14/12/13

Thanh trừng nội bộ tại Triều Tiên


14-12-2013

Thanh trừng nội bộ tại Triều Tiên

Vũ Thành Công

1. Diệt “đương kim đại thần

Từ khi lên nắm quyền, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế.


Việc nhân vật quyền lực thứ hai Triều Tiên, Jang Song Thaek bị tử hình sau cáo buộc “âm mưu phản quốc” được Tòa án quân sự đặc biệt đưa ra đã làm rúng động chính trường Triều Tiên và dấy lên lo ngại cho các nước trong khu vực về sự bất ổn của nước này.
Các lời buộc tội về âm mưu của ông trong phiên tòa còn gây bất ngờ lớn cho các chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên.
"Điều này thật lạ thường. chúng tôi chưa từng chứng kiến một hình thức thông báo (các hành động phạm tội) như vậy trong quá khứ. Lời giải thích quá kỹ như muốn chứng minh tính hợp pháp của quyết định này", BBC dẫn lời một quan chức trong bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Thêm vào đó, đây được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên, nhưng lại không phải là vụ duy nhất dưới “triều đại” của Kim Jong Un.

Ngay từ lúc Kim Jong Un được giới thiệu là người kế nhiệm thứ ba của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa khép kín nhất thế giới, tổng cộng 31 quan chức Bắc Triều Tiên đã bị mất chức, theo Nhật Báo Triều Tiên xuất bản tại Nam Hàn dẫn lời Nghị sĩ Yun Sang-hyon - hiện đang là thành viên Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc.
Nghị sĩ Yun Sang-hyon dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, danh sách các quan chức bị thanh trừng bao gồm 4 thành viên của Quân ủy Trung ương bị cách chức hồi tháng 9.2010, 13 quan chức bị bãi nhiệm năm 2011 và 14 người bị kỷ luật trong năm 2012.
Trong số 14 người này có Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ri Kwang-gon và Bộ trưởng Thể thao Pak Myong-chol. Từ tháng 11.2011 đến tháng 11.2012, trong vòng một năm chính thức nắm quyền tối cao tại Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Il, Kim Jong Un đã sa thải 10 Bộ trưởng trong nội các.

Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, từ khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế. JoongAng Ilbo dẫn tin từ một số nguồn tin tình báo.

Theo Nghị sĩ Yun Sang Hyon “ông Kim Jong Un đã dùng các cáo buộc tham nhũng và thái độ xấu để loại bỏ các quan chức cao cấp mà nhà lãnh đạo này cho là gây cản trở việc nắm giữ quyền lực của mình. Đa số các vụ mất chức mà Triều Tiên công khai đều viện dẫn lý do gặp vấn đề sức khỏe".

Theo nhà phân tích địa chiến lược Lưu Tường Quang tại Sydney, các lý do chính thức được Triều Tiên đưa ra như "theo tư bản, hoang phí, có đời sống tình dục phóng đãng" cũng đã thường xảy ra nhiều lần mỗi khi muốn hạ bệ một nhân vật nào đó.

Những lời tố cáo này có thể đúng, nhưng có phải là lý do quan trọng nhất hay không? Khi mà giới lãnh đạo Triều Tiên là tầng lớp duy nhất tại đất nước này có khả năng hưởng thụ các mặt hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu từ phương Tây.
Tháng 3.2013 với sự ủng hộ của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết trừng phạt Triều Triều, trong đó có điều khoản cấm Bình Nhưỡng nhập khẩu du thuyền, rượu mạnh, nước hoa, nữ trang đắt tiền với lý do Hội đồng Bảo an không muốn trừng phạt nhân dân Triều Tiên, mà chỉ muốn trừng phạt giới lãnh đạo.
Vì vậy có thể thấy rằng các lý do như lãng phí, bị tư bản hóa, sống quá xa hoa,… dường như không phải là lý do chủ yếu.
Tuy nhiên, bị mất chức cũng còn được coi là may mắn nếu so sánh với trường hợp của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kim Chol bị xử bắn vì uống rượu trong thời gian Quốc tang Kim Jong Il.
Vào tháng 10.2012, trong một vụ việc gây chấn động thế giới, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã tử hình một loạt sỹ quan quân đội cấp cao vì tội uống rượu trong lúc cả nước để tang cố lãnh đạo Kim Jong-il – cha đẻ của Kim Jong Un.
Trong số những sĩ quan bị xử bắn là Thứ trưởng Kim Chol. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 10 người, kể cả Phó Tổng Tham mưu trưởng và chỉ huy một quân đoàn tiền tiêu, đã bị phát giác là uống rượu hoặc quan hệ bất chính trong thời kỳ này.
Không chỉ gia tăng về số lượng quan chức bị bãi nhiệm hay xử tử, ngay cả mức độ đe dọa cũng đã tăng lên khi “năm ngoái chỉ có 17 người bị hành quyết công khai, nhưng năm nay là đến 40 người”, theo cơ quan tình báo NIS của Hàn Quốc. Thậm chí các thành viên quốc hội Hàn Quốc còn cho rằng Kim Jong Un đang dùng đến các biện pháp “củng cố triều đại khủng bố” để đảm bảo quyền lực. 

2. Trừ “nguyên lão công thần”

Không chỉ bãi nhiệm các quan chức cấp cao trong nội các, ngay cả các “nguyên lão công thần”, vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống chính trị Triều Tiên và có uy tín vững chắc dưới thời Kim Jong Il cũng bị Kim Jong Un “xử trảm”.
Theo thông tin chính thức từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Jang Song Thaek - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, thư ký bộ phận hành chính của Đảng lao động Triều Tiên, 1 trong 7 “nguyên lão” đi cạnh xe tang của cố tổng thống Kim Jong Il đã bị xử tử vào thứ Năm 12.12 sau khi Tòa án quân sự đặc biệt kết tội ông "phạm tội ác không thể tha thứ” khi “âm mưu lật đổ nhà nước”.

Jang Song Thaek từng được coi là "Nhiếp chính vương" sau khi chủ tịch Kim Jong-il qua đời, là người có công lớn trong việc đưa nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào vị trí quyền lực tối cao. Chính vì thế, Jang Song Thaek được cho là đã trở nên ngạo mạn, xem thường nhà lãnh đạo trẻ trong khi tự mình tạo dựng vây cánh để tranh giành quyền lực trong kế hoạch được Chính phủ Triều Tiên gọi là "tập đoàn chống Đảng, phản cách mạng Jang Song Thaek".

Theo Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), tất cả các nhân vật thân cận với ông Jang Song Thaek cũng đang bị thanh trừng. Hai thứ trưởng Bộ Hành chính là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil, hai trợ thủ đắc lực của ông Jang, đã bị xử tử hồi tháng 11 với tội danh tham nhũng. Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Chang Yong Chul - cháu của ông Jang Song Thaek cùng vợ con đã bị mật vụ Triều Tiên áp giải bí mật về nước. Anh rể của ông Jang Song Thaek, đại sứ tại Cuba Chun Yong Jin cũng nhận được lệnh triệu hồi.

Việc ông Jang Song Thaek - một “nguyên lão công thần”, cánh tay phải của cố chủ tịch Kim Jong Il, cựu cố vấn của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bị tử hình được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên. Tuy nhiên, lại không phải vụ duy nhất khi trước đó, 4 “nguyên lão” khác cũng đã bị bãi nhiệm.

Đầu tiên là tướng U Tong-chuk, Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Triều Tiên đột ngột bị thay thế vào tháng 4.2012 và không còn xuất hiện trước công chúng. Ông U Tonk-chuk được thăng quân hàm trong hai năm liên tiếp 2009 – 2010 lên thượng tướng rồi đại tướng để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực từ cố Chủ tịch Kim Jong Il sang con trai Kim Jong Un. Theo Korea Herald, người thay thế ông là Kim Won-hong, được cho là một trong những người được lãnh đạo Kim Jong Un tin tưởng nhất.

Tiếp theo là Phó nguyên soái Kim Yong-chun, cũng là một người được Kim Jong Il sắp xếp để đảm bảo sự chuyển giao quyền lực. Ông được thăng quân hàm phó nguyên soái và bắt đầu đảm nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng vào 2009, trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng vào 2010. Nhưng đã đột ngột bị thuyên chuyển sang đảm nhận chức Trưởng ban Quốc phòng toàn dân thuộc Quân ủy Trung ương vào tháng 4.2012, người kế nhiệm là ông Kim Jong-gak.

Mặc dù ông Kim Jong-gak đảm nhận những vị trí quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ủy ban Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên và được thăng hàm từ đại tướng lên Phó nguyên soát và đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Kim Yong-chung. Tuy nhiên, Phó nguyên soái Kim Jong-gak cũng không thoát khỏi quá trình thanh trừng khốc liệt khi bất ngờ bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ sau 7 tháng cầm quyền vào tháng 11.2012. Đến tháng 3.2013, ông Kim Jong-gak tiếp tục bị tước bỏ các chức vụ trong Bộ Chính trị và Ủy ban Quốc phòng.

Người cuối cùng trong danh sách “những người già nua” cần loại bỏ của Kim Jong Un là Phó Nguyên soái Ri Yong-ho. Ông đã bị Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên bãi miễn tất cả các chức vụ trong đảng và quân đội vì lý do sức khỏe vào tháng 7.2012. Ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong quá trình tiếp nhận quyền lực của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, từng giữ các chức vụ Tổng tham mưu trưởng, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.

Theo một số chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên, Kim Jong-un đang cố gắng thay thế các quan chức cao tuổi từng phục vụ của thế hệ trước bằng các phụ tá trẻ hơn, trung thành hơn với chính quyền của ông. Vì vậy, dù 2 trong 7 chính trị gia quyền lực hiện vẫn còn tại vị là ông Kim Ki-nam và Choe Thae-bok, nhưng không gì có thể đảm bảo 2 ông này sẽ không mất chức đột ngột như 5 vị “nguyên lão” kể trên.

Ông Kim Ki-nam hiện là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tuyên truyền và đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên. Còn ông Choe Thae-bok cũng là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao.
Bên cạnh 7 công thần kể trên, tương lai của bà Kim Kyong–hui – vợ của Jang Song Thaek, được mệnh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của Triều Tiên trong suốt 40 năm qua cũng chưa rõ ràng.
Bà từng được phong hàm tướng 4 sao cùng đợt với ông Kim Jong-un năm 2010, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và thường xuất hiện trong các bức ảnh chụp đội ngũ tướng lĩnh và quan chức cấp cao. Tuy nhiên, với vị trí là con gái duy nhất còn sống của lãnh tụ Kim Nhật Thành, cô ruột của Kim Jong Un, có thể bà sẽ không rơi vào thảm cảnh như người chống xấu số.

Được biết trong giai đoạn lãnh đạo của lãnh tụ Kim Nhật Thành và chủ tịch Kim Jong-il đã xảy ra ít nhất 2 lần thanh trừng những người bị nghi phản bội và thách thức quyền lãnh đạo. Trong thời của ông Kim Nhật Thành, đợt thanh trừng xảy ra vào năm 1956, còn khi ông Kim Jong-il nắm quyền, đợt thanh trừng kéo dài từ năm 1997 đến năm 2000.

Nghị sĩ Yun Sang-hyon - hiện đang là thành viên Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc từng nhận định từ cuối 2012 rằng sẽ còn các vụ thanh trừng trong tương lai nhằm bảo đảm sự trung thành của giới chức cao cấp trong chính quyền Bình Nhưỡng đối với lãnh đạo trẻ. Điều đó đã trở thành sự thật, nhưng chưa biết bao giờ sẽ kết thúc.
Lãnh đạo Kim Jong Un đã vượt qua cả cha ông mình trong cuộc thanh trừng nội bộ triệt để nhằm củng cố và khẳng định quyền lực tối cao ở Triều Tiên.
Việt Nam có câu “con hơn cha là nhà có phúc”, nhưng trong trường hợp này, liệu sẽ là phúc, hay là mầm mống của họa lớn? 

3. Nhất tiễn hạ tam điêu

Dường như lãnh đạo Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un.
Việc Kim Jong Un hành quyết chú dượng Jang Song Thaek là quá nhanh và tàn bạo – là một cái tát mạnh vào mặt Trung Quốc, cựu đại sứ Anh viết về Triều Tiên.
Trước đây chưa từng xảy ra việc Triều Tiên hành hình quan chức quá công khai như việc hành quyết ông Jang Song Thaek. Trong quá khứ, những vụ thanh trừng thường được thực hiện bí mật.
Lần này, không chỉ các chi tiết chính trị trong bảng cáo trạng chống lại ông Jang được công bố, mà hơn thế nữa, cảnh quay ông Jang bị lôi ra khỏi phòng họp Đảng cũng được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên. Sau đó, vào ngày 13.12, Triều Tiên thông báo chính thức về việc xử tử ông Jang vì tội phản bội, “một kẻ cạn bã hèn hạ”.
Ông Daniel Pinkston, Phó Giám đốc khu vực Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định mặc dù vụ thanh trừng ông Jang không phải là một bất ngờ lớn nhưng việc hành quyết nhanh chóng đã gửi tín hiệu đe dọa tới giới quan chức Bình Nhưỡng. Đồng thời vụ việc này đã phần nào làm sáng tỏ những đồn đoán về sự tàn nhẫn của ông Kim Jong Un.
“Phải có tính cách này mới cai trị được chế độ như vậy. Đây chắc chắn là chỉ dấu về bản tính của ông ta, không ngần ngại trở nên tàn nhẫn và hành hình bất kỳ đối thủ hay đối thủ tiềm năng nào”, ông Pinkton nhận xét.
Theo các nhà phân tích chính trị, nhà lãnh đạo trẻ xem ông Jang - một nhân vật quyền lực bậc nhất từ thế hệ trước là đối thủ cạnh tranh quyền lực trong quá trình tranh giành độc quyền kiểm soát đất nước.
Vì vậy, việc công khai sự tàn nhẫn một cách quá cụ thể và rõ ràng của Kim Jong Un có thể là nhằm đạt được ba mục tiêu.
Thứ nhất, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối. Hiện nay, không ai ở Triều Tiên còn dám nghi ngờ quyền lực của Kim Jong Un, và cũng không ai dám nghi ngờ sự tàn nhẫn tuyệt đối của nhà lãnh đạo trẻ trong việc thanh trừng bất cứ ai nuôi ý định phản nghịch, hay nói một cách hoa mỹ là “đồng sàng dị mộng”.

Thứ hai, loại bỏ các tư tưởng đối nghịch. Thông qua sự kiện này, Kim Jong Un đã tuyên bố với cả đất nước và toàn thế giới rằng ông không chỉ thanh trừng kẻ phản bội, mà ngay khi mới có ảo tưởng, kẻ đó cũng sẽ bị loại bỏ. Jang Song Thaek là người có mong muốn cải cách để mở cửa một phần đất nước Triều Tiên khép kín thông qua các dự án thúc đẩy thương mại và khuyến khích đầu tư. Ông là người điều hành hầu hết các đặc khu kinh tế của Triều Tiên (một hình mẫu thử nghiệm từ quá trình mở cửa thị trường của Trung Quốc) và là người ủng hộ các cải cách kinh tế.

Bản cáo trạng đã nhanh chóng kết tội ông Jang trong việc “bán rẻ các tài nguyên quý giá của quốc gia” và chống lại "sự phát triển của các ngành công nghiệp sắt, phân bón và vinalon theo tư tưởng Juche do lãnh tụ Kim Nhật Thành sáng lập". Ông Jang đã mâu thuẫn với nhà lãnh đạo trẻ về chiến lược bảo đảm các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất thông qua trao đổi các nguồn tài nguyên phong phú. Quan điểm này đã đi ngược lại hệ tư tương Triều Tiên và mong muốn của Kim Jong Un. Vì vậy, việc ông Jang bị thanh trừng có thể là dấu hiệu loại bỏ ý tưởng cải cách cấu trúc kinh tế trái với mong muốn của người lãnh đạo trẻ.
Thứ ba, đây là hành động trả đũa Trung Quốc – đồng minh duy nhất và quan trọng nhất của Triều Tiên, nhưng lại luôn gây sức ép mỗi khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân hay tên lửa chiến lược. Sau vụ thử tên lửa hạt nhân thứ ba của Triều Tiên vào tháng 2.2013, Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối với nước này.
Trung Quốc đã ngừng viện trợ tiền mà chỉ giữ lại viện trợ lương thực và dầu mỏ. Chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã trở nên lạnh lùng theo hướng ngoại giao hóa. Không chỉ đồng ý việc để Liên Hiệp Quốc trừng phạt Triều Tiên, chính Trung Quốc cũng đã hạn chế các sản phẩm xuất khẩu và cắt đứt các chuyến thăm cấp cao. Đây là lý do chính khiến Kim Jong Un không thể thăm Trung Quốc, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có chuyến thăm thành công tới “đối thủ truyền kiếp” của Triều Tiên – Hàn Quốc.

Chính vì vậy, Triều Tiên đã loại bỏ nhân vật trung gian liên lạc với Trung Quốc, đồng thời là người khởi xướng các kế hoạch hợp tác kinh tế với Bắc Kinh – Jang Song Thaek, để thể hiện thái độ bất mãn với sự thay đổi chính sách của nước này. Hiện Trung Quốc đang phải lo đối phó với căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông, do đó, nước này sẽ khó có thể phản ứng mạnh mẽ với sự tàn bạo của Kim Jong Un, vì Triều Tiên cũng là một đồng minh hiếm hoi của Trung Quốc.
Dường như Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un. Liệu cuộc thanh trừng sẽ dừng lại hay tiếp tục cho đến khi không còn ai để loại bỏ? Hay sau khi ổn định quyền lực trong nước, Kim Jong Un sẽ bắt đầu những hành động cứng rắn khác để cảnh cáo các nước trong khu vực?
Các câu hỏi đều khó để trả lời, nhưng có một điều chắc chắn, đó là Kim Jong Un sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được những gì ông ta muốn.


Nhật, ASEAN cam kết hợp tác để bảo đảm tự do lưu thông

VOA

Thứ bảy, 14/12/2013




Nhật, ASEAN cam kết hợp tác để bảo đảm tự do lưu thông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, giữa, và các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN ở Tokyo, 14/12/2013
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, giữa, và các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN ở Tokyo, 14/12/201314.12.2013
Các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và 10 nước Ðông Nam Á đã kết thúc một hội nghị thượng đỉnh tại Tokyo với một cam kết hợp tác nhằm bảo đảm cho tự do lưu thông trên không và trên biển.

Một thông cáo chung phổ biến hôm thứ Bảy vào lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh với Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, đã không đề cập cụ thể đến tuyên bố mới đây của Trung Quốc lập vùng phòng không mới trên ở Biển Ðông Trung Hoa. Tuy nhiên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ mọi cách làm vi phạm đến những nguyên tắc quốc tế về tự do hàng không và an toàn lưu thông.

Trước đó trong ngày, Nhật Bản cam kết với các quốc gia Ðông Nam Á một ngân khoản hơn 19 tỉ đôla viện trợ và cho vay trong vòng 5 năm tới để thúc đẩy cho các mối quan hệ trong khu vực.

Chương trình hỗ trợ này tập trung vào việc giúp giảm khoảng cách biệt về phát triển trong khu vực và cải thiện công tác chuẩn bị cho an ninh.

Hạ Đình Nguyên - VÀ ANH ĐẰNG THÌ ĐANG NẰM Ở TRONG KIA


CHỦ NHẬT, NGÀY 15 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2013

VÀ ANH ĐẰNG THÌ ĐANG NẰM Ở TRONG KIA


Hạ Đình Nguyên

clip_image010Sáng thứ 6, tôi định đi thăm anh Lê Hiếu Đằng, nhưng rồi tâm trạng ngổn ngang không thích hợp, bèn không đi. Vì thế, sáng nay, thứ 7, tôi vào bệnh viện để thăm anh, thì ý định đi thăm anh hôm qua đã trở thành một sự hối tiếc, vì bây giờ không thể gặp được. Anh phải ở trong một phòng biệt lập, theo y lệnh của bác sĩ Trưởng khoa.
Buổi sáng hôm qua, anh còn khỏe và tỉnh táo.
Anh viết một đề nghị yêu cầu Quốc hội phải trả lời kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải. Song anh sực nhớ, anh đã giã từ chính thức Đảng Cộng sản mà anh đã theo từ khi còn đầu xanh tuổi trẻ, cũng như cái chức vụ trong Mặt trận Tổ Quốc mà anh đã ghé vai chung sức bao năm. Anh nhanh chóng loại cái quán tính ấy ra khỏi đầu, và trở lại tư thế của một công dân tự do. Anh vứt bỏ cái đề nghị. Chẳng đáng gì nữa để kính thưa!

Biết là mình tồn tại không bao lâu, anh phải làm gì trong bối cảnh hôm nay? Tuổi trẻ của anh đã đứng lên như thế nào, với ước vọng tốt đẹp nào? Anh thấy cần phải truyền lại cho thế hệ thanh niên một ngọn lửa nhiệt tình với đất nước và dân tộc, dù cái đóm lửa trong anh đang thoi thóp. Anh quyết định viết một lá thư gởi cho Thanh niên Sinh viên Học sinh. Tôi chưa biết lá thư ấy tâm sự điều gì.
Anh nằm nghiêng trên giường, chật vật, vất vả, viết được ba trang giấy, nhưng chưa hoàn thành. Anh viết lại lần thứ hai. Xong lúc 12 giờ.
Mấy ngày trước, cũng như buổi chiều hôm qua, rất nhiều anh em, bạn bè đến thăm anh. Bạn bè cũ từ thời còn ở Trung học Phan Chu Trinh - Đà Nẵng, bạn bè của một thời đấu tranh ở Sài Gòn, hay trong mật khu, và những bạn mới từ sau ngày “hòa bình - độc lập” ở Miền Bắc vào. (Tôi sẵn sàng kể tên từng người cho tiện việc “an ninh”, nếu cần). Đến buổi chiều, anh hãy còn tỉnh, chuyện trò với mọi người về xã hội - thời sự, cho đến 21 giờ tối. Qua 4 giờ sáng hôm nay, sức của anh kiệt dần, đến 9 giờ sáng thì các cơ quan nội tạng như đồng loạt nổi dậy. Chất nhờn gì đó trào lên miệng, thở khó, màu da xám sậm, mắt lờ đờ rồi nhắm lại, anh bắt đầu không nhận ra người thân. Bác sĩ ra lệnh đưa anh vào phòng riêng. Vì thế trưa nay chúng tôi chưa được gặp.
Chiều hôm qua, anh có bày tỏ lời trân trọng với các bác sĩ Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ Trưởng khoa, và các nhân viên y tế đã rất tích cực và có nhiều biểu lộ tình cảm kín đáo, mà anh cảm nhận được.
Chị Hồng, vợ anh, con gái và người rể luôn có mặt ở bệnh viện để chăm sóc anh. Vòng ngoài là bạn bè với tinh thần giúp đỡ triệt để, mọi thứ, tiền thuốc, tiền phòng, các chi phí khác, đặc biệt là tình cảm, sự quý mến, thân ái như những ngày gian khổ xa xưa.
Người con gái thương bố, cho rằng anh đã mất chút năng lượng ít ỏi cuối cùng, có thể do anh… viết thư. Trong số những người bạn, nay có những người đi tu (tại gia), lại nghĩ khác. Họ nghĩ, những giây phút cuối đời, những ai đã quên được những bám víu bản thân, cá nhân, ích kỷ, mà hướng về cái chung, vì tha nhân thì người ấy sẽ được ra đi trong thanh thản. Một số lần nước mắt anh chảy, không phải vì bi lụy, luyến tiếc hay thù hận, mà là hạnh phúc của sự chia sẻ, cảm thông gởi gắm.
Tối nay, 19 giờ lại được bác sĩ thông tin cho biết: Anh lại tỉnh lại, khá hơn. Cái leo lắt của ngọn đèn đã cạn dầu.
Dù lúc nào chưa biết, nhưng anh sẽ ra đi, sẽ từ biệt chúng ta – chỉ xin dám nói là những bè bạn thân quen. Anh không phải là người có chức vụ cao hay tầm cỡ hào nhoáng đáng kể nào, nhưng anh là người đã khẳng định được giá trị mình, anh có những bước đi tiền phong của một thế hệ. Người thanh niên ấy, cho đến tuổi 70 vẫn giữ nguyên một phẩm chất, xứng đáng vai trò Tổng Thư ký của tổ chức Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình từ khi còn rất trẻ, và dù nó đã được chôn vùi, dù đó là một sách lược từ đâu chăng nữa. Anh đã sống trọn với lòng mình về chính danh và bản chất đích thực của tổ chức ấy. Anh đã mang một án tử hình kép và sẽ không được vinh danh bởi ai, và đó cũng là điều anh mong muốn.
Tôi nhìn quanh một lượt thế hệ mình, những mái đầu bạc, khuôn mặt và thân thể không còn trẻ trung, tôi thấy chiến tranh, cách mạng và tuổi trẻ đã bay qua, đăm chiêu còn lại và sức trẻ đâu đó đang nảy mầm.
Và anh Đằng thì đang nằm ở trong kia.
H. Đ. N.
Một số hình ảnh anh Lê Hiếu Đằng đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược:
clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image012

The White House - Weekly Address: Marking the One-Year Anniversary of the Tragic Shooting in Newtown, Connecticut


The White House
Office of the Press Secretary

Weekly Address: Marking the One-Year Anniversary of the Tragic Shooting in Newtown, Connecticut

WASHINGTON, DC— In his weekly address, President Obama honored the memories of the 26 innocent children and educators who were taken from us a year ago in Newtown, Connecticut.
The audio of the address and video of the address will be available online at www.whitehouse.gov at 6:00 a.m. ET, December 14, 2013.
Remarks of President Barack Obama
Weekly Address
The White House
December 14, 2013
One year ago today, a quiet, peaceful town was shattered by unspeakable violence.
Six dedicated school workers and 20 beautiful children were taken from our lives forever.
As parents, as Americans, the news filled us with grief.  Newtown is a town like so many of our hometowns.  The victims were educators and kids that could have been any of our own.  And our hearts were broken for the families that lost a piece of their heart; for the communities changed forever; for the survivors, so young, whose innocence was torn away far too soon. 
But beneath the sadness, we also felt a sense of resolve – that these tragedies must end, and that to end them, we must change.
From the very beginning, our efforts were led by the parents of Newtown – men and women, impossibly brave, who stepped forward in the hopes that they might spare others their heartbreak.  And they were joined by millions of Americans – mothers and fathers; sisters and brothers – who refused to accept these acts of violence as somehow inevitable.
Over the past year, their voices have sustained us.  And their example has inspired us – to be better parents and better neighbors; to give our children everything they need to face the world without fear; to meet our responsibilities not just to our own families, but to our communities.  More than the tragedy itself, that’s how Newtown will be remembered. 
And on this anniversary of a day we will never forget, that’s the example we should continue to follow.  Because we haven’t yet done enough to make our communities and our country safer.  We have to do more to keep dangerous people from getting their hands on a gun so easily.  We have to do more to heal troubled minds.  We have to do everything we can to protect our children from harm and make them feel loved, and valued, and cared for.
And as we do, we can’t lose sight of the fact that real change won’t come from Washington.  It will come the way it’s always come – from you.  From the American people. 
As a nation, we can’t stop every act of violence.  We can’t heal every troubled mind.  But if we want to live in a country where we can go to work, send our kids to school, and walk our streets free from fear, we have to keep trying.  We have to keep caring.  We have to treat every child like they’re our child.  Like those in Sandy Hook, we must choose love.  And together, we must make a change.  Thank you.

The White House

13/12/13

Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận động cho nhân quyền VN

VOA

Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận động cho nhân quyền VN



Lặn lội từ Việt Nam sang tận Hoa Kỳ để kêu oan cho con mình đang bị cầm tù vì các hoạt động đấu tranh dân chủ ôn hòa mà Hà Nội gọi là ‘chống phá-phản động’. Đó là câu chuyện của ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, bà Nguyễn Thị Trâm, thân mẫu luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, và bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của hai nhà hoạt động trẻ chống Trung Quốc Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy.

Quốc Quân, Nguyên Kha, và Duy Thức đang bị các bản án từ hai năm rưỡi đến 16 năm tù lần lượt về các tội danh ‘trốn thuế’, ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, những bản án khơi dậy những chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế về thành tích nhân quyền tai tiếng của Việt Nam.

Trong chuyến đi quốc tế vận cho con mình, bố của doanh nhân Duy Thức và mẹ của nhà hoạt động Nguyên Kha đã dành cho VOA Việt ngữ buổi trò chuyện về cuộc hành trình vạn dặm, hiếm hoi này.


Source : VOA

Đảng Cộng sản Việt Nam tạo nên cuộc sống vì tiền


14/12/2013

Đảng Cộng sản Việt Nam tạo nên cuộc sống vì tiền


PV Quốc Doanh

Đất nước đang chứng kiến những phiên toà được truyền thông gọi là “đại án tham nhũng”. Quá nhiều. Mới phiên toà tuyên hai án tử hình ở Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Nay lại tiếp phiên toà xử vụ tham nhũng ở Vinalines. Theo mấy ông ở Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thì có đến 10 “đại án tham nhũng” cần phải xử gấp. Sau đó, còn bao nhiều nữa thì chưa biết.
Người dân mong các phiên toà nghiêm minh, nói trắng ra là mong tuyên án tử hình nhiều hơn nữa.
Ôi, thật là đau xót! Đất nước Việt Nam có thời kỳ nào người dân lại phải mong xử tử hình nhiều người như thế này?
Nhưng đau xót một cách hài kịch hơn là các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đang muốn tử hình nhiều kẻ tham nhũng hơn nữa. Trong lúc, hầu hết những kẻ tham nhũng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các vị lãnh đạo Đảng có vẻ đang hy vọng khi tử hình được nhiều đảng viên của Đảng thì sẽ vớt vát được lòng tin của dân chúng vào Đảng, dường như không còn. Một câu hỏi đặt ra: Để đạt mục đích ấy, phải tử hình bao nhiêu đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Muốn trả lời câu hỏi trên thì lại phải trả lời câu hỏi này: Bao nhiêu đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam không tham nhũng?
Có người cho rằng, chỉ có những đảng viên thời chống Pháp và chống Mỹ mới may ra không tham nhũng. PV Quốc Doanh tôi nghi ngờ ý kiến ấy. Bởi vì, khi giải phóng miền Bắc năm 1954, bao nhiêu biệt thự ở Hà Nội và nhiều đô thị khác nữa ở miền Bắc đã trở thành tài sản của ai, nếu không phải là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Lịch sử lặp lại một lần nữa với mức độ vô cùng lớn hơn từ năm 1975 ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Nói từ năm 1975 là vì thời kỳ này kéo dài nhiều năm, tính cả khi rất đông dân chúng vượt biên phải để lại nhà cửa, ruộng vườn cho các đảng viên của Đảng “kê biên” chia nhau. Có lời nào để phân biệt những hành vi thời ấy với hành vi tham nhũng bây giờ, thì chỉ có thể nói thời kỳ đó là cướp đoạt, nhưng được che đậy dưới nhiều ngôn từ màu mè khiến cho những người cướp đoạt không thấy cắn rứt lương tâm. Có chăng cắn rứt lương tâm về sau, khi cuối đời phải chứng kiến luật nhân quả.
PV Quốc Doanh tôi lẩn thẩn suy nghĩ, nếu những thời kỳ ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam không cổ vũ, không khuyến khích, mà biết ngăn lại tư duy cướp đoạt chia phần ấy thì biết đâu không có cuộc sống tham nhũng tràn lan bây giờ, khiến không biết phải tử hình bao nhiêu đảng viên của Đảng cho vừa lòng dân? Nên bây giờ, truyền thông thường phỏng vấn các vị quan chức lớn bé đã nghỉ hưu về phòng và chống tham nhũng, PV Quốc Doanh cứ khát khao mong muốn, truyền thông cho biết thêm, các vị ấy có tham gia những đợt cướp đoạt chia phần ngày trước hay không? Nếu không, lời nói muôn phần được tôn trọng. Nếu có và đã trả lại, thì cũng được tôn trọng. Còn không, chao ôi, kẻ cướp khuyên kẻ cắp sống lương thiện!
Nên công cuộc phòng chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt Nam hô hào hiện nay là vô vọng. Bởi từ lâu rồi chứ không phải chỉ bây giờ, vô số đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã sống bằng tham nhũng (hay cướp đoạt), giàu lên bằng cách ấy, nuôi con dạy cháu trong những ngôi nhà bằng cách ấy.
Cả bây giờ, có đảng viên quan chức nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đang sống trong những toà biệt thự trên khắp nước ta, đặc biệt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dám khẳng định tự tay mua đất và xây dựng nên? Căn nhà của mình, nơi xây dựng tổ ấm gia đình, nơi đòi hỏi sự trung thực bậc nhất mà cũng không trung thực thì còn hy vọng vào nơi nào khác với những trách nhiệm lớn lao nào hơn nữa.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vì vậy, về mặt xây dựng là đã xây dựng nên một cuộc sống vì tiền. Đến hôm nay, cái tư duy vì tiền đã chiếm lĩnh toàn bộ đời sống xã hội, từ điều hành bộ máy Đảng và Nhà nước cho đến làm cái nhà vệ sinh ở trường học phổ thông, từ lãnh đạo cao nhất của Đảng cho đến những đảng viên công chức bé nhất. Đồng tiền tác oai tác quái đã làm mục ruỗng con người hơn những gì người bình thường có thể tượng tưởng.
Xin nêu ví dụ điển hình. Ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng. Không thể tả được tâm trạng buồn chán ghê gớm đến mức nào của đảng viên vô danh tiểu tốt như PV Quốc Doanh tôi, mỗi lần thấy ông này trên truyền hình. Ông ta làm hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư, mà hình ảnh nổi bật của ông là ra sức rao giảng học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Không có hình ảnh nào kỳ cục mà điển hình hơn về một đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Ông do các đại biểu ở Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu nên, chứ không phải ông muốn mà được. Cũng có thể bầu lầm như lịch sử hay đi loanh quanh. Nhưng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam (cụ thể là lãnh đạo Đảng hiện nay) chưa dám chất vấn ông ta về những ngôi biệt thự, hoặc cả bà vợ mới lấy đầy tai tiếng của ông ta, thì hô hào chống tham nhũng ai tin.
Và dù dám chất vấn ông Nông Đức Mạnh thì cũng chưa chắc đã chống được tham nhũng, vì lấy công cụ gì để chống? Xin hãy nhìn biệt thự của các quan chức ngành công an, từ những vị trong ban giám đốc công an các tỉnh và thành phố trở lên, mỗi cái ít cũng hàng chục tỷ đồng.
Chỉ anh đội trưởng đứng đường của cảnh sát giao thông thôi, lịch trình một ngày như sau. Sáng ở hàng quán rồi đi họp. Trưa ra quán rồi chiều đi đánh tennis. Tối lên chiếc xe công đời mới biển số xanh cùng các đội viên ra đứng đường. Đội trưởng ngồi trong xe đếm tiền, còn các đội viên chặn xe lấy tiền. Một đêm trung bình anh đội trưởng được chia 100 triệu đồng. Hôm anh đội trưởng tân gia nhà mới, chỉ hai tầng thôi nhưng các doanh nghiệp mang đến tặng hơn 20 máy điều hoà nhiệt độ, lắp không hết phải đem bán. Anh ta thành thật với PV Quốc Doanh: “Thời nay chỉ có tiền thôi!”.
Một thành viên nhỏ trong công cụ chống tham nhũng của Đảng đấy. Cuộc sống hôm nay, được Đảng “dày công xây đắp” là như thế.
Lúc rảnh rỗi, bật truyền hình thấy các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nói chống tham nhũng, nếu tôi không kịp tắt truyền hình thì đều phải bật cười.

Ngày 13/12/2013
PV Q. D.


Source : BVN