văn học
thơ
Obama, Barack
Dưới lòng đất
Bản dịch của Nguyễn Tôn Hiệt
BARACK OBAMA
(1961~)
“Underground” là một bài thơ mà Barack Obama đã sáng tác lúc ông mới 18 tuổi. Sau đó, năm 1981, bài thơ này được đăng cùng với một bài thơ khác của Obama, nhan đề là "Pop", trên tờ Feast, một tạp chí văn học do Occidental College ấn hành.
Dưới lòng đất
Những hang động dưới nước
Đầy những con khỉ
Ăn những trái sung.
Bước lên những trái sung
Mà những con khỉ
Ăn, thì nghe giòn rụm.
Những con khỉ gào hú, nhe
Nanh, nhảy múa,
Ngã nhào vào
Dòng nước cuồn cuộn,
Những bộ lông hôi hám, ướt sũng
Lấp lánh trong màu xanh.
Nguyên tác:
Underground
Under water grottos, caverns
Filled with apes
That eat figs.
Stepping on the figs
That the apes
Eat, they crunch.
The apes howl, bare
Their fangs, dance,
Tumble in the
Rushing water,
Musty, wet pelts
Glistening in the blue.
-----
Nguồn: "Two poems" của Barack Obama, đăng trên The New Yorker, July 2, 2007.
Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2008
20/11/08
Obama, nhà thơ
tiểu luận / nhận định
Mead, Rebecca
Obama, nhà thơ
Bản dịch của Nguyễn Tôn Hiệt
Lời người dịch:
Barack Obama vừa trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa-kỳ. Đó là một biến cố vô cùng đặc biệt mà tôi đã âm thầm mong đợi suốt nhiều tháng qua, và sự khải thắng của ông khiến tôi xúc động mãnh liệt. Thế nhưng, từ góc nhìn của một người làm thơ, tôi lại tự hỏi, một cách tò mò, rằng người đàn ông da đen với tài hùng biện vô song ấy có làm thơ không. Thế rồi tôi lục lạo trên internet, và tìm thấy một bài viết của Rebecca Mead dưới nhan đề “Obama, poet”. Trong đó, Rebecca Mead thuật lại những nhận xét của Harold Bloom, nhà phê bình thơ kiệt xuất của Hoa-kỳ, về hai bài thơ (“Pop” và “Underground”) mà Barack Obama đã sáng tác lúc ông còn là một sinh viên 18 tuổi tại Occidental College.
Trong hai bài thơ ấy, Harold Bloom khen bài “Underground” là hay hơn. Vì thế, tôi xin dịch bài thơ ấy để đăng song song với bài viết này của Rebecca Mead.
OBAMA, NHÀ THƠ
Trong cuốn sách đầu tay của mình, Dreams from My Father, Barack Obama mô tả chất cần sa mà ông đã hút lúc còn trẻ như “một thứ gì có thể làm bẹp dí cái phong cảnh của tâm hồn tôi, làm nhoà những góc cạnh của ký ức tôi.” Lời thú nhận này về sự bất cẩn của tuổi trẻ thì vừa đàng hoàng hơn vừa thật lòng hơn những lời thú nhận của ông Tổng Thống Thứ Bốn-mươi-hai (“tôi đã không hít vào”) và Thứ Bốn-mươi-ba (“Hồi tôi còn trẻ và vô trách nhiệm, thì tôi còn trẻ và vô trách nhiệm”), và không có gì phải ngạc nhiên lắm khi ta phát hiện rằng một chất gây say khác ít bị đem ra rêu rao mà anh chàng Obama trẻ tuổi đã dính vào là cái thú làm thơ tự tình.
Năm 1981, Feast, một tạp chí văn học do Occidental College ấn hành, đã đăng hai bài thơ của Obama, lúc ông còn đi học ở đó. Bài thứ nhất, “Pop”, trông như một chân dung đáng yêu, tuy hơi cũ một chút, của ông ngoại của Obama, người mà Obama đã được sống gần gũi phần lớn thời thơ ấu của mình. Với cấu trúc tự do và một lối vắt dòng dạn dĩ, bài thơ bắt đầu như thế này:
Sitting in his seat, a seat broad and broken
In, sprinkled with ashes,
Pop switches channels, takes another
Shot of Seagrams, neat, and asks
What to do with me, a green young man
Who fails to consider the
Flim and flam of the world, since
Things have been easy for me.
Ngồi trên ghế của mình, một chiếc ghế rộng và sụp
Vào trong, đầy những tàn thuốc vương vãi,
Pop đổi kênh truyền hình, uống thêm một
Ngụm Seagrams, nguyên chất, và hỏi
Tôi mắc chứng gì vậy, một thằng tuổi còn xanh
Mà không hiểu ra được
Cái trò bá láp của thế gian, vì
Tôi đã sống quá dễ dàng.
Bài thứ hai, “Underground”, là một mô tả mang tính tượng trưng, sinh động tuy có vẻ khó hiểu, về một bộ lạc của loài linh trưởng ở dưới biển. Thử trích vài dòng tiêu biểu:
Under water grottos, caverns
Filled with apes
That eat figs.
Stepping on the figs
That the apes
Eat, they crunch.
Những hang động dưới nước
Đầy những con khỉ
Ăn những trái sung.
Bước lên những trái sung
Mà những con khỉ
Ăn, thì nghe giòn rụm.
Harold Bloom, trong 53 năm dạy văn chương ở Đại học Yale, đã đọc được nhiều bài thơ mà những sinh viên cử nhân đã nhét vào tay ông với hy vọng lọt vào mắt xanh của ông. Tuần trước, khi tôi gọi điện thoại cho ông ở New Haven, ông nói rằng ông chưa biết đến tác phẩm của Obama. Nhưng sau khi nghiền ngẫm hai bài thơ ấy, ông nói rằng không phải là ông không cảm thấy ấn tượng đối với những cố gắng của chàng thanh niên Obama — ít nhất, xét trên những tiêu chuẩn được thiết lập bởi những mầm-non-thi-bá trong giới chính khách. “Ở tuổi mười tám, là sinh viên chưa tốt nghiệp, anh ấy đã là một nhà thơ khá hơn nhiều so với ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen, người vẫn liên tục xuất bản loại thơ thảm hại,” Bloom nói. (Cohen đã xuất bản hai tập thơ: Of Sons and Seasons, năm 1978, và A Baker’s Nickel, năm 1986.) “Rồi lại xuất hiện ông Jimmy Carter [cựu tổng thống Mỹ], người mà theo sự xét đoán của tôi thì đúng là nhà thơ dở nhất của nước Mỹ.” (Tập thơ đầu tay của Carter, Always a Reckoning and Other Poems, xuất bản năm 1994, trong đó có một bài gọi là “Why We Get Cheaper Tires from Liberia” [“Tại sao chúng ta mua được ở Liberia những vỏ xe rẻ hơn”], với những câu: “No churches can be built / no privy holes or even graves / dug in the rolling hills / for those milking Firestone’s trees, who die / from mamba and mosquito bites.” [Không thánh đường nào có thể được dựng lên / không có những hố thải hay thậm chí những nấm mộ nào được đào trong những dãy sườn đồi dằng dặc / cho những người cạo mủ cao-su của tập đoàn Firestone, những người chết / vì bị rắn mamba và muỗi cắn.”])
Về hai bài thơ của Obama, Bloom nói, “Pop” thì “không tệ — một bài thơ bình dân đủ hay, mang đôi chút thương tâm, sự khôi hài và cảm xúc.” Ông nói tiếp, “Không phải nó hoàn toàn không giống thơ của Langston Hughes, người có khuynh hướng bắt chước Carl Sandburg.” Bloom lấy làm khoái trá với cái cách Obama sử dụng một động từ khác thường, “shink”:
He . . . Stands, shouts, and asks
For a hug, as I shink, my
Arms barely reaching around
His thick, oily neck
Ông . . . Đứng, gào, và đòi
Một cái ôm, trong lúc tôi dằn lại, hai cánh
Tay tôi đưa ra chỉ vừa đủ để choàng quanh
Chiếc cổ mập, nhờn của ông
“Shink” là một chữ không xuất hiện trong bất cứ cuốn từ điển nào Bloom tra cứu, nhưng nó lại được định nghĩa là “an evasive sinking maneuver”, trong một cuốn từ điển tiếng lóng trên internet.
Bloom nói, “Hiển nhiên nó là một chữ thường được dùng, có liên hệ với cảm xúc mạnh, trong trường hợp này là một nỗi khao khát được an ủi vỗ về.” Ông cho rằng bài thơ ẩn chứa tình cảm của Obama đối với người cha vắng mặt, mà ông ngoại hiển nhiên là người thay thế không tương xứng. “Thật ra bài thơ muốn nói về cha của anh ấy,” Bloom nói. “Thật là cảm động, và nó cũng cho thấy một sự tinh tế đầy tính nhân bản và nỗi buồn. Có trí tuệ.” Bloom nói, trong hai bài, “Underground” là bài hay hơn. “Nó cho tôi cái cảm giác lạ lùng nhất khi tôi nghĩ có lẽ anh ấy đã có đọc những bài thơ của D. H. Lawrence — nó khiến tôi nhớ đến bài ‘Snake,’” Bloom nói tiếp. “Tôi nghĩ bài thơ của anh ấy nói về một cảm nhận gì đó tựa như những sức mạnh từ dưới lòng đất, cũng giống như thơ của Lawrence thường diễn tả — một cảm nhận gì đó, không hoàn toàn rõ nét, về một điều gì đó tiềm tàng bên dưới, đang cố gắng trổ lên.”
Tạm gác chuyện thơ qua một bên, Bloom có ấn tượng tốt về Obama — “Mặc dù nếu ông Thị trưởng Bloomberg của New York có ra tranh cửa đi nữa, tôi vẫn bỏ phiếu cho anh ấy,” ông nói thêm. Dẫu sao, ông nói, Obama cũng đã chọn đúng sự nghiệp của mình, ít nhất đó cũng là một sự chọn lựa để làm một chính khách hay làm một thi sĩ. “Nếu một sinh viên của tôi đưa cho tôi xem những bài thơ này và hỏi, 'Liệu tôi có nên theo nghiệp thơ không?' thì chắc là tôi sẽ gãi trán và nói, 'Xét cho cùng, anh bạn thân mến, có lẽ anh không nên theo nghiệp ấy, vì trong tương lai anh sẽ không trở thành một con người của chữ nghĩa,” Bloom nhấn mạnh. “Nhưng, nói vậy thì chắc chắn không có nghĩa là những bài thơ ấy dường như không đáng để tôi chú ý.”
------
Dịch từ nguyên tác “Obama, poet” của Rebecca Mead, trên The New Yorker, July 2, 2007.
Mead, Rebecca
Obama, nhà thơ
Bản dịch của Nguyễn Tôn Hiệt
Lời người dịch:
Barack Obama vừa trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa-kỳ. Đó là một biến cố vô cùng đặc biệt mà tôi đã âm thầm mong đợi suốt nhiều tháng qua, và sự khải thắng của ông khiến tôi xúc động mãnh liệt. Thế nhưng, từ góc nhìn của một người làm thơ, tôi lại tự hỏi, một cách tò mò, rằng người đàn ông da đen với tài hùng biện vô song ấy có làm thơ không. Thế rồi tôi lục lạo trên internet, và tìm thấy một bài viết của Rebecca Mead dưới nhan đề “Obama, poet”. Trong đó, Rebecca Mead thuật lại những nhận xét của Harold Bloom, nhà phê bình thơ kiệt xuất của Hoa-kỳ, về hai bài thơ (“Pop” và “Underground”) mà Barack Obama đã sáng tác lúc ông còn là một sinh viên 18 tuổi tại Occidental College.
Trong hai bài thơ ấy, Harold Bloom khen bài “Underground” là hay hơn. Vì thế, tôi xin dịch bài thơ ấy để đăng song song với bài viết này của Rebecca Mead.
OBAMA, NHÀ THƠ
Trong cuốn sách đầu tay của mình, Dreams from My Father, Barack Obama mô tả chất cần sa mà ông đã hút lúc còn trẻ như “một thứ gì có thể làm bẹp dí cái phong cảnh của tâm hồn tôi, làm nhoà những góc cạnh của ký ức tôi.” Lời thú nhận này về sự bất cẩn của tuổi trẻ thì vừa đàng hoàng hơn vừa thật lòng hơn những lời thú nhận của ông Tổng Thống Thứ Bốn-mươi-hai (“tôi đã không hít vào”) và Thứ Bốn-mươi-ba (“Hồi tôi còn trẻ và vô trách nhiệm, thì tôi còn trẻ và vô trách nhiệm”), và không có gì phải ngạc nhiên lắm khi ta phát hiện rằng một chất gây say khác ít bị đem ra rêu rao mà anh chàng Obama trẻ tuổi đã dính vào là cái thú làm thơ tự tình.
Năm 1981, Feast, một tạp chí văn học do Occidental College ấn hành, đã đăng hai bài thơ của Obama, lúc ông còn đi học ở đó. Bài thứ nhất, “Pop”, trông như một chân dung đáng yêu, tuy hơi cũ một chút, của ông ngoại của Obama, người mà Obama đã được sống gần gũi phần lớn thời thơ ấu của mình. Với cấu trúc tự do và một lối vắt dòng dạn dĩ, bài thơ bắt đầu như thế này:
Sitting in his seat, a seat broad and broken
In, sprinkled with ashes,
Pop switches channels, takes another
Shot of Seagrams, neat, and asks
What to do with me, a green young man
Who fails to consider the
Flim and flam of the world, since
Things have been easy for me.
Ngồi trên ghế của mình, một chiếc ghế rộng và sụp
Vào trong, đầy những tàn thuốc vương vãi,
Pop đổi kênh truyền hình, uống thêm một
Ngụm Seagrams, nguyên chất, và hỏi
Tôi mắc chứng gì vậy, một thằng tuổi còn xanh
Mà không hiểu ra được
Cái trò bá láp của thế gian, vì
Tôi đã sống quá dễ dàng.
Bài thứ hai, “Underground”, là một mô tả mang tính tượng trưng, sinh động tuy có vẻ khó hiểu, về một bộ lạc của loài linh trưởng ở dưới biển. Thử trích vài dòng tiêu biểu:
Under water grottos, caverns
Filled with apes
That eat figs.
Stepping on the figs
That the apes
Eat, they crunch.
Những hang động dưới nước
Đầy những con khỉ
Ăn những trái sung.
Bước lên những trái sung
Mà những con khỉ
Ăn, thì nghe giòn rụm.
Harold Bloom, trong 53 năm dạy văn chương ở Đại học Yale, đã đọc được nhiều bài thơ mà những sinh viên cử nhân đã nhét vào tay ông với hy vọng lọt vào mắt xanh của ông. Tuần trước, khi tôi gọi điện thoại cho ông ở New Haven, ông nói rằng ông chưa biết đến tác phẩm của Obama. Nhưng sau khi nghiền ngẫm hai bài thơ ấy, ông nói rằng không phải là ông không cảm thấy ấn tượng đối với những cố gắng của chàng thanh niên Obama — ít nhất, xét trên những tiêu chuẩn được thiết lập bởi những mầm-non-thi-bá trong giới chính khách. “Ở tuổi mười tám, là sinh viên chưa tốt nghiệp, anh ấy đã là một nhà thơ khá hơn nhiều so với ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen, người vẫn liên tục xuất bản loại thơ thảm hại,” Bloom nói. (Cohen đã xuất bản hai tập thơ: Of Sons and Seasons, năm 1978, và A Baker’s Nickel, năm 1986.) “Rồi lại xuất hiện ông Jimmy Carter [cựu tổng thống Mỹ], người mà theo sự xét đoán của tôi thì đúng là nhà thơ dở nhất của nước Mỹ.” (Tập thơ đầu tay của Carter, Always a Reckoning and Other Poems, xuất bản năm 1994, trong đó có một bài gọi là “Why We Get Cheaper Tires from Liberia” [“Tại sao chúng ta mua được ở Liberia những vỏ xe rẻ hơn”], với những câu: “No churches can be built / no privy holes or even graves / dug in the rolling hills / for those milking Firestone’s trees, who die / from mamba and mosquito bites.” [Không thánh đường nào có thể được dựng lên / không có những hố thải hay thậm chí những nấm mộ nào được đào trong những dãy sườn đồi dằng dặc / cho những người cạo mủ cao-su của tập đoàn Firestone, những người chết / vì bị rắn mamba và muỗi cắn.”])
Về hai bài thơ của Obama, Bloom nói, “Pop” thì “không tệ — một bài thơ bình dân đủ hay, mang đôi chút thương tâm, sự khôi hài và cảm xúc.” Ông nói tiếp, “Không phải nó hoàn toàn không giống thơ của Langston Hughes, người có khuynh hướng bắt chước Carl Sandburg.” Bloom lấy làm khoái trá với cái cách Obama sử dụng một động từ khác thường, “shink”:
He . . . Stands, shouts, and asks
For a hug, as I shink, my
Arms barely reaching around
His thick, oily neck
Ông . . . Đứng, gào, và đòi
Một cái ôm, trong lúc tôi dằn lại, hai cánh
Tay tôi đưa ra chỉ vừa đủ để choàng quanh
Chiếc cổ mập, nhờn của ông
“Shink” là một chữ không xuất hiện trong bất cứ cuốn từ điển nào Bloom tra cứu, nhưng nó lại được định nghĩa là “an evasive sinking maneuver”, trong một cuốn từ điển tiếng lóng trên internet.
Bloom nói, “Hiển nhiên nó là một chữ thường được dùng, có liên hệ với cảm xúc mạnh, trong trường hợp này là một nỗi khao khát được an ủi vỗ về.” Ông cho rằng bài thơ ẩn chứa tình cảm của Obama đối với người cha vắng mặt, mà ông ngoại hiển nhiên là người thay thế không tương xứng. “Thật ra bài thơ muốn nói về cha của anh ấy,” Bloom nói. “Thật là cảm động, và nó cũng cho thấy một sự tinh tế đầy tính nhân bản và nỗi buồn. Có trí tuệ.” Bloom nói, trong hai bài, “Underground” là bài hay hơn. “Nó cho tôi cái cảm giác lạ lùng nhất khi tôi nghĩ có lẽ anh ấy đã có đọc những bài thơ của D. H. Lawrence — nó khiến tôi nhớ đến bài ‘Snake,’” Bloom nói tiếp. “Tôi nghĩ bài thơ của anh ấy nói về một cảm nhận gì đó tựa như những sức mạnh từ dưới lòng đất, cũng giống như thơ của Lawrence thường diễn tả — một cảm nhận gì đó, không hoàn toàn rõ nét, về một điều gì đó tiềm tàng bên dưới, đang cố gắng trổ lên.”
Tạm gác chuyện thơ qua một bên, Bloom có ấn tượng tốt về Obama — “Mặc dù nếu ông Thị trưởng Bloomberg của New York có ra tranh cửa đi nữa, tôi vẫn bỏ phiếu cho anh ấy,” ông nói thêm. Dẫu sao, ông nói, Obama cũng đã chọn đúng sự nghiệp của mình, ít nhất đó cũng là một sự chọn lựa để làm một chính khách hay làm một thi sĩ. “Nếu một sinh viên của tôi đưa cho tôi xem những bài thơ này và hỏi, 'Liệu tôi có nên theo nghiệp thơ không?' thì chắc là tôi sẽ gãi trán và nói, 'Xét cho cùng, anh bạn thân mến, có lẽ anh không nên theo nghiệp ấy, vì trong tương lai anh sẽ không trở thành một con người của chữ nghĩa,” Bloom nhấn mạnh. “Nhưng, nói vậy thì chắc chắn không có nghĩa là những bài thơ ấy dường như không đáng để tôi chú ý.”
------
Dịch từ nguyên tác “Obama, poet” của Rebecca Mead, trên The New Yorker, July 2, 2007.
VĂN : Người duy nhất cho rằng tôi không điên
Lữ
Người duy nhất cho rằng tôi không điên
I.
Tôi rủ cô bé đi biển. Đúng ra thì cô nên từ chối. Làm sao cô có thể tin một người như tôi được. Hoặc tệ hơn nữa, câu chuyện giữa chúng tôi bắt đầu như vầy: cô bé đề nghị tôi ra biển chơi. Tôi đang đứng lảng vảng đâu đó thì cô đến bên tôi, và rủ:
— Chú ơi, mình ra biển chơi.
Vâng, câu nói giống như là một mệnh lệnh. Cô có biết tôi là ai không? Chắc là không. Có thể cô thấy tôi tội nghiệp, đáng thương. Râu ria tôi xồm xoàm, quần áo tôi xốc xếch. Sự nghèo nàn, túng quẩn của tôi làm cho cô bé thấy thương hại?
Thấy tôi ngần ngại, cô cố thuyết phục:
— Ở ngoài biển, chúng ta có thể đùa chơi với sóng. Chúng ta tha hồ thả bộ dọc theo bờ biển, nhìn sóng vỗ vào bờ. Rồi chúng ta đứng yên, xem từng đợt sóng phủ nước lên đôi chân. Đôi chân của ta sẽ lún dần trong cát ướt.
Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Cô bé này là ai? Tại sao cô biết tôi rõ ràng như vậy? Cô hiểu điểm yếu của tôi. Tôi thích biển và mê nhìn sóng vỗ. Cô phải là nhân viên của một cơ quan tình báo, đã theo dõi đời sống của tôi hàng mấy mươi năm trời. Nhưng cô bé nhỏ quá. Không biết cơ quan tình báo có chịu mướn những nhân viên tí hon như cô này không?
Và tôi đã làm gì sai quấy khiến cho người ta phải theo dõi tôi? Hay là họ lầm lẫn tôi với một người khác? Có thể lắm. Nếu vậy thì tôi phải cho họ biết tay mới được. Ý nghĩ đó vừa loé lên thì lập tức bị tắt ngấm. Tôi nhìn cô bé, trước đôi mắt đen láy như hai hột nhãn thì mọi ý định cho ai đó “biết tay” tan thành mây khói. Cô bé đang nhìn tôi, chờ đợi một câu trả lời. Và tôi không có câu trả lời nào cả. Tôi không có quyền trả lời. Cô bé ra lệnh:
— Liệng mấy cái giỏ đồ dơ dáy này đi!
Trời! Cô gọi gia tài của tôi là “mấy cái giỏ đồ dơ dáy”. Tại sao cô không đi bụi đời, ăn bờ sống bụi như tôi một thời gian, rồi mới biết quí mấy cái giỏ này. Bộ cô tính đem tôi về nuôi hay sao mà ăn nói ngược ngạo vậy? Cô đừng hòng. Không ai có thể nhốt tôi được cả. Có cái thú nào sánh bằng niềm vui của một nếp sống tự do, không có một vách tường nào ngăn cản tầm nhìn của mình. Tôi muốn đi đâu thì đi, muốn nằm chỗ nào thì nằm. Ai cho gì thì ăn. Chỗ nào vui thì ở lại. Khi nào thấy hết vui thì tôi lại ra đi.
Cô bé chỉ vào mấy cái giỏ mà nói:
— Đi chơi mà mang theo mấy cái này thì hết vui. Người ta sẽ cười con thúi mũi. Con sẽ quê một cục mà không thèm chơi với chú nữa. Liệng đi, rồi mình cùng ra biển chơi.
Giọng nói của cô bé khả nghi, mang đầy tính dụ khị. Thấy tôi ôm khư khư mấy cái giỏ, cô bé nhảy tung tăng quanh tôi mà hát:
— Ê, cái đồ bủn xỉn. Có mấy đống giẻ rách mà cũng không nỡ liệng. Người gì mà keo kiệt hết chỗ nói. Con không chơi với chú nữa.
Hát một hồi rồi cô bé bỏ đi thiệt. Cô bé chưa đi xa mà tôi đã thấy quyến luyến, lúng túng gọi:
— Đi thiệt hả? Cho tôi đi với. Ra biển chơi thiệt đó hả?
Tôi vừa gọi vừa chạy theo cô bé.
II.
Cô bé và tôi đi ra biển thật. Bây giờ, tôi không nhớ rõ ai đã rủ ai ra biển. Có thể chính tôi là người bày đầu, và cô bé dại dột nghe theo tôi. Hoặc có thể câu chuyện trên đây là hoàn toàn chính xác. Tôi không biết cô bé tên gì? Và cô từ đâu đến? Tôi chỉ nhớ cô bé thích chạy nhanh trên nền cát ướt. Nó có vẻ điên rồ. Vừa chạy, cô bé vừa la hét. Nó la hét vì hạnh phúc hay là vì đau khổ? Hay nó la hét chỉ vì nó là một cô bé điên điên xinh đẹp? Khi chạy, mái tóc của cô bé tung lên trong gió. Tôi vừa chạy theo, vừa thở.
Chạy một lúc thì cô bé dừng lại. Nó rũ người ra mà cười. Cười vô cớ. Lúc đó, tôi nghĩ cô bé này có bệnh tâm thần. Nhưng rồi tôi lại thấy mình mới là kẻ điên loạn. Tôi không nhớ cả sự kiện tại sao chúng tôi lại có mặt trên bãi biển này. Hay cả hai người đều điên? Một người điên gặp một người điên khác. Tự nhiên hai người cảm thấy mến nhau. Và câu chuyện tôi đang kể đây phải là một câu chuyện điên rồi. Chuyện một thằng điên gặp một con điên. Một con điên xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, có đôi mắt đen luôn luôn thuyết phục được người khác nghe theo mình. Và một thằng điên gớm giếc như là quỷ sứ, tóc dài tới tận vai và hôi hám không thể nào tả được.
Cô bé cười đã rồi ca hát:
Vui là vui là vui, chúng mình vui nhiều.
Vui là vui là vui, chúng mình vui quá…
Tôi chẳng thấy có gì vui vẻ để cho cô bé ca ngợi như vậy. Nhưng rồi tôi nhăn răng mà cười. Cô bé nhìn tôi và hỏi:
— Bây giờ chú mới chịu cất đi cái mặt nhăn nhó của chú. Nãy giờ chú tiếc rẻ mấy cái giỏ đồ dơ dáy của chú hả?
Mấy cái giỏ nào? Cô bé hay có cái lối nói chuyện khó hiểu. Tôi chưa kịp nghĩ ngợi gì thêm thì nó sà tới, nắm tay tôi mà kéo. Nó nói:
— Con với chú chạy đua. Mình chạy từ chỗ này, cho đến nơi mấy người đang tụ tập đằng kia. Chú phải chạy hết sức mới được, chứ không nên chạy lẹt đẹt như con vịt bầu đằng sau lưng con.
Cô bé nói xong thì liền đứng trong tư thế chuẩn bị chạy. Nó hỏi:
— Chú sẵn sàng chưa?
Tôi làm oai, nói:
— Sẵn sàng rồi. Ngày xưa tôi là lực sĩ điền kinh mà em không biết sao?
Cô bé nhăn mặt, nhái giọng tôi:
— Không biết sao? Chú là đồ ba xạo!
Và không để tôi kịp ngạc nhiên, hoặc la rầy về lối ăn nói ba trợn của nó, cô bé ù té chạy. Tôi nhất định không chịu nhượng bộ. Thế giới chung quanh bắt đầu giựt lùi ra sau bằng một tốc độ đáng nể. Rồi một cái bóng không chịu thụt lùi, mà lại chạy vọt ra trước. Cô bé bặm môi, nhướng mày, mặt mũi xanh lè xanh lét đang cố chạy thật nhanh. Tôi suýt bật cười vì cái tính háo thắng của cô bé.
Rồi tôi tới đích trước. Ít ra thì tôi nhớ như vậy. Tôi chiến thắng vẻ vang, làm cho cô bé bật khóc. Nó khóc hu hu, thấy uất ức như ai đó vừa ăn hiếp nó. Giọng khóc của con gái, dù là của đứa con gái nhỏ xíu xiu bằng hột tiêu như cô bé, cũng làm cho tôi hoảng sợ. Tôi lúng túng không biết làm gì cho phải. Mọi người chung quanh đang dòm ngó chúng tôi. Đương nhiên là họ không bao giờ có ý nghĩ chúng tôi là một cặp cha con. Lý do thật là giản dị: tôi thì xấu xí, và cô bé thì xinh đẹp. Cô bé xinh đẹp, ngay cả khi nó khóc bù lu bù loa trên bãi biển.
Tôi muốn bỏ cô bé mà đi cho rồi. Cái thứ con gái, hễ một chút là bật khóc. Tôi là một kẻ lang thang bụi đời, thấy cuộc sống của mình thật là thong dong tự do, không bao giờ có nhu cầu dỗ dành và chiều chuộng một đứa con gái. Không hiểu sao, cô bé như đọc được ý nghĩ của tôi. Nó hét lớn:
— Và bây giờ còn muốn bỏ chạy nữa. Chú y hệt như ba của con. Ở đời không có ai thương con hết.
Tôi không thương nó ư? Điều đó có gì là đáng ngạc nhiên đâu. Chúng tôi quen nhau chưa đầy một buổi sáng. Câu trách móc của cô bé không làm tôi xúc động. Tôi cự nự:
— Nếu sợ thua thì đừng chơi. Chơi thua rồi lại bật khóc. Cái thứ con nít.
Nghe tôi nói, cô bé nín khóc. Nó hổ thẹn? Tôi không tin cô bé biết hổ thẹn. Nó cười, rồi khóc, tráo trở nhanh không thể tưởng nổi. Đôi mắt nó ráo hoảnh, nhìn tôi mà hỏi:
— Ai là con nít? Chú mới là đồ con nít. Con lớn rồi.
Vậy là tôi nắm được cái chỗ yếu của cô bé rồi. Nó sợ làm con nít. Chỉ có con nít mới sợ làm con nít mà thôi. Cô bé là con nít đích thực rồi. Tôi đổi giọng:
— Không, em là người lớn. Tôi nhìn lầm. Con nít đâu có nín khóc nhanh như vậy được.
Và tôi đã làm cho cô bé bật cười. Nó đến gần, đá mạnh vào chân tôi một cái. Cô bé cười với mấy giọt nước mắt ở trên đôi má. Nước mắt thật hẳn hoi. Tôi thề sẽ tìm cách xa lánh cái cô bé này. Cuộc đời của tôi giống như một áng mây bay. Cô bé là cái lồng. Nước mắt của nó cũng là cái lồng và nụ cười của nó cũng là cái lồng. Vướng vào nó, là tôi sẽ đi đời nhà ma. Tôi sẽ mất hết tự do của mình.
III.
Chúng tôi ngồi ăn xôi trên bãi biển. Cô bé mua chuộc tình cảm tôi trong lúc tôi chán ngán nó nhất. Đúng ra, nó mua chuộc cái bao tử cồn cào của tôi. Tôi đói bụng từ ngày hôm trước. Mặc dù lục lạo kỹ càng những nơi người ta vứt thức ăn dư, tôi không tìm ra một cái gì có thể bỏ vào bao tử được cả.
Rồi đúng lúc tôi quyết định rời xa cô bé thì nó rủ tôi mua xôi ăn. Tôi lắc đầu, cho nó biết là tôi không có tiền. Tôi không bao giờ có tiền. Điều đó không có nghĩa là tôi nghèo. Bao nhiêu người có tiền vẫn nghèo xơ nghèo xác đó không thấy sao? Họ có tiền nhưng không dám mua cho mình một cái gì đáng giá thật sự. Ví dụ như thời gian. Nhiều người giàu đâu có mua được một tháng nghỉ ngơi. Còn tôi thì muốn nghỉ lúc nào cũng được. Tôi có thể nghỉ ngơi trên bãi biển kỳ diệu này hàng tháng trời. Tôi nói với nó là tôi không nghèo. Và cảnh cáo cô bé không được khinh thường tôi. Cô bé lắng nghe tôi, rồi mới nói:
— Con mua xôi cho chú ăn.
Vậy là nó thắng. Nước miếng của tôi chảy ròng ròng. Nếu nó nói thiệt thì tôi sẽ được làm vua trong tức khắc. Tôi bỗng thấy thương nó kỳ lạ. Chưa ai từng mua xôi cho tôi ăn cả. Cô bé này làm gì có tiền mà mua xôi? Nó có tiền. Nó móc từ trong túi nho nhỏ của nó ra một tờ giấy bạc. Nó là con nhà giàu. Nó là thứ điệp viên thượng thặng, đang có nhiệm vụ theo dõi và mua chuộc tôi. Nó là phú ông, đang đưa nắm xôi ra dụ khị thằng bờm. Tôi ngoan ngoãn, với một ít mặc cảm xấu hổ đồng ý nhận nắm xôi hối lộ, và cũng là chấp nhận tiếp tục nghe cô bé cười và khóc lóc bù lu bù loa.
Tôi bốc từng dúm xôi bỏ vào miệng bằng bàn tay với những chiếc móng thật dài và dơ dáy. Lúc nào tôi ăn cũng ngon miệng. Đó là cái may mắn của những con người đói khát triền miên như tôi. Có đồ ăn là tôi thấy hạnh phúc. Tôi vừa ăn, vừa nhìn cô bé mà cười. Nó cũng cười, với đôi mắt hiền dịu của một bà mẹ đang nhìn đứa con mình đang ăn ngồm ngoàm. Nó ăn một nửa gói xôi, rồi ngưng lại, đẩy nửa gói còn lại sang bên tôi. Tôi ăn luôn nửa gói xôi dư của cô bé mà vẫn thấy còn đói.
Tôi không nghi ngờ gì nữa; cô bé là con nhà giàu. Một thứ nhà giàu có lương tâm. Nó mua xôi cho tôi ăn và nhường nửa gói xôi dư cho tôi. Và trong trái tim của một tên không nhà, không cửa, lang thang khắp nẻo đường góc phố như tôi, tôi đã chấp nhận cái cô bé hay khóc hay cười, có tiền và có lương tâm mua xôi cho tôi ăn là một người bạn. Tôi hỏi nó:
— Em tên gì?
Cho đến lúc đó, có một gói xôi rưỡi vào trong bụng rồi tôi mới nhớ ra là tôi chưa biết tên cô bé. Cô bé nói:
— Con đâu có hỏi tên chú. Chú biết tên con làm gì?
A, cái cô bé khó chịu. Chỉ có cái tên mà cũng không cho tôi biết sao? Tôi không cần. Tôi sẽ đặt cho nó một cái tên cho dễ gọi. Tôi buột miệng nói:
— Em tên là Hột Mè. Em nhỏ xíu như một Hột Mè, chạy chậm rì như một con rùa. Hột Mè nhỏ xíu thì làm sao chạy cho nhanh được. Tôi biết rồi. Em không phải là Hột Mè, mà là Ốc Tiêu.
Cô bé nghe tôi đặt tên thì phản đối:
— Con không phải là Hột Mè, mà cũng không phải là Ốc Tiêu.
Tôi không tha cô bé, tiếp tục đặt tên:
— Thôi, tôi biết rồi. Em không phải là Ốc Tiêu. Em là Giọt Sương long lanh trong buổi sớm mai. Giọt Sương thì dễ nghe hơn là Giọt Lệ. Cái cô bé hay khóc, hay có giọt lệ ở trên má. Hoặc là tôi gọi em là Hay Khóc cho dễ nhớ. Văn chương làm gì cho rườm rà.
Nghe đến đó, thì Hay Khóc muốn khóc thật. Nó tức giận, có thể là hối hận đã mua cho tôi một gói xôi và nhường cho tôi nửa gói xôi nó ăn không hết. Nó chồm người lên, hét vào tai tôi:
— Con không phải là Hay Khóc. Hiểu chưa?
Tôi làm ra vẻ tò mò, hỏi:
— Vậy em tên gì? Ba em đặt em tên gì?
Với nét mặt buồn buồn, cô bé trả lời:
— Con không có ba.
Em nói xong câu đó, thì cả hai chúng tôi hoàn toàn rơi vào im lặng. Tôi thấy như vừa hiểu được một điều gì nơi em. Tôi hiểu một điều gì hay là không hiểu được điều gì hết. Cuộc đời của tôi không được làm bằng những cái hiểu. Em không có ba. Tại sao em không có ba cho được? Con người sinh ra thì phải có ba và có má. Cô bé là con nhà giàu, có tiền mua xôi cho tôi ăn, thì nhất định không phải là một kẻ lang thang, không nhà như tôi đâu.
Một hồi sau, thấy em không nói gì cả, tôi lại hỏi:
— Má em giàu lắm hả? Má cho tiền em mua xôi ăn. Em có tiền mua tới hai gói xôi.
Em nghe tôi hỏi, có vẻ ngây ngô, thì bật cười. Cái cô bé này, đặt tên là Hay Cười cũng được. Nó cũng dễ cười, và nụ cười của nó dễ thương không thể tả được. Nó vừa cười, vừa nói:
— Má con thường cho con tiền. Nhưng má không có thời giờ chơi với con. Chỉ có chú là chịu chơi với con mà thôi.
Vậy là tôi đã hiểu ra tất cả mọi chuyện. Từ nay, tôi là người bạn của cô bé tí hon Hay Cười này. Tôi là thằng điên, không ai thèm chơi hết, và cũng không thèm chơi với ai hết, tự nhiên có một cô bạn. Cô bạn với gương mặt xinh đẹp, hay khóc, hay cười, không có ba, nhưng lại có mẹ giàu sang, sẵn sàng mua xôi cho tôi ăn mỗi khi tôi đói bụng. Cô bé là một tiên nữ giáng trần. Nó là Giáng Kiều mà tôi không phải là Tú Uyên. Tôi là một thằng điên. Thằng điên gớm ghiếc nổi tiếng của thành phố này. Chưa ai từng thương yêu tôi cả.
IV.
Tôi khám phá ra cô bé không sợ hãi tôi như bao nhiêu người khác. Nó có vẻ thân thiện với tôi ngay từ đầu. Điều này bất thường. Người ta thường tránh xa tôi. Họ không ghét gì tôi cả, tôi biết vậy. Không ai nỡ lòng nào ghét tôi. Nhưng người ta cũng không thương tôi được. Họ ghê sợ cái bề ngoài dơ dáy của tôi. Tôi muốn nói cho mọi người hay là cái bề ngoài của tôi tuy khó coi, hôi hám, nhưng bên trong, tâm của tôi thật hiền lành, tốt bụng. Cái khó là tôi cũng không biết bên trong của tôi thế nào. Tâm của tôi thay đổi liên tục. Có lúc tôi hiền, nhưng nhiều khi tôi cũng hung dữ ghê sợ. Tôi la hét, múa may dữ tợn.
Bạn theo dõi câu chuyện này, thấy nó không đầu không đuôi thì cũng đừng lấy làm lạ. Những điều tôi viết, chưa chắc là có thật. Trong thế giới của tôi, không có gì mà tôi có thể khẳng định là có thật cả. Ngay cô bé cũng vậy, nó có đó rồi mất đó. Trong một thoáng, tôi không biết cô bé ở đâu và nghi ngờ rằng mình đã từng quen biết một thiên thần nho nhỏ như vậy. Người ta cho rằng tôi điên rồ. Tôi chấp nhận lời nhận xét đó. Với tôi, thế giới cũng điên rồ. Thế giới thay đổi nhanh không thể tưởng tượng nổi. Thế giới biến hoá còn nhanh hơn cô bé Hay Khóc, hoặc là Hay Cười. Tôi điên. Thế giới này điên. Và cô bé cũng có dòng máu hơi điên điên thì phải. Không điên thì tại sao nó dám đến gần tôi?
Bạn phải chứng kiến cái cảnh cô bé nói chuyện với tôi thì mới cảm hết cái điên rồ của nó. Nó thân thiện, gần gũi, như đã quen biết tôi từ một cái kiếp nào. Như thể, tôi chính là ba nó. Hay tôi là ba nó thật? Không thể nào, cô bé nói là nó không có ba. Tôi chưa từng gần một người đàn bà nào cả. Về gia đình tôi, tôi không nhớ gì hết. Hình như vừa sanh ra là tôi đã lang thang, điên loạn.
Cô bé cũng điên là đúng rồi. Nó nắm tay tôi lang thang trên biển. Từ nay, trong thành phố này, người ta sẽ thấy thêm một người điên. Tôi rủ cô bé đi bơi. Nó nhìn tôi, thán phục:
— Chú biết bơi hả?
Tôi không biết bơi, nhưng cố tình nói dóc:
— Tôi bơi nhanh như là con rái cá. Ngày xưa, tôi từng giựt giải vô địch bơi lội trong thành phố này. Em muốn tôi dạy bơi không? Tôi sẽ bắt con chuồn chuồn cho nó cắn lỗ rốn. Chuồn chuồn cắn rốn mình rồi thì mình biết bơi liền.
Cô bé biết tôi nói xạo, nó cười ngặt nghẽo:
— Chú dạy bơi kiểu đó là không biết bơi rồi.
Cô bé khôn quá cỡ. Chưa gì mà nó đã lật tẩy của tôi. Tôi thẹn quá, phút chốc hoá thành giận. Tôi quả quyết:
— Tôi bơi cho em coi.
Cô bé không nói gì, chắp hai tay đằng sau lưng, nhìn thách thức. Tôi chạy ùn ra biển, tay chân quạt lung tung, dáng điệu thật là hung dữ. Cô bé đứng trên bờ ôm bụng mà cười. Nó không nên cười như vậy. Cái kiểu cười của nó làm tôi nổi giận. Tôi bực bội bước lên bờ. Quần áo tôi ướt mem và bước chân tôi nặng trịch. Tôi sẽ làm cho cô bé sợ. Tôi sẽ giận nó đúng một trăm ngày. Thế nào nó cũng sợ và không dám chê cười tôi nữa. Người đời chê cười tôi chưa đủ sao mà cô bé này, cũng học cái thói coi thường tôi nữa. Cho đến lúc đó, thì tôi mới biết, tôi đã thương cô bé mới quen biết này rồi. Không ai lại giận dỗi một người lạ một trăm ngày bao giờ. Mình chỉ giận người mình thương lâu như vậy thôi.
Thấy tôi ngồi một đống, cô bé đến bên cạnh. Nó im lặng, chấp nhận sự đau khổ của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy mình tủi thân như vậy. Tôi muốn khóc. Lần đầu tiên tôi biết tình thương mang đến cái gì. Tình thương làm cho ta muốn khóc. Tôi là một thằng điên, lần đầu tiên hiểu được tình thương là gì và muốn khóc hu hu như một em bé. Rồi cô bé bên cạnh tôi bỗng lớn lên thật nhanh. Nó thành một bà mẹ. Nó trở thành mẹ tôi lúc nào mà tôi không biết. Đôi mắt của nó là đôi mắt của một bà mẹ dịu hiền. Nó nhích lại gần tôi, ngồi sát vào người tôi. Tôi thấy toàn thân mình cứng lại. Tôi sung sướng đón nhận tình thương của cô bé. Tôi nói:
— Tôi điên thật. Tôi là một thằng điên. Em chơi với tôi làm gì?
Vâng, hãy tin rằng đó là câu nói tỉnh táo nhất trong đời tôi. Tình thương làm cho tôi tỉnh táo hơn. Tôi giận cô bé chưa dài hơn năm phút là đã thấy mềm lòng. Cô bé nắm tay tôi, an ủi:
— Chú không có điên đâu. Ai nói chú điên vậy?
Cho đến lúc đó, cô bé là người duy nhất cho rằng tôi không điên. Vâng, cô là người duy nhất. Kể cả tôi, tôi cũng tin là mình điên rồ. Sau cô bé, không có ai cho rằng tôi không điên cả. Cô bé là một thiên thần lạ kỳ. Chỉ có thiên thần mới nghĩ rằng tôi không điên. Chỉ có cô bé mới thân thiện với tôi như vậy. Lạ không?
Thenac, 3-6-2008
Người duy nhất cho rằng tôi không điên
I.
Tôi rủ cô bé đi biển. Đúng ra thì cô nên từ chối. Làm sao cô có thể tin một người như tôi được. Hoặc tệ hơn nữa, câu chuyện giữa chúng tôi bắt đầu như vầy: cô bé đề nghị tôi ra biển chơi. Tôi đang đứng lảng vảng đâu đó thì cô đến bên tôi, và rủ:
— Chú ơi, mình ra biển chơi.
Vâng, câu nói giống như là một mệnh lệnh. Cô có biết tôi là ai không? Chắc là không. Có thể cô thấy tôi tội nghiệp, đáng thương. Râu ria tôi xồm xoàm, quần áo tôi xốc xếch. Sự nghèo nàn, túng quẩn của tôi làm cho cô bé thấy thương hại?
Thấy tôi ngần ngại, cô cố thuyết phục:
— Ở ngoài biển, chúng ta có thể đùa chơi với sóng. Chúng ta tha hồ thả bộ dọc theo bờ biển, nhìn sóng vỗ vào bờ. Rồi chúng ta đứng yên, xem từng đợt sóng phủ nước lên đôi chân. Đôi chân của ta sẽ lún dần trong cát ướt.
Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Cô bé này là ai? Tại sao cô biết tôi rõ ràng như vậy? Cô hiểu điểm yếu của tôi. Tôi thích biển và mê nhìn sóng vỗ. Cô phải là nhân viên của một cơ quan tình báo, đã theo dõi đời sống của tôi hàng mấy mươi năm trời. Nhưng cô bé nhỏ quá. Không biết cơ quan tình báo có chịu mướn những nhân viên tí hon như cô này không?
Và tôi đã làm gì sai quấy khiến cho người ta phải theo dõi tôi? Hay là họ lầm lẫn tôi với một người khác? Có thể lắm. Nếu vậy thì tôi phải cho họ biết tay mới được. Ý nghĩ đó vừa loé lên thì lập tức bị tắt ngấm. Tôi nhìn cô bé, trước đôi mắt đen láy như hai hột nhãn thì mọi ý định cho ai đó “biết tay” tan thành mây khói. Cô bé đang nhìn tôi, chờ đợi một câu trả lời. Và tôi không có câu trả lời nào cả. Tôi không có quyền trả lời. Cô bé ra lệnh:
— Liệng mấy cái giỏ đồ dơ dáy này đi!
Trời! Cô gọi gia tài của tôi là “mấy cái giỏ đồ dơ dáy”. Tại sao cô không đi bụi đời, ăn bờ sống bụi như tôi một thời gian, rồi mới biết quí mấy cái giỏ này. Bộ cô tính đem tôi về nuôi hay sao mà ăn nói ngược ngạo vậy? Cô đừng hòng. Không ai có thể nhốt tôi được cả. Có cái thú nào sánh bằng niềm vui của một nếp sống tự do, không có một vách tường nào ngăn cản tầm nhìn của mình. Tôi muốn đi đâu thì đi, muốn nằm chỗ nào thì nằm. Ai cho gì thì ăn. Chỗ nào vui thì ở lại. Khi nào thấy hết vui thì tôi lại ra đi.
Cô bé chỉ vào mấy cái giỏ mà nói:
— Đi chơi mà mang theo mấy cái này thì hết vui. Người ta sẽ cười con thúi mũi. Con sẽ quê một cục mà không thèm chơi với chú nữa. Liệng đi, rồi mình cùng ra biển chơi.
Giọng nói của cô bé khả nghi, mang đầy tính dụ khị. Thấy tôi ôm khư khư mấy cái giỏ, cô bé nhảy tung tăng quanh tôi mà hát:
— Ê, cái đồ bủn xỉn. Có mấy đống giẻ rách mà cũng không nỡ liệng. Người gì mà keo kiệt hết chỗ nói. Con không chơi với chú nữa.
Hát một hồi rồi cô bé bỏ đi thiệt. Cô bé chưa đi xa mà tôi đã thấy quyến luyến, lúng túng gọi:
— Đi thiệt hả? Cho tôi đi với. Ra biển chơi thiệt đó hả?
Tôi vừa gọi vừa chạy theo cô bé.
II.
Cô bé và tôi đi ra biển thật. Bây giờ, tôi không nhớ rõ ai đã rủ ai ra biển. Có thể chính tôi là người bày đầu, và cô bé dại dột nghe theo tôi. Hoặc có thể câu chuyện trên đây là hoàn toàn chính xác. Tôi không biết cô bé tên gì? Và cô từ đâu đến? Tôi chỉ nhớ cô bé thích chạy nhanh trên nền cát ướt. Nó có vẻ điên rồ. Vừa chạy, cô bé vừa la hét. Nó la hét vì hạnh phúc hay là vì đau khổ? Hay nó la hét chỉ vì nó là một cô bé điên điên xinh đẹp? Khi chạy, mái tóc của cô bé tung lên trong gió. Tôi vừa chạy theo, vừa thở.
Chạy một lúc thì cô bé dừng lại. Nó rũ người ra mà cười. Cười vô cớ. Lúc đó, tôi nghĩ cô bé này có bệnh tâm thần. Nhưng rồi tôi lại thấy mình mới là kẻ điên loạn. Tôi không nhớ cả sự kiện tại sao chúng tôi lại có mặt trên bãi biển này. Hay cả hai người đều điên? Một người điên gặp một người điên khác. Tự nhiên hai người cảm thấy mến nhau. Và câu chuyện tôi đang kể đây phải là một câu chuyện điên rồi. Chuyện một thằng điên gặp một con điên. Một con điên xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, có đôi mắt đen luôn luôn thuyết phục được người khác nghe theo mình. Và một thằng điên gớm giếc như là quỷ sứ, tóc dài tới tận vai và hôi hám không thể nào tả được.
Cô bé cười đã rồi ca hát:
Vui là vui là vui, chúng mình vui nhiều.
Vui là vui là vui, chúng mình vui quá…
Tôi chẳng thấy có gì vui vẻ để cho cô bé ca ngợi như vậy. Nhưng rồi tôi nhăn răng mà cười. Cô bé nhìn tôi và hỏi:
— Bây giờ chú mới chịu cất đi cái mặt nhăn nhó của chú. Nãy giờ chú tiếc rẻ mấy cái giỏ đồ dơ dáy của chú hả?
Mấy cái giỏ nào? Cô bé hay có cái lối nói chuyện khó hiểu. Tôi chưa kịp nghĩ ngợi gì thêm thì nó sà tới, nắm tay tôi mà kéo. Nó nói:
— Con với chú chạy đua. Mình chạy từ chỗ này, cho đến nơi mấy người đang tụ tập đằng kia. Chú phải chạy hết sức mới được, chứ không nên chạy lẹt đẹt như con vịt bầu đằng sau lưng con.
Cô bé nói xong thì liền đứng trong tư thế chuẩn bị chạy. Nó hỏi:
— Chú sẵn sàng chưa?
Tôi làm oai, nói:
— Sẵn sàng rồi. Ngày xưa tôi là lực sĩ điền kinh mà em không biết sao?
Cô bé nhăn mặt, nhái giọng tôi:
— Không biết sao? Chú là đồ ba xạo!
Và không để tôi kịp ngạc nhiên, hoặc la rầy về lối ăn nói ba trợn của nó, cô bé ù té chạy. Tôi nhất định không chịu nhượng bộ. Thế giới chung quanh bắt đầu giựt lùi ra sau bằng một tốc độ đáng nể. Rồi một cái bóng không chịu thụt lùi, mà lại chạy vọt ra trước. Cô bé bặm môi, nhướng mày, mặt mũi xanh lè xanh lét đang cố chạy thật nhanh. Tôi suýt bật cười vì cái tính háo thắng của cô bé.
Rồi tôi tới đích trước. Ít ra thì tôi nhớ như vậy. Tôi chiến thắng vẻ vang, làm cho cô bé bật khóc. Nó khóc hu hu, thấy uất ức như ai đó vừa ăn hiếp nó. Giọng khóc của con gái, dù là của đứa con gái nhỏ xíu xiu bằng hột tiêu như cô bé, cũng làm cho tôi hoảng sợ. Tôi lúng túng không biết làm gì cho phải. Mọi người chung quanh đang dòm ngó chúng tôi. Đương nhiên là họ không bao giờ có ý nghĩ chúng tôi là một cặp cha con. Lý do thật là giản dị: tôi thì xấu xí, và cô bé thì xinh đẹp. Cô bé xinh đẹp, ngay cả khi nó khóc bù lu bù loa trên bãi biển.
Tôi muốn bỏ cô bé mà đi cho rồi. Cái thứ con gái, hễ một chút là bật khóc. Tôi là một kẻ lang thang bụi đời, thấy cuộc sống của mình thật là thong dong tự do, không bao giờ có nhu cầu dỗ dành và chiều chuộng một đứa con gái. Không hiểu sao, cô bé như đọc được ý nghĩ của tôi. Nó hét lớn:
— Và bây giờ còn muốn bỏ chạy nữa. Chú y hệt như ba của con. Ở đời không có ai thương con hết.
Tôi không thương nó ư? Điều đó có gì là đáng ngạc nhiên đâu. Chúng tôi quen nhau chưa đầy một buổi sáng. Câu trách móc của cô bé không làm tôi xúc động. Tôi cự nự:
— Nếu sợ thua thì đừng chơi. Chơi thua rồi lại bật khóc. Cái thứ con nít.
Nghe tôi nói, cô bé nín khóc. Nó hổ thẹn? Tôi không tin cô bé biết hổ thẹn. Nó cười, rồi khóc, tráo trở nhanh không thể tưởng nổi. Đôi mắt nó ráo hoảnh, nhìn tôi mà hỏi:
— Ai là con nít? Chú mới là đồ con nít. Con lớn rồi.
Vậy là tôi nắm được cái chỗ yếu của cô bé rồi. Nó sợ làm con nít. Chỉ có con nít mới sợ làm con nít mà thôi. Cô bé là con nít đích thực rồi. Tôi đổi giọng:
— Không, em là người lớn. Tôi nhìn lầm. Con nít đâu có nín khóc nhanh như vậy được.
Và tôi đã làm cho cô bé bật cười. Nó đến gần, đá mạnh vào chân tôi một cái. Cô bé cười với mấy giọt nước mắt ở trên đôi má. Nước mắt thật hẳn hoi. Tôi thề sẽ tìm cách xa lánh cái cô bé này. Cuộc đời của tôi giống như một áng mây bay. Cô bé là cái lồng. Nước mắt của nó cũng là cái lồng và nụ cười của nó cũng là cái lồng. Vướng vào nó, là tôi sẽ đi đời nhà ma. Tôi sẽ mất hết tự do của mình.
III.
Chúng tôi ngồi ăn xôi trên bãi biển. Cô bé mua chuộc tình cảm tôi trong lúc tôi chán ngán nó nhất. Đúng ra, nó mua chuộc cái bao tử cồn cào của tôi. Tôi đói bụng từ ngày hôm trước. Mặc dù lục lạo kỹ càng những nơi người ta vứt thức ăn dư, tôi không tìm ra một cái gì có thể bỏ vào bao tử được cả.
Rồi đúng lúc tôi quyết định rời xa cô bé thì nó rủ tôi mua xôi ăn. Tôi lắc đầu, cho nó biết là tôi không có tiền. Tôi không bao giờ có tiền. Điều đó không có nghĩa là tôi nghèo. Bao nhiêu người có tiền vẫn nghèo xơ nghèo xác đó không thấy sao? Họ có tiền nhưng không dám mua cho mình một cái gì đáng giá thật sự. Ví dụ như thời gian. Nhiều người giàu đâu có mua được một tháng nghỉ ngơi. Còn tôi thì muốn nghỉ lúc nào cũng được. Tôi có thể nghỉ ngơi trên bãi biển kỳ diệu này hàng tháng trời. Tôi nói với nó là tôi không nghèo. Và cảnh cáo cô bé không được khinh thường tôi. Cô bé lắng nghe tôi, rồi mới nói:
— Con mua xôi cho chú ăn.
Vậy là nó thắng. Nước miếng của tôi chảy ròng ròng. Nếu nó nói thiệt thì tôi sẽ được làm vua trong tức khắc. Tôi bỗng thấy thương nó kỳ lạ. Chưa ai từng mua xôi cho tôi ăn cả. Cô bé này làm gì có tiền mà mua xôi? Nó có tiền. Nó móc từ trong túi nho nhỏ của nó ra một tờ giấy bạc. Nó là con nhà giàu. Nó là thứ điệp viên thượng thặng, đang có nhiệm vụ theo dõi và mua chuộc tôi. Nó là phú ông, đang đưa nắm xôi ra dụ khị thằng bờm. Tôi ngoan ngoãn, với một ít mặc cảm xấu hổ đồng ý nhận nắm xôi hối lộ, và cũng là chấp nhận tiếp tục nghe cô bé cười và khóc lóc bù lu bù loa.
Tôi bốc từng dúm xôi bỏ vào miệng bằng bàn tay với những chiếc móng thật dài và dơ dáy. Lúc nào tôi ăn cũng ngon miệng. Đó là cái may mắn của những con người đói khát triền miên như tôi. Có đồ ăn là tôi thấy hạnh phúc. Tôi vừa ăn, vừa nhìn cô bé mà cười. Nó cũng cười, với đôi mắt hiền dịu của một bà mẹ đang nhìn đứa con mình đang ăn ngồm ngoàm. Nó ăn một nửa gói xôi, rồi ngưng lại, đẩy nửa gói còn lại sang bên tôi. Tôi ăn luôn nửa gói xôi dư của cô bé mà vẫn thấy còn đói.
Tôi không nghi ngờ gì nữa; cô bé là con nhà giàu. Một thứ nhà giàu có lương tâm. Nó mua xôi cho tôi ăn và nhường nửa gói xôi dư cho tôi. Và trong trái tim của một tên không nhà, không cửa, lang thang khắp nẻo đường góc phố như tôi, tôi đã chấp nhận cái cô bé hay khóc hay cười, có tiền và có lương tâm mua xôi cho tôi ăn là một người bạn. Tôi hỏi nó:
— Em tên gì?
Cho đến lúc đó, có một gói xôi rưỡi vào trong bụng rồi tôi mới nhớ ra là tôi chưa biết tên cô bé. Cô bé nói:
— Con đâu có hỏi tên chú. Chú biết tên con làm gì?
A, cái cô bé khó chịu. Chỉ có cái tên mà cũng không cho tôi biết sao? Tôi không cần. Tôi sẽ đặt cho nó một cái tên cho dễ gọi. Tôi buột miệng nói:
— Em tên là Hột Mè. Em nhỏ xíu như một Hột Mè, chạy chậm rì như một con rùa. Hột Mè nhỏ xíu thì làm sao chạy cho nhanh được. Tôi biết rồi. Em không phải là Hột Mè, mà là Ốc Tiêu.
Cô bé nghe tôi đặt tên thì phản đối:
— Con không phải là Hột Mè, mà cũng không phải là Ốc Tiêu.
Tôi không tha cô bé, tiếp tục đặt tên:
— Thôi, tôi biết rồi. Em không phải là Ốc Tiêu. Em là Giọt Sương long lanh trong buổi sớm mai. Giọt Sương thì dễ nghe hơn là Giọt Lệ. Cái cô bé hay khóc, hay có giọt lệ ở trên má. Hoặc là tôi gọi em là Hay Khóc cho dễ nhớ. Văn chương làm gì cho rườm rà.
Nghe đến đó, thì Hay Khóc muốn khóc thật. Nó tức giận, có thể là hối hận đã mua cho tôi một gói xôi và nhường cho tôi nửa gói xôi nó ăn không hết. Nó chồm người lên, hét vào tai tôi:
— Con không phải là Hay Khóc. Hiểu chưa?
Tôi làm ra vẻ tò mò, hỏi:
— Vậy em tên gì? Ba em đặt em tên gì?
Với nét mặt buồn buồn, cô bé trả lời:
— Con không có ba.
Em nói xong câu đó, thì cả hai chúng tôi hoàn toàn rơi vào im lặng. Tôi thấy như vừa hiểu được một điều gì nơi em. Tôi hiểu một điều gì hay là không hiểu được điều gì hết. Cuộc đời của tôi không được làm bằng những cái hiểu. Em không có ba. Tại sao em không có ba cho được? Con người sinh ra thì phải có ba và có má. Cô bé là con nhà giàu, có tiền mua xôi cho tôi ăn, thì nhất định không phải là một kẻ lang thang, không nhà như tôi đâu.
Một hồi sau, thấy em không nói gì cả, tôi lại hỏi:
— Má em giàu lắm hả? Má cho tiền em mua xôi ăn. Em có tiền mua tới hai gói xôi.
Em nghe tôi hỏi, có vẻ ngây ngô, thì bật cười. Cái cô bé này, đặt tên là Hay Cười cũng được. Nó cũng dễ cười, và nụ cười của nó dễ thương không thể tả được. Nó vừa cười, vừa nói:
— Má con thường cho con tiền. Nhưng má không có thời giờ chơi với con. Chỉ có chú là chịu chơi với con mà thôi.
Vậy là tôi đã hiểu ra tất cả mọi chuyện. Từ nay, tôi là người bạn của cô bé tí hon Hay Cười này. Tôi là thằng điên, không ai thèm chơi hết, và cũng không thèm chơi với ai hết, tự nhiên có một cô bạn. Cô bạn với gương mặt xinh đẹp, hay khóc, hay cười, không có ba, nhưng lại có mẹ giàu sang, sẵn sàng mua xôi cho tôi ăn mỗi khi tôi đói bụng. Cô bé là một tiên nữ giáng trần. Nó là Giáng Kiều mà tôi không phải là Tú Uyên. Tôi là một thằng điên. Thằng điên gớm ghiếc nổi tiếng của thành phố này. Chưa ai từng thương yêu tôi cả.
IV.
Tôi khám phá ra cô bé không sợ hãi tôi như bao nhiêu người khác. Nó có vẻ thân thiện với tôi ngay từ đầu. Điều này bất thường. Người ta thường tránh xa tôi. Họ không ghét gì tôi cả, tôi biết vậy. Không ai nỡ lòng nào ghét tôi. Nhưng người ta cũng không thương tôi được. Họ ghê sợ cái bề ngoài dơ dáy của tôi. Tôi muốn nói cho mọi người hay là cái bề ngoài của tôi tuy khó coi, hôi hám, nhưng bên trong, tâm của tôi thật hiền lành, tốt bụng. Cái khó là tôi cũng không biết bên trong của tôi thế nào. Tâm của tôi thay đổi liên tục. Có lúc tôi hiền, nhưng nhiều khi tôi cũng hung dữ ghê sợ. Tôi la hét, múa may dữ tợn.
Bạn theo dõi câu chuyện này, thấy nó không đầu không đuôi thì cũng đừng lấy làm lạ. Những điều tôi viết, chưa chắc là có thật. Trong thế giới của tôi, không có gì mà tôi có thể khẳng định là có thật cả. Ngay cô bé cũng vậy, nó có đó rồi mất đó. Trong một thoáng, tôi không biết cô bé ở đâu và nghi ngờ rằng mình đã từng quen biết một thiên thần nho nhỏ như vậy. Người ta cho rằng tôi điên rồ. Tôi chấp nhận lời nhận xét đó. Với tôi, thế giới cũng điên rồ. Thế giới thay đổi nhanh không thể tưởng tượng nổi. Thế giới biến hoá còn nhanh hơn cô bé Hay Khóc, hoặc là Hay Cười. Tôi điên. Thế giới này điên. Và cô bé cũng có dòng máu hơi điên điên thì phải. Không điên thì tại sao nó dám đến gần tôi?
Bạn phải chứng kiến cái cảnh cô bé nói chuyện với tôi thì mới cảm hết cái điên rồ của nó. Nó thân thiện, gần gũi, như đã quen biết tôi từ một cái kiếp nào. Như thể, tôi chính là ba nó. Hay tôi là ba nó thật? Không thể nào, cô bé nói là nó không có ba. Tôi chưa từng gần một người đàn bà nào cả. Về gia đình tôi, tôi không nhớ gì hết. Hình như vừa sanh ra là tôi đã lang thang, điên loạn.
Cô bé cũng điên là đúng rồi. Nó nắm tay tôi lang thang trên biển. Từ nay, trong thành phố này, người ta sẽ thấy thêm một người điên. Tôi rủ cô bé đi bơi. Nó nhìn tôi, thán phục:
— Chú biết bơi hả?
Tôi không biết bơi, nhưng cố tình nói dóc:
— Tôi bơi nhanh như là con rái cá. Ngày xưa, tôi từng giựt giải vô địch bơi lội trong thành phố này. Em muốn tôi dạy bơi không? Tôi sẽ bắt con chuồn chuồn cho nó cắn lỗ rốn. Chuồn chuồn cắn rốn mình rồi thì mình biết bơi liền.
Cô bé biết tôi nói xạo, nó cười ngặt nghẽo:
— Chú dạy bơi kiểu đó là không biết bơi rồi.
Cô bé khôn quá cỡ. Chưa gì mà nó đã lật tẩy của tôi. Tôi thẹn quá, phút chốc hoá thành giận. Tôi quả quyết:
— Tôi bơi cho em coi.
Cô bé không nói gì, chắp hai tay đằng sau lưng, nhìn thách thức. Tôi chạy ùn ra biển, tay chân quạt lung tung, dáng điệu thật là hung dữ. Cô bé đứng trên bờ ôm bụng mà cười. Nó không nên cười như vậy. Cái kiểu cười của nó làm tôi nổi giận. Tôi bực bội bước lên bờ. Quần áo tôi ướt mem và bước chân tôi nặng trịch. Tôi sẽ làm cho cô bé sợ. Tôi sẽ giận nó đúng một trăm ngày. Thế nào nó cũng sợ và không dám chê cười tôi nữa. Người đời chê cười tôi chưa đủ sao mà cô bé này, cũng học cái thói coi thường tôi nữa. Cho đến lúc đó, thì tôi mới biết, tôi đã thương cô bé mới quen biết này rồi. Không ai lại giận dỗi một người lạ một trăm ngày bao giờ. Mình chỉ giận người mình thương lâu như vậy thôi.
Thấy tôi ngồi một đống, cô bé đến bên cạnh. Nó im lặng, chấp nhận sự đau khổ của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy mình tủi thân như vậy. Tôi muốn khóc. Lần đầu tiên tôi biết tình thương mang đến cái gì. Tình thương làm cho ta muốn khóc. Tôi là một thằng điên, lần đầu tiên hiểu được tình thương là gì và muốn khóc hu hu như một em bé. Rồi cô bé bên cạnh tôi bỗng lớn lên thật nhanh. Nó thành một bà mẹ. Nó trở thành mẹ tôi lúc nào mà tôi không biết. Đôi mắt của nó là đôi mắt của một bà mẹ dịu hiền. Nó nhích lại gần tôi, ngồi sát vào người tôi. Tôi thấy toàn thân mình cứng lại. Tôi sung sướng đón nhận tình thương của cô bé. Tôi nói:
— Tôi điên thật. Tôi là một thằng điên. Em chơi với tôi làm gì?
Vâng, hãy tin rằng đó là câu nói tỉnh táo nhất trong đời tôi. Tình thương làm cho tôi tỉnh táo hơn. Tôi giận cô bé chưa dài hơn năm phút là đã thấy mềm lòng. Cô bé nắm tay tôi, an ủi:
— Chú không có điên đâu. Ai nói chú điên vậy?
Cho đến lúc đó, cô bé là người duy nhất cho rằng tôi không điên. Vâng, cô là người duy nhất. Kể cả tôi, tôi cũng tin là mình điên rồ. Sau cô bé, không có ai cho rằng tôi không điên cả. Cô bé là một thiên thần lạ kỳ. Chỉ có thiên thần mới nghĩ rằng tôi không điên. Chỉ có cô bé mới thân thiện với tôi như vậy. Lạ không?
Thenac, 3-6-2008
Lữ : Em sẽ gọi anh mỗi ngày
Lữ
Em sẽ gọi anh mỗi ngày
Tự nhiên, tôi muốn dừng lại. Nhiều người hỏi tôi: “Có chuyện gì không vậy?” Tôi trả lời: “Không, chẳng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra giữa hai chúng tôi cả.”
Chúng tôi đã sống bên nhau suốt bốn mươi năm trời. Và tôi phải thành thật nhìn nhận rằng nàng là một người vợ hiền thục, đảm đang, chăm lo cho gia đình hết lòng. Còn tôi là một người khá thành công trong công việc làm ăn của mình. Nhìn bề ngoài, chúng tôi là một cặp vợ chồng lý tưởng, hạnh phúc với ba đứa con nay đã khôn lớn, mỗi đứa đều có gia đình riêng vững vàng.
Nhưng rồi tôi muốn dừng lại. Tôi muốn có thêm không gian cho riêng mình. Sống với nhau lâu như vậy, thân thể và tâm hồn của chúng tôi như muốn dính liền vào nhau. Thật khó mà phân biệt được đâu là cánh tay của tôi, và đâu là cánh tay của nàng. Tôi muốn uống trà, nàng đi lấy. Nàng muốn ra thư viện mượn sách, tôi chở nàng đi. Con người của tôi trở thành một phần thân thể nàng và con người nàng trở thành một phần của thân thể tôi. Chúng tôi dính vào nhau lúc nào không hay; xa nhau một chút thì cảm thấy thiếu thốn. Rồi tâm hồn của chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không phân biệt được đâu là nỗi buồn, niềm vui của chính mình và đâu là nỗi buồn, niềm vui của người kia.
Tôi nói: “Chúng mình nên sống xa nhau một thời gian. Anh cần có không gian để tìm lại chính mình.” Nàng khóc: “Anh đi đâu, em theo đó. Anh cần hiểu mình thêm, thì em sẽ giúp anh. Em nấu cơm cho anh ăn. Anh khỏi cần phải làm gì hết, chỉ cần dành thời gian để nhìn lại mình mà thôi.”
Vậy mà cuối cùng, nàng chấp nhận. Nàng nói: “Anh đi xa một thời gian đi. Em chăm lo chuyện nhà, chờ anh. Nhưng anh nhớ mang theo điện thoại di động. Em sẽ gọi cho anh mỗi ngày.”
Pháp, 14-07-2008
Em sẽ gọi anh mỗi ngày
Tự nhiên, tôi muốn dừng lại. Nhiều người hỏi tôi: “Có chuyện gì không vậy?” Tôi trả lời: “Không, chẳng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra giữa hai chúng tôi cả.”
Chúng tôi đã sống bên nhau suốt bốn mươi năm trời. Và tôi phải thành thật nhìn nhận rằng nàng là một người vợ hiền thục, đảm đang, chăm lo cho gia đình hết lòng. Còn tôi là một người khá thành công trong công việc làm ăn của mình. Nhìn bề ngoài, chúng tôi là một cặp vợ chồng lý tưởng, hạnh phúc với ba đứa con nay đã khôn lớn, mỗi đứa đều có gia đình riêng vững vàng.
Nhưng rồi tôi muốn dừng lại. Tôi muốn có thêm không gian cho riêng mình. Sống với nhau lâu như vậy, thân thể và tâm hồn của chúng tôi như muốn dính liền vào nhau. Thật khó mà phân biệt được đâu là cánh tay của tôi, và đâu là cánh tay của nàng. Tôi muốn uống trà, nàng đi lấy. Nàng muốn ra thư viện mượn sách, tôi chở nàng đi. Con người của tôi trở thành một phần thân thể nàng và con người nàng trở thành một phần của thân thể tôi. Chúng tôi dính vào nhau lúc nào không hay; xa nhau một chút thì cảm thấy thiếu thốn. Rồi tâm hồn của chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không phân biệt được đâu là nỗi buồn, niềm vui của chính mình và đâu là nỗi buồn, niềm vui của người kia.
Tôi nói: “Chúng mình nên sống xa nhau một thời gian. Anh cần có không gian để tìm lại chính mình.” Nàng khóc: “Anh đi đâu, em theo đó. Anh cần hiểu mình thêm, thì em sẽ giúp anh. Em nấu cơm cho anh ăn. Anh khỏi cần phải làm gì hết, chỉ cần dành thời gian để nhìn lại mình mà thôi.”
Vậy mà cuối cùng, nàng chấp nhận. Nàng nói: “Anh đi xa một thời gian đi. Em chăm lo chuyện nhà, chờ anh. Nhưng anh nhớ mang theo điện thoại di động. Em sẽ gọi cho anh mỗi ngày.”
Pháp, 14-07-2008
Lữ : Em sẽ gọi anh mỗi ngày
Lữ
Em sẽ gọi anh mỗi ngày [chuyên đề TRUYỆN CỰC NGẮN]
Tự nhiên, tôi muốn dừng lại. Nhiều người hỏi tôi: “Có chuyện gì không vậy?” Tôi trả lời: “Không, chẳng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra giữa hai chúng tôi cả.”
Chúng tôi đã sống bên nhau suốt bốn mươi năm trời. Và tôi phải thành thật nhìn nhận rằng nàng là một người vợ hiền thục, đảm đang, chăm lo cho gia đình hết lòng. Còn tôi là một người khá thành công trong công việc làm ăn của mình. Nhìn bề ngoài, chúng tôi là một cặp vợ chồng lý tưởng, hạnh phúc với ba đứa con nay đã khôn lớn, mỗi đứa đều có gia đình riêng vững vàng.
Nhưng rồi tôi muốn dừng lại. Tôi muốn có thêm không gian cho riêng mình. Sống với nhau lâu như vậy, thân thể và tâm hồn của chúng tôi như muốn dính liền vào nhau. Thật khó mà phân biệt được đâu là cánh tay của tôi, và đâu là cánh tay của nàng. Tôi muốn uống trà, nàng đi lấy. Nàng muốn ra thư viện mượn sách, tôi chở nàng đi. Con người của tôi trở thành một phần thân thể nàng và con người nàng trở thành một phần của thân thể tôi. Chúng tôi dính vào nhau lúc nào không hay; xa nhau một chút thì cảm thấy thiếu thốn. Rồi tâm hồn của chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không phân biệt được đâu là nỗi buồn, niềm vui của chính mình và đâu là nỗi buồn, niềm vui của người kia.
Tôi nói: “Chúng mình nên sống xa nhau một thời gian. Anh cần có không gian để tìm lại chính mình.” Nàng khóc: “Anh đi đâu, em theo đó. Anh cần hiểu mình thêm, thì em sẽ giúp anh. Em nấu cơm cho anh ăn. Anh khỏi cần phải làm gì hết, chỉ cần dành thời gian để nhìn lại mình mà thôi.”
Vậy mà cuối cùng, nàng chấp nhận. Nàng nói: “Anh đi xa một thời gian đi. Em chăm lo chuyện nhà, chờ anh. Nhưng anh nhớ mang theo điện thoại di động. Em sẽ gọi cho anh mỗi ngày.”
Pháp, 14-07-2008
Em sẽ gọi anh mỗi ngày [chuyên đề TRUYỆN CỰC NGẮN]
Tự nhiên, tôi muốn dừng lại. Nhiều người hỏi tôi: “Có chuyện gì không vậy?” Tôi trả lời: “Không, chẳng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra giữa hai chúng tôi cả.”
Chúng tôi đã sống bên nhau suốt bốn mươi năm trời. Và tôi phải thành thật nhìn nhận rằng nàng là một người vợ hiền thục, đảm đang, chăm lo cho gia đình hết lòng. Còn tôi là một người khá thành công trong công việc làm ăn của mình. Nhìn bề ngoài, chúng tôi là một cặp vợ chồng lý tưởng, hạnh phúc với ba đứa con nay đã khôn lớn, mỗi đứa đều có gia đình riêng vững vàng.
Nhưng rồi tôi muốn dừng lại. Tôi muốn có thêm không gian cho riêng mình. Sống với nhau lâu như vậy, thân thể và tâm hồn của chúng tôi như muốn dính liền vào nhau. Thật khó mà phân biệt được đâu là cánh tay của tôi, và đâu là cánh tay của nàng. Tôi muốn uống trà, nàng đi lấy. Nàng muốn ra thư viện mượn sách, tôi chở nàng đi. Con người của tôi trở thành một phần thân thể nàng và con người nàng trở thành một phần của thân thể tôi. Chúng tôi dính vào nhau lúc nào không hay; xa nhau một chút thì cảm thấy thiếu thốn. Rồi tâm hồn của chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không phân biệt được đâu là nỗi buồn, niềm vui của chính mình và đâu là nỗi buồn, niềm vui của người kia.
Tôi nói: “Chúng mình nên sống xa nhau một thời gian. Anh cần có không gian để tìm lại chính mình.” Nàng khóc: “Anh đi đâu, em theo đó. Anh cần hiểu mình thêm, thì em sẽ giúp anh. Em nấu cơm cho anh ăn. Anh khỏi cần phải làm gì hết, chỉ cần dành thời gian để nhìn lại mình mà thôi.”
Vậy mà cuối cùng, nàng chấp nhận. Nàng nói: “Anh đi xa một thời gian đi. Em chăm lo chuyện nhà, chờ anh. Nhưng anh nhớ mang theo điện thoại di động. Em sẽ gọi cho anh mỗi ngày.”
Pháp, 14-07-2008
Lữ - Mỗi ngày, tôi trẻ lại
Lữ
Mỗi ngày, tôi trẻ lại
Trong rừng thu, tôi đã nghe lá nói. Những chiếc lá xì xào với nhau mỗi khi cơn gió đến. Thoạt đầu, tôi nghe lá nói tiếng Hoà Lan. Rồi tôi nghe lá nói tiếng Việt. Ôi, tiếng Việt nghe sao mà thân thương. Đó là tiếng nói, là ngôn ngữ tôi đã xa lìa từ thuở bé. Đó là âm thanh quen thuộc của tuổi thơ. Tôi tò mò hỏi: “Các em biết nói từ lúc nào?” Nhưng những chiếc lá im lặng, làm bộ như không biết gì cả.
Làm sao các em không biết gì được. Các em biết làm ra màu vàng, màu đỏ thật đẹp trên thân lá. Các em biết nhảy múa trong không gian. Các em biết vẫy tay trong nắng mới. Các em biết rơi xuống như một cơn mưa. Và các em biết nói. Tôi đã được một nhà thơ tiết lộ cho tôi hay là các em biết nói:
Trời lạnh lên rồi gió vút qua
Lá vàng tập đọc chữ ê a
Đôi lời nghe được đôi lời mất
Vài chữ Hoà Lan vài chữ Ta.
Tôi không tin gì mấy. Nhưng bây giờ thì rõ ràng lắm rồi. Lá biết nói. Em biết nói thì em phải biết nghe. Con người cũng biết nghe. Nhưng con người ít chịu nghe nhau lắm. Em có biết tại sao không? Tại vì người ta đã bắt đầu dùng bộ óc quá nhiều. Người ta suy nghĩ ngày, suy nghĩ đêm. Suy nghĩ nhiều đến độ không sao ngủ được. Em hãy tưởng tượng những chiếc lá không ngủ, thức suốt đêm mà trằn trọc.
Tôi đã từng thức dậy sớm và bắt gặp một rừng thu đang ngủ. Những đám mây trong rừng cũng đang ngủ. Và tôi cao hứng ngâm lên những câu:
Thức dậy sớm hơn mây
Đi dạo quanh chân núi
Đi chơi giữa rừng cây
Rừng mùa thu trăm sắc
Trên lá sương đọng đầy (...)
Phải rồi, chúng ta đều cần những giấc ngủ bình an. Các em cứ ngủ. Hôm nào dậy muộn một chút cũng không sao. Tôi đã từng thấy mặt trời ngủ quên. Nhất là vào mùa đông, không khí thật lạnh và mặt trời nhất định không chịu dậy sớm. Tôi đã nghe chim chóc trong rừng phàn nàn về mặt trời. Có con chim nói: “Ta đổi mặt trời khác. Tìm một mặt trời siêng năng hơn đến sống với chúng ta.” Và có lần, đàn chim đã đem mặt trời xuống đất đó em. Đàn chim tính làm lớn chuyện. Tôi đã phải đứng ra can ngăn: “Đừng làm vậy. Mình sống với nhau, phải có tình, có nghĩa.”
Chính hai chữ “tình nghĩa” đã cứu được mặt trời. Nhưng vào mùa đông thì mặt trời vẫn ngủ thật nhiều. Tôi thường hay thức dậy sớm. Khi có một giấc ngủ ngon, thức dậy sớm ta thấy tinh thần khoẻ lắm. Tôi sẽ pha một bình trà nóng. Tôi bỏ trà vô bình, chế nước sôi và để cho bình trà ngồi yên.
Ngồi yên trong giây phút
Hương thơm đã ngạt ngào
Một mình khi sương sớm
Độc bình lúc trăng sao.
Bài thơ thật dễ thương phải không em? Của bạn tôi đó. Bạn tôi uống trà một mình vào những đêm trăng. Tôi cũng uống trà một mình, vào buổi sáng. Mỗi buổi sáng, thức dậy tôi luôn thấy mình trẻ lại. Tôi sẽ ngồi thật yên để nghe một ngày đang đi tới. Lắng nghe. Tôi không dùng tới cái đầu, mà dùng trái tim của mình để lắng nghe. Ai cũng biết lắng nghe hết. Vậy mà đâu có mấy ai còn dùng tới trái tim của mình.
Một ngày mới sẽ đến. Chậm thôi. Và tôi hát:
Vào ngày mới
Lòng thênh thang
Chân bước tới
Không vội vàng (...)
Một ngày mới luôn làm cho ta trẻ lại. Chúng ta không bao giờ già. Tôi trẻ lại và em cũng vậy. Mỗi buổi sáng, chúng ta đều trở thành những em bé sơ sinh. Tự thân buổi sáng cũng là một em bé.
Vậy mà tôi biết rất nhiều người sợ già. Có người còn tin rằng chúng ta sinh ra, và chỉ sống trên thế gian này bảy, tám mươi năm thôi. Trong thời gian ngắn ngủi đó, chúng ta già nua và chết đi. Em nghe có dễ sợ không? Già nua và chết đi. Hai con ma này ám ảnh nhiều người lắm. Con ma đầu họ “Lão”. Con ma thứ hai họ “Tử”. Tôi biết chúng nó chứ sao không. Nghịch phá số một và hay làm người ta sợ hãi. Thật là hết chỗ nói.
Ngày xưa, có một người dạy phương pháp diệt trừ hai con ma. Nhưng mà nếu biết lắng nghe bằng trái tim, ta sẽ khám phá ra rằng chúng ta không bao giờ già nua cả. Không già nua và cũng không chết đi. Ngày nào, tôi cũng trẻ lại. Tôi được sinh ra trở lại. Có ai không được sinh ra trở lại vào buổi sáng đâu?
Ngày nào, em cũng được sinh ra trở lại. Và hôm nay chính tai tôi nghe em tập đọc. Tại sao em biết tiếng Hoà Lan vậy? Tôi hả? Tôi lớn lên ở Hoà Lan. Tôi đã đạp xe đến trường vào những mùa đông buốt giá. Hai tay tôi đỏ lên vì lạnh cóng. Tôi vừa học tiếng Hoà Lan, vừa học tiếng Việt. Có khi tôi không biết mình suy nghĩ trong ngôn ngữ nào. Và cũng có khi tôi không biết mình đang nghe thứ tiếng gì.
À, tôi nhớ ra rồi. Hồi mới đến Hoà Lan như là một đứa bé, tôi lập tức hiểu cô giáo người Hoà Lan. Tôi không cần học chữ nào cũng hiểu được cô. Còn người lớn, họ phải học lâu lắm mới hiểu tiếng Hoà Lan nổi. Sau này gặp lại cô giáo, tôi đã hỏi: “Em đã hiểu cô mà không cần biết tiếng Hoà Lan. Tại sao vậy? Cô dạy tiếng Hoà Lan cho rất nhiều trẻ em ngoại quốc. Có ai nói cho cô biết điều này hay không?” Cô giáo trả lời: “Trẻ em có khả năng lắng nghe. Chúng không nghe bằng những ý niệm trong đầu, cho nên cũng không cần đến ngôn ngữ.”
Phải rồi, lúc đó tôi đã nghe bằng trái tim. Khi nghe bằng trái tim, ta không cần đến ngôn ngữ. Tôi đã lắng nghe sự sống. Tôi đã biết lắng nghe em. Nơi sự sống, tôi thấy mọi người và mọi loài đang đổi mới trong từng giây từng phút. Và mỗi ngày, tôi trẻ lại.
Pháp, 10-2007
Mỗi ngày, tôi trẻ lại
Trong rừng thu, tôi đã nghe lá nói. Những chiếc lá xì xào với nhau mỗi khi cơn gió đến. Thoạt đầu, tôi nghe lá nói tiếng Hoà Lan. Rồi tôi nghe lá nói tiếng Việt. Ôi, tiếng Việt nghe sao mà thân thương. Đó là tiếng nói, là ngôn ngữ tôi đã xa lìa từ thuở bé. Đó là âm thanh quen thuộc của tuổi thơ. Tôi tò mò hỏi: “Các em biết nói từ lúc nào?” Nhưng những chiếc lá im lặng, làm bộ như không biết gì cả.
Làm sao các em không biết gì được. Các em biết làm ra màu vàng, màu đỏ thật đẹp trên thân lá. Các em biết nhảy múa trong không gian. Các em biết vẫy tay trong nắng mới. Các em biết rơi xuống như một cơn mưa. Và các em biết nói. Tôi đã được một nhà thơ tiết lộ cho tôi hay là các em biết nói:
Trời lạnh lên rồi gió vút qua
Lá vàng tập đọc chữ ê a
Đôi lời nghe được đôi lời mất
Vài chữ Hoà Lan vài chữ Ta.
Tôi không tin gì mấy. Nhưng bây giờ thì rõ ràng lắm rồi. Lá biết nói. Em biết nói thì em phải biết nghe. Con người cũng biết nghe. Nhưng con người ít chịu nghe nhau lắm. Em có biết tại sao không? Tại vì người ta đã bắt đầu dùng bộ óc quá nhiều. Người ta suy nghĩ ngày, suy nghĩ đêm. Suy nghĩ nhiều đến độ không sao ngủ được. Em hãy tưởng tượng những chiếc lá không ngủ, thức suốt đêm mà trằn trọc.
Tôi đã từng thức dậy sớm và bắt gặp một rừng thu đang ngủ. Những đám mây trong rừng cũng đang ngủ. Và tôi cao hứng ngâm lên những câu:
Thức dậy sớm hơn mây
Đi dạo quanh chân núi
Đi chơi giữa rừng cây
Rừng mùa thu trăm sắc
Trên lá sương đọng đầy (...)
Phải rồi, chúng ta đều cần những giấc ngủ bình an. Các em cứ ngủ. Hôm nào dậy muộn một chút cũng không sao. Tôi đã từng thấy mặt trời ngủ quên. Nhất là vào mùa đông, không khí thật lạnh và mặt trời nhất định không chịu dậy sớm. Tôi đã nghe chim chóc trong rừng phàn nàn về mặt trời. Có con chim nói: “Ta đổi mặt trời khác. Tìm một mặt trời siêng năng hơn đến sống với chúng ta.” Và có lần, đàn chim đã đem mặt trời xuống đất đó em. Đàn chim tính làm lớn chuyện. Tôi đã phải đứng ra can ngăn: “Đừng làm vậy. Mình sống với nhau, phải có tình, có nghĩa.”
Chính hai chữ “tình nghĩa” đã cứu được mặt trời. Nhưng vào mùa đông thì mặt trời vẫn ngủ thật nhiều. Tôi thường hay thức dậy sớm. Khi có một giấc ngủ ngon, thức dậy sớm ta thấy tinh thần khoẻ lắm. Tôi sẽ pha một bình trà nóng. Tôi bỏ trà vô bình, chế nước sôi và để cho bình trà ngồi yên.
Ngồi yên trong giây phút
Hương thơm đã ngạt ngào
Một mình khi sương sớm
Độc bình lúc trăng sao.
Bài thơ thật dễ thương phải không em? Của bạn tôi đó. Bạn tôi uống trà một mình vào những đêm trăng. Tôi cũng uống trà một mình, vào buổi sáng. Mỗi buổi sáng, thức dậy tôi luôn thấy mình trẻ lại. Tôi sẽ ngồi thật yên để nghe một ngày đang đi tới. Lắng nghe. Tôi không dùng tới cái đầu, mà dùng trái tim của mình để lắng nghe. Ai cũng biết lắng nghe hết. Vậy mà đâu có mấy ai còn dùng tới trái tim của mình.
Một ngày mới sẽ đến. Chậm thôi. Và tôi hát:
Vào ngày mới
Lòng thênh thang
Chân bước tới
Không vội vàng (...)
Một ngày mới luôn làm cho ta trẻ lại. Chúng ta không bao giờ già. Tôi trẻ lại và em cũng vậy. Mỗi buổi sáng, chúng ta đều trở thành những em bé sơ sinh. Tự thân buổi sáng cũng là một em bé.
Vậy mà tôi biết rất nhiều người sợ già. Có người còn tin rằng chúng ta sinh ra, và chỉ sống trên thế gian này bảy, tám mươi năm thôi. Trong thời gian ngắn ngủi đó, chúng ta già nua và chết đi. Em nghe có dễ sợ không? Già nua và chết đi. Hai con ma này ám ảnh nhiều người lắm. Con ma đầu họ “Lão”. Con ma thứ hai họ “Tử”. Tôi biết chúng nó chứ sao không. Nghịch phá số một và hay làm người ta sợ hãi. Thật là hết chỗ nói.
Ngày xưa, có một người dạy phương pháp diệt trừ hai con ma. Nhưng mà nếu biết lắng nghe bằng trái tim, ta sẽ khám phá ra rằng chúng ta không bao giờ già nua cả. Không già nua và cũng không chết đi. Ngày nào, tôi cũng trẻ lại. Tôi được sinh ra trở lại. Có ai không được sinh ra trở lại vào buổi sáng đâu?
Ngày nào, em cũng được sinh ra trở lại. Và hôm nay chính tai tôi nghe em tập đọc. Tại sao em biết tiếng Hoà Lan vậy? Tôi hả? Tôi lớn lên ở Hoà Lan. Tôi đã đạp xe đến trường vào những mùa đông buốt giá. Hai tay tôi đỏ lên vì lạnh cóng. Tôi vừa học tiếng Hoà Lan, vừa học tiếng Việt. Có khi tôi không biết mình suy nghĩ trong ngôn ngữ nào. Và cũng có khi tôi không biết mình đang nghe thứ tiếng gì.
À, tôi nhớ ra rồi. Hồi mới đến Hoà Lan như là một đứa bé, tôi lập tức hiểu cô giáo người Hoà Lan. Tôi không cần học chữ nào cũng hiểu được cô. Còn người lớn, họ phải học lâu lắm mới hiểu tiếng Hoà Lan nổi. Sau này gặp lại cô giáo, tôi đã hỏi: “Em đã hiểu cô mà không cần biết tiếng Hoà Lan. Tại sao vậy? Cô dạy tiếng Hoà Lan cho rất nhiều trẻ em ngoại quốc. Có ai nói cho cô biết điều này hay không?” Cô giáo trả lời: “Trẻ em có khả năng lắng nghe. Chúng không nghe bằng những ý niệm trong đầu, cho nên cũng không cần đến ngôn ngữ.”
Phải rồi, lúc đó tôi đã nghe bằng trái tim. Khi nghe bằng trái tim, ta không cần đến ngôn ngữ. Tôi đã lắng nghe sự sống. Tôi đã biết lắng nghe em. Nơi sự sống, tôi thấy mọi người và mọi loài đang đổi mới trong từng giây từng phút. Và mỗi ngày, tôi trẻ lại.
Pháp, 10-2007
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)