20/3/14

‘Tôi ký lệnh trừng phạt kinh tế Nga’


‘Tôi ký lệnh trừng phạt kinh tế Nga’
 
Cập nhật: 15:48 GMT - thứ năm, 20 tháng 3, 2014
Tổng thống Obama nói ông vừa ký lệnh trừng phạt Nga

Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama họp báo để tuyên bố ông vừa ký lệnh đặc biệt không chỉ trừng phạt các cá nhân mà cả những ngành kinh tế Nga ủng hộ cho cuộc hành động của Nga ở Ukraine.
Ông cũng nói về quyết tâm của Mỹ ủng hộ Kiev và lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để ly khai Ukraine nhằm gia nhập Liên bang Nga là ‘phi pháp’.
 
Nói về cuộc khủng hoảng Crimea rằng “cả thế giới đang quan sát với sự lo ngại” ông nói hoạt động ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga “vẫn tiếp tục” nhưng muốn thấy Nga “có hành động giải tỏa căng thẳng”. Nếu không, nước này “sẽ tiếp tục bị cô lập”, theo lời Tổng thống Obama.
Hoa Kỳ cũng nêu ra ngân hàng Nga là Bank Rossiya bị trừng phạt vì đã "ủng hộ các quan chức" có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng.
Trước đó, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trả lời Quốc hội nước này nói rằng, thực tế chính trị hiện nay có nghĩa là “khối G8 đã không còn tồn tại”.
Sau khủng hoảng Crimea, khối các nước công nghiệp phát triển đã không muốn tham gia họp G8 gồm cả Nga.
Như thế, Nga đã bị loại khỏi khối này mà nay chỉ còn là G7.
Bà Merkel cũng nói với các dân biểu Quốc hội Liên bang Đức ở Berlin trong ngày rằng Nga sẽ tiếp tục bị EU trừng phạt nếu không có biện pháp giảm căng thẳng ở Crimea.
Trước đó, Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, còn EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.
Trong diễn biến mới nhất, các nhóm vũ trang nói tiếng Nga đã chiếm hai căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea hôm thứ Tư.
Tối hôm nay, các lãnh đạo EU sẽ họp tại để bàn cách phối hợp cách đáp trả hành động can thiệp của Nga ở Crimea.
Cũng trong ngày 20/3/2014, Hạ viện Nga tức Duma thông qua hiệp ước thu nhận về Crimea sau động tác của Tổng thống Vladimir Putin công nhận Cộng hòa Crimea 'độc lập'.
Bà Merkel nói rằng khối G8 coi như không còn tồn tại

Dự kiến vào thứ Sáu 21/3 này, Thượng viện Nga sẽ phê chuẩn hiệp ước này, chính thức biến Crimea thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga.

'Đột nhập êm thấm'

Theo biên tập viên kỳ cựu của BBC, ông John Simpson viết từ Crimea thì toàn bộ quá trình 'xâm lặng êm thấm' của Nga với Crimea đã được chuẩn bị từ tháng 2.
Khi đó, hàng nghìn quân Nga được tăng viện đã lặng lẽ tới các căn cứ quân sự ở Crimea nơi Nga có quân cảng được phép sử dụng theo hiệp ước với Ukraine.
Dấu hiệu Nga thôn tính xuất hiện hôm 28/2 khi các nhóm vũ trang người Nga lập chốt tại Armyansk và Chongar - hai tuyến đường bộ chính nối Ukraine và bán đảo Crimea.
Những đường nối này được kiểm soát bởi các tay súng mặc đủ loại đồng phục: quân đội Ukraine, cảnh sát Ukraine, các đồ ngụy trang không kèm phù hiệu.
Sang ngày 2/3, mọi việc kể như xong, theo John Simpson.
Ngoài quân lính, phía Nga còn có dân quân người Nga ở sẵn Crimea và một số 'tình nguyện viên thật' tới từ Moscow để tham gia điều mà họ gọi là giải phóng Crimea, theo quan sát của John Simpson.
Vụ chiếm Crimea như thế là vụ đột nhập hơn là xâm lăng trực diện.
Ukraine đành chịu rút quân khỏi quân cảng ở Crimea

Cho đến ngày 19/3, sau cuộc trưng cầu dân ý để về với Nga, các lực lượng thân Nga dường như đã nắm quyền kiểm soát căn cứ của Ukraine tại Sevastopol mà không phải tốn viên đạn nào.
Khoảng 200 người, một số có vũ trang, đã xô đổ cổng vào tiến vào trong đàm phán với các nhân viên cao cấp Ukraine.
Có tin tư lệnh Hải quân Ukraine tại đây, ông Serhiy Hayduk bị phía Nga bắt nhưng đến tối thứ Tư thì tin tức nói ông đã được thả.
Sang ngày 20/3, Ukraine nói đang lên kế hoạch rút các quân nhân và gia đình họ khỏi Crimea để đảm bảo an toàn cho họ,

Source : BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét