27/11/13

Sạch bán chẵn.


Thứ tư, ngày 27 tháng mười một năm 2013

Sạch bán chẵn.


Sau chuyến đến Hoa Kỳ dưới danh nghĩa họp hội đồng LHQ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu có làm việc với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới.  Một điều có thể đã xảy ra là những khoản nợ xin hoãn của chính phủ VN chỉ  được hai tổ chức này xem xét phần nào, tiền vay thêm không được chấp nhận...nói một cách dân dã rằng mong ước của chính phủ VN với hai tổ chức này không đạt kết quả như ý.

Trở về nước sau chuyến công du Hoa Kỳ, lập tức thủ tướng NTD họp chính phủ ngay ngày hôm sau. Nghiêm khắc cảnh cáo báo chí đưa tin xấu về tình trạng kinh tế VN, đồng thời khẩn cấp tìm giải pháp ( nguồn vốn đối ứng ) để giải ngân khoảng 5 tỷ ODA, rà soát truy thu ngân sách, tháo gỡ tình trạng bất động sản đóng băng, mở rộng mời chào thế giới đến hợp tác khai thác dầu khí...

Những giải pháp ở tầm vĩ mô đó đều cho thấy chính phủ đang rất cần tiền.

Và ở tầm cấp thấp hơn chuyện tăng phí, tăng giá, đẻ thêm phí thu mới....sẽ không có gì là lạ.

Giờ thì chính phủ đã cho phép giá điện tăng 10%, giá xăng dầu thế giới giảm nhưng ở VN chưa giảm cho nên không cần phải tăng vì vốn dĩ với giá hiện tại thì xăng dầu đã là tăng rồi. Giá vàng chênh lệch với thế giới vài triệu một lượng nên cũng như xăng dầu không cần phải tăng. Tăng giá viễn thông cho bằng quốc tế. Tóm lại cái gì chưa bằng thế giới phải tăng cho bằng, cái gì tăng hơn thế giới thì cứ giữ đó. Một cuộc tận thu ở những mặt hàng chủ lực.

Lý do người ta tăng là vì tăng thế tiền vào nhà nước, nhân dân chi tiền thế nhà nước hưởng, thế là nhân dân yêu nước.!!!

Người ta bắt đầu thu phí xe mô tô không chính chủ. Với một nền giao thông đô thị như VN và những quan hệ gia đình, bạn bè đặc trưng VN thì lượng xe gắn máy không chính chủ VN rất lớn, đây sẽ là nguồn thu béo bở cho ngân sách cũng như cơ hội cho ngành cảnh sát có thêm chút cải thiện.

Người dân sống trong tình trạng lo thom thóp. Giờ họ đã ý thức được rằng đang có những chuyên gia ngồi soi xét xem có thể ra nghị định nào để lấy tiền từ túi họ, thậm chí các chuyên gia còn được cử đi nước ngoài xem bên ngoài họ thu những tiền gì để về thu của dân mình với lý do là các nước cũng làm vậy

. Không ai dám chắc rằng nhà nước, chính phủ sẽ không còn ra thêm nghị định nào để phạt, để truy thu nữa. Đến cả chuyện ngoại tình cũng quy thành tiền phạt, chuyên vợ chồng cãi nhau nặng lời cũng thành tiền phạt....

Có vô số khoản thu, phạt , tăng được đưa ra. Nhưng có hai cái mà chưa bao giờ người ta nghĩ có thể quy được thành tiền mặt, thế nhưng người ta đã nghĩ tới.

Đó là đóng tiền thế chân nghĩa vụ quân sự.

Thực ra cái này không mới, hơn hai mươi năm trước chuyện đóng tiền cho đơn vị hàng tháng, rồi trở về nhà với danh nghĩa đi làm kinh tế. Người lính lúc đó đã phải làm chuyện đóng tiền thế chân hàng tháng để được ở nhà đi làm ăn, miễn sao đến hạn nộp đủ tiền cho đơn vị. Nếu không ở đơn vị cũng đi làm gạch, làm ngói , làm lao động theo hợp đồng mà đơn vị đã ký kết với công ty Z, X nào đó mang nguồn thu về đơn vị.

Gợi ý cho đóng tiền để khỏi đi NVQS thì đã chính thức cho thấy NVQS không phải là điều gì cao cả, thiêng liêng. Mà nó chính là sự thu tiền của nhà nước, thu một cục đầu tiên hay thu dần hàng tháng hoặc đi lao động hàng tháng làm ra tiền cho nhà nước. Thu một cách chính thức này tiện cái ra tấm ra món, dễ quản lý hơn là thu theo kiểu cho lính về đóng hàng tháng, tốn tiền huấn luyện, quân tư trang, cán bộ chỉ huy. Đây là cách thu tiền tiện lợi, văn minh cho cả hai bên  nếu nói theo nghĩa làm ăn kinh tế.

 Một thể chế mà đi lính thành như đi lao dịch, đến mức ai không muốn đi được phép bỏ tiền mua suất lính khỏi phải đi. Không cần nói thêm nhiều, nhưng bán suất lính thế này thì những phóng viên đầu năm cứ giật tile - thanh niên nô nức tình nguyện lên đường nhập ngũ- Những nụ cười phấn chấn- Những lời hứa quyết tâm - Xuân đến hăng hái lên đường làm NVQS- ....hàng trăm bài báo đầu xuân về tinh thần nhập ngũ chỉ là trò tuyên truyền bịp bợp. Nhất là bọn báo nói thanh niên ta vui mừng trúng tuyển NVQS, trúng tuyển gì mà không muốn trúng thì phải bỏ tiền.

Bán suất lính còn có nghĩa muốn xây dựng chế độ, bảo vệ chế độ này. Thì cứ bỏ tiền ra, cũng như tăng cước viễn thông, tăng điện..... Một lần nữa lý do bỏ tiền ra vào nhà nước, thế là yêu nước lại được tái diễn.


Bảo vệ chế độ bỏ tiền đã đành.

http://genk.vn/net/chong-pha-nha-nuoc-tren-mang-xa-hoi-bi-phat-den-100-trieu-dong-20131127155058348.chn?mobile=true

Nếu nghị định này được thực thi, thì chống chế độ cũng phải bỏ tiền. Có nghĩa là anh bỏ tiền ra mua quyền chống chế độ.Mỗi lần chống chế độ bằng bài viết, bằng mồm có thể phải mua mất 100 triệu VNĐ

Vui chưa ? Một chế độ mà cái gì cũng quy ra tiền, bảo vệ chế độ cũng tiền, chống chế độ cũng tiền, ngoại tình cũng tiền, mượn xe nhau cũng tiền, đi ra đường là phải có tiền ( lời TBT Nguyễn Phú Trọng) và tổng kết của đại tá Trần Đăng Thanh - chế độ là sổ hưu ( sổ hưu có nghĩa là tiền chứ là gì nữa, chả lẽ sổ hưu để lĩnh giấy báo )

Một chế độ từ than, quặng, đất, dầu khí ...đến sức lao động.. rồi đến thị trường văn hóa ( đạo Khổng )...đến quyền bảo vệ chế độ rồi cả quyền chống chế độ....đều chung mẫu số - tiền. tiền.

Sạch bán chẵn là khẩu lệnh của nhà cái xóc đĩa. Đó là khi vào tiếng bạc kết hay nhà cái '' khát nước '' cào cấu muốn  ăn thua quyết liệt. Cờ bạc có hai mặt, chẵn và lẻ, thường vào khi canh bạc tàn nhà cái mới bán sạch bách một bên như vậy. Thường nhà cái chỉ bán số chênh lệch hai bên. Ví dụ bên lẻ người ta đặt cửa 5 đồng, bên chẵn có 10 đồng. Cái thường bán chẵn 5 đồng. Nhà cái bình tài để giữ lâu bền, ăn tiền hồ, tiền dịch vụ trà nước ăn uống, tiền cầm đồ.

Khi mà nhà cái liên tiếp bán sạch một bên, có nghĩa nhà cái đã khát tiền, thân chinh nhảy từ địa vị nhà cái vào làm thành con bạc. Lúc đó là lúc bạc sắp tàn canh hay bạc sắp loạn vì nhà cái đã khát tiền đến mức mất bình tĩnh. Nhà cái một mặt bán sạch một bên, một mặt khác thu tiền hồ tăng, thu tiền dịch vu tăng...Lúc đó chỉ có tan xới hay thay nhà cái khác trường vốn hơn. 

sạch bán chẵn cũng là tên của bài viết này.

Source : Blog nguoi buon gio

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét