14-12-2013
Thanh trừng nội bộ tại Triều Tiên
Vũ Thành Công
1. Diệt “đương kim đại thần”
Từ khi lên nắm quyền, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế.
Từ khi lên nắm quyền, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế.
Việc nhân vật quyền lực thứ hai Triều Tiên, Jang Song Thaek bị tử hình sau cáo buộc “âm mưu phản quốc” được Tòa án quân sự đặc biệt đưa ra đã làm rúng động chính trường Triều Tiên và dấy lên lo ngại cho các nước trong khu vực về sự bất ổn của nước này.
Các lời buộc tội về âm mưu của ông trong phiên tòa còn gây bất ngờ lớn cho các chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên.
"Điều này thật lạ thường. chúng tôi chưa từng chứng kiến một hình thức thông báo (các hành động phạm tội) như vậy trong quá khứ. Lời giải thích quá kỹ như muốn chứng minh tính hợp pháp của quyết định này", BBC dẫn lời một quan chức trong bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Thêm vào đó, đây được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên, nhưng lại không phải là vụ duy nhất dưới “triều đại” của Kim Jong Un.
Nghị sĩ Yun Sang-hyon dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, danh sách các quan chức bị thanh trừng bao gồm 4 thành viên của Quân ủy Trung ương bị cách chức hồi tháng 9.2010, 13 quan chức bị bãi nhiệm năm 2011 và 14 người bị kỷ luật trong năm 2012.
Trong số 14 người này có Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ri Kwang-gon và Bộ trưởng Thể thao Pak Myong-chol. Từ tháng 11.2011 đến tháng 11.2012, trong vòng một năm chính thức nắm quyền tối cao tại Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Il, Kim Jong Un đã sa thải 10 Bộ trưởng trong nội các.
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, từ khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un đã thanh loại hàng loạt cán bộ cấp cao và các "nguyên lão công thần", cụ thể là đã thay thế, phế truất và điều chỉnh chức vụ của 97 quan chức cấp cao (các vị tướng từ 3 sao trở lên), chiếm 44% tổng số lãnh đạo nước này, đồng thời đề bạt rất nhiều quan chức trẻ lên thay thế. JoongAng Ilbo dẫn tin từ một số nguồn tin tình báo.
Theo Nghị sĩ Yun Sang Hyon “ông Kim Jong Un đã dùng các cáo buộc tham nhũng và thái độ xấu để loại bỏ các quan chức cao cấp mà nhà lãnh đạo này cho là gây cản trở việc nắm giữ quyền lực của mình. Đa số các vụ mất chức mà Triều Tiên công khai đều viện dẫn lý do gặp vấn đề sức khỏe".
Theo nhà phân tích địa chiến lược Lưu Tường Quang tại Sydney, các lý do chính thức được Triều Tiên đưa ra như "theo tư bản, hoang phí, có đời sống tình dục phóng đãng" cũng đã thường xảy ra nhiều lần mỗi khi muốn hạ bệ một nhân vật nào đó.
Những lời tố cáo này có thể đúng, nhưng có phải là lý do quan trọng nhất hay không? Khi mà giới lãnh đạo Triều Tiên là tầng lớp duy nhất tại đất nước này có khả năng hưởng thụ các mặt hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu từ phương Tây.
Tháng 3.2013 với sự ủng hộ của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết trừng phạt Triều Triều, trong đó có điều khoản cấm Bình Nhưỡng nhập khẩu du thuyền, rượu mạnh, nước hoa, nữ trang đắt tiền với lý do Hội đồng Bảo an không muốn trừng phạt nhân dân Triều Tiên, mà chỉ muốn trừng phạt giới lãnh đạo.
Vì vậy có thể thấy rằng các lý do như lãng phí, bị tư bản hóa, sống quá xa hoa,… dường như không phải là lý do chủ yếu.
Tuy nhiên, bị mất chức cũng còn được coi là may mắn nếu so sánh với trường hợp của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kim Chol bị xử bắn vì uống rượu trong thời gian Quốc tang Kim Jong Il.
Vào tháng 10.2012, trong một vụ việc gây chấn động thế giới, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã tử hình một loạt sỹ quan quân đội cấp cao vì tội uống rượu trong lúc cả nước để tang cố lãnh đạo Kim Jong-il – cha đẻ của Kim Jong Un.
Trong số những sĩ quan bị xử bắn là Thứ trưởng Kim Chol. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 10 người, kể cả Phó Tổng Tham mưu trưởng và chỉ huy một quân đoàn tiền tiêu, đã bị phát giác là uống rượu hoặc quan hệ bất chính trong thời kỳ này.
Không chỉ gia tăng về số lượng quan chức bị bãi nhiệm hay xử tử, ngay cả mức độ đe dọa cũng đã tăng lên khi “năm ngoái chỉ có 17 người bị hành quyết công khai, nhưng năm nay là đến 40 người”, theo cơ quan tình báo NIS của Hàn Quốc. Thậm chí các thành viên quốc hội Hàn Quốc còn cho rằng Kim Jong Un đang dùng đến các biện pháp “củng cố triều đại khủng bố” để đảm bảo quyền lực.
2. Trừ “nguyên lão công thần”
Không chỉ bãi nhiệm các quan chức cấp cao trong nội các, ngay cả các “nguyên lão công thần”, vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống chính trị Triều Tiên và có uy tín vững chắc dưới thời Kim Jong Il cũng bị Kim Jong Un “xử trảm”.
Theo thông tin chính thức từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Jang Song Thaek - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, thư ký bộ phận hành chính của Đảng lao động Triều Tiên, 1 trong 7 “nguyên lão” đi cạnh xe tang của cố tổng thống Kim Jong Il đã bị xử tử vào thứ Năm 12.12 sau khi Tòa án quân sự đặc biệt kết tội ông "phạm tội ác không thể tha thứ” khi “âm mưu lật đổ nhà nước”.
Jang Song Thaek từng được coi là "Nhiếp chính vương" sau khi chủ tịch Kim Jong-il qua đời, là người có công lớn trong việc đưa nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào vị trí quyền lực tối cao. Chính vì thế, Jang Song Thaek được cho là đã trở nên ngạo mạn, xem thường nhà lãnh đạo trẻ trong khi tự mình tạo dựng vây cánh để tranh giành quyền lực trong kế hoạch được Chính phủ Triều Tiên gọi là "tập đoàn chống Đảng, phản cách mạng Jang Song Thaek".
Theo Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), tất cả các nhân vật thân cận với ông Jang Song Thaek cũng đang bị thanh trừng. Hai thứ trưởng Bộ Hành chính là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil, hai trợ thủ đắc lực của ông Jang, đã bị xử tử hồi tháng 11 với tội danh tham nhũng. Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Chang Yong Chul - cháu của ông Jang Song Thaek cùng vợ con đã bị mật vụ Triều Tiên áp giải bí mật về nước. Anh rể của ông Jang Song Thaek, đại sứ tại Cuba Chun Yong Jin cũng nhận được lệnh triệu hồi.
Việc ông Jang Song Thaek - một “nguyên lão công thần”, cánh tay phải của cố chủ tịch Kim Jong Il, cựu cố vấn của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bị tử hình được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên. Tuy nhiên, lại không phải vụ duy nhất khi trước đó, 4 “nguyên lão” khác cũng đã bị bãi nhiệm.
Đầu tiên là tướng U Tong-chuk, Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Triều Tiên đột ngột bị thay thế vào tháng 4.2012 và không còn xuất hiện trước công chúng. Ông U Tonk-chuk được thăng quân hàm trong hai năm liên tiếp 2009 – 2010 lên thượng tướng rồi đại tướng để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực từ cố Chủ tịch Kim Jong Il sang con trai Kim Jong Un. Theo Korea Herald, người thay thế ông là Kim Won-hong, được cho là một trong những người được lãnh đạo Kim Jong Un tin tưởng nhất.
Tiếp theo là Phó nguyên soái Kim Yong-chun, cũng là một người được Kim Jong Il sắp xếp để đảm bảo sự chuyển giao quyền lực. Ông được thăng quân hàm phó nguyên soái và bắt đầu đảm nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng vào 2009, trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng vào 2010. Nhưng đã đột ngột bị thuyên chuyển sang đảm nhận chức Trưởng ban Quốc phòng toàn dân thuộc Quân ủy Trung ương vào tháng 4.2012, người kế nhiệm là ông Kim Jong-gak.
Mặc dù ông Kim Jong-gak đảm nhận những vị trí quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ủy ban Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên và được thăng hàm từ đại tướng lên Phó nguyên soát và đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Kim Yong-chung. Tuy nhiên, Phó nguyên soái Kim Jong-gak cũng không thoát khỏi quá trình thanh trừng khốc liệt khi bất ngờ bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ sau 7 tháng cầm quyền vào tháng 11.2012. Đến tháng 3.2013, ông Kim Jong-gak tiếp tục bị tước bỏ các chức vụ trong Bộ Chính trị và Ủy ban Quốc phòng.
Người cuối cùng trong danh sách “những người già nua” cần loại bỏ của Kim Jong Un là Phó Nguyên soái Ri Yong-ho. Ông đã bị Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên bãi miễn tất cả các chức vụ trong đảng và quân đội vì lý do sức khỏe vào tháng 7.2012. Ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong quá trình tiếp nhận quyền lực của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, từng giữ các chức vụ Tổng tham mưu trưởng, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên, Kim Jong-un đang cố gắng thay thế các quan chức cao tuổi từng phục vụ của thế hệ trước bằng các phụ tá trẻ hơn, trung thành hơn với chính quyền của ông. Vì vậy, dù 2 trong 7 chính trị gia quyền lực hiện vẫn còn tại vị là ông Kim Ki-nam và Choe Thae-bok, nhưng không gì có thể đảm bảo 2 ông này sẽ không mất chức đột ngột như 5 vị “nguyên lão” kể trên.
Ông Kim Ki-nam hiện là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tuyên truyền và đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên. Còn ông Choe Thae-bok cũng là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao.
Bên cạnh 7 công thần kể trên, tương lai của bà Kim Kyong–hui – vợ của Jang Song Thaek, được mệnh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của Triều Tiên trong suốt 40 năm qua cũng chưa rõ ràng.
Bà từng được phong hàm tướng 4 sao cùng đợt với ông Kim Jong-un năm 2010, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và thường xuất hiện trong các bức ảnh chụp đội ngũ tướng lĩnh và quan chức cấp cao. Tuy nhiên, với vị trí là con gái duy nhất còn sống của lãnh tụ Kim Nhật Thành, cô ruột của Kim Jong Un, có thể bà sẽ không rơi vào thảm cảnh như người chống xấu số.
Được biết trong giai đoạn lãnh đạo của lãnh tụ Kim Nhật Thành và chủ tịch Kim Jong-il đã xảy ra ít nhất 2 lần thanh trừng những người bị nghi phản bội và thách thức quyền lãnh đạo. Trong thời của ông Kim Nhật Thành, đợt thanh trừng xảy ra vào năm 1956, còn khi ông Kim Jong-il nắm quyền, đợt thanh trừng kéo dài từ năm 1997 đến năm 2000.
Nghị sĩ Yun Sang-hyon - hiện đang là thành viên Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc từng nhận định từ cuối 2012 rằng sẽ còn các vụ thanh trừng trong tương lai nhằm bảo đảm sự trung thành của giới chức cao cấp trong chính quyền Bình Nhưỡng đối với lãnh đạo trẻ. Điều đó đã trở thành sự thật, nhưng chưa biết bao giờ sẽ kết thúc.
Lãnh đạo Kim Jong Un đã vượt qua cả cha ông mình trong cuộc thanh trừng nội bộ triệt để nhằm củng cố và khẳng định quyền lực tối cao ở Triều Tiên.
Việt Nam có câu “con hơn cha là nhà có phúc”, nhưng trong trường hợp này, liệu sẽ là phúc, hay là mầm mống của họa lớn?
Không chỉ bãi nhiệm các quan chức cấp cao trong nội các, ngay cả các “nguyên lão công thần”, vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống chính trị Triều Tiên và có uy tín vững chắc dưới thời Kim Jong Il cũng bị Kim Jong Un “xử trảm”.
Theo thông tin chính thức từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Jang Song Thaek - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, thư ký bộ phận hành chính của Đảng lao động Triều Tiên, 1 trong 7 “nguyên lão” đi cạnh xe tang của cố tổng thống Kim Jong Il đã bị xử tử vào thứ Năm 12.12 sau khi Tòa án quân sự đặc biệt kết tội ông "phạm tội ác không thể tha thứ” khi “âm mưu lật đổ nhà nước”.
Jang Song Thaek từng được coi là "Nhiếp chính vương" sau khi chủ tịch Kim Jong-il qua đời, là người có công lớn trong việc đưa nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào vị trí quyền lực tối cao. Chính vì thế, Jang Song Thaek được cho là đã trở nên ngạo mạn, xem thường nhà lãnh đạo trẻ trong khi tự mình tạo dựng vây cánh để tranh giành quyền lực trong kế hoạch được Chính phủ Triều Tiên gọi là "tập đoàn chống Đảng, phản cách mạng Jang Song Thaek".
Theo Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), tất cả các nhân vật thân cận với ông Jang Song Thaek cũng đang bị thanh trừng. Hai thứ trưởng Bộ Hành chính là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil, hai trợ thủ đắc lực của ông Jang, đã bị xử tử hồi tháng 11 với tội danh tham nhũng. Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Chang Yong Chul - cháu của ông Jang Song Thaek cùng vợ con đã bị mật vụ Triều Tiên áp giải bí mật về nước. Anh rể của ông Jang Song Thaek, đại sứ tại Cuba Chun Yong Jin cũng nhận được lệnh triệu hồi.
Việc ông Jang Song Thaek - một “nguyên lão công thần”, cánh tay phải của cố chủ tịch Kim Jong Il, cựu cố vấn của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bị tử hình được coi là vụ thanh trừng cấp cao nhất trong lịch sử Triều Tiên. Tuy nhiên, lại không phải vụ duy nhất khi trước đó, 4 “nguyên lão” khác cũng đã bị bãi nhiệm.
Đầu tiên là tướng U Tong-chuk, Thứ trưởng Bộ An ninh quốc gia Triều Tiên đột ngột bị thay thế vào tháng 4.2012 và không còn xuất hiện trước công chúng. Ông U Tonk-chuk được thăng quân hàm trong hai năm liên tiếp 2009 – 2010 lên thượng tướng rồi đại tướng để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực từ cố Chủ tịch Kim Jong Il sang con trai Kim Jong Un. Theo Korea Herald, người thay thế ông là Kim Won-hong, được cho là một trong những người được lãnh đạo Kim Jong Un tin tưởng nhất.
Tiếp theo là Phó nguyên soái Kim Yong-chun, cũng là một người được Kim Jong Il sắp xếp để đảm bảo sự chuyển giao quyền lực. Ông được thăng quân hàm phó nguyên soái và bắt đầu đảm nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng vào 2009, trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng vào 2010. Nhưng đã đột ngột bị thuyên chuyển sang đảm nhận chức Trưởng ban Quốc phòng toàn dân thuộc Quân ủy Trung ương vào tháng 4.2012, người kế nhiệm là ông Kim Jong-gak.
Mặc dù ông Kim Jong-gak đảm nhận những vị trí quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ủy ban Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên và được thăng hàm từ đại tướng lên Phó nguyên soát và đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Kim Yong-chung. Tuy nhiên, Phó nguyên soái Kim Jong-gak cũng không thoát khỏi quá trình thanh trừng khốc liệt khi bất ngờ bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ sau 7 tháng cầm quyền vào tháng 11.2012. Đến tháng 3.2013, ông Kim Jong-gak tiếp tục bị tước bỏ các chức vụ trong Bộ Chính trị và Ủy ban Quốc phòng.
Người cuối cùng trong danh sách “những người già nua” cần loại bỏ của Kim Jong Un là Phó Nguyên soái Ri Yong-ho. Ông đã bị Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên bãi miễn tất cả các chức vụ trong đảng và quân đội vì lý do sức khỏe vào tháng 7.2012. Ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong quá trình tiếp nhận quyền lực của lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, từng giữ các chức vụ Tổng tham mưu trưởng, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên, Kim Jong-un đang cố gắng thay thế các quan chức cao tuổi từng phục vụ của thế hệ trước bằng các phụ tá trẻ hơn, trung thành hơn với chính quyền của ông. Vì vậy, dù 2 trong 7 chính trị gia quyền lực hiện vẫn còn tại vị là ông Kim Ki-nam và Choe Thae-bok, nhưng không gì có thể đảm bảo 2 ông này sẽ không mất chức đột ngột như 5 vị “nguyên lão” kể trên.
Ông Kim Ki-nam hiện là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tuyên truyền và đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên. Còn ông Choe Thae-bok cũng là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao.
Bên cạnh 7 công thần kể trên, tương lai của bà Kim Kyong–hui – vợ của Jang Song Thaek, được mệnh danh là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của Triều Tiên trong suốt 40 năm qua cũng chưa rõ ràng.
Bà từng được phong hàm tướng 4 sao cùng đợt với ông Kim Jong-un năm 2010, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và thường xuất hiện trong các bức ảnh chụp đội ngũ tướng lĩnh và quan chức cấp cao. Tuy nhiên, với vị trí là con gái duy nhất còn sống của lãnh tụ Kim Nhật Thành, cô ruột của Kim Jong Un, có thể bà sẽ không rơi vào thảm cảnh như người chống xấu số.
Được biết trong giai đoạn lãnh đạo của lãnh tụ Kim Nhật Thành và chủ tịch Kim Jong-il đã xảy ra ít nhất 2 lần thanh trừng những người bị nghi phản bội và thách thức quyền lãnh đạo. Trong thời của ông Kim Nhật Thành, đợt thanh trừng xảy ra vào năm 1956, còn khi ông Kim Jong-il nắm quyền, đợt thanh trừng kéo dài từ năm 1997 đến năm 2000.
Nghị sĩ Yun Sang-hyon - hiện đang là thành viên Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc từng nhận định từ cuối 2012 rằng sẽ còn các vụ thanh trừng trong tương lai nhằm bảo đảm sự trung thành của giới chức cao cấp trong chính quyền Bình Nhưỡng đối với lãnh đạo trẻ. Điều đó đã trở thành sự thật, nhưng chưa biết bao giờ sẽ kết thúc.
Lãnh đạo Kim Jong Un đã vượt qua cả cha ông mình trong cuộc thanh trừng nội bộ triệt để nhằm củng cố và khẳng định quyền lực tối cao ở Triều Tiên.
Việt Nam có câu “con hơn cha là nhà có phúc”, nhưng trong trường hợp này, liệu sẽ là phúc, hay là mầm mống của họa lớn?
3. Nhất tiễn hạ tam điêu
Dường như lãnh đạo Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un.
Việc Kim Jong Un hành quyết chú dượng Jang Song Thaek là quá nhanh và tàn bạo – là một cái tát mạnh vào mặt Trung Quốc, cựu đại sứ Anh viết về Triều Tiên.
Trước đây chưa từng xảy ra việc Triều Tiên hành hình quan chức quá công khai như việc hành quyết ông Jang Song Thaek. Trong quá khứ, những vụ thanh trừng thường được thực hiện bí mật.
Lần này, không chỉ các chi tiết chính trị trong bảng cáo trạng chống lại ông Jang được công bố, mà hơn thế nữa, cảnh quay ông Jang bị lôi ra khỏi phòng họp Đảng cũng được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên. Sau đó, vào ngày 13.12, Triều Tiên thông báo chính thức về việc xử tử ông Jang vì tội phản bội, “một kẻ cạn bã hèn hạ”.
Ông Daniel Pinkston, Phó Giám đốc khu vực Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định mặc dù vụ thanh trừng ông Jang không phải là một bất ngờ lớn nhưng việc hành quyết nhanh chóng đã gửi tín hiệu đe dọa tới giới quan chức Bình Nhưỡng. Đồng thời vụ việc này đã phần nào làm sáng tỏ những đồn đoán về sự tàn nhẫn của ông Kim Jong Un.
“Phải có tính cách này mới cai trị được chế độ như vậy. Đây chắc chắn là chỉ dấu về bản tính của ông ta, không ngần ngại trở nên tàn nhẫn và hành hình bất kỳ đối thủ hay đối thủ tiềm năng nào”, ông Pinkton nhận xét.
Theo các nhà phân tích chính trị, nhà lãnh đạo trẻ xem ông Jang - một nhân vật quyền lực bậc nhất từ thế hệ trước là đối thủ cạnh tranh quyền lực trong quá trình tranh giành độc quyền kiểm soát đất nước.
Vì vậy, việc công khai sự tàn nhẫn một cách quá cụ thể và rõ ràng của Kim Jong Un có thể là nhằm đạt được ba mục tiêu.
Thứ nhất, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối. Hiện nay, không ai ở Triều Tiên còn dám nghi ngờ quyền lực của Kim Jong Un, và cũng không ai dám nghi ngờ sự tàn nhẫn tuyệt đối của nhà lãnh đạo trẻ trong việc thanh trừng bất cứ ai nuôi ý định phản nghịch, hay nói một cách hoa mỹ là “đồng sàng dị mộng”.
Thứ hai, loại bỏ các tư tưởng đối nghịch. Thông qua sự kiện này, Kim Jong Un đã tuyên bố với cả đất nước và toàn thế giới rằng ông không chỉ thanh trừng kẻ phản bội, mà ngay khi mới có ảo tưởng, kẻ đó cũng sẽ bị loại bỏ. Jang Song Thaek là người có mong muốn cải cách để mở cửa một phần đất nước Triều Tiên khép kín thông qua các dự án thúc đẩy thương mại và khuyến khích đầu tư. Ông là người điều hành hầu hết các đặc khu kinh tế của Triều Tiên (một hình mẫu thử nghiệm từ quá trình mở cửa thị trường của Trung Quốc) và là người ủng hộ các cải cách kinh tế.
Bản cáo trạng đã nhanh chóng kết tội ông Jang trong việc “bán rẻ các tài nguyên quý giá của quốc gia” và chống lại "sự phát triển của các ngành công nghiệp sắt, phân bón và vinalon theo tư tưởng Juche do lãnh tụ Kim Nhật Thành sáng lập". Ông Jang đã mâu thuẫn với nhà lãnh đạo trẻ về chiến lược bảo đảm các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất thông qua trao đổi các nguồn tài nguyên phong phú. Quan điểm này đã đi ngược lại hệ tư tương Triều Tiên và mong muốn của Kim Jong Un. Vì vậy, việc ông Jang bị thanh trừng có thể là dấu hiệu loại bỏ ý tưởng cải cách cấu trúc kinh tế trái với mong muốn của người lãnh đạo trẻ.
Thứ ba, đây là hành động trả đũa Trung Quốc – đồng minh duy nhất và quan trọng nhất của Triều Tiên, nhưng lại luôn gây sức ép mỗi khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân hay tên lửa chiến lược. Sau vụ thử tên lửa hạt nhân thứ ba của Triều Tiên vào tháng 2.2013, Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối với nước này.
Trung Quốc đã ngừng viện trợ tiền mà chỉ giữ lại viện trợ lương thực và dầu mỏ. Chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã trở nên lạnh lùng theo hướng ngoại giao hóa. Không chỉ đồng ý việc để Liên Hiệp Quốc trừng phạt Triều Tiên, chính Trung Quốc cũng đã hạn chế các sản phẩm xuất khẩu và cắt đứt các chuyến thăm cấp cao. Đây là lý do chính khiến Kim Jong Un không thể thăm Trung Quốc, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có chuyến thăm thành công tới “đối thủ truyền kiếp” của Triều Tiên – Hàn Quốc.
Chính vì vậy, Triều Tiên đã loại bỏ nhân vật trung gian liên lạc với Trung Quốc, đồng thời là người khởi xướng các kế hoạch hợp tác kinh tế với Bắc Kinh – Jang Song Thaek, để thể hiện thái độ bất mãn với sự thay đổi chính sách của nước này. Hiện Trung Quốc đang phải lo đối phó với căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông, do đó, nước này sẽ khó có thể phản ứng mạnh mẽ với sự tàn bạo của Kim Jong Un, vì Triều Tiên cũng là một đồng minh hiếm hoi của Trung Quốc.
Dường như Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un. Liệu cuộc thanh trừng sẽ dừng lại hay tiếp tục cho đến khi không còn ai để loại bỏ? Hay sau khi ổn định quyền lực trong nước, Kim Jong Un sẽ bắt đầu những hành động cứng rắn khác để cảnh cáo các nước trong khu vực?
Các câu hỏi đều khó để trả lời, nhưng có một điều chắc chắn, đó là Kim Jong Un sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được những gì ông ta muốn.
Dường như lãnh đạo Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un.
Việc Kim Jong Un hành quyết chú dượng Jang Song Thaek là quá nhanh và tàn bạo – là một cái tát mạnh vào mặt Trung Quốc, cựu đại sứ Anh viết về Triều Tiên.
Trước đây chưa từng xảy ra việc Triều Tiên hành hình quan chức quá công khai như việc hành quyết ông Jang Song Thaek. Trong quá khứ, những vụ thanh trừng thường được thực hiện bí mật.
Lần này, không chỉ các chi tiết chính trị trong bảng cáo trạng chống lại ông Jang được công bố, mà hơn thế nữa, cảnh quay ông Jang bị lôi ra khỏi phòng họp Đảng cũng được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên. Sau đó, vào ngày 13.12, Triều Tiên thông báo chính thức về việc xử tử ông Jang vì tội phản bội, “một kẻ cạn bã hèn hạ”.
Ông Daniel Pinkston, Phó Giám đốc khu vực Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định mặc dù vụ thanh trừng ông Jang không phải là một bất ngờ lớn nhưng việc hành quyết nhanh chóng đã gửi tín hiệu đe dọa tới giới quan chức Bình Nhưỡng. Đồng thời vụ việc này đã phần nào làm sáng tỏ những đồn đoán về sự tàn nhẫn của ông Kim Jong Un.
“Phải có tính cách này mới cai trị được chế độ như vậy. Đây chắc chắn là chỉ dấu về bản tính của ông ta, không ngần ngại trở nên tàn nhẫn và hành hình bất kỳ đối thủ hay đối thủ tiềm năng nào”, ông Pinkton nhận xét.
Theo các nhà phân tích chính trị, nhà lãnh đạo trẻ xem ông Jang - một nhân vật quyền lực bậc nhất từ thế hệ trước là đối thủ cạnh tranh quyền lực trong quá trình tranh giành độc quyền kiểm soát đất nước.
Vì vậy, việc công khai sự tàn nhẫn một cách quá cụ thể và rõ ràng của Kim Jong Un có thể là nhằm đạt được ba mục tiêu.
Thứ nhất, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối. Hiện nay, không ai ở Triều Tiên còn dám nghi ngờ quyền lực của Kim Jong Un, và cũng không ai dám nghi ngờ sự tàn nhẫn tuyệt đối của nhà lãnh đạo trẻ trong việc thanh trừng bất cứ ai nuôi ý định phản nghịch, hay nói một cách hoa mỹ là “đồng sàng dị mộng”.
Thứ hai, loại bỏ các tư tưởng đối nghịch. Thông qua sự kiện này, Kim Jong Un đã tuyên bố với cả đất nước và toàn thế giới rằng ông không chỉ thanh trừng kẻ phản bội, mà ngay khi mới có ảo tưởng, kẻ đó cũng sẽ bị loại bỏ. Jang Song Thaek là người có mong muốn cải cách để mở cửa một phần đất nước Triều Tiên khép kín thông qua các dự án thúc đẩy thương mại và khuyến khích đầu tư. Ông là người điều hành hầu hết các đặc khu kinh tế của Triều Tiên (một hình mẫu thử nghiệm từ quá trình mở cửa thị trường của Trung Quốc) và là người ủng hộ các cải cách kinh tế.
Bản cáo trạng đã nhanh chóng kết tội ông Jang trong việc “bán rẻ các tài nguyên quý giá của quốc gia” và chống lại "sự phát triển của các ngành công nghiệp sắt, phân bón và vinalon theo tư tưởng Juche do lãnh tụ Kim Nhật Thành sáng lập". Ông Jang đã mâu thuẫn với nhà lãnh đạo trẻ về chiến lược bảo đảm các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất thông qua trao đổi các nguồn tài nguyên phong phú. Quan điểm này đã đi ngược lại hệ tư tương Triều Tiên và mong muốn của Kim Jong Un. Vì vậy, việc ông Jang bị thanh trừng có thể là dấu hiệu loại bỏ ý tưởng cải cách cấu trúc kinh tế trái với mong muốn của người lãnh đạo trẻ.
Thứ ba, đây là hành động trả đũa Trung Quốc – đồng minh duy nhất và quan trọng nhất của Triều Tiên, nhưng lại luôn gây sức ép mỗi khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân hay tên lửa chiến lược. Sau vụ thử tên lửa hạt nhân thứ ba của Triều Tiên vào tháng 2.2013, Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối với nước này.
Trung Quốc đã ngừng viện trợ tiền mà chỉ giữ lại viện trợ lương thực và dầu mỏ. Chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã trở nên lạnh lùng theo hướng ngoại giao hóa. Không chỉ đồng ý việc để Liên Hiệp Quốc trừng phạt Triều Tiên, chính Trung Quốc cũng đã hạn chế các sản phẩm xuất khẩu và cắt đứt các chuyến thăm cấp cao. Đây là lý do chính khiến Kim Jong Un không thể thăm Trung Quốc, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có chuyến thăm thành công tới “đối thủ truyền kiếp” của Triều Tiên – Hàn Quốc.
Chính vì vậy, Triều Tiên đã loại bỏ nhân vật trung gian liên lạc với Trung Quốc, đồng thời là người khởi xướng các kế hoạch hợp tác kinh tế với Bắc Kinh – Jang Song Thaek, để thể hiện thái độ bất mãn với sự thay đổi chính sách của nước này. Hiện Trung Quốc đang phải lo đối phó với căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông, do đó, nước này sẽ khó có thể phản ứng mạnh mẽ với sự tàn bạo của Kim Jong Un, vì Triều Tiên cũng là một đồng minh hiếm hoi của Trung Quốc.
Dường như Triều Tiên đã đạt được ba mục đích cùng lúc với chỉ một cuộc thanh trừng tàn bạo. Tuy nhiên, vẫn quá khó để dự đoán hành động tiếp theo của Kim Jong Un. Liệu cuộc thanh trừng sẽ dừng lại hay tiếp tục cho đến khi không còn ai để loại bỏ? Hay sau khi ổn định quyền lực trong nước, Kim Jong Un sẽ bắt đầu những hành động cứng rắn khác để cảnh cáo các nước trong khu vực?
Các câu hỏi đều khó để trả lời, nhưng có một điều chắc chắn, đó là Kim Jong Un sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được những gì ông ta muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét