15/2/14

"Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung"

    "Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung"


Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)

Trọng Thành

Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 16/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Luật sư Trần Quốc Thuận là một trong những người ký tên vào "Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía bắc nước ta 17.2.1979", được công bố cách đây ít hôm.

RFI : Thưa Luật sư, còn hai ngày nữa là dịp 35 năm ngày xẩy ra một sự biến đặc biệt trong lịch sử Việt Nam : cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Được biết Luật sư là người ký tên vào « Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc… », Luật sư có thể cho biết vì sao Luật sư lại tham gia vào « Lời kêu gọi… » này ?
LS Trần Quốc Thuận : Ngay tên của « Lời kêu gọi… » đã nói lên lý do tại sao tôi tham gia. Vì tôi ủng hộ hoàn toàn nội dung này. Đối với dân tộc Việt Nam thì hàng ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ cúi đầu với kẻ thù. Có lần tụt lùi, thì mất nước mình thấy rồi. Trước kia thì có lần chần chừ. Nhưng mà Việt Nam vững vàng lên thì không bao giờ bị mất nước. Lịch sử đã dậy cho một bài học như thế.
Còn bây giờ, có gì mà phải khiếp sợ trước Trung Quốc thế ? Dù thế nào thì Việt Nam cũng đã đọ súng với Trung Quốc năm 1979 rồi. Cho nên, thật sự là Việt Nam nên có sự sòng phẳng. Nhiều người đã trả lời trên đài báo, đã nói rất rõ : Quan hệ chiến lược, quan hệ toàn diện đó là chuyện quan hệ từ đây trở đi. Còn lịch sử vẫn là lịch sử, chứ làm gì xóa nhòa được lịch sử. Xóa nhòa lịch sử là bưng bít, mà làm như vậy là để lại một góc khuất trong lịch sử. Mà người ta tô lên, thì đó là vết nhục trước sự bành trướng của Đại Hán. Cái đó bất cứ người Việt Nam nào cũng không hài lòng. Đảng Cộng sản tự hào rằng, « nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng hoặc theo đảng để làm cách mạng », nhưng thực sự theo đảng làm cách mạng, bởi vì đảng yêu nước kia, đảng đánh ngoại xâm kia, đảng giành độc lập kia, còn đảng cúi đầu thì ai theo ? Cho nên, nếu đảng Cộng sản Việt Nam mà không giữ ngọn cờ yêu nước, ngọn cờ bất khuất, thì liệu cái tính chính danh của đảng có còn hay không ?
RFI : Theo Luật sư, chính quyền Việt Nam sẽ có phản ứng ra sao trước các cuộc tưởng niệm sẽ có thể được tổ chức trong ngày mai hoặc ngày mốt ?
LS Trần Quốc Thuận : Cách đây vài tháng, tôi cũng gặp một số người lãnh đạo cao nhất của đất nước này, tôi cũng đặt vấn đề : Năm nay là kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm và 35 năm chiến tranh biên giới, thì Việt Nam phải làm thế nào, chớ không người dân họ không chấp nhận đâu !
Cứ giấu diếm như thế, cái thỏa thuận ngầm của hội nghị của Hội nghị Thành Đô 1992 (Luật sư Trần Quốc Thuận muốn nói đến Hội nghị Thành Đô 1990). Vì ai cũng đặt vấn đề đó. Đó là một vết nhơ.
Có phải chăng là bước ngoặt đó cho thấy rằng đảng Cộng sản coi đảng cao hơn là dân tộc không, độc lập dân tộc không ? Mà nếu coi đảng cao hơn độc lập dân tộc, thì sinh mạng của đảng hãy coi chừng !
Dân tộc này chỉ đi theo đảng vì đảng bảo vệ cái độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chứ không bao giờ đi theo những kẻ quy phục ngoại bang, mà nhất là quy phục cúi đầu trước Trung Quốc cả.
Và những người lãnh đạo đó cũng nói với tôi là phải kỷ niệm chứ ! Mà mình kỷ niệm mà làm sao không ảnh hưởng được lòng dân mà không ảnh hưởng đến ngoại giao. Sau đó, tôi cũng hỏi một người nữa, cũng cấp cao nữa trong B.C.T. (Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam), nói là sẽ tổ chức đi thăm viếng mồ mả, tôn vinh mồ mả cho anh em…
Bước đến năm 2014, Việt Nam có một số sự kiện nổi lên, đó là Hiến pháp 2013 về nhân quyền, rồi sự kiện 40 năm Hoàng Sa, rồi sự kiện thứ ba là thông điệp của Thủ tướng, rồi sự kiện thứ tư là cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào cao điểm. Đây là thử thách của « dân chủ », « công khai », « minh bạch », thử thách của chế độ, rất là khắc nghiệt, để xem sự lèo lái ở trên sẽ là thế nào.
Câu trả lời không đơn giản ! Bởi vì, chúng tôi tự hào là dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất nhạy bén về chính trị, rất khôn ngoan về chính trị. Vì vậy, cho nên Việt Nam mới có « chiến tranh nhân dân », ít nước trên thế giới có « chiến tranh nhân dân » lắm, chỉ chiến tranh du kích thôi. Chiến tranh nhân dân là mọi người dân đều sẽ đánh giặc, vì họ yêu nước thật sự, thì họ mới dám đánh giặc, mới dám xả thân. Lịch sử đã cho thấy như thế.
RFI : Như Luật sư cho biết, thì như vậy chính quyền cũng có xu hướng nhìn nhận các thực tế của cuộc chiến 17-2-1979, có phải không ?
LS Trần Quốc Thuận : Về cái đó, thì nhìn thấy có dấu hiệu chuyển biến rõ. Có những chương trình ca nhạc, thơ ca, từ Điện Biên Phủ, Hoàng Sa, Trường Sa và Chiến tranh Biên giới, những chương trình như thế rất hay, họ kết hợp như thế những chiến thắng đó là những chiến thắng gần đây tạo nên cái vẻ vang của dân tộc này. Làm thơ ca, thì đây cũng là dịp dân tộc Việt Nam được thể hiện.
Nhưng không biết có thể hiện được cái tầm không. Bởi vì người ta phản ứng mạnh mẽ nhất, là bởi vì năm ngoái 2013, bên phía biên giới bên kia, các cựu binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới, tổ chức duyệt binh rầm rộ, xây đài tưởng niệm này kia,… còn Việt Nam thì im re. Nên sau đó, nhiều người đặt vấn đề chất vấn. Kể cả trước Quốc hội cũng đặt vấn đề chất vấn chuyện đó.
Có lần trong một hội nghị nhiều lãnh đạo, tôi cũng nói rồi, bây giờ đi (ra đường) người ta vẽ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, nhưng trước đây ai mặc áo « Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam », rồi chống đường 9 đoạn – « No-U » thì bị bắt. Tôi đã nói với các đồng chí lãnh đạo, các vị lãnh đạo đó : « Đã đến lúc các anh phải thả những người bị bắt vì nói chuyện đó ! ». « Điếu Cày » chẳng hạn và nhiều anh em khác. Mời họ về cái hội trường này, tổ chức linh đình ăn uống, rồi nâng ly lên và xin lỗi : « Các anh đã đánh thức những con người ngủ mê và bây giờ chúng tôi cũng bắt đầu thấy mình được biên cương tổ quốc phải giữ, chứ không giữ thì không còn cái gì ! ». Phản bội lại tiền đồ của dân tộc là không thể chấp nhận được, tôi cũng nói thẳng trước các hội nghị lớn của thành phố là như thế. Các ông lãnh đạo lớn ngồi đó, thì thấy họ làm thinh.
Đã đến lúc phải tuyên dương mấy người blogger đó lên, chứ không phải giữ người ta trong tù. Cái đó cũng không trái với Hiến pháp 2013. Đó cũng là vấn đề đáng suy nghĩ.
RFI : Về phía chính quyền, thì dường như cho đến giờ chưa có thông báo chính thức gì về hình thức tưởng niệm ?
LS Trần Quốc Thuận : Tôi đã nghỉ nhiều năm rồi, nên tôi cũng không nắm được đã có thông báo, có chủ trương gì chưa, đưa tin gì chưa. Nhưng thông qua hệ thống phát thanh truyền hình, tôi cũng thấy có một số chương trình ca nhạc làm nó cũng xập xòa, xập xoạng như thế, nó không chính danh. Đó là cái điều không thể chấp nhận được.
Phải có một cuộc mít tinh thật sự, cuộc mít tinh lớn để lên án và ghi nhớ, như các cuộc mít tinh 30-4, 1-5, ngày Quốc khánh, mít tinh chiến thắng Điện Biên Phủ với thực dân Pháp. Mà Việt Nam cũng quan hệ chiến lược với Pháp, với Mỹ, thì quan hệ mình vẫn quan hệ, kỷ niệm vẫn cứ kỷ niệm thì sao ?!
Trên đài báo ra rả tuyên truyền tội ác của Mỹ và tay sai thế này, thế kia, còn tội ác của Trung Quốc thì đầy rẫy, thấm máu, mà cũng không có một lời nào được lặp lại cả. Năm 1979, trên đài, báo Nhân dân cũng viết đầy đủ hết, bây giờ lại đem dấu đi hết.
Hôm trước, tôi cũng gặp một vị lãnh đạo thuộc hàng cao nhất của đất nước. Xin lỗi là tôi cũng lớn tiếng quát lại. (Người đó bảo) « Nói như thế là khiêu khích ! ». Tôi bảo : « Không phải là khiêu khích, mà nói như thế để thấy Việt Nam đứng thẳng người, chứ không phải cúi gục xuống như quý vị ! ». Tôi đã nói thẳng như thế. Dân tộc Việt Nam này không có cúi đầu đâu, họ đứng thẳng. Còn anh nào cúi đầu, thì liệu anh ấy còn đứng ở đó hay không ? Thì phải tính.
RFI : Về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính quyền lại có thái độ không minh bạch và che dấu như vậy ?
LS Trần Quốc Thuận : Lý giải lớn nhất là bí mật của Hội nghị Thành Đô đến bây giờ cũng chưa công khai ra, tuy rằng một số hồi ký cũng đặt vấn đề đó ra. Người ta cho rằng : "Chính hội nghị Thành Đô !" Thái độ của những người bây giờ (tức nhiều người lãnh đạo – ndr) là muốn tiếp tục để mà cầm quyền, để tiếp tục cai trị, chứ không phải phục vụ nhân dân, dân tộc, đất nước này. Nếu phục vụ dân tộc, đất nước thì phải đứng thẳng người lên chứ, sao lại cà rục, cà rục như thế ?!
Mình biết đấy, trước đây Tự Đức cứ ký nhường nhường rồi mất nước. Cứ lùi là mất nước. Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm chứng minh điều đó. Đứng thẳng lên là nhân dân người ta ủng hộ.
Mà nhân dân Việt Nam có sợ hy sinh đâu ? Họ rất sẵn sàng. Nhưng mà có những người đứng cản đường, không cho họ hy sinh. Thì không biết liệu nhân dân có chấp nhận họ hay không ? Tôi nghĩ là không chấp nhận đâu.
RFI : Điều Luật sư nói, nếu diễn tả một cách khác, có phải là việc chính quyền có một thái độ không rõ ràng như vậy (với chiến tranh biên giới 1979) là do muốn dựa vào Bắc Kinh để duy trì chế độ như hiện nay ?
LS Trần Quốc Thuận : Nếu mình suy thế này thế kia, thì có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng bây giờ đề nghị đảng phải công khai, công bố cam kết tại Hội nghị Thành Đô là cái gì ? Tại sao Việt Nam phải cam kết chuyện đó ?
Việt Nam bây giờ khác rồi, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ chiến lược hợp tác toàn diện với năm nước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và mười mấy nước khác nữa…
Đã đến lúc không còn giấu cái đấy nữa ! Một cách công khai. Công khai mà cũng nói thẳng rằng : Tôi với anh tuy rằng đồng chế độ, nhưng mà anh thì thái độ như thế, còn Việt Nam, dân tộc này không bao giờ để một tấc đấc, một sải nước cho kẻ ngoại xâm chiếm được. Người Việt Nam sẵn sàng xả thân, ông cha đã dậy điều đó, người Việt Nam bây giờ cũng cam kết điều đó. Cho nên, tất cả những chuyện gì liên quan đến cái đó, chúng tôi phải nói - có thể là – cho « các đồng chí biết ». Chắc « các đồng chí » cũng đọc lịch sử Việt Nam với Trung Quốc rồi.
RFI : Cam kết tại Hội nghị Thành Đô là cam kết bằng chữ viết hay chỉ là cam kết bằng miệng và bằng thái độ ngầm hiểu ?
LS Trần Quốc Thuận : Bây giờ, cho dù cam kết gì đi nữa, thì cũng phải công bố. Đòi hỏi của chúng tôi, của những người chúng tôi biết, là như thế. Cho dù cam kết bằng gì chăng nữa. Nhưng tôi nghĩ chắc là cam kết bằng giấy. Tôi nhớ là (nhà báo) Huy Đức đã nói rằng bác Phạm Văn Đồng bảo chúng ta đã bị lừa. Tất cả những chuyện đó cũng là nói qua, nói lại thôi. Lịch sử thì phải có bằng chứng.
Đã đến lúc phải đòi hỏi đảng Cộng sản này bạch hóa ra. Nếu không bạch hóa ra, thì người ta nói rằng đảng Cộng sản này chỉ yêu cái đảng này thôi, chứ có yêu nước đâu. Cho nên người ta nói rằng, những gì không bạch hóa là mảnh đất phong phú cho người ta nói đủ thứ chuyện, kể cả xuyên tạc. Người ta nói đủ thứ chuyện thì cũng ráng chịu thôi. (Nếu không muốn thì) anh cứ công khai ra ! Ví dụ như, trong lúc đó, thế này, thế kia, tôi phải thế này, thế kia, nhưng bây giờ… ( ?). Không phải nói như vậy là Trung Quốc nó xua quân nó chiếm đất nước này. Không dễ đâu ! (…).
Mỗi người đều nghĩ, như chúng tôi đều nghĩ : Nếu cái đảng này còn yêu nước, thì phải kỷ niệm 35 năm ngày chiến tranh biên giới một cách đường hoàng. Nếu như cái đảng này mà đã phai mờ, không nắm vững ngọn cờ yêu nước, thì đó là cái điều thất vọng và đừng có mong rằng những người yêu nước tiếp tục ủng hộ đảng.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, Luật sư có thêm chia sẻ gì không ?
LS Trần Quốc Thuận : Niềm chia sẻ của tôi đó là đồng bào trong nước và cả nước phải sát cánh cùng nhau với nhà cầm quyền, với đảng này để thực hiện đầy đủ những điều đã ghi trong Hiến pháp 2013, nhất là vấn đề đấu tranh vì nhân quyền, nhất là vấn đề đấu tranh chống tham nhũng một mất, một còn, rồi vấn đề công khai minh bạch. Những vấn đề đó là phải nên sát cánh.
Và tôi cho rằng đã đến lúc phải nên đưa ra những giải pháp mang tính cách xây dựng. Đồng bào một số người, kể cả trong nước và nước ngoài, họ hay dùng (một số) cái chữ không hay gì, « chửi rủa » nhau… Cái đó không nên. Đến lúc tiếp tục phải nêu những kiến nghị, giải pháp, để coi sự tiến lên của chế độ này nó như thế nào, phải có lối ra… Mình cho nói. Bây giờ được nói rồi. Ít ra được nói trên mạng.
(…) Cứ nói thẳng là « Anh làm thế này là sai, hứa mà không thực hiện », « anh phải thực hiện ! ». Ví dụ thông điệp của Thủ tướng nói là dân chủ, công khai, minh bạch, yêu cầu đầu tiên nhất, ông nên công khai minh bạch tài sản của ông đi, của vợ con ông đi, của các con trong gia đình ông đi. Đó là con đường công khai minh bạch mà tổng thống các nước Nhật, Hàn Quốc xung quanh đây đều phải làm cả, trên thế giới các nước văn minh đều làm cả. Thì Việt Nam cũng phải làm. Mình phải đòi hỏi như thế.
Cũng như là Hiến pháp nói nhân quyền, thì bây giờ tự do báo chí, báo chí tư nhân, cho tự do biểu tình đi… Tất cả những cái đó phải có luật liền đi. Không thể có những cái gọi là treo, những lời hứa treo, thông điệp treo để tô vẽ hình bóng của mình cho nó sáng sủa.
Cho nên tôi muốn đòi hỏi là tất cả những người đã lên tiếng được, thì nên đòi hỏi những người lên tiếng thực hiện các cam kết của mình, nhất là những cam kết trong Hiến pháp.
RFI xin cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

Source : RFI



Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc


Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
Các nhóm dân sự độc lập trong và ngoài nước kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam đã gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam. Cho tới nay vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam và Hà Nội cũng chưa chính thức tưởng niệm sự kiện lịch sử nhuốm đầy xương máu này. 

Đánh dấu 35 năm cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc, hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu...ngày 12/2 công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.

Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.’

Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.
Các nhân sĩ-trí thức Việt Nam nói sẽ ‘hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là giữ gìn đại cục, chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.’

Nhóm nhân sĩ trí thức đề nghị nhà nước Việt Nam chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới 1979 bằng nhiều hình thức, trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng-liệt sĩ đã hy sinh, và lấy ngày 17/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm ‘cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.’

Cùng lúc đó, nhóm hoạt động phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông với tên gọi ‘NO-U Hà Nội’ ra thông báo kêu gọi mọi người đến tham gia Lễ Kỷ niệm Ngày Biên giới Việt Nam để tri ân những liệt sĩ hy sinh bảo vệ đất nước trước ngoại xâm Trung Quốc. 

Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.
Lễ Kỷ niệm dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng chủ nhật, 16/2, tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Gươm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một thành viên tích cực của NO-U Hà Nội, cho biết thêm chi tiết:

“NO-U Hà Nội chúng tôi tổ chức sự kiện này để dâng hương, dâng hoa, đọc những lời tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc. Tùy theo tình hình, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động khác, còn chờ xem thái độ của chính quyền và sự ngăn trở của họ ra sao.”

Buổi tưởng niệm tương tự đúng ngày này năm ngoái ở Hà Nội đã gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền địa phương. Anh Thắng nói những sự cản trở như vậy không hề làm cho việc tổ chức sự kiện này thất bại, vì:

“Chúng tôi không nghĩ rằng việc tổ chức trọn vẹn buổi lễ là thành công vì tất cả các hoạt động của chúng tôi là nhằm tưởng niệm các liệt sĩ và kêu gọi sự quan tâm của tất cả quần chúng nhân dân đến các vấn đề của đất nước. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.”

NO-U Hà Nội kêu gọi chính quyền và các lực lượng an ninh của nhà nước bảo đảm an toàn cho buổi lễ, không tổ chức hát hò, vui chơi thể thao và thi công trong khu vực quanh Hồ Gươm cũng như không gây khó dễ cho những người tham gia Lễ Kỷ niệm này.

Anh Nguyễn Lân Thắng tiếp lời:

“Nếu như họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm, ném mắm tôm, cắt đá, hay dùng loa phá rối sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.”

Cùng lúc đó, cộng đồng người Việt tại Philippines cũng ra thông báo kêu gọi đồng hương đang sinh sống, học tập, và làm việc ở Manila tham gia buổi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới 1979 được tổ chức trước đại sứ quán Trung Quốc.

Nếu họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm...sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.
Ban tổ chức cho biết các sinh hoạt tưởng niệm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày 17/2 sẽ bao gồm thắp nến, cầu nguyện, hát quốc ca, kêu gọi gìn giữ hòa bình, và lên án tội ác chiến tranh.

Cuối năm ngoái, báo chí nhà nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo chính phủ Việt Nam sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm cuộc hải chiến Việt-Trung ở Hoàng Sa (19/1/1974) và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ở phía Bắc (17/2/1979).

Tờ Thanh Niên trích phát biểu của ông Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử rằng: ‘Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định’, ‘chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm’.

Bản tin này sau đó đã bị gỡ xuống và hầu như tất cả báo chí trong nước đều ngưng đưa tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 một hôm trước ngày tưởng niệm 19/1.
Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc
Chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân ‘Hướng về Hoàng Sa’ dự kiến diễn ra tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) cũng bị hủy vào giờ chót với lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, rằng ‘do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo’.

VOA

Tuyết tiếp tục rơi ở miền đông nước Mỹ

VOA

Tuyết tiếp tục rơi ở miền đông nước Mỹ

Feb 14 2014
Cư dân giúp đẩy một chiếc xe bị kẹt trong tuyết tại thị trấn Bethlehem, bang Pennsylvania, ngày 13/2/2014.
Cư dân giúp đẩy một chiếc xe bị kẹt trong tuyết tại thị trấn Bethlehem, bang Pennsylvania, ngày 13/2/2014.14.02.2014
Ðợt bão bão tuyết mới nhất dự kiến sẽ tràn qua miền đông nước Mỹ vào thứ Sáu hôm nay và thứ Bảy, sau khi trận tuyết lớn nhất từ nhiều năm nay đổ xuống trong một mùa đông cực kỳ khắc nghiệt.

Các trận bão tuyết mới nhất được dự báo vào lúc hàng triệu người đang chật vật đào bới lớp tuyết dầy đã bao phủ một phần ba miền đông nước Mỹ.

Một triệu người ở miền nam sống trong bóng tối sau khi băng đá phủ đầy trên cây và làm đứt các đường dây điện.

Ít nhất 18 người thiệt mạng, trong đó có một phụ nữ mang thai bị một chiếc xe ủi tuyết tông phải. Đứa con của bà đã chào đời nhưng đang trong tình trạng nguy kịch.

Trận bão ụp vào miền đông nam hôm thứ Tư và di chuyển theo bờ biển Đại Tây Dương hôm thứ Năm lên tới vùng New England miền đông bắc Hoa Kỳ.

Hơn 30 centimet tuyết rơi ở nhiều nơi tại miền trung Đại Tây Dương, khiến chính quyền liên bang và nhiều trường học phải đóng cửa, và hằng ngàn chuyến bay không cất cánh được. Dịch vụ xe buýt tại Washington cũng bị hủy bỏ.

Một số cư dân dường như nhất quyết tận hưởng ngày nghỉ bất ngờ. Một số cư dân Washington đã đổ vào trung tâm thành phố ở Quảng trường Quốc Gia ở Washington – một sân cỏ rộng lớn – để trượt tuyết hoặc đắp tượng trong tuyết.

Thời tiết mùa đông năm nay ở Mỹ khắc nghiệt một cách bất thường, với những đợt lạnh gây chết người ở vùng Trung Tây, những cơn bão băng hiếm thấy ở miền Nam, và những trận tuyết lớn nhất trong vòng nhiều năm ở miền Đông.

Source : VOA

-------------------------------------

More Snow Predicted for Eastern US

VOA News
The last of a wave of snowstorms is expected to pass through the eastern United States Friday and Saturday, after the biggest snowfall yet in an exceptionally harsh winter.

The last snowstorms were predicted as millions of people struggled to dig out of heavy snow that blanketed the eastern third of the country.  A million people in the South were in the dark after ice coated trees and snapped power lines.

At least 18 deaths were attributed to the storm, including that of a pregnant woman whose car was hit by a snowplow. Her baby was delivered in critical condition.

The storm hit the southeast Wednesday and moved up the Atlantic coast Thursday into New England in the northeastern U.S. More than 30 centimeters of snow fell on parts of the the mid-Atlantic, closing down the federal government and schools, and grounding thousands of flights.

Meanwhile, U.S. President Barack Obama visits Fresno, California, Friday to check on the state of an ongoing drought there. He is scheduled to meet with local officials and farmers, as well as other stakeholders affected by the drought to learn about its effects on local agriculture.

Also during his visit, the president is to announce new measures to provide relief to those suffering from the drought. The measures include $100 million in disaster assistance for livestock owners, $15 million in targeted conservation assistance, and $60 million in aid for food banks.

VOA


---------------------


Bữa quốc yến ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt


15-02-2014

Bữa quốc yến ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt

Đào Tuấn

Người Việt, giờ không thể nhớ tới một thương hiệu rượu Việt nào cho ra hồn. Trừ rượu nếp “Hà Nội 29” 

Thực đơn “Quốc yến” mà Tổng thống Mỹ, đất nước giàu nhất thế giới chiêu đãi thượng khách, cũng là đồng minh chiến lược, đã được tiết lộ tràn ngập trên báo chí vào ngày hôm qua.


Món trứng cá muối, từ loại cá nuôi ở các cửa sông của bang Illinois; Trứng chim cút bang Pennsylvania. Món sa lát mang cái tên mỹ miều “Khu vườn Mùa đông” được lấy từ “rau vườn nhà” của đệ nhất phu nhân.

Món chính bao gồm sườn bò được mang tới từ một trang trại của gia đình tổng thống ở Colorado, ăn kèm với khoai tây chiên tới từ Vermont.

Kem vani có nguồn gốc từ bang Pennsylvania; kẹo bông rắc vỏ cam, kẹo mềm làm từ siro của cây phong ở bang Vermont. Và rượu trong quốc yến là loại được đặt từ từ California và Vigirnia, nơi vị khách được chiêu đãi, Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa tới thăm.

Sở dĩ phải liệt kê dài dòng tất cả các món ăn trong bữa tiệc, là để nhấn mạnh nguồn gốc nội địa của tất cả các loại thực phẩm cho một bữa tiệc nhà nước. Và không ngẫu nhiên, khi “đọc vị” thực đơn, khối anh nông dân Mỹ có thể cười phá lên rằng “Quốc yến cũng thường thôi”, hoặc tự tin hơn, hoàn toàn có thể ngỏ lời mời khánh tới dự một “quốc yến” tại gia với các loại sơn hào hải vị thậm chí còn hoành tráng hơn cả Nhà Trắng.

Nói đến chai rượu “Quốc yến” chỉ có giá 30 USD lại nhớ đến chai vang Đà Lạt.

Hồi hội nghị APEC diễn ra năm 2006, nông dân Đà Lạt đã sướng đến tê người khi Thủ tướng Chính phủ chọn vang Đà Lạt làm thức uống chính thức chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia. Quyết định ấy bấy giờ gây cảm hứng đến mức có người “thổn thức lên mây xanh”, rằng “Cũng là đồ uống, vang Đà Lạt chất lượng cao thì có cơ may tồn tại và phát triển, còn nếu đi vào con đường “làm theo” ra vang Bordeaux hay vang California thì có bỏ công của ra gấp 5 10 lần nhưng sản phẩm chính quốc sẽ vẫn mãi mãi tụt hậu, phá sản cầm chắc trong tay”.

Nhưng sau 7-8 năm, điều gì đang xảy ra? Vang Pháp đang thống lĩnh toàn bộ thị phần rượu vang. Sau vang Pháp, hồi tháng 11 năm ngoái, một báo cáo cho biết vang Úc cũng len chân vào thị phần ít ỏi còn sót lại với 15% thị phần.

Vấn đề đã có từ trước vẫn tồn tại sau đó: Người Việt hầu như không “tự hào hàng Việt” trong thực tế.
Không chỉ rượu vang, giờ đến lượt bò Úc cũng được nhập nguyên con, đàn áp không thương tiếc bò Việt trên thị trường với giá bán không chênh lệch bao nhiêu. Rồi sau bò, đến lượt lô 600 con trâu đầu tiên vào Việt Nam. Ngay cả đến “café số 1 thế giới” giờ cũng tủi phận “ẩn nấp” trong cái bóng nước ngoài.

Tuần trước BBC vừa làm một phóng sự điều tra cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này. Nhưng xem phóng sự, không ai mừng cả khi đằng sau đó là một sự thật mà có người gọi là “đắng hơn café”. Ấy là “khi tiêu thụ tại Anh thì cà phê Việt Nam đã được pha chế qua bàn tay của các nhà sản xuất Brazil. Nghĩa là nó đã khoác một cái vỏ bọc là cà phê Brazil và hầu hết người uống cà phê ở Anh vẫn tin đó là cà phê Brazil”.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chờ phía trước với việc cánh cửa bảo hộ phải mở toang. Vang Đà Lạt sẽ ra sao khi những chai rượu vang Cali, có mặt trong Quốc yến của Tổng thống Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam khi thuế xuất trở về 0%?

Tất nhiên không thể đổ hết trách nhiệm lên người tiêu dùng khi giờ đây họ không thể nhớ tới một thương hiệu rượu Việt nào cho ra hồn. Trừ rượu nếp “Hà Nội 29”.


'TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ'


'TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ'

BBC       Cập nhật: 12:33 GMT - thứ bảy, 15 tháng 2, 2014  


Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter trong một buổi lễ vào tháng 01/1979
Nhân tròn 35 năm cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) nhìn lại sự kiện từ góc độ một nhà ngoại giao khi đó đang có mặt ở Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/2, ông cho biết chi tiết những gì đã xảy ra với Tòa đại sứ Việt Nam và các nhân viên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến hôm 17/2/1979.
"Lúc bấy giờ thì mọi hoạt động ngoại giao đều bị đình chỉ, dù chưa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao," ông nói.
"Khi đó sứ quán chúng tôi bị họ vây, cán bộ đi ra ngoài thì bị theo dõi."
"Nhiều khi họ gây trở ngại, nói xe chúng tôi là đi trái pháp luật, nhưng thật ra thì không phải là trái pháp luật mà là họ cố ý làm chậm trễ việc tôi đi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao khác."

Tuyên truyền cho chiến tranh

Ông cho biết trước khi cuộc chiến xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có mâu thuẫn xung quanh vấn đề người Hoa và phía Trung Quốc đã tuyên truyền là "Việt Nam xua đuổi người Hoa".
"Họ nói họ phải đưa hai tàu vào TP.HCM và Hải Phòng để đón cái gọi là 'nạn kiều' của họ," ông nói.
"Khi Campuchia đánh phía Tây Nam Việt Nam, chúng tôi đánh lại, thì họ tuyên truyền là chúng tôi xâm lược Campuchia."
Tuy nhiên ông Vĩnh cũng nói khi đó, báo chí Trung Quốc không hề đả động đến hành động diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ.
"Lúc bấy giờ mấy sư đoàn của Pol Pot là do Trung Quốc trang bị. Họ trang bị cho đồng minh của họ để xúi Pol Pot đưa quân đánh phía Tây Nam Việt Nam".
Ông Vĩnh cũng nói nội bộ lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã nhất trí hoàn toàn về việc tiến công qua biên giới Campuchia.

'Không chuẩn bị'

"Chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì"
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Thiếu tướng Vĩnh cho hay "khi biết được Trung Quốc đang làm một số đường dẫn ra biên giới thì tôi hiểu là họ đang có ý đồ muốn tạo thành một gọng kìm từ phía Bắc với đồng minh Campuchia của họ ở phía Nam."
"Thế nhưng tôi không biết chính xác khi nào là họ sẽ đánh."
Ông cũng cho biết phía Việt Nam "thực sự đã không chuẩn bị gì" cho cuộc tấn công của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của BBC về sự hỗ trợ của Liên Xô thời bấy giờ đối với Việt Nam trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc, ông Vĩnh cho biết:
"Mặc dù trước đó đồng chí Lê Duẩn có ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô rồi, nhưng khi Trung Quốc đánh thì không có sự tương trợ nào từ Liên Xô cả."
"Khi đó chủ lực của chúng tôi chủ yếu ở phía Nam, phía Bắc thì chỉ có hai sư đoàn địa phương ghép lại để đánh lại với 60 vạn quân Trung Quốc thôi."
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định "phía chúng tôi thì cũng không có bất mãn nào" đối với Liên Xô.
"Lúc bấy giờ chỉ có bộ đội biên giới chúng tôi đánh lại với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại gặp bất lợi về chiến trường vì địa hình rừng núi, tiếp tế cũng khó, hành quân cũng khó. Nên họ thương vong rất nhiều."

Vì sao không truy kích?

Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979
Trả lời câu hỏi của BBC về việc Việt Nam quyết định không truy kích sau khi quân Trung Quốc rút lui vào tháng Ba năm 1979, ông Vĩnh nói:
"Bởi vì chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì."
"Miễn là họ phải rút lui khỏi biên giới chúng tôi là được."
Ông Vĩnh cũng cho rằng cuộc chiến biên giới năm 1979 là do Trung Quốc muốn tạo thiện chí với Mỹ.
"Một là họ đánh Việt Nam là để đỡ đòn cho đồng minh Pol Pot ở Campuchia," ông nói.
"Một mặt khác, họ đánh với chúng tôi để gửi đi thông điệp là không phải vì cùng là cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc lại thân nhau."
"Họ muốn đánh chúng tôi vì họ muốn làm ăn với Mỹ."

Source : BBC

14/2/14

Lời Nguyền Rủa Của Thế Vận Hội


Saturday, February 15, 2014

Lời Nguyền Rủa Của Thế Vận Hội

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 140214  

Sau giấc mơ Thế Vận, Vladimir Putin làm gì? 


 * Hai hình bìa mát lạnh của The Economist và The New Yorker - Báo Anh vẫn thâm hơn báo Mỹ! * 



Sau nhiều trục trặc, Thế vận hội mùa Đông tại Sochi đã đi hết nửa đường trong yên bình. Tổng thống Vladimir Putin có thể toại nguyện với giấc mơ tốn kém của ông ta. Nhưng để làm gì?


Từ năm 776 trước Tây lịch, trong 1170 năm, Thế vận hội Olympia là một sinh hoạt tôn giáo cổ Hy Lạp để bốn năm một lần tôn vinh các thần linh Hy Lạp - và để các tỉnh-thành và quốc gia phô trong Đế quốc Hy Lạp trương sức mạnh. Sau khi Hy Lạp bị La Mã khuất phục thì từ năm 394, Hoàng đế Flavius Theodosius Augustus hủy bỏ truyền thống tôn giáo này khi áp đặt Thiên chúa giáo trên cả Đế quốc rộng lớn của La Mã.

Đúng 1500 năm sau, qua thế kỷ 19, truyền thống Thế vận được Nam tước Pierre de Coubertin người Pháp đề nghị tái lập vào năm 1894, và lần đầu được tổ chức tại thủ đô Athens của Hy Lạp vào năm 1896. Mục đích là ngợi ca sức mạnh của các nước khi khái niệm quốc gia đã phát triển mạnh tại Âu Châu. Đấy là cơ hội cho các nước biểu dương sức mạnh và ganh đua một cách hoà bình. Mặt lý tưởng của Thế vận hội là như vậy và quả nhiên là ý tưởng đó được các nước hưởng ứng.

Nhưng kể từ đó, nhiều quốc gia muốn tổ chức Thế vận hội để gây ấn tượng về sự hùng mạnh của mình trước dư luận thế giới.

Năm 1936, Đức quốc xã đã tổ chức cả Thế vận hội mùa Hè tại Berlin lẫn mùa Đông tạiGarmisch-Partenkirchen để phô trương thành tích của Adolf Hitler. Gần đây hơn, năm 2008, Trung Quốc cũng dùng Thế vận Bắc Kinh để chứng minh sự tái xuất hiện của một cường quốc hiện đại, một đế quốc ở trung tâm thế giới. Ở giữa, Nhật Bản đã có Thế vận Tokyo năm 1964 để ra mắt một quốc gia phú cường đã được tái thiết và phát triển theo thể chế dân chủ. Rồi Mexico tổ chức Thế vận hội tại Mexico City vào năm 1968 để cho thấy vai vế "tân hưng" của mình trong khu vực Trung Nam Mỹ. Sau đó là Thế vận Seoul năm 1988 để Nam Hàn tiến vào thành phần các quốc gia tiên tiến....

Đấy là về bối cảnh.

Năm 1980, Liên bang Xô viết đã có dịp biểu dương với Thế vận hội ở Moscow. Mà hụt.

Lần đó, giữa thời Chiến tranh lạnh, nước Nga cụt hứng vì Hoa Kỳ dẫn đầu nhiều quốc gia tẩy chay Thế vận Moscow sau khi Liên Xô tấn công Afghanistan năm 1979. Chưa đầy 10 năm sau thì Liên bang Xô viết tan rã năm 1989 rồi sụp đổ năm 1991. Sau đấy là 10 năm khủng hoảng của Liên bang Nga dưới triều đại Bosis Yeltsin, với cao điểm là vụ vỡ nợ năm 1998 vì hiệu ứng khủng hoảng Đông Á 1997.

Lên lãnh đạo từ năm 1999, Vladimir Putin muốn rửa mối nhục Thế vận 1980 và trang điểm lại diện mạo của Liên bang Nga sau cả chục năm khủng hoảng. Ông nỗ lực tập trung quyền lực bên trong, với tiền tài và bàn tay sắt, và cố gắng chinh phục lại ảnh hưởng đã mất ở bên ngoài.

Vì vậy, Thế vận hội mùa Đông tại Sochi trở thành một chương trình phô trương tốn đến 51 tỷ đô la, gấp bốn dự tính ban đầu khi Nga xin đăng cai tổ chức.

Nguy cơ khủng bố Hồi giáo từ Chechnya và Dagestan còn khiến Thế vận Sochi tiến hành trong không khí thiết quân luật, khẩn trương chẳng khác gì Thế vận Bắc Kinh vào năm 2008. Cấp số nhân viên an ninh còn cao hơn số lực sĩ tranh tài. Những vụng về luộm thuộm của việc tổ chức hay sự chấm mút của các phe nhóm trong việc thực hiện chỉ là sự nhỏ, rồi sẽ được quên!


***

Nhiều người đã phân tách sự lợi hại kinh tế của Thế vận hội.

Quốc gia tổ chức thường tốn kém rất nhiều để xây dựng một hạ tầng cơ sở lớn lao và nhiều dinh thự nguy nga mà sau đó không được tận dụng hết cho sinh hoạt kinh tế thường nhật. Nhưng lãnh đạo là người nhìn rộng: mối lợi vô hình, là uy tín chính trị của quốc gia, phải được tính trong bảng kế toán kinh tế đó! Khi ấy. người ta mới nói đến chuyện "Thế vận hạn".

Đó là lời nguyền rủa của Thế vận hội, thường xảy ra cho nhiều quốc gia độc tài đã đua đòi đốt pháo để phô trương thành tích và sau đó là vập mặt.

Gần đây nhất là Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Chính quyền Trung Quốc chẳng từ nan một khoản chi nào và ra tay kiểm soát cả thủ đô để bày ra một cuộc vui đắt đỏ cho Thiên triều đỏ.

Chưa nói đến việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến, ngay từ Tháng Ba năm đó, Thế vận Bắc Kinh là cơ hội biểu tình và xô xát của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo và của dân Tây Tạng đòi quyền tự trị. Đuốc Thế vận chạy đến đâu cũng bị phong trào tự do và dân chủ dàn chào. Và sau mùa vinh hiển của Thế vận, lãnh đạo Bắc Kinh bắt đầu nhìn vào núi nợ và e ngại trào lưu suy thoái của kinh tế Trung Quốc. Đấy là chuyện thời sự ngày nay.

Trước đó hai thế hệ, Thế vận hội Berlin năm 1936 cũng mở màn cho trận Thế chiến khiến nước Đức bị tàn phá và đồng minh đánh bại.

Một ngoại lệ đáng chú ý trong chuỗi Thế vận gian nan này là Thế vận hội 1988 tại Hán Thành.

Nam Hàn đã mơ Thế vận từ chục năm trước. Sau khi Tổng thống Phác Chính Hy bị ám sát năm 1979, Thiếu tướng Toàn Đẩu Hoan (Chun Doo-hwan) lên làm Tổng thống, ông vẫn theo đuổi giấc mộng và nộp đơn xin tổ chức năm 1981, với hy vọng là Thế vận hội Hán Thành sẽ tỏa sáng lên những thành tựu kinh tế và che bớt những tối ám của ách độc tài.

Đây là điều hợp lý. Chỉ vì một thế hệ sau Thế vận Đông Kinh 1964 của Nhật Bản, Thế vận Hán Thành sẽ cho thấy vai vế của Đại Hàn Dân Quốc tại Đông Á và còn vận động được hậu thuẫn quốc tế trước sự hung hăng của Bắc Hàn Cộng sản.

Nhưng chính là viễn ảnh tổ chức Thế vận lại gây hậu quả bất ngờ.

Từ Tháng Sáu năm 1987, phong trào biểu tình đòi dân chủ đã đe dọa triển vọng tổ chức Thế vận khiến Chính quyền Toàn Đẩu Hoan phải nhượng bộ, cho tổ chức bầu cử Tổng thống theo thể thức trực tiếp vào cuối năm. Ông Lỗ Thái Ngu (Roh Tae-wo) đắc cử Tổng thống vào Tháng 12 năm 1987 và là nhân vật giao thời đưa Nam Hàn qua chế độ dân chủ.

Nhờ vậy, Thế vận hội Hán Thành có góp phần chuyển hóa Nam Hàn, một nước tân hưng hiếm hoi đã lên tới hàng ngũ công nghiệp hoá với chế độ dân chủ. Các nước độc tài kia thì gặp hoạn nạn sau khi nhạc lắng mây chìm.

Đấy là hoàn cảnh của Liên bang Nga ngày nay.


***


Vladimir Putin đã ra sức củng cố Liên bang Nga và giành lại ảnh hưởng đã có từ thời Liên Xô trên các nước Cộng hoà ở vòng ngoại vi và phô bày thành tựu của mình nhờ Thế vận Sochi.

Nhưng sau hơn chục năm bành trướng thế lực của Nga, Putin đang đứng trước những thách thức mới từ vùng biên tế vào đến ruột gan bên trong.

Nhỏ nhoi không đáng kể - chưa được truyền thông Tây phương nhắc tới – là vụ khủng hoảng tài chánh tại Cộng hòa Kazakhstan. Là những tuần dài biểu tình tại Cộng hòa Ukraina, và là nỗ lực của hai nước Cộng hòa Georgia và Moldovia để hội nhập vào Âu Châu, tức là tách khỏi quỹ đạo Nga.

Khi xứ Kazakh phá giá đồng bạc hôm 11 vừa qua, biến động hối đoái lan rộng tại Trung Á đã gây trở ngại cho kế hoạch xây dựng Liên hiệp Quan thuế Âu Á mà Putin muốn hoàn thành vào năm 2015 để từ Tây sang Đông sẽ có một lực đối trọng với Liên hiệp Âu châu.

Thế vận Sochi còn khiến Putin phải chùn tay trước vụ khủng hoảng Ukraine khi dân chúng miền Tây quyết liệt chống đối kế hoạch hội nhập của Tổng thống Viktor Yanukovich với Liên bang Nga. Việc hai nước ở hướng Tây và hướng Nam là Georgia và Moldovia quyết liệt ngả theo Âu Châu càng làm Putin thấy bị hở lườn và bao vây tứ phía.

Và trong khu vực Caucasus, phong trào ly khai lẫn hành động khủng bố của của dân Hồi giáo tại bảy nước Cộng hoà Hồi giáo nằm ngang từ Hắc hải đến biển Caspian là một mối lo sinh tử về an ninh cho nước Nga. Từ Addigea ở phía Bắc hải cảng Sochi bên bờ Hắc hải cho tới Karachay-Cherkessia, đến Kabardino-Balkaria, Bắc Odessia, Izgushetia, Chechnya và Dagestan ở biển Caspian, mầm bất ổn với các nhóm dân quân và khủng bố tự sát đã hâm nóng mối lo ngàn đời của nước Nga.

Ở vòng ngoại vi thì như vậy, ngay bên trong Putin còn có một bài toán nan giải khác.

Vì thể chế quái đản của mình, nước Nga có 83 vùng địa phương với những quy chế khác biệt của tỉnh, thành phố, hay Cộng hoà trong Liên bang, v.v... Trong số 83 địa phương này, có 63 đang bị nguy cơ vỡ nợ vì bội chi ngân sách và cần trung ương cấp cứu về tài chánh. Mà trung ương của Putin thì chưa hết lo vì tình hình kinh tế suy trầm, với đà tăng trưởng chỉ có 1,5% so với chỉ tiêu 3-4%. Sức bật duy nhất của kinh tế Nga là dầu thô và khí đốt thì đang ở vào cảnh sa sút, bị nguy cơ sụt giá. Đấy là lúc thiên hạ phát giác sự lạ. Hoa Kỳ đã lặng lẽ vượt Nga và đang vượt Saudi Arabia để thành quốc gia sản xuất dầu khí số một của thế giới!

Và nước Mỹ mới chỉ nhấp chân đạp thắng về tiền tệ - giảm bớt đà bơm tiền mỗi tháng 10 tỷ -  là cả thế giới đã chấn động. Các nền kinh tế đang lên đều chới với, kể cả Liên bang Nga.

Cho nên còn vui được thì cứ vui. Sau Thế vận hội Sochi, nước Nga sẽ bước qua trang khác....


Source : Việt Báo  , dainamax tribune