Võ Phiến
1 September 2013
Truyện Nguyễn Xuân Hoàng, trước hết hãy xin cử ra lấy vài truyện, để xem qua cái dáng dấp đặc biệt của nó.
Truyện “Một người ngồi trong ghế bành” chẳng hạn. Một thiếu phụ – Diệp – đêm ấy nhờ “tôi” đưa tới một quán nước để gặp một người đàn ông chưa từng biết mặt. Là ai vậy? Để làm gì vậy? Tôi tò mò hỏi: “…hình như có một người đàn ông nào đó yêu em và em muốn biết mặt người đàn ông đó. Phải vậy không?” Diệp bảo,”Cứ cho là gần như vậy đi.” Người chưa từng biết mặt hẹn trước: Trong tiệm có chiếc ghế bành bằng da màu đỏ; đến, ông ta sẽ ngồi vào ghế ấy. Diệp và tôi vào, gọi nước, gọi món ăn. Chợt Diệp hướng mắt về phía chiếc ghế bành, ngạc nhiên: Một người đàn ông đã ngồi trong ấy. Thức ăn mang lên, tôi ăn bữa tối một mình.
Xong một truyện. Đây là một truyện nữa: “Đường mòn.” “Tôi” – Bích –là một cô giáo dạy ở một trường quận hẻo lánh, bất an. Nghỉ hè, tôi thu dọn đồ đạc, làm va-li, chờ chuyến xe về thành phố. Ở thành phố tôi có một người tình chờ đợi; ở đây – chỗ quận lỵ – tôi có một người đàn ông quen thuộc “theo cái nghĩa rất đàn bà.” Chuyến xe chưa đến, có tiếng gõ cửa, gọi “Bích! Bích!” Vạn tươi cười bước vào. “Anh cao lớn, khỏe mạnh, đen đúa. Bộ đồ tác chiến làm người anh như to và dày hơn.” Vạn và tôi không nói gì nhiều. Tôi pha hai ly cà-phê. Hai người ngồi đối diện nhau. Vạn hỏi: “Bích à? Sao em không nói gì với anh hết vậy? Tôi: “Anh muốn em nói với anh cái gì bây giờ? Em sẽ biên thư cho anh mà!” Vạn cúi xuống tháo dây giày. Vạn choàng tay ra sau rịt đầu tôi xuống. Tôi nghe nước miếng mình ứa ra. Rồi Vạn đề nghị: “Anh đóng cửa sổ, nghe em?” Tôi biết Vạn muốn gì ở tôi, và tôi nữa, tôi biết tôi sẽ phải từ giã Vạn như thế nào (…) Tôi nghe những tế bào trong tôi cữa quậy,nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối …
Xong một truyện nữa.
Vừa rồi có nói đến cái dáng dấp đặc biệt của truyện Nguyễn Xuân Hoàng. Xem qua, thấy ngay quả là đặc biệt. Hồi tiền chiến chắc không ai nghĩ có thể viết truyện như thế. Viết như thế, viết làm gì? Viết mà không cốt nói lên cái gì, không nhằm làm sáng tỏ cái gì, không nhắn nhủ điều gì, không gởi gắm gì ráo, không đưa ra nhận thức nào, phát giác nào cả … Viết chi vậy?
Không những thời trước không ai viết thế, mà đời nay, bây giờ, viết thế cũng chẳng mấy ai. Viết thế, cũng thậm chí cũng không phải là viết mua vui. Vui vẻ gì đâu những câu chuyện như vậy mà vui?
Viết như vậy có vẻ là một cái viết thật hững hờ. Như thể bắt gặp cái gì đó, tiện tay ghi phác qua, có sao ghi vậy thôi. Ngay trong truyện “Một người ngồi trong ghế bành” trên đây cô Diệp nói về anh bạn của cô ta: “Anh không thực tế chút nào hết, anh lơ lơ lửng lửng, anh bấp bênh và không dứt khoát. Anh gần gũi một cách xa lạ, nồng nàn một cách lãnh đạm, em không yêu anh vì thế.” Nếu Diệp là người “thực tế,” nếu cô hiểu yêu đương đưa tới hôn nhân, tới cuộc sống chung với nhau, thì không yêu “anh” là phải thôi. Anh lơ lơ lửng lửng, ở đời với anh thế nào được!
Gái thực tế không lấy làm chồng một anh như thế. Độc giả thực tế e cũng không đọc những truyện của một tác giả như thế. E như thế, cho nên nghĩ chẳng mấy ai viết vậy. Nhưng nghĩ thế không hẳn đúng. Trước không có ai, nhưng về sau thì có. Chiều hướng rõ dần: viết vậy có cái hay, viết vậy cũng đưa tới thành công. Trong nuớc, gần đây có Phan thị Vàng Anh là một.
Trong nước Nguyễn Khải chẳng hạn là người thực tế; Phan thị Vàng Anh thì lơ lơ. Ngoài nước, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Ngọc Ngạn chẳng hạn là người viết thực tế; Nguyễn Xuân Hoàng thì lửng lửng. Cái viết nào cũng đẹp. Mỗi người có nét riêng: cô Vàng Anh thì tinh quái, hóm hỉnh; ông Nguyễn, không.
Bảo truyện của Nguyễn Xuân Hoàng hững hờ, ấy là nói về cái vẻ, cái dáng dấp. Còn về công phu xây dựng, về kỹ thuật, thì dựng nên một dáng hững hờ vị tất kém vất vả hơn dựng một dáng nghiêm túc. Ông Nguyễn là người viết đắn đo.
Hãy lấy một ví dụ. Lấy ngay cái truyện “Một người ngồi trong ghế bành” đã nói trên đây. Truyện ấy xuất hiện trong cuốn Sinh nhật do Nguyệt san Văn Uyển ấn hành năm 1968, có nhiều chỗ khác với bản in ở Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta ra đời sáu năm sau. Khác là do sự sửa chữa của tác giả: đọc lại thiên truyện chính mình đã viết, đã cho in, ông không bằng lòng. So sánh bản trước với bản sau, theo dõi cách sửa chữa, thì thấy cái ông không bằng lòng nhất ở bản trước là nó dài, nó thừa lời. Bản trước dài 12 trang sách, mỗi trang độ 280 chữ; bản sau còn lại 7 trang, mỗi trang chừng 400 chữ. Như thế sau khi sửa sang cái truyện co lại mất khoảng 1/8: cứ tám dòng chữ có một dòng bị cắt bỏ.
Thử xem một vài trường hợp cắt xén. Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ “tôi” ngồi trên ghế dựa ở nhà Diệp, tréo chân, trông thấy một mảng bùn dính nơi đầu mũi giày, thì “tôi” nghĩ đến con đường lầy lội cạnh nhà mình, nghĩ có lúc mình lỡ ngã xuống có thể bị xe nhà binh cán chết, rồi lại nghĩ luôn tới cái tật của mình là hay nghĩ ngợi về chết chóc mặc dù đang khỏe mạnh v.v… Trong bản sau, những suy tưởng lan man ấy bị loại bỏ.
Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ hai người (Diệp và “tôi”) cùng đi với nhau giữa đường phố, cùng nói cười với nhau, Diệp bảo: “Lâu nay em không biết cười, cười được kể cũng khó ghê. Đừng anh, đừng làm đau em, Diệp kêu lên khi tôi nắm chặt tay nàng kéo ùa về một sạp báo còn chong đèn.” Trong bản sau, đoạn ấy không còn: Diệp không nói cười khó, cũng không kêu đau tay.
Đại khái sửa chữa là thế. Tôi nghĩ lan man: Cắt! Diệp nói lẻo bẻo: Cắt!
Truyện Nguyễn Xuân Hoàng vốn không hề là truyện rườm ra lòng thòng. Trái lại. Đối thoại trong truyện ông thường vắn tắt, ỡm ờ, thông minh, có lúc đến khó hiểu. Ấy thế mà duyệt lại truyện mình, ông cũng chỉ rặt cắt với tỉa với xén. Bỏ bớt chỗ này, loại bớt đoạn kia lia lịa. Rõ ràng có một ý định chỉ giữ lại cái cốt tủy.
“Cốt tủy” trong thiên truyện chúng ta đang nói đây là cái gì vậy? Là cái người ngồi trong ghế bành đó chăng? Trời đất! Một người không tính danh, không hình dạng, không có tiếng nói, không có một cử chỉ nào hết trơn. “Một người đàn ông đã ngồi trong ấy,” chỉ có vậy thôi, không thêm được một lời. Người như vậy mà “cốt tủy” nỗi gì?
Là “tôi” chăng? – “Tôi” tha hồ làm cái rốn của vũ trụ ở đâu khác, chứ ở đây thì không. Ở đây, tôi bị gọi tới gặp Diệp không biết vì lý do gì, được cô ta dẫn đi, dọc đường mua cho gói thuốc, mưa cho tờ báo, trao đổi những câu vẩn vơ, tới nơi cô ta gọi cho một bữa ăn, tôi ngồi ăn một mình. Tôi như vậy, “cồt tủy” chỗ nào.?
Vậy chuyến đi là “cốt tủy” chăng? Một người đàn bà đi gặp một người đàn ông, đi đến một cuộc hẹn hò có thể quyết định tương lai mình: việc như thế quan trọng chứ gì nữa? Chính vì e độc giả nghĩ vậy, tác giả hình như cố gắng đánh bạt ý nghĩ ấy. Trong ấn bản trước, vừa gặp mặt “tôi,” Diệp rối rít, “Anh chờ em có lâu không? Em sắp khóc vì sợ đến trễ hẹn. Em mắc bận quá. Thiệt là kỳ, bữa nay là ngày xui nhất trong năm của em ….” Trong ấn bản sau, đã sửa chữa, Diệp trả tiền taxi tắc-xi xong, “nàng bước xuống xe, cầm tay tôi kéo đi, không nói thêm nột lời nào khác.” Những chuyện Diệp sắp khóc, Diệp than xui xẻo, làm nổi bật tầm quan trọng của chuyến đi. Ông Nguyễn phất tay gạt bỏ tuốt.
Trong ấn bản trước, ở một đoạn khác, đoạn Diệp và “tôi” trò chuyện dọc đường, :tôi” có câu: “Em chẳng quên thứ gì hết, vậy mà không hiểu tại sao chồng em lại có thể bỏ em được.” Nói như thế tức cho biết em là một thiếu phụ đang thiếu chồng. Ở bản sau tác giả xóa bỏ câu nói ấy. Thành thử hoàn ảnh đổi khác hẳn: Em là một thiếu phụ, chấm hết. Đừng nghĩ tới chuyện em thiếu gì, cần gì. Tầm quan trọng của chuyến đi, của cuộc hẹn hò bị đánh trụt xuống ngay.
Thế trong thiên truyện còn gì nữa để làm cái “cốt tủy”? Là Diệp chăng? Có thể lắm. Tại sao không? Đưa ra được một nhân vật linh động như thế, sống như thế, thực như thế, cũng đủ là một thành công đáng xem là chủ đích của thiên truyện. Hà tất nhân vật phải đánh giặc giỏi, phải đủ ba đảm đang, mới là nhân vật xuất sắc? Chỗ đáng tiếc là chính tác giả cản trở chúng ta: ông không nhận vai trò của Diệp, ông đánh lạc định hướng của truyện bằng cái nhan đề; nhan đề không đả động đến Diệp, tác giả truất phế Diệp. Tác giả là chúa tể, thân phận mỗi nhân vật là do ông định chứ còn ai nữa? Vì thế, dù cho chúng ta – độc giả – có chọn Diệp làm cái cốt tủy của thiên truyện thì ở đây ta không hề gặp sự đồng tình sốt sắng của tác giả. Mà gặp một thái độ cơ hồ miễn cưỡng, gần như muốn chối bỏ. Hững hờ là thế.
Hãy lấy thêm một thí dụ khác, truyện kế tiếp trong cuốn sách, tức “Giả mù sa mưa.” Câu chuyện dài dòng hơn: “Tôi” và Thư có một đứa con với nhau, nhưng chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương. Tôi ở với anh Đàm và chị Trang là chị dâu tôi. Anh Đàm đi lính mất biệt. “Chị Trang đứng đắn đầy sinh lực và đầy dục vọng, anh Đàm mạnh dạn một cách yếu đuối, và tôi? …. Tôi gọi chị Trang bằng chị khi có người khác, và khi chị Trang nằm trong cánh tay tôi, khuy áo mở hết, da thịt trắng trẻo, tôi cũng gọi chị Trang bằng chị. Nhà vắng vẻ, chị Trang gọi: “Chú Mạnh ơi, chú Mạnh! Chú có còn thức đó không?” Có, có, có. Tôi luôn luôn thức tỉnh, mãi mãi thức tỉnh, trong lời kêu gọi của chị. Anh Đàm chợt về rồi chợt đi. Chị Trang gọi kêu, tôi luôn thức tỉnh. Sự việc tiếp tục diễn tiến, không có gì quan trọng. Hững hờ là thế. Vân vân và vân vân.
Vừa rồi có bảo Diệp là một nhân vật sống động, xứng đáng làm cốt tủy của truyện. Nàng hối hả, bẻo lẻo, như cạn cợt mà không cạn cợt, nói năng đùa giễu tuồng như dễ dãi mà không dễ dãi, mà chu tất, mà ý nhị, mà tinh tế, “anh làm gì, đi đâu, ở đâu, em biết hết …,” và biết đúng phóc, biết cả tính nết anh, biết từng thói quen của anh (tới nỗi anh phát sợ). Thế Diệp với “tôi” quan hệ thế nào? Diệp sống ra sao? – Tác giả bỏ lửng. Diệp là một phong cách thấp thoáng thôi, là cái thấp thoáng của một phong cách độc đáo thôi, là một gợi ý nhẹ nhàng thôi. Ở Nguyễn Xuân Hoàng thường không có những trang phân tích tỉ mỉ, những biện bạch dông dài.
Hoặc gợi ý về bóng dáng đáng yêu của em Diệp ở đây, hoặc gợi ý về cuộc sống nhẹ thênh của cô giáo Bích ở truyện “Đường mòn” đã dẫn ở đoạn trên. Bích sắp đi, Vạn vào phòng. “Nếu Vạn không mở đầu, tôi (tức Bích) tin chắc rằng sẽ không có gì xảy ra, nhưng Vạn đã mở đầu tôi tin chắc rằng mọi sự đều được phép xảy ra hết.” Tất nhiên là Vạn mở đầu chứ. Và mọi sự đã xảy ra. Dễ dàng thôi. Không tính trước, không đắn đo. Ngẫu nhiên. Như cuộc đụng độ tình cờ giữa hai toán quân đôi bên trên đường di chuyển. Như một cuộc tao ngộ chiến, không phải một cuộc phục kích, không có bố trí, điều nghiên, kế hoạch gì ráo. Chuyện có thể có, có thể không. Ngoài dự định. Cũng không có hậu quả đáng kể. Xảy ra cách hững hờ.
Không phải mọi thiên truyện của Nguyễn Xuân Hoàng đều một kiểu, tất nhiên. Làm gì có một người nhạt nhẽo, có một sự nghiệp trước tác đơn điệu đến thế! Nhưng cái cốt cách chung là thế. Vả lại cuối một thời kỳ sáng tác, “Một người ngồi trong ghế bành” được ông chọn và chữa: cái ông chọn và cách ông sửa chữa nó hẳn đã tiết lộ xu hướng của ông chứ.
Nguyễn Xuân Hoàng cẩn thận kết cấu nên những công trình hững hờ mà kiểu cách. Một tác giả không có chủ tâm, cặm cụi tạo nên những tác phẩm không có chủ đích (không có chủ đích nào ngoài nghệ thuật).
Vậy ông Nguyễn muốn … vượt không gian và thời gian chăng? – Rất có thể. Có thể ông không hề muốn bắt vào thời thế, không có ý phát biểu gì về các vấn đề xã hội, chính trị …. Thế nhưng có dễ đâu. Lũ cỏ lan mặt đất, mớ rêu xanh dưới đế giày, mấy con éng liệng ngược liệng xuôi trong tòa nhà vắng …, những thứ lăng nhăng ấy nào có định phát biểu cái gì? Nào có ý nói lên cái gì? Chẳng qua tự chúng nó, bản thân chúng nó, bày ra cái hoang sơ tiêu điều thôi.
Đám nhân vật của Nguyễn Xuân Hoàng – đa số là những người trẻ – không hẹn mà họ cùng nhau bày ra một vẻ chung, khiến những ai có chút quan tâm đến thế cuộc lúc bấy giờ hẳn phải chú ý ….
Trước hết là thái độ chung chạ của họ. Giữa người trẻ với nhau, tất có xảy ra một cái gì. Trong đám nam nữ nhân vật của ông Nguyễn cũng xảy ra lắm điều, trừ tình yêu. Nhiều nhất là sự chung chạ.
Diệp thân mật với “tôi” đến nỗi có lần “tôi” hỏi “Sao em còn đợi gì mà chẳng lấy quách tôi đi có hơn không.” Lấy “tôi” à? Còn khuya. Diệp vừa nói rõ: “Ai mà yêu nổi ông.” (“Một người ngồi trong ghế bành.”)
Còn Vạn với Bích? Còn giữa hai người khác phái mà “mọi sự đều được phép xảy ra” và đã từng xảy ra ngay trong truyện? Đối với Bích, Vạn chỉ là một người đàn ông “quen thuộc, theo cái nghĩa rất đàn bà,” thế thôi. (“Đường mòn.”)
Thế giữa Thư với Mạnh? Giữa hai người đã có một đứa con, đứa “con của chúng ta” thì sao? Mạnh suy nghĩ, “Chúng tôi có là gì nhau đâu (….) Chúng tôi chỉ là bạn, bạn, ngắn ngủi có từng ấy thôi. “Chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương.” Mạnh còn nghĩ xa hơn: “Tôi thì tôi rất ghét những con vật làm ra vẻ cao siêu đó lắm.” (Thư là một trong số những “con vật” ấy.) Thư cũng nghĩ ngợi về Mạnh: “Tôi chưa bao giờ yêu anh. Tuy nhiên tôi có một trí nhớ tốt: anh là vật xúc tác kỳ diệu nhất mà tôi được biết.” Thư được “biết”điều ấy vào cái hôm Mạnh say khướt rồi ở lại một mình chung phòng với Thư suốt ngày. (“Giả mù sa mưa.”)
Mạnh với Thư “có là gì nhau đâu;” Lữ với Hà cũng là một cặp nữa, và cũng tự kiểm điểm, “chúng tôi chẳng là gì nhau.” Hà tự hỏi: “Làm sao tôi có thể yêu được Lữ?” Thế thì tại sao lại gần nhau?” Hà bảo: “Có lẽ rồi tôi đến ghiền anh mất.” (“Sinh nhật trên sân thượng.”)
Một vật xúc tác tốt, một thói quen trở nên cái ghiền. Ngoài ra, trong cuốn Sinh nhật, về mối liên hệ nam nữ còn có nhiều lối nói khác: Bóng tối, hơi thở dục tình, những mơn trớn làm rởn da gà (trang 29), những rạo rực của một thân xác ham muốn (trang 64), thích chiều cao và bề dầy của thân thể anh, thèm khát được ôm ấp, chịu đựng và chế ngự sức nặng của thân thể đó, muốn bị bẹp dí, rã rời, tan biến như mây khói khi gần gũi (trang 67), con sâu dục vọng đang bò lẩn quẩn (trang 73), thân thể tôi đây anh cứ mở cửa đi vào, bởi làm đàn bà chỉ có ý nghĩa khi có sự hiện diện của một người đàn ông (trang 78), nghe nước miếng mình ứa ra thèm khát, nghe những tế bào trong tôi cựa quậy, nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối (trang 88) v.v….
Toàn những thân xác rạo rực. Còn “trái tim,” chỗ phát xuất của tình yêu xưa nay? – “Trong đời sống chúng ta thiếu thốn hết đủ thứ nhưng trong trái tim chúng ta lại quá thừa sự dửng dưng (….) Không, chẳng còn thứ tình yêu nào dành cho chúng tôi hết” (trang 66).
Những nhân vật dửng dưng, không có tình yêu, những nhân vật ấy cũng không buồn nghĩ về cuộc sống: “Chưa bao giờ nàng trả lời tôi một câu nào khác ngoài câu: Không, tôi chẳng nghĩ gì hết” (trang 56). “Thói quen, tôi coi đời sống như một chuỗi những thói quen, những thói quen tốt và xấu đan kết vào nhau chằng chịt (….) Thói quen làm ta dửng dưng hết mọi sự vật, trí tưỡng tượng khô cằn và cảm xúc cũng trở nên chai cứng” (trang 61). “Đời sống bị bủa vây bởi những đều đặn nhàm chán, niềm tin cũng đã tàn rữa” (trang 64).
Cả cuộc sống đã thế, huống hồ cái chiến tranh đang diễn ra quanh đây. Đáng gì mà phải suy nghĩ, phải tìm hiểu. Bất quá, đó là “một cuộc chiến kỳ lạ đến khó hiểu” (trang 75). Rối lắm. Kỳ lạ lắm. Không hiểu được. Đuổi nó đi chỗ khác chơi. Đừng lý đến nó.
Những nhân vật như thế không riêng của Nguyễn Xuân Hoàng. Nhân vật bực dọc với cuộc chiến kỳ lạ, phi lý v.v…, nhan nhản trong truyện các ông Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, trong thơ Nguyễn Bắc Sơn v.v…. Kẻ trót dính vào truyện thời cuộc, không khỏi tưởng tượng ra cái cảnh đạo quân hùng hổ của Miền Bắc xông vào, xéo lên đám nhân vật nọ như lên một khối nhão nhoẹt, ngơ ngác, vô lực, vô thức, không một chút đề kháng: cảnh tượng thảm hại quá chừng.
Các tác giả sẽ nhún vai: Cái đó không thuộc về nghệ thuật.
Võ Phiến
12-97
1 September 2013
Võ Phiến (tranh Đinh Cường)
[Nguồn: Văn học Miền Nam, thể loại truyện (tập 2), tr. 1175-1185 (Văn Nghệ: 1999)]
Truyện Nguyễn Xuân Hoàng, trước hết hãy xin cử ra lấy vài truyện, để xem qua cái dáng dấp đặc biệt của nó.
Truyện “Một người ngồi trong
Xong một truyện. Đây là một truyện nữa: “Đường mòn.” “Tôi” – Bích –là một cô giáo dạy ở một trường quận hẻo lánh, bất an. Nghỉ hè, tôi thu dọn đồ đạc, làm va-li, chờ chuyến xe về thành phố. Ở thành phố tôi có một người tình chờ đợi; ở đây – chỗ quận lỵ – tôi có một người đàn ông quen thuộc “theo cái nghĩa rất đàn bà.” Chuyến xe chưa đến, có tiếng gõ cửa, gọi “Bích! Bích!” Vạn tươi cười bước vào. “Anh cao lớn, khỏe mạnh, đen đúa. Bộ đồ tác chiến làm người anh như to và dày hơn.” Vạn và tôi không nói gì nhiều. Tôi pha hai ly cà-phê. Hai người ngồi đối diện nhau. Vạn hỏi: “Bích à? Sao em không nói gì với anh hết vậy? Tôi: “Anh muốn em nói với anh cái gì bây giờ? Em sẽ biên thư cho anh mà!” Vạn cúi xuống tháo dây giày. Vạn choàng tay ra sau rịt đầu tôi xuống. Tôi nghe nước miếng mình ứa ra. Rồi Vạn đề nghị: “Anh đóng cửa sổ, nghe em?” Tôi biết Vạn muốn gì ở tôi, và tôi nữa, tôi biết tôi sẽ phải từ giã Vạn như thế nào (…) Tôi nghe những tế bào trong tôi cữa quậy,nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối …
Xong một truyện nữa.
Vừa rồi có nói đến cái dáng dấp đặc biệt của truyện Nguyễn Xuân Hoàng. Xem qua, thấy ngay quả là đặc biệt. Hồi tiền chiến chắc không ai nghĩ có thể viết truyện như thế. Viết như thế, viết làm gì? Viết mà không cốt nói lên cái gì, không nhằm làm sáng tỏ cái gì, không nhắn nhủ điều gì, không gởi gắm gì ráo, không đưa ra nhận thức nào, phát giác nào cả … Viết chi vậy?
Không những thời trước không ai viết thế, mà đời nay, bây giờ, viết thế cũng chẳng mấy ai. Viết thế, cũng thậm chí cũng không phải là viết mua vui. Vui vẻ gì đâu những câu chuyện như vậy mà vui?
Viết như vậy có vẻ là một cái viết thật hững hờ. Như thể bắt gặp cái gì đó, tiện tay ghi phác qua, có sao ghi vậy thôi. Ngay trong truyện “Một người ngồi trong ghế bành” trên đây cô Diệp nói về anh bạn của cô ta: “Anh không thực tế chút nào hết, anh lơ lơ lửng lửng, anh bấp bênh và không dứt khoát. Anh gần gũi một cách xa lạ, nồng nàn một cách lãnh đạm, em không yêu anh vì thế.” Nếu Diệp là người “thực tế,” nếu cô hiểu yêu đương đưa tới hôn nhân, tới cuộc sống chung với nhau, thì không yêu “anh” là phải thôi. Anh lơ lơ lửng lửng, ở đời với anh thế nào được!
Gái thực tế không lấy làm chồng một anh như thế. Độc giả thực tế e cũng không đọc những truyện của một tác giả như thế. E như thế, cho nên nghĩ chẳng mấy ai viết vậy. Nhưng nghĩ thế không hẳn đúng. Trước không có ai, nhưng về sau thì có. Chiều hướng rõ dần: viết vậy có cái hay, viết vậy cũng đưa tới thành công. Trong nuớc, gần đây có Phan thị Vàng Anh là một.
Trong nước Nguyễn Khải chẳng hạn là người thực tế; Phan thị Vàng Anh thì lơ lơ. Ngoài nước, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Ngọc Ngạn chẳng hạn là người viết thực tế; Nguyễn Xuân Hoàng thì lửng lửng. Cái viết nào cũng đẹp. Mỗi người có nét riêng: cô Vàng Anh thì tinh quái, hóm hỉnh; ông Nguyễn, không.
Bảo truyện của Nguyễn Xuân Hoàng hững hờ, ấy là nói về cái vẻ, cái dáng dấp. Còn về công phu xây dựng, về kỹ thuật, thì dựng nên một dáng hững hờ vị tất kém vất vả hơn dựng một dáng nghiêm túc. Ông Nguyễn là người viết đắn đo.
Hãy lấy một ví dụ. Lấy ngay cái truyện “Một người ngồi trong ghế bành” đã nói trên đây. Truyện ấy xuất hiện trong cuốn Sinh nhật do Nguyệt san Văn Uyển ấn hành năm 1968, có nhiều chỗ khác với bản in ở Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta ra đời sáu năm sau. Khác là do sự sửa chữa của tác giả: đọc lại thiên truyện chính mình đã viết, đã cho in, ông không bằng lòng. So sánh bản trước với bản sau, theo dõi cách sửa chữa, thì thấy cái ông không bằng lòng nhất ở bản trước là nó dài, nó thừa lời. Bản trước dài 12 trang sách, mỗi trang độ 280 chữ; bản sau còn lại 7 trang, mỗi trang chừng 400 chữ. Như thế sau khi sửa sang cái truyện co lại mất khoảng 1/8: cứ tám dòng chữ có một dòng bị cắt bỏ.
Thử xem một vài trường hợp cắt xén. Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ “tôi” ngồi trên ghế dựa ở nhà Diệp, tréo chân, trông thấy một mảng bùn dính nơi đầu mũi giày, thì “tôi” nghĩ đến con đường lầy lội cạnh nhà mình, nghĩ có lúc mình lỡ ngã xuống có thể bị xe nhà binh cán chết, rồi lại nghĩ luôn tới cái tật của mình là hay nghĩ ngợi về chết chóc mặc dù đang khỏe mạnh v.v… Trong bản sau, những suy tưởng lan man ấy bị loại bỏ.
Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ hai người (Diệp và “tôi”) cùng đi với nhau giữa đường phố, cùng nói cười với nhau, Diệp bảo: “Lâu nay em không biết cười, cười được kể cũng khó ghê. Đừng anh, đừng làm đau em, Diệp kêu lên khi tôi nắm chặt tay nàng kéo ùa về một sạp báo còn chong đèn.” Trong bản sau, đoạn ấy không còn: Diệp không nói cười khó, cũng không kêu đau tay.
Đại khái sửa chữa là thế. Tôi nghĩ lan man: Cắt! Diệp nói lẻo bẻo: Cắt!
Truyện Nguyễn Xuân Hoàng vốn không hề là truyện rườm ra lòng thòng. Trái lại. Đối thoại trong truyện ông thường vắn tắt, ỡm ờ, thông minh, có lúc đến khó hiểu. Ấy thế mà duyệt lại truyện mình, ông cũng chỉ rặt cắt với tỉa với xén. Bỏ bớt chỗ này, loại bớt đoạn kia lia lịa. Rõ ràng có một ý định chỉ giữ lại cái cốt tủy.
“Cốt tủy” trong thiên truyện chúng ta đang nói đây là cái gì vậy? Là cái người ngồi trong ghế bành đó chăng? Trời đất! Một người không tính danh, không hình dạng, không có tiếng nói, không có một cử chỉ nào hết trơn. “Một người đàn ông đã ngồi trong ấy,” chỉ có vậy thôi, không thêm được một lời. Người như vậy mà “cốt tủy” nỗi gì?
Là “tôi” chăng? – “Tôi” tha hồ làm cái rốn của vũ trụ ở đâu khác, chứ ở đây thì không. Ở đây, tôi bị gọi tới gặp Diệp không biết vì lý do gì, được cô ta dẫn đi, dọc đường mua cho gói thuốc, mưa cho tờ báo, trao đổi những câu vẩn vơ, tới nơi cô ta gọi cho một bữa ăn, tôi ngồi ăn một mình. Tôi như vậy, “cồt tủy” chỗ nào.?
Vậy chuyến đi là “cốt tủy” chăng? Một người đàn bà đi gặp một người đàn ông, đi đến một cuộc hẹn hò có thể quyết định tương lai mình: việc như thế quan trọng chứ gì nữa? Chính vì e độc giả nghĩ vậy, tác giả hình như cố gắng đánh bạt ý nghĩ ấy. Trong ấn bản trước, vừa gặp mặt “tôi,” Diệp rối rít, “Anh chờ em có lâu không? Em sắp khóc vì sợ đến trễ hẹn. Em mắc bận quá. Thiệt là kỳ, bữa nay là ngày xui nhất trong năm của em ….” Trong ấn bản sau, đã sửa chữa, Diệp trả tiền taxi tắc-xi xong, “nàng bước xuống xe, cầm tay tôi kéo đi, không nói thêm nột lời nào khác.” Những chuyện Diệp sắp khóc, Diệp than xui xẻo, làm nổi bật tầm quan trọng của chuyến đi. Ông Nguyễn phất tay gạt bỏ tuốt.
Trong ấn bản trước, ở một đoạn khác, đoạn Diệp và “tôi” trò chuyện dọc đường, :tôi” có câu: “Em chẳng quên thứ gì hết, vậy mà không hiểu tại sao chồng em lại có thể bỏ em được.” Nói như thế tức cho biết em là một thiếu phụ đang thiếu chồng. Ở bản sau tác giả xóa bỏ câu nói ấy. Thành thử hoàn ảnh đổi khác hẳn: Em là một thiếu phụ, chấm hết. Đừng nghĩ tới chuyện em thiếu gì, cần gì. Tầm quan trọng của chuyến đi, của cuộc hẹn hò bị đánh trụt xuống ngay.
Thế trong thiên truyện còn gì nữa để làm cái “cốt tủy”? Là Diệp chăng? Có thể lắm. Tại sao không? Đưa ra được một nhân vật linh động như thế, sống như thế, thực như thế, cũng đủ là một thành công đáng xem là chủ đích của thiên truyện. Hà tất nhân vật phải đánh giặc giỏi, phải đủ ba đảm đang, mới là nhân vật xuất sắc? Chỗ đáng tiếc là chính tác giả cản trở chúng ta: ông không nhận vai trò của Diệp, ông đánh lạc định hướng của truyện bằng cái nhan đề; nhan đề không đả động đến Diệp, tác giả truất phế Diệp. Tác giả là chúa tể, thân phận mỗi nhân vật là do ông định chứ còn ai nữa? Vì thế, dù cho chúng ta – độc giả – có chọn Diệp làm cái cốt tủy của thiên truyện thì ở đây ta không hề gặp sự đồng tình sốt sắng của tác giả. Mà gặp một thái độ cơ hồ miễn cưỡng, gần như muốn chối bỏ. Hững hờ là thế.
Hãy lấy thêm một thí dụ khác, truyện kế tiếp trong cuốn sách, tức “Giả mù sa mưa.” Câu chuyện dài dòng hơn: “Tôi” và Thư có một đứa con với nhau, nhưng chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương. Tôi ở với anh Đàm và chị Trang là chị dâu tôi. Anh Đàm đi lính mất biệt. “Chị Trang đứng đắn đầy sinh lực và đầy dục vọng, anh Đàm mạnh dạn một cách yếu đuối, và tôi? …. Tôi gọi chị Trang bằng chị khi có người khác, và khi chị Trang nằm trong cánh tay tôi, khuy áo mở hết, da thịt trắng trẻo, tôi cũng gọi chị Trang bằng chị. Nhà vắng vẻ, chị Trang gọi: “Chú Mạnh ơi, chú Mạnh! Chú có còn thức đó không?” Có, có, có. Tôi luôn luôn thức tỉnh, mãi mãi thức tỉnh, trong lời kêu gọi của chị. Anh Đàm chợt về rồi chợt đi. Chị Trang gọi kêu, tôi luôn thức tỉnh. Sự việc tiếp tục diễn tiến, không có gì quan trọng. Hững hờ là thế. Vân vân và vân vân.
Vừa rồi có bảo Diệp là một nhân vật sống động, xứng đáng làm cốt tủy của truyện. Nàng hối hả, bẻo lẻo, như cạn cợt mà không cạn cợt, nói năng đùa giễu tuồng như dễ dãi mà không dễ dãi, mà chu tất, mà ý nhị, mà tinh tế, “anh làm gì, đi đâu, ở đâu, em biết hết …,” và biết đúng phóc, biết cả tính nết anh, biết từng thói quen của anh (tới nỗi anh phát sợ). Thế Diệp với “tôi” quan hệ thế nào? Diệp sống ra sao? – Tác giả bỏ lửng. Diệp là một phong cách thấp thoáng thôi, là cái thấp thoáng của một phong cách độc đáo thôi, là một gợi ý nhẹ nhàng thôi. Ở Nguyễn Xuân Hoàng thường không có những trang phân tích tỉ mỉ, những biện bạch dông dài.
Hoặc gợi ý về bóng dáng đáng yêu của em Diệp ở đây, hoặc gợi ý về cuộc sống nhẹ thênh của cô giáo Bích ở truyện “Đường mòn” đã dẫn ở đoạn trên. Bích sắp đi, Vạn vào phòng. “Nếu Vạn không mở đầu, tôi (tức Bích) tin chắc rằng sẽ không có gì xảy ra, nhưng Vạn đã mở đầu tôi tin chắc rằng mọi sự đều được phép xảy ra hết.” Tất nhiên là Vạn mở đầu chứ. Và mọi sự đã xảy ra. Dễ dàng thôi. Không tính trước, không đắn đo. Ngẫu nhiên. Như cuộc đụng độ tình cờ giữa hai toán quân đôi bên trên đường di chuyển. Như một cuộc tao ngộ chiến, không phải một cuộc phục kích, không có bố trí, điều nghiên, kế hoạch gì ráo. Chuyện có thể có, có thể không. Ngoài dự định. Cũng không có hậu quả đáng kể. Xảy ra cách hững hờ.
Không phải mọi thiên truyện của Nguyễn Xuân Hoàng đều một kiểu, tất nhiên. Làm gì có một người nhạt nhẽo, có một sự nghiệp trước tác đơn điệu đến thế! Nhưng cái cốt cách chung là thế. Vả lại cuối một thời kỳ sáng tác, “Một người ngồi trong ghế bành” được ông chọn và chữa: cái ông chọn và cách ông sửa chữa nó hẳn đã tiết lộ xu hướng của ông chứ.
Nguyễn Xuân Hoàng cẩn thận kết cấu nên những công trình hững hờ mà kiểu cách. Một tác giả không có chủ tâm, cặm cụi tạo nên những tác phẩm không có chủ đích (không có chủ đích nào ngoài nghệ thuật).
Vậy ông Nguyễn muốn … vượt không gian và thời gian chăng? – Rất có thể. Có thể ông không hề muốn bắt vào thời thế, không có ý phát biểu gì về các vấn đề xã hội, chính trị …. Thế nhưng có dễ đâu. Lũ cỏ lan mặt đất, mớ rêu xanh dưới đế giày, mấy con éng liệng ngược liệng xuôi trong tòa nhà vắng …, những thứ lăng nhăng ấy nào có định phát biểu cái gì? Nào có ý nói lên cái gì? Chẳng qua tự chúng nó, bản thân chúng nó, bày ra cái hoang sơ tiêu điều thôi.
Đám nhân vật của Nguyễn Xuân Hoàng – đa số là những người trẻ – không hẹn mà họ cùng nhau bày ra một vẻ chung, khiến những ai có chút quan tâm đến thế cuộc lúc bấy giờ hẳn phải chú ý ….
Trước hết là thái độ chung chạ của họ. Giữa người trẻ với nhau, tất có xảy ra một cái gì. Trong đám nam nữ nhân vật của ông Nguyễn cũng xảy ra lắm điều, trừ tình yêu. Nhiều nhất là sự chung chạ.
Diệp thân mật với “tôi” đến nỗi có lần “tôi” hỏi “Sao em còn đợi gì mà chẳng lấy quách tôi đi có hơn không.” Lấy “tôi” à? Còn khuya. Diệp vừa nói rõ: “Ai mà yêu nổi ông.” (“Một người ngồi trong ghế bành.”)
Còn Vạn với Bích? Còn giữa hai người khác phái mà “mọi sự đều được phép xảy ra” và đã từng xảy ra ngay trong truyện? Đối với Bích, Vạn chỉ là một người đàn ông “quen thuộc, theo cái nghĩa rất đàn bà,” thế thôi. (“Đường mòn.”)
Thế giữa Thư với Mạnh? Giữa hai người đã có một đứa con, đứa “con của chúng ta” thì sao? Mạnh suy nghĩ, “Chúng tôi có là gì nhau đâu (….) Chúng tôi chỉ là bạn, bạn, ngắn ngủi có từng ấy thôi. “Chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương.” Mạnh còn nghĩ xa hơn: “Tôi thì tôi rất ghét những con vật làm ra vẻ cao siêu đó lắm.” (Thư là một trong số những “con vật” ấy.) Thư cũng nghĩ ngợi về Mạnh: “Tôi chưa bao giờ yêu anh. Tuy nhiên tôi có một trí nhớ tốt: anh là vật xúc tác kỳ diệu nhất mà tôi được biết.” Thư được “biết”điều ấy vào cái hôm Mạnh say khướt rồi ở lại một mình chung phòng với Thư suốt ngày. (“Giả mù sa mưa.”)
Mạnh với Thư “có là gì nhau đâu;” Lữ với Hà cũng là một cặp nữa, và cũng tự kiểm điểm, “chúng tôi chẳng là gì nhau.” Hà tự hỏi: “Làm sao tôi có thể yêu được Lữ?” Thế thì tại sao lại gần nhau?” Hà bảo: “Có lẽ rồi tôi đến ghiền anh mất.” (“Sinh nhật trên sân thượng.”)
Một vật xúc tác tốt, một thói quen trở nên cái ghiền. Ngoài ra, trong cuốn Sinh nhật, về mối liên hệ nam nữ còn có nhiều lối nói khác: Bóng tối, hơi thở dục tình, những mơn trớn làm rởn da gà (trang 29), những rạo rực của một thân xác ham muốn (trang 64), thích chiều cao và bề dầy của thân thể anh, thèm khát được ôm ấp, chịu đựng và chế ngự sức nặng của thân thể đó, muốn bị bẹp dí, rã rời, tan biến như mây khói khi gần gũi (trang 67), con sâu dục vọng đang bò lẩn quẩn (trang 73), thân thể tôi đây anh cứ mở cửa đi vào, bởi làm đàn bà chỉ có ý nghĩa khi có sự hiện diện của một người đàn ông (trang 78), nghe nước miếng mình ứa ra thèm khát, nghe những tế bào trong tôi cựa quậy, nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối (trang 88) v.v….
Toàn những thân xác rạo rực. Còn “trái tim,” chỗ phát xuất của tình yêu xưa nay? – “Trong đời sống chúng ta thiếu thốn hết đủ thứ nhưng trong trái tim chúng ta lại quá thừa sự dửng dưng (….) Không, chẳng còn thứ tình yêu nào dành cho chúng tôi hết” (trang 66).
Những nhân vật dửng dưng, không có tình yêu, những nhân vật ấy cũng không buồn nghĩ về cuộc sống: “Chưa bao giờ nàng trả lời tôi một câu nào khác ngoài câu: Không, tôi chẳng nghĩ gì hết” (trang 56). “Thói quen, tôi coi đời sống như một chuỗi những thói quen, những thói quen tốt và xấu đan kết vào nhau chằng chịt (….) Thói quen làm ta dửng dưng hết mọi sự vật, trí tưỡng tượng khô cằn và cảm xúc cũng trở nên chai cứng” (trang 61). “Đời sống bị bủa vây bởi những đều đặn nhàm chán, niềm tin cũng đã tàn rữa” (trang 64).
Cả cuộc sống đã thế, huống hồ cái chiến tranh đang diễn ra quanh đây. Đáng gì mà phải suy nghĩ, phải tìm hiểu. Bất quá, đó là “một cuộc chiến kỳ lạ đến khó hiểu” (trang 75). Rối lắm. Kỳ lạ lắm. Không hiểu được. Đuổi nó đi chỗ khác chơi. Đừng lý đến nó.
Những nhân vật như thế không riêng của Nguyễn Xuân Hoàng. Nhân vật bực dọc với cuộc chiến kỳ lạ, phi lý v.v…, nhan nhản trong truyện các ông Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, trong thơ Nguyễn Bắc Sơn v.v…. Kẻ trót dính vào truyện thời cuộc, không khỏi tưởng tượng ra cái cảnh đạo quân hùng hổ của Miền Bắc xông vào, xéo lên đám nhân vật nọ như lên một khối nhão nhoẹt, ngơ ngác, vô lực, vô thức, không một chút đề kháng: cảnh tượng thảm hại quá chừng.
Các tác giả sẽ nhún vai: Cái đó không thuộc về nghệ thuật.
Võ Phiến
12-97
Source : damau.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét