Phạm Duy : Trời Cao Đất Rộng Một Mình Tôi Đi
Trời Cao Đất Rộng Một Mình Tôi Đi
Từ1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo rõi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà chìm xuống? Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.
Nhưng vào năm 1980, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát Lặng Lẽ Nơi Này mà anh vừa mới viết ra :
Trời cao đất rộng,
Một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Ðời như vô tận,
Một mình tôi về
Một mình tôi về...với tôi !
... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nói.
Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ... Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều ca nhân ? Văn Cao khi mới chỉ là chàngTrương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn :
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca, trái đất còn riêng ta !
Còn tôi ? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cõi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái TA.
Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui...
Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn :
Ðừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng,
Lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Ðông
Ðừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
Tôi là ai mà còn trần gian thế !
Tôi là ai, là ai... là ai
Mà yêu quá đời này !
Phạm Duy
Thị Trấn Giữa Ðàng-
(Ðọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3 April 2001 trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS)
Trời Cao Đất Rộng Một Mình Tôi Đi
Từ1975 cho tới năm 2000, suốt 25 năm xa quê hương đất nước, tôi không có cơ hội để theo rõi sinh hoạt của âm nhạc Việt Nam và không biết sau cơn hồng thủy, nhạc Trịnh Công Sơn ra sao, là nhạc chắp cánh bay lên hay nhạc la đà chìm xuống? Nhưng qua dăm bẩy băng nhạc sản xuất tại Hoa Kỳ trong đó có vài ba bài ca mới soạn của Trịnh Công Sơn thì tôi thấy nhạc của anh vẫn là nhạc tình yêu và nhạc thân phận làm người.
Nhưng vào năm 1980, ngẫu nhiên Trịnh Công Sơn và tôi cùng có mặt ở Paris, trong nỗi vui mừng gặp nhau của hai người cùng có chung một phận, Trịnh Công Sơn hát cho tôi nghe bài hát Lặng Lẽ Nơi Này mà anh vừa mới viết ra :
Trời cao đất rộng,
Một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Ðời như vô tận,
Một mình tôi về
Một mình tôi về...với tôi !
... thì tôi thấy nghệ sĩ nào rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nói.
Trời cao đất rộng, một mình tôi đi ... Cô đơn truyền kiếp phải chăng là kiếp của nhiều ca nhân ? Văn Cao khi mới chỉ là chàngTrương Chi tuổi còn rất xanh, tài hoa đang nở rực, chưa hề biết phận mình mỏng manh ra sao trong cơn gió lốc sẽ tới, mà cũng đã chỉ muốn :
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca, trái đất còn riêng ta !
Còn tôi ? Tôi còn phải sống, đôi khi phải đổi chỗ đứng, đổi chỗ ngồi cho đỡ buồn trong cõi trần ai sầu muộn này, từ rất lâu ngồi đâu thì cũng chỉ là ngồi một mình trong cái TA.
Hôm nay là ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vào giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người, nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui...
Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với Trịnh Công Sơn :
Ðừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng,
Lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Ðông
Ðừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
Tôi là ai mà còn trần gian thế !
Tôi là ai, là ai... là ai
Mà yêu quá đời này !
Phạm Duy
Thị Trấn Giữa Ðàng-
(Ðọc trong đêm họp mặt của bạn bè, 3 April 2001 trong khi Saigon đang làm lễ an táng TCS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét