn định bỏ ra ngoài."
Minh mua cà phê về, tự tay Thanh pha cho tôi. Tôi uống cà phê và nói chuyện với Minh. Thanh làm việc và lắng nghe. Mười giờ tôi từ giã hai chị em Thanh.
Tôi không về nhà mà thuê xe xuống nhà Bảo dưới Hàng Bột, gần Ô chợ Dừa.
Chiếc xích lô nhịp nhàng ra ngoại ô.
Đường vắng và bóng. Mọi căn nhà đã ngủ, trừ dãy nhà điếm quét vôi hồng mắc đèn đỏ chăng dây thép gai trên đầu tường. Những bóng người ra vào ở đây lẩn lút câm nín.
Xe dừng bên đuờng tàu điện. Tôi bước qua đường sắt vào ngõ. Nhà Bảo cũng không còn tiếng nói, ánh dèn dần hiu hắt trên bàn.
Tôi gõ cửa và nghe tiếng vợ Bảo.
“Ai đấy?”
Tôi chậm rãi trả lời:
“Tôi.”
Trong khi người đàn bà lệt xệt guốc trên nền đất ra phía cửa.
“Anh Tâm đi khuya thế?”
Tôi mang cả luồng gió vào gian nhà. Bảo đã vặn to ngọn đèn ở trên bàn. Tôi nói với Bảo:
“Hôm nay tôi xuống ngủ với anh.”
Bảo tươi cười hỏi:
“Anh mới về?”
Vợ Bảo thu xếp những hộp gỗ đựng hàng cho gọn cái phản lớn làm nơi ngủ của tôi và Bảo. Gia đình Bảo bán những thứ hàng vặt vãnh cần dùng cho mọi người trong xóm: gạo, nước mắm, củi, xà phòng… Chị Bảo giăng màn xong nói với chồng:
“Anh mời anh Tâm nằm nghỉ không mệt.”
Chị trở về chỗ nằm cũ. Chúng tôi vào màn.
Tôi thao thức rất lâu và cựa mình luôn
Gió trên mái nhà và sau nhà. Gần đấy một con chó thỉnh thoảng lại tru lên những tiếng kinh hãi. Chuột rúc trong có nhà. Có lẽ vợ Bảo đã ngủ yên, ôm con trong lòng, thằng bé chép miệng luôn.
Bảo chợt quay sang phía tôi hỏi:
“Tâm vẫn còn thức đấy hả?”
Tôi nói nhỏ:
“Làm sao?”
Bảo thì thầm:
“Thằng Ngọc xuống Hải Phòng rồi. Nó vừa viết thư cho tôi.”
“Thế à? Lâu lắm tôi không được gặp nó, dễ thường đến gần một năm.”
“Nó làm gì anh có biết không ? Phu khuân vác bến Sáu Kho.”
“Phu khuân vác?”
Nó viết thư cho tôi toàn khói nhà máy, khói tàu biển, thợ thuyền, bữa cơm đầu chợ. Nó chờ đợi một chuyến đi xa, đi không trở về cái đất nước nhục nhã này, đi tìm cái chết nơi hải cảng trong quán rượu xa lạ, chết một mình bên chai rượu… Nó lãng mạn quá sức.’
Bảo nói đều đều vừa đủ nghe.
“Lãng mạn.” Tôi lặp lại.
“Nó không đủ điều kiên nhẫn khiến cho mình thêm rúng động. Còn phải sống như thế này đến bao giờ? Bao nhiêu năm nữa? Nó làm cho tôi sợ cái chuỗi ngày thường của tôi, có phải mình đang kiên nhẫn chịu đựng hay mình đang chết đi? Hay đã chết rồi? Nếu thật chết rồi thì cái hành động nổi loạn vô ý thức của nó có nghĩa hơn cái cuộc đời bên cái hàng tạp hoá và vợ con này của tôi. Tâm, cậu nghĩ xem nó kiên nhẫn hay mình đã chết rồi?”
Tôi không trả lời, gác một chân ra ngoài chăn. Bảo đã dự trong phong trào Ngũ Xã. Anh bị hư một chân, khi trải qua nhà tù Pháp và Việt Minh.
“Tâm, cậu nghĩ xem mình đang cố gìn giữ những hơi thở cách mạng hay mình đang thở hắt ra còn cố lấy vòng hoa cách mạng che mặt?”
Vợ Bảo trở mình ở bên giường. Con chó đâu đây lại tru lên từng hồi dữ tợn hơn. Lát sau tôi bảo:
"Nếu anh viết thư cho Ngọc, anh bảo nó liên lạc với tôi cho tôi được biết tin tức nó."
5.
Về Bắc Ninh tôi bị cảm khản tiếng mất một tuần phải nghỉ làm việc. Những buổi sáng mủa đông buồn rầu thêm. Tôi nằm lỳ trên giường không buồn trở dậy. Những tiếng ồn ào từ trong lớp học giờ làm việc, ngoài sân giờ ra chơi, bay lên qua một khoảng xa cách lắm, tôi đợi từng bước chân ngoài hành lang.
Mỗi bữa cơm ông già gác mang lại phòng cho tôi một bát cháo nóng - buổi trưa kèm theo một tờ báo hằng ngày. Tôi lười, thoái thác không xuống phòng ăn. Tôi đọc báo, nhìn cuộc đời bình thản qua như những cuộn mây xám thường ngoài cửa sổ buổi chiều. Và tôi ngủ những giấc ngủ đầy hơi thở nóng và mồ hôi cùng trống ngực.
Linh mục Tân đến thăm tôi hàng ngày khoảng 4 giờ chiều và ở phòng tôi chừng mười lăm phút. Nhiên săn sóc tôi vào buổi tối khi những tiếng chuông khoá lễ chiểu đã im. Nhiên thường ngồi nói chuyện. Anh kể về gia đình, về thời thơ ấu, và ơn trên đã kêu gọi anh để dâng mình cho Chúa, bằng giọng bình thản như đọc một đoạn sách thánh kinh. Bà nội anh muốn có một người con dâng mình cho Chúa, nhưng cha anh lại là con một. Tiếp theo Nhiên là đứa cháu độc nhất. Đứa cháu độc nhất ấy nghe ở linh hồn mình từ nhỏ âm vang lời kêu gọi của Thiên chúa và Nhiên mong rằng sẽ làm thoả mãn khát vọng của những người sinh thành. Trong những lúc ấy tôi nhó lên ngọn điện yếu mỏng chập chờn như muốn tắt.
Đại không sang, những thư từ của tôi được cho vào phong bì lớn dán kín gởi sang trường. Tôi nhận được thư của Francoise trách tôi lười viết, nàng hỏi tôi có nhận được thư của nàng không. Nàng cho biết hiện công tác vận động những gia đình có con em chiến đấu ở Đông Dương để làm kiến nghị yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở đây. Đồng thời cùng với một nhóm bạn hữu thanh niên nàng đã gặp Sartre, chất vấn về vấn đề cộng sản và cách mạng. Nàng bảo nàng hơi đen và gầy hơn nhưng cũng cao hơn. Nàng vừa kỷ niệm sinh nhật thứ mười chín của nàng.
"Pauvre Francoise!"
Hoà tả những trận mưa ở đồn điền dài ba trang giấy mỏng. Và Ngọc:
"Mày ơi!"
"Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày cũng đáng đủ lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý với nhau. Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người…. để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng. Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại xỏ cương trèo lên lưng.
Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn cố gắng giả tin.
Bằng chứng là chúng mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ cái be nước mắm, mày bỏ trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm đến với Chúa đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn ngang đức Chúa. Làm dấu thánh giá và quỳ xuống."
Tôi quên lá thư của Ngọc. Ngọc mở ở bàn đêm đầu giường. Buổi chiều tôi ngủ chập chờn, khi mở mắt Nhiên ngồi cạnh và đã bật đèn. Nhiên hỏi:
"Anh không ăn cháo? Để tôi bổ cam anh xơi."
Tôi ngồi dậy nói:
"Cám ơn anh, tôi có thể làm lấy được."
Tôi bổ cam ở bàn, nhìn ra cửa sổ, gió khoan khoái một chút.
Nhiên hỏi:
"Anh cho là có Thượng Đế hay không?"
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
"Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.’’
Tôi không nghĩ đến nó.
Nhiên lại hỏi:
"Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có công bằng, có tự do, có bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
"Có chứ tại sao không?"
"Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật?"
"Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất cả là Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thoả hiệp được với nhau như bình đẳng và tự do, những đạt đến sự hoà hiệp chính là tìm về Thượng Đế rồi còn gì?"
Tôi bước vài bước đắn đo:
"Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Thượng Đế cần một hình ảnh tinh khiết. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác."
"Thượng Đế sẽ giải quyết những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về đến Người."
"Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jesus hay Phật tổ thì chính ở người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấm thảm kịch riêng tư của loài người và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…"
Những buổi tiếp theo, Nhiên thưa sang thăm tôi – tôi nằm nghe tiếng động ngoài hành lang và lòng mình.
Tôi trả lời Ngọc:
"Ngọc,
Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não, mày nhớ không? Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu, trừ khi mày trốn được lòng mày.
Nhưng thôi tao vẫn cầu chúc cho mày đi đi cho thoả dồn nén, để ngó thấy ở bất cứ một góc địa cầu nào những điều ghê tởm không muốn ngó, rồi mày sẽ trở lại. Tất nhiên chán chường hơn nữa, nhưng từ chỗ chán chường cuối cùng ấy tao còn mày hay mất mày vĩnh viễn.
Ngọc ơi! Mày còn nhảy xuống biển ngủ ở dưới ấy không? Con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não.
Trước khi đi hãy thư cho bạn mày: Tâm."
Lễ Chúa Giáng sinh đến gần với những ngày rét cóng hơn. Nhà trường vắng ngắt, những giáo sư ngoài như tôi đã về Hà Nội cả. Mặt sân cứng ướt hiu quạnh trơ trọi không cây cối, tôi bước trên sạn vụn theo một cửa ngách sang nhà thờ. Màu đá xám cao và lạnh lẽo thêm.
Những chiếc đèn màu hình ngôi sao, những dây hoa giấy sặc sỡ buồn cười.
Vòm nhà thờ sâu, ánh sáng mờ ảo.
Tôi đi bên những hàng ghế mộc, đến máng cỏ Chúa hài đồng. Tôi đứng cách xa ngắm những hình tượng được xếp đặt khéo léo. Vài người đàn bà nhà quê mình như ở chợ rẽ vào, quỳ gối kính cẩn.
Rồi tôi xuống Đáp Cầu cho đến hết buổi sáng.
Tôi vẫn chưa biết nên về Hà Nội hay nên giam mình một tuần lễ nữa trong chuỗi ngày rét mướt ở tỉnh lỵ. Con đường dốc, những sườn núi trơ đất và đá đỏ, gió và hơi nước quyến lấy nhau ở không trung làm thành khói đặc nặng nề, không một tiếng động ngoài một tiếng nổ của động cơ. Chiếc xe hàng đã đổ hết khách ở Bắc Ninh chỉ còn lại vài người. thị xã tiêu điều với những nhà méo lệch. Quán chợ lụp xụp nhớp nháp; chợ còn lại dẫy tường trắng loang lổ vết tích cũ.
Bữa cơm ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm. Mâm bằng gỗ.
Tôi trở về Bắc Ninh gần ba giờ chiều.
Tôi ngồi trong một quán nước ở bến xe trong sự náo nhiệt ấm áp của những người xuôi ngược và những người làm xe. Ở đây có những bát nước chè tươi nóng, điếu thuốc lào. Trời mưa bay. Bỗng tôi trông thấy Hạnh, nàng mặc tấm áo dài thâm đi ở ngoài. Nàng chào tôi và ghé vào quán.
Tôi hỏi:
“Cô đi Hà Nội?”
“Vâng”, Hạnh đáp.
Tôi mời nàng uống nước và chúng tôi uống những bát nước chè tươi xanh nóng rộp lưỡi. Hạnh hỏi tôi:
“Anh cũng về Hà Nội?”
Tôi chưa biết trả lời thế nào Hạnh đã tiếp:
“Nếu tiện anh đi xe của em cùng về.”
Nàng nói tự nhiên còn tôi lúng túng. Hạnh lại nói:
“Chỉ sợ anh đi xe chở hàng thôi.”
Hạnh đưa tôi ra xe, chiếc xe cam nhông chuyên chở hàng hoá. Sau xe trống, ngoài một thùng đựng ét xăng của nhà binh bỏ không và mấy tấm bao tải.
Tôi và Hạnh ngồi phía trên cùng người tài xế và người phụ xe ở đằng sau. Xe ra khỏi thị xã cùng với hạt mưa dầy hơn. Người tài xế đứng tuổi hai bàn tay khô khan gân guốc chụp trên đầu chiếc mũ cát két dạ. Anh phụ xe trẻ tuổi nói qua lỗ hổng lên với bác tài một câu gì. Hạnh ngồi sát vào tôi và tôi nhận hơi ấm của nàng.
Nhìn thấy ở ngực Hạnh đeo hình thánh giá, tôi hỏi:
“Em theo đạo?”
Hạnh gật đầu trả lời:
“Khi còn ở hậu phương, bây giờ thì thôi rồi.”
Một lát sau xe chạy đều tốc lực, màu trắng phủ những cánh đồng hai bên đường. Tôi hỏi Hạnh:
“Em còn nhớ anh xưa hay không?”
Hạnh ngước nhìn tôi rồi trả lời:
“Em nhớ những ngày nghỉ học anh thường hay đi theo em. Hồi ấy nhà em ở hai nơi, Thị Cầu và Đáp Cầu. Đi về em phải qua nhà anh. Em mặc áo trắng và cặp tóc và em đã được nghe anh nói là em đẹp nhất Thị Cầu.”
Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Hạnh để vào lòng tay tôi từ lúc nào, rất cảm động.
Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và anh đã làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một đàn ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó ăn cắp trứng ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn bàn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây thơ táo bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phía tôi. Hạnh hỏi lại tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ và học nghề chữa ô tô.”
Đến Hà Nội, mưa to lớn hơn. Chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau.
Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở khách sạn.
6.
Tết đã qua. Mùa xuân kéo dài với những trận mưa phùn làm bẩn hè phố. Tôi không đặt chân về nhà nữa. Ngọc và tôi ăn Tết cùng gia đình Bảo.
Chiều mùng một, tôi lên đón hai chị em Thanh đi chơi. Thanh bày bàn thờ trên cái xích đông làm giá sách trước bàn học của Minh. Thanh bảo tôi lễ tổ tiên. Tôi chắp hai tay và lòng bâng khuâng. Mùng ba Ngọc trở xuống Hải Phòng. Chúng tôi uống rượu trước khi chia tay. Và Bảo đặt cái bánh chưng lên bàn và bảo với Ngọc:
“Anh ăn bánh chưng đi, biết đâu chẳng là miếng cuối cùng trước khi đi.”
“Vâng biết trước thế nào được”, Ngọc trả lời.
Ngoài ngõ những đứa bé nghèo nàn đang đánh đáo. Chúng tôi không đưa tiễn nhau. Mùng chín tôi trở sang Bắc Ninh. Cái Tết đi qua có lẽ đã quá vui khiến để lại cho thị trấn này vẻ trơ trẽn. Mưa bay ngoài cửa sổ và sự chuyển vận của chiến tranh mỗi lúc thêm hấp tấp.
Đại vẫn chưa bỏ ra hậu phương. Trước khi về trường tôi có ghé nhà thăm và chúc Tết ông Chính. Tình cờ tôi được biết Đại dan díu với Thịnh. Trong suốt mấy tháng tôi không nhận được một hàng chữ nào của bạn bè. Tôi cùng về Hà Nội với Hạnh vài lần. Những ngày ấy tôi dành riêng cho mình Hạnh. Gần nhau, tôi nhận thấy chiến tranh, tổng quát là sự khủng bố tinh thần – đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương.
Sau mỗi lần như thế, khi lấy lại bình thường. Hạnh ngượng ngùng. Một lần nằm cạnh tôi, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng và hỏi:
“Anh có khinh em không?”
Lúc ấy tôi đau đớn tất cả thân thể. Trời chạng vạng với mưa bụi căm căm. Tôi thở dài trả lời:
“Em đừng hỏi và đừng bắt anh phải trả lời.”
Ở Đáp Cầu người ta phong phanh biết sự đi lại giữa Hạnh và tôi.
Một buổi sáng rét tháng ba tôi lặn lội xuống thăm Long. Tôi được ăn một bát bún riêu bỏng môi vì cay và nóng của chị Mùi và được chị cho biết tin là Hạnh không trở về nữa. Chị Mùi nói:
“Cô ấy ra ngoài đến nửa tháng nay không thấy về.”
Tôi hỏi chị:
“Có tin tức gì không chị?”
“Có lẽ bị giữ lại. Người ta nghi cô ấy…”
Long đi Hà Nội vắng. Vợ Long đang có mang. Tôi nghĩ không ở lại ăn cơm, trên đường về tôi nghĩ nhiều đến Hạnh. Nghĩ đến sự đam mê của Hạnh, tôi bồn chồn cả người. Tôi tin rằng chẳng có bao giờ gặp lại người con gái ấy nữa. Lễ Phục sinh tôi thăm Thanh gặp lúc nàng ốm nghỉ nằm nhà. Minh đi học vắng. Thanh gượng dậy tiếp tôi. Tôi khuyên nàng nằm nghỉ và tôi kê ghế ngồi cạnh giường. Sau khi hỏi thăm sức khoẻ của Thanh tôi ngồi im và không biết nói chuyện gì. Tôi nhìn Thanh và mi mắt nàng hơi khép xuống nặng nặng. Nàng thở một cách đắn đo. Tôi đứng dậy để đốt thuốc lá, Thanh bảo:
"Anh cứ tự nhiên, em không sợ thuốc lá đâu."
Tôi ngồi xuống và thở khói nhè nhẹ. Thanh bỗng nói với tôi:
"Anh rót cho em xin cốc nước."
Tôi sửng sốt vì sự quá đáng của Thanh. Chưa bao giờ Thanh dám làm thế với tôi cả. Mặt tôi hơi sầm suống. Thanh lại nói tiếp như van lơn:
"Anh cho em xin cốc nước…"
Thanh định nói thêm điều gì lại thôi. Tôi miễn cưỡng làm theo lời Thanh. Uống xong nước, Thanh nói:
"Em có câu chuyện muốn nói với anh."
Thanh cố ý giừng lại. Tôi hít một hơi thuốc lá dài và thở khói um khiến Thanh phải sặc.
Nàng quay mặt đi bảo:
"Anh thổi khói vào mặt em."
Tôi thở nhẹ và khói tan dần. Mắt Thanh ướt ngấn nước và da mặt nàng hồng lên mệt nhọc. Thanh kéo chăn chấm nước mắt nói rất nhỏ:
"Anh Tâm, anh xem Minh đã có thể lấy chồng được chưa?"
Tôi ngạc nhiên không hiểu.
"Có người hỏi cưới Minh mà em phân vân quá."
Tôi gõ tàn thuốc lá đánh nhịp chân, hỏi:
"Minh năm nay bao nhiêu tuổi?"
"Mười tám."
Chúng tôi cùng im lặng, tôi thì nhìn khói thuốc. Tôi lại hỏi:
"Còn cô?"
"Hai mươi ba. Già rồi còn gì?”
“Ai bảo cô già?”
Thanh không trả lời và hình như mơ mộng điều gì. Một lát, Thanh hỏi:
“Anh biết người thế nào hỏi Minh không?”
“Ai?”
“Chu.”
Giọng nói của Thanh cố gắng bình thản và mắt Thanh mọng cộm lên. Tôi nhắc: Chu. Tôi cố gắng nói tự nhiên:
“Cô định sao? Đã hỏi ý kiến Minh chưa?”
“Em bằng lòng.”
Nghĩ hồi lâu, tôi trả lời buông xuống:
“Cũng được.”
Đám cưới Minh giản dị và mau chóng.
Chưa đầy một tháng sau câu chuyện giữa tôi và Thanh, Minh nghỉ học ở nhà. Trầu cau được chia cho vài chỗ quen biết thân.
Theo ý của Chu, hai bên nhà trai gái mở chung một tiệc khách sạn Phú Gia.
Khách khứa cũng không nhiều. Tôi phụ với Thanh thu xếp công việc vì nàng vẫn chưa được khoẻ hẳn. Bữa ăn vào buổi tối gồm chưa đến ba mươi người.
Mươi người họ hàng thân quyến của Chu, mươi người bạn cùng sở Chu; bên này có mặt cô Nghĩa, ông Chính, Bảo, Nga – cô thợ cả của Thanh – hai ba người bạn thợ của Thanh, mấy cô phù dâu và bạn bè của Minh.
Lâu không gặp tôi, cô Nghĩa nói đùa:
“Bao giờ thì anh lập gia đình?”
Thanh cũng đứng đấy cười trả lời thay:
“Dì không biết anh ấy lập gia đình rồi hay sao?”
Cô Nghĩa tưởng thật.
Chu đến. Lần thứ nhì tôi gặp lại Chu trong mấy năm về Hà Nội. Chu nói:
“Minh đang ngồi khóc ở nhà.”
Tôi bảo:
“Cô gái nào chẳng vậy” - rồi tôi kéo Chu ra ngoài.
“Tôi cần nói chuyện với anh một lát.”
Nhưng khi ra ngoài, gió hơi lạnh, nhìn sang hồ nước im lặng và thấp thoáng phản chiếu ánh đèn, tôi không biết tôi muốn nói gì với Chu.
Ông Chính gặp tôi hỏi:
“Sao anh ít về nhà?”
Tôi cho là ông quá tàn nhẫn khi đặt câu hỏi. Mà có lẽ ông đã quỵ luỵ chăng?
Tôi ấp úng. Tôi bắt tay Đại hững hờ.
Thanh giới thiệu tôi với Nga. Tôi nói:
“Chúng tôi đã gặp nhau một lần.”
Nga cúi đầu nhận. Thanh quên buổi tôi lại đón Thanh ở cửa hàng để lấy cái khăn quàng cho Đại. Đại quàng cái khăn ấy.
Nga hỏi câu mở đầu khiến tôi ngạc nhiên vô cùng:
“Ông viết văn?”
Tôi bị lúng túng và trả lời:
“Thưa cô, không. Tôi chưa bao giờ” - ngừng một giây nhỏ - “À! thời trước thì có. Cô nghĩ tuổi trẻ người nào đã chẳng từng viết đôi ba dòng. Làm một vài câu thơ. Bây giờ thì tôi chưa hề nghĩ đến.”
Nga nhìn ý tứ:
“Thế mà tôi vẫn đinh ninh ông viết văn.”
Tôi thấy được không khí thân mật và bạo dạn nói:
“Nếu thế có lẽ chính cô viết văn.”
Nga đáp thẳng thắn:
“Vâng tôi bắt đầu.”
Bảo bước vào với tất cả vẻ cũ kỹ ngô nghê ngày thường của anh: bộ quần áo kaki kiểu nhà binh. Tôi bảo với Nga khi Bảo còn ở đầu phòng:
“Cô có thể nói chuyện văn chương với ông bạn tôi.”
Đại cũng đi về phía chúng tôi. Tôi khó chịu về sự góp mặt của những người không ưa nhau, Bảo và Đại.
Bữa ăn chưa xong thì Đại kiếu từ ra về dù Thanh cố mời giữ. Thanh tiễn Đại ra ngoài.
Tiệc tan vào khoảng hơn mười giờ đêm. Tôi và Bảo đưa Thanh và Nga về nhà. Thanh giữ Nga về ngủ chung. Chúng tôi qua đường phố hiu quạnh. Mọi vật ấm lạnh se se, cây cối, vỉa hè, mặt nhà. Thanh và Nga đi sát nhau. Tôi và Bảo cách xa, Thanh nói:
“Có lẽ anh Đại không bằng lòng điều gì. Em đã xin lỗi với anh ấy mãi.”
Tôi muốn kêu lên: Hắn là một thằng hèn. Tôi biết hắn về tình tự với Thịnh. Bảo vẫn trầm ngâm.
Thanh nói, tiếng nói vang trên chòm cây xôn xao:
“Hôm nay không có chị Nga ngủ một mình đến khóc mất” – Không ai trả lời, chỉ những tiếng bước bâng quơ. “Con gái nào chẳng vậy phải không anh Tâm?”
Nga lên tiếng:
“Chị đã hứa về ở với tôi cơ mà.”
Tôi tiếp lời:
“Phải đấy cô về ở với cô Nga. Hai người một mình ở với nhau cho vui.”
“Không, còn mẹ tôi nữa.”
Tôi rùng mình gần như đứng lại vì lạnh.
Có lẽ lạnh, không phải vì câu nói bâng quơ ấy? Sắp sửa đến ngày giỗ mẹ.
Thanh hát nhỏ, rất nhỏ trong cổ họng, điệu quen thuộc, tôi đã nghe. Trở về mái nhà xưa.
Bảo bỗng nói với Thanh:
“Từ ngày cô hát trên đài chưa bao giờ tôi được nghe cô cả.”
“Thế thì không bao giờ anh được nghe nữa cả bởi vì tôi đã giải nghệ.”
Nga: “Giải nghệ?”
Thanh: “Chứ sao!”
Tôi đợi đến một ngã tư mới nói:
“Không, cô nên hát.”
Thanh nhại:
“Không, cô nên giải nghệ.”
Từ đấy không ai nói một lời.
Thanh cứ hát nhỏ như cho mọi người nghe lần cuối. Hàng phố bé lại trong đêm khuya và lùi xa như tiếng hát.
Khi cánh cửa đã đóng sau lưng Thanh và Nga, tôi tôi còn nghe thấy tiếng hát ấy ở trên tay tôi. Trở về mái nhà.
Xưa.
Còn lại hai người đàn ông đi chân về ngoại ô.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)