13/2/14

LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC.....


LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA 17.2.1979



Ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát dân ta cực kỳ dã man theo cách bao đời ông cha chúng từng làm. Chúng đốt sạch, giết sạch. Các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Tội ác của chúng quả là "trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi" như Nguyễn Trãi đã phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc cách đây hơn năm thế kỷ.

Bọn xâm lược không lường được rằng, tuy bị bất ngờ, nhưng với truyền thống quật cường, quả cảm, quân dân ta trên 6 tỉnh biên giới đã giáng trả bọn cướp nước những đòn trí mạng.
Bằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950, điều động 9 quân đoàn chủ lực và 3 sư đoàn độc lập với hàng trăm xe tăng, hàng nghìn pháo, súng cối, dàn hỏa tiễn cùng với sự yểm trợ của hạm đội Nam Hải và không quân sẵn sàng ứng phó, chúng đã thảm bại! Ngày 18 tháng ba năm 1979 Đặng Tiểu Bình phải tuyên bố rút quân. Tuy vậy, chúng vẫn chốt lại tại một số điểm trên biên giới, tiếp tục các cuộc bắn phá tranh giành biên giới. Xung đột kéo dài, ác liệt nhất trong các năm 1984-1985, điển hình là các cuộc chiến xảy ra tại Núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, cho đến gần hết năm 1988 mới chấm dứt. Không phải chúng ta, mà là một nhà văn Trung Quốc đã viết: "Đem quân gây chiến, đánh phá nước láng giềng mà không có tuyên bố là một điều sỉ nhục, hèn hạ".

Nhưng, cũng sẽ là hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là "giữ gìn đại cục", chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân mình biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.
Trong khi nhà cầm quyền nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này thì bộ máy truyền thông Trung Quốc, từ thông tấn báo chí đến văn học nghệ thuật suốt 35 năm nay đã ra rả gieo vào đầu thế hệ trẻ nước họ và dân chúng họ "về cuộc đánh trả tự vệ". Nhiều nguồn tin cho rằng có tới trên 90% người dân Trung Quốc vẫn hiểu rằng năm 1979 bộ đội Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công, bắt buộc quân đội họ phải tự vệ! Và, cũng do sự "nín nhịn" vì "đại cuộc" tệ hại này mà phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong hơn 1,4 triệu sinh viên nước ta hầu như không biết về cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu này!
Máu người đâu phải là nước lã! Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã thấm đẫm biên cương phía bắc nước ta mười mấy năm trời. Ai sẽ phải gánh chịu trước lịch sử sự câm lặng về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc cách đây 35 năm? Ai? Ai? Chẳng lẽ không ai cả sao? Có cái thứ ngoại giao "khôn ngoan" cỡ gì khi quyết bịt miệng dân bày tỏ lòng yêu nước, chí căm thù quân cướp nước, để cố giữ hòa khí giữa hai nhà nước cùng chung ý‎ thức hệ? Hay là người ta đang cố gắng đi tìm "kế sách Câu Tiễn" thế kỷ XXI? Vậy thì hãy để ai đó là "Câu Tiễn thế kỷ XXI" chịu nhục, chứ chớ dại dột bắt cả dân tộc này phải chịu nhục cùng với những Lê Chiêu Thống mới. Lịch sử đã từng ghi nhận những tấn bi kịch của những nhà cầm quyền quay lưng lại với ‎ý chí và nguyện vọng của dân để dựa dẫm vào ngoại bang nhằm giữ cái ngai vàng mục ruỗng, ngày nay là cái ghế quyền lực, đặt nó lên trên tổ quốc, phản bội lại truyền thống dân tộc.
Ấy vậy mà dân tộc thì mãi mãi trường tồn! Chỉ có những triều đại, những chính thể yếu hèn, và do yếu hèn nhưng lại cố bám víu lấy quyền lực để vun vén cho lợi ích của vương triều hoặc của phe nhóm nên đã lúng túng, bế tắc, xa rời con đường quang minh chính đại của dân tộc, thì sớm muộn cũng phải tự cáo chung.
Chính vì vậy, nhân 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, chúng tôi, những người đang ưu tư về vận nước, những người đã từng ký‎ vào Tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược, Tuyên bố về thực thi Quyền dân sự và Chính trị, Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi 2013, Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp... công bố LỜI KÊU GỌI với nội dung như sau:
 1. Chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc ngày 17.2.1979.
Có nhiều hình thức tưởng niệm.
Trước hết, đề nghị Nhà nước tổ chức trên quy mô cả nước và các địa phương. Cũng có thể do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp từ trung ương tới địa phương tổ chức để đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Từng cộng đồng dân cư, các nhóm hội đoàn và các cá nhân dưới các hình thức hoạt động xã hội dân sự tổ chức nhiều hình thức tưởng niệm phong phú và đa dạng tùy theo sáng kiến và hoàn cảnh riêng như: dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới, chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước, quê hương.
Vòng hoa tưởng niệm của cá nhân công dân yêu nước, của một nhóm người, một cộng đồng người tri ân người đã ngã xuống đặt tại nơi công cộng để đánh ‎thức lương tri của toàn xã hội nâng cao lòng yêu nước, quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Mỗi cá nhân, mỗi gia đình có thể tổ chức tưởng niệm tại nhà riêng của mình theo hoàn cảnh và sáng kiến như trước đây chúng ta đã làm: thắp một nén nhang trên bàn thờ với khẩu hiệu: Đời đời đời nhớ ơn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc 17.2.1979. Khẩu hiệu này có thể dán trước cổng nhà, trước cửa ra vào nhà, trước bàn làm việc, đeo trên mũ, trước ngực khi đi ra đường trong một tuần kể từ ngày 17.2.2014.
2. Phải trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược.
Cần có chủ trương công khai và cụ thể trong việc tổ chức biên soạn và đưa vào sách giáo khoa các cấp về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc gắn với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu chống xâm lược tại Hoàng Sa, Trường Sa (nhất là cuộc chiến đấu tại Gạc Ma) để thấy rõ thêm bộ mặt của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, nâng cao tinh thần cảnh giác và ‎ ý‎ thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên tất cả các mặt. Khẳng định rõ hành động bành trướng của giới cầm quyền Trung Quốc không những gây tội ác và hiểm họa cho đất nước ta và nhiều nước trong khu vực mà còn đi ngược và làm tổn hại tinh thần láng giềng hữu nghị của nhân dân Trung Quốc mà nhân dân ta luôn tôn trọng và cùng vun đắp vì lợi ích của hai dân tộc, vì hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Rà soát lại chính sách và chế độ đối với những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh mà lâu nay vì những thiếu sót và sai lầm đã bỏ quên nhiều đối tượng, gây nên những bất công xã hội và bất bình trong nhân dân.
3. Chính thức đưa ngày 17.2 hàng năm là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha ta đã từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.
CHIẾN SĨ VÀ ĐỒNG BÀO ĐÃ NGÃ XUỐNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC
SỐNG MÃI TRONG KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI CỦA TỔ QUỐC, TRONG ANH LINH TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC,
TRONG TRÁI TIM CỦA MỖI NGƯỜI VIỆT NAM

 TP Hồ Chí Minh, ngày 12.2.2014


 ĐỒNG KÝ TÊN:

1.         Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
2.         Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
3.         Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội
4.         Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
5.         Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM
6.         Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM
7.         Giang Thị Hồng (bà quả phụ Lê Hiếu Đằng), cán bộ hưu trí, TP HCM
8.         Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
9.         Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
10.     Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
11.     Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM
12.     Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13.     Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
14.     Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, TP HCM
15.     Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
16.     André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòaPháp
17.     Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
18.     Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, TP HCM
19.     Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, cựu binh cuộc chiến 17/2, số hiệu quân nhân 79476979, TP HCM
20.     Nguyễn Trí Nghiệp, giám đốc công ty Nông Trang IslandVĩnh Long
21.     Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM
22.     Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
23.     Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
24.     GB. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
25.     Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
26.     JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn
27.     Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
28.     Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
29.     Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
30.     Bùi An, TP HCM
31.     Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, hưu trí, TP HCM
32.     Hà Dương Dực, cựu giáo sư trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt và cựu giáo sư Vạn Hạnh Sài Gòn, MBA Mỹ 1970
33.     Trần Minh Quốc, tác giả bài thơ “Biển gọi”, TP HCM
34.     Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
35.     Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
36.     Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
37.     Huỳnh Thục Vy, Quảng Nam
38.     Hoàng Cao, người Việt tỵ nạn
39.     Đặng Nguyệt Ánh, TS, cán bộ hưu trí
40.     Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng hòa Pháp
41.     Phạm Thu Hà, nội trợ, TP HCM
42.     Nguyễn Lương Thúy Kim, TP HCM
43.     Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM
44.     Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
45.     Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
46.     Phan Văn Thuận, doanh nhân, TP HCM
47.     Nguyễn Mai Oanh, nghiên cứu viên nông nghiệp nông thôn, TP HCM
48.     Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
49.     Lê Thanh Văn, nguyên Phó Ban Dân vận thành ủy TP HCM
50.     Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM
51.     Nguyễn Lê Thu An, nhà báo, TP HCM
52.     Nguyễn Lê Thu Mỹ, nguyên chiến sĩ biệt động Sài Gòn, TP HCM
53.     Trần Văn Mỹ, giảng viên Đại học Sài Gòn, đã nghỉ hưu, TP HCM
54.     Hoàng Thị Lệ, cán bộ hưu trí, TP HCM
55.     Lê Văn Tâm, TS Hóa, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật
56.     Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
57.     Trần Khuê, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM
58.     Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
59.     Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
60.     Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyênthành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội
61.     Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
62.     Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
63.     Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS, bác sĩ, cựu chiến binh, Hà Nội
64.     Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
65.     Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, nguyên phái viên của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội
66.     Lê Thăng Long, nhà nghiên cứu kinh tế - chính trị - xã hội, TP HCM
67.     Nguyễn Huệ Chi, giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
68.     Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
69.     Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
70.     Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội 
71.     Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, TP HCM
72.     Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
73.     Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
74. Nhà báo Lưu Trọng Văn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét