3/5/10

Chaos Theory: A Brief Introduction ( tóm tắt lý thuyết hỗn độn ) . Bản tiếng anh

Chaos Theory: A Brief Introduction





What exactly is chaos? The name "chaos theory" comes from the fact that the systems that the theory describes are apparently disordered, but chaos theory is really about finding the underlying order in apparently random data.

When was chaos first discovered? The first true experimenter in chaos was a meteorologist, named Edward Lorenz. In 1960, he was working on the problem of weather prediction. He had a computer set up, with a set of twelve equations to model the weather. It didn't predict the weather itself. However this computer program did theoretically predict what the weather might be.

Figure 1: Lorenz's experiment: the difference between the starting values of these curves is only .000127. (Ian Stewart, Does God Play Dice? The Mathematics of Chaos, pg. 141)Figure 1: Lorenz's experiment: the difference between the starting values of these curves is only .000127. (Ian Stewart, Does God Play Dice? The Mathematics of Chaos, pg. 141)
One day in 1961, he wanted to see a particular sequence again. To save time, he started in the middle of the sequence, instead of the beginning. He entered the number off his printout and left to let it run.

When he came back an hour later, the sequence had evolved differently. Instead of the same pattern as before, it diverged from the pattern, ending up wildly different from the original. (See figure 1.) Eventually he figured out what happened. The computer stored the numbers to six decimal places in its memory. To save paper, he only had it print out three decimal places. In the original sequence, the number was .506127, and he had only typed the first three digits, .506.

By all conventional ideas of the time, it should have worked. He should have gotten a sequence very close to the original sequence. A scientist considers himself lucky if he can get measurements with accuracy to three decimal places. Surely the fourth and fifth, impossible to measure using reasonable methods, can't have a huge effect on the outcome of the experiment. Lorenz proved this idea wrong.

This effect came to be known as the butterfly effect. The amount of difference in the starting points of the two curves is so small that it is comparable to a butterfly flapping its wings.

The flapping of a single butterfly's wing today produces a tiny change in the state of the atmosphere. Over a period of time, what the atmosphere actually does diverges from what it would have done. So, in a month's time, a tornado that would have devastated the Indonesian coast doesn't happen. Or maybe one that wasn't going to happen, does. (Ian Stewart, Does God Play Dice? The Mathematics of Chaos, pg. 141)

This phenomenon, common to chaos theory, is also known as sensitive dependence on initial conditions. Just a small change in the initial conditions can drastically change the long-term behavior of a system. Such a small amount of difference in a measurement might be considered experimental noise, background noise, or an inaccuracy of the equipment. Such things are impossible to avoid in even the most isolated lab. With a starting number of 2, the final result can be entirely different from the same system with a starting value of 2.000001. It is simply impossible to achieve this level of accuracy - just try and measure something to the nearest millionth of an inch!

From this idea, Lorenz stated that it is impossible to predict the weather accurately. However, this discovery led Lorenz on to other aspects of what eventually came to be known as chaos theory.

Lorenz started to look for a simpler system that had sensitive dependence on initial conditions. His first discovery had twelve equations, and he wanted a much more simple version that still had this attribute. He took the equations for convection, and stripped them down, making them unrealistically simple. The system no longer had anything to do with convection, but it did have sensitive dependence on its initial conditions, and there were only three equations this time. Later, it was discovered that his equations precisely described a water wheel.

At the top, water drips steadily into containers hanging on the wheel's rim. Each container drips steadily from a small hole. If the stream of water is slow, the top containers never fill fast enough to overcome friction, but if the stream is faster, the weight starts to turn the wheel. The rotation might become continuous. Or if the stream is so fast that the heavy containers swing all the way around the bottom and up the other side, the wheel might then slow, stop, and reverse its rotation, turning first one way and then the other. (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 29)

Figure 2: The Lorenz Attractor (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 29)Figure 2: The Lorenz Attractor (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 29)

The equations for this system also seemed to give rise to entirely random behavior. However, when he graphed it, a surprising thing happened. The output always stayed on a curve, a double spiral. There were only two kinds of order previously known: a steady state, in which the variables never change, and periodic behavior, in which the system goes into a loop, repeating itself indefinitely. Lorenz's equations were definitely ordered - they always followed a spiral. They never settled down to a single point, but since they never repeated the same thing, they weren't periodic either. He called the image he got when he graphed the equations the Lorenz attractor. (See figure 2)
In 1963, Lorenz published a paper describing what he had discovered. He included the unpredictability of the weather, and discussed the types of equations that caused this type of behavior. Unfortunately, the only journal he was able to publish in was a meteorological journal, because he was a meteorologist, not a mathematician or a physicist. As a result, Lorenz's discoveries weren't acknowledged until years later, when they were rediscovered by others. Lorenz had discovered something revolutionary; now he had to wait for someone to discover him.

Another system in which sensitive dependence on initial conditions is evident is the flip of a coin. There are two variables in a flipping coin: how soon it hits the ground, and how fast it is flipping. Theoretically, it should be possible to control these variables entirely and control how the coin will end up. In practice, it is impossible to control exactly how fast the coin flips and how high it flips. It is possible to put the variables into a certain range, but it is impossible to control it enough to know the final results of the coin toss.

A similar problem occurs in ecology, and the prediction of biological populations. The equation would be simple if population just rises indefinitely, but the effect of predators and a limited food supply make this equation incorrect. The simplest equation that takes this into account is the following:

next year's population = r * this year's population * (1 - this year's population)

In this equation, the population is a number between 0 and 1, where 1 represents the maximum possible population and 0 represents extinction. R is the growth rate. The question was, how does this parameter affect the equation? The obvious answer is that a high growth rate means that the population will settle down at a high population, while a low growth rate means that the population will settle down to a low number. This trend is true for some growth rates, but not for every one.

Figure 3: The bifurcation diagram for the population equation. (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 71)Figure 3: The bifurcation diagram for the population equation. (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 71)
One biologist, Robert May, decided to see what would happen to the equation as the growth rate value changes. At low values of the growth rate, the population would settle down to a single number. For instance, if the growth rate value is 2.7, the population will settle down to .6292. As the growth rate increased, the final population would increase as well. Then, something weird happened. As soon as the growth rate passed 3, the line broke in two. Instead of settling down to a single population, it would jump between two different populations. It would be one value for one year, go to another value the next year, then repeat the cycle forever. Raising the growth rate a little more caused it to jump between four different values. As the parameter rose further, the line bifurcated (doubled) again. The bifurcations came faster and faster until suddenly, chaos appeared. Past a certain growth rate, it becomes impossible to predict the behavior of the equation. However, upon closer inspection, it is possible to see white strips. Looking closer at these strips reveals little windows of order, where the equation goes through the bifurcations again before returning to chaos. This self-similarity, the fact that the graph has an exact copy of itself hidden deep inside, came to be an important aspect of chaos.

An employee of IBM, Benoit Mandelbrot was a mathematician studying this self-similarity. One of the areas he was studying was cotton price fluctuations. No matter how the data on cotton prices was analyzed, the results did not fit the normal distribution. Mandelbrot eventually obtained all of the available data on cotton prices, dating back to 1900. When he analyzed the data with IBM's computers, he noticed an astonishing fact:

The numbers that produced aberrations from the point of view of normal distribution produced symmetry from the point of view of scaling. Each particular price change was random and unpredictable. But the sequence of changes was independent on scale: curves for daily price changes and monthly price changes matched perfectly. Incredibly, analyzed Mandelbrot's way, the degree of variation had remained constant over a tumultuous sixty-year period that saw two World Wars and a depression. (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 86)

Mandelbrot analyzed not only cotton prices, but many other phenomena as well. At one point, he was wondering about the length of a coastline. A map of a coastline will show many bays. However, measuring the length of a coastline off a map will miss minor bays that were too small to show on the map. Likewise, walking along the coastline misses microscopic bays in between grains of sand. No matter how much a coastline is magnified, there will be more bays visible if it is magnified more.

Chaos - Figure 4: The Koch curve (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 99)Chaos - Figure 4: The Koch curve (James Gleick, Chaos - Making a New Science, pg. 99)
One mathematician, Helge von Koch, captured this idea in a mathematical construction called the Koch curve. To create a Koch curve, imagine an equilateral triangle. To the middle third of each side, add another equilateral triangle. Keep on adding new triangles to the middle part of each side, and the result is a Koch curve. (See figure 4) A magnification of the Koch curve looks exactly the same as the original. It is another self-similar figure.

The Koch curve brings up an interesting paradox. Each time new triangles are added to the figure, the length of the line gets longer. However, the inner area of the Koch curve remains less than the area of a circle drawn around the original triangle. Essentially, it is a line of infinite length surrounding a finite area.

To get around this difficulty, mathematicians invented fractal dimensions. Fractal comes from the word fractional. The fractal dimension of the Koch curve is somewhere around 1.26. A fractional dimension is impossible to conceive, but it does make sense. The Koch curve is rougher than a smooth curve or line, which has one dimension. Since it is rougher and more crinkly, it is better at taking up space. However, it's not as good at filling up space as a square with two dimensions is, since it doesn't really have any area. So it makes sense that the dimension of the Koch curve is somewhere in between the two.

Fractal has come to mean any image that displays the attribute of self-similarity. The bifurcation diagram of the population equation is fractal. The Lorenz Attractor is fractal. The Koch curve is fractal.

During this time, scientists found it very difficult to get work published about chaos. Since they had not yet shown the relevance to real-world situations, most scientists did not think the results of experiments in chaos were important. As a result, even though chaos is a mathematical phenomenon, most of the research into chaos was done by people in other areas, such as meteorology and ecology. The field of chaos sprouted up as a hobby for scientists working on problems that maybe had something to do with it.

Later, a scientist by the name of Feigenbaum was looking at the bifurcation diagram again. He was looking at how fast the bifurcations come. He discovered that they come at a constant rate. He calculated it as 4.669. In other words, he discovered the exact scale at which it was self-similar. Make the diagram 4.669 times smaller, and it looks like the next region of bifurcations. He decided to look at other equations to see if it was possible to determine a scaling factor for them as well. Much to his surprise, the scaling factor was exactly the same. Not only was this complicated equation displaying regularity, the regularity was exactly the same as a much simpler equation. He tried many other functions, and they all produced the same scaling factor, 4.669.

This was a revolutionary discovery. He had found that a whole class of mathematical functions behaved in the same, predictable way. This universality would help other scientists easily analyze chaotic equations. Universality gave scientists the first tools to analyze a chaotic system. Now they could use a simple equation to predict the outcome of a more complex equation.

Many scientists were exploring equations that created fractal equations. The most famous fractal image is also one of the most simple. It is known as the Mandelbrot set (pictures of the mandelbrot set). The equation is simple: z=z2+c. To see if a point is part of the Mandelbrot set, just take a complex number z. Square it, then add the original number. Square the result, then add the original number. Repeat that ad infinitum, and if the number keeps on going up to infinity, it is not part of the Mandelbrot set. If it stays down below a certain level, it is part of the Mandelbrot set. The Mandelbrot set is the innermost section of the picture, and each different shade of gray represents how far out that particular point is. One interesting feature of the Mandelbrot set is that the circular humps match up to the bifurcation graph. The Mandelbrot fractal has the same self-similarity seen in the other equations. In fact, zooming in deep enough on a Mandelbrot fractal will eventually reveal an exact replica of the Mandelbrot set, perfect in every detail.

Fractal structures have been noticed in many real-world areas, as well as in mathematician's minds. Blood vessels branching out further and further, the branches of a tree, the internal structure of the lungs, graphs of stock market data, and many other real-world systems all have something in common: they are all self-similar.

Scientists at UC Santa Cruz found chaos in a dripping water faucet. By recording a dripping faucet and recording the periods of time, they discovered that at a certain flow velocity, the dripping no longer occurred at even times. When they graphed the data, they found that the dripping did indeed follow a pattern.

The human heart also has a chaotic pattern. The time between beats does not remain constant; it depends on how much activity a person is doing, among other things. Under certain conditions, the heartbeat can speed up. Under different conditions, the heart beats erratically. It might even be called a chaotic heartbeat. The analysis of a heartbeat can help medical researchers find ways to put an abnormal heartbeat back into a steady state, instead of uncontrolled chaos.

Researchers discovered a simple set of three equations that graphed a fern. This started a new idea - perhaps DNA encodes not exactly where the leaves grow, but a formula that controls their distribution. DNA, even though it holds an amazing amount of data, could not hold all of the data necessary to determine where every cell of the human body goes. However, by using fractal formulas to control how the blood vessels branch out and the nerve fibers get created, DNA has more than enough information. It has even been speculated that the brain itself might be organized somehow according to the laws of chaos.

Chaos even has applications outside of science. Computer art has become more realistic through the use of chaos and fractals. Now, with a simple formula, a computer can create a beautiful, and realistic tree. Instead of following a regular pattern, the bark of a tree can be created according to a formula that almost, but not quite, repeats itself.

Music can be created using fractals as well. Using the Lorenz attractor, Diana S. Dabby, a graduate student in electrical engineering at the Massachusetts Institute of Technology, has created variations of musical themes. ("Bach to Chaos: Chaotic Variations on a Classical Theme", Science News, Dec. 24, 1994) By associating the musical notes of a piece of music like Bach's Prelude in C with the x coordinates of the Lorenz attractor, and running a computer program, she has created variations of the theme of the song. Most musicians who hear the new sounds believe that the variations are very musical and creative.

Chaos has already had a lasting effect on science, yet there is much still left to be discovered. Many scientists believe that twentieth century science will be known for only three theories: relativity, quantum mechanics, and chaos. Aspects of chaos show up everywhere around the world, from the currents of the ocean and the flow of blood through fractal blood vessels to the branches of trees and the effects of turbulence. Chaos has inescapably become part of modern science. As chaos changed from a little-known theory to a full science of its own, it has received widespread publicity. Chaos theory has changed the direction of science: in the eyes of the general public, physics is no longer simply the study of subatomic particles in a billion-dollar particle accelerator, but the study of chaotic systems and how they work.

( Compiled by THD  )

2/5/10

VOA - Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4

VOA
01 tháng 5 2010

Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4

Ðêm thứ Sáu 30 tháng Tư 2010, bên lề một cuộc tiếp tân (tại tư gia bác sĩ Nguyễn quốc Quân) ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã dành cho ban Việt ngữ đài VOA một cuộc phỏng vấn riêng, nhân 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam và 15 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn Đại sứ Michael Michalak do Hoài Hương thực hiện.




"Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam"

VOA: Thưa ông, đã 15 năm từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao, và đúng 35 năm từ ngày Saigon thất thủ, xin ông Đại sứ đánh giá hiện trạng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, so với cách đây 15 năm?

Đại sứ Michalak: Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch mậu dịch hai chiều chỉ trên dưới 415 triệu đôla, ngày nay con số ấy sấp xỉ 16 tỉ đôla. Thế cho nên, theo tôi về mặt giáo dục, thương mại và nhiều chỉ dấu khác, tôi cho rằng quan hệ giữa hai nước đã cải thiện vượt bực. Quan hệ hai nước thoạt đầu khởi sự với các cuộc thảo luận về các vấn đề tù nhân chiến tranh (POWs), và binh sĩ Mỹ mất tích tại Việt Nam (MIAs), sứ mạng ấy vẫn tiếp tục cho tới ngày nay, và chúng tôi vẫn được sự hợp tác tốt đẹp từ phía Việt Nam. Tuy nhiên mối quan hệ giờ đây đã tiến lên từ các vấn đề POWs và MIAs, để bước sang các vấn đề kinh tế với việc ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2001. Giờ đây Việt Nam muốn hòa nhập vào hệ thống toàn cầu, bằng cách trở thành thành viên WTO, chủ trì hội nghị APEC, đóng vai thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, rồi bây giờ là Chủ tịch ASEAN. Hơn thế nữa hồi năm 2008, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, tôi tin rằng hai nước đã đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

Chúng tôi đã khởi sự thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh, tính tới nay hai bên đã mở hai vòng thảo luận rất thành công về các vấn đề này. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu, ngoài quan hệ rất năng động về giáo dục. Thế cho nên tôi nghĩ rằng từ một khởi đầu rất khiêm tốn, mối quan hệ đã nở rộ thành một quan hệ nhiều mặt, cho phép chúng tôi thảo luận về bất cứ vấn đề nào, kể cả nhân quyền, với chính phủ Việt Nam.

VOA: Thưa ông, được biết lĩnh vực giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là dưới sự lãnh đạo của ông đại sứ. Thế nhưng, ngoài giáo dục, thưa ông có những lĩnh vực nào khác cần cải thiện hơn nữa, chẳng hạn, hợp tác quân sự và an ninh? Ông muốn thấy điều gì xảy ra khi nói tới các quan hệ này?

Đại sứ Michalak: Trong bất cứ mối quan hệ nào, cũng có những lĩnh vực cần được cải thiện. Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp giữa hai lực lượng quân đội, chúng tôi đang đề cập tới vấn đề hợp tác để tìm, cứu trợ, và giúp các nạn nhân khi thảm họa xảy ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế quân đội...Tôi muốn thấy Việt Nam tích cực hơn một chút trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn là chỉ làm quan sát viên trong các cuộc thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đóng một vai trò tương tự như Nhật Bản.

Tôi muốn thấy Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự. Hà nội đang hợp tác với chúng tôi về rất nhiều khía cạnh về hạt nhân dân sự, và chúng tôi muốn thấy chiều hướng này tiếp tục. Mới đây Việt Nam đã được Tổng Thống Obama mời tham dự hội nghị an ninh hạt nhân, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hội nghị. Tôi tin rằng hai bên đã đạt được đồng thuận hơn về vấn đề giám sát các chuyến hàng chở vật liệu hạt nhân, tôi nghĩ là có nhiều cơ hội để tiếp tục chuyển từ sử dụng uranium tinh chế sang uranium ít tinh chế tại lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt. Tôi tin là có nhiều khả năng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, và cùng làm việc để xây dựng một khả năng hạt nhân dân sự tốt đẹp cho Việt Nam, Tôi tin là có nhiều cơ hội hợp tác về biến đổi khí hậu, và nhiều cách khác.”

VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Hormats đặc trách Kinh tế, Năng lượng và Canh nông nói vấn đề nhân quyền có khả năng gây trở ngại cho các quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực khác, xin ông cho biết quan điểm của ông về phát biểu đó?

Đại sứ Michalak: Tôi tin rằng ông Hormats nói rất đúng. Khi xét đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, chúng tôi thực sự có một số quan tâm về cách Việt Nam diễn dịch quyền tự do ngôn luận, về vấn đề minh bạch và nạn tham nhũng. Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ về một số vấn đề, nhưng về vấn đề tự do ngôn luận, Việt Nam còn phải tiến thêm nhiều bước dài trước khi tình hình có thể cải thiện, cho phép các công dân bên trong Việt Nam được nói lên những gì họ nghĩ.

Tôi tin rằng tiếp tục sách nhiễu, đặc biệt các vụ bạo động đã xảy ra trong các tu viện, và bạo động đối với nhiều công dân có chính kiến bất đồng với chính phủ, cái hình ảnh ấy chắc chắn không mấy đẹp dưới con mắt của công luận tại Hoa Kỳ. Hiện giờ hình ảnh về Việt Nam vẫn là một hình ảnh đẹp, nhưng tôi e rằng tiếp tục đàn áp, nhất là đàn áp bạo động những người muốn phát biểu ý kiến có thể biến hình ảnh ấy từ tích cực sang tiêu cực. Tôi nghĩ ông Hormats có ý muốn nói hiện giờ thì điều đó không xảy ra, nhưng hãy thận trọng hơn trong tương lai bởi vì nếu xảy ra, thì rất khó có thể biến một hình ảnh tiêu cực thành tích cực.

VOA: Thưa ông, ông có thể nêu lên một vài tên tuổi mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến?

Đại sứ Michalak: “Trước đây, chúng tôi rất quan tâm đến số phận của Linh mục Lý, và phải thừa nhận sự tích cực của chính quyền Việt Nam, khi họ phóng thích Cha Lý vì lý do sức khỏe, tôi cho đây là một động thái tốt. Mới đây, bản án đối với cô Lê thị Công Nhân mãn hạn, và họ đã trả tự do cho cô, tôi cho rằng đó là những diễn biến tích cực. Thế nhưng cùng lúc, ông Lê Công Định và cô Trần Khải Thanh Thủy, cũng như nhiều người khác... tôi xin lỗi tiếng Việt của tôi không mấy hay, nhưng chúng tôi có nguyên một danh sách những người mà chúng tôi rất quan tâm đến, và bất cứ khi nào có dịp, chúng tôi đều tìm cách trao danh sách ấy lại cho chính phủ Việt Nam, và yêu cầu họ hãy trả tự do cho những người trong cuộc.”

VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây trong một chuyến đi Châu Á, Tổng Thống Obama tuyên bố ông sẽ là vị “Tổng Thống Châu Á-Thái bình dương đầu tiên”, xin ông cho một nhận định về vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực?

Đại sứ Michalak: “Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc trong vùng Thái bình dương. Chúng tôi đã từng ở Thái bình dương, chúng tôi đang ở Thái bình dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái bình dương trong tương lai có thể tính được.” Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới, tôi tin Việt Nam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi muốn thấy một Việt Nam phồn thịnh, hùng cường, và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, và là đối tác của Hoa Kỳ.

VOA: Thưa ông, nói tới Trung Quốc, nhiều người Việt Nam quan tâm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Việt Nam liên quan tới việc khai thác các mỏ bauxite. Họ cho rằng có rất đông người Trung Quốc trên vùng Tây Nguyên. Có người nói chính phủ Việt Nam quá yếu mềm với Trung Quốc. Là một người có mặt ở Việt Nam và tận mắt trông thấy những thực tế tại đó, xin ông đưa ra một nhận định về tình trạng này?

Đại sứ Michalak: “Nhận định của tôi là: Thứ nhất, mọi người phải kiểm chứng sự kiện cho đúng, tôi đã nghe nói là có hàng ngàn công nhân Trung Quốc ở một số khu vực, thành thực mà nói tôi đã từng đến thăm những khu vực đó, và xác định rằng không có hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại đó. Nhưng tôi tin rằng nên có một sự minh bạch và cởi mở hơn ở Việt Nam, Hà Nội nên cho phép nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như báo chí lui tới các khu vực ấy để tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra. Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được...nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”.

VOA: Thưa ông, còn sự có mặt của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa mà người Việt Nam gọi là biển Đông? Ông có tiên liệu một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp tại đó hay không?

Đại sứ Michalak: “Tôi tin rằng phải có một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp. Cá nhân tôi muốn thấy Tuyên bố về Cách Hành xử tại Biển Đông, thành một Bộ luật về Cách Hành xử trong vùng Biển này. Tôi muốn thấy tất cả các bên đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần hãy ngồi lại với nhau, và đưa ra một quyết định đa phương. Tôi tin rằng ASEAN là một diễn đàn tuyệt hảo cho việc này. Tôi hy vọng kêu gọi tất cả các bên liên hệ hãy sử dụng ASEAN và những công cụ của ASEAN, cũng như những công cụ của cộng đồng quốc tế như Nghị hội Liên hiệp quốc về Luật Biển, và ngồi xuống bên nhau mà giải quyết vấn đề.”

VOA: Thưa ông, cách đây 20 năm, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã công bố bản Tuyên ngôn, đòi nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, chấp nhận hệ thống đa đảng và cho phép người dân được chọn thể chế chính trị. Tại Hoa Kỳ đã có nhiều ủng hộ tại lưỡng viện Quốc hội dành cho tuyên ngôn của bác sĩ Quế, đưa đến nghị quyết chọn ngày 11 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ, theo ông đại sứ, những đòi hỏi của bác sĩ Quế đã được đáp ứng như thế nào?

Đại sứ Michalak: “Chúng ta hãy nhìn đến sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới nói công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã được thực hiện ở một mức độ nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là đa số người Việt Nam được quyền có đủ cơm ăn, họ được quyền có một chỗ trú thân, và họ có quyền tự do gửi con đến học ở bất cứ trường nào. Thế cho nên tôi cho rằng đã có một sự cải thiện về tình hình nhân quyền trong 20 năm qua. Tình hình có toàn hảo không? Không! Tôi mong muốn thấy ở Việt Nam có nhiều minh bạch hơn, tôi muốn thấy nạn tham nhũng được chú trọng nhiều hơn, và chắc chắn muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn. Chúng tôi có những kênh để nêu lên những vấn đề ấy một cách liên tục với Việt Nam, và chúng tôi tiếp tục đề cập tới những vấn đề này. Đó không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tất cả mọi người phải kiên nhẫn hơn.

VOA: Thưa ông, những trở ngại nào khiến Việt Nam khó tiến gần hơn đến với Hoa Kỳ?

Đại sứ Michalak: “Trong 15 năm qua, hai nước đã vượt thắng một số vấn đề. Thử hỏi nền tảng của một quan hệ tốt đẹp là gì? Đó là sự tin tưởng và lòng tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng trong 15 năm qua, cả hai bên đều chứng tỏ cho nước kia thấy rằng là có thể tin tưởng nơi nhau. Hai nước tiếp tục làm việc với nhau, tôi tin rằng bằng cách có một tầm nhìn xa, để nhìn thấy phần thưởng quý giá là một quan hệ xây dựng tốt đẹp, chúng tôi tiếp tục làm việc mỗi ngày để đạt đến phần thưởng đó. Tôi thấy có một số tiến bộ từng bước, đây sẽ là một con đường rất dài và chông gai, nhưng là con đường mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều cam kết sẽ sánh bước”

VOA: Thưa ông, có tin cho rằng ông Lê Công Ẩn sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố HCM, ông có thể xác nhận tin ấy cho thính giả của Đài VOA không?

Đại sứ Michalak: Vâng, tôi xác nhận tin ấy, ông ấy đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự. Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè này.

VOA: Thưa ông, đến tháng 8 này là hết nhiệm kỳ Đại sứ của ông, thưa ông xin ông cho thính giả của đài chúng tôi biết liệu ông có lưu lại Việt Nam trong thêm một nhiệm kỳ nữa không?

Đại sứ Michalak: “Có lẽ cô nên hỏi Tổng Thống Obama điều đó!”

VOA: Thế thì thưa ông, nếu được Tổng Thống Obama yêu cầu, ông có nhận làm Đại sứ tại Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa không?

Đại sứ Michalak: “Lẽ dĩ nhiên rồi! Tôi lấy làm rất hân hạnh, nếu có chỉ thị của Tổng Thống Obama.”

VOA: Cuối cùng, ông có điều gì muốn nói với thính giả và độc giả của đài VOA hay không?

Đại sứ Michalak: “Xin chào Việt Nam. Tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự chú ý tới Việt Nam, và muốn phát triển, củng cố và đào sâu hơn quan hệ với Việt Nam. Tôi có thể nói với các bạn rằng trong tư cách là người đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi sẽ gắng hết sức mình để thực hiện mục tiêu đó.”

Văn hóa chiến tranh

Nguyễn Hưng Quốc
30 tháng 4 2010
Trước hết, cần ghi nhận: Cho đến nay có lẽ có cả hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam. Bằng đủ thứ tiếng. Chỉ mới gần đây thôi, ở Mỹ cũng có thêm mấy cuốn về chiến tranh Việt Nam. Tất cả đều bán chạy. Báo Los Angeles Times số ra ngày 18 tháng 4, 2010 ghi nhận: 35 năm sau ngày kết thúc, chiến tranh Việt Nam vẫn còn là một đề tài nóng hổi (“Bestsellers: Vietnam, a hot topic after all these years”). Có điều, không kể các tác phẩm sáng tác, hầu hết, nếu không nói tất cả các sách nghiên cứu, đều chỉ tập trung vào các góc cạnh quân sự, chính trị, xã hội và lịch sử của chiến tranh. Rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa có, một cuốn sách nào nhìn chiến tranh Việt Nam từ góc độ văn hoá.

Mà, theo tôi, đó mới chính là góc nhìn cần thiết và thú vị nhất, từ đó, chúng ta có thể thấy được ít nhất hai khía cạnh quan trọng của chiến tranh: một, những động lực âm thầm đằng sau các quyết định và cách ứng xử trong chiến tranh; và hai, vô số các cuộc chiến tranh khác về cuộc chiến tranh đã kết thúc ấy: những cuộc chiến tranh trên sách báo, phim ảnh, đủ loại phương tiện truyền thông và, quan trọng hơn cả, trong chính tâm hồn những người từng tham dự, một cách trực tiếp hay gián tiếp, vào cuộc chiến tranh ấy. Khía cạnh thứ nhất chính là văn hoá chiến tranh trong khi khía cạnh thứ hai là văn hoá hậu chiến.

Tuy nhiên, có lẽ, để tránh ngộ nhận, cần xác minh về chữ “văn hoá” một chút. Lý do, như Raymond Williams từng ghi nhận, đây là một trong những chữ phức tạp nhất trong tiếng Anh (1), và có lẽ, nghĩ cho cùng, không phải chỉ trong tiếng Anh. Phức tạp chủ yếu vì nó được sử dụng quá nhiều và do đó, thay đổi quá nhanh. Từ văn hoá Việt Nam, văn hoá Mỹ, văn hoá Ðông phương, văn hoá Tây phương... đến văn hoá ẩm thực, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá chính trị... rồi đến văn hoá nhà tù, văn hoá tuổi trẻ, thậm chí, văn hoá McDonald, văn hoá Nike... ý nghĩa của chữ “văn hoá” khó có thể là một được. Có người, ngay từ đầu thập niên 1950, đã từng làm thống kê thử, phát hiện có đến 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá (2). Dù vậy, chúng ta cũng không cần thiết phải đi quá xa vào các định nghĩa ấy. Tôi chỉ muốn dừng lại ở một định nghĩa được nhiều nhà nhân chủng học sử dụng nhất: văn hoá là hệ thống ý nghĩa được một cộng đồng sáng tạo và chia sẻ (3).

Là một hệ thống ý nghĩa, văn hoá bao gồm những biểu tượng, những niềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, về phương diện nhận thức, có thể diễn dịch và đánh giá các hoạt động và các sự kiện khác nhau, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể và cái không thể chấp nhận được; về phương diện thẩm mỹ, phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét, v.v... Hệ thống ý nghĩa ấy, một mặt, là những yếu tố nhân-hoá con người (loài vật không hề biết đến khái niệm giá trị), mặt khác, đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cộng đồng, một thứ “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community), nói theo Benedict Anderson, (4), ở đó, mọi thành viên có thể truyền thông với nhau và cảm thấy có sợi dây liên kết với nhau.

Có thể nói, không có hệ thống ý nghĩa, sẽ không có cộng đồng: cộng đồng, như vậy, vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả của văn hoá. Ðiều này làm cho tính tập thể trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá: văn hoá là những gì người ta có thể thụ đắc bằng giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục cũng là nhấn mạnh đến hai tính chất: một, tính chất thế quyền thể hiện qua vai trò của nhà nước, yếu tố quyết định chính sách, chương trình, và do đó, diện mạo của giáo dục (5); hai, tính chất tín ngưỡng: do được giáo dục từ lúc vừa mới lọt lòng, người ta dễ ngỡ các quy ước văn hoá là những điều linh thiêng, cần phải được chấp nhận một cách vô điều kiện: có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trong chữ “culture” (văn hoá), có từ tố “cult”, nghĩa là sùng bái (6). Hai tính chất ấy cho thấy văn hoá, như Michel Foucault thường nhắc nhở rải rác trong nhiều tác phẩm khác nhau, thực chất là một thứ quan hệ quyền lực. Văn hoá cung cấp cho người ta những cái lý-để-tồn-tại (rationale), những nền tảng để trên đó người ta kiến tạo bản sắc cho cộng đồng, những cái khung nhận thức để mọi thành viên trong cộng đồng dễ có những hồi âm giống nhau khi đối diện với một trạng huống hay một hiện tượng cụ thể nào đó.

Nếu văn hoá là một hình thái của quyền lực, không đâu tính chất quyền lực ấy lại thể hiện rõ rệt cho bằng trong văn hoá chiến tranh.

Nếu văn hoá là một hệ thống ý nghĩa, văn hoá chiến tranh có thể được định nghĩa là một hệ thống ý nghĩa làm nền tảng cho cách suy nghĩ của cả xã hội khi đối diện với chiến tranh và những hậu quả của nó. Văn hoá chiến tranh bao gồm những quy ước và quy phạm đặc thù giúp người ta phân biệt bạn và thù, chính nghĩa và phi nghĩa, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nó cũng giúp người ta xác định lại mọi thang bậc giá trị, đồng thời, đưa ra một thứ “từ điển” mới định nghĩa một số những khái niệm căn bản để mọi người trong xã hội có cái nhìn giống nhau. Ví dụ, ở miền Bắc, trước năm 1975, tất cả những chữ như “chiến tranh” hay “người” hay “nhân loại”, v.v... đều phải gắn liền với tính lịch sử cụ thể: người ta có thể bị buộc tội là thiếu lập trường chính trị hay không có quan điểm rõ ràng nếu sử dụng các từ ấy như những khái niệm chung chung, muôn thuở (7). Ðiều nghịch lý thú vị là, quá nhấn mạnh vào tính lịch sử, người ta cũng có thể biến các hiện thực thành các khái niệm trừu tượng: kẻ thù không phải là những con người cụ thể mà là “thực dân”, “đế quốc”, “nguỵ” hay “phản cách mạng”, v.v... Người ta càng đẩy mạnh quá trình phi-nhân hoá (de-humanization) này bằng cách xem kẻ thù như những con thú: “chó”, “chồn”, “cáo”, “thú dữ”, “sài lang”, “hùm beo”, v.v...(8) Ngay cả khi buộc phải xem kẻ thù là người thì người ta cũng tìm cách tước bớt chất người ấy bằng một hệ thống đại từ nhân xưng cực hạn chế: “thằng”, “con” và “mụ”. Mọi kẻ thù nam đều là “thằng”, và mọi kẻ thù nữ đều là “con” hay “mụ”. Những biện pháp phi-nhân hoá kẻ thù như thế làm cho hành động giết người được miễn trừ trách nhiệm đạo đức: giết kẻ thù chỉ là giết một khái niệm, một con thú hay một kẻ chưa thành người. Vậy thôi.

Tất cả những sự phân tích ở trên cho thấy ít nhất một đặc điểm đầu tiên của văn hoá chiến tranh: phi nhân hoá kẻ thù. Trong văn hoá chiến tranh, kẻ thù không phải là người. Mà là thú. Là vật.

Cần lưu ý là không phải chỉ ở Việt Nam mới có hiện tượng phi-nhân hoá nhắm vào kẻ thù. Có lẽ ở đâu cũng thế. Chiến tranh là thế. Những cuộc chiến tranh được xem là vệ quốc lại càng như thế: sự tủi nhục và căm hận của người dân ở những nơi bị chiếm đóng là điều rất dễ và cũng rất nên được thông cảm. Ở đây, tôi chỉ ghi nhận sự kiện chứ không hàm ý phê phán. Và đã ghi nhận sự kiện phi-nhân hoá kẻ thù thì cũng xin ghi nhận thêm một sự kiện nữa: hành động giết kẻ thù không những bị miễn trừ đạo đức mà còn, hơn nữa, được thẩm mỹ hoá thành một cái đẹp. Giết người là đẹp. Máu chảy là đẹp. Thời kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Tuân từng ví trái tim của một người dân quân bị giặc giết với củ thuỷ tiên nẫu và vết máu trên thi thể một cô gái bị hãm hại với lá đông hồng (9). Thời 1954-75, Lê Anh Xuân say sưa mô tả cái đẹp của một dòng máu phun thành vòi: “Và anh chết trong khi đang đứng bắn / Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.” Rộng hơn, Phạm Tiến Duật mô tả cái đẹp của con đường ra trận (“Ðường ra trận mùa này đẹp lắm”), Xuân Diệu mô tả cảm giác sung sướng khi cầm vũ khí (“Ôi, êm ái khi tay cầm vũ khí”), và Chế Lan Viên tuyên bố dứt khoát: “Hỡi cái hầm chông / Ta yêu ngươi hơn vạn đoá hoa hồng.”

Việc mỹ học hoá bạo động như vậy là chuyện bình thường trong chiến tranh. Có điều khi chiến tranh qua đi, văn hoá và thứ mỹ học bạo động ấy vẫn còn lại. Điều gì sẽ xảy ra?

Đó mới chính là vấn đề cần suy nghĩ.

Chú thích:

1. Raymond Williams (1983), Keywords, A Vocabulary of Culture and Society, London: Fontana Press, p. 87. Bernardo Bernardi (1977), The Concept and Dynamics of Culture, The Hague: Mouton Publishers, p. 10. Hannerz, U. (1992), Cultural Complexity: Studies in the Social Organization of Meaning, New York: Columbia University Press, p. 3.
Benedict Anderson (1991), Imagined Communities: Reflections on the Origins and Spread of Nationalism, London: Verso.
Về quan hệ giữa nhà nước và văn hoá, có thể xem Michael J. Mazarr, “Race and Culture: a World View”, The Washington Quarterly, Spring, 1996 (Cũng có thể xem trên “Expanded Academic” website.)
Xem thêm chương “Culture and Cult” trong cuốn An Intelligent Person’s Guide to Modern Culture của Roger Scruton, Duckworth xuất bản tại London năm 1998, tr. 5-20.
Tiêu biểu nhất là vụ nhà thơ Việt Phương bị phê bình vì mấy câu thơ: “Ta thắng Mỹ cho hàng vạn năm đời sắp tới / Cho cả thời cháu con ta sẽ hỏi / Vì đâu / Ngày xa xưa trước năm 2000 / Người ta giết nhau mạng người như hòn sỏi?” Chữ “người ta” ấy đã bị phê phán gay gắt. Xem Hoàng Trung Thông (1979), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, Hà Nội: Văn Học, tr. 72.
Tố Hữu có hai câu thơ: “Thực dân địa chủ một bầy / Chúng là thú vật, ta đây là người.” Ví dụ về chuyện này rất nhiều và rất dễ tìm nên tôi thấy không cần phải trích dài.
Nguyễn Tuân (1981), Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 1), Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, Hà Nội: Văn Học, tr. 42.

Đọc thơ: “Qua sông” của Tô Thùy Yên

Đọc thơ: “Qua sông” của Tô Thùy Yên

Nguyễn Hưng Quốc
28 tháng 4 2010
Tháng Tư, trong nỗi bồi hồi nhớ lại những chuyện buồn cách đây vừa tròn 35 năm, thử đọc lại một bài thơ cũ viết về người lính Việt Nam Cộng Hoà: bài “Qua sông” của Tô Thuỳ Yên.

Đò nghẹn đoàn quân xa tiếp viện
Mưa lâu trời mốc buồn hôi xưa
Con đường đáo nhậm xa như nhớ
Chiều mập mờ, xiêu lạc dáng cò
Quán chật xanh lên rừng lính ướt
Mặt bơ phờ dính gió bao la
Khí ẩm mù bay, mùi thuốc khét
Chuyện tình cờ nhúm ấm cây mưa
Vang lên những địa danh huyền hoặc
Mỗi địa danh nồng một xót xa
Giặc đánh lớn - mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên
Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
Trên người bạn gục đạn mươi viên
Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên
Người chết mấy ngày chưa lấy xác
Thây sình mặt nát lạch mương tanh...
Sông cái nước ven bờ sóng sánh
Cồn xa cây vướng sáng mơ màng
Áo quan phong quốc kỳ anh liệt
Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang
Quê xa không tiện đường đưa tiễn
Nghĩa tận sơ sài đám lạnh tanh
Thêm một chút gì như hối hả
Người thân chưa khóc ráo thâm tình…
... Nao nao mường tượng bóng mình
Mịt mùng cõi tới u minh tiếng rền
Xuống đò, đời đã bỏ quên...
Một sông nước lớn trào lên mắt ngời.
(Tô Thuỳ Yên)

Người đọc, đọc bài “Qua sông” của Tô Thùy Yên, cảm thấy buồn buồn và thê lương. Cái gì đã gợi ra ấn tượng buồn buồn và thê lương ấy? Có nhiều yếu tố có thể được nêu ra. Trước hết là hình ảnh bến đò và cơn mưa ở hai câu đầu. Cả hai đều là những hình ảnh cũ. Và vì cũ cho nên bao quanh chúng là cả một bầu khí quyển văn hoá được hình thành từ nhiều thế kỷ. Bến đò, tự nó, thường buồn. Lại thêm mưa nữa. Nên càng hiu hắt thêm. Rồi hình ảnh bến đò và cơn mưa lại gợi nhớ những hình tượng quen thuộc trong ca dao và thơ cổ thường bàng bạc nỗi quạnh hiu, cảnh biệt ly và tâm sự nhớ nhà. Nỗi buồn được tăng cấp. Mênh mông. Hiện tại và quá khứ hẹn hò nhau trong một trận mưa dầm.

Mưa lâu trời mốc buồn hôi xưa

Chúng ta chú ý ngay đến chữ “mốc”. Một là vì nó lạ: có lẽ, trước Tô Thuỳ Yên, trong thơ Việt Nam, chưa ai nhận ra cái màu mốc trên nền trời đục ngầu mây và mịt mùng mưa như thế. Nhớ thơ Nguyễn Khuyến: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”; thơ Hồ Dzếnh: “Trời đẹp như trời mới tráng gương”; thơ Huy Cận: “Một trời thu rộng mấy hàng cây nao”. Hai là vì nó ở một vị trí khá nổi bật: câu thơ bảy chữ, trong đó chỉ có chữ “mốc” đứng giữa, đơn độc, một mình mang thanh trắc, chia cắt sáu chữ còn lại ra làm hai phần, đối xứng nhau về thanh điệu, khiến chúng ta có thể hình dung khuôn nhạc câu thơ mang hình tam giác:

mốc

trời…...........buồn

lâu.............................hôi

mƯA...............................................xƯA

Hình tam giác? Không phải. Thật ra, nó giống hình tròn hơn: âm “ưa” trong chữ “mưa” đầu câu được lặp lại trong chữ “xưa” cuối câu khiến hơi thơ như bị quẩn lại. Nó loanh quanh. Nó trùng điệp. Như một nỗi buồn cứ day dứt, cứ triền miên không nguôi.

Buồn không phải chỉ vì thiên nhiên. Nỗi buồn còn ứa ra từ một nghịch lý: giữa khung cảnh bình dị, thân thuộc với những dòng sông, những bến đò tưởng chừng còn vang vọng tiếng hò, tiếng hát ấy bỗng dưng lại xuất hiện một hình ảnh rất mới, rất lạ và cũng rất chói: đoàn quân xa. Câu thơ như bị gãy khúc với nhịp ngắt 2/3/2 (Đò nghẹn / đoàn quân xa / tiếp viện) thay vì theo nhịp 4/2 hay 2/2/4 vốn rất phổ biến trong thể thơ bảy chữ. Chính cái nhịp ngắt bất thường ấy tạo ra cảm giác, dường như, hình ảnh đoàn quân xa nổi bật hẳn lên, sừng sững, áp đảo tất cả mọi hình ảnh khác. Hèn gì đò chẳng “nghẹn”. “Nghẹn”? Thật ra, đò hay đường chỉ bị nghẽn thôi. Chỉ con người mới bị nghẹn. Nghẹn, cái gì bị tắc ở cổ, gợi liên tưởng đến cảm giác đau đớn bị dồn nén, u uẩn và u uất, như trong từ láy nghẹn ngào hay từ kép nghẹn lời. Thành ra, cái buồn của thiên nhiên lại biến thành cái buồn của con người.

Tất cả những nỗi buồn ấy dường như oằn hết xuống một cánh cò trắng:

Chiều mập mờ xiêu lạc dáng cò

Chúng ta nhớ đến hình ảnh “con cò trên ruộng cánh phân vân” của Xuân Diệu ngày nào. Việc nhớ lại ấy tự nhiên dẫn đến việc so sánh: một bên phân vân, một bên xiêu lạc; một bên bao quanh bằng một khung cảnh hối hả, một bên bị phủ chụp bằng bóng tối, bằng âm u. Và chúng ta cũng biết, như là một quy ước thể loại, mọi hình ảnh trong thơ, nếu không phải là một ẩn dụ, đều có khuynh hướng trở thành ẩn dụ. Do đó, dáng cò ở đây không còn chỉ là một dáng cò nữa.

Hiện thân của những cánh cò xiêu lạc ấy, trên mặt đất, là những người lính trên đường ra trận:

Quán chật xanh lên rừng lính ướt

Mặt bơ phờ dính gió bao la

Khí ẩm mù bay, mùi thuốc khét

Chuyện tình cờ nhúm ấm cây mưa.

Tuy viết về lính, nhưng trong suốt bài thơ khá dài, 28 câu, chỉ có một chữ lính duy nhất. Mà cũng không phải là người lính nữa. Chỉ là những “cây mưa”, một “rừng” mưa, những khuôn mặt “dính gió bao la”. Và chưa bao giờ, những người lính ấy, dù dưới danh xưng hay hình ảnh nào, được vinh dự đứng làm chủ ngữ cho một câu thơ, trừ phi khi họ đã chết: “Người chết mấy ngày chưa lấy xác / thây sình mặt nát lạch mương tanh”. Khi họ còn sống, còn cầm súng, sự hiện hữu của họ bị lờ đi, bị quên đi, nếu không nói là bị phủ nhận trong những câu thơ vắng chủ ngữ, trống không: “Vang lên những địa danh huyền hoặc”, hay “Nao nao mường tượng bóng mình”... Người lính, thường xuyên nhất, chỉ xuất hiện trong vị ngữ: “xanh lên rừng lính ướt”; “nhúm ấm cây mưa”... Trong vai trò này, nghịch lý và cũng cay đắng vô cùng, họ, mặc dù cầm vũ khí trong tay, vẫn chỉ là những kẻ phải chịu đựng những tác động nghiệt ngã từ bên ngoài.

Những người lính ấy đang chờ đợi đi tiếp viện cho một chiến trường nào đó bên kia sông:

Con đường đáo nhậm xa như nhớ

Cách so sánh lạ. Người xưa thường so sánh khoảng cách xa xôi với những gì cụ thể: đầu sông / cuối sông; Hàm Dương / Tiêu Tương; sao Hôm / sao Mai. Ở đây, Tô Thuỳ Yên so sánh khoảng cách không gian với một tâm trạng: “xa như nhớ”. Mà cũng phải chứ. Nỗi nhớ nào lại không đẩy đối tượng được nhớ ra thành xa lơ xa lắc. Dường như Tô Thuỳ Yên có vẻ tâm đắc với phát hiện này. Trong bài “Trường Sa hành”, ông dùng lại ý ấy, dưới hình thức khác: “Bốn trăm hải lý nhớ không tới”. Xa. Thật xa. Mà không phải chỉ xa. Bên cạnh cái xa còn có sự bồn chồn.

Thật bồn chồn.

Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh

Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hưng Quốc
27 tháng 4 2010

Bài này chỉ là một phần trong một bài viết cùng tên đã được đăng trên tạp chí Văn Học (California) số 49 (3.1990). Tôi cho đăng lại vì nghĩ nó thích hợp để minh hoạ cho luận điểm chính đã được trình bày trong bài “Tháng Tư và ký ức tập thể” vừa rồi.

***

Hẳn Mai Thảo phải thích bài “Ta thấy hình ta những miếu đền” lắm, ông mới lấy tựa bài này đặt tên cho cả tập thơ. Mai Thảo thích, tôi đoán, có lẽ vì bài thơ thể hiện cô đọng một tư tưởng mà ông hằng ôm ấp:

Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương.

Không nên nghĩ Mai Thảo, ở vào cái tuổi ngoài sáu mươi, đâm ra ngạo thế, như một số nhà thơ trẻ, vì phẫn chí, giả vờ nghênh ngang. Ở hai câu kế tiếp, Mai Thảo giải thích:

Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương.

Hạt cát và đại dương. Là gì nhỉ? Là cái cực tiểu và cái cực đại trong Nam Hoa Kinh đấy.

Trong suốt tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, Mai Thảo chỉ nhắc đến mấy chữ Nam Hoa Kinh có ba lần: một lần trong bài “Bờ cõi khởi đầu” và hai lần trong bài “Thơ say trên máy bay”, tuy nhiên, ở hầu hết những bài thơ khác, nếu để ý, người ta sẽ bắt gặp, đâu đó, thấp thoáng, lung linh, một chút ánh sáng dịu dàng và lặng lẽ đến từ vầng trăng Nam Hoa Kinh.

Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, có lẽ Mai Thảo và Chế Lan Viên là hai nhà thơ chịu ảnh hưởng tư tưởng Trang Tử sâu sắc nhất. Thơ của họ phần lớn như một chiếc võng đong đưa giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa một bên là thế giới của cá Côn, của chim Bằng và một bên là thế giới của con ve, của chim cưu.

Có điều, Chế Lan Viên chỉ chịu ảnh hưởng của Trang Tử một thời gian ngắn, từ sau tập “Điêu tàn” đến những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Sau đó, tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, một triết thuyết xây dựng trên căn bản sự mâu thuẫn, dấu ấn của Trang Tử trong thơ Chế Lan Viên càng lúc càng mờ. Cái cực tiểu và cực đại trở thành hai phạm trù riêng biệt, thậm chí, đối lập nhau. Vầng trăng Nam Hoa Kinh vẫn còn đấy, trong thơ Chế Lan Viên, nhưng chỉ còn là một vầng trăng khuyết, hay nói như Thanh Tâm Tuyền, trong một câu thơ thật đẹp: “Một đoá trăng tàn lẩn lút bay.”

Ở phương diện này, Mai Thảo đi xa hơn Chế Lan Viên: thỉnh thoảng ông đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” “Huyền đồng” là vượt lên trên tinh thần nhị nguyên, không còn áy náy về những sự mâu thuẫn, không còn băn khoăn về những cái lớn, cái nhỏ, cái đúng, cái sai, cái mình và cái không phải mình. “Huyền đồng” là ý thức về cái Một: con người và vũ trụ là Một (“Vạn vật dữ ngã đồng nhất” - Nam Hoa Kinh, thiên 'Tề vật luận'.)

Cái nhìn “huyền đồng” này được Mai Thảo diễn tả khá hoàn chỉnh trong bài “Cục đất”:

Biển một đường khơi xa thẳm xa
Núi vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất toòng teng giữa
Cho cái vô cùng vẫn nở hoa.

Biển và núi là những cái cực đại, cục đất là cái cực tiểu. Cái cực tiểu ở đây lại là “hoa” của cái cực đại. Vẫn có khác nhau đấy. Nhưng khác mà không biệt. Trong đoá hoa kia có đất có biển có núi có cả những áng mây xa, nghĩa là có cái vô cùng. Thì thành là Một.

Cục đất và biển và núi là Một; hạt cát và đại dương là Một; cái “tiểu ngã” và cái “đại khối” (tức vũ trụ, theo chữ dùng trong Nam Hoa Kinh) là Một. Vậy tại sao Mai Thảo lại không có quyền nghĩ là bao nhiêu huyết lệ trong trời đất đều phát sinh từ huyết lệ mình; bao nhiêu vòng quay của vũ trụ đều phát sinh từ hạt bụi của mình, từ đó, tiến xa hơn, nhìn thấy hình ảnh của mình trong những miếu đền, giữa những trầm hương nghi ngút; trong những công viên, giữa những tượng thờ nghìn bệ; trong trời cao, giữa những vì sao chi chít; trong lịch sử, giữa những trang sách nặng trĩu tên người? Tại sao không?

Kết quả của cái nhìn “huyền đồng” là một tinh thần ung dung tự tại, cái tinh thần “không ham sống, không ghét chết, ra không vui, vào không sợ, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” (Nam Hoa Kinh, thiên 'Đại Tông Sư'), hay nói như Mai Thảo, trong bài “Sáu mốt”, là cái “tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm”:

Sáu mốt cùng ta đứng trước thềm
Đợi trời thả tặng chút xuân thêm
Trời thôi tặng phẩm, xuân còn hết?
Còn cái tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm.

“Tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm,” trong ý nghĩa tuyệt đối của nó, là một trạng thái “chân không” tịch lặng, trong ngần, ở ngoài mọi gió bão, xa lắc những xôn xao:

Sao phải đợi chờ chim én báo
Một đoá vui người đủ tuyết tan.
(Tin xuân)

Tuyết, đâu phải chỉ là tuyết. Tuyết, ở đây, còn là một cục bướu ung thư đang phục kích trong thân hình Mai Thảo. Mai Thảo kể, cái lần đầu tiên, sau khi rọi hình, biết chắc ông bị ung thư, vị bác sĩ quen đã yêu cầu ông nằm lại phòng khám để nghỉ ngơi, nhưng Mai Thảo đã từ chối. Ông ra về. Đi bộ. Ghé vào một quán rượu. Gọi một chai Cognac. Đem cái cay của cuộc đời đổ vào cái đắng của lòng mình. Dần dần, ông coi cái cục bướu ung thư trong thân thể mình như một người bạn để thỉnh thoảng lại chuyện trò:

Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho.

Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng.
(Dỗ bệnh)

“Không hiểu,” theo tôi, là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của Mai Thảo và là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của thi ca Việt Nam:

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

Đáng để ý hơn cả, trong bài thơ trên, là hai chữ “chẳng sao.” “Chẳng sao,” rất bất cần. Bất cần cái chuyện “có triệu điều không hiểu.” Bất cần cả cái chuyện “khi đã nằm trong đất.” Câu cuối, như một vì sao xa xăm, mở ra những chân trời vời vợi.

Hiểu hay không hiểu, rốt cuộc, thì cũng vậy thôi mà:

Có lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm thấy hồn như một biển đầy
Có khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt kẻ ngu đần cũng rất hay.
(Có lúc)

Và cả cái chết nữa, trong bài “Món đất” sáng tác sau khi tập “Ta thấy hình ta những miếu đền” xuất bản, đăng trên tạp chí Văn số 88 ra vào tháng Mười 1989, Mai Thảo cũng hình dung như một bữa tiệc:

Đất tưởng còn xa trời vẫn gần
Giờ đất đã gần trời xa dần
Khăn bàn trải sẵn cùng thân thế
Đợi chiếc khay trời món đất ăn.

Hơi hai câu thơ đầu, tôi rất thích: nó có hình ảnh một đường nghiêng. Khởi đầu là “đất tưởng,” hai chữ vần trắc, trên cao, thoải xuống từ từ với chữ “gần” được lặp lại hai lần và cuối cùng, xuống thật thấp, tận thung lũng sâu và rộng với ba chữ vần bằng thoi thóp “trời xa dần.” Té ra, bên trong cái dáng vẻ điềm tĩnh, rất Trang Tử của mình, tâm hồn Mai Thảo vẫn có một chút đìu hiu.

Ở trên, tôi có viết thỉnh thoảng Mai Thảo đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” Chỉ thỉnh thoảng thôi. Không phải luôn luôn. Mai Thảo chỉ giữ được thái độ thanh thản, ung dung khi đối diện với những vấn đề có tính chất siêu hình, những vấn đề liên quan đến cuộc đời, đến con người, đến kiếp người nói chung. Nhưng khi đối diện với những vấn đề cụ thể hơn, đến đất nước, đến hoàn cảnh lưu vong, đến bạn bè mình và bản thân mình đang trầm luân trong thời cuộc, thơ Mai Thảo biến thành những tiếng mưa thầm:

Bước một mình qua ngưỡng cửa năm
Nhân gian tịch mịch tiếng mưa thầm.
(Trừ tịch)

Mưa thầm. Những cơn mưa lê thê và tái tê của quốc nạn cứ tuôn rơi dào dạt trong lòng mọi người Việt Nam. Mưa sướt mướt trên trại giam có Nguyễn Sỹ Tế, có Phan Nhật Nam, có Tô Thuỳ Yên... vác thánh giá. Mưa ngùi ngùi thương “những Thanh Tâm Tuyền trăm năm đã xa,” “những Vũ Hoàng Chương nghìn ngày đã khuất,” những Bùi Giáng “ngày ca múa khóc cười giữa chợ,” “tối tối về chùa đêm làm thơ.” Mưa phơi phới bay theo Mai Thảo trên đường vượt biển “giữa đất tận trời cùng giữa chỉ một mình ta.” Mưa giàn giụa trên Vũ Khắc Khoan, trên Nghiêm Xuân Hồng, trên Võ Phiến, trên Mặc Đỗ, trên Thanh Nam, trên Tuý Hồng... đội mũ gai nơi cõi lưu đày. Mưa. Mưa trùng trùng. Mưa điệp điệp. Những tiếng mưa thầm và những giọt mưa đen:

Nửa khuya đợi bạn từ xa tới
Cửa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trong giấc ngủ đen.
(Đợi bạn)

Mưa. Mưa trên niềm nhớ nhung quê hương không nguôi:

Nhánh hương thắp nửa này trái đất
Bay đêm ngày về nửa bên kia.
(Năm thứ mười)

Mưa. Mưa rơi trên từng ngày, từng ngày trôi giạt:

Mỗi ngày một gạch mỗi ngày giam
Lên bức tường câm cạnh chỗ nằm
Gạch miết tới không còn chỗ gạch
Gạch vào trôi giạt tới nghìn năm.
(Mỗi ngày một)

Mưa từ quá khứ xa mưa tạt về:

Đôi lúc những hồn ma thức giấc
Làm gió mưa bão táp trong lòng
Ngậm ngùi bảo những hồn ma cũ
Huyệt đã chôn rồi lấp đã xong.
(Quá khứ)

Mưa. Vẫn mưa. Mưa trong những tách trà buổi sáng. Để thành một “ngụm đau trời đất” dành cho kẻ ly hương:

Trà đựng trong bình trí nhớ câm
Rót nghiêng từng ngụm nỗi đau thầm
Hoà chung cùng ngụm đau trời đất
Là mỗi ngày ta mỗi điểm tâm.
(Điểm tâm)

Có lúc Mai Thảo tự nhủ:

Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt
Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn.
(Em đã hoang đường từ cổ đại)

Thì cũng là một cách tự động viên. Làm sao mà hết não nề được khi vẫn còn đây, mỗi ngày, những bước chân lang thang giữa phố người, những mắt nhìn ngơ ngác giữa “rừng vô tuyến, ống thu lôi”.

Làm thân sư tử cao nghìn trượng
Tự thuở xa rừng khóc chẳng thôi.
(Manhattan)

Thanh Nam, lúc còn sống, từng có một kinh nghiệm thấm thía:

Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do.
(Thơ xuân đất khách)

Chắc chắn Mai Thảo cũng từng chia xẻ kinh nghiệm ấy:

Tôi tự do phơi phới một đời
Sao từng lúc lòng còn nhỏ lệ.
(Thơ say trên máy bay)

“Từng lúc” khác với “đôi lúc.” “Từng lúc” là triền miên một nỗi đau dài thỉnh thoảng ứa ra một giọt nước mắt nghẹn ngào. Nỗi đau hoá thành đất thành trời thành chiều thành đêm:

Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy/
(Một mình)

Tôi ngờ là, trong những bài thơ say của Việt Nam, hiếm có bài nào bi thiết và tha thiết như bài thơ nói về cái say của bức tượng lữ thứ này.

Bức tượng? Vâng, một bức tượng bất động lặng lẽ như một khối buồn câm:

Tựa lưng vào vách tường thân thuộc
Trong cõi riêng buồn lại thấy ta.
(Bộ đồ cũ mặc)

Trong bài “Lộ trình,” Mai Thảo tự gọi mình là một bức tượng: “tượng người vô giác.”

Xe lao chở tượng người vô giác
Vào ngả lâm chung lối tử hình.

Bức tượng ấy, giữa cõi nhân gian, bước từng bước lạc lõng và lạc loài. Ấn tượng nổi bật nhất toát lên từ thơ Mai Thảo là ấn tượng nặng nề, day dứt của sự cô đơn. Mai Thảo có đông bạn bè. Trong tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, có khá nhiều bài Mai Thảo viết về bạn bè, viết cho bạn bè, viết nhân lúc đi thăm viếng bạn bè. Có điều, từ hơi thơ đến hình tượng thơ đến cảm xúc thơ, người ta vẫn thấy dường như bao giờ ông cũng lẻ loi. Ông thường làm thơ trên đường đi chứ không phải lúc đã đến.

Thơ Mai Thảo rất ít tiếng động. Cho dù có tiếng động đi nữa thì những tiếng động ấy cũng chỉ được dùng để làm đậm nét thêm cái lặng lẽ, cái tịch mịch trong tâm hồn Mai Thảo. Đi giữa rừng giữa suối; rừng xôn xao, cũng mặc; suối ào tuôn, cũng mặc, Mai Thảo vẫn chìm đắm trong cõi trời đất quạnh quẽ của riêng ông. “Với buổi chiều ta giữa lối buồn.” Đó là Mai Thảo. “Tai đã từ bao lạc tiếng đời.” Đó là Mai Thảo. “Đi dưới mưa một mình.” Đó là Mai Thảo. Và cũng là Mai Thảo nữa, cái bằn bặt não nề này:

Ngất đỉnh cây kia gió thét gào
Trọn mùa. Thành động biển trên cao
Bến ta tối khuất từ xa biển
Bờ chẳng còn ngân tiếng sóng nào.
(Santa Ana Winds)

Tôi yêu bài thơ “Không hiểu” dẫn trên, tôi cũng yêu lắm bài thơ “Không tiếng” dưới đây, rất Đường thi, ngỡ như một bài thơ thiền:

Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy.

Bài thơ mang tựa đề là “Không tiếng” nhưng thật ra nội dung lại nói đến chuyện không hình. “Không tiếng” chỉ ám chỉ sự đi về lặng lẽ; đi, đi rất sớm; về, về rất trễ. Nhưng ai đi? ai về? Cả hai câu đều thiếu chủ từ. Không ai đi, không ai về cả. Cái dấu mà đôi lúc vầng trăng tìm thấy chỉ là một cái bóng gầy nơi vách tường. Chỉ là cái bóng thôi. Chỉ là cái ảo thôi. Thế đấy, cái con người từng thấy tên mình trên các bảng đường, thấy hình mình ở những miếu đền lại cũng thấy nữa, thấy rất rõ cái hư vô, cái hư ảo của cả kiếp mình.

Cái ảo ấy lại cưu mang một nỗi buồn rất thực:

Tả ngạn đời ta một nhánh hoa
Bên kia hữu ngạn vẫn thơm và
Hương bay thần chú qua lìa đứt
Mỗi tới bên này mỗi lệ sa.
(Tả ngạn)

Thơ Mai Thảo, những bài làm sau 1975, có thể nói là những giọt lệ rơi trên một triền núi thẳm, cái triền đi xuống những thung sâu. Đôi lúc, Mai Thảo dùng động từ “khóc,” nhưng thơ của ông, rất lặng lẽ, chỉ là những tiếng khóc thầm, những nỗi đau thầm. Tất cả đều âm thầm. Như những tiếng mưa thầm.

Thơ Mai Thảo là những tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh.

NHQ

Nguyễn Hưng Quốc - Tháng Tư và ký ức tập thể

Tháng Tư và ký ức tập thể

Nguyễn Hưng Quốc
26 tháng 4 2010

Cách đây hơn một năm, có một nghệ sĩ khá nổi tiếng từ Việt Nam sang tham dự một sinh hoạt văn nghệ tại Úc. Sinh ở Hà Nội sau năm 1975, anh là một nghệ sĩ tài hoa và có tinh thần cách tân khá triệt để. Và vì tinh thần cách tân ấy, dù tài hoa, anh vẫn bị cô lập ở Việt Nam. Sự cô lập ấy càng củng cố tư thế độc lập của anh; và tư thế độc lập ấy, đến lượt nó, củng cố cái nhìn cởi mở về nhiều vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc thân mật với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Úc, anh vẫn bị sốc. Một lần, anh tâm sự: “Điều em ngạc nhiên nhất là bà con bên này bị ám ảnh về quá khứ nhiều quá. Lần nói chuyện nào cũng dẫn đến những chuyện trước 75, rồi những chuyện sau 75, từ chuyện chiến tranh đến chuyện kinh tế mới, chuyện cải tạo và chuyện vượt biển. Ở trong nước, hầu như bọn em chẳng bao giờ nhớ hay nghĩ đến những chuyện như vậy nữa”.

Không phải chỉ có anh bạn nghệ sĩ ấy. Tôi đã nghe nhiều người nói thế. Có người viết hẳn trên báo chí. Là: những chuyện mà nhiều người ở hải ngoại còn trăn trở mãi, ở trong nước, người ta đã quên mất từ lâu rồi. Một số người còn lên giọng: Nên gạt bỏ quá khứ để hội nhập vào dòng chuyển động không ngừng của đất nước.

Những lời phát biểu ấy khiến tôi nghĩ ngợi về đề tài ký ức.

Trước hết, cần nói ngay, ký ức, đặc biệt ký ức tập thể (collective memory) hay ký ức văn hoá (culture memory) là một đề tài khá mới trong giới nghiên cứu. Trước, từ thời Khai Sáng, ở con người, giới nghiên cứu chỉ chú ý đến lý trí. Từ Descartes đến Pascal và Kant, người nào cũng đề cao lý trí, cũng đều xem lý trí là năng lực tối thượng phân biệt con người và các loài động vật khác. Từ đầu thế kỷ 20, dưới ảnh hưởng của Freud, và sau đó, của Jung, với nhiều trường phái khác nhau trong chủ nghĩa hiện đại, người ta lại đề cao vô thức, xem chính vô thức mới là động lực chính thúc đẩy và quyết định những sự lựa chọn trong đời sống cũng như trong các hoạt động sáng tạo. Chỉ khoảng vài thập niên gần đây, người ta mới hay đề cập đến vai trò của ký ức, thoạt đầu trong lãnh vực xã hội học, sau, trong văn hoá học.

Có một câu nói nổi tiếng tiêu biểu cho quan niệm này: Chúng ta là những gì chúng ta nhớ (We are what we remember). Những gì chúng ta nhớ tạo nên ý nghĩa cho những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến; và tất cả những gì chúng ta làm hoặc chứng kiến được ghi nhớ ấy sẽ tạo nên hình ảnh của chính chúng ta. Chính những hình ảnh ấy là những nguyên liệu đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên bản sắc của từng người. Bởi vậy những người bị mất trí nhớ bao giờ cũng bị mất ý niệm về bản sắc: Họ không biết họ là ai.

Nhưng ký ức có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý: Thứ nhất, nó không phải là cái gì thuần tuý có tính cá nhân. Bất cứ ký ức nào cũng có tính tương tác. Nhớ, dù là nhớ một kỷ niệm hoàn toàn riêng tư, cũng vẫn liên hệ với một cái gì khác: một thời gian, một không gian, một cảnh huống và những con người khác. Qua việc nhớ, do đó, chúng ta nối kết bản ngã và môi trường chung quanh, nối kết quá khứ và hiện tại, cá nhân và tập thể, cái riêng và cái chung. Bởi vậy ký ức nào, dù riêng tư đến mấy, vẫn lấp lánh hồi quang của cả một cộng đồng: ký ức, một mặt, kiến tạo và nuôi dưỡng bản sắc cá nhân, mặt khác, góp phần định hình bản sắc tập thể; rồi chính bản sắc tập thể ấy, đến lượt nó, lại tác động ngược lại đến ký ức, biến ký ức thành một quá trình chọn lọc liên tục. Từ đó, dẫn đến đặc điểm thứ hai: ký ức không phải là những gì cố định. Ký ức không phải là kho lưu trữ hình ảnh một cách máy móc và vô hồn. Ký ức, ngược lại, không ngừng được tái tạo và không ngừng được tái cấu trúc. Cùng một sự kiện, được nhớ trong những thời điểm khác nhau, với những quan điểm và những tâm trạng khác nhau, chúng ta có những hình ảnh khác nhau với những ý nghĩa khác nhau. Bởi vậy, ký ức nào cũng có tính hiện tại. Nó không phải chỉ là quá khứ. Nó là quá khứ được hiện tại hoá. Và vì được hiện tại hoá, quá khứ nào cũng có tính chính trị của nó. Nhớ, do đó, là một diễn ngôn (discourse), một loại hình tự sự, ẩn giấu đằng sau những nỗ lực diễn dịch và tái diễn dịch quá khứ để đáp ứng những thử thách của hiện tại.

Cũng cần lưu ý là ký ức hiện diện ở mọi nền văn hoá. Ai cũng có ký ức và cũng cần ký ức. Nhưng dường như với người Việt Nam, ký ức có tầm quan trọng hơn hẳn ở những nơi khác, nhất là ở các nước Tây phương. Ở Tây phương, nói chung, ký ức thường nhanh chóng được thu thập, lưu trữ, xác minh và phân tích, cuối cùng, thành lịch sử. Ở Việt Nam, ký ức thường ở nguyên dạng ký ức, khuất chìm trong vô thức, bàng bạc trong đời sống của quần chúng. Cái gọi là lịch sử ở Việt Nam, phần lớn chỉ là những mảnh ký ức rời, nhập nhoà giữa huyền thoại và sự thực, đậm đặc màu sắc truyền thuyết. Nếu lịch sử là những đại tự sự (grand narrative), ký ức chỉ là những tiểu tự sự. Nếu lịch sử mang tính chính quy, đặc tuyển và nhất là tuyến tính, ký ức thường đứng ngoài mọi thiết chế, gắn liền chủ yếu với văn hoá dân gian, thường xuyên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tương tác trong xã hội.

Người Việt thích sống với ký ức. Người Việt ở hải ngoại lại càng thích sống với ký ức. Rời khỏi quê hương, sống hẳn ở nước người, tuyệt đại đa số lưu dân, trong đó có người Việt Nam, không bao giờ có thể hội nhập hẳn vào cuộc sống mới. Họ sống lửng lơ ở giữa (in-between). Giữa gì? Giữa quê gốc và quê mới. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và hoài bão. Sống ở giữa là sống trên những biên giới, là lấp lửng ở bên này và bên kia biên giới. Ở vùng biên giới ấy có gì? Chủ yếu là ký ức. Ký ức trở thành quê hương chính của những người lưu dân, bất kể là lưu dân nào. Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, một nhà nghiên cứu trẻ và xuất sắc ở Úc, mới xuất bản một cuốn sách mang nhan đề rất thú vị: “Ký ức là một quê hương khác: Phụ nữ Việt Nam lưu vong” (Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora, Praeger, 2009). Sẵn, xin nhắc: Trước đó, một nhà nghiên cứu Việt học lỗi lạc khác, Huệ-Tâm Hồ-Tài, ở Mỹ, có một tác phẩm mang nhan đề tương tự, nhưng đối tượng khảo sát lại là ở Việt Nam thời hậu chiến: “Quê hương của ký ức: Việc tái tạo quá khứ ở Việt Nam thời hậu kỳ xã hội chủ nghĩa” (The Country of Memory: Remaking the Past in Late Socialist Vietnam, University of California Press, 2001). Dĩ nhiên, hai cái “quê hương” được đề cập trong hai tác phẩm vừa kể rất khác nhau. Khác, không những ở cấp độ mà còn về bản chất: với người trong nước, ký ức là một quê hương của lựa chọn; với những người lưu dân hay lưu vong, ký ức là quê hương của số phận. Là quê hương duy nhất. Ngoài nó, có khi không còn gì khác.

Người lưu dân hay lưu vong nào cũng gắn bó với ký ức. Những người lưu dân hay lưu vong ra đi từ một đất nước tan nát vì chiến tranh và ngập ngụa hận thù lại càng quay quắt với ký ức. Những người lưu dân và lưu vong đến sống ở các nền văn hoá khác, hoàn toàn xa lạ với nền văn hoá gốc lại càng bị giam hãm trong ký ức. Nói như thế cũng là cách mặc nhiên phân biệt hai loại ký ức: ký ức của người thắng cuộc và ký ức của các nạn nhân.

Ký ức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại chủ yếu là ký ức của nạn nhân. Một ký ức đầm đìa máu và nước mắt. Không phải chỉ có máu và nước mắt thời kỳ chiến tranh mà còn có máu và nước mắt lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở các nhà tù và trại cải tạo. Ở các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Ở chính sách ngăn sông cấm chợ. Ở sự kỳ thị vùng miền và lý lịch. Ở những cuộc di tản và vượt biên đầy hãi hùng.

Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh.

Nhớ, cách đây một hai năm gì đó, khi đọc một bài báo của một nhà văn miền Nam từng tham gia “Mặt trận” trước năm 1975, trong đó, ông phiền trách nhiều người ở hải ngoại sao cứ đau đáu mãi với quá khứ trong khi ông và bạn bè và đồng chí của ông thì đã gạt hẳn tất cả qua một bên từ lâu rồi, một người bạn tôi bình luận:

“Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”

Tôi không chủ trương hận thù. Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).

Theo tôi, không phải chỉ có bản sắc mà cả ý niệm về đạo đức cũng được nuôi dưỡng từ ký ức, kể cả, nếu không muốn nói, nhất là, những loại ký ức đầy máu và nước mắt.

Source : NHQ's blog