Trồng người
Bùi Trọng Liễu
Nguyên giáo sư đại học (Paris, Pháp)
Tết năm Canh Tý (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “trồng cây” (kéo dài một tháng từ 6/1/1960 đến 6/2/1960, cám ơn anh ĐT nhắc tôi chi tiết này). Hồ Chủ tịch lại có câu nổi tiếng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
(Cụ là người thâm hiểu Hán học, chắc Cụ lấy từ điển tích Quản Trọng thời Xuân Thu. Quản Trọng sinh năm 725 trước Công nguyên, mất năm 645 trước Công nguyên, là nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn của Trung quốc, tướng quốc nước Tề, giúp vua Hoàn Công, làm nên nghiệp bá. Kế sách của Quản Trọng là: “Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trọn đời, lấy việc trồng người làm đầu . Lúa, thì trồng một gặt một. Cây, thì trồng một hái mười. Người, thì trồng một gặt trăm”. Nguyên văn trong sách Quản tử của ông, phiên âm là: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.Chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã”).
Lợi ích của việc trồng cây, và nhất là việc “trồng người”, thật đã quá rõ. Nhưng vấn đề chính cho hiện nay là “trồng người” như thế nào đây, vì hô khẩu hiệu không thì không đủ.
Tháng 1 năm 1946, Hồ Chủ tịch có nói câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tôi nghĩ rằng chữ “được” trong câu “ai cũng được học hành” này không chỉ mang ý nghĩa tinh thần “không bị cấm”, mà còn mang ý nghĩa được nâng đỡ về mọi mặt, kể cả vật chất. Bước đầu “trồng người”, phải là từ đó. Thoạt mới nghe tưởng như là dễ, là hiển nhiên. Thế nhưng ngày nay, 63 năm sau, sao lại vẫn còn có người mù chữ, sao vẫn có học sinh phải bỏ học vì gia cảnh, ngay ở bậc phổ cập? Chiều ngày chủ nhật 30/9/2007, nhân chuyến công du tại Pháp, có buổi gặp gỡ của ông Thủ tướng với Việt kiều tại Sứ quán Việt Nam tại Paris. Trả lời một câu hỏi về học phí, ông Thủ tướng nói: “Tiểu học và Trung học Cơ sở không phải đóng học phí”. Tôi không phải là người duy nhất nghe thấy lời này. Nhưng tôi lại thấy có người giải thích: phải biết phân biệt “học phí” với các “phí” khác như chi phí học tập, chi phí cho việc tu sửa trường học, bàn ghế, dụng cụ, sinh hoạt này nọ mà các gia đình “phải tự nguyện” đóng góp, ngay cả trong hệ công lập. (Hệ tư lập thì tôi không bàn, ai có tiền cứ việc trả; tôi chỉ nói hệ công lập, vì nó hoàn toàn thuộc Nhà nước). Và trong cả các cấp học cao hơn nữa, cũng thấy đang có đề án tăng học phí từ phía Bộ, thậm chí còn nghe có người dùng một cụm từ “tiền nào của nấy” làm như trí tuệ có thể là một thứ hàng hóa thuận mua vừa bán, cứ có tiền là mua được. Lại có người nêu vấn đề cổ phần hóa trường công, trong đó có các đại học công lập. Có lẽ đấy là một số người chủ trương nhân dân “trồng tiền” để họ gặt lãi, chứ đâu có phải là “trồng người”. Nếu gia đình người dân phải tự mình lo “trồng người” cho con cháu mình, trong khi còn tồn tại một bộ máy quản lý Giáo dục Đào tạo lớn và một ngân quỹ công đồ sộ từ thuế của dân, thì “Quốc sách hàng đầu” của nhà nước có ý nghĩa gì?
Lại có một giai đoạn, hình như chưa chấm dứt được, người ta trọng số lượng thay vì trọng chất lượng, cho nên mới đẻ ra những các loại nhầm chưa sửa được xong: “học sinh ngồi nhầm lớp”, “nhà giáo đứng nhầm lớp”, “nhà quản lý giữ nhầm ghế”. Đấy là “trồng thành tích”, không phải là “trồng người”.
Lại có khía cạnh này nữa. Sao lại có việc đạo văn, có luận án tiến sĩ không hợp trình độ, có mạo nhận, có tiếm xưng, có “học giả bằng thật” – nếu sự mạo bằng cấp, tiếm xưng, còn có thể giải thích là sự gian lận cá nhân, thì việc “học giả bằng thật” không thể do đương sự tự tạo ra; nó phải có một sự phối hợp, hoặc đồng lõa, hoặc chủ trương nào đó mới có thể xảy ra (do “lợi nhuận trên hết”?) – sao lại có quan chức do bằng cấp dỏm mà được bổ nhiệm và vẫn nhởn nhơ với địa vị? Trí tuệ không phải là cứ có thế mạnh là có thể giành chiếm đoạt được. Nếu để tồn tại mấy sự việc này, thì là “trồng quan chức” chứ đâu có phải là “trồng người”!
Có câu chuyện cũ . Cũng năm 1960, cụ Hồ về thăm quê. Theo Bác Hồ luôn phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa (http://www.hanoimoi.com.vn/vn/66/153843/) kể: Về đến nhà khách Tỉnh ủy Nghệ An, vừa trò chuyện, cụ vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, cụ đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay-ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào (cành hoa cắm xuống đất, giả như cây trồng). Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, cụ nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về “trồng”. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng!”. Tôi cũng mang máng nhớ ai đó kể trong một bài viết nào đó, thời ông Diệm còn là tổng thống, ông đi kinh lý, địa phương cũng “cắm cây” để chứng tỏ họ quan tâm trồng cây. Thấy kể là Ngô tổng thống đi qua không phát hiện ra. “Trồng người” ngày nay có khác “trồng cây, trồng hoa” kiểu ấy không nhỉ?
Ta có câu chuyện cổ tích dân dã: Hổ hỏi trâu đang cày cho người ở ruộng: “Mày to lớn vậy mà sao bị người sỏ mũi bắt đi cày?”. Trâu trả lời: “Tại người nó có trí khôn”. Hổ hỏi người: “Trí khôn mày đâu, phải đưa nộp tao, nếu không thì tao ăn thịt mày”. Người đáp: “Trí khôn tôi để ở nhà, để tôi chạy về lấy ra mang nộp ông. Nhưng nếu tôi chạy về nhà, thì ông ăn thịt mất trâu của tôi. Vậy để tôi trói ông vào gốc cây đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn ra nộp ông”. Hổ đồng ý. Người trói hổ vào gốc cây, rồi lấy bắp cày vừa phang vào hổ vừa bảo: “Trí khôn của tao đây”, vv.
Thời nào cũng có “hổ”, mà lại là hổ dữ. Vấn đề là “người” hiện nay có biết “trí khôn” của mình để đâu không, để mà trị hổ? Cho nên, “trồng người”, thời này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng không hiểu một số người nghĩ gì về “trồng người” khi người ta hô hào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh?
(Đã đăng một phần trong Hồn Việt số tháng 1/2008).
Bùi Trọng Liễu
8-1-08
24/11/08
Long mạch: Trả lời những câu hỏi
Long mạch: Trả lời những câu hỏi
Bùi Trọng Liễu
Đúng là “bút sa gà chết”, đã trót viết ra thì “đâm lao phải theo lao”. Sau khi đăng bài “Long mạch và văn hóa Việt Nam ở thời toàn cầu hóa”, tôi nhận được một số câu hỏi của một số bạn đọc. Tuy câu hỏi của những người đó gửi riêng cho tôi, nhưng đại loại nó cũng tương tự như nhau, nghiêm chỉnh và vui, vả lại chẳng có gì là “mật”, nên nghĩ rằng tôi có thể trả lời chung trên mạng. Tóm tắt những câu hỏi đó là như sau:
Khi anh (nghĩa là tôi, tác giả bài đã dẫn) nói long mạch di chuyển, như vậy có phải anh gián tiếp thừa nhận có long mạch không? Nếu vậy, nhờ anh mách giùm long mạch ai đó đang tin, nó chạy về đâu? Có công cụ hay phương pháp nào định vị và cố định nó vào một chỗ được không? Chẳng lẽ nó di chuyển đi đâu thì lại cứ phải di dời theo nó sao? Như thế mệt lắm! Anh viết một câu về doanh nhân, cho rằng họ là những người lo xây cất kiếm lời, làm giàu, họ đâu có ảnh hưởng được đến đại sự vì dân vì nước. Anh có ý chê bai họ không? Anh viết rằng triều Lê đóng đô nơi đó (khu hoàng thành) cũng đã bị suy. Anh có thể nói kỹ hơn là long mạch lúc đó nằm đâu?
Bây giờ tôi xin cố trả lời những câu hỏi hóc búa này.
Trước hết, tất nhiên là tôi không “tin” gì hết; như tôi đã viết, tôi cố tin thần thánh mà còn chẳng tin được thì sao mà tin được long mạch. Tuy nhiên, tôi “ghi nhận” lòng tin của người khác, đặc biệt là của “mấy” người có quyền thế. Và từ đó mà tôi luận. Rằng long mạch nó chạy về chỗ nào mà phù hợp với lòng dân. Nếu toàn dân không phát biểu được thì đã có những thức giả, nhà khoa học, chuyên gia, trí thức, vv. có tâm có tầm, nói lên. Đấy là một phương pháp, phần nào nó cũng xác định được là long mạch nó chạy về hướng nào. Định vị nó ở chỗ nào, ở khu đất nào ở Hà Nội ngoài khu hoàng thành, thì theo tôi không phải là vấn đề chính, thiếu gì khu! Còn chuyện mỗi lần nó di dời đi đâu, thì có phải di dời theo nó không, theo tôi không có vấn đề: ở thế kỉ 21 này, nó cũng như cái điện thoại di động hay cái máy tính sách tay, đi đâu sách nó theo cũng được mà! Hồi kháng chiến chống Pháp, nó di động trong ATK (An Toàn Khu, nơi đóng của Chính phủ kháng chiến) có ai hỏi nó cố định chỗ nào đâu, vì thế mà có chiến thắng Điện Biên, vv. Còn cái thời gian CCRĐ, thì nó đi nghỉ ở nước ngoài, nên vắng mặt.
Tôi không hề có ý chê bai “các” doanh nhân, trong đó không ít người làm ăn lương thiện; họ là những người góp phần làm ra của cải cho đất nước. Tôi chỉ viết rằng về “mấy” doanh nhân – tôi quên viết thêm: trong đề án xây cất nhà Quốc hội ở khu hoàng thành – tôi đoán rằng không vì chuyện lo kiếm lời của họ mà long mạch nó nằm ở đó. Như vậy tôi cũng không có lời chê họ.
Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi về triều Lê. Mà cũng chỉ xin nói tóm tắt thôi vì dài dòng lắm. Đúng là tôi đã sơ suất không nói kỹ Lê nào. Thời Lê Thái tổ, Thánh tông, thì chắc long mạch nó nằm ở khu hoàng thành. Còn sau đó, khi họ Trịnh, đặc biệt là Trịnh Tùng chiếm lại được Đông Đô (1592), thì long mạch nó nằm ở phủ Chúa (nếu tôi không nhầm thì nó nằm đâu ở cái khu Thư viện Trung ương ngày nay) chứ nó có còn ở trong hoàng thành nữa đâu. Vua Lê chỉ là cái bù nhìn, chúa Trịnh cho sống thì mới được sống, bắt chết thì phải chết như vua Lê Kính tông, phải tự thắt cổ (1619). Không ít vua Lê là cháu chúa Trịnh do mẹ họ Trịnh đẻ ra, có khi nuôi dạy ngay trong phủ Chúa. Vua Lê thuở đó bị đối xử xem ra cũng không được bằng mấy vua nhà Nguyễn sau này dưới thời Pháp thuộc. Ngay cả cái ông vua Lê Hiển Tông, đã nhịn nhục đủ điều khi bị chúa Trịnh Sâm bắt nạt, vậy mà cũng không cứu nổi con trai là thái tử Duy Vỹ bị chết (Duy Vỹ là bố của vua Lê Chiêu Thống). Câu chuyện như thế này, theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí (HLNTC, bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch, nxb Văn học, Hà Nội 1970): Chính phi (vợ cả) của chúa Trịnh Doanh (bố Trịnh Sâm, lúc ấy còn là thế tử – nhắc lại “thái tử” là con sẽ nối ngôi vua, còn “thế tử” là con sẽ nối ngôi chúa –) không có con trai, nhưng có người con gái là công chúa Tiên Dung (có lẽ phải gọi là “quận chúa” mới đúng?), được bố rất yêu chiều. Chính phi xin với chúa Trịnh Doanh gả cho thái tử Duy Vỹ, để sau này được làm hoàng hậu. Một hôm, thái tử và thế tử cùng vào thăm chúa Trịnh Doanh, chúa mời ăn cơm và để con rể và con trai cùng ngồi một mâm. Chính phi thấy vậy, liền nói rằng: “Sao chúa lại được cùng ăn với vua?”. Rồi bà ta bắt ngồi riêng mỗi người một mâm. Thế tử giận, nhưng không dám cãi. Lúc tan tiệc ra, thế tử mới bảo thái tử: “Hai chúng ta sẽ phải một sống, một chết. Vua ấy không nên đứng với chúa này”. Khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, đổ vu cho Duy Vỹ tội thông dâm với cung nữ của chúa Trịnh Doanh; thái tử Duy Vỹ trốn trong cung vua, nhưng cũng bị bắt, giam vào ngục, sau bị qui tội phản nghịch (1771), ghép vào tội thất cố chết (1). Như vậy là long mạch đâu có ở hoàng thành nữa.
Nhưng trước và sau câu chuyện kể trên, cũng lắm việc lôi thôi ở phủ Chúa thuở ấy rồi, có lẽ long mạch cũng lăm le di cư đi nơi khác rồi. Ở đây, tôi xin “múa rìu qua mắt thợ” một chút – hay đúng hơn “múa bút qua mắt mấy sử gia”: Mới rồi, ngày 25/10/2007, Vietnamnet có đăng bài Hai người đàn bà "ghê gớm" chốn thâm cung (nếu ai không mở xem trực tiếp được bài này, thì mở xem trong trang http://www.viet-studies.info). Tác giả Nhi Anh của bài, kể là đã căn cứ những tư liệu của Nguyễn phả Linh Đường. Trong bài có nói tới đôi ang đựng nước thờ trong đền làng Phù Đổng do bà chúa Chè Đặng Thị Huệ, ái phi của chúa Trịnh Sâm,cung tiến, và kể chuyện hai bà "ghê gớm" trong phủ chúa là bà Nguyễn Thị Hoa Dung, thuộc dòng họ Nguyễn ở Linh Đường trong cuốn gia phả nói trên, mẹ chúa Trịnh Sâm, và bà Đặng Thị Huệ. Tìm được sử liệu mới, thì là việc quí. Tuy nhiên tôi không phải là sử gia, lại không được đọc cuốn phả nói trên, nên không dám đánh giá. Tôi chỉ xin nói là một số điều kể trong bài không hoàn toàn “khớp” với những gì viết trong HLNTC. Vì vậy tôi xin nhân cái long mạch mà kể những chuyện lê la một chút, nó liên quan đến tất cả 7 bà (2 bà vừa nói, và 1 bà “ghê gớm” nữa, cộng thêm với 4 bà “phụ”) trong cái đoạn sử này.
Tất nhiên, Đặng Thị Huệ nhân vật chính. Bà ta được chúa Trịnh Sâm để ý đến là vì một hôm, “tiệp dư” Trần Thị Vịnh sai bà ta (lúc ấy là nữ tỳ của mình) bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Chúa nom thấy, rất bằng lòng, trở nên mê mẩn, nên…. Sách không nói bà Trần Thị Vịnh là “tiệp dư” của ai, nhưng thường thì các cung nữ của các triều vua chúa trước, không can dự gì đến các vua chúa sau, cho nên có lẽ bà ta là tiệp dư của chính chúa Trịnh Sâm chứ không phải của chúa Trịnh Doanh. Dù sao bà ta cũng chỉ xuất hiện một lần này thôi trong đoạn sử (dù là sự tình cờ này của bà ta gây nên sóng gió), nên tôi coi bà ta là “phụ”. Trong đoạn tôi đã kể trên, chính phi của chúa Trịnh Doanh không phải là mẹ đẻ ra Trịnh Sâm, HLNTC viết là bà không có con trai chỉ đẻ ra ra con gái là công chúa Tiên Dung gả cho thái tử Duy Vỹ. Bà vì cái câu lỡ miệng về việc mâm cơm, mà “góp phần” làm chết con rể; nhưng sau đó không thấy nói gì đến bà nữa, nên tôi cũng coi bà là “phụ”. Một bà ái phi khác của chúa Trịnh Doanh là chị ruột của bà Dương Ngọc Hoan (cái bà mẹ của chúa Trịnh Tông – còn gọi là Trịnh Khải – sau này, mà tôi đã kể trong bài “Long mạch và văn hóa Việt Nam ở thời toàn cầu hóa”, mơ được ông thần cho tấm đoạn đầu rồng ấy mà). Bà ái phi này cũng không phải là mẹ của Trịnh Sâm, cho nên mới tiến cử em gái là Ngọc Hoan làm cung nữ cho Trịnh Sâm (nếu không thì là quá loạn luân, nhà Trịnh không đến nỗi như nhà Trần!). Bà chỉ vô tình muốn giúp em gái mà thành ra việc lòi ra cái ông Trịnh Tông; cho nên tôi cũng xếp bà là “phụ”. Một bà “phụ” thứ tư nữa đáng thương hơn cả, là công chúa Ngọc Lan, con gái yêu của chúa Trịnh Sâm. Vẫn theo HLNTC, vì Đặng Thị Huệ ép chúa Trịnh Sâm gả cho em trai mình là Đặng Mậu Lân; chúa nể nên đành nhận, tuy biết tay Đặng Mậu Lân này là hung bạo, ỷ vào thế của chị để làm những việc càn rỡ; chúa cũng đành làm lơ (té ra ngày xưa con cái nhà quyền thế cũng đã vậy rồi!). Tuy nhiên, trót gả rồi, nhưng lại thương tiếc rằng con gái mình mảnh khảnh, không chịu nổi một tên đàn ông cường bạo như vậy, nên mới sai quan a bảo, nhiều thị nữ và viên nội sai Sử Trung hầu đi theo giám chế, không cho Lân xâm phạm tới công chúa. (Chao ôi, đã trao mỡ cho mèo, mà lại cấm nó liếm! Kỳ lạ thật). Như vậy, Lân tuy lấy được công chúa Ngọc Lan, nhưng mỗi lần tính mò vào với công chúa thì lại bị Sử Trung hầu ngăn cản. Y nổi giận, bảo Sử Trung hầu rằng: “Chúa bảo con gái chúa là tiên dưới trần, nhưng ta coi ra, thật không bằng con bé xách giày nhà ta, có quý hóa gì? Đây ta không phải ham gì nhan sắc của nó; nhưng tốn kém bao nhiêu tiền của mới lấy được một con vợ, nếu không ra hồn thì cũng phải vần một trận cho nẫu nhừ ra như bùn, để đền đáp lại sự phí tổn, rồi bấy giờ sẽ tống cổ nó đi. […]”. Sử Trung hầu cưỡng lại, bị Lân chém chết. Việc lộ ra, chúa sai quân đến bắt Lân, triều thần đều nói đáng xử tội chết bêu đầu, nhưng Đặng Thị Huệ khóc lóc xin chết thay em; chúa bắt đắc dĩ phải giảm tội chết thành tội đày đi xa.
Trở lại chuyện tranh quyền bính. Huy quận công Hoàng Tố Lý (trước tên là Hoàng Đăng Bảo), gọi tắt là quận Huy, con rể chúa Trịnh Doanh, trấn thủ Nghệ An, rất được lòng dân địa hạt. Chúa Trịnh Sâm nghi ngờ, sợ ông ta làm phản, thường bí mật bàn cách giết. Quận Huy, lòng không yên, mới xin thôi chức trấn thủ để về triều, và được chấp thuận. Quận Huy tính rằng Đặng Thị Huệ tuy được chúa yêu, nhưng Cán còn nhỏ, hùa theo cánh này thì không phải là kế lâu dài. Nên mới đút lót cho kẻ chân tay của thế tử Tông, lại đem trăm lạng vàng và mười tấm đoạn làm lễ yết kiến, xin vào ra mắt thế tử. Nhưng thế tử không nhận, lại còn đe sau này lên ngôi sẽ tịch thu gia sản nhà quận Huy, cần gì đồ lễ bây giờ. Quận Huy như “chuột chạy cùng sào”, đành quyết ý hùa theo Đặng Thị Huệ. Trở lại chuyện Tông, từ ngày có Cán, thì rất lo mình sau này không được làm chúa, nên cùng bọn gia thần bàn mưu kế. Gặp lúc chúa Trịnh Sâm bị bệnh nặng, Tông mới lo sắm khi giới, liên kết với 2 viên trấn thủ bên ngoài, phòng việc đảo chính, nếu Sâm chết. Nhưng rồi Sâm khỏi bệnh, và có kẻ tố giác, Sâm mới sai tra xét, một số quan lại bị tội chết (2). Còn Tông thì vì “tình nghĩa cha con”, chỉ bị “truất xuống làm con út, trọn đời giữ đạo làm tôi”. (Đó là vào năm 1780). Vẫn theo HLNTC, khi Tông đã bị giáng, nhiều người khuyên chúa nên lập Cán làm thế tử. Lúc ấy Nguyễn thái phi mẹ chúa Trịnh Sâm mới khuyên chúa rằng: Tông đã lớn lại khỏe mạnh, còn Cán nhỏ lại hay đau yếu, nên nghĩ đến tôn miễu xã tắc, tạm dành ngôi đông cung thế tử lại đó, may ra Tông biết hối lỗi thì hay, bằng không thì đợi lúc Cán khôn lớn hãy lập cũng chưa muộn. Sâm trả lời sẵng rằng: “Nếu đã coi tôn xã làm trọng, thì dẫu con đẻ ra cũng không được tư túi. Nếu cuối cùng bệnh Cán không khỏi thì thà lập Côn quận công (3), trả lại ngôi chúa cho dòng chính cho nhà bác, chứ không thể giao cho thằng con bất hiếu (Tông) để làm hỏng cơ nghiệp tổ tiên”. Nguyễn thái phi không dám nói gì nữa. Ít lâu sau, Sâm ốm nặng, bệnh nguy kịch, chỉ có Đặng Thị Huệ và quận Huy bên cạnh; họ khuyên chúa làm tờ cố mệnh truyền ngôi cho Cán làm chúa, phong Đặng Thị Huệ làm Tuyên Phi, và ủy cho quận Huy làm phụ chính. Quận Huy cũng khôn, xin cho 6 đại thần khác cũng nhận cố mệnh với mình. Nguyễn thái phi mẹ Sâm vào, khóc hỏi thăm, ngập ngừng có ý muốn đặt lại vấn đề ngôi chúa, nhưng có Đặng Thị Huệ ở đó nên không nói được, dùng dằng không muốn ra. Sâm phải đuổi khéo, mà nói: “Mẹ quá thương con, không nỡ dứt tình mà đi. Con trông thấy mẹ cũng đau lòng không thể nhắm mắt. Vậy cúi xin mẹ hãy ngự giá về cung”. Nguyễn thái phi đành trở ra. Khi tờ cố mệnh thảo xong, quận Huy dâng trình, chỉ còn thiếu đề tên vào những chỗ để trống, thì Sâm không còn viết được nữa, chỉ lấy tay xua đi. Quận Huy thưa với chúa, xin cho quận Khanh (chú của Sâm) viết thay. Chúa không nói được nữa, chỉ gật đầu. Rồi mất (1782).
Cán lên ngôi chúa (Điện Đô vương), còn nhỏ mà bệnh tật, Quận Huy uy quyền lớn quá, ở phố phường mới đồn đại linh tinh, có câu ca dao: “Trăm quan có mắt như mờ. Để cho Huy quận vào rờ Chính cung”, Chính cung đây là chỉ Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Đây cũng là lời đồn, không có bằng chứng lịch sử. Khi Cán lên ngôi rồi, Đặng Thị Huệ vẫn muốn ngầm hại Tông, nhưng vì Thùy Trung hầu, một trong 7 viên cố mệnh đại thần, khôn khéo che chở nên Tông chưa bị hại, chỉ bị giam ở nhà Tả-xuyên, quân lính canh giữ rất ngặt, tính mệnh như treo sợi tóc. Lúc ấy bà Dương Ngọc Hoan mẹ Tông (bà “ghê gớm” thứ ba), mới nhờ chị là Dương phu nhân(người ái phi cũ của chúa Trịnh Doanh) lại kêu van với quận Huy; quận Huy nể – một sai lầm lớn khi làm chính trị, “bất độc bất anh hùng” như có người nói! – mới bí mật sai quân canh lỏng lẻo bớt trong việc canh giữ, từ đó các gia thần và người thân mới được ra vào gặp gỡ, không ai xét hỏi. Do đó Trịnh Tông và bà Dương Ngọc Hoan cùng đồng đảng mới mưu mô đem tiền bạc mua chuộc xúi giục quân lính nổi loạn. Việc đã sắp đặt xong, nhưng có người muốn có “chỉ” của “thánh mẫu thái tôn” – mẹ của Trịnh Sâm, trước là thái phi vì là mẹ chúa, nay có chúa mới, mẹ chúa mới là thái phi, thì bà nội của chúa mới được tôn gọi là “thánh mẫu thái tôn”, (theo HLNTC) – bà này mới sai người khuyên quận Huy để Tông tạm làm chúa cho yên lòng người, xin Tuyên phi (Đặng Thị Huệ) nhận Tông là con nuôi, quận Huy phụ chính, đợi khi Cán trưởng thành thì Tông sẽ trao trả quyền chính và lui về giữ đạo làm tôi. Quận Huy tất nhiên không đồng ý, dùng lý lẽ ngược lại mà trả lời rằng: tiên vương (Sâm) đã có di chúc, tiên chúa chỉ có hai con, vậy thì khi nào tân chúa không gánh vác nổi công việc, thì sẽ đến lượt vương tử Tông đàng hoàng thay thế, cần gì phải vội vã. Như vậy là thái độ mọi người đều rõ rệt. Có điều lạ là quân lính đã lăm le nổi loạn, lại đã có bài hịch “Ba quân phò chinh” dán khắp ở phố, vậy mà quận Huy vẫn chủ quan, không lo phòng bị, để đến nỗi khi họ hành sự, bị giết. Quân lính phò Tông lên ngôi chúa, tức là Đoan Nam vương. Lúc ấy Đặng Thị Huệ khiếp sợ, phải thay đổi quần áo nấp ở hậu cung, các gia thần và cận vệ của Cán đều bỏ trốn, chỉ có a bảo là quận Diễm bế lánh đi một nơi khác, cả ngày không được một miếng ăn, khóc nheo nhéo. Đến đêm, thánh mẫu mới sai người đi tìm được Đặng Thị Huệ và Cán đưa về cung cho thay quần áo và ăn uống. Bà ta là bà nội của Tông và của Cán, chẳng có lý do gì lại hại cháu mình (sao có người lại viết là “không trả thù”?). Tông đối với em cũng tử tế, treo giải thưởng, hẹn ai chữa khỏi bệnh cho Cán thì thưởng cho trăm lạng vàng và phong tước hầu; nhưng bệnh Cán không chữa được, ít lâu thì chết. Lúc kiêu binh giết quận Huy, lật Trịnh Cán rồi, thì bà thánh mẫu mới phê vào tờ cố mệnh rằng “không phải là bút rồng của tiên vương (Trịnh Sâm), không đủ làm bằng chứng”, do đó mà những người liên quan đến tờ cố mệnh đều bị tội, và ngôi Tuyên phi của Đặng Thị Huệ bị truất.
Tông lên ngôi chúa thì bà Dương Ngọc Hoan trở thành Dương thái phi. Bà “ghê gớm” thứ ba này cũng lắm mưu mô: đã “mơ” ông thần cho tấm đoạn vẽ đầu rồng, rồi lại nhờ chị van xin quận Huy cho con mình sống, lại đút lót tiền bạc cho quân lính nổi loạn. Khi Trịnh Tông lên làm chúa rồi, thì bà ta và em trai là Khuông giật dây trong phủ chúa. Sau này, khi kiêu binh tiếp tục làm loạn, tính lật chúa Trịnh Tông để phò vua Lê, thì bà lại biết đút lót, đồng thời ra khóc lóc kêu van, để cứu vãn được tình thế. Vẫn theo HLNTC, khi con lên làm chúa rồi thì bà ta trả thù, sai người bắt Đặng Thị Huệ đến trước mặt mình, kể tội, bắt bà này phải lạy tạ. Bà này không chịu lạy, Dương thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên nắm tóc rập đầu xuống đất, nhưng bà Huệ nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa nhời. Dương thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam ở vườn sau, hành hạ đủ đường. Năm sau trong nhà tẩm miếu ở lăng Thịnh Phúc, “tự dưng” đồ thờ bằng gỗ bằng vàng hễ động tay vào là nát như bùn (!). Dương thái phi cho đòi cô đồng vào hỏi. Cô đồng, nhập đồng, phán: chúa (Tông) bất hiếu, Đặng thị (Huệ) là người tiên vương (Sâm) yêu, mà nay bị hành hạ đủ đường, nên vong linh của tiên vương không yên, nếu không hối lỗi, tai biến sẽ còn nhiều nữa. Mẹ con chúa sợ hãi, sai quan tế lễ tạ tội, rồi cho bà Huệ được trở lại làm cung tần nội thị, vào thờ phụng ở tẩm miếu. Bà ta ngày đêm khóc lóc. Đến ngày giỗ “đại tường”, bà ta uống thuốc độc tự tử. (Như vậy xem ra, bà này cũng can trường, không phải là con người quê mùa thô lỗ gì đâu). Còn gia đình quận Huy, thì sau khi ông ta bị giết, vợ là vốn là công chúa con gái chúa Trịnh Doanh, nghĩa là chị em của chúa Trịnh Sâm, bị Dương thái phi trả thù, bắt giam vào hậu cung, hành hạ. Hai người con trai chạy sang vùng Kinh Bắc dấy binh, bị thua, đóng cũi giải về kinh. Các quan bàn nên kết vào tội chết, chúa Trịnh Tông nghĩ tình anh em cô cậu tha tội chết. Nhưng Dương thái phi ngầm sai người đến bắt uống thuốc độc. Có người báo với chúa, ông ta sai trung sứ đến ngăn lại, nhưng đến nơi thì người con cả (4) đã bị trúng độc chết rồi, còn người con thứ thì bị giam trong ngục. Sau đó không thấy nói đến số phận. So Dương thái phi với Đặng Tuyên phi, thì cũng “kẻ kia tám lạng, người này nửa cân”, (tất nhiên, cân đây là cân ta, bằng 16 lạng), khác nhau có lẽ là ở cái “nhan” và thời gian cầm quyền (?). “Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!”.
Khi Án Đô vương Trịnh Bồng thua Nguyễn Hữu Chỉnh, bỏ trốn, vua Lê Chiêu Thống sợ hậu hoạn, sai người đốt phủ chúa. Theo Đại Việt Sử ký tục biên và HLNTC, khói lửa bốc ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt. Hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng đều cháy hết. “Xa gần nghe tin đó, ai cũng trách vua làm quá đáng”. Chắc là họ oán vua không biết giữ gìn di tích. Đó là vào ngày mồng tám tháng chạp năm Bính Ngọ (1786). Long mạch có lẽ lại dời đi nơi khác!
Chú thích:
(1) Sau này, khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần đầu, “phò Lê diệt Trịnh”, chúa Đoan Nam vương Trịnh Tông đi trốn, bị Nguyễn Trang lừa bắt giải nộp cho quân Tây Sơn, nửa đường tự tử chết. Lê Chiêu Thống lúc ấy còn đang là hoàng tự tôn, chưa nối ngôi vua, có lời cảm ơn Nguyễn Huệ rằng: “Tôi có thù cha chưa trả, nay ông trả thù thay cho tôi, đời tôi không còn mong gì hơn thế. Nếu thân này có phải chết ở quý quốc, tôi cũng không hề phàn nàn. Huống chi ông lại còn phò dựng họ Lê, khiến cho được thờ phụng tôn xã lâu dài, công đức ấy thật không nói sao cho xiết”. Lời nói dễ bay. 1786, thời Lê Chiêu Thống, bắt được Trang, vua sai chém Nguyễn Trang ở trước mả Trịnh Tông, cắt đầu làm lễ tế. Chả hiểu được ân oán là thế nào.
(2) Theo Việt sử Thông giám Cương mục (bản dịch của Tổ biên dịch của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, nxb Văn Sử Địa, Hà Nội 1957), Ngô Thì Nhậm cũng ít nhiều liên quan đến việc tố giác, (tuy HLNTC có bào chữa ) nên được thăng chức thị lang bộ Hộ, cha là Ngô Thì Sĩ can không được nên uống thuốc độc tự tử; thời đó một phần dư luận có câu chê: “Sát tứ phụ nhi thị lang”, nghĩa là giết 4 cha để mà làm thị lang, 4 cha đây là: Sĩ là thân phụ, Tông là quân phụ, hai người nữa là phụ chấp (bạn của cha). Cũng vì thế và sau này, khi Tông được kiêu binh giúp lên ngôi Chúa, Nhậm phải lẩn tránh. (Cái giai đoạn vừa kể là giai đoạn thắng thế của Đặng Thị Huệ, và liền đó mới ép chúa Trịnh Sâm gả con gái cho Đặng Mậu Lân em trai mình như vừa kể trong bài). Khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai (giết Võ Văn Nhậm), Ngô Thì Nhậm nhờ Trần Văn Kỷ đưa tới yết kiến, Bắc Bình vương nói: “Ngày trước, chúa Trịnh không dung,ngươi phải bỏ nước mà đi.[…]. Có nhẽ đó là ý trời muốn để dành người tài để ta dùng. […]”vv.
(3) Côn quận công là Trịnh Bồng, con chúa Trinh Giang. Theo Đại Việt Sử ký tục biên (ĐVSKTB, bản dịch của Ngô Thế Long – Nguyễn Kim Hùng, và Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, nxb KHXH, Hà Nội 1991), năm 1730, chúa Trịnh Giang (nối ngôi cha là chúa Trịnh Cương) lên cầm quyền, là người tàn ác, ham chơi, tiêu dùng xa xỉ, thuế má nhiều, sưu dịch nặng, lại “dâm loạn”, thông gian với vợ lẽ của bố là Kỳ viên phi họ Đặng ; Thái phi mẹ của Trịnh Giang (và của Trịnh Doanh) biết được, nên bắt ép Kỳ viên phi phải tự tử. Rồi một hôm, Giang bị sét đánh, gần chết, nên mắc bệnh sợ sấm, hễ nghe thấy tiếng sấm là mất cả hồn vía. Bọn hoạn quan mới bảo rằng vì dâm dục nên ác báo, phải đào hầm làm nhà dưới đất mà ở để tránh sấm sét. Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám ra ngoài nữa. Quyền hành thì vào tay hoạn quan Hoàng Công Phụ và đồng đảng. Dân tình đói khổ, giặc dã nổi lên khắp mọi nơi. Sau các quan ở phủ liêu, với sự đồng ý của Thái phi, mới truất Giang, và lập em Giang là Trịnh Doanh lên làm chúa (1740). Trịnh Giang có con trai là Trịnh Bồng. Vì Trịnh Doanh truyền ngôi cho con là Trịnh Sâm, nên Trịnh Bồng tuy thuộc dòng chính, nhưng không được làm chúa. Cái bà thái phi mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh cũng là một là một bà “ghê gớm” trong phủ chúa Trịnh đấy chứ, nhưng không ở đúng giai đoạn kể trong bài, mà ở giai đoạn trước đó một chút và có hậu quả sau đó một chút: vì sau này, khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần đầu, “phò Lê diệt Trịnh” rồi về Nam, vua Lê Chiêu Thống bơ vơ, thì Trịnh Bồng mới về làm chúa (Án Đô vương) được ít lâu. Năm 1786, vua Lê Chiêu Thống kèn cựa với Án Đô vương Trịnh Bồng; vua vời Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân từ Nghệ An ra giúp. Bồng thua bỏ trốn, sau không biết chết ở nơi nào.
(4) Trong cuốn Thượng Kinh Ký Sự (“Ký sự lên kinh”, bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn, nxb Hà Nội, 1977), Hải thượng Lãn ông (Lê Hữu Trác) kể rằng trong thời gian ông ta bị gọi lên kinh chữa bệnh cho Cán, lúc đầu, ông ta cho rằng còn có thể chữa được, nhưng không được nghe, vì bọn lang băm không chữa được bệnh mà dùng bậy nhiều thuốc làm bệnh nặng thêm. Ai đó (không phải tôi đâu!) gần đây có đem tích này ví với nền giáo dục ngày nay chưa cải cách được mà cứ đổ thêm ngân quĩ. Hải thượng Lãn ông cũng kể là khi ông ta thấy bệnh của Cán không chữa được nữa (lúc ấy Trịnh Sâm còn sống), ông ta có nói thật cho quận Huy biết; ông này nghe xong, nằm vật ra giường thở dài […]. Hải thượng Lãn ông cũng kể về người con trai cả của quận Huy với nhiều thiện cảm: tuy còn trẻ tuổi, mà học vấn uyên bác, y như một người đã từng trải nhân tình thế thái, mà tính tình khiêm tốn, không chút kiêu hợm, không như những kiểu công tử vương tôn, chỉ quen thói phồn hoa ăn chơi dông dài mà thôi.
4-11-07
Bùi Trọng Liễu
Đúng là “bút sa gà chết”, đã trót viết ra thì “đâm lao phải theo lao”. Sau khi đăng bài “Long mạch và văn hóa Việt Nam ở thời toàn cầu hóa”, tôi nhận được một số câu hỏi của một số bạn đọc. Tuy câu hỏi của những người đó gửi riêng cho tôi, nhưng đại loại nó cũng tương tự như nhau, nghiêm chỉnh và vui, vả lại chẳng có gì là “mật”, nên nghĩ rằng tôi có thể trả lời chung trên mạng. Tóm tắt những câu hỏi đó là như sau:
Khi anh (nghĩa là tôi, tác giả bài đã dẫn) nói long mạch di chuyển, như vậy có phải anh gián tiếp thừa nhận có long mạch không? Nếu vậy, nhờ anh mách giùm long mạch ai đó đang tin, nó chạy về đâu? Có công cụ hay phương pháp nào định vị và cố định nó vào một chỗ được không? Chẳng lẽ nó di chuyển đi đâu thì lại cứ phải di dời theo nó sao? Như thế mệt lắm! Anh viết một câu về doanh nhân, cho rằng họ là những người lo xây cất kiếm lời, làm giàu, họ đâu có ảnh hưởng được đến đại sự vì dân vì nước. Anh có ý chê bai họ không? Anh viết rằng triều Lê đóng đô nơi đó (khu hoàng thành) cũng đã bị suy. Anh có thể nói kỹ hơn là long mạch lúc đó nằm đâu?
Bây giờ tôi xin cố trả lời những câu hỏi hóc búa này.
Trước hết, tất nhiên là tôi không “tin” gì hết; như tôi đã viết, tôi cố tin thần thánh mà còn chẳng tin được thì sao mà tin được long mạch. Tuy nhiên, tôi “ghi nhận” lòng tin của người khác, đặc biệt là của “mấy” người có quyền thế. Và từ đó mà tôi luận. Rằng long mạch nó chạy về chỗ nào mà phù hợp với lòng dân. Nếu toàn dân không phát biểu được thì đã có những thức giả, nhà khoa học, chuyên gia, trí thức, vv. có tâm có tầm, nói lên. Đấy là một phương pháp, phần nào nó cũng xác định được là long mạch nó chạy về hướng nào. Định vị nó ở chỗ nào, ở khu đất nào ở Hà Nội ngoài khu hoàng thành, thì theo tôi không phải là vấn đề chính, thiếu gì khu! Còn chuyện mỗi lần nó di dời đi đâu, thì có phải di dời theo nó không, theo tôi không có vấn đề: ở thế kỉ 21 này, nó cũng như cái điện thoại di động hay cái máy tính sách tay, đi đâu sách nó theo cũng được mà! Hồi kháng chiến chống Pháp, nó di động trong ATK (An Toàn Khu, nơi đóng của Chính phủ kháng chiến) có ai hỏi nó cố định chỗ nào đâu, vì thế mà có chiến thắng Điện Biên, vv. Còn cái thời gian CCRĐ, thì nó đi nghỉ ở nước ngoài, nên vắng mặt.
Tôi không hề có ý chê bai “các” doanh nhân, trong đó không ít người làm ăn lương thiện; họ là những người góp phần làm ra của cải cho đất nước. Tôi chỉ viết rằng về “mấy” doanh nhân – tôi quên viết thêm: trong đề án xây cất nhà Quốc hội ở khu hoàng thành – tôi đoán rằng không vì chuyện lo kiếm lời của họ mà long mạch nó nằm ở đó. Như vậy tôi cũng không có lời chê họ.
Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi về triều Lê. Mà cũng chỉ xin nói tóm tắt thôi vì dài dòng lắm. Đúng là tôi đã sơ suất không nói kỹ Lê nào. Thời Lê Thái tổ, Thánh tông, thì chắc long mạch nó nằm ở khu hoàng thành. Còn sau đó, khi họ Trịnh, đặc biệt là Trịnh Tùng chiếm lại được Đông Đô (1592), thì long mạch nó nằm ở phủ Chúa (nếu tôi không nhầm thì nó nằm đâu ở cái khu Thư viện Trung ương ngày nay) chứ nó có còn ở trong hoàng thành nữa đâu. Vua Lê chỉ là cái bù nhìn, chúa Trịnh cho sống thì mới được sống, bắt chết thì phải chết như vua Lê Kính tông, phải tự thắt cổ (1619). Không ít vua Lê là cháu chúa Trịnh do mẹ họ Trịnh đẻ ra, có khi nuôi dạy ngay trong phủ Chúa. Vua Lê thuở đó bị đối xử xem ra cũng không được bằng mấy vua nhà Nguyễn sau này dưới thời Pháp thuộc. Ngay cả cái ông vua Lê Hiển Tông, đã nhịn nhục đủ điều khi bị chúa Trịnh Sâm bắt nạt, vậy mà cũng không cứu nổi con trai là thái tử Duy Vỹ bị chết (Duy Vỹ là bố của vua Lê Chiêu Thống). Câu chuyện như thế này, theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí (HLNTC, bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch, nxb Văn học, Hà Nội 1970): Chính phi (vợ cả) của chúa Trịnh Doanh (bố Trịnh Sâm, lúc ấy còn là thế tử – nhắc lại “thái tử” là con sẽ nối ngôi vua, còn “thế tử” là con sẽ nối ngôi chúa –) không có con trai, nhưng có người con gái là công chúa Tiên Dung (có lẽ phải gọi là “quận chúa” mới đúng?), được bố rất yêu chiều. Chính phi xin với chúa Trịnh Doanh gả cho thái tử Duy Vỹ, để sau này được làm hoàng hậu. Một hôm, thái tử và thế tử cùng vào thăm chúa Trịnh Doanh, chúa mời ăn cơm và để con rể và con trai cùng ngồi một mâm. Chính phi thấy vậy, liền nói rằng: “Sao chúa lại được cùng ăn với vua?”. Rồi bà ta bắt ngồi riêng mỗi người một mâm. Thế tử giận, nhưng không dám cãi. Lúc tan tiệc ra, thế tử mới bảo thái tử: “Hai chúng ta sẽ phải một sống, một chết. Vua ấy không nên đứng với chúa này”. Khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, đổ vu cho Duy Vỹ tội thông dâm với cung nữ của chúa Trịnh Doanh; thái tử Duy Vỹ trốn trong cung vua, nhưng cũng bị bắt, giam vào ngục, sau bị qui tội phản nghịch (1771), ghép vào tội thất cố chết (1). Như vậy là long mạch đâu có ở hoàng thành nữa.
Nhưng trước và sau câu chuyện kể trên, cũng lắm việc lôi thôi ở phủ Chúa thuở ấy rồi, có lẽ long mạch cũng lăm le di cư đi nơi khác rồi. Ở đây, tôi xin “múa rìu qua mắt thợ” một chút – hay đúng hơn “múa bút qua mắt mấy sử gia”: Mới rồi, ngày 25/10/2007, Vietnamnet có đăng bài Hai người đàn bà "ghê gớm" chốn thâm cung (nếu ai không mở xem trực tiếp được bài này, thì mở xem trong trang http://www.viet-studies.info). Tác giả Nhi Anh của bài, kể là đã căn cứ những tư liệu của Nguyễn phả Linh Đường. Trong bài có nói tới đôi ang đựng nước thờ trong đền làng Phù Đổng do bà chúa Chè Đặng Thị Huệ, ái phi của chúa Trịnh Sâm,cung tiến, và kể chuyện hai bà "ghê gớm" trong phủ chúa là bà Nguyễn Thị Hoa Dung, thuộc dòng họ Nguyễn ở Linh Đường trong cuốn gia phả nói trên, mẹ chúa Trịnh Sâm, và bà Đặng Thị Huệ. Tìm được sử liệu mới, thì là việc quí. Tuy nhiên tôi không phải là sử gia, lại không được đọc cuốn phả nói trên, nên không dám đánh giá. Tôi chỉ xin nói là một số điều kể trong bài không hoàn toàn “khớp” với những gì viết trong HLNTC. Vì vậy tôi xin nhân cái long mạch mà kể những chuyện lê la một chút, nó liên quan đến tất cả 7 bà (2 bà vừa nói, và 1 bà “ghê gớm” nữa, cộng thêm với 4 bà “phụ”) trong cái đoạn sử này.
Tất nhiên, Đặng Thị Huệ nhân vật chính. Bà ta được chúa Trịnh Sâm để ý đến là vì một hôm, “tiệp dư” Trần Thị Vịnh sai bà ta (lúc ấy là nữ tỳ của mình) bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Chúa nom thấy, rất bằng lòng, trở nên mê mẩn, nên…. Sách không nói bà Trần Thị Vịnh là “tiệp dư” của ai, nhưng thường thì các cung nữ của các triều vua chúa trước, không can dự gì đến các vua chúa sau, cho nên có lẽ bà ta là tiệp dư của chính chúa Trịnh Sâm chứ không phải của chúa Trịnh Doanh. Dù sao bà ta cũng chỉ xuất hiện một lần này thôi trong đoạn sử (dù là sự tình cờ này của bà ta gây nên sóng gió), nên tôi coi bà ta là “phụ”. Trong đoạn tôi đã kể trên, chính phi của chúa Trịnh Doanh không phải là mẹ đẻ ra Trịnh Sâm, HLNTC viết là bà không có con trai chỉ đẻ ra ra con gái là công chúa Tiên Dung gả cho thái tử Duy Vỹ. Bà vì cái câu lỡ miệng về việc mâm cơm, mà “góp phần” làm chết con rể; nhưng sau đó không thấy nói gì đến bà nữa, nên tôi cũng coi bà là “phụ”. Một bà ái phi khác của chúa Trịnh Doanh là chị ruột của bà Dương Ngọc Hoan (cái bà mẹ của chúa Trịnh Tông – còn gọi là Trịnh Khải – sau này, mà tôi đã kể trong bài “Long mạch và văn hóa Việt Nam ở thời toàn cầu hóa”, mơ được ông thần cho tấm đoạn đầu rồng ấy mà). Bà ái phi này cũng không phải là mẹ của Trịnh Sâm, cho nên mới tiến cử em gái là Ngọc Hoan làm cung nữ cho Trịnh Sâm (nếu không thì là quá loạn luân, nhà Trịnh không đến nỗi như nhà Trần!). Bà chỉ vô tình muốn giúp em gái mà thành ra việc lòi ra cái ông Trịnh Tông; cho nên tôi cũng xếp bà là “phụ”. Một bà “phụ” thứ tư nữa đáng thương hơn cả, là công chúa Ngọc Lan, con gái yêu của chúa Trịnh Sâm. Vẫn theo HLNTC, vì Đặng Thị Huệ ép chúa Trịnh Sâm gả cho em trai mình là Đặng Mậu Lân; chúa nể nên đành nhận, tuy biết tay Đặng Mậu Lân này là hung bạo, ỷ vào thế của chị để làm những việc càn rỡ; chúa cũng đành làm lơ (té ra ngày xưa con cái nhà quyền thế cũng đã vậy rồi!). Tuy nhiên, trót gả rồi, nhưng lại thương tiếc rằng con gái mình mảnh khảnh, không chịu nổi một tên đàn ông cường bạo như vậy, nên mới sai quan a bảo, nhiều thị nữ và viên nội sai Sử Trung hầu đi theo giám chế, không cho Lân xâm phạm tới công chúa. (Chao ôi, đã trao mỡ cho mèo, mà lại cấm nó liếm! Kỳ lạ thật). Như vậy, Lân tuy lấy được công chúa Ngọc Lan, nhưng mỗi lần tính mò vào với công chúa thì lại bị Sử Trung hầu ngăn cản. Y nổi giận, bảo Sử Trung hầu rằng: “Chúa bảo con gái chúa là tiên dưới trần, nhưng ta coi ra, thật không bằng con bé xách giày nhà ta, có quý hóa gì? Đây ta không phải ham gì nhan sắc của nó; nhưng tốn kém bao nhiêu tiền của mới lấy được một con vợ, nếu không ra hồn thì cũng phải vần một trận cho nẫu nhừ ra như bùn, để đền đáp lại sự phí tổn, rồi bấy giờ sẽ tống cổ nó đi. […]”. Sử Trung hầu cưỡng lại, bị Lân chém chết. Việc lộ ra, chúa sai quân đến bắt Lân, triều thần đều nói đáng xử tội chết bêu đầu, nhưng Đặng Thị Huệ khóc lóc xin chết thay em; chúa bắt đắc dĩ phải giảm tội chết thành tội đày đi xa.
Trở lại chuyện tranh quyền bính. Huy quận công Hoàng Tố Lý (trước tên là Hoàng Đăng Bảo), gọi tắt là quận Huy, con rể chúa Trịnh Doanh, trấn thủ Nghệ An, rất được lòng dân địa hạt. Chúa Trịnh Sâm nghi ngờ, sợ ông ta làm phản, thường bí mật bàn cách giết. Quận Huy, lòng không yên, mới xin thôi chức trấn thủ để về triều, và được chấp thuận. Quận Huy tính rằng Đặng Thị Huệ tuy được chúa yêu, nhưng Cán còn nhỏ, hùa theo cánh này thì không phải là kế lâu dài. Nên mới đút lót cho kẻ chân tay của thế tử Tông, lại đem trăm lạng vàng và mười tấm đoạn làm lễ yết kiến, xin vào ra mắt thế tử. Nhưng thế tử không nhận, lại còn đe sau này lên ngôi sẽ tịch thu gia sản nhà quận Huy, cần gì đồ lễ bây giờ. Quận Huy như “chuột chạy cùng sào”, đành quyết ý hùa theo Đặng Thị Huệ. Trở lại chuyện Tông, từ ngày có Cán, thì rất lo mình sau này không được làm chúa, nên cùng bọn gia thần bàn mưu kế. Gặp lúc chúa Trịnh Sâm bị bệnh nặng, Tông mới lo sắm khi giới, liên kết với 2 viên trấn thủ bên ngoài, phòng việc đảo chính, nếu Sâm chết. Nhưng rồi Sâm khỏi bệnh, và có kẻ tố giác, Sâm mới sai tra xét, một số quan lại bị tội chết (2). Còn Tông thì vì “tình nghĩa cha con”, chỉ bị “truất xuống làm con út, trọn đời giữ đạo làm tôi”. (Đó là vào năm 1780). Vẫn theo HLNTC, khi Tông đã bị giáng, nhiều người khuyên chúa nên lập Cán làm thế tử. Lúc ấy Nguyễn thái phi mẹ chúa Trịnh Sâm mới khuyên chúa rằng: Tông đã lớn lại khỏe mạnh, còn Cán nhỏ lại hay đau yếu, nên nghĩ đến tôn miễu xã tắc, tạm dành ngôi đông cung thế tử lại đó, may ra Tông biết hối lỗi thì hay, bằng không thì đợi lúc Cán khôn lớn hãy lập cũng chưa muộn. Sâm trả lời sẵng rằng: “Nếu đã coi tôn xã làm trọng, thì dẫu con đẻ ra cũng không được tư túi. Nếu cuối cùng bệnh Cán không khỏi thì thà lập Côn quận công (3), trả lại ngôi chúa cho dòng chính cho nhà bác, chứ không thể giao cho thằng con bất hiếu (Tông) để làm hỏng cơ nghiệp tổ tiên”. Nguyễn thái phi không dám nói gì nữa. Ít lâu sau, Sâm ốm nặng, bệnh nguy kịch, chỉ có Đặng Thị Huệ và quận Huy bên cạnh; họ khuyên chúa làm tờ cố mệnh truyền ngôi cho Cán làm chúa, phong Đặng Thị Huệ làm Tuyên Phi, và ủy cho quận Huy làm phụ chính. Quận Huy cũng khôn, xin cho 6 đại thần khác cũng nhận cố mệnh với mình. Nguyễn thái phi mẹ Sâm vào, khóc hỏi thăm, ngập ngừng có ý muốn đặt lại vấn đề ngôi chúa, nhưng có Đặng Thị Huệ ở đó nên không nói được, dùng dằng không muốn ra. Sâm phải đuổi khéo, mà nói: “Mẹ quá thương con, không nỡ dứt tình mà đi. Con trông thấy mẹ cũng đau lòng không thể nhắm mắt. Vậy cúi xin mẹ hãy ngự giá về cung”. Nguyễn thái phi đành trở ra. Khi tờ cố mệnh thảo xong, quận Huy dâng trình, chỉ còn thiếu đề tên vào những chỗ để trống, thì Sâm không còn viết được nữa, chỉ lấy tay xua đi. Quận Huy thưa với chúa, xin cho quận Khanh (chú của Sâm) viết thay. Chúa không nói được nữa, chỉ gật đầu. Rồi mất (1782).
Cán lên ngôi chúa (Điện Đô vương), còn nhỏ mà bệnh tật, Quận Huy uy quyền lớn quá, ở phố phường mới đồn đại linh tinh, có câu ca dao: “Trăm quan có mắt như mờ. Để cho Huy quận vào rờ Chính cung”, Chính cung đây là chỉ Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Đây cũng là lời đồn, không có bằng chứng lịch sử. Khi Cán lên ngôi rồi, Đặng Thị Huệ vẫn muốn ngầm hại Tông, nhưng vì Thùy Trung hầu, một trong 7 viên cố mệnh đại thần, khôn khéo che chở nên Tông chưa bị hại, chỉ bị giam ở nhà Tả-xuyên, quân lính canh giữ rất ngặt, tính mệnh như treo sợi tóc. Lúc ấy bà Dương Ngọc Hoan mẹ Tông (bà “ghê gớm” thứ ba), mới nhờ chị là Dương phu nhân(người ái phi cũ của chúa Trịnh Doanh) lại kêu van với quận Huy; quận Huy nể – một sai lầm lớn khi làm chính trị, “bất độc bất anh hùng” như có người nói! – mới bí mật sai quân canh lỏng lẻo bớt trong việc canh giữ, từ đó các gia thần và người thân mới được ra vào gặp gỡ, không ai xét hỏi. Do đó Trịnh Tông và bà Dương Ngọc Hoan cùng đồng đảng mới mưu mô đem tiền bạc mua chuộc xúi giục quân lính nổi loạn. Việc đã sắp đặt xong, nhưng có người muốn có “chỉ” của “thánh mẫu thái tôn” – mẹ của Trịnh Sâm, trước là thái phi vì là mẹ chúa, nay có chúa mới, mẹ chúa mới là thái phi, thì bà nội của chúa mới được tôn gọi là “thánh mẫu thái tôn”, (theo HLNTC) – bà này mới sai người khuyên quận Huy để Tông tạm làm chúa cho yên lòng người, xin Tuyên phi (Đặng Thị Huệ) nhận Tông là con nuôi, quận Huy phụ chính, đợi khi Cán trưởng thành thì Tông sẽ trao trả quyền chính và lui về giữ đạo làm tôi. Quận Huy tất nhiên không đồng ý, dùng lý lẽ ngược lại mà trả lời rằng: tiên vương (Sâm) đã có di chúc, tiên chúa chỉ có hai con, vậy thì khi nào tân chúa không gánh vác nổi công việc, thì sẽ đến lượt vương tử Tông đàng hoàng thay thế, cần gì phải vội vã. Như vậy là thái độ mọi người đều rõ rệt. Có điều lạ là quân lính đã lăm le nổi loạn, lại đã có bài hịch “Ba quân phò chinh” dán khắp ở phố, vậy mà quận Huy vẫn chủ quan, không lo phòng bị, để đến nỗi khi họ hành sự, bị giết. Quân lính phò Tông lên ngôi chúa, tức là Đoan Nam vương. Lúc ấy Đặng Thị Huệ khiếp sợ, phải thay đổi quần áo nấp ở hậu cung, các gia thần và cận vệ của Cán đều bỏ trốn, chỉ có a bảo là quận Diễm bế lánh đi một nơi khác, cả ngày không được một miếng ăn, khóc nheo nhéo. Đến đêm, thánh mẫu mới sai người đi tìm được Đặng Thị Huệ và Cán đưa về cung cho thay quần áo và ăn uống. Bà ta là bà nội của Tông và của Cán, chẳng có lý do gì lại hại cháu mình (sao có người lại viết là “không trả thù”?). Tông đối với em cũng tử tế, treo giải thưởng, hẹn ai chữa khỏi bệnh cho Cán thì thưởng cho trăm lạng vàng và phong tước hầu; nhưng bệnh Cán không chữa được, ít lâu thì chết. Lúc kiêu binh giết quận Huy, lật Trịnh Cán rồi, thì bà thánh mẫu mới phê vào tờ cố mệnh rằng “không phải là bút rồng của tiên vương (Trịnh Sâm), không đủ làm bằng chứng”, do đó mà những người liên quan đến tờ cố mệnh đều bị tội, và ngôi Tuyên phi của Đặng Thị Huệ bị truất.
Tông lên ngôi chúa thì bà Dương Ngọc Hoan trở thành Dương thái phi. Bà “ghê gớm” thứ ba này cũng lắm mưu mô: đã “mơ” ông thần cho tấm đoạn vẽ đầu rồng, rồi lại nhờ chị van xin quận Huy cho con mình sống, lại đút lót tiền bạc cho quân lính nổi loạn. Khi Trịnh Tông lên làm chúa rồi, thì bà ta và em trai là Khuông giật dây trong phủ chúa. Sau này, khi kiêu binh tiếp tục làm loạn, tính lật chúa Trịnh Tông để phò vua Lê, thì bà lại biết đút lót, đồng thời ra khóc lóc kêu van, để cứu vãn được tình thế. Vẫn theo HLNTC, khi con lên làm chúa rồi thì bà ta trả thù, sai người bắt Đặng Thị Huệ đến trước mặt mình, kể tội, bắt bà này phải lạy tạ. Bà này không chịu lạy, Dương thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên nắm tóc rập đầu xuống đất, nhưng bà Huệ nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa nhời. Dương thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam ở vườn sau, hành hạ đủ đường. Năm sau trong nhà tẩm miếu ở lăng Thịnh Phúc, “tự dưng” đồ thờ bằng gỗ bằng vàng hễ động tay vào là nát như bùn (!). Dương thái phi cho đòi cô đồng vào hỏi. Cô đồng, nhập đồng, phán: chúa (Tông) bất hiếu, Đặng thị (Huệ) là người tiên vương (Sâm) yêu, mà nay bị hành hạ đủ đường, nên vong linh của tiên vương không yên, nếu không hối lỗi, tai biến sẽ còn nhiều nữa. Mẹ con chúa sợ hãi, sai quan tế lễ tạ tội, rồi cho bà Huệ được trở lại làm cung tần nội thị, vào thờ phụng ở tẩm miếu. Bà ta ngày đêm khóc lóc. Đến ngày giỗ “đại tường”, bà ta uống thuốc độc tự tử. (Như vậy xem ra, bà này cũng can trường, không phải là con người quê mùa thô lỗ gì đâu). Còn gia đình quận Huy, thì sau khi ông ta bị giết, vợ là vốn là công chúa con gái chúa Trịnh Doanh, nghĩa là chị em của chúa Trịnh Sâm, bị Dương thái phi trả thù, bắt giam vào hậu cung, hành hạ. Hai người con trai chạy sang vùng Kinh Bắc dấy binh, bị thua, đóng cũi giải về kinh. Các quan bàn nên kết vào tội chết, chúa Trịnh Tông nghĩ tình anh em cô cậu tha tội chết. Nhưng Dương thái phi ngầm sai người đến bắt uống thuốc độc. Có người báo với chúa, ông ta sai trung sứ đến ngăn lại, nhưng đến nơi thì người con cả (4) đã bị trúng độc chết rồi, còn người con thứ thì bị giam trong ngục. Sau đó không thấy nói đến số phận. So Dương thái phi với Đặng Tuyên phi, thì cũng “kẻ kia tám lạng, người này nửa cân”, (tất nhiên, cân đây là cân ta, bằng 16 lạng), khác nhau có lẽ là ở cái “nhan” và thời gian cầm quyền (?). “Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!”.
Khi Án Đô vương Trịnh Bồng thua Nguyễn Hữu Chỉnh, bỏ trốn, vua Lê Chiêu Thống sợ hậu hoạn, sai người đốt phủ chúa. Theo Đại Việt Sử ký tục biên và HLNTC, khói lửa bốc ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt. Hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng đều cháy hết. “Xa gần nghe tin đó, ai cũng trách vua làm quá đáng”. Chắc là họ oán vua không biết giữ gìn di tích. Đó là vào ngày mồng tám tháng chạp năm Bính Ngọ (1786). Long mạch có lẽ lại dời đi nơi khác!
Chú thích:
(1) Sau này, khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần đầu, “phò Lê diệt Trịnh”, chúa Đoan Nam vương Trịnh Tông đi trốn, bị Nguyễn Trang lừa bắt giải nộp cho quân Tây Sơn, nửa đường tự tử chết. Lê Chiêu Thống lúc ấy còn đang là hoàng tự tôn, chưa nối ngôi vua, có lời cảm ơn Nguyễn Huệ rằng: “Tôi có thù cha chưa trả, nay ông trả thù thay cho tôi, đời tôi không còn mong gì hơn thế. Nếu thân này có phải chết ở quý quốc, tôi cũng không hề phàn nàn. Huống chi ông lại còn phò dựng họ Lê, khiến cho được thờ phụng tôn xã lâu dài, công đức ấy thật không nói sao cho xiết”. Lời nói dễ bay. 1786, thời Lê Chiêu Thống, bắt được Trang, vua sai chém Nguyễn Trang ở trước mả Trịnh Tông, cắt đầu làm lễ tế. Chả hiểu được ân oán là thế nào.
(2) Theo Việt sử Thông giám Cương mục (bản dịch của Tổ biên dịch của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, nxb Văn Sử Địa, Hà Nội 1957), Ngô Thì Nhậm cũng ít nhiều liên quan đến việc tố giác, (tuy HLNTC có bào chữa ) nên được thăng chức thị lang bộ Hộ, cha là Ngô Thì Sĩ can không được nên uống thuốc độc tự tử; thời đó một phần dư luận có câu chê: “Sát tứ phụ nhi thị lang”, nghĩa là giết 4 cha để mà làm thị lang, 4 cha đây là: Sĩ là thân phụ, Tông là quân phụ, hai người nữa là phụ chấp (bạn của cha). Cũng vì thế và sau này, khi Tông được kiêu binh giúp lên ngôi Chúa, Nhậm phải lẩn tránh. (Cái giai đoạn vừa kể là giai đoạn thắng thế của Đặng Thị Huệ, và liền đó mới ép chúa Trịnh Sâm gả con gái cho Đặng Mậu Lân em trai mình như vừa kể trong bài). Khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai (giết Võ Văn Nhậm), Ngô Thì Nhậm nhờ Trần Văn Kỷ đưa tới yết kiến, Bắc Bình vương nói: “Ngày trước, chúa Trịnh không dung,ngươi phải bỏ nước mà đi.[…]. Có nhẽ đó là ý trời muốn để dành người tài để ta dùng. […]”vv.
(3) Côn quận công là Trịnh Bồng, con chúa Trinh Giang. Theo Đại Việt Sử ký tục biên (ĐVSKTB, bản dịch của Ngô Thế Long – Nguyễn Kim Hùng, và Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, nxb KHXH, Hà Nội 1991), năm 1730, chúa Trịnh Giang (nối ngôi cha là chúa Trịnh Cương) lên cầm quyền, là người tàn ác, ham chơi, tiêu dùng xa xỉ, thuế má nhiều, sưu dịch nặng, lại “dâm loạn”, thông gian với vợ lẽ của bố là Kỳ viên phi họ Đặng ; Thái phi mẹ của Trịnh Giang (và của Trịnh Doanh) biết được, nên bắt ép Kỳ viên phi phải tự tử. Rồi một hôm, Giang bị sét đánh, gần chết, nên mắc bệnh sợ sấm, hễ nghe thấy tiếng sấm là mất cả hồn vía. Bọn hoạn quan mới bảo rằng vì dâm dục nên ác báo, phải đào hầm làm nhà dưới đất mà ở để tránh sấm sét. Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám ra ngoài nữa. Quyền hành thì vào tay hoạn quan Hoàng Công Phụ và đồng đảng. Dân tình đói khổ, giặc dã nổi lên khắp mọi nơi. Sau các quan ở phủ liêu, với sự đồng ý của Thái phi, mới truất Giang, và lập em Giang là Trịnh Doanh lên làm chúa (1740). Trịnh Giang có con trai là Trịnh Bồng. Vì Trịnh Doanh truyền ngôi cho con là Trịnh Sâm, nên Trịnh Bồng tuy thuộc dòng chính, nhưng không được làm chúa. Cái bà thái phi mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh cũng là một là một bà “ghê gớm” trong phủ chúa Trịnh đấy chứ, nhưng không ở đúng giai đoạn kể trong bài, mà ở giai đoạn trước đó một chút và có hậu quả sau đó một chút: vì sau này, khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần đầu, “phò Lê diệt Trịnh” rồi về Nam, vua Lê Chiêu Thống bơ vơ, thì Trịnh Bồng mới về làm chúa (Án Đô vương) được ít lâu. Năm 1786, vua Lê Chiêu Thống kèn cựa với Án Đô vương Trịnh Bồng; vua vời Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân từ Nghệ An ra giúp. Bồng thua bỏ trốn, sau không biết chết ở nơi nào.
(4) Trong cuốn Thượng Kinh Ký Sự (“Ký sự lên kinh”, bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn, nxb Hà Nội, 1977), Hải thượng Lãn ông (Lê Hữu Trác) kể rằng trong thời gian ông ta bị gọi lên kinh chữa bệnh cho Cán, lúc đầu, ông ta cho rằng còn có thể chữa được, nhưng không được nghe, vì bọn lang băm không chữa được bệnh mà dùng bậy nhiều thuốc làm bệnh nặng thêm. Ai đó (không phải tôi đâu!) gần đây có đem tích này ví với nền giáo dục ngày nay chưa cải cách được mà cứ đổ thêm ngân quĩ. Hải thượng Lãn ông cũng kể là khi ông ta thấy bệnh của Cán không chữa được nữa (lúc ấy Trịnh Sâm còn sống), ông ta có nói thật cho quận Huy biết; ông này nghe xong, nằm vật ra giường thở dài […]. Hải thượng Lãn ông cũng kể về người con trai cả của quận Huy với nhiều thiện cảm: tuy còn trẻ tuổi, mà học vấn uyên bác, y như một người đã từng trải nhân tình thế thái, mà tính tình khiêm tốn, không chút kiêu hợm, không như những kiểu công tử vương tôn, chỉ quen thói phồn hoa ăn chơi dông dài mà thôi.
4-11-07
Long mạch và văn hóa Việt Nam ở thời toàn cầu hóa Bùi Trọng Liễu
Long mạch và văn hóa Việt Nam
ở thời toàn cầu hóa
Bùi Trọng Liễu
Theo một cuốn từ điển,“long mạch” là “mảnh đất tốt, quyết định vận mệnh con người, theo thuyết phong thủy”. Tôi là kẻ không may, vì không có được lòng tin, cả đời đã cố tin mà không được, chẳng tin thần thánh thì làm sao mà tin được thuyết phong thủy. Tôi chỉ biết đơn giản tôn trọng nhân cách, dù không lý giải được tại sao tự mình lại “phải” buộc mình tôn trọng nhân cách. Cho nên sống đã khó, mà chết cũng sẽ khó. Vì thế mà tôi hoang mang, nên muốn luận bàn chút ít, may ra tìm được trả lời cho vài câu hỏi.
Nghe đâu như thưở xưa, người ta tìm nơi có long mạch để táng cha mẹ, hay chính mình, để mong con cháu được “phát”. Nếu tham vọng cao hơn, người ta cũng tìm long mạch để xây cất, mong nghiệp đế vương được lâu dài.
Nhưng trong lịch sử, thiếu gì chuyện sinh “con thánh” mà chẳng cần long mạch. Chuyện ta cũng có, chuyện nước ngoài cũng có. Này nhé:
- Tục truyền rằng Lý Công Uẩn (sau lên ngôi vua tức là vua Lý Thái tổ) không có cha, bà mẹ đi chơi chùa Tiêu Sơn, nằm mộng thấy mình ngủ với thần rồi về có thai, mà đẻ ra ông (theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim; còn Đại Việt sử ký thì không viết là “nằm mộng” mà chỉ viết là cùng với “người thần” giao cấu rồi có chửa; tôi không biết là nên nhấn mạnh đến chữ “thần” hay đến chữ “người”). Dù sao, vậy cũng là “không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian thường tình”, quả là con đẻ ra là chân mệnh đế vương. Chính vị Lý Thái tổ này chọn đất Thăng Long để đóng đô.
- Theo Hoàng Lê nhất thống chí, mẹ chúa Trịnh Khải là Ngọc Hoan, được tuyển vào làm cung nữ của chúa Trịnh Sâm (vì chị bà trước là cung nữ được yêu của chúa Trịnh Doanh, bố Trịnh Sâm). Nhưng được tuyển vào cung, mà không được chúa Trịnh Sâm ngó tới, nên ngày đêm nàng vẫn cô quạnh. Bỗng một đêm, nàng “mơ” thấy một vị thần đem cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng “không hiểu” đó là điềm gì, mới đem chuyện này hỏi viên hoạn quan Khê Trung hầu. Viên này biết là điềm sinh con “thánh”. Đêm sau, nhân dịp chúa sai gọi cung tần Ngọc Khoan vào “hầu”, Khê Trung hầu cố ý giả nghe lầm tên, đưa Ngọc Hoan vào. Chúa không thích, nhưng đã trót gọi đến, không nỡ đuổi ra. Nàng chỉ trải qua “một trận mưa móc”, liền có thai ngay. Sau đó, sinh ra Trịnh Khải. Chúa Trịnh Sâm nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng chỉ là rồng vẽ không phải rồng thật, mà lại chỉ có đầu không có đuôi, chưa hẳn đã là điềm tốt cả. Như vậy là cái ông thần trong mộng này cũng oái ăm: nhờ ông mà bà Ngọc Hoan, với sự đồng lõa của Khê Trung hầu, mới được hưởng “một trận mưa móc”, để sau đó lòi ra được cái ông chúa Đoan Nam vương Trịnh Khải; nhưng ông thần chỉ cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng, có thể vì vậy mà làm cho chúa Trịnh Sâm không ưa con cả, mà yêu con thứ Trịnh Cán do bà chúa Chè Đặng Thị Huệ đẻ ra, để cho cơ nghiệp chúa Trịnh đến nỗi: “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ; truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”…
- Hoặc như chuyện Tần Thủy hoàng bên Tàu. Cuối thời Chiến quốc (từ 479 trước Công nguyên đến 220 trước Công nguyên), Lã Bất Vi là nhà buôn lớn nước Triệu, lập kế đem vợ lẽ của mình là Triệu Cơ, đã có mang với mình nhưng giữ kín, dâng cho Tử Sở (con trai thái tử nước Tần) đang bị làm “con tin” ở nước Triệu. Đúng là “quí nhân” nên mười mấy tháng mới sinh ra, vì vậy Tử Sở không nghi ngờ, cứ tin là con mình, đặt tên là Chính; lúc sinh ra đã có răng(!), mắt có hai tròng. Rồi Lã Bất Vi bày mưu lập kế, đưa được Tử Sở về nước Tần. Khi vua Tần chết, thái tử lên làm vua, cũng vì Lã Bất Vi mà Tử Sở được làm thái tử rồi làm vua, tức là vua Trang Tương vương. Tương truyền, Trang Tương vương làm vua được ba năm, bị bệnh ; Lã Bất Vi dâng thuốc, vua chết. Thái tử Chính lên làm vua, tức Tần Thủy hoàng sau này. Những chuyện này có kể trong Sử ký của Tư Mã Thiên và sách Đông Chu Liệt Quốc. Ai muốn tin thì cứ tin.
- Xa hơn là chuyện nữ hoàng Hatchepsout, vua bà nổi tiếng nhất trong 5 vua bà của lịch sử Ai-cập, trị vì hơn 20 năm vào khoảng 1500 năm trước Công nguyên (triều đại thứ 18 thuộc Đế chế Tân đại). Huyền thoại về bà này cũng ly kỳ, được kể qua những di tích trong đền của vua Aménophis III ở Louqsor: Amon-Rê, thần chúa tể của các thần và là “thượng đế” của các vua Ai-cập, quyến rũ hoàng hậu Ahmès, vợ vua Thoutmosis I. Một đêm, thần biến dạng thành hình dáng vua, vào phòng hoàng hậu Ahmès và mê mẩn vì sắc đẹp của bà trong giấc ngủ, lách vào trong chăn của bà. Bà tỉnh giấc, được thần tiết lộ cho biết mình là ai. Trải qua một cuộc mây mưa, thần báo cho biết là bà sẽ đẻ ra con thánh, và đặt tên sẵn cho đứa bé gái tương lai là Hatchepsout, và cho bà biết sau này đứa con gái này sẽ làm vua Ai-cập. Khi vua Thoutmosis I chết, theo tập tục trong hoàng gia, Hatchepsout lấy anh trai cùng cha khác mẹ là Thoutmosis II, một vua kém, nên bà tự nắm quyền và lên ngôi vua (pharaon) ở Karnak (chính bà làm vua, cũng mang râu giả, ăn mặc quần áo như vua “đực”, chứ bà không đóng vai hoàng hậu chấp chính)… Người xưa tuyên truyền giỏi thật: rõ ràng là mẹ bà này chính chuyên ngủ với chồng là vua, mà lại đẻ ra được con thần!
Gần đây, tôi đọc báo trong nước, thấy kể có nhiều “đại gia” giàu có – không biết họ làm cách nào mà giàu chóng vậy ? – chọn đất tốt để xây mồ xây mả hoành tráng; chắc là muốn được “phát” để con cháu lâu dài kế tiếp trọng trách phục vụ nhân dân. Nhưng đấy là chuyện cá nhân.
Câu tôi muốn hỏi là câu chuyện lớn hơn : đó là việc di tích khu vực hoàng thành và xây nhà Quốc hội. Tôi đọc báo thấy bao nhiêu loại người phát biểu ý kiến, can việc xây nhà Quốc hội ở khu này. Nào là bảo vệ di tích lịch sử từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn chưa khai quật hết. Nào là bảo vệ những di tích gần đây hơn, nhà Quốc hội hiện tại, nơi đã có những quyết định lớn, tổng hành dinh của quân đội, trong suốt thời gian chống Mỹ, đưa đến ngày Toàn thắng mùa Xuân thống nhất đất nước, vv. Gần đây lại thấy mấy kiến trúc sư phát biểu ý kiến rằng nước Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu , cần có một khu vực trung tâm chính trị, hành chính bề thế tương xứng, mà khu hoàng thành này thì quá hẹp, nên xây nhà Quốc hội mới ở một khu khác rộng hơn, vv. Nhưng tất cả những lý do chính đáng đó đưa ra, cũng chẳng lay chuyển nổi quyết định của những nhà đại điện nhân dân. Chắc không phải lỗi tại mấy doanh nhân, họ là những người lo xây cất kiếm lời, làm giàu, họ đâu có ảnh hưởng được đến đại sự vì dân vì nước! Vì vậy nên tôi thủ thỉ hỏi thăm, thì có người mách rằng: chắc tại “long mạch”. Không lẽ vậy ? Đã là “long” mà lại là “mạch” thì đâu có bất di bất dịch. Ngay cả các lục địa cũng còn “trôi dạt” nữa cơ mà! Vả lại nếu tin có “Trời” thì triều Lê đóng đô nơi đó cũng đã bị suy. Long mạch chắc đã dời đi nơi khác.
Vả lại thịnh hay suy là ở sự được lòng dân hay không, không lẽ ở cái “long mạch”?
Bùi Trọng Liễu
23-10-07
ở thời toàn cầu hóa
Bùi Trọng Liễu
Theo một cuốn từ điển,“long mạch” là “mảnh đất tốt, quyết định vận mệnh con người, theo thuyết phong thủy”. Tôi là kẻ không may, vì không có được lòng tin, cả đời đã cố tin mà không được, chẳng tin thần thánh thì làm sao mà tin được thuyết phong thủy. Tôi chỉ biết đơn giản tôn trọng nhân cách, dù không lý giải được tại sao tự mình lại “phải” buộc mình tôn trọng nhân cách. Cho nên sống đã khó, mà chết cũng sẽ khó. Vì thế mà tôi hoang mang, nên muốn luận bàn chút ít, may ra tìm được trả lời cho vài câu hỏi.
Nghe đâu như thưở xưa, người ta tìm nơi có long mạch để táng cha mẹ, hay chính mình, để mong con cháu được “phát”. Nếu tham vọng cao hơn, người ta cũng tìm long mạch để xây cất, mong nghiệp đế vương được lâu dài.
Nhưng trong lịch sử, thiếu gì chuyện sinh “con thánh” mà chẳng cần long mạch. Chuyện ta cũng có, chuyện nước ngoài cũng có. Này nhé:
- Tục truyền rằng Lý Công Uẩn (sau lên ngôi vua tức là vua Lý Thái tổ) không có cha, bà mẹ đi chơi chùa Tiêu Sơn, nằm mộng thấy mình ngủ với thần rồi về có thai, mà đẻ ra ông (theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim; còn Đại Việt sử ký thì không viết là “nằm mộng” mà chỉ viết là cùng với “người thần” giao cấu rồi có chửa; tôi không biết là nên nhấn mạnh đến chữ “thần” hay đến chữ “người”). Dù sao, vậy cũng là “không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian thường tình”, quả là con đẻ ra là chân mệnh đế vương. Chính vị Lý Thái tổ này chọn đất Thăng Long để đóng đô.
- Theo Hoàng Lê nhất thống chí, mẹ chúa Trịnh Khải là Ngọc Hoan, được tuyển vào làm cung nữ của chúa Trịnh Sâm (vì chị bà trước là cung nữ được yêu của chúa Trịnh Doanh, bố Trịnh Sâm). Nhưng được tuyển vào cung, mà không được chúa Trịnh Sâm ngó tới, nên ngày đêm nàng vẫn cô quạnh. Bỗng một đêm, nàng “mơ” thấy một vị thần đem cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng “không hiểu” đó là điềm gì, mới đem chuyện này hỏi viên hoạn quan Khê Trung hầu. Viên này biết là điềm sinh con “thánh”. Đêm sau, nhân dịp chúa sai gọi cung tần Ngọc Khoan vào “hầu”, Khê Trung hầu cố ý giả nghe lầm tên, đưa Ngọc Hoan vào. Chúa không thích, nhưng đã trót gọi đến, không nỡ đuổi ra. Nàng chỉ trải qua “một trận mưa móc”, liền có thai ngay. Sau đó, sinh ra Trịnh Khải. Chúa Trịnh Sâm nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng chỉ là rồng vẽ không phải rồng thật, mà lại chỉ có đầu không có đuôi, chưa hẳn đã là điềm tốt cả. Như vậy là cái ông thần trong mộng này cũng oái ăm: nhờ ông mà bà Ngọc Hoan, với sự đồng lõa của Khê Trung hầu, mới được hưởng “một trận mưa móc”, để sau đó lòi ra được cái ông chúa Đoan Nam vương Trịnh Khải; nhưng ông thần chỉ cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng, có thể vì vậy mà làm cho chúa Trịnh Sâm không ưa con cả, mà yêu con thứ Trịnh Cán do bà chúa Chè Đặng Thị Huệ đẻ ra, để cho cơ nghiệp chúa Trịnh đến nỗi: “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ; truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”…
- Hoặc như chuyện Tần Thủy hoàng bên Tàu. Cuối thời Chiến quốc (từ 479 trước Công nguyên đến 220 trước Công nguyên), Lã Bất Vi là nhà buôn lớn nước Triệu, lập kế đem vợ lẽ của mình là Triệu Cơ, đã có mang với mình nhưng giữ kín, dâng cho Tử Sở (con trai thái tử nước Tần) đang bị làm “con tin” ở nước Triệu. Đúng là “quí nhân” nên mười mấy tháng mới sinh ra, vì vậy Tử Sở không nghi ngờ, cứ tin là con mình, đặt tên là Chính; lúc sinh ra đã có răng(!), mắt có hai tròng. Rồi Lã Bất Vi bày mưu lập kế, đưa được Tử Sở về nước Tần. Khi vua Tần chết, thái tử lên làm vua, cũng vì Lã Bất Vi mà Tử Sở được làm thái tử rồi làm vua, tức là vua Trang Tương vương. Tương truyền, Trang Tương vương làm vua được ba năm, bị bệnh ; Lã Bất Vi dâng thuốc, vua chết. Thái tử Chính lên làm vua, tức Tần Thủy hoàng sau này. Những chuyện này có kể trong Sử ký của Tư Mã Thiên và sách Đông Chu Liệt Quốc. Ai muốn tin thì cứ tin.
- Xa hơn là chuyện nữ hoàng Hatchepsout, vua bà nổi tiếng nhất trong 5 vua bà của lịch sử Ai-cập, trị vì hơn 20 năm vào khoảng 1500 năm trước Công nguyên (triều đại thứ 18 thuộc Đế chế Tân đại). Huyền thoại về bà này cũng ly kỳ, được kể qua những di tích trong đền của vua Aménophis III ở Louqsor: Amon-Rê, thần chúa tể của các thần và là “thượng đế” của các vua Ai-cập, quyến rũ hoàng hậu Ahmès, vợ vua Thoutmosis I. Một đêm, thần biến dạng thành hình dáng vua, vào phòng hoàng hậu Ahmès và mê mẩn vì sắc đẹp của bà trong giấc ngủ, lách vào trong chăn của bà. Bà tỉnh giấc, được thần tiết lộ cho biết mình là ai. Trải qua một cuộc mây mưa, thần báo cho biết là bà sẽ đẻ ra con thánh, và đặt tên sẵn cho đứa bé gái tương lai là Hatchepsout, và cho bà biết sau này đứa con gái này sẽ làm vua Ai-cập. Khi vua Thoutmosis I chết, theo tập tục trong hoàng gia, Hatchepsout lấy anh trai cùng cha khác mẹ là Thoutmosis II, một vua kém, nên bà tự nắm quyền và lên ngôi vua (pharaon) ở Karnak (chính bà làm vua, cũng mang râu giả, ăn mặc quần áo như vua “đực”, chứ bà không đóng vai hoàng hậu chấp chính)… Người xưa tuyên truyền giỏi thật: rõ ràng là mẹ bà này chính chuyên ngủ với chồng là vua, mà lại đẻ ra được con thần!
Gần đây, tôi đọc báo trong nước, thấy kể có nhiều “đại gia” giàu có – không biết họ làm cách nào mà giàu chóng vậy ? – chọn đất tốt để xây mồ xây mả hoành tráng; chắc là muốn được “phát” để con cháu lâu dài kế tiếp trọng trách phục vụ nhân dân. Nhưng đấy là chuyện cá nhân.
Câu tôi muốn hỏi là câu chuyện lớn hơn : đó là việc di tích khu vực hoàng thành và xây nhà Quốc hội. Tôi đọc báo thấy bao nhiêu loại người phát biểu ý kiến, can việc xây nhà Quốc hội ở khu này. Nào là bảo vệ di tích lịch sử từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn chưa khai quật hết. Nào là bảo vệ những di tích gần đây hơn, nhà Quốc hội hiện tại, nơi đã có những quyết định lớn, tổng hành dinh của quân đội, trong suốt thời gian chống Mỹ, đưa đến ngày Toàn thắng mùa Xuân thống nhất đất nước, vv. Gần đây lại thấy mấy kiến trúc sư phát biểu ý kiến rằng nước Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu , cần có một khu vực trung tâm chính trị, hành chính bề thế tương xứng, mà khu hoàng thành này thì quá hẹp, nên xây nhà Quốc hội mới ở một khu khác rộng hơn, vv. Nhưng tất cả những lý do chính đáng đó đưa ra, cũng chẳng lay chuyển nổi quyết định của những nhà đại điện nhân dân. Chắc không phải lỗi tại mấy doanh nhân, họ là những người lo xây cất kiếm lời, làm giàu, họ đâu có ảnh hưởng được đến đại sự vì dân vì nước! Vì vậy nên tôi thủ thỉ hỏi thăm, thì có người mách rằng: chắc tại “long mạch”. Không lẽ vậy ? Đã là “long” mà lại là “mạch” thì đâu có bất di bất dịch. Ngay cả các lục địa cũng còn “trôi dạt” nữa cơ mà! Vả lại nếu tin có “Trời” thì triều Lê đóng đô nơi đó cũng đã bị suy. Long mạch chắc đã dời đi nơi khác.
Vả lại thịnh hay suy là ở sự được lòng dân hay không, không lẽ ở cái “long mạch”?
Bùi Trọng Liễu
23-10-07
20/11/08
Nguyễn Hưng Quốc Nhà văn... không là ai?
tiểu luận / nhận định
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà văn... không là ai?
Liên quan đến chuyện “viết cho ai?”,[1] tôi nghĩ, có một vấn đề khác cũng cần được đặt ra: Nhà văn là ai?
Câu trả lời chắc chắn không đơn giản. Khái niệm nhà văn thay đổi theo thời gian: ngày xưa, ở Việt Nam, bất kể ở những tài năng lớn hay nhỏ, tư cách nhà văn đều bị chìm khuất, thật mờ nhạt, đằng sau tư cách của những ông quan, ông đồ, ông cử hay ông tú.[2] Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo thể loại: trong ý nghĩa này, nhà văn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại người khác nhau, từ một nhà thơ đến một nhà tiểu thuyết, một nhà tuỳ bút, một nhà viết kịch hoặc một nhà phê bình và lý luận văn học. Khái niệm nhà văn còn thay đổi theo phương pháp sáng tác người ta sử dụng: một nhà cổ điển, một nhà lãng mạn, một nhà hiện thực, một nhà siêu thực, một nhà hiện đại chủ nghĩa hoặc một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa... Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo những mục tiêu mà người ta, qua động tác viết, nhắm tới: có người viết để độc giả tiêu khiển, có người viết để tuyên truyền cho một quan điểm và để kích động tâm lý của quần chúng, có người viết để thoả mãn lòng say mê đối với chữ nghĩa, cũng có người viết để chỉ gửi lòng mình vào thiên cổ, với hy vọng, may ra...
Lặn sâu vào những sự đa dạng và phức tạp ấy để tìm hiểu vấn đề “nhà văn là ai?” hẳn là một điều vô cùng thú vị.[3] Tuy nhiên, trong bài này, tôi chọn một góc độ khác không kém thú vị nhưng lại thực tế hơn: nhà văn không là ai?
Cái không là cái vô hạn. Ở đây, tôi chỉ dừng lại ở một số nét chính.
Như, nhà văn không phải là nhà báo, chẳng hạn.
Về phương diện lý thuyết, sự phân biệt giữa nhà văn và nhà báo thật vô cùng đơn giản. Nhà báo trước hết là tình nhân của các vấn đề thời sự, trong khi nhà văn, trước hết, là tình nhân của nghệ thuật. Nhà báo đuổi theo các sự kiện, trong khi nhà văn đuổi theo cái đẹp. Với nhà báo, chữ nghĩa là phương tiện; với nhà văn, chữ nghĩa là cứu cánh. Tiêu chuẩn để đánh giá các nhà báo là tính chính xác và tính kịp thời, trong khi tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá một nhà văn là sự nhạy cảm và sự độc đáo. Đại khái thế. Sự khác biệt khá rõ ràng. Ít ai có thể lẫn lộn được. Có điều, ở Việt Nam thì khác. Ranh giới giữa nhà văn và nhà báo, cho đến nay, vẫn rất nhập nhằng. Đầu tiên là nhập nhằng về phương diện sinh hoạt: cả nhà văn lẫn nhà báo đều sử dụng một sân chơi chung: các tờ báo. Hầu hết các nhà văn chuyên nghiệp đều ít nhiều là các nhà báo chuyên nghiệp. Nguồn thu nhập chính của họ không đến từ sách mà là từ báo. Đăng trên báo thì gọi là bài báo; in lại dưới hình thức sách thì thành ra chương sách. Tính chất thông tin và giải trí vốn là đặc trưng của báo chí dần dần trở thành đặc trưng nổi bật của vô số các tác phẩm được gọi là văn học, đặc biệt dưới nhãn phê bình và tiểu luận. Hậu quả của điều này là sự nhập nhằng trong phong cách viết lách của nhà văn và của nhà báo: khi viết báo, người ta vẫn thích chút văn vẻ sang cả của văn chương, và khi làm văn chương thật, người ta lại không dứt bỏ được thói vội vàng đến cẩu thả của những người đưa tin. Từ hai sự nhập nhằng trên dẫn đến sự nhập nhằng khác, nhập nhằng trong danh xưng: không hiếm người làm báo, hoàn toàn làm báo, thích mạo nhận là nhà văn và hay lẩn quẩn vào sân chơi văn chương để giành ghế của người này và đòi cụng ly với người khác. Tính chất xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay, trong cũng như ngoài nước, theo tôi, phần lớn xuất phát từ đám người mạo danh ấy.
Trong ba sự nhập nhằng trên, sự nhập nhằng đầu tiên hầu như không thể giải quyết được trong tình hình kinh tế và xã hội hiện nay khi số người đọc sách quá ít và, hơn nữa, quá thấp; sự nhập nhằng thứ ba rất khó giải quyết một phần vì không thể có cá nhân hay tổ chức nào đủ quyền lực để ngăn chận tình trạng mạo danh; phần khác, quan trọng hơn, vì chính giới nhà văn cũng chưa đủ sức để tạo hẳn cho mình một diện mạo và một thế giá riêng, nhờ đó, có thể tự phân biệt mình và những kẻ ăn theo. Nói cách khác, nguyên nhân chính của tình trạng xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay không phải chỉ do sự hiện diện của những kẻ mạo danh mà còn vì, nếu không muốn nói chủ yếu là vì sự bất tài của những kẻ được xem là nhà văn.
Chỉ có sự nhập nhằng thứ hai là có thể giải quyết được. Chỉ cần chút nỗ lực và nhất là, chút tự giác. Nỗ lực giữ ngòi bút của mình không bị trượt vào sự dễ dãi, không bị cuốn theo thói quen, và nhất là, không bị biến thành thứ phương tiện chỉ xài một lần rồi bị vứt bỏ; nỗ lực biến mỗi bài viết thành một công trình kiến trúc hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ. Nhưng muốn thế, người ta cần phải, trước hết, tự giác về những đặc điểm và những chuẩn mực của văn chương để có thể, ít nhất, biết được khi nào mình còn ở trong lãnh thổ của văn chương và khi nào thì không; khi nào mình đang làm văn chương và khi nào mình chỉ thải ra chữ.
Cái ý thức tự giác ấy thật ra là một tài năng: đó là sự nhạy cảm về độ, về ngưỡng, về giới hạn, về sợi chỉ mong manh căng qua ranh giới giữa cái đẹp và cái đèm đẹp. Cái ý thức tự giác ấy cũng là một biểu hiện của văn hoá: đó chính là ý thức về giá trị và kỷ luật, ở đây chủ yếu là giá trị văn chương và kỷ luật của nghề làm văn chương. Hai khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ với nhau: ý niệm về độ hay ngưỡng bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về giá trị và kỷ luật. Bởi vậy, tôi cho điều quan trọng nhất trong việc tách nhà văn ra khỏi nhà báo là các nhà văn, chính các nhà văn, phải xây dựng và phải tôn trọng bảng giá trị và kỷ luật của văn chương: họ có thể sống như một nhà báo và viết như một nhà báo, nhưng khi đã có ý định làm văn chương thì phải quyết tâm làm văn chương thực sự, phải chấp hành những kỷ luật của văn chương và phải nhắm tới những giá trị văn chương chứ không phải bất cứ một thứ giá trị gì khác; nghĩa là, nói cách khác, phải tích cực đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá văn học.
Biện pháp này, nghĩ cho cùng, cũng có thể áp dụng cho sự nhầm lẫn giữa tư cách nhà văn và tư cách cán bộ.
Đúng ra, đó không phải là một sự nhầm lẫn. Đó là một sự cố tình đồng nhất tư cách nhà văn và tư cách cán bộ để tạo thành một thứ nhà-văn-cán-bộ như cái điều vẫn phổ biến tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay.[4] Sự đồng nhất này nằm trong âm mưu hành chính hoá và chính trị hoá văn học, biến văn học thành một bộ phận trong guồng máy nhà nước, ở đó, mỗi người cầm bút là một viên chức được trả lương và phải có nhiệm vụ chấp hành mọi mệnh lệnh từ giới lãnh đạo.
Khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, những cái được xem là giá trị không phải là tinh thần sáng tạo mà là sự vâng phục; không phải sự độc đáo mà là sự bình thường; không phải cá tính mà là ý thức tập thể; không phải cái riêng mà là cái chung. Từ văn hoá hành chính, nhà văn xem việc thực hiện trách nhiệm đối với tổ chức quan trọng hơn trách nhiệm đối với văn học, xem cái đẹp không bằng cái có ích, xem việc trung thành đối với các quan điểm và chính sách của đảng là một yêu cầu đạo đức cũng như xem tính hiệu quả trong việc phục vụ cho các quan điểm và các chính sách ấy là thước đo tài năng. Nói cách khác, khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, bảng giá trị văn học cũng bị khuynh loát bởi những yếu tố ngoài văn học. Theo bảng giá trị đó, địa vị, học vị hoặc tuổi tác của người cầm bút có tầm quan trọng cao hơn hẳn sáng tác của hắn. Cứ nhìn vào thứ tự bài vở trong các tạp chí hay các tuyển tập văn học thì rõ: những người thuộc giới lãnh đạo, từ lãnh đạo đảng, nhà nước đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, bao giờ cũng đứng đầu, bất kể tài năng của họ lớn hay nhỏ, tác phẩm của họ hay hay dở. Hậu quả là về phương diện phê bình, những người được tôn vinh nhất, những người hầu như luôn luôn đứng ở hàng đầu trong mọi danh sách được phong thần, lại là những người ít có tinh thần sáng tạo nhất, những người mà tác phẩm không những không có chút xíu gì là độc đáo mà thậm chí còn không có cả những phẩm chất tối thiểu để được gọi là văn chương: đó là những người được xem là có công lãnh đạo giới cầm bút hoặc những cán bộ cầm bút trung thành và tận tuỵ đối với chế độ.[5] Có lẽ những người còn thiết tha với văn học và còn giữ ít nhiều sự độc lập trong cách suy nghĩ cũng thấy được cách đánh giá như thế là phi lý và lố bịch, tuy nhiên, không ai dám công khai phản đối: trong văn hoá hành chính, bởi vì uy tín văn học thường gắn liền với quyền lực nhà nước, một sự phản đối như thế không được xem là một sự chống đối thuộc phạm vi văn học mà là một sự chống đối thuộc phạm vi chính trị.
Điều đáng lưu ý là khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, không phải chỉ có nhà-văn-cán-bộ mà còn có cả những độc-giả-cán-bộ. Độc-giả-cán-bộ ở đây không phải là những cán bộ đóng vai độc giả mà là những độc giả đóng vai cán bộ, đọc trong tinh thần của một cán bộ, dù độc giả ấy, trên thực tế, không phải là cán bộ và cũng không phải là người ăn lương của nhà nước, thậm chí, có khi đã di tản hẳn ra nước ngoài. Đọc trong tinh thần cán bộ là đọc với tâm thế tự nguyện chấp hành kỷ luật và với ý thức bảo vệ những tôn ti trật tự đang có. Một độc-giả-cán-bộ đánh giá tác phẩm trước hết dựa theo cái tên của tác giả: nếu đó là tác phẩm của một người thuộc giới lãnh đạo, họ sẽ đọc với thái độ cung kính của một thuộc hạ; nếu đó là tác phẩm của một người được xã hội xếp vào bậc thầy, họ sẽ đọc với thái độ ngoan ngoãn của một tên học trò; nếu đó là tác phẩm của một người không có chức vị gì đáng kể, họ sẽ đọc với thái độ phê phán có khi khắc nghiệt, có khi suồng sã của một kẻ bề trên hoặc ngang hàng; nếu đó là tác phẩm của một người bị xem là thù nghịch, họ sẽ đọc với thái độ hoàn toàn phủ định và đầy ác ý. Hơn nữa, khi đọc, điều một độc-giả-cán-bộ cần tìm kiếm nhất bao giờ cũng sự tái khẳng định những điều vốn đã được xem là chân lý bất biến. Họ không bao giờ cảm thấy chán khi đọc đi đọc lại những trích dẫn trùng lặp từ các tác phẩm được gọi là kinh điển hoặc từ các loại sách báo phổ thông. Ngược lại, điều làm họ dị ứng nhất chính là những cái mới lạ: trong tâm lý của một cán bộ, cái mới lạ bao giờ cũng hàm chứa một nguy cơ gây đảo lộn cái trật tự hiện có và cũng chính là cái trật tự họ muốn bảo vệ.
Nếu sự áp đảo của văn hoá hành chính gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tồn tại chủ yếu ở miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975[6] thì sự áp đảo của văn hoá chính trị lại là hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt văn học Việt Nam từ trước đến nay, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, ở trong nước lẫn ở hải ngoại. Theo văn hoá ấy, nhà văn đồng nghĩa với một nhà chính trị, dù hầu hết chỉ là thứ chính trị gia theo đuôi.
Được hay tự đồng nhất với nhà chính trị, nhà văn nhìn mọi hiện tượng không phải từ góc độ thẩm mỹ mà trước hết, từ góc độ quyền lực, theo đó, viết là tham gia vào một cuộc đấu tranh, và một tác phẩm hay là tác phẩm góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh ấy. Trong văn hoá chính trị, chỉ được xem là đẹp những gì có chức năng của một thứ vũ khí. Ngược lại là phù phiếm. Điều này giải thích tại sao bao nhiêu nhà văn say mê viết cáo trạng hay luận chiến, và cũng giải thích tại sao người ta lại làm ầm ĩ chung quanh những tác phẩm được xem là phản kháng đến như thế. Ở hải ngoại, hình như những tác phẩm làm sôi động dư luận nhất đều xuất phát từ trong nước và đều có một đặc điểm giống nhau: tố cáo một tội ác nào đó của chế độ cộng sản.
Xuất phát từ văn hoá chính trị, sáng tác là để tập hợp lực lượng, hay nói như ai đó, một cách “gọi đàn”. Điều người cầm bút quan tâm nhất là được đồng tình, đồng ý và được chấp nhận. Muốn thế, người ta thường tránh xa mọi sự thách đố. Người ta phải tự mài mòn cá tính của mình, tự bóp chết những giấc mơ tìm tòi và thử nghiệm. Văn hoá chính trị bao giờ cũng là văn hoá của đại chúng: nó đề cao những cái chung chung và những cái tầm tầm. Nó xem phản ứng của quần chúng như một thứ nhiệt kế văn học: tác phẩm được quần chúng hiểu, thích và nhớ là thành công; ngược lại, là thất bại, hoặc thất bại về nghệ thuật (chưa đủ trình độ để chinh phục người đọc), hoặc thất bại về đạo đức (cố tình làm ra vẻ cao vĩ để dối gạt hay hù doạ quần chúng).
Tự bản chất, một thứ văn hoá như thế rất xa lạ với văn hoá văn học. Khác với các lãnh vực khác, văn học là thế giới của sự riêng tây. Văn học không làm người ta tụ lại với nhau mà làm cho mỗi người tách ra một cõi riêng. Từ cả việc viết lẫn việc đọc, người ta đều một mình. Chức năng cao cả nhất của văn học, theo tôi, là nuôi dưỡng cái “một mình” ấy: một mình mình đối diện với chính mình; một mình mình lắng nghe những tiếng thì thầm của ngôn ngữ; một mình mình đi vào thế giới mênh mông vô cùng vô tận của sự sáng tạo. Trong những cuộc hành trình một mình đi vào cõi riêng tây như thế, chỉ có những khám phá mới mẻ hoặc những cách thể hiện mới mẻ mới thực sự có ích: chúng làm cuộc hành trình đẹp hơn và làm cõi riêng giàu có hơn. Chính vì vậy, với tư cách là một công việc sáng tạo, mọi cái viết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thách đố lại với thói quen và định kiến, khi nó gây hấn với mọi lối mòn và mọi quy ước. Một nhà văn lớn là người, bằng tác phẩm của mình, góp phần mở ra những biên giới mới hoặc đưa ra định nghĩa mới cho các khái niệm văn học hoặc thể loại văn học. Cũng chính vì vậy, văn học có thể đi liền với cách mạng nhưng lại rất khó song hành với chính trị: khi các lực lượng cách mạng đã giành được chính quyền thì cũng là lúc văn học bị lâm nguy.
Nói cách khác, một nhà văn có thể là một nhà chính trị nhưng không thể viết như một nhà chính trị: viết như một nhà chính trị là sự phản bội đối với tinh thần sáng tạo.
Và nhà văn cũng không thể viết như một nhà giáo.
Ở đâu nhà văn và nhà giáo cũng có quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Cả hai loại người này đều sinh hoạt chủ yếu trong thế giới sách vở. Nghề giáo lại tương đối có nhiều thì giờ, một điều kiện khá thuận lợi cho sáng tác. Cho nên, nhìn chung, những nhà văn xuất thân từ hoặc kiêm nhiệm nghề dạy học chiếm tỉ lệ khá cao trong giới cầm bút. Riêng ở Việt Nam, quan hệ giữa nhà văn và nhà giáo lại càng sâu đậm. Ngày xưa, trong suốt thời kỳ Trung đại, nghĩa là từ cuối thế kỷ 19 trở về trước, sinh hoạt văn học Việt Nam gắn chặt với học đường và thi cử: chính trong môi trường giáo dục, người ta được sống với văn chương nhiều nhất. Học, chủ yếu là học văn chương. Thi, chủ yếu là thi văn chương. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “văn nhân”, trước khi có nghĩa là nhà văn như hiện nay, đã từng mang ý nghĩa là một người học trò.[7]
Mối quan hệ lâu đời giữa văn học và giáo dục đã để lại một số dấu ấn trên văn học: văn hoá giáo dục nếu không bao trùm thì cũng bàng bạc trong văn hoá văn học, theo đó, tính chất giáo huấn được xem là một trong những chức năng chính của văn học. Hậu quả là phần lớn các nhà văn Việt Nam đều có khuynh hướng viết văn như một nhà giáo, hoặc là một nhà giáo tích cực: viết để truyền bá đạo lý; hoặc là một nhà giáo tiêu cực: tránh né việc mô tả những điều có thể có ảnh hưởng xấu đến phong hoá. Cả hai đều có vẻ như một thứ nhân viên xã hội, lúc nào cũng băn khoăn về tình trạng sức khoẻ tinh thần của cộng đồng. Cả hai đều đặc biệt thích những câu chuyện có hậu. Và cả hai đều căm ghét những sự xáo trộn, kể cả những xáo trộn cần thiết về phương diện văn chương và thẩm mỹ. Một biểu hiện khác của việc viết văn như một nhà giáo là khuynh hướng diễn giải. Đối với nghề dạy học, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải làm sao cho học trò hiểu vấn đề. Muốn thế, thầy/cô giáo phải giảng. Giảng là phân tích, là quảng diễn, là nêu ví dụ. Giảng từ tên bài học đến các khái niệm căn bản trong bài học ấy. Giảng như là tất cả học trò của mình đều là những kẻ hoàn toàn nhập môn, chưa từng biết gì về nội dung bài học cả. Cứ thế, nhà giáo phải giảng đi giảng lại những điều cực kỳ căn bản. Rất tiếc, không ít người đem cả thói quen diễn giảng ấy vào văn chương. Trong bài viết của họ, mỗi câu văn phải cõng trên lưng nó năm bảy câu giải thích. Chuyện mới, giải thích đã đành. Ngay cả những chuyện xưa như trái đất cũng vẫn giải thích. Lặp lại những kiến thức sơ đẳng và cũ rích, cách viết như thế là một sự xúc phạm đến sự hiểu biết của người đọc. Giọng văn làm nhàm và lảm nhảm, cách viết như thế là một sự xúc phạm đến tính chất thẩm mỹ của văn chương.
Theo tôi, để văn chương hàm súc và ý vị, nhà văn phải viết trong giả thiết là người đọc của mình là những người cực kỳ thông minh và uyên bác: hắn không cần phải viết những gì, thứ nhất, độc giả có thể đã biết rồi; thứ hai, độc giả có thể chưa biết nhưng có thể tìm hiểu ở những nguồn tài liệu khác. Với những người đọc thông minh và uyên bác ấy, hắn phải viết những điều thông minh và uyên bác tương xứng, nghĩa là, ít nhất phải thông minh và uyên bác hơn chính bản thân hắn. Lâu nay, trong những cách nghĩ thông thường, chúng ta có khuynh hướng xem tác phẩm chỉ là một phần của tác giả: nếu tác phẩm ấy có điều gì thông minh và uyên bác thì đó chỉ là một phần trong sự thông minh và uyên bác của tác giả. Sự thật ngược lại. Những tác phẩm thành công nhất của một tác giả bao giờ cũng thông minh hơn, uyên bác hơn, do đó, giàu có hơn và cũng cao hơn hẳn tác giả ấy. Những tác phẩm ấy trở thành một thách thức đối với chính cái kẻ đã tạo ra chúng. Đối diện với thách thức ấy, nhiều người đã đầu hàng: họ buông bút, không viết nữa.
Những tác phẩm tồn tại như một thách thức đối với chính tác giả của chúng hoàn toàn có quyền tồn tại như một thách thức đối với độc giả: để tiếp cận chúng, người ta bị đòi hỏi phải có một sự cố gắng nhất định. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được điều đó. Nhưng đó không phải là điều đáng quan tâm: phần nhiều những độc giả ấy không phải là những độc giả văn học thực sự; có thể họ vẫn đọc, đọc khá thường xuyên nữa là khác, nhưng cái họ tìm kiếm không phải là văn học, tức những giá trị thẩm mỹ liên quan đến nghệ thuật ngôn ngữ. Họ đến với văn học một cách hờ hững hoặc thiên lệch và, như là hệ quả của sự hờ hững và thiên lệch ấy, họ chẳng bao giờ giúp được gì trong việc tăng thêm tuổi thọ cho các tác phẩm văn học. Có được vài chục ngàn, vài trăm ngàn, hoặc thậm chí, vài triệu độc giả, như một số nhà văn best-sellers trên thế giới, người ta cũng không có chút bảo đảm nào là sẽ được đọc lâu dài.
Nói tóm lại, trong phạm vi bài này, tôi chưa dám khẳng định nhà văn là ai, nhưng tôi biết chắc một điều: dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, kẻ chỉ xem chữ nghĩa như một phương tiện để rượt đuổi theo các sự kiện không ngừng diễn ra và không ngừng bị vùi lấp. Nhà văn cũng nhất thiết không phải là một cán bộ, kẻ chỉ biết phục tùng; một nhà chính trị, kẻ chơi trò mị dân, chỉ thích đầu tư trên cái vốn chung và cũ của tập thể; một nhân viên xã hội, kẻ đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và vì tinh thần trách nhiệm ấy, sẵn sàng hy sinh cả nghệ thuật. Cuối cùng, nhà văn cũng nhất thiết không phải là nhà giáo, kẻ chỉ thích dạy và giảng, nhất là những lời dạy và giảng ấy cứ lợn cợn và bốc mùi thoang thoảng của những thứ kiến thức hoặc chưa tiêu hoặc cũ mèm.
Tôi biết, loại trừ tất cả những tư cách lẫn lộn nhập nhằng ấy, chưa chắc người ta đã trở thành một nhà văn thực sự bởi vì vẫn còn một sự nhập nhằng khác, tế nhị hơn: sự nhập nhằng giữa những người còn đang hoạt động và những người đã về hưu, phần nhiều là hưu non. Trong danh sách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở trong nước, có vô số người lâu lắm không hề viết lách được gì cả. Ở ngoài nước cũng vậy. Hiện tượng sống dựa vào quỹ hưu bổng... văn học như vậy kể cũng bình thường. Tuy nhiên, điều bất bình hường là có quá nhiều người sống bám vào một thứ quỹ hưu bổng... ảo.
Người ta thường lý luận danh hiệu là nhà văn (hay nhà thơ, v.v...) là thứ danh hiệu muôn đời. Chỉ có nhà văn hay nhà thơ chứ không có cựu nhà văn hay cựu nhà thơ. Ngay cả chữ “cố” cũng không cần thiết được đặt trước hai chữ “văn sĩ” và “thi sĩ”. Nguyễn Du, mất đã gần 200 năm rồi, vẫn là một nhà thơ. Nguyễn Trãi, mất đã hơn 500 năm rồi, vẫn là một nhà thơ. Không “cựu”, không “cố” gì cả. Cũng đúng thôi: tác phẩm của họ còn đó thì mọi chữ “cựu” và mọi chữ “cố” đều trở thành vô duyên. Có thể nói tác phẩm của họ như một thứ quỹ hưu bổng vĩnh viễn đủ sức để duy trì cái danh hiệu nhà thơ của họ.
Nhưng đó là trường hợp của những người mà tác phẩm của họ còn tồn tại được với thời gian. Những tác phẩm văn học thực sự. Nó khó có thể áp dụng với những người in dăm ba cuốn sách và cuốn nào cũng bị thời gian chôn lấp một cách nhanh chóng đến độ chính bản thân họ cũng không đủ can đảm bươi lên để in lại dù diều kiện in ấn bây giờ cực kỳ dễ dàng. Những tác phẩm không có hoặc có rất ít giá trị văn học như vậy, nói theo chữ nhà văn Mai Thảo thường dùng lúc sinh thời, chỉ là những đồng tiền giả. Một thứ quỹ hưu bổng được làm bằng những đồng tiền giả như vậy chỉ là một thứ quỹ hưu bổng ảo. Sống bám vào một thứ quỹ hưu bổng ảo như vậy là một cách ăn gian.
Vâng, tôi biết, loại trừ tất cả những sự nhập nhằng ở trên cũng như loại trừ cả trường hợp “ăn gian” vừa kể thì chưa chắc người ta đã trở thành nhà văn thực sự. Tuy nhiên, tôi hy vọng là dù sao ít nhất nhờ đó sinh hoạt văn học cũng đỡ xô bồ và nhếch nhác, văn hoá văn chương đỡ bị ô nhiễm phần nào.
Hy vọng thế.
(Ðã in trong cuốn Văn hoá văn chương Việt Nam, Văn Mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, 2002)
_________________________
[1]Bài “Viết cho ai?” đã được in trong cuốn Văn hoá văn chương Việt Nam của Nguyễn Hưng Quốc (2002), tr. 55-66; và trên Tiền Vệ.
[2]Xem thêm chương “Cuộc hoà giải vô tận: khái niệm nhà thơ thời trung đại” trong cuốn Thơ, v.v... và v.v... của Nguyễn Hưng Quốc,Văn Nghệ xuất bản, 1996, tr. 159-164.
[3]Trong bài “Viết trong tiếng súng” in lại trong tập Tạp Bút (California: Văn Nghệ, 1989, tr. 125-140), nhà văn Võ Phiến có một số nhận xét thú vị về nhà văn. Theo ông, “không có nhà văn”. Lý do: “Nhà văn, thực ra tiếng ấy chỉ thị chung những hạng người có những hoạt động khác nhau rất xa, gần như không có gì liên quan với nhau. [...] Cố tìm ra một cái gì nối liền các hoạt động cách biệt như thế, có thể nêu lên cái nguyên liệu chung: chữ viết. Mọi nhà văn đều sử dụng chữ viết. Nhưng đó bất quá cũng như kẻ đóng tàu chiến và người thợ làm ra những chiếc đinh đóng guốc đều sử dụng một nguyên liệu chung là sắt, vậy thôi.”
[4]Chữ “nhà văn cán bộ” là chữ khá phổ biến ở Việt Nam từ thời đổi mới đến nay. Trong bài “Văn nghệ và cuộc sống hôm nay” đăng trên tạp chí Tác Phẩm Mới số 6 năm 1992, Lại Nguyên Ân viết: “Nền văn học mà chúng ta có hiện giờ, theo một nghĩa nào đó, chính là một nền văn học cán bộ (chữ 'nhà văn cán bộ' là tôi mượn của anh Vũ Tú Nam trong một lần anh gặp gỡ các nhà nghiên cứu của Đại học Tổng hợp,...).”
[5]Ví dụ rõ nhất là bộ Nhà văn Việt Nam (1945-1975) gồm hai tập do Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức biên soạn (nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, 1979 & 1983). Trong hai tập ấy, có 29 tác giả được phê bình; trong đó, có nhiều người chỉ là những nhà chính trị, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ, Hồng Chương, Xuân Trường; hoặc chủ yếu là những cán bộ văn nghệ như Như Phong và Hoàng Trung Thông. Tuy nhiên, bộ sách vẫn bị Hà Xuân Trường, nguyên là trưởng Ban văn hoá văn nghệ trung ương đảng chê “có thiếu sót lớn là không giới thiệu chân dung một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta là những nhà lý luận đặt nền móng cho văn học dân tộc” (Hà Xuân Trường, Văn học cuộc sống thời đại, Hà Nội: Văn Học, 1986, tr. 170).
[6]Thật ra ảnh hưởng của văn hoá hành chính còn lan cả ra sinh hoạt văn học hải ngoại. Biểu hiện rõ rệt nhất là kiểu “tôn ti trật tự” phi văn học thường thấy trên các tạp chí văn học hải ngoại: trong cách sắp xếp bài vở và cách khen ngợi người này người nọ, v.v...
[7]Ví dụ, xưa, trong Truyện Kiều, tả Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Trông chừng thấy một văn nhân / Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng...”; gần hơn, trong bài “Chùa Hương”, Nguyễn Nhược Pháp viết: “Em thấy một văn nhân/ Người đâu thanh lạ thường / Tướng mạo trông phi thường/ Lưng cao dài trán rộng/ Hỏi ai mà không thương?” Những chữ “văn nhân” ấy hoàn toàn đồng nghĩa với chữ “thư sinh”, nghĩa là học trò.
Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2008
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà văn... không là ai?
Liên quan đến chuyện “viết cho ai?”,[1] tôi nghĩ, có một vấn đề khác cũng cần được đặt ra: Nhà văn là ai?
Câu trả lời chắc chắn không đơn giản. Khái niệm nhà văn thay đổi theo thời gian: ngày xưa, ở Việt Nam, bất kể ở những tài năng lớn hay nhỏ, tư cách nhà văn đều bị chìm khuất, thật mờ nhạt, đằng sau tư cách của những ông quan, ông đồ, ông cử hay ông tú.[2] Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo thể loại: trong ý nghĩa này, nhà văn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại người khác nhau, từ một nhà thơ đến một nhà tiểu thuyết, một nhà tuỳ bút, một nhà viết kịch hoặc một nhà phê bình và lý luận văn học. Khái niệm nhà văn còn thay đổi theo phương pháp sáng tác người ta sử dụng: một nhà cổ điển, một nhà lãng mạn, một nhà hiện thực, một nhà siêu thực, một nhà hiện đại chủ nghĩa hoặc một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa... Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo những mục tiêu mà người ta, qua động tác viết, nhắm tới: có người viết để độc giả tiêu khiển, có người viết để tuyên truyền cho một quan điểm và để kích động tâm lý của quần chúng, có người viết để thoả mãn lòng say mê đối với chữ nghĩa, cũng có người viết để chỉ gửi lòng mình vào thiên cổ, với hy vọng, may ra...
Lặn sâu vào những sự đa dạng và phức tạp ấy để tìm hiểu vấn đề “nhà văn là ai?” hẳn là một điều vô cùng thú vị.[3] Tuy nhiên, trong bài này, tôi chọn một góc độ khác không kém thú vị nhưng lại thực tế hơn: nhà văn không là ai?
Cái không là cái vô hạn. Ở đây, tôi chỉ dừng lại ở một số nét chính.
Như, nhà văn không phải là nhà báo, chẳng hạn.
Về phương diện lý thuyết, sự phân biệt giữa nhà văn và nhà báo thật vô cùng đơn giản. Nhà báo trước hết là tình nhân của các vấn đề thời sự, trong khi nhà văn, trước hết, là tình nhân của nghệ thuật. Nhà báo đuổi theo các sự kiện, trong khi nhà văn đuổi theo cái đẹp. Với nhà báo, chữ nghĩa là phương tiện; với nhà văn, chữ nghĩa là cứu cánh. Tiêu chuẩn để đánh giá các nhà báo là tính chính xác và tính kịp thời, trong khi tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá một nhà văn là sự nhạy cảm và sự độc đáo. Đại khái thế. Sự khác biệt khá rõ ràng. Ít ai có thể lẫn lộn được. Có điều, ở Việt Nam thì khác. Ranh giới giữa nhà văn và nhà báo, cho đến nay, vẫn rất nhập nhằng. Đầu tiên là nhập nhằng về phương diện sinh hoạt: cả nhà văn lẫn nhà báo đều sử dụng một sân chơi chung: các tờ báo. Hầu hết các nhà văn chuyên nghiệp đều ít nhiều là các nhà báo chuyên nghiệp. Nguồn thu nhập chính của họ không đến từ sách mà là từ báo. Đăng trên báo thì gọi là bài báo; in lại dưới hình thức sách thì thành ra chương sách. Tính chất thông tin và giải trí vốn là đặc trưng của báo chí dần dần trở thành đặc trưng nổi bật của vô số các tác phẩm được gọi là văn học, đặc biệt dưới nhãn phê bình và tiểu luận. Hậu quả của điều này là sự nhập nhằng trong phong cách viết lách của nhà văn và của nhà báo: khi viết báo, người ta vẫn thích chút văn vẻ sang cả của văn chương, và khi làm văn chương thật, người ta lại không dứt bỏ được thói vội vàng đến cẩu thả của những người đưa tin. Từ hai sự nhập nhằng trên dẫn đến sự nhập nhằng khác, nhập nhằng trong danh xưng: không hiếm người làm báo, hoàn toàn làm báo, thích mạo nhận là nhà văn và hay lẩn quẩn vào sân chơi văn chương để giành ghế của người này và đòi cụng ly với người khác. Tính chất xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay, trong cũng như ngoài nước, theo tôi, phần lớn xuất phát từ đám người mạo danh ấy.
Trong ba sự nhập nhằng trên, sự nhập nhằng đầu tiên hầu như không thể giải quyết được trong tình hình kinh tế và xã hội hiện nay khi số người đọc sách quá ít và, hơn nữa, quá thấp; sự nhập nhằng thứ ba rất khó giải quyết một phần vì không thể có cá nhân hay tổ chức nào đủ quyền lực để ngăn chận tình trạng mạo danh; phần khác, quan trọng hơn, vì chính giới nhà văn cũng chưa đủ sức để tạo hẳn cho mình một diện mạo và một thế giá riêng, nhờ đó, có thể tự phân biệt mình và những kẻ ăn theo. Nói cách khác, nguyên nhân chính của tình trạng xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay không phải chỉ do sự hiện diện của những kẻ mạo danh mà còn vì, nếu không muốn nói chủ yếu là vì sự bất tài của những kẻ được xem là nhà văn.
Chỉ có sự nhập nhằng thứ hai là có thể giải quyết được. Chỉ cần chút nỗ lực và nhất là, chút tự giác. Nỗ lực giữ ngòi bút của mình không bị trượt vào sự dễ dãi, không bị cuốn theo thói quen, và nhất là, không bị biến thành thứ phương tiện chỉ xài một lần rồi bị vứt bỏ; nỗ lực biến mỗi bài viết thành một công trình kiến trúc hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ. Nhưng muốn thế, người ta cần phải, trước hết, tự giác về những đặc điểm và những chuẩn mực của văn chương để có thể, ít nhất, biết được khi nào mình còn ở trong lãnh thổ của văn chương và khi nào thì không; khi nào mình đang làm văn chương và khi nào mình chỉ thải ra chữ.
Cái ý thức tự giác ấy thật ra là một tài năng: đó là sự nhạy cảm về độ, về ngưỡng, về giới hạn, về sợi chỉ mong manh căng qua ranh giới giữa cái đẹp và cái đèm đẹp. Cái ý thức tự giác ấy cũng là một biểu hiện của văn hoá: đó chính là ý thức về giá trị và kỷ luật, ở đây chủ yếu là giá trị văn chương và kỷ luật của nghề làm văn chương. Hai khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ với nhau: ý niệm về độ hay ngưỡng bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về giá trị và kỷ luật. Bởi vậy, tôi cho điều quan trọng nhất trong việc tách nhà văn ra khỏi nhà báo là các nhà văn, chính các nhà văn, phải xây dựng và phải tôn trọng bảng giá trị và kỷ luật của văn chương: họ có thể sống như một nhà báo và viết như một nhà báo, nhưng khi đã có ý định làm văn chương thì phải quyết tâm làm văn chương thực sự, phải chấp hành những kỷ luật của văn chương và phải nhắm tới những giá trị văn chương chứ không phải bất cứ một thứ giá trị gì khác; nghĩa là, nói cách khác, phải tích cực đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá văn học.
Biện pháp này, nghĩ cho cùng, cũng có thể áp dụng cho sự nhầm lẫn giữa tư cách nhà văn và tư cách cán bộ.
Đúng ra, đó không phải là một sự nhầm lẫn. Đó là một sự cố tình đồng nhất tư cách nhà văn và tư cách cán bộ để tạo thành một thứ nhà-văn-cán-bộ như cái điều vẫn phổ biến tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay.[4] Sự đồng nhất này nằm trong âm mưu hành chính hoá và chính trị hoá văn học, biến văn học thành một bộ phận trong guồng máy nhà nước, ở đó, mỗi người cầm bút là một viên chức được trả lương và phải có nhiệm vụ chấp hành mọi mệnh lệnh từ giới lãnh đạo.
Khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, những cái được xem là giá trị không phải là tinh thần sáng tạo mà là sự vâng phục; không phải sự độc đáo mà là sự bình thường; không phải cá tính mà là ý thức tập thể; không phải cái riêng mà là cái chung. Từ văn hoá hành chính, nhà văn xem việc thực hiện trách nhiệm đối với tổ chức quan trọng hơn trách nhiệm đối với văn học, xem cái đẹp không bằng cái có ích, xem việc trung thành đối với các quan điểm và chính sách của đảng là một yêu cầu đạo đức cũng như xem tính hiệu quả trong việc phục vụ cho các quan điểm và các chính sách ấy là thước đo tài năng. Nói cách khác, khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, bảng giá trị văn học cũng bị khuynh loát bởi những yếu tố ngoài văn học. Theo bảng giá trị đó, địa vị, học vị hoặc tuổi tác của người cầm bút có tầm quan trọng cao hơn hẳn sáng tác của hắn. Cứ nhìn vào thứ tự bài vở trong các tạp chí hay các tuyển tập văn học thì rõ: những người thuộc giới lãnh đạo, từ lãnh đạo đảng, nhà nước đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, bao giờ cũng đứng đầu, bất kể tài năng của họ lớn hay nhỏ, tác phẩm của họ hay hay dở. Hậu quả là về phương diện phê bình, những người được tôn vinh nhất, những người hầu như luôn luôn đứng ở hàng đầu trong mọi danh sách được phong thần, lại là những người ít có tinh thần sáng tạo nhất, những người mà tác phẩm không những không có chút xíu gì là độc đáo mà thậm chí còn không có cả những phẩm chất tối thiểu để được gọi là văn chương: đó là những người được xem là có công lãnh đạo giới cầm bút hoặc những cán bộ cầm bút trung thành và tận tuỵ đối với chế độ.[5] Có lẽ những người còn thiết tha với văn học và còn giữ ít nhiều sự độc lập trong cách suy nghĩ cũng thấy được cách đánh giá như thế là phi lý và lố bịch, tuy nhiên, không ai dám công khai phản đối: trong văn hoá hành chính, bởi vì uy tín văn học thường gắn liền với quyền lực nhà nước, một sự phản đối như thế không được xem là một sự chống đối thuộc phạm vi văn học mà là một sự chống đối thuộc phạm vi chính trị.
Điều đáng lưu ý là khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, không phải chỉ có nhà-văn-cán-bộ mà còn có cả những độc-giả-cán-bộ. Độc-giả-cán-bộ ở đây không phải là những cán bộ đóng vai độc giả mà là những độc giả đóng vai cán bộ, đọc trong tinh thần của một cán bộ, dù độc giả ấy, trên thực tế, không phải là cán bộ và cũng không phải là người ăn lương của nhà nước, thậm chí, có khi đã di tản hẳn ra nước ngoài. Đọc trong tinh thần cán bộ là đọc với tâm thế tự nguyện chấp hành kỷ luật và với ý thức bảo vệ những tôn ti trật tự đang có. Một độc-giả-cán-bộ đánh giá tác phẩm trước hết dựa theo cái tên của tác giả: nếu đó là tác phẩm của một người thuộc giới lãnh đạo, họ sẽ đọc với thái độ cung kính của một thuộc hạ; nếu đó là tác phẩm của một người được xã hội xếp vào bậc thầy, họ sẽ đọc với thái độ ngoan ngoãn của một tên học trò; nếu đó là tác phẩm của một người không có chức vị gì đáng kể, họ sẽ đọc với thái độ phê phán có khi khắc nghiệt, có khi suồng sã của một kẻ bề trên hoặc ngang hàng; nếu đó là tác phẩm của một người bị xem là thù nghịch, họ sẽ đọc với thái độ hoàn toàn phủ định và đầy ác ý. Hơn nữa, khi đọc, điều một độc-giả-cán-bộ cần tìm kiếm nhất bao giờ cũng sự tái khẳng định những điều vốn đã được xem là chân lý bất biến. Họ không bao giờ cảm thấy chán khi đọc đi đọc lại những trích dẫn trùng lặp từ các tác phẩm được gọi là kinh điển hoặc từ các loại sách báo phổ thông. Ngược lại, điều làm họ dị ứng nhất chính là những cái mới lạ: trong tâm lý của một cán bộ, cái mới lạ bao giờ cũng hàm chứa một nguy cơ gây đảo lộn cái trật tự hiện có và cũng chính là cái trật tự họ muốn bảo vệ.
Nếu sự áp đảo của văn hoá hành chính gắn liền với chủ nghĩa xã hội và tồn tại chủ yếu ở miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975[6] thì sự áp đảo của văn hoá chính trị lại là hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt văn học Việt Nam từ trước đến nay, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, ở trong nước lẫn ở hải ngoại. Theo văn hoá ấy, nhà văn đồng nghĩa với một nhà chính trị, dù hầu hết chỉ là thứ chính trị gia theo đuôi.
Được hay tự đồng nhất với nhà chính trị, nhà văn nhìn mọi hiện tượng không phải từ góc độ thẩm mỹ mà trước hết, từ góc độ quyền lực, theo đó, viết là tham gia vào một cuộc đấu tranh, và một tác phẩm hay là tác phẩm góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh ấy. Trong văn hoá chính trị, chỉ được xem là đẹp những gì có chức năng của một thứ vũ khí. Ngược lại là phù phiếm. Điều này giải thích tại sao bao nhiêu nhà văn say mê viết cáo trạng hay luận chiến, và cũng giải thích tại sao người ta lại làm ầm ĩ chung quanh những tác phẩm được xem là phản kháng đến như thế. Ở hải ngoại, hình như những tác phẩm làm sôi động dư luận nhất đều xuất phát từ trong nước và đều có một đặc điểm giống nhau: tố cáo một tội ác nào đó của chế độ cộng sản.
Xuất phát từ văn hoá chính trị, sáng tác là để tập hợp lực lượng, hay nói như ai đó, một cách “gọi đàn”. Điều người cầm bút quan tâm nhất là được đồng tình, đồng ý và được chấp nhận. Muốn thế, người ta thường tránh xa mọi sự thách đố. Người ta phải tự mài mòn cá tính của mình, tự bóp chết những giấc mơ tìm tòi và thử nghiệm. Văn hoá chính trị bao giờ cũng là văn hoá của đại chúng: nó đề cao những cái chung chung và những cái tầm tầm. Nó xem phản ứng của quần chúng như một thứ nhiệt kế văn học: tác phẩm được quần chúng hiểu, thích và nhớ là thành công; ngược lại, là thất bại, hoặc thất bại về nghệ thuật (chưa đủ trình độ để chinh phục người đọc), hoặc thất bại về đạo đức (cố tình làm ra vẻ cao vĩ để dối gạt hay hù doạ quần chúng).
Tự bản chất, một thứ văn hoá như thế rất xa lạ với văn hoá văn học. Khác với các lãnh vực khác, văn học là thế giới của sự riêng tây. Văn học không làm người ta tụ lại với nhau mà làm cho mỗi người tách ra một cõi riêng. Từ cả việc viết lẫn việc đọc, người ta đều một mình. Chức năng cao cả nhất của văn học, theo tôi, là nuôi dưỡng cái “một mình” ấy: một mình mình đối diện với chính mình; một mình mình lắng nghe những tiếng thì thầm của ngôn ngữ; một mình mình đi vào thế giới mênh mông vô cùng vô tận của sự sáng tạo. Trong những cuộc hành trình một mình đi vào cõi riêng tây như thế, chỉ có những khám phá mới mẻ hoặc những cách thể hiện mới mẻ mới thực sự có ích: chúng làm cuộc hành trình đẹp hơn và làm cõi riêng giàu có hơn. Chính vì vậy, với tư cách là một công việc sáng tạo, mọi cái viết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thách đố lại với thói quen và định kiến, khi nó gây hấn với mọi lối mòn và mọi quy ước. Một nhà văn lớn là người, bằng tác phẩm của mình, góp phần mở ra những biên giới mới hoặc đưa ra định nghĩa mới cho các khái niệm văn học hoặc thể loại văn học. Cũng chính vì vậy, văn học có thể đi liền với cách mạng nhưng lại rất khó song hành với chính trị: khi các lực lượng cách mạng đã giành được chính quyền thì cũng là lúc văn học bị lâm nguy.
Nói cách khác, một nhà văn có thể là một nhà chính trị nhưng không thể viết như một nhà chính trị: viết như một nhà chính trị là sự phản bội đối với tinh thần sáng tạo.
Và nhà văn cũng không thể viết như một nhà giáo.
Ở đâu nhà văn và nhà giáo cũng có quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Cả hai loại người này đều sinh hoạt chủ yếu trong thế giới sách vở. Nghề giáo lại tương đối có nhiều thì giờ, một điều kiện khá thuận lợi cho sáng tác. Cho nên, nhìn chung, những nhà văn xuất thân từ hoặc kiêm nhiệm nghề dạy học chiếm tỉ lệ khá cao trong giới cầm bút. Riêng ở Việt Nam, quan hệ giữa nhà văn và nhà giáo lại càng sâu đậm. Ngày xưa, trong suốt thời kỳ Trung đại, nghĩa là từ cuối thế kỷ 19 trở về trước, sinh hoạt văn học Việt Nam gắn chặt với học đường và thi cử: chính trong môi trường giáo dục, người ta được sống với văn chương nhiều nhất. Học, chủ yếu là học văn chương. Thi, chủ yếu là thi văn chương. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “văn nhân”, trước khi có nghĩa là nhà văn như hiện nay, đã từng mang ý nghĩa là một người học trò.[7]
Mối quan hệ lâu đời giữa văn học và giáo dục đã để lại một số dấu ấn trên văn học: văn hoá giáo dục nếu không bao trùm thì cũng bàng bạc trong văn hoá văn học, theo đó, tính chất giáo huấn được xem là một trong những chức năng chính của văn học. Hậu quả là phần lớn các nhà văn Việt Nam đều có khuynh hướng viết văn như một nhà giáo, hoặc là một nhà giáo tích cực: viết để truyền bá đạo lý; hoặc là một nhà giáo tiêu cực: tránh né việc mô tả những điều có thể có ảnh hưởng xấu đến phong hoá. Cả hai đều có vẻ như một thứ nhân viên xã hội, lúc nào cũng băn khoăn về tình trạng sức khoẻ tinh thần của cộng đồng. Cả hai đều đặc biệt thích những câu chuyện có hậu. Và cả hai đều căm ghét những sự xáo trộn, kể cả những xáo trộn cần thiết về phương diện văn chương và thẩm mỹ. Một biểu hiện khác của việc viết văn như một nhà giáo là khuynh hướng diễn giải. Đối với nghề dạy học, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải làm sao cho học trò hiểu vấn đề. Muốn thế, thầy/cô giáo phải giảng. Giảng là phân tích, là quảng diễn, là nêu ví dụ. Giảng từ tên bài học đến các khái niệm căn bản trong bài học ấy. Giảng như là tất cả học trò của mình đều là những kẻ hoàn toàn nhập môn, chưa từng biết gì về nội dung bài học cả. Cứ thế, nhà giáo phải giảng đi giảng lại những điều cực kỳ căn bản. Rất tiếc, không ít người đem cả thói quen diễn giảng ấy vào văn chương. Trong bài viết của họ, mỗi câu văn phải cõng trên lưng nó năm bảy câu giải thích. Chuyện mới, giải thích đã đành. Ngay cả những chuyện xưa như trái đất cũng vẫn giải thích. Lặp lại những kiến thức sơ đẳng và cũ rích, cách viết như thế là một sự xúc phạm đến sự hiểu biết của người đọc. Giọng văn làm nhàm và lảm nhảm, cách viết như thế là một sự xúc phạm đến tính chất thẩm mỹ của văn chương.
Theo tôi, để văn chương hàm súc và ý vị, nhà văn phải viết trong giả thiết là người đọc của mình là những người cực kỳ thông minh và uyên bác: hắn không cần phải viết những gì, thứ nhất, độc giả có thể đã biết rồi; thứ hai, độc giả có thể chưa biết nhưng có thể tìm hiểu ở những nguồn tài liệu khác. Với những người đọc thông minh và uyên bác ấy, hắn phải viết những điều thông minh và uyên bác tương xứng, nghĩa là, ít nhất phải thông minh và uyên bác hơn chính bản thân hắn. Lâu nay, trong những cách nghĩ thông thường, chúng ta có khuynh hướng xem tác phẩm chỉ là một phần của tác giả: nếu tác phẩm ấy có điều gì thông minh và uyên bác thì đó chỉ là một phần trong sự thông minh và uyên bác của tác giả. Sự thật ngược lại. Những tác phẩm thành công nhất của một tác giả bao giờ cũng thông minh hơn, uyên bác hơn, do đó, giàu có hơn và cũng cao hơn hẳn tác giả ấy. Những tác phẩm ấy trở thành một thách thức đối với chính cái kẻ đã tạo ra chúng. Đối diện với thách thức ấy, nhiều người đã đầu hàng: họ buông bút, không viết nữa.
Những tác phẩm tồn tại như một thách thức đối với chính tác giả của chúng hoàn toàn có quyền tồn tại như một thách thức đối với độc giả: để tiếp cận chúng, người ta bị đòi hỏi phải có một sự cố gắng nhất định. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được điều đó. Nhưng đó không phải là điều đáng quan tâm: phần nhiều những độc giả ấy không phải là những độc giả văn học thực sự; có thể họ vẫn đọc, đọc khá thường xuyên nữa là khác, nhưng cái họ tìm kiếm không phải là văn học, tức những giá trị thẩm mỹ liên quan đến nghệ thuật ngôn ngữ. Họ đến với văn học một cách hờ hững hoặc thiên lệch và, như là hệ quả của sự hờ hững và thiên lệch ấy, họ chẳng bao giờ giúp được gì trong việc tăng thêm tuổi thọ cho các tác phẩm văn học. Có được vài chục ngàn, vài trăm ngàn, hoặc thậm chí, vài triệu độc giả, như một số nhà văn best-sellers trên thế giới, người ta cũng không có chút bảo đảm nào là sẽ được đọc lâu dài.
Nói tóm lại, trong phạm vi bài này, tôi chưa dám khẳng định nhà văn là ai, nhưng tôi biết chắc một điều: dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, kẻ chỉ xem chữ nghĩa như một phương tiện để rượt đuổi theo các sự kiện không ngừng diễn ra và không ngừng bị vùi lấp. Nhà văn cũng nhất thiết không phải là một cán bộ, kẻ chỉ biết phục tùng; một nhà chính trị, kẻ chơi trò mị dân, chỉ thích đầu tư trên cái vốn chung và cũ của tập thể; một nhân viên xã hội, kẻ đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và vì tinh thần trách nhiệm ấy, sẵn sàng hy sinh cả nghệ thuật. Cuối cùng, nhà văn cũng nhất thiết không phải là nhà giáo, kẻ chỉ thích dạy và giảng, nhất là những lời dạy và giảng ấy cứ lợn cợn và bốc mùi thoang thoảng của những thứ kiến thức hoặc chưa tiêu hoặc cũ mèm.
Tôi biết, loại trừ tất cả những tư cách lẫn lộn nhập nhằng ấy, chưa chắc người ta đã trở thành một nhà văn thực sự bởi vì vẫn còn một sự nhập nhằng khác, tế nhị hơn: sự nhập nhằng giữa những người còn đang hoạt động và những người đã về hưu, phần nhiều là hưu non. Trong danh sách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở trong nước, có vô số người lâu lắm không hề viết lách được gì cả. Ở ngoài nước cũng vậy. Hiện tượng sống dựa vào quỹ hưu bổng... văn học như vậy kể cũng bình thường. Tuy nhiên, điều bất bình hường là có quá nhiều người sống bám vào một thứ quỹ hưu bổng... ảo.
Người ta thường lý luận danh hiệu là nhà văn (hay nhà thơ, v.v...) là thứ danh hiệu muôn đời. Chỉ có nhà văn hay nhà thơ chứ không có cựu nhà văn hay cựu nhà thơ. Ngay cả chữ “cố” cũng không cần thiết được đặt trước hai chữ “văn sĩ” và “thi sĩ”. Nguyễn Du, mất đã gần 200 năm rồi, vẫn là một nhà thơ. Nguyễn Trãi, mất đã hơn 500 năm rồi, vẫn là một nhà thơ. Không “cựu”, không “cố” gì cả. Cũng đúng thôi: tác phẩm của họ còn đó thì mọi chữ “cựu” và mọi chữ “cố” đều trở thành vô duyên. Có thể nói tác phẩm của họ như một thứ quỹ hưu bổng vĩnh viễn đủ sức để duy trì cái danh hiệu nhà thơ của họ.
Nhưng đó là trường hợp của những người mà tác phẩm của họ còn tồn tại được với thời gian. Những tác phẩm văn học thực sự. Nó khó có thể áp dụng với những người in dăm ba cuốn sách và cuốn nào cũng bị thời gian chôn lấp một cách nhanh chóng đến độ chính bản thân họ cũng không đủ can đảm bươi lên để in lại dù diều kiện in ấn bây giờ cực kỳ dễ dàng. Những tác phẩm không có hoặc có rất ít giá trị văn học như vậy, nói theo chữ nhà văn Mai Thảo thường dùng lúc sinh thời, chỉ là những đồng tiền giả. Một thứ quỹ hưu bổng được làm bằng những đồng tiền giả như vậy chỉ là một thứ quỹ hưu bổng ảo. Sống bám vào một thứ quỹ hưu bổng ảo như vậy là một cách ăn gian.
Vâng, tôi biết, loại trừ tất cả những sự nhập nhằng ở trên cũng như loại trừ cả trường hợp “ăn gian” vừa kể thì chưa chắc người ta đã trở thành nhà văn thực sự. Tuy nhiên, tôi hy vọng là dù sao ít nhất nhờ đó sinh hoạt văn học cũng đỡ xô bồ và nhếch nhác, văn hoá văn chương đỡ bị ô nhiễm phần nào.
Hy vọng thế.
(Ðã in trong cuốn Văn hoá văn chương Việt Nam, Văn Mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, 2002)
_________________________
[1]Bài “Viết cho ai?” đã được in trong cuốn Văn hoá văn chương Việt Nam của Nguyễn Hưng Quốc (2002), tr. 55-66; và trên Tiền Vệ.
[2]Xem thêm chương “Cuộc hoà giải vô tận: khái niệm nhà thơ thời trung đại” trong cuốn Thơ, v.v... và v.v... của Nguyễn Hưng Quốc,Văn Nghệ xuất bản, 1996, tr. 159-164.
[3]Trong bài “Viết trong tiếng súng” in lại trong tập Tạp Bút (California: Văn Nghệ, 1989, tr. 125-140), nhà văn Võ Phiến có một số nhận xét thú vị về nhà văn. Theo ông, “không có nhà văn”. Lý do: “Nhà văn, thực ra tiếng ấy chỉ thị chung những hạng người có những hoạt động khác nhau rất xa, gần như không có gì liên quan với nhau. [...] Cố tìm ra một cái gì nối liền các hoạt động cách biệt như thế, có thể nêu lên cái nguyên liệu chung: chữ viết. Mọi nhà văn đều sử dụng chữ viết. Nhưng đó bất quá cũng như kẻ đóng tàu chiến và người thợ làm ra những chiếc đinh đóng guốc đều sử dụng một nguyên liệu chung là sắt, vậy thôi.”
[4]Chữ “nhà văn cán bộ” là chữ khá phổ biến ở Việt Nam từ thời đổi mới đến nay. Trong bài “Văn nghệ và cuộc sống hôm nay” đăng trên tạp chí Tác Phẩm Mới số 6 năm 1992, Lại Nguyên Ân viết: “Nền văn học mà chúng ta có hiện giờ, theo một nghĩa nào đó, chính là một nền văn học cán bộ (chữ 'nhà văn cán bộ' là tôi mượn của anh Vũ Tú Nam trong một lần anh gặp gỡ các nhà nghiên cứu của Đại học Tổng hợp,...).”
[5]Ví dụ rõ nhất là bộ Nhà văn Việt Nam (1945-1975) gồm hai tập do Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức biên soạn (nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, 1979 & 1983). Trong hai tập ấy, có 29 tác giả được phê bình; trong đó, có nhiều người chỉ là những nhà chính trị, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ, Hồng Chương, Xuân Trường; hoặc chủ yếu là những cán bộ văn nghệ như Như Phong và Hoàng Trung Thông. Tuy nhiên, bộ sách vẫn bị Hà Xuân Trường, nguyên là trưởng Ban văn hoá văn nghệ trung ương đảng chê “có thiếu sót lớn là không giới thiệu chân dung một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta là những nhà lý luận đặt nền móng cho văn học dân tộc” (Hà Xuân Trường, Văn học cuộc sống thời đại, Hà Nội: Văn Học, 1986, tr. 170).
[6]Thật ra ảnh hưởng của văn hoá hành chính còn lan cả ra sinh hoạt văn học hải ngoại. Biểu hiện rõ rệt nhất là kiểu “tôn ti trật tự” phi văn học thường thấy trên các tạp chí văn học hải ngoại: trong cách sắp xếp bài vở và cách khen ngợi người này người nọ, v.v...
[7]Ví dụ, xưa, trong Truyện Kiều, tả Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Trông chừng thấy một văn nhân / Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng...”; gần hơn, trong bài “Chùa Hương”, Nguyễn Nhược Pháp viết: “Em thấy một văn nhân/ Người đâu thanh lạ thường / Tướng mạo trông phi thường/ Lưng cao dài trán rộng/ Hỏi ai mà không thương?” Những chữ “văn nhân” ấy hoàn toàn đồng nghĩa với chữ “thư sinh”, nghĩa là học trò.
Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2008
Tirthankar Chanda phỏng vấn Jean-Marie Le Clézio, "La langue française est peut-être mon véritable pays”, Label France, No.45 (2001).
văn học
phỏng vấn
Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Chanda, Tirthankar
Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Tirthankar Chanda phỏng vấn Jean-Marie Le Clézio,
"La langue française est peut-être mon véritable pays”,
Label France, No.45 (2001).
J.-M. G. LE CLÉZIO
(1940~)
Tác phẩm của ông được xem là mang tính bí ẩn, triết lý và thậm chí tính sinh thái. Ông có nhận thấy chính mình qua những tính cách ấy không?
Thật khó để tự đánh giá những điều mình làm. Nếu tôi phải mô tả những cuốn sách của tôi thì tôi có thể nói chúng là cái gì giống tôi nhất. Nói cách khác, đối với tôi, việc diễn tả các ý tưởng thì không quan trọng bằng việc diễn tả tôi là gì và tôi tin vào điều gì. Khi tôi viết, tôi chủ yếu cố gắng diễn dịch mối quan hệ giữa bản thân với đời sống hàng ngày, với các sự kiện. Chúng ta sống trong một thời buổi nhiễu nhương, trong đó chúng ta bị tấn công bởi một sự hỗn loạn của những ý tưởng và những hình ảnh. Vai trò của văn chương hôm nay có lẽ là tạo nên vọng âm dội ngược lại sự hỗn loạn này.
Văn chương có thể tác động đến sự hỗn loạn này không? Có thể chuyển hoá nó không?
Chúng ta không còn bạo gan, như ở thời của Sartre, để tin rằng một cuốn tiểu thuyết có thể làm thay đổi thế giới. Hôm nay, nhà văn chỉ có thể ghi nhận thái độ bất lực chính trị của mình. Khi bạn đọc sách của Sartre, Camus, Dos Passos hay Steinbeck, bạn có thể thấy rõ rằng những nhà văn dấn thân ấy có sự tin tưởng vô hạn vào tương lai nhân loại và vào sức mạnh của chữ nghĩa. Tôi còn nhớ năm tôi mười tám tuổi, tôi đã đọc những bài xã luận của Sartre, Camus và Mauriac trên tờ L’Express. Đó là những tiểu luận dấn thân có vai trò vẽ đường chỉ lối. Liệu hôm nay có ai tưởng tượng nổi một bài xã luận trên nhật báo có thể giúp giải quyết những vấn đề đang làm hư hoại cuộc sống của chúng ta? Văn chương thời bây giờ là một thứ văn chương tuyệt vọng.
"Vai trò của văn chương hôm nay có lẽ là tạo nên vọng âm dội ngược lại sự hỗn loạn này”
Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá. Có một chút gì giống như tác phẩm của một Rimbaud hay một Segalen, những tác giả mà giới phê bình gia Pháp luôn luôn thấy khó định vị.
Trước hết, tôi muốn nói rằng tôi chẳng thấy bực dọc chút nào khi mình là một nhà văn không thể xếp loại được. Tôi nghĩ rằng đặc tính chủ yếu của tiểu thuyết chính là cái không thể xếp loại được, nói cách khác, đó là một thể loại đa dạng bao gồm một phần là sự lai ghép, một sự hỗn nhập của những ý tưởng mà, rốt cuộc, đó chính là sự phản ảnh của thế giới đa cực của chúng ta.
Nói thế, tôi nghĩ cũng giống như bạn, rằng cái cơ chế văn học của Pháp, kế thừa từ cái gọi là những tư tưởng phổ quát của Những nhà bách khoa, đã luôn luôn có một khuynh hướng đáng ghét là gạt ra ngoài lề bất cứ những tư tưởng nào đến từ nơi khác bằng cách cho chúng là những thứ “dị lãm”. Rimbaud và Segalen đã trả giá trong thời họ sống. Ngay cả hôm nay, các nhà văn từ những nước phía Nam chỉ xuất bản sách ở đây nếu họ đồng ý bị xếp vào phạm trù “dị lãm”. Cái ví dụ đến ngay trong óc tôi là Ananda Devi, nhà văn ở đảo Maurice, mà tôi đã đứng ra bênh vực khi tôi còn ngồi trong ban tuyển đọc của nhà xuất bản Gallimard. Họ đã đáp lại tôi rằng bản thảo tác phẩm của cô ấy chưa đủ dị lãm!
Tại sao ông lại khoái trá với những nền văn hoá khác đến thế?
Văn hoá Tây phương đã trở nên quá đơn tính. Nó đặt ưu tiên quá trớn vào phương diện đô thị, kỹ thuật, vì vậy nó cản trở sự phát triển của những hình thức diễn đạt khác: tính tôn giáo và những cảm xúc, chẳng hạn. Toàn thể cái phần bất khả tri của con người thì bị che lấp dưới danh xưng của chủ nghĩa duy lý. Chính nhận thức này đã đẩy tôi đến với những nền văn minh khác.
Trong cái chốn khác mà ông đã tìm đến, thì riêng Mễ-tây-cơ và thế giới người da đỏ Mỹ châu nói chung chiếm một phần chủ yếu. Bằng cách nào ông đã tìm đến với Mễ-tây-cơ?
Tôi đã được gửi sang Mễ-tây-cơ để thi hành nghĩa vụ quân sự. Trong hai năm tôi ở xứ ấy, tôi đã có cơ hội đi đây đi đó. Đáng kể là tôi đã đi đến Panama, nơi tôi gặp những thổ dân Emberá. Tôi đã sống bốn năm (1970-1974) với những người dân da đỏ của rừng xanh ấy. Đó là một kỷ niệm cảm động sâu sắc, vì tôi đã khám phá ra một lối sống không hề dính dấp gì đến cái lối sống mà tôi đã biết được ở châu Âu. Thổ dân Emberá sống hoà điệu với thiên nhiên, với môi sinh và với chính họ mà chẳng nhờ đến một thứ quyền bính luật pháp hay tôn giáo nào cả. Điều đó đã làm tôi choáng ngợp, và khi tôi trở về, tôi muốn kể lại cái tình người khăng khít của xã hội ấy, thì các nhà phê bình đã gán cho tôi là thơ ngây, sơ giản và bị rơi vào cái huyền thoại «bon sauvage» (những người man di cao quý), mặc dù điều đó hoàn toàn không phải là điều tôi muốn nói. Tôi chẳng bao giờ có thể nói những thổ dân mà tôi đã chung sống là man di, hay họ là cao quý. Họ sống theo những tiêu chuẩn khác và những giá trị khác.
“Những cuốn sách của tôi là cái gì trông giống tôi nhất”
Lúc này, ông chia cuộc sống của ông ra giữa Albuquerque, thuộc tiểu bang New Mexico; đảo Maurice, xuất xứ của gia đình ông; và Nice, nơi ông lớn lên và nơi thân mẫu của ông vẫn còn sống. Giống như ông, các nhân vật trong truyện của ông cũng có cuộc sống trải ra trên nhiều lục địa. Lấy ví dụ, cuốn Cœur brûlé et autres romances có một phần diễn ra tại Mễ-tây-cơ. Truyện đầu tiên của cuốn này kể chuyện hai thiếu nữ đã sống ở xứ ấy khi họ còn nhỏ. Đó là một tuổi thơ đau đớn. Cả hai đều dường như bị ám ảnh bởi quá khứ. Liệu có thể nói rằng hai chị em là nạn nhân cùa lối sống du cư?
Họ là nạn nhân của sự ràng buộc vào hai nền văn hoá trong cùng một lúc. Rất khó cho trẻ con thông tri với hai nền văn hoá dị biệt như văn hoá Mễ-tây-cơ, là thứ văn hoá cấp tốc, của đường phố, ở bên ngoài, và văn hoá Âu châu, là thứ văn hoá dưới mái nhà, của nội thất và của những nội quy học đường. Chính cái va chạm của những nền văn hoá là điều tôi muốn kể ra.
Thế thì tại sao lại gọi là “truyện diễm tình”?
Đây là một chữ hơi chua chát chút ít để mô tả những trạng huống bi thảm. Cuốn sách gồm có bảy truyện ngắn, kể những câu chuyện u ám. Trong truyện hư cấu diễm tình, cảm xúc thì ưu tiên hơn cái sự thật mang tính xã hội học. Tôi nghĩ rằng vai trò của truyện ngắn làm bật lên sự giao thoa không ngừng này giữa cảm xúc và cái thế giới xã hội, cái thế giới thực tại. Mặt khác, tất cả những truyện ngắn trong cuốn này kể lại những sự kiện mà tôi đã mang vào truyện. Do đó nó là những chuyện có thật. Những truyện này có cái phần «fleur bleue» (nông nổi) mà bạn cũng có thể thấy trong những trang «faits divers» (tin vắn xã hội linh tinh) trên các nhật báo.
Trong những cuốn sách của ông, biên giới giữa các thể loại bị xoá nhoà. Những tác phẩm này vượt ra xa bên ngoài lối tự sự tiểu thuyết cổ điển. Ông có tin rằng tiểu thuyết như một thể loại, kế thừa từ thế kỷ thứ XIX, vẫn còn mang nặng dấu ấn của những gốc gác mang tính tư sản trung lưu và thực dân và, do đó, nó không thể phản ảnh sự phức tạp của thế giới hậu hiện đại, hậu thuộc địa?
Tiểu thuyết là một lể loại mang tính bourgoise, xét về mặt tác dụng. Suốt thế kỷ XIX, nó là hiện thân lộng lẫy của những may mắn và rủi ro trong cái thế giới tư sản trung lưu. Thế rồi, điện ảnh ra đời, cướp đi ngôi vị minh tinh của tiểu thuyết và tự chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu hơn để trình bày thế giới. Các nhà văn, vì thế, đã tìm cách mở rộng phạm vi của thể loại tiểu thuyết bằng cách làm cho nó thành nơi để diễn tả những ý tưởng, những cảm xúc. Làm như thế, họ mới phát hiện cái thể loại này quả là hết sức uyển chuyển, phù hợp dễ dàng với những thí nghiệm về hình thức. Từ đó, mỗi thế hệ lại tái cách tân tiểu thuyết, tái phát minh nó bằng cách đem những yếu tố mới mẻ vào nó.
Tôi nghĩ đến một tiểu thuyết gia ở Maurice, ông Abhimanyu Unnuth, người mà tôi mới phát hiện gần đây khi bản dịch cuốn Lal pasina của ông được xuất bản. Đây là một cuốn tiểu thuyết có những góc độ nào đó khiến ta nhớ đến Eugène Sue. Unnuth sử dụng hình thức tiểu thuyết cổ điển, nhưng phá cách nó cho nó tốt hơn qua lối du nhập những yếu tố mang tính sử thi, những ca khúc và cái nhịp điệu của thi pháp Ấn-độ. Từ đó sinh ra cái kiểu Le Juif errant hay Les Mystères de Paris[1] được tái duyệt và chỉnh lý bởi sử thi Ramayana![2]
Những cuốn tiểu thuyết của ông có một khía cạnh nào đó mang tính tự truyện. Ông có cảm tưởng rằng ông là người lưu trữ tiểu sử của chính mình, lưu trữ kinh nghiệm sống của chính mình?
Những tiểu thuyết gia mà tôi yêu thích là Stevenson và Joyce. Họ lấy cảm hứng từ những năm tháng đầu đời của họ. Qua cái viết, họ làm sống lại quá khứ của họ và cố gắng hiểu những câu hỏi “tại sao” và “thế nào”. Khi đọc cuốn Ulysses của Joyce, ta thực sự có cái ấn tượng rằng Joyce đã không có chủ đích kể lại khoảnh khắc hiện tiền, nhưng có chủ đích diễn tả mọi thứ ở bên trong ông, tất cả những gì đã làm nên chính ông. Ông phục hiện cả những tiếng động nhỏ nhất trên đường phố, những mảnh đối thoại vụn vặt, những trận đòn quằn quại ở trường học mà ông đã chịu đựng và vẫn còn bị ám ảnh. Naipaul, cũng thế, bằng óc tưởng tượng, quay về với những năm học đầu tiên. Văn chương chỉ mạnh mẽ khi nó có khả năng diễn tả những cảm nhận đầu tiên, những kinh nghiệm đầu tiên, những ý tưởng đầu tiên, những nỗi thất vọng đầu tiên.
Đọc tác phẩm của ông, người ta thường có ấn tượng rằng các nhân vật của ông, qua hình ảnh của chính ông, đang tìm kiếm một quê hương, một quê hương bên ngoài cái ý niệm truyền thống và hơi chật hẹp về quốc gia. Salman Rushdie nói về “những quê hương tưởng tượng” khi mô tả mối liên hệ mới mẻ mà nhà văn lưu vong cố gắng thiết lập để nối kết mình trở lại với cái xứ sở mà từ đó mình đã ra đi. Còn ông, quê hương tưởng tượng của ông thì như thế nào?
Tôi tự xem mình là một kẻ lưu vong vì gia đình tôi hoàn toàn là dân của xứ Maurice. Trải qua nhiều thế hệ, chúng tôi đã được nuôi dưỡng bằng truyện dân gian, thức ăn, những huyền thoại và văn hoá Maurice. Đó là một nền văn hoá rất hỗn hợp, gồm Ấn-độ, châu Phi và châu Âu. Tôi sinh ra ở Pháp và lớn lên ở Pháp với nền văn hoá sở tại. Khi trưởng thành, tôi tự nhủ rằng có một nơi nào đó là hiện thể của quê hương đích thực của tôi. Một ngày nào, tôi sẽ đến đó, và tôi sẽ biết nó là gì. Vì thế, ở Pháp, tôi luôn luôn thoáng nghĩ về mình như là một kẻ “bên ngoài”. Tuy nhiên, tôi rất yêu tiếng Pháp, và có lẽ nó là quê hương đích thực của tôi! Nhưng nếu xem nước Pháp là một quốc gia, thì tôi phải nói rằng tôi hiếm khi nhận diện mình qua những phẩm tính của nó.
Tổ tiên của ông là người Pháp chứ, tôi tin thế?
Đúng là dòng họ Le Clézio xuất phát từ Morbihan, ở miền Bretagne. Vào thời Cách Mạng, một trong những ông tổ của tôi đã từ chối gia nhập vào lực lượng cách mạng vì họ đòi cắt mái tóc dài của ông, nên ông buộc lòng phải rời khỏi nước Pháp. Ông đã cùng cả gia đình lên một chiếc thuyền tên là Courrier des Indes với ý định đi sang Ấn-độ. Nhưng khi chiếc thuyền ghé vào đảo Maurice, ông rời thuyền vì vợ của ông xuất thân từ đảo ấy, và người trong gia đình của bà vẫn còn ở đó. Chi hệ của dòng Le Clézio ở Maurice là hậu duệ của ông tổ mang máu phiêu lưu và nổi loạn này. Ông sẽ là nhân vật chính diện trong cuốn tiểu thuyết sắp tới của tôi. Trong lúc này, tôi đang viết đến đoạn kể lại câu chuyện ông đã định cư ở Maurice như thế nào. Tôi cảm thấy gần gũi với người đàn ông đã tự lưu đày đến tận đầu bên kia của thế giới để thoát khỏi một điều gì đó. Tôi có cảm tưởng tôi hiểu được ông ấy.
Người ta nói rằng ông có khả năng đoạt giải Nobel. Hãy tưởng tượng rằng ngày mai ông được trao giải Nobel Văn Chương. Ông muốn nói gì tại buổi lễ trao giải?
Đó là một câu hỏi rất ư mang tính giả thuyết! Tôi chẳng biết gì về chuyện giải thưởng Nobel, nhưng tôi biết tôi muốn nói gì trước công chúng. Tôi muốn nói về cuộc chiến tranh tàn sát trẻ con. Điều này, đối với tôi, là điều kinh khủng nhất của thời đại chúng ta. Văn chương cũng là một phương tiện để nhắc nhở con người về tấn thảm kịch này và mang nó ra đặt ngay trước tầm mắt họ. Ở Paris, gần đây người ta phủ mạng che mặt lên những pho tượng phụ nữ để lên án sự kiện rằng phụ nữ ở Afganistan không được tự do. Điều đó rất tốt. Cũng giống như vậy, ta nên đánh dấu tất cả những pho tượng trẻ em bằng một vệt sơn đỏ thật to ở trái tim như một sự nhắc nhở rằng, ngay trong giây phút này, ở một nơi nào đó tại Palestine, Nam Mỹ hay châu Phi, một đứa trẻ vừa bị giết bằng những viên đạn. Người ta chưa bao giờ nói về điều đó!
_________________________
[1]Ramayana là tác phẩm sử thi vĩ đại của Ấn-độ, được thi sĩ Valmiki viết bằng tiếng Sanskri vào khoảng vài thế kỷ trước Công nguyên. Ramayana đã ảnh hưởng nhiều đến văn học dân gian Đông-Nam Á.
[2]Le Juif errant [1844] và Les Mystères de Paris [1842-1843] là hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Eugène Sue (1804-57), tiểu thuyết gia bình dân của Pháp.
--------
Nguồn: “La langue française est peut-être mon véritable pays”, Entretien réalisé par Tirthankar Chanda, Label France, No.45 (2001).
Có thể xem bản điện tử lưu trữ tại website của Ministère des Affaires étrangères et européennes. Bấm vào link này: “La langue française est peut-être mon véritable pays”.
Những tác phẩm của Le Clézio đã đăng trên Tiền Vệ :
Người thổi sáo ở Angkor (truyện / tuỳ bút)
... Cái nhìn bén nhọn của tiếng sáo đã nhìn thấy tất cả. Nó đã du hành không phải vất vả qua trí tuệ, nhanh hơn hàng triệu hàng triệu chữ, và nó tiếp tục, tiếp tục nữa, tiếp tục mãi, đi xa hơn cả thời gian, xa hơn cả tri thức, xa hơn cả đường xoắn ốc chóng mặt đang tự vặn chặt vào sọ của một kẻ điên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Gió Nam (truyện / tuỳ bút)
... Thời gian trôi qua. Ta nói ra những chuyện này chuyện nọ, ta đau khổ và ta tưởng vì thế ta có thể chết được, thế rồi vài năm sau mọi chuyện đều chỉ còn là kỷ niệm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người của trời (truyện / tuỳ bút)
... Đó chính là lúc mà cái im lặng lớn đến độ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Petite Croix nhớ tới cái câu nó đã hỏi, từ bao nhiêu năm nay, câu hỏi mà nó rất muốn biết, về chuyện bầu trời, về màu sắc của nó. Nhưng con bé không còn cất gịọng lớn nữa: “Xanh là gì vậy?” Bởi vì không ai biết được câu trả lời đúng. Con bé vẫn ngồi bất động, thật thẳng góc, ở cuối vách đá, trước bầu trời... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Ba cô gái phiêu lưu (truyện / tuỳ bút)
... Sự cô đơn cùng tận là sức mạnh của cô. Chính cô giữ cho thân hình mình đứng thẳng và mạnh, chống chọi với năm tháng, chính cô lúc nào cũng đem lại cho đôi mắt mình sự rạng rỡ của cuộc sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Trái tim cháy (truyện / tuỳ bút)
... Khi đêm xuống, có một cơn sốt, một cái gì giục giã. Ta có thể nói là có một lễ vui đang được chuẩn bị. Nhất là vào những ngày đẹp trời, tháng chín, tháng mười, tháng mười một. Không khí dịu và mát, có những dây bìm bìm nở hoa trên các hàng rào, những con đôm đốm đậu trên ngọn cỏ. Những con cóc ca hát dưới mương rãnh... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Khách sạn Cô Đơn (truyện / tuỳ bút)
Đối với Eva, đấy là kỷ niệm của một đời sống khác, một thời gian không hạn định. Nàng đã ở khách sạn suốt đời nàng, du lịch trên những con tàu chở khách lao vào cuộc phiêu lưu trên biển, từ bến này đến bến kia, giữa Venise và Alexandrie, hay trên lãnh hải Cortés, từ Topolobampo đến La Paz... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Kalima (truyện / tuỳ bút)
Em đã đi khỏi nơi này, và em đã để lại cả thế giới này trong trật tự của nó, trong mưu đồ của nó, cái thế giới mà những quảng trường cứ tiếp tục ồn ào, với những máy nước và những cô gái, và những tiếng gà trống gáy và tiếng chó sủa, và bụi bặm không ngớt tung lên rồi rải xuống, tung lên rồi nằm yên nghỉ. Thế nhưng em, em không còn ở đấy nữa... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Người châu Phi (truyện / tuỳ bút)
Chương thứ ba trong tác phẩm L’Africain của Jean-Marie G. Le Clézio — một tên tuổi nổi bật trong văn chương hậu hiện đại Pháp — lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2008
phỏng vấn
Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Chanda, Tirthankar
Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Tirthankar Chanda phỏng vấn Jean-Marie Le Clézio,
"La langue française est peut-être mon véritable pays”,
Label France, No.45 (2001).
J.-M. G. LE CLÉZIO
(1940~)
Tác phẩm của ông được xem là mang tính bí ẩn, triết lý và thậm chí tính sinh thái. Ông có nhận thấy chính mình qua những tính cách ấy không?
Thật khó để tự đánh giá những điều mình làm. Nếu tôi phải mô tả những cuốn sách của tôi thì tôi có thể nói chúng là cái gì giống tôi nhất. Nói cách khác, đối với tôi, việc diễn tả các ý tưởng thì không quan trọng bằng việc diễn tả tôi là gì và tôi tin vào điều gì. Khi tôi viết, tôi chủ yếu cố gắng diễn dịch mối quan hệ giữa bản thân với đời sống hàng ngày, với các sự kiện. Chúng ta sống trong một thời buổi nhiễu nhương, trong đó chúng ta bị tấn công bởi một sự hỗn loạn của những ý tưởng và những hình ảnh. Vai trò của văn chương hôm nay có lẽ là tạo nên vọng âm dội ngược lại sự hỗn loạn này.
Văn chương có thể tác động đến sự hỗn loạn này không? Có thể chuyển hoá nó không?
Chúng ta không còn bạo gan, như ở thời của Sartre, để tin rằng một cuốn tiểu thuyết có thể làm thay đổi thế giới. Hôm nay, nhà văn chỉ có thể ghi nhận thái độ bất lực chính trị của mình. Khi bạn đọc sách của Sartre, Camus, Dos Passos hay Steinbeck, bạn có thể thấy rõ rằng những nhà văn dấn thân ấy có sự tin tưởng vô hạn vào tương lai nhân loại và vào sức mạnh của chữ nghĩa. Tôi còn nhớ năm tôi mười tám tuổi, tôi đã đọc những bài xã luận của Sartre, Camus và Mauriac trên tờ L’Express. Đó là những tiểu luận dấn thân có vai trò vẽ đường chỉ lối. Liệu hôm nay có ai tưởng tượng nổi một bài xã luận trên nhật báo có thể giúp giải quyết những vấn đề đang làm hư hoại cuộc sống của chúng ta? Văn chương thời bây giờ là một thứ văn chương tuyệt vọng.
"Vai trò của văn chương hôm nay có lẽ là tạo nên vọng âm dội ngược lại sự hỗn loạn này”
Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá. Có một chút gì giống như tác phẩm của một Rimbaud hay một Segalen, những tác giả mà giới phê bình gia Pháp luôn luôn thấy khó định vị.
Trước hết, tôi muốn nói rằng tôi chẳng thấy bực dọc chút nào khi mình là một nhà văn không thể xếp loại được. Tôi nghĩ rằng đặc tính chủ yếu của tiểu thuyết chính là cái không thể xếp loại được, nói cách khác, đó là một thể loại đa dạng bao gồm một phần là sự lai ghép, một sự hỗn nhập của những ý tưởng mà, rốt cuộc, đó chính là sự phản ảnh của thế giới đa cực của chúng ta.
Nói thế, tôi nghĩ cũng giống như bạn, rằng cái cơ chế văn học của Pháp, kế thừa từ cái gọi là những tư tưởng phổ quát của Những nhà bách khoa, đã luôn luôn có một khuynh hướng đáng ghét là gạt ra ngoài lề bất cứ những tư tưởng nào đến từ nơi khác bằng cách cho chúng là những thứ “dị lãm”. Rimbaud và Segalen đã trả giá trong thời họ sống. Ngay cả hôm nay, các nhà văn từ những nước phía Nam chỉ xuất bản sách ở đây nếu họ đồng ý bị xếp vào phạm trù “dị lãm”. Cái ví dụ đến ngay trong óc tôi là Ananda Devi, nhà văn ở đảo Maurice, mà tôi đã đứng ra bênh vực khi tôi còn ngồi trong ban tuyển đọc của nhà xuất bản Gallimard. Họ đã đáp lại tôi rằng bản thảo tác phẩm của cô ấy chưa đủ dị lãm!
Tại sao ông lại khoái trá với những nền văn hoá khác đến thế?
Văn hoá Tây phương đã trở nên quá đơn tính. Nó đặt ưu tiên quá trớn vào phương diện đô thị, kỹ thuật, vì vậy nó cản trở sự phát triển của những hình thức diễn đạt khác: tính tôn giáo và những cảm xúc, chẳng hạn. Toàn thể cái phần bất khả tri của con người thì bị che lấp dưới danh xưng của chủ nghĩa duy lý. Chính nhận thức này đã đẩy tôi đến với những nền văn minh khác.
Trong cái chốn khác mà ông đã tìm đến, thì riêng Mễ-tây-cơ và thế giới người da đỏ Mỹ châu nói chung chiếm một phần chủ yếu. Bằng cách nào ông đã tìm đến với Mễ-tây-cơ?
Tôi đã được gửi sang Mễ-tây-cơ để thi hành nghĩa vụ quân sự. Trong hai năm tôi ở xứ ấy, tôi đã có cơ hội đi đây đi đó. Đáng kể là tôi đã đi đến Panama, nơi tôi gặp những thổ dân Emberá. Tôi đã sống bốn năm (1970-1974) với những người dân da đỏ của rừng xanh ấy. Đó là một kỷ niệm cảm động sâu sắc, vì tôi đã khám phá ra một lối sống không hề dính dấp gì đến cái lối sống mà tôi đã biết được ở châu Âu. Thổ dân Emberá sống hoà điệu với thiên nhiên, với môi sinh và với chính họ mà chẳng nhờ đến một thứ quyền bính luật pháp hay tôn giáo nào cả. Điều đó đã làm tôi choáng ngợp, và khi tôi trở về, tôi muốn kể lại cái tình người khăng khít của xã hội ấy, thì các nhà phê bình đã gán cho tôi là thơ ngây, sơ giản và bị rơi vào cái huyền thoại «bon sauvage» (những người man di cao quý), mặc dù điều đó hoàn toàn không phải là điều tôi muốn nói. Tôi chẳng bao giờ có thể nói những thổ dân mà tôi đã chung sống là man di, hay họ là cao quý. Họ sống theo những tiêu chuẩn khác và những giá trị khác.
“Những cuốn sách của tôi là cái gì trông giống tôi nhất”
Lúc này, ông chia cuộc sống của ông ra giữa Albuquerque, thuộc tiểu bang New Mexico; đảo Maurice, xuất xứ của gia đình ông; và Nice, nơi ông lớn lên và nơi thân mẫu của ông vẫn còn sống. Giống như ông, các nhân vật trong truyện của ông cũng có cuộc sống trải ra trên nhiều lục địa. Lấy ví dụ, cuốn Cœur brûlé et autres romances có một phần diễn ra tại Mễ-tây-cơ. Truyện đầu tiên của cuốn này kể chuyện hai thiếu nữ đã sống ở xứ ấy khi họ còn nhỏ. Đó là một tuổi thơ đau đớn. Cả hai đều dường như bị ám ảnh bởi quá khứ. Liệu có thể nói rằng hai chị em là nạn nhân cùa lối sống du cư?
Họ là nạn nhân của sự ràng buộc vào hai nền văn hoá trong cùng một lúc. Rất khó cho trẻ con thông tri với hai nền văn hoá dị biệt như văn hoá Mễ-tây-cơ, là thứ văn hoá cấp tốc, của đường phố, ở bên ngoài, và văn hoá Âu châu, là thứ văn hoá dưới mái nhà, của nội thất và của những nội quy học đường. Chính cái va chạm của những nền văn hoá là điều tôi muốn kể ra.
Thế thì tại sao lại gọi là “truyện diễm tình”?
Đây là một chữ hơi chua chát chút ít để mô tả những trạng huống bi thảm. Cuốn sách gồm có bảy truyện ngắn, kể những câu chuyện u ám. Trong truyện hư cấu diễm tình, cảm xúc thì ưu tiên hơn cái sự thật mang tính xã hội học. Tôi nghĩ rằng vai trò của truyện ngắn làm bật lên sự giao thoa không ngừng này giữa cảm xúc và cái thế giới xã hội, cái thế giới thực tại. Mặt khác, tất cả những truyện ngắn trong cuốn này kể lại những sự kiện mà tôi đã mang vào truyện. Do đó nó là những chuyện có thật. Những truyện này có cái phần «fleur bleue» (nông nổi) mà bạn cũng có thể thấy trong những trang «faits divers» (tin vắn xã hội linh tinh) trên các nhật báo.
Trong những cuốn sách của ông, biên giới giữa các thể loại bị xoá nhoà. Những tác phẩm này vượt ra xa bên ngoài lối tự sự tiểu thuyết cổ điển. Ông có tin rằng tiểu thuyết như một thể loại, kế thừa từ thế kỷ thứ XIX, vẫn còn mang nặng dấu ấn của những gốc gác mang tính tư sản trung lưu và thực dân và, do đó, nó không thể phản ảnh sự phức tạp của thế giới hậu hiện đại, hậu thuộc địa?
Tiểu thuyết là một lể loại mang tính bourgoise, xét về mặt tác dụng. Suốt thế kỷ XIX, nó là hiện thân lộng lẫy của những may mắn và rủi ro trong cái thế giới tư sản trung lưu. Thế rồi, điện ảnh ra đời, cướp đi ngôi vị minh tinh của tiểu thuyết và tự chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu hơn để trình bày thế giới. Các nhà văn, vì thế, đã tìm cách mở rộng phạm vi của thể loại tiểu thuyết bằng cách làm cho nó thành nơi để diễn tả những ý tưởng, những cảm xúc. Làm như thế, họ mới phát hiện cái thể loại này quả là hết sức uyển chuyển, phù hợp dễ dàng với những thí nghiệm về hình thức. Từ đó, mỗi thế hệ lại tái cách tân tiểu thuyết, tái phát minh nó bằng cách đem những yếu tố mới mẻ vào nó.
Tôi nghĩ đến một tiểu thuyết gia ở Maurice, ông Abhimanyu Unnuth, người mà tôi mới phát hiện gần đây khi bản dịch cuốn Lal pasina của ông được xuất bản. Đây là một cuốn tiểu thuyết có những góc độ nào đó khiến ta nhớ đến Eugène Sue. Unnuth sử dụng hình thức tiểu thuyết cổ điển, nhưng phá cách nó cho nó tốt hơn qua lối du nhập những yếu tố mang tính sử thi, những ca khúc và cái nhịp điệu của thi pháp Ấn-độ. Từ đó sinh ra cái kiểu Le Juif errant hay Les Mystères de Paris[1] được tái duyệt và chỉnh lý bởi sử thi Ramayana![2]
Những cuốn tiểu thuyết của ông có một khía cạnh nào đó mang tính tự truyện. Ông có cảm tưởng rằng ông là người lưu trữ tiểu sử của chính mình, lưu trữ kinh nghiệm sống của chính mình?
Những tiểu thuyết gia mà tôi yêu thích là Stevenson và Joyce. Họ lấy cảm hứng từ những năm tháng đầu đời của họ. Qua cái viết, họ làm sống lại quá khứ của họ và cố gắng hiểu những câu hỏi “tại sao” và “thế nào”. Khi đọc cuốn Ulysses của Joyce, ta thực sự có cái ấn tượng rằng Joyce đã không có chủ đích kể lại khoảnh khắc hiện tiền, nhưng có chủ đích diễn tả mọi thứ ở bên trong ông, tất cả những gì đã làm nên chính ông. Ông phục hiện cả những tiếng động nhỏ nhất trên đường phố, những mảnh đối thoại vụn vặt, những trận đòn quằn quại ở trường học mà ông đã chịu đựng và vẫn còn bị ám ảnh. Naipaul, cũng thế, bằng óc tưởng tượng, quay về với những năm học đầu tiên. Văn chương chỉ mạnh mẽ khi nó có khả năng diễn tả những cảm nhận đầu tiên, những kinh nghiệm đầu tiên, những ý tưởng đầu tiên, những nỗi thất vọng đầu tiên.
Đọc tác phẩm của ông, người ta thường có ấn tượng rằng các nhân vật của ông, qua hình ảnh của chính ông, đang tìm kiếm một quê hương, một quê hương bên ngoài cái ý niệm truyền thống và hơi chật hẹp về quốc gia. Salman Rushdie nói về “những quê hương tưởng tượng” khi mô tả mối liên hệ mới mẻ mà nhà văn lưu vong cố gắng thiết lập để nối kết mình trở lại với cái xứ sở mà từ đó mình đã ra đi. Còn ông, quê hương tưởng tượng của ông thì như thế nào?
Tôi tự xem mình là một kẻ lưu vong vì gia đình tôi hoàn toàn là dân của xứ Maurice. Trải qua nhiều thế hệ, chúng tôi đã được nuôi dưỡng bằng truyện dân gian, thức ăn, những huyền thoại và văn hoá Maurice. Đó là một nền văn hoá rất hỗn hợp, gồm Ấn-độ, châu Phi và châu Âu. Tôi sinh ra ở Pháp và lớn lên ở Pháp với nền văn hoá sở tại. Khi trưởng thành, tôi tự nhủ rằng có một nơi nào đó là hiện thể của quê hương đích thực của tôi. Một ngày nào, tôi sẽ đến đó, và tôi sẽ biết nó là gì. Vì thế, ở Pháp, tôi luôn luôn thoáng nghĩ về mình như là một kẻ “bên ngoài”. Tuy nhiên, tôi rất yêu tiếng Pháp, và có lẽ nó là quê hương đích thực của tôi! Nhưng nếu xem nước Pháp là một quốc gia, thì tôi phải nói rằng tôi hiếm khi nhận diện mình qua những phẩm tính của nó.
Tổ tiên của ông là người Pháp chứ, tôi tin thế?
Đúng là dòng họ Le Clézio xuất phát từ Morbihan, ở miền Bretagne. Vào thời Cách Mạng, một trong những ông tổ của tôi đã từ chối gia nhập vào lực lượng cách mạng vì họ đòi cắt mái tóc dài của ông, nên ông buộc lòng phải rời khỏi nước Pháp. Ông đã cùng cả gia đình lên một chiếc thuyền tên là Courrier des Indes với ý định đi sang Ấn-độ. Nhưng khi chiếc thuyền ghé vào đảo Maurice, ông rời thuyền vì vợ của ông xuất thân từ đảo ấy, và người trong gia đình của bà vẫn còn ở đó. Chi hệ của dòng Le Clézio ở Maurice là hậu duệ của ông tổ mang máu phiêu lưu và nổi loạn này. Ông sẽ là nhân vật chính diện trong cuốn tiểu thuyết sắp tới của tôi. Trong lúc này, tôi đang viết đến đoạn kể lại câu chuyện ông đã định cư ở Maurice như thế nào. Tôi cảm thấy gần gũi với người đàn ông đã tự lưu đày đến tận đầu bên kia của thế giới để thoát khỏi một điều gì đó. Tôi có cảm tưởng tôi hiểu được ông ấy.
Người ta nói rằng ông có khả năng đoạt giải Nobel. Hãy tưởng tượng rằng ngày mai ông được trao giải Nobel Văn Chương. Ông muốn nói gì tại buổi lễ trao giải?
Đó là một câu hỏi rất ư mang tính giả thuyết! Tôi chẳng biết gì về chuyện giải thưởng Nobel, nhưng tôi biết tôi muốn nói gì trước công chúng. Tôi muốn nói về cuộc chiến tranh tàn sát trẻ con. Điều này, đối với tôi, là điều kinh khủng nhất của thời đại chúng ta. Văn chương cũng là một phương tiện để nhắc nhở con người về tấn thảm kịch này và mang nó ra đặt ngay trước tầm mắt họ. Ở Paris, gần đây người ta phủ mạng che mặt lên những pho tượng phụ nữ để lên án sự kiện rằng phụ nữ ở Afganistan không được tự do. Điều đó rất tốt. Cũng giống như vậy, ta nên đánh dấu tất cả những pho tượng trẻ em bằng một vệt sơn đỏ thật to ở trái tim như một sự nhắc nhở rằng, ngay trong giây phút này, ở một nơi nào đó tại Palestine, Nam Mỹ hay châu Phi, một đứa trẻ vừa bị giết bằng những viên đạn. Người ta chưa bao giờ nói về điều đó!
_________________________
[1]Ramayana là tác phẩm sử thi vĩ đại của Ấn-độ, được thi sĩ Valmiki viết bằng tiếng Sanskri vào khoảng vài thế kỷ trước Công nguyên. Ramayana đã ảnh hưởng nhiều đến văn học dân gian Đông-Nam Á.
[2]Le Juif errant [1844] và Les Mystères de Paris [1842-1843] là hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Eugène Sue (1804-57), tiểu thuyết gia bình dân của Pháp.
--------
Nguồn: “La langue française est peut-être mon véritable pays”, Entretien réalisé par Tirthankar Chanda, Label France, No.45 (2001).
Có thể xem bản điện tử lưu trữ tại website của Ministère des Affaires étrangères et européennes. Bấm vào link này: “La langue française est peut-être mon véritable pays”.
Những tác phẩm của Le Clézio đã đăng trên Tiền Vệ :
Người thổi sáo ở Angkor (truyện / tuỳ bút)
... Cái nhìn bén nhọn của tiếng sáo đã nhìn thấy tất cả. Nó đã du hành không phải vất vả qua trí tuệ, nhanh hơn hàng triệu hàng triệu chữ, và nó tiếp tục, tiếp tục nữa, tiếp tục mãi, đi xa hơn cả thời gian, xa hơn cả tri thức, xa hơn cả đường xoắn ốc chóng mặt đang tự vặn chặt vào sọ của một kẻ điên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Gió Nam (truyện / tuỳ bút)
... Thời gian trôi qua. Ta nói ra những chuyện này chuyện nọ, ta đau khổ và ta tưởng vì thế ta có thể chết được, thế rồi vài năm sau mọi chuyện đều chỉ còn là kỷ niệm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người của trời (truyện / tuỳ bút)
... Đó chính là lúc mà cái im lặng lớn đến độ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Petite Croix nhớ tới cái câu nó đã hỏi, từ bao nhiêu năm nay, câu hỏi mà nó rất muốn biết, về chuyện bầu trời, về màu sắc của nó. Nhưng con bé không còn cất gịọng lớn nữa: “Xanh là gì vậy?” Bởi vì không ai biết được câu trả lời đúng. Con bé vẫn ngồi bất động, thật thẳng góc, ở cuối vách đá, trước bầu trời... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Ba cô gái phiêu lưu (truyện / tuỳ bút)
... Sự cô đơn cùng tận là sức mạnh của cô. Chính cô giữ cho thân hình mình đứng thẳng và mạnh, chống chọi với năm tháng, chính cô lúc nào cũng đem lại cho đôi mắt mình sự rạng rỡ của cuộc sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Trái tim cháy (truyện / tuỳ bút)
... Khi đêm xuống, có một cơn sốt, một cái gì giục giã. Ta có thể nói là có một lễ vui đang được chuẩn bị. Nhất là vào những ngày đẹp trời, tháng chín, tháng mười, tháng mười một. Không khí dịu và mát, có những dây bìm bìm nở hoa trên các hàng rào, những con đôm đốm đậu trên ngọn cỏ. Những con cóc ca hát dưới mương rãnh... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Khách sạn Cô Đơn (truyện / tuỳ bút)
Đối với Eva, đấy là kỷ niệm của một đời sống khác, một thời gian không hạn định. Nàng đã ở khách sạn suốt đời nàng, du lịch trên những con tàu chở khách lao vào cuộc phiêu lưu trên biển, từ bến này đến bến kia, giữa Venise và Alexandrie, hay trên lãnh hải Cortés, từ Topolobampo đến La Paz... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Kalima (truyện / tuỳ bút)
Em đã đi khỏi nơi này, và em đã để lại cả thế giới này trong trật tự của nó, trong mưu đồ của nó, cái thế giới mà những quảng trường cứ tiếp tục ồn ào, với những máy nước và những cô gái, và những tiếng gà trống gáy và tiếng chó sủa, và bụi bặm không ngớt tung lên rồi rải xuống, tung lên rồi nằm yên nghỉ. Thế nhưng em, em không còn ở đấy nữa... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Người châu Phi (truyện / tuỳ bút)
Chương thứ ba trong tác phẩm L’Africain của Jean-Marie G. Le Clézio — một tên tuổi nổi bật trong văn chương hậu hiện đại Pháp — lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2008
phỏng vấn : 20 câu trả lời cho 20 câu hỏi
phỏng vấn
Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Renouf, Eugénie
20 câu trả lời cho 20 câu hỏi
Hoàng Ngọc-Tuấn giới thiệu và dịch
J.-M. G. LE CLÉZIO
(1940~)
Dưới đây là 20 câu trả lời của Le Clézio cho 20 câu hỏi. Những câu hỏi này nguyên là của Eugénie Renouf, một thanh nữ ở đảo Maurice [Mauritius], hồi cuối thế kỷ thứ 19, đặt ra để hỏi Joseph Conrad lúc ông còn là thuyền trưởng Josef Korzeniowski trẻ tuổi. Theo Walter Putnam,[1] lúc ấy là năm 1888, thuyền trưởng Josef Korzeniowski ghé vào Port-Louis (ở đảo Maurice) và cho chiếc thuyền buồm Otago cập bến suốt hai tháng để chờ nhận năm trăm tấn đường mà chàng có nhiệm vụ chuyên chở sang Úc châu. Hai tháng ấy đủ để chàng làm quen với nhiều gia đình cư dân tại Port-Louis, đặc biệt là gia đình Renouf. Đó là một gia đình gốc Ba-lan nói tiếng Pháp, có phong thái trưởng giả, lịch lãm. Trong một buổi dạ tiệc, nàng Eugénie Renouf, lúc ấy hăm sáu tuổi, đến trao cho chàng thuyền trưởng hăm chín tuổi một bản câu hỏi, và muốn chàng trả lời, để nàng lưu trữ trong cái album de confidences của nàng. Chàng thuyền trưởng đã trả lời như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu trong cuốn Vie de Conrad,[2] nhưng chúng ta biết, sau buổi dạ tiệc đó, chàng đã ngỏ lời cầu hôn cùng nàng và bị nàng từ chối, vì nàng đã nhận lời cầu hôn của một đấng trượng phu nào khác rồi! Và tất nhiên chàng thuyền trưởng Josef Korzeniowski đành phải đau đớn ra đi, để rồi sau này lại trở thành nhà văn Joseph Conrad lẫy lừng thiên hạ.
Hơn một trăm năm sau, bản câu hỏi của nàng Eugénie Renouf ở đảo Maurice được Walter Putnam trao cho Le Clézio, một nhà văn mang dòng máu dân đảo Maurice. Và Le Clézio đã đồng ý trả lời.
Dưới đây là nguyên văn những câu hỏi của cô thanh nữ thế kỷ 19 đi kèm với những câu trả lời của nhà văn thế kỷ 20, xếp song song với câu dịch ra tiếng Việt. Trong phần trả lời, Le Clézio có dùng một hai chữ tiếng Anh!
_________
1.
Quel est le principal trait de votre caractère? L'entêtement.
Nét chính của tính cách ông là gì? Bướng bỉnh.
2.
Par quels moyens cherchez-vous à plaire? En étant moi-même sans afféterie.
Ông tìm nguồn vui bằng cách nào? Bằng cách sống như chính mình, không giả vờ.
3.
Quel nom fait battre votre cœur? Balkis, Cléopatre, Séléné, et surtout Jemia.
Cái tên nào làm tim ông đập mạnh? Balkis, Cléopatre, Séléné và, trên hết, Jemia.
4.
Quel serait votre rêve de bonheur? Vivre au Libertalia, s'il venait à exister.
Giấc mơ hạnh phúc của ông là gì? Được sống ở Libertalia,[3] nếu nó trở nên có thật.
5.
Où habite la personne qui occupe votre penée? Très près de moi.
Người trong mộng của ông sống ở đâu? Rất gần bên tôi.
6.
Quelle est la qualité que vous préférez chez la femme? La subtilité.
Ông yêu thích phẩm tính gì trong một người đàn bà? Sự tế nhị.
7.
Que désirez-vous être? Un homme solide.
Ông muốn là một người như thế nào? Một người vững vàng.
8.
Quelle est votre fleur de prédilection? Toutes les fleurs sauvages.
Ông yêu thích loài hoa nào? Mọi loài hoa dại.
9.
Dans quel pays voudriez-vous vivre? Dans une île, peut-être Rodrigues.
Ông muốn sống ở nước nào? Ở một hòn đảo, có lẽ là Rodrigues.[4]
10.
Quelle est la couleur des yeux que vous préférez? Je ne sais pas le nom: le brillant: “glaze”. [5]
Ông thích màu mắt gì? Tôi không biết chọn chữ gì: toả sáng: rạng ngời.
11.
Quel est le don de la nature dont vous voudriez être doué? Le chant.
Ông muốn nhận được tặng vật nào của thiên nhiên? Tiếng hát.
12.
Que préférez-vous dans un bal? Entrer sans être vu.
Ông thích điều gì trong một đêm dạ vũ? Bước vào mà không ai thấy.
13.
Quelle est votre promenade favorite? En forêt, le matin.
Ông thích tản bộ như thế nào? Trong rừng, vào buổi sáng.
14.
Que préférez vous, les brunes ou les blondes? “Both”. [6]
Ông thích phụ nữ tóc nâu hay tóc vàng? Cả hai.
15.
Quelle est votre plus grande distraction? Je n'ai pas de “distraction”. Ecrire; rêver à ce que je vais écrire.
Ông thích trò tiêu khiển nào? Tôi không có “trò tiêu khiển” nào cả. Viết; mơ mộng về những gì tôi sẽ viết.
16.
Dites l'état présent de votre esprit. Inquiétude, expectative.
Mô tả trạng thái tinh thần của ông lúc này. Lo lắng, bất an.
17.
Que détestez-vous le plus? Les mondanités.
Ông ghét nhất cái gì? Những chuyện xã giao vớ vẩn.
18.
Vous croyez-vous aimé? J'aime à le croire.
Ông có tin rằng ông được yêu mến? Tôi thích tin như thế.
19.
Votre devise? “Ta main, ton œil”.
Châm ngôn của ông? “Bàn tay của ngươi, con mắt của ngươi.”
20.
Votre nom? J.M.G.
Tên ông? J.M.G.
_____________________
Chú thích của người dịch:
[1]Walter Putnam, “J. M. G. Le Clézio and the Questions of Culture”, World Literature Today, Vol. 71 (1997), 741-744.
[2]G. Jean-Aubry, Vie de Conrad (Paris: Gallimard, 1947). Chương 7 nói về những mối quan hệ của Conrad với dân ở đảo Maurice.
[3]Tương truyền rằng Libertalia là một miền đất do các hải tặc thành lập vào cuối thế kỷ 15, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng James Misson. Tuy nhiên, cho đến nay, không có tài liệu nào chứng minh vị trí của lãnh thổ ấy là hiện hữu trên bản đồ thế giới. Libertalia được xem là miền đất lý tưởng, vì dân hải tặc ở đó treo cờ trắng và có khẩu hiệu "Vì Thượng Đế và Tự Do".
[4]Rodrigues là một hòn đảo nhỏ, ở phía đông của Maurice.
[5]Le Clézio dùng tiếng Anh.
[6]Le Clézio dùng tiếng Anh.
-------------
20 câu hỏi và trả lời trên đây trích từ Walter Putnam (tài liệu đã dẫn). Nhan đề “20 câu trả lời cho 20 câu hỏi” là của người dịch.
Le Clézio trả lời phỏng vấn (2001):
Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi (phỏng vấn) - Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Chanda, Tirthankar
... Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
Những tác phẩm của Le Clézio đã đăng trên Tiền Vệ :
Adam Pollo (truyện / tuỳ bút)
... Adam hoá thành chuột bạch, nhưng bằng một sự hoá thân kỳ lạ; hắn vẫn giữ thân thể của hắn, tay chân hắn không ngả qua màu hồng, và những chiếc răng cửa không dài ra; không, những ngón tay hắn vẫn còn hôi mùi thuốc lá, nách hắn vẫn còn mùi mồ hôi, và cái lưng hắn vẫn khom tới trước, trong tư thế ngồi chồm hổm, sát gần sàn nhà, theo hai hình vòng cung của cột xương sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người thổi sáo ở Angkor (truyện / tuỳ bút)
... Cái nhìn bén nhọn của tiếng sáo đã nhìn thấy tất cả. Nó đã du hành không phải vất vả qua trí tuệ, nhanh hơn hàng triệu hàng triệu chữ, và nó tiếp tục, tiếp tục nữa, tiếp tục mãi, đi xa hơn cả thời gian, xa hơn cả tri thức, xa hơn cả đường xoắn ốc chóng mặt đang tự vặn chặt vào sọ của một kẻ điên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Gió Nam (truyện / tuỳ bút)
... Thời gian trôi qua. Ta nói ra những chuyện này chuyện nọ, ta đau khổ và ta tưởng vì thế ta có thể chết được, thế rồi vài năm sau mọi chuyện đều chỉ còn là kỷ niệm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người của trời (truyện / tuỳ bút)
... Đó chính là lúc mà cái im lặng lớn đến độ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Petite Croix nhớ tới cái câu nó đã hỏi, từ bao nhiêu năm nay, câu hỏi mà nó rất muốn biết, về chuyện bầu trời, về màu sắc của nó. Nhưng con bé không còn cất gịọng lớn nữa: “Xanh là gì vậy?” Bởi vì không ai biết được câu trả lời đúng. Con bé vẫn ngồi bất động, thật thẳng góc, ở cuối vách đá, trước bầu trời... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Ba cô gái phiêu lưu (truyện / tuỳ bút)
... Sự cô đơn cùng tận là sức mạnh của cô. Chính cô giữ cho thân hình mình đứng thẳng và mạnh, chống chọi với năm tháng, chính cô lúc nào cũng đem lại cho đôi mắt mình sự rạng rỡ của cuộc sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Trái tim cháy (truyện / tuỳ bút)
... Khi đêm xuống, có một cơn sốt, một cái gì giục giã. Ta có thể nói là có một lễ vui đang được chuẩn bị. Nhất là vào những ngày đẹp trời, tháng chín, tháng mười, tháng mười một. Không khí dịu và mát, có những dây bìm bìm nở hoa trên các hàng rào, những con đôm đốm đậu trên ngọn cỏ. Những con cóc ca hát dưới mương rãnh... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Khách sạn Cô Đơn (truyện / tuỳ bút)
Đối với Eva, đấy là kỷ niệm của một đời sống khác, một thời gian không hạn định. Nàng đã ở khách sạn suốt đời nàng, du lịch trên những con tàu chở khách lao vào cuộc phiêu lưu trên biển, từ bến này đến bến kia, giữa Venise và Alexandrie, hay trên lãnh hải Cortés, từ Topolobampo đến La Paz... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Kalima (truyện / tuỳ bút)
Em đã đi khỏi nơi này, và em đã để lại cả thế giới này trong trật tự của nó, trong mưu đồ của nó, cái thế giới mà những quảng trường cứ tiếp tục ồn ào, với những máy nước và những cô gái, và những tiếng gà trống gáy và tiếng chó sủa, và bụi bặm không ngớt tung lên rồi rải xuống, tung lên rồi nằm yên nghỉ. Thế nhưng em, em không còn ở đấy nữa... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Người châu Phi (truyện / tuỳ bút)
Chương thứ ba trong tác phẩm L’Africain của Jean-Marie G. Le Clézio — một tên tuổi nổi bật trong văn chương hậu hiện đại Pháp — lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Renouf, Eugénie
20 câu trả lời cho 20 câu hỏi
Hoàng Ngọc-Tuấn giới thiệu và dịch
J.-M. G. LE CLÉZIO
(1940~)
Dưới đây là 20 câu trả lời của Le Clézio cho 20 câu hỏi. Những câu hỏi này nguyên là của Eugénie Renouf, một thanh nữ ở đảo Maurice [Mauritius], hồi cuối thế kỷ thứ 19, đặt ra để hỏi Joseph Conrad lúc ông còn là thuyền trưởng Josef Korzeniowski trẻ tuổi. Theo Walter Putnam,[1] lúc ấy là năm 1888, thuyền trưởng Josef Korzeniowski ghé vào Port-Louis (ở đảo Maurice) và cho chiếc thuyền buồm Otago cập bến suốt hai tháng để chờ nhận năm trăm tấn đường mà chàng có nhiệm vụ chuyên chở sang Úc châu. Hai tháng ấy đủ để chàng làm quen với nhiều gia đình cư dân tại Port-Louis, đặc biệt là gia đình Renouf. Đó là một gia đình gốc Ba-lan nói tiếng Pháp, có phong thái trưởng giả, lịch lãm. Trong một buổi dạ tiệc, nàng Eugénie Renouf, lúc ấy hăm sáu tuổi, đến trao cho chàng thuyền trưởng hăm chín tuổi một bản câu hỏi, và muốn chàng trả lời, để nàng lưu trữ trong cái album de confidences của nàng. Chàng thuyền trưởng đã trả lời như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu trong cuốn Vie de Conrad,[2] nhưng chúng ta biết, sau buổi dạ tiệc đó, chàng đã ngỏ lời cầu hôn cùng nàng và bị nàng từ chối, vì nàng đã nhận lời cầu hôn của một đấng trượng phu nào khác rồi! Và tất nhiên chàng thuyền trưởng Josef Korzeniowski đành phải đau đớn ra đi, để rồi sau này lại trở thành nhà văn Joseph Conrad lẫy lừng thiên hạ.
Hơn một trăm năm sau, bản câu hỏi của nàng Eugénie Renouf ở đảo Maurice được Walter Putnam trao cho Le Clézio, một nhà văn mang dòng máu dân đảo Maurice. Và Le Clézio đã đồng ý trả lời.
Dưới đây là nguyên văn những câu hỏi của cô thanh nữ thế kỷ 19 đi kèm với những câu trả lời của nhà văn thế kỷ 20, xếp song song với câu dịch ra tiếng Việt. Trong phần trả lời, Le Clézio có dùng một hai chữ tiếng Anh!
_________
1.
Quel est le principal trait de votre caractère? L'entêtement.
Nét chính của tính cách ông là gì? Bướng bỉnh.
2.
Par quels moyens cherchez-vous à plaire? En étant moi-même sans afféterie.
Ông tìm nguồn vui bằng cách nào? Bằng cách sống như chính mình, không giả vờ.
3.
Quel nom fait battre votre cœur? Balkis, Cléopatre, Séléné, et surtout Jemia.
Cái tên nào làm tim ông đập mạnh? Balkis, Cléopatre, Séléné và, trên hết, Jemia.
4.
Quel serait votre rêve de bonheur? Vivre au Libertalia, s'il venait à exister.
Giấc mơ hạnh phúc của ông là gì? Được sống ở Libertalia,[3] nếu nó trở nên có thật.
5.
Où habite la personne qui occupe votre penée? Très près de moi.
Người trong mộng của ông sống ở đâu? Rất gần bên tôi.
6.
Quelle est la qualité que vous préférez chez la femme? La subtilité.
Ông yêu thích phẩm tính gì trong một người đàn bà? Sự tế nhị.
7.
Que désirez-vous être? Un homme solide.
Ông muốn là một người như thế nào? Một người vững vàng.
8.
Quelle est votre fleur de prédilection? Toutes les fleurs sauvages.
Ông yêu thích loài hoa nào? Mọi loài hoa dại.
9.
Dans quel pays voudriez-vous vivre? Dans une île, peut-être Rodrigues.
Ông muốn sống ở nước nào? Ở một hòn đảo, có lẽ là Rodrigues.[4]
10.
Quelle est la couleur des yeux que vous préférez? Je ne sais pas le nom: le brillant: “glaze”. [5]
Ông thích màu mắt gì? Tôi không biết chọn chữ gì: toả sáng: rạng ngời.
11.
Quel est le don de la nature dont vous voudriez être doué? Le chant.
Ông muốn nhận được tặng vật nào của thiên nhiên? Tiếng hát.
12.
Que préférez-vous dans un bal? Entrer sans être vu.
Ông thích điều gì trong một đêm dạ vũ? Bước vào mà không ai thấy.
13.
Quelle est votre promenade favorite? En forêt, le matin.
Ông thích tản bộ như thế nào? Trong rừng, vào buổi sáng.
14.
Que préférez vous, les brunes ou les blondes? “Both”. [6]
Ông thích phụ nữ tóc nâu hay tóc vàng? Cả hai.
15.
Quelle est votre plus grande distraction? Je n'ai pas de “distraction”. Ecrire; rêver à ce que je vais écrire.
Ông thích trò tiêu khiển nào? Tôi không có “trò tiêu khiển” nào cả. Viết; mơ mộng về những gì tôi sẽ viết.
16.
Dites l'état présent de votre esprit. Inquiétude, expectative.
Mô tả trạng thái tinh thần của ông lúc này. Lo lắng, bất an.
17.
Que détestez-vous le plus? Les mondanités.
Ông ghét nhất cái gì? Những chuyện xã giao vớ vẩn.
18.
Vous croyez-vous aimé? J'aime à le croire.
Ông có tin rằng ông được yêu mến? Tôi thích tin như thế.
19.
Votre devise? “Ta main, ton œil”.
Châm ngôn của ông? “Bàn tay của ngươi, con mắt của ngươi.”
20.
Votre nom? J.M.G.
Tên ông? J.M.G.
_____________________
Chú thích của người dịch:
[1]Walter Putnam, “J. M. G. Le Clézio and the Questions of Culture”, World Literature Today, Vol. 71 (1997), 741-744.
[2]G. Jean-Aubry, Vie de Conrad (Paris: Gallimard, 1947). Chương 7 nói về những mối quan hệ của Conrad với dân ở đảo Maurice.
[3]Tương truyền rằng Libertalia là một miền đất do các hải tặc thành lập vào cuối thế kỷ 15, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng James Misson. Tuy nhiên, cho đến nay, không có tài liệu nào chứng minh vị trí của lãnh thổ ấy là hiện hữu trên bản đồ thế giới. Libertalia được xem là miền đất lý tưởng, vì dân hải tặc ở đó treo cờ trắng và có khẩu hiệu "Vì Thượng Đế và Tự Do".
[4]Rodrigues là một hòn đảo nhỏ, ở phía đông của Maurice.
[5]Le Clézio dùng tiếng Anh.
[6]Le Clézio dùng tiếng Anh.
-------------
20 câu hỏi và trả lời trên đây trích từ Walter Putnam (tài liệu đã dẫn). Nhan đề “20 câu trả lời cho 20 câu hỏi” là của người dịch.
Le Clézio trả lời phỏng vấn (2001):
Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi (phỏng vấn) - Le Clézio, Jean-Marie Gustave / Chanda, Tirthankar
... Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
Những tác phẩm của Le Clézio đã đăng trên Tiền Vệ :
Adam Pollo (truyện / tuỳ bút)
... Adam hoá thành chuột bạch, nhưng bằng một sự hoá thân kỳ lạ; hắn vẫn giữ thân thể của hắn, tay chân hắn không ngả qua màu hồng, và những chiếc răng cửa không dài ra; không, những ngón tay hắn vẫn còn hôi mùi thuốc lá, nách hắn vẫn còn mùi mồ hôi, và cái lưng hắn vẫn khom tới trước, trong tư thế ngồi chồm hổm, sát gần sàn nhà, theo hai hình vòng cung của cột xương sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người thổi sáo ở Angkor (truyện / tuỳ bút)
... Cái nhìn bén nhọn của tiếng sáo đã nhìn thấy tất cả. Nó đã du hành không phải vất vả qua trí tuệ, nhanh hơn hàng triệu hàng triệu chữ, và nó tiếp tục, tiếp tục nữa, tiếp tục mãi, đi xa hơn cả thời gian, xa hơn cả tri thức, xa hơn cả đường xoắn ốc chóng mặt đang tự vặn chặt vào sọ của một kẻ điên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Gió Nam (truyện / tuỳ bút)
... Thời gian trôi qua. Ta nói ra những chuyện này chuyện nọ, ta đau khổ và ta tưởng vì thế ta có thể chết được, thế rồi vài năm sau mọi chuyện đều chỉ còn là kỷ niệm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Người của trời (truyện / tuỳ bút)
... Đó chính là lúc mà cái im lặng lớn đến độ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Petite Croix nhớ tới cái câu nó đã hỏi, từ bao nhiêu năm nay, câu hỏi mà nó rất muốn biết, về chuyện bầu trời, về màu sắc của nó. Nhưng con bé không còn cất gịọng lớn nữa: “Xanh là gì vậy?” Bởi vì không ai biết được câu trả lời đúng. Con bé vẫn ngồi bất động, thật thẳng góc, ở cuối vách đá, trước bầu trời... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Ba cô gái phiêu lưu (truyện / tuỳ bút)
... Sự cô đơn cùng tận là sức mạnh của cô. Chính cô giữ cho thân hình mình đứng thẳng và mạnh, chống chọi với năm tháng, chính cô lúc nào cũng đem lại cho đôi mắt mình sự rạng rỡ của cuộc sống... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
Trái tim cháy (truyện / tuỳ bút)
... Khi đêm xuống, có một cơn sốt, một cái gì giục giã. Ta có thể nói là có một lễ vui đang được chuẩn bị. Nhất là vào những ngày đẹp trời, tháng chín, tháng mười, tháng mười một. Không khí dịu và mát, có những dây bìm bìm nở hoa trên các hàng rào, những con đôm đốm đậu trên ngọn cỏ. Những con cóc ca hát dưới mương rãnh... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Khách sạn Cô Đơn (truyện / tuỳ bút)
Đối với Eva, đấy là kỷ niệm của một đời sống khác, một thời gian không hạn định. Nàng đã ở khách sạn suốt đời nàng, du lịch trên những con tàu chở khách lao vào cuộc phiêu lưu trên biển, từ bến này đến bến kia, giữa Venise và Alexandrie, hay trên lãnh hải Cortés, từ Topolobampo đến La Paz... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Kalima (truyện / tuỳ bút)
Em đã đi khỏi nơi này, và em đã để lại cả thế giới này trong trật tự của nó, trong mưu đồ của nó, cái thế giới mà những quảng trường cứ tiếp tục ồn ào, với những máy nước và những cô gái, và những tiếng gà trống gáy và tiếng chó sủa, và bụi bặm không ngớt tung lên rồi rải xuống, tung lên rồi nằm yên nghỉ. Thế nhưng em, em không còn ở đấy nữa... [Bản dịch Nguyễn Thu Hồng] (...)
Người châu Phi (truyện / tuỳ bút)
Chương thứ ba trong tác phẩm L’Africain của Jean-Marie G. Le Clézio — một tên tuổi nổi bật trong văn chương hậu hiện đại Pháp — lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)