23/4/13

Mẹ & ngọn gió tháng Tư




Đất nước những ngày tháng Tư
Có người vui
Có người buồn
Có  người dửng dưng 
Có  người lặng im
nhìn vào khoảng không trước mặt

Chiến tranh đã đi qua lâu rồi
Có người vênh vang nói về chiến thắng
hả hê là người của bên "thắng cuộc "
Có người trầm ngâm nhớ về những năm tháng cũ
Khi mình   là  " bên  thua cuộc "
Có người khẳng định mình
Chẳng thuộc về bên thua hay thắng
Họ xếp mình vào " bên bỏ cuộc "
Cuộc sống còn nhiều thứ phải lo trước mắt
chẳng hơi đâu đào bới lại lịch sử

Đất nước những ngày tháng Tư
Có người vênh vang  reo mừng chiến thắng 
Có người  dửng dưng 
Có người yên lặng trầm ngâm

Có người mẹ già
 âm thầm
Cắm cây nhang nơi đầu ngõ
Khấn hương hồn đứa con
đã  chết trận
Không tìm được xác
Hãy nhớ lối tìm về
Có bát cơm trắng
Mẹ đợi  con   về
Đã mấy mươi năm 

Có ngọn gió tháng Tư
hắt hiu
thổi ngang qua
nỗi buồn của Mẹ

Tran hodung. Những ngày tháng Tư (1975-2013)

6 nhận xét:

  1. Những "người vênh vang nói về chiến thắng" bây giờ chỉ còn là nhân viên của bộ máy tuyên truyền thôi THD ơi!, Cái xót xa của VN có lẽ là "bên bỏ cuộc" cũng khá đông người, Vào những ngày này, gió tháng tư không chỉ "thổi ngang qua nỗi buồn của Mẹ" đâu bạn ạ!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh HN đã ghé thăm & chia sẻ. Chẳng hiểu sao , cứ thấy lòng mình nặng trĩu vào những ngày tháng Tư này . Chúc anh vui khỏe !

      Xóa
  2. Cảm ơn vì được đọc bài thơ rất hay của bạn .
    Chúc thường an
    Quí mến !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh CT ghé thăm nhà . Chúc an vui !

      Xóa
  3. Sau cuộc cướp quyền cơ hội tháng 8/1945 là cải cách ruộng đất, hàng triệu người có công bị tắm máu trong cải cách ruộng đất thật man rợ. Rồi 30/4 giải phóng Miền Nam. Giải phóng ai đây ? Khi hai bên chiến tuyến là anh bắn em, cha bắn con, cháu bắn chú…. Cùng tông tộc Việt giương súng bắn nhau. Sau hậu chiến, không tắm máu, nhưng hàng triệu gia đình ly tán. Hàng vạn nhân mạng bị đọa đầy trong lao tù khủng khiếp. Đối kháng và thù hận ngập tràn. 38 năm đã trôi qua, hàng triệu liệt sĩ đã ngã xuống. Dù là bên nào thì đằng sau một cái chết ấy cũng kéo theo một cái chết về phần hồn của một người mẹ, một người vợ, một người cha, một người con… Thế nhưng 38 năm rồi người được nén nhang, kẻ nằm nơi cô quạnh hoang vắng. Cùng là người Mẹ Việt Nam, người Vợ Việt Nam, nhưng trớ trêu thay, cùng một bầu trời, cùng một nỗi đau mất mát, nhưng lại không được chùng cùng sự sẻ chia. Kẻ được công khai nơi chốn thắp hương. Người âm thầm tủi hổ thắp trộm nén tâm nhang. Thống nhất để làm gì đây khi lòng người còn mãi ly tan, bởi đố kỵ, bởi hận thù, bởi lối tuyên truyền mị dân.
    Càng ngày cuộc sống của người dân Việt càn bị đẩy sâu trong vùng sợ hãi bởi đọa đày của mọi thứ độc đoán chuyên quyền.
    Trong cơn tang thương tộc Việt, “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”, chúng ta mang danh lớp người đi trước sẽ để lại gì đây cho hậu thế noi theo ?. Thờ ơ, im lặng lúc này là có tội.
    Một Bà Lão ngu ngơ, chả mong gì hơn. Một kẻ muôn thuở “nhà quờ”, sinh ra và lớn lên bên cạnh “Rốn Rùa”, nhưng chưa bao giờ dám nhận là “Người Hà nội”. Tôi chỉ biết mang cánh chim từ quy buông giọng thương đau, để kêu gọi yêu thương hãy thức dậy trong trái tim những người quanh tôi. Xin hãy bớt đi đố kỵ hẹp hòi, để thương yêu nhau hơn. Xin hãy bao dung, độ lượng để xích lại gần nhau, để nắm chặt tay nhau trong yêu thương cho vơi đi khổ đau đang ngập ngụa trong đời.
    Lại một 30/4 sắp đến, đọc lại “chuyện hai người lính” được lưu truyền từ rất lâu, để ngấm sâu hơn nỗi đau của chinh chiến, ly tan, đổ máu và hận thù. Xin thắp một nén nhang ghi lòng tưởng nhớ, rằng: Người chết nằm xuống để cho những người còn sống hãy sống tốt với nhau hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn BL đã ghé thăm & chia sẻ. Chúc thường an !

    Trả lờiXóa