27-11-2013
Chưa hoàn thiện
Jonathan London
Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ. Trong khi đó diễn luận chính trị công khai đang sôi nổi một cách gần như là chưa từng thấy.Trong một môi trường như thế này, thì những người quan tâm đến chính trị đang có một tâm lý vô cùng mệt mỏi.
Trong những lúc này, sự bất lợi của những nước theo mô hình Lênin càng rõ hơn. Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin, thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại.
Thay vì có thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội rõ ràng và cập nhật, từ những nguồn tin minh bạch và tin cậy, thay vì có diễn luận công khai, thì toàn dân chỉ ‘nhận’ được “thông tin chế biến”. Từ tình trạng đó xuất phát những hành vi vô lý, như tin vào tin đồn nhiều hơn, vạch ra và chia sẻ những ‘lý thuyết âm mưu’ hay là hoàn toàn “vô cảm” khi nói đến chính trị xã hội của VN.
Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong thời đại đó)”. Ở nước nào cũng thế thôi. Ở Mỹ chẳng hạn, dù có thể tiếp cận thông tin rất tự do, đại đa số dân Mỹ vẫn chưa thấy rõ nước Mỹ đã bị giai cấp cực giàu (gọi là bọn “một phần trăm”) hiếp dâm và ăn cướp toàn dân rồi. Họ chưa thấy rõ chất lượng đời sống ở Mỹ đối với những giai cấp trung lưu đã xuống cấp đáng kể và thua xa mức sống của giai cấp trung lưu ở các nước giàu khác. Thậm chí có Đảng Trà kêu vấn đề chủ yếu là thuế quá cao, và Obama theo xã hội chủ nghĩa, đều phải.
Nhưng rất khó để hiểu ý nghĩa của câu nổi tiếng của Marx này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, nơi mà giai cấp cầm quyền đang bị chia rẻ. Kể cả những tờ báo luôn định hướng tư tưởng như Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân đã cho thấy tư tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam là “thập cẩm” rồi, nếu không muốn nói là “lũ khũ”. Trong khi đó, những tờ báo được dân chúng quan tâm thì phải hành động một cách cực kỳ căng thẳng và dè chừng, vì họ không được phép đăng những thông tin “nhạy cảm” đến mức không được đăng gì cả. Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.
Mặt khác, còn rất nhiều người Việt Nam (tỷ lệ bao nhiều không thể biết được) rất, rất tin tưởng vào báo chí và những bài giảng dạy trong lớp và qua loa phường, đến mức là họ cũng đâu biết là báo chí, chương trình học, kể cả loa phường là có định hướng đâu.
Rất, rất nhiều người dân Việt Nam tin báo chí viết là đúng sự thật. Đến mức là vẫn còn nhiều người tin rằng sự thực hiện của Nhà Nước Việt Nam trong hồ sơ Nhân Quyền là xuất sắc và vì thế Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Buồn hơn là buồn cười.
Thế nhưng, tình hình này đang tiến bộ nhanh. Trong điều kiện hiện nay, với tình hình trong nước và trong bộ máy ngày càng phức tạp và khó ‘lọc’, thì nhiều người Việt Nam đang phát triển tư duy có tính độc lập hơn nhiều so với trước. Điều đó là một tiến bộ rất hứa hẹn, và hàm ý rằng những bài lý luận cũ là đã lỗi thời và không còn tính thuyết phục nữa. Quan trọng hơn cả là những tiến bộ này đã xuất phát từ lòng dân Việt Nam.
Sở dĩ tôi đang đề cập những vấn đề này là vì trong một tuần đầy ý nghĩa cho toàn dân Việt Nam, gần như toàn dân Việt Nam không được “ngồi” trên bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ, đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản ánh sự bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.
JL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét