19/2/13

Tổ tiên nhà văn ấy trước kia ở đâu?

Người Buôn Gió
Mấy hôm rồi Tết bận bịu, có đọc được bài viết của nhà văn, phó giáo sư , tiến sĩ, sĩ quan quân đội hàm trung gì đó nói rằng - bỏ điều 4 là nguy hiểm đe doạ tồn vong của dân tộc.
Vậy điều 4 là điều gì mà quan trọng đến tồn vong của dân tộc thế. Nó liên quan đến mức độ nào?
Điều 4 này là điều 4 trong Hiến pháp, nó liên quan nhiều đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) vì nhắc đến vai trò của Đảng này.
Điều 4 ghi là ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Điều 4 này có trong Hiến pháp từ năm 1992 đến nay được hơn 20 năm, tính từ năm 1945 khi nắm quyền đến nay thì ĐCSVN lãnh đạo đất nước gần 70 năm.
Nhà văn trung tá quân đội, PGS, TS kia bằng lập luận theo ông ta gọi là có lý, có tình. Lý là Đảng Cộng sản (ĐCS) cướp được chính quyền từ chính quyền bù nhìn thân Pháp thì đương nhiên là phải được lãnh đạo đất nước. Tình của ông nêu ra là bấy lâu nay ĐCS của ông hy sinh bao xương máu, cho nên phải được đền đáp bằng việc nắm quyền ghi trong hiến pháp là điều tất nhiên.
Lập luận này thật phi lý và thật phản động.
Phản động ở chỗ, nói theo kiểu ấy thì đầy tính chợ búa, dạng như ai cướp được thì người ấy có quyền dùng. Chẳng cần là chính nghĩa chính ngheo gì cả. Mai này lỡ có thế lực xấu xa nào đó cướp được chính quyền tốt đẹp của ĐCS VN quang vinh, thì thế lực ấy nghiễm nhiên lại có quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam này, dù chúng xấu xa đủ tội như tham nhũng, độc tài, áp bức và bóc lột nhân dân, can tâm làm tay sai cho ngoại bang dâng đất đai, biển đảo. Như thế chúng cũng tự cho mình là chính nghĩa hơn ĐCSVN đầy chính nghĩa thực.
Rồi chưa kể trong khi cướp chính quyền do ĐCSVN quang vinh lãnh đạo, chúng bị an ninh ĐCS bắt bỏ tù, bị quân đội trung thành với ĐCS càn quét trấn áp khiến chúng thiệt hại vô số. Sau này chúng lại kể lể lý tình đau thương, mất mát như kiểu nhà văn này, thì nhân dân ta sẽ không thể biết được ĐCS VN ta trước kia quang minh, chính nghĩa nhường nào. Vì khi ấy chúng sẽ độc quyền tuyên truyền, dùng lương hưu làm mồi nhử cho những tên bồi bút phải vì miếng cơm, manh áo cúi đầu phục vụ cho chúng lừa mị nhân dân. Chúng xoá sạch những điều tốt đẹp của ĐCSVN vinh quang và thay thế bằng những điều vu không, bịp bợm. Thế thì chả công bằng cho ĐCSVN tí nào.
Lẽ ra nhà văn trung tá ấy phải nghĩ một cách lập luận nào cho nhân văn và bất biến hơn là một lập luận lý tình kiểu giang hồ đạo tặc ấy. Kiểu như ĐCS Việt Nam là hun đúc của dân tộc, là tinh hoa của đất nước. Nếu không để tinh hoa lãnh đạo thì rõ ràng dân tộc ấy suy vong. Như thế cũng còn có chút lý hơn và đúng đắn với quy luật sinh tồn hơn, vì dân tộc nào cũng cần phải có lớp người tinh hoa nhất lãnh đạo. Tức là để cho nhân dân tự đánh giá về vai trò lãnh đạo của gia cấp, triều đại nào và lựa chọn ,như thế mới nhân văn và trường tồn bất biến được.
Đáng tiếc là nhà văn quân đội lại kết luận đầy sơ hở ngay rằng- bỏ điều 4 là de doạ sự tồn vong của dân tộc.
Vậy trước khi có điều 4 quy định ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thì dân tộc Việt Nam này tồn tại đến ngày nay bởi điều gì. Mấy nghìn năm qua dựng nước, giữ nước qua bao nhiêu triều đại lãnh đạo, cầm quyền dân tộc Việt Nam này tồn hay vong.?
Không hiểu sao ông nhà văn này suy luận ngây thơ thế. Tổ tiên của nhân dân Việt Nam vẫn tồn tại từ xưa đến nay. Được mấy nghìn năm rồi lịch sử rành rành ra đó, bỗng hôm nay xuất hiện ông, phán câu xanh rờn là vậy. Hay là tổ tiên ông trước kia không ở trên mảnh đất Việt Nam này, không sống cùng dân tộc này. Mà mới cách đấy 20 năm, khi có điều 4 hiến pháp, gia đình ông mới từ đâu sang đây sinh sống. Cho nên ông chỉ biết đến quãng thời gian đó mà thôi.?
Nếu vậy xin ông gác bỏ mấy cái bằng PGS, TS để nghe thằng học chưa hết cấp 3 này nói.
- Dân tộc này khi chưa có điều 4 như hiện nay, đã tồn tại mèng nhất cũng 2 ngàn năm. Chả cần bằng cấp gì, chỉ cần thoát nạn mù chữ là biết được điều đó.
Nguồn: Người Buôn Gió Blog.

18/2/13

'Lẽ ra nhà nước phải tưởng niệm 17/2'

 
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh nói chính quyền đã quên những người ngã xuống chống xâm lược
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm Chủ nhật, 17/2/2013, Bấm Tướng Vĩnh cho rằng nhà nước "lẽ ra" phải đứng ra tưởng niệm các "đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh" nhưng ngược lại đã "không hề đoái hoài" trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh với người Pháp và người Mỹ.
Vị cựu Đại sứ cũng bình luận về sự kiện của đa số báo chí, truyền thông chính thức trong nước tỏ ra "im lặng" và cho rằng nhiều tờ báo Việt Nam có thể đã chịu sức ép từ sự "chỉ đạo" của các cơ quan lãnh đạo báo chí, truyền thông, với các tổng biên tập báo "sợ bị mất ghế" nếu đề cập sự kiện.
Tướng Vĩnh cũng bình luận về việc sách giáo khoa ở nhà trường phổ thông Việt Nam được cho là không phản ánh và đề cập cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản trong chương trình giáo dục, cũng như nhận xét về việc phải chăng chính quyền Việt Nam quan ngại Trung Quốc "mếch lòng" và "trừng phạt" nếu nhắc lại cuộc xung đột 34 năm về trước.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, vị tướng năm nay 98 tuổi tường thuật việc ông và một đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng bị lực lượng an ninh ngăn cản khi định dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm Chủ Nhật.
"Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của TQ"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh: Chúng tôi nhớ tới ngày 17/2/1979, Trung Quốc họ đánh chúng tôi. Họ đưa 60 vạn quân tới đánh, giết hại đồng bào tôi và tàn phá mấy tỉnh biên giới của chúng tôi. Chúng tôi nhớ ngày đó, chúng tôi thương tiếc các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong trận đánh đó. Chúng tôi có mấy người đến dâng hương ở Đài Liệt sỹ trên đường Hoàng Diệu. Nhưng rồi công an không cho chúng tôi vào.
Họ nói lý do này khác, rồi gọi điện thoại đi ở đâu không biết. Lúc họ nói vào cửa trước, lúc họ bảo vào cửa sau. Có lúc họ bảo vào 4 người thì được, 5 người không được. Loanh quanh, cuối cùng họ cấm không cho chúng tôi vào. Thì chúng tôi mấy người thương sót đồng bào và chiến sỹ hy sinh đó, chúng tôi đứng ở ngoài vái vái, rồi đi về thôi.
Chúng tôi rất tiếc, không hiểu tại làm sao đối với các liệt sỹ và đòng bào hy sinh mà người ta cấm chúng tôi không được viếng là thế nào. Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Đến bây giờ, ngày đó, chúng tôi tỏ lòng thương sót đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh, chúng tôi đến viếng một cách hòa bình, chúng tôi không làm gì cả, chúng tôi không hiểu vì sao lại cấm chúng tôi, không được vào viếng. Tôi không hiểu cấp trên nào mà lại vô cảm đến như thế.

'Sợ TQ mếch lòng?'

BBC: Thưa ông, hay có ai đó lo ngại những cuộc tưởng niệm như vậy có thể làm "kích động tính dân tộc chủ nghĩa" và làm cho Trung Quốc mếch lòng, rồi có thể dẫn tới trừng phạt họ?
Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội
Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đang 'vái vọng' sau khi bị an ninh ngăn cản không cho vào Đài tưởng niệm
Tướng Vĩnh: Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam thì Việt Nam làm. Việc gì phải sợ Trung Quốc không bằng lòng. Hay việc gì phải theo ý kiến của Trung Quốc.
BBC: Tại sao ở Việt Nam vẫn có những cuộc kỷ niệm Điện Biên Phủ, hay Điện Biên Phủ trên không, và gần đây là sự kiện Tết Mậu Thân 1968, trong khi Việt Nam vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Pháp hay Mỹ, mà sự kiện 17/2/1979 chính quyền lại im lặng và không có chủ trương kỷ niệm?
Tướng Vĩnh: Tôi cho việc ấy là một việc rất không bình thường. Nhưng muốn hỏi tại sao thì đề nghị các vị hỏi các nhà cầm quyền mới được.
BBC: Việc sách vở giáo khoa ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay có vẻ 'vắng bóng đề cập' cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979, việc ấy nếu có, thì có đúng không?

"Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh: Tôi cho là không đúng. Đáng nhẽ ra, nếu chúng ta kỷ nhiệm những ngày đánh với Mỹ, thắng Mỹ, hay ngày Mỹ ném bom B52, thì cũng đồng thời phải kỷ niệm những ngày mà nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, xâm lược chúng ta. Thế mới là công bằng. Tôi không hiểu được các nhà cầm quyền của chúng tôi nghĩ thế nào.
BBC: Khi cuộc chiến 1979 diễn ra và trong suốt thời gian hơn 10 năm, nhiều báo đài ở Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc Trung Quốc xâm lược VN trong giai đoạn đó, nhưng hôm 17/2 năm nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam im lặng, ông nghĩ thế nào?
Tướng Vĩnh: Khó nhận xét lắm, đó là chuyện rất khó hiểu. Còn các báo chí mà họ không dám đưa tin chắc đã bị các cơ quan phụ trách về tuyên truyền, truyền thông cấm đoán họ thế nào đó. Cho nên họ không dám làm.
Nếu họ làm, họ sẽ mất chức tổng biên tập, cho nên họ sợ, họ không dám làm. Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 13 năm từ năm 1974-1987. Những năm gần đây, ông thường xuyên phát biểu, gửi thư, góp ý công khai về nhiều vấn đề chính sách, chiến lược tới chính quyền, trong đó ông lên tiếng kiến nghị về các vụ việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, thay đổi Hiến pháp sao cho dân chủ và tự do thực sự v.v...

17/2/13

Nam Quốc Sơn Hà


Sáng nay (17/2/2013)  , ghé qua trang " Kí ức nhỏ " của một người  "quen biết cũ " ( cố tri ) vừa  có bài ngắn là " Kí ức lớn ". Không nói. ai cũng biết ngày này năm ấy (1979) , giặc phương Bắc (gọi đích danh thì là...giặc Tàu ) đánh vào biên giới phía bắc Việt Nam .
Ngày này thì nhân dân không bao giờ  quên nhưng nhiều người  "bên thắng cuộc " lại không muốn....nhớ ,và không thèm nhắc .
Buồn ơi...buồn ! Bonjour Tristesse !

Blog người quen cũ có trưng một bài đươc xem như là " Tuyên ngôn độc lập " đầu tiên của nước ta do tướng quân Lý Thường Kiệt  sai người tới ngôi đền thiêng thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) ở ngã ba Xà (nơi hợp lưu sông Cà Lồ, Như Nguyệt) nơi gần đại bản doanh Triệu Tiết, tựa như thần nhân đọc vang lên bài thơ mắng giặc:

Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư (*)
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

  Nay, con cháu đành  phải xin lỗi Cụ Lý tướng quân mà thưa rằng :

Cái "dũng"  ngày xưa đã hỏng rồi
Mười người "thắng cuộc " , chín thằng  "hôi"(**)

(   Xin lỗi cụ Tú  thành Nam !)

đành ngó  thời cuộc , mượn thơ Lý tướng quân ,   mà than rằng :  


Nam Quốc  Sơn Hà Nam đế cư

  Đất Nam  ,  "  Bắc Cụ  " (***)  giữ khư khư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

( Nam đế )
 ngậm phải.....hòn ...than .... ự .. ứ ...ư !

Post Scriptum : Một lần nữa xin lỗi Cụ Lý Thái Úy  ! Mong sớm có ngày " Nam đế " nhả được  hòn than /quả "bồ hòn "   để  dân Việt lại ....hiên ngang ngâm lại bài "thơ thần " của Cụ.

Kính.  
Đám cháu ,chắt ,chít còn biết liêm sĩ , đạo lý của Cụ 

Nhân ngày kỷ niệm liệt sỹ , đồng bào đã hy sinh  trong đợt  giặc Bắc triều ( Bắc Cụ ) đánh phá biên giới phía bắc VN  17/2/1997-17/2/2013
------------------


(*) : Bản chữ Hán :

( Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - Được coi là
Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt )

Tạm dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
------

(**)   Hôi:  Hôi... hám , hôi của , hôi.... các loại  !!!

(***) : Bắc Cụ  : Cụ...ở phương Bắc , Cụ...Tàu  ( tránh gọi là " giặc Tàu" , hay thằng Tàu , theo chủ trương "lớn "  của NN ta !!!)

16/2/13

xuân phai



xuân phai  

Tặng  mùa xuân phai , và một   tri âm .THD.


Đang là   mùa xuân

sương    sa    quạnh quẽ

trên cánh hoa tàn 

tình xuân vừa trao

sao   hoa  vội   héo



hình như mùa xuân

vẫn  còn khoe sắc

mà sao hoa  phai

để hồn sương lạnh    


ai người qua đây

 như giọt sương trời

đậu nhành mai rụng

( hình như tiền kiếp
ta từng qua đây
có lẽ ngày sau
hồn còn trở lại )

ta ngắm giọt sương

trên cánh hoa tàn

như mảnh  đời ta

rơi trong cõi thế  

như giọt xuân phai
 
như   trầm     hương     lạnh

tranhodung. washington.17.2.2013 

DU TỬ


                                         Trần Hồ Dũng


Nửa đời lạc bước , thân du tử

giong ruổi  đường xa gió bụi mờ

Giang hồ tay trắng không về nữa

Để Mẹ buồn trông mây trắng bay

*

Gió lạnh hay lòng ta đang lạnh

Lửa nào sưởi ấm hồn ta đây

Đường trần nào biết ai tri kỷ

Đành bạn thông reo với gió ngàn



Sông đã xuôi dòng ra biển khơi

Mình ta còn lạc bước chơi vơi

Tựa lưng vách đá linh hồn mỏi

Giấc mộng phù sinh chợt tỉnh rồi


Một mình một bóng dưới sao khuya

Ra đi là biết cuộc chia lìa

Nghe gió thổi sầu lên vách đá

Như lời nhắn gọi của thiên thu



Mây vẫn muôn đời trôi viễn phương

Còn ta ngồi tiếc mộng trùng dương

Chao ôi bờ bến còn xa quá

Ngửa mặt cười khan dẫu lệ trào


THD . 1984
Ngày giã từ Đà Nẵng .

15/2/13

thèm xưa

Image



Nguyễn Tôn Nhan ( 1948-2011)


thèm xưa
                    Nguyễn Tôn Nhan 


rơi đi mảnh trăng xưa đầu núi

kêu thương chim chóc ở đâu xa

chút gì khói sương sao tàn vội

mong manh cành nhánh trước hiên nhà



lặng im những hồn ai ngoài ấy

bến sông nghe gẫy một dây cầm

rượu rót nửa say men đã dậy

ca cuồng không áp nổi sầu câm



rơi rồi mảnh trăng thơ dại cũ

gẫy rồi giây nguyệt bến sông lưa

bốc lên mùi tanh tao cỏ mộ

chôn đi chưa hết những thèm xưa.