2/3/14

Bạn đọc và bạn văn

Bạn đọc và bạn văn

NGUYỄN HƯNG QUỐC

Viết lách bao giờ cũng là một công việc cô đơn. Cực kỳ cô đơn. Có người còn cho đó là một việc làm cô đơn nhất. Giống như những người giữ hải đăng ngoài biển. Một mình. Hình ảnh tiêu biểu nhất của các nhà văn và nhà thơ, khi sáng tác, là hình ảnh, về không gian, một căn phòng khép kín hoặc một chiếc bàn trong góc khuất; về thời gian, thường là ban đêm, thậm chí, trong khuya khoắt. Một mình. Chung quanh hoàn toàn im ắng. Có người, dễ tính hơn, có thể viết ở chỗ làm, trong quán cà phê hay trên xe lửa, nhưng những lúc ấy, họ vẫn phải thu mình lại, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, lắng vào trong, chỉ chạy đuổi theo trí tưởng tượng và tư tưởng của mình, nghe ngóng từng xao động nho nhỏ, khẽ nhàng và tế vi trong chính tâm hồn của mình. Như vậy, ngay ở những chỗ đông người nhất, tập nập nhất, ồn ào nhất, họ cũng vẫn cô đơn.

Dĩ nhiên, trong đời sống hàng ngày, với tư cách một con người hoặc một công dân, người cầm bút vẫn phải giao tiếp với người khác, từ gia đình đến xã hội. Như mọi người khác. Nhưng với tư cách một người cầm bút, lúc sáng tác, hắn có một thế giới riêng, thế giới bên trong của hắn, ở đó, không có cửa ngõ nào thông ra bên ngoài. Thế giới bên ngoài cung cấp cho hắn những hiểu biết, kinh nghiệm, hình ảnh và nhân vật, nhưng chỉ ở thế giới bên trong, hắn mới bắt gặp tư tưởng, cảm xúc và giọng điệu, ba yếu tố làm cho hắn trở thành một nhà văn hay một nhà thơ. Thế giới bên ngoài có thể giúp hắn trở thành trí thức uyên bác hay lịch lãm, nhưng chỉ với thế giới bên trong, hắn mới có thể trở thành một nghệ sĩ sâu sắc và độc đáo. Hắn là kẻ gieo hạt bên ngoài nhưng lại gặt hái từ bên trong. Bên ngoài, hắn nhặt nhạnh và gom góp của cải; nhưng chỉ với những gì được tìm thấy từ bên trong, hắn mới trở thành giàu có. Ở cái cõi bên trong ấy, hắn hoàn toàn một mình. Cô đơn và cô độc.

Sự cô đơn ấy làm cho hắn khác người. Du hành, với người khác, là đi ra ngoài, đến những nơi xa lạ, ngắm nghía những kỳ quan của thiên nhiên hay của người khác; với người cầm bút, là đi ngược vào trong, đến tận đáy tâm hồn, để ngắm nghía những ngóc ngách bí hiểm của những gì ngỡ như rất quen thuộc, ở đó, bản thân hắn biến thành một kỳ quan cần được khám phá. Ở nhiều loại hình nghệ thuật khác, người ta có thể song tấu hay hợp tấu. Trong văn chương, chỉ có một trò chơi duy nhất: độc tấu. Lúc nào cũng độc tấu. Ngay cả với những tác phẩm viết chung, mỗi người vẫn sáng tác một mình. Và chỉ chơi cái trò chơi của mình. Một mình mơ mộng. Một mình nghĩ ngợi. Một mình nhớ nhung, dù phần lớn, nói theo Xuân Diệu, “nhớ xa xôi”, hay nói theo Quang Dũng, “nhớ ơ hờ”. Một mình lắng nghe những xôn xao trong lòng mình. Một mình tìm cho mình một giọng nói. Từ bỏ cái một mình ấy để lao vào giàn đồng ca của thời đại, do chế độ điều khiển, chỉ là một cách tự sát. Dưới các chế độ cộng sản, ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới, bao nhiêu tên tuổi thuộc loại lỗi lạc, đã tự giết mình bằng cách ấy.

Số phận của người cầm bút là số phận cô đơn. Trải qua mấy ngàn năm, điều kiện sáng tác và phổ biến tác phẩm có thể thay đổi, hơn nữa, với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi thật nhanh, nhưng cái số phận cô đơn ấy, từ Homer và Khuất Nguyên đến tận ngày nay, không hề thay đổi. Ở đâu và thời nào, chọn cầm bút cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cô đơn. Bàn về sáng tác, ý kiến mỗi người một khác, có người đứng (Hemingway, Virginia Woolf), có người ngồi (phần đông), có người nằm (Marcel Proust, James Joyce,Truman Capote); có người viết tay, có người thích gõ rào rào trên bàn máy đánh chữ hay bàn phím computer; có người viết nhanh (Alexandre Dumas cha, Jack London, William Golding, Anthony Trollope, Stephen King), có người viết chậm (James Joyce, Dorothy Parker); có người cần cà phê để tỉnh táo (Voltaire và Balzac – tương truyền mỗi người uống khoảng từ 40 đến 50 ly cà phê mỗi ngày!), có người uống rượu để tìm cảm hứng (Lý Bạch, William Faulkner, Raymond Carver, Charles Bukowski, Edgar Allan Poe, Jack Kerouac, F. Scott Fitzgerald),  nhưng hầu như ai cũng giống nhau ở một điểm: tất cả đều xem sự cô đơn như điều kiện, thậm chí, yếu tính của sáng tác. Sử gia Edward Gibbon có một câu nói nổi tiếng: “Sự đối thoại làm tăng hiểu biết nhưng chính sự đơn độc mới là ngôi trường của các thiên tài.”Johann Wolfgang von Goethe cũng có câu nói tương tự: “Người ta có thể được giáo dục trong xã hội, nhưng người ta chỉ được gợi hứng trong sự đơn độc.” Nói chung về nghệ thuật, Picasso nhận định: “Không có sự đơn độc lớn sẽ không có một tác phẩm nghiêm túc nào được ra đời”.

Nhưng các nhà văn và nhà thơ không phải chỉ cô đơn trong quá trình sáng tác. Họ còn cô đơn cả trong quá trình phổ biến tác phẩm. Viết, nói chung, bao giờ cũng để cho người khác đọc. Tác phẩm chỉ thực sự hiện hữu khi được đọc. Theo Roland Barthes, không phải tác giả mà chính độc giả mới là kẻ làm cho tác phẩm hiện hữu như một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và có ý nghĩa. Nhưng, về phương diện xã hội, giữa tác giả và độc giả bao giờ cũng có một khoảng cách lớn lao. Một họa sĩ hoặc một điêu khắc gia có thể nhìn thấy phản ứng của những người thưởng ngoạn trong các cuộc triển lãm. Thấy được sự thích thú hay ngưỡng mộ của họ. Với một nhạc sĩ hay một ca sĩ, cái thấy ấy còn cụ thể hơn nữa. Phản ứng của con người, khi nghe nhạc, thường rất nồng nhiệt. Không ai cần giấu giếm. Sự nồng nhiệt toát ra từ những tràng pháo tay hay từ những ánh mắt đắm đuối. Còn các nhà văn và nhà thơ thì hầu như không bao giờ được nghe những tiếng vỗ tay. Không ai vỗ tay khi đọc một cuốn sách, dù là một cuốn sách tuyệt hay. Ngay cả khi cuốn sách khiến người ta xúc động đến độ chảy nước mắt thì tác giả cũng không bao giờ được nhìn thấy. Người đọc bao giờ cũng đọc một mình. Nếu viết là một công việc cô đơn; đọc cũng cô đơn không kém. Quan hệ giữa tác giả và độc giả, do đó, là một thứ quan hệ oái oăm giữa những kẻ cô đơn.

Ở trên, tôi có viết: nhà văn hay nhà thơ không nghe được tiếng vỗ tay. Dĩ nhiên, trong cuộc sống, ở những buổi nói chuyện hay đọc thơ, họ cũng có thể nhận được những tiếng vỗ tay cổ vũ của người nghe. Nhưng đó là một trường hợp khác: Họ được vỗ tay vì bài nói hay giọng đọc chứ không phải vì các bài viết vốn là nơi chứa đựng những tinh hoa sâu thẳm nhất của họ. Nói cách khác, họ được vỗ tay ở cái phần kém cỏi nhất của họ: Nói. Không có nhà văn hay nhà thơ tài hoa nào có thể nói hay hơn những gì họ viết. Cái được nói, dù mạch lạc, lưu loát hay dí dỏm đến mấy, cũng chỉ là một bãi quặng. Chỉ trong cái viết mới có vàng đã được tinh chế. Bởi vậy, trừ các nhà văn và nhà thơ bình dân, hầu như không có người cầm bút thực sự nào có thể thấy thỏa mãn với những tràng pháo tay của người nghe: Điều họ cần nhất là những phản hồi của người đọc.

Người đọc khác với người nghe.

Viết: cô đơn. Đọc: cũng cô đơn. Trong thế giới văn chương, sự gặp gỡ giữa người viết và người đọc là sự gặp gỡ giữa hai cái-một-mình. Trong thầm lặng. Gặp gỡ mà vẫn cô đơn.

May, quan hệ giữa những kẻ cô đơn ấy lại có thể là một thứ quan hệ sâu sắc và bền bỉ hiếm thấy, nếu không muốn nói là không bao giờ thấy, trong các loại hình nghệ thuật khác. Không có một bức tranh, một bức tượng hay một bản nhạc nào có thể làm thay đổi cách suy nghĩ hay cách sống của một con người. Nhưng với sách thì có. Đã có nhiều người nói, thậm chí, xuất bản những cuốn sách mang nhan đề “Những cuốn sách làm thay đổi thế giới”. Thánh Kinh, Coran, Những bài giảng của Đức Phật, Luận ngữ, Đạo đức kinh, những cuốn sách về dân chủ của Alexis de Tocqueville, về tự do của John Stuart Mill, về pháp chế của Montesquieu, về chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx, về độc tài của George Orwell, về chính trị của Niccolo Michiavelli, về phân tâm học của Sigmund Freud, về triết học của Nietzsche, v.v. đã làm thay đổi thế giới.

Thế giới còn thay đổi được, huống gì là từng cá nhân.

Có lẽ nhờ sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc ấy, quan hệ giữa tác giả và độc giả, về bản chất, khác với quan hệ giữa các nghệ sĩ khác với các khán giả và thính giả của họ. Nhà văn Võ Phiến, trong bài “Viết lách” in trong tậpCuối cùng (2009), có một nhận xét tinh tế là trong tiếng Việt chỉ có chữ “bạn đọc” chứ không có chữ bạn nhìn, bạn xem và bạn nghe. Khán giả lúc nào cũng là khán giả; khi được Việt hóa, chúng ta có: người xem. Thính giả lúc nào cũng là thính giả; khi được Việt hóa, chúng ta có: người nghe. Nhưng độc giả, ngoài chữ người đọc chung chung và xa cách, chúng ta còn có: bạn đọc. Võ Phiến trầm trồ: “Nghề văn hay nghề viết quả kỳ cục. Cổ lai nghề đâu có nghề chỉ nhằm vào một loại khách hàng duy nhất là ‘bạn’.” (tr. 154)

Mà không phải chỉ trong quan hệ giữa tác giả với độc giả mới có tình bạn. Giữa các tác giả với nhau cũng có tình bạn. Chúng ta thường nói đến bạn văn hay bạn thơ, nhưng không ai nói đến bạn vẽ, bạn đàn hay bạn hát; bạn họa hay bạn nhạc. Trong các loại hình nghệ thuật, hầu như chỉ có trong văn chương là có những tình bạn khắng khít, sâu đậm và lâu dài. Rất nhiều tình bạn đã đi vào lịch sử và trở thành giai thoại. Trong lãnh vực hội họa hay âm nhạc, tình bạn giữa các văn nghệ sĩ với nhau, nếu có, cũng chỉ là họa hoằn. Nhà văn Gertrude Stein có lần nhận xét là Picasso có rất ít, cực ít, bạn bè trong giới họa sĩ. Bạn của ông toàn là các nhà văn và các nhà thơ. Nhìn vào giới văn nghệ sĩ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều ấy.

Chính tình bạn sâu đậm giữa các tác giả và độc giả cũng như giữa các tác giả với nhau đã làm cho công việc viết lách bớt đi chút cô đơn và hiu quạnh.

Cũng đỡ.

***
Chú thích:
Bài trên, tôi viết lại từ bài nói chuyện trong buổi ra mắt 3 cuốn sách mới của tôi (Phản tỉnh và Phản biện; Văn học Việt Nam tại Úc: Chính trị và thi pháp của lưu vong; và Thơ Lê Văn Tài) tại giảng đường Đại học Victoria ở Melbourne, Úc vào chiều Chủ nhật 16/2/2014. Hôm ấy, sách không đủ cung cấp cho những người tham dự. Với những người ấy, cũng như với bạn đọc ở xa, nếu muốn, có thể mua online tại  Người Việt Shop: hoặc trênwww.amazon.com.

Source : VOA / Blog NHQ

Ukraine kêu gọi tổng động viên

Ukraine kêu gọi tổng động viên

  BBC           Cập nhật: 12:38 GMT - chủ nhật, 2 tháng 3, 2014

Ông Obama đã có cuộc điện đàm căng thẳng với ông Putin
Ukraine tuyên bố sẽ tổng động viên toàn bộ lính dự bị sau khi Nga đe dọa đưa quân vào Ukraine.
Quốc hội Nga hôm thứ Bảy bỏ phiếu cho phép quân Nga tiến vào Ukraine, một bước đi bị Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là “vi phạm chủ quyền của Ukraine”.

Trong diễn biến mới nhất, hôm Chủ nhật, Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, ra lệnh tổng động viên và không cho phép máy bay quân sự đi vào không phận.
Trong cuộc điện đàm kéo dài đến 90 phút hôm thứ Bảy ngày 1/3 giữa ông Obama và Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga sẽ cô lập về chính trị nếu họ tiếp tục biện pháp quân sự ở Ukraine.
Vào trưa Chủ nhật, Nato sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp để bàn về tình hình Ukraine.

Căng thẳng

Căng thẳng đang lên cao ở Ukraine, không chỉ ở bán đảo Crimea, nơi có nhiều người Nga sinh sống.
Hôm thứ Bảy đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Nga tại nhiều thành phố của Ukraine.
Ở Donetsk, vốn là cứ điểm truyền thống của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, khoảng 7.000 người xuống đường.
Họ định chiếm tòa nhà chính quyền chính ở đây nhưng không thành công.
Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, hơn chục người bị thương trong đụng độ giữa người thân và chống Nga.

‘Phạm luật rõ ràng’

Cuộc điện đàm kéo dài đến 90 phút hôm thứ Bảy ngày 1/3 giữa ông Obama và ông Putin là lần đối đầu trực tiếp hếm hoi giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
“Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Nga rõ ràng xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine,” thông cáo của Nhà Trắng cho biết.
Obama đã nói với Putin rằng hành động của Nga là ‘vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có các nghĩa vụ của Nga được quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và vi phạm thỏa thuận đặt căn cứ quân sự mà họ ký với Ukraine hồi năm 1997’.
"Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Nga rõ ràng xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine."
Thông cáo của Nhà Trắng
Trước đó, ông Obama đã kêu gọi ông Putin đưa quân trở lại doanh trại của họ trên bán đảo Crimea.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng đề nghị triển khai các quan sát viên quốc tế do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) chỉ định đến Ukraine để đảm bảo an toàn cho người dân gốc Nga, theo hãng tin Pháp AFP.
Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính phủ lâm thời ở Kiev và cam kết sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nato và OSCE để giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày sâu sắc.
Trong khi đó, bộ máy an ninh của ông Obama đã nhóm họp ở Nhà Trắng để cân nhắc các lựa chọn đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine – một ngày sau khi ông Obama cảnh báo rằng Nga sẽ phải ‘trả giá’ cho hành động của mình.
Trong cuộc điện đàm với Putin, Obama nói rằng phía Mỹ ngay lập tức sẽ dừng tham gia vào các cuộc thảo luận chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 dự kiến sẽ diễn ra tại Sochi của Nga vào tháng Sáu.

Liên minh phương Tây

Những nhà hoạt động Ukraine kêu gọi thế giới giúp đỡ đất nước họ
Tổng thống Mỹ cũng đã điện đàm với Tổng thống Francois Hollande của Pháp và Thủ tướng Stephen Harper của Canada về vấn đề Ukraine.
Lên án Nga bằng ‘những ngôn từ mạnh mẽ nhất’, Thủ tướng Harper đã triệu hồi đại sứ Canada ở Moscow và cảnh báo rằng nước ông sẽ theo bước Washington trong việc tẩy chay Thượng đỉnh G8 ở Nga.
Trong lúc này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tham gia một cuộc họp qua điện thoại với sáu người đồng cấp ở châu Âu và Canada. Tham dự cuộc họp này còn có bà Catherine Ashton, đại diện chính sách đối ngoại của EU, và đại sứ Nhật tại Washington để ‘phối hợp bước tiếp theo’.
Trong một thông cáo sau đó, ông Kerry cảnh báo rằng Moscow đang đe dọa hòa bình và an ninh không chỉ của Ukraine mà còn của cả khu vực.
"Thông điệp ở đây là quý vị phải rút quân. Hãy tham gia đàm phán chính trị, nói chuyện với chính phủ Ukraine – những người đang đề nghị quý vị đàm phán."
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power
Nếu Nga không làm giảm căng thẳng thì điều này sẽ ‘ảnh hưởng nghiêm trọng’ đến quan hệ với Mỹ, ông Kerry nói.
Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga bên lề các cuộc thảo luận ở Rome vào tuần tới.
Còn tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Mỹ Samantha Power đã mô tả hành động của Nga là ‘vừa nguy hiểm vừa gây bất ổn’.
“Thông điệp ở đây là quý vị phải rút quân. Hãy tham gia đàm phán chính trị, nói chuyện với chính phủ Ukraine – những người đang đề nghị quý vị đàm phán,” bà Power phát biểu.
Trước cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ Mỹ-Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã gọi điện cho người tương nhiệm Nga Sergei Shoigu.
Một quan chức quốc phòng của Mỹ nói với AFP rằng Washington ‘không có thay đổi gì’ về bố trí lực lượng của họ ở châu Âu.

Source : BBC

1/3/14

Kerry condemns Russia's 'invasion and occupation of Ukrainian territory'

Kerry condemns Russia's 'invasion and occupation of Ukrainian territory'


( Source : CNN )

March 1st , 2014

Kerry condemns Russia's 'invasion and occupation of Ukrainian territory'

Secretary of State John Kerry issued the following statement on the situation in Ukraine:
"The United States condemns the Russian Federation's invasion and occupation of Ukrainian territory, and its violation of Ukrainian sovereignty and territorial integrity in full contravention of Russia’s obligations under the UN Charter, the Helsinki Final Act, its 1997 military basing agreement with Ukraine, and the 1994 Budapest Memorandum. This action is a threat to the peace and security of Ukraine, and the wider region.

I spoke with President Turchynov this morning to assure him he had the strong support of the United States and commend the new government for showing the utmost restraint in the face of the clear and present danger to the integrity of their state, and the assaults on their sovereignty. We also urge that the Government of Ukraine continue to make clear, as it has from throughout this crisis, its commitment to protect the rights of all Ukrainians and uphold its international obligations.
As President Obama has said, we call for Russia to withdraw its forces back to bases, refrain from interference elsewhere in Ukraine, and support international mediation to address any legitimate issues regarding the protection of minority rights or security.
From day one, we've made clear that we recognize and respect Russia’s ties to Ukraine and its concerns about treatment of ethnic Russians. But these concerns can and must be addressed in a way that does not violate Ukraine’s sovereignty and territorial integrity, by directly engaging the Government of Ukraine.
Unless immediate and concrete steps are taken by Russia to deescalate tensions, the effect on U.S.-Russian relations and on Russia’s international standing will be profound.
I convened a call this afternoon with my counterparts from around the world, to coordinate on next steps. We were unified in our assessment and will work closely together to support Ukraine and its people at this historic hour.
In the coming days, emergency consultations will commence in the UN Security Council, the North Atlantic Council, and the Organization for Security and Cooperation in Europe in defense of the underlying principles critical to the maintenance of international peace and security. We continue to believe in the importance of an international presence from the UN or OSCE to gather facts, monitor for violations or abuses and help protect rights. As a leading member of both organizations, Russia can actively participate and make sure its interests are taken into account.
The people of Ukraine want nothing more than the right to define their own future – peacefully, politically and in stability. They must have the international community’s full support at this vital moment. The United States stands with them, as we have for 22 years, in seeing their rights restored."
Source : CNN

Quân đội Ukraine sẵn sàng 'chiến đấu'

Quân đội Ukraine sẵn sàng 'chiến đấu'

Theo BBC

Cập nhật: 04:43 GMT - thứ bảy, 1 tháng 3, 2014
Các cuộc biểu tình phản dối quyết định của Tổng thống Nga vẫn tiếp diễn ở Kiev
Ukraine nói đã đưa ra mức cảnh báo chiến đấu cao nhất sau khi quốc hội Nga thông qua quyết định đổ quân vào Ukraine.
Tổng thống tạm quyền Olexander Turchynov nói ông cũng cho tăng cường an ninh ở các địa điểm chiến lược, gồm cả các nhà máy hạt nhân.

Quyết định trên đã gặp phải cảnh báo từ các lãnh đạo châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu gửi thêm quân để bảo vệ lợi ích của Nga ở Ukraine. Quyết định này xảy ra một ngày sau khi có các chiến dịch ủng hộ Nga ở vùng Crimea.
Ông Putin đã có cuộc điện đàm dài 90 phút với Tổng thống Hoa Kỳ, mà theo đó điện Kremlin tuyên bố rõ ràng rằng, Moscow có quyền bảo vệ lợi ích của mình và của những người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ không chỉ giới hạn với khu vực hiện nay của Crimea "nếu bạo lực lan rộng ở các vùng phía Đông Ukraine."
Ông Barack Obama nói với ông Putin rằng cách hợp lý để bày tỏ mọi lo ngại là "bằng các cam kết trực tiếp và hòa bình" với chính phủ Ukraine và các cơ quan trung gian quốc tế.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi "ngay lập tức phục hồi đối thoại trực tiếp và bình tĩnh," trong khi ông Anders Fogh Rasmussen của NATO viết trên twitter: "Cần giảm căng thẳng khẩn cấp ở Crimea".
Hôm thứ Bảy 01/03/2014, nhà lãnh đạo mới thân Moscow của vùng tự trị Crimea đã yêu cầu Tổng tống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hòa bình.
Một nguồn của Kremlin khi đó nói Moscow sẽ "không làm ngơ" yêu cầu của ông Sergiy Aksyonov.
Hiện đã có hoạt động quân sự được cho là lực lượng thân Nga, các tay súng đã vào tòa nhà quốc hội Crimea, đài truyền hình và các chốt viễn thông.
Nhân chứng nói nhìn thấy thiết giáp và lính Nga trong khu vực.
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gọi việc Nga triển khai quân đội tại Crimea là hành động khiêu khích để dẫn đến một cuộc "xung đột vũ trang".
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội nước này tại Crimea cũng đều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận được ký kết với Ukraine.
Washington cũng đang xem xét việc tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 mà Nga sắp chủ trì vào tháng Sáu.

'Sáp nhập lãnh thổ'

Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea
Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 28/2, Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Oleksander Turchynov, nói Moscow đang muốn kích động chính phủ mới của Ukraine để thừa cơ sáp nhập Crimea.
Ông cũng đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin "chấm dứt những hành động gây hấn và bắt đầu đàm phán".
Ông nói Nga đang có những biểu hiện giống như trước lúc gửi quân vào Georgia năm 2008, sau khi vùng Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người gốc Nga chiếm đa số, đòi ly khai.
Nhiều tay súng trong đồng phục quân đội không rõ danh tính đã xuất hiện tại trụ sở Quốc hội Crimea, đài truyền hình chính phủ và các trạm viễn thông. Lực lượng này cũng đang tuần hành tại các sân bay ở Simferopol và Sevastopol, nơi đặt căn cứ của Hạm đội Hắc Hải.
Truyền thông Ukraine dẫn lời chính quyền địa phương nói 13 máy bay Nga mang theo số binh sỹ ước tính khoảng 2.000 người đã hạ cánh tại một sân bay quân sự gần Simferopol. Nguồn tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Vào ngày 28/2, các xe bọc thép và trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở gần Simferopol và Sevastopol.
Các chuyến bay đến và đi từ Simferopol đều bị hủy. Các hãng hàng không nói không phận của khu vực này đã bị đóng.

Làm đúng khuôn khổ

'Dân quân địa phương' dựng chốt kiểm tra trên những tuyến đường kết nối Crimea với Ukraine
Tuy nhiên, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội Nga tại Crimea cũng chỉ nằm trong giới hạn được quy định trong thỏa thuận với Ukraine về việc triển khai khí tài quân sự trên bán đảo này.
"Chúng tôi chỉ đang hành động trong khuôn khổ của thỏa thuận đó," ông nói.
Ông Churkin không nhắc đến bất cứ sự triển khai quân đội nào từ phía Nga.
Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã đề cập đến "tầm quan trọng của việc đảm bảo không để cho bạo lực leo thang" trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo phương Tây.
Tối thứ Sáu, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị truất quyền một tuần trước đó.
Trả lời họp báo bằng tiếng Nga, ông đã xin lỗi vì "không đủ sức giữ vững sự ổn định" tại Ukraine và gọi những người lật đổ mình là "lũ côn đồ".
Ông Yanukovych cũng nói ông sẽ "tiếp tục đấu tranh cho tương lai của Ukraine", nhưng sẽ chỉ trở về khi sự an toàn của bản thân được đảm bảo.
Ukraine đã yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovych.
Ông Yanukovych bị truy nã với cáo buộc thảm sát hàng loạt, liên quan đến những vụ đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 80 người thiệt mạng.
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt đầu bùng nổ hồi tháng 11, sau khi ông Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với EU để giữ quan hệ với Nga.
Quyết định này đã khiến hàng nghìn người ủng hộ phương Tây xuống đường biểu tình, yêu cầu tổng thống phải từ chức và việc thắt chặt quan hệ với EU.
Kể từ khi ông Yanukovych bị truất quyền, căng thẳng tại Ukraine bắt đầu chuyển hướng sang bán đảo Crimea, nơi người gốc Nga chiếm đa số.
BBC

28/2/14

Văn Hoá “Exit”


Văn Hoá “Exit”

Alan Phan


25 Feb 2014
Mỗi một “exit” (lối ra) là một “entry” (cửa vào) cho đâu đó (Every exit is an entry somewhere else – Tom Stoppard)
Có thể tôi hơi méo mó nghề nghiệp về quan niệm “exit” (thoát ra). Trên góc nhìn của một nhà đầu tư, phi vụ hay dự án chỉ thành công khi nào tất cả số tiền giải ngân đã được thu hồi về an toàn theo đúng mục tiêu về lợi nhuận và thời điểm. Mọi người có thể tự sướng khi thấy cổ phiếu hay tài sản của mình có một thị giá thật tốt (thường là trên giấy tờ), như mong ước…nhưng với nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu không có thanh khoản hay bị những rào cản làm chậm trễ hay gây rắc rối về sự rút vốn, thì thị giá của tài sản không mang một ý nghĩa gì.
Nghe thì đơn giản, nhưng đây lại là một thử thách lớn lao nhất của nghiệp vụ đầu tư. Khi có tiền, nhà đầu tư nắm phần cán và tha hồ đưa ra điều kiện hay đòi hỏi theo ý của mình. Có tiền thì lúc nào cũng có nhiều lựa chọn về phi vụ và dự án với những tiêu chí về lợi nhuận, rủi ro, địa điểm và thời hạn. Nhưng khi đồng tiền đã được giải ngân, thì sự kiểm soát trở nên một bài toán phức tạp với sự tham dự của nhiều đối tác và nhóm lợi ích. Khi thực sự exit thì vấn đề cần một giải pháp chu đáo hài hoà, với rất nhiều may mắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, exit là một nhu cầu quan trọng cho thân thể, tâm thần hay sự nghiệp. Về thân thể, chỉ cho vào (ăn uống) mà không có đầu ra thoải mái, thì đủ thứ bệnh tật sẽ đến với những chất độc tích tụ. Một tâm thần quá tham lam, nhận rất nhiều mà không biết cho đi, thì sẽ bị héo khô và cô độc. Một sự nghiệp chỉ dựa trên thâu tóm và ích kỷ thì sẽ đến lúc phải đối phó với bao nhiêu là chống đối và áp lực.
Nhìn vào thiên nhiên, định luật của đất trời là “sinh” và “tử”. Có vào thì phải có ra. Bốn mùa tuần tự tiếp nối, không mùa đông nào dài đằng đẵng, không mùa hè nào là bất tận. Vậy mà suốt lịch sử, các vị vua chúa lúc nào cũng bắt dân phải tung hô “vạn tuế”, “muôn năm” …không có triều đình nào suy nghĩ về chuyện “exit”, cho đến khi quân thù đến tận cổng thành.
Ngày nay, ngay tại những quốc gia có sẵn cơ chế cho những nhiệm kỳ của chánh phủ, của đảng phái, của quốc hội, của ngành tư pháp…phần lớn vị quan nào nắm quyền lực cũng muốn mình hay phe nhóm tái cử dài dài và không chừa bất cứ thủ đoạn chính trị nào để đạt mục tiêu. Ở những quốc gia còn chập chững giữa phong kiến và dân chủ, chuyện “cha truyền con nối” hay ít nhất là lợi ích cho “con cháu mình”  vẫn là một vấn nạn cho những người dân xui xẻo.
Tuy nhiên, sau những bài học đẫm máu và oan nghiệt về tham quyền cố vị, nhiều quan chức hay đại gia đã bắt đầu hiểu rõ hơn định luật “hạ cánh an toàn”.  Văn hoá “exit” bắt đầu mọc rễ vào tư duy của lớp trẻ và những con người biết suy nghĩ. Không ai còn có thể chấp nhận một lý thuyết dựa trên những hoang tưởng trong quá khứ hay những luận cứ đầy mâu thuẫn với thực tại của xã hội thời Internet. Dù vẫn níu kéo vào quyền lực, một số không nhỏ những đầu óc tiến bộ đã chuẩn bị cho một văn hoá mới mà tôi gọi là văn hoá exit.
Văn hóa exit góp phần vào việc sáng tạo cho xã hội hay kinh tế. Không một động lực nào mạnh mẽ hơn là khi thế hệ mới hiểu rằng họ có thể thay thế những bậc đàn anh nếu họ có cơ hội công bằng . Và cơ hội lý tưởng nhất là một công nghệ, một thiết kế, một nghiên cứu, một chiến lược, một chánh sách… tốt hơn, hiệu quả hơn và gia tăng giá trị nhiều hơn. Silicon Valley đã tiến bộ không ngừng vì các kỹ sư, chuyên gia…đều suy nghĩ liên tục về khả năng đánh đổ những con khủng long của IT, trước là Microsoft, Intel…bây giờ là Google, Apple…
Trong nghệ thuật, truyện hay phim kịch, những exit đúng lúc hợp thời của những vai trò chính đã tạo nên những tác phẩm để đời. Nhường ánh đèn sân khấu lại cho một lớp người mới; hay bỏ đi xa để phiêu lưu vào một một vận hội mới là những điệp khúc hào hùng và thú vị cho bao nhiêu khán giả hay đọc giả. Trong thể thao, chúng ta chỉ hào hứng theo dõi khi một đội mới hay một vận động viên trẻ quật ngã những huyền thoại vô địch,.
Văn hoá exit đã tác động rất nhiều đến những biến cố lịch sử. Khi George Washington thắng đế quốc Anh và đem lại độc lập cho Hoa Kỳ, ông được sự ủng hộ và yêu mến của đa số dân Mỹ. Nhiều phe nhóm muốn ông làm Vua hay Tổng Thống suốt đời. Tuy nhiên, ông nhất định exit sau một nhiệm kỳ và tạo một tiền lệ tốt đẹp cho nền dân chủ trẻ trung của Mỹ. Trong khi đó, ngài Mugabe cứ khăng khăng bám lấy ghế Tổng Thống của Zimbabwe sau 34 năm trị vì. Kết quả của sự “không chịu exit” này là một thảm hoạ cho đất nước và người dân Zimbabwe.
Nếu mọi người, từ một phó thường dân đến các lãnh đạo tối cao, thực hành văn hoá cũng như tư duy exit trong mọi ứng xử, đất nước này sẽ có thêm một “đôi hia bảy dặm” cho thời khó khăn của hội nhập và cạnh tranh. Chúng ta quá cần những dòng máu mới. Dù thực tế đôi khi buồn thảm như Malcolm Muggeridge đã than thở vào thời của ông ta,” Ít nhà lãnh đạo nào biết phong cách exit thật đẹp vào thời điểm thích hợp (Few leaders have been able to make a graceful exit at the appropriate time).

Alan Phan
(viết cho SGTT trong số báo exit để tái sinh dưới hính thức khác).

Source : GNA  
http://www.gocnhinalan.com/

Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam

VOA


Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam


Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington
Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington


VOA 28.02.2014                                                                                                                                                          


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 27/2 công bố một phúc trình thường
 niên, tổng kết tình hình nhân quyền thế giới năm 2013, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với các ví dụ cụ thể.

Trong bản báo cáo dài 46 trang, bản phúc trình nói rằng Việt Nam vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đã gây ra các vi phạm nhân quyền’.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam tiếp tục ‘giới hạn chặt chẽ quyền tự do chính trị của công dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ; tăng cường các biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự của công dân và có tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an’.

Phúc trình cũng nêu ra những trường hợp công an ‘đối xử sai trái’ với các nghi phạm bị giam giữ, trong đó có các vụ tử vong trong khi bị công an câu lưu.

Lần này, Bộ Ngoại giao Mỹ còn nêu đích danh một trường hợp mất tích mà cơ quan này cho rằng ‘có động cơ chính trị’. Đó là việc blogger Nguyễn Văn Dũng, hay còn gọi là Dũng Aduku bị mất tích từ ngày 21/8 và cho tới cuối năm 2013, vẫn chưa biết tung tích ở đâu và chính quyền cũng chưa chính thức lên tiếng về trường hợp này.

Hà Nội là một trong những cái tên được Ngoại trưởng Mỹ nêu lên trong phần phát biểu mở đầu buổi lễ công bố phúc trình nhân quyền thế giới.

Ông John Kerry nói rằng ông đã may mắn chứng kiến tận mắt ‘điều chúng ta có thể hoàn thành khi chúng ta thấy được sức mạnh của mình và sử dụng nó để gây ảnh hưởng, tiếp thêm sức mạnh cho người khác có thể thay đổi mọi thứ cho tốt đẹp hơn’. Ông nói:

“Các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự mà tôi đã gặp ở nhiều nước mà tôi tới trong đó có Hà Nội đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi. Họ là những người đã đứng lên bảo vệ các quyền cơ bản của [con người] là được lên tiếng và tụ họp một cách tự do”.

Phần báo cáo tương đối dài về Việt Nam cũng nêu lên trường hợp của các blogger như Lê Anh Hùng, Nguyễn Hoàng Vi, Mẹ Nấm, Điếu Cày hay các tù nhân mà các tổ chức nhân quyền gọi là tù nhân lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Đinh Đăng Định, Tạ Phong Tần và các nhà hoạt động như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Bắc Truyển.

Blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) nói với VOA Việt Ngữ rằng bà hoan nghênh bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:

“Tất cả những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nó sẽ không dừng lại ở trong phạm vi của Việt Nam mà nó đã đánh động được thế giới. Bằng cái nỗ lực nhỏ của mình và những anh chị em khác, tôi tin rằng mọi người sẽ cố đem sự thật, câu chuyện và bức tranh nhân quyền của Việt Nam đến với thế giới. Có lẽ không cần nói gì nhiều bởi vì mỗi ví dụ và mỗi sự cố xảy ra cho chúng tôi sẽ là một câu trả lời rõ ràng nhất. Chúng tôi hành động một cách ôn hòa vì quyền con người, và tôi cảm thấy vui vì ít nhất mình đã kể một phần sự thật ở Việt Nam cho những người khác ở bên ngoài Việt Nam biết”.

Tại buổi công bố phúc trình, trong phần hỏi đáp, Quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, bà Uzra Zeya, nói rằng phía Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam ở cấp cao nhất ‘tuân thủ các cam kết và các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của nước này”.

Cũng như nhiều tuyên bố của các giới chức ngoại giao Mỹ trước đây, bà Zeya cũng nói rằng việc tuân thủ các nghĩa vụ về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết sẽ có tác động tới việc Mỹ tiếp tục củng cố thêm nữa mối quan hệ song phương. Bà nói:

“Chúng tôi đã thể hiện các quan ngại sâu sắc về các trường hợp tù nhân chính trị như Lê Quốc Quân. Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên tất cả những vấn đề này. Chúng tôi rất quan ngại trước tin tức về vụ kết án 13 blogger công giáo hồi tháng 11 với các án tù từ 3 tới 13 năm tù giam. Giới hạn quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng; tống giam các nhà bất đồng chính kiến bằng cách sử dụng điều luật an ninh mơ hồ, hay hành hung các nhà hoạt động, mới nhất là vụ ông Nguyễn Bắc Truyển hôm thứ Hai vừa qua, là các mối quan ngại cơ bản của chúng tôi với Việt Nam”.

Bà Zeya cũng đề cập tới một sự kiện gần đây nhất, là việc một số các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam không thể tới Geneva để tham dự các sự kiện bên lề phiên họp kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa chính thức lên tiếng về bản phúc trình của Mỹ, nhưng Đài tiếng nói Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã đăng tải một bản tin ngắn, nói rằng ‘báo cáo nhân quyền 2013 vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam, trong đó có những vấn đề mà phía Mỹ gọi là ‘tù nhân lương tâm’ và ‘hạn chế quyền tự do ngôn luận’’’.

Trong khi đó, blogger Mẹ Nấm cho biết bà sẵn sàng ‘đối thoại trực tiếp’ với bất kỳ ai nói rằng bản phúc trình là sai lệch.

VOA