14/7/10

Con đường sáng tạo (9)

Con đường sáng tạo
(Tư tưởng và quan niệm về sáng tác của Nietzsche, Rimbaud, Henry Miller, Schopenhauer, William Faulkner, André Gide, Georges Simenon, Rainer Maria Rilke, Emerson, Thomas Wolfe)

Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệu

Friedrich Nietzsche

Ba biến thái con đường của kẻ sáng tạo


Giới thiệu

“Tôi là con người tiền định chỉ định những giá trị cho muôn ngàn năm. Một người ẩn khuất, bị thúc bách đủ trăm chiều, một người không hoan lạc, đã khước từ mọi tổ quốc, mọi nghỉ ngơi” (Der Wille zur Macht).

Nhận định trên thâu tóm cả cuộc đời và tư tưởng Nietzsche, một trong những triết gia vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng Tây phương, một khuôn mặt định mệnh, cưỡng bách ta phải có những quyết định tối hậu, một người mà tên tuổi một ngày kia sẽ nối kết với những kỷ niệm của một biến cố khủng khiếp, “kỷ niệm của một cơn khủng hoảng độc nhất trong lịch sử của trái đất, của cuộc xô xát sâu xa giữa những ý thức, một nghị quyết chống lại tất cả những gì đã được tin tưởng, yêu sách và thần thánh hóa từ xưa tới nay” (Ecce Homo). Biến cố đó, cơn khủng hoảng đó, cuộc xô xát đó là cuộc “Đảo hoán mọi giá trị” Nietzsche đã thực hiện. Và hiện thân lý tưởng của sự đảo hoán giá trị Nietzsche gọi là kẻ Sáng tạo (der Schaffende). Nietzsche đã khai chiến chống lại siêu hình học, chống lại tư tưởng trừu tượng về hữu thể. Nietzsche thay thế hữu thể học bằng giá trị học (axiologie). Ông khước từ khái niệm, chủ thuyết duy lý, sự áp chế thực tại của tư tưởng, sự đầu độc cuộc đời của luân lý, tôn giáo, sự nghèo nàn và bất lực hóa con người của Thượng Đế. Ông muốn đòi lại coi như sở hữu và sản phẩm của con người tất cả vẻ đẹp, tất cả sự cao quí mà con người đã cho những sự vật thực hay tưởng tượng vay mượn. “Con người trong vai trò thi sĩ, tư tưởng gia, Thượng Đế, tình yêu, sức mạnh – ôi! Hắn đã lạc quyên cho sự vật, để tự làm nghèo mình đi và cảm thấy khốn khổ với lòng đại lượng vương giả xiết bao! Sự khắc kỷ lớn lao nhất của hắn, cho đến giớ, khi hắn ngưỡng mộ hay tôn thờ, là biết giấu đi không cho mình hay rằng chính hắn đã sáng tạo cái mà hắn tôn thờ ngưỡng mộ” (Der Wille zur Macht). Vì “Con người đã cho sự vật giá trị, để tự bảo tồn; chính hắn đã cho sự vật một ý nghĩa – một ý nghĩa nhân loại. Vì lẽ đó hắn được gọi là người – kẻ thẩm định giá trị”.

Thẩm định giá trị là sáng tạo (Schätzen ist schaffen) (Also sprach Zarathustra). Nếu không có sự sáng tạo này “cuộc đời chỉ là một trái hồ đào rỗng ruột”. Vì cuộc sống không ngừng nên sự sáng tạo cũng phải không ngừng và triệt để. Cái mà chúng ta gọi là thế giới, là cuộc đời, chúng ta phải bắt đầu bằng cách sáng tạo nó: lý trí chúng ta, óc tưởng tượng của chúng ta, ý chí chúng ta, tình yêu chúng ta phải trở thành thế giới ấy, cuộc đời ấy! Trước hết những kẻ sáng tạo là những cá nhân. Luôn luôn kẻ tình nhân và kẻ khổ đau sáng tạo. Lửa yêu thương, lửa hận thù, lửa sưởi ấm tâm hồn cháy đỏ trong mọi giá trị. “Cái gì đã cho sự vật mượn một ý nghĩa, một giá trị, một ý vị?” Trái tim đã sáng tạo, đã khát vọng và đã sáng tạo bởi khát vọng. Nó đã tạo ra lạc thú và đau khổ. Nó muốn phiền não chán chê. Chúng ta phải cảm nghiệm và chấp nhận mọi khổ đau mà người và vật đã từng chịu đựng, và chúng ta phải có một mục đích để cho sự khổ đau có một ý nghĩa”. Không những thế chúng ta còn phải “Tạo khổ đau”. Cho mình và cho người khác để khiến họ “có thể vươn tới một cuộc sống cao cả, cuộc sống của kẻ chiến thắng”.

Con đường sáng tạo là con đường cô đơn, trắc trở; trải qua nhiều hóa thân.

Trước hết tinh thần trở thành lạc đà, lạc đà đi vào sa mạc và trở thành sư tử, sau cùng, sư tử trở thành hài nhi. Lạc đà là con vật chở đồ qua sa mạc, trên lưng nó gánh nặng của văn hóa, truyền thống giáo dục: những giá trị cũ. Sư tử là chúa tể sa mạc, con vật hung hăng đập phá những giá trị đã thiết định. Hài nhi là Trò Chơi, là sự hồn nhiên, là bước khởi đầu, là bánh xe quay trên chính mình, sáng tạo những giá trị mới. Ba biến thái trên tương ứng khít khao với sự tiến triển của tư tưởng và tác phẩm Nietzsche.

Năm 1871, Nietzsche viết Khởi nguyên của bi kịch. Ông diễn dịch, phục hồi nghệ thuật và văn minh Hy Lạp trong ánh sáng tư tưởng hai bậc thầy Schopenhauer và Wagner, theo thị quan nghệ thuật. Đó là thời kỳ lạc đà, thời kỳ thẩm mỹ - tâm lý (esthetico – psychologique) với những tác phẩm: Những suy tưởng phi thời; David Strauss, nhà văn và kẻ nhiệt tin (1873), Schopenhauer nhà giáo dục (1874), Richard Wagner ở Bayreuth (1876).

Năm 1878 bắt đầu giai đoạn sư tử, giai đoạn khoa học – lột mặt nạ (scientico - démystificatrice), phê phán mọi giá trị theo thị quan khoa học duy nghiệm, giai đoạn bất nhẫn, đau yếu, tàn bạo: “Không thể nào đọc được! Không thể nào viết được, trừ họa hoằn! Không giao thiệp với ai! không thể nào nghe được âm nhạc!” Đó là thời kỳ của những tác phẩm bút chiến dữ dội: Phàm phu – quá phàm phu (1878), Viễn khách và bóng hình mình (1880), Bình minh (1884).

Năm 1882, tác phẩm Tri thức hân hoan mở đầu cho giai đoạn cuối cùng: giai đoạn hài nhi, khẳng định mọi sự và sáng tạo giá trị mới theo thị quan Phục hồi vĩnh cửu với Zarathustra đã nói như thế (1883 - 85), Bên kia Thiện Ác (1886), Phổ hệ luân lý (1887), Trường hợp Wagner, Hoàng hôn của những thần tượng, Phản vương, Ecce Homo và Nietzsche chống Wagner (1888). Sau đó là mười năm im lặng câm nín cho đến ngày nhắm mắt. Như thế, trong khoảng thời gian gần hai mươi năm, Nietzsche đã tạo ra một tác phẩm tuyệt vời, gây một cơn chấn động bửa đôi lịch sử tâm linh Tây Phương.

Siêu sử bắt đầu.

La surhistoire commence.

Bắt đầu như thế nào, bắt đầu từ bao giờ? Hỡi kẻ sáng tạo hãy trả lời câu hỏi đó!


*


Về ba biến thể

Ta sắp thuyết minh cho các ngươi về ba biến thái của tinh thần: cách nào tinh thần trở thành lạc đà, cách nào lạc đà trở thành sư tử, và cuối cùng cách nào sư tử trở thành hài nhi.

Có biết bao gánh nặng dành cho tinh thần, cho tinh thần dũng mãnh và kiên trì mà sự kính trọng ngự trị: dũng lực của nó khẩn nài những gánh nặng nặng nề nhất.

Có gì nặng nề đâu? Tinh thần dũng mãnh hỏi: rồi nó quì xuống như con lạc đà và muốn người ta chồng chất nặng.

Đâu là gánh nặng nề nhất, hỡi người anh hùng? Tinh thần dũng mãnh hỏi, để ta chồng chất lên ta và để cho sức mạnh của ta thỏa nguyện.

Há chẳng phải thế này: tự hạ mình để làm đau nhức lòng kiêu hãnh mình? Làm lóe lên cơn cuồng điên của mình để hiến minh triết mình thành trò cười?

Hoặc phải chăng là thế này: bỏ rơi chính nghĩa vào lúc nó mừng chiến thắng? Trèo lên núi cao để cám dỗ ma vương?

Hay là thế này: dinh dưỡng bằng trái dẻ rừng vả cỏ rau trí thức và chịu đói khát trong tâm hồn vì tình yêu chân lý?

Hoặc là thế này: đau bệnh và đuổi về những kẻ chăm sóc, kết bạn với những kẻ điếc không bao giờ nghe thấy điều bạn muốn?

Hoặc là thế này: yêu kẻ khinh bỉ ta và chia tay cho ma quỉ lúc nó muốn nhát ta?

Tinh thần dũng mãnh gánh vác tất cả những gánh nặng đó; như con lạc đà ngay sau khi được chồng chất nặng vội vã hướng về sa mặc, cũng thế tinh thần vội vã hướng về sa mạc của mình.

Nhưng trong thẳm cùng sa mạc tịch liêu nhất viên thành biến thể thứ hai: nơi đây tinh thần trở thành sư tử; nó muốn chinh phục tự do và làm chủ sa mạc của chính mình.

Nó tìm kiếm nơi đây bậc thầy cuối cùng của nó; nó muốn kẻ thù của bậc thầy này và cũng như kẻ thù của thần thánh cuối cùng của nó; nó muốn tranh thắng với con rồng vĩ đại.

Con rồng vĩ đại mà tinh thần không muốn gọi là thần thánh cũng chẳng muốn tôn là thầy là gì? “Mi phải” là tên gọi của con rồng vĩ đại. Nhưng tinh thần của sư tử nói: “Ta muốn”.

“Mi phải” rình rập nó bên đường, lấp lánh ánh vàng dưới lớp vỏ hàng ngàn vẩy và trên mỗi cái vẩy chói sáng bằng những chữ rực vàng: “Mi phải!”.

Những giá trị ngàn đời chói sáng trên những vẩy này và con rồng mạnh mẽ nhất trong những con rồng nói thế này: “Giá trị của mọi sự chói sáng trên ta”.

Tất cả mọi giá trị đều đã được sáng tạo, và tất cả mọi giá trị đã được sáng tạo là ta. Quả thực, không được quyền có thêm “Ta muốn” nữa! Con rồng nói như vậy.

Hỡi anh em, tại sao lại cần sư tử của tinh thần? Con vật mạnh mẽ khắc kỷ và khuất phục chưa đủ sao?

Sáng tạo những giá trị mới, - ngay cả con sư tử cũng chưa đủ khả năng: nhưng trở nên thung dung cho sự sáng tạo mới, - đó là điều quyền năng con sư tử có thể.

Tự giải phóng, đối trị một tiếng “Không” thiêng liêng ngay cả với bổn phận: hỡi anh em, đó là chức phận thuộc sư tử.

Chinh phục quyền sáng tạo những giá trị mới, - đó là một cuộc chinh phục khủng khiếp cho một tinh thần kiên nhẫn và cung kính. Quả thực, đó là một hành động cướp bóc và việc thích hợp với một con vật săn mồi.

Ngày xưa nó yêu chuộng: “Mi phải” như tài sản thiêng liêng nhất của nó: bây giờ nó phải tìm ảo tưởng và sự chuyên chế, ngay cả trong cái thiêng liêng nhất, ngõ hầu bảo đảm tự do của nó nhờ vào tình yêu của nó: phải có một con sư tử cho một hành động cướp bóc này,

Nhưng hãy nói cho ta biết, hỡi anh em, đứa hài nhi có thế làm được điều gì mà con sư tử không làm được? Tại sao con sư tử tàn bạo phải trở thành hài nhi?

Hài nhi là hồn nhiên và quên lãng, một khởi đầu mới mẻ và một trò chơi, một bánh xe quay trên chính mình, một nguyên động đệ nhất, một tiếng “Ừ” thiêng liêng.

Vâng, để cho trò chơi sáng tạo, hỡi anh em, cần phải có tiếng “Ừ” thiêng liêng: chính ý chí nó là điều bây giờ tinh thần muốn, chính thế giới của nó là cái mà kẻ lạc lõng bơ vơ ở đời muốn tiếp thu.

Ta đã trần thuyết cho anh em ba biến thể của tinh thần: cách nào tinh thần trở thành lạc đà, cách nào lạc đà trở thành sư tử, và cách nào cuối cùng sư tử thành hài nhi.

Zarathustra đã nói như vậy. Và trong thời gian đó người tạm lưu lại một thành phố mà người ta gọi là Con Bò Cái nhiều mầu.


Von den drei Verwandlungen

Drei Verwandlungen nenne ich euch des Geistes: wie der Geist zum Kamele wird, und zum Löwen das Kamel, und zum Kinde zuletzt der Löwe.

Vieles Schwere gibt es dem Geiste, dem starken, tragsamen Geiste, dem Ehrfurcht innewohnt: nach dem Schweren und Schwersten verlangt seine Stärke.

Was ist schwer? So fragt der tragsame Geist, so kniet er nieder dem Kamele gleich, und will gut beladen sein.

Was ist das Schwerste, ihr Helden? So fragt der tragsame Geist, daß ich es auf mich nehme und meiner Stärke froh werde.

Ist es nicht das: sich erniedrigen, um seinem Hochmut wehe zu tun? Seine Torheit leuchten lassen, um seiner Weisheit zu spotten?

Oder ist es das: von unserer Sache scheiden, wenn sie ihren Sieg feiert? Auf hohe Berge steigen, um den Versucher zu versuchen?

Oder ist es das: sich von Eicheln und Gras der Erkenntnis nähren und um der Wahrheit willen an der Seele Hunger leiden?

Oder ist es das: krank sein und die Tröster heimschicken und mit Tauben Freundschaft schlieBen, die niemals hören, was du willst?

Oder ist es das: in schmutziges Wasser steigen, wenn es das Wasser der Wahrheit ist, und kalte Frösche und heiBe Kröten nicht von sich weisen?

Oder ist es das: die lieben, die uns verachten, und dem Gespenste die Hand reichen, wenn es uns fürchten machen will?

Alles dies Schwerste ninmt der tragsame Geist auf sich: dem Kamele gleich, das belanden in die Wüste, also eilt er in seine Wüste.

Aber in der einsamsten Wüste geschieht die zweite Verwandlung: zum Löwen wird hier der Geist, Freiheit will er sich erbeuten und Herr sein in seiner eignen Wüste.

Seinen letzten Herrn sucht er sich hier: Feind will er ihm werden und scinem letzten Gotte, um Sieg will er mit dem groBen Drachen ringen.

Welches ist der groBe Drache, den der Geist nicht mehr Herr und Gott heßen mag? "Du sollst" heiBt der große Drache. Aber der Geist des Löwen sagt “Ich will”.

“Du sollst" liegt ihm am Wege, goldfunkelnd, ein Schuppentier, und an jeder Schuppe glänzt golden "Du sollst!”.

Tausendjährige Werte glänzen an diesen Schuppen, und also spricht der mächtigste aller Drachen: “Aller Wert der Dinge – der glänzt an mir.”

“Aller Wert ward schon geschaffen, und aller geschaffene Wert – das bin ich. Wahrlich, es soll kein “Ich will” mehr geben!” Also spricht der Drache.

Meine Bruder, wozu bedarf es des Löwen im Geiste? Was genügt nich das lastbare Tier, das entsagt und ehrfürchtig ist?

Neuw Werte schaffen – das vermag auch der Löwe noch nicht: aber Freiheit sich schaffen zu neuem Schaffen – das vermag die Macht des Löwen.

Freiheit sich schaffen und ein heiliges Nein auch vor der Pflicht: dazu, meine Brüder, bedarf es des Löwen.

Recht sich nehmen zu neuen Werten – das ist das furchtbarste Nehmen für einen tragsamen und ehrfürchtigen Geist. Wahrlich, ein Rauben ist es ihm und eines raubenden Tieres Sache.

Als sein Heiligstes liebte er einst das “Du solls”: nun muß er Wahn und Willkür auch noch im Heiligsten finden, daß er sich Freiheit raube von seiner Liebe: des Löwen bedarf es zu diesem Raube.

Aber sagt, meinn Brüder, was vermag noch das Kind, das auch der Löwe nicht vermochte? Was muß der raubende Löwe auch noch zum Kinde werden?

Unschuld ist das Kind und Vergessen, ein Neubeginnen, ein Spiel, ein aus sich rollendes Rad, eine erste Bewegung, ein heiliges Ja–sagen.

Ja, zum Spiele des Schaffens, meine Brüder, bedarf es eines heiligen Ja–sagens: seinen Willen will nun der Geist, seine Welt gewinnt sich der Weltverlorene.

Drei Verwandlungen nannte ich euch des Geistes: wie der Geist zum Kamele ward, und zum Löwen das Kamel, und der Löwe zuletzt zum Kinde.

Also sprach Zarathustra. Und damals weilte er in der Stadt, welche genannt wird: Die bunte Kuh.


*


Về con đường của kẻ sáng tạo

Bạn muốn đi vào trong cô đơn, hỡi người anh em? Bạn muốn tìm đường dẫn về chính mình? Xin hãy dừng chân giây lát và lắng nghe ta.

“Kẻ nào tìm kiếm sẽ hư mất dễ dàng. Tất cả cô đơn đều lầm lỗi”: bầy thú vật nói như thế. Và lâu nay bạn đã thuộc về bầy thú.

Ngay chính trong bạn nữa, tiếng nói của bầy thú hãy còn vang vọng. Và khi bạn nói: “Ta không chia sẻ ý thức với người nữa,” thì đó sẽ là lời than thở và nỗi đớn đau.

Đây, chính cái ý thức cộng đồng ấy đã sinh ra niềm đau đớn này và ánh sáng cuối cùng của ý thức hãy còn soi tỏ nỗi phiền não bạn.

Nhưng bạn muốn đi theo con đường của nỗi phiền não bạn, con đường dẫn về chính mình. Vậy hãy cho ta thấy bạn có đủ quyền uy và sức mạnh.

Bạn có phải là một sức mạnh mới và một quyền uy mới? Một nguyên động đệ nhất? Một bánh xe quay trên chính mình? Bạn có thể cưỡng bức những vì sao châu tuần quanh bạn?

Than ôi! Biết bao tham muốn hướng về những đỉnh cao! Bao dao động của những kẻ nhiều xa vọng. Hãy cho ta thấy bạn không phải là kẻ tham lam cũng chẳng phải là kẻ nhiều xa vọng!

Than ôi! Biết bao tư tưởng vĩ đại của tác động không hơn bào ảnh bọt bèo. Chúng phồng lên và tan vỡ còn nhanh hơn hết nữa.

Bạn nói bạn giải thoát! Ta muốn biết tư tưởng chủ yếu của bạn chứ không muốn biết rằng bạn đã thoát khỏi một cái ách.

Bạn có phải là kẻ có quyền thoát khỏi ách không? Có những kẻ đánh mất giá trị cuối cùng của họ khi rũ bỏ ách phục tòng.

Giải thoát khỏi cái gì? Điều đó không liên quan gì tới Zarathustra! Nhưng con mắt sáng ngời của bạn phải báo gì cho ta biết: giải thoát để làm gì?

Bạn có kế hoạch định cho chính mình điều thiện ác của chính bạn, và treo ý chí của bạn trên đầu mình như một luật lệ chăng? Bạn có thể là phán quan của chính luật lệ bạn chăng?

Thật là khủng khiếp khi ở một mình với phán quan và kẻ hành hình của chính luật lệ mình. Bởi thế một vì sao lao vào thinh không và vào cơn gió lạnh của cô đơn.

Hôm nay bạn hãy còn đau khổ vì đám đông, bạn kẻ độc nhất: hôm nay lòng can đảm và hy vọng của bạn hãy còn nguyên vẹn.

Nhưng một ngày kia bạn sẽ chán nỗi cô đơn của bạn, lòng kiêu hãnh của bạn cúi đầu và lòng can đảm của bạn nghiến răng. Một ngày kia bạn sẽ la lên: “Ta cô đơn!”.

Một ngày kia bạn sẽ không nhìn thấy cái cao cả trong bạn nữa, và cái thấp hèn sẽ rất gần kề. Ngay cả điều trác tuyệt của bạn cũng khiến bạn sợ hãi như một bóng ma. Một ngày kia bạn sẽ la lên: “Tất cả đều sai lầm!”.

Có những tình cảm muốn giết chết kẻ cô đơn: nếu chúng không đạt mục đích, thì chính chúng phải hủy hoại nhau! Nhưng bạn có thể là kẻ sát nhân chăng?

Bạn ơi, bạn đã hiểu chữ “khinh bỉ” là thế nào chưa? Và nỗi giày vò của công lý bạn buộc bạn phải công bình đối với những kẻ khinh bỉ bạn?

Bạn ép buộc nhiều người phải đổi ý kiến về bạn quá; họ oán hận bạn vô cùng. Bạn lại gần họ và bạn đi qua; họ sẽ không bao giờ tha thứ bạn đâu.

Bạn vượt quá họ: nhưng bạn càng lên cao, con mắt của những kẻ tị hiềm càng nhìn thấy bạn nhỏ bé đi. Và, kẻ bay lên cao nhất chính là kẻ người ta khinh ghét nhất.

“Làm sao các người có thể thành công bình đối với ta! – bạn sẽ phải nói như vậy. – Ta chọn cho ta sự bất công của các ngươi, như phần dành cho ta vậy.

Bất công và rác rưởi, đó là những cái họ ném với theo kẻ cô đơn: tuy nhiên, bạn ơi, nếu bạn muốn là một vì sao, thì bạn phải soi sáng họ dù sao mặc lòng!

Và hãy coi chừng những kẻ tốt và những kẻ công chính! Họ muốn đóng đinh những kẻ sáng tạo ra đức hạnh mình, - họ ghét kẻ cô đơn.

Hãy coi chừng cả sự hồn nhiên thánh thiện nữa! Tất cả cái gì không đơn giản đối với nó đều trái luân thường đạo lý; nó cũng muốn đùa rỡn với lửa – lửa của những đống củi thiêu đốt tội nhân.

Và coi chừng những thái quá của tình yêu bạn! Vội vã thay kẻ cô đơn chìa tay về phía người đầu tiên gặp gỡ.

Có rất nhiều kẻ bạn không được chìa tay ra mà chỉ có thể giơ chân: và ta còn muốn chân bạn phải có móng vuốt nữa.

Nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất bạn có thể gặp bao giờ cũng sẽ là chính bạn; bạn rình rập bạn trong tận cùng cốc thâm sơn.

Cô đơn, bạn đi theo con đường dẫn về chính bạn! và con đường của bạn vượt qua trước bạn và trước bầy quỉ của bạn.

Bạn sẽ dị đoan với chính bạn, phù thủy và thầy bói, điên cuồng và bất tín, trái luân thường và hiểm độc.

Bạn phải muốn tự thiêu trong chính ngọn lửa của bạn: làm sao bạn muốn đổi mới mà trước hết lại không hóa thành than!

Cô đơn, bạn đi theo con đường của kẻ sáng tạo: bạn muốn tạo ra một thần thánh và bảy con quỉ của bạn!

Cô đơn, bạn đi theo con đường của tình nhân: bạn yêu chính bạn, vì lẽ đó bạn khinh bỉ bạn, như chỉ những kẻ tình nhân biết khinh bỉ.

Kẻ tình nhân muốn sáng tạo, bởi hắn khinh bỉ! Biết gì về tình yêu, kẻ không biết khinh bỉ chính cái mình yêu cầu.

Hãy đi vào nỗi cô đơn của bạn, hỡi người anh em, với tình yêu của bạn và ý chí sáng tạo của bạn; vào buổi xế chiều công lý sẽ khập khễnh lết lê theo bạn.

Hãy đi vào nỗi cô đơn của bạn, với nước mắt ta, hỡi người anh em. Ta yêu kẻ muốn sáng tạo vượt quá mình và tàn tạ như vậy.”

Zarathustra đã nói như thế.


Vom Wege des Schaffenden

Willst du, mein Bruder, in die Wereinsamung gehen? Willst du den Weg zu dir selber suchen? Zaudere noch ein wenig und höre mich.

“Wer sucht, der geht leicht selber verloren. Alle Vereinsamung ist Schuld”: Also spricht die Herde. Und du gehörtst lange zur Herde.

Die Stimme der Herde wird auch in dir noch tönen. Und wenn du sagen wirst: “ich habe nicht mehr ein Gewissen mit euch”, so wird es eine Klage und ein Schmerz sein.

Siehe, diesen Schmerz selber gebar noch das eine Gewissen: und dieses Gewissens letzter Schimmer glüht noch auf deiner Trübsal.

Aber du wills den Weg deiner Trübsal gehen, welches ist der Weg zu dir selber? So zeige mir dein Recht und deine Kraft dazu!

Bist du eine neue Kraft und ein neues Recht? Eine erste Bewegung? Ein aus sich rollendes Rad? Kannst du auch Sterne zwingen, daß sie um dich sich drehen?

Ach, es gibt so viel Lüsternheit nach Höhe! Es gibt so viel Krämpfe der Ehrgeizigen! Zeige mir, daß ku keiner der Lüsternen und Ehrgeizigen bist!

Ach, es gibt so viel große Gedanken, die tun nicht mehr als ein Blasebalg: sie balsen auf und machen leerer.

Frei nennst du dich? Deinen herrschenden Gedanken will ich hören und nicht, daß du einem Joche entronnen bist.

Bist du ein solcher, der einem Joche entrinnem durfle? Es gibt manchen, der seinen letzten Wert wegwarf, als er seine Dienstbarkeit wegwarf.

Frei wovon? Was schiert das Zarathustra! Hell aber soll mir dein Auge kunden: frei wozu?

Kannst du dir selber dein Böses und dein Gutes geben und deinen Willen über dich aufhängen wie ein Gesetz? Kannst du dir selber Richter sein und Rächer deines Gesetzes?

Furchtbar ist das Alleinsein mit dem Richter und Rächer des eignen Gesetzes. Also wird ein Stern hinausgeworfen in den öden Raum und in den eisigen Atem des Alleinseins.

Heute noch leidest du an den Vielen, du Einer: heute noch hast du deinen Mut ganz und deine Hoffnungen.

Aber einst wird dich die Einsamkeit müdemachen, einst wird dein Stolz sich krümmen und dem Mut knirschen. Schreien wirst du einst “ich bin allein!”.

Einst wirst du dein Hohes nich mehr sehn und dein Niedriges allzunahe; dein Erhabnes selbst wird dich fürchten machen wie ein Gespenst. Schreien wirst du einst: “Alles ist falsch!”.

Es gibt Gefühle, die den Einsamen töten wollen; gelingt es ihnen nicht, nun, so müssen sie selber sterben! Aber vermagst du das, Mörder zu sein?

Kennst du, mein Bruder, schon das Wort “Verachtung”? Und die Qual deiner Gerechtigkeit, solchen gerecht zu sein, die dich verachten?

Du zwingst viele, über dich umzulernen; das rechnen sie dir hart an. Du kamst ihnen nahe und gingst doch vorüber: das verzeihen sie dir niemals.

Du gehst über sie hiaus: aber je höher du steigst, um so kleiner sieht dich das Auge des Neides. Am meisten aber wird der Fliegende gehaßt.

“Wie wolltet ihr gegen mich gerecht sein!” - “mußt du sprechen” – ich erwähle mir eure Ungerchtigkeit als den mir zugemessnen Teil.”

Ungerechtigkeit und Schmutz werfen sie nach dem Einsamen: aber, mein Bruder, wenn du ein Stern sein willst, so mußt du ihnen deshalb nicht weniger leuchten!

Und hüte dich vor den Guten und Gerechten! Sie kreuzigen gerne die, welche sich ihre einge Tugend erfinden, - sie hassen den Einsamen.

Hüte dich auch vor der heiligen Einfalt!

Alles ist ihr unheilig, was nicht einfältig ist; sie spielt auch gerne mit dem Feuer – der Scheiterhaufen.

Und hüte dich auch vor den Anfällen deiner Liebe! Zu schnell streckt der Einsame dem die Hand entgegen, der ihm begegnet.

Manchem Menschen darfst du nich die Hand geben, sondern nur die Tatze: und ich will, daB deine Tatze auch Krallen habe.

Aber der schlimmste Feind, dem du begegnen kannst, wirst du immer dir selber sein; du selber lauerst dir auf in Höhlen und Wäldern.

Einsamer, du gehst den Weg zu dir selber! Und an dir selber führt dein Weg vorbei, und an deinen sichen Teufeln!

Verbrennen mußt du dich wollen in deiner eignen Flamme: wie wolltest du neu werden, wenn du nicht erst Asche geworden bist!

Einsamer, du gehst den Weg des Schaffenden: einen Gott willst du dir schaffen aus deinen sieben Teufeln!

Einsamer, du gehst den Weg des Liebenden: dich sellber liebst du und deshalb verachtest du dich, wie nur Liebende verachten.

Schaffen will der Liebende, weil er verachtet! Was weiß der von Liebe, der nicht gerade verachten mußte, was er liebte!

Mit deiner Lieber gehe in deine Vereinsamung und mit deinem Schaffen, mein Bruder; und spät erst wird die Gerechtigkeit dir nachhinken.

Mit meinen Tränen gehe in deine Vereinsamung, mein Bruder. Ich liebe den, der über sich selber hinaus schaffen will und so zugrunde geht.

Also sprach Zarathustra.

Nguồn: Quế Sơn Võ Tánh ấn hành lần thứ nhất 1971, Hồng Hà ấn hành lần thứ hai 1973 tại Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét