Hàn Thuỷ
làm lại từ đầu là điều bất khả, vậy chỉ có thể dựa trên bản của Khái Hưng mà võ vẽ thêm...
Sonnet, imité de l'italien
Félix Arvers
Đầu năm khai bút : Tại hạ, tuy ít có duyên với thơ, mỗi đầu năm cũng cố khai bút dịch một bài, gọi là học lấy cái đẹp trên đời này để được may mắn. Gần đây nhân đọc thấy trong một buổi tọa đàm về dịch thuật, có người nhắc đến bài thơ "Sonnet d'Arvers", nên tại hạ đã tò mò tìm xem và so với các bản dịch đọc được trên mạng. Bài này là một thí dụ điển hình cho việc dịch thơ, đã có đến ba bốn bản dịch tiếng Việt, và quả thực theo thiển ý bản dịch của Khái Hưng là tài hoa nhất. Bài mà ông đặt tên "Tình tuyệt vọng" này rất nổi tiếng ở VN thời Tự Lực Văn Đoàn, và bọn thanh niên mới lớn chúng tôi ở miền Nam đứa nào chẳng có lần bi bô "lòng ta chôn một mối tình...". Ấy là trước khi thời cuộc đổ xuống đầu bao nỗi đau khác từ đầu những năm 60... Người ta đã cho là Felix Arvers thành danh trong lịch sử văn học chỉ với một bài thơ, và phải nói bản dịch Khái Hưng ở Việt Nam cũng đã nổi tiếng như nguyên tác trên đất Pháp trong thế kỷ 19.
Tuy nhiên khi so với bản chính thấy Khái Hưng đã lược bớt một số ý và thêm vào môt số ý khác. Điều đó là tự nhiên. Nhưng cũng chính vì thế bậc tiền bối đã để lại cho kẻ hậu sinh một cơ hội học tập, có thể có một bản dịch sát nghĩa hơn mà vẫn giữ cái nhuần nhuyễn của bản dịch Khái Hưng chăng? Với tại hạ thì làm lại từ đầu là điều bất khả, vậy chỉ có thể dựa trên bản của Khái Hưng mà võ vẽ thêm. Mong được lượng thứ.
Dưới đây là nguyên tác, bản dịch nghĩa, bản dịch của Khái Hưng, và vài đề nghị sửa đổi nhỏ cho sát với nguyên tác hơn.
Hàn Thuỷ
Nguyên bản tiếng Pháp
(không có tựa)
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère,
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.
Dịch nghĩa
Tâm hồn tôi có điều sâu kín, đời tôi có sự bí mật
Một mối tình vĩnh cửu đã nảy sinh trong chốc lát :
Nỗi đau này không hy vọng, nên phải câm nín
Và người đã gây ra nó không hề biết
Hélas ! j'aurai passé près d'elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire.
Et j'aurai jusqu'au bout fait mon temps sur la terre,
N'osant rien demander et n'ayant rien reçu.
Than ôi ! tôi đi qua gần nàng mà nàng không để ý,
Luôn ở bên cạnh nàng mà vẫn lẻ loi.
Và tôi vẫn sẽ đi hết đời mình trên quả đất,
mà không dám cầu xin gì cũng như không nhận được gì
Pour elle, quoique Dieu l'ait faite douce et tendre,
Elle ira son chemin, distraite et sans entendre
Ce murmure d'amour élevé sur ses pas.
Về phần nàng, dù Thượng đế đã ban cho tính hiền thục và dịu dàng,
Nàng sẽ đi con đường của mình, lơ đãng và không nghe thấy
Lời thì thầm của tình yêu vọng lên từ dưới chân
A l'austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d'elle :
« Quelle est donc cette femme ? » et ne comprendra pas.
Với một bổn phận khắc khổ, sự chung thuỷ đạo hạnh,
Khi đọc những dòng này, mà toàn thể nói về nàng, nàng sẽ hỏi:
"Người phụ nữ nào đó vậy ?" và sẽ không thể hiểu ra.
Tình tuyệt vọng (*)
Lòng ta chôn một mối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hỡi ơi! người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi?
Người dù ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?
Bản dịch Khái Hưng
Tình tuyệt vọng
Lòng ta chôn một khối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu :
Tình tuyệt vọng, giấu nỗi sầu,
Mà người gieo thảm vẫn hầu không hay.
Hỡi ơi, người đó ta đây,
Bên ai hờ hững, ai hoài chiếc thân.
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Không gì trao nhận, không lần hé môi .
Nhu hoà dẫu sẵn nết trời,
Tấm lòng đã định, đường đời an nhiên.
Gót hài lơ đãng bước quên,
Dưới chân xào xạc vọng lên mối tình.
Một niềm tiết liệt đoan trinh,
Xem thơ nào biết là mình đấy thôi.
Bâng khuâng mới hỏi một lời,
Mấy dòng thơ ấy, nói người nào đây?
Bản đề nghị của Hàn Thuỷ,
dựa trên bản Khái Hưng
(*) Thật đáng tiếc trên mạng lưu hành quá nhiều dị bản. Bài này chúng tôi sao lại từ bản của Duy Lam :
http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/tainangdadang.shtml, trừ hai chỗ: "truyện riêng" xin viết lại thành "chuyện riêng", và "giòng thơ" thành "dòng thơ", cho hợp chính tả hiện nay. Chúng tôi vô cùng đa tạ bạn đọc nào, nếu có được bài thơ này (trong truyện ngắn "tình tuyệt vọng") trên bản in đầu, gửi cho một bản chụp để kiểm lại. Mặc dù chúng tôi tin tưởng nhà văn Duy Lam vì ông có quan hệ mật thiết với Khái Hưng, nhưng nếu có chứng từ thì vẫn hơn.
--------------------------------------------------------------------------------
Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France
diendan@diendan.org - Contributeurs
31/1/10
Nguyễn văn Tuấn : Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập
Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có
Sáng nay, thức dậy sớm để đọc báo và chuẩn bị cho một ngày làm việc, tôi bắt gặp bài này (“Sáu thông điệp từ một tuồng cải lương Hồ Quảng”) trên blog của Đinh Tấn Lực.
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/499/499
Đọc xong mà … ngậm ngùi cho ngôn ngữ.
Viết ra thì có thể là mang tiếng “vạch lá tìm sâu”, mà không viết ra thì thấy lòng cứ bức rức. Bức rức vì vấn đề có liên quan đến sỉ diện quốc gia. Tôi muốn nói đến văn bản bằng tiếng Anh về “Hội thảo Biển Đông” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà Đinh Tấn Lực có trích dẫn một đoạn ngắn. Đọc qua đoạn văn ngắn đó, tôi phát hiện rất nhiều sai sót và khiếm khuyết trong cách hành văn.
Đinh Tấn Lực nhận xét rất chí lí rằng một văn bản xuất phát từ Việt Nam, nước đang có tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa, mà cứ cấm đầu chúi mũi sử dụng cụm từ “South China Sea” liên tục. Một đoạn văn ngắn chỉ có 9 dòng, mà cụm từ “South China Sea” được lặp lại đến 6 lần! Danh chính ngôn thuận ở đâu?
Tôi có cảm giác rằng văn bản này được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì trong đó có nhiều đoạn rất … Việt Nam. Đó là những đoạn văn không hàm chứa thông tin, mà giống như là hô khẩu hiệu vậy. Chẳng hạn như câu này (“Developments in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific”) có lẽ dịch từ câu quen thuộc mà chúng ta vẫn thường hay nghe: "phù hợp", "xu hướng", "hợp tác" , v.v... Câu văn chẳng những có vấn đề về cú pháp mà còn vô nghĩa theo cái nhìn của người làm khoa học. “Xu hướng hợp tác cao hơn” là xu hướng gì? Câu văn kế tiếp không hề giải thích câu văn trước đó. Cụm từ “Asia Pacific” thường là tính từ; do đó, viết “In Asia-Pacific” là chưa hết nghĩa, chưa hết câu văn. Đáng lẽ phải viết là “In the Asia-Pacific region” hay "the Asia Pacific Basin", hay gì đó thì mới đầy đủ ý nghĩa.
Trong phần đầu, tác giả viết “THE BACKGROUND”. Tại sao lại có “THE” ở đây nhỉ? Đây là một trong những sai sót về tiếng Anh phổ biến nhất ở người Á châu, vì lúc nào cũng dùng mạo từ “the” một cách không thích hợp.
“Development in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific.”
•Câu văn này thoạt đầu cho thấy tác giả cũng có “võ” về tiếng Anh như cách dùng từ “in and related to” (trong “Development in and related to the South China Sea”), nhưng thật ra trong cách viết formal (nghiêm chỉnh) trong văn bản ngoại giao thì không thể chấp nhận được. Không chấp nhận được vì nó mang tính “informal”, kiểu như “chit chat” vậy.
•Cái khiếm khuyết thứ hai, tuy nhỏ, nhưng nó nói lên khả năng tiếng Anh của người viết: đó là cụm từ “by and large” cũng là một kiểu nói chit chat, một loại thành ngữ (idiom) hay ngôn ngữ đường phố, chứ không phải loại ngôn ngữ ngoại giao. Đáng lẽ nếu viết một cách nghiêm túc thì cần phải có hai dấu phẩy trước vào sau cụm-trạng-từ đó (như “… have been, by and large, …” ), hay thay by and large bằng largely (như “… have been largely …”) thì mới đúng hơn và nghiêm chỉnh hơn.
•Điểm thứ ba là giới từ trong “consistent to” rất ít ai sử dụng (nếu không muốn nói là sai sót); đáng lẽ phải viết rõ ràng hơn là “consistent with”.
“Efforts have been made by regional countries to stabilize the situation and seek the opportunities for cooperationin the South China Sea area.”
Về văn phạm, có 3 cái sai hiển nhiên trong câu văn này:
•Cái sai thứ nhất là mạo từ “the” (the situation, the opportunities) chẳng biết đề cập đến tình hình gì và cơ hội nào (chẳng thấy mô tả trước đó). Như tôi nói trên kia, đây là cái sai rất phổ biến ở người châu Á.
•Cái sai thứ hai là câu văn có 2 mệnh đề (stabilize -- ổn định, và seek -- tìm), nhưng stabilize thì có “to” còn seek thì thiếu “to”! Đáng lẽ phải viết là “to seek” mới đúng.
•Cái sai thứ ba là “South China Sea area”, vì từ “area” rất ít ai sử dụng cho biển. Vả lại, đâu có cần area trong cụm từ “South China Sea”!
Còn câu sau đây mới vui:
“These efforts have resulted in, among others, the ASEAN Declaration on the South China Sea in 1992, the adoption in 2004 of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) according to which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation in order to maintain regional stability in the South China Sea under the principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the …”
Chúng ta thấy gì qua câu văn này?
•Trước hết, đó là một câu văn dài lê thê, rối rắm. Một câu văn có hơn 84 chữ (thật ra là hơn 84 chữ vì Đinh Tấn Lực ngừng trích ở đó)!
•Thứ hai là có sự nhập nhằng về thời gian tính của câu “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea”. Có phải câu này nói năm 2004 ai đó chấp nhận tuyên bố về "Conduct of Parties in the South China Sea", hay là tuyên bố này ra đời vào năm 2004. Khi tôi tìm trên google thì tuyên bố này ra đời năm 2002! Có thể xem tuyên bố đó tại địa chỉ sau đây: www.aseansec.org/13163.htm
•Cái sai kế tiếp nữa là sai văn phạm. Đáng lẽ câu “… all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation” phải viết là “… which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and TO conduct maritime cooperation.”
•Còn cụm từ "the principles of the Charter of the United Nations" thì lượm thượm vì có quá nhiều "the". Thật ra, nếu muốn viết "the principles" thì phải nói rõ hơn nguyên tắc (principles) gì. Có lẽ nên viết là các nguyên tắc của hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945, tức là đáng lẽ phải viết đúng hơn và gọn hơn là: "according to the principles of the United Nations Charter in 1945".
Đáng lẽ tôi còn chỉ ra vài sai sót nữa, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây. Nói tóm lại, dù chỉ mới đọc qua một đoạn văn ngắn của văn bản quan trọng này, tôi có cảm giác đây là một văn bản được soạn thảo rất cẩu thả. Thở đời nay một Bộ Ngoại giao của một nước 86 triệu dân mà không nhớ nỗi năm của các tuyên bố hay nghị định của Liên hiệp quốc! Có lẽ vì sự cẩu thả này mà văn bản lộ ra nhiều sơ hở, rất dễ bị “đối phương” và “kẻ thù” lợi dụng để củng cố cho quan điểm của chúng.
Nếu tôi là quan chức của Bộ Ngoại giao, tôi sẽ không viết như văn bản này, mà sẽ viết cách khác nghiêm trang hơn (vì văn bản ngoại giao), sẽ kiểm tra cẩn thận các dữ liệu, sẽ cân nhắc cách sử dụng từ ngữ sao cho chặt chẽ, và sẽ nhờ nhiều người khác rành tiếng Anh đọc qua để sửa các lỗi văn phạm và cú pháp. Nhưng mọi chuyện trễ rồi, vì văn bản đã được gửi đi và đến tay “đối tác”. Tôi tưởng tượng các đối tác đọc xong và sẽ mỉm cười, cái cười rất … khó ưa.
Nếu bạn và tôi có phạm sai sót trong tiếng Anh thì chắc chẳng ai quan tâm, vì chúng ta chỉ là những cá nhân chẳng đại diện cho ai, những công dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Nhưng nếu một quan chức cao cấp, nhất là Bộ Ngoại giao, mà sai tiếng Anh thì đó là một điều đáng xấu hổ. Tôi viết ra những nhận xét này tuy thấy đau đau trong lòng, nhưng hoàn toàn với một tinh thần xây dựng, và cũng muốn góp phần làm cho nước ta giảm đến mức tối thiểu (giảm đến số 0 thì hay hơn) những sơ hở trên trường ngoại giao quốc tế.
NVT
TB. Còn vài sai sót nhỏ khác nữa. Ngay từ cái tên của hội đoàn đã có vấn đề. Văn bản viết:
“Co-Organizers: The Diplomatic Academy of Vietnam and Vietnamese Lawyers Association”
Tôi tưởng phải là “The Vietnamese Lawyers Association” mới đúng chứ.
Còn phần địa điểm và thời gian thì hứa là “Time and Venue”, tức là thời gian trước, rồi mới đến địa điểm, nhưng lại mô tả địa điểm trước rồi mới tới thời gian:
“Hanoi, Vietnam, 26-27 November, 2009.”
Mà, ngay cả đia điểm cũng không cụ thể. Bởi vì Hà Nội là thành phố lớn, cho nên viết “Hanoi, Vietnam” đố ai tìm ra địa điểm chính xác. Ngoài ra, phía trên thì tác giả viết theo kiểu Mĩ ("organizer") nhưng viết ngày tháng thì theo kiểu Anh! Đáng lẽ nếu viết theo kiểu Mĩ thì ngày tháng cũng phải viết là November 26-27, 2009, hay
November 26 to November 27, 2009.
Sáng nay, thức dậy sớm để đọc báo và chuẩn bị cho một ngày làm việc, tôi bắt gặp bài này (“Sáu thông điệp từ một tuồng cải lương Hồ Quảng”) trên blog của Đinh Tấn Lực.
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/499/499
Đọc xong mà … ngậm ngùi cho ngôn ngữ.
Viết ra thì có thể là mang tiếng “vạch lá tìm sâu”, mà không viết ra thì thấy lòng cứ bức rức. Bức rức vì vấn đề có liên quan đến sỉ diện quốc gia. Tôi muốn nói đến văn bản bằng tiếng Anh về “Hội thảo Biển Đông” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà Đinh Tấn Lực có trích dẫn một đoạn ngắn. Đọc qua đoạn văn ngắn đó, tôi phát hiện rất nhiều sai sót và khiếm khuyết trong cách hành văn.
Đinh Tấn Lực nhận xét rất chí lí rằng một văn bản xuất phát từ Việt Nam, nước đang có tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa, mà cứ cấm đầu chúi mũi sử dụng cụm từ “South China Sea” liên tục. Một đoạn văn ngắn chỉ có 9 dòng, mà cụm từ “South China Sea” được lặp lại đến 6 lần! Danh chính ngôn thuận ở đâu?
Tôi có cảm giác rằng văn bản này được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì trong đó có nhiều đoạn rất … Việt Nam. Đó là những đoạn văn không hàm chứa thông tin, mà giống như là hô khẩu hiệu vậy. Chẳng hạn như câu này (“Developments in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific”) có lẽ dịch từ câu quen thuộc mà chúng ta vẫn thường hay nghe: "phù hợp", "xu hướng", "hợp tác" , v.v... Câu văn chẳng những có vấn đề về cú pháp mà còn vô nghĩa theo cái nhìn của người làm khoa học. “Xu hướng hợp tác cao hơn” là xu hướng gì? Câu văn kế tiếp không hề giải thích câu văn trước đó. Cụm từ “Asia Pacific” thường là tính từ; do đó, viết “In Asia-Pacific” là chưa hết nghĩa, chưa hết câu văn. Đáng lẽ phải viết là “In the Asia-Pacific region” hay "the Asia Pacific Basin", hay gì đó thì mới đầy đủ ý nghĩa.
Trong phần đầu, tác giả viết “THE BACKGROUND”. Tại sao lại có “THE” ở đây nhỉ? Đây là một trong những sai sót về tiếng Anh phổ biến nhất ở người Á châu, vì lúc nào cũng dùng mạo từ “the” một cách không thích hợp.
“Development in and related to the South China Sea have by and large been consistent to the overall contemporary trend toward greater cooperation in Asia-Pacific.”
•Câu văn này thoạt đầu cho thấy tác giả cũng có “võ” về tiếng Anh như cách dùng từ “in and related to” (trong “Development in and related to the South China Sea”), nhưng thật ra trong cách viết formal (nghiêm chỉnh) trong văn bản ngoại giao thì không thể chấp nhận được. Không chấp nhận được vì nó mang tính “informal”, kiểu như “chit chat” vậy.
•Cái khiếm khuyết thứ hai, tuy nhỏ, nhưng nó nói lên khả năng tiếng Anh của người viết: đó là cụm từ “by and large” cũng là một kiểu nói chit chat, một loại thành ngữ (idiom) hay ngôn ngữ đường phố, chứ không phải loại ngôn ngữ ngoại giao. Đáng lẽ nếu viết một cách nghiêm túc thì cần phải có hai dấu phẩy trước vào sau cụm-trạng-từ đó (như “… have been, by and large, …” ), hay thay by and large bằng largely (như “… have been largely …”) thì mới đúng hơn và nghiêm chỉnh hơn.
•Điểm thứ ba là giới từ trong “consistent to” rất ít ai sử dụng (nếu không muốn nói là sai sót); đáng lẽ phải viết rõ ràng hơn là “consistent with”.
“Efforts have been made by regional countries to stabilize the situation and seek the opportunities for cooperationin the South China Sea area.”
Về văn phạm, có 3 cái sai hiển nhiên trong câu văn này:
•Cái sai thứ nhất là mạo từ “the” (the situation, the opportunities) chẳng biết đề cập đến tình hình gì và cơ hội nào (chẳng thấy mô tả trước đó). Như tôi nói trên kia, đây là cái sai rất phổ biến ở người châu Á.
•Cái sai thứ hai là câu văn có 2 mệnh đề (stabilize -- ổn định, và seek -- tìm), nhưng stabilize thì có “to” còn seek thì thiếu “to”! Đáng lẽ phải viết là “to seek” mới đúng.
•Cái sai thứ ba là “South China Sea area”, vì từ “area” rất ít ai sử dụng cho biển. Vả lại, đâu có cần area trong cụm từ “South China Sea”!
Còn câu sau đây mới vui:
“These efforts have resulted in, among others, the ASEAN Declaration on the South China Sea in 1992, the adoption in 2004 of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) according to which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation in order to maintain regional stability in the South China Sea under the principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the …”
Chúng ta thấy gì qua câu văn này?
•Trước hết, đó là một câu văn dài lê thê, rối rắm. Một câu văn có hơn 84 chữ (thật ra là hơn 84 chữ vì Đinh Tấn Lực ngừng trích ở đó)!
•Thứ hai là có sự nhập nhằng về thời gian tính của câu “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea”. Có phải câu này nói năm 2004 ai đó chấp nhận tuyên bố về "Conduct of Parties in the South China Sea", hay là tuyên bố này ra đời vào năm 2004. Khi tôi tìm trên google thì tuyên bố này ra đời năm 2002! Có thể xem tuyên bố đó tại địa chỉ sau đây: www.aseansec.org/13163.htm
•Cái sai kế tiếp nữa là sai văn phạm. Đáng lẽ câu “… all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and conduct maritime cooperation” phải viết là “… which all signing parties pledged to seek peaceful solutions to disputes and TO conduct maritime cooperation.”
•Còn cụm từ "the principles of the Charter of the United Nations" thì lượm thượm vì có quá nhiều "the". Thật ra, nếu muốn viết "the principles" thì phải nói rõ hơn nguyên tắc (principles) gì. Có lẽ nên viết là các nguyên tắc của hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945, tức là đáng lẽ phải viết đúng hơn và gọn hơn là: "according to the principles of the United Nations Charter in 1945".
Đáng lẽ tôi còn chỉ ra vài sai sót nữa, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây. Nói tóm lại, dù chỉ mới đọc qua một đoạn văn ngắn của văn bản quan trọng này, tôi có cảm giác đây là một văn bản được soạn thảo rất cẩu thả. Thở đời nay một Bộ Ngoại giao của một nước 86 triệu dân mà không nhớ nỗi năm của các tuyên bố hay nghị định của Liên hiệp quốc! Có lẽ vì sự cẩu thả này mà văn bản lộ ra nhiều sơ hở, rất dễ bị “đối phương” và “kẻ thù” lợi dụng để củng cố cho quan điểm của chúng.
Nếu tôi là quan chức của Bộ Ngoại giao, tôi sẽ không viết như văn bản này, mà sẽ viết cách khác nghiêm trang hơn (vì văn bản ngoại giao), sẽ kiểm tra cẩn thận các dữ liệu, sẽ cân nhắc cách sử dụng từ ngữ sao cho chặt chẽ, và sẽ nhờ nhiều người khác rành tiếng Anh đọc qua để sửa các lỗi văn phạm và cú pháp. Nhưng mọi chuyện trễ rồi, vì văn bản đã được gửi đi và đến tay “đối tác”. Tôi tưởng tượng các đối tác đọc xong và sẽ mỉm cười, cái cười rất … khó ưa.
Nếu bạn và tôi có phạm sai sót trong tiếng Anh thì chắc chẳng ai quan tâm, vì chúng ta chỉ là những cá nhân chẳng đại diện cho ai, những công dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Nhưng nếu một quan chức cao cấp, nhất là Bộ Ngoại giao, mà sai tiếng Anh thì đó là một điều đáng xấu hổ. Tôi viết ra những nhận xét này tuy thấy đau đau trong lòng, nhưng hoàn toàn với một tinh thần xây dựng, và cũng muốn góp phần làm cho nước ta giảm đến mức tối thiểu (giảm đến số 0 thì hay hơn) những sơ hở trên trường ngoại giao quốc tế.
NVT
TB. Còn vài sai sót nhỏ khác nữa. Ngay từ cái tên của hội đoàn đã có vấn đề. Văn bản viết:
“Co-Organizers: The Diplomatic Academy of Vietnam and Vietnamese Lawyers Association”
Tôi tưởng phải là “The Vietnamese Lawyers Association” mới đúng chứ.
Còn phần địa điểm và thời gian thì hứa là “Time and Venue”, tức là thời gian trước, rồi mới đến địa điểm, nhưng lại mô tả địa điểm trước rồi mới tới thời gian:
“Hanoi, Vietnam, 26-27 November, 2009.”
Mà, ngay cả đia điểm cũng không cụ thể. Bởi vì Hà Nội là thành phố lớn, cho nên viết “Hanoi, Vietnam” đố ai tìm ra địa điểm chính xác. Ngoài ra, phía trên thì tác giả viết theo kiểu Mĩ ("organizer") nhưng viết ngày tháng thì theo kiểu Anh! Đáng lẽ nếu viết theo kiểu Mĩ thì ngày tháng cũng phải viết là November 26-27, 2009, hay
November 26 to November 27, 2009.
29/1/10
Ba Câu Trả Lời Mầu Nhiệm
Ba Câu Trả Lời Mầu Nhiệm (Trích từ Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức)
THÍCH NHẤT HẠNH
Ba câu hỏi ấy là:
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
Đó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại. Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào.
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Đồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.Nhà vua tới gần ông đạo và nói: 'Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?'
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo: "Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
- Xin bệ hạ tha tội cho thần
- Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?
- Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến, bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa.
- Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần.
Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà.
Vua hỏi: Trả lời bao giờ đâu nào?
- Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.
* * *
Tolstoy là một vị Bồ tát trong câu chuyện trên. Nhà văn hóa này đã thấy được ý nghĩa của cuộc sống và phương thức sống. Làm thế nào để ta sống giờ phút hiện tại, sống ngay với người ta chung đụng hàng ngày, làm ngay điều có thể giúp họ bớt khổ đau, thêm hạnh phúc. Làm thế nào? Câu trả lời là: phải thực tập chánh niệm. Nguyên tắc của Tolstoy nêu ra đó, xem như là dễ, nhưng muốn thực hiện nghiêm chỉnh phải nhờ những phương pháp quán niệm cụ thể mà ta tìm thấy nơi đạo Phật.
THÍCH NHẤT HẠNH
Ba câu hỏi ấy là:
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
Đó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại. Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào.
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Đồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.Nhà vua tới gần ông đạo và nói: 'Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?'
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo: "Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
- Xin bệ hạ tha tội cho thần
- Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?
- Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến, bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa.
- Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần.
Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà.
Vua hỏi: Trả lời bao giờ đâu nào?
- Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.
* * *
Tolstoy là một vị Bồ tát trong câu chuyện trên. Nhà văn hóa này đã thấy được ý nghĩa của cuộc sống và phương thức sống. Làm thế nào để ta sống giờ phút hiện tại, sống ngay với người ta chung đụng hàng ngày, làm ngay điều có thể giúp họ bớt khổ đau, thêm hạnh phúc. Làm thế nào? Câu trả lời là: phải thực tập chánh niệm. Nguyên tắc của Tolstoy nêu ra đó, xem như là dễ, nhưng muốn thực hiện nghiêm chỉnh phải nhờ những phương pháp quán niệm cụ thể mà ta tìm thấy nơi đạo Phật.
Trần Chung Ngọc : Câu chuyện "Big bang"
Câu chuyện "Big bang"
Trần Chung Ngọc
nctran@juno.com
--------------------------------------------------------------------------------
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe)뮠Đó là thuyết "Big Bang". Thực ra, đằng sau thuyết Big Bang là cả một rừng toán học phức tạp, những thành quả khoa học qua nhiều thời đại, kỹ thuật đo lường với những dụng cụ tối tân nhất của khoa học kỹ thuật ngày nay v.. v.., sản phẩm của những đầu óc có thể nói là sáng nhất trong giới khoa học. Tuy nhiên, muốn hiểu Big Bang không phải là khó, chúng ta chỉ cần dùng cặp mắt trần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể "thấy rõ" vũ trụ đã sinh ra từ một Big Bang. Mặt khác, chúng ta cũng có thể "thấy" Big Bang ngay trong chiếc TV mà chúng ta thường coi hàng ngày. Tôi sẽ trở lại về những cái "thấy" này trong một đoạn sau. Trong phần trình bày sau đây, tôi sẽ cố gắng viết về thuyết này một cách giản dị để cống hiến quý độc giả "câu chuyện Big Bang". Tuy nhiên, vì đây là một đề tài khoa học và khả năng của tôi chỉ có hạn, cho nên, nếu có độc giả nào đọc bài này mà phát dị ứng với khoa học thì đó là tại vì tôi chưa đủ khả năng để diễn giải rõ ràng một vấn đề, chứ không phải vì độc giả đó chưa đủ trí tuệ để hiểu. Một mặt khác, khoa học cần nhiều đến suy nghĩ và tưởng tượng. Cho nên, trong bài viết này tôi đòi hỏi độc giả đôi chút óc tưởng tượng và suy tư của con người.
Thật là kỳ lạ, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, diệt. Ngày nay, trước những khám phá mới nhất của khoa học, từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi là đúng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật cũng nói rõ: "Ngoài thế giới nhỏ nhoi của chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới khác", và đã mô tả hình dạng của các thế giới này rất chính xác, thí dụ như có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình nở như hoa v..v.. 22 thế kỷ sau, vào thế kỷ 17, khoa học gia Giordano Bruno cũng đưa ra quan niệm là ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác. Ông bị giam 6 năm tù rồi đưa ra tòa án xử dị giáo. Tội của ông? Nhận định của ông trái với những lời "mặc khải" không thể nào sai lầm của Thượng đế trong Thánh Kinh: thế giới của chúng ta gồm có trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vị sao mà mắt trần của chúng ta nhìn thấy hàng ngày là thế giới duy nhất mà Thượng đế tạo ra và trái đất là trung tâm của thế giới này. Vì là một Linh Mục dòng Đa Minh, tòa sẽ trả tự do cho ông nếu ông rút lại nhận định trái ngược với Thánh Kinh trên và tuyên bố là mình sai lầm. Nhưng có vẻ như ông là đệ tử của cụ Khổng nên có tư cách của người quân tử: "uy vũ bất năng khuất" nên ông không chịu "sửa sai". Kết quả là ông bị tòa án xử dị giáo xử có tội, tuyệt thông ông (nghĩa là khai trừ ông ra khỏi giáo hội, không cho ông hưởng các "bí tích" và lên Thiên đường hiệp thông cùng Chúa) và mang ông đi thiêu sống. (Xin đọc các bài "Phật Giáo và Vũ Trụ Học" và "Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học".) Từ những sự kiện trên, chúng ta thấy rằng, trí tuệ của Đức Phật đã vượt xa trí tuệ của Thượng đế trong Thánh Kinh, ít ra là về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ. Bởi vậy, một trong 10 danh hiệu người đời gọi Đức Phật là "Thiên, Nhân Sư", nghĩa là bậc Thầy của những bậc sống trên Trời và của con người sống trên trái đất.
Ngày nay, các khoa học gia đều công nhận chúng ta đang sống trong một vũ trụ sống động, thay đổi liên tục. Vũ trụ, cũng như mọi vật trong đó, từ nhỏ như một vi khuẩn cho tới lớn như một ngôi sao v..v.. đều có một đời sống, nghĩa là, được sinh ra và sẽ chết đi. Vấn đề sinh tử không còn xa lạ gì với con người, nhưng vấn đề các ngôi sao, và rất có thể cả vũ trụ, cũng sinh tử thì thực ra các khoa học gia mới chỉ biết tới cách đây khoảng chưa đầy 80 năm. Khoa học ngày nay đã thấy lại, sau cái thấy của Đức Phật gần 25 thế kỷ, về sự cấu tạo và tính cách vô thường của vũ trụ.
Cho tới đầu thập niên 1920, các nhà vũ trụ học (vũ trụ học là môn học khảo sát về nguồn gốc, sự tiến hóa và sự cấu tạo của vũ trụ) đều cho rằng vũ trụ chỉ là giải Ngân Hà mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh trong đó có trái đất) của chúng ta nằm trong đó, và vũ trụ này có vẻ như vô cùng tận, thường hằng, nghĩa là không thay đổi và có tính cách vĩnh cửu (eternal). Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way), trong đó có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ.
Ngoài giải Ngân Hà ra còn cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong vũ trụ. Mỗi Thiên Hà đều chứa ít ra là cả tỷ ngôi sao, tương tự như giải Ngân HàﮠTrong vũ trụ, giải Ngân Hà có dạng của một cái đĩa, rộng khoảng 100000 (một trăm ngàn) năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ của chúng ta ở cách tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Chúng ta đều biết, ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Chúng ta cũng biết một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày có 24 giờ, và một năm có khoảng 365 ngày. Do đó, chúng ta có thể tính ra khoảng cách của một năm ánh sáng. Khoảng cách này vào khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) cây số, hoặc gần 6000000000000 (6 ngàn tỷ) Miles.
Làm sao mà các khoa học gia có thể đo được những khoảng cách vô cùng lớn như vậy? Lẽ dĩ nhiên không phải đo bằng thước mà bằng một phương pháp gián tiếp qua những dụng cụ khoa học, và đây chính là sự kỳ diệu của những phát minh khoa học song hành với sự phát triển trí tuệ của con người.
Năm 1923, khi quan sát khối tinh vân (nebula) Andromeda, một khối trông như một đám bụi sáng mờ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt trần, qua một kính thiên văn vĩ đại tân kỳ có đường kính khoảng hai thước rưỡi, Edwin Hubble nhận ra rằng đó không phải là một khối tinh vân mà chính là một thiên hà tương tự như giải ngân hà. Quan sát kỹ, Hubble nhận thấy trong thiên hà này có những ngôi sao mà độ sáng của nó thay đổi một cách đều đặn, nghĩa là hiện tượng ngôi sao mới đầu sáng, rồi mờ đi, rồi lại sáng trở lại, và cứ tiếp tục thay đổi đều đặn như vậy. Các ngôi sao thay đổi độ sáng này có tên khoa học là Cepheid (Cepheid variables) . Thời gian của một chu trình thay đổi này tùy thuộc ở độ sáng trung bình của ngôi sao. Chu trình thay đổi này có thể kéo dài trong khoảng từ 1 tới 50 ngày, tùy theo ngôi sao, nhưng rất đều đặn, thí dụ 15 ngày chẳng hạn, đối với một ngôi sao nào đó. Thời gian của chu trình này cho chúng ta biết chính xác độ sáng của ngôi sao đó. Và độ sáng biểu kiến (apparent brightness), nghĩa là thấy vậy mà không phải thực là vậy, của các ngôi sao ghi giữ lại trên các kính thiên văn sẽ cho chúng ta biết khoảng cách từ ngôi sao đến trái đất, vì theo một định luật đã được kiểm chứng trong khoa học, độ sáng biểu kiến chẳng qua chỉ là độ sáng thật chia cho bình phương của khoảng cách. Thí dụ, nếu chúng ta đo thấy độ sáng biểu kiến của ngôi sao A chỉ sáng bằng một phần tư độ sáng biểu kiến của ngôi sao B thì chúng ta có thể kết luận là ngôi sao A ở xa chúng ta gấp đôi ngôi sao B, vì bình phương của một nửa là một phần tư.
Qua kỹ thuật đo khoảng cách này, các khoa học gia biết rằng thiên hà Andromeda cách xa chúng ta khoảng hai triệu năm ánh sáng (700 ngàn parsec) và là thiên hà hàng xóm gần chúng ta nhất. Với những kính thiên văn ngày cáng tân kỳ có khả năng ghi lại những ánh sáng rất yếu, từ rất xa, các khoa học gia đã biết được có những thiên hà cách xa chúng ta cả chục triệu năm ánh sáng, cả trăm triệu năm ánh sáng, rồi đến cả chục tỷ năm ánh sáng.
Các khoa học gia thường có thói xấu là "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày chủ nhật" và cứ lập đi lập lại một thí nghiệm để chắc rằng những dữ kiện khoa học phù hợp nhau, từ đó mới đưa ra những xác định khoa học. Tới năm 1929, Edwin Hubble nhận ra một hiện tượng kỳ lạ: có vẻ như các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa chúng ta. Hiện tượng trên chính là căn bản thuyết lý của Big Bang. Để hiểu rõ vấn đề, có lẽ chúng ta cần đi thêm vào chút ít chi tiết.
Sở dĩ Edwin Hubble khám phá ra hiện tượng trên là vì, khi quan sát những quang phổ (spectrum) ánh sáng từ các thiên hà, ông thấy vị trí của toàn bộ quang phổ này thay đổi với thời gian. Chúng ta biết rằng, dùng một lăng kính (prism) chúng ta có thể phân ánh sáng trắng của mặt trời ra làm bảy màu khác nhau, tương tự như những màu ta nhìn thấy trên một cầu vồng sau một cơn mưa, đó là quang phổ của ánh sáng mặt trời. Tương tự, ánh sáng từ các thiên hà, khi đi qua một quang phổ kế (spectroscope), nghĩa là một tổ hợp của kính hiển vi (microscope) và lăng kính (prism), cũng cho chúng ta những quang phổ tương ứng. Quan sát kỹ những quang phổ này, chúng ta thấy ngoài những màu chính còn có những vạch sáng và tối xen kẽ. Không đi vào chi tiết, chúng ta có thể nói rằng, vị trí của những vạch này cho chúng ta biết những nguyên tố đã phát ra ánh sáng tạo thành quang phổ đó, vì với mỗi nguyên tố, vị trí của những vạch này cố định. Nhưng khi quan sát những quang phổ này, Hubble thấy chúng chuyển sang phía đỏ (redshift), điều này chứng tỏ các thiên hà tương ứng với những quang phổ chuyển sang phía đỏ trên đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta. Đây là kết quả của một hiện tượng trong khoa học gọi là Hiệu Ứng Doppler (Doppler Effect). Trước khi đi vào chi tiết của hiệu ứng này, chúng ta cấn biết qua về cấu trúc của ánh sáng.
Về phương diện sinh lý, cặp mắt của con người quả thật vô cùng hạn hẹp. Chúng ta nhận biết được vật chất là vì có ánh sáng. Nhưng ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là một phần rất nhỏ của các loại "ánh sáng" gọi chung là sóng điện từ (electromagnetic waves). Những sóng này vừa dao động (rung) vừa truyền trong không gian với một tốc độ rất nhanh, như chúng ta đã biết, khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Số rung trong một giây đồng hồ được gọi là tần số rung của sóng. Các sóng này có thể rung tương đối chậm, có tần số khoảng một triệu lần (chu kỳ) trong một giây, đó là các sóng phát thanh ngắn (radio short waves), hoặc rung rất nhanh, khoảng một triệu tỷ tỷ chu kỳ trong một giây, đó là những tia quang tuyến X , tia Gamma. Khoảng cách sóng truyền đi trong không gian sau mỗi chu kỳ (một lần rung) gọi là độ dài sóng (wavelength). Độ dài sóng của các tia X, tia Gamma chỉ vào khoảng một-phần-triệu-tỷ mét, nghĩa là vô cùng nhỏ, ta có thể tạm coi là 0. Các sóng phát thanh ngắn có độ dài sóng vào khoảng 100 mét. Vậy nếu ta biểu diễn độ dài sóng của các loại ánh sáng trên một trục ngang, từ 0 tới 100 mét, nghĩa là trên một đoạn dài 100 mét, thì phạm vi ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng đôi mắt trần chỉ chưa tới một phần ngàn của một ly mét, hay là một phần triệu của một mét, trong khoảng từ 0,4 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng tím) tới 0,6 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng màu đỏ), một chấm nhỏ mà mắt con người không thể nào nhìn thấy được. Vâng, chỉ như vậy thôi, và các con số trên không lạ gì với các học sinh trung học.
Trở lại hiệu ứng Doppler, chúng ta chắc ai cũng có kinh nghiệm nghe tiếng còi của xe cứu thương hay xe cảnh sát thay đổi khi xe tiến lại gần, qua ta và rồi di chuyển ra xa. Tiếng còi nghe cao dần khi xe tiến lại gần ta và rồi trở thành trầm dần khi rời xa ta. Hiện tượng này chính là hiệu ứng Doppler, sóng âm thanh co lại hoặc dãn ra tùy theo âm thanh đó tiến lại gần ta hay rời xa ta. Vì sóng âm thanh di chuyển trong không gian với một vận tốc cố định nên âm thanh cao rung nhanh hơn và tương ứng với độ dài sóng ngắn hơn, và âm thanh trầm rung chậm hơn và tương ứng với độ dài sóng dài hơn. Sóng ánh sáng cũng vậy, truyền trong không gian với một vận tốc cố định. Cho nên khi quang phổ của ánh sáng, phát ra từ các thiên hà, chuyển sang phía đỏ, nghĩa là phía những sóng ánh sáng có độ dài sóng dài hơn, thì chúng ta có thể kết luận là các thiên hà đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta. Điều này có nghĩa là vũ trụ không phải là thường hằng, luôn luôn như vậy, không thay đổi, mà là đang nở rộng ra. Ngoài ra, Hubble cũng còn khám phá ra một định luật mang tên ông (Hubble's law): rằng vận tốc di chuyển ra xa của các thiên hà thì tỷ lệ với khoảng cách giữa thiên hà và trái đất. Thí dụ, một thiên hà A ở xa trái đất gấp đôi thiên hà B thì vận tốc di chuyển của thiên hà A sẽ nhanh gấp đôi vận tốc di chuyển của thiên hà B.
Vậy, nếu ngày nay chúng ta có bằng chứng khoa học rằng vũ trụ đang nở rộng thì đi ngược thời gian chúng ta có thể tưởng tượng rằng vũ trụ trước đây nhỏ hơn bây giờ, trong đó các thiên hà gần nhau hơn. Tiếp tục đi ngược thời gian, chúng ta có thể thấy rằng, một thời nào đó, các thiên hà phải rất gần nhau, chồng chất lên nhau, không còn khoảng không gian nào giữa các thiên hà hay vật chất trong vũ trụ. Luận cứ này đưa tới quan niệm về Big Bang: vũ trụ thành hình do một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng (vì tất cả vật chất trong vũ trụ được ép lại thành một điểm). Nóng bao nhiêu độ và đặc như thế nào, các khoa học gia đã tính ra được nhiệt độ và tỉ trọng của dị điểm này, tôi sẽ đưa ra vài con số trong một đoạn sau.
Quan niệm về một Big Bang không hẳn là khó hiểu, vì chúng ta có những hình ảnh tương tự, thí dụ như một chiếc pháo bông nổ trên trời, một quả bom nổ văng ra những mảnh bom có thể rất xa và khắp mọi hướng v..v.. Chỉ có một điều khác biệt, pháo bông hay bom nổ xảy ra trong một khoảng không gian đã có sẵn, còn Big Bang là sự nổ bùng của một dị điểm cùng lúc tạo ra không gian và thời gian. Những khái niệm thông thường về thời gian và không gian mà chúng ta thường hiểu không áp dụng được trước khi Big Bang bùng nổ. Cho nên, câu hỏi: "vào thời điểm nào và dị điểm nằm ở đâu để mà bùng nổ?" hoàn toàn không có nghĩa, ít ra là đối với những khoa học gia..
Thật ra, sự nở rộng của vũ trụ đã được tiên đoán trong thuyết Tương Đối của nhà Vật Lý Học Albert Einstein. Những phương trình toán học trong thuyết Tương Đối suy rộng (General Theory of Relativity) của Einstein đã tiên đoán hiện tượng này. Nhưng vào thời điểm cuối thập niên 1910, quan niệm của các khoa học gia Tây Phương về một vũ trụ thường hằng, luôn luôn như vậy không thay đổi từ vô thỉ đến vô chung, một quan niệm mà thực chất là bác bỏ thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo, đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, kể cả Einstein. Cho nên, trong những phương trình toán học của thuyết Tương Đối, thay vì trình bày sự tiên đoán trên, Einstein đã cho vào các phương trình toán học của ông một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Về sau, Einstein công nhận đó là một sai lầm lớn nhất (biggest blunder) trong suốt cuộc đời phục vụ cho khoa học của ông. Tuy vậy, Einstein vẫn được cả thế giới tôn vinh là một khoa học gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Muốn hiểu tại sao thế giới lại tôn vinh Einstein như trên, cóẽ chúng ta cũng nên biết qua thuyết Tương Đối của Einstein và chỗ đứng của thuyết này trong thuyết Big Bang. Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp (Special theory of Relativity) để giải thích bản chất của không gian và thời gian. Thuyết này, ngoài sự chứng minh tính chất tương đối của không gian và thới gian, còn cho chúng ta biết vận tốc của ánh sáng, thường được viết bằng ký hiệu c, là một vận tốc giới hạn, nghĩa là không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, do đó vận tốc của ánh sáng là một hằng số tuyệt đối (absolute constant). Einstein cũng cho chúng ta biết sự tương quan giữa năng lượng (energy) và vật chất (matter) qua phương trình E = mc2, E là năng lượng tương ứng với khối lượng m của vật chất, và c là vận tốc của ánh sáng. Một điểm đặc biệt khác của thuyết tương đối hẹp của Einstein là thuyết này đã tổ hợp không gian và thời gian thành một miền chung có tên khoa học là miền liên tục khônggian - thờigian (spacetime continuum), được mô tả bởi một tập hợp các phương trình. Miền liên tục khônggian - thờigian này thành ra có 4 chiều, 3 chiều cho không gian và một chiều cho thời gian. Đầu óc của chúng ta đã quen với một không gian 3 chiều trong đó 3 trục ngang, dọc, và thẳng đứng thẳng góc với nhau, nên chúng ta khó có thể quan niệm một trục thứ tư, trục thời gian, thẳng góc với cả 3 trục trên. Nhưng những phương trình toán học trong thuyết tương đối hẹp của Einstein lại cho chúng ta "thấy" rõ rằng miền liên tục khônggian - thờigian đúng là như vậy, vì trong những phương trình này, chiều thứ tư, chiều thời gian, bằng cách nào đó lại dính đến những khoảng cách âm (negative distances), biểu thị bằng một dấu trừ trước thông số thời gian, ký hiệu là t, trong các phương trình. Không đi vào chi thiết phức tạp của các phương trình toán học, chúng ta có thể dùng một hình ảnh giản dị hơn để có một khái niệm về miền liên tục 4 chiều.
Chúng ta hãy tưởng tượng miền liên tục khônggian - thờigian này giống như một tờ cao su rộng, được căng thẳng như mặt trống chẳng hạn. Trên mặt tấm cao su này chúng ta hãy vẽ một trục biểu thị sự chuyển động trong không gian, và một trục thẳng góc với trục trên biểu thị sự chuyển động trong thời gian. Nói một cách toán học thì 3 chiều trong không gian đều tương đương như nhau, nên chúng ta có thể tưởng tượng một trục có thể tượng trưng cho cả 3. Bây giờ chúng ta hãy lăn một viên bi trên tấm cao su đó, chúng ta có hình ảnh của một vật chuyển động trong miền liên tục khônggian - thờigian.
Nhưng đây là sự chuyển động của một vật trong một mẫu khônggian - thờigian phẳng lì (flat spacetime), nghĩa là trong không gian và thời gian thuần túy. Thực tế là, trong vũ trụ không phải chỉ có không gian không, mà còn có hằng hà sa số các thiên hà như chúng ta đã biết. Do đó, Einstein đã để ra 10 năm để nghiên cứu, tìm cách đưa tác dụng của trọng trường, nghĩa là ảnh hưởng của vật chất, vào trong thuyết tương đối của ông. Ông đã thành công năm 1915 với kết quả là thuyết tương đối rộng (General theory of relativity), một thuyết có thể giải thích, mô tả sự tương quan giữa không gian, thời gian, và vật chất, nghĩa là vũ trụ.
Muốn hiểu ảnh hưởng của vật chất trong việc giải thích vũ trụ, chúng ta hãy lấy lại mẫu khônggian - thờigian phẳng lì trên, và trên tấm cao su căng thẳng chúng ta hãy đặt một khối nặng trên đó. Hiển nhiên là tấm cao su sẽ bị trũng xuống nơi chúng ta đặt khối nặng trên. Lăn một viên bi trên tấm cao su theo một đường thẳng qua gần khối nặng trên, viên bi không di chuyển theo đường thẳng mà lại quẹo vào gần chỗ trũng trên tấm cao su rồi tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo đã bị uốn cong này. Điều này chứng tỏ khônggian - thờigian bị uốn cong và biến dạng bởi những vật nặng, thí dụ như mặt trời, trong đó, và quỹ đạo của bất cứ cái gì, kể cả ánh sáng, di chuyển qua và gần vật nặng đó cũng bị uốn cong trong cái vùng biến dạng của khônggian - thờigian. Hiện tượng này đã được kiểm chứng và đo được một cách khá chính xác. Ngay từ năm 1919, các nhà vũ trụ học đã có thể đo được mức độ uốn cong của ánh sáng khi đi qua gần mặt trời. Thuyết tương đối của Einstein đã tiên đoán rất đúng mức độ uốn cong này.
Sau sự khám phá của Hubble là vũ trụ đang nở rộng, các khoa học gia đã dùng lại những phương trình toán học của Einstein, bỏ đi cái hằng số vũ trụ mà Einstein cho vào để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Kết quả là các phương trình này mô tả rất chính xác vũ trụ của chúng ta.
Thật ra thì người đầu tiên dùng những phương trình toán học trong thuyết tương đối của Einstein để đưa ra một thuyết về nguồn gốc của vũ trụ mà ngày nay chúng ta gọi là Big Bang là một linh mục người Bỉ tên là George Lemaitre. Nhưng Lemaitre chỉ dùng những phương trình này để tính ngược tới một thời điểm mà vũ trụ được thu gọn trong một trái cầu lớn hơn mặt trời khoảng 30 lần mà ông ta gọi là "nguyên tử đầu tiên" (primeval atom), còn được biết dưới danh từ "trứng vũ trụ" (cosmic egg). Theo Lemaitre thì, vì những lý do không rõ, trái trứng vũ trụ này nổ bùng tạo thành vũ trụ của chúng ta ngày nay. Nhưng các phương trình của Einstein lại cho phép chúng ta đi ngược thời gian xa hơn nữa, tới một thời điểm mà tất cả vũ trụ được thu gọn trong một điểm mà danh từ khoa học gọi là "dị điểm" (singularity), một thời điểm vào khoảng 0.0001 (một phần mười ngàn) của một giây đồng hồ (10-4 sec.) sau khi dị điểm bùng nổ, khi đó nhiệt độ của dị điểm là khoảng 1000000000000 (một ngàn tỷ) độ tuyệt đối (1012 oK), nhiệt độ tuyệt đối K cao hơn nhiệt độ bách phân C là 273.16 độ, do đó 0 độ K tương đương với -273.16 độ bách phân C, và tỷ trọng của dị điểm là 100000000000000 (một trăm ngàn tỷ) gram (1014 g) cho một phân khối. Để có môt ý niệm về các con số trên, nhiệt độ ngoài biên của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ, và tỷ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. Một điểm quan trọng trong thuyết Big Bang mà chúng ta cần hiểu là: không phải dị điểm nổ bùng và nở rộng trong một không gian hay vũ trụ có sẵn, thí dụ như pháo bông nổ trên trời, mà là thời gian và không gian được gói ghém trong dị điểm, nghĩa là thời gian và không gian của vũ trụ ngày nay được sinh ra cùng với sự nổ bùng của dị điểm.
Sự kiện vũ trụ đang nở rộng đã là một sự kiện khoa học, không ai có thể phủ nhận. Nhưng sự kiện này có phải là "tiếng nói cuối cùng" của các khoa học gia về thuyết Big Bang hay không? Không hẳn, vì thuyết Big Bang lại đưa đến nhiều vấn đề khác cần phải kiểm chứng để cho thuyết này được công nhận.
Cũng vì vậy mà trong thập niên 1940, George Gamow đã từ thuyết Big Bang tiến thêm một bước và tiên đoán sự hiện hữu của một bức xạ nền (background radiation) trong vũ trụ. Gamow áp dụng môn vật lý nguyên lượng (quantum physics) vào việc khảo sát những sự tương tác hạt nhân (nuclear interactions) phải xảy ra trong quả cầu lửa khi Big Bang vừa mới nổ chưa được một giây đồng hồ. Khi đó, quả cầu lửa, do dị điểm nổ tung ra, gồm các hạt nhân của nguyên tử hydrogen, còn gọi là dương tử (proton), trung hòa tử (neutron), điện tử (electron), và các hạt khác. Gamow tính ra rằng vào khoảng 25% các hạt proton được biến cải thành hạt alpha, nhân của nguyên tử Helium, gồm 2 proton và 2 neutron, phù hợp với sự cấu tạo của các ngôi sao được thành lập khi vũ trụ mới thành hình, được ghi nhận trên các quang phổ ánh sáng của các ngôi sao này. Kết quả là quả cầu lửa vô cùng nóng này chứa đầy ánh sáng (bức xạ) có độ dài sóng ngắn dưới dạng tia X và tia Gamma. Gamow và nhóm nghiên cứu của ông kết luận là những bức xạ ban khai này của Big Bang, dù đã nguội đi rất nhiều qua mười mấy tỷ năm, nhưng vì không thể thất thoát đi đâu được, nên vẫn còn tồn tại đầy trong vũ trụ hiện nay, tạo thành một bức xạ nền, nghĩa là bức xạ có khắp mọi nơi trong vũ trụ. Đây chính là dấu tích của Big Bang để lại, nếu thực sự vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang.
Muốn dễ hiểu chúng ta hãy tưởng tượng một quả bong bóng chứa đầy không khí. Khi quả bong bóng nở phồng ra thì không khí trong đó cũng loãng ra vì phải chiếm một thể tích lớn hơn. Tương tự, khi vũ trụ càng ngày càng nở rộng ra thì mật độ (density) của các bức xạ trên cũng phải càng ngày càng giảm đi. Nói cách khác, các bức xạ có độ dài sóng ngắn như tia X, tia Gamma cùng dãn ra với vũ trụ, do đó chuyển dần thành những bức xạ có độ dài sóng dài hơn. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa những bức xạ có độ dài sóng ngắn và độ dài sóng dài là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng ngắn thì cao hơn là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng dài. Chúng ta đã biết, tia X có sức xuyên thấu cao, có thể làm nguy hại đến các tế bào trong cơ thể, trong khi ánh sáng thường trong bóng mát không có ảnh hưởng gì tới cơ thể. Khi vũ trụ nở rộng thì vì sự chuyển sang phía độ dài sóng dài của các bức xạ nền trong vũ trụ, và nếu chúng ta biết nhiệt độ ban khai của Big Bang và tuổi của vũ trụ thì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền trong vũ trụ.
Năm 1948, hai sinh viên trong nhóm nghiên cứu của Gamow là Ralph Alpher và Robert Herman đã tính ra được nhiệt độ tương ứng với bức xạ nền này vào khoảng 5oK, nghĩa là -268 độ Celsius hay nhiệt độ bách phân (dưới nhiệt độ 0o của nước đá 268 độ). Lẽ dĩ nhiên, kết quả này tùy thuộc nhiệt độ ban đầu của Big Bang và tuổi của vũ trụ, vì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền hiện nay bằng cách lấy nhiệt độ ban khai của Big Bang chia cho căn số bậc hai của tuổi vũ trụ, tính bằng giây đồng hồ.
Sự tiên đoán lý thuyết của Gamow và nhóm nghiên cứu của ông về một bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, không được giới khoa học để ý đến nhiều, tuy cũng có vài nhóm nghiên cứu khác tính ra nhiệt độ của bức xạ nền là vào khoảng vài độ tuyệt đối. Một phần vì chưa có kỹ thuật đo nhiệt độ thấp (khoảng -270 độ C) nên không thể kiểm chứng tiên đoán của Gamow, một phần vì thuyết Big Bang chưa có tính cách hoàn toàn thuyết phục. Mãi tới năm 1965, Arno Penzias và Robert Wilson ở trung tâm khảo cứu của hãng Bell (Bell Research Laboratories), thiết kế một cái ăng-ten lớn hình loa để dùng trong sự liên lạc viễn thông với các vệ tinh, ngẫu nhiên dò ra được một loại âm thanh vi sóng vô tuyến thuần nhất trong chín phương trời, mười phương Phật (microwave radio noise coming uniformly from all over the sky). Âm thanh này chính là bức xạ nền đã tiên đoán bởi Gamow trước đó hơn 20 năm. Thực nghiệm đã kiểm chứng lý thuyết, và điều này đã thuyết phục hầu hết các nhà vũ trụ học về quan niệm vũ trụ sinh ra từ một Big Bang. Penzias và Wilson được trao tặng giải Nobel vào năm 1978 về những khám phá tình cờ này. 20 năm tiếp theo sự khám phá của Penzias và Wilson, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã đổ xô vào việc kiểm chứng sự hiện hữu của bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, và ngày nay, nhiệt độ của bức xạ nền được mọi người công nhận là 2.7oK.
Tới đây, có lẽ chúng ta cho rằng câu chuyện Big Bang đã dứt khoát, không còn ai có thể nghi ngờ gì nữa về nguồn gốc của vũ trụ, trừ những người mê mẩn với thuyết sáng tạo (creationist). Không hẳn vậy, vì tới thập niên 1980, các nhà vũ trụ học không cảm thấy hoàn toàn hài lòng về những kết quả liên hệ tới một bức xạ nền trong vũ trụ. Sự hiện hữu của một bức xạ nền đã được kiểm chứng dứt khoát, nhưng vấn đề là nó nhuyễn quá (too smooth), nó đồng đều khắp mọi phương trong vũ trụ. Bất kể đo từ hướng nào nó cũng như nhau, thuần nhất (uniform). Điều này làm cho các nhà vũ trụ học bối rối. Vì, nếu trong vũ trụ nở rộng này chỉ có toàn là bức xạ thì sự thuần nhất của bức xạ nền không thành vấn đề. Nhưng chúng ta đã biết, trong vũ trụ có cả tỷ thiên hà, và mỗi thiên hà có đến cả tỷ ngôi sao, nghĩa là trong vũ trụ có những lượng vật chất rất lớn. Theo các nhà vũ trụ học thì sự hiện hữu của những khối lượng vật chất lớn, vô cùng lớn, trong vũ trụ sẽ tạo ra những vân (ripples) trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể nào quá nhuyễn mà phải không đồng đều, dù sự sai biệt này vô cùng nhỏ. Điều này sẽ gây nên những vân (ripples) trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể quá nhuyễn như những kết quả đo lường đã chứng tỏ. Đây chính là mắt xích cuối cùng trong việc xác định thuyết Big Bang, không kiếm được cái mắt xích này, thuyết Big Bang không có căn bản vững chắc. Các khoa học gia đã hầu như thất vọng vì kỹ thuật trong đầu thập niên 1990 không thể kiểm chứng được sự hiện hữu của các vân trong bức xạ nền. Nhưng vào tháng 4 năm 1992, vệ tinh COBE (COsmic Background Explorer) của cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã dò ra được những vân trong bức xạ nền với những sai biệt đúng như sự tiên đoán của các khoa học gia. Thuyết Big Bang không còn là một thuyết nữa mà trở thành một sự kiện khoa học (scientific fact) và cả thế giới đều công nhận sự kiện này về nguồn gốc của vũ trụ.
Muốn hiểu tường tận thuyết Big Bang qua những bằng chứng toán học và vật lý thì có vẻ khó, nhưng muốn "thấy" Big Bang thì không phải là chuyện khó khăn. Chúng ta chỉ cần mở TV, vặn vào một đài số không có trong chương trình TV, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng xào xạo và thấy ánh sáng nhấp nháy trên màn huỳnh quang. 1% của loại tiếng ồn và ánh sáng nhấp nháy này là từ bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại trong khắp vũ trụ từ hơn 15 tỷ năm nay.
Một mặt khác, những đêm trời quang, mưa tạnh, chúng ta chỉ cần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể thấy ngay Big Bang trên đó. Không đi vào chi tiết, chúng ta đã biết, cho tới thập niên 1920, quan niệm về vũ trụ là một vũ trụ thường hằng, vô cùng tận, luôn luôn như vậy với hàng tỷ tỷ ngôi sao khắp mọi nơi. Theo quan niệm này thì ban đêm trời phải sáng vì nhìn theo bất cứ hướng nào trong vũ trụ ta cũng thấy một vị sao. Cho nên câu hỏi "tại sao ban đêm trời lại tối" mà Olbers đưa ra như một nghịch lý (Olbers' paradox) trong thế kỷ 19, đã là mối thắc mắc của các khoa học gia và triết gia trong nhiều thế kỷ. Mãi khi thuyết Big Bang ra đời, các khoa học gia mới giải thích được nghịch lý này: Vì vũ trụ luôn luôn nở rộng làm cho ánh sáng từ các ngôi sao chuyển sang phía đỏ, và vì vũ trụ mới sinh ra từ một Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm nên chưa đủ thời gian để cho ánh sáng từ các thiên hà xa hơn nữa, nếu có, truyền tới mặt đất.
Tuy nhiên, nếu có "cô em gái Bắc Kỳ nho nhỏ" nào mà hỏi tôi: "Anh nhỉ, tại sao ban đêm trời lại tối?" thì tôi sẽ không trả lời "trời tối vì vũ trụ sinh ra từ một Big Bang", mà có thể là: "À, trời tối để anh có thể nhìn thấy ánh mắt em lấp lánh như sao trên trời."
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/005-bigbang.htm
Trần Chung Ngọc
nctran@juno.com
--------------------------------------------------------------------------------
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe)뮠Đó là thuyết "Big Bang". Thực ra, đằng sau thuyết Big Bang là cả một rừng toán học phức tạp, những thành quả khoa học qua nhiều thời đại, kỹ thuật đo lường với những dụng cụ tối tân nhất của khoa học kỹ thuật ngày nay v.. v.., sản phẩm của những đầu óc có thể nói là sáng nhất trong giới khoa học. Tuy nhiên, muốn hiểu Big Bang không phải là khó, chúng ta chỉ cần dùng cặp mắt trần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể "thấy rõ" vũ trụ đã sinh ra từ một Big Bang. Mặt khác, chúng ta cũng có thể "thấy" Big Bang ngay trong chiếc TV mà chúng ta thường coi hàng ngày. Tôi sẽ trở lại về những cái "thấy" này trong một đoạn sau. Trong phần trình bày sau đây, tôi sẽ cố gắng viết về thuyết này một cách giản dị để cống hiến quý độc giả "câu chuyện Big Bang". Tuy nhiên, vì đây là một đề tài khoa học và khả năng của tôi chỉ có hạn, cho nên, nếu có độc giả nào đọc bài này mà phát dị ứng với khoa học thì đó là tại vì tôi chưa đủ khả năng để diễn giải rõ ràng một vấn đề, chứ không phải vì độc giả đó chưa đủ trí tuệ để hiểu. Một mặt khác, khoa học cần nhiều đến suy nghĩ và tưởng tượng. Cho nên, trong bài viết này tôi đòi hỏi độc giả đôi chút óc tưởng tượng và suy tư của con người.
Thật là kỳ lạ, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, diệt. Ngày nay, trước những khám phá mới nhất của khoa học, từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi là đúng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật cũng nói rõ: "Ngoài thế giới nhỏ nhoi của chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới khác", và đã mô tả hình dạng của các thế giới này rất chính xác, thí dụ như có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình nở như hoa v..v.. 22 thế kỷ sau, vào thế kỷ 17, khoa học gia Giordano Bruno cũng đưa ra quan niệm là ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác. Ông bị giam 6 năm tù rồi đưa ra tòa án xử dị giáo. Tội của ông? Nhận định của ông trái với những lời "mặc khải" không thể nào sai lầm của Thượng đế trong Thánh Kinh: thế giới của chúng ta gồm có trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vị sao mà mắt trần của chúng ta nhìn thấy hàng ngày là thế giới duy nhất mà Thượng đế tạo ra và trái đất là trung tâm của thế giới này. Vì là một Linh Mục dòng Đa Minh, tòa sẽ trả tự do cho ông nếu ông rút lại nhận định trái ngược với Thánh Kinh trên và tuyên bố là mình sai lầm. Nhưng có vẻ như ông là đệ tử của cụ Khổng nên có tư cách của người quân tử: "uy vũ bất năng khuất" nên ông không chịu "sửa sai". Kết quả là ông bị tòa án xử dị giáo xử có tội, tuyệt thông ông (nghĩa là khai trừ ông ra khỏi giáo hội, không cho ông hưởng các "bí tích" và lên Thiên đường hiệp thông cùng Chúa) và mang ông đi thiêu sống. (Xin đọc các bài "Phật Giáo và Vũ Trụ Học" và "Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học".) Từ những sự kiện trên, chúng ta thấy rằng, trí tuệ của Đức Phật đã vượt xa trí tuệ của Thượng đế trong Thánh Kinh, ít ra là về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ. Bởi vậy, một trong 10 danh hiệu người đời gọi Đức Phật là "Thiên, Nhân Sư", nghĩa là bậc Thầy của những bậc sống trên Trời và của con người sống trên trái đất.
Ngày nay, các khoa học gia đều công nhận chúng ta đang sống trong một vũ trụ sống động, thay đổi liên tục. Vũ trụ, cũng như mọi vật trong đó, từ nhỏ như một vi khuẩn cho tới lớn như một ngôi sao v..v.. đều có một đời sống, nghĩa là, được sinh ra và sẽ chết đi. Vấn đề sinh tử không còn xa lạ gì với con người, nhưng vấn đề các ngôi sao, và rất có thể cả vũ trụ, cũng sinh tử thì thực ra các khoa học gia mới chỉ biết tới cách đây khoảng chưa đầy 80 năm. Khoa học ngày nay đã thấy lại, sau cái thấy của Đức Phật gần 25 thế kỷ, về sự cấu tạo và tính cách vô thường của vũ trụ.
Cho tới đầu thập niên 1920, các nhà vũ trụ học (vũ trụ học là môn học khảo sát về nguồn gốc, sự tiến hóa và sự cấu tạo của vũ trụ) đều cho rằng vũ trụ chỉ là giải Ngân Hà mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh trong đó có trái đất) của chúng ta nằm trong đó, và vũ trụ này có vẻ như vô cùng tận, thường hằng, nghĩa là không thay đổi và có tính cách vĩnh cửu (eternal). Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way), trong đó có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ.
Ngoài giải Ngân Hà ra còn cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong vũ trụ. Mỗi Thiên Hà đều chứa ít ra là cả tỷ ngôi sao, tương tự như giải Ngân HàﮠTrong vũ trụ, giải Ngân Hà có dạng của một cái đĩa, rộng khoảng 100000 (một trăm ngàn) năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ của chúng ta ở cách tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Chúng ta đều biết, ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Chúng ta cũng biết một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày có 24 giờ, và một năm có khoảng 365 ngày. Do đó, chúng ta có thể tính ra khoảng cách của một năm ánh sáng. Khoảng cách này vào khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) cây số, hoặc gần 6000000000000 (6 ngàn tỷ) Miles.
Làm sao mà các khoa học gia có thể đo được những khoảng cách vô cùng lớn như vậy? Lẽ dĩ nhiên không phải đo bằng thước mà bằng một phương pháp gián tiếp qua những dụng cụ khoa học, và đây chính là sự kỳ diệu của những phát minh khoa học song hành với sự phát triển trí tuệ của con người.
Năm 1923, khi quan sát khối tinh vân (nebula) Andromeda, một khối trông như một đám bụi sáng mờ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt trần, qua một kính thiên văn vĩ đại tân kỳ có đường kính khoảng hai thước rưỡi, Edwin Hubble nhận ra rằng đó không phải là một khối tinh vân mà chính là một thiên hà tương tự như giải ngân hà. Quan sát kỹ, Hubble nhận thấy trong thiên hà này có những ngôi sao mà độ sáng của nó thay đổi một cách đều đặn, nghĩa là hiện tượng ngôi sao mới đầu sáng, rồi mờ đi, rồi lại sáng trở lại, và cứ tiếp tục thay đổi đều đặn như vậy. Các ngôi sao thay đổi độ sáng này có tên khoa học là Cepheid (Cepheid variables) . Thời gian của một chu trình thay đổi này tùy thuộc ở độ sáng trung bình của ngôi sao. Chu trình thay đổi này có thể kéo dài trong khoảng từ 1 tới 50 ngày, tùy theo ngôi sao, nhưng rất đều đặn, thí dụ 15 ngày chẳng hạn, đối với một ngôi sao nào đó. Thời gian của chu trình này cho chúng ta biết chính xác độ sáng của ngôi sao đó. Và độ sáng biểu kiến (apparent brightness), nghĩa là thấy vậy mà không phải thực là vậy, của các ngôi sao ghi giữ lại trên các kính thiên văn sẽ cho chúng ta biết khoảng cách từ ngôi sao đến trái đất, vì theo một định luật đã được kiểm chứng trong khoa học, độ sáng biểu kiến chẳng qua chỉ là độ sáng thật chia cho bình phương của khoảng cách. Thí dụ, nếu chúng ta đo thấy độ sáng biểu kiến của ngôi sao A chỉ sáng bằng một phần tư độ sáng biểu kiến của ngôi sao B thì chúng ta có thể kết luận là ngôi sao A ở xa chúng ta gấp đôi ngôi sao B, vì bình phương của một nửa là một phần tư.
Qua kỹ thuật đo khoảng cách này, các khoa học gia biết rằng thiên hà Andromeda cách xa chúng ta khoảng hai triệu năm ánh sáng (700 ngàn parsec) và là thiên hà hàng xóm gần chúng ta nhất. Với những kính thiên văn ngày cáng tân kỳ có khả năng ghi lại những ánh sáng rất yếu, từ rất xa, các khoa học gia đã biết được có những thiên hà cách xa chúng ta cả chục triệu năm ánh sáng, cả trăm triệu năm ánh sáng, rồi đến cả chục tỷ năm ánh sáng.
Các khoa học gia thường có thói xấu là "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày chủ nhật" và cứ lập đi lập lại một thí nghiệm để chắc rằng những dữ kiện khoa học phù hợp nhau, từ đó mới đưa ra những xác định khoa học. Tới năm 1929, Edwin Hubble nhận ra một hiện tượng kỳ lạ: có vẻ như các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa chúng ta. Hiện tượng trên chính là căn bản thuyết lý của Big Bang. Để hiểu rõ vấn đề, có lẽ chúng ta cần đi thêm vào chút ít chi tiết.
Sở dĩ Edwin Hubble khám phá ra hiện tượng trên là vì, khi quan sát những quang phổ (spectrum) ánh sáng từ các thiên hà, ông thấy vị trí của toàn bộ quang phổ này thay đổi với thời gian. Chúng ta biết rằng, dùng một lăng kính (prism) chúng ta có thể phân ánh sáng trắng của mặt trời ra làm bảy màu khác nhau, tương tự như những màu ta nhìn thấy trên một cầu vồng sau một cơn mưa, đó là quang phổ của ánh sáng mặt trời. Tương tự, ánh sáng từ các thiên hà, khi đi qua một quang phổ kế (spectroscope), nghĩa là một tổ hợp của kính hiển vi (microscope) và lăng kính (prism), cũng cho chúng ta những quang phổ tương ứng. Quan sát kỹ những quang phổ này, chúng ta thấy ngoài những màu chính còn có những vạch sáng và tối xen kẽ. Không đi vào chi tiết, chúng ta có thể nói rằng, vị trí của những vạch này cho chúng ta biết những nguyên tố đã phát ra ánh sáng tạo thành quang phổ đó, vì với mỗi nguyên tố, vị trí của những vạch này cố định. Nhưng khi quan sát những quang phổ này, Hubble thấy chúng chuyển sang phía đỏ (redshift), điều này chứng tỏ các thiên hà tương ứng với những quang phổ chuyển sang phía đỏ trên đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta. Đây là kết quả của một hiện tượng trong khoa học gọi là Hiệu Ứng Doppler (Doppler Effect). Trước khi đi vào chi tiết của hiệu ứng này, chúng ta cấn biết qua về cấu trúc của ánh sáng.
Về phương diện sinh lý, cặp mắt của con người quả thật vô cùng hạn hẹp. Chúng ta nhận biết được vật chất là vì có ánh sáng. Nhưng ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là một phần rất nhỏ của các loại "ánh sáng" gọi chung là sóng điện từ (electromagnetic waves). Những sóng này vừa dao động (rung) vừa truyền trong không gian với một tốc độ rất nhanh, như chúng ta đã biết, khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Số rung trong một giây đồng hồ được gọi là tần số rung của sóng. Các sóng này có thể rung tương đối chậm, có tần số khoảng một triệu lần (chu kỳ) trong một giây, đó là các sóng phát thanh ngắn (radio short waves), hoặc rung rất nhanh, khoảng một triệu tỷ tỷ chu kỳ trong một giây, đó là những tia quang tuyến X , tia Gamma. Khoảng cách sóng truyền đi trong không gian sau mỗi chu kỳ (một lần rung) gọi là độ dài sóng (wavelength). Độ dài sóng của các tia X, tia Gamma chỉ vào khoảng một-phần-triệu-tỷ mét, nghĩa là vô cùng nhỏ, ta có thể tạm coi là 0. Các sóng phát thanh ngắn có độ dài sóng vào khoảng 100 mét. Vậy nếu ta biểu diễn độ dài sóng của các loại ánh sáng trên một trục ngang, từ 0 tới 100 mét, nghĩa là trên một đoạn dài 100 mét, thì phạm vi ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng đôi mắt trần chỉ chưa tới một phần ngàn của một ly mét, hay là một phần triệu của một mét, trong khoảng từ 0,4 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng tím) tới 0,6 phần triệu của một mét (tương ứng với ánh sáng màu đỏ), một chấm nhỏ mà mắt con người không thể nào nhìn thấy được. Vâng, chỉ như vậy thôi, và các con số trên không lạ gì với các học sinh trung học.
Trở lại hiệu ứng Doppler, chúng ta chắc ai cũng có kinh nghiệm nghe tiếng còi của xe cứu thương hay xe cảnh sát thay đổi khi xe tiến lại gần, qua ta và rồi di chuyển ra xa. Tiếng còi nghe cao dần khi xe tiến lại gần ta và rồi trở thành trầm dần khi rời xa ta. Hiện tượng này chính là hiệu ứng Doppler, sóng âm thanh co lại hoặc dãn ra tùy theo âm thanh đó tiến lại gần ta hay rời xa ta. Vì sóng âm thanh di chuyển trong không gian với một vận tốc cố định nên âm thanh cao rung nhanh hơn và tương ứng với độ dài sóng ngắn hơn, và âm thanh trầm rung chậm hơn và tương ứng với độ dài sóng dài hơn. Sóng ánh sáng cũng vậy, truyền trong không gian với một vận tốc cố định. Cho nên khi quang phổ của ánh sáng, phát ra từ các thiên hà, chuyển sang phía đỏ, nghĩa là phía những sóng ánh sáng có độ dài sóng dài hơn, thì chúng ta có thể kết luận là các thiên hà đang di chuyển càng ngày càng xa chúng ta. Điều này có nghĩa là vũ trụ không phải là thường hằng, luôn luôn như vậy, không thay đổi, mà là đang nở rộng ra. Ngoài ra, Hubble cũng còn khám phá ra một định luật mang tên ông (Hubble's law): rằng vận tốc di chuyển ra xa của các thiên hà thì tỷ lệ với khoảng cách giữa thiên hà và trái đất. Thí dụ, một thiên hà A ở xa trái đất gấp đôi thiên hà B thì vận tốc di chuyển của thiên hà A sẽ nhanh gấp đôi vận tốc di chuyển của thiên hà B.
Vậy, nếu ngày nay chúng ta có bằng chứng khoa học rằng vũ trụ đang nở rộng thì đi ngược thời gian chúng ta có thể tưởng tượng rằng vũ trụ trước đây nhỏ hơn bây giờ, trong đó các thiên hà gần nhau hơn. Tiếp tục đi ngược thời gian, chúng ta có thể thấy rằng, một thời nào đó, các thiên hà phải rất gần nhau, chồng chất lên nhau, không còn khoảng không gian nào giữa các thiên hà hay vật chất trong vũ trụ. Luận cứ này đưa tới quan niệm về Big Bang: vũ trụ thành hình do một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng (vì tất cả vật chất trong vũ trụ được ép lại thành một điểm). Nóng bao nhiêu độ và đặc như thế nào, các khoa học gia đã tính ra được nhiệt độ và tỉ trọng của dị điểm này, tôi sẽ đưa ra vài con số trong một đoạn sau.
Quan niệm về một Big Bang không hẳn là khó hiểu, vì chúng ta có những hình ảnh tương tự, thí dụ như một chiếc pháo bông nổ trên trời, một quả bom nổ văng ra những mảnh bom có thể rất xa và khắp mọi hướng v..v.. Chỉ có một điều khác biệt, pháo bông hay bom nổ xảy ra trong một khoảng không gian đã có sẵn, còn Big Bang là sự nổ bùng của một dị điểm cùng lúc tạo ra không gian và thời gian. Những khái niệm thông thường về thời gian và không gian mà chúng ta thường hiểu không áp dụng được trước khi Big Bang bùng nổ. Cho nên, câu hỏi: "vào thời điểm nào và dị điểm nằm ở đâu để mà bùng nổ?" hoàn toàn không có nghĩa, ít ra là đối với những khoa học gia..
Thật ra, sự nở rộng của vũ trụ đã được tiên đoán trong thuyết Tương Đối của nhà Vật Lý Học Albert Einstein. Những phương trình toán học trong thuyết Tương Đối suy rộng (General Theory of Relativity) của Einstein đã tiên đoán hiện tượng này. Nhưng vào thời điểm cuối thập niên 1910, quan niệm của các khoa học gia Tây Phương về một vũ trụ thường hằng, luôn luôn như vậy không thay đổi từ vô thỉ đến vô chung, một quan niệm mà thực chất là bác bỏ thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo, đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, kể cả Einstein. Cho nên, trong những phương trình toán học của thuyết Tương Đối, thay vì trình bày sự tiên đoán trên, Einstein đã cho vào các phương trình toán học của ông một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Về sau, Einstein công nhận đó là một sai lầm lớn nhất (biggest blunder) trong suốt cuộc đời phục vụ cho khoa học của ông. Tuy vậy, Einstein vẫn được cả thế giới tôn vinh là một khoa học gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Muốn hiểu tại sao thế giới lại tôn vinh Einstein như trên, cóẽ chúng ta cũng nên biết qua thuyết Tương Đối của Einstein và chỗ đứng của thuyết này trong thuyết Big Bang. Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp (Special theory of Relativity) để giải thích bản chất của không gian và thời gian. Thuyết này, ngoài sự chứng minh tính chất tương đối của không gian và thới gian, còn cho chúng ta biết vận tốc của ánh sáng, thường được viết bằng ký hiệu c, là một vận tốc giới hạn, nghĩa là không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng, do đó vận tốc của ánh sáng là một hằng số tuyệt đối (absolute constant). Einstein cũng cho chúng ta biết sự tương quan giữa năng lượng (energy) và vật chất (matter) qua phương trình E = mc2, E là năng lượng tương ứng với khối lượng m của vật chất, và c là vận tốc của ánh sáng. Một điểm đặc biệt khác của thuyết tương đối hẹp của Einstein là thuyết này đã tổ hợp không gian và thời gian thành một miền chung có tên khoa học là miền liên tục khônggian - thờigian (spacetime continuum), được mô tả bởi một tập hợp các phương trình. Miền liên tục khônggian - thờigian này thành ra có 4 chiều, 3 chiều cho không gian và một chiều cho thời gian. Đầu óc của chúng ta đã quen với một không gian 3 chiều trong đó 3 trục ngang, dọc, và thẳng đứng thẳng góc với nhau, nên chúng ta khó có thể quan niệm một trục thứ tư, trục thời gian, thẳng góc với cả 3 trục trên. Nhưng những phương trình toán học trong thuyết tương đối hẹp của Einstein lại cho chúng ta "thấy" rõ rằng miền liên tục khônggian - thờigian đúng là như vậy, vì trong những phương trình này, chiều thứ tư, chiều thời gian, bằng cách nào đó lại dính đến những khoảng cách âm (negative distances), biểu thị bằng một dấu trừ trước thông số thời gian, ký hiệu là t, trong các phương trình. Không đi vào chi thiết phức tạp của các phương trình toán học, chúng ta có thể dùng một hình ảnh giản dị hơn để có một khái niệm về miền liên tục 4 chiều.
Chúng ta hãy tưởng tượng miền liên tục khônggian - thờigian này giống như một tờ cao su rộng, được căng thẳng như mặt trống chẳng hạn. Trên mặt tấm cao su này chúng ta hãy vẽ một trục biểu thị sự chuyển động trong không gian, và một trục thẳng góc với trục trên biểu thị sự chuyển động trong thời gian. Nói một cách toán học thì 3 chiều trong không gian đều tương đương như nhau, nên chúng ta có thể tưởng tượng một trục có thể tượng trưng cho cả 3. Bây giờ chúng ta hãy lăn một viên bi trên tấm cao su đó, chúng ta có hình ảnh của một vật chuyển động trong miền liên tục khônggian - thờigian.
Nhưng đây là sự chuyển động của một vật trong một mẫu khônggian - thờigian phẳng lì (flat spacetime), nghĩa là trong không gian và thời gian thuần túy. Thực tế là, trong vũ trụ không phải chỉ có không gian không, mà còn có hằng hà sa số các thiên hà như chúng ta đã biết. Do đó, Einstein đã để ra 10 năm để nghiên cứu, tìm cách đưa tác dụng của trọng trường, nghĩa là ảnh hưởng của vật chất, vào trong thuyết tương đối của ông. Ông đã thành công năm 1915 với kết quả là thuyết tương đối rộng (General theory of relativity), một thuyết có thể giải thích, mô tả sự tương quan giữa không gian, thời gian, và vật chất, nghĩa là vũ trụ.
Muốn hiểu ảnh hưởng của vật chất trong việc giải thích vũ trụ, chúng ta hãy lấy lại mẫu khônggian - thờigian phẳng lì trên, và trên tấm cao su căng thẳng chúng ta hãy đặt một khối nặng trên đó. Hiển nhiên là tấm cao su sẽ bị trũng xuống nơi chúng ta đặt khối nặng trên. Lăn một viên bi trên tấm cao su theo một đường thẳng qua gần khối nặng trên, viên bi không di chuyển theo đường thẳng mà lại quẹo vào gần chỗ trũng trên tấm cao su rồi tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo đã bị uốn cong này. Điều này chứng tỏ khônggian - thờigian bị uốn cong và biến dạng bởi những vật nặng, thí dụ như mặt trời, trong đó, và quỹ đạo của bất cứ cái gì, kể cả ánh sáng, di chuyển qua và gần vật nặng đó cũng bị uốn cong trong cái vùng biến dạng của khônggian - thờigian. Hiện tượng này đã được kiểm chứng và đo được một cách khá chính xác. Ngay từ năm 1919, các nhà vũ trụ học đã có thể đo được mức độ uốn cong của ánh sáng khi đi qua gần mặt trời. Thuyết tương đối của Einstein đã tiên đoán rất đúng mức độ uốn cong này.
Sau sự khám phá của Hubble là vũ trụ đang nở rộng, các khoa học gia đã dùng lại những phương trình toán học của Einstein, bỏ đi cái hằng số vũ trụ mà Einstein cho vào để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Kết quả là các phương trình này mô tả rất chính xác vũ trụ của chúng ta.
Thật ra thì người đầu tiên dùng những phương trình toán học trong thuyết tương đối của Einstein để đưa ra một thuyết về nguồn gốc của vũ trụ mà ngày nay chúng ta gọi là Big Bang là một linh mục người Bỉ tên là George Lemaitre. Nhưng Lemaitre chỉ dùng những phương trình này để tính ngược tới một thời điểm mà vũ trụ được thu gọn trong một trái cầu lớn hơn mặt trời khoảng 30 lần mà ông ta gọi là "nguyên tử đầu tiên" (primeval atom), còn được biết dưới danh từ "trứng vũ trụ" (cosmic egg). Theo Lemaitre thì, vì những lý do không rõ, trái trứng vũ trụ này nổ bùng tạo thành vũ trụ của chúng ta ngày nay. Nhưng các phương trình của Einstein lại cho phép chúng ta đi ngược thời gian xa hơn nữa, tới một thời điểm mà tất cả vũ trụ được thu gọn trong một điểm mà danh từ khoa học gọi là "dị điểm" (singularity), một thời điểm vào khoảng 0.0001 (một phần mười ngàn) của một giây đồng hồ (10-4 sec.) sau khi dị điểm bùng nổ, khi đó nhiệt độ của dị điểm là khoảng 1000000000000 (một ngàn tỷ) độ tuyệt đối (1012 oK), nhiệt độ tuyệt đối K cao hơn nhiệt độ bách phân C là 273.16 độ, do đó 0 độ K tương đương với -273.16 độ bách phân C, và tỷ trọng của dị điểm là 100000000000000 (một trăm ngàn tỷ) gram (1014 g) cho một phân khối. Để có môt ý niệm về các con số trên, nhiệt độ ngoài biên của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ, và tỷ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. Một điểm quan trọng trong thuyết Big Bang mà chúng ta cần hiểu là: không phải dị điểm nổ bùng và nở rộng trong một không gian hay vũ trụ có sẵn, thí dụ như pháo bông nổ trên trời, mà là thời gian và không gian được gói ghém trong dị điểm, nghĩa là thời gian và không gian của vũ trụ ngày nay được sinh ra cùng với sự nổ bùng của dị điểm.
Sự kiện vũ trụ đang nở rộng đã là một sự kiện khoa học, không ai có thể phủ nhận. Nhưng sự kiện này có phải là "tiếng nói cuối cùng" của các khoa học gia về thuyết Big Bang hay không? Không hẳn, vì thuyết Big Bang lại đưa đến nhiều vấn đề khác cần phải kiểm chứng để cho thuyết này được công nhận.
Cũng vì vậy mà trong thập niên 1940, George Gamow đã từ thuyết Big Bang tiến thêm một bước và tiên đoán sự hiện hữu của một bức xạ nền (background radiation) trong vũ trụ. Gamow áp dụng môn vật lý nguyên lượng (quantum physics) vào việc khảo sát những sự tương tác hạt nhân (nuclear interactions) phải xảy ra trong quả cầu lửa khi Big Bang vừa mới nổ chưa được một giây đồng hồ. Khi đó, quả cầu lửa, do dị điểm nổ tung ra, gồm các hạt nhân của nguyên tử hydrogen, còn gọi là dương tử (proton), trung hòa tử (neutron), điện tử (electron), và các hạt khác. Gamow tính ra rằng vào khoảng 25% các hạt proton được biến cải thành hạt alpha, nhân của nguyên tử Helium, gồm 2 proton và 2 neutron, phù hợp với sự cấu tạo của các ngôi sao được thành lập khi vũ trụ mới thành hình, được ghi nhận trên các quang phổ ánh sáng của các ngôi sao này. Kết quả là quả cầu lửa vô cùng nóng này chứa đầy ánh sáng (bức xạ) có độ dài sóng ngắn dưới dạng tia X và tia Gamma. Gamow và nhóm nghiên cứu của ông kết luận là những bức xạ ban khai này của Big Bang, dù đã nguội đi rất nhiều qua mười mấy tỷ năm, nhưng vì không thể thất thoát đi đâu được, nên vẫn còn tồn tại đầy trong vũ trụ hiện nay, tạo thành một bức xạ nền, nghĩa là bức xạ có khắp mọi nơi trong vũ trụ. Đây chính là dấu tích của Big Bang để lại, nếu thực sự vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang.
Muốn dễ hiểu chúng ta hãy tưởng tượng một quả bong bóng chứa đầy không khí. Khi quả bong bóng nở phồng ra thì không khí trong đó cũng loãng ra vì phải chiếm một thể tích lớn hơn. Tương tự, khi vũ trụ càng ngày càng nở rộng ra thì mật độ (density) của các bức xạ trên cũng phải càng ngày càng giảm đi. Nói cách khác, các bức xạ có độ dài sóng ngắn như tia X, tia Gamma cùng dãn ra với vũ trụ, do đó chuyển dần thành những bức xạ có độ dài sóng dài hơn. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa những bức xạ có độ dài sóng ngắn và độ dài sóng dài là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng ngắn thì cao hơn là năng lượng kết hợp với bức xạ có độ dài sóng dài. Chúng ta đã biết, tia X có sức xuyên thấu cao, có thể làm nguy hại đến các tế bào trong cơ thể, trong khi ánh sáng thường trong bóng mát không có ảnh hưởng gì tới cơ thể. Khi vũ trụ nở rộng thì vì sự chuyển sang phía độ dài sóng dài của các bức xạ nền trong vũ trụ, và nếu chúng ta biết nhiệt độ ban khai của Big Bang và tuổi của vũ trụ thì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền trong vũ trụ.
Năm 1948, hai sinh viên trong nhóm nghiên cứu của Gamow là Ralph Alpher và Robert Herman đã tính ra được nhiệt độ tương ứng với bức xạ nền này vào khoảng 5oK, nghĩa là -268 độ Celsius hay nhiệt độ bách phân (dưới nhiệt độ 0o của nước đá 268 độ). Lẽ dĩ nhiên, kết quả này tùy thuộc nhiệt độ ban đầu của Big Bang và tuổi của vũ trụ, vì chúng ta có thể tính ra nhiệt độ của bức xạ nền hiện nay bằng cách lấy nhiệt độ ban khai của Big Bang chia cho căn số bậc hai của tuổi vũ trụ, tính bằng giây đồng hồ.
Sự tiên đoán lý thuyết của Gamow và nhóm nghiên cứu của ông về một bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, không được giới khoa học để ý đến nhiều, tuy cũng có vài nhóm nghiên cứu khác tính ra nhiệt độ của bức xạ nền là vào khoảng vài độ tuyệt đối. Một phần vì chưa có kỹ thuật đo nhiệt độ thấp (khoảng -270 độ C) nên không thể kiểm chứng tiên đoán của Gamow, một phần vì thuyết Big Bang chưa có tính cách hoàn toàn thuyết phục. Mãi tới năm 1965, Arno Penzias và Robert Wilson ở trung tâm khảo cứu của hãng Bell (Bell Research Laboratories), thiết kế một cái ăng-ten lớn hình loa để dùng trong sự liên lạc viễn thông với các vệ tinh, ngẫu nhiên dò ra được một loại âm thanh vi sóng vô tuyến thuần nhất trong chín phương trời, mười phương Phật (microwave radio noise coming uniformly from all over the sky). Âm thanh này chính là bức xạ nền đã tiên đoán bởi Gamow trước đó hơn 20 năm. Thực nghiệm đã kiểm chứng lý thuyết, và điều này đã thuyết phục hầu hết các nhà vũ trụ học về quan niệm vũ trụ sinh ra từ một Big Bang. Penzias và Wilson được trao tặng giải Nobel vào năm 1978 về những khám phá tình cờ này. 20 năm tiếp theo sự khám phá của Penzias và Wilson, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã đổ xô vào việc kiểm chứng sự hiện hữu của bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại, và ngày nay, nhiệt độ của bức xạ nền được mọi người công nhận là 2.7oK.
Tới đây, có lẽ chúng ta cho rằng câu chuyện Big Bang đã dứt khoát, không còn ai có thể nghi ngờ gì nữa về nguồn gốc của vũ trụ, trừ những người mê mẩn với thuyết sáng tạo (creationist). Không hẳn vậy, vì tới thập niên 1980, các nhà vũ trụ học không cảm thấy hoàn toàn hài lòng về những kết quả liên hệ tới một bức xạ nền trong vũ trụ. Sự hiện hữu của một bức xạ nền đã được kiểm chứng dứt khoát, nhưng vấn đề là nó nhuyễn quá (too smooth), nó đồng đều khắp mọi phương trong vũ trụ. Bất kể đo từ hướng nào nó cũng như nhau, thuần nhất (uniform). Điều này làm cho các nhà vũ trụ học bối rối. Vì, nếu trong vũ trụ nở rộng này chỉ có toàn là bức xạ thì sự thuần nhất của bức xạ nền không thành vấn đề. Nhưng chúng ta đã biết, trong vũ trụ có cả tỷ thiên hà, và mỗi thiên hà có đến cả tỷ ngôi sao, nghĩa là trong vũ trụ có những lượng vật chất rất lớn. Theo các nhà vũ trụ học thì sự hiện hữu của những khối lượng vật chất lớn, vô cùng lớn, trong vũ trụ sẽ tạo ra những vân (ripples) trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể nào quá nhuyễn mà phải không đồng đều, dù sự sai biệt này vô cùng nhỏ. Điều này sẽ gây nên những vân (ripples) trong bức xạ nền, nghĩa là bức xạ nền không thể quá nhuyễn như những kết quả đo lường đã chứng tỏ. Đây chính là mắt xích cuối cùng trong việc xác định thuyết Big Bang, không kiếm được cái mắt xích này, thuyết Big Bang không có căn bản vững chắc. Các khoa học gia đã hầu như thất vọng vì kỹ thuật trong đầu thập niên 1990 không thể kiểm chứng được sự hiện hữu của các vân trong bức xạ nền. Nhưng vào tháng 4 năm 1992, vệ tinh COBE (COsmic Background Explorer) của cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã dò ra được những vân trong bức xạ nền với những sai biệt đúng như sự tiên đoán của các khoa học gia. Thuyết Big Bang không còn là một thuyết nữa mà trở thành một sự kiện khoa học (scientific fact) và cả thế giới đều công nhận sự kiện này về nguồn gốc của vũ trụ.
Muốn hiểu tường tận thuyết Big Bang qua những bằng chứng toán học và vật lý thì có vẻ khó, nhưng muốn "thấy" Big Bang thì không phải là chuyện khó khăn. Chúng ta chỉ cần mở TV, vặn vào một đài số không có trong chương trình TV, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng xào xạo và thấy ánh sáng nhấp nháy trên màn huỳnh quang. 1% của loại tiếng ồn và ánh sáng nhấp nháy này là từ bức xạ nền, dấu tích của Big Bang để lại trong khắp vũ trụ từ hơn 15 tỷ năm nay.
Một mặt khác, những đêm trời quang, mưa tạnh, chúng ta chỉ cần nhìn lên những khoảng tối giữa các vị sao trên trời là có thể thấy ngay Big Bang trên đó. Không đi vào chi tiết, chúng ta đã biết, cho tới thập niên 1920, quan niệm về vũ trụ là một vũ trụ thường hằng, vô cùng tận, luôn luôn như vậy với hàng tỷ tỷ ngôi sao khắp mọi nơi. Theo quan niệm này thì ban đêm trời phải sáng vì nhìn theo bất cứ hướng nào trong vũ trụ ta cũng thấy một vị sao. Cho nên câu hỏi "tại sao ban đêm trời lại tối" mà Olbers đưa ra như một nghịch lý (Olbers' paradox) trong thế kỷ 19, đã là mối thắc mắc của các khoa học gia và triết gia trong nhiều thế kỷ. Mãi khi thuyết Big Bang ra đời, các khoa học gia mới giải thích được nghịch lý này: Vì vũ trụ luôn luôn nở rộng làm cho ánh sáng từ các ngôi sao chuyển sang phía đỏ, và vì vũ trụ mới sinh ra từ một Big Bang cách đây khoảng 15 tỷ năm nên chưa đủ thời gian để cho ánh sáng từ các thiên hà xa hơn nữa, nếu có, truyền tới mặt đất.
Tuy nhiên, nếu có "cô em gái Bắc Kỳ nho nhỏ" nào mà hỏi tôi: "Anh nhỉ, tại sao ban đêm trời lại tối?" thì tôi sẽ không trả lời "trời tối vì vũ trụ sinh ra từ một Big Bang", mà có thể là: "À, trời tối để anh có thể nhìn thấy ánh mắt em lấp lánh như sao trên trời."
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/005-bigbang.htm
Trần Chung Ngọc - GIÊ-SU LÀ AI?
GIÊ-SU LÀ AI?
Trần Chung Ngọc
Giê-su là ai? (Who was Jesus?). Đây là tên của 2 cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong lịch sử Ki Tô Giáo, một của Colin Cross và một của N. T. Wright, và cũng là đầu đề của bài viết này. Bài viết này đáng lẽ tôi không nên viết nhưng lại không thể không viết. Không thể không viết vì trong cuộc viếng thăm Ấn Độ năm ngoái, Giáo Hoàng John Paul II đã kêu gọi tăng gia nỗ lực cải đạo những người phi-Ca-Tô ở Á Châu. Dựa trên những sự kiện lịch sử: rằng sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, phần lớn Phi Châu và vài vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần tiền Ki-Tô, Mac Kher cho lời kêu gọi trên là một lời tuyên chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ nói riêng (Xin đọc trong www.nycny.com). Không thể không viết vì tháng 9 vừa qua, Hồng Y Ratzinger, với sự đồng ý của Giáo Hoàng, đã tung ra tài liệu "Dominus Jesus" khẳng định "Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma là phương tiện duy nhất đem đến sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại" hàm ý cả nhân loại đều cần đến cái mà Giáo hội Ca-Tô gọi là "ơn cứu rỗi" của Giê-su. Không thể không viết vì gần đây chúng ta thấy xuất hiện cái gọi là "thần học theo cung cách Á Châu" với những luận điệu đánh đồng khập khiễng Giê-su, một người Do Thái mới sinh ra cách đây khoảng 2000 năm, với quan niệm về Ông Trời của người dân Việt Nam đã có ít ra là 5, 6 ngàn năm, hoặc hoang đường như Giê-su chính là Phật Di-Lặc, cùng xuyên tạc lịch sử, văn hóa Á Đông v..v.. để lừa dối những người nhẹ dạ cả tin. Không thể không viết vì có một số người, có lẽ vì không nghiên cứu kỹ vấn đề, nên cho rằng đạo nào cũng tốt như nhau, Phật Tánh và Thánh Linh cũng xêm xêm (same same), lạy Phật hay lạy Chúa cũng chẳng có gì khác biệt, cho nên lạy một thì tốt mà lạy cả hai thì lại càng tốt hơn, thờ một thì tốt mà thờ cả hai thì tốt gấp đôi, như vậy chắc ăn, không được Phật độ thì cũng được Chúa cứu rỗi v..v.., chẳng cần để ý đến chuyện những người tin vào Phật thì đã mang lại những phúc lợi gì cho nhân loại, và những người tin vào Chúa thì đã gây bao nhiêu tác hại cho nhân loại như lịch sử đã chứng minh? Phải chăng vì Giê-su là đối tượng thờ phụng của gần một phần ba dân số trên thế giới nên chúng ta dù sao cũng phải nể sợ một thế lực tôn giáo lớn, cho nên người ta ca theo luận điệu Thần Học bẻ queo thì mình cũng phải ca theo điệu Diệu Pháp bẻ quặt? Sự lương thiện trí thức không cho phép tôi hành xử như vậy.
Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã phát động chiến dịch nhuộm đen Á Châu bằng mọi thủ đoạn để thuyết phục người dân Á Châu tin vào "ơn cứu rỗi" của Giê-su. Nhưng để cho người dân Á Châu có thể tin vào sự cứu rỗi trên, ít ra họ cũng cần biết cứu rỗi cái gì, tại sao cần phải cứu rỗi, và nhất là, Giê-su là ai? Trong bài này, tôi sẽ không bàn đến những chủ đề như cứu rỗi cái gì, tại sao cần phải cứu rỗi và ai cần đến sự cứu rỗi, những chủ đề đã trở thành vô nghĩa, không còn lý do để thảo luận trước những khám phá của khoa học về sự sinh ra của vũ trụ cũng như về nguồn gốc con người nằm trong định luật tiến hóa v..v.. mà chính giáo hội Ca-Tô đã công nhận. Tôi chỉ bàn về điều quan trọng nhất: Giê-su là ai?
Vậy thì, Giê-su là ai? Câu trả lời thật là dễ dàng đối với những tín đồ Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng: "Chúa tôi." Nhưng nếu chúng ta hỏi tiếp: "Chúa tôi là ai?" thì có lẽ tín đồ Ki Tô Giáo sẽ không trả lời và nhìn chúng ta với một cặp mắt đầy vẻ thương hại, cho rằng chúng ta đích thật là những kẻ mọi rợ, chưa biết đến "tin mừng phúc âm." Chỉ có điều, đối với thiểu số trên thế giới thì phúc âm quả mang đến một tin mừng: "cứ tin ở Chúa thì sau khi chết phần hồn sẽ được lên thiên đường ở cùng Chúa, và đến ngày phán xét cuối cùng, thì Chúa sẽ làm cho xác chết của mình sống lại đoàn tụ với linh hồn". Nhưng đối với đa số trên thế giới có chút ít đầu óc thì chuyện "linh hồn lên thiên đường và xác chết ngày sau sống lại" thuộc loại chuyện "Chú Cuội ngồi trên cung Hằng".
Trở lại câu hỏi "Giê-su là ai?" thì cho đến thế kỷ 19, hầu như toàn thể Á Châu chẳng có mấy người biết Giê-su là ai. Còn ở Âu Châu thì không một ai dám đặt ra câu hỏi này và không một ai dám phê phán bình luận cuốn Thánh Kinh vì sợ bị tù đầy, tra tấn và mang đi thiêu sống. Chúng ta nên nhớ, những tòa hình án xử Dị Giáo chỉ được dẹp bỏ vào khoảng giữa thế kỷ 19, và "Thánh bộ" (Holy Office) cầm đầu các tòa án xử dị giáo đã được biến thể, đổi tên thành Thánh Bộ Truyền Bá Giáo Lý Về Đức Tin, ngày nay do hồng y Ratzinger đứng đầu.
Tuy nhiên, sự tiến bộ trí thức là một định luật của nhân loại, nên ngay từ 1760, Hermann Samuel Teimarus, giáo sư ngôn ngữ Á Đông tại đại học Hamburg bên Đức, đã viết một cuốn sách đưa ra nghi vấn về sự thực lịch sử viết trong các phúc âm. Vì sợ bị giáo hội trả thù, ông ta đã xếp đặt để cho tác phẩm của ông được xuất bản sau khi ông ta chết. Rồi cho đến năm 1835, Giáo sư Thần học David Friedrich Strauss cho ra đời cuốn Xét Kỹ Cuộc Đời Của Giê-su (Life of Jesus Critically Examined) trong đó tác giả dùng những phương pháp phân tích để đi tới kết luận: "các phúc âm không phải do các tông đồ của Giê-su viết mà là do những tín đồ Ki Tô về sau, những người đan lẫn những truyền thuyết, những điều tưởng tượng và sự kiện vào với nhau." Sau đó Strauss bị cấm dạy môn Thần học cho đến khi chết.
Bước sang thế kỷ 20, sự khám phá ra những cuộn kinh nơi Biển Chết song song với kỹ thuật định tuổi vật chất cùng nhiều khám phá khác trong ngành khảo cổ đã giúp cho những nhà nghiên cứu rất nhiều trong công cuộc đi tìm những sự thực trong Thánh Kinh. Rồi đến thập niên 1960, những khoa dạy môn Thần học trong các trường đại học Ki Tô bắt đầu xuống dốc vì càng ngày càng ít người học, nhiều học giả đã bỏ các trường đại học Ki Tô để sang dạy tại các trường đại học công, nơi đây họ có nhiều tự do hơn trong việc khảo cứu.
Tất cả những sự kiện trên đã làm cho công cuộc nghiên cứu phúc âm và về nhân vật Giê-su nở rộ. Điển hình là Hội Nghiên Cứu Giê-su (The Jesus Seminar) gồm từ 50 đến 300 học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đã phối hợp các kỹ thuật nghiên cứu tân tiến nhất như khảo cổ, cổ sinh vật học, phương pháp định tuổi vật chất, ngữ học, cổ ngữ học v..v.. để phân tích từng câu, từng lời, từng sự kiện viết trong phúc âm. Một khuôn mặt đặc biệt trong ngành nghiên cứu Tân Ước lại chính là một linh mục Ca-Tô: John Meier, giáo sư Thần học. Trong tác phẩm A Marginal Jew: Rethinking The Historical Jesus, tập 1, xuất bản tại New York năm 1991, với sự duyệt và phê chuẩn (imprimatur) của Vatican, tuy còn dè dặt trong những điểm tế nhị khác thuộc về đức tin Ca-Tô, linh mục Meier đã thẳng thắn luận về những bằng chứng chứng tỏ Giê-su là đứa con hoang, đã lấy vợ v..v.. Hơn thế nữa, Meier đồng ý với các đồng nghiệp trong ngành, bác bỏ những chuyện có tính cách siêu nhiên trong Tân Ước như là sự thực lịch sử – Giê-su đi trên sóng, biến đổi nước thành rượu, và các phép lạ khác v..v.. Lẽ dĩ nhiên, tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô không hề biết đến những kết quả nghiên cứu sâu rộng này.
Vậy kết quả những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su ra sao? Cho đến nay, các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài Ki Tô giáo vẫn không đi đến bất cứ một điểm đồng thuận nào để có thể trả lời dứt khoát, khẳng định "Chúa tôi" là ai? Tại sao vậy? Chúng ta có thể đọc trong cuốn Sự Thật Về Phúc Âm của Russell Shorto, một học giả đã nghiên cứu và duyệt qua những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong hai thế kỷ 19 và 20, những đoạn như sau:
Bữa ăn chiều cuối cùng, Sinh ra từ một trinh nữ, chết rồi sống lại: những đức tin chính của Ki Tô Giáo đang bị thử thách từng niềm tin một. Các học giả chuyên nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã là những người gìn giữ nền Thần học Ki Tô – ngày nay đang dùng khoa khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, khoa học điện toán, và ngay cả khoa vật lý các hạt nhỏ, để tìm hiểu vấn đề "Giê-su là ai?" Kết quả là một sự duyệt lại tận gốc rễ Phúc âm và chuyện trong Phúc âm nay đã trở nên thật là rõ ràng nhưng lại làm cho một số người choáng váng bàng hoàng.
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu (như LM John Meier), cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại. 1
...Công cuộc nghiên cứu của Hội Nghiên Cứu Giê-su, và của tất cả những nhà nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, biểu thị cho một sự chuyển hướng của các học giả chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh về sự lương thiện văn hóa, lánh xa sự độc đoán của giáo hội. Theo Funk (chủ tịch Hội Nghiên Cứu Giê-su. TCN), các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người sống với một ảo tưởng (ảo tưởng tin rằng mình chính là con của Thần Do Thái và là đấng cứu tinh của dân Do Thái. TCN) – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng dữ dội trong đám con chiên. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 2
Có ba chi tiết quan trọng trong đoạn tóm tắt kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su của Shorto ở trên: 1) Phần lớn những điều mà ngày nay chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại; 2) Giáo hội và các bậc lãnh đạo trong giáo hội đã biết rõ sự thực trên; 3) Chỉ có đám con chiên, và có thể những bậc lãnh đạo Ki Tô trong các nước kém phát triển, vẫn còn tin rằng những gì giáo hội dạy về Giê-su đều là sự thực, là vẫn tiếp tục sống trong bóng tối.
Phải chăng Shorto đã đưa ra những nhận định vô căn cứ? Tuyệt đối không phải. Chúng ta hãy xét đến vài kết quả nghiên cứu điển hình về nhân vật Giê-su của một số giám mục, linh mục, học giả chuyên về tôn giáo:
1. Trong cuốn Giê-su Là Ai ?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên. Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa. Lý do về sự bất minh này thật là hết sức đơn giản. Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông. Ông ta không viết một cuốn sách nào. Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết. Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu. Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra. 3
2. Linh Mục Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốn Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại
Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Nên:
Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su - những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác. Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại (và viết lại như thế nào), thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su. Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực. 4
3. Nữ Giáo sư Thần học Uta Ranke-Heinemann viết trong phần dẫn nhập của cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con như sau:
Chúng ta vấp phải sự thực sau đây về nhân vật Giê-su. Chúng ta không biết khi nào ông ta sinh ra và ở đâu cũng như khi nào ông ta chết. Ông ta là một người không có một tiểu sử. Chúng ta không biết những hoạt động của ông như là một thầy giảng trước quần chúng thật sự đúng là ở đâu và kéo dài bao lâu. Nói cho thật đúng, chúng ta chẳng biết gì nhiều hơn là ông ta đã sinh ra đời, có người theo ông ta làm môn đồ, và ông ta bị hành quyết trên giá hình chữ thập – loại hình phạt của La Mã – và như vậy có một kết cục xấu số...
Ông Giê-su này không chỉ nằm sâu dưới đất ở Jerusalem mà còn ở dưới một núi những nghệ thuật tồi tệ, chuyện hoang đường, và cách diễn giải của giáo hội. 5
4. Học giả Andrew Harvey viết trong cuốn Con Của Người:
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phân tích lịch sử đã chứng tỏ là các phúc âm không phải là những điều do Thượng đế linh cảm hoặc là những điều trung thực do nhân chứng kể lại về cuộc đời của Giê-su, mà là những câu chuyện đã được gọt dũa cẩn thận, được xếp đặt để cho phù hợp với, hoặc cổ xúy những sở thích tôn giáo, nhân cách, nhóm người khác nhau trong những năm đầu đầy xúc động của Ki Tô Giáo. Những phúc âm không phải là những tài liệu viết ra theo sự linh cảm trực tiếp của Thần thánh, hoặc những ghi chứng lịch sử rõ ràng; chúng không phải là những điều mạc khải trực tiếp của Thần Ki Tô hoặc là những chuyện do những nhân chứng, những người biết rõ Giê-su, muốn kể lại rõ ràng những kinh nghiệm của họ đối với Giê-su. Được viết vào cuối thế kỷ đầu, chúng biểu thị và cô đọng những truyền thống trong những cộng đồng Ki Tô đầu tiên và từ từ biến đổi trong khoảng 300 năm để thành những phúc âm ngày nay chúng ta có. 6
5. Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà:
Giê-su được diễn giảng bởi những tín đồ Ki Tô lúc đầu theo những quan niệm về Thần Ki Tô mà họ tin tuyệt đối, dựa theo hình ảnh của một ông vua trên trời. Điểm chủ yếu là hình ảnh Giê-su ngồi bên phải của cái ngai Chúa Cha ngồi trên trời. Hình ảnh này phản ánh niềm tin huyền thoại phổ thông thời đó về một vũ trụ được coi như là một vương quốc.
Nhưng Giê-su đã được "sinh ra từ một người đàn bà". Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ . 7
Rồi giám mục Spong đã vạch ra những luận cứ, nhiều khi rất mâu thuẫn, của giáo hội đưa ra để thay đổi những sự kiện trên như sau:
Một lần nữa, nghệ thuật diễn giảng lại được mang ra áp dụng. Ông ta không phải là đứa con hoang, Thượng đế� là cha ông ta; Thánh Linh đã sinh ra ông ta. Ông ta khôngsinh ra ở Nazareth, mà sinh ra ở Bethlehem, thị trấn của David. Sự sinh ra ở Bethlehem đã được tiên đoán bởi nhà tiên tri Micah. Ông ta không phải không là ai cả, mà là thuộc dòng dõi vua David. 8
6. Trong cuốn Giê-su Chính Gốc, hai tác giả
Elmar R. Gruber và Holger Kersten viết:
Hầu như không có đề tài nào khác gây sôi nổi trong thế giới Tây phương như là nhân vật "Giê-su ở Nazareth"; hầu như không có đề tài nào khác đã đưa đến sự hiện hữu của nhiều cuốn sách như vậy, hoặc đến những sự tranh luận sôi nổi và nồng nhiệt như vậy. Tuy vậy, nhân cách của con người Giê-su lịch sử được bao phủ bởi một bức màn đen tối dày đặc. Trong 15 thế kỷ, chúng ta chỉ có những chuyện kể về Giê-su theo luận điệu thần học chính thức của giáo hội, viết ra với mục đích củng cố đức tin Ki-Tô cùng lôi cuốn người ngoại đạo vào Ki Tô giáo....
Trong thế kỷ 19, lần đầu tiên Tân Ước được đưa ra làm chủ đề nghiên cứu trí thức. Đây là sự bắt đầu của công cuộc khảo cứu có hệ thống về cuộc đời của Giê-su.
Năm 1835 David Friedrich Strauss đã xuất bản một cuốn sách nhan đề Cuộc Đời Của Giê-su, gây nhiều ảnh hưởng. Trang bị với những quan điểm phân tích thuần lý và với tinh thần không thỏa hiệp, Strauss đã thẳng thắn bác bỏ tích cách chính xác lịch sử của các phúc âm. Đối với ông, những điều viết trong phúc âm chỉ là những truyền thuyết và những chuyện sùng tín về hình ảnh con người Giê-su, lấy ý từ Cựu Ước. Sự chống đối tính cách xác thực của phúc âm như trên còn đi xa hơn vào khoảng giữa thế kỷ 19. Bruno Bauer loại hẳn hình ảnh của Giê-su trong công việc nghiên cứu lịch sử, tuyên bố rằng nhân vật chính trong Tân Ước là một phát minh huyền thoại. Giê-su và Paul (Phao Lồ) chỉ là những giả tượng văn chương; và Ki Tô Giáo được coi là tạo ra bởi một nhóm cuồng tín pha chế đức tin xung quanh hai nhân vật phát minh từ những truyền thống tôn giáo Hi Lạp, Do Thái và La Mã.
Ngày nay chúng ta có đến hơn 80000 tác phẩm chuyên khảo về Giê-su, nhưng tác dụng của chúng để soi sáng nhân vật Giê-su lịch sử thật quả là vô cùng khiêm nhường. Ai là Giê-su? Ông ta sinh ra bao giờ? Hình dáng ông ta ra sao? Khi nào ông ta bị đóng đinh trên thập giá? Bao giờ, ở đâu và ông ta chết như thế nào? Tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên đã trở thành một vấn đề không giải quyết nổi. Trong những cuốn sách viết trong hai thế kỷ đầu hầu như không có cuốn nào nhắc đến Giê-su như là một con người thực sự hiện hữu. Những nguồn tài liệu về sau toàn là những tác phẩm thần học, dựa trên niềm tin không thắc mắc: Giê-su là con đấng Cứu Tinh (của dân Do Thái. TCN) và là con của Thần Gia-vê (thần của dân Do Thái. TCN). Do đó, hầu như không có những tác phẩm thực sự vô tư về Giê-su, và cho tới ngày nay, công cuộc nghiên cứu trí thức cũng không ở vị thế có thể khẳng định là Giê-su sinh ra năm nào. Hầu như không có tài liệu nào nói về cuộc đời niên thiếu của Giê-su, một giai đoạn quan trọng làm nền tảng tạo ra những cá tính của con người. Ngay cả những chuyện kể về khoảng thời gian ngắn ngủi ông ta tiếp xúc với quần chúng cũng không nói gì nhiều về tiểu sử của ông ta. Có vẻ như là ông ta không được các sử gia đương thời biết tới, hay ít nhất là không đáng để nhắc tới. Vậy làm sao mà các sử gia này không hề biết tới những phép lạ hoặc những hiện tượng kỳ lạ như được kể trong phúc âm? 9
7. Michael Martin trong cuốn Bản Án Chống Ki Tô Giáo viết:
Những phương pháp phân tích hiện đại về học thuật khảo cứu Thánh Kinh đã đặt vấn đề về tính cách xác thực của Thánh Kinh, nhất là Tân ước. Trong ánh sáng của sự phân tích Tân Ước này, nhiều nhà thần học đã cho rằng người ta chẳng biết được bao nhiêu về Giê-su. Thí dụ, W. Trilling cho rằng "không có một ngày tháng nào trong đời sống của Giê-su" có thể được khẳng định và J. Kahl đoan quyết rằng điều duy nhất ta biết về Giê-su là ông ta "đã hiện hữu trong một thời điểm mà chúng ta chỉ có thể biết một cách đại khái". Nhiều học giả khác cho rằng việc tìm kiếm một Giê-su lịch sử là điều vô vọng..
Sự phân tích về con người Giê-su lịch sử được tôn trọng nhất ngày nay là của G. A. Wells. Wells nhấn mạnh rằng những nghi vấn về giá trị lịch sử của Giê-su của ông phần lớn dựa trên những quan điểm của các nhà thần học Ki Tô và các học giả chuyên về Thánh Kinh. Những vị này đồng thuận chấp nhận rằng các phúc âm được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su mãn kiếp và bởi những tác giả vô danh không đích thân biết đến Giê-su. Theo Wells thì những vị trên cũng thừa nhận rằng trong những chuyện kể về Giê-su, phần lớn là truyền thuyết và những chuyện trong phúc âm được viết theo động cơ thần học của những tác giả. Ngoài ra, những bằng chứng trong phúc âm thuần túy là của Ki Tô Giáo. 10
Trên đây chỉ là những nhận định tổng quát về tiểu sử không rõ ràng của Giêsu. Sở dĩ những học giả nghiên cứu về nhân vật Giê-su và đưa ra những nhận định như trên là vì họ đã dùng những phương pháp khảo cứu phân tích khoa học trên mọi khía cạnh liên quan đến con người Giê-su, thí dụ như đối chiếu cổ sử, phân tích cổ ngữ, phân tích từng câu từng lời trong Thánh Kinh v..v.. Đi vào chi tiết và dựa trên Thánh Kinh, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể biết được Giê-su là ai để mà tin, vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su. Những chi tiết về một phần nhỏ, khoảng 1/10 cuộc đời của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew (Mã Thi Ơ), Mark (Mác-cô), Luke (Lưu Ca) , và John (Gioan), và những thư viết cho tông đồ của Paul (Phao Lồ). Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Cho nên, chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả. Sau đây, tôi xin trích dẫn vài đoạn trong Thánh Kinh liên quan đến sự sinh ra và gia hệ của Giê-su để cho quý độc giả thấy rõ vấn đề.
Trước hết, chúng ta cần ghi nhận rằng, ngày nay những người nghiên cứu Tân Ước, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đều đồng thuận ở những điểm sau đây:
1. Những thư của Paul được viết vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết và không hề viết gì về cuộc đời của Giê-su: nơi sinh, nơi giảng đạo, nơi bị hành hình v..v.. và còn viết rằng Giê-su là con của Joseph và Maria, một người đàn bà (born of a woman).
2. Trong 4 phúc âm thì phúc âm Mark được viết sớm nhất, vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết, và Mark cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su cũng như về gia hệ của Giê-su.
3. Hai phúc âm Matthew và Luke được viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, nghĩa là khoảng 70 năm sau khi Giê-su chết. 90 phần trăm nội dung là lấy của Mark và thêm vào đó chuyện Giê-su được sinh ra từ Maria đồng trinh và viết về gia hệ của Giê-su. Thêm vào với mục đích gì, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã rõ.
4. Phúc âm John được viết vào đầu thế kỷ thứ hai, có thể gần 100 năm sau khi Giê-su chết, và cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su.
5. Cả 5 tác giả trên đều không phải là tông đồ của Giê-su, không trực tiếp biết Giê-su là ai, cho nên chỉ viết lại những chuyện đồn đại theo ý kiến và chủ đích riêng của mình.
Như trên đã nói, trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về sự sinh ra của Giê-su. Phúc Âm Matthew (Mã-Thi-Ơ) kể như sau, Matthew 1: 18-24:
Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.
Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.
Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, "Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.
Việc xảy ra đúng như lời Thần Ki Tô tiên đoán qua nhà tiên tri:
"Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel", có nghĩa là "Thần ở cùng ta".
Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.
Còn phúc âm Luke 1: 26- 33 thì thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:
Qua tháng sáu, Thần Ki Tô sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary.
Thiên sứ nói: "Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng."
Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì.
Rồi thiên sứ nói với nàng, "Đừng sợ, Mary, vì Thần đã ban đặc ân cho nàng. Và này, cô sẽ mang thai, và sinh ra một con trai và đặt tên nó là Giê-su. Đứa trẻ đó sẽ thành vĩ nhân, và sẽ được gọi là con của đấng tối cao; và Thần sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái (hậu duệ của Jacob) mãi mãi, và nước hắn cai trị sẽ bất diệt.
Đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta thấy rằng chuyện thiên sứ "báo mộng" cho Joseph xảy ra khi Maria đã có mang được 6 tháng, và Maria không hề nói cho Joseph biết cái thai trong bụng mình từ đâu mà ra. Tại sao Maria phải dấu chồng khi mà bà được ân sủng đặc biệt của Thánh Linh khiến bà mang thai?
Nhưng ở đây, tôi sẽ không đi vào công việc phân tích những đoạn trên trong Thánh Kinh. Sự phân tích này, tôi đã trình bày tạm gọi là đầy đủ trong Chương 2 của cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản cuối năm 2000. Tôi trích dẫn những đoạn trên trong phúc âm Matthew và Luke chỉ để chứng minh một sự mâu thuẫn cùng cực trong hai phúc âm trên, khi Matthew và Luke kể về giòng dõi, gia hệ của Giê-su, cho rằng Giê-su thuộc giòng dõi vua David, những chi tiết hoàn toàn bất phù hợp với chuyện Maria mang thai của Thánh Linh ở trên.
Thật vậy, theo Matthew 1:1-17 thì các thế hệ tiếp nối giòng họ Giê-su từ vua David như sau:
David, Solomon, Rehoboam, Abijah, Asa, Jehoshaphat, Jehoram, Uziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah, Manasseh, Amon, Josiah, Jeconiah, Shealtiel, Zerubbabel, Abiud, Eliakim, Azor, Zadok, Akim, Eliud, Eleazar, Matthan, Jacob, Joseph, Jesus.(tất cả là 27 thế hệ.)
Nhưng theo Luke 3:23-28 thì các thế hệ tiếp nối từ vua David tới Giê-su như sau:
David, Nathan, Matthata, Menna, Melea, Eliakim, Jonam, Joseph, Judah, Simeon, Levi, Matthat, Jorim, Eliezer, Joshua,, Er, Elmadam, Cosam, Addi, Melki, Neri, Shealtiel, Zerubbabel, Rhesa, Joanan, Joda, Josech, Semein, Matthathias. Maath, Naggai, Esli, Nahum, Amos, Matthathias, Joses, Jannai, Melki, Leci, Matthat, Eli, Joseph, Jesus. (tất cả là 42 thế hệ.)
Chúng ta nên để ý rằng, trong 2 danh sách trên kể về giòng dõi của Giê-su, chỉ có ba tên giống nhau (chữ đậm), còn thì hoàn toàn khác biệt, và Matthew kê ra 27 thế hệ trong khi Luke kê ra 42 thế hệ. Nếu những tên thế hệ giống nhau thì chúng ta có thể cho rằng Matthew bỏ sót, liệt kê cách quãng những thế hệ tiếp nối từ David đến Giê-su. Nhưng rõ ràng là không phải vậy.
Vậy khi chúng ta nói đến Giê-su thì đó là Giê-su nào của Matthew, hay Giê-su nào của Luke? vì cả Matthew lẫn Luke đều viết Giê-su vừa là con của Thánh Linh vừa thuộc dòng dõi vua David, hai điều hoàn toàn mâu thuẫn có tính cách loại trừ hỗ tương, có cái này thì không thể có cái kia?
Thomas Paine đã phân tích sự bất phù hợp trên trong cuốn Thời Đại Lý Trí, một cuốn sách đã giữ một địa vị cao trong nền văn học Tây phương từ thế kỷ 19 đến nay, về nhân vật Giê- su:
Lịch sử Giêsu KiTô được viết trong 4 cuốn mà người ta cho là Matthew, Mark, Luke, và John viết. Chương đầu trong Matthew bắt đầu bằng gia hệ của Giêsu KiTô, và trong chương 3 của Luke cũng có gia hệ của Giêsu KiTô. Nếu 2 gia hệ này phù hợp nhau, chúng cũng không chứng minh được là đúng vì đó có thể là một gia hệ đã được đặt ra; nhưng vì chúng mâu thuẫn nhau về từng chi tiết một, điều này chứng tỏ một cách tuyệt đối là chúng đều là giả.
Nếu Matthew đúng thì Luke phải sai; nếu Luke đúng thì Matthew phải sai; và vì không thể dựa vào đâu để tin ai đúng hơn ai, cho nên không dựa vào đâu để mà tin ai; và nếu chúng ta không thể tin được điều đầu tiên mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được những điều họ nói về sau? Nếu chúng ta không thể tin họ về gia hệ của Giêsu mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được khi họ nói với chúng ta những điều kỳ lạ như Giê su là con của Thần sinh ra bởi một hồn ma, và một thiên thần đã bí mật loan báo sự này cho mẹ của Giêsu? 11
Lý lịch không rõ ràng của Giê-su, do đó, là một lợi điểm để cho Giáo hội khai thác và mê hoặc tín đồ, vì Giáo hội muốn giải thích thế nào cũng được, đặt ra chuyện nào cũng xong, và với phương pháp nhồi sọ tín đồ ngay từ khi còn nhỏ, uốn nắn đầu óc để cho tín đồ tuân phục hệ thống quyền lực trong Giáo hội, tín đồ trở thành những người bị điều kiện hóa, không còn khả năng suy luận, chỉ còn biết tin theo một cách mù quáng mọi điều diễn giảng của Giáo hội, bất kể những điều này vô lý đến đâu, mâu thuẫn đến đâu, không hề thắc mắc. Họ đáng thương hơn là đáng trách. Và sự kiện thê thảm này không chỉ có trong đám tín đồ đầu óc thấp kém mà còn có thể thấy rõ trong một số được coi là trí thức Ca-Tô nếu chúng ta đọc về đức tin Ca-Tô mà họ trình bày trong những bài viết hay tác phẩm của họ. Sau đây là một thí dụ điển hình:
Trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Đức Thánh Cha Và Giáo Triều Roma của TGM Nguyễn Văn Thuận, Công Đoàn Đức Mẹ xuất bản năm 2000, tác giả mở đầu cuốn sách bằng Bài Suy Niệm Dẫn Nhập: Gia Phả Đức Giêsu Kitô Đứng Trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa, trang 25-34. Tác giả Nguyễn Văn Thuận chỉ nhắc đến gia phả Giê-su trong Matthew mà thôi và đặc biệt là, để biện minh cho những sự kiện được viết trong Thánh Kinh là trong gia phả của Giê-su có nhiều người vô đạo đức, tác giả đã đưa ra một luận điệu thần học có tính cách ngụy biện để biện minh cho những sự kiện không mấy tốt đẹp này. Tác giả viết, trang 28:
"...sự chọn lựa của Thiên Chúa có tính cách nhưng không và đầy tình thương(???), không thể hiểu được theo những lý luận của lý trí."
hàm ý dùng lý trí và lý luận thì không thể hiểu được Thánh Kinh, chỉ có đức tin Ca-Tô, nghĩa là tin vào những điều giáo hội dạy thì mới hiểu được Thánh kinh muốn viết gì và do đó hiểu được Thiên Chúa. Nhưng sự chọn lựa của Thiên Chúa là như thế nào? TGM Nguyễn Văn Thuận giải thích: Abraham bỏ trưởng lập thứ, rồi đến Isaac, con của Abraham, cũng bỏ trưởng lập thứ, rồi đến Jacob, cháu của Abraham, cũng phế bỏ ba đứa con đầu, lập đứa con thứ tư là Judah, và tất cả sự chọn lựa trên là do "ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa". Ông giải thích thêm: "Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi của Chúa." Ngoài các tín đồ bảo sao nghe vậy, có ai nghe lọt tai những lời giải thích đầy tính cách huyền hoặc và phi lý như trên? Thứ nhất, chuyện bỏ trưởng lập thứ là chuyện thường tình thế gian, chúng ta thấy đầy dẫy trong lịch sử Tàu, Ta. Vậy tất cả đều là ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa cả hay sao? Thứ nhì, Thiên Chúa chọn lựa vì lòng từ bi thật hay sao? Từ là cho vui và bi là cứu khổ. Thiên Chúa bỏ người này, chọn người kia, bản chất đã là một hành động thiên vị, vì nếu bảo rằng đó là thể hiện lòng từ bi đối với người được chọn thì đối với người bị loại bỏ một cách bất công thì thể hiện lòng gì? Mặt khác, Thiên Chúa lựa chọn tùy hứng, không dựa trên căn bản đạo đức hay công trạng, vậy thì chúng ta cứ việc làm ác rồi ngồi há miệng chờ sung từ bi của Thiên Chúa thì có được hay không? Sau cùng, Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Thiên Chúa (thuyết sáng tạo này ngày nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới của khoa học) thì mọi người đều phải bình đẳng trước Thiên Chúa, tại sao Thiên Chúa lại phải nhúng tay vào chuyện chọn người kế vị của vài ông vua Do Thái? Nói tóm lại, cách giải thích theo luận điệu Thần học của TGM Nguyễn Văn Thuận chỉ là một lối ngụy biện không thuận lý. Điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng nếu chúng ta đọc tiếp "lý luận" của ông. Nơi trang 30-31, ông viết tiếp:
"Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia (nghĩa là Giê-su. TCN), sự thánh thiện và tội lỗi xen lẫn nhau: với nước mắt cay đắng, ngài xưng thú trong Thánh vịnh các tội ngoại tình và sát nhân, nhất là trong Thánh vịnh 50, một ca vịnh trở thành kinh nguyện thống hối thường được dùng trong phụng vụ của giáo hội..
Cả những phụ nữ mà Mathêu nêu tên trong đầu sách Tin Mừng của ngài như những người mẹ thông truyền sự sống, từ cung lòng phúc lành của Thiên Chúa, cũng gợi lên nơi chúng ta một sự xúc động. Tất cả họ đều là những phu nữ ở trong những hoàn cảnh bất hợp lệ: Tamar là một phụ nữ tội lỗi, Racab là một gái mãi dâm, Rut là một người ngoại bang và về người phụ nữ thứ tư, người ta không dám nêu danh, và chỉ nói "đó là vợ của ông Uria". Người đàn bà đó chính là là bà Betsabea mà vua Đavit đã ngoại tình.
Tuy nhiên, dòng lịch sử tràn đầy tội lỗi và tội ác như thế đã trở thành một nguồn nước trong (sic), khi càng đến gần thời gian sung mãn: đến đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và đến Chúa Giêsu, Đấng Messia. Nơi các Ngài tất cả các thế hệ được cứu chuộc.
Danh sách những người tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa. Cả trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã chọn Phêrô, người đã chối ngài, và chọn Phaolô, người đã bách hại Ngài. Vậy mà các vị lại trở thành cột trụ của giáo hội. Trong thế gian, khi một dân tộc viết lịch sử chính thức của mình, họ thường nói về những chiến thắng đã đạt được, những vị anh hùng, hoặc sự cao cả của mình...Quả là một trường hợp duy nhất, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình."
Chỉ bằng vào một đoạn văn ngắn ở trên, chúng ta đã có thể thấy rõ ràng đạo Ca-Tô Rô Ma đã thành công trong việc nhồi sọ, uốn nắn đầu óc tín đồ như thế nào, từ nhỏ tới lớn, từ thấp tới cao. Đây không phải là nơi phê bình Thánh Kinh nên tôi chỉ đưa ra vài nhận xét ngắn ngủi về đoạn văn trên.
Thứ nhất, trong lịch sử Do Thái, David được coi là người có công mở mang nước Do Thái và mang đến cho Do Thái một thời đại hùng cường. Nhưng tư cách và đời sống của David thì không có gì có thể gọi là thánh thiện cả. Hắn là một tên bạo chúa, hiếu sát và hoang dâm. David không những mắc tội ngoại tình với Bathsheba, vợ của Uriah, một tướng dưới trướng của David, mà còn dùng quyền lực cướp vợ của Uriah bằng cách gửi Uriah ra mặt trận với lệnh ngầm cho viên chỉ huy mặt trận là Joab phải làm sao để cho Uriah không được sống sót.
Thứ nhì, trong Thánh Kinh chẳng có chỗ nào
viết là "với nước mắt cay đắng, ngài (từ "ngài" TGM Nguyễn Văn Thuận dùng để gọi một tên sát nhân hoang dâm vô đạo đức như David) xưng thú trong Thánh vịnh (Psalms) hay Thi Thiên các tội ngoại tình và sát nhân.." Thánh vịnh là một tập hợp 150 bài thơ dài ngắn khác nhau mà nội dung là những lời rên rỉ, ca thán, vò đầu bứt tai, của một kẻ loạn thần kinh, bài nào cũng buồn chán như bài nào (Xin đọc The Happy Heretic của Judith Hayes, p. 131: Psalms: This is one long, whining, grousing, hand-wringing, neurotic harangue. There are 150 chapters, each as depressing as the next.), và Thánh vịnh 50 là thơ của Asaph làm chứ không phải của David.
Thứ ba, trong Thánh Kinh có 2 Tamar rất đặc biệt: Tamar trong 2 Samuel 13: 11-14 là một thiếu nữ bị chính anh ruột của mình, Amnon, cưỡng hiếp. Tamar và Amnon đều là con ruột "ngài" David của TGM Nguyễn Văn Thuận. Còn Tamar, người phụ nữ tội lỗi mà ông Thuận viết trong đoạn trên, còn đặc biệt hơn nữa: chồng chết, ngủ với em chồng; em chồng chết, ngủ luôn với bố chồng, sinh con cái. Đó là những mẫu người mà TGM Thuận cho rằng được Thiên Chúa chọn với "ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.", mà không hề giải thích mầu nhiệm ở chỗ nào, phải chăng mầu nhiệm chỉ vì những người vô đạo đức phi luân này là tiền nhân của Giê-su?. Chuyện Tamar trong Thánh Kinh, quý độc giả có thể đọc trong Sáng Thế 38. Có nhiều điều tôi không tiện trích dẫn, vì chúng tục tĩu dâm loạn, đối ngược hẳn với nền luân lý Á Đông. Chúng ta cũng nên để ý là, Thiên chúa là Thiên Chúa của Do Thái, không dính líu gì tới dân tộc Việt Nam, vì ngay trong Thánh Kinh Thiên Chúa của Do Thái cũng không biết đến sự kiện là quả đất tròn. Sự hiểu biết của Thiên chúa ở trong Thánh Kinh về trái đất rất hạn hẹp, chỉ có ở quanh vùng Trung Đông mà thôi.
Thứ tư, TGM Thuận viết "Chúa Giêsu đã chọn Phêrô, người đã chối ngài, và chọn Phaolô, người đã bách hại Ngài." là sai, vì Thánh Kinh đã viết rõ Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới, ngay khi một số người cùng thời với Giê-su còn sống, vậy chọn Phê-rô để làm gì? Rõ ràng chuyện Chúa chọn Phêrô là do giáo hội ngụy tạo để tự tạo vai trò kế thừa Phê rô và là đại diện của Chúa trên trần của các giáo hoàng. Mặt khác, PhaoLô không phải là tông đồ của Giê-su, PhaoLô chưa từng thấy Giê-su, làm sao mà bách hại Giêsu?
Thứ năm, sợ tín đồ mất niềm tin khi đọc kỹ Thánh Kinh, TGM Nguyễn Văn Thuận dạy tín đồ: "Danh sách những người tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa."
Mang cái bình phong "mầu nhiệm Thiên Chúa" ra để che đậy những điều có thể gây thắc mắc trong đầu óc tín đồ, TGM Thuận đã không lý gì đến những phần khác trong Thánh Kinh mà Giám Mục Spong đã nhận xét ở trên: "Chẳng có ai biết cha ông ta (Giê-su) là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ ."
Thật ra thì chẳng có gì là gương mù cả, và cũng chẳng có gì là "mầu nhiệm Thiên Chúa". Vì ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã hiểu tại sao Matthew lại nêu tên những người phụ nữ tội lỗi trong gia phả của Giê-su. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn Sự Thực Phúc Âm của Russell Shorto:
"Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái, khi quan sát sự phát triển nhanh chóng của Ki Tô Giáo, đã ghi nhận rằng khuôn mặt thần thánh trong trọng điểm của Ki Tô Giáo (nghĩa là Giê-su. TCN) thực ra chỉ là một đứa con hoang. ..
Về phương diện kỹ thuật, ngay cả khi đọc Phúc Âm theo truyền thống, điều trên đúng là sự thực, vì Joseph, chồng của Mary, không phải là cha thực của Giê-su. Đọc thật kỹ Matthew chúng ta có thể thấy điều trên rõ ràng...và Matthew đã đưa ra một kiến trúc thần học tinh vi để biến đổi một sự thật xấu xa thành một huyền thoại..
Một vấn đề trong gia phả của Giê-su đã làm bận tâm những nhà thần học không ít trong nhiều thế kỷ là tên của các phụ nữ trong gia phả của Giê-su. Tại sao chúng ta đọc thấy rằng: "Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Jacob" v..v.. mà không thấy tên một phụ nữ nào xen vào, nhưng rồi chúng ta thấy "Judah là cha của Perez và Zerah, sinh ra bởi Tamar", và "Salmon là cha của Boaz, sinh ra bởi Rahab," và Boaz là cha của Obed, sinh ra bởi Ruth", và David là cha của Solomon, sinh ra bởi "vợ của Uriah"?
Một nhóm học giả đã tìm hiểu trong 20 năm qua để tìm ra giải đáp cho điều thắc mắc này và họ đã khám phá ra rằng tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục. Nói cách khác, Matthew đã cố ý làm nhẹ bớt vấn nạn Giê-su là đứa con hoang bằng cách vạch ra rằng trong nhiều đời tiền nhân của Giê-su, đây là điều cần thiết để tiếp nối dòng dõi các vua Do Thái qua những nhân vật khác thường.. Là đứa con hoang, điều này có thể là một biểu hiện của sự danh giá (badge of honor). 12
Thứ sáu, TGM Nguyễn Văn Thuận ca tụng dân tộc Do Thái là "một trường hợp duy nhất, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình." Người Việt Nam chúng tôi, khi đọc đến những chuyện tàn bạo, dâm ô, loạn luân v..v.., chiếm quá nửa cuốn Cựu Ước, về dân tộc Do Thái, thì không có cách nào có thể đồng ý với nhận định của ông Thuận. Sử Trung Quốc cũng ghi lại những triều đại Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên v..v.. Sử Việt Nam cũng ghi lại triều đại Lê Ngọa Triều v..v.. Đã là những sự kiện lịch sử của một dân tộc thì không có người này cũng có người kia ghi chép lại. Do Thái cũng không ra ngoài lệ và tuyệt đối không phải là nước duy nhất chép lại trung thực những sự kiện lịch sử. Cho nên chẳng có gì đáng ngưỡng mộ và cũng chẳng có gì gọi là tuyệt vời. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn về dân tộc Do Thái cổ xưa mà Thomas Paine đã viết trong cuốn Thời Đại Lý Trí như sau:
"Nếu chúng ta có thể tự cho phép để cho rằng Đấng Toàn Năng đã phân biệt một quốc gia nào đó và gọi là Dân Được Ngài Chọn Lựa thì chúng ta phải cho rằng dân tộc đó là một gương mẫu cho phần còn lại của thế giới về hiếu kính và nhân đạo thuần khiết nhất, chứ không phải là một dân tộc của những kẻ côn đồ và giết người như là dân Do Thái cổ xưa, một dân tộc đồi bại vì phỏng theo những con quái vật và mạo danh như là Moses và Aaron, Joshua, Samuel và David, một dân tộc đã làm cho chính mình nổi bật hơn mọi dân tộc khác trên thế giới về sự man rợ và độc ác."
(Could we permit ourselves to suppose that the Almighty would distinguish any nation of people by the name of His Chosen People we must suppose that people to have been an example to all the rest of the world of the purest piety and humanity, and not such a nation of ruffians and cut-throats as the ancient Jews were; a people who, corrupted by the copying after such monsters and impostors as Moses and Aaron, Joshua, Samuel and David, had distinguished themselves above all others on the face of the known earth for barbarity and wiskedness.)
Vậy, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời ở chỗ nào? Đây không phải là chỗ phê bình cuốn Chứng Nhân Hy Vọng của TGM Nguyễn Văn Thuận, nhưng có một đoạn nơi trang 293 tôi không thể bỏ qua:
"Do quyền năng của Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm nhập thể cao cả được thực hiện. Người Con ở trên Trời sống trong lòng Thiên Chúa Cha, tìm thấy ở dưới đất, nơi Đức Maria, một cung lòng xứng đáng với Ngài. Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức Maria trở thành mẹ. Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Hiền Thê của Chúa Thánh Thần."
Người con ở trên Trời? Chỗ nào trên Trời?
Phải chăng ở phía trên cái vòm trời bằng đồng thau có những cánh cửa mở ra để cho mưa rơi xuống như được viết trong Thánh Kinh? Hay là ở trong cái nhà ở trên trời, thiên đường, nơi Thiên Chúa ngự. Nhưng chính giáo hoàng John Paul II cũng phải thú nhận "Không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây" TGM Thuận luôn luôn ở sát nách giáo hoàng mà không biết đến lời tuyên bố này hay sao? Mặt khác, trái đất đâu có đứng yên? Nó vừa di chuyển trong không gian xung quanh mặt trời với vận tốc trên một trăm ngàn cây số một giờ, vừa quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số 1 giờ, vậy TGM Thuận có dám khẳng định "người con ở trên Trời" là ở chỗ nào không, hay cũng phải đảo điên điên đảo như trái đất?
Tôi không muốn đi sâu vào đoạn văn trên của TGM Thuận mà chỉ muốn làm sáng tỏ một điều: đoạn này đương nhiên xóa bỏ đoạn nói về gia phả của Giê-su. Giê-su không thể vừa là con của Chúa Thánh Thần, vừa là con của Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tuy nhiên tôi không phản đối TGM Nguyễn Văn Thuận hay bất cứ ai, nếu họ tin cả hai huyền thoại có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive) cùng một lúc.
Ngày nay, với những kết quả nghiên cứu rõ ràng về nhân vật Giê-su, các học giả đã trở nên dè dặt hơn mỗi khi đưa ra bất cứ một khẳng định nào về những thuộc tính của Giê-su mà nền Thần học Ca-Tô đã thành công tạo thành những niềm tin trong đầu óc con người qua một học thuật giả mạo những văn kiện lịch sử vô cùng tinh vi mà Douglas Lockhart đã viết trong cuốn The Dark Side of God, trg. 47 như sau:
"Với khả năng phịa sử qua những tài liệu giả mạo trông như thật với dấu ấn của Giáo Hoàng, và lồng những tài liệu giả mạo này vào trong Giáo Luật, Giáo hội Ca-Tô đã tái tạo quá khứ của mình một cách có hệ thống để rồi cuối cùng tin vào những điều nói láo của chính mình."
(With the ability to invent history through the forging of imposing-looking documents complete with papal seals, and with the added ability to instantly insert such fabrications into Canon Law, the Catholic Church systematically recreated its past and ended up believing its own lies.)
Nghe những lời quảng cáo về "ơn cứu rỗi" của Chúa Giê-su thì kể ra cũng có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người. Riêng đối với tôi, hấp dẫn không không đủ, và từ hấp dẫn đi đến tin một cách không cần biết, không cần hiểu, lại là chuyện khác. Tôi hi vọng có ai đó có thể cho tôi biết rõ, bằng những luận cứ và bằng chứng có tính cách thuyết phục: Giê-su là ai? trước khi bàn đến chuyện "ơn cứu rỗi".
Chú Thích
1. Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997, Front Cover.
2. Shorto, Russell, Ibid., p. 14.
3. Cross, Colin, Who Was Jesus?, Barnes & Nobles Books, New York, 1993, Introduction.
4. Bringas, Ernie, Going By The Book: Past & Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub., Co. VA., 1996, p. 191.
5. Ranke-Heinemann, Uta, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 2.
6. Harvey, Andrew, Son of Man: The Mystical Path to Christ, Jeremy P. Tarcher / Putnam,New York, 1998, p. 4.
7. Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35.
8. Spong, John Shelby, Ibid., p. 41.
9. Gruber, Elmar R. & Kersten, Holger, The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995, pp. 3-4.
10. Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991, pp. 37-38.
11. Foner, Philip S., Editor, The Life and Major Writings of Thomas Paine: "The Age of Reason", A Citadel Press Book, New York, 1993, pp. 571-572.
12. Shorto, Russell, Ibid., pp. 36-41.
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/018-tranchungngoc-jesus.htm
Trần Chung Ngọc
Giê-su là ai? (Who was Jesus?). Đây là tên của 2 cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong lịch sử Ki Tô Giáo, một của Colin Cross và một của N. T. Wright, và cũng là đầu đề của bài viết này. Bài viết này đáng lẽ tôi không nên viết nhưng lại không thể không viết. Không thể không viết vì trong cuộc viếng thăm Ấn Độ năm ngoái, Giáo Hoàng John Paul II đã kêu gọi tăng gia nỗ lực cải đạo những người phi-Ca-Tô ở Á Châu. Dựa trên những sự kiện lịch sử: rằng sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, phần lớn Phi Châu và vài vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần tiền Ki-Tô, Mac Kher cho lời kêu gọi trên là một lời tuyên chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ nói riêng (Xin đọc trong www.nycny.com). Không thể không viết vì tháng 9 vừa qua, Hồng Y Ratzinger, với sự đồng ý của Giáo Hoàng, đã tung ra tài liệu "Dominus Jesus" khẳng định "Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma là phương tiện duy nhất đem đến sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại" hàm ý cả nhân loại đều cần đến cái mà Giáo hội Ca-Tô gọi là "ơn cứu rỗi" của Giê-su. Không thể không viết vì gần đây chúng ta thấy xuất hiện cái gọi là "thần học theo cung cách Á Châu" với những luận điệu đánh đồng khập khiễng Giê-su, một người Do Thái mới sinh ra cách đây khoảng 2000 năm, với quan niệm về Ông Trời của người dân Việt Nam đã có ít ra là 5, 6 ngàn năm, hoặc hoang đường như Giê-su chính là Phật Di-Lặc, cùng xuyên tạc lịch sử, văn hóa Á Đông v..v.. để lừa dối những người nhẹ dạ cả tin. Không thể không viết vì có một số người, có lẽ vì không nghiên cứu kỹ vấn đề, nên cho rằng đạo nào cũng tốt như nhau, Phật Tánh và Thánh Linh cũng xêm xêm (same same), lạy Phật hay lạy Chúa cũng chẳng có gì khác biệt, cho nên lạy một thì tốt mà lạy cả hai thì lại càng tốt hơn, thờ một thì tốt mà thờ cả hai thì tốt gấp đôi, như vậy chắc ăn, không được Phật độ thì cũng được Chúa cứu rỗi v..v.., chẳng cần để ý đến chuyện những người tin vào Phật thì đã mang lại những phúc lợi gì cho nhân loại, và những người tin vào Chúa thì đã gây bao nhiêu tác hại cho nhân loại như lịch sử đã chứng minh? Phải chăng vì Giê-su là đối tượng thờ phụng của gần một phần ba dân số trên thế giới nên chúng ta dù sao cũng phải nể sợ một thế lực tôn giáo lớn, cho nên người ta ca theo luận điệu Thần Học bẻ queo thì mình cũng phải ca theo điệu Diệu Pháp bẻ quặt? Sự lương thiện trí thức không cho phép tôi hành xử như vậy.
Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã phát động chiến dịch nhuộm đen Á Châu bằng mọi thủ đoạn để thuyết phục người dân Á Châu tin vào "ơn cứu rỗi" của Giê-su. Nhưng để cho người dân Á Châu có thể tin vào sự cứu rỗi trên, ít ra họ cũng cần biết cứu rỗi cái gì, tại sao cần phải cứu rỗi, và nhất là, Giê-su là ai? Trong bài này, tôi sẽ không bàn đến những chủ đề như cứu rỗi cái gì, tại sao cần phải cứu rỗi và ai cần đến sự cứu rỗi, những chủ đề đã trở thành vô nghĩa, không còn lý do để thảo luận trước những khám phá của khoa học về sự sinh ra của vũ trụ cũng như về nguồn gốc con người nằm trong định luật tiến hóa v..v.. mà chính giáo hội Ca-Tô đã công nhận. Tôi chỉ bàn về điều quan trọng nhất: Giê-su là ai?
Vậy thì, Giê-su là ai? Câu trả lời thật là dễ dàng đối với những tín đồ Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng: "Chúa tôi." Nhưng nếu chúng ta hỏi tiếp: "Chúa tôi là ai?" thì có lẽ tín đồ Ki Tô Giáo sẽ không trả lời và nhìn chúng ta với một cặp mắt đầy vẻ thương hại, cho rằng chúng ta đích thật là những kẻ mọi rợ, chưa biết đến "tin mừng phúc âm." Chỉ có điều, đối với thiểu số trên thế giới thì phúc âm quả mang đến một tin mừng: "cứ tin ở Chúa thì sau khi chết phần hồn sẽ được lên thiên đường ở cùng Chúa, và đến ngày phán xét cuối cùng, thì Chúa sẽ làm cho xác chết của mình sống lại đoàn tụ với linh hồn". Nhưng đối với đa số trên thế giới có chút ít đầu óc thì chuyện "linh hồn lên thiên đường và xác chết ngày sau sống lại" thuộc loại chuyện "Chú Cuội ngồi trên cung Hằng".
Trở lại câu hỏi "Giê-su là ai?" thì cho đến thế kỷ 19, hầu như toàn thể Á Châu chẳng có mấy người biết Giê-su là ai. Còn ở Âu Châu thì không một ai dám đặt ra câu hỏi này và không một ai dám phê phán bình luận cuốn Thánh Kinh vì sợ bị tù đầy, tra tấn và mang đi thiêu sống. Chúng ta nên nhớ, những tòa hình án xử Dị Giáo chỉ được dẹp bỏ vào khoảng giữa thế kỷ 19, và "Thánh bộ" (Holy Office) cầm đầu các tòa án xử dị giáo đã được biến thể, đổi tên thành Thánh Bộ Truyền Bá Giáo Lý Về Đức Tin, ngày nay do hồng y Ratzinger đứng đầu.
Tuy nhiên, sự tiến bộ trí thức là một định luật của nhân loại, nên ngay từ 1760, Hermann Samuel Teimarus, giáo sư ngôn ngữ Á Đông tại đại học Hamburg bên Đức, đã viết một cuốn sách đưa ra nghi vấn về sự thực lịch sử viết trong các phúc âm. Vì sợ bị giáo hội trả thù, ông ta đã xếp đặt để cho tác phẩm của ông được xuất bản sau khi ông ta chết. Rồi cho đến năm 1835, Giáo sư Thần học David Friedrich Strauss cho ra đời cuốn Xét Kỹ Cuộc Đời Của Giê-su (Life of Jesus Critically Examined) trong đó tác giả dùng những phương pháp phân tích để đi tới kết luận: "các phúc âm không phải do các tông đồ của Giê-su viết mà là do những tín đồ Ki Tô về sau, những người đan lẫn những truyền thuyết, những điều tưởng tượng và sự kiện vào với nhau." Sau đó Strauss bị cấm dạy môn Thần học cho đến khi chết.
Bước sang thế kỷ 20, sự khám phá ra những cuộn kinh nơi Biển Chết song song với kỹ thuật định tuổi vật chất cùng nhiều khám phá khác trong ngành khảo cổ đã giúp cho những nhà nghiên cứu rất nhiều trong công cuộc đi tìm những sự thực trong Thánh Kinh. Rồi đến thập niên 1960, những khoa dạy môn Thần học trong các trường đại học Ki Tô bắt đầu xuống dốc vì càng ngày càng ít người học, nhiều học giả đã bỏ các trường đại học Ki Tô để sang dạy tại các trường đại học công, nơi đây họ có nhiều tự do hơn trong việc khảo cứu.
Tất cả những sự kiện trên đã làm cho công cuộc nghiên cứu phúc âm và về nhân vật Giê-su nở rộ. Điển hình là Hội Nghiên Cứu Giê-su (The Jesus Seminar) gồm từ 50 đến 300 học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đã phối hợp các kỹ thuật nghiên cứu tân tiến nhất như khảo cổ, cổ sinh vật học, phương pháp định tuổi vật chất, ngữ học, cổ ngữ học v..v.. để phân tích từng câu, từng lời, từng sự kiện viết trong phúc âm. Một khuôn mặt đặc biệt trong ngành nghiên cứu Tân Ước lại chính là một linh mục Ca-Tô: John Meier, giáo sư Thần học. Trong tác phẩm A Marginal Jew: Rethinking The Historical Jesus, tập 1, xuất bản tại New York năm 1991, với sự duyệt và phê chuẩn (imprimatur) của Vatican, tuy còn dè dặt trong những điểm tế nhị khác thuộc về đức tin Ca-Tô, linh mục Meier đã thẳng thắn luận về những bằng chứng chứng tỏ Giê-su là đứa con hoang, đã lấy vợ v..v.. Hơn thế nữa, Meier đồng ý với các đồng nghiệp trong ngành, bác bỏ những chuyện có tính cách siêu nhiên trong Tân Ước như là sự thực lịch sử – Giê-su đi trên sóng, biến đổi nước thành rượu, và các phép lạ khác v..v.. Lẽ dĩ nhiên, tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô không hề biết đến những kết quả nghiên cứu sâu rộng này.
Vậy kết quả những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su ra sao? Cho đến nay, các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài Ki Tô giáo vẫn không đi đến bất cứ một điểm đồng thuận nào để có thể trả lời dứt khoát, khẳng định "Chúa tôi" là ai? Tại sao vậy? Chúng ta có thể đọc trong cuốn Sự Thật Về Phúc Âm của Russell Shorto, một học giả đã nghiên cứu và duyệt qua những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong hai thế kỷ 19 và 20, những đoạn như sau:
Bữa ăn chiều cuối cùng, Sinh ra từ một trinh nữ, chết rồi sống lại: những đức tin chính của Ki Tô Giáo đang bị thử thách từng niềm tin một. Các học giả chuyên nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã là những người gìn giữ nền Thần học Ki Tô – ngày nay đang dùng khoa khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, khoa học điện toán, và ngay cả khoa vật lý các hạt nhỏ, để tìm hiểu vấn đề "Giê-su là ai?" Kết quả là một sự duyệt lại tận gốc rễ Phúc âm và chuyện trong Phúc âm nay đã trở nên thật là rõ ràng nhưng lại làm cho một số người choáng váng bàng hoàng.
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu (như LM John Meier), cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại. 1
...Công cuộc nghiên cứu của Hội Nghiên Cứu Giê-su, và của tất cả những nhà nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, biểu thị cho một sự chuyển hướng của các học giả chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh về sự lương thiện văn hóa, lánh xa sự độc đoán của giáo hội. Theo Funk (chủ tịch Hội Nghiên Cứu Giê-su. TCN), các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người sống với một ảo tưởng (ảo tưởng tin rằng mình chính là con của Thần Do Thái và là đấng cứu tinh của dân Do Thái. TCN) – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng dữ dội trong đám con chiên. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 2
Có ba chi tiết quan trọng trong đoạn tóm tắt kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su của Shorto ở trên: 1) Phần lớn những điều mà ngày nay chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại; 2) Giáo hội và các bậc lãnh đạo trong giáo hội đã biết rõ sự thực trên; 3) Chỉ có đám con chiên, và có thể những bậc lãnh đạo Ki Tô trong các nước kém phát triển, vẫn còn tin rằng những gì giáo hội dạy về Giê-su đều là sự thực, là vẫn tiếp tục sống trong bóng tối.
Phải chăng Shorto đã đưa ra những nhận định vô căn cứ? Tuyệt đối không phải. Chúng ta hãy xét đến vài kết quả nghiên cứu điển hình về nhân vật Giê-su của một số giám mục, linh mục, học giả chuyên về tôn giáo:
1. Trong cuốn Giê-su Là Ai ?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên. Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa. Lý do về sự bất minh này thật là hết sức đơn giản. Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông. Ông ta không viết một cuốn sách nào. Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết. Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu. Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra. 3
2. Linh Mục Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốn Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại
Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Nên:
Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su - những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác. Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại (và viết lại như thế nào), thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su. Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực. 4
3. Nữ Giáo sư Thần học Uta Ranke-Heinemann viết trong phần dẫn nhập của cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con như sau:
Chúng ta vấp phải sự thực sau đây về nhân vật Giê-su. Chúng ta không biết khi nào ông ta sinh ra và ở đâu cũng như khi nào ông ta chết. Ông ta là một người không có một tiểu sử. Chúng ta không biết những hoạt động của ông như là một thầy giảng trước quần chúng thật sự đúng là ở đâu và kéo dài bao lâu. Nói cho thật đúng, chúng ta chẳng biết gì nhiều hơn là ông ta đã sinh ra đời, có người theo ông ta làm môn đồ, và ông ta bị hành quyết trên giá hình chữ thập – loại hình phạt của La Mã – và như vậy có một kết cục xấu số...
Ông Giê-su này không chỉ nằm sâu dưới đất ở Jerusalem mà còn ở dưới một núi những nghệ thuật tồi tệ, chuyện hoang đường, và cách diễn giải của giáo hội. 5
4. Học giả Andrew Harvey viết trong cuốn Con Của Người:
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phân tích lịch sử đã chứng tỏ là các phúc âm không phải là những điều do Thượng đế linh cảm hoặc là những điều trung thực do nhân chứng kể lại về cuộc đời của Giê-su, mà là những câu chuyện đã được gọt dũa cẩn thận, được xếp đặt để cho phù hợp với, hoặc cổ xúy những sở thích tôn giáo, nhân cách, nhóm người khác nhau trong những năm đầu đầy xúc động của Ki Tô Giáo. Những phúc âm không phải là những tài liệu viết ra theo sự linh cảm trực tiếp của Thần thánh, hoặc những ghi chứng lịch sử rõ ràng; chúng không phải là những điều mạc khải trực tiếp của Thần Ki Tô hoặc là những chuyện do những nhân chứng, những người biết rõ Giê-su, muốn kể lại rõ ràng những kinh nghiệm của họ đối với Giê-su. Được viết vào cuối thế kỷ đầu, chúng biểu thị và cô đọng những truyền thống trong những cộng đồng Ki Tô đầu tiên và từ từ biến đổi trong khoảng 300 năm để thành những phúc âm ngày nay chúng ta có. 6
5. Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà:
Giê-su được diễn giảng bởi những tín đồ Ki Tô lúc đầu theo những quan niệm về Thần Ki Tô mà họ tin tuyệt đối, dựa theo hình ảnh của một ông vua trên trời. Điểm chủ yếu là hình ảnh Giê-su ngồi bên phải của cái ngai Chúa Cha ngồi trên trời. Hình ảnh này phản ánh niềm tin huyền thoại phổ thông thời đó về một vũ trụ được coi như là một vương quốc.
Nhưng Giê-su đã được "sinh ra từ một người đàn bà". Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ . 7
Rồi giám mục Spong đã vạch ra những luận cứ, nhiều khi rất mâu thuẫn, của giáo hội đưa ra để thay đổi những sự kiện trên như sau:
Một lần nữa, nghệ thuật diễn giảng lại được mang ra áp dụng. Ông ta không phải là đứa con hoang, Thượng đế� là cha ông ta; Thánh Linh đã sinh ra ông ta. Ông ta khôngsinh ra ở Nazareth, mà sinh ra ở Bethlehem, thị trấn của David. Sự sinh ra ở Bethlehem đã được tiên đoán bởi nhà tiên tri Micah. Ông ta không phải không là ai cả, mà là thuộc dòng dõi vua David. 8
6. Trong cuốn Giê-su Chính Gốc, hai tác giả
Elmar R. Gruber và Holger Kersten viết:
Hầu như không có đề tài nào khác gây sôi nổi trong thế giới Tây phương như là nhân vật "Giê-su ở Nazareth"; hầu như không có đề tài nào khác đã đưa đến sự hiện hữu của nhiều cuốn sách như vậy, hoặc đến những sự tranh luận sôi nổi và nồng nhiệt như vậy. Tuy vậy, nhân cách của con người Giê-su lịch sử được bao phủ bởi một bức màn đen tối dày đặc. Trong 15 thế kỷ, chúng ta chỉ có những chuyện kể về Giê-su theo luận điệu thần học chính thức của giáo hội, viết ra với mục đích củng cố đức tin Ki-Tô cùng lôi cuốn người ngoại đạo vào Ki Tô giáo....
Trong thế kỷ 19, lần đầu tiên Tân Ước được đưa ra làm chủ đề nghiên cứu trí thức. Đây là sự bắt đầu của công cuộc khảo cứu có hệ thống về cuộc đời của Giê-su.
Năm 1835 David Friedrich Strauss đã xuất bản một cuốn sách nhan đề Cuộc Đời Của Giê-su, gây nhiều ảnh hưởng. Trang bị với những quan điểm phân tích thuần lý và với tinh thần không thỏa hiệp, Strauss đã thẳng thắn bác bỏ tích cách chính xác lịch sử của các phúc âm. Đối với ông, những điều viết trong phúc âm chỉ là những truyền thuyết và những chuyện sùng tín về hình ảnh con người Giê-su, lấy ý từ Cựu Ước. Sự chống đối tính cách xác thực của phúc âm như trên còn đi xa hơn vào khoảng giữa thế kỷ 19. Bruno Bauer loại hẳn hình ảnh của Giê-su trong công việc nghiên cứu lịch sử, tuyên bố rằng nhân vật chính trong Tân Ước là một phát minh huyền thoại. Giê-su và Paul (Phao Lồ) chỉ là những giả tượng văn chương; và Ki Tô Giáo được coi là tạo ra bởi một nhóm cuồng tín pha chế đức tin xung quanh hai nhân vật phát minh từ những truyền thống tôn giáo Hi Lạp, Do Thái và La Mã.
Ngày nay chúng ta có đến hơn 80000 tác phẩm chuyên khảo về Giê-su, nhưng tác dụng của chúng để soi sáng nhân vật Giê-su lịch sử thật quả là vô cùng khiêm nhường. Ai là Giê-su? Ông ta sinh ra bao giờ? Hình dáng ông ta ra sao? Khi nào ông ta bị đóng đinh trên thập giá? Bao giờ, ở đâu và ông ta chết như thế nào? Tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên đã trở thành một vấn đề không giải quyết nổi. Trong những cuốn sách viết trong hai thế kỷ đầu hầu như không có cuốn nào nhắc đến Giê-su như là một con người thực sự hiện hữu. Những nguồn tài liệu về sau toàn là những tác phẩm thần học, dựa trên niềm tin không thắc mắc: Giê-su là con đấng Cứu Tinh (của dân Do Thái. TCN) và là con của Thần Gia-vê (thần của dân Do Thái. TCN). Do đó, hầu như không có những tác phẩm thực sự vô tư về Giê-su, và cho tới ngày nay, công cuộc nghiên cứu trí thức cũng không ở vị thế có thể khẳng định là Giê-su sinh ra năm nào. Hầu như không có tài liệu nào nói về cuộc đời niên thiếu của Giê-su, một giai đoạn quan trọng làm nền tảng tạo ra những cá tính của con người. Ngay cả những chuyện kể về khoảng thời gian ngắn ngủi ông ta tiếp xúc với quần chúng cũng không nói gì nhiều về tiểu sử của ông ta. Có vẻ như là ông ta không được các sử gia đương thời biết tới, hay ít nhất là không đáng để nhắc tới. Vậy làm sao mà các sử gia này không hề biết tới những phép lạ hoặc những hiện tượng kỳ lạ như được kể trong phúc âm? 9
7. Michael Martin trong cuốn Bản Án Chống Ki Tô Giáo viết:
Những phương pháp phân tích hiện đại về học thuật khảo cứu Thánh Kinh đã đặt vấn đề về tính cách xác thực của Thánh Kinh, nhất là Tân ước. Trong ánh sáng của sự phân tích Tân Ước này, nhiều nhà thần học đã cho rằng người ta chẳng biết được bao nhiêu về Giê-su. Thí dụ, W. Trilling cho rằng "không có một ngày tháng nào trong đời sống của Giê-su" có thể được khẳng định và J. Kahl đoan quyết rằng điều duy nhất ta biết về Giê-su là ông ta "đã hiện hữu trong một thời điểm mà chúng ta chỉ có thể biết một cách đại khái". Nhiều học giả khác cho rằng việc tìm kiếm một Giê-su lịch sử là điều vô vọng..
Sự phân tích về con người Giê-su lịch sử được tôn trọng nhất ngày nay là của G. A. Wells. Wells nhấn mạnh rằng những nghi vấn về giá trị lịch sử của Giê-su của ông phần lớn dựa trên những quan điểm của các nhà thần học Ki Tô và các học giả chuyên về Thánh Kinh. Những vị này đồng thuận chấp nhận rằng các phúc âm được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su mãn kiếp và bởi những tác giả vô danh không đích thân biết đến Giê-su. Theo Wells thì những vị trên cũng thừa nhận rằng trong những chuyện kể về Giê-su, phần lớn là truyền thuyết và những chuyện trong phúc âm được viết theo động cơ thần học của những tác giả. Ngoài ra, những bằng chứng trong phúc âm thuần túy là của Ki Tô Giáo. 10
Trên đây chỉ là những nhận định tổng quát về tiểu sử không rõ ràng của Giêsu. Sở dĩ những học giả nghiên cứu về nhân vật Giê-su và đưa ra những nhận định như trên là vì họ đã dùng những phương pháp khảo cứu phân tích khoa học trên mọi khía cạnh liên quan đến con người Giê-su, thí dụ như đối chiếu cổ sử, phân tích cổ ngữ, phân tích từng câu từng lời trong Thánh Kinh v..v.. Đi vào chi tiết và dựa trên Thánh Kinh, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể biết được Giê-su là ai để mà tin, vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su. Những chi tiết về một phần nhỏ, khoảng 1/10 cuộc đời của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew (Mã Thi Ơ), Mark (Mác-cô), Luke (Lưu Ca) , và John (Gioan), và những thư viết cho tông đồ của Paul (Phao Lồ). Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Cho nên, chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả. Sau đây, tôi xin trích dẫn vài đoạn trong Thánh Kinh liên quan đến sự sinh ra và gia hệ của Giê-su để cho quý độc giả thấy rõ vấn đề.
Trước hết, chúng ta cần ghi nhận rằng, ngày nay những người nghiên cứu Tân Ước, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đều đồng thuận ở những điểm sau đây:
1. Những thư của Paul được viết vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết và không hề viết gì về cuộc đời của Giê-su: nơi sinh, nơi giảng đạo, nơi bị hành hình v..v.. và còn viết rằng Giê-su là con của Joseph và Maria, một người đàn bà (born of a woman).
2. Trong 4 phúc âm thì phúc âm Mark được viết sớm nhất, vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết, và Mark cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su cũng như về gia hệ của Giê-su.
3. Hai phúc âm Matthew và Luke được viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, nghĩa là khoảng 70 năm sau khi Giê-su chết. 90 phần trăm nội dung là lấy của Mark và thêm vào đó chuyện Giê-su được sinh ra từ Maria đồng trinh và viết về gia hệ của Giê-su. Thêm vào với mục đích gì, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã rõ.
4. Phúc âm John được viết vào đầu thế kỷ thứ hai, có thể gần 100 năm sau khi Giê-su chết, và cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su.
5. Cả 5 tác giả trên đều không phải là tông đồ của Giê-su, không trực tiếp biết Giê-su là ai, cho nên chỉ viết lại những chuyện đồn đại theo ý kiến và chủ đích riêng của mình.
Như trên đã nói, trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về sự sinh ra của Giê-su. Phúc Âm Matthew (Mã-Thi-Ơ) kể như sau, Matthew 1: 18-24:
Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.
Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.
Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, "Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.
Việc xảy ra đúng như lời Thần Ki Tô tiên đoán qua nhà tiên tri:
"Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel", có nghĩa là "Thần ở cùng ta".
Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.
Còn phúc âm Luke 1: 26- 33 thì thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:
Qua tháng sáu, Thần Ki Tô sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary.
Thiên sứ nói: "Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng."
Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì.
Rồi thiên sứ nói với nàng, "Đừng sợ, Mary, vì Thần đã ban đặc ân cho nàng. Và này, cô sẽ mang thai, và sinh ra một con trai và đặt tên nó là Giê-su. Đứa trẻ đó sẽ thành vĩ nhân, và sẽ được gọi là con của đấng tối cao; và Thần sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái (hậu duệ của Jacob) mãi mãi, và nước hắn cai trị sẽ bất diệt.
Đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta thấy rằng chuyện thiên sứ "báo mộng" cho Joseph xảy ra khi Maria đã có mang được 6 tháng, và Maria không hề nói cho Joseph biết cái thai trong bụng mình từ đâu mà ra. Tại sao Maria phải dấu chồng khi mà bà được ân sủng đặc biệt của Thánh Linh khiến bà mang thai?
Nhưng ở đây, tôi sẽ không đi vào công việc phân tích những đoạn trên trong Thánh Kinh. Sự phân tích này, tôi đã trình bày tạm gọi là đầy đủ trong Chương 2 của cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản cuối năm 2000. Tôi trích dẫn những đoạn trên trong phúc âm Matthew và Luke chỉ để chứng minh một sự mâu thuẫn cùng cực trong hai phúc âm trên, khi Matthew và Luke kể về giòng dõi, gia hệ của Giê-su, cho rằng Giê-su thuộc giòng dõi vua David, những chi tiết hoàn toàn bất phù hợp với chuyện Maria mang thai của Thánh Linh ở trên.
Thật vậy, theo Matthew 1:1-17 thì các thế hệ tiếp nối giòng họ Giê-su từ vua David như sau:
David, Solomon, Rehoboam, Abijah, Asa, Jehoshaphat, Jehoram, Uziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah, Manasseh, Amon, Josiah, Jeconiah, Shealtiel, Zerubbabel, Abiud, Eliakim, Azor, Zadok, Akim, Eliud, Eleazar, Matthan, Jacob, Joseph, Jesus.(tất cả là 27 thế hệ.)
Nhưng theo Luke 3:23-28 thì các thế hệ tiếp nối từ vua David tới Giê-su như sau:
David, Nathan, Matthata, Menna, Melea, Eliakim, Jonam, Joseph, Judah, Simeon, Levi, Matthat, Jorim, Eliezer, Joshua,, Er, Elmadam, Cosam, Addi, Melki, Neri, Shealtiel, Zerubbabel, Rhesa, Joanan, Joda, Josech, Semein, Matthathias. Maath, Naggai, Esli, Nahum, Amos, Matthathias, Joses, Jannai, Melki, Leci, Matthat, Eli, Joseph, Jesus. (tất cả là 42 thế hệ.)
Chúng ta nên để ý rằng, trong 2 danh sách trên kể về giòng dõi của Giê-su, chỉ có ba tên giống nhau (chữ đậm), còn thì hoàn toàn khác biệt, và Matthew kê ra 27 thế hệ trong khi Luke kê ra 42 thế hệ. Nếu những tên thế hệ giống nhau thì chúng ta có thể cho rằng Matthew bỏ sót, liệt kê cách quãng những thế hệ tiếp nối từ David đến Giê-su. Nhưng rõ ràng là không phải vậy.
Vậy khi chúng ta nói đến Giê-su thì đó là Giê-su nào của Matthew, hay Giê-su nào của Luke? vì cả Matthew lẫn Luke đều viết Giê-su vừa là con của Thánh Linh vừa thuộc dòng dõi vua David, hai điều hoàn toàn mâu thuẫn có tính cách loại trừ hỗ tương, có cái này thì không thể có cái kia?
Thomas Paine đã phân tích sự bất phù hợp trên trong cuốn Thời Đại Lý Trí, một cuốn sách đã giữ một địa vị cao trong nền văn học Tây phương từ thế kỷ 19 đến nay, về nhân vật Giê- su:
Lịch sử Giêsu KiTô được viết trong 4 cuốn mà người ta cho là Matthew, Mark, Luke, và John viết. Chương đầu trong Matthew bắt đầu bằng gia hệ của Giêsu KiTô, và trong chương 3 của Luke cũng có gia hệ của Giêsu KiTô. Nếu 2 gia hệ này phù hợp nhau, chúng cũng không chứng minh được là đúng vì đó có thể là một gia hệ đã được đặt ra; nhưng vì chúng mâu thuẫn nhau về từng chi tiết một, điều này chứng tỏ một cách tuyệt đối là chúng đều là giả.
Nếu Matthew đúng thì Luke phải sai; nếu Luke đúng thì Matthew phải sai; và vì không thể dựa vào đâu để tin ai đúng hơn ai, cho nên không dựa vào đâu để mà tin ai; và nếu chúng ta không thể tin được điều đầu tiên mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được những điều họ nói về sau? Nếu chúng ta không thể tin họ về gia hệ của Giêsu mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được khi họ nói với chúng ta những điều kỳ lạ như Giê su là con của Thần sinh ra bởi một hồn ma, và một thiên thần đã bí mật loan báo sự này cho mẹ của Giêsu? 11
Lý lịch không rõ ràng của Giê-su, do đó, là một lợi điểm để cho Giáo hội khai thác và mê hoặc tín đồ, vì Giáo hội muốn giải thích thế nào cũng được, đặt ra chuyện nào cũng xong, và với phương pháp nhồi sọ tín đồ ngay từ khi còn nhỏ, uốn nắn đầu óc để cho tín đồ tuân phục hệ thống quyền lực trong Giáo hội, tín đồ trở thành những người bị điều kiện hóa, không còn khả năng suy luận, chỉ còn biết tin theo một cách mù quáng mọi điều diễn giảng của Giáo hội, bất kể những điều này vô lý đến đâu, mâu thuẫn đến đâu, không hề thắc mắc. Họ đáng thương hơn là đáng trách. Và sự kiện thê thảm này không chỉ có trong đám tín đồ đầu óc thấp kém mà còn có thể thấy rõ trong một số được coi là trí thức Ca-Tô nếu chúng ta đọc về đức tin Ca-Tô mà họ trình bày trong những bài viết hay tác phẩm của họ. Sau đây là một thí dụ điển hình:
Trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Đức Thánh Cha Và Giáo Triều Roma của TGM Nguyễn Văn Thuận, Công Đoàn Đức Mẹ xuất bản năm 2000, tác giả mở đầu cuốn sách bằng Bài Suy Niệm Dẫn Nhập: Gia Phả Đức Giêsu Kitô Đứng Trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa, trang 25-34. Tác giả Nguyễn Văn Thuận chỉ nhắc đến gia phả Giê-su trong Matthew mà thôi và đặc biệt là, để biện minh cho những sự kiện được viết trong Thánh Kinh là trong gia phả của Giê-su có nhiều người vô đạo đức, tác giả đã đưa ra một luận điệu thần học có tính cách ngụy biện để biện minh cho những sự kiện không mấy tốt đẹp này. Tác giả viết, trang 28:
"...sự chọn lựa của Thiên Chúa có tính cách nhưng không và đầy tình thương(???), không thể hiểu được theo những lý luận của lý trí."
hàm ý dùng lý trí và lý luận thì không thể hiểu được Thánh Kinh, chỉ có đức tin Ca-Tô, nghĩa là tin vào những điều giáo hội dạy thì mới hiểu được Thánh kinh muốn viết gì và do đó hiểu được Thiên Chúa. Nhưng sự chọn lựa của Thiên Chúa là như thế nào? TGM Nguyễn Văn Thuận giải thích: Abraham bỏ trưởng lập thứ, rồi đến Isaac, con của Abraham, cũng bỏ trưởng lập thứ, rồi đến Jacob, cháu của Abraham, cũng phế bỏ ba đứa con đầu, lập đứa con thứ tư là Judah, và tất cả sự chọn lựa trên là do "ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa". Ông giải thích thêm: "Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi của Chúa." Ngoài các tín đồ bảo sao nghe vậy, có ai nghe lọt tai những lời giải thích đầy tính cách huyền hoặc và phi lý như trên? Thứ nhất, chuyện bỏ trưởng lập thứ là chuyện thường tình thế gian, chúng ta thấy đầy dẫy trong lịch sử Tàu, Ta. Vậy tất cả đều là ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa cả hay sao? Thứ nhì, Thiên Chúa chọn lựa vì lòng từ bi thật hay sao? Từ là cho vui và bi là cứu khổ. Thiên Chúa bỏ người này, chọn người kia, bản chất đã là một hành động thiên vị, vì nếu bảo rằng đó là thể hiện lòng từ bi đối với người được chọn thì đối với người bị loại bỏ một cách bất công thì thể hiện lòng gì? Mặt khác, Thiên Chúa lựa chọn tùy hứng, không dựa trên căn bản đạo đức hay công trạng, vậy thì chúng ta cứ việc làm ác rồi ngồi há miệng chờ sung từ bi của Thiên Chúa thì có được hay không? Sau cùng, Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Thiên Chúa (thuyết sáng tạo này ngày nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới của khoa học) thì mọi người đều phải bình đẳng trước Thiên Chúa, tại sao Thiên Chúa lại phải nhúng tay vào chuyện chọn người kế vị của vài ông vua Do Thái? Nói tóm lại, cách giải thích theo luận điệu Thần học của TGM Nguyễn Văn Thuận chỉ là một lối ngụy biện không thuận lý. Điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng nếu chúng ta đọc tiếp "lý luận" của ông. Nơi trang 30-31, ông viết tiếp:
"Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia (nghĩa là Giê-su. TCN), sự thánh thiện và tội lỗi xen lẫn nhau: với nước mắt cay đắng, ngài xưng thú trong Thánh vịnh các tội ngoại tình và sát nhân, nhất là trong Thánh vịnh 50, một ca vịnh trở thành kinh nguyện thống hối thường được dùng trong phụng vụ của giáo hội..
Cả những phụ nữ mà Mathêu nêu tên trong đầu sách Tin Mừng của ngài như những người mẹ thông truyền sự sống, từ cung lòng phúc lành của Thiên Chúa, cũng gợi lên nơi chúng ta một sự xúc động. Tất cả họ đều là những phu nữ ở trong những hoàn cảnh bất hợp lệ: Tamar là một phụ nữ tội lỗi, Racab là một gái mãi dâm, Rut là một người ngoại bang và về người phụ nữ thứ tư, người ta không dám nêu danh, và chỉ nói "đó là vợ của ông Uria". Người đàn bà đó chính là là bà Betsabea mà vua Đavit đã ngoại tình.
Tuy nhiên, dòng lịch sử tràn đầy tội lỗi và tội ác như thế đã trở thành một nguồn nước trong (sic), khi càng đến gần thời gian sung mãn: đến đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và đến Chúa Giêsu, Đấng Messia. Nơi các Ngài tất cả các thế hệ được cứu chuộc.
Danh sách những người tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa. Cả trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã chọn Phêrô, người đã chối ngài, và chọn Phaolô, người đã bách hại Ngài. Vậy mà các vị lại trở thành cột trụ của giáo hội. Trong thế gian, khi một dân tộc viết lịch sử chính thức của mình, họ thường nói về những chiến thắng đã đạt được, những vị anh hùng, hoặc sự cao cả của mình...Quả là một trường hợp duy nhất, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình."
Chỉ bằng vào một đoạn văn ngắn ở trên, chúng ta đã có thể thấy rõ ràng đạo Ca-Tô Rô Ma đã thành công trong việc nhồi sọ, uốn nắn đầu óc tín đồ như thế nào, từ nhỏ tới lớn, từ thấp tới cao. Đây không phải là nơi phê bình Thánh Kinh nên tôi chỉ đưa ra vài nhận xét ngắn ngủi về đoạn văn trên.
Thứ nhất, trong lịch sử Do Thái, David được coi là người có công mở mang nước Do Thái và mang đến cho Do Thái một thời đại hùng cường. Nhưng tư cách và đời sống của David thì không có gì có thể gọi là thánh thiện cả. Hắn là một tên bạo chúa, hiếu sát và hoang dâm. David không những mắc tội ngoại tình với Bathsheba, vợ của Uriah, một tướng dưới trướng của David, mà còn dùng quyền lực cướp vợ của Uriah bằng cách gửi Uriah ra mặt trận với lệnh ngầm cho viên chỉ huy mặt trận là Joab phải làm sao để cho Uriah không được sống sót.
Thứ nhì, trong Thánh Kinh chẳng có chỗ nào
viết là "với nước mắt cay đắng, ngài (từ "ngài" TGM Nguyễn Văn Thuận dùng để gọi một tên sát nhân hoang dâm vô đạo đức như David) xưng thú trong Thánh vịnh (Psalms) hay Thi Thiên các tội ngoại tình và sát nhân.." Thánh vịnh là một tập hợp 150 bài thơ dài ngắn khác nhau mà nội dung là những lời rên rỉ, ca thán, vò đầu bứt tai, của một kẻ loạn thần kinh, bài nào cũng buồn chán như bài nào (Xin đọc The Happy Heretic của Judith Hayes, p. 131: Psalms: This is one long, whining, grousing, hand-wringing, neurotic harangue. There are 150 chapters, each as depressing as the next.), và Thánh vịnh 50 là thơ của Asaph làm chứ không phải của David.
Thứ ba, trong Thánh Kinh có 2 Tamar rất đặc biệt: Tamar trong 2 Samuel 13: 11-14 là một thiếu nữ bị chính anh ruột của mình, Amnon, cưỡng hiếp. Tamar và Amnon đều là con ruột "ngài" David của TGM Nguyễn Văn Thuận. Còn Tamar, người phụ nữ tội lỗi mà ông Thuận viết trong đoạn trên, còn đặc biệt hơn nữa: chồng chết, ngủ với em chồng; em chồng chết, ngủ luôn với bố chồng, sinh con cái. Đó là những mẫu người mà TGM Thuận cho rằng được Thiên Chúa chọn với "ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.", mà không hề giải thích mầu nhiệm ở chỗ nào, phải chăng mầu nhiệm chỉ vì những người vô đạo đức phi luân này là tiền nhân của Giê-su?. Chuyện Tamar trong Thánh Kinh, quý độc giả có thể đọc trong Sáng Thế 38. Có nhiều điều tôi không tiện trích dẫn, vì chúng tục tĩu dâm loạn, đối ngược hẳn với nền luân lý Á Đông. Chúng ta cũng nên để ý là, Thiên chúa là Thiên Chúa của Do Thái, không dính líu gì tới dân tộc Việt Nam, vì ngay trong Thánh Kinh Thiên Chúa của Do Thái cũng không biết đến sự kiện là quả đất tròn. Sự hiểu biết của Thiên chúa ở trong Thánh Kinh về trái đất rất hạn hẹp, chỉ có ở quanh vùng Trung Đông mà thôi.
Thứ tư, TGM Thuận viết "Chúa Giêsu đã chọn Phêrô, người đã chối ngài, và chọn Phaolô, người đã bách hại Ngài." là sai, vì Thánh Kinh đã viết rõ Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới, ngay khi một số người cùng thời với Giê-su còn sống, vậy chọn Phê-rô để làm gì? Rõ ràng chuyện Chúa chọn Phêrô là do giáo hội ngụy tạo để tự tạo vai trò kế thừa Phê rô và là đại diện của Chúa trên trần của các giáo hoàng. Mặt khác, PhaoLô không phải là tông đồ của Giê-su, PhaoLô chưa từng thấy Giê-su, làm sao mà bách hại Giêsu?
Thứ năm, sợ tín đồ mất niềm tin khi đọc kỹ Thánh Kinh, TGM Nguyễn Văn Thuận dạy tín đồ: "Danh sách những người tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa."
Mang cái bình phong "mầu nhiệm Thiên Chúa" ra để che đậy những điều có thể gây thắc mắc trong đầu óc tín đồ, TGM Thuận đã không lý gì đến những phần khác trong Thánh Kinh mà Giám Mục Spong đã nhận xét ở trên: "Chẳng có ai biết cha ông ta (Giê-su) là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ ."
Thật ra thì chẳng có gì là gương mù cả, và cũng chẳng có gì là "mầu nhiệm Thiên Chúa". Vì ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã hiểu tại sao Matthew lại nêu tên những người phụ nữ tội lỗi trong gia phả của Giê-su. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn Sự Thực Phúc Âm của Russell Shorto:
"Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái, khi quan sát sự phát triển nhanh chóng của Ki Tô Giáo, đã ghi nhận rằng khuôn mặt thần thánh trong trọng điểm của Ki Tô Giáo (nghĩa là Giê-su. TCN) thực ra chỉ là một đứa con hoang. ..
Về phương diện kỹ thuật, ngay cả khi đọc Phúc Âm theo truyền thống, điều trên đúng là sự thực, vì Joseph, chồng của Mary, không phải là cha thực của Giê-su. Đọc thật kỹ Matthew chúng ta có thể thấy điều trên rõ ràng...và Matthew đã đưa ra một kiến trúc thần học tinh vi để biến đổi một sự thật xấu xa thành một huyền thoại..
Một vấn đề trong gia phả của Giê-su đã làm bận tâm những nhà thần học không ít trong nhiều thế kỷ là tên của các phụ nữ trong gia phả của Giê-su. Tại sao chúng ta đọc thấy rằng: "Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Jacob" v..v.. mà không thấy tên một phụ nữ nào xen vào, nhưng rồi chúng ta thấy "Judah là cha của Perez và Zerah, sinh ra bởi Tamar", và "Salmon là cha của Boaz, sinh ra bởi Rahab," và Boaz là cha của Obed, sinh ra bởi Ruth", và David là cha của Solomon, sinh ra bởi "vợ của Uriah"?
Một nhóm học giả đã tìm hiểu trong 20 năm qua để tìm ra giải đáp cho điều thắc mắc này và họ đã khám phá ra rằng tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục. Nói cách khác, Matthew đã cố ý làm nhẹ bớt vấn nạn Giê-su là đứa con hoang bằng cách vạch ra rằng trong nhiều đời tiền nhân của Giê-su, đây là điều cần thiết để tiếp nối dòng dõi các vua Do Thái qua những nhân vật khác thường.. Là đứa con hoang, điều này có thể là một biểu hiện của sự danh giá (badge of honor). 12
Thứ sáu, TGM Nguyễn Văn Thuận ca tụng dân tộc Do Thái là "một trường hợp duy nhất, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình." Người Việt Nam chúng tôi, khi đọc đến những chuyện tàn bạo, dâm ô, loạn luân v..v.., chiếm quá nửa cuốn Cựu Ước, về dân tộc Do Thái, thì không có cách nào có thể đồng ý với nhận định của ông Thuận. Sử Trung Quốc cũng ghi lại những triều đại Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên v..v.. Sử Việt Nam cũng ghi lại triều đại Lê Ngọa Triều v..v.. Đã là những sự kiện lịch sử của một dân tộc thì không có người này cũng có người kia ghi chép lại. Do Thái cũng không ra ngoài lệ và tuyệt đối không phải là nước duy nhất chép lại trung thực những sự kiện lịch sử. Cho nên chẳng có gì đáng ngưỡng mộ và cũng chẳng có gì gọi là tuyệt vời. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn về dân tộc Do Thái cổ xưa mà Thomas Paine đã viết trong cuốn Thời Đại Lý Trí như sau:
"Nếu chúng ta có thể tự cho phép để cho rằng Đấng Toàn Năng đã phân biệt một quốc gia nào đó và gọi là Dân Được Ngài Chọn Lựa thì chúng ta phải cho rằng dân tộc đó là một gương mẫu cho phần còn lại của thế giới về hiếu kính và nhân đạo thuần khiết nhất, chứ không phải là một dân tộc của những kẻ côn đồ và giết người như là dân Do Thái cổ xưa, một dân tộc đồi bại vì phỏng theo những con quái vật và mạo danh như là Moses và Aaron, Joshua, Samuel và David, một dân tộc đã làm cho chính mình nổi bật hơn mọi dân tộc khác trên thế giới về sự man rợ và độc ác."
(Could we permit ourselves to suppose that the Almighty would distinguish any nation of people by the name of His Chosen People we must suppose that people to have been an example to all the rest of the world of the purest piety and humanity, and not such a nation of ruffians and cut-throats as the ancient Jews were; a people who, corrupted by the copying after such monsters and impostors as Moses and Aaron, Joshua, Samuel and David, had distinguished themselves above all others on the face of the known earth for barbarity and wiskedness.)
Vậy, đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời ở chỗ nào? Đây không phải là chỗ phê bình cuốn Chứng Nhân Hy Vọng của TGM Nguyễn Văn Thuận, nhưng có một đoạn nơi trang 293 tôi không thể bỏ qua:
"Do quyền năng của Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm nhập thể cao cả được thực hiện. Người Con ở trên Trời sống trong lòng Thiên Chúa Cha, tìm thấy ở dưới đất, nơi Đức Maria, một cung lòng xứng đáng với Ngài. Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức Maria trở thành mẹ. Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Hiền Thê của Chúa Thánh Thần."
Người con ở trên Trời? Chỗ nào trên Trời?
Phải chăng ở phía trên cái vòm trời bằng đồng thau có những cánh cửa mở ra để cho mưa rơi xuống như được viết trong Thánh Kinh? Hay là ở trong cái nhà ở trên trời, thiên đường, nơi Thiên Chúa ngự. Nhưng chính giáo hoàng John Paul II cũng phải thú nhận "Không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây" TGM Thuận luôn luôn ở sát nách giáo hoàng mà không biết đến lời tuyên bố này hay sao? Mặt khác, trái đất đâu có đứng yên? Nó vừa di chuyển trong không gian xung quanh mặt trời với vận tốc trên một trăm ngàn cây số một giờ, vừa quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số 1 giờ, vậy TGM Thuận có dám khẳng định "người con ở trên Trời" là ở chỗ nào không, hay cũng phải đảo điên điên đảo như trái đất?
Tôi không muốn đi sâu vào đoạn văn trên của TGM Thuận mà chỉ muốn làm sáng tỏ một điều: đoạn này đương nhiên xóa bỏ đoạn nói về gia phả của Giê-su. Giê-su không thể vừa là con của Chúa Thánh Thần, vừa là con của Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tuy nhiên tôi không phản đối TGM Nguyễn Văn Thuận hay bất cứ ai, nếu họ tin cả hai huyền thoại có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive) cùng một lúc.
Ngày nay, với những kết quả nghiên cứu rõ ràng về nhân vật Giê-su, các học giả đã trở nên dè dặt hơn mỗi khi đưa ra bất cứ một khẳng định nào về những thuộc tính của Giê-su mà nền Thần học Ca-Tô đã thành công tạo thành những niềm tin trong đầu óc con người qua một học thuật giả mạo những văn kiện lịch sử vô cùng tinh vi mà Douglas Lockhart đã viết trong cuốn The Dark Side of God, trg. 47 như sau:
"Với khả năng phịa sử qua những tài liệu giả mạo trông như thật với dấu ấn của Giáo Hoàng, và lồng những tài liệu giả mạo này vào trong Giáo Luật, Giáo hội Ca-Tô đã tái tạo quá khứ của mình một cách có hệ thống để rồi cuối cùng tin vào những điều nói láo của chính mình."
(With the ability to invent history through the forging of imposing-looking documents complete with papal seals, and with the added ability to instantly insert such fabrications into Canon Law, the Catholic Church systematically recreated its past and ended up believing its own lies.)
Nghe những lời quảng cáo về "ơn cứu rỗi" của Chúa Giê-su thì kể ra cũng có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người. Riêng đối với tôi, hấp dẫn không không đủ, và từ hấp dẫn đi đến tin một cách không cần biết, không cần hiểu, lại là chuyện khác. Tôi hi vọng có ai đó có thể cho tôi biết rõ, bằng những luận cứ và bằng chứng có tính cách thuyết phục: Giê-su là ai? trước khi bàn đến chuyện "ơn cứu rỗi".
Chú Thích
1. Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997, Front Cover.
2. Shorto, Russell, Ibid., p. 14.
3. Cross, Colin, Who Was Jesus?, Barnes & Nobles Books, New York, 1993, Introduction.
4. Bringas, Ernie, Going By The Book: Past & Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub., Co. VA., 1996, p. 191.
5. Ranke-Heinemann, Uta, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 2.
6. Harvey, Andrew, Son of Man: The Mystical Path to Christ, Jeremy P. Tarcher / Putnam,New York, 1998, p. 4.
7. Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35.
8. Spong, John Shelby, Ibid., p. 41.
9. Gruber, Elmar R. & Kersten, Holger, The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995, pp. 3-4.
10. Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991, pp. 37-38.
11. Foner, Philip S., Editor, The Life and Major Writings of Thomas Paine: "The Age of Reason", A Citadel Press Book, New York, 1993, pp. 571-572.
12. Shorto, Russell, Ibid., pp. 36-41.
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/018-tranchungngoc-jesus.htm
Con Đường Chuyển Hóa
Con Đường Chuyển Hóa
Hay Tản Mạn về... Phật & Giêsu
Trần Chung Ngọc
nctran@juno.com
Năm 1969, John H. Garabedian và Orde Coombs viết một cuốn sách nhan đề Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age, Tempo Books, New York, 1969), ngoài bìa có in hình một hàng chữ lớn viết trên tường: "Chúa Đã Chết - Phật Còn Sống" (CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES). Trong cuốn sách này, hai tác giả giải thích "tại sao hàng triệu giới trẻ ở Mỹ đang vứt bỏ truyền thống tôn giáo của họ để đi tìm những giải đáp cho cuộc đời trong những tư tưởng và tôn giáo của Đông phương" (why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East).
Năm 1995, Thầy Nhất Hạnh cho ra đời tác phẩm Phật Sống, Chúa Sống (Living Buddha, Living Christ, Riverhead Books, New York, 1995), mở cửa cho một cuộc đối thoại giữa Phật và Chúa Ki Tô, tuy trong cuốn này có vài đoạn Thầy chỉ trích tính chất hẹp hòi, bất khoan dung của Ki Tô Giáo, và một đoạn phê bình Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) về nhận định của ông về tính cách "duy nhất" của Giêsu.
Cuối năm 1999, Thầy Nhất Hạnh tiến thêm bước nữa, thực hiện Bồ Tát hóa thân, một mình đóng hai vai, Phật và Giêsu, cho Phật và Giêsu ngồi cùng với nhau như anh em và bàn về sự tương đồng của một số triết lý Phật Giáo và Ki Tô Giáo qua lăng kính của Phật Giáo, trong tác phẩm Về Nhà. Giê-su và Phật Như Là Anh Em (Going Home. Jesus and Buddha as Brothers, Riverhead Books, New York, 1999). Trong lời giới thiệu ngoài bìa cuốn sách này có đoạn:
Trong cuốn Going Home, Phật và Giêsu ngồi cùng nhau và bàn về những lời cầu nguyện và lễ tiết của mỗi tôn giáo. Hai người hỏi có thể làm được gì để tạo một sức sống mới cho mỗi truyền thống, nhìn vào sự gặp nhau của những quan niệm như phục sinh và sự thực hành chánh niệm hay tỉnh thức, vào chỗ gặp nhau của sự hiểu biết về bản chất thực tại của Phật Giáo và quan niệm về Thượng đế của Ki Tô Giáo.
(In Going Home, they (Buddha and Jesus) sit down and talk about each other's prayers and rituals. They ask how they can help renew each other's traditions. They look at the convergence of concepts such as resurrection and the practice of mindfulness. They see where the Buddhist understanding of the nature of reality and the concept of God come together)
Chỉ có điều, quan niệm về Thượng đế trong Ki Tô Giáo đã phải thay đổi rất nhiều qua dòng thời gian và tiến hóa cùng với trí tuệ của nhân loại. Sự tiến hóa của nhân loại vẫn chưa ngừng nên quan niệm về Thượng đế còn phải thay đổi, do đó, khi sự hiểu biết trong Phật Giáo về bản chất thực tại bắt đầu gặp quan niệm về Thượng đế thì có thể đó cũng là lúc bắt đầu xa nhau.
Tuy không phải là một đệ tử của Thầy Nhất Hạnh, nhưng có thể nói, tôi đã coi Người như là Thầy của tôi từ lâu rồi. Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm của Thầy và nhờ đó tôi đã hiểu rõ đạo Phật hơn, về lý thuyết cũng như thực hành. Hai tác phẩm của Thầy mà tôi thấy thấm thía nhất là bộ "Đường Xưa Mây Trắng" và truyện ngắn "Tùng" Thầy viết cách đây đã lâu. Cũng vì vậy mà tôi đã giới thiệu cuốn Đường Xưa Mây Trắng và đưa truyện Tùng lên diễn đàn điện tử Vietnet cho giới trẻ đọc. Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm viết về Phật Giáo của những tác giả ngoại quốc cũng như Việt Nam. Tôi chưa thấy ai viết về Phật Giáo một cách trong sáng và thoải mái như Thầy Nhất Hạnh. Qua những tác phẩm viết về Phật Giáo của Thầy, Phật tử Việt Nam nên cảm thấy hãnh diện về Thầy, không phải vì Thầy rất nổi tiếng ở ngoại quốc, không phải vì Thầy có nhiều đệ tử trong nhiều quốc gia, mà vì Thầy đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt Nam một gia tài Pháp bảo. Chúng ta cảm thấy hãnh diện vì chúng ta là những Phật tử Việt Nam bình thường, chưa đạt được đến trình độ "tám gió thổi không làm cho mình lay động." Còn đối với Thầy, tôi tin chắc, đã là tác giả truyện Tùng thì không thể khởi động một niệm tự hào nào.
Tùng là câu chuyện rất cảm động về Pháp sư Tri Huyền tức Quốc Sư Ngộ Đạt, trong đó có nhiều đoạn rất hay hợp với tinh thần và giáo lý Phật Giáo, thí dụ như đoạn vị Tăng người Ấn Độ tên là Kaniska nói với Tri Huyền trước khi Tri Huyền nổi tiếng và được Vua Ý Tông phong làm Quốc Sư với danh hiệu Ngộ Đạt: "Tôi biết thầy là người thông tuệ; sự tu học của thầy sẽ thành công lớn. Rồi đây thầy sẽ trở thành một vị cao tăng, tiếng tăm lừng lẫy. Tôi xin phép nhắc với thầy rằng mục đích của sự tu hành là để đạt tới giải thoát chớ không phải là để nổi tiếng..." Một đoạn khác tả lúc Tri Huyền nhớ lại lúc mình lên tới tột đỉnh danh vọng và "lúc mình bước lên ngồi vào Pháp tọa trầm hương, trong khi hàng chục ngàn người cúi rạp mình làm lễ, trong đó có Vua Đường Ý Tông. Thấy mình là người tu hành mà đạt đến một địa vị cao tột trong nhân gian như thế, Ngộ Đạt, trong một giây phút ngắn ngủi, bỗng thấy một niềm tự hào dâng lên trong lòng. Quốc sư biết là tà niệm đã khởi, mặt đỏ bừng, liền ngồi xuống pháp tọa và nhiếp mình vào chánh niệm. Nhưng chậm mất rồi. Bỗng dưng, trong khoảng không có một vật gì nhỏ bé, nhỏ bằng một hạt cát, sáng trưng, bay xẹt xuống, trúng vào bắp đùi bên trái của quốc sư làm đau nhói tới xương tủy..."
Vết thương trên đùi trở thành một mụn ghẻ lớn hành hạ Tri Huyền nhiều năm, sau nhờ Kaniska chỉ điểm dùng nước suối Giải Oan rửa vết thương mới lành và mới giải được nghiệp cũ. Vài hàng tóm tắt một phần nhỏ những điều hay trong tác phẩm Tùng. Xin độc giả hãy tìm đọc cho được tuyệt phẩm này của Thầy Nhất Hạnh.
Điều rõ ràng hai tác phẩm Living Buddha, Living Christ và Going Home... của Thầy Nhất Hạnh đã được viết trong tâm cảnh của một Bồ Tát Thiền Sư với chủ đích hòa hợp Phật Giáo - Ki Tô Giáo trong tinh thần đối thoại tôn giáo. Lòng từ bi của Thầy đã được thể hiện trọn vẹn trong hai tác phẩm này. Và, trong hai cuốn sách trên, Thầy đã sử dụng phương tiện quyền xảo (skill in means) trong Phật Giáo, có lẽ với hi vọng có thể chuyển hóa Ki Tô Giáo, thay đổi tận gốc rễ nền Thần học Ki Tô, ngõ hầu đưa đến sự hòa hợp tư tưởng giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Sự hòa hợp tư tưởng sẽ đưa đến sự hòa hợp trong xã hội. Mục đích cao cả này là sự mong đợi của tất cả mọi người trong thế giới tiến bộ, và cũng là sự mong đợi của những người Việt Nam yêu nước mà hoàn cảnh bi thảm của một giai đoạn lịch sử cận đại đã đưa đến sự chia rẽ dân tộc thành hai khối Lương Giáo với "nhiều e dè nghi kỵ, xem ra không sao xóa sạch được," theo như nhận xét của Linh Mục Lương Kim Định trong cuốn Triết Việt. Chúng ta cầu mong thiện tâm và mục đích của Thầy Nhất Hạnh được viên thành.
Tuy nhiên, theo tôi, con đường chuyển hóa trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn những khó khăn này thuộc bản chất và giáo lý Ki-Tô. Sau đây, tôi sẽ trình bày một vài điểm khó khăn để chúng ta thấy rõ vấn đề và tìm phương cách giải quyết chứ không phải để làm nản lòng những người đang bước trên con đường hòa hợp.
Bài viết này chỉ có mục đích trình bày những suy tư của tôi về Phật và Giêsu, những suy tư của một Phật tử bình thường, sống trong thế giới các hiện tượng (world of phenomena), danh từ Phật Giáo gọi là Sự Pháp Giới. Đây chỉ là những suy tư cá nhân, được trình bày hết sức thành thực trong mức độ hiểu biết rất giới hạn của tôi. Phần lớn những suy tư này dựa trên sự kiện (facts) và thực tế chứ không dựa trên cảm tính.
Hiện nay, Phật Giáo đang bành trướng mạnh trên khắp thế giới. Nhiều tín đồ Ki Tô Giáo đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo và học hỏi được khá nhiều từ Phật Giáo. Tuy nhiên, khi họ nhìn Ki Tô Giáo qua lăng kính Phật Giáo, điều này có thể rất hấp dẫn đối với một số người Tây phương trong cơn khủng khoảng đức tin về những tôn giáo truyền thống của họ, thì Ki Tô Giáo không còn là Ki Tô Giáo nữa. Do đó, cái mà họ nhận thức được không phải là chân tinh thần của giáo lý Ki Tô, vì giáo lý này đã biến chất, tùy theo họ nhìn giáo lý đó qua lăng kính nào.
Trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, với trí tuệ của con người tiến hóa và phát triển qua nhiều thời đại, với những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đầu óc con người đã mở mang trên mọi địa hạt, đối thoại tôn giáo là điều tất yếu, không có không được (sine qua non). Tại sao? Nhận định sau đây của nhà Thần học nổi danh Hans Kung trong cuốn Ki Tô Giáo: Tinh Chất, Lịch Sử, Tương Lai (Christianity: Essence, History, Future, Continuum Pub. Co., New York, 1995, trg. 783), hi vọng sẽ giúp chúng ta thấy rõ vấn đề:
Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến tranh giữa các nền văn minh khác nhau. Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền tảng của các tôn giáo.
(Without peace between the religions, war between the civilizations. No peace among the religions without dialogue between the religions. No dialogue between the religions without investigation of the foundations of the religions).
Như vậy, điều kiện cần và đủ để cho một cuộc đối thoại tôn giáo hữu hiệu là chúng ta phải nghiên cứu để biết rõ nền tảng của mỗi tôn giáo trong tinh thần của tôn giáo đó. Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng khi viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng (Crossing The Threshold of Hope) vì không nghiên cứu về nền tảng của Phật Giáo trong tinh thần Phật Giáo, do đó đã đưa ra những nhận định phiến diện về Phật Giáo qua lăng kính của Ki Tô Giáo.
Theo định nghĩa, đối thoại là sự trao đổi những ý kiến và quan niệm (an exchange of ideas and opinions), có thể rất khác nhau, để đi tới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại không có nghĩa là tương đồng hóa những ý kiến và quan niệm. Cho nên, một trong những sai lầm lớn trong căn bản đối thoại tôn giáo là cho rằng về bản chất, tôn giáo nào cũng giống nhau, nói một cách rất đơn sơ và phiến diện là tôn giáo nào cũng dạy làm điều lành, tránh ác, do đó chúng ta chỉ cần khai triển sự tương đồng đó là có thể đi tới sự hòa hợp tôn giáo. Chúng ta không sống trong thế giới của những nguyên lý mà sống trong thế giới của những hiện tượng뮠Giáo lý tôn giáo tự nó vô nghĩa nếu chúng ta không áp dụng nó trong cuộc đời, trong xã hội, trong sự giao tiếp giữa con người với con người. Do đó, chúng ta không thể bảo mọi tôn giáo căn bản đều như nhau trừ khi chúng đều có ảnh hưởng trên xã hội như nhau. Chúng ta cần phải biết rõ giáo lý của mỗi tôn giáo, và tôn giáo đó đã mang lại những gì cho nhân loại, rồi từ đó mới có thể có một căn bản để đối thoại. Một sai lầm khác là toan tính đưa tín ngưỡng của mọi tôn giáo qui về một mối, một nguồn, thí dụ như Allah và Chúa là một, Phật Tánh và Thượng Đế không khác, Nước Chúa và Niết bàn như nhau v..v... Cách nhìn sự việc như trên có thể đúng trong quan niệm về Tính Không, Tâm Chân Như, Tương Duyên, Tương Tức v..v.. của Phật Giáo, trong thế giới của Lý, nhưng không hẳn là đúng trong tinh thần của các tôn giáo khác, trong thế giới của Sự. Phải chăng vì đã nhận thức rõ vấn đề nên Hans Kung đã mở đầu cuốn Ki Tô Giáo ... (Ibid., trg. 1) bằng câu:
Chỉ có những người không biết gì mới có thể cho rằng mọi tôn giáo đều giống nhau. Trái lại, thật là vô cùng quan trọng cho những tín đồ của mỗi tôn giáo, và nhất là cho mỗi tôn giáo thuộc loại tiên tri, dù là Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo, tự hỏi: "Sự khác biệt giữa tôn giáo của mình và các tôn giáo khác là gì? Cái gì là tính chất đặc thù, chuyên biệt, điển hình, nghĩa là "Tinh Chất" của tôn giáo này hay tôn giáo nọ?
(Only the ignorant can claim that all religions are the same. On the contrary, it is extremely important for members of every religion and especially every prophetic religion, whether Christianity, Judaism or Islam, to ask, "What is the difference between my religion and other religions? What is the special, the typical, the specific, the essential character, indeed the "essence" of this or that religion?)
Chúng ta vừa thấy, giữa Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, tuy từ một gốc mà ra, đã có những sự khác biệt đến độ đưa đến những cảnh tàn sát lẫn nhau không chút nương tay, kéo dài cho đến tận ngày nay, số mạng sống con người bị hủy diệt vì chiến tranh tôn giáo lên đến cả trăm triệu, như lịch sử đã chứng minh. Phật Giáo, một tôn giáo Đông phương mà trong quá trình phát triển trong hơn 2500 năm không hề làm đổ một giọt máu, tất nhiên phải khác, khác về giáo lý, vì giáo lý đưa đến thực hành. Giáo lý căn bản của Phật Giáo là Từ, Bi, Hỉ, Xả cho nên sự phát triển của Phật Giáo trên thế giới là một tiến trình hòa bình, tôn trọng mọi tín ngưỡng khác, chưa hề mang lại hệ lụy nào cho nhân loại.
Thầy Nhất Hạnh cũng đã thấy rõ vấn đề nên Thầy đã viết, Going Home..., trang 143:
Chúng ta hãy nhớ rằng Giáo hội (Ki-Tô) đã gây nên quá nhiều đau khổ, quá nhiều chiến tranh. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải xây dựng một Tăng đoàn, xây dựng một Giáo hội sao cho Thánh Linh, sự tỉnh thức đó, phải thắng để có thể có sự khoan dung ngõ hấu có thể phát triển lòng từ bi.
(Remember that the Church has been responsible for so much suffering, so much war. It is our task to build a Shanga, to build a Church in such a way that the Holy Spirit, that mindfulness, should prevail so that tolerance becomes possible in order to make compassion possible).
Hiển nhiên, nếu điều này thực hiện được, thì cả thế giới sẽ được nhờ và hân hoan đón nhận, vì then chốt của hòa bình trên thế giới là mọi tôn giáo đều thực hành đức khoan dung và hạnh từ bi. Điều khó khăn ở đây là, nếu Ki Tô Giáo thay đổi như vậy, chuyển đổi để trở thành giống như Phật Giáo, thì phải thay đổi tận gốc rễ, không còn là Ki Tô Giáo nữa. Bởi vì, căn bản, Phật Giáo và Ki Tô Giáo rất khác nhau.
Sự khác biệt căn bản giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo là gì? Về phương diện nhân loại, chúng ta có thể quan niệm Phật và Giêsu như là anh em, vì cả hai đều do tinh cha huyết mẹ sinh thành và gồm có 46 sắc tố (chromosome), 23 sắc tố thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ (trừ khi chúng ta gạt bỏ mọi bằng chứng khoa học để chấp nhận huyền thoại Thánh Linh có thể làm cho bà Maria thụ thai rồi sinh ra Giê-su), cùng nằm trong tiến trình tiến hóa của những sinh thể ban khai trải qua một thời gian nhiều tỷ năm, thân xác đều gồm có hơn 65% là nước, máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn v..v.... Nhưng về phương diện giáo lý tôn giáo và hành trì thì: Phật đi Bắc thì Giêsu xuống Nam, Phật đi Đông thì Giêsu đi Tây, Phật nói một đàng thì Giêsu nói một nẻo. Chứng minh?
Về căn bản, mọi người chúng ta đều biết, Phật Giáo là đạo của Trí Tuệ và Lý Trí, thường được biết dưới tên quen thuộc là đạo "Giác Ngộ." Còn Ki Tô Giáo là đạo của Đức Tin, thường được Theo học giả Gia Tô Joseph L. Daleiden thì Lý Trí và Đức Tin tượng trưng cho hai con đường: "Con đường đi tới hiểu biết đối với con đường đi tới mê tín" (The Final Superstition, p. 238: Reason Versus Faith: A path to knowledge, a path to superstition")
Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof). Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên Đức Tin và Lý Trí là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Mặt khác, trong Phật Giáo cũng có lòng tin, nhưng chúng ta không nên coi lòng tin này như là đức tin trong Ki Tô Giáo. Kinh Phật nói cho người dân Kalama đã chứng tỏ điều này (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 698):
Này các bạn, các bạn đừng vội tin vào một điều gì dù điều đó là điều mà người ta thường nói đến luôn, dù điều đó có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc thầy mà thiên hạ tôn sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin vào những điều mà các bạn thấy hợp với lý trí của các bạn, những điều được các bậc hiền nhân đồng ý, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới những kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lý trí, những điều bị các hiền nhân chê trách, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới khổ đau và đổ vỡ, những điều đó các bạn nên bác bỏ, đừng chấp nhận.
Lý trí và trí tuệ Phật Giáo được thể hiện trong lời nói cuối cùng của Đức Phật trước khi Người nhập Niết Bàn: "Các vị khất sĩ, hãy nghe Như Lai nói đây: vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát." Nói xong Phật nhắm mắt. (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 917).
Đức tin trong Ki Tô Giáo được thể hiện qua lời nói cuối cùng của Chúa Giê-su trước khi Người tắt hơi: "Chúa Giê-su kêu lớn: "Thượng đế ơi! Thượng đế ơi! Sao Ngài lìa bỏ con?."..Chúa Giê-su kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt hơi. " (Thánh Kinh: Matthew 27: 46, 50; Mark 15: 34, 37)
Điều rõ ràng là trước khi tịch diệt, Đức Phật vẫn còn quan tâm đến những đệ tử của mình và nhắc nhở cho những đệ tử về chân lý vô thường cùng khuyên các đệ tử phải cố gắng tu tập, tiến tới giải thoát. Nhưng Chúa Giêsu thì vì sống trong một đức tin, tin rằng mình là con của Thượng đế, tin rằng sẽ có những thiên thần Thượng đế sai xuống để giải cứu mình v...v.., nên khi sắp tắt hơi mới tỉnh ngộ và thốt ra những lời than đầy đau khổ và thất vọng.
Phải chăng vì vậy mà trong Phật Giáo có lý tưởng Bồ Tát cứu độ chúng sinh không phân biệt, sẵn sàng vén tay áo, sắn ống quần, nhảy vào địa ngục cứu vớt chúng sinh; trong khi Ki Tô Giáo cổ súy sự cứu rỗi cá nhân qua đức tin (salvation by faith), bất kể là cha mẹ, bà con, họ hàng, bạn bè v..v..có thể bị đầy hỏa ngục đời đời kiếp kiếp vì không đủ đức tin (theo giáo lý Ki Tô).
Có lẽ, với lòng từ bi của một Bồ Tát trong ý định chuyển hóa Ki Tô Giáo, nên Thầy Nhất Hạnh đã:
Đề nghị cùng các bạn trong Ki Tô Giáo gồm Gia Tô, Tin Lành và Chính Thống, trở lại con đường nhận thức Giêsu như là một bậc Thầy và học Giáo Pháp của Giêsu, vì đó mới là Giêsu chân thật, không phải là một danh xưng, một ý niệm, mà là một thực tại sống động."
(Going Home ....trg. 139: It is suggested to our friends that we all go back and rediscover Jesus as a teacher. Many of our Catholic, Protestant, Orthodox friends have that intention. They want very much to rediscover Jesus as a teacher and to learn from him the Dharma. And that is the true Jesus, the Jesus not merely as a name, as a concept, but as a living reality).
Rồi Thầy giải thích thêm ở trang 140:
Chúng ta quan tâm đến sự hiểu biết Thân của Giêsu như là một giáo pháp, vì điều này có tính quyết định đối với chúng ta. Vì đó là điều chúng ta muốn từ một bậc Thầy. Một bậc Thầy có một giáo pháp, và chúng ta biết nếu chúng ta không có được giáo pháp đó thì chúng ta không có ông Thầy.
Giáo pháp của Giêsu, phương cách ông ta đề nghị cho chúng ta để chúng ta ra khỏi sự khổ đau, gọi là Pháp Thân. Pháp Thân là giáo pháp."
(We are interested in knowing his Body as a teaching, because that is very crucial to us. Because that is what we want from a teacher. A teacher has a teaching to offer, and we know that if we cannot get that teaching, then we do not have the teacher.
The teaching of Jesus Christ, the way proposed by him for us to get out of our suffering, is called the Teaching Body, the Dharmakaya - The Dharma Body is the teaching).
Đây là một đề nghị rất hay, có thể chuyển hóa Ki Tô Giáo từ một tôn giáo "cứu rỗi" thành một tôn giáo "giác ngộ" như Phật Giáo, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ rất khó thực hiện. Qua nhiều thế kỷ, các nhà Thần Học Ki Tô Giáo đã cố gắng đi theo con đường này nhưng đã không thành công vì họ không thể nào dung hòa hình ảnh của một bậc Thầy với những điều viết trong Thánh Kinh về Giêsu, được coi là những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thượng đế hay Thánh Linh.
Để hiểu sự khó khăn của các nhà Thần Học Ki Tô trong việc thay đổi hình ảnh của Giêsu, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well," Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg. 101-108). Chúng ta nên để ý rằng, cũng như Bertrand Russell, Giáo sư O'Brien đã so sánh Giêsu với Socrates và Đức Phật, nhưng dưới một khía cạnh khác, ngả về trí tuệ thay vì đạo đức:
Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo khiến cho trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm chỉ tiêu cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi... Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy." Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế." Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi," "sống lại," "thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Chỉ tiêu của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA... Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha," "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha," "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA."
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ÔngThầy - Cứu rỗi."
(A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced... But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher." But if that how it is, it is no "teacher" but "savior." Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.
...Salvational religion depends, then, on "conversion," "resurrection," "radical change" on the basis of a life lived with another.
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME... What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior).
Với nhận định trên, phải chăng Giêsu không thuyết giảng một giáo pháp nào cho nên không xứng đáng mang danh hiệu Thầy? Không hẳn vậy, tất cả những điều mà người ta cho là giáo pháp của Giêsu được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Về bài giảng này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, Eagle Brook, New York, 1998, trg. 374:
Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được. Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài."
(One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.
The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus," edited into a single speech).
Đây cũng là bài giảng mà các tín đồ Ki Tô thường ca tụng là hay nhất tuy họ chẳng bao giờ đọc Thánh Kinh. Vậy tại sao, với bài giảng này, các nhà Thần Học Ki Tô không thể kết hợp nó với hình ảnh của Giêsu như là một bậc Thầy. Lý do là, tuy bài giảng có một số điều hay nhưng những điều này không có gì độc đáo, có thể coi là sáng tác đặc biệt của Giêsu. Ngoài ra, trong bài giảng còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, không thể áp dụng được, hoặc bắt nguồn từ một đầu óc không được bình thường v..v... Chứng minh?
Joseph L. Daleiden (Ibid., trg. 174) tóm tắt thực chất giáo pháp của Giêsu trong đoạn sau đây:
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm, Joseph McCabe (Một Linh Mục Gia Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian"
(There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, Hindu religions...One thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so-called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers).
Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Phúc Âm để vấn đề được rõ ràng hơn:
Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Matthew 7: 12: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình." Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì ngay sau đó Giê su khẳng định đó không phải là luật của mình nghĩ ra: "Câu này đúc kết luật pháp Mai-sen và các sách tiên tri." Chúng ta cũng biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ, khoan kể là những điều mình muốn người khác làm cho mình không nhất định phải là đúng. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt.
Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Đã Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet. Bài viết này không có mục đích phân tích Thánh Kinh nên tôi chỉ trích dẫn sau đây vài luận điểm của Charles Bradlaugh về Tám Mối Phúc Thật trong Phúc Âm Luke mà một số trí thức Gia Tô cho đó là phản ánh đỉnh cao trí tuệ của loài người:
Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con" (Luke 6: 20); "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối" (Luke 6: 24). Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù trong đời sau...
Giêsu dạy những gì? "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no."(Matthew 6: 21) Ông ta không nói bao giờ thì sẽ đư?c no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" (Matthew 6: 21), Thật vậy sao? Nếu thật thì bao giờ sẽ vui cười?
Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN).
("Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God." (Luke 6: 20); "But woe to you who are rich, for you have received your consolation." (Luke 6: 24). Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he was rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he was poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wetched state in the hope of higher recompense in some fututre life...
What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..."Blessed are you who weep now, for you shall laugh" (Luke 6: 21). Is this true, and, if true, when shall the laugher come?....
Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched..).
Qua những trích dẫn ở trên, theo ý tôi, việc đi kiếm hình ảnh một ông Thầy xuất chúng về tâm linh, tương tự như hình ảnh Đức Phật hay Socrates, trong nhân vật lịch sử Giêsu quả thật khó khăn, vì chúng ta không thể dựa vào Thánh Kinh để có thể đạt được mục đích này. Mặt khác, trong những lời giảng dạy của Giêsu lại có quá nhiều mâu thuẫn, những điều không hợp lý, và không tưởng. Thí dụ, các nhà truyền giáo Ki Tô thường đưa ra những điều mà họ cho là "lời hay, ý đẹp" của Giêsu, nhưng họ chỉ đưa ra một phần những lời Giêsu nói mà bỏ qua nhiều lời khác có tính cách mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất, và nhiều khi phản ánh con người thật của Giêsu.
Họ thường nhắc đến những câu Giêsu dạy "Phải hiếu kính với cha mẹ và yêu thương láng giềng như chính bản thân" (Matthew 19: 19: Honor your father and your mother, and, you shall love your neighbor as yourself), và "Phải yêu kẻ thù" (Matthew 5: 44: Love your enemies), nhưng chẳng bao giờ nhắc đến câu Giêsu trả lời mẹ khi bà nói với Giêsu là rượu đã hết trong một tiệc cưới: "Người đàn bà kia, sự quan tâm của bà có liên quan gì tới Ta? Chưa đến lúc Ta trổ tài" (John 2: 4: Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Tài gì? Tài biến nước thành rượu. Đây có phải là lời lẽ của một người con hiếu kính cha mẹ? Và khi một đệ tử của Giêsu nói "Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giêsu trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết (người không đi theo Giêsu. TCN) lo mai táng người chết của họ" (Matthew 8: 21-22: Then another of His disciples said to Him: "Lord, let me first go and bury my father." But Jesus said to him, "Follow me, and let the dead bury their own dead.") Phải chăng đây là sự khuyến khích lòng hiếu kính đối với cha mẹ? Các nhà truyền giáo cũng chẳng bao giờ nhắc đến câu Chúa phán: "Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta" (Luke 19: 27: Bring here those enemies of mine who did not want Me to reign over them, and slay them before Me).. Phải chăng đây là sự thực hành điều dạy "Hãy yêu thương kẻ thù"?
Trong Thánh Kinh còn có những lời Giêsu nói hỗn hào với cha mẹ, anh chị em, và những lời nói ác độc cũng như hành động ác độc đối với người, súc vật, cây cỏ v...v..., nhất là đối với những người không chịu tin Giêsu. Đây là những điều đã được viết rõ ràng trong Thánh Kinh. Nếu ta cho rằng những lời này không phải do Giêsu nói thì có gì bảo đảm là những lời khác do Giêsu nói? Vậy giáo pháp của "Ông Thầy Giêsu" là giáo pháp nào? Không có giáo pháp thì không có ông Thầy. Đúng vậy, và cũng vì vậy mà tuy cố gắng, các nhà Thần học Ki Tô vẫn không thể tìm ra cách nào để hòa hợp quan niệm về một ông Thầy Giêsu với một giáo pháp nhất quán về vấn đề luân lý, đạo đức, hay tu tập.
Nhà văn Dương Thu Hương có viết ở đâu đó một câu rất hay: "Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật." Chúng ta vẫn có thể tạo cho Giêsu hình ảnh của một ông Thầy với một giáo pháp nào đó cho những người không hề đọc Thánh Kinh, và nếu chúng ta tự mãn với một phần của sự thật. Nếu một nửa chiếc bánh mì có thể giúp chúng ta đỡ đói thì một nửa sự thật cũng có thể là một món ăn tinh thần giúp lương tâm chúng ta yên ổn một phần trong một định chế tôn giáo. Có người trách tôi tại sao chỉ đưa ra những khía cạnh tiêu cực của Gia Tô Giáo mà không nhắc tới những khía cạnh tích cực của tôn giáo này trong cuốn Công Giáo Chính Sử, như vậy phải chăng tôi chỉ đưa ra một nửa sự thật? Câu trả lời của tôi thật là đơn giản: "Giáo hội Gia Tô đã đưa ra những khía cạnh tích cực của Gia Tô La Mã Giáo nhiều rồi, nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ của sự thật, khoan kể đó có phải thực sự chính là sự thật hay không? Tôi đưa ra phần còn lại để chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về toàn bộ của sự thật."
Với mục đích chuyển hóa Ki Tô Giáo, không những cho "Như thực tri kiến" trong Phật Giáo gặp quan niệm về Thượng đế, Thầy Nhất Hạnh còn đi xa hơn nữa, đồng hóa đức tin Ki Tô với Niết Bàn. Trong cuốn Going Home..., thầy viết, trang 137:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Câu này tương đương với chiều kích rốt ráo của thực tại, tức là Niết Bàn.
(I believe in God, the Father Almighty, creator of heaven and earth. This is equivalent of the ultimate dimension of reality, namely Nirvana).
Một khẳng định về đức tin (a statement of faith) trong Ki Tô Giáo nay đã được nâng lên tương đương với một trạng thái tâm linh rốt ráo trong Ph?t Giáo: Niết Bàn. Chúng ta hãy tìm hiểu câu trên trong tinh thần Ki Tô Giáo.
Đây là câu đầu tiên trong bản Kinh Tin Kính của các tông đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm 150, để đưa ra những khẳng định về những đức tin chính trong Gia Tô Giáo. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Giêsu Kitô lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều, trong đó thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường khác được thêm thắt vào. Kinh này có tên là kinh Tin Kính Athanasius. Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Công Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản. Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
Các tín đồ Gia Tô được dạy phải đọc Kinh Tin Kính hàng ngày để giữ vững đức tin gồm có: tin rằng Thượng đế phép tắc vô cùng, đã dựng nên trời đất; tin rằng Giêsu là con một của Thượng đế; tin rằng do Thánh Linh mà bà Maria đồng trinh mang thai sinh ra Giêsu; tin rằng Giêsu đã chết, xuống ngục tổ tông, nhưng sau ba ngày lại sống lại và bay lên trời lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; tin rằng Giêsu ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết; tin rằng có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này; tin ở phép tha tội, và tin xác loài người ngày sau sống lại. Do đó, Kinh Tin Kính không phải là những đề tài quán chiếu, và câu đầu trong Kinh Tin Kính chỉ là một trong số những niềm tin của Gia Tô Giáo được ghi trong Kinh.
Tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám Mục John Shelby Spong đã viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết (Why Christianity Must Change or Die, Harper San Francisco, 1998). Theo cái nhìn của Giám Mục Spong thì sự thay đổi của Ki Tô Giáo không phải là sự thay đổi từ một nền Thần học siêu hình này sang một nền Thần học siêu hình khác, mà là sự thay đổi sao cho phù hợp với trí tuệ của con người nằm trong định luật tiến hóa.
Nhận định về Kinh Tin Kính, Giám Mục Spong viết (Ibid., trang 4):
Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người..
(The words of the Apostles' Creed, and its later expansion known as the Nicene Creed, were fashioned inside a worldview that no longer exists. Indeed, it is quite alien to the world in which I live. The way reality was perceived when the Christian creeds were formulated has been obliterated by the expansion of knowledge..).
Trở lại câu đầu trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất."
Với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu trên trở thành vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế. Người Gia Tô Giáo dịch God là Đức Chúa Trời trong khi, như chúng ta đã biết, God trong Ki Tô Giáo chỉ là một vị Thần của một dân tộc hay một bộ lạc Do Thái cổ xưa. Mặt khác, người Gia Tô hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thần Ki Tô (God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời." Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời," nơi Chúa ngự, là "Thiên đường," đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà.
"Chúa Trời" bây giờ được gọi là Cha, nghĩa là giống đực. Tại sao lại là Cha mà không phải là Mẹ? Căn bản giống đực của "Chúa Trời" dựa vào đâu? Chữ "Cha" trong câu kinh này chẳng qua chỉ là sản phẩm của những người sống trong thời đại và địa phương theo chế độ phụ hệ, kỳ thị và coi rẻ phái nữ. Chính chữ "Cha" này đã được các giáo hội Ki Tô dùng làm căn bản "truyền thống thiêng liêng của giáo hội" (sacred tradition of the Church) trong suốt 20 thế kỷ nay để biện minh cho đường lối coi thường và đàn áp phái nữ, kéo dài cho tới tận ngày nay.
Giám Mục Spong cho rằng chữ "Cha" trong kinh Tin Kính đã được dùng trong nhiều ngàn năm để biện minh cho sự đàn áp phụ nữ của các định chế tôn giáo (Ibid., trang 5): "The word Father...shouts of the masculinity of the deity, a concept that has been used for thousands of years to justify the oppression of women by religious institutions..."
"Phép tắc vô cùng" là dịch sai từ chữ "Almighty." Vì "phép tắc vô cùng" làm ta liên tưởng đến Tề Thiên Đại Thánh, đệ tử của Đường Tăng Trần Huyền Trang, theo Thầy đi Thiên Trúc thỉnh Kinh Phật. Giám mục John Shelby Spong giảng Almighty, theo nghĩa Thần học của Giáo hội, có nghĩa là Toàn Năng và Toàn Trí (Almighty has been translated theologically by the Church into such concepts as omnipotence (all-powerful) and omniscience (all-knowing)), nghĩa là "làm gì cũng được," và "cái gì cũng biết," kể cả quá khứ vị lai.
Những tín đồ Ki Tô tin vào một vị Thần toàn năng trong khi họ không hiểu toàn năng là gì. Họ không thể hiểu được rằng, theo định nghĩa, không làm gì có chuyện toàn năng. Vì toàn năng nghĩa là có khả năng làm bất cứ điều gì mà con người có thể tưởng tượng được, thí dụ, làm cho một cặp vợ chồng da đen sinh ra một đứa con da trắng, làm ra một con rùa có lông, hay con thỏ có sừng, hay một cây mít sinh ra trái soài v...v.. Có người đã đặt một câu hỏi rất ý nhị về thuộc tính toàn năng của Thần Ki Tô: "Thần có thể tạo ra một phiến đá nặng đến nỗi chính Thần cũng không vác nổi không?" Đây là một câu hỏi không một nhà thần học Ki Tô nào trả lời nổi, vì trả lời "có" hoặc "không" đều đương nhiên bác bỏ thuộc tính toàn năng của Thần. Kết luận: thuộc tính toàn năng không thể có. Nếu thuộc tính toàn năng không thể có thì một vị Thần toàn năng cũng không thể nào có. Mặt khác, toàn năng và toàn trí (cái gì cũng biết) là hai thuộc tính có tính chất loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, cho nên một vị Thần kiêm cả hai thuộc tính toàn năng và toàn trí là điều không tưởng. Thật vậy, nếu Thần "biết" cái gì sẽ xảy ra trong tương lai và Thần không thể thay đổi được sự việc đó, điều này rất rõ ràng trước những thực tế và quy luật thiên nhiên ở ngoài đời, thì làm sao có thể gọi là "Thần toàn năng" được? Ngược lại, nếu Thần có khả năng thay đổi sự việc nhưng lại không biết những gì sẽ xảy ra để mà thay đồi, vậy thì "toàn trí" ở chỗ nào? Nói tóm lại, một vị Thần toàn năng, toàn trí chỉ có trong niềm tin của những người không hiểu thế nào là toàn năng, toàn trí.
Câu tiếp theo "Dựng nên trời đất" cũng không còn ý nghĩa trong thời đại này. Giám Mục Spong phê bình câu trên như sau (Ibid., trg. 10):
Thế rồi, câu khẳng định đức tin này gọi Thần Ki Tô là đấng dựng nên trời đất. Trời là gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thần Ki Tô dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thần, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong hế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của Thiên đường. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thần Ki Tô toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?
Gán cho Thần Ki Tô quyền năng tạo ra trái đất cũng vấp phải nhiều khó khăn đối với con người hiện đại. Ngày nay, qua cách định tuổi vật chất bằng tia phóng xạ, chúng ta có thể định tuổi của hành tinh này một cách khá chính xác là khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Sự hiểu biết trong Thánh Kinh đặt sự sáng tạo ra thế giới này vào một thời điểm khoảng 6000 năm. Đó là theo sự tính toán của Giám Mục James Ussher ở Ái Nhĩ Lan, dựa vào những dữ kiện trong Thánh Kinh...Vậy, hiển nhiên là khi con người trong thế hệ này nghĩ về nguồn gốc của vũ trụ của chúng ta, chúng ta không thể mang Thánh Kinh ra làm nguồn hiểu biết về cái vũ trụ đó...Vậy, bảo Thần Ki Tô đã tạo dựng nên trời đất thì có ý nghĩa gì?"
(Next, this statement of faith calls God :the "creator of heaven and earth." What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?
To ascribe to God the power to have created the earth also presents modern men and women with difficulties. We can now date the birth of this planet, rather accurately, by radioactive particles to be four and one-half to five billion years old. The biblical understanding of creation placed the birth of this world at a point a little more than six thousand years ago. That was the calculation arrived at by Bishop James Ussher of Ireland from biblical data... So inevitably, when members of this generation think about the origins of our universe, we do not bring biblical content to our understanding of that universe. In what sense, then, is God the creator of heaven or the creator of the earth?)
Trên đây chỉ là vài ý kiến của tôi về những khó khăn mà Ki Tô Giáo sẽ phải đối diện nếu muốn chuyển đổi theo lý tưởng của Thầy Nhất Hạnh để đi tới một sự đối thoại và hòa hợp giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Bài viết này tuyệt đối không phải là bài phê bình hai cuốn Living Buddha, Living Christ và Going Home của Thầy Nhất Hạnh. Dựa theo tinh thần của hai cuốn này, tôi chợt tưởng tượng ra một cuộc đối thoại nhỏ giữa Phật và Giêsu, như là hai anh em, về một vài phép lạ Giêsu đã thực hiện, như được viết trong Thánh Kinh, và về quan niệm mới nhất về Thiên đường và Hỏa ngục của Giáo Hoàng Gion Pôn Hai.
Địa điểm: Chùa Lá Vàng, Quảng Trị.
Thời điểm: Phật Lịch 2544, Thường Lịch 2000
-oOo-
Giêsu: Chào Đại Ca. Đại Ca vẫn mạnh?
Phật: Chào Chú. Cám ơn Chú. Chú dùng gì?
Giêsu: Anh cho Em ly rượu.
Phật: Rượu có tác dụng làm đầu óc con người kém minh mẫn. Anh đã không uống rượu từ khi Anh xuất gia. Chú uống tạm ly nước lã. Tuy nhiên, nếu Chú muốn, Chú có thể biến nó thành rượu như khi xưa chú đã biến 600 lít nước lã trong 6 cái chum thành rượu (John: 2), Anh không phản đối.
Giêsu: Anh nhắc chuyện nhỏ đó làm gì. Đó chỉ là phép lạ đầu tiên chứng tỏ quyền năng siêu nhiên của Em để cho các môn đồ tin Em là Chúa Cứu Thế (John: 2: 11).
Phật: Chú nói đó là phép lạ đầu tiên? Vậy Chú còn nhiều phép lạ nữa hay sao?
Giêsu: Có chứ! Em có thể đi trên sóng. (Matthew: 14: 25)
Phật: Em muốn sang sông thì cứ việc bỏ ra vài đồng tiền, lái đò sẽ chở Em qua, tội gì mà phải vất vả như vậy?
Giêsu: Em có thể đuổi quỷ từ trong người bị quỷ ám cho chúng nhập vào 2000 con heo rồi bắt đàn heo rông xuống biển chết đuối hết. (Matthew: 8: 32).
Phật: Mô Phật! Tội lỗi! Tội lỗi! Thế là cả đàn heo 2000 con chết oan uổng. (Thở dài) Pờ-liz công-ti-niu "Please continue."
Giêsu: Anh nói gì, Em không hiểu.
Phật: À, không có gì. Anh buột mồm nói tiếng Mỹ. Chú kể tiếp đi.
Giêsu: Em chỉ rủa một tiếng là cây sung phải chết héo queo. Số là hôm đó Em đang đói, nhìn đàng xa thấy một cây sung, nhưng tới gần chẳng thấy có quả nào, Em nổi sùng rủa một tiếng, thế là cây sung chết héo queo, không bao giờ có thể ra trái nữa. (Matthew: 21: 18,19)
Phật: Chú có biết lúc đó trái mùa nên cây sung không thể có trái không?
Giêsu: Em biết chứ.
Phật: Vậy thì mục đích Chú làm cho cây sung chết héo queo ngay chắc là để dọa mấy môn đồ của Chú: "Hãy coi chừng. Kẻ nào dám phật ý Ta. Hãy xem gương cây sung đó."
Giêsu: Chịu anh thôi. Anh có "Tha Tâm Thông" nên biết rõ bụng dạ em.
Phật: Hình như sau đó Chú còn bảo các môn đồ nếu có đức tin thì không những cũng có thể rủa cho cây chết héo queo được như Chú mà còn có thể ra lệnh cho núi tự động bò xuống biển? (Matthew: 21: 21).
Giêsu: Đúng vậy. Thánh Kinh đã viết như vậy thì làm sao còn sai lầm được.
Phật: Thế trong 2000 năm nay, Chú có thấy tín đồ nào của Chú làm được như vậy không?
Giêsu: Đó là bí quyết chiêu dụ môn đồ của Em. Họ tin lời hứa hẹn của Em nhưng họ làm không được, vì họ không biết rằng đó chỉ là một khẳng định bỏ ngỏ, vô trách nhiệm (affirmatiom gratuite). Nếu ai làm không được đến chất vấn, Em chỉ cần trả lời: tại ngươi chưa đủ đức tin. Thế là Em hết trách nhiệm. Không ai có thể kết án Em là Em nói láo. Cũng như trong Tám Mối Phúc Thật, Em nói "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no," "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" (Matthew 6: 21), nhưng Em có xác định là bao giờ họ sẽ no, hay bao giờ họ sẽ vui cười đâu? Anh biết không? Ngày nay các tôi tớ của Em đều theo cách hứa hẹn bỏ ngỏ này để truyền đạo và họ rất thành công.
Phật: Chú khôn thật. Chú có biết tại sao người ta đóng đinh Chú trên thập giá không?
Giêsu: Tại vì họ không tin em là Vua của dân Do Thái, là Con Một của Thượng Đế, là Đấng Cứu Thế của dân Do Thái, thuộc giòng dõi Vua David, mà họ từng mong đợi.
Phật: Không phải đâu. Vì nghiệp của Chú nặng quá. Anh thương Chú lắm nhưng Anh cũng chịu, nghiệp của Chú chỉ có Chú mới giải được.
Giêsu: Làm sao giải nghiệp, Anh chỉ cho Em đi.
Phật: Đơn giản thôi. Đừng làm các việc ác. Hãy làm mọi việc thiện. Giữ tâm cho thanh tịnh. Anh dạy chỉ có thế. (Kinh Pháp Cú: Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo).
Giêsu: Chỉ có vậy thôi à?
Phật: Chỉ có vậy. Thôi, để Anh mách Chú vài bí quyết để chuyển đổi tôn giáo "cứu rỗi" của Chú thành một tôn giáo "giác ngộ."
Giêsu: Tại sao Em lại phải đổi tôn giáo của Em thành một tôn giáo giác ngộ.
Phật: Chú quên rồi sao. Vị đại diện của Chú ở trên trần, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai, vừa tuyên bố: "chẳng làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây, mà cũng chẳng làm gì có hỏa ngục ở trong lòng đất, tất cả đều do tâm mà ra." Như vậy là Giáo Hoàng đã cho Chú nghỉ dài hạn không lương, Chú cần phải đổi gióp (job) "cứu rỗi" thành gióp "giác ngộ" cho nó hợp với đà tiến bộ của nhân loại. Anh chỉ muốn giúp Chú thôi.
Giêsu: Cám ơn Anh nhiều. Nhưng làm sao đổi được.
Phật: Đơn giản thôi. Chú chỉ việc nghe theo Thiền Sư Nhất Hạnh, biến Cha Chú, Thượng Đế, thành Phật Tánh, đổi danh hiệu "Đấng Cứu Thế" của Chú thành "Đại Sư," đồng hóa Thánh Linh với Tỉnh Thức hay Niết Bàn, thế là xong.
Giêsu: Dạ vâng. Nhưng khó quá Anh ơi. Vì bản chất những thứ trên hoàn toàn khác biệt.
Phật: Chú "phép tắc vô cùng," làm gì chẳng được.
Giêsu: Ờ nhỉ. Em quên khuấy đi mất.
Phật: Thế thì Chú yên tâm rồi nhé. Thôi, để khi khác chúng mình nói chuyện tiếp. Anh phải đi Tọa Thiền.
Giêsu: Chào Anh. Em cũng phải về ngồi cạnh Cha Em ở trên Thiên đường, à quên, ở trong Tâm của Em.
Trần Chung Ngọc
Phật Lịch 2544
Thường Lịch 2000
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/002-chuyenhoa.htm
Hay Tản Mạn về... Phật & Giêsu
Trần Chung Ngọc
nctran@juno.com
Năm 1969, John H. Garabedian và Orde Coombs viết một cuốn sách nhan đề Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age, Tempo Books, New York, 1969), ngoài bìa có in hình một hàng chữ lớn viết trên tường: "Chúa Đã Chết - Phật Còn Sống" (CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES). Trong cuốn sách này, hai tác giả giải thích "tại sao hàng triệu giới trẻ ở Mỹ đang vứt bỏ truyền thống tôn giáo của họ để đi tìm những giải đáp cho cuộc đời trong những tư tưởng và tôn giáo của Đông phương" (why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East).
Năm 1995, Thầy Nhất Hạnh cho ra đời tác phẩm Phật Sống, Chúa Sống (Living Buddha, Living Christ, Riverhead Books, New York, 1995), mở cửa cho một cuộc đối thoại giữa Phật và Chúa Ki Tô, tuy trong cuốn này có vài đoạn Thầy chỉ trích tính chất hẹp hòi, bất khoan dung của Ki Tô Giáo, và một đoạn phê bình Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) về nhận định của ông về tính cách "duy nhất" của Giêsu.
Cuối năm 1999, Thầy Nhất Hạnh tiến thêm bước nữa, thực hiện Bồ Tát hóa thân, một mình đóng hai vai, Phật và Giêsu, cho Phật và Giêsu ngồi cùng với nhau như anh em và bàn về sự tương đồng của một số triết lý Phật Giáo và Ki Tô Giáo qua lăng kính của Phật Giáo, trong tác phẩm Về Nhà. Giê-su và Phật Như Là Anh Em (Going Home. Jesus and Buddha as Brothers, Riverhead Books, New York, 1999). Trong lời giới thiệu ngoài bìa cuốn sách này có đoạn:
Trong cuốn Going Home, Phật và Giêsu ngồi cùng nhau và bàn về những lời cầu nguyện và lễ tiết của mỗi tôn giáo. Hai người hỏi có thể làm được gì để tạo một sức sống mới cho mỗi truyền thống, nhìn vào sự gặp nhau của những quan niệm như phục sinh và sự thực hành chánh niệm hay tỉnh thức, vào chỗ gặp nhau của sự hiểu biết về bản chất thực tại của Phật Giáo và quan niệm về Thượng đế của Ki Tô Giáo.
(In Going Home, they (Buddha and Jesus) sit down and talk about each other's prayers and rituals. They ask how they can help renew each other's traditions. They look at the convergence of concepts such as resurrection and the practice of mindfulness. They see where the Buddhist understanding of the nature of reality and the concept of God come together)
Chỉ có điều, quan niệm về Thượng đế trong Ki Tô Giáo đã phải thay đổi rất nhiều qua dòng thời gian và tiến hóa cùng với trí tuệ của nhân loại. Sự tiến hóa của nhân loại vẫn chưa ngừng nên quan niệm về Thượng đế còn phải thay đổi, do đó, khi sự hiểu biết trong Phật Giáo về bản chất thực tại bắt đầu gặp quan niệm về Thượng đế thì có thể đó cũng là lúc bắt đầu xa nhau.
Tuy không phải là một đệ tử của Thầy Nhất Hạnh, nhưng có thể nói, tôi đã coi Người như là Thầy của tôi từ lâu rồi. Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm của Thầy và nhờ đó tôi đã hiểu rõ đạo Phật hơn, về lý thuyết cũng như thực hành. Hai tác phẩm của Thầy mà tôi thấy thấm thía nhất là bộ "Đường Xưa Mây Trắng" và truyện ngắn "Tùng" Thầy viết cách đây đã lâu. Cũng vì vậy mà tôi đã giới thiệu cuốn Đường Xưa Mây Trắng và đưa truyện Tùng lên diễn đàn điện tử Vietnet cho giới trẻ đọc. Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm viết về Phật Giáo của những tác giả ngoại quốc cũng như Việt Nam. Tôi chưa thấy ai viết về Phật Giáo một cách trong sáng và thoải mái như Thầy Nhất Hạnh. Qua những tác phẩm viết về Phật Giáo của Thầy, Phật tử Việt Nam nên cảm thấy hãnh diện về Thầy, không phải vì Thầy rất nổi tiếng ở ngoại quốc, không phải vì Thầy có nhiều đệ tử trong nhiều quốc gia, mà vì Thầy đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt Nam một gia tài Pháp bảo. Chúng ta cảm thấy hãnh diện vì chúng ta là những Phật tử Việt Nam bình thường, chưa đạt được đến trình độ "tám gió thổi không làm cho mình lay động." Còn đối với Thầy, tôi tin chắc, đã là tác giả truyện Tùng thì không thể khởi động một niệm tự hào nào.
Tùng là câu chuyện rất cảm động về Pháp sư Tri Huyền tức Quốc Sư Ngộ Đạt, trong đó có nhiều đoạn rất hay hợp với tinh thần và giáo lý Phật Giáo, thí dụ như đoạn vị Tăng người Ấn Độ tên là Kaniska nói với Tri Huyền trước khi Tri Huyền nổi tiếng và được Vua Ý Tông phong làm Quốc Sư với danh hiệu Ngộ Đạt: "Tôi biết thầy là người thông tuệ; sự tu học của thầy sẽ thành công lớn. Rồi đây thầy sẽ trở thành một vị cao tăng, tiếng tăm lừng lẫy. Tôi xin phép nhắc với thầy rằng mục đích của sự tu hành là để đạt tới giải thoát chớ không phải là để nổi tiếng..." Một đoạn khác tả lúc Tri Huyền nhớ lại lúc mình lên tới tột đỉnh danh vọng và "lúc mình bước lên ngồi vào Pháp tọa trầm hương, trong khi hàng chục ngàn người cúi rạp mình làm lễ, trong đó có Vua Đường Ý Tông. Thấy mình là người tu hành mà đạt đến một địa vị cao tột trong nhân gian như thế, Ngộ Đạt, trong một giây phút ngắn ngủi, bỗng thấy một niềm tự hào dâng lên trong lòng. Quốc sư biết là tà niệm đã khởi, mặt đỏ bừng, liền ngồi xuống pháp tọa và nhiếp mình vào chánh niệm. Nhưng chậm mất rồi. Bỗng dưng, trong khoảng không có một vật gì nhỏ bé, nhỏ bằng một hạt cát, sáng trưng, bay xẹt xuống, trúng vào bắp đùi bên trái của quốc sư làm đau nhói tới xương tủy..."
Vết thương trên đùi trở thành một mụn ghẻ lớn hành hạ Tri Huyền nhiều năm, sau nhờ Kaniska chỉ điểm dùng nước suối Giải Oan rửa vết thương mới lành và mới giải được nghiệp cũ. Vài hàng tóm tắt một phần nhỏ những điều hay trong tác phẩm Tùng. Xin độc giả hãy tìm đọc cho được tuyệt phẩm này của Thầy Nhất Hạnh.
Điều rõ ràng hai tác phẩm Living Buddha, Living Christ và Going Home... của Thầy Nhất Hạnh đã được viết trong tâm cảnh của một Bồ Tát Thiền Sư với chủ đích hòa hợp Phật Giáo - Ki Tô Giáo trong tinh thần đối thoại tôn giáo. Lòng từ bi của Thầy đã được thể hiện trọn vẹn trong hai tác phẩm này. Và, trong hai cuốn sách trên, Thầy đã sử dụng phương tiện quyền xảo (skill in means) trong Phật Giáo, có lẽ với hi vọng có thể chuyển hóa Ki Tô Giáo, thay đổi tận gốc rễ nền Thần học Ki Tô, ngõ hầu đưa đến sự hòa hợp tư tưởng giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Sự hòa hợp tư tưởng sẽ đưa đến sự hòa hợp trong xã hội. Mục đích cao cả này là sự mong đợi của tất cả mọi người trong thế giới tiến bộ, và cũng là sự mong đợi của những người Việt Nam yêu nước mà hoàn cảnh bi thảm của một giai đoạn lịch sử cận đại đã đưa đến sự chia rẽ dân tộc thành hai khối Lương Giáo với "nhiều e dè nghi kỵ, xem ra không sao xóa sạch được," theo như nhận xét của Linh Mục Lương Kim Định trong cuốn Triết Việt. Chúng ta cầu mong thiện tâm và mục đích của Thầy Nhất Hạnh được viên thành.
Tuy nhiên, theo tôi, con đường chuyển hóa trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn những khó khăn này thuộc bản chất và giáo lý Ki-Tô. Sau đây, tôi sẽ trình bày một vài điểm khó khăn để chúng ta thấy rõ vấn đề và tìm phương cách giải quyết chứ không phải để làm nản lòng những người đang bước trên con đường hòa hợp.
Bài viết này chỉ có mục đích trình bày những suy tư của tôi về Phật và Giêsu, những suy tư của một Phật tử bình thường, sống trong thế giới các hiện tượng (world of phenomena), danh từ Phật Giáo gọi là Sự Pháp Giới. Đây chỉ là những suy tư cá nhân, được trình bày hết sức thành thực trong mức độ hiểu biết rất giới hạn của tôi. Phần lớn những suy tư này dựa trên sự kiện (facts) và thực tế chứ không dựa trên cảm tính.
Hiện nay, Phật Giáo đang bành trướng mạnh trên khắp thế giới. Nhiều tín đồ Ki Tô Giáo đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo và học hỏi được khá nhiều từ Phật Giáo. Tuy nhiên, khi họ nhìn Ki Tô Giáo qua lăng kính Phật Giáo, điều này có thể rất hấp dẫn đối với một số người Tây phương trong cơn khủng khoảng đức tin về những tôn giáo truyền thống của họ, thì Ki Tô Giáo không còn là Ki Tô Giáo nữa. Do đó, cái mà họ nhận thức được không phải là chân tinh thần của giáo lý Ki Tô, vì giáo lý này đã biến chất, tùy theo họ nhìn giáo lý đó qua lăng kính nào.
Trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, với trí tuệ của con người tiến hóa và phát triển qua nhiều thời đại, với những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đầu óc con người đã mở mang trên mọi địa hạt, đối thoại tôn giáo là điều tất yếu, không có không được (sine qua non). Tại sao? Nhận định sau đây của nhà Thần học nổi danh Hans Kung trong cuốn Ki Tô Giáo: Tinh Chất, Lịch Sử, Tương Lai (Christianity: Essence, History, Future, Continuum Pub. Co., New York, 1995, trg. 783), hi vọng sẽ giúp chúng ta thấy rõ vấn đề:
Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến tranh giữa các nền văn minh khác nhau. Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền tảng của các tôn giáo.
(Without peace between the religions, war between the civilizations. No peace among the religions without dialogue between the religions. No dialogue between the religions without investigation of the foundations of the religions).
Như vậy, điều kiện cần và đủ để cho một cuộc đối thoại tôn giáo hữu hiệu là chúng ta phải nghiên cứu để biết rõ nền tảng của mỗi tôn giáo trong tinh thần của tôn giáo đó. Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng khi viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng (Crossing The Threshold of Hope) vì không nghiên cứu về nền tảng của Phật Giáo trong tinh thần Phật Giáo, do đó đã đưa ra những nhận định phiến diện về Phật Giáo qua lăng kính của Ki Tô Giáo.
Theo định nghĩa, đối thoại là sự trao đổi những ý kiến và quan niệm (an exchange of ideas and opinions), có thể rất khác nhau, để đi tới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại không có nghĩa là tương đồng hóa những ý kiến và quan niệm. Cho nên, một trong những sai lầm lớn trong căn bản đối thoại tôn giáo là cho rằng về bản chất, tôn giáo nào cũng giống nhau, nói một cách rất đơn sơ và phiến diện là tôn giáo nào cũng dạy làm điều lành, tránh ác, do đó chúng ta chỉ cần khai triển sự tương đồng đó là có thể đi tới sự hòa hợp tôn giáo. Chúng ta không sống trong thế giới của những nguyên lý mà sống trong thế giới của những hiện tượng뮠Giáo lý tôn giáo tự nó vô nghĩa nếu chúng ta không áp dụng nó trong cuộc đời, trong xã hội, trong sự giao tiếp giữa con người với con người. Do đó, chúng ta không thể bảo mọi tôn giáo căn bản đều như nhau trừ khi chúng đều có ảnh hưởng trên xã hội như nhau. Chúng ta cần phải biết rõ giáo lý của mỗi tôn giáo, và tôn giáo đó đã mang lại những gì cho nhân loại, rồi từ đó mới có thể có một căn bản để đối thoại. Một sai lầm khác là toan tính đưa tín ngưỡng của mọi tôn giáo qui về một mối, một nguồn, thí dụ như Allah và Chúa là một, Phật Tánh và Thượng Đế không khác, Nước Chúa và Niết bàn như nhau v..v... Cách nhìn sự việc như trên có thể đúng trong quan niệm về Tính Không, Tâm Chân Như, Tương Duyên, Tương Tức v..v.. của Phật Giáo, trong thế giới của Lý, nhưng không hẳn là đúng trong tinh thần của các tôn giáo khác, trong thế giới của Sự. Phải chăng vì đã nhận thức rõ vấn đề nên Hans Kung đã mở đầu cuốn Ki Tô Giáo ... (Ibid., trg. 1) bằng câu:
Chỉ có những người không biết gì mới có thể cho rằng mọi tôn giáo đều giống nhau. Trái lại, thật là vô cùng quan trọng cho những tín đồ của mỗi tôn giáo, và nhất là cho mỗi tôn giáo thuộc loại tiên tri, dù là Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo, tự hỏi: "Sự khác biệt giữa tôn giáo của mình và các tôn giáo khác là gì? Cái gì là tính chất đặc thù, chuyên biệt, điển hình, nghĩa là "Tinh Chất" của tôn giáo này hay tôn giáo nọ?
(Only the ignorant can claim that all religions are the same. On the contrary, it is extremely important for members of every religion and especially every prophetic religion, whether Christianity, Judaism or Islam, to ask, "What is the difference between my religion and other religions? What is the special, the typical, the specific, the essential character, indeed the "essence" of this or that religion?)
Chúng ta vừa thấy, giữa Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, tuy từ một gốc mà ra, đã có những sự khác biệt đến độ đưa đến những cảnh tàn sát lẫn nhau không chút nương tay, kéo dài cho đến tận ngày nay, số mạng sống con người bị hủy diệt vì chiến tranh tôn giáo lên đến cả trăm triệu, như lịch sử đã chứng minh. Phật Giáo, một tôn giáo Đông phương mà trong quá trình phát triển trong hơn 2500 năm không hề làm đổ một giọt máu, tất nhiên phải khác, khác về giáo lý, vì giáo lý đưa đến thực hành. Giáo lý căn bản của Phật Giáo là Từ, Bi, Hỉ, Xả cho nên sự phát triển của Phật Giáo trên thế giới là một tiến trình hòa bình, tôn trọng mọi tín ngưỡng khác, chưa hề mang lại hệ lụy nào cho nhân loại.
Thầy Nhất Hạnh cũng đã thấy rõ vấn đề nên Thầy đã viết, Going Home..., trang 143:
Chúng ta hãy nhớ rằng Giáo hội (Ki-Tô) đã gây nên quá nhiều đau khổ, quá nhiều chiến tranh. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải xây dựng một Tăng đoàn, xây dựng một Giáo hội sao cho Thánh Linh, sự tỉnh thức đó, phải thắng để có thể có sự khoan dung ngõ hấu có thể phát triển lòng từ bi.
(Remember that the Church has been responsible for so much suffering, so much war. It is our task to build a Shanga, to build a Church in such a way that the Holy Spirit, that mindfulness, should prevail so that tolerance becomes possible in order to make compassion possible).
Hiển nhiên, nếu điều này thực hiện được, thì cả thế giới sẽ được nhờ và hân hoan đón nhận, vì then chốt của hòa bình trên thế giới là mọi tôn giáo đều thực hành đức khoan dung và hạnh từ bi. Điều khó khăn ở đây là, nếu Ki Tô Giáo thay đổi như vậy, chuyển đổi để trở thành giống như Phật Giáo, thì phải thay đổi tận gốc rễ, không còn là Ki Tô Giáo nữa. Bởi vì, căn bản, Phật Giáo và Ki Tô Giáo rất khác nhau.
Sự khác biệt căn bản giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo là gì? Về phương diện nhân loại, chúng ta có thể quan niệm Phật và Giêsu như là anh em, vì cả hai đều do tinh cha huyết mẹ sinh thành và gồm có 46 sắc tố (chromosome), 23 sắc tố thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ (trừ khi chúng ta gạt bỏ mọi bằng chứng khoa học để chấp nhận huyền thoại Thánh Linh có thể làm cho bà Maria thụ thai rồi sinh ra Giê-su), cùng nằm trong tiến trình tiến hóa của những sinh thể ban khai trải qua một thời gian nhiều tỷ năm, thân xác đều gồm có hơn 65% là nước, máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn v..v.... Nhưng về phương diện giáo lý tôn giáo và hành trì thì: Phật đi Bắc thì Giêsu xuống Nam, Phật đi Đông thì Giêsu đi Tây, Phật nói một đàng thì Giêsu nói một nẻo. Chứng minh?
Về căn bản, mọi người chúng ta đều biết, Phật Giáo là đạo của Trí Tuệ và Lý Trí, thường được biết dưới tên quen thuộc là đạo "Giác Ngộ." Còn Ki Tô Giáo là đạo của Đức Tin, thường được Theo học giả Gia Tô Joseph L. Daleiden thì Lý Trí và Đức Tin tượng trưng cho hai con đường: "Con đường đi tới hiểu biết đối với con đường đi tới mê tín" (The Final Superstition, p. 238: Reason Versus Faith: A path to knowledge, a path to superstition")
Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof). Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên Đức Tin và Lý Trí là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Mặt khác, trong Phật Giáo cũng có lòng tin, nhưng chúng ta không nên coi lòng tin này như là đức tin trong Ki Tô Giáo. Kinh Phật nói cho người dân Kalama đã chứng tỏ điều này (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 698):
Này các bạn, các bạn đừng vội tin vào một điều gì dù điều đó là điều mà người ta thường nói đến luôn, dù điều đó có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc thầy mà thiên hạ tôn sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin vào những điều mà các bạn thấy hợp với lý trí của các bạn, những điều được các bậc hiền nhân đồng ý, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới những kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lý trí, những điều bị các hiền nhân chê trách, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới khổ đau và đổ vỡ, những điều đó các bạn nên bác bỏ, đừng chấp nhận.
Lý trí và trí tuệ Phật Giáo được thể hiện trong lời nói cuối cùng của Đức Phật trước khi Người nhập Niết Bàn: "Các vị khất sĩ, hãy nghe Như Lai nói đây: vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát." Nói xong Phật nhắm mắt. (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 917).
Đức tin trong Ki Tô Giáo được thể hiện qua lời nói cuối cùng của Chúa Giê-su trước khi Người tắt hơi: "Chúa Giê-su kêu lớn: "Thượng đế ơi! Thượng đế ơi! Sao Ngài lìa bỏ con?."..Chúa Giê-su kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt hơi. " (Thánh Kinh: Matthew 27: 46, 50; Mark 15: 34, 37)
Điều rõ ràng là trước khi tịch diệt, Đức Phật vẫn còn quan tâm đến những đệ tử của mình và nhắc nhở cho những đệ tử về chân lý vô thường cùng khuyên các đệ tử phải cố gắng tu tập, tiến tới giải thoát. Nhưng Chúa Giêsu thì vì sống trong một đức tin, tin rằng mình là con của Thượng đế, tin rằng sẽ có những thiên thần Thượng đế sai xuống để giải cứu mình v...v.., nên khi sắp tắt hơi mới tỉnh ngộ và thốt ra những lời than đầy đau khổ và thất vọng.
Phải chăng vì vậy mà trong Phật Giáo có lý tưởng Bồ Tát cứu độ chúng sinh không phân biệt, sẵn sàng vén tay áo, sắn ống quần, nhảy vào địa ngục cứu vớt chúng sinh; trong khi Ki Tô Giáo cổ súy sự cứu rỗi cá nhân qua đức tin (salvation by faith), bất kể là cha mẹ, bà con, họ hàng, bạn bè v..v..có thể bị đầy hỏa ngục đời đời kiếp kiếp vì không đủ đức tin (theo giáo lý Ki Tô).
Có lẽ, với lòng từ bi của một Bồ Tát trong ý định chuyển hóa Ki Tô Giáo, nên Thầy Nhất Hạnh đã:
Đề nghị cùng các bạn trong Ki Tô Giáo gồm Gia Tô, Tin Lành và Chính Thống, trở lại con đường nhận thức Giêsu như là một bậc Thầy và học Giáo Pháp của Giêsu, vì đó mới là Giêsu chân thật, không phải là một danh xưng, một ý niệm, mà là một thực tại sống động."
(Going Home ....trg. 139: It is suggested to our friends that we all go back and rediscover Jesus as a teacher. Many of our Catholic, Protestant, Orthodox friends have that intention. They want very much to rediscover Jesus as a teacher and to learn from him the Dharma. And that is the true Jesus, the Jesus not merely as a name, as a concept, but as a living reality).
Rồi Thầy giải thích thêm ở trang 140:
Chúng ta quan tâm đến sự hiểu biết Thân của Giêsu như là một giáo pháp, vì điều này có tính quyết định đối với chúng ta. Vì đó là điều chúng ta muốn từ một bậc Thầy. Một bậc Thầy có một giáo pháp, và chúng ta biết nếu chúng ta không có được giáo pháp đó thì chúng ta không có ông Thầy.
Giáo pháp của Giêsu, phương cách ông ta đề nghị cho chúng ta để chúng ta ra khỏi sự khổ đau, gọi là Pháp Thân. Pháp Thân là giáo pháp."
(We are interested in knowing his Body as a teaching, because that is very crucial to us. Because that is what we want from a teacher. A teacher has a teaching to offer, and we know that if we cannot get that teaching, then we do not have the teacher.
The teaching of Jesus Christ, the way proposed by him for us to get out of our suffering, is called the Teaching Body, the Dharmakaya - The Dharma Body is the teaching).
Đây là một đề nghị rất hay, có thể chuyển hóa Ki Tô Giáo từ một tôn giáo "cứu rỗi" thành một tôn giáo "giác ngộ" như Phật Giáo, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ rất khó thực hiện. Qua nhiều thế kỷ, các nhà Thần Học Ki Tô Giáo đã cố gắng đi theo con đường này nhưng đã không thành công vì họ không thể nào dung hòa hình ảnh của một bậc Thầy với những điều viết trong Thánh Kinh về Giêsu, được coi là những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thượng đế hay Thánh Linh.
Để hiểu sự khó khăn của các nhà Thần Học Ki Tô trong việc thay đổi hình ảnh của Giêsu, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well," Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg. 101-108). Chúng ta nên để ý rằng, cũng như Bertrand Russell, Giáo sư O'Brien đã so sánh Giêsu với Socrates và Đức Phật, nhưng dưới một khía cạnh khác, ngả về trí tuệ thay vì đạo đức:
Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo khiến cho trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm chỉ tiêu cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi... Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy." Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế." Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi," "sống lại," "thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Chỉ tiêu của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA... Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha," "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha," "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA."
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ÔngThầy - Cứu rỗi."
(A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced... But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher." But if that how it is, it is no "teacher" but "savior." Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.
...Salvational religion depends, then, on "conversion," "resurrection," "radical change" on the basis of a life lived with another.
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME... What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior).
Với nhận định trên, phải chăng Giêsu không thuyết giảng một giáo pháp nào cho nên không xứng đáng mang danh hiệu Thầy? Không hẳn vậy, tất cả những điều mà người ta cho là giáo pháp của Giêsu được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Về bài giảng này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, Eagle Brook, New York, 1998, trg. 374:
Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được. Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài."
(One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.
The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus," edited into a single speech).
Đây cũng là bài giảng mà các tín đồ Ki Tô thường ca tụng là hay nhất tuy họ chẳng bao giờ đọc Thánh Kinh. Vậy tại sao, với bài giảng này, các nhà Thần Học Ki Tô không thể kết hợp nó với hình ảnh của Giêsu như là một bậc Thầy. Lý do là, tuy bài giảng có một số điều hay nhưng những điều này không có gì độc đáo, có thể coi là sáng tác đặc biệt của Giêsu. Ngoài ra, trong bài giảng còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, không thể áp dụng được, hoặc bắt nguồn từ một đầu óc không được bình thường v..v... Chứng minh?
Joseph L. Daleiden (Ibid., trg. 174) tóm tắt thực chất giáo pháp của Giêsu trong đoạn sau đây:
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm, Joseph McCabe (Một Linh Mục Gia Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian"
(There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, Hindu religions...One thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so-called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers).
Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Phúc Âm để vấn đề được rõ ràng hơn:
Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Matthew 7: 12: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình." Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì ngay sau đó Giê su khẳng định đó không phải là luật của mình nghĩ ra: "Câu này đúc kết luật pháp Mai-sen và các sách tiên tri." Chúng ta cũng biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ, khoan kể là những điều mình muốn người khác làm cho mình không nhất định phải là đúng. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt.
Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Đã Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet. Bài viết này không có mục đích phân tích Thánh Kinh nên tôi chỉ trích dẫn sau đây vài luận điểm của Charles Bradlaugh về Tám Mối Phúc Thật trong Phúc Âm Luke mà một số trí thức Gia Tô cho đó là phản ánh đỉnh cao trí tuệ của loài người:
Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con" (Luke 6: 20); "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối" (Luke 6: 24). Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù trong đời sau...
Giêsu dạy những gì? "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no."(Matthew 6: 21) Ông ta không nói bao giờ thì sẽ đư?c no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" (Matthew 6: 21), Thật vậy sao? Nếu thật thì bao giờ sẽ vui cười?
Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN).
("Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God." (Luke 6: 20); "But woe to you who are rich, for you have received your consolation." (Luke 6: 24). Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he was rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he was poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wetched state in the hope of higher recompense in some fututre life...
What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..."Blessed are you who weep now, for you shall laugh" (Luke 6: 21). Is this true, and, if true, when shall the laugher come?....
Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched..).
Qua những trích dẫn ở trên, theo ý tôi, việc đi kiếm hình ảnh một ông Thầy xuất chúng về tâm linh, tương tự như hình ảnh Đức Phật hay Socrates, trong nhân vật lịch sử Giêsu quả thật khó khăn, vì chúng ta không thể dựa vào Thánh Kinh để có thể đạt được mục đích này. Mặt khác, trong những lời giảng dạy của Giêsu lại có quá nhiều mâu thuẫn, những điều không hợp lý, và không tưởng. Thí dụ, các nhà truyền giáo Ki Tô thường đưa ra những điều mà họ cho là "lời hay, ý đẹp" của Giêsu, nhưng họ chỉ đưa ra một phần những lời Giêsu nói mà bỏ qua nhiều lời khác có tính cách mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất, và nhiều khi phản ánh con người thật của Giêsu.
Họ thường nhắc đến những câu Giêsu dạy "Phải hiếu kính với cha mẹ và yêu thương láng giềng như chính bản thân" (Matthew 19: 19: Honor your father and your mother, and, you shall love your neighbor as yourself), và "Phải yêu kẻ thù" (Matthew 5: 44: Love your enemies), nhưng chẳng bao giờ nhắc đến câu Giêsu trả lời mẹ khi bà nói với Giêsu là rượu đã hết trong một tiệc cưới: "Người đàn bà kia, sự quan tâm của bà có liên quan gì tới Ta? Chưa đến lúc Ta trổ tài" (John 2: 4: Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Tài gì? Tài biến nước thành rượu. Đây có phải là lời lẽ của một người con hiếu kính cha mẹ? Và khi một đệ tử của Giêsu nói "Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giêsu trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết (người không đi theo Giêsu. TCN) lo mai táng người chết của họ" (Matthew 8: 21-22: Then another of His disciples said to Him: "Lord, let me first go and bury my father." But Jesus said to him, "Follow me, and let the dead bury their own dead.") Phải chăng đây là sự khuyến khích lòng hiếu kính đối với cha mẹ? Các nhà truyền giáo cũng chẳng bao giờ nhắc đến câu Chúa phán: "Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta" (Luke 19: 27: Bring here those enemies of mine who did not want Me to reign over them, and slay them before Me).. Phải chăng đây là sự thực hành điều dạy "Hãy yêu thương kẻ thù"?
Trong Thánh Kinh còn có những lời Giêsu nói hỗn hào với cha mẹ, anh chị em, và những lời nói ác độc cũng như hành động ác độc đối với người, súc vật, cây cỏ v...v..., nhất là đối với những người không chịu tin Giêsu. Đây là những điều đã được viết rõ ràng trong Thánh Kinh. Nếu ta cho rằng những lời này không phải do Giêsu nói thì có gì bảo đảm là những lời khác do Giêsu nói? Vậy giáo pháp của "Ông Thầy Giêsu" là giáo pháp nào? Không có giáo pháp thì không có ông Thầy. Đúng vậy, và cũng vì vậy mà tuy cố gắng, các nhà Thần học Ki Tô vẫn không thể tìm ra cách nào để hòa hợp quan niệm về một ông Thầy Giêsu với một giáo pháp nhất quán về vấn đề luân lý, đạo đức, hay tu tập.
Nhà văn Dương Thu Hương có viết ở đâu đó một câu rất hay: "Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật." Chúng ta vẫn có thể tạo cho Giêsu hình ảnh của một ông Thầy với một giáo pháp nào đó cho những người không hề đọc Thánh Kinh, và nếu chúng ta tự mãn với một phần của sự thật. Nếu một nửa chiếc bánh mì có thể giúp chúng ta đỡ đói thì một nửa sự thật cũng có thể là một món ăn tinh thần giúp lương tâm chúng ta yên ổn một phần trong một định chế tôn giáo. Có người trách tôi tại sao chỉ đưa ra những khía cạnh tiêu cực của Gia Tô Giáo mà không nhắc tới những khía cạnh tích cực của tôn giáo này trong cuốn Công Giáo Chính Sử, như vậy phải chăng tôi chỉ đưa ra một nửa sự thật? Câu trả lời của tôi thật là đơn giản: "Giáo hội Gia Tô đã đưa ra những khía cạnh tích cực của Gia Tô La Mã Giáo nhiều rồi, nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ của sự thật, khoan kể đó có phải thực sự chính là sự thật hay không? Tôi đưa ra phần còn lại để chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về toàn bộ của sự thật."
Với mục đích chuyển hóa Ki Tô Giáo, không những cho "Như thực tri kiến" trong Phật Giáo gặp quan niệm về Thượng đế, Thầy Nhất Hạnh còn đi xa hơn nữa, đồng hóa đức tin Ki Tô với Niết Bàn. Trong cuốn Going Home..., thầy viết, trang 137:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Câu này tương đương với chiều kích rốt ráo của thực tại, tức là Niết Bàn.
(I believe in God, the Father Almighty, creator of heaven and earth. This is equivalent of the ultimate dimension of reality, namely Nirvana).
Một khẳng định về đức tin (a statement of faith) trong Ki Tô Giáo nay đã được nâng lên tương đương với một trạng thái tâm linh rốt ráo trong Ph?t Giáo: Niết Bàn. Chúng ta hãy tìm hiểu câu trên trong tinh thần Ki Tô Giáo.
Đây là câu đầu tiên trong bản Kinh Tin Kính của các tông đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm 150, để đưa ra những khẳng định về những đức tin chính trong Gia Tô Giáo. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Giêsu Kitô lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều, trong đó thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường khác được thêm thắt vào. Kinh này có tên là kinh Tin Kính Athanasius. Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Công Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản. Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
Các tín đồ Gia Tô được dạy phải đọc Kinh Tin Kính hàng ngày để giữ vững đức tin gồm có: tin rằng Thượng đế phép tắc vô cùng, đã dựng nên trời đất; tin rằng Giêsu là con một của Thượng đế; tin rằng do Thánh Linh mà bà Maria đồng trinh mang thai sinh ra Giêsu; tin rằng Giêsu đã chết, xuống ngục tổ tông, nhưng sau ba ngày lại sống lại và bay lên trời lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; tin rằng Giêsu ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết; tin rằng có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này; tin ở phép tha tội, và tin xác loài người ngày sau sống lại. Do đó, Kinh Tin Kính không phải là những đề tài quán chiếu, và câu đầu trong Kinh Tin Kính chỉ là một trong số những niềm tin của Gia Tô Giáo được ghi trong Kinh.
Tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám Mục John Shelby Spong đã viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết (Why Christianity Must Change or Die, Harper San Francisco, 1998). Theo cái nhìn của Giám Mục Spong thì sự thay đổi của Ki Tô Giáo không phải là sự thay đổi từ một nền Thần học siêu hình này sang một nền Thần học siêu hình khác, mà là sự thay đổi sao cho phù hợp với trí tuệ của con người nằm trong định luật tiến hóa.
Nhận định về Kinh Tin Kính, Giám Mục Spong viết (Ibid., trang 4):
Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người..
(The words of the Apostles' Creed, and its later expansion known as the Nicene Creed, were fashioned inside a worldview that no longer exists. Indeed, it is quite alien to the world in which I live. The way reality was perceived when the Christian creeds were formulated has been obliterated by the expansion of knowledge..).
Trở lại câu đầu trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất."
Với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu trên trở thành vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế. Người Gia Tô Giáo dịch God là Đức Chúa Trời trong khi, như chúng ta đã biết, God trong Ki Tô Giáo chỉ là một vị Thần của một dân tộc hay một bộ lạc Do Thái cổ xưa. Mặt khác, người Gia Tô hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thần Ki Tô (God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời." Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời," nơi Chúa ngự, là "Thiên đường," đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà.
"Chúa Trời" bây giờ được gọi là Cha, nghĩa là giống đực. Tại sao lại là Cha mà không phải là Mẹ? Căn bản giống đực của "Chúa Trời" dựa vào đâu? Chữ "Cha" trong câu kinh này chẳng qua chỉ là sản phẩm của những người sống trong thời đại và địa phương theo chế độ phụ hệ, kỳ thị và coi rẻ phái nữ. Chính chữ "Cha" này đã được các giáo hội Ki Tô dùng làm căn bản "truyền thống thiêng liêng của giáo hội" (sacred tradition of the Church) trong suốt 20 thế kỷ nay để biện minh cho đường lối coi thường và đàn áp phái nữ, kéo dài cho tới tận ngày nay.
Giám Mục Spong cho rằng chữ "Cha" trong kinh Tin Kính đã được dùng trong nhiều ngàn năm để biện minh cho sự đàn áp phụ nữ của các định chế tôn giáo (Ibid., trang 5): "The word Father...shouts of the masculinity of the deity, a concept that has been used for thousands of years to justify the oppression of women by religious institutions..."
"Phép tắc vô cùng" là dịch sai từ chữ "Almighty." Vì "phép tắc vô cùng" làm ta liên tưởng đến Tề Thiên Đại Thánh, đệ tử của Đường Tăng Trần Huyền Trang, theo Thầy đi Thiên Trúc thỉnh Kinh Phật. Giám mục John Shelby Spong giảng Almighty, theo nghĩa Thần học của Giáo hội, có nghĩa là Toàn Năng và Toàn Trí (Almighty has been translated theologically by the Church into such concepts as omnipotence (all-powerful) and omniscience (all-knowing)), nghĩa là "làm gì cũng được," và "cái gì cũng biết," kể cả quá khứ vị lai.
Những tín đồ Ki Tô tin vào một vị Thần toàn năng trong khi họ không hiểu toàn năng là gì. Họ không thể hiểu được rằng, theo định nghĩa, không làm gì có chuyện toàn năng. Vì toàn năng nghĩa là có khả năng làm bất cứ điều gì mà con người có thể tưởng tượng được, thí dụ, làm cho một cặp vợ chồng da đen sinh ra một đứa con da trắng, làm ra một con rùa có lông, hay con thỏ có sừng, hay một cây mít sinh ra trái soài v...v.. Có người đã đặt một câu hỏi rất ý nhị về thuộc tính toàn năng của Thần Ki Tô: "Thần có thể tạo ra một phiến đá nặng đến nỗi chính Thần cũng không vác nổi không?" Đây là một câu hỏi không một nhà thần học Ki Tô nào trả lời nổi, vì trả lời "có" hoặc "không" đều đương nhiên bác bỏ thuộc tính toàn năng của Thần. Kết luận: thuộc tính toàn năng không thể có. Nếu thuộc tính toàn năng không thể có thì một vị Thần toàn năng cũng không thể nào có. Mặt khác, toàn năng và toàn trí (cái gì cũng biết) là hai thuộc tính có tính chất loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, cho nên một vị Thần kiêm cả hai thuộc tính toàn năng và toàn trí là điều không tưởng. Thật vậy, nếu Thần "biết" cái gì sẽ xảy ra trong tương lai và Thần không thể thay đổi được sự việc đó, điều này rất rõ ràng trước những thực tế và quy luật thiên nhiên ở ngoài đời, thì làm sao có thể gọi là "Thần toàn năng" được? Ngược lại, nếu Thần có khả năng thay đổi sự việc nhưng lại không biết những gì sẽ xảy ra để mà thay đồi, vậy thì "toàn trí" ở chỗ nào? Nói tóm lại, một vị Thần toàn năng, toàn trí chỉ có trong niềm tin của những người không hiểu thế nào là toàn năng, toàn trí.
Câu tiếp theo "Dựng nên trời đất" cũng không còn ý nghĩa trong thời đại này. Giám Mục Spong phê bình câu trên như sau (Ibid., trg. 10):
Thế rồi, câu khẳng định đức tin này gọi Thần Ki Tô là đấng dựng nên trời đất. Trời là gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thần Ki Tô dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thần, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong hế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của Thiên đường. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thần Ki Tô toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?
Gán cho Thần Ki Tô quyền năng tạo ra trái đất cũng vấp phải nhiều khó khăn đối với con người hiện đại. Ngày nay, qua cách định tuổi vật chất bằng tia phóng xạ, chúng ta có thể định tuổi của hành tinh này một cách khá chính xác là khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Sự hiểu biết trong Thánh Kinh đặt sự sáng tạo ra thế giới này vào một thời điểm khoảng 6000 năm. Đó là theo sự tính toán của Giám Mục James Ussher ở Ái Nhĩ Lan, dựa vào những dữ kiện trong Thánh Kinh...Vậy, hiển nhiên là khi con người trong thế hệ này nghĩ về nguồn gốc của vũ trụ của chúng ta, chúng ta không thể mang Thánh Kinh ra làm nguồn hiểu biết về cái vũ trụ đó...Vậy, bảo Thần Ki Tô đã tạo dựng nên trời đất thì có ý nghĩa gì?"
(Next, this statement of faith calls God :the "creator of heaven and earth." What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?
To ascribe to God the power to have created the earth also presents modern men and women with difficulties. We can now date the birth of this planet, rather accurately, by radioactive particles to be four and one-half to five billion years old. The biblical understanding of creation placed the birth of this world at a point a little more than six thousand years ago. That was the calculation arrived at by Bishop James Ussher of Ireland from biblical data... So inevitably, when members of this generation think about the origins of our universe, we do not bring biblical content to our understanding of that universe. In what sense, then, is God the creator of heaven or the creator of the earth?)
Trên đây chỉ là vài ý kiến của tôi về những khó khăn mà Ki Tô Giáo sẽ phải đối diện nếu muốn chuyển đổi theo lý tưởng của Thầy Nhất Hạnh để đi tới một sự đối thoại và hòa hợp giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Bài viết này tuyệt đối không phải là bài phê bình hai cuốn Living Buddha, Living Christ và Going Home của Thầy Nhất Hạnh. Dựa theo tinh thần của hai cuốn này, tôi chợt tưởng tượng ra một cuộc đối thoại nhỏ giữa Phật và Giêsu, như là hai anh em, về một vài phép lạ Giêsu đã thực hiện, như được viết trong Thánh Kinh, và về quan niệm mới nhất về Thiên đường và Hỏa ngục của Giáo Hoàng Gion Pôn Hai.
Địa điểm: Chùa Lá Vàng, Quảng Trị.
Thời điểm: Phật Lịch 2544, Thường Lịch 2000
-oOo-
Giêsu: Chào Đại Ca. Đại Ca vẫn mạnh?
Phật: Chào Chú. Cám ơn Chú. Chú dùng gì?
Giêsu: Anh cho Em ly rượu.
Phật: Rượu có tác dụng làm đầu óc con người kém minh mẫn. Anh đã không uống rượu từ khi Anh xuất gia. Chú uống tạm ly nước lã. Tuy nhiên, nếu Chú muốn, Chú có thể biến nó thành rượu như khi xưa chú đã biến 600 lít nước lã trong 6 cái chum thành rượu (John: 2), Anh không phản đối.
Giêsu: Anh nhắc chuyện nhỏ đó làm gì. Đó chỉ là phép lạ đầu tiên chứng tỏ quyền năng siêu nhiên của Em để cho các môn đồ tin Em là Chúa Cứu Thế (John: 2: 11).
Phật: Chú nói đó là phép lạ đầu tiên? Vậy Chú còn nhiều phép lạ nữa hay sao?
Giêsu: Có chứ! Em có thể đi trên sóng. (Matthew: 14: 25)
Phật: Em muốn sang sông thì cứ việc bỏ ra vài đồng tiền, lái đò sẽ chở Em qua, tội gì mà phải vất vả như vậy?
Giêsu: Em có thể đuổi quỷ từ trong người bị quỷ ám cho chúng nhập vào 2000 con heo rồi bắt đàn heo rông xuống biển chết đuối hết. (Matthew: 8: 32).
Phật: Mô Phật! Tội lỗi! Tội lỗi! Thế là cả đàn heo 2000 con chết oan uổng. (Thở dài) Pờ-liz công-ti-niu "Please continue."
Giêsu: Anh nói gì, Em không hiểu.
Phật: À, không có gì. Anh buột mồm nói tiếng Mỹ. Chú kể tiếp đi.
Giêsu: Em chỉ rủa một tiếng là cây sung phải chết héo queo. Số là hôm đó Em đang đói, nhìn đàng xa thấy một cây sung, nhưng tới gần chẳng thấy có quả nào, Em nổi sùng rủa một tiếng, thế là cây sung chết héo queo, không bao giờ có thể ra trái nữa. (Matthew: 21: 18,19)
Phật: Chú có biết lúc đó trái mùa nên cây sung không thể có trái không?
Giêsu: Em biết chứ.
Phật: Vậy thì mục đích Chú làm cho cây sung chết héo queo ngay chắc là để dọa mấy môn đồ của Chú: "Hãy coi chừng. Kẻ nào dám phật ý Ta. Hãy xem gương cây sung đó."
Giêsu: Chịu anh thôi. Anh có "Tha Tâm Thông" nên biết rõ bụng dạ em.
Phật: Hình như sau đó Chú còn bảo các môn đồ nếu có đức tin thì không những cũng có thể rủa cho cây chết héo queo được như Chú mà còn có thể ra lệnh cho núi tự động bò xuống biển? (Matthew: 21: 21).
Giêsu: Đúng vậy. Thánh Kinh đã viết như vậy thì làm sao còn sai lầm được.
Phật: Thế trong 2000 năm nay, Chú có thấy tín đồ nào của Chú làm được như vậy không?
Giêsu: Đó là bí quyết chiêu dụ môn đồ của Em. Họ tin lời hứa hẹn của Em nhưng họ làm không được, vì họ không biết rằng đó chỉ là một khẳng định bỏ ngỏ, vô trách nhiệm (affirmatiom gratuite). Nếu ai làm không được đến chất vấn, Em chỉ cần trả lời: tại ngươi chưa đủ đức tin. Thế là Em hết trách nhiệm. Không ai có thể kết án Em là Em nói láo. Cũng như trong Tám Mối Phúc Thật, Em nói "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no," "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" (Matthew 6: 21), nhưng Em có xác định là bao giờ họ sẽ no, hay bao giờ họ sẽ vui cười đâu? Anh biết không? Ngày nay các tôi tớ của Em đều theo cách hứa hẹn bỏ ngỏ này để truyền đạo và họ rất thành công.
Phật: Chú khôn thật. Chú có biết tại sao người ta đóng đinh Chú trên thập giá không?
Giêsu: Tại vì họ không tin em là Vua của dân Do Thái, là Con Một của Thượng Đế, là Đấng Cứu Thế của dân Do Thái, thuộc giòng dõi Vua David, mà họ từng mong đợi.
Phật: Không phải đâu. Vì nghiệp của Chú nặng quá. Anh thương Chú lắm nhưng Anh cũng chịu, nghiệp của Chú chỉ có Chú mới giải được.
Giêsu: Làm sao giải nghiệp, Anh chỉ cho Em đi.
Phật: Đơn giản thôi. Đừng làm các việc ác. Hãy làm mọi việc thiện. Giữ tâm cho thanh tịnh. Anh dạy chỉ có thế. (Kinh Pháp Cú: Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo).
Giêsu: Chỉ có vậy thôi à?
Phật: Chỉ có vậy. Thôi, để Anh mách Chú vài bí quyết để chuyển đổi tôn giáo "cứu rỗi" của Chú thành một tôn giáo "giác ngộ."
Giêsu: Tại sao Em lại phải đổi tôn giáo của Em thành một tôn giáo giác ngộ.
Phật: Chú quên rồi sao. Vị đại diện của Chú ở trên trần, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai, vừa tuyên bố: "chẳng làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây, mà cũng chẳng làm gì có hỏa ngục ở trong lòng đất, tất cả đều do tâm mà ra." Như vậy là Giáo Hoàng đã cho Chú nghỉ dài hạn không lương, Chú cần phải đổi gióp (job) "cứu rỗi" thành gióp "giác ngộ" cho nó hợp với đà tiến bộ của nhân loại. Anh chỉ muốn giúp Chú thôi.
Giêsu: Cám ơn Anh nhiều. Nhưng làm sao đổi được.
Phật: Đơn giản thôi. Chú chỉ việc nghe theo Thiền Sư Nhất Hạnh, biến Cha Chú, Thượng Đế, thành Phật Tánh, đổi danh hiệu "Đấng Cứu Thế" của Chú thành "Đại Sư," đồng hóa Thánh Linh với Tỉnh Thức hay Niết Bàn, thế là xong.
Giêsu: Dạ vâng. Nhưng khó quá Anh ơi. Vì bản chất những thứ trên hoàn toàn khác biệt.
Phật: Chú "phép tắc vô cùng," làm gì chẳng được.
Giêsu: Ờ nhỉ. Em quên khuấy đi mất.
Phật: Thế thì Chú yên tâm rồi nhé. Thôi, để khi khác chúng mình nói chuyện tiếp. Anh phải đi Tọa Thiền.
Giêsu: Chào Anh. Em cũng phải về ngồi cạnh Cha Em ở trên Thiên đường, à quên, ở trong Tâm của Em.
Trần Chung Ngọc
Phật Lịch 2544
Thường Lịch 2000
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/002-chuyenhoa.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)