Về một dấu chỉ văn xuôi hải ngoại: Hoài niệm
Tác giả : Mai Anh Tuấn
1. Trước hết, người viết bài này nhận thấy mình chưa thể kiểm soát trọn vẹn và kĩ lưỡng đời sống văn chương của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, vốn đã/đang rất phong phú, phức tạp và từng chịu nhiều định kiến, đặc biệt là từ sau 1975 đến nay, dù thực tế có thể trông cậy đây đó nhiều bài viết có tính tường thuật và tổng kết, của cả những người là đương sự can dự vào đời sống ấy lẫn những chứng nhân quan sát, mà cơ hồ, điểm chung nhất khá thuận tình thuận lí, là coi văn học của người Việt hải ngoại như một bộ phận gắn liền, hợp thành với/trong văn chương Việt ngữ
[Xin ví dụ: Bùi Vĩnh Phúc với Một cách nhìn về mười ba năm văn chương Việt ngoài nước (1975 – 1988); Nguyễn Huệ Chi với Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại; Đỗ Minh Tuấn với Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước; Hoàng Ngọc Hiến với Đọc văn học Việt Nam hải ngoại; Nguyễn Mộng Giác với Sơ thảo về các giai đoạn thành hình và phát triển của giòng văn xuôi hải ngoại từ 1975 đến nay; Thụy Khuê với Thử tìm hiểu một lối tiếp cận văn học sử về Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 - 2000; Nguyễn Vy Khanh với 19 nhà văn hải ngoại: tuyển tập nhận định văn học (2008)…]. Bất luận người viết ở vị thế nào, một khi không coi ranh giới địa lí – chính trị là rào cản, thì hẳn tiếng Việt sẽ là điểm cư trú cuối cùng, để đi tới những thống nhất cơ bản trong cách chọn tiêu chí xếp đặt, cũng như sự hội ngộ thân sơ giữa người sáng tạo và người tiếp nhận, trên văn bản tác phẩm. Chính vì thế, tôi đã chọn tuyển tập 20 năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-1995 (2 tập, 158 tác giả. Nxb Đại Nam, 1995) làm cứ liệu chủ yếu trước khi viện đến một số tác phẩm của các tác giả hải ngoại được xuất bản trong nước gần đây, và đương nhiên, một vài tác phẩm trên mạng internet mà tôi yêu mến trong sự ước lượng rằng, quanh đó là khối dung lượng khổng lồ không dễ gì thâu tóm được. Nhưng, một lần nữa, vì khả năng hạn hẹp nên người viết chỉ đề cập đến địa hạt văn xuôi.
Năm 1998, vua Quang Trung của Sông Côn mùa lũ được hồi hương, vừa có mặt trên thị trường sách, vừa vào phòng thu radio phát sóng toàn quốc, đã nói lên thực tiễn tất yếu của tinh thần hòa hợp, tương giao văn hóa giữa những người Việt cầm bút, báo hiệu một may mắn tương tự cho nhiều số phận bình thường hơn; và nhất là, đã cụ thể hóa những nỗ lực của một trong những tờ báo đi tiên phong vào thập niên 1990, Hợp Lưu, rằng sẽ “là diễn đàn phổ biến tất cả các tác phẩm của anh em văn nghệ sĩ trong và ngoài nước […] cũng như phô diễn được cái đẹp, cái hay của ngôn ngữ Việt”, để sau đó, biên độ tiếp xúc văn chương hải ngoại trở nên thật rộng rãi, cởi mở, đa nguồn. Nhưng cũng phải thấy, chính tác giả của Sông côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác, sau những trải nghiệm của một thuyền nhân, khi định cư ở miền đất mới, đã chỉ ra thực tế khá chua chát: “ Tôi có được tự do phổ biến tác phẩm của mình, nhưng phải tự lo việc ấn loát và phát hành (…). Yểm trợ và nuôi dưỡng văn hóa dân tộc nơi xứ người, điều đó không có trong bộ nhớ những người khôn vặt và chuyên buôn hàng xén” (Viết ngoài quê hương). Không có yểm trợ văn hóa, người cầm bút di dân tự thân phục dịch cuộc lưu chuyển văn hóa, đa số được bắt nguồn từ kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với đời sống mới, dù tới đích hay lưng chừng, đều xẩy ra liên tục trong chính bản thân mình như một khẩu phần thường ngày nuôi dưỡng đời sống sáng tác. Nguyễn Mộng Giác thuộc vào thế hệ cầm bút di dân sau 1979, vốn là thế hệ, theo cảm nhận của tôi, sẽ khác với người cầm bút di tản trước đó (1975), sẽ chủ động nhập cuộc sinh hoạt văn học bởi ít nhất, nó đính kèm, ngoài nhu cầu tự tâm còn là nhu cầu kiếm sống. Tình cảnh di dân đầy mất mát li tán, gian khó hiểm nguy, là thứ được hồi tưởng đầu tiên sau khi đặt chân lên trú xứ, tươi mới như thể một hành trạng vừa tích lũy. Song, khi gợi ra viễn cảnh đời sống mới, di dân là thành phần nhiều hi vọng nhất để cuối cùng phải dàn trải nhiều thất vọng nhất, nên có chăng họ mang cảm giác “bơ vơ không thuộc về cái gì cả” (Nguyễn Mộng Giác). Giai đoạn 1990 - 2000 có thể coi là cuộc giao ban lần một thế hệ cầm bút. Các cây bút trẻ có ưu thế và xu thế của nhà cách tân, muốn tạo lập gương mặt và tiếng nói thế hệ mình. Đó là thế hệ nhập cuộc nhanh chóng với đời sống biến động, làm nhiều việc cùng lúc, khả năng tích lũy đa cảm giác thay cho duy trì và bảo dưỡng một cảm giác. Những nhà văn sinh giữa thập niên 50 và đầu 60 không quá nhấn mạnh “chủ nghĩa nạn nhân” của quá khứ, vì thế, trong vai trò kẻ ngoại cuộc, dù ở hoàn cảnh nào, họ cũng phải gánh trách nhiệm sáng tạo không chỉ vì quê cha đất tổ đã mất hút trong họ. Ngay cả khi họ chấp nhận tình thế cưu mang trong bụng mình một hình hài thứ hai của chính họ, tức là đi chiếm hữu một ngôn ngữ khác. Nó gợi ra đặc tính kép của ý muốn cầm bút, là sự dằn vặt đạo đức vì nguy cơ đánh mất cội nguồn và là sức mạnh khai phóng trước hiện thực mới, trong đó mỗi bước chân số phận đều ban phát cho cái Tôi món quà hoàn thiện.
Những dẫn dụ trên đây nhằm lí giải phần nào gốc gác, nguồi cơn tâm lí xã hội của hoài niệm (Nostalgia) vốn xuất thân từ triết học. Trên đất tạm dung, đời tạm trú (Thanh Nam, Khúc ngâm trên đất tạm dung), hoài niệm quả là hành vi trung tâm của các giác quan, giữa vô số những biến động và thay đổi khôn lường, nó vẫn tồn tại như thể lần đầu tiên nó được phân công giữ ngọn lửa sự sống trong lòng người xa xứ. Rời bỏ quê hương, quá khứ là mất mát và ngẫu nhiên được sắp xếp vào một trú xứ, chốn tạm dung, nơi không phải là đất mẹ (motherland) thì chỉ cấy ghép vào nỗi mất mát kia một hiện tại đầy bất an và vô định. Khi người cầm bút đồng thời là kẻ di dân, họ chấp nhận chuyển đổi cấu trúc kinh nghiệm mất mát rằng quê nhà không còn hiện hữu và cũng không thể có quê hương hiện thời, sang cấu trúc sáng tạo, nơi một lần nữa, cái bản ngã phải chấp nhận sự sưng tấy “ngữ pháp của lòng hoài cảm” (Nguyễn Hưng Quốc). Như vậy, hoài niệm hay hoài cảm, theo đúng nghĩa gốc của từ này, về quá khứ, quê hương, nguồn cội… đã có lúc như dấu chỉ lộ thiên, trỗi lên mạnh mẽ kéo dài trong trang văn của hai thế hệ cầm bút di tản và di dân, hoặc những người từ lâu đã thành “thổ công” nơi đất mới. Còn về sau, với những cây bút thuộc “thế hệ thứ hai” thích nghi hơn với miền đất mới, như đã phân tích, mức độ và trạng thái của hoài niệm sẽ có nhiều biến đổi, khó mà coi là cùng chung bản lai diện mục nữa.
2. Viết về một quá vãng vừa qua thực ra là trục vớt câu chuyện từ kí ức, từ trí nhớ khi đặt vào độ lùi xa nhất định về thời gian. Lúc đầu, nó dễ dàng đi vào hồi kí với tinh thần nhớ lại, “kể cho mình” là chính, nên có hẳn thể hồi kí thịnh hành. Về sau, nó bước ra hẳn “thế giới ngoài mình” để xuyên thấm trong câu chuyện về người khác, đời khác. Nên truyện ngắn, tùy bút, thậm chí với cả thể khảo cứu, sẽ trở nên thích hợp hơn. Hoài niệm có mặt ngay ở đấy, vấn vít hay bảng lảng, dìu dịu hay dữ dội, bột phát hay toan tính… đều cho phép chủ thể của nó được dịp phiêu lưu, tìm kiếm, tri nhận những thực thể từng là một thời gắn bó. Riêng thể tiểu thuyết lịch sử, như Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Dao), Người trăm năm cũ (Hoàng Khởi Phong) hẳn sẽ không là đặc trưng của hoài niệm, dù dung mạo và bước đi, đã tiến rất sâu vào quá khứ trầm tích của nhiều thời xưa xa.
Biểu hiện rực rỡ nhất của hoài niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi. Thì ra, khi mà trong của cải giắt lưng, có người đã từng nhập tâm vào văn Thạch Lam, Nhất Linh, thời sẽ lại viết về Hà Nội, bằng một lòng hoài cổ rất mực “vì chính mình muốn có được một ngày mơ mộng để trở về với tuổi hai mươi”, rồi nhận ra “cái vẻ đẹp của Hà Nội, dường như được khơi dậy từ bóng im, màu xanh của lá, phố cũ bằng các mái che hiên nắng mưa trên đường nhỏ” và “người Hà Nội, có lẽ cái mà họ thích muốn giữ lâu nhất là màu áo. Ở trong mỗi màu áo, dù đậm nhạt, rực rỡ màu sắc, mức độ thế nào cũng thế, dường như đó là linh hồn” dù “rất nhiều thứ đổi thay, khác hẳn với tập sách mà thời kì đó Thạch Lam đã viết” (Nguyễn Chí Kham, Hà Nội, bướm trắng). Cũng có người từng thuộc nằm lòng dăm ba câu thơ Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ, thì giờ đây “trời làm xa cách mấy con sông” nên đành viết thư gửi chị Trúc để nhắc rành rẽ: “Mấy con sông? Sông Cái Cá, sông Cổ Chiên, sông Long Hồ, sông Thiềng Đức, sông Cầu Lộ, sông Cầu Lầu, sông Định Tường, sông Cửu Long, sông Tiền Giang” (Kiệt Tấn, Tết này chưa chắc em về được). Mà chị Trúc ấy, trong tưởng tượng của anh “rất hiền lành và chơn chất, đâu có lẩm cẩm đi tìm một cái gì siêu việt. Chị nấu cơm kho cá, chị khâu và thêu thùa, đặc biệt chị làm bánh rất ngon…”. Nhớ rành rẽ, nên ngay cả đồ ăn thức nhắm cũng dễ dàng so sánh khi trên đất người được dịp gặp lại: “Món mắm và rau của người Nam, tôi đã từng nhiều lần thưởng thức, nhưng chưa bao giờ thấy ngon như hôm đó” (Nguyễn Xuân Hoàng, Chuyện kể trên đồi cam) hay dứt khoát: “Chiều nay, cơm mắm. Có cả rau luộc” (Võ Phiến, Xong cả) mà ở tận xứ Úc châu. Thế mới hiểu, hương vị nào cũng có lịch sử và sự tạo tác của nó và, cho phép ta đồng cảm hơn cái phút giây nhớ canh rau muống, cà dầm tương tưởng rất lẩm cẩm hôm nào. Ăn - ở - mặc hình như xây dựng nên con người, bởi thế hồi tưởng nào cũng tròng trành qua giai đoạn biết học ăn học nói học gói học mở, tức là khi ý thức được sắc thái thẩm mĩ hay nói quen thuộc hơn, bản sắc cốt cách của cộng đồng, của dân tộc. Đến đây thì quê nhà là Áo dài Việt Nam (Trần Thị Lai Hồng) “Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập” để nhất định “Ngày áo dài hồi hương hẳn không xa”; là Tranh Tết: tìm lại những hình ảnh chưa bao giờ có thật (Nguyễn Đồng): “Nó chỉ sống đời sống thật sự của nó, mang nặng đầy đủ ý nghĩa thật sự của nó, khi nó được xuất hiện với tư cách một đóng góp cho hoan lễ”; là Mùa cưới (Phạm Thăng): “Dân miền Nam có tật lạ là hay bắt bẻ nhau một cách văn nghệ trong những buổi lễ cưới. Bên họ nhà trai hay nhà gái nào cũng thủ sẵn một tay ăn nói để tỏ ra dòng họ mình không đến nỗi cục mình, quê mùa”… Những phác thảo phong tục như vậy đan dệt nên sắc thái văn hóa xứ lạ, đủ sức tạo thành nét khu biệt nếu xẩy ra sự chung đụng giữa các sắc dân thiểu số vừa lập một không gian tâm lí an lành.
Nhưng dường như không gian ấy vẫn chưa ngừng được cơi nới thêm. Người cầm bút có xu hướng tiếp cận mình ở những ngõ ngách sâu hơn của hoài niệm. Do đó, chuỗi cảm giác thứ hai là kỉ niệm tuổi thơ và sự trưởng thành lương thiện, tái diễn trong đứt đoạn, có khi thụt lún vào giấc mơ hoặc bị bỏ lửng ở hiện tại. Tuổi thơ như một quá khứ sớm thành tương lai khi nó giữ gìn cho tâm trí con người tha hương chỗ nương tựa sau những biến cố ở hiện tại: “trong sâu thẳm, là một người nhà quê, sinh ra và lớn lên trong lũy tre làng, dù đi xa cho nhiều năm dài dặc, tôi vẫn thấy quãng đời thơ ấu tại quê nhà đã in vào lòng tôi sâu đậm nhất” (Phan Lạc Tiếp, Người nghệ sĩ làng quê). Những lí lẽ giản dị song mặc định rằng những dư âm đầu đời, kể cả ngọt bùi hay đắng cay, bao giờ cũng trụ vững đến cùng và người ta có thái độ dung thứ cho nó, nếu là lỗi lầm, hoặc thi vị nó, nếu là cổ tích của số phận. Điều đó thật ý nghĩa với những “trú khách”, những cố nhân vô tình gặp lại sau tai ương hồng trần: “Hai tâm hồn khách trú già, lận đận suốt gần một đời người đầy dâu bể, mà vẫn ướp giữa ấp ủ những hình ảnh về một mùa hoa gạo rất xa xôi. Hình ảnh của nhau đã khắc sâu trong tâm hồn họ đến nỗi, đối với nhau, cả hai người không bao giờ thay đổi, không bao giờ lớn lên, lúc nào cũng chỉ là những tâm hồn mười tuổi của một mùa hè tuyệt vời” (Nguyễn Vạn Lý, Có một mùa hoa gạo). Không chỉ bởi tuổi thơ là một đi không trở lại mà quê nhà cũng có thể lâm vào tình huống tương tự, nên hiện tại phải phân ra một lằn ranh giữa quê nhà của kí ức, hoài niệm với quê nhà đang bày chật trước mắt. Đứng trên lằn ranh đó, cảm xúc chung thường là phản ứng trước sự vật đổi sao dời, mà thực chất đầy nghịch lí, là không muốn mình lớn lên, già đi: “Quê hương anh thay đổi quá nhiều trong khi tâm hồn anh lại tưởng dường như ngày còn bé”, còn khi đã lỡ đường xa vạn dặm thì “Trở về thăm quê là tìm lại bản thân mình, tắm gội cái thân thể đầy bụi bặm thời gian và ô nhiễm bao thói hư tật xấu” (Lê Lạc Giao, Lối cũ) hoặc “Chúng tôi tạ ơn một ngày bình yên và xin ơn một ngày trở về cố quốc” (Bùi Bích Hà, Buổi sáng một mình). Chẳng khó để nhận ra những nghiệm sinh giữa đi và về, giữa quê nhà trong tâm tưởng và quê nhà hiện tồn mà người cầm bút hải ngoại muốn biện luận. Nhưng có một sự thật đủ gai góc và ẩn giấu khiến không phải ai cũng tự tín vào mình, trình bày nó bằng thái độ nghi ngờ càng trở nên hiếm hoi: “Chúng ta là những người nghèo nàn vô cùng cái thực phẩm dự trữ mắm muối mo cơm mà quê hương gói theo khi chúng ta ra đi, chúng ta chưa kịp ăn no, nhai cho kĩ để nhuần nhuyễn cái gia tài văn hóa to rộng của đất nước” (Ngô Nguyên Dũng, Tiếng núi). Thái độ kiểm thảo di sản mang theo không cho phép sự bình yên kéo dài, ngược lại, gây xáo trộn và hoang mang khi muốn nhận thức lại mình là ai, mang căn cước nào trên cơ địa văn hóa mới. Rất nhiều câu hỏi, dằn vặt nội tâm đã xoáy sâu vào đó, chứ không như mĩ từ “công dân thế giới” mà chúng ta hôm nay thường nhanh nhảu cổ vũ và nhầm tưởng rằng sẽ tự nhiên nảy nở chứ chẳng cần trải qua nhọc nhằn, đau đớn nào.
Trong hoài niệm tuổi thơ thì hoài niệm tiếng nói, cụ thể là tiếng Việt mẹ đẻ, thứ phải trình diện, đối diện rát rao trên đất khách quê người, hẳn thuộc về ý niệm bản sắc nòi giống và gắn liền với thân – tâm. Khi buộc che giấu, lãng quên, đánh mất tiếng nói thì có có lẽ, mỗi người đều cảm thấy khổ tâm, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Cái thân - tâm tưởng như rời rạc với tiếng nói, đến đây, lại phóng chiếu vào nhau, tường minh, khiến từng cá nhân tự đương đầu với chính mình. Cuộc đương đầu ấy dẫn đến hoặc tự thương hoặc tử thương. Trần Doãn Nho diễn tả điều này rất tinh tế trong truyện Một chút Việt Nam, nhắc đến một cô gái “ra đi còn quá nhỏ để nhớ” nên “những giới hạn về ngôn ngữ khiến cô bị lìa cắt khỏi nguồn cội… Nàng muốn mình là người Việt Nam, nhưng thiếu hẳn một quá khứ Việt Nam…” và sẽ trở về “chỉ khi nào em đọc và viết được tiếng Việt”. Sự tử thương của tiếng nói khoanh vùng thế hệ ở khoảng cách không thể nào chua xót hơn, khoảng cách bất khả giao tiếp: “Vô một nhà toàn mũi tẹt da vàng, ăn cơm thì phải có rau muống mà con nít chỉ rặt nói bằng tiếng Mỹ, còn cha mẹ ông bà thì ngồi như phỗng đá” (Nhã Ca, Nụ hồng), đẩy xa hơn đến tình thế và mặc cảm “người không có đất nước” (Trần Hoài Thư, Bên này dòng Hudson) để cuối cùng, quán triệt một giải pháp rất hậu hiện đại: “Đừng định nghĩa chúng tôi là ai. Đừng đặt chúng tôi vào biên giới quốc gia chủng tộc. Hãy chấp nhận chúng tôi như một tiếng nói, một ngôn từ, một sự có mặt” (Trần Diệu Hằng , Khi ở s. về c.). Điều này, một lần nữa, nói lên những cố gắng của người viết tiếng Việt, như để chống lại nỗi sợ vốn liếng quê hương đang dần bị hòa loãng, trấn an tinh thần nếu xẩy ra những cú sốc văn hóa. Nhưng phải thấy rằng, đồng đẳng ngôn ngữ sẽ là viễn tượng nếu các thế lực mai phục trong ngôn ngữ chưa chấp nhận một thương thảo khác, buộc chúng ta phải hiểu và cởi mở hơn với việc nhiều cây bút chọn ngoại ngữ, trở thành công dân ngôn ngữ hơn là công dân đất nước.
Bởi hoài niệm không chỉ là hướng nội, khép kín và càng về sau, trước những xâm thực văn hóa bên ngoài, nên nó sẽ nảy sinh những cảm niệm về sự đổ vỡ và chiêm nghiệm di sản quá khứ. Chuỗi cảm giác này trở nên phức tạp và cần lẩy ra vài hệ đo khác vì phép hồi tưởng đã chen chân những đại lượng tự sự lạ lẫm như mê sảng, bấn loạn và dục tính. Nhân vật tôi trong Giấc mơ thổ của Trần Vũ trước khi trỗi dậy thú tính đã chìm đắm triền miên giấc mơ trong trẻo: “… Nỗi ham mê mới trong tôi ngây ngất như tuổi mười bốn mười lăm ở gương mặt Nữ trái soan mơ ước (…). Nữ đẹp tựa các cô nữ sinh tuổi cài trâm tôi vẫn rình đón trước cổng trường dạo nào… Cả khung trời hoa mộng dĩ vãng cũ bừng sáng”. Chuyện hãm hiếp diễn ra như một phản ứng dây chuyền từ lịch sử, từ tuổi thơ khốn khổ và cả hai trở thành điều kiện cơ bản để cái ác thực thi. Trong Thiếu nữ chờ trăng lên của Lê Thị Huệ thì quan hệ tính dục giữa người nữ và nhân vật W (West – phương Tây ?) thực chất là quan hệ trao đổi mà ở đó, hình ảnh cố quận trong kí ức buộc phải lấy ra làm vật thay thế: “Trước khi ngủ W vòi tôi kể chuyện về những đêm trăng nơi tôi đã chào đời và sống suốt những năm thơ ấu … Tôi kể cho W nghe những đêm trăng cả gia đình tôi quay quần trước sân gạch ngắm trăng lên”. Trên một cơ địa văn hóa mới, kiểu quan hệ như thế, cùng với mô hình tuổi thơ – gia đình – người cha (tiêu biểu như Chỗ tiếp giáp với cánh đồng của Khánh Trường) thì tính dục thường ngụ ý tình huống văn hóa và số phận dân tộc hậu thuộc địa hơn là bản năng sinh lí. Đến đây, hoài niệm quê nhà không đơn thuần là độc âm quá khứ, nó là dụ dỗ đa âm từ phía hiện tại bởi những liều lượng văn hóa khác nhau. Chính vì thế, trong sáng tác của Thuận (Made in Vietnam, Chinatown), Trần Vũ (Cái chết sau quá khứ, Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu, Khi về đã lạnh vườn xưa, Buổi sáng sinh phần), Lê Thị Thấm Vân (Xứ nắng)… di sản quá khứ bao giờ cũng tươi mới và hoài niệm có tính ám ảnh, ám dụ trong tinh thần chiêm nghiệm tỉnh táo, kính nhi viễn chi.
Chất diệp lục của hoài niệm, cái có thể hấp thụ hoặc phân biệt năng lượng tha nhân tốt hơn, thường thuộc về các nhà văn nữ. Lê Thị Thấm Vân bắt đầu từ “bài học vỡ lòng”, Lê Thị Huệ “khởi đi từ ngây thơ”, Trần Diệu Hằng là “niềm im lặng”, Bùi Bích Hà “buổi sáng một mình”… Mỗi bản ngã tự tường trình số phận mình, là thính giả của chính họ, một thúc giục lắng nghe biến thái cảm giác, khi là mẹ, khi là vợ, lúc lại người tình. Cả ba trạng thái đó, thực tế, đều giống nhau ở điểm là sự chứa đựng, cưu mang một sinh thể khác, tựu trung như là giang sơn cư trú. Nhưng không giống nhau là mỗi bản thể đều ủ ấp những nỗi cô đơn riêng biệt.
3. Hoài niệm, từ đây, có lẽ là dấu chỉ cần nhiều hơn nữa những diễn giải thấu đáo…
Mai Anh Tuấn
6/2011
Source : HOP LUU
15/7/11
BBC - Hội nghị 2 và phương án nhân sự cấp cao
11 tháng 7, 2011
Hội nghị 2 và phương án nhân sự cấp cao
Hội nghị 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc hôm Chủ nhật 10/07 sau một tuần họp với phương án nhân sự cao cấp để trình kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước, BCH Trung ương đã xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí cao".
Theo ông Trọng, "việc lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của QH, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, kết hợp tính kế thừa và phát triển".
Các nhà quan sát gần đây đã đề cập đến điều mà họ gọi là "thiếu vắng người làm lãnh đạo" trong cơ chế Đảng Cộng sản bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ, trong có cả các luật lệ bất thành văn.
Ngoài ra, ông Trọng cũng phải nói đến nhu cầu từ nhiều giới trong và ngoài nước nêu ra, liên quan đến cải tổ Hiến pháp 1992.
Thế nhưng vấn đề này sẽ chỉ được bàn đến dần dần và ngôn ngữ của các văn kiện, thông báo của Đảng dịp này nói đến nhu cầu "bổ sung", "sửa đổi" chứ né tránh hoàn toàn cải tổ chính trị toàn diện.
Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07 và trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước.
Một số nhân sự mới
Vũ Văn Ninh: Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh: Bộ trưởng Ngoại giao
Trần Đại Quang: Bộ trưởng Công an
Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.
Một chi tiết đáng chú ý mà chuyên gia có uy tín về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Australia, đề cập tới với BBC là đang có các chỉ dấu cho thấy nội bộ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam "đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề quan hệ với Trung Quốc".
Dàn nhân sự lãnh đạo các bộ ngành trong chính phủ và tại Quốc hội hiện đang là chủ đề bàn tán trong nhiều diễn đàn mạng.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang cho rằng TBT Nguyễn Phú Trọng "khó có bản lĩnh để đương đầu với thực tiễn đang đầy cam go" của tình hình hiện nay.
Lãnh đạo chính phủ
Tuy không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì, nhưng giới thạo tin gần như đồng thuận về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tại vị.
Theo Giáo sư Thayer, các sự cân nhắc trong "phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép" có nghĩa Hội nghị Trung ương 2 đã đưa ra các quyết định có tính "an toàn", khi nhiều nhân vật được chọn đã có "quá trình" tiến tới các vị trí được bổ nhiệm.
Một nguồn tin trong Đảng cho hãng Dow Jones biết hội nghị lần này đã thống nhất chọn ông Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào chức Thống đốc, thay cho ông Nguyễn Văn Giàu nay nhận vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội.
TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị
Ông Bình mới vào Trung ương Đảng tại Đại hội XI hồi tháng Một.
Hãng Dow Jones cũng nói nguồn tin của họ cho hay Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh được thăng chức Phó Thủ tướng.
Theo dự đoán của hãng này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, sẽ nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.
Cũng giống như Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhiều năm nay là nhân vật không có chân trong Bộ Chính trị Đảng CS.
Một số bộ trưởng mới khác, cũng là "lựa chọn an toàn" bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ Thứ trưởng nay lên Bộ trưởng Y tế, và ông Trần Đại Quang cũng từ Thứ trưởng lên Bộ trưởng Công an.
Di chuyển bàn cờ?
Một câu hỏi giới quan sát đặt ra là một khi ông Trần Đại Quang, người vừa được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội XI, làm bộ trưởng, thì ông Lê Hồng Anh, bộ trưởng đương nhiệm, sẽ được chuyển dịch đi vị trí nào.
Giới thạo tin đồn đoán việc ông có thể trở thành Thường trực Ban Bí thư Trung ương, thay cho ông Trương Tấn Sang, người sẽ giữ chức Chủ tịch nước.
Ông Trương Tấn Sang được cho là gương mặt đầy quyền lực, nhất là trước Đại hội XI, khi nhiều người cho rằng ông có khả năng "vượt qua" ông Nguyễn Tấn Dũng để trở thành thủ tướng.
Thực tế trong cuộc bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ông Sang đã giành nhiều phiếu hơn ông Dũng.
Theo Giáo sư Thayer, ông Trương Tấn Sang tuy không thành thủ tướng nhưng được ủng hộ của nhiều người trong Đảng và có thể là nhân vật có khả năng đối trọng lại các quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Trong kịch bản ông Lê Hồng Anh thay thế ông Trương Tấn Sang giữ chức Thường trực Ban Bí thư, ông Sang có thể mất đi một chút quyền lực nhưng với vị trí Chủ tịch nước, ông vẫn còn ủng hộ của Đảng và vai trò đã được ghi trong Hiến pháp."
Trong các bản hiện lưu truyền trên mạng gọi là "phương án nhân sự" của Ban lãnh đạo tới hiện vẫn nêu tên hai ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân ở các vị trí Phó Thủ tướng dù có những chỉ trích từ dư luận về cách điều hành mảng công việc của họ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân nay đã rời mảng giáo dục để có thể nắm luôn cả Văn hóa - Xã hội - Giáo dục trong khi ông Hải có cơ hội thành Phó Thủ tướng thường trực.
Source : BBC
Hội nghị 2 và phương án nhân sự cấp cao
Hội nghị 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc hôm Chủ nhật 10/07 sau một tuần họp với phương án nhân sự cao cấp để trình kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước, BCH Trung ương đã xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí cao".
Theo ông Trọng, "việc lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của QH, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, kết hợp tính kế thừa và phát triển".
Các nhà quan sát gần đây đã đề cập đến điều mà họ gọi là "thiếu vắng người làm lãnh đạo" trong cơ chế Đảng Cộng sản bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ, trong có cả các luật lệ bất thành văn.
Ngoài ra, ông Trọng cũng phải nói đến nhu cầu từ nhiều giới trong và ngoài nước nêu ra, liên quan đến cải tổ Hiến pháp 1992.
Thế nhưng vấn đề này sẽ chỉ được bàn đến dần dần và ngôn ngữ của các văn kiện, thông báo của Đảng dịp này nói đến nhu cầu "bổ sung", "sửa đổi" chứ né tránh hoàn toàn cải tổ chính trị toàn diện.
Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07 và trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước.
Một số nhân sự mới
Vũ Văn Ninh: Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh: Bộ trưởng Ngoại giao
Trần Đại Quang: Bộ trưởng Công an
Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.
Một chi tiết đáng chú ý mà chuyên gia có uy tín về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Australia, đề cập tới với BBC là đang có các chỉ dấu cho thấy nội bộ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam "đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề quan hệ với Trung Quốc".
Dàn nhân sự lãnh đạo các bộ ngành trong chính phủ và tại Quốc hội hiện đang là chủ đề bàn tán trong nhiều diễn đàn mạng.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang cho rằng TBT Nguyễn Phú Trọng "khó có bản lĩnh để đương đầu với thực tiễn đang đầy cam go" của tình hình hiện nay.
Lãnh đạo chính phủ
Tuy không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì, nhưng giới thạo tin gần như đồng thuận về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tại vị.
Theo Giáo sư Thayer, các sự cân nhắc trong "phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép" có nghĩa Hội nghị Trung ương 2 đã đưa ra các quyết định có tính "an toàn", khi nhiều nhân vật được chọn đã có "quá trình" tiến tới các vị trí được bổ nhiệm.
Một nguồn tin trong Đảng cho hãng Dow Jones biết hội nghị lần này đã thống nhất chọn ông Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào chức Thống đốc, thay cho ông Nguyễn Văn Giàu nay nhận vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội.
TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị
Ông Bình mới vào Trung ương Đảng tại Đại hội XI hồi tháng Một.
Hãng Dow Jones cũng nói nguồn tin của họ cho hay Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh được thăng chức Phó Thủ tướng.
Theo dự đoán của hãng này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, sẽ nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.
Cũng giống như Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhiều năm nay là nhân vật không có chân trong Bộ Chính trị Đảng CS.
Một số bộ trưởng mới khác, cũng là "lựa chọn an toàn" bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ Thứ trưởng nay lên Bộ trưởng Y tế, và ông Trần Đại Quang cũng từ Thứ trưởng lên Bộ trưởng Công an.
Di chuyển bàn cờ?
Một câu hỏi giới quan sát đặt ra là một khi ông Trần Đại Quang, người vừa được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội XI, làm bộ trưởng, thì ông Lê Hồng Anh, bộ trưởng đương nhiệm, sẽ được chuyển dịch đi vị trí nào.
Giới thạo tin đồn đoán việc ông có thể trở thành Thường trực Ban Bí thư Trung ương, thay cho ông Trương Tấn Sang, người sẽ giữ chức Chủ tịch nước.
Ông Trương Tấn Sang được cho là gương mặt đầy quyền lực, nhất là trước Đại hội XI, khi nhiều người cho rằng ông có khả năng "vượt qua" ông Nguyễn Tấn Dũng để trở thành thủ tướng.
Thực tế trong cuộc bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ông Sang đã giành nhiều phiếu hơn ông Dũng.
Theo Giáo sư Thayer, ông Trương Tấn Sang tuy không thành thủ tướng nhưng được ủng hộ của nhiều người trong Đảng và có thể là nhân vật có khả năng đối trọng lại các quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Trong kịch bản ông Lê Hồng Anh thay thế ông Trương Tấn Sang giữ chức Thường trực Ban Bí thư, ông Sang có thể mất đi một chút quyền lực nhưng với vị trí Chủ tịch nước, ông vẫn còn ủng hộ của Đảng và vai trò đã được ghi trong Hiến pháp."
Trong các bản hiện lưu truyền trên mạng gọi là "phương án nhân sự" của Ban lãnh đạo tới hiện vẫn nêu tên hai ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân ở các vị trí Phó Thủ tướng dù có những chỉ trích từ dư luận về cách điều hành mảng công việc của họ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân nay đã rời mảng giáo dục để có thể nắm luôn cả Văn hóa - Xã hội - Giáo dục trong khi ông Hải có cơ hội thành Phó Thủ tướng thường trực.
Source : BBC
13/7/11
Thái Kim Lan trả lời Đặng Hữu Phúc về đề tài Phật học
Thái Kim Lan trả lời Đặng Hữu Phúc về đề tài Phật học
31.05.2011 .
LTS( DA MAU) Tuy phản hồi của tác giả Thái Kim Lan đề cập đến phần góp ý của ông Đặng Hữu Phúc cho ba bài viết khác nhau trên Da Màu, nhưng đề tài của bài phản hồi đều liên hệ đến Phật học, BBT Da Màu xin tổng kết thành một bài nhận định trên Da Màu, để độc giả tiện việc tham khảo và đối chiếu.
I. Góp ý – Comment của ông Đặng Hữu Phúc về bài “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” của Thái Kim Lan:
Cám ơn ông Đặng Hữu Phúc (ĐHP) đã góp ý cho bài viết “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” của tôi, nhất là đã đưa ra lời dẫn mở đầu Trung Luận của Ngài Long Thọ. Lời tụng này làm sáng tỏ phần nào những điều mà bài viết đã đề cập về lý thuyết “Tính không” bao gồm Khổ, Vô ngã, Vô thường (lý thuyết duyên khởi), ba khái niệm chủ đạo của triết học Phật giáo đã đề cập trong bài viết.
Phản hồi của ĐHP cho thấy một vài điểm cần làm sáng tỏ:
1. Nhận xét của ĐHP cho rằng “Con đường tu tập của Ngài Long Thọ là con đường trí tuệ bát nhã” và loại ra ngoài “đạo đức” (tu tập) đã hạn hẹp nếu không nói là hiểu lầm hệ thống tư tưởng của Ngài Long Thọ, vì: “Trí tuệ bát nhã luôn bao gồm hành thâm bát nhã”, “bao gồm tri và hành nhất thể” “Quán tự tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa.”
Chính trong ý nghĩa này Long Thọ nói “Pháp của Phật dạy cho chúng ta hai điều là tránh việc không an lành và hướng về những điều an lành với thân, khẩu, ý” …” như đã dẫn trong bài viết của tôi.
2. Cũng chính câu nói này cho thấy nỗ lực của Ngài Long Thọ trong việc giải thích yếu tính lời dạy của Đức Phật, và tìm ra được sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Phật. Theo Ngài sợi chỉ đỏ ấy chính là khả thể của đạo đức nằm trong pháp (lý thuyết) của Phật, hay nói cách khác tính KHÔNG là điều kiện của sự tu chứng giác ngộ. Chính tính liên chủ thể của kinh nghiệm KHỔ về VÔ THƯỜNG VÀ VÔ NGÃ là cơ sở biện minh hành động tu chứng.
Mục đích của bài “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” nhằm nhấn mạnh tương quan giữa lý thuyết (lý thuyết nhân quả) và thực hành (hành động đạo đức), thử tìm lý giải vấn nạn mà triết học Đông hay Tây thường đặt ra: hành động đạo đức có thể được biện minh trên cơ sở lý thuyết nội tại không? Tại sao con người hành động đạo đức? Vì sợ thế lực (chính trị hay không chính trị) bên ngoài? Vì sợ bị thượng đế hay thần linh trừng phạt? Vì sợ kiếp sau? Đức Phật, Ngài Long Thọ và Kant đã đưa ra mô hình giải phóng (thoát), giác ngộ, “tự do,” “tự chủ” như cơ sở của đạo đức. Nhưng Phật bắt đầu bằng khổ đế, còn Kant thì từ mệnh lệnh tiên thiên.
Hi vọng nếu đọc kỹ, bài viết sẽ được hiểu đúng.
3. Trong tiến trình phân tích, phê phán các hệ thống tư tưởng (ngay cả trong hàng ngũ PG) Long Thọ đã vạch trần những ảo vọng, mê lầm, vô minh, bằng phương pháp phân tích hiện tượng ngữ nghĩa, văn phạm, ngôn từ, lý thuyết chỉ rõ tính vô thường vô ngã của sự vật, thế giới hiện tượng, đến nỗi Ngài thường được mệnh danh là kẻ phá huỷ mọi cấu trúc tư tưởng, là kẻ chủ trương hư vô. Nhưng khác với Nietzsche, J. Derrida, Ngài Long Thọ đã nương vào Đức Phật như điểm tham chiếu về đức hạnh đã được thực chứng và về khả thể viên tròn Phật tính của con người. Triết lý nói chung và hệ tư tưởng “trí tuệ bát nhã” mang đến chính kiến cho con người chính là để THAY ĐỔI, CẢI THIỆN cho TỐT HƠN, LÀNH HƠN, ngộ chân lý, đạt Niết Bàn. Đó là điểm có thể nói duy nhất mà Ngài Long Thọ hướng đến suốt cả hành trình lý giải Không luận. Ngài cũng biết ngã mạn ham lý thuyết thường coi khinh điểm thiết yếu trong việc tu tập là đạo đức, bởi lẽ đạo đức thuộc lãnh vực hành động. Nếu không sống, không trải nghiệm, gọi là thực chứng nỗi khổ và sửa đổi để thoát khổ thì lời dạy của Đức Phậtchỉ là lời nói suông, bỏ xa chân lý mà Đức Phật đã chứng ngộ và ngộ nhận mục đích thuyết pháp (sau một thời gian im lặng) của Đức Phật.. Những tác phẩm về đạo đức, về phương pháp tu chứng chứng tỏ Long Thọ không phải là người theo hư vô chủ nghĩa.
4. Khi Đạt Lai Lạt Ma nói về Từ Bi Hỉ Xả không đưa đến giác ngộ là Ngài đã muốn nhấn mạnh vai trò và điều kiện của trí tuệ mà chính bài viết TKL đã đưa ra. Chính Ngài Long Thọ đã nhấn mạnh Trí tuệ là mẹ của Từ Bi. Trí tuệ phát sanh TỪ BI. Đã nói là tương quan ME-CON, thì duy nhất đấy, còn nhầm vào đâu được? Một trong những đối tượng mà Phật bảo phải đoạn diệt trước hết là tham vọng thế lực của sự biết. Cho nên chỉ “TRÍ” không mà thôi thì không thể giác ngộ theo nghĩa của đạo Phật được. Tất cả hệ thống Thiền học (theo truyêng thống Long đều nằm ở nỗ lực rời ngôn từ, hội nhập thể tính, lên “ĐƯỜNG” (đạo). LÊN ĐƯỜNG (đạo) là tiến trình giải phóng, ĐỨC chính là thái độ sống của con người trên đường đi. Long Thọ sẽ không là Bồ Tát nếu ngài không đề cập đến các hạnh cần phải tu, trong đó có bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn…đồng thời với sự thiết lập KHÔNG luận. TỪ BI HỈ XẢ là TỨ Vô Lượng Tâm mà người tu tập đồng thời phát huy để giác ngộ.
5. Theo truyền thuyết về Ngài Long Thọ viết bởi Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 344–413), miêu tả Long Thọ như một nhà luyện kim (alchimist) phù phép, một nhà ảo thuật đại tài, đã từng hoá thân thoát xác vượt qua các chướng ngại như chỗ không người. Đối thủ của Ngài cũng thường gọi ngài là tên phù thủy bởi vì khiếp sợ trí tuệ nhanh như điện chớp của Ngài trong các cuộc tranh luận.
Thuật ngữ “nhà ảo thuật tuyệt hảo của tư duy” do đó vừa dựa trên truyền thuyết về cá nhân Long Thọ vừa muốn biểu lộ sự ngưỡng mộ của kẻ hậu sinh – nhưng không thần thánh hoá. Trong tinh thần của Long Thọ, tôi nghĩ, Ngài sẽ cười khan về ngôn từ hí lộng, hay nói nôm na là “nộp rủa” (như nộp rủa “con yêu”) này, hơn là sự sùng bái rỗng tuếch. Cho nên “nhà ảo thuật tuyệt hảo của tư duy” không phải màu mè và sai lầm như ĐHP nhận định, mà có cơ sở lịch sử về nhân vật Long Thọ cách đây hai thiên niên kỷ đồng thời bày tỏ sự cảm thông tri ngộ và ngưỡng mộ của kẻ hậu sinh.
6. ĐHP viết, Ngài Long Thọ dạy đặc tướng “không hí luận” là thật tướng. Phương pháp biện chứng phủ định của Ngài thường mang vẻ hí lộng hầu vạch rõ hí luận không thể đứng vững nếu chân lý không được bảo vệ nghiêm túc và nhất là lý luận sẽ là hí luận nếu không có TỪ BI. Dùng “hí” để chữa trị “hí” là cách chữa trị “chấp kiến” nhẹ nhàng theo nguyên tắc “ahimsa”, không sát hại. Con người có thể trở nên vô nhân với tự do của chính mình nếu không có mẫn cảm, cảm thông đối với người khác. Hitler đã là mẫu người siêu nhân tự do của Nietzsche, khủng bố 9/11/2001 phải chăng là mặt trái của Hủy cấu trúc và Derrida đã không trả lời được vấn nạn đạo đức hậu hiện đại vì ông đã phá hỏng mọi khả thể biện minh đạo đức và cái ác vẫn hoành hành.
Chống lại mọi hữu niệm hoá của Ngài Long Thọ sẽ không có ý nghĩa nếu không có hành động cứu khổ, diệt khổ (xem bài viết). Chống ý niệm hoá không phải chỉ để…chống, mà để vạch rõ sự cần thiết lên đường hội nhập thể tính qua trãi nghiệm xương máu tử sinh.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi chiến thắng đối thủ trong tranh luận, Ngài Long Thọ đã dùng một cọng cỏ để tự vẫn vì lòng từ bi thương những kẻ đã bị ngài hang phục. Dù là truyền thuyết, nhưng câu chuyện cho thấy con người của Bồ Tát Long Thọ, có thừa đại trí tuệ nhưng sẵn sàng chết để chứng minh trí tuệ không là tất cả: TRÍ – BI, mẹ- con tuy hai mà một.
7. Cuốn Kinh “Phật nói danh hiệu Phật” (số 440 của Đại Tạng bản Đại chính, Thích Trí Quang dịch PL 2548) kể đến hơn 30 vạn danh hiệu Phật mà người đời xưng tụng, và có thể còn nhiều hơn thế nữa. Danh hiệu “Giác giả” ở Ấn độ cũng đúng mà “Đại tư tưởng” cũng không sai. Tranh nhau làm chi cái danh hiệu ấy? Phật không tranh, hà cớ chi chúng ta tranh ai đúng ai sai về một danh hiệu?
Vả chăng, tôi e ngay chính trong chúng ta lại không hiểu Phật bằng người Tây phương. Xin đơn của một vài ví dụ cho thấy Đức Phật đối với các nhà tư tưởng Tây phuơng không chỉ là nhà đại tư tưởng mà là một nhà đạo đức:
“Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cửu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.” (Albert Schweizer)
“Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của Đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại.” (Tiến Sĩ S. Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm")
“Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.”(Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức)
“Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. (Moni Bagghee,"Ðức Phật Của Chúng Ta")
Cuối cùng, một nhận định của một bộ óc Âu châu vĩ đại, Albert Einstein, mà Phật tử Á châu thường đưa ra như một tấm bảng trương thanh thế, trong lúc Đức Phật vẫn mỉm cười tự tại, chẳng cầu:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó." (Albert Einstein).
Bài viết này nhấn mạnh đến ý thức đạo lý trong khi quán tưởng về “tự do” như là nền tảng của thái độ đạo đức.
Tôi hi vọng có dịp được trình bày triết học bát nhã của Ngài Long Thọ trên Da Màu.
***
II. Góp ý – Comment của ông Đặng Hữu Phúc về bài hát “Giọt lệ thiên thu” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới bài phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và bài Trịnh Vĩnh Trinh: người trông coi di sản Trịnh Công Sơn của Bùi Văn Phú trên Da Màu):
Nhân trả lời ý kiến của ông Đặng Hữu Phúc về một số vấn đề liên quan đến Phật pháp, tôi thấy cũng cần thiết phải công khai góp ý với ông ĐHP về comment của ông trong bài “Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh” của Bùi Văn Phú trên Da Màu, mà một người bạn đã gửi đến cho tôi. Tôi đã trả lời người bạn. Thời gian ấy tôi đi xa nên không có dịp vào Da Màu.
Ông ĐHP trích dẫn ngang dọc khá nhiều về khái niệm “chân như”, “hư vô”, từ Từ điển Phật học từ Asanga cho đến Osho để phản bác câu “Khoác áo chân như, bước tới hư vô, long lanh giọt lệ thiên thu.”
Ông ĐHP cũng viết trong phần góp ý dưới bài phỏng vấn “Trịnh Vĩnh Trinh: người trông coi di sản Trịnh Công Sơn” của Bùi Văn Phú như sau:
Thứ đến, nhân Ông bạn của bạn Nguyen Nhu Son có nói sơ đến việc “TCS bày đặt ỡm ờ ngôn ngữ theo kiểu ta đây quay về với Hư Vô uyên mặc Đông Phương,” tôi thấy cần phải phát biểu (lần thứ nhì) để trình bày quan điểm Hư Vô của TCS chỉ đem lại những ác hạnh cho cõi đời này. Hư vô của TCS không phải là ngôn ngữ ỡm ờ mà là ngôn ngữ cổ vũ cho ác hạnh.
Chân Như không phải là “áo khoác” mà ai muốn “khoác áo chân như” thì khoác và muốn “khoác áo Chân như” cho ai thì khoác. Nghĩa là Chân như do tự mình thật chứng bằng tuệ tri chính mình. Không phải Chân như do một ai giảng dạy, trao cho mình.
Nguyên văn câu ấy trong ca khúc của TCS là: “Bước tới hư vô, khoác áo chân như, long lanh giọt lệ, long lanh giọt lệ, giọt lệ thiên thu.”
Dưới đây là toàn bài “Giọt Lệ Thiên Thu” của TCS:
Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi
Gió núi bay qua lao xao bụi bờ lao xao bụi bờ lao xao bờm ngựa
Nắng quái yêu ma lung linh thành trì lung linh cửa nhà
Bước tới hư vô khoác áo chân như long lanh giọt lệ long lanh giọt lệ
Giot lệ thiên thu
Sống có đôi tay đôi tay thật dài ôm quanh tình người
Sống có đôi chân đôi chân mệt nhoài một đời tới lui
Cuộc đời cho thêm cho tôi trái cấm trên đôi môi em
Cuộc đời cho thêm cho em có cánh bay đi vội vàng
Núi đứng quanh năm đất muôn đời nằm riêng ta rộn ràng
Đứng giữa thiên nhiên thân ta nằng nặng thân chim nhẹ nhàng
Muốn nói đôi câu giữa chốn thương dau
Chim xanh bạc đầu cây xanh bạc đầu
Vội vàng tôi theo
Trích dẫn nhiều nhưng tiếc thay ông ĐHP lại quên một source quan trọng: Kinh Pháp Hoa!
Trịnh Công Sơn đã dùng ngôn từ của bài kệ Kinh Pháp Hoa làm cảm hứng cho bài hát nổi tiếng này. Nghe câu hát không thể không nghĩ đến mấy câu kệ thường được truyền tụng.
Kinh Pháp Hoa, phẩm 10, bài kệ 23 và 24 23, viết:
…vào nhà Như Lai
mặc áo Như Lai
ngồi chỗ Như Lai,
(24) Nhà của Như Lai
là đại từ bi,
áo của Như Lai
là đức nhẫn nhục,
chỗ của Như Lai
là các pháp Không.
(bản dịch Việt, Thích Trí Quang)
Trong bài hát, TCS đã đổi ba lần chữ “Như Lai” mà không phá ý nghĩa “Như Lai”, thật sáng tạo và chứng tỏ cảm nghiệm sâu sắc của anh về kinh Pháp Hoa cũng như triết lý đạo Phật, chứ không ỡm ờ giả vờ uyên thâm một chút nào. “Vào nhà Như Lai” đổi thành “bước tới hư vô. “Khoác áo Như Lai” thành “khoác áo chân như” và “đại từ bi” trở nên “long lanh giọt lệ.”
“Như Lai” là danh hiệu của Đức Phật, có nghĩa “người đến như thế,” tathagata, cũng là “bước chân như thế” hay “chân như.” Cho nên, vào căn nhà của tính Không, khoác áo chân như (của tính Không) mà “long lanh giọt lệ” mẫn cảm đại từ bi.
Ngồi chỗ ngồi Như Lai, mặc áo Như Lai (chân như, hư vô) mà: "đôi mắt long lanh giọt lệ thiên thu" có nghĩa THẤY RÕ CHÂN NHƯ của NGÃ TƯỚNG là VÔ, nhưng chính từ khởi điểm VÔ NGÃ ấy, mà mắt nhìn thấu muôn cõi thiên thu bằng giọt lệ TỪ BI của trái tim NHƯ LAI.
Đổi kinh thành thơ, thành nhạc, uyển chuyển và uyên áo, Trịnh Công Sơn quả thật tài tình, chúng ta phải công bằng mà nhìn nhận.
Thái Kim Lan
31.05.2011 .
LTS( DA MAU) Tuy phản hồi của tác giả Thái Kim Lan đề cập đến phần góp ý của ông Đặng Hữu Phúc cho ba bài viết khác nhau trên Da Màu, nhưng đề tài của bài phản hồi đều liên hệ đến Phật học, BBT Da Màu xin tổng kết thành một bài nhận định trên Da Màu, để độc giả tiện việc tham khảo và đối chiếu.
I. Góp ý – Comment của ông Đặng Hữu Phúc về bài “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” của Thái Kim Lan:
Cám ơn ông Đặng Hữu Phúc (ĐHP) đã góp ý cho bài viết “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” của tôi, nhất là đã đưa ra lời dẫn mở đầu Trung Luận của Ngài Long Thọ. Lời tụng này làm sáng tỏ phần nào những điều mà bài viết đã đề cập về lý thuyết “Tính không” bao gồm Khổ, Vô ngã, Vô thường (lý thuyết duyên khởi), ba khái niệm chủ đạo của triết học Phật giáo đã đề cập trong bài viết.
Phản hồi của ĐHP cho thấy một vài điểm cần làm sáng tỏ:
1. Nhận xét của ĐHP cho rằng “Con đường tu tập của Ngài Long Thọ là con đường trí tuệ bát nhã” và loại ra ngoài “đạo đức” (tu tập) đã hạn hẹp nếu không nói là hiểu lầm hệ thống tư tưởng của Ngài Long Thọ, vì: “Trí tuệ bát nhã luôn bao gồm hành thâm bát nhã”, “bao gồm tri và hành nhất thể” “Quán tự tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa.”
Chính trong ý nghĩa này Long Thọ nói “Pháp của Phật dạy cho chúng ta hai điều là tránh việc không an lành và hướng về những điều an lành với thân, khẩu, ý” …” như đã dẫn trong bài viết của tôi.
2. Cũng chính câu nói này cho thấy nỗ lực của Ngài Long Thọ trong việc giải thích yếu tính lời dạy của Đức Phật, và tìm ra được sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Phật. Theo Ngài sợi chỉ đỏ ấy chính là khả thể của đạo đức nằm trong pháp (lý thuyết) của Phật, hay nói cách khác tính KHÔNG là điều kiện của sự tu chứng giác ngộ. Chính tính liên chủ thể của kinh nghiệm KHỔ về VÔ THƯỜNG VÀ VÔ NGÃ là cơ sở biện minh hành động tu chứng.
Mục đích của bài “Lý thuyết nhân quả trong Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Immanuel Kant” nhằm nhấn mạnh tương quan giữa lý thuyết (lý thuyết nhân quả) và thực hành (hành động đạo đức), thử tìm lý giải vấn nạn mà triết học Đông hay Tây thường đặt ra: hành động đạo đức có thể được biện minh trên cơ sở lý thuyết nội tại không? Tại sao con người hành động đạo đức? Vì sợ thế lực (chính trị hay không chính trị) bên ngoài? Vì sợ bị thượng đế hay thần linh trừng phạt? Vì sợ kiếp sau? Đức Phật, Ngài Long Thọ và Kant đã đưa ra mô hình giải phóng (thoát), giác ngộ, “tự do,” “tự chủ” như cơ sở của đạo đức. Nhưng Phật bắt đầu bằng khổ đế, còn Kant thì từ mệnh lệnh tiên thiên.
Hi vọng nếu đọc kỹ, bài viết sẽ được hiểu đúng.
3. Trong tiến trình phân tích, phê phán các hệ thống tư tưởng (ngay cả trong hàng ngũ PG) Long Thọ đã vạch trần những ảo vọng, mê lầm, vô minh, bằng phương pháp phân tích hiện tượng ngữ nghĩa, văn phạm, ngôn từ, lý thuyết chỉ rõ tính vô thường vô ngã của sự vật, thế giới hiện tượng, đến nỗi Ngài thường được mệnh danh là kẻ phá huỷ mọi cấu trúc tư tưởng, là kẻ chủ trương hư vô. Nhưng khác với Nietzsche, J. Derrida, Ngài Long Thọ đã nương vào Đức Phật như điểm tham chiếu về đức hạnh đã được thực chứng và về khả thể viên tròn Phật tính của con người. Triết lý nói chung và hệ tư tưởng “trí tuệ bát nhã” mang đến chính kiến cho con người chính là để THAY ĐỔI, CẢI THIỆN cho TỐT HƠN, LÀNH HƠN, ngộ chân lý, đạt Niết Bàn. Đó là điểm có thể nói duy nhất mà Ngài Long Thọ hướng đến suốt cả hành trình lý giải Không luận. Ngài cũng biết ngã mạn ham lý thuyết thường coi khinh điểm thiết yếu trong việc tu tập là đạo đức, bởi lẽ đạo đức thuộc lãnh vực hành động. Nếu không sống, không trải nghiệm, gọi là thực chứng nỗi khổ và sửa đổi để thoát khổ thì lời dạy của Đức Phậtchỉ là lời nói suông, bỏ xa chân lý mà Đức Phật đã chứng ngộ và ngộ nhận mục đích thuyết pháp (sau một thời gian im lặng) của Đức Phật.. Những tác phẩm về đạo đức, về phương pháp tu chứng chứng tỏ Long Thọ không phải là người theo hư vô chủ nghĩa.
4. Khi Đạt Lai Lạt Ma nói về Từ Bi Hỉ Xả không đưa đến giác ngộ là Ngài đã muốn nhấn mạnh vai trò và điều kiện của trí tuệ mà chính bài viết TKL đã đưa ra. Chính Ngài Long Thọ đã nhấn mạnh Trí tuệ là mẹ của Từ Bi. Trí tuệ phát sanh TỪ BI. Đã nói là tương quan ME-CON, thì duy nhất đấy, còn nhầm vào đâu được? Một trong những đối tượng mà Phật bảo phải đoạn diệt trước hết là tham vọng thế lực của sự biết. Cho nên chỉ “TRÍ” không mà thôi thì không thể giác ngộ theo nghĩa của đạo Phật được. Tất cả hệ thống Thiền học (theo truyêng thống Long đều nằm ở nỗ lực rời ngôn từ, hội nhập thể tính, lên “ĐƯỜNG” (đạo). LÊN ĐƯỜNG (đạo) là tiến trình giải phóng, ĐỨC chính là thái độ sống của con người trên đường đi. Long Thọ sẽ không là Bồ Tát nếu ngài không đề cập đến các hạnh cần phải tu, trong đó có bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn…đồng thời với sự thiết lập KHÔNG luận. TỪ BI HỈ XẢ là TỨ Vô Lượng Tâm mà người tu tập đồng thời phát huy để giác ngộ.
5. Theo truyền thuyết về Ngài Long Thọ viết bởi Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 344–413), miêu tả Long Thọ như một nhà luyện kim (alchimist) phù phép, một nhà ảo thuật đại tài, đã từng hoá thân thoát xác vượt qua các chướng ngại như chỗ không người. Đối thủ của Ngài cũng thường gọi ngài là tên phù thủy bởi vì khiếp sợ trí tuệ nhanh như điện chớp của Ngài trong các cuộc tranh luận.
Thuật ngữ “nhà ảo thuật tuyệt hảo của tư duy” do đó vừa dựa trên truyền thuyết về cá nhân Long Thọ vừa muốn biểu lộ sự ngưỡng mộ của kẻ hậu sinh – nhưng không thần thánh hoá. Trong tinh thần của Long Thọ, tôi nghĩ, Ngài sẽ cười khan về ngôn từ hí lộng, hay nói nôm na là “nộp rủa” (như nộp rủa “con yêu”) này, hơn là sự sùng bái rỗng tuếch. Cho nên “nhà ảo thuật tuyệt hảo của tư duy” không phải màu mè và sai lầm như ĐHP nhận định, mà có cơ sở lịch sử về nhân vật Long Thọ cách đây hai thiên niên kỷ đồng thời bày tỏ sự cảm thông tri ngộ và ngưỡng mộ của kẻ hậu sinh.
6. ĐHP viết, Ngài Long Thọ dạy đặc tướng “không hí luận” là thật tướng. Phương pháp biện chứng phủ định của Ngài thường mang vẻ hí lộng hầu vạch rõ hí luận không thể đứng vững nếu chân lý không được bảo vệ nghiêm túc và nhất là lý luận sẽ là hí luận nếu không có TỪ BI. Dùng “hí” để chữa trị “hí” là cách chữa trị “chấp kiến” nhẹ nhàng theo nguyên tắc “ahimsa”, không sát hại. Con người có thể trở nên vô nhân với tự do của chính mình nếu không có mẫn cảm, cảm thông đối với người khác. Hitler đã là mẫu người siêu nhân tự do của Nietzsche, khủng bố 9/11/2001 phải chăng là mặt trái của Hủy cấu trúc và Derrida đã không trả lời được vấn nạn đạo đức hậu hiện đại vì ông đã phá hỏng mọi khả thể biện minh đạo đức và cái ác vẫn hoành hành.
Chống lại mọi hữu niệm hoá của Ngài Long Thọ sẽ không có ý nghĩa nếu không có hành động cứu khổ, diệt khổ (xem bài viết). Chống ý niệm hoá không phải chỉ để…chống, mà để vạch rõ sự cần thiết lên đường hội nhập thể tính qua trãi nghiệm xương máu tử sinh.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi chiến thắng đối thủ trong tranh luận, Ngài Long Thọ đã dùng một cọng cỏ để tự vẫn vì lòng từ bi thương những kẻ đã bị ngài hang phục. Dù là truyền thuyết, nhưng câu chuyện cho thấy con người của Bồ Tát Long Thọ, có thừa đại trí tuệ nhưng sẵn sàng chết để chứng minh trí tuệ không là tất cả: TRÍ – BI, mẹ- con tuy hai mà một.
7. Cuốn Kinh “Phật nói danh hiệu Phật” (số 440 của Đại Tạng bản Đại chính, Thích Trí Quang dịch PL 2548) kể đến hơn 30 vạn danh hiệu Phật mà người đời xưng tụng, và có thể còn nhiều hơn thế nữa. Danh hiệu “Giác giả” ở Ấn độ cũng đúng mà “Đại tư tưởng” cũng không sai. Tranh nhau làm chi cái danh hiệu ấy? Phật không tranh, hà cớ chi chúng ta tranh ai đúng ai sai về một danh hiệu?
Vả chăng, tôi e ngay chính trong chúng ta lại không hiểu Phật bằng người Tây phương. Xin đơn của một vài ví dụ cho thấy Đức Phật đối với các nhà tư tưởng Tây phuơng không chỉ là nhà đại tư tưởng mà là một nhà đạo đức:
“Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cửu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.” (Albert Schweizer)
“Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của Đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại.” (Tiến Sĩ S. Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm")
“Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.”(Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức)
“Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. (Moni Bagghee,"Ðức Phật Của Chúng Ta")
Cuối cùng, một nhận định của một bộ óc Âu châu vĩ đại, Albert Einstein, mà Phật tử Á châu thường đưa ra như một tấm bảng trương thanh thế, trong lúc Đức Phật vẫn mỉm cười tự tại, chẳng cầu:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó." (Albert Einstein).
Bài viết này nhấn mạnh đến ý thức đạo lý trong khi quán tưởng về “tự do” như là nền tảng của thái độ đạo đức.
Tôi hi vọng có dịp được trình bày triết học bát nhã của Ngài Long Thọ trên Da Màu.
***
II. Góp ý – Comment của ông Đặng Hữu Phúc về bài hát “Giọt lệ thiên thu” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới bài phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và bài Trịnh Vĩnh Trinh: người trông coi di sản Trịnh Công Sơn của Bùi Văn Phú trên Da Màu):
Nhân trả lời ý kiến của ông Đặng Hữu Phúc về một số vấn đề liên quan đến Phật pháp, tôi thấy cũng cần thiết phải công khai góp ý với ông ĐHP về comment của ông trong bài “Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh” của Bùi Văn Phú trên Da Màu, mà một người bạn đã gửi đến cho tôi. Tôi đã trả lời người bạn. Thời gian ấy tôi đi xa nên không có dịp vào Da Màu.
Ông ĐHP trích dẫn ngang dọc khá nhiều về khái niệm “chân như”, “hư vô”, từ Từ điển Phật học từ Asanga cho đến Osho để phản bác câu “Khoác áo chân như, bước tới hư vô, long lanh giọt lệ thiên thu.”
Ông ĐHP cũng viết trong phần góp ý dưới bài phỏng vấn “Trịnh Vĩnh Trinh: người trông coi di sản Trịnh Công Sơn” của Bùi Văn Phú như sau:
Thứ đến, nhân Ông bạn của bạn Nguyen Nhu Son có nói sơ đến việc “TCS bày đặt ỡm ờ ngôn ngữ theo kiểu ta đây quay về với Hư Vô uyên mặc Đông Phương,” tôi thấy cần phải phát biểu (lần thứ nhì) để trình bày quan điểm Hư Vô của TCS chỉ đem lại những ác hạnh cho cõi đời này. Hư vô của TCS không phải là ngôn ngữ ỡm ờ mà là ngôn ngữ cổ vũ cho ác hạnh.
Chân Như không phải là “áo khoác” mà ai muốn “khoác áo chân như” thì khoác và muốn “khoác áo Chân như” cho ai thì khoác. Nghĩa là Chân như do tự mình thật chứng bằng tuệ tri chính mình. Không phải Chân như do một ai giảng dạy, trao cho mình.
Nguyên văn câu ấy trong ca khúc của TCS là: “Bước tới hư vô, khoác áo chân như, long lanh giọt lệ, long lanh giọt lệ, giọt lệ thiên thu.”
Dưới đây là toàn bài “Giọt Lệ Thiên Thu” của TCS:
Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi
Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi
Gió núi bay qua lao xao bụi bờ lao xao bụi bờ lao xao bờm ngựa
Nắng quái yêu ma lung linh thành trì lung linh cửa nhà
Bước tới hư vô khoác áo chân như long lanh giọt lệ long lanh giọt lệ
Giot lệ thiên thu
Sống có đôi tay đôi tay thật dài ôm quanh tình người
Sống có đôi chân đôi chân mệt nhoài một đời tới lui
Cuộc đời cho thêm cho tôi trái cấm trên đôi môi em
Cuộc đời cho thêm cho em có cánh bay đi vội vàng
Núi đứng quanh năm đất muôn đời nằm riêng ta rộn ràng
Đứng giữa thiên nhiên thân ta nằng nặng thân chim nhẹ nhàng
Muốn nói đôi câu giữa chốn thương dau
Chim xanh bạc đầu cây xanh bạc đầu
Vội vàng tôi theo
Trích dẫn nhiều nhưng tiếc thay ông ĐHP lại quên một source quan trọng: Kinh Pháp Hoa!
Trịnh Công Sơn đã dùng ngôn từ của bài kệ Kinh Pháp Hoa làm cảm hứng cho bài hát nổi tiếng này. Nghe câu hát không thể không nghĩ đến mấy câu kệ thường được truyền tụng.
Kinh Pháp Hoa, phẩm 10, bài kệ 23 và 24 23, viết:
…vào nhà Như Lai
mặc áo Như Lai
ngồi chỗ Như Lai,
(24) Nhà của Như Lai
là đại từ bi,
áo của Như Lai
là đức nhẫn nhục,
chỗ của Như Lai
là các pháp Không.
(bản dịch Việt, Thích Trí Quang)
Trong bài hát, TCS đã đổi ba lần chữ “Như Lai” mà không phá ý nghĩa “Như Lai”, thật sáng tạo và chứng tỏ cảm nghiệm sâu sắc của anh về kinh Pháp Hoa cũng như triết lý đạo Phật, chứ không ỡm ờ giả vờ uyên thâm một chút nào. “Vào nhà Như Lai” đổi thành “bước tới hư vô. “Khoác áo Như Lai” thành “khoác áo chân như” và “đại từ bi” trở nên “long lanh giọt lệ.”
“Như Lai” là danh hiệu của Đức Phật, có nghĩa “người đến như thế,” tathagata, cũng là “bước chân như thế” hay “chân như.” Cho nên, vào căn nhà của tính Không, khoác áo chân như (của tính Không) mà “long lanh giọt lệ” mẫn cảm đại từ bi.
Ngồi chỗ ngồi Như Lai, mặc áo Như Lai (chân như, hư vô) mà: "đôi mắt long lanh giọt lệ thiên thu" có nghĩa THẤY RÕ CHÂN NHƯ của NGÃ TƯỚNG là VÔ, nhưng chính từ khởi điểm VÔ NGÃ ấy, mà mắt nhìn thấu muôn cõi thiên thu bằng giọt lệ TỪ BI của trái tim NHƯ LAI.
Đổi kinh thành thơ, thành nhạc, uyển chuyển và uyên áo, Trịnh Công Sơn quả thật tài tình, chúng ta phải công bằng mà nhìn nhận.
Thái Kim Lan
Lương Thư Trung - Lá thư văn nghệ gởi một người vừa mới quen
Lá thư văn nghệ gởi một người vừa mới quen
Lương Thư Trung
14.04.2010 .
Long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
Thưa anh Tô Thẩm Huy,
Trước hết, tôi xin cảm ơn anh cho tôi đọc bài thơ anh làm chúc thọ nhạc phụ của anh nhơn mừng sinh nhật lần thứ 82 của cụ vào năm 2002, cách nay đã tám năm rồi; và nay được biết cụ đang ở vào tuổi 90 mà sức khoẻ cùng tinh thần luôn minh mẫn, tráng kiện, tôi mừng vô cùng. Bài thơ năm chữ, dài 14 đoạn, tôi rất thích đoạn này:
Vườn xưa nơi An Hữu
Hương nhãn nồng tuổi thơ
Gió sông Tiền mát lạnh
Rửa hồn ta bụi nhơ
Nếu ai có lần đã qua vùng An Hữu nằm bên kia con sông Tiền Giang ngày xưa làm sao mà lòng không khỏi bồi hồi mỗi bận nhớ về một vùng vườn cây ăn trái mát rượi nơi này qua những mùa màng. An Hữu là nơi mà khách phương xa có lần đi ngang qua chuyến bắc Mỹ Thuận bên dòng nước Cửu Long vào những năm sáu, bảy mươi năm trước không ai mà không khỏi trầm trồ đây là một miền cây trái xanh tươi biết chừng nào! Nào là long nhãn, xoài cát, ổi xá lị, mận da người quằn nhánh, trĩu cành. Đối với dân quê như tụi tôi nghe anh kể “Gió sông Tiền mát lạnh, Rửa hồn ta bụi nhơ” nghe như chính mình trải qua bao mùa gió mưa mà lòng vẫn ấm, vẫn êm đềm, mát mẻ vì bao nhiêu bụi trần bay sạch hết rồi; chỉ còn lại gió từ bến sông mát rượi lùa vào vườn cây như bản nhạc tình vương vương mùi nhớ thiết tha và có thể nói thiên nhiên là một trong những gì quí báu mà tạo hoá đã ban tặng cho con người ý nghĩa nhất .
Thưa anh,
An Hữu vào những năm thập niên 50 dù có loạn lạc nhưng tương đối còn an bình, đến những năm 60, 70 đất nước đang chìm vào chiến tranh; khoảng đường dài từ Cai Lậy, Cái Bè, An Hữu, Giáo Đức trên quốc lộ 4 rồi chạy dài theo con đường tỉnh lộ đổ về hướng Cao Lãnh là cả một vùng chiến tranh bao phủ với những mô đất sáng sáng nằm chắn giữa đường, những dấu tích chiến tranh trên những tàn cây, ngọn dừa, cùng nhà cửa xác xơ rải rác khắp cùng… Thế mà người dân miệt vườn ở đó vẫn miệt mài lo vét mương lập vườn trở lại mỗi khi tiếng súng vừa ngừng nơi những bãi chiến trường. Nhờ họ mê một đời sống trồng cây lập vườn ngay giữa những mùa binh biến ấy mà khách qua đường mỗi bận có dịp ngồi xe đò đi ngang qua vùng An Hữu là thấy sức sống nơi những vườn tược xanh xanh trùng trùng quằn trái trĩu cành ấy một sức sống bền bĩ biết dường nào ! Và rồi từ những năm cuối thập niên 1950, rồi đầu những năm 1960 ấy cũng từ các vùng An Hữu, Hoà Lộc, Vĩnh Long, Bến Tre những giống cây trồng được ghép tháp như nhãn, xoài cát, cam sành, quit hồng, bưởi năm roi và nhiều giống cây ăn trái khác … bắt đầu lan toả ra khắp các vùng sông nước miền Tây, làm thành một thời lên liếp lập vườn nơi những vùng đất bị ngập lụt hằng năm thêm nhộn nhịp, góp phần cùng với các vùng Lấp Vò, Lai Vung (Sa Đéc), Bình Minh (Vĩnh Long), Long Sơn (Châu Đốc), Mỹ Hoà Hưng (An Giang), Tân Lộc Đông, Tân Lộc Tây thuộc Thốt Nốt, rồi Ô Môn, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ) và các làng mạc nơi các cù lao nằm giữa sông Hậu Giang chạy dài ra cửa biển thuộc các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng… làm thành những vùng vườn cây ăn trái sầm uất bên cạnh những cánh đồng lúa bạt ngàn nơi xa xôi cuối đất Nam Việt này vậy!
Thưa anh,
Đặc tính của đời sống dân quê miền Tây Nam Phần nói chung và vùng An Hữu của cụ nói riêng, là nó luôn lấy cái nét bình dị làm nền, lấy cỏ cây làm bạn, lấy mây nước làm thú vui tao nhã và đối với họ công danh sự nghiệp chỉ là phù du, hư ảo. Vì thiệt tình ra, sống ở miền quê là sống với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên hiền hoà và tươi mát biết dường nào. Cái lòng yêu thiên nhiên bẩm sinh ấy của dân quê chính là do trời đất đặt để như vậy. Ở mỗi nơi chốn có một cái nền của nếp sống, nó khế hợp với những con người trong môi trường sống ấy, không làm sao cắt nghĩa nổi những đắm đuối của con người với đất- trời, cỏ-cây, mây-nước ấy. Một người chưa hề ngủ qua đêm trên những mái chòi, trại ruộng, bờ đìa , sân lúa vào những ngày cắt gặt, tát đìa, làm lóng vào tháng hai, tháng ba hoặc họ chưa bao giờ ngủ qua đêm nơi những cánh đồng nước ngập , hoặc một vài bến sông vào những lúc giăng lưới, giăng câu vào tháng tám, tháng chín, tháng mười thì họ không làm sao tưởng tượng được cái chốn chân quê ấy nó có sức quyến rủ gì mà cuốn quyện những con người sanh ra và lớn lên từ các làng quê ấy đến độ họ cho dù bao nhiêu tuổi đời, trải qua bao bận phế hưng mà vẫn mang mang trong lòng nỗi niềm tha thiết nhớ về những bến bờ thân ái ấy! Quả giống như câu thơ anh viết:
Ta sống đời bình dị
Lớn lên cùng cỏ cây
Công danh hề hư ảo
Vui thú cùng nước mây
Và rồi, đọc tiếp mấy đoạn sau của bài thơ chúc thọ, tôi mới thấy thấp thoáng trong thơ anh cái ý niệm về đời người nơi một cụ già miền quê vùng An Hữu, nó bao gồm cả một phong vị sống rất thanh tao mà nghiêm cẩn, rất giản ước mà phải dày công khổ luyện. Tất cả những tứ thơ trong những đoạn thơ bên dưới tôi xin ghi lại đây, nó hàm chứa cả một nhân cách của người nhà quê đã trải qua hơn tám mươi năm tuổi đời với biết bao bận bể dâu dời đổi mà nhân cách ấy vẫn không dời đổi chút nào, một nhân cách mà theo tôi, đó là nét đẹp của những hương đồng cỏ nội, của bông sen, bông súng, của hương cau, hương bưởi tỏa hương sắc ngọt ngào ở nơi những người nhà quê già nơi miền Tây nước Việt mình vậy!
Ta yêu ngày thanh thản,
Nuôi cá đá, trồng lan,
….
Ta giữ lòng ngay thẳng,
Không lừa dối gì ai,
….
Ta sống lâu trăm tuổi,
Hay sống đến nghìn năm,
Chuyện trên đời sống chết,
Há gì phải bận tâm.
Nhìn mấy lần dâu biển,
Trải mấy cuộc đổi thay,
Ta sống không ân hận,
Không oán sầu mảy may.
….
Ơn đời, ôi vô lượng.
Tạ ơn đời chắp tay.
Thật thế, thưa anh, qua những câu thơ mà tôi vừa trích, nó cho một kẻ hậu sinh như tôi có cùng sông nước với cụ nhận ra rằng ở nơi chốn vườn cây ruộng nương bát ngát ấy nó mới hun đúc nên được cái tâm hồn dạt dào nhân ái, bao dung, độ lượng với cuộc đời, với tha nhân chan chứa bằng chính những từng trải của mình. Dường như nơi nào cái nền lễ nghĩa còn thì nơi đó những nét tươi sáng trong con người vẫn còn, và nơi nào vật chất văn minh lấn át đời sống, nơi đó giá trị đạo đức cần phải được giáo dục mới có được; vì nghĩ cho cùng, cái văn minh thuộc về vật chất ấy nó luôn luôn hiển hiện và hấp dẫn nên ai cũng thấy, cũng biết, cũng dễ bị mê hoặc; còn cái đạo đức là phần tinh tuý của tâm hồn, nên nó nằm sâu trong tấm hồn mỗi con người, nên khó nhận biết nếu mình không có tấm lòng rộng mở. Phải có tấm lòng yêu cuộc đời, yêu tha nhân, yêu thiên nhiên mới mong đồng cảm với những bát ngát hương hoa của một người sống ngoài tám mươi, chín mươi như nhạc phụ của anh vậy!
Thêm vào đó, cái nền lễ nghĩa nơi các làng quê vào những năm xa xưa ấy một phần nữa nó còn được tô bồi bằng việc thờ phượng Thánh Thần, Trời Phật qua các đình miếu, chùa chiền, những nơi chốn trang nghiêm ấy là một trong những biểu tượng của sự kết hợp giữa các đấng thiêng liêng với con người một cách hài hoà; nó chẳng những phù hợp với đời sống tinh thần của dân quê mình vốn coi Trời Đất là trọng, mà còn là biểu hiện một quan niệm về đời sống thuận cùng Trời Đất và hợp Con Người lân láng vậy ! Tôi cũng xin được gợi nhớ ra đây những lời dạy từ các trang sách rầt cũ của các bậc thánh hiền như Minh Tâm Bửu Giám, Quốc Văn Giáo Khoa Thư; những trang sách rất cũ và thật là đơn sơ mà hàm súc ấy, nó rất thâm thuý mà gần với làng quê, nó rất cao siêu mà thiết thực trong đời sống thường ngày của cư dân nơi những miếng ruộng, mảnh vườn quanh năm xanh một màu xanh của thiên nhiên tươi mát ấy… Trải qua nhiều đời, từ ông Cố, ông Nội tôi, rồi đến đời Tía Má tôi, tôi còn giữ được mấy trang sách Minh Tâm Bửu Giám này được nẹp bằng hai thanh tre với chỉ gai kết lại là một trong những vật quí báu còn sót lại qua biết bao mùa binh biến, những trang sách có tuổi thọ nhiều hơn tuổi đời những người cùng thế hệ với tôi mà tôi đã được học từ những ngày còn nhỏ, cũng xin gởi kèm theo đây như một di tích về cái nền đạo nghĩa ở nhà quê vùng làng Tân Bình tôi qua gần trăm năm ấy đến bây giờ. Tất cả, đó có thể gọi là những tinh chất làm nền cho một phong vị sống đẹp của dân quê miệt vườn ruộng miền Tây Nam Phần từ những năm xa xưa ấy vậy.
Quyển Minh Tâm Bửu Giám đời xưa
Dịp này, tôi cũng xin ghi lại sáu bài kệ của cụ Bùi Xuân Hoà, một nhà Nho thuộc làng Cái Tàu Thượng, bên bờ con sông Tiền chảy ngang vùng Chợ Mới (An Giang) làm và được khắc trên bảo tháp hình lục giác của Ngài Yết Ma Trụ Trì chùa Tân Phước Tự làng Tân Bình (Lấp Vò) (1) cách nay gần trăm năm để anh xem qua ngõ hầu bổ khuyết thêm về nhân cách một bậc chân tu đắc quả cùng lòng ngưỡng vọng của các nhà Nho đời sau nghĩ về Ngài khi Ngài viên tịch. Sáu bài kệ lần lượt như dưới đây:
Bài thứ nhất:
Phiên âm:
Tảo ngộ luân hồi ấu xuất gia
Mang mang khổ hải thoát trùng ba
Thiên ban xảo kế hà trù hoạch
Nhứt cá chơn thành tự trát ma
Ngũ uẩn giai không ly hoả trạch
Lục trần bất nhiểm tựu ngưu xa
Danh trường lợi tẩu vô tâm luyến
Lâm mạng chung thời thượng bửu toà.
Bài thứ hai:
Phiên âm:
Khiêu xuất phàn lung mãnh tỉnh nhân
Kiền thành lễ Phật tự ân cần
Oai quyền lung lộc đô vi giả
Nhẫn nại từ bi nãi thị chân
Mỗi bả huệ đăng tầm giác lộ
Tương thừa bửu phiệt độ mê tân
Tam quy ngũ giới thừa tông chỉ
Tinh tấn nhứt sanh bất nhiễm trần.
Bài thứ ba:
Phiên âm:
Phú quý vinh hoa nhược mộng hồn
Trượng phu cứu kiến Phật vi tôn
Xả thân cầu đạo hành thiền hạnh
Tu kỷ lợi tha học phạm tông
Bối ngụy tùng chơn vi thiện đạo
Khử tà qui chánh nhập từ môn
Hữu vi chi pháp chung giai thoại
Nhứt điểm huyền quan vĩnh đắc tồn.
Bài thứ tư:
Phiên âm:
Chí tôn vô thượng Phật đàn tràng
Tham ngộ thiền tâm đắc tịnh an
Đoá tỵ mê đồ huy huệ cự
Viễn ly khổ hải phiếm từ hàng
Lục thông cụ hữu quy thiên trúc
Tứ tướng giai không xuất thế gian
Lao lục hồng trần hà đắc hữu
Tiêu diêu tự tại Phật liên ban.
Bài thứ năm:
Phiên âm:
Tu trì Phật đạo quý kiên tâm
Vô thượng vô biên hựu thậm thâm
Phần nhiệt đàn hương xưng địa tạng
Phi tuyên bối diệp niệm Quan âm
Pháp vương thùy huấn thông hà nhỉ
Giáo chủ lưu truyền quán cổ kim
Tịch diệt hư vô vô thống chữ
Tức tâm tức Phật đạo đương tầm.
Bài thứ sáu:
Phiên âm:
Thế gian tứ khổ kỷ nhơn tri
Đặc đạt phương năng hối ngộ chi
Lục độ ân cần vô thiểu giải
Tứ đề miễn lệ bất dung khuy
Kim cang bất hoại thiên thu tại
Bửu tháp trường tồn vạn cổ thùy
Viễn cận đàn na giai ngưỡng mộ
Bổn sư xuất thế dĩ tây quy.
Thưa anh,
Qua các trang MinhTâm Bửu Giám và sáu bài kệ nơi chù Tân Phước Tự làng Tân Bình (Lấp Vò) mà tôi vừa nhắc làm tôi sực nhớ lời Ngài Viên Chiếu trong cuộc đối thoại về Thánh và Phật:
Có tăng hỏi: Phật với Thánh, nghĩa nó thế nào?
Sư đáp:
Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh
(Cúc trùng dương dưới giậu.
Oanh thục khí đầu cành.) (2)
….
Theo giáo sư Lê Mạnh Thát trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam: ”Qua cuộc đối thoại này quan hệ giữa Phật và Thánh, tức giữa Phật giáo và Nho giáo được xác định dưới dạng một quan hệ tình thế, nghĩa là tùy theo từng tình thế cụ thể, mà Phật giáo hay Nho giáo có thể được vận dụng để đáp ứng lại nhu cầu của tình thế đó…. Cũng vậy, vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào từng tình thế cụ thể của đời người thực không dễ dàng chút nào… Vì vậy, vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào từng tình thế cụ thể của cuộc đời là cả một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Là khoa học, vì nó đòi hỏi một sự tính toán chính xác. Nhưng đồng thời nó là một nghệ thuật, vì nó yêu cầu một sự tinh tế nhạy bén của tâm hồn từng cá nhân.”(3)
Nhưng, thưa anh, khi sống với thực tế nơi làng quê Tân Bình của riêng tôi và cũng có thể cả những làng quê các vùng khác thuộc miền Tây Nam phần dưới này nữa, sự kết hợp giữa Thánh và Phật trong đời sống của cư dân các làng quê là một hòa hợp tự nhiên, thân thiết giữa hai khía cạnh tu thân và học đạo như là một cách sống an vui bất tận của con người nơi các vùng quê heo hút từ thuở xa xưa ấy. Và cái nét đặc sắc ở đây là tôi muốn nhắc đến tính chất chơn chất của căn gốc nông dân khi biết phối hợp giữa Thánh và Phật trong đời sống là vì cái đẹp của cuộc đời chứ không mảy may nào về sự mê tín thường tình ở đời. Chính đó là nền của mọi đạo đức, lễ nghĩa và được tổ tiên truyền lại cho con cháu nhiều đời sau làm hành trang sống ở đời.
Thưa anh,
Về việc yêu thiên nhiên của dân quê mình, thiệt tình ra nó không lấy gì làm mới và cũng không lấy gì làm khó khi tìm kiếm qua phong cách nhà quê của họ. Chỉ có điều người ta mỗi khi nhắc đến dân quê ai ai cũng nghĩ rằng hạng người dốt ấy có gì cao siêu mà phải bận tâm nghĩ ngợi làm gì ! Chính vì cái ý niệm có sẵn trong các tầng lớp người khoa bảng nặng phần “lý tính” ấy mà họ đã đánh mất những “cảm tính” rất dễ thương của một con người vốn luôn luôn muốn chìm vào cái cõi thiên nhiên tươi mát của những làng quê ruộng đồng ấy. Thế nên, nhiều lúc tôi nghĩ khi một ai luôn đặt nặng phần “lý tính” trong cách nhìn, cách sống, cách hiểu về con người, về thiên nhiên, về mọi việc, người ấy vô tình hoặc cố ý chối bỏ cái chất lãng mạn làm người của mình trong thế gian này một cách oan uổng.
Ngược thời gian, xin mời anh thử nhìn một chút về các bậc tiền bối trong dòng văn học Việt Nam thời Nguyễn triều, có ai yêu thiên nhiên say đắm bằng cụ Nguyễn Khuyến. Chính vì cái lòng yêu thiên nhiên say đắm đó nó làm cho tình cảm con người gần gũi với cỏ cây, chim chóc, trời nước thênh thang rồi tràn ra thành những vần thơ bất hủ như các bài Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm mà người đời sau mấy trăm năm vẫn mãi hoài ngưỡng mộ. Ngưỡng vọng thiên nhiên giúp cho dân quê Nam Việt vui hưởng đời sống điền viên như một cách sống an bần lạc đạo vậy. Tức là sống với cảnh nghèo mà vẫn giàu cái thanh tao, an lạc; sống với cái chân quê mà chừng như thanh thoát cõi nào!
Là một người sanh ra nơi làng quê, sống với làng quê qua những mùa binh biến, rồi chạy loạn tản cư cũng chạy lên những cánh đồng lác hoang vu; đến khi lớn lên đi học, đi làm năm ba năm rồi cũng trở về làng quê làm ruộng cày bừa, giăng lưới, giăng câu sống cùng bà con chòm xóm quê mùa đằng đẵng mấy mươi năm, thì thử hỏi làm sao tôi có thể xoá bỏ cái chất nhà quê bùn phèn trong tôi được. Người ta sanh ra ở đâu sẽ hấp thụ cái tinh chất ở vùng đất đó cho tới già đời; đừng ai mong mình sẽ là tiên khi mình sinh ra nơi ruộng lúa bùn lầy, lung vũng. Cái chính là mình biết lấy cái lung vũng, bùn lầy ấy làm cái chất tinh tuý ngọt ngào bao la bát ngát của thiên nhiên nuôi sống mình lớn dậy. Đó chính là cái tinh chất làm nên nét đặc thù của mỗi con người, mà ai không dám nhận, hoặc chối bỏ nó thì là một lầm lẫn, một mất mát mà không cách gì tìm kiếm lại được ở kiếp này hay kiếp khác sau này…
Vì gốc gác là một nông dân nên tôi rất mê cái phong cách yêu thiên nhiên, thương người làm ruộng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ biết bao. Ngoài ra, tôi cũng đọc đi đọc lại bài thơ “Làm ruộng ở Vị Xuyên” của Vương Duy, đời Đường bên Trung Hoa mà lấy làm thích thú:
Vị Xuyên Điền Gia
Tà dương chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương qui.
Dã lão niệm mục đồng,
Ỷ trượng hậu kinh phi.
Trĩ cấu mạch miêu tú,
Tàm miên tang diệp hi.
Điền phu hạ xừ lập,
Tương kiến ngữ y y.
Tức thử tiễn nhàn dật,
Trướng nhiên ngâm thức vi. (4)
Xin phép diễn nghĩa xuôi:
Làm ruộng ở Vị Xuyên
“Bóng chiều tắt nắng làng quê. Trâu dê lần lượt quay về nẻo xa. Cụ già chống gậy hàng ba. Ngóng mong bọn trẻ về qua, mục đồng. Trĩ kêu khi lúa đầy bông. Tằm kia ngủ hết lá dâu thưa dần. Bỏ cày, dân ruộng nghỉ chân. Chờ người qua lại chuyện gần chuyện xa. Cảnh nhàn thấp thoáng hiện ra. Ngâm câu ca cổ vui hòa “thức vi”.
Thêm vào đó, thưa anh, cùng với bài thơ trên, tôi cũng thích tám bài thơ làm ruộng của Tô Đông Pha, có tựa là “Tô Đông Pha bát thủ” không kém. Bởi có trải qua những năm tháng lưu đày vô vọng nơi đát ngập rừng hoang dài đằng đẵng bảy năm trời rồi khi trở lại làng quê làm ruộng trong cảnh bần hàn mình mới cảm được những nỗi niềm của Tô Đông Pha qua những ngày làm ruộng ở Hoàng Châu. Ngài Tuệ Sỹ khi bàn về tám bài thơ “Tô Đông Pha bát thủ” này có viết:
“Tám bài thơ thuật sự, nên chương pháp như một bài tản văn. Lời thơ và tình tự, chất phác và nồng nàn. Ở đây có thể thưởng thức tài làm thơ lão luyện của ông. Và cũng có thể nghe được đâu là tâm tình dịu ngọt của một nhà thơ. Ông nói tới những công lao cực nhọc của người làm ruộng, những lo lắng khi trời hạn hán. Tại đó ông có ba người bạn nông dân thân thiết, bác Phan, bác Quách và bác Cổ. Thú đồng quê cực nhọc mà tựa như nhàn. Hai câu kết trong bài thứ nhất là hứng thơ như mạch ngầm chảy suốt qua cả tám bài:
Vị nhiên thích lỗi thán
Ngã lẫm hà thời cao
Buông cày đứng than thở
Kho lúa bao giờ đầy ?” (5)
Nhắc đến Tô Đông Pha không thể không nhắc đến giai thoại sau đây khi ông bị đày đến đảo Hải Nam như để nhớ về một tư cách:
“Một hôm ông đội một quả dưa lớn vừa hát vừa đi từ ruộng về nhà. Một bà lão khoảng bảy chục tuổi, thấy ông, hỏi đùa: “Quan Hàn lâm, có thời ngài làm đại thần ở triều. Bây giờ ngài có thấy mọi sự như một giấc mộng xuân không ?” Từ đó hễ gặp bà ta, ông gọi là bà Mộng Xuân.” (6)
Và rồi, học giả Nguyễn Hiến Lê kết thúc quyển sách của ông qua lời kết: “Khổng Tử khen Bá Di, Thúc Tề là người hiền thời cổ, cầu nhân mà được nhân, không có gì ân hận. Đông Pha chính là hạng người đó. Chúng ta trọng tư cách của ông cũng bằng trọng văn thơ ông. Vì có tư cách đó thì mới có văn thơ đó được.” (7)
Thưa anh,
Để kết thúc lá thư này nhân đọc bài thơ của anh chúc thọ ông Ngoại của các cháu, tôi mãi nghĩ trong lòng về phong cách của cụ: phong cách của một bậc tiên sinh đạt đạo, rất đáng kính vậy.
Ta sống lâu trăm tuổi,
Hay sống đến nghìn năm,
Chuyện trên đời sống chết,
Há gì phải bận tâm.
Nhìn mấy lần dâu biển,
Trải mấy cuộc đổi thay,
Ta sống không ân hận,
Không oán sầu mảy may.
Theo thiển ý của tôi, nghĩ cho cùng, dù ngày xưa hay thời nay, cái “nhân cách” dù là “nhân cách nhà quê” đi chăng nữa cũng là điều đáng trân trọng trong mỗi con người sống trong kiếp người này. Phải thế không, thưa anh Tô Thẩm Huy?
Kính thư,
Lương Thư Trung
Phụ chú:
1/ Theo“Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam, do Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản, không thấy ghi năm, trang 115, ghi : ”Làng Tân Bình được lập từ đời Gia Long, theo địa bộ Minh Mạng thứ mười bảy, thôn Tân Bình, thuộc Tân Phú tổng, Đông Xuyên huyện, Tân Thành phủ, tức vùng lấp Vò, thuộc tỉnh An Giang, lúc bấy giờ tổng cộng các hạng điền thổ trong làng Tân Bình là 208 mẫu.”
2/ Theo “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam”của Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản thành phố HCM, năm 2001, tập 2, trang 647.
3/Lịch sử Phật Giáo Việt Nam,(sđd), tập 2, trang 650
4/ Theo bản in trong sách “Vương Duy chân diện mục” của tác giả Vũ Thế Ngọc, do nhà xuất bản EastWest Institute Press, California, Hoa Kỳ, năm 1987, trang 172.
5/ Trích trong “Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng” của Tuệ Sỹ, Ca Dao xuất bản lần thứ nhất năm 1973, Sài Gòn, Việt Nam; Sông Thu, California, Hoa Kỳ tái bản năm 1991; trang 206.
6/ Trích trong “Tô Đông Pha” của Nguyễn Hiến Lê, lời Tựa, tác giả ghi “Sài Gòn, ngày 3-9-1969”, Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản không thấy ghi năm, trang 276.
7/ Tô Đông Pha của Nguyễn Hiến Lê,(sđd), trang 287.
Lương Thư Trung
Source : DA MAU
Lương Thư Trung
14.04.2010 .
Long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
Thưa anh Tô Thẩm Huy,
Trước hết, tôi xin cảm ơn anh cho tôi đọc bài thơ anh làm chúc thọ nhạc phụ của anh nhơn mừng sinh nhật lần thứ 82 của cụ vào năm 2002, cách nay đã tám năm rồi; và nay được biết cụ đang ở vào tuổi 90 mà sức khoẻ cùng tinh thần luôn minh mẫn, tráng kiện, tôi mừng vô cùng. Bài thơ năm chữ, dài 14 đoạn, tôi rất thích đoạn này:
Vườn xưa nơi An Hữu
Hương nhãn nồng tuổi thơ
Gió sông Tiền mát lạnh
Rửa hồn ta bụi nhơ
Nếu ai có lần đã qua vùng An Hữu nằm bên kia con sông Tiền Giang ngày xưa làm sao mà lòng không khỏi bồi hồi mỗi bận nhớ về một vùng vườn cây ăn trái mát rượi nơi này qua những mùa màng. An Hữu là nơi mà khách phương xa có lần đi ngang qua chuyến bắc Mỹ Thuận bên dòng nước Cửu Long vào những năm sáu, bảy mươi năm trước không ai mà không khỏi trầm trồ đây là một miền cây trái xanh tươi biết chừng nào! Nào là long nhãn, xoài cát, ổi xá lị, mận da người quằn nhánh, trĩu cành. Đối với dân quê như tụi tôi nghe anh kể “Gió sông Tiền mát lạnh, Rửa hồn ta bụi nhơ” nghe như chính mình trải qua bao mùa gió mưa mà lòng vẫn ấm, vẫn êm đềm, mát mẻ vì bao nhiêu bụi trần bay sạch hết rồi; chỉ còn lại gió từ bến sông mát rượi lùa vào vườn cây như bản nhạc tình vương vương mùi nhớ thiết tha và có thể nói thiên nhiên là một trong những gì quí báu mà tạo hoá đã ban tặng cho con người ý nghĩa nhất .
Thưa anh,
An Hữu vào những năm thập niên 50 dù có loạn lạc nhưng tương đối còn an bình, đến những năm 60, 70 đất nước đang chìm vào chiến tranh; khoảng đường dài từ Cai Lậy, Cái Bè, An Hữu, Giáo Đức trên quốc lộ 4 rồi chạy dài theo con đường tỉnh lộ đổ về hướng Cao Lãnh là cả một vùng chiến tranh bao phủ với những mô đất sáng sáng nằm chắn giữa đường, những dấu tích chiến tranh trên những tàn cây, ngọn dừa, cùng nhà cửa xác xơ rải rác khắp cùng… Thế mà người dân miệt vườn ở đó vẫn miệt mài lo vét mương lập vườn trở lại mỗi khi tiếng súng vừa ngừng nơi những bãi chiến trường. Nhờ họ mê một đời sống trồng cây lập vườn ngay giữa những mùa binh biến ấy mà khách qua đường mỗi bận có dịp ngồi xe đò đi ngang qua vùng An Hữu là thấy sức sống nơi những vườn tược xanh xanh trùng trùng quằn trái trĩu cành ấy một sức sống bền bĩ biết dường nào ! Và rồi từ những năm cuối thập niên 1950, rồi đầu những năm 1960 ấy cũng từ các vùng An Hữu, Hoà Lộc, Vĩnh Long, Bến Tre những giống cây trồng được ghép tháp như nhãn, xoài cát, cam sành, quit hồng, bưởi năm roi và nhiều giống cây ăn trái khác … bắt đầu lan toả ra khắp các vùng sông nước miền Tây, làm thành một thời lên liếp lập vườn nơi những vùng đất bị ngập lụt hằng năm thêm nhộn nhịp, góp phần cùng với các vùng Lấp Vò, Lai Vung (Sa Đéc), Bình Minh (Vĩnh Long), Long Sơn (Châu Đốc), Mỹ Hoà Hưng (An Giang), Tân Lộc Đông, Tân Lộc Tây thuộc Thốt Nốt, rồi Ô Môn, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ) và các làng mạc nơi các cù lao nằm giữa sông Hậu Giang chạy dài ra cửa biển thuộc các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng… làm thành những vùng vườn cây ăn trái sầm uất bên cạnh những cánh đồng lúa bạt ngàn nơi xa xôi cuối đất Nam Việt này vậy!
Thưa anh,
Đặc tính của đời sống dân quê miền Tây Nam Phần nói chung và vùng An Hữu của cụ nói riêng, là nó luôn lấy cái nét bình dị làm nền, lấy cỏ cây làm bạn, lấy mây nước làm thú vui tao nhã và đối với họ công danh sự nghiệp chỉ là phù du, hư ảo. Vì thiệt tình ra, sống ở miền quê là sống với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên hiền hoà và tươi mát biết dường nào. Cái lòng yêu thiên nhiên bẩm sinh ấy của dân quê chính là do trời đất đặt để như vậy. Ở mỗi nơi chốn có một cái nền của nếp sống, nó khế hợp với những con người trong môi trường sống ấy, không làm sao cắt nghĩa nổi những đắm đuối của con người với đất- trời, cỏ-cây, mây-nước ấy. Một người chưa hề ngủ qua đêm trên những mái chòi, trại ruộng, bờ đìa , sân lúa vào những ngày cắt gặt, tát đìa, làm lóng vào tháng hai, tháng ba hoặc họ chưa bao giờ ngủ qua đêm nơi những cánh đồng nước ngập , hoặc một vài bến sông vào những lúc giăng lưới, giăng câu vào tháng tám, tháng chín, tháng mười thì họ không làm sao tưởng tượng được cái chốn chân quê ấy nó có sức quyến rủ gì mà cuốn quyện những con người sanh ra và lớn lên từ các làng quê ấy đến độ họ cho dù bao nhiêu tuổi đời, trải qua bao bận phế hưng mà vẫn mang mang trong lòng nỗi niềm tha thiết nhớ về những bến bờ thân ái ấy! Quả giống như câu thơ anh viết:
Ta sống đời bình dị
Lớn lên cùng cỏ cây
Công danh hề hư ảo
Vui thú cùng nước mây
Và rồi, đọc tiếp mấy đoạn sau của bài thơ chúc thọ, tôi mới thấy thấp thoáng trong thơ anh cái ý niệm về đời người nơi một cụ già miền quê vùng An Hữu, nó bao gồm cả một phong vị sống rất thanh tao mà nghiêm cẩn, rất giản ước mà phải dày công khổ luyện. Tất cả những tứ thơ trong những đoạn thơ bên dưới tôi xin ghi lại đây, nó hàm chứa cả một nhân cách của người nhà quê đã trải qua hơn tám mươi năm tuổi đời với biết bao bận bể dâu dời đổi mà nhân cách ấy vẫn không dời đổi chút nào, một nhân cách mà theo tôi, đó là nét đẹp của những hương đồng cỏ nội, của bông sen, bông súng, của hương cau, hương bưởi tỏa hương sắc ngọt ngào ở nơi những người nhà quê già nơi miền Tây nước Việt mình vậy!
Ta yêu ngày thanh thản,
Nuôi cá đá, trồng lan,
….
Ta giữ lòng ngay thẳng,
Không lừa dối gì ai,
….
Ta sống lâu trăm tuổi,
Hay sống đến nghìn năm,
Chuyện trên đời sống chết,
Há gì phải bận tâm.
Nhìn mấy lần dâu biển,
Trải mấy cuộc đổi thay,
Ta sống không ân hận,
Không oán sầu mảy may.
….
Ơn đời, ôi vô lượng.
Tạ ơn đời chắp tay.
Thật thế, thưa anh, qua những câu thơ mà tôi vừa trích, nó cho một kẻ hậu sinh như tôi có cùng sông nước với cụ nhận ra rằng ở nơi chốn vườn cây ruộng nương bát ngát ấy nó mới hun đúc nên được cái tâm hồn dạt dào nhân ái, bao dung, độ lượng với cuộc đời, với tha nhân chan chứa bằng chính những từng trải của mình. Dường như nơi nào cái nền lễ nghĩa còn thì nơi đó những nét tươi sáng trong con người vẫn còn, và nơi nào vật chất văn minh lấn át đời sống, nơi đó giá trị đạo đức cần phải được giáo dục mới có được; vì nghĩ cho cùng, cái văn minh thuộc về vật chất ấy nó luôn luôn hiển hiện và hấp dẫn nên ai cũng thấy, cũng biết, cũng dễ bị mê hoặc; còn cái đạo đức là phần tinh tuý của tâm hồn, nên nó nằm sâu trong tấm hồn mỗi con người, nên khó nhận biết nếu mình không có tấm lòng rộng mở. Phải có tấm lòng yêu cuộc đời, yêu tha nhân, yêu thiên nhiên mới mong đồng cảm với những bát ngát hương hoa của một người sống ngoài tám mươi, chín mươi như nhạc phụ của anh vậy!
Thêm vào đó, cái nền lễ nghĩa nơi các làng quê vào những năm xa xưa ấy một phần nữa nó còn được tô bồi bằng việc thờ phượng Thánh Thần, Trời Phật qua các đình miếu, chùa chiền, những nơi chốn trang nghiêm ấy là một trong những biểu tượng của sự kết hợp giữa các đấng thiêng liêng với con người một cách hài hoà; nó chẳng những phù hợp với đời sống tinh thần của dân quê mình vốn coi Trời Đất là trọng, mà còn là biểu hiện một quan niệm về đời sống thuận cùng Trời Đất và hợp Con Người lân láng vậy ! Tôi cũng xin được gợi nhớ ra đây những lời dạy từ các trang sách rầt cũ của các bậc thánh hiền như Minh Tâm Bửu Giám, Quốc Văn Giáo Khoa Thư; những trang sách rất cũ và thật là đơn sơ mà hàm súc ấy, nó rất thâm thuý mà gần với làng quê, nó rất cao siêu mà thiết thực trong đời sống thường ngày của cư dân nơi những miếng ruộng, mảnh vườn quanh năm xanh một màu xanh của thiên nhiên tươi mát ấy… Trải qua nhiều đời, từ ông Cố, ông Nội tôi, rồi đến đời Tía Má tôi, tôi còn giữ được mấy trang sách Minh Tâm Bửu Giám này được nẹp bằng hai thanh tre với chỉ gai kết lại là một trong những vật quí báu còn sót lại qua biết bao mùa binh biến, những trang sách có tuổi thọ nhiều hơn tuổi đời những người cùng thế hệ với tôi mà tôi đã được học từ những ngày còn nhỏ, cũng xin gởi kèm theo đây như một di tích về cái nền đạo nghĩa ở nhà quê vùng làng Tân Bình tôi qua gần trăm năm ấy đến bây giờ. Tất cả, đó có thể gọi là những tinh chất làm nền cho một phong vị sống đẹp của dân quê miệt vườn ruộng miền Tây Nam Phần từ những năm xa xưa ấy vậy.
Quyển Minh Tâm Bửu Giám đời xưa
Dịp này, tôi cũng xin ghi lại sáu bài kệ của cụ Bùi Xuân Hoà, một nhà Nho thuộc làng Cái Tàu Thượng, bên bờ con sông Tiền chảy ngang vùng Chợ Mới (An Giang) làm và được khắc trên bảo tháp hình lục giác của Ngài Yết Ma Trụ Trì chùa Tân Phước Tự làng Tân Bình (Lấp Vò) (1) cách nay gần trăm năm để anh xem qua ngõ hầu bổ khuyết thêm về nhân cách một bậc chân tu đắc quả cùng lòng ngưỡng vọng của các nhà Nho đời sau nghĩ về Ngài khi Ngài viên tịch. Sáu bài kệ lần lượt như dưới đây:
Bài thứ nhất:
Phiên âm:
Tảo ngộ luân hồi ấu xuất gia
Mang mang khổ hải thoát trùng ba
Thiên ban xảo kế hà trù hoạch
Nhứt cá chơn thành tự trát ma
Ngũ uẩn giai không ly hoả trạch
Lục trần bất nhiểm tựu ngưu xa
Danh trường lợi tẩu vô tâm luyến
Lâm mạng chung thời thượng bửu toà.
Bài thứ hai:
Phiên âm:
Khiêu xuất phàn lung mãnh tỉnh nhân
Kiền thành lễ Phật tự ân cần
Oai quyền lung lộc đô vi giả
Nhẫn nại từ bi nãi thị chân
Mỗi bả huệ đăng tầm giác lộ
Tương thừa bửu phiệt độ mê tân
Tam quy ngũ giới thừa tông chỉ
Tinh tấn nhứt sanh bất nhiễm trần.
Bài thứ ba:
Phiên âm:
Phú quý vinh hoa nhược mộng hồn
Trượng phu cứu kiến Phật vi tôn
Xả thân cầu đạo hành thiền hạnh
Tu kỷ lợi tha học phạm tông
Bối ngụy tùng chơn vi thiện đạo
Khử tà qui chánh nhập từ môn
Hữu vi chi pháp chung giai thoại
Nhứt điểm huyền quan vĩnh đắc tồn.
Bài thứ tư:
Phiên âm:
Chí tôn vô thượng Phật đàn tràng
Tham ngộ thiền tâm đắc tịnh an
Đoá tỵ mê đồ huy huệ cự
Viễn ly khổ hải phiếm từ hàng
Lục thông cụ hữu quy thiên trúc
Tứ tướng giai không xuất thế gian
Lao lục hồng trần hà đắc hữu
Tiêu diêu tự tại Phật liên ban.
Bài thứ năm:
Phiên âm:
Tu trì Phật đạo quý kiên tâm
Vô thượng vô biên hựu thậm thâm
Phần nhiệt đàn hương xưng địa tạng
Phi tuyên bối diệp niệm Quan âm
Pháp vương thùy huấn thông hà nhỉ
Giáo chủ lưu truyền quán cổ kim
Tịch diệt hư vô vô thống chữ
Tức tâm tức Phật đạo đương tầm.
Bài thứ sáu:
Phiên âm:
Thế gian tứ khổ kỷ nhơn tri
Đặc đạt phương năng hối ngộ chi
Lục độ ân cần vô thiểu giải
Tứ đề miễn lệ bất dung khuy
Kim cang bất hoại thiên thu tại
Bửu tháp trường tồn vạn cổ thùy
Viễn cận đàn na giai ngưỡng mộ
Bổn sư xuất thế dĩ tây quy.
Thưa anh,
Qua các trang MinhTâm Bửu Giám và sáu bài kệ nơi chù Tân Phước Tự làng Tân Bình (Lấp Vò) mà tôi vừa nhắc làm tôi sực nhớ lời Ngài Viên Chiếu trong cuộc đối thoại về Thánh và Phật:
Có tăng hỏi: Phật với Thánh, nghĩa nó thế nào?
Sư đáp:
Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh
(Cúc trùng dương dưới giậu.
Oanh thục khí đầu cành.) (2)
….
Theo giáo sư Lê Mạnh Thát trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam: ”Qua cuộc đối thoại này quan hệ giữa Phật và Thánh, tức giữa Phật giáo và Nho giáo được xác định dưới dạng một quan hệ tình thế, nghĩa là tùy theo từng tình thế cụ thể, mà Phật giáo hay Nho giáo có thể được vận dụng để đáp ứng lại nhu cầu của tình thế đó…. Cũng vậy, vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào từng tình thế cụ thể của đời người thực không dễ dàng chút nào… Vì vậy, vận dụng Phật giáo và Nho giáo vào từng tình thế cụ thể của cuộc đời là cả một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Là khoa học, vì nó đòi hỏi một sự tính toán chính xác. Nhưng đồng thời nó là một nghệ thuật, vì nó yêu cầu một sự tinh tế nhạy bén của tâm hồn từng cá nhân.”(3)
Nhưng, thưa anh, khi sống với thực tế nơi làng quê Tân Bình của riêng tôi và cũng có thể cả những làng quê các vùng khác thuộc miền Tây Nam phần dưới này nữa, sự kết hợp giữa Thánh và Phật trong đời sống của cư dân các làng quê là một hòa hợp tự nhiên, thân thiết giữa hai khía cạnh tu thân và học đạo như là một cách sống an vui bất tận của con người nơi các vùng quê heo hút từ thuở xa xưa ấy. Và cái nét đặc sắc ở đây là tôi muốn nhắc đến tính chất chơn chất của căn gốc nông dân khi biết phối hợp giữa Thánh và Phật trong đời sống là vì cái đẹp của cuộc đời chứ không mảy may nào về sự mê tín thường tình ở đời. Chính đó là nền của mọi đạo đức, lễ nghĩa và được tổ tiên truyền lại cho con cháu nhiều đời sau làm hành trang sống ở đời.
Thưa anh,
Về việc yêu thiên nhiên của dân quê mình, thiệt tình ra nó không lấy gì làm mới và cũng không lấy gì làm khó khi tìm kiếm qua phong cách nhà quê của họ. Chỉ có điều người ta mỗi khi nhắc đến dân quê ai ai cũng nghĩ rằng hạng người dốt ấy có gì cao siêu mà phải bận tâm nghĩ ngợi làm gì ! Chính vì cái ý niệm có sẵn trong các tầng lớp người khoa bảng nặng phần “lý tính” ấy mà họ đã đánh mất những “cảm tính” rất dễ thương của một con người vốn luôn luôn muốn chìm vào cái cõi thiên nhiên tươi mát của những làng quê ruộng đồng ấy. Thế nên, nhiều lúc tôi nghĩ khi một ai luôn đặt nặng phần “lý tính” trong cách nhìn, cách sống, cách hiểu về con người, về thiên nhiên, về mọi việc, người ấy vô tình hoặc cố ý chối bỏ cái chất lãng mạn làm người của mình trong thế gian này một cách oan uổng.
Ngược thời gian, xin mời anh thử nhìn một chút về các bậc tiền bối trong dòng văn học Việt Nam thời Nguyễn triều, có ai yêu thiên nhiên say đắm bằng cụ Nguyễn Khuyến. Chính vì cái lòng yêu thiên nhiên say đắm đó nó làm cho tình cảm con người gần gũi với cỏ cây, chim chóc, trời nước thênh thang rồi tràn ra thành những vần thơ bất hủ như các bài Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm mà người đời sau mấy trăm năm vẫn mãi hoài ngưỡng mộ. Ngưỡng vọng thiên nhiên giúp cho dân quê Nam Việt vui hưởng đời sống điền viên như một cách sống an bần lạc đạo vậy. Tức là sống với cảnh nghèo mà vẫn giàu cái thanh tao, an lạc; sống với cái chân quê mà chừng như thanh thoát cõi nào!
Là một người sanh ra nơi làng quê, sống với làng quê qua những mùa binh biến, rồi chạy loạn tản cư cũng chạy lên những cánh đồng lác hoang vu; đến khi lớn lên đi học, đi làm năm ba năm rồi cũng trở về làng quê làm ruộng cày bừa, giăng lưới, giăng câu sống cùng bà con chòm xóm quê mùa đằng đẵng mấy mươi năm, thì thử hỏi làm sao tôi có thể xoá bỏ cái chất nhà quê bùn phèn trong tôi được. Người ta sanh ra ở đâu sẽ hấp thụ cái tinh chất ở vùng đất đó cho tới già đời; đừng ai mong mình sẽ là tiên khi mình sinh ra nơi ruộng lúa bùn lầy, lung vũng. Cái chính là mình biết lấy cái lung vũng, bùn lầy ấy làm cái chất tinh tuý ngọt ngào bao la bát ngát của thiên nhiên nuôi sống mình lớn dậy. Đó chính là cái tinh chất làm nên nét đặc thù của mỗi con người, mà ai không dám nhận, hoặc chối bỏ nó thì là một lầm lẫn, một mất mát mà không cách gì tìm kiếm lại được ở kiếp này hay kiếp khác sau này…
Vì gốc gác là một nông dân nên tôi rất mê cái phong cách yêu thiên nhiên, thương người làm ruộng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ biết bao. Ngoài ra, tôi cũng đọc đi đọc lại bài thơ “Làm ruộng ở Vị Xuyên” của Vương Duy, đời Đường bên Trung Hoa mà lấy làm thích thú:
Vị Xuyên Điền Gia
Tà dương chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương qui.
Dã lão niệm mục đồng,
Ỷ trượng hậu kinh phi.
Trĩ cấu mạch miêu tú,
Tàm miên tang diệp hi.
Điền phu hạ xừ lập,
Tương kiến ngữ y y.
Tức thử tiễn nhàn dật,
Trướng nhiên ngâm thức vi. (4)
Xin phép diễn nghĩa xuôi:
Làm ruộng ở Vị Xuyên
“Bóng chiều tắt nắng làng quê. Trâu dê lần lượt quay về nẻo xa. Cụ già chống gậy hàng ba. Ngóng mong bọn trẻ về qua, mục đồng. Trĩ kêu khi lúa đầy bông. Tằm kia ngủ hết lá dâu thưa dần. Bỏ cày, dân ruộng nghỉ chân. Chờ người qua lại chuyện gần chuyện xa. Cảnh nhàn thấp thoáng hiện ra. Ngâm câu ca cổ vui hòa “thức vi”.
Thêm vào đó, thưa anh, cùng với bài thơ trên, tôi cũng thích tám bài thơ làm ruộng của Tô Đông Pha, có tựa là “Tô Đông Pha bát thủ” không kém. Bởi có trải qua những năm tháng lưu đày vô vọng nơi đát ngập rừng hoang dài đằng đẵng bảy năm trời rồi khi trở lại làng quê làm ruộng trong cảnh bần hàn mình mới cảm được những nỗi niềm của Tô Đông Pha qua những ngày làm ruộng ở Hoàng Châu. Ngài Tuệ Sỹ khi bàn về tám bài thơ “Tô Đông Pha bát thủ” này có viết:
“Tám bài thơ thuật sự, nên chương pháp như một bài tản văn. Lời thơ và tình tự, chất phác và nồng nàn. Ở đây có thể thưởng thức tài làm thơ lão luyện của ông. Và cũng có thể nghe được đâu là tâm tình dịu ngọt của một nhà thơ. Ông nói tới những công lao cực nhọc của người làm ruộng, những lo lắng khi trời hạn hán. Tại đó ông có ba người bạn nông dân thân thiết, bác Phan, bác Quách và bác Cổ. Thú đồng quê cực nhọc mà tựa như nhàn. Hai câu kết trong bài thứ nhất là hứng thơ như mạch ngầm chảy suốt qua cả tám bài:
Vị nhiên thích lỗi thán
Ngã lẫm hà thời cao
Buông cày đứng than thở
Kho lúa bao giờ đầy ?” (5)
Nhắc đến Tô Đông Pha không thể không nhắc đến giai thoại sau đây khi ông bị đày đến đảo Hải Nam như để nhớ về một tư cách:
“Một hôm ông đội một quả dưa lớn vừa hát vừa đi từ ruộng về nhà. Một bà lão khoảng bảy chục tuổi, thấy ông, hỏi đùa: “Quan Hàn lâm, có thời ngài làm đại thần ở triều. Bây giờ ngài có thấy mọi sự như một giấc mộng xuân không ?” Từ đó hễ gặp bà ta, ông gọi là bà Mộng Xuân.” (6)
Và rồi, học giả Nguyễn Hiến Lê kết thúc quyển sách của ông qua lời kết: “Khổng Tử khen Bá Di, Thúc Tề là người hiền thời cổ, cầu nhân mà được nhân, không có gì ân hận. Đông Pha chính là hạng người đó. Chúng ta trọng tư cách của ông cũng bằng trọng văn thơ ông. Vì có tư cách đó thì mới có văn thơ đó được.” (7)
Thưa anh,
Để kết thúc lá thư này nhân đọc bài thơ của anh chúc thọ ông Ngoại của các cháu, tôi mãi nghĩ trong lòng về phong cách của cụ: phong cách của một bậc tiên sinh đạt đạo, rất đáng kính vậy.
Ta sống lâu trăm tuổi,
Hay sống đến nghìn năm,
Chuyện trên đời sống chết,
Há gì phải bận tâm.
Nhìn mấy lần dâu biển,
Trải mấy cuộc đổi thay,
Ta sống không ân hận,
Không oán sầu mảy may.
Theo thiển ý của tôi, nghĩ cho cùng, dù ngày xưa hay thời nay, cái “nhân cách” dù là “nhân cách nhà quê” đi chăng nữa cũng là điều đáng trân trọng trong mỗi con người sống trong kiếp người này. Phải thế không, thưa anh Tô Thẩm Huy?
Kính thư,
Lương Thư Trung
Phụ chú:
1/ Theo“Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam, do Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản, không thấy ghi năm, trang 115, ghi : ”Làng Tân Bình được lập từ đời Gia Long, theo địa bộ Minh Mạng thứ mười bảy, thôn Tân Bình, thuộc Tân Phú tổng, Đông Xuyên huyện, Tân Thành phủ, tức vùng lấp Vò, thuộc tỉnh An Giang, lúc bấy giờ tổng cộng các hạng điền thổ trong làng Tân Bình là 208 mẫu.”
2/ Theo “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam”của Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản thành phố HCM, năm 2001, tập 2, trang 647.
3/Lịch sử Phật Giáo Việt Nam,(sđd), tập 2, trang 650
4/ Theo bản in trong sách “Vương Duy chân diện mục” của tác giả Vũ Thế Ngọc, do nhà xuất bản EastWest Institute Press, California, Hoa Kỳ, năm 1987, trang 172.
5/ Trích trong “Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng” của Tuệ Sỹ, Ca Dao xuất bản lần thứ nhất năm 1973, Sài Gòn, Việt Nam; Sông Thu, California, Hoa Kỳ tái bản năm 1991; trang 206.
6/ Trích trong “Tô Đông Pha” của Nguyễn Hiến Lê, lời Tựa, tác giả ghi “Sài Gòn, ngày 3-9-1969”, Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản không thấy ghi năm, trang 276.
7/ Tô Đông Pha của Nguyễn Hiến Lê,(sđd), trang 287.
Lương Thư Trung
Source : DA MAU
12/7/11
TRẦN HỮU DŨNG - Đọc THƠ NGUYỄN TRUNG BÌNH: Giọt nước mắt đàn ông trong đêm
- Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới - http://damau.org -
Đọc THƠ NGUYỄN TRUNG BÌNH: Giọt nước mắt đàn ông trong đêm
Trần Hữu Dũng
19 December 2009
Nhà văn Khương Bình viết trong lời Tựa: “Tiếp sức với Nguyễn Trung Bình thực hiện một phần việc còn lại cũng là muốn làm một điều gì đó trong ý thức tiễn đưa linh hồn nhà thơ về với cõi vĩnh hằng. Nhà xuất bản Lao Động, Nhà in Kim An Đông và một số anh chị em văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức in và phát hành tập thơ đang còn dở dang Thơ Nguyễn Trung Bình.”
Nguyễn Trung Bình sinh năm 1968, quê Quảng Nam, tốt nghiệp đại học ngành ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Huế (1991). Anh từng lang bạt khắp nơi với nhiều nghề khác nhau như làm phim, làm báo, làm sách, làm thơ và trụ ở Sài Gòn hơn 15 năm. Tác phẩm đã xuất bản gồm: Bài của trẻ dáng nâu (Văn Nghệ, 1996), đồng tác giả kịch bản lời thoại phim Xích lô (đạo diễn Trần Anh Hùng – giải thưởng Sư tử vàng Liên hoan phim quốc tế Venice 1995). Anh mất ngày 10.12.2009 tại Bệnh viên 115 (TP. HCM) sau cơn bạo bệnh lúc 42 tuổi.
Tập Thơ Nguyễn Trung Bình gồm 30 bài thơ, trình bày Ngô Thanh Tùng, bìa Nhật Khang, ảnh bìa MPK, in 1000 cuốn, khổ 12X20 cm, tập hợp những sáng tác gần đây nhất, thời kỳ tác giả biết mình mang trọng bệnh xơ gan, xuất huyết bao tử, mang một hơi thở trăn trở day dứt của kiếp nhân sinh nhiều hệ lụy buồn đau.
Cơn bão đeo đuổi suốt từ quê nhà đến tận ngõ ngách gia đình khiến nhiều lúc anh phải chạy trốn:
mặt người hay mặt ta?
ủ ê trông thật tội
rượu nấu từ gạo
chẳng bổ béo gì
mặt đỏ gấc
miệng huyên thuyên
chạy trốn thôi…
(Bão)
Tự cho mình Đi lạc trong quê hương luôn hoài nhớ phố cổ Hội An, nên giọng thơ anh ngậm ngùi, đầy xót xa:
mưa trên cánh chuồn chuồn no gió
xóm dưới làng bên ai cũng người quen lạ
chỉ riêng em mấy bữa rồi chẳng thấy
hèn chi trời giông chớp bão liên miên
(Đi lạc trong quê hương)
"thơ có cần cho sự sống nữa không anh?"
em hỏi ngay lần đầu gặp mặt
anh lặng im nhìn ra biển ngày động
trời âm u vùi lấp bóng đảo xa…
(Hội An)
Những ngày cuối năm 2009, anh sống nội tâm, lặng lẽ của một người chất chứa quá nhiều tâm tư nặng trĩu về cuộc sống mà không biết chia sẻ cùng ai:
này thả
nắp chai bật lên từ đổ vỡ
làm gì có hải đăng chỉ đường cho con tàu anh
lạc lối
hãy bỏ lại
những con đường nhựa nóng
nắng không đủ oi bức
mặt trời nung ánh mắt
va chạm
vỡ
sóng lan về những phía xa ít đau và trắng rưng
rưng !…
(Khúc lặng)
Giọt nước mắt đàn ông rơi đau đớn, lì lợm, hệt như hồi chuông ngân hay giọt mưa đêm:
còn ai để nhớ / mưa như nước mắt đàn ông / rơi
lì lợm…
mưa không biết mình phải đi đâu mưa rơi vào
mắt nâu mưa rơi…
(Khúc mưa)
Tập thơ nầy mang giọng điệu khác hẳn tập Bài của trẻ dáng nâu, sử dụng tối đa thể thơ tự do, thơ văn xuôi, gần như dòng chảy độc thoại nội tâm đau đớn, báo hiệu cái chết sắp đến mà anh bình tĩnh đón nhận.
Đọc thơ vấp phải những lời tắc nghẽn, cơn mê đỗ vỡ, giấc mơ bấn loạn như lạc vào mê cung sâu thẳm không dò lối ra. Toàn tập thơ là những dòng ý tưởng đan xen tạo nên bức tranh-hiện-thực-hỗn-độn-đa-sắc khiến người đọc bàng hoàng, đau đớn khôn nguôi.
TRẦN HỮU DŨNG
=====================
Trích tập Thơ Nguyễn Trung Bình
Mắt nâu
sáng nay đôi mắt nhìn lên bầu trời mây xám
những nơi thật xa bạn bè đang bận bịu
chắc không ai nghĩ mình đang lẩn quẩn qua ngày
nỗi lẩn quẩn đầy ẩn dụ và chịu đựng
có người say sưa vì nó
người không thích cũng chẳng dám bước ra khỏi
cái vòng xoay đó
mắt nâu buồn nhưng đừng khóc nghe…
mở mắt đã nghe lời em vọng về nức nở
đời này dài sao tình yêu của tụi mình ngắn thế
nhỏ nhoi
lạc lõng
dám đi thật xa không?
nơi không có những cái đầu quá nóng
không tị hiềm trong từng đuôi mắt
chỉ dâng hiến tràn trề hơi thở của nhau
mầm non bật lên từ dịu dàng
đau đớn
em được khóc ngon lành trong lòng anh khô cứng
nâu à !… nâu ơi…
tháng năm trôi mới hay tụi mình dễ dãi quá
tự bằng lòng trong bộ cánh không phải của mẹ
may
đi đứng thành thói quen nên chẳng lúc nào rẽ
lối
ai cũng nghĩ miên man
ai cũng dừng chân trước biển báo
lâu lâu tự gật gù một mình chứ không chia sẻ
nên thiên hạ nhìn vào cứ bảo tụi mình na ná mẹ
cha
đừng phiền muộn mắt nâu đừng phiền muộn…
mấy hôm rày trời giông bão mãi
em còn nhớ mình đã nói gì về con đường mòn
tuổi thơ?
bao nhiêu bà con xóm giềng trượt té vì lầy lội
vẫn dìu nhau đứng dậy
đi vào cuộc đời theo cách chân quê
thực tình chứ không thực dụng
nhiều khi thua thiệt vẫn cười
như người nông dân mùa màng thất bát chứ
không thất bại
những luống cày vẫn phơi mở mùa sau
sáng nay mắt nâu nhìn bâng quơ
cứ nhìn thật xa để thấy thật gần
mây lừng khừng mây rời đuôi mắt
gió ngược chiều thổi suốt mi cong
chợt nghĩ về em miên man những trận mưa
phương Nam
chợt nhớ bạn bè mười phương không hình dung
ra được
đừng chớp mắt nâu ơi mắt nâu!…
Sài Gòn,
tháng 8.2007
Mặt trời chim non
giờ trăng mọc
ta mất em
thung lũng đền đài âm ỉ cháy
khói sương mờ mắt
có thể năm tháng không qua đây
ngồi với cỏ bốc lên mùi gạch đá
khuya khoắt loạng choạng chim trời
cánh diều trôi những đâu uể oải
đêm cứ bay trên bờ vai mỏi mệt
môi lang thang
môi khép hững hờ
gió réo… rừng rung…
dong ruổi cho đã đời
dắt nhau về nước mắt
em cong chi đá
cứng lòng nhân gian
mê muội gì
chim non thả xuống mặt trời mọc ngược.
Đà Nẵng, 9.2008
Phố ngày em đi
khói thuốc bay lờ lờ không gian ô cửa lướt qua
giấc mơ cô bé đang nướng thêm 15 phút vì tối
qua mê chát
phố căng mình chờ những đợt sóng người / màu
sắc / khói bụi / âm hỗn tạp / những cái rìu
băm xuống mặt đường vô tư trồng lô cốt
con bé cầm xấp vé số như chim vào ngày tung
tăng vỉa hè cơm tấm / cháo lòng / tiết canh / hủ
tiếu / sữa đậu nành / bắp luộc /bánh ướt nóng…
bụi khói la la… li li…
thuốc diệt chuột lên tiếng thi giọng với bán mua
nồi cơm điện / tivi cũ / bàn ủi hư / quạt rách /
CD – VCD Hoài Linh / DVD Sắc Giới (ở xứ này
không cấm / nguyên bản in lại cỡ vài triệu chiếc)
café sân vườn đám vô công rồi nghề mở miệng.
cưa kéo chuyện trên trời dưới đất / từ đông sang
dải Gaza / cướp biển Xômali thua thằng cha giả
công an cướp vàng không thành nên tự sát giữ
chí khí
café máy lạnh lùng mấy cái mặt nhà giàu âm
mưu bữa nay kiếm thêm được bao nhiêu chứng
khoán / cua thêm con bé nào ham tiền dưới quê
lên / chiều nên rủ thằng nào nhậu / khuya chắc
cú bỏ luôn Manchester United (M.U) bắt Real
Madrid
người ở đâu tràn ra đầy nghẹt phố / chỉ khổ con
đường ta đi / em đi / mẹ gánh gồng / cha đạp
xe bagac nhỏ dần… mất hút trong ầm ào xe máy
/ lũ buýt ngang phè nối đuôi từ phố này sang
quận nọ / vượt đủ thứ đèn / chà lên người như
cơm bữa / lấn hết mọi lối em về (thôi đi đâu đi)
/ giả vờ điếc thích đâu dừng đó / nhờ thế người
ta tưởng chỗ nào cũng là bến (lãng mạn thật)
đón đưa
có gì đáng yêu hơn phố tuổi thơ em bị đánh cắp
hội đồng / con hẻm nhỏ bây giờ không yên vắng
nữa / này… cô bé… khóc to lên một lần thời con
gái mơ màng cửa sổ / chắc gì khi trở lại còn
bóng cây bên mái đình sắp rã
không có gì xảy ra phố đang chảy vào ngày /
ngày đang chảy vào phận người các kiểu / các
kiểu đều chung một lối về là cái chết sao người
ta cứ giành giật nó từng giây trông mà thương
quá là thương / biết vậy mà / lầm lầm lì lì… í…
a… chuyện đời… (xuống giọng kiểu cải lương)
đi thôi / cô bé / ở đây không có chỗ cho tình
yêu bén rễ / đi về nơi em thích /một chút nắng
mưa nhẹ nhàng / một chút mê đắm quê mùa /
lấy chồng /sinh con đẻ cái /dạy bọn trẻ câu
chuyện cổ tích rằng: ngày xưa hay ngày nay… có
người con gái sinh ra ở phố / lớn lên đầy mộng
mị / một hôm trời đất bỗng khóc òa… nàng bỏ
phố đi đâu?…
Sài Gòn,
tháng 4.2009
Sinh nhật
có quên
tiếng khóc vụng dại trong gầm gừ máu
năm tháng rơi
im bặt & ngây ngô
đồng xanh giun dế
chưa kịp phố
quê đã mùa
hoang thang nhớ
gió khô / gió ẩm thổi triền miên tuổi tác…
vốc một bụm nước phèn khỏa bịn rịn
ngày em vào thực / mê man sông khóc
chảy thấm niềm đau & mỏi mệt lối mòn
biển không rõ sao rừng sâu ngùn ngụt cháy…
biển kia chẳng bao giờ vẽ được chân dung mình
trên cát
quằn quại câu thơ con sóng bạc đầu!…
Sài Gòn,
2.5.2009
Sợ
Gửi T & những người chưa quen!
bất chợt đến rồi đi trong lặng lẽ bỏ lại những
khuôn mặt
chưa quen tháng ngày vờ vịt nơi bóng tối lê
phận người di động trên bàn cờ nhân thế…
em cười hồn nhiên gió lướt nhẹ qua miền mây
trắng lang thang tuổi thơ chưa bình yên cả khi
tụi mình trong
sáng lời hẹn giấc mơ hiền…
anh nói
em nói
hắn nói
tôi nói
I love you!…
không mắc cỡ khi phản biện trái tim lạnh có
thể… yêu & làm người dễ dãi vậy…
sao phải sợ mình trước nhiều cám dỗ?
không đủ giọng để hát câu dân ca bình dân sót
lại cho nhau
chưa đùa dai nhách lòng tin & tự trọng
chẳng rung động chút nào trước ngon ngọt bùi
tai
thế thôi?… sự sống cụng ly chúc mừng nhiều
như lúa đồng
bằng không ở lại quê nhà ham đi Á-Phi-Mỹ la
tinh… cha thẩn
người, mẹ khom lưng trời quen rồi cong cong
làm đòng năm tháng
tuổi trẻ người không non dạ mà vẫn bị dụ vào
cuộc chơi định mệnh…
thư của T (trích): em sợ sống mà không tìm ra mình
anh ơi! gặp rồi chia tay để làm khổ đời nhau vậy?…
trung thực hay công khai nghĩa là đối mặt với bão
táp cứ chực xé nát tụi mình giữa dòng đời náo nhiệt,
rồi con cái sẽ nghĩ gì về chúng ta, thật tội lỗi hơn cả
ngoại tình nữa, em sợ…em sợ sự thật rồi anh!… ôi…
sống! phải diễn thế nào cho trọn vai đây…nước mắt
không chảy nữa rồi…nụ cười mệt mỏi này dành cho
anh…(lọt thỏm trong vô số nụ cười đang rộn rã ngoài
kia!…) đây …
sợ không viết xong một bài thơ theo cách nghĩ
của mình
sợ một bàn tay chìa ra dẫn em đi về lối khác
sợ phải gặp lại rất nhiều khuôn mặt cũ lâu rồi
vẫn thế
những con đường đã qua không trổ thêm ngã rẽ
lời nói vô tình mà cả đời điêu đứng
chẳng thoát ra khỏi sáng-trưa-chiều-tối đã lên
lịch
dòng sông ngày về hai bờ tan nát bến tuổi thơ…
bởi sinh ra trên dải đất nhiều nắng nôi sóng gió
ngày ra đi chưa hề nghĩ sẽ quay về
đêm phương Nam ngồi nghe tiếng thở dài đất
vọng
lên đôi vai từng âm vận tiếng người
tiếng quạt giấy vỗ vào phên tre khô nhạt
giọng chầu văn í ới gốc rạ khuya lửa ngún cánh
đồng tháng chạp
lẫn lời ru bị ngắt quãng… tiếng cằn nhằn… muỗi
vo ve…
rồi lại nắng nhức mắt người đàn ông buổi trưa
ra thăm ruộng
rồi lại mưa chảy dài tóc em tuổi dậy thì bến
sông trôi mất dép
rồi lại u u đôi mắt trẻ thơ quẩn quanh ao làng cá
lội
tìm đâu ra ánh sáng trên quầng mắt tập nhìn
vào rỗng không
sợ!…
Đà Lạt, tháng 9
Sài Gòn, tháng 10.2009
Source : http://damau.org
Đọc THƠ NGUYỄN TRUNG BÌNH: Giọt nước mắt đàn ông trong đêm
Trần Hữu Dũng
19 December 2009
Nhà văn Khương Bình viết trong lời Tựa: “Tiếp sức với Nguyễn Trung Bình thực hiện một phần việc còn lại cũng là muốn làm một điều gì đó trong ý thức tiễn đưa linh hồn nhà thơ về với cõi vĩnh hằng. Nhà xuất bản Lao Động, Nhà in Kim An Đông và một số anh chị em văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức in và phát hành tập thơ đang còn dở dang Thơ Nguyễn Trung Bình.”
Nguyễn Trung Bình sinh năm 1968, quê Quảng Nam, tốt nghiệp đại học ngành ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Huế (1991). Anh từng lang bạt khắp nơi với nhiều nghề khác nhau như làm phim, làm báo, làm sách, làm thơ và trụ ở Sài Gòn hơn 15 năm. Tác phẩm đã xuất bản gồm: Bài của trẻ dáng nâu (Văn Nghệ, 1996), đồng tác giả kịch bản lời thoại phim Xích lô (đạo diễn Trần Anh Hùng – giải thưởng Sư tử vàng Liên hoan phim quốc tế Venice 1995). Anh mất ngày 10.12.2009 tại Bệnh viên 115 (TP. HCM) sau cơn bạo bệnh lúc 42 tuổi.
Tập Thơ Nguyễn Trung Bình gồm 30 bài thơ, trình bày Ngô Thanh Tùng, bìa Nhật Khang, ảnh bìa MPK, in 1000 cuốn, khổ 12X20 cm, tập hợp những sáng tác gần đây nhất, thời kỳ tác giả biết mình mang trọng bệnh xơ gan, xuất huyết bao tử, mang một hơi thở trăn trở day dứt của kiếp nhân sinh nhiều hệ lụy buồn đau.
Cơn bão đeo đuổi suốt từ quê nhà đến tận ngõ ngách gia đình khiến nhiều lúc anh phải chạy trốn:
mặt người hay mặt ta?
ủ ê trông thật tội
rượu nấu từ gạo
chẳng bổ béo gì
mặt đỏ gấc
miệng huyên thuyên
chạy trốn thôi…
(Bão)
Tự cho mình Đi lạc trong quê hương luôn hoài nhớ phố cổ Hội An, nên giọng thơ anh ngậm ngùi, đầy xót xa:
mưa trên cánh chuồn chuồn no gió
xóm dưới làng bên ai cũng người quen lạ
chỉ riêng em mấy bữa rồi chẳng thấy
hèn chi trời giông chớp bão liên miên
(Đi lạc trong quê hương)
"thơ có cần cho sự sống nữa không anh?"
em hỏi ngay lần đầu gặp mặt
anh lặng im nhìn ra biển ngày động
trời âm u vùi lấp bóng đảo xa…
(Hội An)
Những ngày cuối năm 2009, anh sống nội tâm, lặng lẽ của một người chất chứa quá nhiều tâm tư nặng trĩu về cuộc sống mà không biết chia sẻ cùng ai:
này thả
nắp chai bật lên từ đổ vỡ
làm gì có hải đăng chỉ đường cho con tàu anh
lạc lối
hãy bỏ lại
những con đường nhựa nóng
nắng không đủ oi bức
mặt trời nung ánh mắt
va chạm
vỡ
sóng lan về những phía xa ít đau và trắng rưng
rưng !…
(Khúc lặng)
Giọt nước mắt đàn ông rơi đau đớn, lì lợm, hệt như hồi chuông ngân hay giọt mưa đêm:
còn ai để nhớ / mưa như nước mắt đàn ông / rơi
lì lợm…
mưa không biết mình phải đi đâu mưa rơi vào
mắt nâu mưa rơi…
(Khúc mưa)
Tập thơ nầy mang giọng điệu khác hẳn tập Bài của trẻ dáng nâu, sử dụng tối đa thể thơ tự do, thơ văn xuôi, gần như dòng chảy độc thoại nội tâm đau đớn, báo hiệu cái chết sắp đến mà anh bình tĩnh đón nhận.
Đọc thơ vấp phải những lời tắc nghẽn, cơn mê đỗ vỡ, giấc mơ bấn loạn như lạc vào mê cung sâu thẳm không dò lối ra. Toàn tập thơ là những dòng ý tưởng đan xen tạo nên bức tranh-hiện-thực-hỗn-độn-đa-sắc khiến người đọc bàng hoàng, đau đớn khôn nguôi.
TRẦN HỮU DŨNG
=====================
Trích tập Thơ Nguyễn Trung Bình
Mắt nâu
sáng nay đôi mắt nhìn lên bầu trời mây xám
những nơi thật xa bạn bè đang bận bịu
chắc không ai nghĩ mình đang lẩn quẩn qua ngày
nỗi lẩn quẩn đầy ẩn dụ và chịu đựng
có người say sưa vì nó
người không thích cũng chẳng dám bước ra khỏi
cái vòng xoay đó
mắt nâu buồn nhưng đừng khóc nghe…
mở mắt đã nghe lời em vọng về nức nở
đời này dài sao tình yêu của tụi mình ngắn thế
nhỏ nhoi
lạc lõng
dám đi thật xa không?
nơi không có những cái đầu quá nóng
không tị hiềm trong từng đuôi mắt
chỉ dâng hiến tràn trề hơi thở của nhau
mầm non bật lên từ dịu dàng
đau đớn
em được khóc ngon lành trong lòng anh khô cứng
nâu à !… nâu ơi…
tháng năm trôi mới hay tụi mình dễ dãi quá
tự bằng lòng trong bộ cánh không phải của mẹ
may
đi đứng thành thói quen nên chẳng lúc nào rẽ
lối
ai cũng nghĩ miên man
ai cũng dừng chân trước biển báo
lâu lâu tự gật gù một mình chứ không chia sẻ
nên thiên hạ nhìn vào cứ bảo tụi mình na ná mẹ
cha
đừng phiền muộn mắt nâu đừng phiền muộn…
mấy hôm rày trời giông bão mãi
em còn nhớ mình đã nói gì về con đường mòn
tuổi thơ?
bao nhiêu bà con xóm giềng trượt té vì lầy lội
vẫn dìu nhau đứng dậy
đi vào cuộc đời theo cách chân quê
thực tình chứ không thực dụng
nhiều khi thua thiệt vẫn cười
như người nông dân mùa màng thất bát chứ
không thất bại
những luống cày vẫn phơi mở mùa sau
sáng nay mắt nâu nhìn bâng quơ
cứ nhìn thật xa để thấy thật gần
mây lừng khừng mây rời đuôi mắt
gió ngược chiều thổi suốt mi cong
chợt nghĩ về em miên man những trận mưa
phương Nam
chợt nhớ bạn bè mười phương không hình dung
ra được
đừng chớp mắt nâu ơi mắt nâu!…
Sài Gòn,
tháng 8.2007
Mặt trời chim non
giờ trăng mọc
ta mất em
thung lũng đền đài âm ỉ cháy
khói sương mờ mắt
có thể năm tháng không qua đây
ngồi với cỏ bốc lên mùi gạch đá
khuya khoắt loạng choạng chim trời
cánh diều trôi những đâu uể oải
đêm cứ bay trên bờ vai mỏi mệt
môi lang thang
môi khép hững hờ
gió réo… rừng rung…
dong ruổi cho đã đời
dắt nhau về nước mắt
em cong chi đá
cứng lòng nhân gian
mê muội gì
chim non thả xuống mặt trời mọc ngược.
Đà Nẵng, 9.2008
Phố ngày em đi
khói thuốc bay lờ lờ không gian ô cửa lướt qua
giấc mơ cô bé đang nướng thêm 15 phút vì tối
qua mê chát
phố căng mình chờ những đợt sóng người / màu
sắc / khói bụi / âm hỗn tạp / những cái rìu
băm xuống mặt đường vô tư trồng lô cốt
con bé cầm xấp vé số như chim vào ngày tung
tăng vỉa hè cơm tấm / cháo lòng / tiết canh / hủ
tiếu / sữa đậu nành / bắp luộc /bánh ướt nóng…
bụi khói la la… li li…
thuốc diệt chuột lên tiếng thi giọng với bán mua
nồi cơm điện / tivi cũ / bàn ủi hư / quạt rách /
CD – VCD Hoài Linh / DVD Sắc Giới (ở xứ này
không cấm / nguyên bản in lại cỡ vài triệu chiếc)
café sân vườn đám vô công rồi nghề mở miệng.
cưa kéo chuyện trên trời dưới đất / từ đông sang
dải Gaza / cướp biển Xômali thua thằng cha giả
công an cướp vàng không thành nên tự sát giữ
chí khí
café máy lạnh lùng mấy cái mặt nhà giàu âm
mưu bữa nay kiếm thêm được bao nhiêu chứng
khoán / cua thêm con bé nào ham tiền dưới quê
lên / chiều nên rủ thằng nào nhậu / khuya chắc
cú bỏ luôn Manchester United (M.U) bắt Real
Madrid
người ở đâu tràn ra đầy nghẹt phố / chỉ khổ con
đường ta đi / em đi / mẹ gánh gồng / cha đạp
xe bagac nhỏ dần… mất hút trong ầm ào xe máy
/ lũ buýt ngang phè nối đuôi từ phố này sang
quận nọ / vượt đủ thứ đèn / chà lên người như
cơm bữa / lấn hết mọi lối em về (thôi đi đâu đi)
/ giả vờ điếc thích đâu dừng đó / nhờ thế người
ta tưởng chỗ nào cũng là bến (lãng mạn thật)
đón đưa
có gì đáng yêu hơn phố tuổi thơ em bị đánh cắp
hội đồng / con hẻm nhỏ bây giờ không yên vắng
nữa / này… cô bé… khóc to lên một lần thời con
gái mơ màng cửa sổ / chắc gì khi trở lại còn
bóng cây bên mái đình sắp rã
không có gì xảy ra phố đang chảy vào ngày /
ngày đang chảy vào phận người các kiểu / các
kiểu đều chung một lối về là cái chết sao người
ta cứ giành giật nó từng giây trông mà thương
quá là thương / biết vậy mà / lầm lầm lì lì… í…
a… chuyện đời… (xuống giọng kiểu cải lương)
đi thôi / cô bé / ở đây không có chỗ cho tình
yêu bén rễ / đi về nơi em thích /một chút nắng
mưa nhẹ nhàng / một chút mê đắm quê mùa /
lấy chồng /sinh con đẻ cái /dạy bọn trẻ câu
chuyện cổ tích rằng: ngày xưa hay ngày nay… có
người con gái sinh ra ở phố / lớn lên đầy mộng
mị / một hôm trời đất bỗng khóc òa… nàng bỏ
phố đi đâu?…
Sài Gòn,
tháng 4.2009
Sinh nhật
có quên
tiếng khóc vụng dại trong gầm gừ máu
năm tháng rơi
im bặt & ngây ngô
đồng xanh giun dế
chưa kịp phố
quê đã mùa
hoang thang nhớ
gió khô / gió ẩm thổi triền miên tuổi tác…
vốc một bụm nước phèn khỏa bịn rịn
ngày em vào thực / mê man sông khóc
chảy thấm niềm đau & mỏi mệt lối mòn
biển không rõ sao rừng sâu ngùn ngụt cháy…
biển kia chẳng bao giờ vẽ được chân dung mình
trên cát
quằn quại câu thơ con sóng bạc đầu!…
Sài Gòn,
2.5.2009
Sợ
Gửi T & những người chưa quen!
bất chợt đến rồi đi trong lặng lẽ bỏ lại những
khuôn mặt
chưa quen tháng ngày vờ vịt nơi bóng tối lê
phận người di động trên bàn cờ nhân thế…
em cười hồn nhiên gió lướt nhẹ qua miền mây
trắng lang thang tuổi thơ chưa bình yên cả khi
tụi mình trong
sáng lời hẹn giấc mơ hiền…
anh nói
em nói
hắn nói
tôi nói
I love you!…
không mắc cỡ khi phản biện trái tim lạnh có
thể… yêu & làm người dễ dãi vậy…
sao phải sợ mình trước nhiều cám dỗ?
không đủ giọng để hát câu dân ca bình dân sót
lại cho nhau
chưa đùa dai nhách lòng tin & tự trọng
chẳng rung động chút nào trước ngon ngọt bùi
tai
thế thôi?… sự sống cụng ly chúc mừng nhiều
như lúa đồng
bằng không ở lại quê nhà ham đi Á-Phi-Mỹ la
tinh… cha thẩn
người, mẹ khom lưng trời quen rồi cong cong
làm đòng năm tháng
tuổi trẻ người không non dạ mà vẫn bị dụ vào
cuộc chơi định mệnh…
thư của T (trích): em sợ sống mà không tìm ra mình
anh ơi! gặp rồi chia tay để làm khổ đời nhau vậy?…
trung thực hay công khai nghĩa là đối mặt với bão
táp cứ chực xé nát tụi mình giữa dòng đời náo nhiệt,
rồi con cái sẽ nghĩ gì về chúng ta, thật tội lỗi hơn cả
ngoại tình nữa, em sợ…em sợ sự thật rồi anh!… ôi…
sống! phải diễn thế nào cho trọn vai đây…nước mắt
không chảy nữa rồi…nụ cười mệt mỏi này dành cho
anh…(lọt thỏm trong vô số nụ cười đang rộn rã ngoài
kia!…) đây …
sợ không viết xong một bài thơ theo cách nghĩ
của mình
sợ một bàn tay chìa ra dẫn em đi về lối khác
sợ phải gặp lại rất nhiều khuôn mặt cũ lâu rồi
vẫn thế
những con đường đã qua không trổ thêm ngã rẽ
lời nói vô tình mà cả đời điêu đứng
chẳng thoát ra khỏi sáng-trưa-chiều-tối đã lên
lịch
dòng sông ngày về hai bờ tan nát bến tuổi thơ…
bởi sinh ra trên dải đất nhiều nắng nôi sóng gió
ngày ra đi chưa hề nghĩ sẽ quay về
đêm phương Nam ngồi nghe tiếng thở dài đất
vọng
lên đôi vai từng âm vận tiếng người
tiếng quạt giấy vỗ vào phên tre khô nhạt
giọng chầu văn í ới gốc rạ khuya lửa ngún cánh
đồng tháng chạp
lẫn lời ru bị ngắt quãng… tiếng cằn nhằn… muỗi
vo ve…
rồi lại nắng nhức mắt người đàn ông buổi trưa
ra thăm ruộng
rồi lại mưa chảy dài tóc em tuổi dậy thì bến
sông trôi mất dép
rồi lại u u đôi mắt trẻ thơ quẩn quanh ao làng cá
lội
tìm đâu ra ánh sáng trên quầng mắt tập nhìn
vào rỗng không
sợ!…
Đà Lạt, tháng 9
Sài Gòn, tháng 10.2009
Source : http://damau.org
Phỏng vấn Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung và “Nghịch Lưu Của Tuổi”
Phỏng vấn Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung và “Nghịch Lưu Của Tuổi” (phần 1/2)
Hai Trầu
12.07.2011 .
Hai Trầu (HT):
Mến chào nhà thơ Nguyễn Hàn Chung,
Như bìa sau thi phẩm Nghịch Lưu Của Tuổi (NLCT), anh có ghi:
Nguyễn Hàn Chung
Sinh quán Điện Bàn (Quảng Nam)
Tác phẩm đã xuất bản:
Tìm tôi trong bóng (thơ) 1999
Nói hộ phù du (thơ) 2002
Nghịch lưu của tuổi (thơ) 2011
Anh bắt đầu mê thơ từ lúc nào và anh có thể kể cho nghe về hai thi phẩm "Tìm Tôi Trong Bóng" (1999) và "Nói Hộ Phù Du" (2002), nội dung cùng sự ra đời của nó, thưa anh?
Nguyễn Hàn Chung (NHC):
Rất cám ơn sự quan hoài của anh Hai Trầu khi đọc NLCT. Nguyễn Hàn Chung đến với cõi thơ từ khoảng đệ thất, đệ lục (khoảng đầu thập niên sáu mươi) lúc bắt đầu trổ mòi ”Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” .Bắt chước các bậc đàn anh xứ Quảng như Hoàng Thị Bích Ni, Đynh Trầm Ca, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, NHC cũng vần vè đôi bài cỡ như "Thuở nhỏ ôm một cây hùng khí-Bây giờ nghĩ lại thấy ương ương-Đời loạn mà không mần tráng sĩ- Cũng chả xài đến gã văn chương -Thì thôi vỗ bung mà ca hát …Say khước nằm lăn…” Thế thôi, ca vung hào sảng cho vui có nghĩ cái nghiệp thơ nó ám miết âm hồn bất tán vào mình cả đời đâu. Thôi kệ rứa mà vui mà có bạn bầu tứ xứ.
Tập thơ đầu tay “Tìm tôi trong bóng” (1999) tập hợp những bài thơ viết sau 1975 chất chứa nhiều trăn trở tìm sâu bản lai chân diện mục của mình với những nghịch âm,nghịch cảm trong cuộc Đánh cờ một mình. Tập thơ thứ hai ‘’Nói hộ phù du’’ (2002) lại mở ra một hướng khác: Nói hộ cho những nỗi đời bà mẹ núi, ông lão bị lũ con cướp đất, người phu xe thổ mộ ngơ ngác giữa phố,anh kép diễn hài trong lúc cha đang hấp hối …. Nói chung nói về thơ mình thì hơi khó.
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Theo giới thiệu của anh về bài viết "Nói hộ phù du – Cảm thức tro bụi và ý thức bền bỉ về tính hữu hạn tồn sinh" của Liêu Thái, tôi thấy tác giả lưu ý đến khía cạnh cách tân trong thơ anh, nguyên văn: “Dường như đến đây, ý thức cách tân về hình thức lẫn nội dung trong thơ Nguyễn Hàn Chung đã bắt đầu hé lộ – một sự hé lộ hàm ẩn nhiều hệ lụy cho kẻ trót đa man với con chữ, dự báo một nỗi cô đơn rình rập…" Và tác giả kết:"Anh đã để lại cho bạn đọc quê nhà một hình ảnh đẹp về người nghệ sĩ – nhà giáo tóc muối tiêu có đôi mắt sâu thẳm, ánh nhìn tinh nghịch và nhân hậu luôn quắt quay thoát khỏi những ràng buộc của sáo mòn để tìm đến không gian mới của sáng tạo.”
Điều đó có thật vậy không? Và nếu có, anh có thể chia sẻ một chút về việc "cách tân" trong thơ anh?
NHC:
Có thật không hả anh Hai? Thì nó cũng hàm hỗn như thơ vậy, thật mà hư, hư mà thật,cũng chả có cách tân cách cổ gì ghê gớm đâu chỉ là đổi mới tư thế làm…thơ cho nó sướng lên thôi chứ cứ bưởi bòng rạ rơm vần vần vè vè đàng điệu nó có vẻ giả giả thế nào ấy . Chính bản thân người viết đã chán ngấy thơ mình huống hồ …Cũng phải nói thêm điều này một chút. Cách đây chừng hơn hai mươi năm lúc NHC còn chưa bỏ xứ viết cái gì cũng sợ bị quy chụp như cái đận bài thơ Đánh cờ một mình bị truy tung đến điêu đứng nên sau này phải ẩn điều muốn hiển lộ dười tầng tầng bóng chữ kiểu ai hiểu chết liền nếu có kêu lên gọi xuống hạch hỏi còn có cái để đốp chát: Bây giờ các cây bút hậu hiện đại cách tân đên mút chỉ làm NHC cảm thấy thơ mình còn quê một cục chẳng qua Liêu Thái dùng lối nói khoa trương cho NHC uống đường ăn mật đó thôi.…
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Không có lửa làm sao có khói, phải không anh? Và có "cách tân" hay không ở thơ anh như Liêu Thái nhận định chắc người đọc cũng đã thấy rồi, nhưng có điều này, anh còn nhớ những bài thơ cũ một thời của anh không? Hy vọng anh cho bạn đọc nghe lại chút hương xưa một thời qua những vần thơ cũ ấy, anh Nguyễn Hàn Chung?
NHC:
Kính anh Hai Trầu!
Vâng,thưa anh. Có bạn văn khi đọc NLCT có comment với tác giả là trong tập thơ hầu như không có thơ tình. Quả vậy NHC cũng không biết tại làm sao mình không thể .…Thôi thì nhân anh nhắc, NHC chép lại một vài đoạn thơ tình tang tình gửi tặng anh cùng bạn đọc gọi là bổ sung vào phần khiếm khuyết:
Nhà vắng lục tìm sách cũ
Lạc vào một cõi em xưa
Những lá thư vàng ố chữ
Lời yêu khi tỏ khi mờ …
Cổng trường Văn khoa quá chật
Anh đi kiếm lá mỏi mòn
Mối tình đầu như đốm lửa
Mỗi khi lòng không củi nhen…
Và nhớ những ngày mưa Huế
Thu lu quán xếp bên trường
Sóng sóng trăm tà áo trắng
Anh vẫn nhìn ra mắt em.…
Tiếng vợ nựng con bên cửa
Anh biết giấu em vào đâu
Nào bướm nào hoa nào tóc
Anh còn nâng níu trên tay…
(“Ký ức đầu”)
Nửa đi là mất nữa rồi
Nửa vể, câm, một nửa vùi trong đau
Nửa trời cho dễ nữa đâu
Nửa rưng rức sóng chân cầu nửa em
Nửa chiều nửa sáng nửa đêm
Nửa xanh biếc rụng nửa mềm môi khô
Anh còn có nửa chi mô
Nửa em giàn giụa tan bờ nửa anh
(“Nửa”)
Biết rồi sẽ chuốc đa đoan
Mà không ngăn nổi quáng quàng đường say
Lâu rồi cứ tưởng,ô hay
Trái tim ta cũng bàn tay ai cầm
Mây bời bời cỏ rối câm
Thời gian vò sợi tóc xanh trắng mù
Hôn liều lên chúm chím thu
Bờ môi như sóng nhiễm từ xa xăm
Giá trời bỏ quách tháng năm
Tôi hao khuyết hết trăng rằm cho em
(“Tuổi tình”)
Những đoạn trích trên từ hai tập thơ ”Tìm tôi trong bóng” và ”Nói hộ phù du." Anh thấy có ”mềm ”hơn thơ trong NLCT không anh?
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Giờ xin bắt đầu với "Nghịch Lưu Của Tuổi" của anh. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 1, trang 172: "Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đóng ở thành ngày nay (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đấp thành nhỏ thôi, có người thầy xem đất bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, độ năm mươi năm nữa về sau tất có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ …"(*) Như vậy "nước chảy ngược", theo anh có phải là "nghịch lưu" không? Và sao anh lại chọn bốn chữ "Nghịch Lưu Của Tuổi" làm cái tựa cho thi phẩm lần này, thưa anh?
————–
(*) Toàn Thư theo An Nam kỷ yếu. Lý Nguyên Gia sở dĩ xin dời phủ thành là vì thấy ở phía trước cửa thành có nước chảy ngược – tức là nước sông Tô Lịch, bấy giờ còn là phân lưu của sông Hồng, nên nước chảy từ sông Hồng ngược lên.
NHC:
Lương tiên sinh quả thật là đại hành gia trong lĩnh vực truy nguyên nhưng NHC không thể trả lời câu hỏi nầy của anh Hai được đâu.Trúng thì không sao chứ sai thì chết bỏ xừ.Có điều khi chọn bốn chữ Nghịch lưu của tuổi làm tiêu đề cho tập thơ NHC cũng có chút hàm ý. Thông thường theo hành trạng xuất xử của người xưa ”Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi-Hương âm vô cải mấn mao tồi -Tạm dịch: Lúc trẻ bỏ xứ ra đi lúc già mới trở về -Tóc râu đều bac cả mà giọng quê không đổi (Hạ Tri Chương). NHC đi ngược với cái trình tự kinh điển ấy. Gần sáu mươi năm quẩn quanh đi học rồi làm nghề gõ đầu trẻ ở một xó xỉnh quê nhà Quảng Nam -Đà Nẵng bây giờ già khèn trí cùn lực đoản ”bách niên đa bệnh độc đăng đài” còn bán mạng ly gia hành cu li đất khách phải quên cái hương âm uốn môi, uốn lợi học tiếng nước người nên liều mạng đặt tên tập thơ để đánh dấu một chặng cuối đường lưu lạc. Thế thôi chẳng có ý tứ mới lạ gì đâu anh ạ!
HT:
Anh Nguyền Hàn Chung,
Cảm ơn anh. Vừa rồi anh có nhắc "hành cu li,” tôi tò mò tìm trong tập bản thảo bài "hành cu li ca” nơi trang 10, làm tại Louisiana với tứ thơ mang nhiều chua xót, đắng cay; mỗi chặng dừng chân của Nguyễn Hàn Chung là mỗi vết cắt dù qua lâu rồi nhưng vẫn còn ê ẩm, khó lành. Nhưng câu cuối "Mây nước trùng trùng thề không trắng tay…," lại là dấu hiệu của một quyết chí. Có phải Louisiana lại là một bến bờ nào nữa mà anh đã dừng lại trên dòng đời lưu lạc này? Và nay, anh có thêm được gì trong tay sau bao năm mải miết trong dòng đời này hay chỉ mới là "Nghịch Lưu Của Tuổi" không thôi, thưa anh?
NHC:
Anh Hai ơi!
Phải nói Ông Hai Trầu và gã ‘’trai già Quảng Nam’’nầy có mối ‘’đồng thị thiên nhai‘’ sao đó nên trong cả tập hơn bảy chục bài mà anh lại tò mò đọc hơi bị kỹ bài “hành cu li ca” lại đặc biệt chú ý tới câu cuối cùng “Mây nước trùng trùng thề không trắng tay’’ tiếp theo là địa danh Louisiana không ngày tháng. Con mắt ‘’thấu thị xuyên tầng’’ của anh Hai chiếu như muốn thấu tâm can tỳ phế tác giả.Thật ra không có thề thốt gì lắm đâu anh . Anh biết bài hành cu li ca NHC sáng tác trong hoàn cảnh nào không?Trên chiếc tàu casino ở Louisiana đó. Nướng hết chút tiền còm dành dụm trong trò đen đỏ rồi ra đứng trước boong tàu nhìn mây trắng sóng xanh đất khách tự thề với mình hành cu li kiếm sống để viết cái gì đó cho mai hậu chứ không phải để lao vào cái trò bác thằng bần như bao bậc tiền nhân tán gia bại sản trên đất Mỹ nầy.Thế thôi anh ạ!
Còn anh hỏi ngoài NLCT, NHC còn có những gì sau bao năm mải miết không? Còn chứ anh, NHC còn viết một tập cảm, bình từ những ngày còn ở trong nước khoảng 40 bài thơ theo chủ quan tác giả là sướng ,là tới bởi có cái để mà ngẫm ngợi .Các tác giả bị NHC chọn là bất kỳ không nhất thiết phải là nhà thơ có tên tuổi.Chỉ khoái là chọn là bình thôi.Hy vọng trong năm 2012 NHC sẽ trình làng tập bình có cái tiêu đề ‘’Thầm thức cùng thơ ‘’ sau khi khoái thêm vài mươi bài nửa.
HT:
Thưa anh Nguyễn Hàn Chung,
Bài thơ “Bí ẩn tháng Giêng”(*) mở đầu thi tập NLCT với đoạn thứ nhì:
Tháng Giêng tàng trữ mầm xanh lao lực trong
bụi bặm
ẩn nhẫn chờ đợi một ngày ấm áp
giống như chu kỳ của người đàn bà hoài thai
cánh đồng
tháng giêng tạm trú vào đàn bướm tơ sắp đến
kỳ sinh nở
mặc những cơn gió ganh tị chỉ chực len vào cội hoa ức hiếp …
(NLCT, trang 5 và 6)
Trong một bài viết của nhà thơ Quỳnh Thi về tập thơ này với tựa đề: “Một số suy nghĩ về thi tập Nghịch Lưu Của Tuổi” đăng trên báo mạng Đàn Chim Việt, ngày 11 tháng 10 năm 2010, tác giả viết:
“Bài “Bí mật tháng Giêng” có những câu “Bí ẩn của tháng Giêng cũng là bí ẩn của những điều không thể nói ra,” “Mặc những cơn gió ganh tỵ chỉ chực len vào cội hoa ức hiếp.” Trong câu thơ trên, chúng ta thấy Nguyễn Hàn Chung dùng nhóm chữ “Những cơn gió ganh tỵ” một cách tài tình. Chẳng rõ “cơn gió ganh tỵ” là cơn gió gì; liệu đó có phải là một ám chỉ cho “Bí mật tháng Giêng” không? (*) Rồi còn “Con bướm khấp khởi đôi cánh mỏng – nương nhờ chiếc lá khô chờ hơi xuân hé”. Chiếc lá khô là của mùa Đông. Con bướm nương nhờ mùa Đông lúc còn nằm trong cái kén! Thật thâm thúy. Đó cũng là phong cách dùng chữ để diễn tả ý tưởng riêng biệt của thơ Nguyễn Hàn Chung vậy.”
Là tác giả làm ra những câu thơ “bí ẩn” này, anh nghĩ sao về nhận định của tác giả Quỳnh Thi?
(*) Bài thơ này trong bài viết của nhà thơ Quỳnh Thi ghi tựa là “Bí mật tháng Giêng.”
NHC:
Thưa anh Hai!
Kim Thánh Thán trong lời đề tựa Tây sương ký của Vương Thực Phủ đời Nguyên có viết "Chỗ mà lòng tới rồi bút bất tất phải nói nữa." Anh Quỳnh Thi có những cảm nhận của riêng anh ấy về bài thơ “Bí ẩn tháng Giêng,” NHC không thể chuyển sự phản ánh cảm tính của mình thành khái quát của tư duy được. Hơn nữa dù NHC là tác giả chăng nữa cũng chỉ là người đứng sau cánh gà sân khấu hình tượng.Và thưa anh, NHC nghĩ rằng hình tượng ngôn từ thường tạo ra ảo giác cho nên bất khả tạo ra độ sáng rõ,độ phân giải như ở các loại hình nghệ thuật khác. Chính vì muốn phá vỡ những hình thức khô cứng đã quen được thừa nhận về mùa xuân và muốn đi sâu vào những vận động bí ẩn của tâm hồn mà NHC viết Bí ẩn tháng Giêng.
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Trong trả lời cho câu trước, anh có nói: “Còn chứ anh, NHC còn viết một tập cảm, bình từ những ngày còn ở trong nước khoảng 40 bài thơ theo chủ quan tác giả là sướng ,là tới bởi có cái để mà ngẫm ngợi .Các tác giả bị NHC chọn là bất kỳ không nhất thiết phải là nhà thơ có tên tuổi. Chỉ khoái là chọn là bình thôi.Hy vọng trong năm 2012 NHC sẽ trình làng tập bình có cái tiêu đề ‘’Thầm thức cùng thơ‘’ sau khi khoái thêm vài mươi bài nữa.”
Qua những điều anh vừa chia sẻ làm tôi tò mò tìm đọc trang nhà “Sông Thơ,” và đọc được bài bình thơ sau đây của anh :” “Bốn mươi năm mang mang hồi ức” với bài thơ “Xa Cách” của Châu Liêm mà anh dùng làm nền cho bài bình thơ này. Bài thơ theo anh ghi lại qua trí nhớ như dưới đây:
Xa cách
Hai dặm cát vàng duyên nối tiếp
Đôi bờ sông rộng mặc ai đưa
Tôi đâu dám bảo Trường giang hẹp
Chỉ hận nghìn năm với bến bờ
Đêm ấy người đi sương xuống lạnh
Trăng mùa tiễn biệt sáng mông lung
Tôi đâu dám hẹn ngày tương ngộ
Người khóc đêm nào người nhớ không?
Tuổi mới hai mươi đời xế nửa
Từ nay đâu dám hẹn tương phùng!
Ai tiễn ta qua vài bến nước
Với hai sào gió bốn sào trăng
Ai tiễn ta rơi vài giọt lệ
Lệ chảy đầy trong đôi mắt trong
Quấn bàn tay lạnh trong tà áo
Từ nay xa cách mấy con sông
-Châu Liêm
Sau khi giới thiệu tác giả Châu Liêm ngày xa xưa ấy chính là nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp hôm nay hiện đang ở gần đâu đây và anh có lời bình như sau:
“Tôi nghĩ không ra làm sao một cậu bé học lớp đệ nhị mới mười sáu tuổi ( *) lại có thể sử dụng từ ngữ điêu luyện dường ấy.Phải chăng đó là của trời cho và tác giả với tư cách là người sáng tạo vẫn nằm ngoài hệ thống với các mối liên hệ nghệ thuật : Người chủ xướng và người đọc cũng chỉ đóng vai trò tham dự mà thôi .
“Có những bài thơ tác giả là những nhà thơ lớn, ngôn ngữ thơ hàm súc đặc dị,chứng tỏ tác giả uyên bác và trí tuệ cao nhưng sao người đời lại không nhớ mà kỳ lạ bài thơ Xa cách của Châu Liêm tuy không có nhiều sáng tạo về mặt thi pháp nhưng chiều sâu của tiếp nhận thẩm mỹ được vượt qua được một độ lùi của thời gian chiếm lĩnh và tái tạo hình tượng ngôn từ trở thành hình tượng tâm tư trong lòng người đọc gây hiệu ứng tiếp nhận bền vững trong lòng tôi và bè bạn một thời, một đời…
Cái cực sướng nào rồi cũng nhanh chóng qua đi, tại sao cái cực sướng văn chương cứ đeo dai đeo dính chúng ta đến mãn đời là vậy.”
(Sông thơ, ngày 02 tháng 11 năm 2009)
Theo như anh vừa nhận định qua lời bình mà tôi vừa trích, vậy bài thơ “Xa Cách” này quả là một bài thơ hay hoặc rất hay, ít nữa đối với riêng anh, từ đó nên mới có “Bốn mươi năm mang mang hồi ức.” Do vậy, tôi mới nghĩ thơ cũ đâu phải bài nào cũng dở, phải không anh? Về phương diện thơ hay và thơ giá trị, là một người làm thơ rất lâu và với kinh nghiệm giảng dạy môn Việt văn hơn ba mươi lăm năm như anh cho biết cùng trong bài bình thơ này, xin anh chia sẻ thêm chi tiết nhỏ này mà tôi thắc mắc hoài nhưng không biết hỏi ai; đó là, theo anh thì khi nào bài thơ được gọi là hay và khi nào bài thơ được coi là có giá trị? Giữa bài thơ hay và bài thơ giá trị nó là một hay là hai bài thơ đó hoàn toàn khác nhau, thưa anh?
NHC:
Anh Hai Trầu quý mến!
Cái chi tiết nhỏ mà anh muốn được kiến giải không nhỏ một chút nào nếu không nói là vượt quá tầm suy nghĩ của những người cầm bút làng nhàng cỡ NHC. Nó đi vào định nghĩa cõi thơ của các bậc hàn lâm về mỹ học,thi pháp học ,về thời gian, không gian nghệ thuật, tính thời đại văn học, văn hóa một dân tộc các biện pháp nghệ thuật các trào lưu văn học,trường phái văn học khác nhau. Theo thiển ý của NHC thì thơ hay là thơ làm rung động lòng người bất kể nó được viết với phong cách nào. Có điều nó phụ thuộc vào từng thế hệ đối tượng với các khuynh hướng thưởng thức chứ không thể cào bằng mọi đối tượng tiếp nhận được.Vì thế mỗi trào lưu văn học đều có những đối tượng tiếp nhận thẩm mỹ khác nhau.
…
Source : DA MAU
Hai Trầu
12.07.2011 .
Hai Trầu (HT):
Mến chào nhà thơ Nguyễn Hàn Chung,
Như bìa sau thi phẩm Nghịch Lưu Của Tuổi (NLCT), anh có ghi:
Nguyễn Hàn Chung
Sinh quán Điện Bàn (Quảng Nam)
Tác phẩm đã xuất bản:
Tìm tôi trong bóng (thơ) 1999
Nói hộ phù du (thơ) 2002
Nghịch lưu của tuổi (thơ) 2011
Anh bắt đầu mê thơ từ lúc nào và anh có thể kể cho nghe về hai thi phẩm "Tìm Tôi Trong Bóng" (1999) và "Nói Hộ Phù Du" (2002), nội dung cùng sự ra đời của nó, thưa anh?
Nguyễn Hàn Chung (NHC):
Rất cám ơn sự quan hoài của anh Hai Trầu khi đọc NLCT. Nguyễn Hàn Chung đến với cõi thơ từ khoảng đệ thất, đệ lục (khoảng đầu thập niên sáu mươi) lúc bắt đầu trổ mòi ”Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” .Bắt chước các bậc đàn anh xứ Quảng như Hoàng Thị Bích Ni, Đynh Trầm Ca, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, NHC cũng vần vè đôi bài cỡ như "Thuở nhỏ ôm một cây hùng khí-Bây giờ nghĩ lại thấy ương ương-Đời loạn mà không mần tráng sĩ- Cũng chả xài đến gã văn chương -Thì thôi vỗ bung mà ca hát …Say khước nằm lăn…” Thế thôi, ca vung hào sảng cho vui có nghĩ cái nghiệp thơ nó ám miết âm hồn bất tán vào mình cả đời đâu. Thôi kệ rứa mà vui mà có bạn bầu tứ xứ.
Tập thơ đầu tay “Tìm tôi trong bóng” (1999) tập hợp những bài thơ viết sau 1975 chất chứa nhiều trăn trở tìm sâu bản lai chân diện mục của mình với những nghịch âm,nghịch cảm trong cuộc Đánh cờ một mình. Tập thơ thứ hai ‘’Nói hộ phù du’’ (2002) lại mở ra một hướng khác: Nói hộ cho những nỗi đời bà mẹ núi, ông lão bị lũ con cướp đất, người phu xe thổ mộ ngơ ngác giữa phố,anh kép diễn hài trong lúc cha đang hấp hối …. Nói chung nói về thơ mình thì hơi khó.
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Theo giới thiệu của anh về bài viết "Nói hộ phù du – Cảm thức tro bụi và ý thức bền bỉ về tính hữu hạn tồn sinh" của Liêu Thái, tôi thấy tác giả lưu ý đến khía cạnh cách tân trong thơ anh, nguyên văn: “Dường như đến đây, ý thức cách tân về hình thức lẫn nội dung trong thơ Nguyễn Hàn Chung đã bắt đầu hé lộ – một sự hé lộ hàm ẩn nhiều hệ lụy cho kẻ trót đa man với con chữ, dự báo một nỗi cô đơn rình rập…" Và tác giả kết:"Anh đã để lại cho bạn đọc quê nhà một hình ảnh đẹp về người nghệ sĩ – nhà giáo tóc muối tiêu có đôi mắt sâu thẳm, ánh nhìn tinh nghịch và nhân hậu luôn quắt quay thoát khỏi những ràng buộc của sáo mòn để tìm đến không gian mới của sáng tạo.”
Điều đó có thật vậy không? Và nếu có, anh có thể chia sẻ một chút về việc "cách tân" trong thơ anh?
NHC:
Có thật không hả anh Hai? Thì nó cũng hàm hỗn như thơ vậy, thật mà hư, hư mà thật,cũng chả có cách tân cách cổ gì ghê gớm đâu chỉ là đổi mới tư thế làm…thơ cho nó sướng lên thôi chứ cứ bưởi bòng rạ rơm vần vần vè vè đàng điệu nó có vẻ giả giả thế nào ấy . Chính bản thân người viết đã chán ngấy thơ mình huống hồ …Cũng phải nói thêm điều này một chút. Cách đây chừng hơn hai mươi năm lúc NHC còn chưa bỏ xứ viết cái gì cũng sợ bị quy chụp như cái đận bài thơ Đánh cờ một mình bị truy tung đến điêu đứng nên sau này phải ẩn điều muốn hiển lộ dười tầng tầng bóng chữ kiểu ai hiểu chết liền nếu có kêu lên gọi xuống hạch hỏi còn có cái để đốp chát: Bây giờ các cây bút hậu hiện đại cách tân đên mút chỉ làm NHC cảm thấy thơ mình còn quê một cục chẳng qua Liêu Thái dùng lối nói khoa trương cho NHC uống đường ăn mật đó thôi.…
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Không có lửa làm sao có khói, phải không anh? Và có "cách tân" hay không ở thơ anh như Liêu Thái nhận định chắc người đọc cũng đã thấy rồi, nhưng có điều này, anh còn nhớ những bài thơ cũ một thời của anh không? Hy vọng anh cho bạn đọc nghe lại chút hương xưa một thời qua những vần thơ cũ ấy, anh Nguyễn Hàn Chung?
NHC:
Kính anh Hai Trầu!
Vâng,thưa anh. Có bạn văn khi đọc NLCT có comment với tác giả là trong tập thơ hầu như không có thơ tình. Quả vậy NHC cũng không biết tại làm sao mình không thể .…Thôi thì nhân anh nhắc, NHC chép lại một vài đoạn thơ tình tang tình gửi tặng anh cùng bạn đọc gọi là bổ sung vào phần khiếm khuyết:
Nhà vắng lục tìm sách cũ
Lạc vào một cõi em xưa
Những lá thư vàng ố chữ
Lời yêu khi tỏ khi mờ …
Cổng trường Văn khoa quá chật
Anh đi kiếm lá mỏi mòn
Mối tình đầu như đốm lửa
Mỗi khi lòng không củi nhen…
Và nhớ những ngày mưa Huế
Thu lu quán xếp bên trường
Sóng sóng trăm tà áo trắng
Anh vẫn nhìn ra mắt em.…
Tiếng vợ nựng con bên cửa
Anh biết giấu em vào đâu
Nào bướm nào hoa nào tóc
Anh còn nâng níu trên tay…
(“Ký ức đầu”)
Nửa đi là mất nữa rồi
Nửa vể, câm, một nửa vùi trong đau
Nửa trời cho dễ nữa đâu
Nửa rưng rức sóng chân cầu nửa em
Nửa chiều nửa sáng nửa đêm
Nửa xanh biếc rụng nửa mềm môi khô
Anh còn có nửa chi mô
Nửa em giàn giụa tan bờ nửa anh
(“Nửa”)
Biết rồi sẽ chuốc đa đoan
Mà không ngăn nổi quáng quàng đường say
Lâu rồi cứ tưởng,ô hay
Trái tim ta cũng bàn tay ai cầm
Mây bời bời cỏ rối câm
Thời gian vò sợi tóc xanh trắng mù
Hôn liều lên chúm chím thu
Bờ môi như sóng nhiễm từ xa xăm
Giá trời bỏ quách tháng năm
Tôi hao khuyết hết trăng rằm cho em
(“Tuổi tình”)
Những đoạn trích trên từ hai tập thơ ”Tìm tôi trong bóng” và ”Nói hộ phù du." Anh thấy có ”mềm ”hơn thơ trong NLCT không anh?
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Giờ xin bắt đầu với "Nghịch Lưu Của Tuổi" của anh. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 1, trang 172: "Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đóng ở thành ngày nay (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đấp thành nhỏ thôi, có người thầy xem đất bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, độ năm mươi năm nữa về sau tất có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ …"(*) Như vậy "nước chảy ngược", theo anh có phải là "nghịch lưu" không? Và sao anh lại chọn bốn chữ "Nghịch Lưu Của Tuổi" làm cái tựa cho thi phẩm lần này, thưa anh?
————–
(*) Toàn Thư theo An Nam kỷ yếu. Lý Nguyên Gia sở dĩ xin dời phủ thành là vì thấy ở phía trước cửa thành có nước chảy ngược – tức là nước sông Tô Lịch, bấy giờ còn là phân lưu của sông Hồng, nên nước chảy từ sông Hồng ngược lên.
NHC:
Lương tiên sinh quả thật là đại hành gia trong lĩnh vực truy nguyên nhưng NHC không thể trả lời câu hỏi nầy của anh Hai được đâu.Trúng thì không sao chứ sai thì chết bỏ xừ.Có điều khi chọn bốn chữ Nghịch lưu của tuổi làm tiêu đề cho tập thơ NHC cũng có chút hàm ý. Thông thường theo hành trạng xuất xử của người xưa ”Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi-Hương âm vô cải mấn mao tồi -Tạm dịch: Lúc trẻ bỏ xứ ra đi lúc già mới trở về -Tóc râu đều bac cả mà giọng quê không đổi (Hạ Tri Chương). NHC đi ngược với cái trình tự kinh điển ấy. Gần sáu mươi năm quẩn quanh đi học rồi làm nghề gõ đầu trẻ ở một xó xỉnh quê nhà Quảng Nam -Đà Nẵng bây giờ già khèn trí cùn lực đoản ”bách niên đa bệnh độc đăng đài” còn bán mạng ly gia hành cu li đất khách phải quên cái hương âm uốn môi, uốn lợi học tiếng nước người nên liều mạng đặt tên tập thơ để đánh dấu một chặng cuối đường lưu lạc. Thế thôi chẳng có ý tứ mới lạ gì đâu anh ạ!
HT:
Anh Nguyền Hàn Chung,
Cảm ơn anh. Vừa rồi anh có nhắc "hành cu li,” tôi tò mò tìm trong tập bản thảo bài "hành cu li ca” nơi trang 10, làm tại Louisiana với tứ thơ mang nhiều chua xót, đắng cay; mỗi chặng dừng chân của Nguyễn Hàn Chung là mỗi vết cắt dù qua lâu rồi nhưng vẫn còn ê ẩm, khó lành. Nhưng câu cuối "Mây nước trùng trùng thề không trắng tay…," lại là dấu hiệu của một quyết chí. Có phải Louisiana lại là một bến bờ nào nữa mà anh đã dừng lại trên dòng đời lưu lạc này? Và nay, anh có thêm được gì trong tay sau bao năm mải miết trong dòng đời này hay chỉ mới là "Nghịch Lưu Của Tuổi" không thôi, thưa anh?
NHC:
Anh Hai ơi!
Phải nói Ông Hai Trầu và gã ‘’trai già Quảng Nam’’nầy có mối ‘’đồng thị thiên nhai‘’ sao đó nên trong cả tập hơn bảy chục bài mà anh lại tò mò đọc hơi bị kỹ bài “hành cu li ca” lại đặc biệt chú ý tới câu cuối cùng “Mây nước trùng trùng thề không trắng tay’’ tiếp theo là địa danh Louisiana không ngày tháng. Con mắt ‘’thấu thị xuyên tầng’’ của anh Hai chiếu như muốn thấu tâm can tỳ phế tác giả.Thật ra không có thề thốt gì lắm đâu anh . Anh biết bài hành cu li ca NHC sáng tác trong hoàn cảnh nào không?Trên chiếc tàu casino ở Louisiana đó. Nướng hết chút tiền còm dành dụm trong trò đen đỏ rồi ra đứng trước boong tàu nhìn mây trắng sóng xanh đất khách tự thề với mình hành cu li kiếm sống để viết cái gì đó cho mai hậu chứ không phải để lao vào cái trò bác thằng bần như bao bậc tiền nhân tán gia bại sản trên đất Mỹ nầy.Thế thôi anh ạ!
Còn anh hỏi ngoài NLCT, NHC còn có những gì sau bao năm mải miết không? Còn chứ anh, NHC còn viết một tập cảm, bình từ những ngày còn ở trong nước khoảng 40 bài thơ theo chủ quan tác giả là sướng ,là tới bởi có cái để mà ngẫm ngợi .Các tác giả bị NHC chọn là bất kỳ không nhất thiết phải là nhà thơ có tên tuổi.Chỉ khoái là chọn là bình thôi.Hy vọng trong năm 2012 NHC sẽ trình làng tập bình có cái tiêu đề ‘’Thầm thức cùng thơ ‘’ sau khi khoái thêm vài mươi bài nửa.
HT:
Thưa anh Nguyễn Hàn Chung,
Bài thơ “Bí ẩn tháng Giêng”(*) mở đầu thi tập NLCT với đoạn thứ nhì:
Tháng Giêng tàng trữ mầm xanh lao lực trong
bụi bặm
ẩn nhẫn chờ đợi một ngày ấm áp
giống như chu kỳ của người đàn bà hoài thai
cánh đồng
tháng giêng tạm trú vào đàn bướm tơ sắp đến
kỳ sinh nở
mặc những cơn gió ganh tị chỉ chực len vào cội hoa ức hiếp …
(NLCT, trang 5 và 6)
Trong một bài viết của nhà thơ Quỳnh Thi về tập thơ này với tựa đề: “Một số suy nghĩ về thi tập Nghịch Lưu Của Tuổi” đăng trên báo mạng Đàn Chim Việt, ngày 11 tháng 10 năm 2010, tác giả viết:
“Bài “Bí mật tháng Giêng” có những câu “Bí ẩn của tháng Giêng cũng là bí ẩn của những điều không thể nói ra,” “Mặc những cơn gió ganh tỵ chỉ chực len vào cội hoa ức hiếp.” Trong câu thơ trên, chúng ta thấy Nguyễn Hàn Chung dùng nhóm chữ “Những cơn gió ganh tỵ” một cách tài tình. Chẳng rõ “cơn gió ganh tỵ” là cơn gió gì; liệu đó có phải là một ám chỉ cho “Bí mật tháng Giêng” không? (*) Rồi còn “Con bướm khấp khởi đôi cánh mỏng – nương nhờ chiếc lá khô chờ hơi xuân hé”. Chiếc lá khô là của mùa Đông. Con bướm nương nhờ mùa Đông lúc còn nằm trong cái kén! Thật thâm thúy. Đó cũng là phong cách dùng chữ để diễn tả ý tưởng riêng biệt của thơ Nguyễn Hàn Chung vậy.”
Là tác giả làm ra những câu thơ “bí ẩn” này, anh nghĩ sao về nhận định của tác giả Quỳnh Thi?
(*) Bài thơ này trong bài viết của nhà thơ Quỳnh Thi ghi tựa là “Bí mật tháng Giêng.”
NHC:
Thưa anh Hai!
Kim Thánh Thán trong lời đề tựa Tây sương ký của Vương Thực Phủ đời Nguyên có viết "Chỗ mà lòng tới rồi bút bất tất phải nói nữa." Anh Quỳnh Thi có những cảm nhận của riêng anh ấy về bài thơ “Bí ẩn tháng Giêng,” NHC không thể chuyển sự phản ánh cảm tính của mình thành khái quát của tư duy được. Hơn nữa dù NHC là tác giả chăng nữa cũng chỉ là người đứng sau cánh gà sân khấu hình tượng.Và thưa anh, NHC nghĩ rằng hình tượng ngôn từ thường tạo ra ảo giác cho nên bất khả tạo ra độ sáng rõ,độ phân giải như ở các loại hình nghệ thuật khác. Chính vì muốn phá vỡ những hình thức khô cứng đã quen được thừa nhận về mùa xuân và muốn đi sâu vào những vận động bí ẩn của tâm hồn mà NHC viết Bí ẩn tháng Giêng.
HT:
Anh Nguyễn Hàn Chung,
Trong trả lời cho câu trước, anh có nói: “Còn chứ anh, NHC còn viết một tập cảm, bình từ những ngày còn ở trong nước khoảng 40 bài thơ theo chủ quan tác giả là sướng ,là tới bởi có cái để mà ngẫm ngợi .Các tác giả bị NHC chọn là bất kỳ không nhất thiết phải là nhà thơ có tên tuổi. Chỉ khoái là chọn là bình thôi.Hy vọng trong năm 2012 NHC sẽ trình làng tập bình có cái tiêu đề ‘’Thầm thức cùng thơ‘’ sau khi khoái thêm vài mươi bài nữa.”
Qua những điều anh vừa chia sẻ làm tôi tò mò tìm đọc trang nhà “Sông Thơ,” và đọc được bài bình thơ sau đây của anh :” “Bốn mươi năm mang mang hồi ức” với bài thơ “Xa Cách” của Châu Liêm mà anh dùng làm nền cho bài bình thơ này. Bài thơ theo anh ghi lại qua trí nhớ như dưới đây:
Xa cách
Hai dặm cát vàng duyên nối tiếp
Đôi bờ sông rộng mặc ai đưa
Tôi đâu dám bảo Trường giang hẹp
Chỉ hận nghìn năm với bến bờ
Đêm ấy người đi sương xuống lạnh
Trăng mùa tiễn biệt sáng mông lung
Tôi đâu dám hẹn ngày tương ngộ
Người khóc đêm nào người nhớ không?
Tuổi mới hai mươi đời xế nửa
Từ nay đâu dám hẹn tương phùng!
Ai tiễn ta qua vài bến nước
Với hai sào gió bốn sào trăng
Ai tiễn ta rơi vài giọt lệ
Lệ chảy đầy trong đôi mắt trong
Quấn bàn tay lạnh trong tà áo
Từ nay xa cách mấy con sông
-Châu Liêm
Sau khi giới thiệu tác giả Châu Liêm ngày xa xưa ấy chính là nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp hôm nay hiện đang ở gần đâu đây và anh có lời bình như sau:
“Tôi nghĩ không ra làm sao một cậu bé học lớp đệ nhị mới mười sáu tuổi ( *) lại có thể sử dụng từ ngữ điêu luyện dường ấy.Phải chăng đó là của trời cho và tác giả với tư cách là người sáng tạo vẫn nằm ngoài hệ thống với các mối liên hệ nghệ thuật : Người chủ xướng và người đọc cũng chỉ đóng vai trò tham dự mà thôi .
“Có những bài thơ tác giả là những nhà thơ lớn, ngôn ngữ thơ hàm súc đặc dị,chứng tỏ tác giả uyên bác và trí tuệ cao nhưng sao người đời lại không nhớ mà kỳ lạ bài thơ Xa cách của Châu Liêm tuy không có nhiều sáng tạo về mặt thi pháp nhưng chiều sâu của tiếp nhận thẩm mỹ được vượt qua được một độ lùi của thời gian chiếm lĩnh và tái tạo hình tượng ngôn từ trở thành hình tượng tâm tư trong lòng người đọc gây hiệu ứng tiếp nhận bền vững trong lòng tôi và bè bạn một thời, một đời…
Cái cực sướng nào rồi cũng nhanh chóng qua đi, tại sao cái cực sướng văn chương cứ đeo dai đeo dính chúng ta đến mãn đời là vậy.”
(Sông thơ, ngày 02 tháng 11 năm 2009)
Theo như anh vừa nhận định qua lời bình mà tôi vừa trích, vậy bài thơ “Xa Cách” này quả là một bài thơ hay hoặc rất hay, ít nữa đối với riêng anh, từ đó nên mới có “Bốn mươi năm mang mang hồi ức.” Do vậy, tôi mới nghĩ thơ cũ đâu phải bài nào cũng dở, phải không anh? Về phương diện thơ hay và thơ giá trị, là một người làm thơ rất lâu và với kinh nghiệm giảng dạy môn Việt văn hơn ba mươi lăm năm như anh cho biết cùng trong bài bình thơ này, xin anh chia sẻ thêm chi tiết nhỏ này mà tôi thắc mắc hoài nhưng không biết hỏi ai; đó là, theo anh thì khi nào bài thơ được gọi là hay và khi nào bài thơ được coi là có giá trị? Giữa bài thơ hay và bài thơ giá trị nó là một hay là hai bài thơ đó hoàn toàn khác nhau, thưa anh?
NHC:
Anh Hai Trầu quý mến!
Cái chi tiết nhỏ mà anh muốn được kiến giải không nhỏ một chút nào nếu không nói là vượt quá tầm suy nghĩ của những người cầm bút làng nhàng cỡ NHC. Nó đi vào định nghĩa cõi thơ của các bậc hàn lâm về mỹ học,thi pháp học ,về thời gian, không gian nghệ thuật, tính thời đại văn học, văn hóa một dân tộc các biện pháp nghệ thuật các trào lưu văn học,trường phái văn học khác nhau. Theo thiển ý của NHC thì thơ hay là thơ làm rung động lòng người bất kể nó được viết với phong cách nào. Có điều nó phụ thuộc vào từng thế hệ đối tượng với các khuynh hướng thưởng thức chứ không thể cào bằng mọi đối tượng tiếp nhận được.Vì thế mỗi trào lưu văn học đều có những đối tượng tiếp nhận thẩm mỹ khác nhau.
…
Source : DA MAU
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)