Chung quanh việc Học.
Phần 4
Vấn đề trường công và trường tư
Trước hết tôi xin nhắc lại là trước thời « đổi mới », trong khoảng mấy chục năm, giáo dục đào tạo tồn tại dưới một hình thức đặc biệt (ở miền Bắc). Chỉ xin nói là qua cái nhìn của tôi, có mấy đặc điểm nổi bật thời đó : giáo dục đại học được tổ chức nặng về mặt nghề nghiệp, chuyên môn hẹp ; mục tiêu kiến thức hầu như vắng bóng; vấn đề lý lịch trong việc tuyển sinh và trong quá trình học tập lúc đó đang tồn tại ; vai trò khoa học của cán bộ giảng dạy chưa được qui định rõ rệt ; Nhà nước hoàn toàn gánh việc quản lý giáo dục đào tạo, không có sự tham gia góp phần của các thành phần của xã hội, và tất nhiên là vắng bóng « trường tư ». Tôi không đề cập ở đây đến những lý do lịch sử dẫn đến tình trạng như vậy, và cũng không đề cập đến vấn đề phương tiện, mà chỉ nói đến vấn đề quan niệm.
Kiến nghị một sự thay đổi về mục tiêu nhằm đáp ứng được nhu cầu mới của đất nước, đồng thời sao cho phù hợp với tình hình việc học trên thế giới, đòi hỏi một sự kèm theo về cách tổ chức. Trong nhiều năm điều trần, kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy kiến nghị thay đổi không gặp khó khăn lắm ở cấp lãnh đạo, nhưng ở mức độ trung gian, ngay cả ở một số đồng nghiệp trong nước, nếp cũ đã quen, và dư luận còn e dè, việc kiến nghị thay đổi buộc phải lần từng bước.
Đầu năm 1988, tôi khơi ý với 5 nhà khoa học trong nước đứng ra làm đơn xin thành lập một cơ sở đại học « dân lập ». Từ « dân lập » xuất hiện lần đầu tiên này, không hoàn toàn mang nghĩa như ngày hôm nay. Nhưng « Trung tâm đại học dân lập Thăng Long » ra đời thuở đó, đã nằm ngoài hệ thống công lập thông thường. Mặc dù từ 1992, tôi thôi không tham gia hỗ trợ trường này nữa vì nó đã đổi hướng, và mặc dù sự tồn tại ngày nay của nhiều trường dân lập, tư lập, ý kiến của tôi vẫn không hề thay đổi trên mấy điểm chính sau đây :
- Các trường dân lập, tư lập đóng một vai trò hỗ trợ trong nền giáo dục đào tạo, nhưng không hoàn toàn thay thế được các trường công lập.
- Nhà nước phải đóng được vai trò chủ chốt của mình trong nền giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong vấn đề quản lý, kiểm tra, khích lệ và hỗ trợ, ngay cả đối với các trường dân lập, tư lập. Vấn đề đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, thuộc về trách nhiệm của Nhà nước.
- Các trường dân lập, tư lập, cũng như công lập, đều có chung sứ mạng về giáo dục đào tạo.
- Ngay cả trong một nền kinh tế thị trường, có định hướng hay không, giáo dục đào tạo không thể là một thứ hàng hoá, tiêu thụ, mua bán như các loại hàng hoá khác. Mặc dù nội dung giáo dục đào tạo phải mặt nào gắn với thực tế kinh tế, người ta có thể kinh doanh để hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, chứ không nên (và trong một xã hội lành mạnh, không thể) đem giáo dục đào tạo để làm kinh doanh kiếm lợi.
Dưới đây, tôi xin chép lại những bài báo mà tôi viết trước đây, về vấn đề trường công trường tư.
**********
Tài liệu 4.1
Vài suy nghĩ về « công học » và « tư học »
(Bài của Bùi Trọng Liễu đăng trên các báo Tuần Tin Tức 10/4/1993 và Quê Hương tháng 7/1993)
Lúc này, vấn đề tổ chức việc học theo trường công và trường tư vẫn đang được đặt ra ở mọi nước và vẫn thường được coi là một vấn đề tế nhị. Nhìn từ nước ngoài, vấn đề này ở Việt Nam có vẻ lại càng tế nhị và phức tạp hơn nữa. Vì vậy tôi xin được nêu một vài suy nghĩ và một số câu hỏi, mong góp phần làm sáng tỏ một phần vấn đề.
1. Trước hết, tôi có cảm tưởng là đôi khi ở một số người, có một sự lẫn lộn ở chữ « công », song song với một sự lẫn lộn ở chữ « tư ». Theo định nghĩa của một cuốn từ điển, « công » là của chung. Nhưng « công » còn được hiểu là « do Nhà nước tổ chức », do « nhà cầm quyền tổ chức ». Kèm theo đó là một sự lẫn lộn, vô tình hay hữu ý, giữa chữ « tư nhân » (bên ngoài tổ chức của chính quyền) và « cá nhân (chủ nghĩa) » (chú trọng quyền lợi riêng của mình, đặt quyền lợi ấy trên quyền lợi của đoàn thể, xã hội).
Xét thử một thí dụ về việc học thời thượng cổ ở Trung Quốc (đối với Việt Nam là nước đồng văn): Khi chưa chế ra mực, giấy, chưa viết trên lụa, giấy, khi người ta còn « viết » bằng cách khắc chữ trên mai rùa hay thẻ tre, việc ghi chép, tàng trữ và di chuyển « sách » rất là phức tạp, việc học rất đắt, chỉ vua quan và con cháu họ (là những người cầm quyền và nối nghiệp cầm quyền) mới được học. Việc học lúc đó, ngoài tầm của người dân thường. Cho nên « công học » lúc đó thật ra là « quan học ». Cho đến thời Xuân Thu, điều kiện thuận lợi hơn cho việc « tư nhân » mở trường dạy học, và Khổng tử (khoảng 500 năm trước Tây lịch) là người tiêu biểu nhất trong việc « tư nhân » mở trường dạy học này. « Tư học » lúc đó lại mang tính chất tích cực, bởi vì nó đã mở việc học ra cho những người không thuộc quí tộc, nghĩa là trên nguyên tắc, đã mở ra cho những ai có thể học được; và lúc đó cũng đã có những người học trò nghèo.
2. Nước ta, dưới triều Lý, năm 1075, mở khoa thi đầu tiên ; năm 1076 thành lập Quốc tử giám; một nền học vấn có qui củ được bắt đầu. Nhưng, cũng như dưới các triều đại nối tiếp sau đó, việc học mà Nhà nước tổ chức chỉ giới hạn ở một số nhỏ trường. Nói theo ngôn ngữ ngày nay : Nhà nước chỉ độc quyền tổ chức việc thi cử và phát bằng cấp, còn việc mở trường dạy học chủ yếu là do « tư nhân ». Các ông nghè, ông trạng, ông cử mở trường dạy học tư như Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (trừ thời gian phu tử được vua Quang Trung giao cho việc lập Sùng Chính thư viện), cũng đều là những « tư nhân » góp phần đào tạo nên những người trí thức nối tiếp nhau tham gia vào sự tiến triển của xã hội Việt Nam thuở xưa. Họ là những « tư nhân », nhưng họ không « cá nhân chủ nghĩa », mà còn đóng góp cho lợi ích chung.
Thời phong kiến đó, dù sao nhà cầm quyền cũng chú ý đến một mong muốn thiết tha của mọi gia đình, đó là sự tự do học hành. Và mỗi lần có ngăn cấm là có tai hại cho đất nước. Một thí dụ điển hình là chuyện ông Đào Duy Từ. Ông Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở Đàng Ngoài, thông minh, học rộng, nhưng vì gia đình làm nghề hát xướng nên không được đi thi. Phẫn chí vì luật lệ khắt khe, có tài mà không được dùng, ông bèn bỏ quê, trốn vào Đàng Trong. Được chúa Nguyễn trọng dụng, ông đã bày mưu tính kế, luyện quân tuyển tướng, đắp luỹ Trường Dục và Nhật Lệ ngăn đường Nam tiến của chúa Trịnh, sau được coi là công thần khai quốc ở Đàng Trong. Có thuyết cho rằng sau khi ông bỏ đi, chúa Trịnh ân hận, cho người vào Đàng Trong dụ ông trở về, nhưng ông từ chối. Theo thuyết ấy, mấy câu thơ dưới đây là của ông, ngụ ý trả lời chúa Trịnh:
- Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!
- Tiếc gì một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng...
Thời đó, trừ vài trường hợp đặc biệt như kể trên, dù khi Nhà nước chưa đủ phương tiện để trợ cấp, nguyên tắc tự do học hành vẫn tương đối được bảo đảm. Tôi muốn nhắc lại chuyện ông Bùi Xuân Trạch thuở xưa: Ông lúc trẻ, nhà nghèo, theo việc cầy cấy, lại chăm học, mang sách vừa bừa vừa học, đêm bắt đom đóm đựng vào túi để soi sách học. Vì thế nên việc làm ruộng không bỏ mà sức học ngày càng tiến. Năm 28 tuổi, ông đi thi một lần đỗ ngay tiến sĩ (năm 1478). Tương truyền hôm treo bảng, ông còn cầy ở ruộng, người thời đó cho thế là hay. Sau ông theo vua Lê Thánh Tông, lập nhiều công lao.
Cũng phải nói thêm là thuở xưa, tuy quan niệm thi là « thi tuyển » (tiếng Pháp gọi là concours, chủ yếu theo số chỗ, theo thứ bậc, khác với quan niệm « thi để đánh giá một mức độ hiểu biết », mà tiếng Pháp gọi phân biệt là examen), các bằng cấp đều là « bằng cấp có tên » (tiến sỹ, cử nhân, ...). Điều này cho phép người có bằng được quyền sử dụng bằng cấp của mình theo luật lệ hiện hành mà đồng thời cũng chứng tỏ một sự tôn trọng của xã hội nói chung và của nhà cầm quyền nói riêng, đối với sự hiểu biết. Tôi xin kể một câu chuyện xưa để minh hoạ cho rõ ý: Ông Vũ Duy Đoán, đỗ hội nguyên tiến sĩ năm 1664, làm quan đến thượng thư thời chúa Trịnh Tạc. Vào một dịp trái ý, chúa sai bãi chức đuổi về, và sai đòi lại sắc mệnh. Ông trả lại tất cả, duy còn một đạo sắc « khoa tự » (là đạo sắc ban cho lúc thi đỗ), viên quan phụng sai đòi mãi, ông nhất định không trả, nói rằng: « Các đạo sắc kia, Chúa ban cho, tôi đã trả lại, còn đạo sắc khoa tự là do tài học của tôi làm nên, tôi không nộp lại ». Viên quan phụng sai không dám cưỡng đòi.
3. Khi Tân học thay thế cho Nho học, ở Việt Nam, trường công và trường tư vẫn tồn tại song song, nhưng các gia đình nói chung vẫn trọng trường công hơn trường tư, vì cho rằng trường công « có tiếng » hơn trường tư. Thậm chí có khi bắt con cái học lại một năm, hai năm, để được vào trường công. Tuy vậy, tổ chức việc học lúc đó vẫn trên nguyên tắc là Nhà nước (kể cả Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945, 1946 ...) độc quyền tổ chức thi cử và phát bằng cấp, và để người dân tuỳ tiện học và thi. Thời đó, vấn đề không ở chỗ được tự do học hay không, mà là ở chỗ có được nâng đỡ về tài chính để có phương tiện sống mà học hay không.
Rồi đến những năm cuối thập kỉ 50 và sau đó, việc học được tổ chức lại, có qui mô rộng, trên nguyên tắc nâng đỡ con em các tầng lớp lao động. Thời đó, không còn « tư học » nữa. Nhưng lại có vấn đề lý lịch, vấn đề dành chỗ cho thành phần này thành phần nọ. Rồi sau 1975, và nhất là những năm gần đây, với tình hình kinh tế khó khăn, « công học » dần dần càng không đáp ứng được sự mong đợi nữa. Nhưng câu hỏi hiện nay vẫn là: giải pháp nào là thoả đáng khi ngân quĩ nhà nước không thể bảo đảm một nền học hoàn toàn « công học » được, khi không thể tăng ngân quĩ giáo dục đào tạo lên tới mức cần thiết để có thể « vực » các trường công dậy và để bảo đảm điều kiện hành nghề của đội ngũ giảng dạy? Và hướng hiện tại (trường công, trường bán công và trường tư trong qui chế hiện hành) có đẻ thêm ra vấn đề gì khác nữa không? Những câu hỏi này lại càng đáng nêu lên trong một lúc mà đất nước muốn đổi mới và mở cửa: trong kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế, trình độ dân trí nói chung, và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các chuyên viên nói riêng, lại càng phải cao, nếu muốn giữ được quyền tự quyết, và bảo đảm tương lai cho con cháu mình không rơi vào sự phụ thuộc.
Trái với một số người tưởng lầm : ở những nước phát triển, luôn luôn có sự quan tâm và can thiệp của Nhà nước vào hệ « tư học » (từ việc tài trợ và nâng đỡ những trường tư đứng đắn, tới việc kiểm tra chất lượng và ngăn chặn những tệ nạn loại mua bán bằng cấp, v.v...). Mặt khác, người ta dùng cơ sở kinh doanh để hỗ trợ cơ sở giáo dục đào tạo, chứ không dùng cơ sở giáo dục đào tạo để kinh doanh. Ở mức tiểu học và trung học, trường tư góp một phần tích cực vào công cuộc giáo dục ở một số nước, mà không gây những khó khăn nan giải, có lẽ là vì Nhà nước biết nắm được khâu kiểm tra bằng cấp ở những mốc chủ chốt, như đặt bằng cấp ở các đợt thi hết cấp. Nhưng ở mức đại học thì vấn đề phức tạp hơn nhiều, nhất là trong trường hợp nước ta hiện nay, khi nền kinh tế còn đầy khó khăn, mà « ý chí học hành » lại tụt xuống ở mức thấp. [...]
Chú thích: Luật « cấm con cháu gia đình làm nghề hát xướng không được đi thi » thuộc đời Hồng Đức (Lê Thánh Tông). Mãi đến đời Lê Dụ Tông (đầu thế kỉ 18), vợ chúa Trịnh Cương là bà Trương quốc mẫu, vốn xuất thân là ca nữ, được chúa rất yêu quí, năn nỉ xin, chúa mới bãi bỏ luật lệ nói trên.
*********
Tài liệu 4.2
Về vai trò của Nhà nước trong
giáo dục đại học
(Bài của Bùi Trọng Liễu đăng trong Diễn Đàn số 26, tháng 1/1994, Tia Sáng 12/1998 trích đăng một đoạn)
Lúc này, vấn đề cải tổ giáo dục đại học ở Việt Nam đang được đặt ra. Các trường đại học công lập đang được dự tính sắp xếp lại. Chính quyền Việt Nam cũng đã ra qui chế cho phép mở đại học tư thục. Tôi nghĩ rằng có lẽ là lúc đáng nói vài lời về vai trò của Nhà nước trong giáo dục đại học. [...].
Cách đây không lâu, giáo dục đào tạo còn hoàn toàn là công lập. Trải qua mấy chục năm, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, vai trò của Nhà nước đã bị sử dụng một cách quá đáng, gây ra tình trạng rất « ngột ngạt », nhất là cách quan niệm, quản lý bao cấp chi li phiền hà đã không mang lại kết quả mong đợi.[...]. Có thể là sự « ngột ngạt » đó làm cho ngày nay, khi được chút cởi mở, một số người lại có khuynh hướng ngả quá đáng về phía ngược lại: cho rằng chỉ những gì mà Nhà nước đừng dính đến vào thì mới có kết quả, và do đó, « mê » rằng trường đại học tư có thể thay thế được cho đại học công. Cũng không loại trừ khả năng, ở một vài người, có một tinh thần « từ nhiệm nhà nước », theo nghĩa nếu bộ máy tiếp tục lề mề và tình hình tiếp tục khó khăn, chi bằng thả nổi, đẩy gánh trách nhiệm cho tư nhân.
Tôi nghĩ khác: Theo tôi, giáo dục đào tạo là vấn đề mà cả xã hội quan tâm, trong đó có ý thức của quần chúng, có lợi ích của tập thể, có vai trò của gia đình, có nguyện vọng của cá nhân,... Do đó, sự tham gia của mọi thành phần của xã hội vào giáo dục đào tạo là sự cần thiết và hợp lý. Cũng vì vậy mà tôi đã và tiếp tục bảo vệ ý kiến cho sự tồn tại một hệ dân lập tư lập (bên cạnh hệ quốc lập) trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Nhưng vai trò của Nhà nước phải là chủ chốt, với điều kiện là vai trò đó được quan niệm một cách hợp lý và rành rọt trong khung cảnh của sự tồn tại đồng thời của hệ quốc lập và một hệ dân lập tư lập bổ sung cho nhau.
Có thể nêu 5 lý do sau đây về « vai trò chủ chốt » của Nhà nước:
1/ Giáo dục là một trong những công cụ bảo đảm cho sự bình đẳng và sự công bằng cho mọi công dân trong một xã hội. Trong một xã hội lành mạnh bình thường, ai có thể bảo đảm quyền tự do học hỏi cho mọi người, nếu không phải là Nhà nước? (tôi nói Nhà nước theo nghĩa chung, chứ không nói thể chế). Nhất là sự tự do học hỏi còn kéo theo sự bình đẳng trong việc chọn nghề, việc tiến thân, vv... của từng cá nhân trong xã hội.
2/ Trên mặt vật chất, giáo dục đào tạo đòi hỏi những đầu tư lớn và dài hạn, mà kết quả gặt hái được phải tính hằng chục năm, cho nên chỉ Nhà nước mới có thể đảm nhận, dù cho có sự tham gia hỗ trợ của các thành phần khác của xã hội: nó cũng như vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở (cầu, đường, cảng,...), đầu tư thì lớn, lâu dài mới thu được lợi nhuận.
3/ Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất (không phải như một nước liên bang). Cho nên dù sự tham gia của mọi thành phần xã hội, của địa phương, là cần thiết, vai trò chủ chốt của Nhà nước trong việc dự báo kế hoạch, điều tiết, « cầm trịch », kiểm tra, hiệu chỉnh vv... là một vế chính của sự thống nhất nói trên. (Sự độc quyền của Nhà nước về bằng cấp có ý nghĩa trong khung cảnh đó, chứ không có nghĩa trong một mục đích cấm cản hay loại trừ). Cũng có thể nói rằng giáo dục đào tạo, với trình độ tương đương ở mọi địa bàn, là một trong những chất keo gắn liền mọi vùng; nếu không, đất nước có thể trở thành một thứ « ghép mảnh » (mosaique), với những hậu quả có thể tai hại cho việc chung sống hoà bình trong một nước.
4/ Về giáo dục đào tạo, lò nung đúc trí tuệ của dân tộc, chỉ có Nhà nước mới đảm nhiệm được sự liên tục và thừa kế, điều mà cá nhân hay một tập thể, dù đầy thiện chí cũng không thể gánh vác được.
5/ Giáo dục đào tạo là một trong những vế chính của nền độc lập tự chủ. Cho nên đó là một trong những sứ mạng của Nhà nước: bảo đảm được hướng đi lên, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng người có trình độ hiểu biết, có nghiệp vụ cao, bảo đảm được mục tiêu « kiến thức » của việc học, (1) vv.
Cũng cần nói thêm là, trước đây, vì nền kinh tế Việt Nam là kinh tế kế hoạch, cho nên cũng có thể viện một thứ « lý do lý thuyết » nào đó để tổ chức giáo dục đại học theo kiểu các đại học đào tạo nghề nghiệp là chính (kiểu đại học sư phạm, đại học ngoại ngữ, đại học xây dựng,vv...). Kiểu tổ chức đó không mang lại kết quả mong đợi. Ngày nay, Việt Nam đã đi vào kinh tế thị trường, không thể duy trì sự lỗi thời của hình thức « tổ chức đại học đi vào chuyên ngành quá sớm, và hình thức tuyển học sinh (từ trung học vào đại học ở tuổi 17,18) để sắp xếp họ đi vào chuyên môn nghề nghiệp quá non » đó nữa, mà cần quan niệm lại sứ mạng của nền đại học (nó bao gồm việc truyền bá sự hiểu biết, kể cả những hiểu biết chưa áp dụng cho một nghề, thông tin khoa học và kỹ thuật, mở rộng văn hoá, nâng cao trí tuệ và tính độc lập suy nghĩ, hoà nhập vào sự tiến triển chung của thế giới,... chứ không chỉ chuyên lo việc đào tạo nghề nghiệp, dù là nghề nghiệp cao cấp); có như vậy thì mới góp phần làm cho người Việt Nam đủ sức tự tạo nên sự tiến bộ cho xã hội mình.
Và để tránh sự hiểu lầm có thể xảy ra khi nói tới vai trò « chủ chốt » của Nhà nước, tôi xin mượn câu chuyện cổ Trung Hoa (đại khái như sau) để minh hoạ:
Hán Văn đế (thế kỉ 2 trước Tây lịch) lên ngôi được ít lâu, một hôm hỏi hữu thừa tướng Chu Bột:
- Một năm xét xử ngục hình bao nhiêu người?
Bột tạ lỗi, không trả lời được. Văn đế lại hỏi:
- Một năm tiền và thóc xuất nhập bao nhiêu?
Bột xấu hổ, lại tạ lỗi không trả lời được. Văn đế bèn hỏi tả thừa tướng Trần Bình, cũng hai câu hỏi đó.
Trần Bình trả lời:
- Đã có người lo việc ấy. Nếu hỏi về xử ngục hình, thì hỏi quan đình uý; nếu hỏi về tiền và thóc, thì hỏi quan trị túc nội sử.
Văn đế lại hỏi:
- Nếu việc gì cũng có người lo rồi, thì ông lo việc gì?
Bình trả lời:
- Chức vụ của thừa tướng là giúp vua chỉnh lý âm dương, làm cho bốn mùa thuận, để vạn vật đều sống thoả thích, vỗ về thân ái nhân dân, và làm cho các quan ai cũng đảm nhiệm tốt chức vụ của mình.
Văn đế khen là phải (2).
Tất nhiên, câu trả lời của Trần Bình có phần quá đáng, nhưng rất hay: nó tả được một cách điển hình thế nào là vai trò chủ chốt, đâu có phải là vai trò « chi li », « kèn kẹt » ...
_________
Chú thích :
(1) Tôi đã có dịp phát biểu ý kiến về giáo dục đại học qua một số bài báo, như:
- « Góp ý về việc học », trong Tổ Quốc tháng 11/1987, Nhân Dân 27/12/1987, Tuổi Trẻ 29/12/1987.
- « Vài suy nghĩ về công học và tư học », trong Tuần Tin Tức 10/4/1993, Quê Hương tháng 7/1993.
- « Kiểm lại một số ý kiến góp về việc học », trong Nhân Dân chủ nhật 24/10/1993, và Tuổi Trẻ Chủ Nhật 11/1993 trích đăng phần IV trên 5 phần.
- « Vài ý kiến về đại học », trong Quê Hương số Xuân 1994.
Nhân đây, tôi cũng xin được nói rõ « vị trí » của tôi khi phát biểu ý kiến. Đáp câu hỏi của một nhà báo trong nước (ngụ ý tới những điều trần thế kỷ 19), tôi có trả lời:
« Trong lịch sử Việt Nam, có một số nhân vật trí thức được ghi tên tuổi làm gương cho hậu thế: Chu Văn An giữ tiết tháo, không màng danh lợi đương thời; Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm thấu hiểu việc đời nên vua chúa đương thời vấn kế; La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp có học hạnh nên Quang Trung mấy lần mời giúp; Nguyễn Trường Tộ thức thời đã thiết tha điều trần để cho xã hội trong đó ông đang sống được đổi mới và phồn thịnh. Nhưng những gương này là để cho những người ở trong nước noi theo. Còn những người gốc Việt Nam sống ở nước ngoài như chúng tôi, nếu có tìm danh lợi thì cũng chỉ ở địa bàn nước định cư; nếu có chút chuyên môn mà được sự « cầu hiền » từ Việt Nam thì tiếng thơm cũng thuộc về người trong nước biết khéo xử; nếu có nhiệt tình góp ý thì chỉ vì thiết tha mong mỏi ở quê hương cũ chóng có được một cuộc sống vui tươi xứng đáng. Nói như vậy để nhấn mạnh tính chất vô tư và tình cảm của sự góp ý, nghĩa là vừa thanh thản vừa thiết tha ».
(2) Tôi không ngại nêu câu chuyện Tàu này, là vì Việt Nam và Trung Quốc xưa là nước đồng văn; vả lại, ai đọc sử Việt Nam hẳn còn nhớ việc Triệu Vũ đế (Triệu Đà) tiếp sứ giả của Hán Văn đế là Lục Giả... Trở lại vài chi tiết vụn vặt trong câu chuyện kể trong bài: Sau khi Hán Cao tổ Lưu Bang chết, Lữ hậu chuyên quyền, triều thần rất sợ. Khi Lữ hậu chết, con cháu họ Lữ định cướp ngôi nhà Hán. Chu Bột là tướng có công cầm quân dẹp loạn; Trần Bình là mưu sĩ, rất khôn khéo, nên mới nhường chức thứ nhất cho Chu Bột. Hán Văn đế lên ngôi, muốn tỏ ra mình chú ý đến việc nước, nên mới hỏi 2 câu kể trên. Sau vụ đó, Chu Bột biết mình không bằng Trần Bình, nên lui về, để Trần Bình một mình lo công việc thừa tướng.
**********
Tài liệu 4.3
Chuyện Trung tâm đại học dân lập
Thăng Long và một bài văn bia
Xem chương 5 của cuốn sách "Tự sự của người xa quê hương" (Chuyện gia đình và ngoài đời) của Bùi Trọng Liễu
24/11/08
Chung quanh việc Học. Phần 1
Chung quanh việc Học.
Phần 1
Lời nói đầu
1.-Trong một bài văn bia kỷ niệm, tôi có viết một cách dè dặt : « Đất nước thịnh hay suy, một phần là do nền học vấn ». Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng « phần chính là do nền học vấn ». Đúng hay sai, xin tuỳ người đọc suy xét. Là một nhà khoa học định cư từ lâu năm ở nước ngoài, hướng về quê hương cũ, tôi cũng mong được góp phần vào việc phục hưng trí tuệ. Vì thế nên tôi viết cuốn sách này.
2.- Tôi xin được nói vài lời về thể loại. Cuốn sách được chia làm nhiều phần, theo đề tài. Một số ý kiến tôi phát biểu đã được đăng tản mạn trong một số bài báo, và vì là bài báo có mang chút hơi hướng học thuật, tôi có ghi thêm một số chú thích để làm rõ thêm mà không ngắt ý đang diễn tả. Tôi sẽ dùng những đoạn của các bài báo đã sẵn có này bằng cách sắp xếp lại cho có thứ tự theo đề tài. Tuy nhiên, có những trường hợp không làm như thế được, thì sau những lời tóm tắt ý chính, tôi sẽ ghi lại toàn bộ bài báo dưới hình thức những tài liệu kèm theo.
Tôi cũng xin được nhắc một câu chuyện cổ Trung quốc (thời Chiến quốc, khoảng những năm 403-256 trước Tây lịch) :
Vua nước Lương bảo Huệ tử : « Nói gì thì cứ nói thẳng, đừng nói thí dụ ». Huệ tử hỏi vua : « Có một người không biết cái nỏ là cái gì, mới hỏi tôi tình trạng cái nỏ như thế nào. Nếu tôi đáp rằng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không ? ». Vua trả lời: « Hiểu thế nào được ». Huệ tử lại hỏi : « Thế nếu tôi bảo người ấy rằng cái nỏ giống như cái cung, nhưng có cán có lẫy, thì người ấy có hiểu được không ? ». Vua trả lời : « Hiểu được ». Huệ tử kết luận : « Vì thế mà nói thí dụ cho dễ hiểu ».
Trong sách này, khi cảm thấy cần thiết, tôi cũng xin dùng cách phát biểu qua thí dụ, theo kiểu Huệ tử.
Tôi không tìm được cách nào tốt hơn để phát biểu ý mình, nên đành tiến hành như vậy, chẳng biết đó là thể loại gì. Nhưng tôi không phải là người câu nệ ; tôi chỉ nhắm sao cho thông tin tới được người đọc.
3.- Tôi cũng xin được nói về cách hành văn. Do xuất ngoại từ thuở còn niên thiếu với chút vốn tiếng Việt học được lúc còn nhỏ, tôi chỉ muốn viết được một cách bình dị, cho nên chưa chắc đã đúng chuẩn ngày nay dưới mắt một số người. Cách đây vài năm, một nhà báo, nhân dịp sang Pháp, khi ghé thăm tôi, có nhã ý bảo tôi rằng tôi viết tiếng Việt « chuẩn xác đến hơn chín mươi phần trăm ». Tôi nghĩ rằng anh muốn khích lệ tôi ; nhưng giả sử có đúng sự thực đi nữa, thì non mười phần trăm còn lại kia vẫn làm tôi băn khoăn. Trong một khung cảnh toàn cầu hóa, ở một giai đoạn mà một xã hội mới mở cửa, đang thay đổi, gặp nhiều khái niệm mới, vấn đề tạo từ ngữ mới luôn luôn được đặt ra nhưng chưa được chuẩn hoá, tôi đã cố thận trọng và khiêm tốn trong cách viết, trong đó có việc tra từ điển và tham khảo các ý kiến cần thiết.
Người xưa chia ra mấy thể văn : vận văn (văn vần), tản văn (văn xuôi) và biền văn (văn đối nhau), ngưòi xưa còn phân biệt hai loại văn: văn thượng ý (văn có mang nhiều ý, mà cách viết giản dị) và văn thượng từ (lời cần chải chuốt đẹp đẽ, nhưng ý nghĩa thì lắm khi không được dồi dào). Tôi không dám mơ tưởng đến loại văn thượng từ, một phần vì bản thân vốn không ưa, một phần vì mục đích của tôi chỉ là phát biểu được ý kiến, mà không có tham vọng văn học. Vả lại tôi hãi, mỗi khi nhớ đến câu nói đùa cay nghiệt của một tác giả Pháp về « văn sáo », nghĩa là về một thứ con cháu biến thể của văn thượng từ, mà ông ta cho là thể hiện một thứ « táo bón về tư duy và ỉa chảy về ngôn ngữ » (constipation de l’esprit et diarrhée verbale).
Tóm lại, khi viết, với tư cách là tác giả, tôi chịu trách nhiệm không những về những ý kiến phát biểu mà còn cả về cách hành văn của mình. (Xin xem thêm Tài liệu 1.1 dưới đây : bài báo « Hơn oan Thị Kính » của tôi đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 9/2002, trang 7).
4. Trong mấy chục năm qua và ngày nay, không ít người bị hấp dẫn bởi cách tổ chức giáo dục đào tạo của mấy nước lớn. Điều này phần nào cũng hợp lý, vì tổ chức giáo dục đào tạo của họ có tốt thì họ mới giàu mạnh. Tuy nhiên, ta có hội tụ đủ các điều kiện để tổ chức giống như họ không ? Nếu không thì có lẽ không nên áp dụng nguyên si, mà « liệu cơm gắp mắm ».
Tôi nhớ đọc trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (có bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, nxb Văn Học, Hà Nội) câu chuyện như sau:
Thuở quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, lúc đầu thế quân rất mạnh. Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở giữ thành Thăng Long sợ, họp các tướng võ quan văn bàn cách chống giữ. Chưởng phủ là Nguyễn Văn Dụng bàn rằng: « Cuối đời Trần, nhà Minh xâm lấn nước ta. Vua Lê Thái tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, thế lực tuy kém kẻ địch, nhưng hành binh quỉ quyệt, mưu mẹo khôn ngoan, dùng cách mai phục, đánh úp khi địch không phòng bị, mà lập nên võ công tuyệt lạ. Nay quân Thanh ở xa đến, phải trèo đèo vượt suối, ta lấy quân nghỉ ngơi mà đón đánh quân mệt nhọc, nhắm trước các nơi xung yếu, cho quân nấp sẵn để chờ. Cứ theo kế ấy, lo gì không thắng? ». Ngô Thì Nhậm trả lời : « Không phải vậy ! « Tình » tuy giống nhau, mà « thế » lại khác nhau. Xưa, quân nhà Minh chiếm nước ta, làm điều tàn bạo, người cả nước ta ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên vua Lê Thái tổ chỉ gọi một tiếng là xa gần hưởng ứng. Mỗi lúc đánh nhau với giặc, hễ chỗ nào có quân mình mai phục, ngưòi mình đều giấu kín cho, khiến giặc không hề biết. Vì thế mà thắng được giặc. Ngày nay, những bề tôi của nhà Lê, nghe tin quân Thanh mượn cớ sang cứu giúp, họ đều nghển cổ mà trông. Sĩ dân cả nước giành nhau mà đón chúng. Quân mình nhiều hay ít, mai phục ở nơi nào, họ đem báo cho quân địch, như vậy làm sao mà đánh úp chúng được mà chỉ tự mình hãm mình vào chỗ chết. Đánh không được, giữ không vững, chỉ có cách lui quân về giữ chỗ hiểm yếu, để đợi thời cơ,… »
Cũng vì biết cái « thế » mà Ngô Thì Nhiệm đã góp phần vào việc đại thắng quân Thanh của vua Quang Trung sau đó.
Cũng trong cái ý « tuỳ thời, tuỳ hoàn cảnh, giải pháp có đúng thì mới thành công ; nếu không thì hỏng việc », tôi xin được nhắc lại một câu chuyện cổ bên Tàu thời Đông Chu liệt quốc, kể trong « Sử ký » của Tư Mã Thiên (có bản dịch của Nhữ Thành, nxb Văn Học, Hà Nội):
Phạm Lãi, sau khi giúp cho vua Câu Tiễn nước Việt thành công, sợ bị hại, nên lánh sang đất Đào, người đời gọi là Đào Chu công. Đào Chu công có ba người con trai : hai người con lớn sinh ra lúc còn nghèo khó, người con út sinh ra lúc đã giàu sang. Khi người con út đã lớn, thì người con thứ hai, vì giết người, nên bị tù, đợi tội chết ở đất Sở. Đào Chu công mới sai người con út mang nghìn vàng đi chuộc tội cho anh. Nhưng người con cả khóc lóc đòi đi, viện lý lẽ rằng mình là con cả, từ trước đến nay mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được tham gia lo liệu, nay có việc quan trọng như vậy mà không được giao nhiệm vụ ; lại đe nếu không được đi thì tự tử. Bà mẹ cũng cố xin. Đào Chu công bất đắc dĩ phải để cho đi, nhưng trao một lá thư gửi cho người bạn cũ là Trang Sinh ở đất Sở, và dặn con rằng: « Khi sang đến nơi thì đưa nghìn vàng cho ông ta, để mặc ông ta lo liệu, chớ có cậy khôn mà hỏng việc! ». Người con cả, khi đi, cũng tự đem thêm vài trăm nén vàng riêng.
Khi vào đến đất Sở, người con cả tìm đến nhà Trang Sinh đưa thư, và dâng nghìn vàng như lời cha dặn. Trang Sinh nói : « Anh nên về ngay, chớ ở lại đây, mặc tôi lo liệu ; sau này, người em có được tha, cũng chớ hỏi tại sao ». Người con cả không về, mà ngầm ở lại, đem số vàng riêng của mình biếu một người thân của vua Sở để định xin cho em.
Trang Sinh vốn là người thanh liêm, đạo đức, được vua Sở rất tôn trọng. Khi nhận được thư của Đào Chu công, muốn giúp, và không có ý nhận vàng, định sau này xong việc sẽ trả lại. Người thời ấy còn tin nhảm vào điềm lành điềm dữ. Trang Sinh vào thăm vua Sở, nói riêng rằng : « Tôi xem thiên văn, thấy có điềm dữ, có hại cho nước Sở ». Vua Sở vốn tin Trang Sinh, liền hỏi : « Bây giờ phải làm thế nào ? ». Trang Sinh bèn nói : « Chỉ có cách dùng đức, đại xá cho dân, thì có thể tránh được điềm dữ này ». Vua Sở nghe lời, sửa soạn định hôm sau sẽ ân xá tội nhân.
Người thân của vua Sở, nghe tin, nhưng không biết là tại lời nói của Trang Sinh, mới bảo người con cả của Đào Chu công là vua Sở sắp đại xá. Người con cả mới nghĩ rằng, nếu đại xá, thì em mình thế nào cũng được tha, như vậy uổng mất nghìn vàng biếu Trang Sinh vô ích, liền lại đến nhà Trang Sinh. Trang Sinh giật mình hỏi : « Sao anh chưa về ? ». Người con cả bèn nói: « Tôi ở nán lại nghe tin, nay được biết vua Sở sắp đại xá, chắc em tôi sẽ được tha, nên lại chào cụ để về ». Trang Sinh biết ý hắn muốn lấy lại vàng, liền bảo vào lấy vàng mà về.
Và vì tức giận bị coi rẻ, Trang Sinh bèn vào ra mắt vua Sở mà nói rằng : « Hôm trước, tôi có nói chuyện xem thiên văn thấy điềm dữ, nhà vua nói sẽ sửa đức để bù lại, và muốn đại xá. Nay tôi nghe đâu đâu cũng đồn rằng con Đào Chu công giết người bị tội ở đây, nhà nó đem vàng đút lót cho các quan hầu nhà vua, vì vậy nhà vua đại xá không phải vì thương dân Sở, mà chỉ vì thằng con Đào Chu công đó thôi ». Vua Sở giận, nói rằng : « Ta đây tuy kém đức thật, nhưng lẽ nào vì thằng con Đào Chu công mà phải ra ân ». Rồi làm án giết người con Đào Chu công, sau mới ra lệnh đại xá.
Rốt cuộc, người con cả Đào Chu công không cứu được em, chỉ mang được xác về. Bà mẹ thương khóc ; Đào Chu công mới nói rằng : « Thằng con cả, không phải là không yêu em nó. Nhưng nó từ nhỏ đã từng chịu khổ, biết công việc làm ăn khó nhọc, nên bỏ của thì tiếc, nay tiếc số vàng thành ra hỏng việc. Còn thằng con út, đẻ ra đã thấy giàu sang, nào có biết tiền bạc ở đâu mà ra, cho nên thường phung phí, chẳng biết tiếc rẻ của cải. Vì thế nên mới định sai nó đem vàng đi cứu anh nó... ".
Cũng vì giải pháp áp dụng sai và dùng ngưới sai, nên hỏng việc là thế.
Trở lại chuyện ngày nay : nước ta không lớn, lại có ý chí muốn vươn lên, nhưng phương tiện chưa phải là dồi dào ; nước ta là một khối thuần nhất, không phải là một nước liên bang ; nước ta không phải là một nước có truyền thống nhập cư dễ thu hút trí tuệ nơi khác đến để chấp nhận họ trở thành người Việt Nam (có lẽ trừ đối với người Hoa); dân ta ngày nay có đang ở thời kỳ mà mỗi người chịu thắt lưng buộc bụng để con cháu sau này cùng được hưởng chung không ? ... Chỉ nhìn những khía cạnh đó cũng thấy là mỗi vấn đề nêu ra, tất có ý kiến này ý kiến nọ. Vì vậy, thử bàn xem ý nào phù hợp ... Trong nước không thiếu người quan tâm đến giáo dục đào tạo ; những người đó cũng tựa như những người đã/đang tham gia xây dựng, tu sửa một tòa thành. Tôi tuy là kẻ ở xa nhưng có lẽ vì thế mà có cái nhìn « toàn cảnh », thiết tưởng có góp vài ý cũng chẳng phải hoàn toàn là vô ích, dù cho những ý này cũng có « tính thời gian » của chúng (phù hợp cho lúc này và một số năm sau, nhưng không phải là vĩnh viễn).
5.- Từ hơn ba chục năm nay, tôi đã gửi nhiều thư kiến nghị về việc học. Gần đây hơn, khi tình hình cho phép, tôi đã cố gắng phát biểu trên mặt báo. Bởi vì, tôi thấy: ngày nay, khác với thuở xưa, người ta không chỉ viết « thư điều trần » gửi lên một vị hay một tập thể nguyên thủ. Những bài báo, những cuốn sách, những công trình nghiên cứu, những sáng tác, những cuốn phim, những phát biểu qua phương tiện truyền thông ... về những suy nghĩ và nhận xét, với những lời bàn phải trái khen chê, phải chăng cũng là những bản điều trần gửi tới cả dân tộc Việt Nam ? Có điều là vàng, thau hay ngọc, đá, chắc gì đã dễ phân biệt ?
Tôi cũng xin được nhắc lại một câu chuyện cổ Trung quốc mang tính ngụ ngôn : chuyện « Viên ngọc họ Hoà » :
Thời Chiến quốc, nước Sở có người họ Hoà tìm được ngọc trong núi, đem dâng vua Lê vương. Vua sai thợ ngọc xét, thợ ngọc nói : « Đá, không phải ngọc ». Vua giận, cho là họ Hoà nói lừa, sai chặt chân trái. Khi vua Vũ vương nối ngôi, họ Hoà lại đem dâng ngọc. Vua lại sai thợ ngọc xét, thợ ngọc nói : « Đá, không phải ngọc ». Vua giận, sai chặt chân phải họ Hoà. Đến khi vua Văn vương lên ngôi, họ Hoà ôm viên ngọc, khóc ở chân núi ba ngày ba đêm, nước mắt chảy thành máu. Vua sai người đến hỏi ; họ Hoà thưa rằng : « Tôi khóc không phải vì thương hai chân tôi, mà vì thương ngọc mà cho là đá, nói đúng mà cho là nói sai ». Vua sai người xét lại cho thật kỹ, đục lớp đá ngoài ra, thì trong quả là viên ngọc quí, ở chỗ tối phát ra ánh sáng, để ở chỗ ngồi, mùa đông có thể thay cho lò sưởi, mùa hè có thể thay quạt mát, trong vòng năm bước, ruồi nhặng không dám đậu đến. Vua sai đặt tên là « viên ngọc họ Hoà ». Chung quanh viên ngọc này, còn nhiều mẩu chuyện khác. Thí dụ như : cuối thời Chiến quốc, nước Tần mạnh, lập kế muốn đoạt viên ngọc họ Hoà lúc đó đang thuộc vua Triệu, nên giả đem 15 thành đổi lấy viên ngọc này, nhưng không thành (tích Lạn Tương Như hai lần « khuất » vua Tần). Rồi đến khi Tần Thuỷ hoàng thống nhất nước Tàu, lên ngôi hoàng đế, sai thợ khéo chạm trổ viên ngọc họ Hoà thành ấn, gọi là ngọc tỉ, vv.
Tất cả để nói lên cái quí của viên ngọc, mà một thời vì sự thiếu hiểu biết của vài người, nên đã bị coi là vô giá trị.
Tất nhiên ngày nay không có việc chặt chân, mà đôi khi còn có lời uý lạo; tôi lại không tự sánh mình với họ Hoà dâng ngọc. Có điều là phần lớn vấn đề « Học » thì vẫn còn đó.
**********
Tài liệu 1.1
Hơn oan Thị Kính
(Bài của Bùi Trọng Liễu đăng trên Tia Sáng tháng 9/2002)
Theo Quan âm tân truyện, truyện thơ nôm lục bát : Thị Kính lấy chồng là Thiện Sĩ ; một đêm chồng học quá khuya, mệt ngủ thiếp đi, bà ngồi khâu bên cạnh, thấy có sợi râu mọc ngược, sẵn dao trong tay, muốn cắt đi. Chồng chợt tỉnh dậy, ngỡ vợ muốn giết mình, hô hoán lên. Cha mẹ chồng cũng một mực đổ tội. Cha mẹ đẻ cũng không bênh. Thị Kính bị đuổi đi, phải giả trai, vào chùa làm tiểu. Thị Mầu lên chùa, thấy chú tiểu sinh đẹp, phải lòng mê, nhưng không được thoả mãn, về ăn nằm với người đầy tớ trai, có mang, bị làng bắt vạ, bèn đổ cho chú tiểu. Sau khi sinh, Thị Mầu đem con lên chùa phó mặc cho chú tiểu ; Thị Kính thương đứa trẻ, đành nuôi nấng tử tế. Mấy năm sau, Thị Kính mất, lúc liệm thi hài, mọi người mới rõ chú tiểu là phụ nữ, và nỗi oan mới được cởi. « Oan Thị Kính » đã trở thành một cụm từ quen thuộc để chỉ nỗi oan nặng nề ghê gớm.
Nhưng oan của Thị Kính rốt cuộc còn được giải. Có một nỗi oan, có thể bị « tiếng để đời », có khi không bao giờ được cởi : đó là cái oan của tác giả bài viết bị sửa câu chữ.
Tôi nhớ thuở tôi còn nhỏ, đã một lần được chứng kiến một bà đọc bài thơ « Nhớ rừng » của Thế Lữ : Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt ... Con hổ mà « gặm », mà lại gặm một « khối » căm hờn, thì hay quá đi rồi. Nhưng bà này cho rằng tiếng ta không ai nói gặm căm hờn cả, phải nói « ngậm » một « mối » căm hờn mới đúng, kiểu như « ngậm đắng nuốt cay »; vì thế nên bà làu bàu trách nhà in in sai, và cầm bút sửa. Nhưng trong trường hợp này, bà chỉ sửa bẩn cái bản của bà đã mua mà thôi, không hại gì đến tác giả cả, đấy cũng là cái may.
Từ một số năm nay, tôi có một số bài đăng trên báo trong nước. Có trường hợp là bài tôi gửi đăng, có trường hợp là bài mà báo tự trích đăng. Có báo đăng nguyên văn, đó là điều rất quí, trường hợp này không liên quan đến nội dung lời tôi đang trình bày. Nhưng có báo đăng với câu chữ « được » sửa hay thêm bớt, mà không hỏi ý. Tôi nghĩ rằng có thể đây cũng là do thiện ý, ngỡ rằng sửa như vậy là giúp cho bài viết được hoàn hảo hơn, nhất là trong trường hợp của một tác giả đã định cư lâu năm ở nước ngoài như tôi, có thể dùng từ không hoàn toàn phù hợp với từ thông dụng trong nước. Nhưng chắc gì trong mọi tình huống, người sửa đã hiểu lý do dùng từ của tác giả, đặc biệt là trong một giai đoạn mà xã hội đang thay đổi, vấn đề tạo từ ngữ mới luôn luôn được đặt ra nhưng chưa được chuẩn hoá ? Quan trọng hơn là sự thêm vào bài trích đăng, một hay nhiều chú thích về những sự kiện (lịch sử to hay nhỏ) chưa được xác định, đồng thời lại không ghi đó là chú thích của toà soạn chứ không phải là của tác giả. Cũng lại có trường hợp mà vài từ « cực cấp » (superlatif) được thêm vào bài - là điều mà tôi rất kị - vì tôi viết bài để phát biểu ý kiến, theo kiểu văn « thượng ý », chứ không có mục đích văn học như một số ngưòi chuộng văn « thượng từ », (lời lẽ chải chuốt bóng bẩy mà không cần tải ý dồi dào). Vì thế mà gây ra nỗi oan cho tác giả. Thiết tưởng, giả thử khi thấy bài có những khiếm khuyết, tốt hơn cả là hội ý trước khi đăng, nhất là ngày nay đã có phương tiện truyền thông rất nhanh chóng và thuận tiện.
Tất nhiên, ở đây, tôi không đem trường hợp cá nhân của tôi để than phiền, mà mục đích của tôi là đề cập đến một khía cạnh cần thiết cho một lề lối làm việc. Có thể rằng nền văn học của ta, xưa chủ yếu là văn học truyền khẩu, sách vở không có truyền thống in ấn rộng rãi, ghi chép tay thì dễ tam sao thất bản, cho nên không quen trọng sự chính xác. Lại thêm quen « chín bỏ làm mười », không phải là cách làm việc của một nước công nghiệp phát triển. Nhưng ngày nay, khi công nghệ đã tiến tới mức độ chính xác cao, thí dụ đo lường ở mức nano-mét (một phần tỉ mét), thiết tưởng tư duy cũng nên đổi mới cho phù hợp. Đồng thời cũng tránh được cho các tác giả, mối oan có những câu không thật sự của mình viết ra.
Phần 1
Lời nói đầu
1.-Trong một bài văn bia kỷ niệm, tôi có viết một cách dè dặt : « Đất nước thịnh hay suy, một phần là do nền học vấn ». Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng « phần chính là do nền học vấn ». Đúng hay sai, xin tuỳ người đọc suy xét. Là một nhà khoa học định cư từ lâu năm ở nước ngoài, hướng về quê hương cũ, tôi cũng mong được góp phần vào việc phục hưng trí tuệ. Vì thế nên tôi viết cuốn sách này.
2.- Tôi xin được nói vài lời về thể loại. Cuốn sách được chia làm nhiều phần, theo đề tài. Một số ý kiến tôi phát biểu đã được đăng tản mạn trong một số bài báo, và vì là bài báo có mang chút hơi hướng học thuật, tôi có ghi thêm một số chú thích để làm rõ thêm mà không ngắt ý đang diễn tả. Tôi sẽ dùng những đoạn của các bài báo đã sẵn có này bằng cách sắp xếp lại cho có thứ tự theo đề tài. Tuy nhiên, có những trường hợp không làm như thế được, thì sau những lời tóm tắt ý chính, tôi sẽ ghi lại toàn bộ bài báo dưới hình thức những tài liệu kèm theo.
Tôi cũng xin được nhắc một câu chuyện cổ Trung quốc (thời Chiến quốc, khoảng những năm 403-256 trước Tây lịch) :
Vua nước Lương bảo Huệ tử : « Nói gì thì cứ nói thẳng, đừng nói thí dụ ». Huệ tử hỏi vua : « Có một người không biết cái nỏ là cái gì, mới hỏi tôi tình trạng cái nỏ như thế nào. Nếu tôi đáp rằng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không ? ». Vua trả lời: « Hiểu thế nào được ». Huệ tử lại hỏi : « Thế nếu tôi bảo người ấy rằng cái nỏ giống như cái cung, nhưng có cán có lẫy, thì người ấy có hiểu được không ? ». Vua trả lời : « Hiểu được ». Huệ tử kết luận : « Vì thế mà nói thí dụ cho dễ hiểu ».
Trong sách này, khi cảm thấy cần thiết, tôi cũng xin dùng cách phát biểu qua thí dụ, theo kiểu Huệ tử.
Tôi không tìm được cách nào tốt hơn để phát biểu ý mình, nên đành tiến hành như vậy, chẳng biết đó là thể loại gì. Nhưng tôi không phải là người câu nệ ; tôi chỉ nhắm sao cho thông tin tới được người đọc.
3.- Tôi cũng xin được nói về cách hành văn. Do xuất ngoại từ thuở còn niên thiếu với chút vốn tiếng Việt học được lúc còn nhỏ, tôi chỉ muốn viết được một cách bình dị, cho nên chưa chắc đã đúng chuẩn ngày nay dưới mắt một số người. Cách đây vài năm, một nhà báo, nhân dịp sang Pháp, khi ghé thăm tôi, có nhã ý bảo tôi rằng tôi viết tiếng Việt « chuẩn xác đến hơn chín mươi phần trăm ». Tôi nghĩ rằng anh muốn khích lệ tôi ; nhưng giả sử có đúng sự thực đi nữa, thì non mười phần trăm còn lại kia vẫn làm tôi băn khoăn. Trong một khung cảnh toàn cầu hóa, ở một giai đoạn mà một xã hội mới mở cửa, đang thay đổi, gặp nhiều khái niệm mới, vấn đề tạo từ ngữ mới luôn luôn được đặt ra nhưng chưa được chuẩn hoá, tôi đã cố thận trọng và khiêm tốn trong cách viết, trong đó có việc tra từ điển và tham khảo các ý kiến cần thiết.
Người xưa chia ra mấy thể văn : vận văn (văn vần), tản văn (văn xuôi) và biền văn (văn đối nhau), ngưòi xưa còn phân biệt hai loại văn: văn thượng ý (văn có mang nhiều ý, mà cách viết giản dị) và văn thượng từ (lời cần chải chuốt đẹp đẽ, nhưng ý nghĩa thì lắm khi không được dồi dào). Tôi không dám mơ tưởng đến loại văn thượng từ, một phần vì bản thân vốn không ưa, một phần vì mục đích của tôi chỉ là phát biểu được ý kiến, mà không có tham vọng văn học. Vả lại tôi hãi, mỗi khi nhớ đến câu nói đùa cay nghiệt của một tác giả Pháp về « văn sáo », nghĩa là về một thứ con cháu biến thể của văn thượng từ, mà ông ta cho là thể hiện một thứ « táo bón về tư duy và ỉa chảy về ngôn ngữ » (constipation de l’esprit et diarrhée verbale).
Tóm lại, khi viết, với tư cách là tác giả, tôi chịu trách nhiệm không những về những ý kiến phát biểu mà còn cả về cách hành văn của mình. (Xin xem thêm Tài liệu 1.1 dưới đây : bài báo « Hơn oan Thị Kính » của tôi đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 9/2002, trang 7).
4. Trong mấy chục năm qua và ngày nay, không ít người bị hấp dẫn bởi cách tổ chức giáo dục đào tạo của mấy nước lớn. Điều này phần nào cũng hợp lý, vì tổ chức giáo dục đào tạo của họ có tốt thì họ mới giàu mạnh. Tuy nhiên, ta có hội tụ đủ các điều kiện để tổ chức giống như họ không ? Nếu không thì có lẽ không nên áp dụng nguyên si, mà « liệu cơm gắp mắm ».
Tôi nhớ đọc trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (có bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, nxb Văn Học, Hà Nội) câu chuyện như sau:
Thuở quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, lúc đầu thế quân rất mạnh. Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở giữ thành Thăng Long sợ, họp các tướng võ quan văn bàn cách chống giữ. Chưởng phủ là Nguyễn Văn Dụng bàn rằng: « Cuối đời Trần, nhà Minh xâm lấn nước ta. Vua Lê Thái tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, thế lực tuy kém kẻ địch, nhưng hành binh quỉ quyệt, mưu mẹo khôn ngoan, dùng cách mai phục, đánh úp khi địch không phòng bị, mà lập nên võ công tuyệt lạ. Nay quân Thanh ở xa đến, phải trèo đèo vượt suối, ta lấy quân nghỉ ngơi mà đón đánh quân mệt nhọc, nhắm trước các nơi xung yếu, cho quân nấp sẵn để chờ. Cứ theo kế ấy, lo gì không thắng? ». Ngô Thì Nhậm trả lời : « Không phải vậy ! « Tình » tuy giống nhau, mà « thế » lại khác nhau. Xưa, quân nhà Minh chiếm nước ta, làm điều tàn bạo, người cả nước ta ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên vua Lê Thái tổ chỉ gọi một tiếng là xa gần hưởng ứng. Mỗi lúc đánh nhau với giặc, hễ chỗ nào có quân mình mai phục, ngưòi mình đều giấu kín cho, khiến giặc không hề biết. Vì thế mà thắng được giặc. Ngày nay, những bề tôi của nhà Lê, nghe tin quân Thanh mượn cớ sang cứu giúp, họ đều nghển cổ mà trông. Sĩ dân cả nước giành nhau mà đón chúng. Quân mình nhiều hay ít, mai phục ở nơi nào, họ đem báo cho quân địch, như vậy làm sao mà đánh úp chúng được mà chỉ tự mình hãm mình vào chỗ chết. Đánh không được, giữ không vững, chỉ có cách lui quân về giữ chỗ hiểm yếu, để đợi thời cơ,… »
Cũng vì biết cái « thế » mà Ngô Thì Nhiệm đã góp phần vào việc đại thắng quân Thanh của vua Quang Trung sau đó.
Cũng trong cái ý « tuỳ thời, tuỳ hoàn cảnh, giải pháp có đúng thì mới thành công ; nếu không thì hỏng việc », tôi xin được nhắc lại một câu chuyện cổ bên Tàu thời Đông Chu liệt quốc, kể trong « Sử ký » của Tư Mã Thiên (có bản dịch của Nhữ Thành, nxb Văn Học, Hà Nội):
Phạm Lãi, sau khi giúp cho vua Câu Tiễn nước Việt thành công, sợ bị hại, nên lánh sang đất Đào, người đời gọi là Đào Chu công. Đào Chu công có ba người con trai : hai người con lớn sinh ra lúc còn nghèo khó, người con út sinh ra lúc đã giàu sang. Khi người con út đã lớn, thì người con thứ hai, vì giết người, nên bị tù, đợi tội chết ở đất Sở. Đào Chu công mới sai người con út mang nghìn vàng đi chuộc tội cho anh. Nhưng người con cả khóc lóc đòi đi, viện lý lẽ rằng mình là con cả, từ trước đến nay mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được tham gia lo liệu, nay có việc quan trọng như vậy mà không được giao nhiệm vụ ; lại đe nếu không được đi thì tự tử. Bà mẹ cũng cố xin. Đào Chu công bất đắc dĩ phải để cho đi, nhưng trao một lá thư gửi cho người bạn cũ là Trang Sinh ở đất Sở, và dặn con rằng: « Khi sang đến nơi thì đưa nghìn vàng cho ông ta, để mặc ông ta lo liệu, chớ có cậy khôn mà hỏng việc! ». Người con cả, khi đi, cũng tự đem thêm vài trăm nén vàng riêng.
Khi vào đến đất Sở, người con cả tìm đến nhà Trang Sinh đưa thư, và dâng nghìn vàng như lời cha dặn. Trang Sinh nói : « Anh nên về ngay, chớ ở lại đây, mặc tôi lo liệu ; sau này, người em có được tha, cũng chớ hỏi tại sao ». Người con cả không về, mà ngầm ở lại, đem số vàng riêng của mình biếu một người thân của vua Sở để định xin cho em.
Trang Sinh vốn là người thanh liêm, đạo đức, được vua Sở rất tôn trọng. Khi nhận được thư của Đào Chu công, muốn giúp, và không có ý nhận vàng, định sau này xong việc sẽ trả lại. Người thời ấy còn tin nhảm vào điềm lành điềm dữ. Trang Sinh vào thăm vua Sở, nói riêng rằng : « Tôi xem thiên văn, thấy có điềm dữ, có hại cho nước Sở ». Vua Sở vốn tin Trang Sinh, liền hỏi : « Bây giờ phải làm thế nào ? ». Trang Sinh bèn nói : « Chỉ có cách dùng đức, đại xá cho dân, thì có thể tránh được điềm dữ này ». Vua Sở nghe lời, sửa soạn định hôm sau sẽ ân xá tội nhân.
Người thân của vua Sở, nghe tin, nhưng không biết là tại lời nói của Trang Sinh, mới bảo người con cả của Đào Chu công là vua Sở sắp đại xá. Người con cả mới nghĩ rằng, nếu đại xá, thì em mình thế nào cũng được tha, như vậy uổng mất nghìn vàng biếu Trang Sinh vô ích, liền lại đến nhà Trang Sinh. Trang Sinh giật mình hỏi : « Sao anh chưa về ? ». Người con cả bèn nói: « Tôi ở nán lại nghe tin, nay được biết vua Sở sắp đại xá, chắc em tôi sẽ được tha, nên lại chào cụ để về ». Trang Sinh biết ý hắn muốn lấy lại vàng, liền bảo vào lấy vàng mà về.
Và vì tức giận bị coi rẻ, Trang Sinh bèn vào ra mắt vua Sở mà nói rằng : « Hôm trước, tôi có nói chuyện xem thiên văn thấy điềm dữ, nhà vua nói sẽ sửa đức để bù lại, và muốn đại xá. Nay tôi nghe đâu đâu cũng đồn rằng con Đào Chu công giết người bị tội ở đây, nhà nó đem vàng đút lót cho các quan hầu nhà vua, vì vậy nhà vua đại xá không phải vì thương dân Sở, mà chỉ vì thằng con Đào Chu công đó thôi ». Vua Sở giận, nói rằng : « Ta đây tuy kém đức thật, nhưng lẽ nào vì thằng con Đào Chu công mà phải ra ân ». Rồi làm án giết người con Đào Chu công, sau mới ra lệnh đại xá.
Rốt cuộc, người con cả Đào Chu công không cứu được em, chỉ mang được xác về. Bà mẹ thương khóc ; Đào Chu công mới nói rằng : « Thằng con cả, không phải là không yêu em nó. Nhưng nó từ nhỏ đã từng chịu khổ, biết công việc làm ăn khó nhọc, nên bỏ của thì tiếc, nay tiếc số vàng thành ra hỏng việc. Còn thằng con út, đẻ ra đã thấy giàu sang, nào có biết tiền bạc ở đâu mà ra, cho nên thường phung phí, chẳng biết tiếc rẻ của cải. Vì thế nên mới định sai nó đem vàng đi cứu anh nó... ".
Cũng vì giải pháp áp dụng sai và dùng ngưới sai, nên hỏng việc là thế.
Trở lại chuyện ngày nay : nước ta không lớn, lại có ý chí muốn vươn lên, nhưng phương tiện chưa phải là dồi dào ; nước ta là một khối thuần nhất, không phải là một nước liên bang ; nước ta không phải là một nước có truyền thống nhập cư dễ thu hút trí tuệ nơi khác đến để chấp nhận họ trở thành người Việt Nam (có lẽ trừ đối với người Hoa); dân ta ngày nay có đang ở thời kỳ mà mỗi người chịu thắt lưng buộc bụng để con cháu sau này cùng được hưởng chung không ? ... Chỉ nhìn những khía cạnh đó cũng thấy là mỗi vấn đề nêu ra, tất có ý kiến này ý kiến nọ. Vì vậy, thử bàn xem ý nào phù hợp ... Trong nước không thiếu người quan tâm đến giáo dục đào tạo ; những người đó cũng tựa như những người đã/đang tham gia xây dựng, tu sửa một tòa thành. Tôi tuy là kẻ ở xa nhưng có lẽ vì thế mà có cái nhìn « toàn cảnh », thiết tưởng có góp vài ý cũng chẳng phải hoàn toàn là vô ích, dù cho những ý này cũng có « tính thời gian » của chúng (phù hợp cho lúc này và một số năm sau, nhưng không phải là vĩnh viễn).
5.- Từ hơn ba chục năm nay, tôi đã gửi nhiều thư kiến nghị về việc học. Gần đây hơn, khi tình hình cho phép, tôi đã cố gắng phát biểu trên mặt báo. Bởi vì, tôi thấy: ngày nay, khác với thuở xưa, người ta không chỉ viết « thư điều trần » gửi lên một vị hay một tập thể nguyên thủ. Những bài báo, những cuốn sách, những công trình nghiên cứu, những sáng tác, những cuốn phim, những phát biểu qua phương tiện truyền thông ... về những suy nghĩ và nhận xét, với những lời bàn phải trái khen chê, phải chăng cũng là những bản điều trần gửi tới cả dân tộc Việt Nam ? Có điều là vàng, thau hay ngọc, đá, chắc gì đã dễ phân biệt ?
Tôi cũng xin được nhắc lại một câu chuyện cổ Trung quốc mang tính ngụ ngôn : chuyện « Viên ngọc họ Hoà » :
Thời Chiến quốc, nước Sở có người họ Hoà tìm được ngọc trong núi, đem dâng vua Lê vương. Vua sai thợ ngọc xét, thợ ngọc nói : « Đá, không phải ngọc ». Vua giận, cho là họ Hoà nói lừa, sai chặt chân trái. Khi vua Vũ vương nối ngôi, họ Hoà lại đem dâng ngọc. Vua lại sai thợ ngọc xét, thợ ngọc nói : « Đá, không phải ngọc ». Vua giận, sai chặt chân phải họ Hoà. Đến khi vua Văn vương lên ngôi, họ Hoà ôm viên ngọc, khóc ở chân núi ba ngày ba đêm, nước mắt chảy thành máu. Vua sai người đến hỏi ; họ Hoà thưa rằng : « Tôi khóc không phải vì thương hai chân tôi, mà vì thương ngọc mà cho là đá, nói đúng mà cho là nói sai ». Vua sai người xét lại cho thật kỹ, đục lớp đá ngoài ra, thì trong quả là viên ngọc quí, ở chỗ tối phát ra ánh sáng, để ở chỗ ngồi, mùa đông có thể thay cho lò sưởi, mùa hè có thể thay quạt mát, trong vòng năm bước, ruồi nhặng không dám đậu đến. Vua sai đặt tên là « viên ngọc họ Hoà ». Chung quanh viên ngọc này, còn nhiều mẩu chuyện khác. Thí dụ như : cuối thời Chiến quốc, nước Tần mạnh, lập kế muốn đoạt viên ngọc họ Hoà lúc đó đang thuộc vua Triệu, nên giả đem 15 thành đổi lấy viên ngọc này, nhưng không thành (tích Lạn Tương Như hai lần « khuất » vua Tần). Rồi đến khi Tần Thuỷ hoàng thống nhất nước Tàu, lên ngôi hoàng đế, sai thợ khéo chạm trổ viên ngọc họ Hoà thành ấn, gọi là ngọc tỉ, vv.
Tất cả để nói lên cái quí của viên ngọc, mà một thời vì sự thiếu hiểu biết của vài người, nên đã bị coi là vô giá trị.
Tất nhiên ngày nay không có việc chặt chân, mà đôi khi còn có lời uý lạo; tôi lại không tự sánh mình với họ Hoà dâng ngọc. Có điều là phần lớn vấn đề « Học » thì vẫn còn đó.
**********
Tài liệu 1.1
Hơn oan Thị Kính
(Bài của Bùi Trọng Liễu đăng trên Tia Sáng tháng 9/2002)
Theo Quan âm tân truyện, truyện thơ nôm lục bát : Thị Kính lấy chồng là Thiện Sĩ ; một đêm chồng học quá khuya, mệt ngủ thiếp đi, bà ngồi khâu bên cạnh, thấy có sợi râu mọc ngược, sẵn dao trong tay, muốn cắt đi. Chồng chợt tỉnh dậy, ngỡ vợ muốn giết mình, hô hoán lên. Cha mẹ chồng cũng một mực đổ tội. Cha mẹ đẻ cũng không bênh. Thị Kính bị đuổi đi, phải giả trai, vào chùa làm tiểu. Thị Mầu lên chùa, thấy chú tiểu sinh đẹp, phải lòng mê, nhưng không được thoả mãn, về ăn nằm với người đầy tớ trai, có mang, bị làng bắt vạ, bèn đổ cho chú tiểu. Sau khi sinh, Thị Mầu đem con lên chùa phó mặc cho chú tiểu ; Thị Kính thương đứa trẻ, đành nuôi nấng tử tế. Mấy năm sau, Thị Kính mất, lúc liệm thi hài, mọi người mới rõ chú tiểu là phụ nữ, và nỗi oan mới được cởi. « Oan Thị Kính » đã trở thành một cụm từ quen thuộc để chỉ nỗi oan nặng nề ghê gớm.
Nhưng oan của Thị Kính rốt cuộc còn được giải. Có một nỗi oan, có thể bị « tiếng để đời », có khi không bao giờ được cởi : đó là cái oan của tác giả bài viết bị sửa câu chữ.
Tôi nhớ thuở tôi còn nhỏ, đã một lần được chứng kiến một bà đọc bài thơ « Nhớ rừng » của Thế Lữ : Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt ... Con hổ mà « gặm », mà lại gặm một « khối » căm hờn, thì hay quá đi rồi. Nhưng bà này cho rằng tiếng ta không ai nói gặm căm hờn cả, phải nói « ngậm » một « mối » căm hờn mới đúng, kiểu như « ngậm đắng nuốt cay »; vì thế nên bà làu bàu trách nhà in in sai, và cầm bút sửa. Nhưng trong trường hợp này, bà chỉ sửa bẩn cái bản của bà đã mua mà thôi, không hại gì đến tác giả cả, đấy cũng là cái may.
Từ một số năm nay, tôi có một số bài đăng trên báo trong nước. Có trường hợp là bài tôi gửi đăng, có trường hợp là bài mà báo tự trích đăng. Có báo đăng nguyên văn, đó là điều rất quí, trường hợp này không liên quan đến nội dung lời tôi đang trình bày. Nhưng có báo đăng với câu chữ « được » sửa hay thêm bớt, mà không hỏi ý. Tôi nghĩ rằng có thể đây cũng là do thiện ý, ngỡ rằng sửa như vậy là giúp cho bài viết được hoàn hảo hơn, nhất là trong trường hợp của một tác giả đã định cư lâu năm ở nước ngoài như tôi, có thể dùng từ không hoàn toàn phù hợp với từ thông dụng trong nước. Nhưng chắc gì trong mọi tình huống, người sửa đã hiểu lý do dùng từ của tác giả, đặc biệt là trong một giai đoạn mà xã hội đang thay đổi, vấn đề tạo từ ngữ mới luôn luôn được đặt ra nhưng chưa được chuẩn hoá ? Quan trọng hơn là sự thêm vào bài trích đăng, một hay nhiều chú thích về những sự kiện (lịch sử to hay nhỏ) chưa được xác định, đồng thời lại không ghi đó là chú thích của toà soạn chứ không phải là của tác giả. Cũng lại có trường hợp mà vài từ « cực cấp » (superlatif) được thêm vào bài - là điều mà tôi rất kị - vì tôi viết bài để phát biểu ý kiến, theo kiểu văn « thượng ý », chứ không có mục đích văn học như một số ngưòi chuộng văn « thượng từ », (lời lẽ chải chuốt bóng bẩy mà không cần tải ý dồi dào). Vì thế mà gây ra nỗi oan cho tác giả. Thiết tưởng, giả thử khi thấy bài có những khiếm khuyết, tốt hơn cả là hội ý trước khi đăng, nhất là ngày nay đã có phương tiện truyền thông rất nhanh chóng và thuận tiện.
Tất nhiên, ở đây, tôi không đem trường hợp cá nhân của tôi để than phiền, mà mục đích của tôi là đề cập đến một khía cạnh cần thiết cho một lề lối làm việc. Có thể rằng nền văn học của ta, xưa chủ yếu là văn học truyền khẩu, sách vở không có truyền thống in ấn rộng rãi, ghi chép tay thì dễ tam sao thất bản, cho nên không quen trọng sự chính xác. Lại thêm quen « chín bỏ làm mười », không phải là cách làm việc của một nước công nghiệp phát triển. Nhưng ngày nay, khi công nghệ đã tiến tới mức độ chính xác cao, thí dụ đo lường ở mức nano-mét (một phần tỉ mét), thiết tưởng tư duy cũng nên đổi mới cho phù hợp. Đồng thời cũng tránh được cho các tác giả, mối oan có những câu không thật sự của mình viết ra.
Chung quanh việc Học. Phần 2
Chung quanh việc Học.
Phần 2
Về sự học giỏi, trí thông minh và nhân tài
Kể từ ngày Cách mạng Tháng tám thành công, mặc dù phải trải qua hai cuộc kháng chiến, giáo dục đào tạo ở ta có lúc được coi là đã đạt được những thành quả lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, thiết tưởng cũng nên cố gắng có một số nhận xét khách quan, để rồi có thể tiếp tục có những bước tiến vững chắc.
Về mặt trí tuệ, tương đối khó đo lường, tôi thiết tưởng, không phải là tự ti khi chủ trương, trong cách đánh giá, nên « nhìn lên » (tìm cái hay nơi người khác để vươn lên bằng hay hơn người ta) chứ đừng « nhìn xuống » (tìm cái dở nơi người khác để tự phụ rằng mình ít nhất cũng hơn được loại người đó). Vấn đề là ở chỗ khi mình đã có sẵn một số tiềm năng, không nên tự mãn, mà nên tìm cách tổ chức sao cho những tiềm năng đó được phát huy và đưa đến những kết quả thực sự.
1.- Một số người Việt Nam rất tự hào về tính hiếu học của người mình. Thậm chí, còn khẳng định rằng người mình « hơn người nơi khác » trên điểm đó, vì lẽ con em mình học hành ngoan ngoãn, chăm chỉ. Tôi không hoàn toàn chia sẻ thái độ ấy, vì việc học cần được phân tích trên nhiều khía cạnh và mức độ. Sự hiếu học được quan niệm là sự ham muốn trau dồi hiểu biết, hay là sự cặm cụi học mong thi đỗ để được hiển đạt ? Nêu thử xem thí dụ ở Paris, hiện có hai cơ sở dành cho sự trau dồi hiểu biết thêm : « Université inter-âges » (Đại học cho mọi tuổi), « Université de tous les savoirs » (Đại học của mọi sự hiểu biết), do các đại học chính thức tổ chức, có các lớp mở vào buổi tối, cho các ông bà cao tuổi, đã về hưu, cho những ai muốn học hỏi thêm cho biết, mà chẳng có thi cử, phát bằng cấp gì cả, mặc dù phải đóng học phí. Không biết đó có phải là dấu hiệu của sự thua kém của người nước này trong sự hiếu học không, nhưng không thấy người nơi đây tự ti hay khoe sự hiếu học của họ .
2.- Rồi những người [Việt Nam rất tự hào về tính hiếu học của người mình] đó - tất nhiên là có cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài - cũng rất tự hào về sự học giỏi của người mình. Theo họ, « học giỏi » có nghĩa là đứng đầu lớp, đi thi đua, thi quốc tế giật được giải nhất nhì, đi thi tuyển lọt được vào các trường lớn, vv., (hàm ý việc có « các thày ngồi trên » ra đầu bài cho mà tìm lời đáp: người thi muốn được xếp hạng cao cần một sự hiểu nhanh, đón được ý của người hỏi, thuộc sách và trả bài đúng); hoặc « học giỏi » là biết học dàn hàng ngang, môn này một chút môn kia một chút, nhiều bằng cấp khác nhau chừng nào thích chừng nấy ; hoặc cao siêu hơn nữa thì đánh giá nhau qua « sự thông thái qua sự thuộc sách, dẫn sách, dẫn tư tưởng của người khác » - doctus cum libro, như tôi đã có dịp viết. Họ đánh giá sự thành công của một số học sinh ta ra nước ngoài học đạt kết quả là « hơn cả người bản xứ ». Thậm chí họ còn muốn gắn quan niệm « học giỏi » này với một định nghĩa của « bản tính thông minh » của người mình. Theo tôi, hình như quan niệm này về sự « thông minh » đã có từ lâu đời ở ta, dựa trên sự cao thấp tương đối. Tôi không phủ nhận hoàn toàn quan niệm đó, vì mặt nào nó cũng dựa trên một số tiêu chuẩn tương đối khách quan và công bằng trong cách đánh giá ; nhưng theo tôi nó khiếm khuyết, nó cần được xem lại và được bổ sung. Thuở xưa, khi xã hội Việt Nam khép kín, cuộc thi đua lựa chọn, chẳng qua là « ở nhà, nhất mẹ nhì con ». Tưởng rằng trong một xã hội khép kín như vậy, chỉ có vấn đề « ngôi thứ, chiếu trên chiếu dưới » thôi; thế mà hậu quả cũng đã là xã hội Việt Nam chậm tiến so với nhiều xã hội khác, « ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta »; và vì vậy đã một thời mất độc lập tự chủ (như hồi thế kỉ 19).
Về vấn đề du học sinh Việt Nam, tạm bỏ sang một bên những trường hợp thất bại mà chỉ xét những trường hợp thành đạt thôi đã. Tất nhiên, tôi luôn luôn vui mừng trước sự thành đạt của con em người mình, nhưng ta cũng nên đánh giá cho đúng mức. Tôi xin nhắc câu chuyện « Quất chua », như một [phản]-thí dụ:
Án Tử nước Tề, đi sứ sang nước Sở. Vua Sở muốn làm nhục, sai lính giả trói người mang đến trước tiệc ; lính thưa rằng đó là người Tề ngụ cư ở Sở, vì ăn trộm nên bị bắt. Vua Sở bảo Án Tử: « Người Tề hay trộm cắp lắm nhỉ ». Án Tử đứng dậy thưa rằng: « Quất ở đất Hoài Nam là quất ngọt, đem sang giồng ở Hoài Bắc thì thành quất chua; người Tề ở Tề thì lương thiện, sang Sở thì thành trộm cắp, thế là tại thuỷ thổ mà biến ra ».
Vậy thì con em mình, khi ở trong nước, việc học không đạt, ra ngoài thì thành công, phải chăng cũng là do việc tổ chức giáo dục đào tạo của nước người ta tốt hơn, chứ đâu chỉ do tài học của con em mình !
Lại liên tưởng đến sự tự mãn về việc một số con em mình thi đua đạt giải « hơn » người nước ngoài, trong khi ta không nhìn thấy số còn lại học hành thất bại. Tôi nhớ đến câu chuyện cổ tích « đua ngựa » mà cả phương tây và phương đông đều có. Xin nhắc ở đây « bản » Trung quốc của chuyện « đua ngựa » này:
Thời Chiến quốc (trong chuyện Tôn Tẫn, Bàng Quyên), vua Tề và tướng Điền Kỵ đua ngựa, theo lệ đua ba « lượt ». Mỗi lượt thắng thì được cuộc ngàn vàng. Tôn Tẫn bày mưu cho Điền Kỵ: đem ngựa hạng 3 của mình đua với ngựa hạng nhất của vua; rồi đem ngựa hạng nhất của mình để thắng ngựa hạng 2 của vua; và đem ngựa hạng 2 của mình để thắng ngựa hạng 3 của vua; như vậy là tuy thua « lượt » đầu, nhưng thắng hai « lượt » sau.
Thế mới là mưu khôn. Còn nếu chỉ mới so sánh con em hạng nhất của mình với con em hạng thường của người ta, sao đã ngỡ là ta hơn người ? Có lẽ ta chỉ nên khiêm tốn nhận định rằng ta cũng có khả năng học như người nơi khác, họ có thể thành đạt thì ta cũng có thể thành đạt.
Ngày nay, trong khung cảnh toàn cầu hoá, lại càng cần thiết xem lại xem cái định nghĩa « thông minh » kiểu nói trên có phù hợp không.
3.- Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu, trở nên quan trọng : phải biết đón trước những vấn đề cần được nêu ra, và biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ (tất nhiên hiểu theo nghĩa là mang lại những lời giải mới, trước đó chưa ai mang lại). Biết tìm ra giải đáp cho các loại vấn đề nêu trên - cũng như khả năng sáng tác - là một dạng « thông minh » khác. Nó nằm bên ngoài nhu cầu xếp ngôi thứ kiểu học trò; nó là dạng « thông minh » trưởng thành. Dùng danh « học giỏi » ở mức độ này, có thể không phù hợp nữa. Nó đã chuyển sang cái quan niệm « nhân tài » mà ngày nay thường hay nghe nói; thế mà « nhân tài » là gì thì dường như ở ta chưa thấy mấy ai định nghĩa. Nhưng qua một số người Việt Nam phát biểu, trong nước cũng như ngoài nước, cảm tưởng của tôi là họ quan niệm nhân tài là những người « học giỏi » theo nghĩa nói trên, và hơn thế nữa, là những người có bằng cấp và danh hiệu, (đồng thời lại có hiện tượng hiểu sai bằng cấp, danh hiệu, chức vụ của nơi khác trên thế giới). Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn thử không đặt vấn đề « nhân tài », mà đặt vấn đề người « biết việc », bởi vì theo tôi, ở mức độ cả nước, không nên đặt vấn đề danh hão, mà nên đặt vấn đề đào tạo sao cho có những người có khả năng thực sự để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong mọi ngành nghề, trong mọi cấp bậc. Và cũng vì thế mà khi đặt vấn đề đào tạo người « biết việc », tôi không chỉ nghĩ đến học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh « giỏi » theo nghĩa thi đua với nhau, mà nghĩ cả đến đội ngũ những người nghiên cứu, các nhà giáo có khả năng phù hợp, và nghĩ đến quan niệm về giáo dục đào tạo, nghĩ đến cách tổ chức các trường, các ngành... nữa.
4.- Lại nói thêm về vấn đề « nhân tài ». Hiện nay, xem chừng như có sự tiếm xưng, tự tôn vinh hay tôn vinh quá đáng, gây ra một sự lẫn lộn không lành mạnh. Khởi thuỷ là một sự hiểu sai thông tin. Trong một khoảng thời gian mấy chục năm, tổ chức việc học đại học và cơ sở nghiên cứu của ta chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Theo cách tổ chức đó, vai trò của Viện Hàn lâm rất lớn, bao gộp hầu hết các viện nghiên cứu, và do một số thành tựu khoa học thuở đó của Liên Xô, danh hiệu viện sĩ được một số người Việt Nam chiêm ngưỡng, nhất là khi danh hiệu này có trọng lượng trong lĩnh vực quản lý khoa học và có kèm theo những ưu đãi vật chất. Gần đây, khi nước nhà đổi mới, mở cửa ra quốc tế, một số nhà khoa học Việt Nam có dịp tiếp xúc với Mỹ và Tây Âu, đã gặp loáng thoáng loại danh từ tương tự, nên đã xảy ra một sự ngộ nhận. Academy (tiếng Mỹ), Académie (tiếng Pháp) bị một số người hiểu lầm là Viện Hàn lâm Quốc gia trong bất cứ trường hợp nào; trong khi đó từ này có thể là tên gọi của một hội khoa học tư, đóng một số tiền thì có thể gia nhập, như New York Academy of Sciences; hoặc có nghĩa là nơi mà người ta hành một thuật, một trò giải trí như Académie Equitation Western (cưỡi ngựa kiểu cao bồi), Académie de billard (trò chơi bi-a), tất nhiên người gia nhập không thể gọi là viện sĩ được. Từ sự ngộ nhận, nghe nói đã có trường hợp tiến tới sự nhập nhằng tiếm xưng và được tôn vinh. Trong một vài bài báo từ năm 1999, cũng như một số người khác, tôi có báo động việc này, nhưng có lẽ không mấy ai chú ý.
Năm 2000, gặp lúc nêu vấn đề có nên thành lập Viện Hàn lâm ở Việt Nam không, tôi cũng có viết thư kiến nghị và sau đó ít lâu, tôi có viết một bài báo đăng trong mục Nhịp cầu của báo Nông Nghiệp Việt Nam 29/11/2001, nguyên văn như sau :
Một viện Hàn lâm khoa học lúc này ở Việt Nam ?
Tôi nghe nói là có một dự án trong nước, muốn thành lập Viện Hàn lâm khoa học lúc này. Quyết định nên hay không nên, theo ý tôi , tuỳ thuộc 3 câu hỏi sau đây:
Lập Viện Hàn lâm để làm gì? Lập theo kiểu nào? Thời điểm có thuận lợi hay không?
- a/ Để có thể đề cập đến câu hỏi 1, trước hết phải đề cập đến câu hỏi 2. Có Viện Hàn lâm theo kiểu phương Tây, và có Viện Hàn lâm theo kiểu Liên Xô [nghĩa là kiểu phương Tây cộng thêm các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trực thuộc].
- b/ Nói một cách tóm tắt, một Viện Hàn lâm [kiểu phương Tây] nếu có, đóng vai trò « kiểm định và tư vấn » : để định các chuẩn, để thẩm định các vấn đề khoa học kỹ thuật, phân biệt cái thực cái rởm, để có ý kiến khi nhà cầm quyền hỏi ý, để báo động trước dư luận trên các vấn đề lớn vv. [Nhưng khó có thể gán cho Viện Hàn lâm một vai trò « hướng đạo », bởi vì cái gì mới mẻ, thường mang tính chất « ngoại đạo », do đó khó có thể chờ đợi ở một cơ sở như Viện Hàn lâm một vai trò luôn luôn tiên phong được]. Trong khi đó thì một Viện Hàn lâm kiểu Liên Xô, với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trực thuộc, đương nhiên trở thành « vừa là người trọng tài, vừa là người đá bóng »: vì có sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm của mình, luôn luôn có nguy cơ kéo bè phái, giành giật ngân quĩ, gây ảnh hưởng ; nhất là khi quá phụ thuộc vào ngân quĩ nhà nước, Viện Hàn lâm sẽ mất tính độc lập về khoa học, và dễ bị sức ép lạc hướng [trường hợp của Lyssenko là một thí dụ].
- c/ Những lý luận kể trên, dù là tóm tắt, là những lý luận « bình thường » dựa trên lợi ích của xã hội. Trong một tình trạng khoa học kỹ thuật và một tình trạng xã hội chưa hoàn toàn bình thường, nguy cơ lý luận dựa trên lợi ích cá nhân tất nhiên tồn tại: tất có người cần danh hiệu [tuy ta đã có nhiều công cụ để tôn vinh: danh hiệu « anh hùng », « nhà giáo nhân dân », huân huy chương, giải thưởng Hồ Chí Minh, vv.], tất có người cần tiền [có cơ sở nghiên cứu, có phòng thí nghiệm thì mới có ngân quĩ], tất có người cần thế lực [có cơ sở thì mới có quân, có quân thì mới có thế lực...]. Không phải ai cũng lý luận theo lợi ích cá nhân, nhưng nguy cơ nói trên không thể coi nhẹ.
Ngoài ra, ở những nước đã phát triển mới có những trường hợp phát minh ra những vấn đề khoa học thật mới mẻ chưa ai hề biết, nên sự kiểm định mới đặt ra ở mức cao siêu. Còn tình hình của ta hiện nay, vấn đề mới mẻ về khoa học kỹ thuật chẳng qua mới chỉ là sự phù hợp hoá (dù là tinh vi) vào khung cảnh của mình những điều mà trên thế giới đã biết thực hư, cho nên chưa cần có một cơ sở như viện Hàn lâm. Thành lập một viện Hàn lâm đâu có phải chỉ để tôn vinh một số người « xứng đáng ». Vì vậy không nên vội vã.
Do đó, tôi thiết tưởng:
- Khoan khoan đợi cho tình hình giáo dục đào tạo, tình hình khoa học kỹ thuật được chấn chỉnh, tình hình xã hội nói chung được sáng sủa hơn đã, lúc đó sẽ nêu lại vấn đề thành lập một viện Hàn lâm. Đó là thượng kế.
- Thảng hoặc, nếu vì những lý do gì đó mà không cưỡng lại được việc thành lập một Viện Hàn lâm lúc này, thì nên lập theo kiểu phương Tây. Nó phù hợp hơn là một viện Hàn lâm kiểu khác. [Trong một khung cảnh toàn cầu hoá, ta cần một sự hội nhập, xin chớ viện cớ « độc đáo » của riêng ta, mà rồi thành lạc lõng so với sự phát triển khoa học toàn cầu]. Đó là trung kế.
- Còn lập một viện Hàn lâm kiểu Liên Xô, mà chính ở các nước đang có người ta cũng than phiền, thì là hạ kế.
Tôi là người định cư ở nước ngoài, lại không phải là viện sĩ. Có thể có người hồ nghi lời tôi nói. Vì vậy, nên tìm hỏi ý một vài nhà khoa học lão thành nào đó trong nước, vô tư, khách quan, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo và nền khoa học nước nhà, để có những quyết định tỉnh táo và chuẩn xác.
Nhưng cũng không chỉ có vấn đề danh hiệu viện sĩ. Thí dụ như có sự hiểu nhầm về Post-doctorate, (gọi tắt là Postdoc), do dịch nguyên văn là hậu tiến sĩ, bị vài người hiểu nhầm là một học vị siêu tiến sĩ ; thực ra đó không phải là một học vị, mà là một giai đoạn, đôi khi là một cách cho một số người có bằng tiến sĩ làm nghiên cứu thêm trong khi chờ đợi được chức vụ trong giáo giới hay được một công việc làm ăn gì ổn định (có những người tiến sĩ trội hơn hay may mắn hơn, trở thành giáo sư mà không cần phải qua Postdoc). Một thí dụ khác về sự ngộ nhận : một vài người Việt Nam khi được nhà xuất bản (ngoại quốc) loại tập « danh sách danh nhân » dụ dỗ nếu đóng một số tiền thì họ sẽ đăng tên trong danh sách này, đã ngỡ rằng thực mình đã thành danh nhân thế giới.
Có những người khắt khe, coi tất cả những trường hợp ngộ nhận là do trí trá. Nhưng tôi thì luôn luôn có ý muốn « giảm khinh » (nghĩa là « giảm nhẹ ») có lẽ vì tôi bị ảnh hưởng của câu chuyện ngụ ngôn thuở nhỏ học trong một cuốn giáo khoa thư, mang máng nhớ như sau :
Có một bác nông dân, ra tỉnh, vào một hàng kính, hỏi mua một cặp kính trắng. Chủ hiệu đưa cho bác một trang sách để bác thử đọc. Bác thử tất cả các cặp kính của hiệu mà vẫn không vừa lòng. Chủ hiệu đâm nghi hỏi: « Thế bác đã biết đọc chưa đã ? ». Bác ta nổi giận gắt lên : « Nếu tôi biết đọc rồi, thì tôi đi mua kính làm gì! ». Té ra bác ấy thấy mấy người già đọc sách thường đeo kính, nên ngỡ rằng cứ đeo kính lên thì đọc được chữ mà chẳng cần phải học.
Chỉ vì quá trọng cái vỏ bên ngoài nên mới hiểu sai, đánh giá sai.
5.- Bên cạnh sự hiểu sai thông tin, lại có hiện tượng dẫn bằng cấp để tôn vinh. Tôi xin được bày tỏ ý kiến của tôi như sau :
Đối với bằng cấp, có mấy thái độ cực đoan. Có người dẫn việc « học để biết, chứ không phải để lấy bằng » để chứng minh rằng chẳng cần bằng cấp làm gì. Thậm chí, có người còn dẫn cả thí dụ Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ nguyên Giáp [chưa từng học trường võ bị nào]. Tôi thiết tưởng, ai làm nên sự nghiệp lớn thì đó là vĩ nhân, độc lập với bằng cấp. Về trường hợp Hồ Chủ tịch, là sự tự học hỏi ở « trường đời ». Tôi còn nhớ học giả Hoàng Xuân Hãn, ở Pháp vào những năm cuối đời mình, đã mấy lần tâm sự với tôi: vào thời điểm 1945, nếu không phải là Hồ Chủ tịch, với sự hiểu biết lịch lãm về tình hình thế giới và việc đời, và với tài ba ứng xử, thì không biết nước mình đi vào đâu... Nhận xét này ở miệng một nhà trí thức, một sử gia, mang một ý nghĩa về chữ « Học ». Về trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin cho tôi được nhắc lại hai câu đầu bài thơ tôi tặng ông (bài thơ đã được nhắc đến trong lúc mở đầu cuốn phim « Cây cao bóng cả » chiếu trên kênh vô tuyến truyền hình VTV3 vào dịp mừng thọ ông 90 tuổi):
Trời Nam đâu được mấy ai,
Thư sinh mà lại sẵn tài lược thao.
Đó là tôi cũng muốn nói đến việc người « thư sinh » này thuở còn trong trường đại học, có nghe bài giảng quân sự nào đâu. Trong trường hợp này, việc học là do sự tự tìm tòi hiểu biết và nghiền ngẫm.
Nhưng trong một xã hội, đâu có phải toàn vĩ nhân cả! Tôi thiết tưởng cái hay của một nền giáo dục đào tạo là : trong một xã hội « bình thường » (ở đây, « bình thường » không phải là « tầm thường », mà nghĩa là « lành mạnh »), giáo dục được những con người « bình thường » thành những công dân « bình thường », đào tạo họ thành những con ngưòi « biết việc », đảm nhiệm tốt những công việc « bình thường ». Đối với những người không có điều kiện đi học ở trường và đi thi, thì ai dám trách là không có bằng cấp? Còn những người có điều kiện đi học và có điều kiện đi thi, mà không có bằng cấp, thì nên an phận đừng viện cớ để tự biện minh.
Nay tôi muốn nói đến cái thái cực thứ hai, là sự tôn vinh quá đáng. Sự tôn vinh này có thể do ở sự ngay thật, không biết, mà ra. Xin nêu ở đây một thí dụ. Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441- ?) mà tài liệu xưa nói là tác giả sách Đại thành toán pháp, và (theo cuốn Từ điển văn hoá Việt Nam 1993): các thế hệ đời sau nói là ông đã lập chí hướng để trở thành « thần cơ diệu toán vạn niên sư ». Tôi không có khả năng để đọc cuốn Đại thành toán pháp (còn có một bản mang tên Toán pháp đại thành), nhưng cách đây hai năm trong một xê-mi-na ở Đại học Paris, một nhà nghiên cứu ngoại quốc về môn Sử Toán học có thuyết trình về cuốn sách này mà ông ta đã đọc cả 2 bản. Theo ông ta, con số « pi » [dùng để tính chu vi và diện tích vòng tròn] trong cuốn sách là con số 3. Tôi xin nhắc lại về con số « pi » này: với người xứ Babylone dùng bốn nghìn năm trước đây là khoảng 3,1 ; với nhà bác học Archimède (Ac-ki-mê-đét người Hy Lạp, thế kỉ thứ ba trước Tây lịch) là khoảng 3,14 ; với nhà toán học Ấn Độ Aryabhatta thế kỉ thứ năm, là khoảng 3,1416 ; cũng như với mấy nhà toán học Trung quốc thuở xưa... Dùng con số 3 ở thế kỉ 15, không thể gọi là chính xác lắm. Nhưng cũng phải nói rằng trước ông Lương Thế Vinh, khi nhà Minh xâm chiếm nước ta (1414-1427), họ áp dụng chính sách đồng hóa và ngu dân, bao nhiêu sách ở ta đều bị họ thu nhặt đem về Tàu hoặc đốt đi. Có lẽ là dưới triều vua Lê Thánh tông mới tìm thu thập lại sách cổ ; cuốn sách của Lương Thế Vinh ra đời trong khung cảnh đó, nên cũng đáng được trân trọng. Nhưng danh hiệu « thần cơ diệu toán » xét ra cũng chỉ là tương đối nội bộ, còn « vạn niên sư » thì người tôn xưng có lẽ không có ý khuyến khích kẻ hậu sinh tiến nhanh hơn bậc tiền bối.
Gần đây hơn, khi Cách mạng Tháng tám thành công, khi nền Dân chủ Cộng hoà thành lập, và tiếp theo đó là hai cuộc kháng chiến kéo dài ba mươi năm, đã phải xây dựng một nền giáo dục đào tạo, một nền khoa học, học thuật, hầu như « từ không cho đến có ». Trong đám người đảm nhiệm trọng trách này, trừ vài trường hợp hiếm hoi của vài vị thật sự đã có điều kiện học đỗ bậc đại khoa, còn lại các vị các vị thường là những người chưa thật sự đỗ được bằng cấp cao, ngay cả trong số người đã du học ở nước ngoài. Nhưng mấy vị đó thuộc loại người mà tôi xin mượn hai câu Lục Vân Tiên để tả:
Biết đâu chùa rách phật vàng,
Ai hay trong quán ẩn tàng kinh luân.
Đó là buổi « thời thế tạo anh hùng » mà làm nên sự nghiệp. Tất nhiên chúng ta phải trân trọng, và ghi nhớ công lao. Ở đây, ý tôi muốn phát biểu là nên đánh giá con người qua thành quả của công việc, chứ người viết tiểu sử đừng nên « đi thêm một bước » nữa là : vì có thành quả nên phải tạo ra một quá khứ vinh quang về học giỏi, về học vị lớn và chức vụ quan trọng trước đó để đề cao. Cũng có vài trường hợp tự tôn vinh, kiểu báo cáo thành tích, thực ít, hư nhiều, có lẽ vì xu thế của xã hội như vậy, phải là người có bản lĩnh lớn mới tránh được.
Còn ngày nay, đất nước đã an bình, mọi việc trên nguyên tắc đều đi vào chính qui. Thiết tưởng nền tảng của giáo dục đào tạo nên dựa trên những mục tiêu ích lợi chung, chứ đừng nên dựa trên những mục tiêu tôn vinh cá nhân. Bằng cấp đặt ra là để đánh giá mức học hành hiểu biết, không phải để khoe mẽ. Hoặc như muốn trọng vọng bằng cấp một cách thẳng thắn, thì nên bắt chước ông Phùng Khắc Khoan (1528-1613) : ông đã làm quan to rồi mà còn trở lại đi thi để rồi đỗ Hoàng giáp (năm 1580) mới thoả. [Ông được người đương thời trọng vọng, trong dân gian thường gọi ông là « Trạng Bùng », nhưng kỳ thật ra ông không đỗ Trạng nguyên mà chỉ đỗ nhị giáp tiến sĩ như vừa nói trên]. Một xã hội mà trong đó vài người « bình thường » đã được coi là « xuất chúng », thì đã không lành mạnh ; nếu người chưa đạt tới mức độ « bình thường » cũng coi là « xuất chúng » thì mối nguy đã ngấp nghé. Bởi vì đó là một cách vô tình góp phần tạo môi trường cho những bằng cấp rởm và danh hiệu rởm nẩy nở, nhất là ngày nay cũng không áp đặt được những biện pháp như thời Lê mạt : năm 1751, việc thi ở các trường nhiều gian lận, công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ, dư luận xôn xao ; chúa Trịnh Doanh giận, bắt cống sĩ thi lại ở bãi sông, đánh trượt quá nửa.
Quá tôn vinh bằng cấp, đã là một việc không hay. Tôn vinh chức danh, lại càng không hay.
6.- Lại liên tưởng đến vấn đề « vai, vế » . Xưa kia, thời phong kiến, triều đình vua chúa ta đã có sự phân biệt rạch ròi giữa « chức, tước, phẩm, hàm ». Theo tôi hiểu thì: a) Phong « chức », có nghĩa là trao cho nhiệm vụ để làm việc (Tể tướng, Thượng thư, Thị lang vv. thuở xưa là những chức). b) Phong « tước » là để thưởng công, thí dụ như có công lao như dẹp giặc (công, hầu, bá, tử, nam, là 5 tước sau tước vương, vv.). Trên cụ thể, tuỳ theo tước cao hay thấp, người có tước được hưởng lộc, lấy thuế của một xã hay một vùng dân để tiêu dùng. c) « Phẩm » là để định thứ bậc cao thấp, không những vì lương nhiều hay ít, mà còn vấn đề « thứ tự lễ tân » nữa, thí dụ như khi đình đám, hội hè, ai đứng trước ai đứng sau (quan võ, quan văn, mà trong đám quan văn lại có quan bộ Lại, quan bộ Lễ, quan bộ Hình, vv...). d) Phong « hàm » là cho cái danh. Không những các quan lại ngày xưa có chức mà có thể có thêm hàm ; cũng có những người không có chức mà vẫn có hàm: thí dụ như trường hợp những người bỏ tiền ra để « mua » hàm, để có vai vế trong làng, khỏi phải đi phục dịch làm phu phen vv. Khi chính quyền phong hàm cho một số người, nhưng không trao chức cho họ, là vì biết họ không có khả năng làm việc. Sử còn khen Hưng Đạo vương về việc được vua Trần cho phép phong quan cho những nhà giàu góp tiền đánh giặc Nguyên, nhưng Hưng Đạo vương chỉ phong cho họ là « giả lang tướng » (nghĩa là ông tướng cho vay lương) thôi, chứ không trao cho chức thật. Thời nào mà để lẫn chức tước phẩm hàm với nhau, đem « chức » thưởng cho « người-có-công-nhưng-không-có-khả-năng-làm-việc » thì là loạn.
Còn « chiếu trên, chiếu dưới », ngoài nghĩa bóng còn có nghĩa đen. Thuở nhỏ tôi có thấy ở đình làng, hội họp ăn cỗ, thấy trải chiếu trên bục cao cho những người có vai vế, dần dần xuống thấp cho kẻ kém thế hơn. Đó cũng là một cách phô trương quyền lực. Lại liên tưởng tới chuyện Timur Leng (Tamerlan) tiếp sứ ở kinh đô Samarcande vào năm 1404. Năm đó, sứ thần của vua Henri III xứ Castille là Ruy Gonzales de Clavijo mang lễ vật đến cầu thân, được tiếp đón niềm nở. Cùng thời gian đó, một đoàn 800 lạc đà thồ hàng hoá từ Trung quốc tới, bị giam giữ ở Samarcande, và sứ thần Trung quốc An Chi Tao bị đối xử tệ. Sách kể rằng nghi lễ ở triều đình Samarcande cũng tương tự như ở các triều đình châu Âu lúc đó, nhưng trong các buổi tiệc, Timur Leng cho sứ thần Clavijo ngồi trên bục cao và bắt sứ thần An Chi Tao ngồi thấp hơn để làm nhục vua Vĩnh Lạc (Young Lo, nhà Minh), vì lúc đó Timur Leng đang dự tính thôn tính Trung quốc. Đây là thái độ ngoại giao, nó có lý do của nó. Còn nếu chỉ vì cái hư danh hão mà cài vào việc Học để toan tính cao thấp, thì không đáng.
7.- Vào một thời điểm mà sự ham muốn về danh vọng đang nở rộ, có lẽ cũng nên nhìn lại quá khứ xem tổ tiên ta thuở trước giải quyết vấn đề như thế nào. Vì thế nên tôi viết bài báo sau đây, đưa đăng trong mục Nhịp cầu, báo Nông Nghiệp Việt Nam, 15/4/2002, nguyên văn như sau :
Bán hàm
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục đào tạo là vấn đề « đúng tiêu chuẩn ». Nói một cách đơn giản, đó là vấn đề giữ sao cho bằng cấp đánh giá đúng được với khối lượng hiểu biết, danh hiệu đúng được với cấp bậc, chức vụ đúng được với khả năng làm việc. Thuở xưa ở nước ta, vào những thời thịnh, khi các tiêu chuẩn về việc học hành đào tạo giữ được đúng, thì dư luận tôn trọng kẻ sĩ ; vào thời suy vong, thì dư luận mỉa mai kẻ có hư danh mà không có thực học. Ngày nay, có lẽ là thời trước mắt đang thịnh về kinh tế, nhưng đồng thời dường như dư luận coi việc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo là việc bức xúc. Có những điều hiển nhiên dễ thấy như : nếu trao bằng y khoa bác sỹ cho người không đủ hiểu biết, thì chữa bệnh, giải phẫu, có thể chết người ; nếu trao bằng kỹ sư cho người không đủ hiểu biết, thì sụp cầu, vỡ đập, tai hoạ có thể xảy ra ... Nhưng cũng có những điều khó thấy hơn, tưởng như không quan hệ gì mấy, thật ra âm ỉ hơn, hậu quả lâu dài hơn, khó chữa hơn, mà duyên do cũng vẫn là vì không « đúng tiêu chuẩn ». Hiểu sai, lý luận sai, đạo lý sai, giải mã thông tin sai, chuyển giao hiểu biết sai ... rồi một ngày nào đó tất nhiên sẽ đưa đến những lựa chọn sai, quyết định sai, như đã từng thấy trong thế kỉ 19 ở ta.
Tôi không có ý định nói dông dài ; chỉ xin tập trung vào một khía cạnh của vấn đề : danh hiệu sai. Nếu danh hiệu chỉ là thứ áo mã, thì có lẽ không hại lắm. Nhưng trong một xã hội mà tiếng nói của người có « danh vọng trong nền học vấn » còn đang có trọng lượng lớn, « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » có tầm quan trọng của nó : chỉ phán « sai một li » là công việc có thể lệch « đi một dặm ». Thế mà « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » thì dường như đang nhởn nhơ đầy dãy, được coi như trò đùa trong thiên hạ. Nếu quả thật giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nếu quả thật việc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo là việc bức xúc, thì song song với những khâu khác, thiết tưởng cũng nên có giải pháp giải quyết khâu này. Nhưng tìm ra được một giải pháp có hiệu quả, chắc là khó, vì hiện nay, đang nở rộ thời thượng tôn xưng, tiếm xưng, vinh phong... Nào là giáo sư viện sĩ, nào là giáo sư tiến sĩ, nào là danh nhân thế giới, danh hiệu thật, danh hiệu giả, vàng thau lẫn lộn.
Vì vậy tôi xin được luận một chút về kinh nghiệm người xưa.
Trong một bài viết trước đây, tôi có nhắc việc tổ tiên ta thuở xưa có kinh nghiệm phân biệt rõ ràng : chức, tước, phẩm, hàm. Nhưng đặc biệt chú trọng phân biệt chức và hàm : chức là để thực hiện công việc, cho nên rất quan trọng ; hàm là để cho có danh, cho nên phần nào coi là phù phiếm. Vì thế nên chính quyền thuở xưa có lệ cho phép mua « hàm » : người có tiền có thể trả một số tiền để được phong một [hư] « hàm » , (đó cũng là trường hợp của những ông « hàn », mà ta còn thấy ngay hồi trước Cách mạng Tháng tám 1945 : hàn lâm viện đãi chiếu, hàn lâm viện cung phụng, vv.). Ngoài cái danh, người mua được « hàm » còn có chút vai vế trong làng, ra đình được ngồi chiếu trên, được miễn sưu dịch đi phu cho nhà nước, cho nên danh cũng không phải hoàn toàn là hão. Số tiền mua thường là để xây trường, mở chợ, xây cầu, ..., cũng là việc ích chung. Đôi bên cùng có lợi, mà không phạm vào công việc hành chính nhà nước.
Ngày nay, nghe đồn có một vài người hám danh, dùng tiền của cơ quan để : trả niên liễm cho một vài hội khoa học tư ngoại quốc để tiếm xưng « viện sĩ », trả niên liễm cho mấy nhà xuất bản cái mà họ gọi là danh sách « danh nhân thế giới », để được đề cao, vv. Thay vì để việc này tiếp tục, vừa không đẹp cho hình ảnh nước nhà, vừa phạm vào việc « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » nói trên, có thể nào bắt chước tổ tiên ta trong cách giải quyết không ? Xin nêu hai thí dụ. Nước ta hiện nay chưa có [và chưa cần thiết có] Viện Hàn lâm, có thể nào qui định cho phép những ai muốn, bỏ tiền ra mua một hư hàm « Viện sĩ ». Như vậy, không những thoả mãn được ham muốn của họ, mà còn lấy tiền của họ để làm việc công ích như giúp học bổng cho sinh viên học sinh, tu sửa trường sở, bồi dưỡng cho những cán bộ giảng dạy chân chính, vv. ? Đồng thời lại giúp họ tránh được việc tiếm dụng công quĩ để trả niên liễm như kể trên : đã đành đó không phải là tham nhũng (vì theo từ điển, « tham nhũng » là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân để lấy của cải), nhưng dường như hành động đó không xa với định nghĩa của « tham ô » (« lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để dùng lạm của công ») ? Lại có thể nào cho phép mấy nhà xuất bản của một vài cơ quan nhà nước, trước đây đã bỏ của công ra đăng những cuốn sách tôn vinh một vài « danh nhân không đúng tiêu chuẩn », nay được phép « bán chỗ » trong các « danh sách danh nhân » địa phương cho những ai muốn có tên trên các danh sách đó, xen lẫn với vài tên danh nhân thế giới ? Tiền thu được vào công quĩ để làm những việc thực sự có ích cho nền giáo dục đào tạo nước nhà, phải chăng cũng là một việc tốt ?
Tôi ở xa, vì lòng thành mà phát biểu, nếu không phù hợp, xin thông cảm cho tôi. Nhưng vấn đề quá quan trọng để có thể coi nhẹ, đùa bỡn hay giễu cợt.
Nhân nói đến việc dùng công quĩ để giải quyết việc riêng, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện Pháp, xin kể thêm « bên lề » dưới đây :
Khi vua Louis XIV trưởng thành, ra nhiếp chính, có vụ bắt trị tội Nicolas Fouquet, một triều thần đang giữ chức vụ surintendant (một thứ tổng giám đốc tài chính), với lý do là ông này đã lẫn lộn công quĩ và của riêng. Cũng có thuyết cho rằng nhà vua sợ sự giàu sang của ông này gây ra một mối nguy cơ cho cho vương quyền. Việc xảy ra vào năm 1661. Ngày 17/8/1661, Fouquet mở một buổi hội ở lâu đài Vaux-le-Vicomte mà ông ta cho xây từ năm 1657 và hoàn thành năm 1661, và mời vua và triều thần đến dự. Sự giàu sang, sự xa xỉ vượt mức của buổi hội làm vua giận. Ba tuần sau, vua sai bắt giam, và năm 1664 xử và giam ông ta cho đến chết năm 1680 ở Pignerol. Năm 1679 một tù nhân bị đưa đến giam ở cùng nơi. Người tù nhân này được đối xử một cách tôn trọng nhưng buộc phải đeo vĩnh viễn một chiếc mặt nạ sắt (có thuyết cho là một chiếc mặt nạ bằng nhung có quai sắt), để không người nào có thể biết được ông ta là ai. Sau đó, người tù nhân này được chuyển đến giam ở ngục Bastille cho đến khi chết năm 1703. Vì sự trùng lặp với nơi giam ở Pignerol và sự trùng lặp với khoảng thời gian, có thuyết cho rằng đó là Fouquet. Nhưng sự đối xử đặc biệt trân trọng đối với người tù nhân này (viên quan coi ngục và thuộc hạ, khi xưng hô với người tù nhân này, phải gọi bằng « Đức ông » ), có thuyết lại cho rằng ắt phải là một người trong hoàng tộc. Theo nhà văn hào Voltaire [1694-1778] thì có thể đó là ngưòi anh sinh đôi của vua Louis XIV, và nhà văn Alexandre Dumas [1802-1870] trong cuốn tiểu thuyết dã sử Le Vicomte de Bragelonne cũng dựa trên thuyết này. Có đến hơn 60 giả thuyết về tông tích của ngưòi tù mang mặt nạ sắt. Dù sao, tới nay, vẫn không biết ngưòi tù này thực sự là ai...
Phần 2
Về sự học giỏi, trí thông minh và nhân tài
Kể từ ngày Cách mạng Tháng tám thành công, mặc dù phải trải qua hai cuộc kháng chiến, giáo dục đào tạo ở ta có lúc được coi là đã đạt được những thành quả lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, thiết tưởng cũng nên cố gắng có một số nhận xét khách quan, để rồi có thể tiếp tục có những bước tiến vững chắc.
Về mặt trí tuệ, tương đối khó đo lường, tôi thiết tưởng, không phải là tự ti khi chủ trương, trong cách đánh giá, nên « nhìn lên » (tìm cái hay nơi người khác để vươn lên bằng hay hơn người ta) chứ đừng « nhìn xuống » (tìm cái dở nơi người khác để tự phụ rằng mình ít nhất cũng hơn được loại người đó). Vấn đề là ở chỗ khi mình đã có sẵn một số tiềm năng, không nên tự mãn, mà nên tìm cách tổ chức sao cho những tiềm năng đó được phát huy và đưa đến những kết quả thực sự.
1.- Một số người Việt Nam rất tự hào về tính hiếu học của người mình. Thậm chí, còn khẳng định rằng người mình « hơn người nơi khác » trên điểm đó, vì lẽ con em mình học hành ngoan ngoãn, chăm chỉ. Tôi không hoàn toàn chia sẻ thái độ ấy, vì việc học cần được phân tích trên nhiều khía cạnh và mức độ. Sự hiếu học được quan niệm là sự ham muốn trau dồi hiểu biết, hay là sự cặm cụi học mong thi đỗ để được hiển đạt ? Nêu thử xem thí dụ ở Paris, hiện có hai cơ sở dành cho sự trau dồi hiểu biết thêm : « Université inter-âges » (Đại học cho mọi tuổi), « Université de tous les savoirs » (Đại học của mọi sự hiểu biết), do các đại học chính thức tổ chức, có các lớp mở vào buổi tối, cho các ông bà cao tuổi, đã về hưu, cho những ai muốn học hỏi thêm cho biết, mà chẳng có thi cử, phát bằng cấp gì cả, mặc dù phải đóng học phí. Không biết đó có phải là dấu hiệu của sự thua kém của người nước này trong sự hiếu học không, nhưng không thấy người nơi đây tự ti hay khoe sự hiếu học của họ .
2.- Rồi những người [Việt Nam rất tự hào về tính hiếu học của người mình] đó - tất nhiên là có cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài - cũng rất tự hào về sự học giỏi của người mình. Theo họ, « học giỏi » có nghĩa là đứng đầu lớp, đi thi đua, thi quốc tế giật được giải nhất nhì, đi thi tuyển lọt được vào các trường lớn, vv., (hàm ý việc có « các thày ngồi trên » ra đầu bài cho mà tìm lời đáp: người thi muốn được xếp hạng cao cần một sự hiểu nhanh, đón được ý của người hỏi, thuộc sách và trả bài đúng); hoặc « học giỏi » là biết học dàn hàng ngang, môn này một chút môn kia một chút, nhiều bằng cấp khác nhau chừng nào thích chừng nấy ; hoặc cao siêu hơn nữa thì đánh giá nhau qua « sự thông thái qua sự thuộc sách, dẫn sách, dẫn tư tưởng của người khác » - doctus cum libro, như tôi đã có dịp viết. Họ đánh giá sự thành công của một số học sinh ta ra nước ngoài học đạt kết quả là « hơn cả người bản xứ ». Thậm chí họ còn muốn gắn quan niệm « học giỏi » này với một định nghĩa của « bản tính thông minh » của người mình. Theo tôi, hình như quan niệm này về sự « thông minh » đã có từ lâu đời ở ta, dựa trên sự cao thấp tương đối. Tôi không phủ nhận hoàn toàn quan niệm đó, vì mặt nào nó cũng dựa trên một số tiêu chuẩn tương đối khách quan và công bằng trong cách đánh giá ; nhưng theo tôi nó khiếm khuyết, nó cần được xem lại và được bổ sung. Thuở xưa, khi xã hội Việt Nam khép kín, cuộc thi đua lựa chọn, chẳng qua là « ở nhà, nhất mẹ nhì con ». Tưởng rằng trong một xã hội khép kín như vậy, chỉ có vấn đề « ngôi thứ, chiếu trên chiếu dưới » thôi; thế mà hậu quả cũng đã là xã hội Việt Nam chậm tiến so với nhiều xã hội khác, « ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta »; và vì vậy đã một thời mất độc lập tự chủ (như hồi thế kỉ 19).
Về vấn đề du học sinh Việt Nam, tạm bỏ sang một bên những trường hợp thất bại mà chỉ xét những trường hợp thành đạt thôi đã. Tất nhiên, tôi luôn luôn vui mừng trước sự thành đạt của con em người mình, nhưng ta cũng nên đánh giá cho đúng mức. Tôi xin nhắc câu chuyện « Quất chua », như một [phản]-thí dụ:
Án Tử nước Tề, đi sứ sang nước Sở. Vua Sở muốn làm nhục, sai lính giả trói người mang đến trước tiệc ; lính thưa rằng đó là người Tề ngụ cư ở Sở, vì ăn trộm nên bị bắt. Vua Sở bảo Án Tử: « Người Tề hay trộm cắp lắm nhỉ ». Án Tử đứng dậy thưa rằng: « Quất ở đất Hoài Nam là quất ngọt, đem sang giồng ở Hoài Bắc thì thành quất chua; người Tề ở Tề thì lương thiện, sang Sở thì thành trộm cắp, thế là tại thuỷ thổ mà biến ra ».
Vậy thì con em mình, khi ở trong nước, việc học không đạt, ra ngoài thì thành công, phải chăng cũng là do việc tổ chức giáo dục đào tạo của nước người ta tốt hơn, chứ đâu chỉ do tài học của con em mình !
Lại liên tưởng đến sự tự mãn về việc một số con em mình thi đua đạt giải « hơn » người nước ngoài, trong khi ta không nhìn thấy số còn lại học hành thất bại. Tôi nhớ đến câu chuyện cổ tích « đua ngựa » mà cả phương tây và phương đông đều có. Xin nhắc ở đây « bản » Trung quốc của chuyện « đua ngựa » này:
Thời Chiến quốc (trong chuyện Tôn Tẫn, Bàng Quyên), vua Tề và tướng Điền Kỵ đua ngựa, theo lệ đua ba « lượt ». Mỗi lượt thắng thì được cuộc ngàn vàng. Tôn Tẫn bày mưu cho Điền Kỵ: đem ngựa hạng 3 của mình đua với ngựa hạng nhất của vua; rồi đem ngựa hạng nhất của mình để thắng ngựa hạng 2 của vua; và đem ngựa hạng 2 của mình để thắng ngựa hạng 3 của vua; như vậy là tuy thua « lượt » đầu, nhưng thắng hai « lượt » sau.
Thế mới là mưu khôn. Còn nếu chỉ mới so sánh con em hạng nhất của mình với con em hạng thường của người ta, sao đã ngỡ là ta hơn người ? Có lẽ ta chỉ nên khiêm tốn nhận định rằng ta cũng có khả năng học như người nơi khác, họ có thể thành đạt thì ta cũng có thể thành đạt.
Ngày nay, trong khung cảnh toàn cầu hoá, lại càng cần thiết xem lại xem cái định nghĩa « thông minh » kiểu nói trên có phù hợp không.
3.- Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu, trở nên quan trọng : phải biết đón trước những vấn đề cần được nêu ra, và biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ (tất nhiên hiểu theo nghĩa là mang lại những lời giải mới, trước đó chưa ai mang lại). Biết tìm ra giải đáp cho các loại vấn đề nêu trên - cũng như khả năng sáng tác - là một dạng « thông minh » khác. Nó nằm bên ngoài nhu cầu xếp ngôi thứ kiểu học trò; nó là dạng « thông minh » trưởng thành. Dùng danh « học giỏi » ở mức độ này, có thể không phù hợp nữa. Nó đã chuyển sang cái quan niệm « nhân tài » mà ngày nay thường hay nghe nói; thế mà « nhân tài » là gì thì dường như ở ta chưa thấy mấy ai định nghĩa. Nhưng qua một số người Việt Nam phát biểu, trong nước cũng như ngoài nước, cảm tưởng của tôi là họ quan niệm nhân tài là những người « học giỏi » theo nghĩa nói trên, và hơn thế nữa, là những người có bằng cấp và danh hiệu, (đồng thời lại có hiện tượng hiểu sai bằng cấp, danh hiệu, chức vụ của nơi khác trên thế giới). Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn thử không đặt vấn đề « nhân tài », mà đặt vấn đề người « biết việc », bởi vì theo tôi, ở mức độ cả nước, không nên đặt vấn đề danh hão, mà nên đặt vấn đề đào tạo sao cho có những người có khả năng thực sự để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong mọi ngành nghề, trong mọi cấp bậc. Và cũng vì thế mà khi đặt vấn đề đào tạo người « biết việc », tôi không chỉ nghĩ đến học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh « giỏi » theo nghĩa thi đua với nhau, mà nghĩ cả đến đội ngũ những người nghiên cứu, các nhà giáo có khả năng phù hợp, và nghĩ đến quan niệm về giáo dục đào tạo, nghĩ đến cách tổ chức các trường, các ngành... nữa.
4.- Lại nói thêm về vấn đề « nhân tài ». Hiện nay, xem chừng như có sự tiếm xưng, tự tôn vinh hay tôn vinh quá đáng, gây ra một sự lẫn lộn không lành mạnh. Khởi thuỷ là một sự hiểu sai thông tin. Trong một khoảng thời gian mấy chục năm, tổ chức việc học đại học và cơ sở nghiên cứu của ta chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Theo cách tổ chức đó, vai trò của Viện Hàn lâm rất lớn, bao gộp hầu hết các viện nghiên cứu, và do một số thành tựu khoa học thuở đó của Liên Xô, danh hiệu viện sĩ được một số người Việt Nam chiêm ngưỡng, nhất là khi danh hiệu này có trọng lượng trong lĩnh vực quản lý khoa học và có kèm theo những ưu đãi vật chất. Gần đây, khi nước nhà đổi mới, mở cửa ra quốc tế, một số nhà khoa học Việt Nam có dịp tiếp xúc với Mỹ và Tây Âu, đã gặp loáng thoáng loại danh từ tương tự, nên đã xảy ra một sự ngộ nhận. Academy (tiếng Mỹ), Académie (tiếng Pháp) bị một số người hiểu lầm là Viện Hàn lâm Quốc gia trong bất cứ trường hợp nào; trong khi đó từ này có thể là tên gọi của một hội khoa học tư, đóng một số tiền thì có thể gia nhập, như New York Academy of Sciences; hoặc có nghĩa là nơi mà người ta hành một thuật, một trò giải trí như Académie Equitation Western (cưỡi ngựa kiểu cao bồi), Académie de billard (trò chơi bi-a), tất nhiên người gia nhập không thể gọi là viện sĩ được. Từ sự ngộ nhận, nghe nói đã có trường hợp tiến tới sự nhập nhằng tiếm xưng và được tôn vinh. Trong một vài bài báo từ năm 1999, cũng như một số người khác, tôi có báo động việc này, nhưng có lẽ không mấy ai chú ý.
Năm 2000, gặp lúc nêu vấn đề có nên thành lập Viện Hàn lâm ở Việt Nam không, tôi cũng có viết thư kiến nghị và sau đó ít lâu, tôi có viết một bài báo đăng trong mục Nhịp cầu của báo Nông Nghiệp Việt Nam 29/11/2001, nguyên văn như sau :
Một viện Hàn lâm khoa học lúc này ở Việt Nam ?
Tôi nghe nói là có một dự án trong nước, muốn thành lập Viện Hàn lâm khoa học lúc này. Quyết định nên hay không nên, theo ý tôi , tuỳ thuộc 3 câu hỏi sau đây:
Lập Viện Hàn lâm để làm gì? Lập theo kiểu nào? Thời điểm có thuận lợi hay không?
- a/ Để có thể đề cập đến câu hỏi 1, trước hết phải đề cập đến câu hỏi 2. Có Viện Hàn lâm theo kiểu phương Tây, và có Viện Hàn lâm theo kiểu Liên Xô [nghĩa là kiểu phương Tây cộng thêm các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trực thuộc].
- b/ Nói một cách tóm tắt, một Viện Hàn lâm [kiểu phương Tây] nếu có, đóng vai trò « kiểm định và tư vấn » : để định các chuẩn, để thẩm định các vấn đề khoa học kỹ thuật, phân biệt cái thực cái rởm, để có ý kiến khi nhà cầm quyền hỏi ý, để báo động trước dư luận trên các vấn đề lớn vv. [Nhưng khó có thể gán cho Viện Hàn lâm một vai trò « hướng đạo », bởi vì cái gì mới mẻ, thường mang tính chất « ngoại đạo », do đó khó có thể chờ đợi ở một cơ sở như Viện Hàn lâm một vai trò luôn luôn tiên phong được]. Trong khi đó thì một Viện Hàn lâm kiểu Liên Xô, với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trực thuộc, đương nhiên trở thành « vừa là người trọng tài, vừa là người đá bóng »: vì có sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm của mình, luôn luôn có nguy cơ kéo bè phái, giành giật ngân quĩ, gây ảnh hưởng ; nhất là khi quá phụ thuộc vào ngân quĩ nhà nước, Viện Hàn lâm sẽ mất tính độc lập về khoa học, và dễ bị sức ép lạc hướng [trường hợp của Lyssenko là một thí dụ].
- c/ Những lý luận kể trên, dù là tóm tắt, là những lý luận « bình thường » dựa trên lợi ích của xã hội. Trong một tình trạng khoa học kỹ thuật và một tình trạng xã hội chưa hoàn toàn bình thường, nguy cơ lý luận dựa trên lợi ích cá nhân tất nhiên tồn tại: tất có người cần danh hiệu [tuy ta đã có nhiều công cụ để tôn vinh: danh hiệu « anh hùng », « nhà giáo nhân dân », huân huy chương, giải thưởng Hồ Chí Minh, vv.], tất có người cần tiền [có cơ sở nghiên cứu, có phòng thí nghiệm thì mới có ngân quĩ], tất có người cần thế lực [có cơ sở thì mới có quân, có quân thì mới có thế lực...]. Không phải ai cũng lý luận theo lợi ích cá nhân, nhưng nguy cơ nói trên không thể coi nhẹ.
Ngoài ra, ở những nước đã phát triển mới có những trường hợp phát minh ra những vấn đề khoa học thật mới mẻ chưa ai hề biết, nên sự kiểm định mới đặt ra ở mức cao siêu. Còn tình hình của ta hiện nay, vấn đề mới mẻ về khoa học kỹ thuật chẳng qua mới chỉ là sự phù hợp hoá (dù là tinh vi) vào khung cảnh của mình những điều mà trên thế giới đã biết thực hư, cho nên chưa cần có một cơ sở như viện Hàn lâm. Thành lập một viện Hàn lâm đâu có phải chỉ để tôn vinh một số người « xứng đáng ». Vì vậy không nên vội vã.
Do đó, tôi thiết tưởng:
- Khoan khoan đợi cho tình hình giáo dục đào tạo, tình hình khoa học kỹ thuật được chấn chỉnh, tình hình xã hội nói chung được sáng sủa hơn đã, lúc đó sẽ nêu lại vấn đề thành lập một viện Hàn lâm. Đó là thượng kế.
- Thảng hoặc, nếu vì những lý do gì đó mà không cưỡng lại được việc thành lập một Viện Hàn lâm lúc này, thì nên lập theo kiểu phương Tây. Nó phù hợp hơn là một viện Hàn lâm kiểu khác. [Trong một khung cảnh toàn cầu hoá, ta cần một sự hội nhập, xin chớ viện cớ « độc đáo » của riêng ta, mà rồi thành lạc lõng so với sự phát triển khoa học toàn cầu]. Đó là trung kế.
- Còn lập một viện Hàn lâm kiểu Liên Xô, mà chính ở các nước đang có người ta cũng than phiền, thì là hạ kế.
Tôi là người định cư ở nước ngoài, lại không phải là viện sĩ. Có thể có người hồ nghi lời tôi nói. Vì vậy, nên tìm hỏi ý một vài nhà khoa học lão thành nào đó trong nước, vô tư, khách quan, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo và nền khoa học nước nhà, để có những quyết định tỉnh táo và chuẩn xác.
Nhưng cũng không chỉ có vấn đề danh hiệu viện sĩ. Thí dụ như có sự hiểu nhầm về Post-doctorate, (gọi tắt là Postdoc), do dịch nguyên văn là hậu tiến sĩ, bị vài người hiểu nhầm là một học vị siêu tiến sĩ ; thực ra đó không phải là một học vị, mà là một giai đoạn, đôi khi là một cách cho một số người có bằng tiến sĩ làm nghiên cứu thêm trong khi chờ đợi được chức vụ trong giáo giới hay được một công việc làm ăn gì ổn định (có những người tiến sĩ trội hơn hay may mắn hơn, trở thành giáo sư mà không cần phải qua Postdoc). Một thí dụ khác về sự ngộ nhận : một vài người Việt Nam khi được nhà xuất bản (ngoại quốc) loại tập « danh sách danh nhân » dụ dỗ nếu đóng một số tiền thì họ sẽ đăng tên trong danh sách này, đã ngỡ rằng thực mình đã thành danh nhân thế giới.
Có những người khắt khe, coi tất cả những trường hợp ngộ nhận là do trí trá. Nhưng tôi thì luôn luôn có ý muốn « giảm khinh » (nghĩa là « giảm nhẹ ») có lẽ vì tôi bị ảnh hưởng của câu chuyện ngụ ngôn thuở nhỏ học trong một cuốn giáo khoa thư, mang máng nhớ như sau :
Có một bác nông dân, ra tỉnh, vào một hàng kính, hỏi mua một cặp kính trắng. Chủ hiệu đưa cho bác một trang sách để bác thử đọc. Bác thử tất cả các cặp kính của hiệu mà vẫn không vừa lòng. Chủ hiệu đâm nghi hỏi: « Thế bác đã biết đọc chưa đã ? ». Bác ta nổi giận gắt lên : « Nếu tôi biết đọc rồi, thì tôi đi mua kính làm gì! ». Té ra bác ấy thấy mấy người già đọc sách thường đeo kính, nên ngỡ rằng cứ đeo kính lên thì đọc được chữ mà chẳng cần phải học.
Chỉ vì quá trọng cái vỏ bên ngoài nên mới hiểu sai, đánh giá sai.
5.- Bên cạnh sự hiểu sai thông tin, lại có hiện tượng dẫn bằng cấp để tôn vinh. Tôi xin được bày tỏ ý kiến của tôi như sau :
Đối với bằng cấp, có mấy thái độ cực đoan. Có người dẫn việc « học để biết, chứ không phải để lấy bằng » để chứng minh rằng chẳng cần bằng cấp làm gì. Thậm chí, có người còn dẫn cả thí dụ Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ nguyên Giáp [chưa từng học trường võ bị nào]. Tôi thiết tưởng, ai làm nên sự nghiệp lớn thì đó là vĩ nhân, độc lập với bằng cấp. Về trường hợp Hồ Chủ tịch, là sự tự học hỏi ở « trường đời ». Tôi còn nhớ học giả Hoàng Xuân Hãn, ở Pháp vào những năm cuối đời mình, đã mấy lần tâm sự với tôi: vào thời điểm 1945, nếu không phải là Hồ Chủ tịch, với sự hiểu biết lịch lãm về tình hình thế giới và việc đời, và với tài ba ứng xử, thì không biết nước mình đi vào đâu... Nhận xét này ở miệng một nhà trí thức, một sử gia, mang một ý nghĩa về chữ « Học ». Về trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin cho tôi được nhắc lại hai câu đầu bài thơ tôi tặng ông (bài thơ đã được nhắc đến trong lúc mở đầu cuốn phim « Cây cao bóng cả » chiếu trên kênh vô tuyến truyền hình VTV3 vào dịp mừng thọ ông 90 tuổi):
Trời Nam đâu được mấy ai,
Thư sinh mà lại sẵn tài lược thao.
Đó là tôi cũng muốn nói đến việc người « thư sinh » này thuở còn trong trường đại học, có nghe bài giảng quân sự nào đâu. Trong trường hợp này, việc học là do sự tự tìm tòi hiểu biết và nghiền ngẫm.
Nhưng trong một xã hội, đâu có phải toàn vĩ nhân cả! Tôi thiết tưởng cái hay của một nền giáo dục đào tạo là : trong một xã hội « bình thường » (ở đây, « bình thường » không phải là « tầm thường », mà nghĩa là « lành mạnh »), giáo dục được những con người « bình thường » thành những công dân « bình thường », đào tạo họ thành những con ngưòi « biết việc », đảm nhiệm tốt những công việc « bình thường ». Đối với những người không có điều kiện đi học ở trường và đi thi, thì ai dám trách là không có bằng cấp? Còn những người có điều kiện đi học và có điều kiện đi thi, mà không có bằng cấp, thì nên an phận đừng viện cớ để tự biện minh.
Nay tôi muốn nói đến cái thái cực thứ hai, là sự tôn vinh quá đáng. Sự tôn vinh này có thể do ở sự ngay thật, không biết, mà ra. Xin nêu ở đây một thí dụ. Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441- ?) mà tài liệu xưa nói là tác giả sách Đại thành toán pháp, và (theo cuốn Từ điển văn hoá Việt Nam 1993): các thế hệ đời sau nói là ông đã lập chí hướng để trở thành « thần cơ diệu toán vạn niên sư ». Tôi không có khả năng để đọc cuốn Đại thành toán pháp (còn có một bản mang tên Toán pháp đại thành), nhưng cách đây hai năm trong một xê-mi-na ở Đại học Paris, một nhà nghiên cứu ngoại quốc về môn Sử Toán học có thuyết trình về cuốn sách này mà ông ta đã đọc cả 2 bản. Theo ông ta, con số « pi » [dùng để tính chu vi và diện tích vòng tròn] trong cuốn sách là con số 3. Tôi xin nhắc lại về con số « pi » này: với người xứ Babylone dùng bốn nghìn năm trước đây là khoảng 3,1 ; với nhà bác học Archimède (Ac-ki-mê-đét người Hy Lạp, thế kỉ thứ ba trước Tây lịch) là khoảng 3,14 ; với nhà toán học Ấn Độ Aryabhatta thế kỉ thứ năm, là khoảng 3,1416 ; cũng như với mấy nhà toán học Trung quốc thuở xưa... Dùng con số 3 ở thế kỉ 15, không thể gọi là chính xác lắm. Nhưng cũng phải nói rằng trước ông Lương Thế Vinh, khi nhà Minh xâm chiếm nước ta (1414-1427), họ áp dụng chính sách đồng hóa và ngu dân, bao nhiêu sách ở ta đều bị họ thu nhặt đem về Tàu hoặc đốt đi. Có lẽ là dưới triều vua Lê Thánh tông mới tìm thu thập lại sách cổ ; cuốn sách của Lương Thế Vinh ra đời trong khung cảnh đó, nên cũng đáng được trân trọng. Nhưng danh hiệu « thần cơ diệu toán » xét ra cũng chỉ là tương đối nội bộ, còn « vạn niên sư » thì người tôn xưng có lẽ không có ý khuyến khích kẻ hậu sinh tiến nhanh hơn bậc tiền bối.
Gần đây hơn, khi Cách mạng Tháng tám thành công, khi nền Dân chủ Cộng hoà thành lập, và tiếp theo đó là hai cuộc kháng chiến kéo dài ba mươi năm, đã phải xây dựng một nền giáo dục đào tạo, một nền khoa học, học thuật, hầu như « từ không cho đến có ». Trong đám người đảm nhiệm trọng trách này, trừ vài trường hợp hiếm hoi của vài vị thật sự đã có điều kiện học đỗ bậc đại khoa, còn lại các vị các vị thường là những người chưa thật sự đỗ được bằng cấp cao, ngay cả trong số người đã du học ở nước ngoài. Nhưng mấy vị đó thuộc loại người mà tôi xin mượn hai câu Lục Vân Tiên để tả:
Biết đâu chùa rách phật vàng,
Ai hay trong quán ẩn tàng kinh luân.
Đó là buổi « thời thế tạo anh hùng » mà làm nên sự nghiệp. Tất nhiên chúng ta phải trân trọng, và ghi nhớ công lao. Ở đây, ý tôi muốn phát biểu là nên đánh giá con người qua thành quả của công việc, chứ người viết tiểu sử đừng nên « đi thêm một bước » nữa là : vì có thành quả nên phải tạo ra một quá khứ vinh quang về học giỏi, về học vị lớn và chức vụ quan trọng trước đó để đề cao. Cũng có vài trường hợp tự tôn vinh, kiểu báo cáo thành tích, thực ít, hư nhiều, có lẽ vì xu thế của xã hội như vậy, phải là người có bản lĩnh lớn mới tránh được.
Còn ngày nay, đất nước đã an bình, mọi việc trên nguyên tắc đều đi vào chính qui. Thiết tưởng nền tảng của giáo dục đào tạo nên dựa trên những mục tiêu ích lợi chung, chứ đừng nên dựa trên những mục tiêu tôn vinh cá nhân. Bằng cấp đặt ra là để đánh giá mức học hành hiểu biết, không phải để khoe mẽ. Hoặc như muốn trọng vọng bằng cấp một cách thẳng thắn, thì nên bắt chước ông Phùng Khắc Khoan (1528-1613) : ông đã làm quan to rồi mà còn trở lại đi thi để rồi đỗ Hoàng giáp (năm 1580) mới thoả. [Ông được người đương thời trọng vọng, trong dân gian thường gọi ông là « Trạng Bùng », nhưng kỳ thật ra ông không đỗ Trạng nguyên mà chỉ đỗ nhị giáp tiến sĩ như vừa nói trên]. Một xã hội mà trong đó vài người « bình thường » đã được coi là « xuất chúng », thì đã không lành mạnh ; nếu người chưa đạt tới mức độ « bình thường » cũng coi là « xuất chúng » thì mối nguy đã ngấp nghé. Bởi vì đó là một cách vô tình góp phần tạo môi trường cho những bằng cấp rởm và danh hiệu rởm nẩy nở, nhất là ngày nay cũng không áp đặt được những biện pháp như thời Lê mạt : năm 1751, việc thi ở các trường nhiều gian lận, công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ, dư luận xôn xao ; chúa Trịnh Doanh giận, bắt cống sĩ thi lại ở bãi sông, đánh trượt quá nửa.
Quá tôn vinh bằng cấp, đã là một việc không hay. Tôn vinh chức danh, lại càng không hay.
6.- Lại liên tưởng đến vấn đề « vai, vế » . Xưa kia, thời phong kiến, triều đình vua chúa ta đã có sự phân biệt rạch ròi giữa « chức, tước, phẩm, hàm ». Theo tôi hiểu thì: a) Phong « chức », có nghĩa là trao cho nhiệm vụ để làm việc (Tể tướng, Thượng thư, Thị lang vv. thuở xưa là những chức). b) Phong « tước » là để thưởng công, thí dụ như có công lao như dẹp giặc (công, hầu, bá, tử, nam, là 5 tước sau tước vương, vv.). Trên cụ thể, tuỳ theo tước cao hay thấp, người có tước được hưởng lộc, lấy thuế của một xã hay một vùng dân để tiêu dùng. c) « Phẩm » là để định thứ bậc cao thấp, không những vì lương nhiều hay ít, mà còn vấn đề « thứ tự lễ tân » nữa, thí dụ như khi đình đám, hội hè, ai đứng trước ai đứng sau (quan võ, quan văn, mà trong đám quan văn lại có quan bộ Lại, quan bộ Lễ, quan bộ Hình, vv...). d) Phong « hàm » là cho cái danh. Không những các quan lại ngày xưa có chức mà có thể có thêm hàm ; cũng có những người không có chức mà vẫn có hàm: thí dụ như trường hợp những người bỏ tiền ra để « mua » hàm, để có vai vế trong làng, khỏi phải đi phục dịch làm phu phen vv. Khi chính quyền phong hàm cho một số người, nhưng không trao chức cho họ, là vì biết họ không có khả năng làm việc. Sử còn khen Hưng Đạo vương về việc được vua Trần cho phép phong quan cho những nhà giàu góp tiền đánh giặc Nguyên, nhưng Hưng Đạo vương chỉ phong cho họ là « giả lang tướng » (nghĩa là ông tướng cho vay lương) thôi, chứ không trao cho chức thật. Thời nào mà để lẫn chức tước phẩm hàm với nhau, đem « chức » thưởng cho « người-có-công-nhưng-không-có-khả-năng-làm-việc » thì là loạn.
Còn « chiếu trên, chiếu dưới », ngoài nghĩa bóng còn có nghĩa đen. Thuở nhỏ tôi có thấy ở đình làng, hội họp ăn cỗ, thấy trải chiếu trên bục cao cho những người có vai vế, dần dần xuống thấp cho kẻ kém thế hơn. Đó cũng là một cách phô trương quyền lực. Lại liên tưởng tới chuyện Timur Leng (Tamerlan) tiếp sứ ở kinh đô Samarcande vào năm 1404. Năm đó, sứ thần của vua Henri III xứ Castille là Ruy Gonzales de Clavijo mang lễ vật đến cầu thân, được tiếp đón niềm nở. Cùng thời gian đó, một đoàn 800 lạc đà thồ hàng hoá từ Trung quốc tới, bị giam giữ ở Samarcande, và sứ thần Trung quốc An Chi Tao bị đối xử tệ. Sách kể rằng nghi lễ ở triều đình Samarcande cũng tương tự như ở các triều đình châu Âu lúc đó, nhưng trong các buổi tiệc, Timur Leng cho sứ thần Clavijo ngồi trên bục cao và bắt sứ thần An Chi Tao ngồi thấp hơn để làm nhục vua Vĩnh Lạc (Young Lo, nhà Minh), vì lúc đó Timur Leng đang dự tính thôn tính Trung quốc. Đây là thái độ ngoại giao, nó có lý do của nó. Còn nếu chỉ vì cái hư danh hão mà cài vào việc Học để toan tính cao thấp, thì không đáng.
7.- Vào một thời điểm mà sự ham muốn về danh vọng đang nở rộ, có lẽ cũng nên nhìn lại quá khứ xem tổ tiên ta thuở trước giải quyết vấn đề như thế nào. Vì thế nên tôi viết bài báo sau đây, đưa đăng trong mục Nhịp cầu, báo Nông Nghiệp Việt Nam, 15/4/2002, nguyên văn như sau :
Bán hàm
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục đào tạo là vấn đề « đúng tiêu chuẩn ». Nói một cách đơn giản, đó là vấn đề giữ sao cho bằng cấp đánh giá đúng được với khối lượng hiểu biết, danh hiệu đúng được với cấp bậc, chức vụ đúng được với khả năng làm việc. Thuở xưa ở nước ta, vào những thời thịnh, khi các tiêu chuẩn về việc học hành đào tạo giữ được đúng, thì dư luận tôn trọng kẻ sĩ ; vào thời suy vong, thì dư luận mỉa mai kẻ có hư danh mà không có thực học. Ngày nay, có lẽ là thời trước mắt đang thịnh về kinh tế, nhưng đồng thời dường như dư luận coi việc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo là việc bức xúc. Có những điều hiển nhiên dễ thấy như : nếu trao bằng y khoa bác sỹ cho người không đủ hiểu biết, thì chữa bệnh, giải phẫu, có thể chết người ; nếu trao bằng kỹ sư cho người không đủ hiểu biết, thì sụp cầu, vỡ đập, tai hoạ có thể xảy ra ... Nhưng cũng có những điều khó thấy hơn, tưởng như không quan hệ gì mấy, thật ra âm ỉ hơn, hậu quả lâu dài hơn, khó chữa hơn, mà duyên do cũng vẫn là vì không « đúng tiêu chuẩn ». Hiểu sai, lý luận sai, đạo lý sai, giải mã thông tin sai, chuyển giao hiểu biết sai ... rồi một ngày nào đó tất nhiên sẽ đưa đến những lựa chọn sai, quyết định sai, như đã từng thấy trong thế kỉ 19 ở ta.
Tôi không có ý định nói dông dài ; chỉ xin tập trung vào một khía cạnh của vấn đề : danh hiệu sai. Nếu danh hiệu chỉ là thứ áo mã, thì có lẽ không hại lắm. Nhưng trong một xã hội mà tiếng nói của người có « danh vọng trong nền học vấn » còn đang có trọng lượng lớn, « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » có tầm quan trọng của nó : chỉ phán « sai một li » là công việc có thể lệch « đi một dặm ». Thế mà « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » thì dường như đang nhởn nhơ đầy dãy, được coi như trò đùa trong thiên hạ. Nếu quả thật giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nếu quả thật việc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo là việc bức xúc, thì song song với những khâu khác, thiết tưởng cũng nên có giải pháp giải quyết khâu này. Nhưng tìm ra được một giải pháp có hiệu quả, chắc là khó, vì hiện nay, đang nở rộ thời thượng tôn xưng, tiếm xưng, vinh phong... Nào là giáo sư viện sĩ, nào là giáo sư tiến sĩ, nào là danh nhân thế giới, danh hiệu thật, danh hiệu giả, vàng thau lẫn lộn.
Vì vậy tôi xin được luận một chút về kinh nghiệm người xưa.
Trong một bài viết trước đây, tôi có nhắc việc tổ tiên ta thuở xưa có kinh nghiệm phân biệt rõ ràng : chức, tước, phẩm, hàm. Nhưng đặc biệt chú trọng phân biệt chức và hàm : chức là để thực hiện công việc, cho nên rất quan trọng ; hàm là để cho có danh, cho nên phần nào coi là phù phiếm. Vì thế nên chính quyền thuở xưa có lệ cho phép mua « hàm » : người có tiền có thể trả một số tiền để được phong một [hư] « hàm » , (đó cũng là trường hợp của những ông « hàn », mà ta còn thấy ngay hồi trước Cách mạng Tháng tám 1945 : hàn lâm viện đãi chiếu, hàn lâm viện cung phụng, vv.). Ngoài cái danh, người mua được « hàm » còn có chút vai vế trong làng, ra đình được ngồi chiếu trên, được miễn sưu dịch đi phu cho nhà nước, cho nên danh cũng không phải hoàn toàn là hão. Số tiền mua thường là để xây trường, mở chợ, xây cầu, ..., cũng là việc ích chung. Đôi bên cùng có lợi, mà không phạm vào công việc hành chính nhà nước.
Ngày nay, nghe đồn có một vài người hám danh, dùng tiền của cơ quan để : trả niên liễm cho một vài hội khoa học tư ngoại quốc để tiếm xưng « viện sĩ », trả niên liễm cho mấy nhà xuất bản cái mà họ gọi là danh sách « danh nhân thế giới », để được đề cao, vv. Thay vì để việc này tiếp tục, vừa không đẹp cho hình ảnh nước nhà, vừa phạm vào việc « danh hiệu không đúng tiêu chuẩn » nói trên, có thể nào bắt chước tổ tiên ta trong cách giải quyết không ? Xin nêu hai thí dụ. Nước ta hiện nay chưa có [và chưa cần thiết có] Viện Hàn lâm, có thể nào qui định cho phép những ai muốn, bỏ tiền ra mua một hư hàm « Viện sĩ ». Như vậy, không những thoả mãn được ham muốn của họ, mà còn lấy tiền của họ để làm việc công ích như giúp học bổng cho sinh viên học sinh, tu sửa trường sở, bồi dưỡng cho những cán bộ giảng dạy chân chính, vv. ? Đồng thời lại giúp họ tránh được việc tiếm dụng công quĩ để trả niên liễm như kể trên : đã đành đó không phải là tham nhũng (vì theo từ điển, « tham nhũng » là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân để lấy của cải), nhưng dường như hành động đó không xa với định nghĩa của « tham ô » (« lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để dùng lạm của công ») ? Lại có thể nào cho phép mấy nhà xuất bản của một vài cơ quan nhà nước, trước đây đã bỏ của công ra đăng những cuốn sách tôn vinh một vài « danh nhân không đúng tiêu chuẩn », nay được phép « bán chỗ » trong các « danh sách danh nhân » địa phương cho những ai muốn có tên trên các danh sách đó, xen lẫn với vài tên danh nhân thế giới ? Tiền thu được vào công quĩ để làm những việc thực sự có ích cho nền giáo dục đào tạo nước nhà, phải chăng cũng là một việc tốt ?
Tôi ở xa, vì lòng thành mà phát biểu, nếu không phù hợp, xin thông cảm cho tôi. Nhưng vấn đề quá quan trọng để có thể coi nhẹ, đùa bỡn hay giễu cợt.
Nhân nói đến việc dùng công quĩ để giải quyết việc riêng, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện Pháp, xin kể thêm « bên lề » dưới đây :
Khi vua Louis XIV trưởng thành, ra nhiếp chính, có vụ bắt trị tội Nicolas Fouquet, một triều thần đang giữ chức vụ surintendant (một thứ tổng giám đốc tài chính), với lý do là ông này đã lẫn lộn công quĩ và của riêng. Cũng có thuyết cho rằng nhà vua sợ sự giàu sang của ông này gây ra một mối nguy cơ cho cho vương quyền. Việc xảy ra vào năm 1661. Ngày 17/8/1661, Fouquet mở một buổi hội ở lâu đài Vaux-le-Vicomte mà ông ta cho xây từ năm 1657 và hoàn thành năm 1661, và mời vua và triều thần đến dự. Sự giàu sang, sự xa xỉ vượt mức của buổi hội làm vua giận. Ba tuần sau, vua sai bắt giam, và năm 1664 xử và giam ông ta cho đến chết năm 1680 ở Pignerol. Năm 1679 một tù nhân bị đưa đến giam ở cùng nơi. Người tù nhân này được đối xử một cách tôn trọng nhưng buộc phải đeo vĩnh viễn một chiếc mặt nạ sắt (có thuyết cho là một chiếc mặt nạ bằng nhung có quai sắt), để không người nào có thể biết được ông ta là ai. Sau đó, người tù nhân này được chuyển đến giam ở ngục Bastille cho đến khi chết năm 1703. Vì sự trùng lặp với nơi giam ở Pignerol và sự trùng lặp với khoảng thời gian, có thuyết cho rằng đó là Fouquet. Nhưng sự đối xử đặc biệt trân trọng đối với người tù nhân này (viên quan coi ngục và thuộc hạ, khi xưng hô với người tù nhân này, phải gọi bằng « Đức ông » ), có thuyết lại cho rằng ắt phải là một người trong hoàng tộc. Theo nhà văn hào Voltaire [1694-1778] thì có thể đó là ngưòi anh sinh đôi của vua Louis XIV, và nhà văn Alexandre Dumas [1802-1870] trong cuốn tiểu thuyết dã sử Le Vicomte de Bragelonne cũng dựa trên thuyết này. Có đến hơn 60 giả thuyết về tông tích của ngưòi tù mang mặt nạ sắt. Dù sao, tới nay, vẫn không biết ngưòi tù này thực sự là ai...
Bùi Trọng Liễu - Về cách học của người xưa
Chung quanh việc Học.
Phần 3
Về cách học của người xưa
Trước khi bàn về việc học ngày nay, có lẽ nên thử điểm qua cách học của người xưa ở ta. Đó cũng là một cách « ôn cố tri tân » (mà tôi hiểu là: xem lại cái cũ để mà hiểu biết cái mới).
Kể từ triều Lý, cho đến hết triều Nguyễn, việc học chính thức của tổ tiên ta chỉ nhắm mục tiêu chính là đào tạo ra một đội ngũ người có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ hành chính mà chính quyền trao cho. Những con người được rèn luyện kiểu ấy là cái kho dự trữ quan lại của triều đình.
Về cách thi, thì không quan niệm bằng cấp là để đánh giá việc đã đạt được đủ khối lượng hiểu biết chưa (tiếng Pháp gọi là examen), mà quan niệm việc thi chủ yếu là để đánh giá cao thấp trong mục đích tuyển lựa (tiếng Pháp gọi là concours). Ngoài việc sử dụng chữ Nho (mượn của Trung quốc nhưng cách phát âm thì người Tàu cũng không hiểu, dân ta cũng không hiểu, chỉ dành riêng cho Nho sĩ của ta), các môn thi, nói chung, gồm các bài kinh nghĩa (giải thích ý nghĩa của một vài đoạn trích từ Tứ thư hay Ngũ kinh của Trung quốc), văn sách (trả lời những câu hỏi trong đầu bài về chính trị, thời cuộc, để trình bày mưu kế, sách lược), chiếu (văn bản của nhà vua công bố về một vấn đề nào đó của nhà nước), biểu (bài văn tâu lên vua về một sự việc gì đó), chế (lời phong thưởng của vua), thi (thơ), phú (bài văn vần, đôi khi xen lẫn văn xuôi, dùng biền văn). Cách học cách thi như vậy không đáp ứng được nhu cầu phát triển mọi mặt của xã hội.
Vì thế, phải chăng cái giỏi của các người thi đỗ thuở xưa cũng chỉ là tương đối trong giới hạn và khuôn khổ của quan niệm về việc học việc thi của thời đó? Nhưng sự tôn vinh các ông trạng ông nghè đã đè quá nặng quá lâu trong tâm trí của nhiều người, làm cho đến ngày nay cái mã của học vị tiếp tục được ham muốn, trong khi thực chất của sự hiểu biết không được chú trọng đúng mức. Ngoài ra, bên cạnh các ông nghè « thật » , thuở xưa cũng có những ông nghè « rởm ». Người xưa không phải chỉ để lại những gương tốt.
Nói vậy, không phải tôi cấc lấc với tổ tiên (tôi cũng có một cụ tổ bên ngoại, bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, tên thứ hai trên bia tiến sĩ thứ nhất trong Văn miếu), nhưng thiết tưởng nên theo những cái hay mà tránh những cái dở.
Dưới đây là một số bài tôi đã viết đăng trong sách hay trên mặt báo.
************
Tài liệu 3.1
Nhân đọc 2 lời bình về việc học của người xưa
(Bài Bùi Trọng Liễu của đăng trong
tạp chí Thời Đại số 4/1999)
I.- Lúc này, thường được nghe câu khẳng định « người Việt Nam có truyền thống hiếu học » như một niềm tự hào. Thậm chí, một số người Việt Nam hoặc gốc Việt ở nước ngoài, cũng mang khẳng định này nhập vào cái mà họ gọi là bản sắc dân tộc. « Hiếu học » là điều quí, nên tôi muốn nhân đây, tìm hiểu xem « bản sắc » này có đặc điểm gì khác với người khác để cho ta thật đáng tự hào chăng? Có ý cho rằng người Trung Quốc nói chung hay ưa nhắc đến sự thành công trong suốt chiều dài của lịch sử lâu đời của họ, còn người Nhật nói chung thì hay ưa hỏi người ngoài về những cái chưa đạt của mình để học hỏi thêm. Nhưng có lẽ sự thật chưa hẳn như vậy, và tôi chẳng có lý do gì vơ đũa cả nắm để rơi vào một thứ kỳ thị. « Hiếu học », nhưng học cái gì, học để làm gì, và học làm sao? Đề tài « học » này quá rộng, tôi xin tạm khu lại trong một vài điểm, trong đó có điểm: rút hay không rút kinh nghiệm việc tổ chức việc học của nước khác, để tổ chức việc học cho mình tốt đẹp nhất. Trên điểm này, tôi xin nhắc đến hai lời bình về việc học của người xưa : đó là lời của các ông Nguyễn Trường Tộ (1) và Dương Bá Trạc (2).
II.- Trong Tiếng gọi đàn (Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội 1925) ông Dương Bá Trạc viết:
Người ta ai là khỏi có cái phải bắt chước người, nhưng bắt chước người mà cũng cần phải có cái trí khôn quyết trạch của mình, bắt chước cái hay mà biết bỏ cái dở [...].Vả mô-phỏng của người mà lại cần phải có tự ý mình suy nghĩ ra: như người Pháp học văn-chương La-mã mà lập ra được hẳn một nền văn-học riêng; người Nhật học chữ Hán mà chế ra được thứ chữ bình-gỉa, phiến-gỉa, làm một lối chữ hòa-văn riêng của mình [...]. Bắt chước người mà [bắt chước] khôn thì là sự tiện lợi thứ nhất, không gì chóng hay chóng khá bằng...[...]. Người mình có cái thiên-tính hay bắt chước: cái gì cũng nhất-vị chỉ bắt chước người, nên bắt chước dại thì nhiều mà bắt chước khôn thì ít lắm. Bắt chước người Tàu học chữ Hán mà trong khoảng mấy ngàn năm chỉ học nhờ viết mướn, không hề nghĩ ra được một thứ chữ quốc-văn nào - trừ ra có một thứ chữ nôm cũng viết bằng chữ Hán mà ai muốn viết thế nào thì viết, chưa thành lối chữ nhất định - [...].
Người Tàu thờ ông thánh Quan, bà Thiên-hậu, kỷ niệm ông Khuất Bình, ông Giới Tử-Thôi, người mình cũng bắt chước thờ ông thánh Quan, bà Thiên-hậu, kỷ niệm ông Khuất Bình, ông Giới Tử-Thôi (3). Trong cái lúc thâu-thái được chút đỉnh luân-lý, học-vấn, văn-chưng, kỹ-nghệ [...] thì bao nhiêu cái dại cái dở [...] , mình cũng nhắm mắt theo cho kỳ hết. Nhân thế mà bao nhiêu cái tinh-thần tự-lập, cái năng-lực sáng-tạo mất dần đi cả.
Gần sáu chục năm trước đó, ý của ông Nguyễn Trường Tộ cũng trong Tế cấp bát điều (Tám điều cứu vớt, viết năm 1867, bản dịch của Trần Lê Hữu trong Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỉ XIX - Đăng Huy Vận, Chương Thâu - nxb Giáo dục 1961) cũng không khác mấy:
[...] Sự học của ta hiện nay, những cái thày dạy, những cái học trò học đều là những việc đời xưa cả. Mặc dầu trong sách có chép vài việc thực tế nhưng mấy việc thực tế ấy không nói chi tiết rõ ràng và nó cũng chôn nốt theo với người xưa rồi, đâu có thể quật mả lên mà hỏi. [...] Nước ta trên cũng có trời che, dưới cũng có đất chở [...]. Nước ta cũng có tổ tiên mà sự tích còn lưu truyền lại [...]. Các vị danh thần trong các triều đại trước của nước ta còn lưu lại biết bao công lao thành tích [...], cũng có việc đáng nêu lên, sao không truyền tụng những gương tốt đó cho người ta phấn khởi bắt chước vùng lên [...] mà cứ không kể đêm ngày luôn miệng kêu réo Hàn Tín, Tiêu Hà (4) của Trung quốc, là những người đã chết từ mấy ngàn năm nay? Phải chăng hôm nay chúng ta còn mang ơn họ? Phải chăng người đời nay không bằng người đời xưa? Hay là mưốn kêu gào họ sống lại? Học như vậy mà học đến bạc đầu, thật là một chuyện quái lạ!... Hiện nay trong nhân dân ta ít có ai để ý, thế mà từ già đến trẻ, từ trường công đến trường tư, ai nấy cứ tranh hơn thua nhau từng câu từng chữ, thật là một chuyện lạ đời! [...] Vì học thuật chưa thuần, cho nên gặp việc gì cũng đặt cái tư lợi của mình lên trên hết thảy, mà ít khi thực tâm làm việc để góp phần vào lợi ích chung. Sở dĩ làm hại cho mình, làm hại cho người là ở chỗ đó. Nói chung, sở dĩ học thuật không được sáng tỏ, một nửa là vì sách vở, một nửa là vì triều đình, nhưng tôi cũng chưa muốn đi sâu vào điều đó, vì sợ có quan ngại...
Sống vào những thời điểm mà việc học của nước nhà cần một sự cải cách, hai ông có lý khi phê bình cách học của ta, và nếu bình tĩnh mà xét, không thể chê rằng hai ông ghẻ lạnh với nền học vấn của nước nhà. Vả lại hai ông chủ trương không nên bắt chước mù quáng, nhưng các ông không hề chủ trương đừng rút kinh nghiệm nơi khác. Tôi nghĩ những sáng kiến vô lý cũng mang lại những tai hại không kém việc bắt chước mù quáng.
III.- Trong Tế cấp bát điều (đã dẫn) ông Nguyễn Trường Tộ còn viết:
... Học là gì? Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm. Mà làm việc gì, và làm ở đâu? Làm tức là làm những công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa [...].
Ông viết vậy có lẽ vì ông thấy cái mục tiêu của việc học nguời thời đó có điều không ổn. Mà cái không ổn lớn nhất chính là cái khía cạnh « ngôi thứ » trong mục tiêu của việc học. Và phải chăng vì vấn đề ngôi thứ có một trọng lượng lớn, cho nên hình thức học thì rất nặng để ganh đua với nhau, còn nội dung thì bị coi nhẹ, nên bị lạc hướng? Tôi nhớ tới « Ấu học ngũ ngôn thi » (thơ năm chữ dạy trẻ):
Vạn ban giai thử hạ,
Duy hữu độc thư cao.
(nghĩa là: mọi nghề đều ở dưới; chỉ có nghề đọc sách là cao). Như vậy chuyện khuyến học có nghiã là khuyến khích học để có địa vị trong xã hội, kiểu « một người làm quan, cả họ được nhờ », chứ không phải học để biết.
Quan niệm việc học trong sách Tam tự kinh, xem ra có phần nghiêm chỉnh hơn:
Ngọc bất trác, bất thành khí.
Nhân bất học, bất tri lý.
(nghĩa là: Ngọc không mài dũa thì không thành đồ quí; người không học thì không biết lẽ phải). Nhưng chế biến theo kiểu cuốn Giáo khoa thư (lớp đồng ấu):
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi,
Con người ta có khác gì,
Học hành dốt nát ngu si hư đời,
Những anh mít đặc thôi thời
Còn ai mua chuộc đón mời làm chi !
thì mục tiêu của việc học vẫn là sự mong được trọng vọng trong xã hội (« mua chuộc, đón mời »). Dường như vấn đề ngôi thứ còn đè nặng trong suy nghĩ của một số người Việt Nam hay gốc Việt Nam cho đến tận nay: thích thi đua cao thấp, lập luận cơ sở về bằng cấp dựa trên cao thấp (5), ngay cả vấn đề quan niệm đội ngũ nhà giáo giảng dạy cũng chưa thoát khỏi lập luận ngôi thứ này (6).
IV.- Để diễn tả thêm một ý, tôi xin trích vài câu tôi viết trong bài « Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học » đăng trong tạp chí Tia Sáng số tháng 2/1999:
[...] Diện tích nước Việt Nam bằng 0,6 lần diện tích nước Pháp; dân số Việt Nam khoảng 1,3 lần dân số Pháp; cả hai nước đều có chính quyền tập trung (không phải là nước liên bang), như vậy là không khác lắm về các mặt vừa kể. Nhưng hiện nay, số luận án tiến sĩ bảo vệ ở Pháp hàng năm là khoảng trên 1 vạn [chưa kể số tiến sĩ tích lũy có từ trước]; còn ở Việt Nam, thì chưa có mức đó. Nhưng vấn đề « ngôi thứ » ở Việt Nam còn đè quá nặng nên việc lựa chọn mặt nào lên tới mức khắt khe quá đáng hơn cả nước ngoài. Làm cho một số nhà khoa học trẻ Việt Nam, ở trong nước thì chưa được phong chức danh giáo sư, ra nước ngoài thì được người ta tuyển dụng làm giáo sư đại học. Với tình trạng như vậy, chưa thể nói rằng ở ta có tinh thần chiêu hiền đãi sĩ, cũng chưa thể nói rằng vấn đề đào tạo và sử dụng người ở Việt Nam là có hiệu suất.
[...] Tôi cũng xin kể một câu chuyện. Khoảng 25 năm trước đây, một nhân vật cao cấp trong nước hỏi tôi nghĩ gì về khả năng có thể có một người Việt Nam sẽ được giải thưởng Nobel khoa học, và nếu có, thì sự việc đó ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển của khoa học ở Việt Nam. Tôi trả lời rằng: « Nước người ta phát triển khoa học và công nghệ, có đội ngũ khoa học và kỹ thuật đông đảo, có trình độ văn hóa tương xứng; lúc đó sẽ nảy ra những nhà khoa học có khả năng được giải thưởng này. Còn giả thử như đem một nhà khoa học đã có giải thưởng này rồi, đặt vào một nước chưa phát triển, trong một môi trường không phù hợp, thì rốt cục người đó cũng chẳng làm được gì cho ai, mà lại trở thành vô hiệu cho chính bản thân mình ». Ngày nay, ý tôi muốn phát biểu là: không phải cứ ngồi đánh giá cao thấp, mà có thể nâng được trình độ khoa học của nước nhà lên. Phải chăng nếu việc tổ chức giáo dục đào tạo (trong đó có việc sử dụng nhà giáo đại học) được tiến hành sao cho hợp lý - và thoáng - thì nền khoa học của nước nhà sẽ tự nó được nâng cao?
V.- Hiện nay, mục tiêu chính thức của việc học, ghi trong Luật giáo dục (vừa được Quốc hội khóa X thông qua ngày 2/12/1998) là: « đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ». Đó là mục tiêu chính thức trên văn bản ...
Nhưng ở thời này, đa số còn ưu tiên nghĩ đến kinh tế, thương mại, mấy ai thực sự nghĩ đến cốt lõi của việc học (7)?
________
Chú thích:
(1) Hầu hết người Việt Nam ai cũng biết ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871); nhưng tôi cũng xin nhắc tóm tắt tiểu sử của ông để khỏi quên. (Theo Từ điển Văn hóa Việt Nam, nxb Văn hóa-Thông tin 1993): Ông là người công giáo, có dịp qua Pháp một thời gian, tiếp thu được nhiều hiểu biết mới, lại có dịp ghé qua nhiều nơi như Singapour, HongKong, La Mã. Từ 1863 đến 1871, ông liên tiếp gửi 14 điều trần lên vua Tự Đức và triều đình, nhằm đổi mới nước nhà về mọi mặt: ngoại giao, thương mại, tôn giáo, võ bị, nông chính, khai mỏ, giáo dục, đào tạo nhân tài,... Nhưng triều đình đã bỏ qua hoặc không thực hiện được.
(2) Dương Bá Trạc (1884-1944) (tiểu sử, theo cuốn Từ điển Văn hóa Việt Nam, đã dẫn trên): Ông đỗ cử nhân Hán học năm 1900 , là một trong những nhân vật chính của Đông Kinh nghiã thục. Bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt giam và đầy đi Côn Đảo, đến 1911 mới được về... Ông viết sách và báo đăng trong các tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn. Những tác phẩm đáng chú ý của ông là những thơ văn phục vụ phong trào duy tân hồi đầu thế kỉ. Ông mất ở Singapour năm 1944.
(3) Về bốn nhân vật nói trong bài:
a/ Bà Thiên hậu đây là bà Dương Thái hậu nhà Tống bên Tàu (thế kỉ 13), khi Mông Cổ đánh nhà Tống, bà nhảy xuống bể tự tử. Nếu chỉ là chuyện người đàn bà chung thủy với cơ nghiệp nhà chồng, thì nước ta cũng có, nhưng có đáng để tôn thờ không thì lại một vấn đề khác. Thí dụ như chuyện bà hoàng phi Nguyễn Thị Kim nước ta: bà vốn là vợ vua Lê Chiêu Thống. Khi vua Quang Trung đánh bại quân nhà Thanh (1789), Chiêu Thống chạy sang Tàu; bà hoàng phi lạc không kịp theo, phải ẩn náu ở Kinh Bắc. Trong đám người cùng chạy theo Chiêu Thống, có con trai cả là con bà hoàng phi, và mẹ Chiêu Thống là Lê Thái hậu. Khi vua Càn Long nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn, thì buộc gia đình Chiêu Thống phải lên ở Yên kinh quản thúc ở đó. Ba năm sau, thì người con trai lên đậu rồi chết. Năm sau nữa thì đến lượt Chiêu Thống lo buồn mà chết, rồi năm năm sau nữa Lê Thái hậu cũng chết. Đến khi vua Gia Long thống nhất đất nước, các cựu thần nhà Lê dâng biểu xin được đem thi hài Chiêu Thống (và mẹ và con) về nước, để táng ở quê nhà. Mùa thu năm 1804, di hài về bên biên giới, bà hoàng phi ở Kinh Bắc lên đón linh cữu về Thăng Long. Tương truyền rằng khi mở quan tài Chiêu Thống, thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ còn trái tim vẫn còn đỏ tươi. Bà hoàng phi khóc lóc, nhịn ăn, rồi uống thuốc độc tự tử. (Theo Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái).
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) có một bài thơ (thể ca trù) vịnh bà ta, như sau:
Triều Lê quí có nàng tiết liệt,
Hai mươi thu khăng khít thù Tây,
Đem tàn dung nương chốn am mây,
Đạo thần tử tình trong phu phụ.
Vạn cổ di luân chiêu vũ trụ,
Nhất xoang trung nghĩa đáp quân vương.
Nặng hai vai một gánh cương thường,
Chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí,
Đã nên đấng trung thần bất nhị,
Lại nên tài liệt nữ bất canh.
Rõ ràng hai chữ trung trinh!
(trong Văn Đàn Bảo Giám , quyển 2 (1932) của Trần Trung Viên. Xin cảm ơn vài bạn quen biết đã cất công tìm giúp lại xuất xứ bài này) . « Thù Tây » đây nghĩa là thù Tây Sơn. « Lê quí » là chỉ cuối triều Lê (thí dụ như tên cuốn Lê quí kỷ sự của Nguyễn Thu (1799-1855) ). Ở đây, tạm bỏ ra ngoài vấn đề nhân cách và hành động của Chiêu Thống (kể cả việc dâng bảy cây ngọc như ý cho vua Càn Long để cầu viện, bảy cây ngọc mà Vương Hồng Sển kể trong cuốn « Hơn nửa đời hư », nxb Tổng hợp TPHCM 1992, đã được thấy ở bảo tàng Đài Loan). Nếu chỉ xét tình cảnh của bà hoàng phi này, thì thấy rất đáng thương.
b/ Khuất Bình, tức là Khuất Nguyên, thời Chiến quốc (khoảng 400 năm trước Công nguyên) được vua nước Sở tin dùng, sau bị dèm pha, vua Sở đày đi xa, ông nhảy xuống sông tự tử chết; ngày ông chết là ngày « tết » mồng 5 tháng 5, một ngày lễ kỷ niệm của người Tàu. Nếu bị vua nghi oan, thì thiếu gì chuyện đáng kể trong sử Việt Nam. Vả lại Khuất Nguyên còn được người ta biết đến là oan. Chứ chuyện Lê Văn Thịnh ở nước ta, thì tới ngày nay, cũng chẳng được mấy ai tìm hiểu xem là có oan không. Câu chuyện Lê Văn Thịnh như sau: Ông này vốn là người Nho học xuất thân đầu tiên ở nước ta, vì là đỗ đầu khoa thi Nho đầu tiên (1075), dạy vua Lý Nhân Tông học, làm Tể tướng trong 12 năm. Năm 1096 bị cách chức và bị đày đi nơi nước độc. Lý do là vì bị ghép vào tội mưu phản định giết vua. Đồn rằng ông ta có học được phép thả hơi mù và biến thân thành hổ. Một bữa, vua Lý Nhân Tông dạo chơi Hồ Tây (lúc đó còn gọi là hồ Dâm Đàm) xem đánh cá. Lúc thuyền ra đến giữa hồ thì sương mù chợt nổi lên đen tối. Chợt thấy một thuyền vùn vụt vượt mù lướt tới thuyền vua, trong thuyền ấy có một con hổ nhe răng như muốn cắn. Vua sợ. Trong thuyền vua, có người chài là Mục Thận sẵn lưới ở tay, ném vào thuyền kia, chụp vào con hổ, thì lại hóa ra Lê Văn Thịnh. Vua sai lấy dây sắt trói vào cũi giam. Nhưng nghĩ rằng ông ta từng có công to, vua không nỡ giết, chỉ đày lên nơi nước độc. Sử gia Hoàng Xuân Hãn, trong cuốn Lý Thường Kiệt, nxb Sông Nhị 1950, cho rằng có thể là do mê tín dị đoan, sương mù chợt nổi là sự thường xảy vào mùa thu; có thể là Văn Thịnh thấy sương mù, vội vã sai chèo thuyền ra đón vua về, còn vua thì tâm thần hoảng hốt, lòng lại nghi ngại, thuyền tròng trành, nhìn Văn Thịnh ngồi khom mình giống như dáng như con hổ, nên mới sinh chuyện chăng. Bác Hãn lại cho rằng tuy vua dị đoan, nhưng vì đạo Phật đã gieo mối từ tâm, nên Văn Thịnh không bị giết, cũng là may.
Lời bổ sung : Trong tạp chí Xưa và Nay số 80, tháng 10/2000, trong bài « Bậc khai khoa Lê Văn Thịnh và tượng rồng đá cắn vào thân mình », tác giả Đặng Minh Phương kể là năm 1993 người ta có đào được trước cổng nhà cũ của Lê Văn Thịnh ở quê ông, làng Đông Cứu, huyên Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh một tượng con rồng đá, niên đại không xác định, rồng cuộn mình lại, đầu cúi xuống, hai hàm răng cắn vào chính thân mình, một bên tai không có lỗ tai. Tác giả cho rằng rồng (5 móng) là biểu tượng của vua, một tai không lỗ biểu hiện sự chỉ nghe một tai, thiên lệch nghe sàm tấu, trù dập nhân tài là tự cắn vào mình, và kết luận rằng « tượng không ghi năm tạc, nhưng dù được làm ở thời nào, nó cũng phản ánh một cách đánh giá dân gian với sự việc [Lê Văn Thịnh bị tội] trên ».
[Nhân nói đến dị đoan, thời đó cũng có nhiều chuyện thấy khó hiểu. Tôi có lần hỏi ý bác Hãn về « chuyện Nguyễn Bông » và gốc sinh của vua Lý Nhân Tông này: (1063) vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con. Vua sai Nguyễn Bông đi cầu tự ở chùa Thánh Chúa. Sư chùa này là Đại Điên bảo Bông về nấp trong buồng tắm của Ỷ Lan phu nhân. Một hôm Ỷ Lan tắm, thì bắt được Bông còn ẩn trong buống tắm, vua sai đem chém. Khi đưa đi chém, qua chùa Thánh Chúa, Bông xin vào chùa để trách sư, thì sư cười trả lời: « Nếu không hủy thân này, thì sao đầu thai được ». Bông bèn hiểu mưu sâu (?) của sư, và chịu chết. Sau Ỷ Lan có mang, sinh ra Lý Nhân Tông. Về chuyện này, tôi muốn lựa lời sao cho thanh để hỏi bác Hãn. Tôi hỏi: « Vua Lý Thánh Tông có vẻ như không thể có con, chuyện Nguyễn Bông này dường như một thứ « thụ tinh nhân tạo » (insémination artificielle) trước thời đại, bác nghĩ sao? ». Nhưng bác Hãn ngay thật, không hiểu ý tôi, bác trả lời: « Thời đó đâu đã có khoa học như ngày nay ! », nên câu chuyện ngưng ở đó. Rồi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai vào nhà Sùng Hiền hầu, để phu nhân sinh ra vua Lý Thần Tông cũng tương tự như vậy].
c/ Giới Tử Thôi là bề tôi theo hầu công tử Trùng Nhĩ nhà Tấn (thời Xuân Thu, khoảng 700 năm trước Công nguyên) chạy loạn; lúc đói hết lương thực, ông tự cắt thịt đùi mình nấu cho Trùng Nhĩ ăn; sau khi dẹp loạn xong, Trùng Nhĩ lên ngôi vua (tức là Tấn Văn Công) phong thưởng cho công thần, nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Ông ta bèn bỏ vào ẩn trong rừng núi; khi vua nhớ ra, cho đòi, ông không chịu đến; vua sai đốt rừng để buộc ông phải ra, nhưng ông nhất định không ra, cứ ở trong đám cháy chịu chết. Ngày đó là ngày mồng 3 tháng 3, người Tàu coi đó là một ngày kỷ niệm, kiêng không đốt lửa làm bếp, chỉ ăn đồ lạnh, gọi là « tết hàn thực » (ngày lễ ăn đồ lạnh); ở ta cũng bắt chước, ăn bánh trôi bánh chay. « Bánh chay » ngày nay ở ngoài Bắc là « bánh hình tròn, dẹt, làm bằng bột nếp, nhân đậu xanh, [có rắc thêm vừng], luộc chín rồi thả vào nước đường sánh » (Từ điển tiếng Việt, nxb Giáo dục, Hà Nội 1994), còn theo kiểu trong Nam, hay là theo kiểu Việt kiều ở Pháp, ăn nóng, và được gọi là « bánh trôi nưóc ». Nhưng « bánh trôi » gọi theo ngoài Bắc (không có chữ nước), là « bánh làm bằng bột gạo nếp, viên tròn [nhỏ], có nhân đường [nâu], bỏ vào nước sôi, chín thì nổi lên », (cũng theo Từ điển tiếng Việt kể trên). Theo nhà dân tộc học Nguyễn Tùng chỉ cho tôi: Lê Quí Đôn, trong sách Vân Đài loại ngữ có cho biết tên Trung quốc của bánh là « thủy đoàn bính », còn tên Hán Nôm của bánh là « phù thủy bính », dịch sát nghĩa thì đúng là « bánh trôi nước ». Nhưng tôi không biết như vậy đó là bánh nào (« bánh chay-bánh trôi nuớc trong Nam », hay là « bánh trôi » ngoài Bắc)? Bài thơ « Bánh trôi nước » của Hồ Xuân Hương (theo Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Kim-Khuê ấn quán xuất bản 1928) cũng không cho tôi được câu trả lời:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Lớn nhỏ mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
« Lòng son » đây là cái nhân gì? Còn việc kỷ niệm ông Giới Tử Thôi thì nếu vì ông mà được ăn bánh, thì tôi cũng chấp nhận, không sao. Có vấn đề là trường hợp thứ tư dưới đây.
d/ Thánh Quan, là Quan Vũ, đời Tam quốc bên Tàu (Ngụy, Thục, Ngô, thế kỉ thứ 3). Tôi xin nói dài hơn một chút về nhân vật này (tôi đã có dịp luận một chút về ông ta, trong bài « Hà khắc và trả đầu » tôi đăng dưới bút hiệu H.B. trên báo Đoàn Kết số 399, 1988): Ông này vốn là em kết nghĩa của Lưu Bị (sau là vua Chiêu Liệt nhà Thục), theo anh lập nên cơ đồ nhà Thục, sau bị Tôn Quyền (vua nhà Ngô) giết. Người Tàu trọng ông ta là người trung nghĩa, thờ làm thánh; người nước ta cũng bắt chước. Nhưng xét kỹ ra, thì nhân cách của ông ta cũng chả có gì là hay lắm. Tôi xin nêu vài thí dụ: Một lần trong chiến trận, Quan Vũ lạc Lưu Bị, nên phải đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo đãi rất hậu. Đến khi Quan Vũ nghe tin Lưu Bị còn sống, bèn bỏ Tào Tháo để đi theo. Qua năm cửa ải, sáu tướng của Tào Tháo cản không cho đi vì chưa được lệnh thả, Quan Vũ đều chém họ chết. Như vậy là thủy chung cũng bất nhất, dù viện cớ này cớ nọ. Khi Lưu Bị lên ngôi vua, phong cho ông ta đứng đầu Ngũ hổ đại tướng, thì ông ta giận không chịu nhận ấn tín, vì lẽ rằng trong đám 5 hổ tướng đó, có tướng Hoàng Trung mà ông ta khinh là một anh lính già xuất thân. Sau sứ giả phải can ông ta mới chịu nhận ấn. Thế là kiêu ngạo. Một lần ra trận, ông ta bị trúng một phát tên độc ở cánh tay; danh y là Hoa Đà mổ, thì ông ta không chịu để buộc tay, giả bộ không đau cứ ngồi uống rượu đánh cờ, chìa cánh tay cho Hoa Đà cạo vết thương đến tận xương, được nhận lời khen của Hoa Đà là « Tướng quân là người nhà trời ». Thế là ưa « lên gân » để làm oai. Vua Thục sai ông ta giữ thành Kinh Châu; vua Ngô (là Tôn Quyền) muốn cầu thân, sai sứ giả sang hỏi con gái ông ta cho con trai mình, thì ông ta nổi giận cự tuyệt trả lời rằng « Con (của) hổ không thể gả cho con (của) chó ». Thế là hách xằng. Và cũng vì hách xằng mà làm lỡ việc nước, vì vua Ngô giận sai tướng đánh chiếm thành Kinh Châu; ông ta bị bắt không chịu hàng nên bị chém đầu. Người Tàu thương, cho là trung nghĩa thờ làm thánh. Chả biết người viết truyện Tam quốc có hóm hỉnh không, khen đấy mà cũng chê đấy , vì kể rằng: sau khi ông ta bị chém chết rồi, hồn lang thang, đêm thường hiện làm ma, đòi « trả đầu ». Một hôm, hồn tình cờ gặp nhà sư Phổ Tịnh, ân nhân cũ; nhà sư bèn hỏi: « Tướng quân đánh nhau với quân Ngô, bị họ chém đầu, nay lại hiện lên mà đòi người khác trả đầu. Lúc tướng quân còn sống, qua năm cửa ải, chém sáu tướng, vậy thì đầu của sáu tướng ấy, đòi ai trả ? ». Theo chuyện, hồn Quan Vũ liền tỉnh ngộ, tạ và biến đi. Nếu so ông thánh Quan này với những danh tướng cổ kim và những trung thần dũng cảm tử tiết vì nước của ta thì ông ta đâu có đặc sắc gì hơn, mà đem thờ ở ngôi cao?
(4) Về những nhân vật nói trong bài:
Hàn Tín, Tiêu Hà là người của thời Hán Sở tranh hùng ở Trung quốc. Thuở ấy (khoảng 2 thế kỉ trước Công nguyên), chính sự nhà Tần khắc nghiệt, sau khi Tần Thủy hoàng chết, Tần Nhị thế nối ngôi, Lưu Bang (sau là Hán vương, rồi là Hán Cao tổ) và Hạng Tịch (sau là Sở vương) dấy binh diệt được nhà Tần, rồi đôi bên tranh nhau. Hán vương dùng Trương Lương làm mưu thần, Tiêu Hà coi việc chính trị, đặc biệt là coi việc hậu cần trong thời chiến, Hàn Tín cầm quân; người đời gọi là tam kiệt; giúp Hán vương diệt được Sở vương, thống nhất nước Tàu, lập nên nhà Tiền Hán. Đặc biệt, Hàn Tín là tướng tài, chỉ huy binh lính rất đông, tương truyền là binh đông tới mức không đếm được, nên có bài toán « Hàn Tín điểm binh » để tính số lính, bằng một bài thơ 4 câu bảy chữ, thuở nhỏ tôi có biết, nay quên mất. (Bài toán này, ngày nay dưới dạng tổng quát và trừu tượng, được gọi là « bổ đề Tàu »- le lemme chinois). Có điều lạ là Hàn Tín có lẽ ít được nhà quân sự phương Tây biết đến (thí dụ trong The Times of London, 15/09/97, có một tài liệu xếp hạng 100 danh tướng cổ kim trên thế giới, trong đó có Tôn Tử, có Thành Cát Tư Hãn, có Võ Nguyên Giáp,..., nhưng không có Hàn Tín). Có lẽ người sử gia quân sự xếp hạng này cho rằng ông ta không thuộc loại những nhà quân sự phát minh ra một trong những cách dùng binh độc đáo nhất chăng?
(5) Tôi đã có dịp đề cập đến lập luận cơ sở về bằng cấp dựa trên cao thấp này (như vấn đề một bằng hay hai bằng tiến sĩ) trong bài « Suy nghĩ tản mạn chung quanh vấn đề đào tạo qua nghiên cứu » viết vào tháng 9/1998 (tạp chí Tia Sáng trích đăng một đoạn trong số tháng 11/1998, và gửi tặng các đại biểu trước khi Quốc hội khóa X họp thông qua Luật Giáo dục ngày 2/12/1998 ; còn toàn bài đăng trong Thời Đại số 3). Ngày nay, Luật Giáo dục qui định chỉ có một bằng tiến sĩ.
(6) Xin nêu một thí dụ liên quan: vấn đề chức danh giáo sư đại học. (Xem bài « Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học »).
(7) Trong khi đó, người ta lại rất trọng hình thức bề ngoài : nhiều tờ báo, khi đề cập đến việc học, thường trưng những tấm ảnh các cô cậu học sinh, sinh viên mặc áo thụng đội mũ, lĩnh bằng cấp . Lẽ ra nên tập trung vào nội dung việc học nhiều hơn.
**********
Tài liệu 3.2 :
Thoáng nghĩ về chữ Nho
(Bài của Bùi Trọng Liễu, một phần đã đăng trong mục Nhịp cầu báo Nông Nghiệp Việt Nam, số Tết Nhâm Ngọ 2002, và một phần trong báo Tia Sáng số xuân, tháng 2/2002)
Mỗi kỳ Tết đến, lại hiện lên hình ảnh của ông đồ khom lưng viết câu đối mừng Xuân, câu đối chữ Nho. Thuở nhỏ, tôi cũng lõm bõm học được vài chữ, (học chữ Nho chứ không phải là học Trung văn). Rồi trong nhiều năm ở Pháp, tôi thấy học giả Hoàng Xuân Hãn làm thơ tiễn tặng, thường viết bằng quốc ngữ và chữ Nôm, và bác ấy thường nói nên học chơi [chữ Nôm] cho biết và cũng để giữ hình ảnh của thứ chữ của tổ tiên mình đã dùng một thuở. Tôi không có thì giờ và khả năng để học, nhưng vì thích « thư hoạ » (nghĩa là viết-vẽ), nên trong vài buổi thư nhàn hiếm hoi vẽ tranh lụa, tôi cũng tra sách lẩy vài câu thơ Nôm để đề thêm vào cho thoả. Nhưng xin nói lại cho rõ : tôi viết chữ Nôm.
Còn đối với chữ Nho, thì tôi có điều thắc mắc. Không phải tại mấy câu thơ của Tú Xương (1870-1907):
Nào có ra gì cái chữ Nho,
Ông nghè ông cống cũng nằm co,
vì tôi không có cái ước mong mà Tú Xương mỉa mai hồi đầu thế kỉ 20 :
Chi bằng đi học làm thày phán,
Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò.
Tôi thắc mắc với cái chữ Nho, vì phần bào đồng ý với nhận xét của ông Dương Bá Trạc (1884-1944).
Nhắc lại là trong Tiếng gọi đàn (Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội 1925) ông viết :
[…]. Vả mô-phỏng của người mà lại cần phải có tự ý mình suy nghĩ ra : như người Pháp học văn-chương La-mã mà lập ra được hẳn một nền văn-học riêng; người Nhật học chữ Hán mà chế ra được thứ chữ bình-giả , phiến-giả, làm một lối chữ hòa-văn riêng của mình [...]. [Người mình] Bắt chước người Tàu học chữ Hán mà trong khoảng mấy ngàn năm chỉ học nhờ viết mướn, không hề nghĩ ra được một thứ chữ quốc-văn nào, trừ ra có một thứ chữ nôm cũng viết bằng chữ Hán mà ai muốn viết thế nào thì viết, chưa thành lối chữ nhất định [...]
Cũng lạ là từ thời tự chủ (kể từ Ngô Quyền), có thể lúc đầu chưa nghĩ ra thứ chữ Nôm, nhưng từ đời Trần trở về sau, sao cứ tiếp tục dùng một thứ chữ mà đọc ra người Tàu không hiểu mà người Việt Nam nói chung cũng không hiểu? Phải chăng đây là một sự chủ ý của nhóm người (vua, quan, nho sĩ) muốn giữ đặc quyền cho giới của mình, cho đến tận cuối thế kỉ 19, kéo dài khoảng một nghìn năm? Lẽ ra khi có chữ Nôm rồi, nên cải tiến nó, tự dạng tuy khó, nhưng rõ ràng là quốc âm, đọc lên người mình ai cũng hiểu. Còn cái chữ Nho, đọc lên giữa người mình với nhau cũng phải dịch. Thời Pháp thuộc, ngưòi ta chế giễu tiếng Tây bồi (thí dụ câu: « luỷ gố cờ bớp, luỷ gá cờ bớp, luỷ vén mông tang, luỷ măng giê bớp » của anh làm công tả con hổ với chủ Pháp), nhưng đọc lên người Pháp còn mang máng hiểu được, chứ chữ Nho đọc lên, người Trung quốc bất cứ địa phương nào cũng không hiểu được; ta giao dịch với họ phải « bút đàm ». Học hành, thi cử, sách vở, văn bản, pháp lệnh, vv. đều dùng thứ chữ Nho như vậy, làm sao mà nền học thuật nước nhà phát triển và tiến triển được cao? Nói thêm là tôi trân trọng đối với các tác phẩm chữ Hán của tổ tiên ta, cũng như tôi trân trọng đối với những tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài của người Việt Nam. Tôi chỉ thắc mắc về việc dùng chữ Nho làm thứ chữ chính thức của Nhà nước độc lập trong gần mười thế kỉ.
Sau một thời gian quá độ (giấy khai sinh của tôi còn mang cả chữ quốc ngữ và chữ Nôm, may mà không còn là chữ Nho), phải đến 1945 với nền Dân chủ Cộng hoà, thì chữ quốc ngữ mới chính thức là thứ chữ của nước nhà, và tinh thần độc lập có lẽ mới thật hoàn chỉnh. Nhưng « hiện tượng chữ Nho » dường như còn ngấp nghé. Không phải là tôi muốn nói tới cái thiện ý của một vài nhà giáo dục muốn lập lại việc dạy chữ Nho (chứ không phải là dạy Trung văn) trong trường Trung học với lý do là để việc học Việt văn được vững, mặc dù theo ý tôi việc đó vô ích vì khi học Việt văn, nếu cần chỉ nên giải thích nghĩa gốc mà không cần học tự dạng (thí dụ giải thích chữ « đại » có nghĩa là « to » mà cũng có thể có nghĩa là « thay thế » vv. là đủ, không cần phải biết cách viết của các chữ đó như thế nào); việc học chữ Nho nên để dành cho những người học chuyên môn cao trong ngành Hán học. Điều tôi muốn nói là: nên tránh những môn học mà nội dung vô ích, chỉ tồn tại dường như để bảo vệ quyền lợi của một thiểu số, phần nào giống như việc dùng chữ Nho thuở trước, mà tác dụng lại không bằng. Vì như vậy không thuận lợi cho nền học thuật nước nhà. Đó là điều tôi liên tưởng, khi thoáng nghĩ tới chữ Nho.
Nhân dịp Tết, thay vì « cung chúc tân niên », tôi xin « chúc mừng năm mới ».
***********
Tài liệu 3.3
[Trích mấy đoạn trong cuốn sách « Chuyện gia đình và ngoài đời » của Bùi Trọng Liễu.] :
Nhắc lại cách sấp xếp trong thi cử thuở xưa, (nói chung qua các triều đại, tuy có thay đổi ít nhiều) thì các tiến sĩ khi đỗ được xếp hạng như sau :
- Nhất giáp tiến sĩ : đệ nhất danh (tên thứ nhất) là Trạng nguyên, đệ nhị danh (tên thứ hai) là Bảng nhãn, đệ tam danh (tên thứ ba) là Thám hoa.
- Nhị giáp tiến sĩ : xưa, tên thứ nhất là Hoàng giáp. Nhưng hình như sau này có lúc gọi chung (hay gọi lạm) tất cả những người đỗ nhị giáp.
- Tam giáp tiến sĩ : chỉ gọi là Tiến sĩ. Trong dân gian gọi chung là ông nghè. (Có thuyết cho rằng điện nhà vua có mái dài che hẳn ra quá sân, cái mái ấy gọi là « nghè ». Các tiến sĩ vào thi Đình, phải đứng ở đấy, đợi được tiến lên vua, nên gọi là ông nghè).
Có khoa thi, không ai đỗ nhất giáp, cũng có khoa không ai đỗ nhị giáp. Số người lấy đỗ cũng tuỳ khoa. Nhưng bất luận người đỗ « đầu khoa », dù được xếp ở « giáp » nào, cũng được gọi chung là « ... nguyên ». Cho nên đỗ đầu kỳ thi Hương (thi cử nhân) thì gọi là Giải nguyên, đỗ đầu kỳ thi Hội thì gọi là Hội nguyên (trường hợp của Nguyễn Như Đổ), đỗ đầu kỳ thi Đình thì gọi là Đình nguyên (trường hợp của Nguyễn Trực, hay của Lương Thế Vinh) . Nhưng cũng có khoa không có người đỗ nhất giáp, cũng không có người đỗ nhị giáp, cho nên Đình nguyên có thể là tam giáp tiến sĩ (trường hợp của Phan Đình Phùng; hay của tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến: tam nguyên bởi vì đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình). Thời triều Nguyễn, còn có thêm cả xếp hạng phó Bảng, nghĩa là những người đỗ thi Hội, nhưng không đủ điểm để vào thi Đình để đỗ tiến sĩ. Thế rồi thói thường hay gọi lạm: bỏ chữ « phó » đi mà chỉ gọi là ông Bảng, nhập nhằng để người khác có thể hiểu lầm với Bảng nhãn. Năm 1484, đổi Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa làm Tiến sĩ cập đệ, chính bảng làm Tiến sĩ xuất thân, phụ bảng làm Đồng tiến sĩ xuất thân. Triều Nguyễn không đặt Trạng nguyên.
[...]
Những lời xấu về vài ông nghè thuở xưa thì cũng đủ loại:
Phạm Đình Hổ (1768-1839) kể trong cuốn Vũ Trung tuỳ bút của ông (có bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến) mấy câu chuyện về thi cử, với sự nghi ngờ là có người đỗ không xứng đáng. Tôi xin tóm tắt vài đoạn ông kể:
Thời đó, người ta đồn là ông Nguyễn Hoãn, khi đi thi tiến sĩ, bài văn sách là do bài của sáu văn sĩ làm giúp cho trước. Lời đồn kể rằng vì thuở ấy bố ông Nguyễn Hoãn, là Phong quận công Hiệu đang làm Tham tụng (nghiã là Tể tướng), quyền to, các quan khác đều sợ. Khi ấy có một ông quan bị khiển trách, phải bãi chức. Một hôm, ông này được triệu vào tướng phủ, nhưng ngồi đợi lâu ở nhà trong mà không được yết kiến. Ngồi mãi, không có gì làm, ông ta chợt thấy trên kỷ có một đầu đề văn sách, mở ra xem đọc đi đọc lại thuộc hết cả. Suốt ngày được kẻ hầu người hạ khoản đãi rất tử tế, đến chiều ra về mà vẫn không thấy quan Tham tụng hỏi đến, không hiểu ra sao. Đến khi phủ chúa (chúa Trịnh) triệu tập các quan văn thần vào soạn đề thi, thì ông quan ấy cũng được triệu vào, ông ta liền đề nghị cái đầu đề văn sách đọc được bữa trước trong tướng phủ. Khoa ấy, ông Nguyễn Hoãn đỗ Hội nguyên.
Phạm Đình Hổ vốn là người đi thi nhiều lần không đỗ, có lẽ ông ta sợ người ta cho là ganh tị, nên ông ta cũng phần nào dè dặt một chút trong lời phê bình, vì thế nên khi kể chuyện trên, ông ta thận trọng viết thêm rằng chuyện này cũng giống một chuyện tương tự xảy ra ở bên Tàu thưở trước, « ý chừng là có kẻ hiếu sự bày đặt ra mà thôi ». Nhưng có lẽ ông không nín được, nên lại kể:
Vào khoảng năm Giáp Thìn (1784-85) đời Cảnh Hưng, ông ra học ở kinh thành. Thuở ấy, cứ mỗi tháng thì có một buổi bình văn ở nhà Quốc học (nhà Giám) cho học trò . Ông theo các bậc cha anh vào xem. Các buổi bình văn này rất long trọng, có sự tham dự của nhiều quan to, xưa thi đỗ cao, hiện đang giữ những chức vụ quan trọng như Thái phó quận công Nguyễn Hoãn, hành Tham tụng Bùi Huy Bích (1744-1818, đậu hoàng giáp năm 1769), và nhiều vị tiến sĩ khác. Khi bình các quyển văn, hay hay dở, được hay bỏ, thì chỉ thấy Bùi Huy Bích quyết định, và các người khác bàn bạc cân nhắc, còn Nguyễn Hoãn thì nín lặng chẳng nói câu nào, chỉ thỉnh thoảng cười hi hi. Hỏi thầm người quen, thì ai cũng cười không nói, sau hỏi mãi mới có người bảo rằng: ông ta (chỉ Nguyễn Hoãn) khi tuổi trẻ, vì là con quan tể tướng, khi đỗ hương nguyên và đỗ hội nguyên, văn hai kỳ thi ấy đều không phải tự ông ta làm ra.
Phạm Đình Hổ lại kể chuyện ông nghè Võ Huy Dĩnh:
Bà chính phi chúa Trịnh có người em trai tên là Mậu Dĩnh, học hành tầm thường, nhưng bà ta muốn cho thi đỗ. Đến kỳ thi Hội, bà ta dặn kín người lại phòng đánh dấu quyển thi của Mậu Dĩnh, rồi lại dặn kín quan chấm thi là phải để ý tâng bốc cho quyển đó, còn nếu kém quá không xếp vào hạng đỗ được ngay thì đợi khi có chỉ của chúa mở rộng đường cầu hiền, thì đem quyển ấy dâng trình. Đến khi chấm thi xong, Mậu Dĩnh không trong đám người được lấy đỗ, bà phi mới xin với chúa rằng : Nếu việc thi cử mà cứ lấy mực thước làm hạn, sợ không được rộng; xin chúa cho đem những quyển văn chương uẩn súc đem tiến trình cả, để bà ta rút lấy một quyển cho rộng đường cầu lấy nhân tài. Chúa nể bà phi, nên bảo đem quyển lên trình cho bà phi rút; bà ta nhắm quyển đã đánh dấu mà rút. Đến khi yết bảng người đỗ, thì té ra là Võ Huy Dĩnh được đỗ. Bà phi lấy làm lạ, mới hỏi người lại phòng, thì người này thưa rằng : khi được bà ta dặn, người ấy tâm thần hoang mang, chỉ nhớ tên dặn là Dĩnh, không ngờ lại hoá ra lầm lẫn.
Chuyện đồn có đáng tin hay không?
Và tệ hơn cả là câu chuyện « Mẹo lừa » mà Phạm Đình Hổ cũng kể trong cuốn Vũ Trung tuỳ bút của ông : Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn, đời Cảnh Hưng (1772), kỳ thi đã xong, nhưng chưa yết bảng. Khi ấy có một mụ già vào chi một nhà giàu ở phố Hàng Chiếu. Nhân nói chuyện đến khoa thi hội năm nay, mụ nói có quen một ông được lấy đỗ, nay mai sẽ là một quan tiến sỹ tân khoa. Chủ nhân mới hỏi quan tân khoa chừng bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu. Mụ nói rõ cả, và cho biết quan tân khoa nghèo, chưa có vợ. Chủ nhân có ý ham, nói với mụ rằng y có một đứa con gái, xin mụ đứng ra làm mối, thì bao nhiêu tiền phí tổn lúc vinh qui, quan nghè tân khoa không phải lo gì cả, y sẽ cáng thay. Mụ làm ra bộ khó khăn, đi lại nhiều lần, cuối cùng mới mời quan tân khoa đến chơi nhà giàu ấy để xem mặt người con gái. Chủ nhân liền mời quan tân khoa nghỉ lại một đêm, và cho con gái ra yết kiến. Mụ mối xui giục chủ nhân cho cô ta tiếp quan tân khoa « cùng ngủ », hẹn rằng sau khi yết bảng đỗ rồi thì sẽ làm lễ cưới. Sáng hôm sau, quan tân khoa xin cáo từ, chủ nhân tặng cho rất hậu. Từ đó, chủ nhân chỉ trang sức cho con gái, đợi ngày nghênh hôn. Đến khi yết bảng xong rồi, thì mất tăm chẳng thấy mụ già đến nữa. Chủ nhân liền sai người đi dò các quan tân khoa tiến sĩ; không có người nào là anh chàng ngủ đêm hôm trước cả. Lúc ấy mới biết mình bị lừa ...
Tôi cũng nhớ thuở nhỏ có đọc được bài thơ này (không rõ xuất xứ) :
Em là con gái đồng trinh,
Em đi bán rượu qua dinh quan nghè,
Quan nghè cho lính ra ve,
Em lạy quan nghè em đã có con,
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho tròn mà lấy chồng quan!
Rồi ngày nay, tôi đôi khi không khỏi liên tưởng đến mấy câu thơ (vịnh tiến sĩ giấy, tức là hình ông nghè bằng giấy để bày chơi ngày tết Trung thu) của Nguyễn Khuyến :
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai !
[...]
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !
Phần 3
Về cách học của người xưa
Trước khi bàn về việc học ngày nay, có lẽ nên thử điểm qua cách học của người xưa ở ta. Đó cũng là một cách « ôn cố tri tân » (mà tôi hiểu là: xem lại cái cũ để mà hiểu biết cái mới).
Kể từ triều Lý, cho đến hết triều Nguyễn, việc học chính thức của tổ tiên ta chỉ nhắm mục tiêu chính là đào tạo ra một đội ngũ người có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ hành chính mà chính quyền trao cho. Những con người được rèn luyện kiểu ấy là cái kho dự trữ quan lại của triều đình.
Về cách thi, thì không quan niệm bằng cấp là để đánh giá việc đã đạt được đủ khối lượng hiểu biết chưa (tiếng Pháp gọi là examen), mà quan niệm việc thi chủ yếu là để đánh giá cao thấp trong mục đích tuyển lựa (tiếng Pháp gọi là concours). Ngoài việc sử dụng chữ Nho (mượn của Trung quốc nhưng cách phát âm thì người Tàu cũng không hiểu, dân ta cũng không hiểu, chỉ dành riêng cho Nho sĩ của ta), các môn thi, nói chung, gồm các bài kinh nghĩa (giải thích ý nghĩa của một vài đoạn trích từ Tứ thư hay Ngũ kinh của Trung quốc), văn sách (trả lời những câu hỏi trong đầu bài về chính trị, thời cuộc, để trình bày mưu kế, sách lược), chiếu (văn bản của nhà vua công bố về một vấn đề nào đó của nhà nước), biểu (bài văn tâu lên vua về một sự việc gì đó), chế (lời phong thưởng của vua), thi (thơ), phú (bài văn vần, đôi khi xen lẫn văn xuôi, dùng biền văn). Cách học cách thi như vậy không đáp ứng được nhu cầu phát triển mọi mặt của xã hội.
Vì thế, phải chăng cái giỏi của các người thi đỗ thuở xưa cũng chỉ là tương đối trong giới hạn và khuôn khổ của quan niệm về việc học việc thi của thời đó? Nhưng sự tôn vinh các ông trạng ông nghè đã đè quá nặng quá lâu trong tâm trí của nhiều người, làm cho đến ngày nay cái mã của học vị tiếp tục được ham muốn, trong khi thực chất của sự hiểu biết không được chú trọng đúng mức. Ngoài ra, bên cạnh các ông nghè « thật » , thuở xưa cũng có những ông nghè « rởm ». Người xưa không phải chỉ để lại những gương tốt.
Nói vậy, không phải tôi cấc lấc với tổ tiên (tôi cũng có một cụ tổ bên ngoại, bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, tên thứ hai trên bia tiến sĩ thứ nhất trong Văn miếu), nhưng thiết tưởng nên theo những cái hay mà tránh những cái dở.
Dưới đây là một số bài tôi đã viết đăng trong sách hay trên mặt báo.
************
Tài liệu 3.1
Nhân đọc 2 lời bình về việc học của người xưa
(Bài Bùi Trọng Liễu của đăng trong
tạp chí Thời Đại số 4/1999)
I.- Lúc này, thường được nghe câu khẳng định « người Việt Nam có truyền thống hiếu học » như một niềm tự hào. Thậm chí, một số người Việt Nam hoặc gốc Việt ở nước ngoài, cũng mang khẳng định này nhập vào cái mà họ gọi là bản sắc dân tộc. « Hiếu học » là điều quí, nên tôi muốn nhân đây, tìm hiểu xem « bản sắc » này có đặc điểm gì khác với người khác để cho ta thật đáng tự hào chăng? Có ý cho rằng người Trung Quốc nói chung hay ưa nhắc đến sự thành công trong suốt chiều dài của lịch sử lâu đời của họ, còn người Nhật nói chung thì hay ưa hỏi người ngoài về những cái chưa đạt của mình để học hỏi thêm. Nhưng có lẽ sự thật chưa hẳn như vậy, và tôi chẳng có lý do gì vơ đũa cả nắm để rơi vào một thứ kỳ thị. « Hiếu học », nhưng học cái gì, học để làm gì, và học làm sao? Đề tài « học » này quá rộng, tôi xin tạm khu lại trong một vài điểm, trong đó có điểm: rút hay không rút kinh nghiệm việc tổ chức việc học của nước khác, để tổ chức việc học cho mình tốt đẹp nhất. Trên điểm này, tôi xin nhắc đến hai lời bình về việc học của người xưa : đó là lời của các ông Nguyễn Trường Tộ (1) và Dương Bá Trạc (2).
II.- Trong Tiếng gọi đàn (Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội 1925) ông Dương Bá Trạc viết:
Người ta ai là khỏi có cái phải bắt chước người, nhưng bắt chước người mà cũng cần phải có cái trí khôn quyết trạch của mình, bắt chước cái hay mà biết bỏ cái dở [...].Vả mô-phỏng của người mà lại cần phải có tự ý mình suy nghĩ ra: như người Pháp học văn-chương La-mã mà lập ra được hẳn một nền văn-học riêng; người Nhật học chữ Hán mà chế ra được thứ chữ bình-gỉa, phiến-gỉa, làm một lối chữ hòa-văn riêng của mình [...]. Bắt chước người mà [bắt chước] khôn thì là sự tiện lợi thứ nhất, không gì chóng hay chóng khá bằng...[...]. Người mình có cái thiên-tính hay bắt chước: cái gì cũng nhất-vị chỉ bắt chước người, nên bắt chước dại thì nhiều mà bắt chước khôn thì ít lắm. Bắt chước người Tàu học chữ Hán mà trong khoảng mấy ngàn năm chỉ học nhờ viết mướn, không hề nghĩ ra được một thứ chữ quốc-văn nào - trừ ra có một thứ chữ nôm cũng viết bằng chữ Hán mà ai muốn viết thế nào thì viết, chưa thành lối chữ nhất định - [...].
Người Tàu thờ ông thánh Quan, bà Thiên-hậu, kỷ niệm ông Khuất Bình, ông Giới Tử-Thôi, người mình cũng bắt chước thờ ông thánh Quan, bà Thiên-hậu, kỷ niệm ông Khuất Bình, ông Giới Tử-Thôi (3). Trong cái lúc thâu-thái được chút đỉnh luân-lý, học-vấn, văn-chưng, kỹ-nghệ [...] thì bao nhiêu cái dại cái dở [...] , mình cũng nhắm mắt theo cho kỳ hết. Nhân thế mà bao nhiêu cái tinh-thần tự-lập, cái năng-lực sáng-tạo mất dần đi cả.
Gần sáu chục năm trước đó, ý của ông Nguyễn Trường Tộ cũng trong Tế cấp bát điều (Tám điều cứu vớt, viết năm 1867, bản dịch của Trần Lê Hữu trong Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỉ XIX - Đăng Huy Vận, Chương Thâu - nxb Giáo dục 1961) cũng không khác mấy:
[...] Sự học của ta hiện nay, những cái thày dạy, những cái học trò học đều là những việc đời xưa cả. Mặc dầu trong sách có chép vài việc thực tế nhưng mấy việc thực tế ấy không nói chi tiết rõ ràng và nó cũng chôn nốt theo với người xưa rồi, đâu có thể quật mả lên mà hỏi. [...] Nước ta trên cũng có trời che, dưới cũng có đất chở [...]. Nước ta cũng có tổ tiên mà sự tích còn lưu truyền lại [...]. Các vị danh thần trong các triều đại trước của nước ta còn lưu lại biết bao công lao thành tích [...], cũng có việc đáng nêu lên, sao không truyền tụng những gương tốt đó cho người ta phấn khởi bắt chước vùng lên [...] mà cứ không kể đêm ngày luôn miệng kêu réo Hàn Tín, Tiêu Hà (4) của Trung quốc, là những người đã chết từ mấy ngàn năm nay? Phải chăng hôm nay chúng ta còn mang ơn họ? Phải chăng người đời nay không bằng người đời xưa? Hay là mưốn kêu gào họ sống lại? Học như vậy mà học đến bạc đầu, thật là một chuyện quái lạ!... Hiện nay trong nhân dân ta ít có ai để ý, thế mà từ già đến trẻ, từ trường công đến trường tư, ai nấy cứ tranh hơn thua nhau từng câu từng chữ, thật là một chuyện lạ đời! [...] Vì học thuật chưa thuần, cho nên gặp việc gì cũng đặt cái tư lợi của mình lên trên hết thảy, mà ít khi thực tâm làm việc để góp phần vào lợi ích chung. Sở dĩ làm hại cho mình, làm hại cho người là ở chỗ đó. Nói chung, sở dĩ học thuật không được sáng tỏ, một nửa là vì sách vở, một nửa là vì triều đình, nhưng tôi cũng chưa muốn đi sâu vào điều đó, vì sợ có quan ngại...
Sống vào những thời điểm mà việc học của nước nhà cần một sự cải cách, hai ông có lý khi phê bình cách học của ta, và nếu bình tĩnh mà xét, không thể chê rằng hai ông ghẻ lạnh với nền học vấn của nước nhà. Vả lại hai ông chủ trương không nên bắt chước mù quáng, nhưng các ông không hề chủ trương đừng rút kinh nghiệm nơi khác. Tôi nghĩ những sáng kiến vô lý cũng mang lại những tai hại không kém việc bắt chước mù quáng.
III.- Trong Tế cấp bát điều (đã dẫn) ông Nguyễn Trường Tộ còn viết:
... Học là gì? Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm. Mà làm việc gì, và làm ở đâu? Làm tức là làm những công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa [...].
Ông viết vậy có lẽ vì ông thấy cái mục tiêu của việc học nguời thời đó có điều không ổn. Mà cái không ổn lớn nhất chính là cái khía cạnh « ngôi thứ » trong mục tiêu của việc học. Và phải chăng vì vấn đề ngôi thứ có một trọng lượng lớn, cho nên hình thức học thì rất nặng để ganh đua với nhau, còn nội dung thì bị coi nhẹ, nên bị lạc hướng? Tôi nhớ tới « Ấu học ngũ ngôn thi » (thơ năm chữ dạy trẻ):
Vạn ban giai thử hạ,
Duy hữu độc thư cao.
(nghĩa là: mọi nghề đều ở dưới; chỉ có nghề đọc sách là cao). Như vậy chuyện khuyến học có nghiã là khuyến khích học để có địa vị trong xã hội, kiểu « một người làm quan, cả họ được nhờ », chứ không phải học để biết.
Quan niệm việc học trong sách Tam tự kinh, xem ra có phần nghiêm chỉnh hơn:
Ngọc bất trác, bất thành khí.
Nhân bất học, bất tri lý.
(nghĩa là: Ngọc không mài dũa thì không thành đồ quí; người không học thì không biết lẽ phải). Nhưng chế biến theo kiểu cuốn Giáo khoa thư (lớp đồng ấu):
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi,
Con người ta có khác gì,
Học hành dốt nát ngu si hư đời,
Những anh mít đặc thôi thời
Còn ai mua chuộc đón mời làm chi !
thì mục tiêu của việc học vẫn là sự mong được trọng vọng trong xã hội (« mua chuộc, đón mời »). Dường như vấn đề ngôi thứ còn đè nặng trong suy nghĩ của một số người Việt Nam hay gốc Việt Nam cho đến tận nay: thích thi đua cao thấp, lập luận cơ sở về bằng cấp dựa trên cao thấp (5), ngay cả vấn đề quan niệm đội ngũ nhà giáo giảng dạy cũng chưa thoát khỏi lập luận ngôi thứ này (6).
IV.- Để diễn tả thêm một ý, tôi xin trích vài câu tôi viết trong bài « Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học » đăng trong tạp chí Tia Sáng số tháng 2/1999:
[...] Diện tích nước Việt Nam bằng 0,6 lần diện tích nước Pháp; dân số Việt Nam khoảng 1,3 lần dân số Pháp; cả hai nước đều có chính quyền tập trung (không phải là nước liên bang), như vậy là không khác lắm về các mặt vừa kể. Nhưng hiện nay, số luận án tiến sĩ bảo vệ ở Pháp hàng năm là khoảng trên 1 vạn [chưa kể số tiến sĩ tích lũy có từ trước]; còn ở Việt Nam, thì chưa có mức đó. Nhưng vấn đề « ngôi thứ » ở Việt Nam còn đè quá nặng nên việc lựa chọn mặt nào lên tới mức khắt khe quá đáng hơn cả nước ngoài. Làm cho một số nhà khoa học trẻ Việt Nam, ở trong nước thì chưa được phong chức danh giáo sư, ra nước ngoài thì được người ta tuyển dụng làm giáo sư đại học. Với tình trạng như vậy, chưa thể nói rằng ở ta có tinh thần chiêu hiền đãi sĩ, cũng chưa thể nói rằng vấn đề đào tạo và sử dụng người ở Việt Nam là có hiệu suất.
[...] Tôi cũng xin kể một câu chuyện. Khoảng 25 năm trước đây, một nhân vật cao cấp trong nước hỏi tôi nghĩ gì về khả năng có thể có một người Việt Nam sẽ được giải thưởng Nobel khoa học, và nếu có, thì sự việc đó ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển của khoa học ở Việt Nam. Tôi trả lời rằng: « Nước người ta phát triển khoa học và công nghệ, có đội ngũ khoa học và kỹ thuật đông đảo, có trình độ văn hóa tương xứng; lúc đó sẽ nảy ra những nhà khoa học có khả năng được giải thưởng này. Còn giả thử như đem một nhà khoa học đã có giải thưởng này rồi, đặt vào một nước chưa phát triển, trong một môi trường không phù hợp, thì rốt cục người đó cũng chẳng làm được gì cho ai, mà lại trở thành vô hiệu cho chính bản thân mình ». Ngày nay, ý tôi muốn phát biểu là: không phải cứ ngồi đánh giá cao thấp, mà có thể nâng được trình độ khoa học của nước nhà lên. Phải chăng nếu việc tổ chức giáo dục đào tạo (trong đó có việc sử dụng nhà giáo đại học) được tiến hành sao cho hợp lý - và thoáng - thì nền khoa học của nước nhà sẽ tự nó được nâng cao?
V.- Hiện nay, mục tiêu chính thức của việc học, ghi trong Luật giáo dục (vừa được Quốc hội khóa X thông qua ngày 2/12/1998) là: « đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ». Đó là mục tiêu chính thức trên văn bản ...
Nhưng ở thời này, đa số còn ưu tiên nghĩ đến kinh tế, thương mại, mấy ai thực sự nghĩ đến cốt lõi của việc học (7)?
________
Chú thích:
(1) Hầu hết người Việt Nam ai cũng biết ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871); nhưng tôi cũng xin nhắc tóm tắt tiểu sử của ông để khỏi quên. (Theo Từ điển Văn hóa Việt Nam, nxb Văn hóa-Thông tin 1993): Ông là người công giáo, có dịp qua Pháp một thời gian, tiếp thu được nhiều hiểu biết mới, lại có dịp ghé qua nhiều nơi như Singapour, HongKong, La Mã. Từ 1863 đến 1871, ông liên tiếp gửi 14 điều trần lên vua Tự Đức và triều đình, nhằm đổi mới nước nhà về mọi mặt: ngoại giao, thương mại, tôn giáo, võ bị, nông chính, khai mỏ, giáo dục, đào tạo nhân tài,... Nhưng triều đình đã bỏ qua hoặc không thực hiện được.
(2) Dương Bá Trạc (1884-1944) (tiểu sử, theo cuốn Từ điển Văn hóa Việt Nam, đã dẫn trên): Ông đỗ cử nhân Hán học năm 1900 , là một trong những nhân vật chính của Đông Kinh nghiã thục. Bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt giam và đầy đi Côn Đảo, đến 1911 mới được về... Ông viết sách và báo đăng trong các tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn. Những tác phẩm đáng chú ý của ông là những thơ văn phục vụ phong trào duy tân hồi đầu thế kỉ. Ông mất ở Singapour năm 1944.
(3) Về bốn nhân vật nói trong bài:
a/ Bà Thiên hậu đây là bà Dương Thái hậu nhà Tống bên Tàu (thế kỉ 13), khi Mông Cổ đánh nhà Tống, bà nhảy xuống bể tự tử. Nếu chỉ là chuyện người đàn bà chung thủy với cơ nghiệp nhà chồng, thì nước ta cũng có, nhưng có đáng để tôn thờ không thì lại một vấn đề khác. Thí dụ như chuyện bà hoàng phi Nguyễn Thị Kim nước ta: bà vốn là vợ vua Lê Chiêu Thống. Khi vua Quang Trung đánh bại quân nhà Thanh (1789), Chiêu Thống chạy sang Tàu; bà hoàng phi lạc không kịp theo, phải ẩn náu ở Kinh Bắc. Trong đám người cùng chạy theo Chiêu Thống, có con trai cả là con bà hoàng phi, và mẹ Chiêu Thống là Lê Thái hậu. Khi vua Càn Long nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn, thì buộc gia đình Chiêu Thống phải lên ở Yên kinh quản thúc ở đó. Ba năm sau, thì người con trai lên đậu rồi chết. Năm sau nữa thì đến lượt Chiêu Thống lo buồn mà chết, rồi năm năm sau nữa Lê Thái hậu cũng chết. Đến khi vua Gia Long thống nhất đất nước, các cựu thần nhà Lê dâng biểu xin được đem thi hài Chiêu Thống (và mẹ và con) về nước, để táng ở quê nhà. Mùa thu năm 1804, di hài về bên biên giới, bà hoàng phi ở Kinh Bắc lên đón linh cữu về Thăng Long. Tương truyền rằng khi mở quan tài Chiêu Thống, thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ còn trái tim vẫn còn đỏ tươi. Bà hoàng phi khóc lóc, nhịn ăn, rồi uống thuốc độc tự tử. (Theo Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái).
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) có một bài thơ (thể ca trù) vịnh bà ta, như sau:
Triều Lê quí có nàng tiết liệt,
Hai mươi thu khăng khít thù Tây,
Đem tàn dung nương chốn am mây,
Đạo thần tử tình trong phu phụ.
Vạn cổ di luân chiêu vũ trụ,
Nhất xoang trung nghĩa đáp quân vương.
Nặng hai vai một gánh cương thường,
Chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí,
Đã nên đấng trung thần bất nhị,
Lại nên tài liệt nữ bất canh.
Rõ ràng hai chữ trung trinh!
(trong Văn Đàn Bảo Giám , quyển 2 (1932) của Trần Trung Viên. Xin cảm ơn vài bạn quen biết đã cất công tìm giúp lại xuất xứ bài này) . « Thù Tây » đây nghĩa là thù Tây Sơn. « Lê quí » là chỉ cuối triều Lê (thí dụ như tên cuốn Lê quí kỷ sự của Nguyễn Thu (1799-1855) ). Ở đây, tạm bỏ ra ngoài vấn đề nhân cách và hành động của Chiêu Thống (kể cả việc dâng bảy cây ngọc như ý cho vua Càn Long để cầu viện, bảy cây ngọc mà Vương Hồng Sển kể trong cuốn « Hơn nửa đời hư », nxb Tổng hợp TPHCM 1992, đã được thấy ở bảo tàng Đài Loan). Nếu chỉ xét tình cảnh của bà hoàng phi này, thì thấy rất đáng thương.
b/ Khuất Bình, tức là Khuất Nguyên, thời Chiến quốc (khoảng 400 năm trước Công nguyên) được vua nước Sở tin dùng, sau bị dèm pha, vua Sở đày đi xa, ông nhảy xuống sông tự tử chết; ngày ông chết là ngày « tết » mồng 5 tháng 5, một ngày lễ kỷ niệm của người Tàu. Nếu bị vua nghi oan, thì thiếu gì chuyện đáng kể trong sử Việt Nam. Vả lại Khuất Nguyên còn được người ta biết đến là oan. Chứ chuyện Lê Văn Thịnh ở nước ta, thì tới ngày nay, cũng chẳng được mấy ai tìm hiểu xem là có oan không. Câu chuyện Lê Văn Thịnh như sau: Ông này vốn là người Nho học xuất thân đầu tiên ở nước ta, vì là đỗ đầu khoa thi Nho đầu tiên (1075), dạy vua Lý Nhân Tông học, làm Tể tướng trong 12 năm. Năm 1096 bị cách chức và bị đày đi nơi nước độc. Lý do là vì bị ghép vào tội mưu phản định giết vua. Đồn rằng ông ta có học được phép thả hơi mù và biến thân thành hổ. Một bữa, vua Lý Nhân Tông dạo chơi Hồ Tây (lúc đó còn gọi là hồ Dâm Đàm) xem đánh cá. Lúc thuyền ra đến giữa hồ thì sương mù chợt nổi lên đen tối. Chợt thấy một thuyền vùn vụt vượt mù lướt tới thuyền vua, trong thuyền ấy có một con hổ nhe răng như muốn cắn. Vua sợ. Trong thuyền vua, có người chài là Mục Thận sẵn lưới ở tay, ném vào thuyền kia, chụp vào con hổ, thì lại hóa ra Lê Văn Thịnh. Vua sai lấy dây sắt trói vào cũi giam. Nhưng nghĩ rằng ông ta từng có công to, vua không nỡ giết, chỉ đày lên nơi nước độc. Sử gia Hoàng Xuân Hãn, trong cuốn Lý Thường Kiệt, nxb Sông Nhị 1950, cho rằng có thể là do mê tín dị đoan, sương mù chợt nổi là sự thường xảy vào mùa thu; có thể là Văn Thịnh thấy sương mù, vội vã sai chèo thuyền ra đón vua về, còn vua thì tâm thần hoảng hốt, lòng lại nghi ngại, thuyền tròng trành, nhìn Văn Thịnh ngồi khom mình giống như dáng như con hổ, nên mới sinh chuyện chăng. Bác Hãn lại cho rằng tuy vua dị đoan, nhưng vì đạo Phật đã gieo mối từ tâm, nên Văn Thịnh không bị giết, cũng là may.
Lời bổ sung : Trong tạp chí Xưa và Nay số 80, tháng 10/2000, trong bài « Bậc khai khoa Lê Văn Thịnh và tượng rồng đá cắn vào thân mình », tác giả Đặng Minh Phương kể là năm 1993 người ta có đào được trước cổng nhà cũ của Lê Văn Thịnh ở quê ông, làng Đông Cứu, huyên Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh một tượng con rồng đá, niên đại không xác định, rồng cuộn mình lại, đầu cúi xuống, hai hàm răng cắn vào chính thân mình, một bên tai không có lỗ tai. Tác giả cho rằng rồng (5 móng) là biểu tượng của vua, một tai không lỗ biểu hiện sự chỉ nghe một tai, thiên lệch nghe sàm tấu, trù dập nhân tài là tự cắn vào mình, và kết luận rằng « tượng không ghi năm tạc, nhưng dù được làm ở thời nào, nó cũng phản ánh một cách đánh giá dân gian với sự việc [Lê Văn Thịnh bị tội] trên ».
[Nhân nói đến dị đoan, thời đó cũng có nhiều chuyện thấy khó hiểu. Tôi có lần hỏi ý bác Hãn về « chuyện Nguyễn Bông » và gốc sinh của vua Lý Nhân Tông này: (1063) vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con. Vua sai Nguyễn Bông đi cầu tự ở chùa Thánh Chúa. Sư chùa này là Đại Điên bảo Bông về nấp trong buồng tắm của Ỷ Lan phu nhân. Một hôm Ỷ Lan tắm, thì bắt được Bông còn ẩn trong buống tắm, vua sai đem chém. Khi đưa đi chém, qua chùa Thánh Chúa, Bông xin vào chùa để trách sư, thì sư cười trả lời: « Nếu không hủy thân này, thì sao đầu thai được ». Bông bèn hiểu mưu sâu (?) của sư, và chịu chết. Sau Ỷ Lan có mang, sinh ra Lý Nhân Tông. Về chuyện này, tôi muốn lựa lời sao cho thanh để hỏi bác Hãn. Tôi hỏi: « Vua Lý Thánh Tông có vẻ như không thể có con, chuyện Nguyễn Bông này dường như một thứ « thụ tinh nhân tạo » (insémination artificielle) trước thời đại, bác nghĩ sao? ». Nhưng bác Hãn ngay thật, không hiểu ý tôi, bác trả lời: « Thời đó đâu đã có khoa học như ngày nay ! », nên câu chuyện ngưng ở đó. Rồi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai vào nhà Sùng Hiền hầu, để phu nhân sinh ra vua Lý Thần Tông cũng tương tự như vậy].
c/ Giới Tử Thôi là bề tôi theo hầu công tử Trùng Nhĩ nhà Tấn (thời Xuân Thu, khoảng 700 năm trước Công nguyên) chạy loạn; lúc đói hết lương thực, ông tự cắt thịt đùi mình nấu cho Trùng Nhĩ ăn; sau khi dẹp loạn xong, Trùng Nhĩ lên ngôi vua (tức là Tấn Văn Công) phong thưởng cho công thần, nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Ông ta bèn bỏ vào ẩn trong rừng núi; khi vua nhớ ra, cho đòi, ông không chịu đến; vua sai đốt rừng để buộc ông phải ra, nhưng ông nhất định không ra, cứ ở trong đám cháy chịu chết. Ngày đó là ngày mồng 3 tháng 3, người Tàu coi đó là một ngày kỷ niệm, kiêng không đốt lửa làm bếp, chỉ ăn đồ lạnh, gọi là « tết hàn thực » (ngày lễ ăn đồ lạnh); ở ta cũng bắt chước, ăn bánh trôi bánh chay. « Bánh chay » ngày nay ở ngoài Bắc là « bánh hình tròn, dẹt, làm bằng bột nếp, nhân đậu xanh, [có rắc thêm vừng], luộc chín rồi thả vào nước đường sánh » (Từ điển tiếng Việt, nxb Giáo dục, Hà Nội 1994), còn theo kiểu trong Nam, hay là theo kiểu Việt kiều ở Pháp, ăn nóng, và được gọi là « bánh trôi nưóc ». Nhưng « bánh trôi » gọi theo ngoài Bắc (không có chữ nước), là « bánh làm bằng bột gạo nếp, viên tròn [nhỏ], có nhân đường [nâu], bỏ vào nước sôi, chín thì nổi lên », (cũng theo Từ điển tiếng Việt kể trên). Theo nhà dân tộc học Nguyễn Tùng chỉ cho tôi: Lê Quí Đôn, trong sách Vân Đài loại ngữ có cho biết tên Trung quốc của bánh là « thủy đoàn bính », còn tên Hán Nôm của bánh là « phù thủy bính », dịch sát nghĩa thì đúng là « bánh trôi nước ». Nhưng tôi không biết như vậy đó là bánh nào (« bánh chay-bánh trôi nuớc trong Nam », hay là « bánh trôi » ngoài Bắc)? Bài thơ « Bánh trôi nước » của Hồ Xuân Hương (theo Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Kim-Khuê ấn quán xuất bản 1928) cũng không cho tôi được câu trả lời:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Lớn nhỏ mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
« Lòng son » đây là cái nhân gì? Còn việc kỷ niệm ông Giới Tử Thôi thì nếu vì ông mà được ăn bánh, thì tôi cũng chấp nhận, không sao. Có vấn đề là trường hợp thứ tư dưới đây.
d/ Thánh Quan, là Quan Vũ, đời Tam quốc bên Tàu (Ngụy, Thục, Ngô, thế kỉ thứ 3). Tôi xin nói dài hơn một chút về nhân vật này (tôi đã có dịp luận một chút về ông ta, trong bài « Hà khắc và trả đầu » tôi đăng dưới bút hiệu H.B. trên báo Đoàn Kết số 399, 1988): Ông này vốn là em kết nghĩa của Lưu Bị (sau là vua Chiêu Liệt nhà Thục), theo anh lập nên cơ đồ nhà Thục, sau bị Tôn Quyền (vua nhà Ngô) giết. Người Tàu trọng ông ta là người trung nghĩa, thờ làm thánh; người nước ta cũng bắt chước. Nhưng xét kỹ ra, thì nhân cách của ông ta cũng chả có gì là hay lắm. Tôi xin nêu vài thí dụ: Một lần trong chiến trận, Quan Vũ lạc Lưu Bị, nên phải đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo đãi rất hậu. Đến khi Quan Vũ nghe tin Lưu Bị còn sống, bèn bỏ Tào Tháo để đi theo. Qua năm cửa ải, sáu tướng của Tào Tháo cản không cho đi vì chưa được lệnh thả, Quan Vũ đều chém họ chết. Như vậy là thủy chung cũng bất nhất, dù viện cớ này cớ nọ. Khi Lưu Bị lên ngôi vua, phong cho ông ta đứng đầu Ngũ hổ đại tướng, thì ông ta giận không chịu nhận ấn tín, vì lẽ rằng trong đám 5 hổ tướng đó, có tướng Hoàng Trung mà ông ta khinh là một anh lính già xuất thân. Sau sứ giả phải can ông ta mới chịu nhận ấn. Thế là kiêu ngạo. Một lần ra trận, ông ta bị trúng một phát tên độc ở cánh tay; danh y là Hoa Đà mổ, thì ông ta không chịu để buộc tay, giả bộ không đau cứ ngồi uống rượu đánh cờ, chìa cánh tay cho Hoa Đà cạo vết thương đến tận xương, được nhận lời khen của Hoa Đà là « Tướng quân là người nhà trời ». Thế là ưa « lên gân » để làm oai. Vua Thục sai ông ta giữ thành Kinh Châu; vua Ngô (là Tôn Quyền) muốn cầu thân, sai sứ giả sang hỏi con gái ông ta cho con trai mình, thì ông ta nổi giận cự tuyệt trả lời rằng « Con (của) hổ không thể gả cho con (của) chó ». Thế là hách xằng. Và cũng vì hách xằng mà làm lỡ việc nước, vì vua Ngô giận sai tướng đánh chiếm thành Kinh Châu; ông ta bị bắt không chịu hàng nên bị chém đầu. Người Tàu thương, cho là trung nghĩa thờ làm thánh. Chả biết người viết truyện Tam quốc có hóm hỉnh không, khen đấy mà cũng chê đấy , vì kể rằng: sau khi ông ta bị chém chết rồi, hồn lang thang, đêm thường hiện làm ma, đòi « trả đầu ». Một hôm, hồn tình cờ gặp nhà sư Phổ Tịnh, ân nhân cũ; nhà sư bèn hỏi: « Tướng quân đánh nhau với quân Ngô, bị họ chém đầu, nay lại hiện lên mà đòi người khác trả đầu. Lúc tướng quân còn sống, qua năm cửa ải, chém sáu tướng, vậy thì đầu của sáu tướng ấy, đòi ai trả ? ». Theo chuyện, hồn Quan Vũ liền tỉnh ngộ, tạ và biến đi. Nếu so ông thánh Quan này với những danh tướng cổ kim và những trung thần dũng cảm tử tiết vì nước của ta thì ông ta đâu có đặc sắc gì hơn, mà đem thờ ở ngôi cao?
(4) Về những nhân vật nói trong bài:
Hàn Tín, Tiêu Hà là người của thời Hán Sở tranh hùng ở Trung quốc. Thuở ấy (khoảng 2 thế kỉ trước Công nguyên), chính sự nhà Tần khắc nghiệt, sau khi Tần Thủy hoàng chết, Tần Nhị thế nối ngôi, Lưu Bang (sau là Hán vương, rồi là Hán Cao tổ) và Hạng Tịch (sau là Sở vương) dấy binh diệt được nhà Tần, rồi đôi bên tranh nhau. Hán vương dùng Trương Lương làm mưu thần, Tiêu Hà coi việc chính trị, đặc biệt là coi việc hậu cần trong thời chiến, Hàn Tín cầm quân; người đời gọi là tam kiệt; giúp Hán vương diệt được Sở vương, thống nhất nước Tàu, lập nên nhà Tiền Hán. Đặc biệt, Hàn Tín là tướng tài, chỉ huy binh lính rất đông, tương truyền là binh đông tới mức không đếm được, nên có bài toán « Hàn Tín điểm binh » để tính số lính, bằng một bài thơ 4 câu bảy chữ, thuở nhỏ tôi có biết, nay quên mất. (Bài toán này, ngày nay dưới dạng tổng quát và trừu tượng, được gọi là « bổ đề Tàu »- le lemme chinois). Có điều lạ là Hàn Tín có lẽ ít được nhà quân sự phương Tây biết đến (thí dụ trong The Times of London, 15/09/97, có một tài liệu xếp hạng 100 danh tướng cổ kim trên thế giới, trong đó có Tôn Tử, có Thành Cát Tư Hãn, có Võ Nguyên Giáp,..., nhưng không có Hàn Tín). Có lẽ người sử gia quân sự xếp hạng này cho rằng ông ta không thuộc loại những nhà quân sự phát minh ra một trong những cách dùng binh độc đáo nhất chăng?
(5) Tôi đã có dịp đề cập đến lập luận cơ sở về bằng cấp dựa trên cao thấp này (như vấn đề một bằng hay hai bằng tiến sĩ) trong bài « Suy nghĩ tản mạn chung quanh vấn đề đào tạo qua nghiên cứu » viết vào tháng 9/1998 (tạp chí Tia Sáng trích đăng một đoạn trong số tháng 11/1998, và gửi tặng các đại biểu trước khi Quốc hội khóa X họp thông qua Luật Giáo dục ngày 2/12/1998 ; còn toàn bài đăng trong Thời Đại số 3). Ngày nay, Luật Giáo dục qui định chỉ có một bằng tiến sĩ.
(6) Xin nêu một thí dụ liên quan: vấn đề chức danh giáo sư đại học. (Xem bài « Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học »).
(7) Trong khi đó, người ta lại rất trọng hình thức bề ngoài : nhiều tờ báo, khi đề cập đến việc học, thường trưng những tấm ảnh các cô cậu học sinh, sinh viên mặc áo thụng đội mũ, lĩnh bằng cấp . Lẽ ra nên tập trung vào nội dung việc học nhiều hơn.
**********
Tài liệu 3.2 :
Thoáng nghĩ về chữ Nho
(Bài của Bùi Trọng Liễu, một phần đã đăng trong mục Nhịp cầu báo Nông Nghiệp Việt Nam, số Tết Nhâm Ngọ 2002, và một phần trong báo Tia Sáng số xuân, tháng 2/2002)
Mỗi kỳ Tết đến, lại hiện lên hình ảnh của ông đồ khom lưng viết câu đối mừng Xuân, câu đối chữ Nho. Thuở nhỏ, tôi cũng lõm bõm học được vài chữ, (học chữ Nho chứ không phải là học Trung văn). Rồi trong nhiều năm ở Pháp, tôi thấy học giả Hoàng Xuân Hãn làm thơ tiễn tặng, thường viết bằng quốc ngữ và chữ Nôm, và bác ấy thường nói nên học chơi [chữ Nôm] cho biết và cũng để giữ hình ảnh của thứ chữ của tổ tiên mình đã dùng một thuở. Tôi không có thì giờ và khả năng để học, nhưng vì thích « thư hoạ » (nghĩa là viết-vẽ), nên trong vài buổi thư nhàn hiếm hoi vẽ tranh lụa, tôi cũng tra sách lẩy vài câu thơ Nôm để đề thêm vào cho thoả. Nhưng xin nói lại cho rõ : tôi viết chữ Nôm.
Còn đối với chữ Nho, thì tôi có điều thắc mắc. Không phải tại mấy câu thơ của Tú Xương (1870-1907):
Nào có ra gì cái chữ Nho,
Ông nghè ông cống cũng nằm co,
vì tôi không có cái ước mong mà Tú Xương mỉa mai hồi đầu thế kỉ 20 :
Chi bằng đi học làm thày phán,
Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò.
Tôi thắc mắc với cái chữ Nho, vì phần bào đồng ý với nhận xét của ông Dương Bá Trạc (1884-1944).
Nhắc lại là trong Tiếng gọi đàn (Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội 1925) ông viết :
[…]. Vả mô-phỏng của người mà lại cần phải có tự ý mình suy nghĩ ra : như người Pháp học văn-chương La-mã mà lập ra được hẳn một nền văn-học riêng; người Nhật học chữ Hán mà chế ra được thứ chữ bình-giả , phiến-giả, làm một lối chữ hòa-văn riêng của mình [...]. [Người mình] Bắt chước người Tàu học chữ Hán mà trong khoảng mấy ngàn năm chỉ học nhờ viết mướn, không hề nghĩ ra được một thứ chữ quốc-văn nào, trừ ra có một thứ chữ nôm cũng viết bằng chữ Hán mà ai muốn viết thế nào thì viết, chưa thành lối chữ nhất định [...]
Cũng lạ là từ thời tự chủ (kể từ Ngô Quyền), có thể lúc đầu chưa nghĩ ra thứ chữ Nôm, nhưng từ đời Trần trở về sau, sao cứ tiếp tục dùng một thứ chữ mà đọc ra người Tàu không hiểu mà người Việt Nam nói chung cũng không hiểu? Phải chăng đây là một sự chủ ý của nhóm người (vua, quan, nho sĩ) muốn giữ đặc quyền cho giới của mình, cho đến tận cuối thế kỉ 19, kéo dài khoảng một nghìn năm? Lẽ ra khi có chữ Nôm rồi, nên cải tiến nó, tự dạng tuy khó, nhưng rõ ràng là quốc âm, đọc lên người mình ai cũng hiểu. Còn cái chữ Nho, đọc lên giữa người mình với nhau cũng phải dịch. Thời Pháp thuộc, ngưòi ta chế giễu tiếng Tây bồi (thí dụ câu: « luỷ gố cờ bớp, luỷ gá cờ bớp, luỷ vén mông tang, luỷ măng giê bớp » của anh làm công tả con hổ với chủ Pháp), nhưng đọc lên người Pháp còn mang máng hiểu được, chứ chữ Nho đọc lên, người Trung quốc bất cứ địa phương nào cũng không hiểu được; ta giao dịch với họ phải « bút đàm ». Học hành, thi cử, sách vở, văn bản, pháp lệnh, vv. đều dùng thứ chữ Nho như vậy, làm sao mà nền học thuật nước nhà phát triển và tiến triển được cao? Nói thêm là tôi trân trọng đối với các tác phẩm chữ Hán của tổ tiên ta, cũng như tôi trân trọng đối với những tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài của người Việt Nam. Tôi chỉ thắc mắc về việc dùng chữ Nho làm thứ chữ chính thức của Nhà nước độc lập trong gần mười thế kỉ.
Sau một thời gian quá độ (giấy khai sinh của tôi còn mang cả chữ quốc ngữ và chữ Nôm, may mà không còn là chữ Nho), phải đến 1945 với nền Dân chủ Cộng hoà, thì chữ quốc ngữ mới chính thức là thứ chữ của nước nhà, và tinh thần độc lập có lẽ mới thật hoàn chỉnh. Nhưng « hiện tượng chữ Nho » dường như còn ngấp nghé. Không phải là tôi muốn nói tới cái thiện ý của một vài nhà giáo dục muốn lập lại việc dạy chữ Nho (chứ không phải là dạy Trung văn) trong trường Trung học với lý do là để việc học Việt văn được vững, mặc dù theo ý tôi việc đó vô ích vì khi học Việt văn, nếu cần chỉ nên giải thích nghĩa gốc mà không cần học tự dạng (thí dụ giải thích chữ « đại » có nghĩa là « to » mà cũng có thể có nghĩa là « thay thế » vv. là đủ, không cần phải biết cách viết của các chữ đó như thế nào); việc học chữ Nho nên để dành cho những người học chuyên môn cao trong ngành Hán học. Điều tôi muốn nói là: nên tránh những môn học mà nội dung vô ích, chỉ tồn tại dường như để bảo vệ quyền lợi của một thiểu số, phần nào giống như việc dùng chữ Nho thuở trước, mà tác dụng lại không bằng. Vì như vậy không thuận lợi cho nền học thuật nước nhà. Đó là điều tôi liên tưởng, khi thoáng nghĩ tới chữ Nho.
Nhân dịp Tết, thay vì « cung chúc tân niên », tôi xin « chúc mừng năm mới ».
***********
Tài liệu 3.3
[Trích mấy đoạn trong cuốn sách « Chuyện gia đình và ngoài đời » của Bùi Trọng Liễu.] :
Nhắc lại cách sấp xếp trong thi cử thuở xưa, (nói chung qua các triều đại, tuy có thay đổi ít nhiều) thì các tiến sĩ khi đỗ được xếp hạng như sau :
- Nhất giáp tiến sĩ : đệ nhất danh (tên thứ nhất) là Trạng nguyên, đệ nhị danh (tên thứ hai) là Bảng nhãn, đệ tam danh (tên thứ ba) là Thám hoa.
- Nhị giáp tiến sĩ : xưa, tên thứ nhất là Hoàng giáp. Nhưng hình như sau này có lúc gọi chung (hay gọi lạm) tất cả những người đỗ nhị giáp.
- Tam giáp tiến sĩ : chỉ gọi là Tiến sĩ. Trong dân gian gọi chung là ông nghè. (Có thuyết cho rằng điện nhà vua có mái dài che hẳn ra quá sân, cái mái ấy gọi là « nghè ». Các tiến sĩ vào thi Đình, phải đứng ở đấy, đợi được tiến lên vua, nên gọi là ông nghè).
Có khoa thi, không ai đỗ nhất giáp, cũng có khoa không ai đỗ nhị giáp. Số người lấy đỗ cũng tuỳ khoa. Nhưng bất luận người đỗ « đầu khoa », dù được xếp ở « giáp » nào, cũng được gọi chung là « ... nguyên ». Cho nên đỗ đầu kỳ thi Hương (thi cử nhân) thì gọi là Giải nguyên, đỗ đầu kỳ thi Hội thì gọi là Hội nguyên (trường hợp của Nguyễn Như Đổ), đỗ đầu kỳ thi Đình thì gọi là Đình nguyên (trường hợp của Nguyễn Trực, hay của Lương Thế Vinh) . Nhưng cũng có khoa không có người đỗ nhất giáp, cũng không có người đỗ nhị giáp, cho nên Đình nguyên có thể là tam giáp tiến sĩ (trường hợp của Phan Đình Phùng; hay của tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến: tam nguyên bởi vì đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình). Thời triều Nguyễn, còn có thêm cả xếp hạng phó Bảng, nghĩa là những người đỗ thi Hội, nhưng không đủ điểm để vào thi Đình để đỗ tiến sĩ. Thế rồi thói thường hay gọi lạm: bỏ chữ « phó » đi mà chỉ gọi là ông Bảng, nhập nhằng để người khác có thể hiểu lầm với Bảng nhãn. Năm 1484, đổi Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa làm Tiến sĩ cập đệ, chính bảng làm Tiến sĩ xuất thân, phụ bảng làm Đồng tiến sĩ xuất thân. Triều Nguyễn không đặt Trạng nguyên.
[...]
Những lời xấu về vài ông nghè thuở xưa thì cũng đủ loại:
Phạm Đình Hổ (1768-1839) kể trong cuốn Vũ Trung tuỳ bút của ông (có bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến) mấy câu chuyện về thi cử, với sự nghi ngờ là có người đỗ không xứng đáng. Tôi xin tóm tắt vài đoạn ông kể:
Thời đó, người ta đồn là ông Nguyễn Hoãn, khi đi thi tiến sĩ, bài văn sách là do bài của sáu văn sĩ làm giúp cho trước. Lời đồn kể rằng vì thuở ấy bố ông Nguyễn Hoãn, là Phong quận công Hiệu đang làm Tham tụng (nghiã là Tể tướng), quyền to, các quan khác đều sợ. Khi ấy có một ông quan bị khiển trách, phải bãi chức. Một hôm, ông này được triệu vào tướng phủ, nhưng ngồi đợi lâu ở nhà trong mà không được yết kiến. Ngồi mãi, không có gì làm, ông ta chợt thấy trên kỷ có một đầu đề văn sách, mở ra xem đọc đi đọc lại thuộc hết cả. Suốt ngày được kẻ hầu người hạ khoản đãi rất tử tế, đến chiều ra về mà vẫn không thấy quan Tham tụng hỏi đến, không hiểu ra sao. Đến khi phủ chúa (chúa Trịnh) triệu tập các quan văn thần vào soạn đề thi, thì ông quan ấy cũng được triệu vào, ông ta liền đề nghị cái đầu đề văn sách đọc được bữa trước trong tướng phủ. Khoa ấy, ông Nguyễn Hoãn đỗ Hội nguyên.
Phạm Đình Hổ vốn là người đi thi nhiều lần không đỗ, có lẽ ông ta sợ người ta cho là ganh tị, nên ông ta cũng phần nào dè dặt một chút trong lời phê bình, vì thế nên khi kể chuyện trên, ông ta thận trọng viết thêm rằng chuyện này cũng giống một chuyện tương tự xảy ra ở bên Tàu thưở trước, « ý chừng là có kẻ hiếu sự bày đặt ra mà thôi ». Nhưng có lẽ ông không nín được, nên lại kể:
Vào khoảng năm Giáp Thìn (1784-85) đời Cảnh Hưng, ông ra học ở kinh thành. Thuở ấy, cứ mỗi tháng thì có một buổi bình văn ở nhà Quốc học (nhà Giám) cho học trò . Ông theo các bậc cha anh vào xem. Các buổi bình văn này rất long trọng, có sự tham dự của nhiều quan to, xưa thi đỗ cao, hiện đang giữ những chức vụ quan trọng như Thái phó quận công Nguyễn Hoãn, hành Tham tụng Bùi Huy Bích (1744-1818, đậu hoàng giáp năm 1769), và nhiều vị tiến sĩ khác. Khi bình các quyển văn, hay hay dở, được hay bỏ, thì chỉ thấy Bùi Huy Bích quyết định, và các người khác bàn bạc cân nhắc, còn Nguyễn Hoãn thì nín lặng chẳng nói câu nào, chỉ thỉnh thoảng cười hi hi. Hỏi thầm người quen, thì ai cũng cười không nói, sau hỏi mãi mới có người bảo rằng: ông ta (chỉ Nguyễn Hoãn) khi tuổi trẻ, vì là con quan tể tướng, khi đỗ hương nguyên và đỗ hội nguyên, văn hai kỳ thi ấy đều không phải tự ông ta làm ra.
Phạm Đình Hổ lại kể chuyện ông nghè Võ Huy Dĩnh:
Bà chính phi chúa Trịnh có người em trai tên là Mậu Dĩnh, học hành tầm thường, nhưng bà ta muốn cho thi đỗ. Đến kỳ thi Hội, bà ta dặn kín người lại phòng đánh dấu quyển thi của Mậu Dĩnh, rồi lại dặn kín quan chấm thi là phải để ý tâng bốc cho quyển đó, còn nếu kém quá không xếp vào hạng đỗ được ngay thì đợi khi có chỉ của chúa mở rộng đường cầu hiền, thì đem quyển ấy dâng trình. Đến khi chấm thi xong, Mậu Dĩnh không trong đám người được lấy đỗ, bà phi mới xin với chúa rằng : Nếu việc thi cử mà cứ lấy mực thước làm hạn, sợ không được rộng; xin chúa cho đem những quyển văn chương uẩn súc đem tiến trình cả, để bà ta rút lấy một quyển cho rộng đường cầu lấy nhân tài. Chúa nể bà phi, nên bảo đem quyển lên trình cho bà phi rút; bà ta nhắm quyển đã đánh dấu mà rút. Đến khi yết bảng người đỗ, thì té ra là Võ Huy Dĩnh được đỗ. Bà phi lấy làm lạ, mới hỏi người lại phòng, thì người này thưa rằng : khi được bà ta dặn, người ấy tâm thần hoang mang, chỉ nhớ tên dặn là Dĩnh, không ngờ lại hoá ra lầm lẫn.
Chuyện đồn có đáng tin hay không?
Và tệ hơn cả là câu chuyện « Mẹo lừa » mà Phạm Đình Hổ cũng kể trong cuốn Vũ Trung tuỳ bút của ông : Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn, đời Cảnh Hưng (1772), kỳ thi đã xong, nhưng chưa yết bảng. Khi ấy có một mụ già vào chi một nhà giàu ở phố Hàng Chiếu. Nhân nói chuyện đến khoa thi hội năm nay, mụ nói có quen một ông được lấy đỗ, nay mai sẽ là một quan tiến sỹ tân khoa. Chủ nhân mới hỏi quan tân khoa chừng bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu. Mụ nói rõ cả, và cho biết quan tân khoa nghèo, chưa có vợ. Chủ nhân có ý ham, nói với mụ rằng y có một đứa con gái, xin mụ đứng ra làm mối, thì bao nhiêu tiền phí tổn lúc vinh qui, quan nghè tân khoa không phải lo gì cả, y sẽ cáng thay. Mụ làm ra bộ khó khăn, đi lại nhiều lần, cuối cùng mới mời quan tân khoa đến chơi nhà giàu ấy để xem mặt người con gái. Chủ nhân liền mời quan tân khoa nghỉ lại một đêm, và cho con gái ra yết kiến. Mụ mối xui giục chủ nhân cho cô ta tiếp quan tân khoa « cùng ngủ », hẹn rằng sau khi yết bảng đỗ rồi thì sẽ làm lễ cưới. Sáng hôm sau, quan tân khoa xin cáo từ, chủ nhân tặng cho rất hậu. Từ đó, chủ nhân chỉ trang sức cho con gái, đợi ngày nghênh hôn. Đến khi yết bảng xong rồi, thì mất tăm chẳng thấy mụ già đến nữa. Chủ nhân liền sai người đi dò các quan tân khoa tiến sĩ; không có người nào là anh chàng ngủ đêm hôm trước cả. Lúc ấy mới biết mình bị lừa ...
Tôi cũng nhớ thuở nhỏ có đọc được bài thơ này (không rõ xuất xứ) :
Em là con gái đồng trinh,
Em đi bán rượu qua dinh quan nghè,
Quan nghè cho lính ra ve,
Em lạy quan nghè em đã có con,
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho tròn mà lấy chồng quan!
Rồi ngày nay, tôi đôi khi không khỏi liên tưởng đến mấy câu thơ (vịnh tiến sĩ giấy, tức là hình ông nghè bằng giấy để bày chơi ngày tết Trung thu) của Nguyễn Khuyến :
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai !
[...]
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)