Tướng Giáp hai lần thoát nạn
Cập nhật: 15:55 GMT - thứ bảy, 5 tháng 10, 2013
Đó là đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968 và vụ vu cáo ông Giáp và Tướng Trần Văn Trà hồi năm 1991 được biết tới như vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'.
Vụ đầu tiên diễn ra dưới sự điều phối của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức trung ương, trong thời gian một loạt những người bị cho là xét lại chống Đảng bị bắt giữ trong đó có cả những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nó cũng diễn ra trong
Cả hai ông Thọ và Duẩn đều được cho là chủ đánh tới cùng trong khi đại diện của bên vừa đánh vừa tìm kiếm giải phá chính trị là Tướng Giáp và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và ủy viên Thường trực Tổng quân ủy, người đã mất hết các chức vụ trong đầu năm 1968.
Tác giả Huy Đức Bấm cũng viết: "Trong "chiến tranh giải phóng miền Nam", cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo [Cục trưởng Quân báo, Đại tá] Lê Trọng Nghĩa:
"Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ.
"Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu."
Bản thân Đại tá Nghĩa cùng nhiều người thân cận với Tướng Giáp khác như Thiếu tướng Đặng Kim
Mặc dù bản thân Tướng Giáp không bị bắt trong vụ này, tác giả Huy Đức nói ông đã trở về Việt Nam sau khi đi nghỉ ở
'Năm Châu - Sáu Sứ'
Tác giả Huy Đức cũng thuật lại chi tiết vụ án có tên 'Bấm Năm Châu - Sáu Sứ', tên của hai nhân vật được cho là đã khai rằng Tướng Giáp và Tướng Trà đã cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991.Vụ việc xảy ra khi Tướng Giáp đã 80 tuổi và vụ "Năm Châu - Sáu Sứ", nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng", theo tác giả.
Ông Huy Đức cũng viết: "Khi Võ Nguyễn Giáp đã là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp tiểu đoàn.
"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ."
Thoát hiểm
Ông Giáp trên thực tế chỉ thoát hiểm khi Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại Tướng.Kết quả, Tướng Giáp thoát hiểm nhưng Tướng Thanh đã giơ đầu chịu báng và bị Nguyễn Đức Tâm tuyên bố khi triệu ông tới gặp với sự chứng kiến của các ông Võ Chí Công và Đoàn Khuê:
"Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khoá VII”.
Tác giả Huy Đức cũng dẫn lời Tướng Thanh nói tiếp: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được.
"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.
"...Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan tướng Trà và tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi".
BBC © 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét