Theo dự kiến, buổi lễ thắp nến tri ân « Hướng về Hoàng Sa » và chương trình ca nhạc « Hướng về biển đảo quê hương" diễn ra tối nay tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên sự kiện lớn chưa từng có từ 40 năm qua đã bị hủy bỏ vào giờ chót.
Một số người được RFI Việt ngữ liên lạc nói rằng cho đến 20 giờ tối hôm qua, giờ Việt Nam, họ vẫn chưa được biết tin này. Trang web của huyện đảo Hoàng Sa hôm nay đăng thư cáo lỗi của Chủ tịch huyện Đặng Văn Ngữ, cho biết do « công tác chuẩn bị chưa được chu đáo », hai chương trình trên « không thể diễn ra theo kế hoạch ». Tuy nhiên ngay từ tối qua trên mạng xã hội, có những người được mời tham dự đã cho biết Đà Nẵng phải hủy do lệnh trên. Có thông tin là báo chí trong nước được Ban tuyên huấn trung ương chỉ thị ngưng đưa tin về Hoàng Sa.
Nhà báo Lê Đức Dục đã viết một bài thơ được lan truyền trên Facebook, xin trích :
« Xin tưởng niệm một chương trình tưởng niệm
Những ngọn nến sẽ tắt, không phải vì gió biển
Luồng hơi lạnh từ phương Bắc tràn đến
…Những ngọn nến dù sẽ tắt trên bãi biển
Nhưng làm sao thổi tắt
Ánh nến trong tim
“Ngày mai về lại Hoàng Sa”
Dù những ngọn nến đã bị thổi tắt không thương xót!
Anh và tôi và chúng ta vẫn cứ thắp lên
Một ngọn đèn vĩnh cửu trong tim
Nhắc Hoàng Sa xương thịt Tổ quốc mình
Còn đau trong tay giặc! »
Trả lời RFI Việt ngữ lúc tham dự buổi lễ tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh, cầu nguyện cho những người con của cả hai miền đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết cảm tưởng :
Chuyên gia Đinh Kim Phúc : Một điều đáng buồn mà tôi vừa được biết, là lễ thắp nến tri ân tất cả các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc đã bị hủy bỏ ở Đà Nẵng. Đây là một điều rất đáng tiếc, và là niềm đau buồn. Khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam » mà từ lâu tất cả những công dân Việt đều phải nhắc tới đã bị xúc phạm. Và tôi cũng không biết vì lý do gì mà buổi lễ tri ân ở Đà Nẵng lại bị hủy bỏ.
Riêng Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình từ lúc 16 giờ chiều nay đã làm một thánh lễ để tri ân tất cả đồng bào chiến sĩ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp biển đảo của chúng ta. Một buổi thánh lễ, một buổi tưởng niệm mặc dù không to tát, dù không tập trung đông người, nhưng nói lên tình cảm của mỗi người công dân Việt Nam hiện nay - trước hiện tình đất nước, trước một phần mảnh đất của Tổ quốc đã bị bọn Trung Quốc xâm lược. Và cho đến hôm nay, âm mưu xâm lược của bọn chúng cũng không hề được từ bỏ.
RFI : Đã bốn mươi năm qua rồi, nếu không liên tục lên tiếng thì coi như từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa phải không ạ ?
Không, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam tuyên bố từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã từ lâu, bằng cách này hoặc cách khác, chính quyền và nhân dân Việt Nam vẫn cương quyết nêu cao khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam ».
Ngày hôm nay không lấy được thì hôm sau. Thế hệ này không lấy được thì thế hệ mai sau, vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc. Không bao giờ được từ bỏ, để cho những phần đất thiêng liêng bị rơi vào tay bọn xâm lược phương Bắc !
RFI : Đặc biệt hình như lần đầu tiên báo chí Việt Nam nhắc đến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hoàng Sa ?
Theo tôi thì lịch sử rất công bằng. Từ xưa tới giờ tôi đâu có nghe ai nói là phong Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… là anh hùng dân tộc đâu. Tất cả những ai đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đã hy sinh cho mảnh đất hình chữ S này, thì lịch sử và nhân dân muôn đời phải ghi công. Và những công trạng đó không có thế hệ nào được quên đi.
Không cần những buổi lễ hoàng tráng, cũng không cần những khẩu hiệu. Chỉ cần tấm lòng của mỗi người dân hướng về các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, thì đó là điều rất đáng trân trọng.
RFI : Chính dịp kỷ niệm 40 năm này là cơ hội để tiến hành nhiều hoạt động, không chỉ nhằm tái khẳng định chủ quyền mà còn có thể giáo dục tinh thần yêu nước nơi lớp trẻ sinh ra sau khi Hoàng Sa đã mất vào tay quân xâm lược ?
Chúng tôi thấy rằng, thứ nhất về mặt phổ biến những tài liệu khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tố cáo kế hoạch xâm lược về phương Nam của Trung Quốc, đã từ lâu trên báo chí Việt Nam, trong các hội thảo quốc tế cũng như quốc nội đã trình bày rất rõ.
Và trong thời gian gần đây, trong dịp tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có nhiều bài trên tất cả các lãnh vực. Về cuộc hải chiến Hoàng Sa rồi về âm mưu của Trung Quốc, về sự quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước của đồng bào chiến sĩ cả nước.
Điều đó đã tạo ra dư luận rất tốt, để cho mọi người biết rõ tình hình đất nước hiện nay, cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ biết được những âm mưu thủ đoạn của bá quyền Trung Quốc. Để mà giữ vững, nuôi dưỡng ý chí giành lại những phần đất thiêng liêng của đất nước đã rơi vào tay bọn xâm lược Trung Quốc.
RFI : Và một điểm mới nữa là có đề nghị đưa trận hải chiến Hoàng Sa vào sách giáo khoa ?
Theo tôi thì sách giáo khoa chỉ là một loại tư liệu phản ánh một thời kỳ lịch sử. Có lẽ là trước đây do những điều kiện quốc tế cũng như trong nước chưa đầy đủ để mà thể hiện bối cảnh lịch sử, những biến cố lịch sử để đưa vào giáo dục thế hệ trẻ. Thì tôi nghĩ ngày hôm nay, với đề nghị của Hội Sử học Việt Nam, cũng như nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, sự kiện Hoàng Sa cũng như việc tháng 3/1988 Trung Quốc cưỡng chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ được chính thức ghi vào sách giáo khoa, để giáo dục cho lớp trẻ.
RFI : Một điều đáng ngạc nhiên nữa cho đến hôm nay là đài truyền hình Đồng Nai chiếu lại cuốn phim Hải chiến Hoàng Sa, và sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cùng nhóm Biển Đông tại Pháp viết thư gởi Liên Hiệp Quốc cũng được một số tờ báo trong nước hỗ trợ ?
Tôi nghĩ chúng ta đừng nên phân biệt người trong nước hay ngoài nước, tư liệu của phía này hay phía kia. Tất cả những tài liệu, tất cả những hành động góp phần bảo vệ quê hương đất nước đều phải được trân trọng.
RFI : RFI Việt ngữ xin rẩt cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Source : RFI
Một số người được RFI Việt ngữ liên lạc nói rằng cho đến 20 giờ tối hôm qua, giờ Việt Nam, họ vẫn chưa được biết tin này. Trang web của huyện đảo Hoàng Sa hôm nay đăng thư cáo lỗi của Chủ tịch huyện Đặng Văn Ngữ, cho biết do « công tác chuẩn bị chưa được chu đáo », hai chương trình trên « không thể diễn ra theo kế hoạch ». Tuy nhiên ngay từ tối qua trên mạng xã hội, có những người được mời tham dự đã cho biết Đà Nẵng phải hủy do lệnh trên. Có thông tin là báo chí trong nước được Ban tuyên huấn trung ương chỉ thị ngưng đưa tin về Hoàng Sa.
Nhà báo Lê Đức Dục đã viết một bài thơ được lan truyền trên Facebook, xin trích :
« Xin tưởng niệm một chương trình tưởng niệm
Những ngọn nến sẽ tắt, không phải vì gió biển
Luồng hơi lạnh từ phương Bắc tràn đến
…Những ngọn nến dù sẽ tắt trên bãi biển
Nhưng làm sao thổi tắt
Ánh nến trong tim
“Ngày mai về lại Hoàng Sa”
Dù những ngọn nến đã bị thổi tắt không thương xót!
Anh và tôi và chúng ta vẫn cứ thắp lên
Một ngọn đèn vĩnh cửu trong tim
Nhắc Hoàng Sa xương thịt Tổ quốc mình
Còn đau trong tay giặc! »
Trả lời RFI Việt ngữ lúc tham dự buổi lễ tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh, cầu nguyện cho những người con của cả hai miền đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết cảm tưởng :
Riêng Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình từ lúc 16 giờ chiều nay đã làm một thánh lễ để tri ân tất cả đồng bào chiến sĩ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp biển đảo của chúng ta. Một buổi thánh lễ, một buổi tưởng niệm mặc dù không to tát, dù không tập trung đông người, nhưng nói lên tình cảm của mỗi người công dân Việt Nam hiện nay - trước hiện tình đất nước, trước một phần mảnh đất của Tổ quốc đã bị bọn Trung Quốc xâm lược. Và cho đến hôm nay, âm mưu xâm lược của bọn chúng cũng không hề được từ bỏ.
RFI : Đã bốn mươi năm qua rồi, nếu không liên tục lên tiếng thì coi như từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa phải không ạ ?
Không, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam tuyên bố từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã từ lâu, bằng cách này hoặc cách khác, chính quyền và nhân dân Việt Nam vẫn cương quyết nêu cao khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam ».
Ngày hôm nay không lấy được thì hôm sau. Thế hệ này không lấy được thì thế hệ mai sau, vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc. Không bao giờ được từ bỏ, để cho những phần đất thiêng liêng bị rơi vào tay bọn xâm lược phương Bắc !
RFI : Đặc biệt hình như lần đầu tiên báo chí Việt Nam nhắc đến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hoàng Sa ?
Theo tôi thì lịch sử rất công bằng. Từ xưa tới giờ tôi đâu có nghe ai nói là phong Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… là anh hùng dân tộc đâu. Tất cả những ai đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đã hy sinh cho mảnh đất hình chữ S này, thì lịch sử và nhân dân muôn đời phải ghi công. Và những công trạng đó không có thế hệ nào được quên đi.
Không cần những buổi lễ hoàng tráng, cũng không cần những khẩu hiệu. Chỉ cần tấm lòng của mỗi người dân hướng về các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, thì đó là điều rất đáng trân trọng.
RFI : Chính dịp kỷ niệm 40 năm này là cơ hội để tiến hành nhiều hoạt động, không chỉ nhằm tái khẳng định chủ quyền mà còn có thể giáo dục tinh thần yêu nước nơi lớp trẻ sinh ra sau khi Hoàng Sa đã mất vào tay quân xâm lược ?
Chúng tôi thấy rằng, thứ nhất về mặt phổ biến những tài liệu khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tố cáo kế hoạch xâm lược về phương Nam của Trung Quốc, đã từ lâu trên báo chí Việt Nam, trong các hội thảo quốc tế cũng như quốc nội đã trình bày rất rõ.
Và trong thời gian gần đây, trong dịp tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có nhiều bài trên tất cả các lãnh vực. Về cuộc hải chiến Hoàng Sa rồi về âm mưu của Trung Quốc, về sự quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước của đồng bào chiến sĩ cả nước.
Điều đó đã tạo ra dư luận rất tốt, để cho mọi người biết rõ tình hình đất nước hiện nay, cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ biết được những âm mưu thủ đoạn của bá quyền Trung Quốc. Để mà giữ vững, nuôi dưỡng ý chí giành lại những phần đất thiêng liêng của đất nước đã rơi vào tay bọn xâm lược Trung Quốc.
RFI : Và một điểm mới nữa là có đề nghị đưa trận hải chiến Hoàng Sa vào sách giáo khoa ?
Theo tôi thì sách giáo khoa chỉ là một loại tư liệu phản ánh một thời kỳ lịch sử. Có lẽ là trước đây do những điều kiện quốc tế cũng như trong nước chưa đầy đủ để mà thể hiện bối cảnh lịch sử, những biến cố lịch sử để đưa vào giáo dục thế hệ trẻ. Thì tôi nghĩ ngày hôm nay, với đề nghị của Hội Sử học Việt Nam, cũng như nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, sự kiện Hoàng Sa cũng như việc tháng 3/1988 Trung Quốc cưỡng chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ được chính thức ghi vào sách giáo khoa, để giáo dục cho lớp trẻ.
RFI : Một điều đáng ngạc nhiên nữa cho đến hôm nay là đài truyền hình Đồng Nai chiếu lại cuốn phim Hải chiến Hoàng Sa, và sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cùng nhóm Biển Đông tại Pháp viết thư gởi Liên Hiệp Quốc cũng được một số tờ báo trong nước hỗ trợ ?
Tôi nghĩ chúng ta đừng nên phân biệt người trong nước hay ngoài nước, tư liệu của phía này hay phía kia. Tất cả những tài liệu, tất cả những hành động góp phần bảo vệ quê hương đất nước đều phải được trân trọng.
RFI : RFI Việt ngữ xin rẩt cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Source : RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét