Henry Miller
Suy tưởng về kinh nghiệm sáng tác
Giới thiệu - Henry Miller là một nhà văn Minh Triết (Wisdom writer). Văn chương của ông đầy tính chất vũ trụ, đầy hỗn mang sơ khai, sinh động, trào vọt, duy giác, duy nhiên. Henry Miller không muốn viết như một nhà văn, nhưng như một con người tự biểu lộ trong lòng thực tại. Ông nói về Thực Tại và đề tài tối thượng của ông là giải thoát. “Tôi yêu tất cả những gì trôi chẩy.” Henry Miller nhắc lại câu nói của Milton. Ông yêu: dòng sông, ống cống, phún xuất thạch, tinh dịch, sữa, máu, mật, nước tiểu, chữ nghĩa, câu văn… nghĩa là tất cả những gì trôi chẩy.“Tôi yêu tất cả những gì trôi chẩy; ngay cả những giòng kinh nguyệt mang đi những trái trứng hư”. (Tropic of Cancer). Tất cả những gì trôi chẩy đó, là hình ảnh vận hành muôn đời của thế giới. Và Henry Miller, do đó, cũng muốn viết như thế giới chẩy trôi: “Tôi muốn chữ nghĩa của tôi trôi chảy đồng cách mà thế giới chẩy trôi, một vận hành trườn uốn qua vô lượng chiều, trục, xứ sở, phong thổ, trạng huống” (I would like my words to flow among in the same way the world flows along, a serpentine movement through incalculable dimensions, axes, latitudes, climates, conditions – The Wisdom of the Heart). Vả quả thực ông viết ào ào như thác đổ; một bút pháp bất chấp từ vựng, văn phạm, tu từ pháp; một bút pháp đột khởi, trực tiếp, vần vũ, lôi cuốn. Tuy nhiên, ông không thủ đắc bút pháp đó ngay từ lúc khởi nghiệp. Trái lại, ông có “tất cả mọi tật xấu của một người học thức”; xếp đặt hòn gạch nọ lên hòn gạch kia trước khi đạp đổ tất cả để lắng nghe tiếng nói của riêng mình, dàn trải hàng triệu chữ trên giấy trước khi viết được một chữ đích thực, chính thức, “moi móc từ chính ruột gan” mình lên. Qua bài “Suy tưởng về kinh nghiệm sáng tác” trích trong cuốn The Wisdom of the Heart dưới đây, độc giả sẽ thấy bằng cách nào, hay đúng hơn, bằng những thất bại đớn đau nào, Henry Miller khởi đầu đi vào lãnh vực nghệ thuật với “không một chút tài năng rõ rệt nào, một người viết mới hoàn toàn, bất tài, vụng về, miệng lưỡi dính chặt, hầu như tê liệt vì sợ hãi và nhút nhát” lại trở thành bậc thầy, trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật, trong cách sống cũng như trong cách viết, một trong hay ba bốn nhà văn quan trọng nhất như Lawrence Durrell nhận định.
*
Để trả lời một người phỏng vấn, Knut Hamsun có lần đã nói rằng, ông viết để giết thì giờ. Tôi nghĩ rằng dầu ông có thành thực khi khẳng định như vậy đi chăng nữa, ông cũng vẫn lừa dối mình. Viết, như chính cuộc đời là một cuộc du hành khám phá. Cuộc phiêu lưu này là một cuộc phiêu lưu siêu hình: nó là một cách đến gần cuộc đời một cách gián tiếp, thủ đắc một vũ trụ quan toàn diện thay vì bán phần. Nhà văn sống giữa những thế giới thượng đẳng và hạ đẳng: hắn đi trên đường để cuối cùng chính hắn trở thành con đường.
Tôi bắt đầu trong hỗn mang và bóng tối tuyệt đối, trong một vũng lầy hay đầm lầy ý tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm. Ngay cả bây giờ tôi không hề coi tôi như một nhà văn theo nghĩa thông thường của danh từ. Tôi là một người kể chuyện đời hắn, một quá trình càng ngày càng có vẻ vô hạn khi tôi tiếp tục tiến tới. Tựa một cuộc cách mạng thế giới, nó vô tận. Nó là một sự lộn trong ra ngoài, mộc cuộc du hành qua những chiều X, với kết quả: nơi nào dọc đường khám phá người ta phải kể không quan trọng cho bằng chính việc kể lể. Chính đặc tính này về mọi nghệ thuật cho nó một mầu sắc siêu hình, nhấc nó ra khỏi không gian và thời gian và đặt nó vào trung tâm hay phối hợp nó vào trong toàn thể tiến trình vũ trụ. Chính đặc điểm này về nghệ thuật “mang tính cách trị liệu”: ý nghĩa, sự vô mục đích, vô biên.
Từ lúc mới bắt đầu, tôi hầu như đã ý thức sâu xa được rằng không có mục đích nào cả. Tôi chẳng hề hy vọng ôm ấp toàn thể bao giờ mà chỉ đem vào mỗi một đoạn, mỗi một công việc, cái cảm thức về toàn thể trong khi tôi tiếp tục đi tới, bởi vì mỗi ngày tôi đào sâu thêm vào quá khứ, vào tương lai. Cùng với sự bươi đào không cùng, một lòng xác tín vĩ đại hơn đức tin hay lòng tin tưởng phát triển. Tôi càng ngày càng trở nên lãnh đạm với thân phận tôi như một nhà văn, và càng ngày càng tin chắc vào định mệnh tôi như một con người.
Tôi bắt đầu chuyên cần nghiên cứu bút pháp và kỹ thuật của những người tôi đã thán phục và tôn sùng ngày xưa: Nietzsche, Dostoievski, Hamsun và ngay cả Thomas Mann, người mà ngày nay tôi loại bỏ đi như một tay thợ khéo, một tên làm gạch, một con lừa hay một con ngựa chở đồ hăng hái. Tôi bắt chước mọi bút pháp trong niềm hy vọng tìm thấy chìa khóa của sự bí ẩn dầy vò: viết cách nào. Cuối cùng đi tới một kết cục tẻ ngắt, một nỗi thất vọng và tuyệt vọng mà ít người biết tới, bởi không có sự chia cách giữa chính bản thân tôi như một nhà văn và tôi như một con người: thất bại như một nhà văn có nghĩa là thất bại như một con người. Và tôi đã ý thức được rằng tôi không là gì cả - còn tệ hơn không là gì cả - một lượng âm. Chính tại điểm này, giữa biển Sargasso chết chóc, nếu có thể nói như vậy, mà tôi thực sự bắt đầu viết. Tôi viết ào ào, liệng tất cả mọi thứ trên boong xuống biển, ngay cả những thứ tôi yêu thích nhất. Hốt nhiên tôi nghe thấy tiếng nói của chính tôi, tôi phấn khởi: chính bởi sự kiện nó là một tiếng nói riêng biệt, xuất sắc, độc đáo nâng đỡ tôi. Tôi bất cần nếu những điều tốt về tôi có thể coi là dở. Hay và dở bứt khỏi từ vựng của tôi. Tôi nhẩy song phi vào lãnh vực thẩm mỹ, vô luân thường, vô đạo lý, vô dung của lãnh vực nghệ thuật. Chính cuộc đời tôi trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Tôi đã tìm thấy tiếng nói, tôi lại tròn đầy như xưa. Kinh nghiệm ngày giống hệt như điều chúng ta đọc liên quan tới cuộc đời của những kẻ sơ Thiền. Sự thất bại to lớn của tôi tựa như sự toát lược kinh nghiệm của chủng loại: tôi trở nên rồ dại với kiến thức, ý thức được sự hư ảo của tất cả, đập phá tất cả, trở nên thất vọng rồi khiêm tốn, đoạn tôi lao ra khỏi vỏ cứng cố hữu, để khôi phục lại chân thân. Tôi phải đi với miệng vực đoạn nhẩy vào bóng tối.
Bây giờ tôi nói về Thực Tại, nhưng tôi biết không có cách nào chiếm hữu nó trừ phi bằng cách viết. Tôi học ít và có thể thể hiện nhiều hơn: tôi học bằng một vài cách khác, bí ẩn hơn. Càng ngày tôi càng thủ đắc đặc ân trực khởi. Tôi phát triển khả năng tri giác, lãnh hội, phân tích, tổng hợp, xếp loại, thông đạt, diễn tả tất cả ngay lập tức. Yếu tố cơ cấu của sự vật càng ngày càng sẵn sàng tự phát hiện trước mắt tôi. Tôi tránh xa những cách diễn tả minh bạch làm sẵn: cùng với sự đơn giản hóa gia tăng, sự huyền bí tăng gia. Điều tôi biết càng ngày càng có khuynh hướng trở nên bất khả biểu lộ. Tôi sống trong xác tín, một sự xác tín không lệ thuộc vào chứng lý hay đức tin. Tôi hoàn toàn sống cho tôi, không một chút ích kỷ hay vị kỷ. Tối sống đến tận cùng phần đời tôi và như vậy khuyến khích sự phối hợp của sự vật. Tôi tán trợ sự phát triển, mở mang, bành trướng và thoái hóa của vũ trụ, mỗi ngày và bằng mọi cách. Tôi cho tất cả những cái tôi phải cho đi, một cách tự nguyện, và lấy nhiều chừng nào tôi có thể ăn vào. Tôi là một vương tử và đồng thời là một tên hải tặc. Tôi là cung Thiên Bình chêm vào Hoàng Đạo nguyên thủy bằng cách tách Trinh nữ khỏi Bọ Cạp. Tôi khám phá thấy rằng có nhiều chỗ trên thế giới cho tất cả mọi người – những chiều sâu liên không gian vĩ đại, những vũ trụ tự ngã vĩ đại, những đảo vãng lai, cho bất cứ ai đạt tới cá tính. Trên bề mặt nơi những cuộc chiến đấu lịch sử bùng nổ, nơi tất cả mọi sự đều được diễn dịch bằng danh từ tiền tài và thế lực, nơi có thể chen chúc đầy ắp, nhưng cuộc sống chỉ bắt đầu khi người ta tự để mình rớt xuống khỏi bề mặt, khi người ta chấm dứt tranh chấp, lặn xuống và biến mất khỏi tầm mắt. Bây giờ tôi có thể không viết một cách dễ dàng như viết: không còn bất cứ một sự cưỡng ép nào nữa, không còn bất cứ một phương diện trị liệu nào cho nó nữa. Bất cứ việc gì tôi làm đều được làm bởi nguồn hân hoan trào vọt đích thực: Tôi cho những cây trái của tôi rụng rơi như một cây chín mùa. Điều quảng đại độc giả hoặc phê bình gia làm cho nó không liên can gì tới tôi. Tôi không thiết định những giá trị: tôi gạn lọc khơi trong và bồi dưỡng. Không còn gì hơn nữa.
Trạng thái lãnh đạm bay bổng tuyệt vời này là một sự phát triển luận lý của cuộc sống tự kỷ trung tâm. Tôi sống hết những vấn đề xã hội bằng cách chết đi: vấn đề đích thực không phải là sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng của mình hoặc góp phần vào sự phát triển của xứ sở mình mà là khám phá ra định mệnh của mình, và tạo dựng cuộc sống hòa điệu với cái nhịp hướng tâm sâu thẳm tròn vo của vũ trụ. Là có thể dùng danh từ vũ trụ một cách hiên ngang, là dùng danh từ tâm hồn, là đẩy đi những sự vật “tinh thần” – và là lảng tránh những định nghĩa, những sự cách diện, những bằng chứng, những bổn phận. Thiên đàng ở khắp mọi nơi và mọi nẻo đường, nếu ta tiếp tục theo đuổi đủ xa, đều dẫn tới. Người ta có thể đi tới bằng cách trở lui và rồi đi ngang đoạn đi lên rồi đi xuống. Không có sự tiến bộ: chỉ có sự vận hành, di chuyển miên viễn, đi vòng quanh, xoáy trôn ốc, vô tận. Mỗi người có một định mệnh riêng: mệnh lệnh duy nhất là đeo đuổi nó, là chấp nhận nó, bất kể nó dẫn mình tới đâu.
Tôi không có mảy may ý tưởng nào về những cuốn sách tương lai của tôi, ngay cả một ý tưởng để theo một cách trực tiếp. Những đồ biểu và chương trình của tôi là một thứ hướng dẫn mong manh nhất; tôi loại bỏ chúng theo ý muốn, tôi sáng chế, bóp méo, làm biến dạng, nói láo, thổi phồng, phóng đại, đảo lộn và trộn lẫn tùy theo tính chất bất thường chi phối tôi. Tôi chỉ nghe theo bản năng và trực giác của tôi. Tôi không biết gì trước. Tôi thường hạ bút ghi những điều chính tôi cũng không hiểu ất giáp gì cả, an nhiên trong cảm thức rằng sau này chúng sẽ trở nên minh nhiên và có ý nghĩa đối với tôi. Tôi tin vào con người đang viết, chính là tôi, nhà văn. Tôi không tin vào chữ nghĩa, thây kệ dù được nối kết bởi người khéo léo nhất: tôi tin vào ngôn ngữ, là một cái gì ở trên chữ nghĩa chỉ cho một ảo tưởng bất tương ứng về nó: Chữ nghĩa không hiện hữu một cách biệt lập, trừ trong đầu óc những học giả, nhà ngữ nguyên học, ngữ học gia, v.v… chữ nghĩa tách khỏi ngôn ngữ là những sự vật chết, và không sản ra một bí ẩn nào. Một người được phát lộ trong bút pháp hắn, ngôn ngữ mà hắn sáng tạo cho chính hắn. Với người mà tâm thanh tịnh, tôi tin rằng mọi sự đều trong suốt như gương, ngay cả những cảo bản bí truyền nhất. Vì đối với người như thế này, sự huyền nhiệm luôn luôn có đó, nhưng sự huyền nhiệm không huyền bí, nó có tính cách luân lý, tự nhiên, được sắp đặt và được mặc nhiên chấp thuận. Lãnh hội không phải là chọc thủng màn huyền nhiệm mà là chấp nhận nó, một cuộc sống diễm phúc với nó, trong nó, qua nó và bởi nó. Tôi muốn chữ nghĩa của tôi trôi chẩy đồng cách mà thế giới chẩy trôi, một vận hành trườn uốn qua vô lượng chiều, trục, xứ sở, phong thổ, trạng huống. Tôi chấp nhận một cách tiên thiên sự bất lực của tôi trong việc thực hiện một lý tưởng như thế này. Nó tuyệt nhiên không quấy quả tôi một mảy may. Trong ý hướng tối hậu, chính thế giới đầy ắp thất bại là sự biểu lộ hoàn hảo của sự bất toàn, của ý thức về thất bại. Trong sự nhận thức về điều đó, chính sự thất bại bị trừ khử. Tựa thần linh ban sơ của vũ trụ, tựa Tuyệt Đối tự tại, Nhất Thể, Toàn Thể, hóa công, nghĩa là nghệ sĩ, tự biểu lộ mình bằng và qua sự bất toàn. Nó là chất liệu của đời sống, dấu hiệu đích thực của sinh động. Người ta đạt tới gần hơn cái trung tâm của chân lý mà tôi giả thiết là mục tiêu của tối hậu của nhà văn, với điều kiện hắn ngừng tranh chấp, với điều kiện hắn xả ly ý chí. Nhà văn lớn là biểu tượng trung thực nhất của cuộc đời, của cái bất toàn. Hắn di động một cách thoải mái, cho một ảo tưởng về hoàn hảo, từ một trung tâm vô danh xa lạ chắc chắn không là trung tâm não bộ nhưng đích thực là một trung tâm liên kết với nhịp điệu của toàn thể vũ trụ và do có tính chất như cường kiện vững chắc, bất khả lay chuyển, như kiên cố, ngang ngạnh, hỗn loạn, vô cầu, như chính vũ trụ này. Nghệ thuật không giáo huấn gì cả, ngoại trừ ý nghĩa cuộc đời. Tác phẩm vĩ đại thiết yếu phải mờ tối, ngoại trừ cho một thiểu số rất ít, cho những kẻ như chính tác giả được khải ngộ vào huyền nhiệm. Sự Thông tri lúc ấy là tùy phụ: sự tiếp nối miên viễn mới là điều quan trọng. Chỉ với điều này thôi một độc giả chọn lọc mới là điều cần thiết.
Nếu tôi là một nhà cách mạng, như người ta đã nói, tôi là một nhà cách mạng một cách vô thức. Tôi không nổi loạn chống lại trật tự thế giới. “Tôi cách mạng hóa” như Blaise Cendrars nói về mình. Có một sự khác biệt. Tôi có thể sống ở âm cực cũng như ở cực dương. Hiện nay tôi tin rằng mình ở trên cả hai ký hiệu, tạo ra một tỷ lệ cân đối giữa chúng; tỷ lệ tự biểu lộ mình một cách mềm dẻo uyển chuyển, phi đức lý, bằng cách viết. Tôi tin rằng người ta phải vượt lên trên phạm vi và ảnh hưởng của nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ là một phương tiện của đời sống; một đời sống phong phú hơn. Không phải trong chính nó đời sống phong phú hơn. Nó chỉ vạch đường chỉ lối, một cái gì bị bỏ lơi không phải bởi công chúng mà luôn luôn bởi chính nhà văn. Trong khi trở thành một cứu cánh, nó tự làm hỏng nó. Đa số nghệ sĩ làm hỏng cuộc đời bởi chính toan tính bám víu lấy nó. Họ đã bửa trái trứng làm đôi. Mọi nghệ thuật, tôi tin tưởng một cách mãnh liệt, một ngày kia sẽ biến mất. Nhưng nhà nghệ sĩ sẽ tồn tại, và chính cuộc đời sẽ trở thành, không phải “một nghệ thuật”, nhưng nghệ thuật, nghĩa là chắc chắn sẽ và mãi mãi chiếm đoạt môi trường. Trong bất cứ ý nghĩa đích thực nào, chắc chắn chúng ta cũng chưa sống thực. Chúng ta không còn là thú vật nữa, nhưng hiển nhiên chúng cũng chưa là người. Từ buổi bình minh của nghệ thuật, bất cứ một nghệ sĩ vĩ đại nào cũng thường nhắc đi nhắc lại điều đó với chúng ta, nhưng những người hiểu được điều đó thực là hiếm hoi. Một khi nghệ thuật được chấp nhận thực thụ, lập tức nó ngừng hiện hữu. Nó chỉ là một vật thay thế, một ngôn ngữ biểu tượng trưng, cho một cái gì có thể nắm được một cách trực tiếp. Nhưng để cho điều đó trở thành khả thể, con người phải trở thành hoàn toàn tín ngưỡng, không phải một tín đồ, nhưng là một nguyên động đệ nhất, một thần thánh trong thực tế và hành động. Hắn phải trở thành điều đó một cách bất khả kháng. Và trong mọi nẻo ngoẹo ngoặt dọc theo con đường đó, nghệ thuật là một nẻo vinh quang nhất, tràn đầy nhất; có tính cách giáo huấn nhất. Người nghệ sĩ trở thành hoàn toàn ý thức, do đó sẽ ngừng là nghệ sĩ. Và người ta có khuynh hướng nghiêng về ý thức, về cái ý thức mù lòa đó trong ấy không một hình thức hiện tại nào của cuộc đời có thể nẩy nở, ngay cả nghệ thuật.
Với một số người, điều này có vẻ huyền hoặc hóa, nhưng đó là một phán quyết lương thiện của những niềm tin hiện tại của tôi. Dĩ nhiên người ta phải nhớ rằng, có một sự tương phản không thể tránh được giữa sự thực của vấn đề và điều người ta nghĩ, dù nghĩ về mình: nhưng người ta cũng phải nhớ rằng còn có một sự tương phản khác và chính sự thực đó. Giữa chủ quan và khách quan không có sự sai biệt thiết yếu. Tất cả đều như mộng huyễn và ít nhiều trong suốt. Mọi hiện tượng, gồm cả con người và ý nghĩ của hắn về mình, không là gì khác hơn một bản mẫu tự có thể dời chuyển, thay đổi được. Không có sự kiện vững chắc nào để nắm giữ cả. Vì thế, trong khi viết, dầu cho sự vặn vẹo lệch lạc và bóp méo của tôi có cố ý đi chăng nữa, nó không nhất thiết phải ít gần sự thực của sự vật. Người ta có thể tuyệt đối thành thật và chân thành mặc dầu có thể được phép dối trá quá chừng quá đỗi. Tưởng tượng và sáng tác là chất liệu cấu tạo đích thực của cuộc đời. Sự thực không vì lẽ gì mà bị phá rối bởi những rối loạn của tinh thần.
Vì thế, bất cứ hiệu quả nào tôi có thể thủ đắc được bởi phương sách kỹ thuật không bao giờ chỉ là những kết quả đơn thuần của kỹ thuật mà là sự ghi nhận chính xác nhất bởi kim ghi địa chấn của những kinh nghiệm hỗn loạn, đa tạp, huyền bí mà không thể hiểu được mà tôi đã trải qua và trong quá trình viết lách, lại được sống lại một cách khác hẳn, có lẽ còn hỗn loạn hơn, huyền bí hơn, khó hiểu hơn nữa. Cái gọi là trung tâm của sự kiện vững chắc, tạo thành khởi điểm cũng như đích điểm, chôn sâu trong tôi: tôi không thể mất nó, thay đổi nó, che dấu nó, dầu tôi cố gắng thế nào mặc lòng. Tuy nhiên nó đang bị thay đổi mỗi giây mỗi phút chúng ta thở. Vậy thì để ghi nhận nó, người ta phải tạo ra một ảo tưởng song trùng – một ảo tưởng về dừng nghỉ và một về trôi chẩy. Chính sự lường gạt song đối này, nếu có thể nói như vậy, đem lại ảo tưởng về sai lầm: chính sự dối trá này, cái mặt nạ thoảng qua biến hóa này, là yếu tính đích thực của nghệ thuật. Người ta cắm neo trong dòng sông nước chẩy; người ta chấp nhận cái mặt nọ giả trá ngõ hầu phát lộ chân lý.
Tôi thường nghĩ rằng có lẽ một ngày kia tôi sẽ muốn một cuốn sách giải thích lý do tại sao tôi viết những đoạn nào đó trong những tác phẩm của tôi, hoặc có lẽ bất cứ một đoạn nào đó. Tôi tin rằng tôi có thể viết một cuốn sách cỡ lỡn về một đoạn rất ngắn, lựa chọn một cách tình cờ từ tác phẩm của tôi. Một cuốn sách về sự bắt đầu, khởi nguyên, biến hóa, ra đời của nó, về thời gian trôi qua giữa sự nảy sinh của ý tưởng và sự ghi nhận nó, ngày của tuần lễ, tình trạng sức khỏe của tôi, trạng thái tinh thần tôi những sự gián đoạn xẩy ra, những sai biệt nhiều loại của cách diễn tả xẩy ra cho tôi trong quá trình viết lách, những sự thay đổi, điểm bỏ rơi và trong khi trở lại, thay đổi hoàn toàn hướng đi, hoặc điểm tôi đã bỏ rơi một cách khéo léo, tựa một bác sĩ giải phẫu tận lực cứu vãn một việc tệ hại, định quay trở lại và bắt đầu làm lại sau này, nhưng không bao giờ làm vậy, hoặc trở lại và tiếp tục chiều hướng một cách vô ý thức vài cuốn sách sau này, khi hoài niệm về điều đó đã hoàn toàn tan biến. Hoặc tôi có thể lấy một đoạn đối chọi với một đoạn khác, những đoạn mà cặp mắt lạnh lùng của những phê bình gia chụp lấy những mẫu mực nào đó, và hoàn toàn làm cho họ điên đầu, những nhà phê bình đầu óc phân tích, bằng cách chứng minh một đoạn văn có vẻ viết thoải mái lại được hoàn thành trong gò bó rất mực, trong khi đoạn văn khó khăn lại được viết như một cơn gió thoảng, như một suối nước nóng tuôn trào. Hoặc tôi có thể cho thấy một đoạn được hình thành thế nào khi ở trên giường, biến dạng thế nào khi đứng lên và lại thay đổi thế nào lúc ngồi xuống ghi lại. Hoặc tôi có thể nguệch ngoạc vạch ra cho thấy một kích thích xa xôi nhất lại tạo ra một bông hoa nhân loại giống như thật làm sao. Tôi có thể tạo ra một vài danh từ được khám phá ra một cách tình cờ trong khi xé một cuốn sách, cho thấy chúng đã gợi hứng đưa đẩy tôi thế nào – nhưng ai trên đời có bao giờ lại phỏng đoán nổi, bằng cách nào, chúng đã đẩy đưa tôi? Tất cả những điều nhà phê bình viết về một tác phẩm nghệ thuật, mặc dầu được viết khéo nhất, mặc dầu vững chắc nhất, xác đáng nhất, thích hợp nhất, mặc dầu được thực hiện với yêu thương, điều họa biếm, không có nghĩa lý gì khi so với cách cấu tạo thực sự, khởi nguyên đích thực của một tác phẩm nghệ thuật. Tôi nhớ tác phẩm của tôi, chắc chắn không nhớ từng chữ một, nhưng nhớ bằng một cách chính xác, đáng tin cậy hơn; toàn thể tác phẩm của tôi đi tới chỗ giống như một địa thế mà tôi đã vẽ tấm họa đồ kỹ lưỡng, tối đoản, không phải từ bàn giấy với bút và thước, nhưng bằng cách tiếp xúc, bằng cách cúi xuống trên bốn chân, trên dạ dầy, và bò trên mặt đất từng tấc một và bò qua bò lại không biết bao nhiêu lần trong mọi trạng thái khí hậu. Tóm lại, bây giờ tôi gần gũi tác phẩm cũng như khi tôi thực hiện nó vậy – có lẽ gần gũi hơn. Kết luận của một cuốn sách không bao giờ là một cái gì khác hơn một sự thay đổi vị trí thân thể. Nó có thể chấm dứt bằng một nghìn cách khác nhau. Không một phần nhỏ nào của nó kết thúc hoàn toàn: tôi có thể bắt đầu trở lại câu chuyện kể bất cứ điểm nào, tiếp tục, đào kinh rạch, đặt cầu cống, nhà cửa, xưởng máy, reo rắc dân cư khác, động vật và thảo mộc địa phương khác, hoàn toàn đúng như thực vậy. Tôi không vô thủy vô chung, thực thế. Giống hệt như cuộc sống bắt đầu bất cứ lúc nào, qua một tác động thể hiện, tác phẩm cũng vậy. Nhưng mỗi khởi đầu, dù khởi đầu của sách, trang, đoạn, câu hay từ ngữ đều đánh dấu một mối quan hệ sinh tử và chính trong sinh khí trường cửu, phi thời gian và bất biến của tư tưởng và biến cố mà tôi lại nhào xuống mỗi lần. Mỗi dòng chữ liên hệ một cách thiết yếu với cuộc đời của tôi, cuộc đời của tôi mà thôi, dù trong hình thức hành động, biến cố, sự kiện, tư tưởng, cảm xúc, ước muốn, quyền biến, thất bại, mơ mộng, không tưởng, tính bất thường, ngay cả những điều vụn vặt không quan hệ bất tận lướt qua đầu óc giống như những sợi tơ móc của một cái mạng nhện. Không có gì thực sự mơ hồ hay mong manh – ngay cả những điều vô nghĩa cũng bén nhọn, cứng rắn, xác định, vững bền. Tựa con nhền nhện, tôi trở lại công việc hoài hoài, ý thức được rằng lưới nhện tôi đang dệt làm bằng chính bản thể tôi, rằng nó không bao giờ làm tôi thất vọng, không bao giờ khô cạn.
Lúc khởi đầu tôi mơ ước đua tranh với Dostoievski. Tôi hy vọng mang lại cho thế giới những cuộc tranh đấu nội tâm vĩ đại, rối bời, có thể sẽ tàn phá thế giới. Nhưng trước khi đi quá xa, tôi ý thức được rằng chúng ta đã tiến triển tới một điểm vượt rất xa Dostoievski, vượt xa theo nghĩa suy đồi. Với chúng ta, vấn đề tâm hồn đã biến mất, hoặc tự hiện dưới một vài lớp hóa học lệch lạc một cách lạ kỳ. Chúng ta đang giao tiếp với những yếu tố trong suốt như thủy tinh của tâm hồn tán loạn và tan vỡ từng mảnh. Những họa sĩ hiện đại diễn tả tình thế và trạng thái này có lẽ mãnh liệt hơn nhà văn: Picasso là một thí dụ hoàn hảo cho điều tôi muốn nói. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không thể nghĩ đến chuyện viết tiểu thuyết; cũng như không thể tưởng tượng ta có thể đi theo nhiều con đường mù quáng tượng trưng bởi nhiều phong trào văn học ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy bắt buộc một cách hết sức lương thiện, tiếp nhận những yếu tố tản mát và không cân xứng của đời chúng ta – đời sống tâm hồn, không phải đời sống văn hóa, sử dụng chính bản ngã tan nát và tản mát của tôi một cách cũng nhẫn tâm và liều lĩnh như tôi dùng những hoa trôi bèo giạt của thế giới hiện tượng xung quanh. Không bao giờ tôi cảm thấy bất cứ một sự đối kháng hay lo ngại nào đối với tình trạng hỗn loạn tượng trưng bởi những hình thức đang thịnh hành của nghệ thuật: trái lại tôi luôn tiếp đón ân cần những ảnh hưởng tan rã. Trong một thời đại đánh dấu bởi tan rữa, băng hoại dường như là một đức tính đối với tôi đúng hơn là một mệnh lệnh luân lý. Không những tôi không bao giờ cảm thấy một chút ước muốn bảo tồn, chống giữ hay nâng đỡ bất cứ cái gì, nhưng tôi có thể nói rằng tôi luôn luôn nhìn vào sự suy đồi như một sự diễn tả chính xác, tuyệt vời và phong phú của cuộc đời khi tăng trưởng.
Thiết tưởng tôi cũng phải thú nhận rằng tôi bị bắt buộc viết bởi vì nó chứng tỏ là lối khai thông duy nhất cho tôi, việc duy nhát xứng đáng với những khả năng của tôi. Tôi đã thử một cách lương thiện mọi ngả đường dẫn đến tự do. Tôi là một kẻ bất tài ngoan cố trong cái được gọi là thế giới thực tế, một kẻ bất tài không phải vì thiếu khả năng. Viết không phải là một cuộc “đào thoát”, một phương tiện trốn tránh thực tế hàng ngày: trái lại, viết có nghĩa là một sự phóng mình sâu hơn nữa xuống hồ ao đen tối nhất – phóng mình về nguồn cội khởi nguyên nơi nước non thường trực đổi mới, nơi thường xuyên có vận hành và chuyển động. Nhìn lại bước tiến trình của nghề nghiệp tôi, tôi nhận thấy mình là một kẻ có thể đảm nhiệm bất cứ công việc nào, bất cứ chức nghiệp nào. Chính sự tẻ nhạt và cằn cỗi của những lối khai thông khác đã đưa tôi tới chỗ thất vọng. Tôi đòi hỏi một lãnh vực trong đó đồng thời vừa có thể là chủ vừa là nô lệ: thế giới nghệ thuật là lãnh vực duy nhất đáp ứng đòi hỏi đó. Tôi đi vào lãnh vực nghệ thuật không có chút tài năng rõ rệt nào, một người viết mới hoàn toàn, bất tài, vụng về, miệng lưỡi dính chặt, hầu như tê liệt vì sợ hãi và nhút nhát. Tôi phải đặt hòn gạch này lên hòn gạch kia, bầy hàng triệu chữ lên giấy trước kia viết một chữ đích thực, chính thức, moi móc từ chính ruột gan tôi lên. Sự nói năng dễ dàng tôi thủ đắc là một điều bất lợi; tôi có tất cả mọi tật xấu của một người học thức. Tôi phải học suy tưởng, cảm nghĩ và nhìn nhận bằng một cách hoàn toàn mới lạ, bằng một cách vô học thức, bằng cách riêng của tôi, là điều táo bạo nhất trên đời. Tôi phải lao mình xuống dòng thác lũ, trong khi biết rằng tôi có thể chìm đắm. ĐẠI ĐA SỐ NGHỆ SĨ LAO MÌNH XUỐNG VỚI PHAO CỨU NGUY QUANH CỔ, VÀ RẤT THƯỜNG KHI CHÍNH CÁI PHAO CỨU NGUY DÌM ĐẮM HỌ. Không người nào tự nguyện dấn mình vào kinh nghiệm lại có thể chết đuối trong đại dương thực tại. Bất cứ sự tiến bộ nào có thể có trong cuộc đời đều không đến qua sự thích nghi mà qua sự liều lĩnh, qua sự tuân theo sức thôi thúc mù quang. “Không có sự liều lĩnh nào tai hại cả”, René Crevel nói, một câu nói mà không bao giờ tôi quên được. Toàn thể luân lý của vũ trụ chứa đựng trong sự liều lĩnh, nghĩa là trong sự sáng tạo từ chỗ nương tựa yếu đuối, mong manh nhất. Lúc khởi đầu sự liều lĩnh này bị lầm coi là ý chí, nhưng với thời gian, ý chí tách rời và sự tiến triển tự động thế chỗ đó, rồi đến lượt nó phải bị tan võ hay bỏ đi và một niềm xác tín mới được thiết lập, không dính dấp gì tới kiến thức, sự khéo léo, kỹ thuật hay đức tin. Bằng cách liều lĩnh người ta đi với tư thế X huyền nhiệm đó của nghệ sĩ, và chính chỗ thả neo này mà không một ai có thể mô tả bằng lời, tuy nhiên vẫn tồn tại và toát ra từ mỗi dòng chữ được viết ra.
Nguồn: Quế Sơn Võ Tánh ấn hành lần thứ nhất 1971, Hồng Hà ấn hành lần thứ hai 1973 tại Sài Gòn./Talawas .
Suy tưởng về kinh nghiệm sáng tác
Giới thiệu - Henry Miller là một nhà văn Minh Triết (Wisdom writer). Văn chương của ông đầy tính chất vũ trụ, đầy hỗn mang sơ khai, sinh động, trào vọt, duy giác, duy nhiên. Henry Miller không muốn viết như một nhà văn, nhưng như một con người tự biểu lộ trong lòng thực tại. Ông nói về Thực Tại và đề tài tối thượng của ông là giải thoát. “Tôi yêu tất cả những gì trôi chẩy.” Henry Miller nhắc lại câu nói của Milton. Ông yêu: dòng sông, ống cống, phún xuất thạch, tinh dịch, sữa, máu, mật, nước tiểu, chữ nghĩa, câu văn… nghĩa là tất cả những gì trôi chẩy.“Tôi yêu tất cả những gì trôi chẩy; ngay cả những giòng kinh nguyệt mang đi những trái trứng hư”. (Tropic of Cancer). Tất cả những gì trôi chẩy đó, là hình ảnh vận hành muôn đời của thế giới. Và Henry Miller, do đó, cũng muốn viết như thế giới chẩy trôi: “Tôi muốn chữ nghĩa của tôi trôi chảy đồng cách mà thế giới chẩy trôi, một vận hành trườn uốn qua vô lượng chiều, trục, xứ sở, phong thổ, trạng huống” (I would like my words to flow among in the same way the world flows along, a serpentine movement through incalculable dimensions, axes, latitudes, climates, conditions – The Wisdom of the Heart). Vả quả thực ông viết ào ào như thác đổ; một bút pháp bất chấp từ vựng, văn phạm, tu từ pháp; một bút pháp đột khởi, trực tiếp, vần vũ, lôi cuốn. Tuy nhiên, ông không thủ đắc bút pháp đó ngay từ lúc khởi nghiệp. Trái lại, ông có “tất cả mọi tật xấu của một người học thức”; xếp đặt hòn gạch nọ lên hòn gạch kia trước khi đạp đổ tất cả để lắng nghe tiếng nói của riêng mình, dàn trải hàng triệu chữ trên giấy trước khi viết được một chữ đích thực, chính thức, “moi móc từ chính ruột gan” mình lên. Qua bài “Suy tưởng về kinh nghiệm sáng tác” trích trong cuốn The Wisdom of the Heart dưới đây, độc giả sẽ thấy bằng cách nào, hay đúng hơn, bằng những thất bại đớn đau nào, Henry Miller khởi đầu đi vào lãnh vực nghệ thuật với “không một chút tài năng rõ rệt nào, một người viết mới hoàn toàn, bất tài, vụng về, miệng lưỡi dính chặt, hầu như tê liệt vì sợ hãi và nhút nhát” lại trở thành bậc thầy, trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật, trong cách sống cũng như trong cách viết, một trong hay ba bốn nhà văn quan trọng nhất như Lawrence Durrell nhận định.
*
Để trả lời một người phỏng vấn, Knut Hamsun có lần đã nói rằng, ông viết để giết thì giờ. Tôi nghĩ rằng dầu ông có thành thực khi khẳng định như vậy đi chăng nữa, ông cũng vẫn lừa dối mình. Viết, như chính cuộc đời là một cuộc du hành khám phá. Cuộc phiêu lưu này là một cuộc phiêu lưu siêu hình: nó là một cách đến gần cuộc đời một cách gián tiếp, thủ đắc một vũ trụ quan toàn diện thay vì bán phần. Nhà văn sống giữa những thế giới thượng đẳng và hạ đẳng: hắn đi trên đường để cuối cùng chính hắn trở thành con đường.
Tôi bắt đầu trong hỗn mang và bóng tối tuyệt đối, trong một vũng lầy hay đầm lầy ý tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm. Ngay cả bây giờ tôi không hề coi tôi như một nhà văn theo nghĩa thông thường của danh từ. Tôi là một người kể chuyện đời hắn, một quá trình càng ngày càng có vẻ vô hạn khi tôi tiếp tục tiến tới. Tựa một cuộc cách mạng thế giới, nó vô tận. Nó là một sự lộn trong ra ngoài, mộc cuộc du hành qua những chiều X, với kết quả: nơi nào dọc đường khám phá người ta phải kể không quan trọng cho bằng chính việc kể lể. Chính đặc tính này về mọi nghệ thuật cho nó một mầu sắc siêu hình, nhấc nó ra khỏi không gian và thời gian và đặt nó vào trung tâm hay phối hợp nó vào trong toàn thể tiến trình vũ trụ. Chính đặc điểm này về nghệ thuật “mang tính cách trị liệu”: ý nghĩa, sự vô mục đích, vô biên.
Từ lúc mới bắt đầu, tôi hầu như đã ý thức sâu xa được rằng không có mục đích nào cả. Tôi chẳng hề hy vọng ôm ấp toàn thể bao giờ mà chỉ đem vào mỗi một đoạn, mỗi một công việc, cái cảm thức về toàn thể trong khi tôi tiếp tục đi tới, bởi vì mỗi ngày tôi đào sâu thêm vào quá khứ, vào tương lai. Cùng với sự bươi đào không cùng, một lòng xác tín vĩ đại hơn đức tin hay lòng tin tưởng phát triển. Tôi càng ngày càng trở nên lãnh đạm với thân phận tôi như một nhà văn, và càng ngày càng tin chắc vào định mệnh tôi như một con người.
Tôi bắt đầu chuyên cần nghiên cứu bút pháp và kỹ thuật của những người tôi đã thán phục và tôn sùng ngày xưa: Nietzsche, Dostoievski, Hamsun và ngay cả Thomas Mann, người mà ngày nay tôi loại bỏ đi như một tay thợ khéo, một tên làm gạch, một con lừa hay một con ngựa chở đồ hăng hái. Tôi bắt chước mọi bút pháp trong niềm hy vọng tìm thấy chìa khóa của sự bí ẩn dầy vò: viết cách nào. Cuối cùng đi tới một kết cục tẻ ngắt, một nỗi thất vọng và tuyệt vọng mà ít người biết tới, bởi không có sự chia cách giữa chính bản thân tôi như một nhà văn và tôi như một con người: thất bại như một nhà văn có nghĩa là thất bại như một con người. Và tôi đã ý thức được rằng tôi không là gì cả - còn tệ hơn không là gì cả - một lượng âm. Chính tại điểm này, giữa biển Sargasso chết chóc, nếu có thể nói như vậy, mà tôi thực sự bắt đầu viết. Tôi viết ào ào, liệng tất cả mọi thứ trên boong xuống biển, ngay cả những thứ tôi yêu thích nhất. Hốt nhiên tôi nghe thấy tiếng nói của chính tôi, tôi phấn khởi: chính bởi sự kiện nó là một tiếng nói riêng biệt, xuất sắc, độc đáo nâng đỡ tôi. Tôi bất cần nếu những điều tốt về tôi có thể coi là dở. Hay và dở bứt khỏi từ vựng của tôi. Tôi nhẩy song phi vào lãnh vực thẩm mỹ, vô luân thường, vô đạo lý, vô dung của lãnh vực nghệ thuật. Chính cuộc đời tôi trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Tôi đã tìm thấy tiếng nói, tôi lại tròn đầy như xưa. Kinh nghiệm ngày giống hệt như điều chúng ta đọc liên quan tới cuộc đời của những kẻ sơ Thiền. Sự thất bại to lớn của tôi tựa như sự toát lược kinh nghiệm của chủng loại: tôi trở nên rồ dại với kiến thức, ý thức được sự hư ảo của tất cả, đập phá tất cả, trở nên thất vọng rồi khiêm tốn, đoạn tôi lao ra khỏi vỏ cứng cố hữu, để khôi phục lại chân thân. Tôi phải đi với miệng vực đoạn nhẩy vào bóng tối.
Bây giờ tôi nói về Thực Tại, nhưng tôi biết không có cách nào chiếm hữu nó trừ phi bằng cách viết. Tôi học ít và có thể thể hiện nhiều hơn: tôi học bằng một vài cách khác, bí ẩn hơn. Càng ngày tôi càng thủ đắc đặc ân trực khởi. Tôi phát triển khả năng tri giác, lãnh hội, phân tích, tổng hợp, xếp loại, thông đạt, diễn tả tất cả ngay lập tức. Yếu tố cơ cấu của sự vật càng ngày càng sẵn sàng tự phát hiện trước mắt tôi. Tôi tránh xa những cách diễn tả minh bạch làm sẵn: cùng với sự đơn giản hóa gia tăng, sự huyền bí tăng gia. Điều tôi biết càng ngày càng có khuynh hướng trở nên bất khả biểu lộ. Tôi sống trong xác tín, một sự xác tín không lệ thuộc vào chứng lý hay đức tin. Tôi hoàn toàn sống cho tôi, không một chút ích kỷ hay vị kỷ. Tối sống đến tận cùng phần đời tôi và như vậy khuyến khích sự phối hợp của sự vật. Tôi tán trợ sự phát triển, mở mang, bành trướng và thoái hóa của vũ trụ, mỗi ngày và bằng mọi cách. Tôi cho tất cả những cái tôi phải cho đi, một cách tự nguyện, và lấy nhiều chừng nào tôi có thể ăn vào. Tôi là một vương tử và đồng thời là một tên hải tặc. Tôi là cung Thiên Bình chêm vào Hoàng Đạo nguyên thủy bằng cách tách Trinh nữ khỏi Bọ Cạp. Tôi khám phá thấy rằng có nhiều chỗ trên thế giới cho tất cả mọi người – những chiều sâu liên không gian vĩ đại, những vũ trụ tự ngã vĩ đại, những đảo vãng lai, cho bất cứ ai đạt tới cá tính. Trên bề mặt nơi những cuộc chiến đấu lịch sử bùng nổ, nơi tất cả mọi sự đều được diễn dịch bằng danh từ tiền tài và thế lực, nơi có thể chen chúc đầy ắp, nhưng cuộc sống chỉ bắt đầu khi người ta tự để mình rớt xuống khỏi bề mặt, khi người ta chấm dứt tranh chấp, lặn xuống và biến mất khỏi tầm mắt. Bây giờ tôi có thể không viết một cách dễ dàng như viết: không còn bất cứ một sự cưỡng ép nào nữa, không còn bất cứ một phương diện trị liệu nào cho nó nữa. Bất cứ việc gì tôi làm đều được làm bởi nguồn hân hoan trào vọt đích thực: Tôi cho những cây trái của tôi rụng rơi như một cây chín mùa. Điều quảng đại độc giả hoặc phê bình gia làm cho nó không liên can gì tới tôi. Tôi không thiết định những giá trị: tôi gạn lọc khơi trong và bồi dưỡng. Không còn gì hơn nữa.
Trạng thái lãnh đạm bay bổng tuyệt vời này là một sự phát triển luận lý của cuộc sống tự kỷ trung tâm. Tôi sống hết những vấn đề xã hội bằng cách chết đi: vấn đề đích thực không phải là sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng của mình hoặc góp phần vào sự phát triển của xứ sở mình mà là khám phá ra định mệnh của mình, và tạo dựng cuộc sống hòa điệu với cái nhịp hướng tâm sâu thẳm tròn vo của vũ trụ. Là có thể dùng danh từ vũ trụ một cách hiên ngang, là dùng danh từ tâm hồn, là đẩy đi những sự vật “tinh thần” – và là lảng tránh những định nghĩa, những sự cách diện, những bằng chứng, những bổn phận. Thiên đàng ở khắp mọi nơi và mọi nẻo đường, nếu ta tiếp tục theo đuổi đủ xa, đều dẫn tới. Người ta có thể đi tới bằng cách trở lui và rồi đi ngang đoạn đi lên rồi đi xuống. Không có sự tiến bộ: chỉ có sự vận hành, di chuyển miên viễn, đi vòng quanh, xoáy trôn ốc, vô tận. Mỗi người có một định mệnh riêng: mệnh lệnh duy nhất là đeo đuổi nó, là chấp nhận nó, bất kể nó dẫn mình tới đâu.
Tôi không có mảy may ý tưởng nào về những cuốn sách tương lai của tôi, ngay cả một ý tưởng để theo một cách trực tiếp. Những đồ biểu và chương trình của tôi là một thứ hướng dẫn mong manh nhất; tôi loại bỏ chúng theo ý muốn, tôi sáng chế, bóp méo, làm biến dạng, nói láo, thổi phồng, phóng đại, đảo lộn và trộn lẫn tùy theo tính chất bất thường chi phối tôi. Tôi chỉ nghe theo bản năng và trực giác của tôi. Tôi không biết gì trước. Tôi thường hạ bút ghi những điều chính tôi cũng không hiểu ất giáp gì cả, an nhiên trong cảm thức rằng sau này chúng sẽ trở nên minh nhiên và có ý nghĩa đối với tôi. Tôi tin vào con người đang viết, chính là tôi, nhà văn. Tôi không tin vào chữ nghĩa, thây kệ dù được nối kết bởi người khéo léo nhất: tôi tin vào ngôn ngữ, là một cái gì ở trên chữ nghĩa chỉ cho một ảo tưởng bất tương ứng về nó: Chữ nghĩa không hiện hữu một cách biệt lập, trừ trong đầu óc những học giả, nhà ngữ nguyên học, ngữ học gia, v.v… chữ nghĩa tách khỏi ngôn ngữ là những sự vật chết, và không sản ra một bí ẩn nào. Một người được phát lộ trong bút pháp hắn, ngôn ngữ mà hắn sáng tạo cho chính hắn. Với người mà tâm thanh tịnh, tôi tin rằng mọi sự đều trong suốt như gương, ngay cả những cảo bản bí truyền nhất. Vì đối với người như thế này, sự huyền nhiệm luôn luôn có đó, nhưng sự huyền nhiệm không huyền bí, nó có tính cách luân lý, tự nhiên, được sắp đặt và được mặc nhiên chấp thuận. Lãnh hội không phải là chọc thủng màn huyền nhiệm mà là chấp nhận nó, một cuộc sống diễm phúc với nó, trong nó, qua nó và bởi nó. Tôi muốn chữ nghĩa của tôi trôi chẩy đồng cách mà thế giới chẩy trôi, một vận hành trườn uốn qua vô lượng chiều, trục, xứ sở, phong thổ, trạng huống. Tôi chấp nhận một cách tiên thiên sự bất lực của tôi trong việc thực hiện một lý tưởng như thế này. Nó tuyệt nhiên không quấy quả tôi một mảy may. Trong ý hướng tối hậu, chính thế giới đầy ắp thất bại là sự biểu lộ hoàn hảo của sự bất toàn, của ý thức về thất bại. Trong sự nhận thức về điều đó, chính sự thất bại bị trừ khử. Tựa thần linh ban sơ của vũ trụ, tựa Tuyệt Đối tự tại, Nhất Thể, Toàn Thể, hóa công, nghĩa là nghệ sĩ, tự biểu lộ mình bằng và qua sự bất toàn. Nó là chất liệu của đời sống, dấu hiệu đích thực của sinh động. Người ta đạt tới gần hơn cái trung tâm của chân lý mà tôi giả thiết là mục tiêu của tối hậu của nhà văn, với điều kiện hắn ngừng tranh chấp, với điều kiện hắn xả ly ý chí. Nhà văn lớn là biểu tượng trung thực nhất của cuộc đời, của cái bất toàn. Hắn di động một cách thoải mái, cho một ảo tưởng về hoàn hảo, từ một trung tâm vô danh xa lạ chắc chắn không là trung tâm não bộ nhưng đích thực là một trung tâm liên kết với nhịp điệu của toàn thể vũ trụ và do có tính chất như cường kiện vững chắc, bất khả lay chuyển, như kiên cố, ngang ngạnh, hỗn loạn, vô cầu, như chính vũ trụ này. Nghệ thuật không giáo huấn gì cả, ngoại trừ ý nghĩa cuộc đời. Tác phẩm vĩ đại thiết yếu phải mờ tối, ngoại trừ cho một thiểu số rất ít, cho những kẻ như chính tác giả được khải ngộ vào huyền nhiệm. Sự Thông tri lúc ấy là tùy phụ: sự tiếp nối miên viễn mới là điều quan trọng. Chỉ với điều này thôi một độc giả chọn lọc mới là điều cần thiết.
Nếu tôi là một nhà cách mạng, như người ta đã nói, tôi là một nhà cách mạng một cách vô thức. Tôi không nổi loạn chống lại trật tự thế giới. “Tôi cách mạng hóa” như Blaise Cendrars nói về mình. Có một sự khác biệt. Tôi có thể sống ở âm cực cũng như ở cực dương. Hiện nay tôi tin rằng mình ở trên cả hai ký hiệu, tạo ra một tỷ lệ cân đối giữa chúng; tỷ lệ tự biểu lộ mình một cách mềm dẻo uyển chuyển, phi đức lý, bằng cách viết. Tôi tin rằng người ta phải vượt lên trên phạm vi và ảnh hưởng của nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ là một phương tiện của đời sống; một đời sống phong phú hơn. Không phải trong chính nó đời sống phong phú hơn. Nó chỉ vạch đường chỉ lối, một cái gì bị bỏ lơi không phải bởi công chúng mà luôn luôn bởi chính nhà văn. Trong khi trở thành một cứu cánh, nó tự làm hỏng nó. Đa số nghệ sĩ làm hỏng cuộc đời bởi chính toan tính bám víu lấy nó. Họ đã bửa trái trứng làm đôi. Mọi nghệ thuật, tôi tin tưởng một cách mãnh liệt, một ngày kia sẽ biến mất. Nhưng nhà nghệ sĩ sẽ tồn tại, và chính cuộc đời sẽ trở thành, không phải “một nghệ thuật”, nhưng nghệ thuật, nghĩa là chắc chắn sẽ và mãi mãi chiếm đoạt môi trường. Trong bất cứ ý nghĩa đích thực nào, chắc chắn chúng ta cũng chưa sống thực. Chúng ta không còn là thú vật nữa, nhưng hiển nhiên chúng cũng chưa là người. Từ buổi bình minh của nghệ thuật, bất cứ một nghệ sĩ vĩ đại nào cũng thường nhắc đi nhắc lại điều đó với chúng ta, nhưng những người hiểu được điều đó thực là hiếm hoi. Một khi nghệ thuật được chấp nhận thực thụ, lập tức nó ngừng hiện hữu. Nó chỉ là một vật thay thế, một ngôn ngữ biểu tượng trưng, cho một cái gì có thể nắm được một cách trực tiếp. Nhưng để cho điều đó trở thành khả thể, con người phải trở thành hoàn toàn tín ngưỡng, không phải một tín đồ, nhưng là một nguyên động đệ nhất, một thần thánh trong thực tế và hành động. Hắn phải trở thành điều đó một cách bất khả kháng. Và trong mọi nẻo ngoẹo ngoặt dọc theo con đường đó, nghệ thuật là một nẻo vinh quang nhất, tràn đầy nhất; có tính cách giáo huấn nhất. Người nghệ sĩ trở thành hoàn toàn ý thức, do đó sẽ ngừng là nghệ sĩ. Và người ta có khuynh hướng nghiêng về ý thức, về cái ý thức mù lòa đó trong ấy không một hình thức hiện tại nào của cuộc đời có thể nẩy nở, ngay cả nghệ thuật.
Với một số người, điều này có vẻ huyền hoặc hóa, nhưng đó là một phán quyết lương thiện của những niềm tin hiện tại của tôi. Dĩ nhiên người ta phải nhớ rằng, có một sự tương phản không thể tránh được giữa sự thực của vấn đề và điều người ta nghĩ, dù nghĩ về mình: nhưng người ta cũng phải nhớ rằng còn có một sự tương phản khác và chính sự thực đó. Giữa chủ quan và khách quan không có sự sai biệt thiết yếu. Tất cả đều như mộng huyễn và ít nhiều trong suốt. Mọi hiện tượng, gồm cả con người và ý nghĩ của hắn về mình, không là gì khác hơn một bản mẫu tự có thể dời chuyển, thay đổi được. Không có sự kiện vững chắc nào để nắm giữ cả. Vì thế, trong khi viết, dầu cho sự vặn vẹo lệch lạc và bóp méo của tôi có cố ý đi chăng nữa, nó không nhất thiết phải ít gần sự thực của sự vật. Người ta có thể tuyệt đối thành thật và chân thành mặc dầu có thể được phép dối trá quá chừng quá đỗi. Tưởng tượng và sáng tác là chất liệu cấu tạo đích thực của cuộc đời. Sự thực không vì lẽ gì mà bị phá rối bởi những rối loạn của tinh thần.
Vì thế, bất cứ hiệu quả nào tôi có thể thủ đắc được bởi phương sách kỹ thuật không bao giờ chỉ là những kết quả đơn thuần của kỹ thuật mà là sự ghi nhận chính xác nhất bởi kim ghi địa chấn của những kinh nghiệm hỗn loạn, đa tạp, huyền bí mà không thể hiểu được mà tôi đã trải qua và trong quá trình viết lách, lại được sống lại một cách khác hẳn, có lẽ còn hỗn loạn hơn, huyền bí hơn, khó hiểu hơn nữa. Cái gọi là trung tâm của sự kiện vững chắc, tạo thành khởi điểm cũng như đích điểm, chôn sâu trong tôi: tôi không thể mất nó, thay đổi nó, che dấu nó, dầu tôi cố gắng thế nào mặc lòng. Tuy nhiên nó đang bị thay đổi mỗi giây mỗi phút chúng ta thở. Vậy thì để ghi nhận nó, người ta phải tạo ra một ảo tưởng song trùng – một ảo tưởng về dừng nghỉ và một về trôi chẩy. Chính sự lường gạt song đối này, nếu có thể nói như vậy, đem lại ảo tưởng về sai lầm: chính sự dối trá này, cái mặt nạ thoảng qua biến hóa này, là yếu tính đích thực của nghệ thuật. Người ta cắm neo trong dòng sông nước chẩy; người ta chấp nhận cái mặt nọ giả trá ngõ hầu phát lộ chân lý.
Tôi thường nghĩ rằng có lẽ một ngày kia tôi sẽ muốn một cuốn sách giải thích lý do tại sao tôi viết những đoạn nào đó trong những tác phẩm của tôi, hoặc có lẽ bất cứ một đoạn nào đó. Tôi tin rằng tôi có thể viết một cuốn sách cỡ lỡn về một đoạn rất ngắn, lựa chọn một cách tình cờ từ tác phẩm của tôi. Một cuốn sách về sự bắt đầu, khởi nguyên, biến hóa, ra đời của nó, về thời gian trôi qua giữa sự nảy sinh của ý tưởng và sự ghi nhận nó, ngày của tuần lễ, tình trạng sức khỏe của tôi, trạng thái tinh thần tôi những sự gián đoạn xẩy ra, những sai biệt nhiều loại của cách diễn tả xẩy ra cho tôi trong quá trình viết lách, những sự thay đổi, điểm bỏ rơi và trong khi trở lại, thay đổi hoàn toàn hướng đi, hoặc điểm tôi đã bỏ rơi một cách khéo léo, tựa một bác sĩ giải phẫu tận lực cứu vãn một việc tệ hại, định quay trở lại và bắt đầu làm lại sau này, nhưng không bao giờ làm vậy, hoặc trở lại và tiếp tục chiều hướng một cách vô ý thức vài cuốn sách sau này, khi hoài niệm về điều đó đã hoàn toàn tan biến. Hoặc tôi có thể lấy một đoạn đối chọi với một đoạn khác, những đoạn mà cặp mắt lạnh lùng của những phê bình gia chụp lấy những mẫu mực nào đó, và hoàn toàn làm cho họ điên đầu, những nhà phê bình đầu óc phân tích, bằng cách chứng minh một đoạn văn có vẻ viết thoải mái lại được hoàn thành trong gò bó rất mực, trong khi đoạn văn khó khăn lại được viết như một cơn gió thoảng, như một suối nước nóng tuôn trào. Hoặc tôi có thể cho thấy một đoạn được hình thành thế nào khi ở trên giường, biến dạng thế nào khi đứng lên và lại thay đổi thế nào lúc ngồi xuống ghi lại. Hoặc tôi có thể nguệch ngoạc vạch ra cho thấy một kích thích xa xôi nhất lại tạo ra một bông hoa nhân loại giống như thật làm sao. Tôi có thể tạo ra một vài danh từ được khám phá ra một cách tình cờ trong khi xé một cuốn sách, cho thấy chúng đã gợi hứng đưa đẩy tôi thế nào – nhưng ai trên đời có bao giờ lại phỏng đoán nổi, bằng cách nào, chúng đã đẩy đưa tôi? Tất cả những điều nhà phê bình viết về một tác phẩm nghệ thuật, mặc dầu được viết khéo nhất, mặc dầu vững chắc nhất, xác đáng nhất, thích hợp nhất, mặc dầu được thực hiện với yêu thương, điều họa biếm, không có nghĩa lý gì khi so với cách cấu tạo thực sự, khởi nguyên đích thực của một tác phẩm nghệ thuật. Tôi nhớ tác phẩm của tôi, chắc chắn không nhớ từng chữ một, nhưng nhớ bằng một cách chính xác, đáng tin cậy hơn; toàn thể tác phẩm của tôi đi tới chỗ giống như một địa thế mà tôi đã vẽ tấm họa đồ kỹ lưỡng, tối đoản, không phải từ bàn giấy với bút và thước, nhưng bằng cách tiếp xúc, bằng cách cúi xuống trên bốn chân, trên dạ dầy, và bò trên mặt đất từng tấc một và bò qua bò lại không biết bao nhiêu lần trong mọi trạng thái khí hậu. Tóm lại, bây giờ tôi gần gũi tác phẩm cũng như khi tôi thực hiện nó vậy – có lẽ gần gũi hơn. Kết luận của một cuốn sách không bao giờ là một cái gì khác hơn một sự thay đổi vị trí thân thể. Nó có thể chấm dứt bằng một nghìn cách khác nhau. Không một phần nhỏ nào của nó kết thúc hoàn toàn: tôi có thể bắt đầu trở lại câu chuyện kể bất cứ điểm nào, tiếp tục, đào kinh rạch, đặt cầu cống, nhà cửa, xưởng máy, reo rắc dân cư khác, động vật và thảo mộc địa phương khác, hoàn toàn đúng như thực vậy. Tôi không vô thủy vô chung, thực thế. Giống hệt như cuộc sống bắt đầu bất cứ lúc nào, qua một tác động thể hiện, tác phẩm cũng vậy. Nhưng mỗi khởi đầu, dù khởi đầu của sách, trang, đoạn, câu hay từ ngữ đều đánh dấu một mối quan hệ sinh tử và chính trong sinh khí trường cửu, phi thời gian và bất biến của tư tưởng và biến cố mà tôi lại nhào xuống mỗi lần. Mỗi dòng chữ liên hệ một cách thiết yếu với cuộc đời của tôi, cuộc đời của tôi mà thôi, dù trong hình thức hành động, biến cố, sự kiện, tư tưởng, cảm xúc, ước muốn, quyền biến, thất bại, mơ mộng, không tưởng, tính bất thường, ngay cả những điều vụn vặt không quan hệ bất tận lướt qua đầu óc giống như những sợi tơ móc của một cái mạng nhện. Không có gì thực sự mơ hồ hay mong manh – ngay cả những điều vô nghĩa cũng bén nhọn, cứng rắn, xác định, vững bền. Tựa con nhền nhện, tôi trở lại công việc hoài hoài, ý thức được rằng lưới nhện tôi đang dệt làm bằng chính bản thể tôi, rằng nó không bao giờ làm tôi thất vọng, không bao giờ khô cạn.
Lúc khởi đầu tôi mơ ước đua tranh với Dostoievski. Tôi hy vọng mang lại cho thế giới những cuộc tranh đấu nội tâm vĩ đại, rối bời, có thể sẽ tàn phá thế giới. Nhưng trước khi đi quá xa, tôi ý thức được rằng chúng ta đã tiến triển tới một điểm vượt rất xa Dostoievski, vượt xa theo nghĩa suy đồi. Với chúng ta, vấn đề tâm hồn đã biến mất, hoặc tự hiện dưới một vài lớp hóa học lệch lạc một cách lạ kỳ. Chúng ta đang giao tiếp với những yếu tố trong suốt như thủy tinh của tâm hồn tán loạn và tan vỡ từng mảnh. Những họa sĩ hiện đại diễn tả tình thế và trạng thái này có lẽ mãnh liệt hơn nhà văn: Picasso là một thí dụ hoàn hảo cho điều tôi muốn nói. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không thể nghĩ đến chuyện viết tiểu thuyết; cũng như không thể tưởng tượng ta có thể đi theo nhiều con đường mù quáng tượng trưng bởi nhiều phong trào văn học ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy bắt buộc một cách hết sức lương thiện, tiếp nhận những yếu tố tản mát và không cân xứng của đời chúng ta – đời sống tâm hồn, không phải đời sống văn hóa, sử dụng chính bản ngã tan nát và tản mát của tôi một cách cũng nhẫn tâm và liều lĩnh như tôi dùng những hoa trôi bèo giạt của thế giới hiện tượng xung quanh. Không bao giờ tôi cảm thấy bất cứ một sự đối kháng hay lo ngại nào đối với tình trạng hỗn loạn tượng trưng bởi những hình thức đang thịnh hành của nghệ thuật: trái lại tôi luôn tiếp đón ân cần những ảnh hưởng tan rã. Trong một thời đại đánh dấu bởi tan rữa, băng hoại dường như là một đức tính đối với tôi đúng hơn là một mệnh lệnh luân lý. Không những tôi không bao giờ cảm thấy một chút ước muốn bảo tồn, chống giữ hay nâng đỡ bất cứ cái gì, nhưng tôi có thể nói rằng tôi luôn luôn nhìn vào sự suy đồi như một sự diễn tả chính xác, tuyệt vời và phong phú của cuộc đời khi tăng trưởng.
Thiết tưởng tôi cũng phải thú nhận rằng tôi bị bắt buộc viết bởi vì nó chứng tỏ là lối khai thông duy nhất cho tôi, việc duy nhát xứng đáng với những khả năng của tôi. Tôi đã thử một cách lương thiện mọi ngả đường dẫn đến tự do. Tôi là một kẻ bất tài ngoan cố trong cái được gọi là thế giới thực tế, một kẻ bất tài không phải vì thiếu khả năng. Viết không phải là một cuộc “đào thoát”, một phương tiện trốn tránh thực tế hàng ngày: trái lại, viết có nghĩa là một sự phóng mình sâu hơn nữa xuống hồ ao đen tối nhất – phóng mình về nguồn cội khởi nguyên nơi nước non thường trực đổi mới, nơi thường xuyên có vận hành và chuyển động. Nhìn lại bước tiến trình của nghề nghiệp tôi, tôi nhận thấy mình là một kẻ có thể đảm nhiệm bất cứ công việc nào, bất cứ chức nghiệp nào. Chính sự tẻ nhạt và cằn cỗi của những lối khai thông khác đã đưa tôi tới chỗ thất vọng. Tôi đòi hỏi một lãnh vực trong đó đồng thời vừa có thể là chủ vừa là nô lệ: thế giới nghệ thuật là lãnh vực duy nhất đáp ứng đòi hỏi đó. Tôi đi vào lãnh vực nghệ thuật không có chút tài năng rõ rệt nào, một người viết mới hoàn toàn, bất tài, vụng về, miệng lưỡi dính chặt, hầu như tê liệt vì sợ hãi và nhút nhát. Tôi phải đặt hòn gạch này lên hòn gạch kia, bầy hàng triệu chữ lên giấy trước kia viết một chữ đích thực, chính thức, moi móc từ chính ruột gan tôi lên. Sự nói năng dễ dàng tôi thủ đắc là một điều bất lợi; tôi có tất cả mọi tật xấu của một người học thức. Tôi phải học suy tưởng, cảm nghĩ và nhìn nhận bằng một cách hoàn toàn mới lạ, bằng một cách vô học thức, bằng cách riêng của tôi, là điều táo bạo nhất trên đời. Tôi phải lao mình xuống dòng thác lũ, trong khi biết rằng tôi có thể chìm đắm. ĐẠI ĐA SỐ NGHỆ SĨ LAO MÌNH XUỐNG VỚI PHAO CỨU NGUY QUANH CỔ, VÀ RẤT THƯỜNG KHI CHÍNH CÁI PHAO CỨU NGUY DÌM ĐẮM HỌ. Không người nào tự nguyện dấn mình vào kinh nghiệm lại có thể chết đuối trong đại dương thực tại. Bất cứ sự tiến bộ nào có thể có trong cuộc đời đều không đến qua sự thích nghi mà qua sự liều lĩnh, qua sự tuân theo sức thôi thúc mù quang. “Không có sự liều lĩnh nào tai hại cả”, René Crevel nói, một câu nói mà không bao giờ tôi quên được. Toàn thể luân lý của vũ trụ chứa đựng trong sự liều lĩnh, nghĩa là trong sự sáng tạo từ chỗ nương tựa yếu đuối, mong manh nhất. Lúc khởi đầu sự liều lĩnh này bị lầm coi là ý chí, nhưng với thời gian, ý chí tách rời và sự tiến triển tự động thế chỗ đó, rồi đến lượt nó phải bị tan võ hay bỏ đi và một niềm xác tín mới được thiết lập, không dính dấp gì tới kiến thức, sự khéo léo, kỹ thuật hay đức tin. Bằng cách liều lĩnh người ta đi với tư thế X huyền nhiệm đó của nghệ sĩ, và chính chỗ thả neo này mà không một ai có thể mô tả bằng lời, tuy nhiên vẫn tồn tại và toát ra từ mỗi dòng chữ được viết ra.
Nguồn: Quế Sơn Võ Tánh ấn hành lần thứ nhất 1971, Hồng Hà ấn hành lần thứ hai 1973 tại Sài Gòn./Talawas .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét