1/5/13

Vẻ đẹp cơ thể phụ nữ qua tác phẩm của các danh họa





 02 Tháng 5 2013

Dõi theo lịch sử ngành mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp cơ thể phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay, được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
Xin chọn lọc một số bức họa quý báu trong tài sản văn hóa của nhân loại từ giai đoạn Phục hưng đến nay để các bạn thưởng thức và thấy được vẻ đẹp người Phụ nữ đã được các danh họa thể hiện như thế nào.
La Primavera, Sandro Botticelli (1482)
 
 
The Birth of Venus, Sandro Botticelli (1485)
 
The Birth of Venus, Sandro Botticelli (1485)
1500
The Three Graces - Raphael (1504)
Leda the Swan, Leonardo da-Vinci (1510)
Allegory, Angelo Bronzino (1569)
1600

Poussin Triumph de Neptun, Nicolas Poussin (1610)
Danae, Artemisia Gentileschi (1612)
Danae, Orazio Gentileschi (1621)
Judgement of Paris, Peter Rubens (1623)
Three graces, Peter Rubens (1639)
Venus at her mirror, Diego de Velázquez (1651)
1700
Diana after the Hunt, Francois Boucher (1745)
Mademoiselle O'Murphy, Francois Boucher (1752)
The Sabine Women Enforcing Peace by Running between the Combatants, Jacques-Louis David (1794-1799)
1800
The Nude Maja, Francisco de Goya (1800)
La grande Odalisca - Jean-August Dominique Ingres (1814)
Venere Anadiomene - Jean-August Dominique Ingres (1848)
La Sorgente - Jean-August Dominique Ingres (1856)
Une Odalisque - Gervex Henri (1843)
La bagnante - Gustave Courbet (1845)
Apres le bain - Bouguereau (1875)
Sirens, Charles Edward Boutibonne (1883)
L'innocence - Felix Henri Giacomotti (1884)
La Brie du Printemps - William-Adolphe Bouguereau (1825-1905)
Le Printemps, William-Adolphe Bouguereau
The Abduction of Psyche, William-Adolphe Bouguereau
Young Girl Defending Herself against Eros, William-Adolphe Bouguereau (1880)
La Vague, William-Adolphe Bouguereau (1896)
The Bathers, Pierre Auguste Renoir (1887)
Nude, Pierre Auguste Renoir
1900
Danae, Carolus-Duran (1837 - 1917)
At Low Tide, Sir Edward John Poynter (1908)
D.D.5a, Sir Gerald Kelly (1924)
 
Movimento, , Bruno Di Maio
 
 
Untitled Nude Brunette, Bruno Di Maio
 
S.T
 
 
 
 

10 k1iệt tác10 kiệt tác hội họa khỏa thân được bán với giá đắt nhất trong lịch sử mỹ thuật thế giới: 10khỏa thân đắt giá nhất trong lịch sử


Những bức họa nổi tiếng về chân dung và hình thể của con người vẫn được lưu giữ và truyền tay nhau từ hàng ngàn năm nay. Tranh khỏa thân là một loại hình nghệ thuật không chỉ rất hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật mà còn được đấu giá rất cao.
                                     
Sau đây là 10 kiệt tác hội họa khỏa thân được bán với giá đắt nhất trong lịch sử mỹ thuật thế giới:

1. Nude in a Black ArmchairTác giả: danh họa Pablo Picasso
Trị giá: 45,1 triệu USD
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Bức tranh mang tên “khỏa thân trên ghế bành đen” này của danh họa Picasso được bán với giá 45,1 triệu USD, mức giá cao kỷ lục mà chưa một họa phẩm cùng thể loại nào từng vượt qua được. Picasso vẽ bức tranh này từ năm 1932 và cho tới nay, có vẫn được lưu truyền như một trong những bức tranh quý giá nhất của ông.

2. Study of Nude with Figure in a Mirror Tác giả: danh họa Francis Bacon.
Trị giá: 39,7 triệu USD
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Sau khi ra đời vào năm 1992, bức tranh này chỉ được bán với giá 1 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, giá trị của tác phẩm đã leo thang với tốc độ chóng mặt và làm cho Francis Bacon trở thành một trong những họa sĩ được săn lùng nhiều nhất thế giới cũng như làm cho các tác phẩm khác của ông trở nên có giá trị hơn.

3. Benefits Supervisor Sleeping Tác giả: danh họa Lucien Freud.
Trị giá: 33,6 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Được ra đời năm 1995, tác phẩm này được các nhà phê bình nghệ thuật bình chọn là tác phẩm tuyệt nhất của Lucien Freud từ những năm 1990. Đây chỉ là môt bức vẽ giản đơn về một phụ nữ nằm tựa trên ghế sofa. Điểm thú vị ở đây là cô chẳng có vẻ gì là đẹp đối với quan niệm hiện đại về cái đẹp cả. Đây là tác phẩm quý giá nhất của họa sĩ Freud, một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ.

4. Les Femmes d’Alger (O)

Tác giả: danh họa Pablo Picasso.
Trị giá: 32 triệu USD
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Thêm một kiệt tác của Picasso nữa. Đây là tác phẩm ra đời trước tác phẩm “Nu au Collier” của ông. Bản phóng tác “O” của kiệt tác Les Femmes d’Alger có giá trị nhất trong loạt tác phẩm này. Tác phẩm này đã được bán vào năm 1997.

5. Nu Couche de DosTác giả: danh họa Amedeo Modigliani
Trị giá: 26,9 triệu USD
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Tại buổi bán đấu giá, mọi người cảm thấy hơi bất ngờ trước giá bán ra của tác phẩm. Đây là một tác phẩm tuyệt vời của Modigliani nhưng lại không phải là tác phẩm khỏa thân đắt nhất mọi thời đại.

6. Nu au Collier Tác giả: danh họa Pablo Picasso.
Trị giá: 24 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Kiệt tác này được đấu giá vào năm 2002. Có lẽ do công chúng không biết đến sự có mặt của nó trong thời gian khá dài đã làm cho kiệt tác này có giá trị cao như vậy, và chứng tỏ người ta ao ước sở hữu các tác phẩm của Picasso đến như thế nào. Tác phẩm này được ra đời vào những năm 1930, là lúc ông và bà Marie-Therese Walters yêu nhau say đắm. Hai người sống ẩn dật trong một tòa lâu đài. Chủ đề của kiệt tác này là nhấn mạnh vào đường cong nữ tính, và thể hiện tình yêu sâu sắc đối với người phụ nữ ông yêu.

7. Naked Portrait with ReflectionTác giả: danh họa Lucien Freud.
Trị giá: 23,5 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Bức họa “Naked Portrait with Reflection” được ra đời vào năm 1980, là một bức tranh sơn dầu và được xếp vào dòng tranh hiện thực Phục Hưng. Từ “reflection” trong tên của bức họa minh họa cho chân của một người đàn ông đằng sau ghế sofa. Có ý kiến cho rằng đó chính là tác giả.

8. Eve, grand modele-version sans rocher
Tác giả: nhà điêu khắc Auguste Rodin
Trị giá: 18,97 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Đây là bức tượng do một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất mọi thời đại, Auguste Rodin, sáng tác. Mặc dù được mệnh danh là cha đẻ của ngành điêu khắc hiện đại nhưng các tác phẩm của Rodin vẫn bị các nhà điêu khắc đương thời chỉ trích. Eve là nỗ lực đầu tiên của ông tạo ra một người mẫu nữ cỡ lớn để sánh vai bên tác phẩm điêu khắc Adam của ông cho dù là nó chưa bao giờ được hoàn thành. Tuy vậy, tác phẩm điêu khắc này vẫn có giá trị cao ngất ngưởng là 19 triệu USD.

9. Les Femmes d’Alger (J) Tác giả: danh họa Pablo Picasso.
Trị giá: 18,6 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Les Femmes d’Alger (J) của Picasso đứng ở vị trí tiếp theo trong danh sách này. Thật thú vị là ông cũng đã tạo ra rất nhiều bản phóng tác của tác phẩm này. Và bản phóng tác mang “J” đã là bản có giá trị thứ 2 sau bản (O), được bán với giá 18,6 triệu USD vào năm 2005.

Nó chứa đựng rất nhiều đặc điểm về tác phẩm của Picasso với tư cách là một họa sĩ lập thể. Bức họa này được vẽ lại vào năm 1955 và được gợi cảm hứng từ tác phẩm “Women of Algiers in their Apartment” ra đời năm 1855 bởi danh họa Eugene Delacroix.

10. Nu assis sur un divan (la belle Romaine)
Tác giả: danh họa Amedeo Modigliani.
Trị giá: 16,77 triệu USD.
Những kiệt tác khỏa thân đắt nhất mọi thời đại
Amedeo Modigliani là môt họa sĩ người Ý, gốc Do Thái. Ông sống một cuộc sống chật vật: nghiện ma túy, nghiện rượu, đói nghèo và chết sớm. Trong cuộc đời 35 năm ngắn ngủi của mình, ông đã sáng tác những tác phẩm nghệ thuật đáng ao ước.

Bức tranh này được ra đời vào năm 1919, vẽ về một phụ nữ chỉ khoác trên người một mảnh vải mỏng. Phong cách của ông là độc nhất vô nhị và rất khó phân loại, mặc dù có một vài ý kiến cho rằng ông cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của Toulouse-Lautrec và Cezanne. Bức tranh này được đấu giá vào năm 1999.
HOÀI THƯ (VTC)

Source : REDS.VN


30/4/13

Đỏ tái mặt xem tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương


Những ý thơ gợi tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của cố danh hoạ Việt Nam.

Đó là bộ tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương, được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ. Gầy đây, nhiều tác phẩm trong bộ tranh đã được giới thiệu trên mạng.


Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu...
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương).



Lắt lẻo cành thông cơn gió thổi
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương).



Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay
(Quả mít - Hồ Xuân Hương).






Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn...
(Tự tình - Hồ Xuân Hương).

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
(Tự tình - Hồ Xuân Hương).

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
(Tranh hai Tố nữ - Hồ Xuân Hương).

Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm...
(Hang cắc cớ - Hồ Xuân Hương).

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Ṿây mà chút tẻo tèo teo
Thuyền cừ cương muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn leo
(Kiếp Tu Hành - Hồ Xuân Hương).

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông
Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng...
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).

Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nuớc trong leo lẻo một dòng thông...
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).

Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá giếc le te lách giữa dòng
Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
Đố ai dám thả nạ rồng rồng
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long...
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).

Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông..
.
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).

.
.
.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).

Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay...
(Vịnh cái quạt (1) - Hồ Xuân Hương).

Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này
(Vịnh cái quạt (1) - Hồ Xuân Hương).

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dán tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa...
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).

Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa...
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).

Của em bưng bít vẫn bùi ngùi
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi...
(Trống thủng - Hồ Xuân Hương).

.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
(Đánh đu - Hồ Xuân Hương).

Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(Mời ăn Trầu - Hồ Xuân Hương).

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau...
(Dệt vải - Hồ Xuân Hương).



Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết...
(Đánh cờ - Hồ Xuân Hương).



Theo  Kiến thức

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Nam Cộng Hoà còn thất thủ vì... lý do kinh tế


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130430
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"


Việt Nam Cộng Hoà còn thất thủ vì... lý do kinh tế 




Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được nhắc tới là vì sao được Hoa Kỳ viện trợ dồi dào như vậy mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn không thành công? Bài này xin nêu ra một trong nhiều lý lẽ: chính là vì viện trợ mà không thể thành công!

Một cái nhìn khác về kinh tế cũng là chính trị....

Về bối cảnh, trong 30 năm can thiệp vào Việt Nam, từ 1943 đến 1973, sáu đời Tổng thống Mỹ đã chẳng hiểu gì về Việt Nam, từ văn hoá đến lịch sử, mà lại có mục tiêu dời đổi thất thường. Nào là tìm đồng minh chống Nhật thời Thế chiến II, rồi hỗ trợ phong trào "giải thực" nên mặc nhiên chống Pháp tại Đông Dương, qua đến be bờ chặn làn sóng đỏ thời Chiến tranh lạnh, rồi xây dựng dân chủ để phát huy giá trị tinh thần của "Thế giới Tự do", trong khi vẫn dùng lá bài Việt Nam tác động vào quan hệ với Liên bang Xô viết, với Trung Quốc, v.v....

Mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tiễn khiến Hoa Kỳ là đế quốc có lúc ngây thơ mà đôi khi lật lọng khó tin. Ra vào hùng hổ như con voi trắng trong cửa hàng đồ sứ.

Với tinh thần đó, Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến toàn diện, gồm các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, thông tin, văn hoá, qua nhiều hình thái như phá hoại, khủng bố, khuynh đảo, du kích chiến rồi trận địa chiến ở cấp sư đoàn trở lên. Và thực hiện việc đó dưới sự phán xét khắt khe của một hệ thống truyền thông có đầy tự do mà thiếu hiểu biết. Ngày nay, sự nông cạn đó vẫn làm nhiều người hiểu sai về cuộc chiến và tiếp tục nhục mạ miền Nam.

Trong khi ấy, bộ máy kinh tế lại vận hành theo quy luật khác.

Quốc hội có thẩm quyền về công chi thu thì đòi các khoản chi ngân sách phải ưu tiên phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ. Một đồng viện trợ Mỹ phải đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Mỹ - tính ra thành hệ số nhân - và cho các địa phương đã bầu lên người biểu quyết về ngân sách. Nhiều khi các đại diện dân cử đầy ảnh hưởng này lại chẳng biết gì về Á Châu, Đông Nam Á, Việt Nam hay cộng sản. Những ông nài mù cưỡi con voi trắng.

Vì vậy, Hoa Kỳ bị tổn thất về nhân mạng, kinh tế và tinh thần mà vẫn lãnh vết nhơ lịch sử là bại trận. Phần thiệt hại của người Việt Nam chỉ là một cước chú nhỏ trong tâm tư dân Mỹ. Đó là về bối cảnh.

Về kinh tế, Hoa Kỳ có hai mạch viện trợ song hành cho Việt Nam.

Một là chương trình CIP, một sao bản thời chiến của kế hoạch Marshall do Hoa Kỳ viện trợ cho Âu Châu tái thiết trong thời bình sau Thế chiến II. Chương trình CIP được áp dụng từ 1955 đến 1975, trừ mấy tháng gián đoạn khi Cậu ấm Kennedy gây áp lực với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Chương trình kia là PL 480, được mệnh danh là "Nông phẩm Phụng sự Hoà bình" theo lối gọi mỹ miều từ Chính quyền Kennedy.

CIP hay Commercial Import Program hay Commodity Import Program, là "Chương trình Nhập cảng Thương phẩm". Vắn tắt thì Mỹ viện trợ cho ngân sách quốc gia Việt Nam một số ngoại tệ do Quốc hội phê chuẩn hàng năm để chính phủ Việt Nam bán lại cho doanh gia với hối suất ưu đãi và lãi suất thấp hầu nhập cảng một số hàng Mỹ. Doanh nghiệp xuất cảng hàng hóa Mỹ thì nhận đủ số đô la y như bán cho các thị trường tự do khác, còn doanh nghiệp Việt Nam thì tốn ít tiền hơn mà vẫn nhập được một lượng hàng cần thiết cho thị trường tiêu thụ nội địa. Tiền Việt Nam mà chính phủ Sàigon thu được từ doanh gia Việt Nam được đưa vào một quỹ đối giá để tài trợ ngân sách quốc gia, trong đó có cả quốc phòng, cảnh sát hay lương công chức.

Chế độ viện trợ này có nghĩa là dân ta càng tiêu thụ nhiều thì ngân sách quốc gia càng thêm tiền đánh giặc! Khi tóm lược như vậy, ta thấy ngay mâu thuẫn xương tủy giữa bài toán chiến tranh toàn diện với giải pháp đối phó về kinh tế, hối đoái và ngân sách! Hoa Kỳ tất nhiên bại trận với một chế độ viện trợ phi lý như vậy.

Khi Mỹ giảm viện trợ thì hậu phương miền Nam hết xài đồ nhập cảng do doanh nghiệp Mỹ cung cấp và ngân sách hết lương cho lính. Trong khi ấy, đầu tư vẫn bị cản trở so với tiêu thụ và càng bị cản trở vì hình thái chiến tranh phá hoại.

Tháng Tám năm 1971, khi Chính quyền Nixon đơn phương thả nổi đồng bạc và hủy bỏ hệ thống tài chánh Bretton Woods thì đấy là tín hiệu nguy ngập mà chúng ta chưa nhìn ra. Qua năm sau, cuộc khủng hoảng dầu hỏa vì tình hình Trung Đông là tín hiệu khác mà ít ai thấy. Hậu phương chỉ than vãn về lạm phát hay xăng dầu lên giá mà chưa hiểu rằng miền Nam đang bị bức tử - xiết bao tử trước.

Kỳ diệu nhất là chương trình CIP chứng minh lý luận tuyên truyền của phe Cộng sản. Rằng Mỹ gây chiến chỉ để doanh nghiệp hay tài phiệt Mỹ bán hàng!

Chương trình kia, PL 480 hay Nông phẩm Phụng sự Hoà bình, có nghĩa là Việt Nam nhận được một số nông sản Mỹ để bán lại cho dân và lấy tiền tài trợ ngân sách. Đây là một phi lý khác.

Lý tưởng ban đầu của PL480 từ Chính quyền Eisenhower vào năm 1954 là cứu đói các nước nghèo. Nhưng Quốc hội Mỹ chuyển dần qua mục tiêu chính trị là giúp nông gia Mỹ có thị trường còn Hành pháp thì viện dẫn mục tiêu chiến lược là dùng viện trợ nông sản để kết nạp đồng minh.

Thế rồi, quan niệm về đồng minh có thể dời đổi từng thời, thậm chí từng mùa bầu cử, trong khi quốc gia thọ nhận viện trợ do bộ Canh nông và Cơ quan USAID quản lý, tùy chương trình, thì xây dựng toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế trên chế độ viện trợ đó. Rồi bị ràng buộc mà thu hẹp khả năng xoay trở, cho tới khi bị bó tay.

Vì mục đích nâng đỡ nông gia Mỹ, Chương trình PL480 còn có quy định thắt họng: quốc gia cầu viện không được dùng nông sản viện trợ làm nguyên nhiên vật liệu chế biến ra mặt hàng khả dĩ cạnh tranh với hàng Mỹ. Bông vải hay sữa bột của Mỹ không thể làm áo quần hay thực phẩm bán trên các thị trường có loại sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ.

Ngoài hoàn cảnh ngặt nghèo do chiến cuộc gây ra, ngoại viện Mỹ khó giúp quốc gia cầu viện đầu tư theo hướng tích cực là phát triển ngoại thương để có độc lập về kinh tế. Nên chỉ còn chánh sách tiêu cực – mà ăn khách thời đó – là "thay thế nhập cảng".

Hai quốc gia giàu kinh nghiệm về viện trợ Mỹ là Đài Loan và Nam Hàn đã đặt ra quốc sách là phải chấm dứt sự lệ thuộc vào viện trợ càng sớm càng hay. Họ thắt lưng buộc bụng để tự túc tự cường rồi trở thành rồng cọp kinh tế. Miền Nam thì không, vì nhiều người tin rằng "Mỹ không thể bỏ Việt Nam". Có muốn xoay ra thì đã có miền Bắc kéo vào bằng pháo kích như mưa, nhờ nguồn viện trợ của Liên Xô và sự chỉ đạo của Trung Quốc!

Mà hình như là bi hài kịch đó vẫn chưa dứt, với những "món nợ đáng tởm" mà Hà Nội phải trả cho Bắc Kinh.... Thế hệ ngày nay nên suy ngẫm lại.

Và cử tri người Mỹ gốc Việt nên tận dụng sự hiểu biết lẫn lá phiếu để không tái diễn thảm kịch này cho xứ khác - và cho Việt Nam khi lãnh đạo Mỹ lại đòi "chuyển trục" tại Đông Á. Một thí dụ cụ thể là hãy nhìn vào đạo luật Nông sản, Farm Bill. Thê thảm....
NXN
Source : Dainamax tribune
 

lục bát tháng tư




lục bát   tháng tư  



Về đi

In memory of RVN fallen Soldiers in VN's war .
  THD



Về đi  !

Thế cuộc tan rồi

Uống tàn cuộc rượu

lên đồi khóc trăng


Trăm năm , một cánh   phù vân

Thoảng   lời mộ địa

bước chân  ai về

Còn chi mà giữ vẹn bề

Chỉ còn vọng lại cơn mê một thời

Trả non nước lại cho đời

Thân này đành  nát theo lời thề xưa 

THD.

                    


Tìm nhau

Tìm nhau tự thuở ngàn xưa

             Gặp nhau trong ngọn gió đùa nghìn sau

                
 Tìm nhau trong phút linh cầu

                  Thấy con chim hót trên đầu ngọn cây                                                

                              
                                        Tìm nhau trong chiếc lá bay

                                      Gặp nhau trong khói hương lay đá vàng

                     
                           Tìm nhau trong giấc mộng tàn
         
                               Gặp nhau nơi chốn thiên đàng lãng quên 

Trần Hồ Dũng . 30.04 (1975-2013 ) 

                                             

29/4/13

MỘ KHÚC



                                         Trần Hồ Dũng


Chợt nỗi buồn xưa động bóng trăng
vàng phai bia đá dậy bên đàng
hồn xưa ray rức cùng năm tháng
mộng cũ chôn vùi theo cỏ cây

Giấc mộng ngày xanh đã vỡ rồi
Còn chi mà tiếc nuối thanh xuân
Một ngày về đất linh hồn lạnh
Nhắm mắt , còn mơ một giấc mòng

đời vẫn buồn theo tiếng thở dài
từ cha
tóc trắng những đêm thâu

từ dòng nước mắt
trong lòng mẹ
khóc đứa con xưa chẳng trở về


Chiến tranh cốt nhục đã qua rồi
vẫn còn nghe lạnh mãi trong xương
lạnh như thân xác bao đồng đội
về đất , mà không vẹn chỗ nằm

Thế hệ tôi buồn như mộ bia
Nằm nghe tên gọi lúc chia lìa
đâu bàn tay nhỏ chăn mưa gió
Non nước còn nghe mộ khúc buồn

THD. 30/4 (1975-2013 )